Đề tài Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội 1.1. Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử 1.1.1. Khái niệm gia đình 1.1.2. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình 1.1.3. Các hình thức gia đình trong lịch sử 1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội 1.2.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội 1.2.3. Tác động của xã hội đến gia đình 1.3. Chức năng của gia đình12 1.3.1. Chức năng duy trì nòi giống 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái 1.3.3. Chức năng kinh tế 1.3.4. Chức nang tổ chức đời sống gia đình. Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam 2.1.1. Gia đình Việt Nam trong lịch sử 2.1.2. Gia đình Việt Nam hiện nay 2.2. Những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam 2.2.1. Những vấn đề đặt ra 2.2.2. Giải pháp C. Phần kết luận Tài liệu tham khảo 1. Lý do chọn đề tài. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hó và phát triển về mọi mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và câp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người và cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề gia đình được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát ở cả phương Đông và phương Tây. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai. Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hóa của các dân tộc đều gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia đình. Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa với đầy rẫy những khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi to lớn là với sự nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại. Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học. Bước đầu chỉ nên tập trung vào một số vấn đề cơ bản và cấp thiết chung quanh mối quan hệ giữa gia đình và văn hoá.

doc39 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3777 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình hạnh phúc. Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là mối quan hệ bình đẳng và nề nếp. Cha mẹ và con cái cùng thương yêu và chia sẻ với nhau để làm tốt công việc gia đình và xã hội. Ngoài ra, gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác như quan hệ giữa ông bà và cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô dì chú bác với nhau. Có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đều được bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân và huyết thống. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào thay thế được. Đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, không thể phá vỡ của cả đời người . 1.1.3. Các hình thức gia đình trong lịch sử. Gia đình là sản phẩm của xã hội. Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, gia đình cũng có những bộ mặt tương xứng. Trong lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện nhiều hình thức gia đình khác nhau. Đầu tiên là những gia đình tập thể, gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi. Những kiểu gia đình tập thể này đều xuất hiện ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ, khi con người vẫn còn đang ở vào thời đại mông muội. Ba gia đình này vẫn thuộc chế độ mẫu hệ và mẫu quyền, và vẫn phụ thuộc vào tự nhiên. Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, người đàn ông càng giữ vai trò quan trọng trong lao động, từ đó sinh ra chế độ phụ quyền. Gia đình một vợ - một chồng trở thành một đặc trưng, một hình thức phát triển tiến bộ nhất trong lịch sử. Sự ra đời của nó gắn liền với sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà. Tuy nhiên, gia đình một vợ - một chồng trong chế độ tư hữu chỉ mang tính tương đối mà thôi. Nó luôn đi kèm với tệ ngoại tình và mãi dâm. Phải đến chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội thì gia đình một vợ - một chồng mới thực sự trọn vẹn. Đây là gia đình mới trong thời đại mới. Nó có mầm mống từ gia đình ở xã hội tư bản chủ nghĩa. Gia đình mới trong xã hội chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ tình yêu thương chứ không có sự thống trị và áp đặt của người đàn ông với người đàn bà. Đồng thời tệ ngoại tình và mãi dâm cũng bị loại bỏ. 1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. (vị trí của gia đình trong xã hội). 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội. Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quan trọng trong lịch sử là sản xuất. Nhưng bản thân sự sản xuất lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra vật chất nuôi sống con người, bao gồm tư liệu sinh hoạt, quần áo, nhà cửa, thức ăn. Loại thứ hai là sản xuất ra con người để tiếp tục duy trì nòi giống. Gia đình là một tổ chức xã hội tham gia vào cả hai quá trình sản xuất đó. Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, gia đình là một trong những nhân tố tác động tích cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngoài gia đình thì còn có rất nhiều bộ phận khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội như dân tộc, giai cấp, giới tính, nhà nước, ngành, đoàn thể… Cho nên, với tư cách là tế bào cùa xã hội thì gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thể chế xã hội nhỏ nhất. Cơ chế xã hội này rất đa dạng và phong phú vì trong quá trình vận động, nó vừa tuân thủ những quy luật chung của xã hội, vừa tuân theo những quy định và tổ chức riêng của mình. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước ta chú ý. 1.2.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt dựa trên mối quan hệ cơ bản là quan hệ tình cảm. Quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt, tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế. Tuy nhiên, giữa các thành viên trong gia đình không chỉ thuần tuý là quan hệ tình cảm mà còn là quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, giữa gia đình với xã hội. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống. Ngoài quan hệ tình cảm, những quan hệ xã hội khác như sản xuất, sở hữu, giáo dục … cũng nằm trong quan hệ gia đình. Vì vậy, gia đình cũng đồng thời là một đơn vị kinh tế, một môi trường giáo dục, văn hoá. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân và thông qua gia đình, cá nhân cũng học và thực hiện quan hệ xã hội. *Bên cạnh đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Có rất nhiều thông tin trong xã hội tác động đến cá nhân. Những hiện tượng xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực (thông qua gia đình) đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong gia đình. Mọi quyền lợi xã hội của con người được thực hiện thông qua hoạt động của các thành viên trong gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn khi xem xét cá nhân trong quan hệ gia đình. 1.2.3. Tác động của xã hội đến gia đình. Gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, và ngược lại, trình độ phát triển của xã hội quy định các hình thức gia đình khác nhau trong lịch sử, đồng thời cũng quy định đặc điểm các mối quan hệ gia đình. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, hình thức và kết cấu gia đình cũng lần lượt biến đổi tương ứng. Ví dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, nên chỉ tồn tại hình thức gia đình tập thể . Trong gia đình này, không có sự áp bức, bấtbình đẳng giữa các thành viên. Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội hình thành sự phân chia giai cấp và sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà thì đã cho ra đời hình thức gia đình một vợ - một chồng. Trong gia đình này, quan hệ giữa các thành viên mang tính phục tùng, bất bình đẳng. Gia đình chịu sự tác động quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội. Trong thực tế, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội có mức độ khác nhau đối với mỗi gia đình. Điều này dẫn tới những đặc điểm của gia đình trong các tầng lớp, giai cấp, các nhóm xã hội có sự khác nhau. Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Không có gia đình thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Ngược lại, không có một môi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được. 1.3. Chức năng gia đình: 1.3.1. Chức năng duy trì nói giống. Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng nào trong xã hội thay thế được. Gia đình có chức năng tái sản xuất con người. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội. Nó đảm bảo cho sự duy trì nòi giống và sự trường tồn của xã hội. Việc thực hiện chức năng sinh đẻ diễn ra trong từng gia đình nhưng lại là vấn đề được xã hội quan tâm bởi nó quyết định đến mật độ dân số quốc gia và quốc tế. Nó có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội. Ví dụ như dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả là thiếu lương thực, thiếu đất ở, thất nghiệp tăng, môi trường ô nhiễm, an ninh - chính trị không ổn đinh,… Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ dân số tăng nhanh trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta còn thấp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải thực hiện chương trình dân số nhằm hướng dẫn tuyên truyền, vận động về quyền sinh sản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình… Mục đích của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm sức ép của dân số đối với xã hội và nâng cao chất lượng con người. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình là trách nhiệm của toàn dân đối với xã hội. 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng đi đôi với chức năng duy trì nòi giống. Cha mẹ không chỉ sinh ra con cái mà còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái trở thành người có ích cho xã hội. Cha mẹ phải quan tâm, chăm lo đến việc học hành, sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của con cái. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống. Ngay từ khi sinh ra, con cái đã chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân. Những hiểu biết đầu tiên của con cái cũng được đem lại từ gia đình. Bởi vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng thường xuyên của gia đình, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, đạo đức của mỗi người. Đối với chức năng này, vai trò của cha mẹ đối với con cái trong việc giáo dục con cái là hết sức quan trọng. Cha mẹ giáo dục con cái về mọi mặt từ nội dung đến hình thức. Nội dung giáo dục trong gia đình mang tính đa dạng, toàn diện. Từ giáo dục về cách ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, anh em, láng giềng… đến những việc nhân nghĩa, tình yêu quê hương, đất nước… hay đó là những bài học về giới tính, lứa tuổi, công việc… Đồng thời, hình thức giáo dục của cha mẹ không chỉ bằng lời nói, thái độ, tình cảm mà cha mẹ phải nêu gương trước, phải trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo. Bên cạnh gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức quần chúng có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giáo dục con người, nhưng không thể thay thế được. Bởi vậy, sai lầm nhỏ trong việc giáo dục của cha mẹ đối với con cái cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc. Hiện nay, việc con cái yêu sớm rồi nạo hút thai ngoài ý muốn đang gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho cả xã hội. Nhiều người có con cái lâm vào tình trạng này đều đổ lỗi cho xã hội. Nhưng nếu xét kĩ thì nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em vị thành niên yêu sớm, và quan hệ tình dục dẫn đến nạo hút thai vẫn thuộc về các bậc làm cha làm mẹ nhiều nhất. Vẫn còn đa số các bậc cha mẹ không quan tâm đến các mối quan hệ của con cái ngoài việc học hành của chúng. Đó là chưa kể đến các bậc phụ huynh mải lo buôn bán làm ăn, khoán trắng việc học hành cũng như tâm tư tình cảm của con mình cho người giúp việc, gia sư, nhà trường… Phải chăng, chính từ suy nghĩ và quan niệm như trên mà các bậc phụ huynh đã vô tình cho con mình vào con đường tình ái sớm, để lại hậu quả đáng tiếc cho các em và nỗi hận day dứt cho chính mình. 1.3.3. Chức năng kinh tế. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết định trong lịch sử là sản xuất. Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất ra con người và sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Bên cạnh việc sản xuất ra con người (chức năng duy trì nòi giống) gia đình còn tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Đây chính là chức năng kinh tế của gia đình. Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức lao động, vốn, tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã hội. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, trình độ… Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình cũng phát triển khá đa dạng, phong phú. Nó thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Từ khi chế độ tư hữu ra đời thì người đàn ông chiếm vị trí quan trọng hơn so với người phụ nữ trong lao động. Điều này dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội như quan niệm: “trọng nam khinh nữ”… Xã hội càng tiến lên, càng phải vật lộn với cuộc sống. Chẳng những người đàn ông mà người phụ nữ cũng phải có tài. Ngày nay, phụ nữ đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình trong gia đình với việc thực hiện chức năng kinh tế. Giờ đây, phụ nữ làm giàu còn giỏi hơn đàn ông. Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu Anh, số lượng những phụ nữ giàu có tăng lên rõ rệt. Điều đó khiến chỉ riêng ở Anh đã có tới 360 nghìn nữ triệu phú. Đương nhiên, nó có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chủ yếu là do các phụ nữ trẻ tháo vát và mạnh dan hơn nam giới trong các vấn đề tài chính, họ tiết kiệm hơn và tính toán hiệu quả hơn, biết tận dụng mọi khả năng của họ tốt hơn nam giới. Phần lớn, những phụ nữ kinh doanh thành đạt thường có gia đình êm ấm, hạnh phúc, hơn nữa người chồng thường hỗ trợ cho vợ bằng cách tự nguyện đảm nhận phần chủ yếu công việc nội trợ. Thế mới biết “thành công trong kinh doanh không phụ thuộc vào giới tính, miễn là bạn có sản phẩm tốt và những kỹ năng cần thiết”. 1.3.4. Chức năng tổ chức đời sống. Đây cũng là chức năng thường xuyên của gia đình. Việc tổ chức đời sống là việc sử lý hợp lý các khoản thu nhập, đóng góp của các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên, đồng thời tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khoẻ, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Chức năng tổ chức đời sống, là công việc của mọi thành viên trong gia đình. Nó có tính đa chiều: các thành viên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cha mẹ, ông bà có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, cháu chắt. Ngược lại, con cái có bổn phận kính trọng, hiếu thảo và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Trong chức năng tổ chức đời sống gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ càng nổi lên rõ rệt, thể hiện qua cách cư xử thường nhật: từ chuyện nội trợ đến vai trò, trách nhiệm làm tròn đến đâu với con cái, với cha mẹ hai bên, với họ hàng làng xóm… Công việc nội trợ là công việc rất quan trọng. Người phụ nữ phải biết “giữ” chồng con qua bếp lửa ấm. Còn gì hạnh phúc hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, cả gia đình được sum vầy, ấm cúng bên nhau. Công việc nội trợ vừa gắn kết tình cảm các thành viên với nhau, vừa nhanh chóng tái tạo sức lao động, bồi dưỡng trí lực, thể lực của mọi thành viên trong gia đình… Như vậy, để có hoà khí êm ấm của gia đình hạnh phúc là cả mồ hôi, công sức, đôi khi cả xương máu của người chồng, người vợ và các đứa con - những thành viên luôn khao khát một tổ ấm sum vầy. Dù thế, cuộc sống vẫn như một dòng chảy bất tận, và trong dòng chảy của sinh sôi phát triển, con người luôn truyền giữ nhu cầu xây đắp hạnh phúc dài lâu. Hơn lúc nào hết, mỗi người chúng ta cần ý thức gia đình là vấn đề toàn cầu. Tóm lại gia đình là đặc ân của con người, gia đình luôn đòi hỏi tình yêu thương, ý thức vun đắp dựng xây của mỗi thành viên, qua đó các chức năng cơ bản của gia đình được bộc lộ. Các chức năng của giáo dục không tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Mỗi một chức năng là một đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế được. Đặc biệt, phải chú trọng đến vai trò người phụ nữ trong gia đình bởi đấy chính là thiên chức của người phụ nữ. Kết quả từ các cuộc thăm dò xã hội cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mong ước và đạt kế hoạch cụ thể phấn đấu cho mẫu hình gia đình hạnh phúc thương cao hơn so với nam giới. Như vậy, không nên hiểu nhầm nam giới có ý thức gia đình kém hơn nữ giới. Chẳng qua, thiên chức bẩm sinh của phái mạnh thường hướng về sự nghiệp. Phái yếu thường đề cao vai trò và ý nghĩa của gia đình hơn. Chính vì vậy, quan tâm đến việc xây dựng gia đình tốt là quan tâm đến người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ vừa tham gia các hoạt động xã hội, vừa làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình, xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chương 2. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. 2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay. Gia đình có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngược lại, gia đình cũng chịu tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội . Trình độ phát triển của xã hội quy định các hình thức gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình . Nước ta hiện nay đang ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện được nhiều chiến lược đổi mới toàn diện. Đặc biệt nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế, gia đình Việt Nam đã có sự đổi mới so với trước kia. 2.1.1. Gia đình Việt Nam trong lịch sử. Gia đình truyền thống Việt Nam gắn với xã hội cũ: nền kinh tế nông nghiệp, tự cung, tự cấp, xã hội chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo… Do đó nó mang nặng tính chất phụ quyền và gia trưởng: “trọng nam khinh nữ”, người đàn ông nắm quyền chỉ huy. Gia đình được xây dựng theo kiểu tôn ti trật tự rõ ràng và mọi người đều phải ý thức về phân vị, xử sự theo đúng thân phận của mình. Ví dụ: người phụ nữ tề gia nội trợ, người đàn ông quyết định mọi việc trong gia đình, tham gia vào các hoạt động của làng xóm, dòng tộc. Như vậy, gia đình gia trưởng có nề nếp, nhưng các thành viên trong gia đình có quan hệ bất bình đẳng với nhau (chồng - vợ, đàn ông - đàn bà, người trên - kẻ dưới…). Gia đình gia trưởng rất coi trọng mối quan hệ chiều dọc giữa các thế hệ trên, dưới. Nó chi phối các mối quan hệ ngang như vợ - chồng, mối quan hệ giữa chị - em. Dựa trên quan hệ chiều dọc mà người trên bảo thì người dưới phải nghe. Cha mẹ có quyền quyết định và chi phối mọi hoạt động của con cái và ngược lại, con cái phải phục tùng mọi sự chỉ bảo, sai khiến của cha mẹ. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ép duyên: “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” tồn tại trong xã hội cũ. Trong khi coi tọng mối quan hệ chiều dọc, mối quan hệ theo chiều ngang bị coi nhẹ đi: cái tôi cá nhân bị chìm ngập trong gia đình, họ tộc. Bên cạnh những mặt hạn chế trên, gia đình truyền thống Việt Nam cũng có nhiều yếu tố tích cực, được lưu truyền đến tận ngày nay. Đó là tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau giữa các thành viên, đạo vợ - chồng phải thương yêu nhau, đạo làm con phải hiếu thảo với cha mẹ; rồi tình cảm yêu quê hương, đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Những nét đẹp truyền thống này được gìn giữ và kế tục, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá đậm đà của dân tộc. ở Việt Nam, gia đình kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã không thể tự bảo tồn trước sự đổi thay của đất nước. Hoàn cảnh một nước phương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức, đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc của gia đình cũ. Thời cuộc quyết định thái độ của mỗi người đối với đất nước, với nhà, với bản thân. Lợi ích của quốc tế, thắng lợi của cách mạng Việt Nam không cho phép duy trì sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng trong gia đình. Tình cảm con người phải vượt qua cái ngưỡng cửa gia đình để vươn tơí những tình cảm lớn hơn của tổ quốc, không cho phép bo bo giữ lấy những gì là hẹp hòi, là thiển cận, phản tiến bộ trong những phép nhà, phép nước của Nho giáo. Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình. Các tầng lớp thanh niên và phụ nữ thoát khỏi sự coi thường và áp chế của bậc bề trên cao tuổi và của nam giới. Cách mạng khơi dậy ở họ những suy nghĩ mới, tình cảm mới, đem lại cho họ sức mạnh để vùng lên, để đứng thẳng với tư thế con người. Hai cuộc kháng chiến đã thu hút những lực lượng vật chất và tinh thần to lớn của cả dân tộc và của mỗi gia đình. thanh niên không còn chỉ ở trong nhà, dưới sự sắp đặt của cha mẹ, mà đã tự khẳng định mình, đứng lên gánh vác sự mệnh thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc và chủ động tham gia những công việc chung. Phụ nữ không chỉ còn quẩn quanh làm nội trợ và tham gia sản xuất vì lợi ích gia đình mà phải đảm đang việc nước, việc nhà, cầm cày, cầm súng, không chịu thua kém nam giới. 2.1.2. Gia đình Việt Nam hiện nay. Nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã từng bước thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội…. mà trọng tâm là chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó kinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng và được Đảng và Nhà nước khuyến khích giúp đỡ. Theo Nghị quyết của Đảng: “Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế cách mạng chủ nghĩa”. Gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, không còn tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước như thời kinh tế bao cấp. Ngày xưa ở nước ta đại gia đình truyền thống với tôn ti trật tự cũng là mẫu mực và chuẩn mực của xã hội. Dưới uy quyền của người gia trưởng, gia đình truyền thống đã quy tụ các con cái đã có chồng, có vợ cùng với con cháu họ. Điều được nhấn mạnh trong hoàn cảnh gia đình này là vấn đề dòng dõi, vấn đề chuyển giao tài sản vật chất và tinh thần, chuyển giao truyền thống, chuyển giao những giá trị từng tồn tại trong quá khứ. Ngày nay thì khác, ngày nay trong gia đình thu hẹp, hai vợ chồng cùng với con cái chỉ nghĩ đến tương lai của họ và họ tự làm ra lịch sử của họ. Trong gia đình gọi là gia đình hạt nhân này, những quan hệ về dòng máu, ngày càng nhường chỗ cho mối quan hệ về tình yêu. Gia đình truyền thống nơi chứa đựng những giá trị quá khứ của gia đình, nơi thiêng liêng mà ở đó củng cố và tái hiện mối quan hệ thân tộc thì đã dần dần bị chọc thủng trong mạng lưới đô thị hoá. Với sự biến động thường xuyên của xã hội hiện đại, sự phụ thuộc của cặp vợ chồng vào quá khứ ngày càng giảm bớt. Họ ít nghĩ tới ngôi nhà thời thơ ấu, nơi họ đã sống với cha mẹ của họ. Ngày nay, họ chỉ mong ước xây dựng được một ngôi nhà phù hợp với họ trong một nơi mà họ lựa chọn lấy. Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thật sự trọn vẹn và được pháp luật ghi nhận. Vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác… Khác hẳn với xã hội cũ, gia đình một vợ - một chồng chỉ là hình thức, chỉ là một chồng đối với phụ nữ, còn đối với đàn ông là chế độ đa thê, người vợ không có tiếng nói trong gia đình. Vì vậy, thực hiện chế độ một vợ - một chồng là thực hiện giải phóng phụ nữ. Hiện nay, các gia đình vẫn phát huy được truyền thống yêu nước. Họ coi bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng. Họ đã động viên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Còn trong lao động các gia đình hăng say lao động, sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm với Nhà nước … Nhìn chung các gia đình luôn luôn có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước, tuân thủ pháp luật. Đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường đổi mới. Gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến. Cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Không còn chữ Hiếu mù quáng như xưa. Nhưng trong gia đình lại có không ít hiện tượng cha mẹ thờ ơ với việc nuôi dạy con cái còn con cái thì hỗn láo, bạc đãi cha mẹ. Cũng không ít những hiện tượng bất hoà và tranh chấp giữa anh em, chị em. Sự biến đổi trong quan hệ gia đình diễn ra khá phức tạp. Mấy năm gần đây lại xuất hiện khuynh hướng trở lại với những nền nếp của gia đình xưa. Người ta xây dựng nhà thờ, sửa sang lại mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả, đi lại thăm hỏi lẫn nhau, bày tỏ tình cảm sẵn sàng cưu mang lẫn nhau trong nội bộ gia đình và dòng họ. Tuy nhiên, khôi phục truyền thống không có nghĩa là quay trở lại những cái tiêu cực của gia đình kiểu cũ, trong đó có nhiều nguyên tắc đã lỗi thời của đạo đức Nho giáo. Trong xã hội ta hôm nay và ngày mai, gia đình vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung của đất nươc. Đạo đức cũ của dân tộc trong đó có những nhân tố đạo đức. Nho giáo còn tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích nhưng chúng ta lại không thể tiếp thu toàn bộ những quy tắc sinh hoạt của gia đình kiểu cũ. Chúng ta cũng không thể bắt chước nước này hay nước khác trong cách thức họ tiếp thu những quan điểm Nho giáo về gia đình để phục vụ cho chế độ xã hội của họ, cho lợi ích giai cấp của giới cầm quyền. Sự khác nhau giữa ta với họ là sự khác nhau giữa hai chế độ. Khi giai cấp phong kiến hay giai cấp tư sản còn nắm quyền điều hành đất nước thì sinh hoạt và đạo đức gia đình ở những nước này không giống như sinh hoạt và đạo đức trong gia đình ở những nước mà nhân dân đã nắm chính quyền làm chủ đất nước như ở Việt Nam. Gia đình Việt Nam ngày nay không nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và tư sản mà lại ra đời trên cơ sở đánh đổ những chế độ ấy. Cái gắn bó trong quan hệ gia đình cũ là quyền lợi kinh tế của mỗi thành viên do người gia trưởng chi phối. Cái gắn bó trong quan hệ gia đình mới là tình cảm trong sáng và sâu sắc giữa các thành viên trên cơ sở quyền lợi chung của dân tộc và quyền tự do hạnh phúc của mỗi con người. Tình cảm gia đình hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện chứ không phải do sự áp đặt của quyền lực chính trị và sự trói buộc của quyền lợi kinh tế. Tình cảm sâu sắc trong gia đình nhỏ tất yếu dẫn tới những tình cảm đối với gia đình lớn, với bà con trong thân tộc, với dòng họ, với láng giềng xóm phố, với địa phương mình ở và thiêng liêng hơn nữa là tình cảm sâu sắc đối với tổ quốc của mình. Những tình cảm ấy là cơ sở vững chắc của mọi quan hệ đạo đức giữa người với người, cần được khồng ngừng củng cố và nâng cao ở mọi thành viên từ nhỏ đến lớn. Chính vì thế, giải pháp gia đình trước hết là giải pháp tình cảm. Để thực hiện giải pháp này nhân dân ta đã có rất nhiều sáng kiến được thực hiện có kết quả. Gia đình Việt Nam đang xây dựng những quy tắc mới bảo đảm những quan hệ lành mạnh và có kỷ cương giữa các thành viên trong gia đình. ở đây, những tình cảm lành mạnh và sâu sắc thể hiện qua những quan hệ chung thuỷ thân yêu, chăm lo cho sự tiến bộ của nhau về đạo đức và tài năng, phục vụ cho lý tưởng cao cả của dân tộc. Tình cảm ấy không giống như tình cảm ngày xưa thể hiện ra bên ngoài qua thái độ sợ sệt và hống hách ở chế độ phong kiến trong quan hệ giữa tầng lớp vua quan thống trị và các tầng lớp nhân dân bị thống trị. Sự bất bình đẳng này trong xã hội vốn tìm chỗ dựa của nó trong sự bất bình đẳng trong gia đinh. Nhân dân ta đã từng đổ bao xương máu và mồ hôi để giành lại độc lập tự do, xây dựng một cuộc sống bình đẳng và dân chủ. Gia đình phải là nền tảng của xã hội mới, phải bảo vệ những thành quả mà cách mạng đã đạt được chứ không phải đi ngược lại những thành quả ấy. 2.2. Những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng gia đình hiện nay. 2.2.1. Những vấn đề đặt ra: *Bạo lực trong gia đình: Bạo lực trong gia đình là “bất kì một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, về tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. Như vậy, bạo lực trong gia đình được đề cập đến nhiều nhất, nó tồn tại ở mọi vùng lãnh thổ, mọi lứa tuổi, mọi giai tầng xã hội. Thời gian gần đây xu hướng phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và xã hội đã đem lại cho hộ gia đình những chức năng và vai trò kinh tế - xã hội mới vô cùng quan trọng. Địa vị vai trò của các thành viên trong gia đình cũng thể hiện theo những xu hướng rất khác nhau. Đàn ông hành xử có tính hướng ngoại. Phụ nữ, ngoài việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, còn phải gánh vác hâu như toàn bộ công việc gia đình. Nhất là ở nông thôn, khu vực kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, phụ nữ luôn là lao động chính trong hầu hết các khâu cảu quá trình sản xuất. Bạo lực không nhìn thấy được gắn liền với bất bình đẳng trong phân công lao động đang có xu hướng tăng lên. Trong xã hội hiện đại, bạo lực trong gia đình, ngày càng được biết đến với nhiều dạng thức tinh vi, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ trong gia đình, mà còn cho cả xã hội. Nỗi đau về thể xác, khủng hoảng về tinh thần, sự rạn vỡ các quan hệ thiêng liêng trong gia đình khó mà hàn gắn được. “ở Mỹ cứ 100 vụ ly hôn có 90 do bạo lực - Thái Lan là 76, ở Hà Nội là 51. Thành phố Hồ Chí Minh là 56. Chênh lệch này không phải do ở ta ít mà do phụ nữ không nói ra, do vậy phải đưa pháp luật vào gia đình” (M.Hoàng - Đăng Khoa, Lao động, 19-9-1999). Bạo lực trong gia đình ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới việc giáo dục, hình thành nhân cách, hành vi và ứng xử của con trẻ - nguồn lực cơ bản trong tương lai của xã hội. Trẻ trưởng thành trong các gia đình nhiều hành vi bạo lực, thường có các biểu hiện tâm lý: “Trẻ không biết ai đúng sai? Nghe theo ai?, trẻ trở nên bướng không vâng lời, trở nên hiếu thắng bằng bạo lực, dùng bạo lực với người khác, khi có gia đình lại lặp lại gương của bố mẹ”. (Nguyễn Vũ, Giáo dục và thời đại, 20-1-2000). Nếu lời cảnh báo trên được kiểm chứng, thì để chống lại “vi rút bạo lực”, xã hội không có phương thuốc nào hiệu quả hơn là ngăn chặn bằng mọi cách, bạo lực trong gia đình - môi trường xã hội hoá đầu tiên của trẻ thơ. Muốn hạn chế được bạo lực, việc đầu tiên là cần nâng cao đời sống tinh thần - văn hoá - xã hội, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho phụ nữ, tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ… Bên cạnh thiết chế thân tộc, thái độ đúng đắn và tích cực của cộng đồng nơi cơ trú và làm việc của phụ nữ cũng là tác nhân tham gia vào quá trình kiểm soát và điều hoà, làm giảm bớt thói gia trưởng- nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Đối với nạn bạo lực, ngoài sự can thiệp của luật pháp, áp lực của cộng đồng và các tổ chức xã hội, khi bạo lực xảy ra, chưa có sự can thiệp kịp thời từ bên ngoài, ở Việt Nam chúng ta nên chăng thử học tập kinh nghiệm của nước ngoài đó là nhà tạm lánh. “Nhà tạm lánh phải được phối hợp giữa Chính phủ và các tổ chức từ thiện - không chỉ để lánh mà còn tư vấn thậm chí còn dạy nghề. Quan niệm Việt Nam khó chấp nhận phụ nữ bỏ nhà ra đi. Khi hỏi người bị chồng đánh thì 13,3% cần tạm lánh, 86,7% không thể rời gia đình (mẫu 150). (Nguyễn Thiện, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, 6-11-1999). Tuy nhiên, ai đứng ra xây dựng Nhà nước hay cộng đồng? Quản lý và hoạt động của nhà tạm lánh như thế nào còn là thách thức lớn với các nhà làm công tác xã hội ở nước ta. Một trở ngại khác là ràng buộc của tập tục phong kiến còn nặng trong chị em - nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lực. *Tảo hôn, tình dục trước hôn nhân, sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Thanh niên đô thị hiện nay có xu hướng chung là chậm kết hôn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, có con chậm, dành thời lực cho sự nghiệp. Thậm chí không ít người chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây, chấp nhận cuộc sống độc thân mưu cầu danh nghiệp. Ngược lại, thanh niên nông thông vẫn đang trong tình trạng tảo hôn. Những vùng dân tộc thiểu số hay các địa phương có đặc trưng riêng như ngư dân, làng nghề gia truyền tinh xảo,… nạn tảo hôn càng nghiêm trọng. Nạn tảo hôn ở nông thôn gấp 4 lần ở thành phố, trình độ văn hoá chủ yếu là chưa hết phổ thông trung học. Học vấn tỷ lệ nghịch với tảo hôn. Luật hôn nhân gia đình nước ta quy định nữ 18 tuổi mới được kết hôn, nhưng thực tế tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra công khai, pháp luật bị vi phạm ngang nhiên. Vì thế có thể nhìn thấy rất rõ sự sai lệch giữa các thể chế thực thi pháp luật và những ràng buộc khác trong cộng đồng ở nưcớ ta. ở nông thôn khi có trường hợp tảo hôn, chính quyền xã - cơ quan cấp giấy đăng ký kết hôn - biết thì cũng ít có khả năng ngăn chặn vì chúng đều là con cháu trong nhà. Nếu chính quyền không cho đăng ký thì lễ cưới vẫn được tổ chức, vài năm sau, có con lúc đó đã đủ tuổi thì đăng ký. Chính quyền không có bất cứ một biện pháp cưỡng chế hay chế tài nào. Khi còn kinh tế tập thể, việc thể chế bằng các biện pháp kinh tế của hợp tác xã, và hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng đã góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn. Dường như tự chủ về kinh tế, làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy họ có quyền tổ chức hôn nhân cho con bất cứ lúc nào họ thích. Quan hệ tình dục sớm, tình dục trước hôn nhân là hiện trạng đáng báo động. Nếu như ở nông thôn, tảo hôn là vấn đề nhức nhối, thì ở thành phố, xu hướng tách rời quan hệ tình dục với hôn nhân (được hiểu theo nghĩa trước và ngoài hôn nhân) đưa đến những hệ luỵ vô cùng nguy hại. Những “bà mẹ bất đắc dĩ”, những cuộc trả thù tình địch dã man, những vụ quyên sinh đầy thương tâm, là hậu quả xã hội của những hành vi tình dụng phi chuẩn mực và thiếu hiểu biết trong quan hệ giới tính. Nguyên nhân về mặt xã hội là sự buông lỏng kỷ cương, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa. Bố mẹ bị cuốn theo nhịp sống sôi động, không gần gũi con cái, ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ… Trong khi đó trẻ vị thanh niên đang trải qua giáo dục biến chuyển rất phức tạp về tâm-sinh lý, đòi hỏi việc quan tâm thường xuyên của cha mẹ, nhà trường và người xung quanh “Các biện pháp giáo dục giới tính, tránh thai chưa tới được vị thành niên, cần nghiên cứu đưa vào nhà trường. Chưa tận dụng hết được năng lực của các chuyên gia, học giả” (Nguyễn Văn Dũng, Nhân dân, 12-1-2000). *Giới, bất bình đẳng giới, phân công lao động gia đình và địa vị xã hội. Bản chất mối quan hệ gia đình phản ánh nền văn hoá của một dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, xã hội và tác động của các nền văn hoá khác. Địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam luôn bị ảnh hưởng bởi tập tục và lễ giáo phong kiến, hằn sâu từ bao đời trong nếp nghĩ, cách hành xử nơi gia đình và xã hội. Họ luôn phải đối mặt với áp lực công việc và áp lực gia đình. Đối mặt với sự khó tương thích giữa chăm sóc gia đình, giáo dục con cái được coi là thiên chức của phụ nữ - với nâng cao địa vị xã hội - nghề nghiệp. Sự bất bình đẳng giới được bắt nguồn từ trong gia đình, từ những mối quan hệ gần gũi như quan hệ vợ chồng. Chính vì thế bất bình đẳng giới diễn ra có vè như rất êm ái, dễ dàng và rất ít gặp lại sự phản kháng mãnh liệt từ phụ nữ. Bất bình đẳng giới là nguồn gốc cơ bản về mặt lịch sử và xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột và kéo theo những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội mà xã hội và gia đìnhk hông phải là hai thực thể đối lập nhau. Tuy nhiên, để giải quyết hợp lý mối quan hệ này, cần phải có hợp lực của toàn xã hội, với mọi phương thức và phương tiện có thể, thực chất là tìm sự đồng thuận trong gia đình để giải quyết mối tương quan giữa quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, dưới tác động định hướng của các yếu tố truyền thống và hiện. Xu hướng truyền thống, làm kìm hãm tính tích cực xã hội của phụ nữ cả trong hai lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Một mặt, lao động nữ thường có trình độ chuyên môn, tay nghê và thu nhập thấp hơn nam giới, tác động âm tính tới quá trình phát triển kinh tế, hiện đại hoá trên toàn xã hội. Mặt khác, “các nhà kinh tế cho thấy rằng: hoạt động của phụ nữ kích thích tiêu dùng và tăng trưởng… Phụ nữ càng làm việc nhiều thất nghiệp càng bớt” (Huệ anh, Hà Nội Mới, 4-3-2000). Do vậy việc thiếu hụt các quyết định của phụ nữ trong sản xuất và tiêu dùng là bất cập lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt xã hội, công việc đổi mới và hội nhập đã đem đến cho phụ nữ vận hội tuyệt vời để thực hiện nam nữ bình quyền, nâng cao vai trò, địa vị của phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, lý thuyết phát triển bền vững cũng cho ta thấy tác động nghịch chiều của tăng trưởng kinh tế với vị thế của phụ nữ trong gia đình trong khi khuôn mẫu truyền thống về trách nhiệm gia đình của phụ nữ chưa thay đổi đáng kể. Một hiện thực khách quan là: xã hội công nghiệp hoá hệ thống dịch vụ xã hội tách dần phụ nữ ra khỏi gia đình. Công việc đè nặng lên vai phụ nữ, họ phải phấn đấu tự khẳng định mình nếu không muốn bị đào thải. Tác giả Lệ Thuỷ (Người lao động, 6-3-2000) đã có quan sát sắc sảo rằng: “Phụ nữ càng thành đạt già đình càng dễ đổ vỡ… Phụ nữ càng có quyền thì gia đình càng có vấn đề vì bản thân họ nhận thức chưa đúng về chức năng gia đình”. Tác giả Nguyễn Quỳnh (Lao động xã hội, 23-4-2000) cũng thấy rõ mâu thuẫn này. “Địa vị xã hội mới làm tăng mâu thuẫn và suy giảm khả năng chịu đựng của phụ nữ”. Mà khà năng chịu đựng của phụ nữ, có tính lịch sử tư tưởng, đôi khi là tác nhân đủ cần - có thể là tiêu cực để gia đình bên vững. Cho nên, giữ được hạnh phúc gia đình là cả một nghệ thuật. Xung đột gia đình mức độ vừa phải là khó tránh khỏi và đôi khi làm cuộc sống gia đình đỡ tẻ nhạt. *Ly hôn. Nhận thức không đúng về giới, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, khó khăn về kinh tế, nuôi dạy con cái, tệ nạn xã hội… là một chuỗi các mắt xích ảnh hưởng đến độ bền vững của gia đình. Ly hôn là sự tan vỡ của các quan hệ hôn nhân và gia đình về mặt tình cảm, kinh tế và pháp lý. Ly hôn, vợ chồng không phải là người đau khổ, thậm chí còn là sự giải thoát cho nhau, nhưng con trẻ là người đau khổ nhất. Thái độ của bố mẹ khi ly hôn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của con trẻ. Người lớn không nên biểu hiện căm giận oán trách nhau trước mặt con trẻ, phải nói thật và từ từ với trẻ, cho trẻ hiểu bố mẹ chia tay song vẫn thương yêu con và có trách nhiệm, trẻ không có lỗi gì trong việc ly hôn của bố mẹ. “Tuỳ lứa tuổi của trẻ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của lý hôn có khác nhau. Trẻ lớn có tâm lý mâu thuẫn: muốn bố mẹ hạnh phúc song có tình cảm phức tạp khi bố mẹ quan hệ với người khác” (Hồng Anh, Giáo dục và thời đại, 9-3-2000). Ly hôn, tuy còn nhiều định kiến và hậu quả xã hội không lường hết được, song trong xã hội công nghiệp - nơi tự do cá nhân được coi trọng - “nó là giải pháp hữu hiệu, tích cực, cần thiết, là công nhận về pháp lý cho một lối thoát” (Anh đào, Pháp luật, 12-12-1999). Đây là sự tiến bộ xã hội trong cách đánh giá việc ly hôn của các tầng lớp công chúng. Song gần đây dư luận lên án nhiều hiện tượng ly hôn cao tuổi (trên 60) như một dạng thức tranh đoạt tài sản. Đặc biệt là ly hôn ảo do xuất khẩu lao động, hoặc muốn có con thứ 3, trong nhiều trường hợp, hậu quả là giả thành thật, phụ nữ thường nhận phần thua thiệt, đây là bài học cảnh báo cho những phụ nữ ít hiểu biết pháp luật lại muốn lợi dung những kẽ hở của luật. *ảnh hưởng các yếu tố truyền thống và hiện đại - xu hướng động thái của gia đình. Xây dựng gia đình văn hoá mới, kết hợp truyền thống với hiện đại, là một trong những mục tiêu phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình này chịu sự tác động mạnh mẽ của việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nước, và hội nhập quốc tế. Chúng ta chuyển từ một xã hội quan liêu bao cấp sang xã hội tiêu dùng - kết quả của công nghiệp hoá, hiện đại hóa - đang thách thức đời sống gia đình. Trong thời kỳ chuyển đổi này cái mới chưa hình thành, hoàn thiện, các giá trị cũ đang được sàng lọc, thì bất cập thái quá dễ xảy ra, do vậy phải nhìn nhận xã hội tiêu dùng trong sự vận động phát triển của văn hoá dân tộc. Hàng loạt các tác nhân xã hội mới, làm giảm sự cố kết trong gia đình giữa vợ và chống như: phạm vi hoạt động mở rộng, vai trò của phụ nữ thay đổi, tâm lý chuộng hình thức, sự chuyển dịch môi trường sống và làm việc, quy định chặt chẽ về thời gian cùng các dịch vụ xã hội và cộng đồng. Văn hoá gia đình cũng chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, theo định hướng “tính độc lập, tính chủ động của nó đang được khắc phục và phát triển”, “bình đẳng dân chủ là quyền cơ bản, quyền con người mà gia đình phải bảo vệ. Hạnh phúc của mỗi gia đình không thể trên cơ sở tước đoạt hạnh phúc người khác, làm hại lợi ích cộng đồng xã hội” (Lê Thi, Phụ nữ Việt Nam, 18-10-1999). Trong xã hội hiện đại, chức năng gia đình chuyển tử dạng tổ chức nặng về sản xuất và tiêu dùng vật chất sang một hình thái tinh thần. Xã hội thông tin, đem lại thời gian tối giản cho mọi quá trình xã hội. Do vậy, gia đình là nơi tiêu thụ thời gian nhiều nhất, bổ ích, yên tĩnh nhất. Các hoạt động xã hội sẽ được gia đình hoá thông qua máy tính. Còn rất ít các cuộc tiếp xúc trực tiếp, con người sẽ xa lánh xã hội dù vô thức hay ý thức. Số người kết hôn muộn, không kết hôn, ít con hoặc không con tăng lên. Hôn nhân được chú trọng đến chất lượng là sự kết hợp đầy đủ của cảm tính và lý tính. Lý hôn tăng đánh giá mức độ tự do của con người trong việc xử lý đời sống riêng tư, đánh dấu văn minh tiến bộ xã hội song cũng kéo theo nhiều hệ luỵ. Dân số già đi làm xuất hiện gia đình không đầy đủ hoặc gia đình ghép. “Hiện tượng ly hôn và tái kết hôn tăng tỷ lệ thuận bởi mọi người nhất là người già có nhu cầu tìm lại ấm áp gia đình” (Bảo Châu, Giáo dục và thời đại, 6-2-2000). Yếu tố bảo thủ nhất, trong các quan hệ gia đình là phân công lao động. Chúng ta không kỳ vọng một sớm một chiều có thể thực hiện được bình đẳng giới trong gia đình. Cơ chế điều tiết các quan hệ nội bộ trong gia đình, chủ yếu vẫn theo chế độ phụ hệ, tuy nhiên sẽ có nhiều thay đổi phụ thuộc nhiều vào “đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi nhận thức, chuẩn mực luân lý đạo đức, văn hoá lối sống” (Ngô Tuấn Dung, Phụ nữ Việt Nam, 14-2-2000). Kinh tế thời mở cửa, nảy sinh hiện tượng lấy chống vì tiền không kể tuổi tác- lấy người nước ngoài. Dịch vụ môi giới hôn nhân, cùng các đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, “các cuộc hôn nhân khập khiễng không thể là tế bào khoẻ cho xã hội” (Phùng Ngọc Đức, Pháp luật chuyên đề, 3-2000), ngoài ra còn xuất hiện số hiện tượng mới như con người giá thú, con nuôi. Việc quy định tên sở hữu và đăng ký tài sản cố định là rất mới tạo điều kiện phân chia tài sản và thực hiện luật thừa kế. Người già sống độc thân, nhu cầu nhà dưỡng lão cùng các hình thức bảo trợ xã hội là thực tế cần quan tâm nghiên cứu. *Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày nay, tính dân chủ và bình đẳng giữa các đối tượng trong gia đình trở thành một xu hướng tích cực của xã hội, ông bà, cha mẹ là người bạn lớn của cháu con. Song hầu như việc giáo dục con cái lại là việc của phụ nữ. Quan điểm đúng đắn là cả cha lẫn mẹ đều giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Con cái phải phục tùng cha mẹ và được quyền có quan điểm ý kiến riêng. Những năm gần đây có sự giảm sút trách nhiệm, vai trò quản lý, giáo dục của cộng đồng với thanh niên nên vai trò của gia đình càng quan trọng. Việc quan tâm, hiệu quả giáo dục con cái không chỉ thể hiện ở thời lượng, mà còn là phương pháp, tính toàn diện, không chỉ ở kiến thức mà còn là giáo dục tư tưởng. “Cha mẹ hiện nay vẫn ít quan tâm đến giáo dục giới tính và có phản ứng tiêu cực khi có hiệu quả” (Thu Hương, Phụ nữ Thủ đô, 8-9-1999). Các em nhất là em gái khi gặp trực tiếp trong tình yêu thường không tìm được sự chỉ bảo động viên trong gia đình, từ bố mẹ. Nhiều trung tâm tư vấn đã hình thành, nhưng do tâm lý mặc cảm, xấu hổ nên tác dụng còn hạn chế. Trách nhiệm của người bố trong gia đình ngày càng được đòi hỏi cao. Nó phải được thể hiện ở lòng mong muốn dành thời gian cho chăm sóc và giáo dục con- hiện nay chỉ vào khoảng 20% so với mẹ. Người bố phải là chỗ dựa vật chất, tác động tình cảm, ý chí của con cái. “Bố ảnh hưởng đến con về nhiều mặt: thông qua các quyết định, ảnh hưởng đến thể lực, tính cách, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phúc lợi dành cho con” (Nguyễn Thị Khoa, Khoa học và đời sống, 10-10-1999). Xu hướng hạt nhân hoá - kết quả của quá trình đô thị hoá và sản nghiệp hoá - làm quy mô gia đình ngày càng nhỏ lại. Tách biệt nơi cư trú của con cái khi xây dựng gia đình và sự xuất hiện của kênh giao tiếp gián tiếp với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông hiện đại, làm sự liên hệ, thông cảm giữa các thế hệ càng ít đi. Người già trở nên cô lẻ, có sự chia ly ông - bà, ở với con cháu khác nhau. “May lắm con cái chỉ hỗ trợ về vật chất, còn đời sống tinh thần, tình cảm bị lãng quên” (Bùi Thị Xuân, Giáo dục và thời đại, 3-10-1999). Vấn đề người già ở Việt Nam hiện nay không chỉ dừng lại trong khuôn khổ gia đình mà đang được coi là vấn đề của toàn xã hội. Người già có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ gia đình, thân tộc, giáo dục con cháu. Ông bà là những nhà giáo tốt nhất. Bố mẹ bận, ít có thời gian chăm sóc con cái nhất là về tinh thần, đạo đức, văn hoá, ông bà có thể đảm nhận thay mặt bố mẹ chăm sóc các cháu. Qua đó các bậc cao tuổi có điều kiện sửa sai các lỗi lầm thời trẻ, khuyên con cháu phải đừng mắc phải. *Ngoài ra còn tồn tại một số vấn đề hiện tượng khác. Trước hết, đó là vấn đề lao động nữ và trẻ em ra thành phố làm thuê. Họ thường nhận tiền công rẻ mạt, việc làm bấp bênh và dễ bị xâm hại về tình dục. Các bà mẹ trẻ có con để ở quê, thường gặp những tổn thương không lường trước được. Chồng hoặc ông, bà không thể nuôi dưỡng đứa trẻ chu đáo, khi người phụ nữ mang tiền về thì đứa con nhiều khi rơi vào tình trạng thiểu năng về trí tuệ, quặt quẹo về thể xác. Có nhiều trường hợp người chồng dùng tiền vợ kiếm được để cờ bạc, hoặc ngoại tình. Phụ nữ sống và làm việc ở môi trường mất cân đối giới tính trong cơ cấu nhân khẩu và tương đối biệt lập về xã hội, khó xây dựng gia đình, muốn có con bằng mọi giá. Các em sinh ra trưởng thành trong các gia đình của phụ nữ rơi vào hoàn cảnh đó, thường là không có bố, kinh tế thường rất khó khăn, các em phải chịu nhiều thành kiến và cả sự đối xử không công bằng của xã hội. Điều này có thể được bù đắp phần nào bởi tình thương vô bờ bến của người mẹ, song khi đến tuổi trưởng thành, những em này - đặc biệt là những bé gái có lặp lại con đường cũ của mẹ hay không, nếu điều kiện xã hội, môi trường sống và làm việc không thay đổi ? Đây là một thực tế, nhiều khi rất thương tâm, nhưng xã hội chưa có những giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, còn có sự cảnh báo về nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ, về hôn nhân trái pháp luật. Trên đây là một số vấn đề về quan hệ trong gia đình đáng chú ý. Sự biến đổi của các quan hệ gia đình trong thời kỳ đổi mới được đề cập tới trên mọi khía cạnh, diễn ra ở các vùng (đô thị, nông thôn). Qua đó có thể cho thấy được những đường nét trong bức tranh quan hệ hôn nhân - phụ nữ và gia đình trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. 2.2.2. Những giải pháp xây dựng gia đình hiện nay. Nhà nước cần hoàn thiện những chủ trương, chính sách có liên quan đến gia đình. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình. Vai trò của Nhà nước mang tính toàn diện vì vậy Nhà nước phải có chính sách, biện pháp để xây dựng một gia đình hạnh phúc tiến bộ. Nhà nước phải có pháp lý, pháp luật, những chiến lược, kế hoạch, quy hoạch. Hệ thống chính sách gồm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là luật hôn nhân gia đình, pháp lệnh hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, pháp lệnh dân số 2003. Gián tiếp là Bộ Luật Lao động, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, pháp lệnh ưu đãi người có công, chính sách ổn định việc làm, kế hoạch hoá gia đình, chương trình 135. Nhà nước tuyên truyền “Luật hôn nhân gia đình” sâu rộng trong quần chúng để luật này góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, đó là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền lâu. Nhà nước động viên các gia đình đẩy mạnh hoạt động kinh tế, nâng cao đời sống gia đình để đảm bảo cho gia đình có điều kiện nuôi dạy con cái tốt và góp phần tăng nguồn của cải cho xã hội. Nhà nước đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hoá: ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Nhà nước thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thật sự coi việc giảm tốc độ dân số là một quốc sách. Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và chú ý giải quyết vấn đề ly hôn. Các gia đình nói chung cũng như các bậc cha mẹ nói riêng cần quan tâm hơn nữa tới việc thực hiện các chức năng của gia đình, nhất là chức năng nuôi dạy con cái, kết hợp với nhà trường, các tổ chức, xã hội khác, tiếp thu những giá trị quý báu của gia đình truyền thống để đảm bảo nuôi dạy con cái trở thành công dân tốt cho xã hội. C. phần Kết luận. Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình có phát triển lành mạnh thì xã hội mới tồn tại và phát triển được. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật và những thành tựu của nó là những mặt hạn chế. Một trong những vấn đề đang trở nên cấp bách đối với toàn nhân loại là sự bùng nổ dân số. Trong đó, nhân tố gia đình có tác động trực tiếp. Vấn đề gia đình đang trở nên rất quan trọng không chỉ trong phạm vi từng quốc gia, từng khu vực mà trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy quan tâm đến vấn đề gia đình là nhiệm vụ chung, không phải của riêng quốc gia nào. Đối với Việt Nam - theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, giáo dục nhà trường phải đi đôi với giáo dục gia đình. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống và cũng ảnh hưởng lâu bền nhất trong suốt cuộc đời cá nhân. Bởi vậy, nhận thức được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình - xã hội là một vấn đề hết sức cần thiết, không thể thiếu được trong mọi thời đại xã hội. Vấn đề gia đình đã, đang và sẽ mãi mãi là đề tài được các nhà khoa học cũng như mọi người quan tâm. Bài viết này bước đầu đã tìm hiểu được một vài vị trí và chức năng cơ bản của gia đình trong xã hội, nột vài thay đổi của gia đình Việt Nam hiện nay đồng thời đề ra những phương hướng, biện pháp để xây dựng gia đình hạnh phúc, lý tưởng. Tuy nhiên, do phạm vi bài viết, thời gian hạn hẹp và năng lực của một sinh viên có hạn, do điều kiện của một sinh viên còn thiếu tài liệu, ngoại ngữ… nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót. Bài viết chưa đi sâu cụ thể vào từng gia đình cụ thể Việt Nam, chưa khái quát được tất cả các lĩnh vực, khía cạnh liên quan đến vấn đề gia đình. Tôi mong nhận được sự thông cảm và đóng góp thẳng thắn của thầy cô và bạn bè để có phương hướng cho bài viết sau được tốt hơn. Tài liệu tham khảo Ph.Ăngghen - Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Nxb Sự thật, 1961. Gia đình văn hoá mới - Nxb Văn hoá 1997. Nguyễn Minh Hoà, Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại, - Nxb trẻ . 2000. Vũ Ngọc Khánh, Văn hoá gia đình Việt Nam - Nxb Văn hoá Dân tộc , 1998. Vũ Khiêu - Gia đình Việt Nam trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hóa , Tạp chí Xã hội học, , số 4/2000. Nguyễn Văn Kiêu. Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa. Nxb Sự thật, 1993. Luật hôn nhân gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. C.Mác, Hôn nhân và gia đình, Nxb Sự thật, 1959. Mai Quỳnh Nam, Gia đình trong tấm gương xã hội học; Nxb Khoa học xã hội , 2002. Mai Quỳnh Nam, Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới; Tạp chí Xã hội học số 2 (54), 1996. Phan Ngọc, Bản sắc văn hoá Việt Nam, Hà Nội. 1998 Người phụ nữ và gia đình hiện nay - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Lê Thi, Gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, 1996. Đại học Quốc Gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa triết học -----***----- Niên luận Đề tài Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Văn Thiện Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Lan Lớp : K48 CLC Hà Nội - 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctlieu.doc
Tài liệu liên quan