Rõ ràng nghịch lý luôn tồn tại, vậy làm sao để cái tốt phát huy, đẩy lùi cái xấu thì mỗi chúng ta cần phải rút ra bài học riêng. Một số cách cân bằng nghịch lý cho việc nuôi cá chim trắng là:
I. Cách lựa chọn địa điểm làm ao nuôi
Người nuôi cá chim trắng nếu như nuôi nhiều với số lượng 100% cá chim trắng hay chỉ nuôi kèm với các loài cá khác đều nên chọn ao, hồ gần với nguồn nước có thể lưu thông lượng nước thường xuyên. Cá nếu được thường xuyên thay nước sẽ được kích thích tăng trưởng tốt hơn.
II. Cách làm ao nuôi phù hợp đảm bảo an toàn
Để nuôi cá chim trắng tốt mà vẫn đảm bảo cá không bị thoát ra ngoài thì nên làm ao hồ như sau:
- Bờ ao phải cao khoảng ~4m-5m (cho tất cả các loại ao hồ)
- Chiều rộng của bờ ~3m để đảm bảo cho người nuôi cá trồng thêm cây cối. Đối với một số loại ao hồ lớn, chúng ta cần tăng chiều cao và bề rộng của bờ ao lên.
- Làm cống thoát nước phải vững chắc và phải luôn được kiểm tra để đảm bảo an toàn, cá chim không thoát được ra ngoài. Từ đó, cá chim sẽ vô hại và an toàn.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việc nuôi cá chim trắng ở Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang rất phát triển. Nhà nước đã có rất nhiều chính sách, biện pháp để phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp. Việt Nam ta là một nước có truyền thống với nền văn hoá lúa nước, tuy bây giờ diện tích trồng lúa nước đã thu hẹp hơn trước để nhường lại cho phát triển công nghiệp, chăn nuôi... nhưng sản lượng hàng năm vẫn đạt hiệu quả cao. Xét trong ngành nông nghiệp, ngày càng nhiều các hội thực hiện mô hình V-A-C (Vườn - Ao - Chuồng) để phát triển kinh tế gia đình, tận dụng triệt để nguồn thức ăn để chăn nuôi. cũng như giảm việc mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: trồng gì cho tốt, nuôi gì cho đạt hiệu quả kinh tê? Những năm gần đây, sự xuất hiện của một loại cá đã được rất nhiều người dân ủng hộ cũng như đưa vào nuôi trong gia đình. Đó là cá chim trắng - Một loại cá để nuôi và đạt hiệu quả năng suất cao. Nhưng có một số vấn đề bất cập nảy sinh từ sự xuất hiện của loài cá này. Dưới cái nhìn Triết học, em xin được nói rõ hơn, giúp mọi người hiểu sâu thêm về loài cá này với đề tài: Việc nuôi cá chim trắng ở Hà Nam. Hi vọng, qua đề tài này, mọi người sẽ thấy được thực trạng của vấn đề tại Hà Nam nói riêng và trên cả nước nói chung.
CHƯƠNG I: VIỆC NUÔI CÁ CHIM TRẮNG Ở HÀ NAM
I. Tình trạng của việc nuôi cá ở Hà Nam
Cùng cả nước hội nhập WTO, tỉnh Hà Nam đang ngày một cố gắng để phát triển kinh tế của tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế chung của cả nước. Nhìn chung Hà Nam là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp. Với phần nhiều diện tích là đất nông nghiệp, nên tỉnh đã có rất nhiều biện pháp phát triển kinh tế từ đất nông nghiệp. Áp dụng các biện pháp luân canh tăng vụ, ngoài việc cấy lúa ra còn kèm theo trồng thêm vụ đông, một số ruộng trũng không thích hợp cho việc trồng lúa thì khuyến khích động viên người dân đào ao thả cá. Bước đầu một số gia đình tiên phong thực hiện cải cách đất nông nghiệp, nuôi thêm cá chủ yếu là các loại cá thông thường: cá trắm, cá trôi, chép, mè, rô phi... Tuy vẫn đạt hiệu quả cao nhưng do sức đề kháng của các loại cá này không cao lắm như trong mùa đông, hay mùa hè nếu trời quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp làm cá bị chết, mắc bệnh... Mặt khác việc nuôi những loại cá này tốn nhiều vốn: lao động, tiền của. Cá chậm lớn, tuy có đạt năng suất nhưng chưa cao. Cách đây 5 năm vào năm 2003, ở huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam đã có một số gia đình mua giống cá chim trắng về nuôi thử. Chỉ với những kiến thức truyền miệng, họ nuôi cá chim thay cho các loại cá thông thường mà chưa tìm hiểu kỹ về môi trường, điều kiện sống... của nó. Nhưng sau lứa cá đầu, họ đã gặt hái được một thành công đáng kể. Nuôi một lứa cá mất từ 3 đến 5 tháng, thời gian ngắn mà năng suất lại cao. Từ đó, tại huyện Thanh Liêm, mọi gia đình đều chuyển sang việc nuôi cá chim trắng. Các gia đình của anh Bùi Việt Hạnh tại xã Liêm Chung của huyện Thanh Liêm, chị Nguyễn Thị Cúc cùng xã, anh Trần Văn Tuấn xã Liêm Chính đã trở thành những người đầu tiên đưa cá chim trắng về tỉnh Hà Nam. Vào cuối năm 2003 thì không những tại huyện Thanh Liêm mà ở các huyện khác như huyện Bình Lục, Kim Bảng, đặc biệt là huyện Lý Nhân đã tham gia tích cực vào việc nuôi cá. Cũng là cá nhưng cá chim trắng đã mang lại hiệu quả thực sự cho việc phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tăng trưởng kinh tế của gia đình, thay đổi cách làm ăn, tạo thêm công ăn việc làm, nguồn sống mới cho người dân Hà Nam nói riêng và cho tất cả những ai đang nuôi cá chim trắng nói chung.
II. Một số nơi tiêu biểu, đạt hiệu quả cao trong việc nuôi cá ở Hà Nam
Từ năm 2003, việc người dân trong tỉnh nuôi nhiều cá chim trắng đã rất phổ biến, sông không phải ai cũng thực hiện thành công, cũng làm đạt hiệu quả. Có thế là do người dân chưa có đủ hiểu biết về loài cá này nên chưa có được thành công, như diện tích ao hồ, loại nước để nuôi cách cho ăn, cách chăm sóc... Vì vậy, tiêu biểu chỉ có một số xã trong các huyện là đã thành công lớn từ việc nuôi cá chim trắng. Ngoài 3 gia đình đi đầu trong việc nuôi cá chim trắng ra thì cũng tại huyện Thanh Liêm còn có xã tiêu biểu là xã Liêm Từ với gia đình anh Nguyễn Văn Lộc, chì Bùi Thị Quế, anh Phạm Bá Hùng, anh Nguyễn Văn Tài... đã giàu lên nhờ việc nuôi cá, hàng năm cho thu tiền lãi từ 80 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó còn ở các xã Nhân Nghĩa huyện Lý Nhân, xã Đức Lý cùng huyện. Tại Bình Lục còn có xã An Đổ. Đó là đều là những nơi đi sau trong việc nuôi loại cá này nhưng đều rất thành công, trở thành những tấm gương điển hình trong cả tỉnh trong việc nuôi cá chim trắng nước ngọt.
CHƯƠNG II: NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TỪ VIỆC NUÔI CÁ CHIM TRẮNG
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống đầy rẫy những nghịch lý. Đã bao giờ bạn thấy, chúng ta làm một việc mà phát sinh mâu thuẫn chưa? Chắc hẳn những mâu thuẫn, nghịch lý ai cũng từng gặp phải. Điều đó có nghĩa là có những việc luôn có hai mặt mâu thuẫn, trái ngược nhau. Có mặt tốt thì cũng có mặt xấu, có mặt lợi thì cũng có mặt hại. Cũng như con dao có hai lưỡi, khi giúp ích cho con người, khi lại hại chính người sử dụng nó. Từ con người, cuộc sống, xã hội đều xuất hiện mâu thuẫn thì trong việc sản xuất phát triển kinh tế cũng vậy, cũng có mặt lợi, mặt hại. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những mâu thuẫn, nghịch lý phát sinh từ việc nuôi cá chim trắng ở Hà Nam nói riêng và trong cả nước nói chung.
I. Những mặt có lợi từ việc nuôi cá chim trắng
1. Đối với người nông dân
Cũng là biện pháp phát triển kinh tế như luân canh tăng vụ cho đất màu, việc làm thêm nghề tại gia như: đan lát, thêu thùa... Nuôi cá chim trắng đã thực sự được mọi người dân quan tâm bởi tính ưu việt và lợi nhuận của nó mang lại.
a. Tăng trưởng kinh tế
Ngày xưa khi người dân quanh năm chỉ biết mong chờ vào cây lúa, hạt thóc thì đời sống của người nông dân thực sự khó khăn. Lúc đó làm sao để phát triển kinh tế dựa vào cái vốn có như: đất đai, sức lao động... quả là một bài toán khó. Đi theo chính sách phát triển của Nhà nước, áp dụng các biện pháp, cải tạo, sử dụng các giống cây trồng, chăn nuôi phù hợp đã thay đổi đời sống của người nông dân từ việc có đủ ăn thành dư thừa, giàu có. Nhưng không ngừng cố gắng, mỗi người dân, mỗi gia đình đang ngày góp phần tăng trưởng kinh tế chung từ việc phát triển kinh tế của chính gia đình mình. Từ việc cấy lúa hàng năm, trồng hoa màu, rau... vào vụ đông và chăn nuôi gia súc, gia cầm: gà, vịt, trâu, bò... đã giúp người dân có thêm điều kiện lo cho con cái học hành và cho chính cuộc sống của họ. Việc nuôi thành công cá chim trắng đã giúp thay đổi cuộc sống của người dân một cách nhanh chóng. Với những hộ chuyên nuôi cá chim trắng với diện tích ao hồ lớn, khoảng từ 3600m2 đến 5000m2 thì hàng năm thu được từ 150 triệu đến 400 triệu. Người dân bỏ vốn lớn nhưng thu lại vốn nhanh, vì trọng điểm là cá chim trắng, nuôi đúng thời gian, đúng lứa nên sau 3 đến 5 tháng, người dân thu hồi cá rất đều lứa lương đều lượng kg phù hợp bán cho các công ty cũng như phục vụ thực phẩm hàng ngày. Cứ như thế xoay vòng 1 năm, vốn lưu động nhanh và việc chăn nuôi đi vào lề lối. Còn những gia đình không có điều kiện về ao hồ, sức lao động thì đóng góp tăng trưởng kinh tế gia đình của cá chim trắng cũng tương đối đáng kể. Nếu như ngày xưa, người dân thả ao cá với đủ loại cá trắm, trôi, mè, cá chép.. thu hoạch 2 lần/ năm có thể thu nhập được 5 - 10 triệu trong 1 năm với diện tích ao từ 360m2 - 720m2 thì từ khi xuất hiện loài cá chim trắng, cũng cùng với diện tích như vậy, người dân cho thả thêm cá chim trắng vào cùng với các loại cá như lúc đầu. Cá chim trắng sẽ phát triển rất nhanh mà không cần mua thêm thức ăn cho chúng. Chúng sẽ tự ăn các loại sinh vật phù du, cá nhỏ để sống và phát triển. Không mất nhiều công sức 1 năm, vẫn thu hoạch 2 lần nhưng lợi nhuận đem lại có thể tăng đạt tới 7-15 triệu/năm. Hơn thế, cá chim là loại cá có sức đề kháng rất tốt, chúng có thể chịu đựng được qua mùa đông, mùa hè mà vẫn phát triển bình thường không như các loại cá trắm, trôi... tới mùa đông thì chậm phát triển hơn các mùa trong năm. Như vậy, cho chúng ta thấy cái lợi của việc nuôi cá chim trắng là rất lớn. Chính vì cái lợi này nên có rất nhiều hộ gia đình đã đổi đất ruộng, quy hoạch thành một diện tích lớn để đào ao nuôi cá chim trắng. Như ở xã Nhân Nghĩa huyện Lý Nhân, có những gia đình đổi ruộng cấy để tập trung lại một vùng đào ao thả cá, cũng có những hộ gia đình đã đấu thầu, mua đất để nuôi cá tập trung. Từ những thành công mang lại thì so với trước năm 2003. Các gia đình phát triển theo cách quy hoạch V-A-C chỉ có 30-40% dao động qua các năm nhưng phần lớn đều là diện tích nhỏ. Sau năm 2003 với thành công mang lại từ việc nuôi cá chim trắng mang lại thì đã nâng tỉ lệ phần trăm đó tới tận 45-53%. Các gia đình đã có đời sống khá hơn, thu nhập đều hơn. Và rõ ràng cá chim trắng đã góp phần rất lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của các hộ gia đình tại Hà Nam.
b. Tạo thêm công ăn việc làm có thu nhập cao.
Không những tạo điều kiện phát triển kinh tế mà việc nuôi cá phần nào đã giúp cho con người lao động có thêm công ăn việc làm, bình ổn xã hội và cho cả hạnh phúc gia đình.
Nếu như ngày xưa, điều kiện kinh tế chưa có, người lao động bỏ quê hương đi tha hương tìm việc làm là chuyện rất bình thường không riêng gì ở Hà Nam mà còn rất nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Đã có rất nhiều người bị lôi kéo, lao theo các tệ nạn xã hội ảnh hưởng tới gia đình, làng xóm, địa phương và cho cả xã hội nữa. Cũng từ đó có biết bao đứa trẻ mất cha, mẹ, hạnh phúc gia đình tan vỡ... Tất cả đều có thể là do sống ở bản xứ, họ không tìm được cách để kiếm thêm tiền, nâng cao đời sống chính vì thế nhà nước đã cố gắng tìm ra những biện pháp phát triển kinh tế để cho mỗi người dân lao động có thể tự làm giàu bằng chính sức lực trên chính mảnh đất của mình. Cũng như việc đưa các giống cây trồng mới, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm mới thì việc nuôi cá chim trắng đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân lao động. Hết thời gian làm đồng ruộng họ có việc để làm lại đạt hiệu quả kinh tế cao, họ sẽ không phải bỏ quê đi xa làm nữa. Từ đó phần nào sẽ giảm tệ nạn xã hội, giảm nguy cơ dẫn đến mất hạnh phúc gia đình.
2. Đối với nền kinh tế của Hà Nam
Vì việc phát triển cá chim trắng và những thành công do nó mang lại làm tăng trưởng nền kinh tế của từng hộ gia đình nên cũng góp phần làm phát triển nền kinh tế ở Hà Nam nói chung.
Hàng năm do phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào các ngành công nghiệp như khai thác đá, sản xuất xi măng... Nhưng xét trong ngành nông nghiệp thì trước năm 2003 tới giờ thì nền kinh tế nông nghiệp tang được 6%. Đó là một thành tích đáng kể. Quan trọng nhất là đã giúp được các hộ gia đình tự cải tạo nền kinh tế gia đình của mình.
II. Những mặt hại của việc nuôi cá chim trắng
Cá chim trắng đã mang lại rất nhiều lợi ích với người dân, nhưng trong đó lại tồn tại những mặt hại mà mỗi người đều nên biết.
1. Đối với đời sống tự nhiên
Cá chim trắng là loại cá ăn thịt. Nó sống và phát triển nhờ vào việc ăn thịt những loại cá nhỏ hơn nó. Chính vì vậy nó sẽ gây mất cân bằng sinh thái. Nếu như các loài sinh ra đều có quan hệ với nhau như quan hệ sau: con hươu ăn cỏ và lá cây để sống, con hổ ăn thịt con hươu, con hổ chết được phân huỷ cây cỏ lại nhờ thế mà mọc lên xanh tốt hơn. Ở loài cá cũng vậy. Ta lấy ví dụ như loài cá mập ăn thịt, ai cũng sợ hãi bởi bản tính của nó, ở dưới biển nó ăn các loại loại cá nhỏ hơn để sinh tồn nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ không ai giám nuôi để phát triển chúng. Nhìn lại thực tế, loài cá chim cũng là loại ăn thịt, nó cũng ăn các loài cá nhỏ hơn để phát triển kinh tế. Nếu như có ít cá mập trên biển, thì các loại cá khác vẫn sinh sôi và sống bình thường theo quy luật tự nhiên.. Nhưng nếu trên biển toàn là cá mập chắc chẳng loài cá nào tồn tại được. Cá chim trắng phát triển nhiều sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái. Nếu nó không chỉ được nuôi trong ao hồ mà xuất hiện nhiều trên sông, chắc hẳn nó sẽ ảnh hưởng tới quy luật tự nhiên và nhanh chóng lan rộng. Nó sẽ phát triển nhiều, nhanh ơn lấn át các loại cá khác một cách chúng ta sẽ hoàn toàn không ngờ đến.
2. Đối với con người
Mặt lợi của nó thì ai cũng thấy nhưng mặt khác, nuôi cá chim trắng cũng như con dao hai lưỡi ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Chắc hẳn ai nuôi cá chim cũng một lần bị nó cắn. Cá chim cắn như một phản xạ tự nhiên nhưng thực sự nó rất nguy hiểm. Nếu là con cá chim to nó có thể cắn làm người ta bị thương nặng còn nếu loại trung bình từ 0,7kg - 1kg thì xây xước da là chuyện hiển nhiên. Cũng là cá nuôi nhưng cá trắm, trôi, mè... không thế. Cá chim rất nguy hiểm. Nhưng trong trường hợp của bé Nguyễn Văn Toàn 5 tuổi. Do vô tình bị rơi xuống ao thả cá chim trắng đã bị đàn cá tấn công. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bé cũng phải chịu đau đớn và nằm điều trị tại trạm xá xã 5 ngày. Qua đây chúng ta đặt ra được một dấu chấm hỏi. Việc nuôi cá chim trắng có lợi hay có hại, lợi nhuận nó đem lại rất cao nhưng nguy hiểm thì cũng không kém phần. Nếu như chúng tràn lan ra các sông, mương, móng thì nó đã trở thành nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai.
Đứng dưới góc nhìn Triết học để thấy rõ mâu thuẫn của vấn đề này. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có vấn đề quá nguy hiểm nào xảy ra do cá chim trắng cả. Đó chỉ là một khả năng tiềm ẩn mà chúng ta có thể hạn chế và làm cho chúng từ một loài ăn thịt nguy hiểm thành một loài cá ít nguy hiểm hơn với con người. Sau đây là một số những biện pháp để phát triển hướng có lợi của nó và hạn chế mặt hại, mặt tiêu cực.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ CÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ CHIM TRẮNG MÀ VẪN HẠN CHẾ ĐƯỢC MẶT HẠI CỦA NÓ
Rõ ràng nghịch lý luôn tồn tại, vậy làm sao để cái tốt phát huy, đẩy lùi cái xấu thì mỗi chúng ta cần phải rút ra bài học riêng. Một số cách cân bằng nghịch lý cho việc nuôi cá chim trắng là:
I. Cách lựa chọn địa điểm làm ao nuôi
Người nuôi cá chim trắng nếu như nuôi nhiều với số lượng 100% cá chim trắng hay chỉ nuôi kèm với các loài cá khác đều nên chọn ao, hồ gần với nguồn nước có thể lưu thông lượng nước thường xuyên. Cá nếu được thường xuyên thay nước sẽ được kích thích tăng trưởng tốt hơn.
II. Cách làm ao nuôi phù hợp đảm bảo an toàn
Để nuôi cá chim trắng tốt mà vẫn đảm bảo cá không bị thoát ra ngoài thì nên làm ao hồ như sau:
- Bờ ao phải cao khoảng ~4m-5m (cho tất cả các loại ao hồ)
- Chiều rộng của bờ ~3m để đảm bảo cho người nuôi cá trồng thêm cây cối. Đối với một số loại ao hồ lớn, chúng ta cần tăng chiều cao và bề rộng của bờ ao lên.
- Làm cống thoát nước phải vững chắc và phải luôn được kiểm tra để đảm bảo an toàn, cá chim không thoát được ra ngoài. Từ đó, cá chim sẽ vô hại và an toàn.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu thì chúng ta đã được biết về loài cá chim trắng và mâu thuẫn tồn tại. Một mặt có lợi đối lập một mặt có hại. Người nông dân nên tìm hiểu kỹ về loài cá chim trắng, thấy rõ được hai mặt trái ngược đó để có thể thành công trong việc nuôi cá chim trắng. Trong cuộc sống còn tồn tại rất nhiều thứ mà có nghịch lí. Và để sống tốt bạn nên tìm cách chấp nhận nghịch lý đó và cố gắng cân bằng chúng thì cuộc sống mới tươi đẹp hơn. Đây là bài tiểu luận đầu tiên của em, có thể còn chưa đi sâu lắm. Nên trong bài không tránh khỏi những sai xót dù nhỏ hay lớn. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo trong bộ môn triết học Mác - Lênin. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành bài tiều luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Triết học Mác - Lênin - Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.
- Báo về nông nghiệp tỉnh Hà Nam
- Phần tin trên Internet.
LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết bài tiểu luận này là do bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25065.doc