Đề tài Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậuViệt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (Dân trí) - Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Riêng năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn quốc ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. 73% dân số bị ảnh hưởng Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất. Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD. Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng. Trong 5 năm gần đây, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với hạn hán gay gắt do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp đến mức lịch sử. 10 năm qua, nhiều đợt hạn hán đã hoành hành gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Trong khi đó, bão lũ lại liên tiếp xảy ra ở các địa phương khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ở 50 tỉnh thành phố trên cả nước ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó là gần 440 người chết, mất tích; hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại; hàng chục nghìn công trình dân sinh, thủy lợi bị phá hủy; tình trạng thiếu đói xảy ra liên miên; .

doc73 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 3665/QĐ-BNN-KHCN về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là chỉ đạo tổ chức xây dựng và triển khai chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ban chỉ đạo gồm 14 thành viên là các cán bộ đầu ngành của Bộ NN & PTNT, Viện Khoa học Thủy lợi, Viện quy hoạch, Viện Khoa học Nông nghiệp VIệt Nam do Thứ trưởng Bộ NN & PTNT làm trưởng Ban. Thứ trưởng Bộ NN & PTNT cho biết: "Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới, biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã được khẳng định. Trong đó Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng đứng thứ 2 sau Ấn Độ. Do vậy chúng ta cần có sự chuẩn bị trước để giảm tác động và thích ứng. Biện pháp giảm tác động là tăng cường trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển, sử dụng các công nghệ sạch tránh phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vùng nông thôn Việt Nam có hai vùng là đồng bằng sông hồng và đồng bằng Cửu Long. Nhưng đồng bằng sông Hồng còn có hệ thống đê điều, đồng bằng Nam bộ là vùng đất thấp. Theo kịch bản của Ngân hàng Thế giới (World Bank), biến đổi khí hậu sẽ làm cho Việt Nam mất 1/2 diện tích canh tác và 22 triệu dân bị mất nhà cửa. Ảnh hưởng đến đất canh tác là ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực, đời sống của người dân và các hệ thống công trình khác. Ngoài ra, hai thành phố sẽ bị ảnh hưởng nhiểu nhất của biến đổi khí hậu là TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng. Tại cuộc họp về biến đổi khí hậu do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức gần đây, Phó ban chỉ đạo thực hiện công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cũng cho rằng: "Sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa". Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu chiếm tới 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên gây ra. Biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên. Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Hiện vấn đề này đang được bàn thảo tại hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức tại Nusa Dua, Bali (Indonesia) với sự tham dự của khoảng 10.000 người đại diện cho các nhà quản lý và khoa học trên thế giới. Trước đó, Bộ NN & PTNT cũng đã có Quyết định số: 2708/QĐ-BNN-KHCN thành lập "Ban xây dựng chương trình Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp và PTNT và các giải pháp thích ứng của ngành Nông nghiệp và PTNT do biến đổi khí hậu". Nhiệm vụ của Ban xây dựng là tổ chức xây dựng và trình Bộ đề cương chi tiết các giải pháp thích ứng của ngành nông nghiệp do nước biển dâng cao. Nguồn: khoahọc.com.vn, 15/12/2007 Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia Băng tan cả ở khu vực "không thể tan"  Cập nhật: 4:19 PM, 22/08/2008 Tảng băng Petermann bị vết nứt lớn. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 21.8 công bố hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh cho thấy, tại khu vực phía Bắc Bắc Cực - Greenland, đã xuất hiện thêm nhiều vết nứt lớn. Như vậy, băng tan ở Bắc Cực ngày càng nguy hiểm khi tiến dần lên phía Bắc. Điều không thể tránh khỏi   Khu vực Greenland, phần cực Bắc Bắc Cực - nơi vẫn được cho là "miễn nhiễm" với tình trạng nóng lên của khí hậu toàn cầu - nay cũng có băng bắt đầu tan chảy. Những hình ảnh mới nhất từ vệ tinh cho thấy, vết nứt mới nằm trên tảng băng mang tên Petermann có diện tích 28,5km2, gần tảng băng lớn nhất của khu vực này. Ngoài ra, còn nhiều vết nứt khác nhỏ hơn. Nhiều giáo sư cho biết, với đà này, chỉ trong năm nay, một phần quan trọng của tảng băng lớn nhất Bắc Cực sẽ tan chảy hết. Như vậy, nếu phần băng ở phía Bắc Greenland tan nhanh thì mực nước biển sẽ dâng cao thêm, sau khi phần phía Nam Greenland đã tan trước đó. Tảng băng Petermann là một trong 130 tảng băng nằm ở Greenland. Petermann từng bị nứt một mảng lớn rộng 0,86km2 trong giai đoạn 2000-2001. Với các vết nứt mới xuất hiện, có thể sẽ có thêm một mảng băng rộng 160km2 tách rời Petermann. Giáo sư Jason Box, chuyên gia về băng tại Đại học Ohio (Mỹ), nói: "Những hình ảnh này đã nói lên tất cả. Giờ đây chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi tảng băng lớn nhất của Bắc Cực tan rã. Điều đó không thể tránh khỏi". Cũng theo giáo sư Box, tảng băng nứt ra khỏi Bắc Cực từ ngày 10 - 24.7 vừa qua có diện tích bằng khu phố Manhattan ở New York nhưng cũng không đáng lo ngại bằng các vết nứt mới phát hiện. Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu trái đất từ vũ trụ, thuộc Đại học Colorado (Mỹ), Waleed Abdalati, điều đáng ngại hơn là các vết nứt ngày càng tiến gần về phía cực Bắc Bắc Cực. Bắc Cực sẽ hết băng? Trong năm 2007, diện tích băng tan tại Greenland đã lớn bằng diện tích nước Mỹ. Theo các nhà khoa học Mỹ, vùng Bắc Cực có thể sẽ không còn băng trong một thời gian ngắn nữa. Các nhà khoa học cho hay, lớp băng bao phủ phần trên vùng biển Bắc Cực sẽ tan biến nhanh nhất. Nhà nghiên cứu chủ chốt của Trung tâm Mark Serreze nói, lớp băng bình thường rất dày bao phủ Bắc Cực đã bị thay thế phần lớn bằng lớp băng mới, mỏng manh hơn nên rất dễ tan chảy. Nhà nghiên cứu này cho hay, năm ngoái lớp băng ở vùng biển Bắc Cực đã thu nhỏ lại đến mức độ chưa từng có trước đây. Serreze quy lỗi cho tình trạng tăng nhiệt toàn cầu đã làm băng tan chảy nhanh hơn. Các nhà khoa học cho biết, Bắc Cực là khu vực rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu trái đất. Trung tâm nghiên cứu trên cho biết, việc mất đi lớp băng trên mặt biển có thể càng đẩy nhanh chiều hướng nóng lên toàn cầu và làm thay đổi mô hình khí hậu. Theo các nhà khoa học, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác định chính thức các vết nứt mới có phải do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tảng băng Jakobshavn đã tách ra khỏi Bắc Cực trước đây đang trôi với tốc độ rất nhanh về đất liền phía Nam. Đây được xem là tảng băng trôi xa nhất khỏi Bắc Cực trong suốt 150 năm quan sát và theo ước tính của các nhà khoa học, đó có thể là tảng băng trôi xa nhất trong vòng 4.000 - 6.000 năm qua. Nước biển dâng 1m, Việt Nam thiệt hại 17 tỉ USD/năm Lao Động số 167 Ngày 23/07/2008 Cập nhật: 8:24 AM, 23/07/2008 (LĐ) - Ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NNPTNT - hôm qua (22.7), tại 2 cuộc hội thảo ở TPHCM về quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL và củng cố nâng cấp đê biển, đã công bố cảnh báo của Liên Hợp Quốc như vậy đối với VN, 1/5 dân số chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước biển dâng... Theo ông Phát, Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu mực nước biển tăng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm; 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng, 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán. Viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam còn dẫn đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới cho hay, nếu nước biển dâng lên 1m, tổn thất GDP khoảng 10%, dâng 3m tổn thất lên đến 25%. Trong khoảng 50 năm qua, ở Việt Nam, nước biển đã dâng lên 20cm, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C. "Vì vậy, Bộ NNPTNT phải nhanh chóng hoàn thiện DA để trình Chính phủ xem xét phê duyệt triển khai việc xây dựng đê biển" - ông Phát nói. Theo báo cáo của Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam, DA nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông của 15 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tổng chiều dài gần 900km. Bởi thực trạng hệ thống đê hiện nay khó bảo toàn tài sản, tính mạng dân - nhất là trong trường hợp triều dâng, gió bão, nước biển dâng. Cụ thể, từ Quảng Ngãi đến BRVT có tới 219/309km đê thường bị sạt lở, không có rừng phòng hộ. Đoạn từ TPHCM đến mũi Cà Mau dài hơn 327km, nhiều đoạn đã bị hư hỏng nặng. Đoạn từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên có 260km, dù có rừng phòng hộ nhưng bị lún nhiều. Tính toán của Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam, tổng đầu tư cho DA hết gần 20.000 tỉ đồng. Chia thành 2 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015, tập trung đầu tư cho tuyến đê xung yếu có nguy cơ bị hỏng khi gặp gió bão. Khối lượng công việc còn lại sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2 đến hết năm 2020.  NGÔ SƠN Trái Đất ấm lên - thảm họa đối với sinh vật nhiệt đới Lao Động Điện tử Cập nhật: 4:43 PM, 06/05/2008 (LĐĐT) - Hiện tượng Trái Đất ấm dần lên là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và Washington (Mỹ) đã đưa ra kết luận này. Theo các nhà khoa học, do đặc tính quen sống tại khu vực có sự thay đổi nhiệt độ tương đối nhỏ, các loài nhiệt đới không thể thích ứng với việc nhiệt độ môi trường tăng, dù chỉ là vài độ. Bởi cũng giống con người, chức năng sinh lý của các loài nhiệt đới và môi trường sống có mối liên hệ khăng khít với nhau. Khi chúng sống trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, nhiệt độ giúp chúng phát triển tốt. Song khi nhiệt độ của môi trường sống tăng lên, sự sinh sôi của các loài nhiệt đới sẽ giảm đi nhanh chóng. Mặc dù mối lo ngại về tình trạng biến đổi khí hậu tập trung vào sự sống của các loài sinh vật ở hai cực Trái Đất, nhưng theo các nhà khoa học trên, những sinh vật ở những vùng này, vốn đã quen sống trong môi trường có sự biến động lớn về nhiệt độ nên hoàn toàn có thể biến đổi để thích nghi với môi trường sống. Trong khi đó, các số liệu cho thấy các loài sinh vật nhiệt đới cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ môi trường sống, điều này có nghĩa môi trường sống hiện tại của chúng là gần đạt mức lý tưởng và bất kỳ sự tăng nhiệt độ nào cũng sẽ là thảm họa đối với chúng... H.L (Theo TTXVN) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: ẢNH HƯỞNG MẠNH ĐẾN CÁC TỈNH VEN BIỂN VIỆT NAM Ngày 10/12/2007. Cập nhật lúc 18h 22' (ĐCSVN) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là mối đe doạ thực sự đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt, các vùng ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất do BĐKH gây ra như hạn hán, bão, lũ lụt , gây thiệt hại rất lớn về người và của. Đây là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kém, tỷ lệ nghèo gia tăng, làm giảm khả năng ứng phó đối với các thiên tai do BĐKH gây ra. Việt Nam có lịch sử lâu dài đối phó với thiên tai và có nhiều biện pháp ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, BĐKH khiến nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1C/ thập kỷ, mực nước biển dâng cao,lượng mưa tăng vào mùa mưa gây nên lũ lớn đặc biệt và giảm vào mùa khô gây nên hạn hán, tần suất thiên tai ngày càng cao đã gây nhiều thiệt hại cho nhiều vùng ở Việt Nam. Các vùng ven biển Việt Nam có dân số khỏang 18 triệu người, chiếm gần ¼ dân số cả nước trong đó diện tích đất sử dụng chỉ chiếm 16% tổng diện tích cả nước. 58% dân cư vùng ven biển chủ yếu sống dựa và nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá. BĐKH đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế ở các cùng ven biển Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển được coi là ngành có tăng trưởng quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao và cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do BĐKH. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản đạt 3,2 tỷ USD và tính đến hết tháng 11/2007, tổng sản lượng thuỷ, hải sản xuất khẩu ước đạt 3.684 nghìn tấn, đạt 96,93% kế hoạch năm và tăng 7,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 0,6%, đạt 1.898 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 1.786 nghìn tấn, tăng 17%. ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 11 đạt 350 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch XKTS 11 tháng năm 2007 đạt 3.427 triệu USD, bằng 95,19% kế hoạch và tăng 11,8% so với cùng kỳ 2006. Mặc dù, đạt những kết quả như vậy, nhưng do ảnh hưởng của BĐKH như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở các vùng ven biển Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2006, hai cơn bão Chanchu và cơn bão Xangsane đã ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chế biến thuỷ sản các tỉnh ven biển miền Trung: 3.974 ha đầm nuôi cá, tôm bị ngập kéo theo 494 tấn cá tôm bị phá huỷ, 951 tầu thuyền đánh cá bị chìm, ước tính thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Tháng 11/2007, do ảnh hưởng của bão số 7, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hoạt động mạnh đã làm hạn chế các hoạt động khai thác thuỷ sản. Tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Khánh Hoà, Phú Yên, đây là những nơi có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá biển, nhuyễn thể, cua, ghẹ lớn …Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh khiến cho các đối tượng nuôi khác như tôm hùm, rong sụn tại một số địa phương như Khánh Hoà, Phú Yên bị chết, khiến cho nhiều bà con nông, ngư dân bỗng chốc trắng tay. Ngoài việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thuỷ sản của các vùng ven biển Việt Nam, BĐKH mà cụ thể là mực nước biển dâng cao còn làm cho tình trạng xâm mặn ở các vùng ven biển ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nó đã trở thành một trong những vấn đề nan giải tại một số địa phương. Đồng bằng sông Cửu Long với 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích và đây là địa phương có diện tích đất nhiễm mặn lớn nhất. Nếu mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao lên 30cm theo kịch bản BĐKH năm 2050, tình trạng nước mặn kèm theo mất đất và xâm mặn ở đồng bằng sông cửu long và một số khu vực đồng bằng sông hồng, là những khu vực nông nghiệp quan trọng là nơi cung cấp một lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước. Nếu tình trạng này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, nếu mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản phải di dời và xâm mặn, diện tích rừng ngập mặn giảm sẽ làm mất nơi cư trú của các sinh vật nứơc ngọt. BĐKH khiến cho thiên tai như lũ lụt, bão xuất hiện với tần suất nhiều hơn, xâm mặn, hạn hán và bão, cả nền nông nghiệp lẫn các hệ sinh thái thiên nhiên chắc chắn còn bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng tối thiểu, số ngày có nhiệt độ dưới 20 C giảm đi (0-50 ngày vào năm 2070) và số ngày có nhiệt độ trên 25C tăng lên (0-80 ngày vào năm 2070). Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng xấu đến các thời kỳ sinh trưởng, thời vụ và phân bố cây trồng, làm tăng hoạt động của sâu hại và vi-rút . Theo dự báo, BĐKH sẽ làm sản lượng lúa hè thu giảm từ 3 đến 6% vào năm 2070 so với giai đoạn 1960-1998, sản lượng vụ lúa đông xuân có thể giảm tới 17% vào năm 2070 đối với miền Bắc, giảm 8% vào năm 2070 đối với miền Nam, sản lượng ngô đông xuân có thể giảm 4% ở miền Trung và 9% ở miền Nam. BĐKH còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khảo của dân cư sống tai các vùng ven biển Việt Nam. Nhiệt độ tăng sẽ tạo điều kiện cho các vi rút, vật mang bệnh khác nhau sinh trưởng và phát triển làm cho tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh Denga cao hơn. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt và tăng tần suất, tăng cường độ thiên tai như bão và lũ lụt, sẽ đe doạ tính mạng người dân và có thể dẫn đến nhiều tử vong hơn, nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu và thích ứng quan trọng. Theo Báo cáo BĐKH và Phát triển con người ở Việt Nam, các vụ thiên tai lớn gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như thiệt hại về con người. Cụ thể như tính từ năm 1996 đến năm 2005, các trận lũ ở Đồng bằng sông Hồng và ảnh hưởng của các cơn bão ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã làm chết gần 100 người, làm đổ và hư hỏng 197.696 căn nhà, gần 2,3 triệu ha lúa bị ngập úng, gần 67.000 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại, 830.000 ha tôm, cá nuôi trồng bị thiệt hại kéo theo gần 180 tấn cá, tôm bị thiệt hại. Ngoài ra, trong năm 2000-2001, các trận lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm chết 874 người, làm sập và hư hỏng 1.240.737 căn nhà, 422.032 ha ruộng lúa bị ngập và phá huỷ, 87.106 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại, 20.795 ha đầm nuôi tôm, cá bị ngập thiệt hại 3.453 tấn cá tôm. Thiệt hại nặng nề nhất do thiên tai gây ra phải kể đến các tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng của cơn bão Chanchu và bão Xangsane năm 2006. Hai cơn bão này đổ bộ vào miền Trung làm 91 người chết, 349.348 ngôi nhà bị đổ và ngập, 5263 lớp học bị huỷ hoại, 21.548 ha lúa bị nhập và thiệt hại, 3.974 ha đầm nuôi cá tôm bị ngập, 494 tấn cá tôm bị phá huỷ và 951 tàu thuyền bị chìm… Việc nghiên cứu các tác động của BĐKH ở các vùng ven biển miền Trung và hai Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gần đây đã được khởi xướng với nhiều dự án nghiên cứu bắt đầu triển khai. Các dự án thích ứng với BĐKH chủ yếu được áp dụng tại Miền Trung, nơi phải hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai mang đến. Hầu hết các hoạt động của dự án tập trung ở cấp địa phương và được gắn kết hoặc lồng ghép với những dự án hỗ trợ đang được triển khai của các nhà tài trợ và các Tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế dành cho các thực thể quốc gia và các cộng đồng về lĩnh vực sẵn sàng và ứng phó với hạn hán, lũ lụt và bão. Gần đây, Uỷ ban châu Âu hỗ trợ, khuyến khích việc Việt Nam áp dụng các nguyên tắc chống chịu bão đối với các nhà ở hiện nay của nhân dân các vùng có nguy cao chịu ảnh hưởng của thiên tai ở miền Trung. Việt Nam từ lâu đã có hệ thống và các biện pháp để ứng phó với thiên tai như bão lụt, hạn hán. Các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai chủ yếu do Ban Chống lụt bão Trung ương (CCFSC) điều phối và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng ban. Các thành viên trong Ban gồm các bộ ngành liên quan, Cục chống lụt bão và quản lý đê điều, Trung tâm Quản lý thiên tai, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC). Đối tác giảm thiểu thiên tai (NDM-P) được xây dựng với sự tham gia của Chính phủ, các tổ chức NGO và các nhà tài trợ để khuyến khích đối thoại và thống nhất các cách thức hoạt động, hỗ trợ điều phối việc thực hiện Chiến lược quốc gia lần thứ hai và Kế hoạch hành động giảm thiểu và quản lý thiên tai./. Khánh Lan Biến đổi khí hậu - Nguy cơ và giải pháp 29.10.2008           Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Kofi Annan đã ví biến đổi khí hậu như một mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói.           Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang nóng lên; hậu quả làm băng tan, mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc, giông tố gia tăng. Con người đã và đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học... Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhận định: Biến đổi khí hậu gây ra cho nhân loại 5 bước thụt lùi: (1) Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Năm 2008, thế giới sẽ có thêm khoảng 600 triệu người bị suy dinh dưỡng. (2) đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỉ người sống trong tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và Bắc Nam Á. (3) Khoảng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 30C - 40C. (4) Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 20C. (5) Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt rét Các số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng lên 10C từ năm 1920 đến năm 2005. Dự báo đến năm 2035 nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 20C và đến thế kỷ XXI sẽ tăng thêm từ 1,40C - 40C. Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên sẽ làm tan băng và mực nước biển dâng cao. Hệ quả là nhiều vùng sản xuất lương thực trù phù, các khu vực đông dân cư, các đồng bằng lớn, các đảo thấp trên trái đất có thể bị ngập chìm trong nước biển. Theo đánh giá của UNDP, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu: nếu mực nước biển tăng 1m thì Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, khoảng 11% dân số mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội, gần 50% đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Vùng đồng bằng sông Hồng và toàn bộ dân cư sống dọc theo 3200Km bờ biển cũng bị ảnh hưởng lớn. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết: khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã phải gánh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, bằng chứng là các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai liên tục xảy ra, gia tăng về cường độ, quy mô và mức độ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên đến 1,2 tỉ USD. Đặc biệt, mùa đông năm 2007-2008, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết hơn 53.000gia súc, khoảng 34.000 hécta lúa xuân đã cấy và hàng chục nghìn hécta mạ ở tất cả miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ bị mất trắng. Thiệt hại ước tính hơn 11.600 tỉ đồng và 723.900 lượt hộ với hơn 3triệu nhân khẩu rơi vào cảnh thiếu ăn. Dịch cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh....đã bùng phát ở nhiều nơi và tái diễn dai dẳng. Các nhà khoa học khẳng định: nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO2 từ việc đốt một khối lượng lớn chưa từng có các nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển công nghiệp. Tình trạng phá rừng và khai thác gỗ thiếu bền vững cũng là nguyên nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Một số hình thức canh tác, chăn nuôi, giao thông vận tải, thói quen sử dụng năng lượng nhiên liệu không tái tạo và các sản phẩm từ rừng đã làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trước các nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra, tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janero, Braxin năm 1992, các Quốc gia trên Thế giới đã thông qua Công ước khung của Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Đến năm 1997, các Quốc gia đã nhất trí thông qua Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính. Đến nay, đã có 165 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này, trong đó có Việt Nam. Sự cam kết ghi rõ rằng tất cả các bên ký vào Nghị định thư phải tuân thủ một số bước bao gồm: Thiết kế và triển khai các chương trình giảm thiểu và thích nghi với sự thay đổi khí hậu. Chuẩn bị một số liệu thống kê quốc gia về loại bỏ các phát thải bằng giảm cacbon. Khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu. Thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và quan sát thay đổi khí hậu, các tác động và các chiến lược đối phó. Để phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài của cả nước và từng vùng, chúng ta phải sớm đặt vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là một yếu tố quan trọng để cân nhắc một cách nghiêm túc. Phải chú ý cả việc giảm nhẹ và phòng chống và cả thích nghi. Nhằm giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, Hội thảo:"Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam" đã được tổ chức vào tháng 2 năm 2008 và đề ra một số giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như sau: - Tăng cường thực thi và phê duyệt các dự án và các hoạt động nhằm giảm phát thải khí nhà kính. - Đánh giá che phủ rừng về mặt hấp thụ cacbon và thương mại. - Xây dựng năng lực để điều tiết, quản lý và thúc đẩy thị trường cacbon. - Xây dựng năng lực: Nghiên cứu phát thải, nâng cao hiệu quả năng lực. - Rà soát mục tiêu phát thải khí nhà kính . - Thay đổi hành vi tiêu dùng giảm cacbon của người tiêu dùng, khu vực tư nhân và công nghiệp. Cụ thể, chúng ta cần phải tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu thông qua các chiến dịch truyền thông, thông tin công cộng và giáo dục để thay đổi hành vi của cộng đồng; bảo vệ lá phổi xanh của nhân loại bằng cách phủ xanh đồi núi trọc, chống phá rừng; bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, xây dựng và củng cố hệ thống đê điều để ngăn ngừa hiện tượng nước biển dâng cao; khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện,...chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường...           Trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi chúng ta là đoàn kết, đồng lòng giữ cho hành tinh này mãi mãi mang màu xanh của biển, của núi rừng và của lòng người. KHÔNG CÒN THỜI GIAN CHO SỰ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Chúng ta đều biết rất rõ là từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ Trái đất đã tăng khoảng 0,60C và dự báo đến năm 2100 nhiệt độ Trái đất sẽ tiếp tục tăng từ 1,40C - 5,80C. Nếu xảy ra kịch bản nhiệt độ Trái đất tăng 2,50C sẽ làm cho khoảng 3 tỷ người sống thiếu nước; 50 triệu người phải đối mặt với nạn đói và khoảng 1 triệu loài sinh vật không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có nguy cơ tuyệt chủng. Đó là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học thế giới và khai mạc Hội thảo Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu - Mối liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) phối hợp với Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED), Ban thư ký Công ước về Đa dạng sinh học quốc tế (SCBD Montreal) và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đồng tổ chức. Chủ đề của ngày Đa dạng sinh học thế giới năm 2007 là: “Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu” với mục tiêu nhấn mạnh về mối quan hệ hữu cơ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đe dọa đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hầu hết các hệ sinh thái như hệ sinh thái vùng cực, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng nước nội địa, hệ sinh thái đảo, hệ sinh thái biển và ven biển, hệ sinh thái vùng núi. Ngược lại, nếu quản lý hợp lý đa dạng sinh học có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phát biểu khai mạc Lễ mít tinh, TS. Phạm Khôi Nguyên - Thứ trưởng thường trực Bộ TN&MT khẳng định: Việt Nam đã tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994 và hàng năm đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm Ngày Đa dạng sinh học thế giới. Trong những năm qua, tình hình biến đổi thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, tác động tiêu cực đến môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Đặc biệt, với những dự báo về sự nóng lên của bề mặt Trái đất, sự dâng lên của mực nước biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học ven biển và hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và sự phát triển của các vùng ven biển và hai vùng đồng bằng châu thổ. Theo một tài liệu mới đây của Ngân hàng thế giới, Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu với hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Biến đổi khí hậu cũng đồng thời là một trong những mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học của hành tinh, vì khoảng 20 - 30% số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, khoảng 700 loài đang bị đe dọa và con số này sẽ tiếp tục tăng khi các rạn san hô biển đang thu hẹp, những vùng đầm và các cánh rừng ngập mặn bị giảm dần và diện tích rừng nhiệt đới ẩm đang bị xuống cấp. Mặt khác, biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học cũng đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của hàng trăm triệu người dân trên toàn thế giới và cản trở tới việc hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Hãy hành động vì đa dạng sinh học Hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học thế giới năm 2007, nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến đa dạng sinh học. Ngày 18/5, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động “Hành trình sinh viên tình nguyện về với Tam Đảo”. Hơn 200 sinh viên đã khởi hành bằng xe đạp đi đến Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo. Không phải ngẫu nhiên mà loại phương tiện giao thông không gây ô nhiễm này được lựa chọn. Đó là sự hưởng ứng thiết thực chủ đề “Biến đổi khí hậu”. Ngày 19/5, Ngày hành động vì đa dạng sinh học đã được tổ chức tại VQG Tam Đảo. Một chương trình kéo dài 24 giờ gồm nhiều sự kiện được tổ chức tại các Trạm đa dạng sinh học như cung cấp chi tiết về sự đa dạng sinh học của thiên nhiên trong vùng, thi vẽ tranh về đa dạng sinh học cùng với các họa sỹ, tham quan hệ động thực vật quý hiếm của VQG… Ngoài ra, hơn 300 cây bản địa đã được trồng mới tại khu vực VQG và vùng đệm. Cũng nhân dịp này, các khách sạn tại Tam Đảo đã phục vụ các món ăn “thân thiện với môi trường”. Hội thảo chuyên đề về “Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu - Mối liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững” đã được tổ chức vào ngày 22 -23/5, tại Hà Nội. Mục tiêu của Hội thảo là cùng trao đổi kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mối liên hệ qua lại giữa biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; giới thiệu những biện pháp và chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia và khu vực, đồng thời thảo luận về những ưu tiên hành động và khuyến nghị các giải pháp liên quan đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết công bố Chương trình Đếm ngược 2010 - một mạng lưới các đối tác năng động cùng hướng tới mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. GS. Manfred Niekisch (IUCN) là đại sứ cho Chương trình Đếm ngược 2010 tại Việt Nam. Cũng nhân dịp này, tại Viện Gớt Hà Nội đã chiếu phim miễn phí về đa dạng sinh học: Cuộc hành trình của chim cánh cụt (Pháp) đạt giải Oscar và Thảm kịch xanh (Ấn Độ) thể hiện tính dễ tổn thương của hệ sinh thái. Duy Đức – Nguyễn Hằng Rừng và biến đổi khí hậu Dạng tài liệu : Bài trích bản tin Ngôn ngữ tài liệu : vie Tên nguồn trích : Môi trường và phát triển bền vững Dữ liệu nguồn trích : 2006/Số 11/Đa dạng sinh học Đề mục : 87.35 Sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên 87.31 Bảo tồn thiên nhiên. Các vùng thiên nhiên được bảo tồn Từ khoá : Rừng ;  Biến đổi khí hậu Nội dung: Quản lý tốt tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và những cánh rừng thực chất có mối liên quan mật thiết với nhau. Những thay đổi khí hậu toàn cầu đang gây ảnh hưởng đến các khu rừng, do nhiệt độ hàng năm của trái đất tăng cao hơn đã làm thay đổi mô hình lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và xảy ra với tần suất nhiều hơn. Tuy nhiên, những cánh rừng và cây giúp thu giữ cácbon điôxít (CO2), giữ vai trò chủ yếu trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Và ngược lại, khi rừng bị phá huỷ hoặc bị khai thác quá mức và bị đốt cháy, chúng sẽ trở thành nguồn phát thải khí nhà kính và CO2. FAO đã cảnh báo rằng, chúng ta phải hành động ngay bây giờ để quản lý rừng bằng các biện pháp thích hợp hơn. Theo ông Wulf Killmann, trưởng nhóm nghiên cứu liên ngành về biến đổi khí hậu của FAO, chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và mở rộng diện tích đất trồng rừng, nhưng chúng ta cũng cần thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng các loại nhiên liệu sinh học, như nhiên liệu gỗ khai thác từ rừng được quản lý thích hợp, để giảm phát thải cácbon và nên sử dụng các sản phẩm gỗ lâu bền để giữ cácbon khỏi thoát vào khí quyển trong một thời gian dài. Bằng cách nào những cánh rừng lưu giữ được một nghìn tỷ tấn cácbon? Khi nhiên liệu hoá thạch được đốt, chúng thải ra khí quyển loại khí cácbon điôxít, góp phần làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, dần dần gây nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cây và rừng giúp giảm những thay đổi này bằng cách loại bỏ CO2 trong khí quyển và biến đổi chúng nhờ quá trình quang hợp cácbon, sau đó được lưu giữ trong gỗ và thực vật, một quá trình được gọi là “cô lập cácbon”. Nhìn chung, cây rừng hấp thụ khoảng 20% lượng cácbon, chính cây rừng là toàn bộ sinh khối rừng cũng có vai trò như “bể chứa cácbon”. Ví dụ, đất mùn được sinh ra do quá trình phân huỷ các cây đã chết. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), rừng lưu giữ một lượng lớn cácbon: Trong tổng số các khu rừng và đất rừng trên thế giới hiện nay đang lưu giữ hơn một nghìn tỷ tấn cácbon - gấp đôi lượng cácbon tồn tại tự do trong khí quyển. Mặt khác, việc phá huỷ các cánh rừng, mỗi năm sẽ làm tăng thêm 6 tỷ tấn CO2 vào trong khí quyển, việc ngăn ngừa lượng cácbon đang lưu giữ khỏi thoát vào khí quyển có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng và bảo vệ môi trường. Có thể sử dụng rừng hiệu quả hơn trong việc chống biến đổi khí hậu Chúng ta thể đạt được mục tiêu này không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng mà thông qua hoạt động trồng cây gây rừng (trồng rừng mới) và tái trồng rừng (trồng lại các khu rừng đã bị chặt phá) trên diện tích đất trống, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới, nơi thực vật phát triển nhanh, vì vậy có thể loại bỏ lượng lớn cácbon khỏi khí quyển nhanh hơn, trong một thời gian tương đối ngắn. Ở các vùng nhiệt đới, rừng có thể lưu giữ 15 tấn cácbon trên mỗi hécta/năm ở dạng sinh khối và gỗ. FAO và các chuyên gia ước tính rằng, việc duy trì lượng cácbon trên toàn cầu nhờ quá trình giảm chặt phá rừng, tăng hoạt động tái trồng rừng, tăng diện tích đất trồng cây và đất nông lâm nghiệp có thể bù đắp lại khoảng 15% lượng phát thải cácbon từ các loại nhiên liệu hoá thạch trong hơn 50 năm. Gỗ bị đốn hạ cũng là bể chứa cácbon, như gỗ dùng để xây dựng hoặc làm đồ dùng trong gia đình có thể lưu giữ hiệu quả cácbon trong nhiều thập kỷ. Các vật liệu xây dựng đòi hỏi năng lượng cao được sử dụng thay gỗ như các loại chất dẻo, nhôm hoặc xi măng, đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu hoá thạch trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc thay thế chúng bằng gỗ làm tăng thêm lợi ích dưới dạng giảm phát thải cácbon. Tương tự, việc sử dụng nhiên liệu gỗ, khai thác từ rừng được quản lý bền vững thay cho dầu, than và khí thiên nhiên trên thực tế có thể giảm tình trạng biến đổi khí hậu, mặc dù đốt gỗ và sinh khối cũng thải CO2 vào không khí, nhưng sự phát thải cácbon này có thể được bù lại bằng cách tái trồng rừng. Quả thực, nếu được quản lý thích hợp, các cánh rừng có thể cung cấp năng lượng sinh học mà hầu như không gây phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Nguồn: FAO, 3/2006 Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi sự thay đổi khí hậu Một hội nghị nhằm đánh giá tác động của thay đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực, đồng thời đưa ra những chiến lược ứng phó đã được tổ chức ngày 22/5 tại Hà Nội. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được dự báo là một trong số quốc gia chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao sẽ có một diện tích lớn đất canh tác mầu mỡ nhất bị ngập nước, gây ảnh hưởng đến con người, đất nông nghiệp và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Với bờ biển dài và những đồng bằng có nhiều sông, ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi khí hậu. Hơn một phần ba dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Hàng trăm loài sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng đước và vùng ngập mặn. Việt Nam là một trong số các quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gien quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh về bảo vệ giống cây trồng và bảo vệ các giống vật nuôi... Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học. Nhiều văn bản quan trọng liên quan đến đa dạng sinh học cũng đã được xây dựng như định hướng chiến lược phát triển biền vững ở Việt Nam; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020; chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam; kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010; kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Nhờ có những khuôn khổ luật pháp định hướng cùng những cố gắng hành động của chính phủ và người dân, nên Việt Nam đã hạn chế một phần sự suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, diện tích rừng của Việt Nam cũng được khôi phục, độ phủ rừng đã tăng từ 27,8% năm 1990 lên 36,7%  vào năm 2006. Hội nghị do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Ban thư ký công ước vê Đa dạng sinh học quốc tế (SCBD Montreal) và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phối hợp cùng tổ chức hội thảo trên hưởng ứng Ngày đa dạng sinh học Thế giới 22/5. Cũng trong hội nghị này, một chương trình Hướng tới năm 2010, các sáng kiến cho Việt Nam sẽ được khởi động với việc ký kết Tuyên bố Hướng tới năm 2010. Để nâng cao nhận thức của người Việt Nam về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thay đổi khí hậu, Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức một số hoạt động cụ thể như khai mạc chiến dịch "Vì một Tây Thiên không có rác" ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày 19/5; chiếu phim "Cuộc hành trình của chim cánh cụt" và phim tài liệu ngắn "Thảm kịch xanh" với nội dung thể hiện tính dễ tổn thương của hệ sinh thái. (Theo TTXVN) [TT: N.K.T] Những vùng xa xôi nhất trong rừng sâu Amazon cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi môi trường: những loài cây mọc nhanh nhất nay đang mọc nhanh hơn, lấn át các loài khác. Một nhóm nhà nghiên cứu Panama vừa thông báo như vậy. Những hoạt động của con người như đốn gỗ, đốt rừng và phát quang hẳn nhiên tác động đến mối cân bằng mong manh giữa hàng nghìn loài trong rừng nhiệt đới. Nhưng phát hiện gần đây nhất cho thấy những cộng đồng này cũng không được an toàn ngay cả khi chúng ở rất xa con người. William Laurance, thuộc Viện nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Balboa, và cộng sự tình cờ phát hiện ra xu hướng này khi đang nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phát quang rừng. Họ theo dõi độ tăng trưởng của cây trong hơn 2 thập kỷ trên 65 khoảnh rừng nhỏ, mỗi khoảnh rộng 1 hecta. Laurance phát hiện thấy tất cả các nhóm cây có xu hướng phong phú lên là những cây mọc nhanh nhất tạo nên vòm rừng trên cùng, trong khi một nửa trong số những cây suy giảm về số lượng là các cây dưới tán. "Đây rõ ràng không phải là sự biến đổi ngẫu nhiên", Laurance nói. Theo các nhà nghiên cứu, nếu xu hướng này tiếp tục, những loài cây mọc chậm hơn có thể bị đánh bật khỏi cuộc cạnh tranh, dẫn tới viễn cảnh xấu về đa dạng sinh học Điều gì đã dẫn đến thay đổi này? Laurance phỏng đoán CO2 chính là thủ phạm. Loại khí này là một yêu cầu cơ bản cho sự tăng trưởng của thực vật, và khi hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên (do quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch), dường như những loài cây mọc nhanh nhất đã chớp lấy cơ hội thuận lợi và bắt đầu thống trị rừng. Oliver Phillips, một chuyên gia về rừng nhiệt đới tại Đại học Leeds, Anh, cũng đồng ý CO2 là nguyên nhân hợp lý nhất. Bởi chẳng hạn nếu hiện tượng này là do sự thay đổi lượng mưa, các nhà nghiên cứu sẽ phải ghi nhận được sự tăng hoặc giảm số loài chịu hạn. Xu hướng này là một tin xấu đối với các nhà bảo tồn. "Nó gợi nên mối lo ngại rằng thậm chí những vùng hoang dã nguyên sơ nhất trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi CO2", Phillips nói. Những thay đổi tương tự có thể đang diễn ra trên khắp các cánh rừng mưa trên thế giới. B.H. (theo Nature) Việt Báo (Theo_VnExpress.net) Nguồn tài nguyên rừng của thế giới hiện đang lâm nguy (03/12/2008-02:11:00 PM)  Back  In (Agroviet-3/12/2008): Các khu rừng rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu do hiện tượng này làm tăng nguy cơ cháy rừng và lũ lụt. Do vậy, các hành động ứng phó khẩn cấp cần được tiến hành nhằm trợ giúp hàng triệu người nghèo sống phụ thuộc vào rừng. Đó là nội dung của bản báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Rừng quốc tế (CIFOR) có trụ sở tại Jakarta. Báo cáo này kêu gọi các đại biểu tham dự cuộc họp của Liên hợp quốc về khí hậu tổ chức tại Poznan, Ba Lan, từ 01 đến 12/12 tìm ra giải pháp mới để bảo vệ rừng tại các quốc gia đang phát triển. Báo  cáo  có  đoạn  viết “Nếu không tiến hành các biện pháp ứng phó khẩn cấp, biến đổi khí hậu có thể gây tác động nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên rừng thế giới và gây ảnh hưởng đến gần một tỷ người sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này do rừng mang lại sinh kế cho họ. Những biện pháp được đề xuất là cách thức phòng chống cháy rừng hiệu quả hơn, lựa chọn các loại cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu và bảo vệ hành lang rừng. Người dân sống phụ thuộc vào rừng cần được trợ giúp để thích nghi với những thay đổi”. Rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng và thuốc chữa bệnh cho hàng triệu người. Tổng giám đốc CIFOR ông Frances Seymour nói  “Những biện pháp cấp bách cần tiến hành nhằm bảo vệ rừng và các cộng đồng người dân sống dựa vào rừng trước tác động của biến đổi khí hậu rất ít được đề cập trong các chính sách quốc gia và tại các cuộc họp mang tầm quốc tế”.        Những vấn đề được bàn thảo tại Ba Lan bao gồm cả việc trả tiền cho người nghèo để họ thực hiện công tác bảo tồn rừng nhiệt đới nhằm làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu – do cây cối họ trồng sẽ hút một phần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.   (Linh Giang – Theo Agriculturenews) Rừng giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu 21/12/2007 9:47 am Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (IPCCC) một trong những cách để đảo ngược hiệu ứng nhà kính gây ấm nóng toàn cầu là giảm phá rừng. Độ che phủ của rừng ở Việt Nam từ chỗ giảm sút trầm trọng trong vài thập niên trở lại đây, nay đang dần dần hồi phục. Giới chức Việt Nam đang kỳ vọng vào chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, để từ nay đến năm 2010 phải duy trì đô che phủ của rừng ở mức 43%. Nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng. Con người xưa nay vẫn lệ thuộc vào rừng, đặc biệt là dưỡng khí chúng ta hít thở là từ cây mà ra. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn sụt lở, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm. Địa hình và khí hậu đa dạng của Việt Nam đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật rừng. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng khác nhau, trong đó có rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Tôi đã có dịp đến khu rừng ngập mặn ở Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, một trong những nơi hứng chịu nhiều bão lụt ở miền Bắc. Huyện này có khá nhiều rừng ngập mặn tạo thành vùng đệm kiên cố bên ngoài đê. Suốt một thời gian dài trước đây rừng bị phá đi để làm đầm nuôi tôm cho đến khi được bảo vệ nhờ sự ra đời của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Nhưng nơi đây vẫn còn nhiều đầm nuôi tôm. Vùng duyên hải dọc theo bờ biển dài trên 3.000 cây số của Việt Nam được đánh giá là khu vực sẽ chịu tác động nặng nề nhất của Biến đổi Khí hậu. Rừng ngập mặn giúp giảm bớt tình trạng nhiễm mặn nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao, hoặc tạo thành vùng đệm giữa biển và đất liền nên mỗi khi có bão, thiệt hại đã giảm đi rất nhiều. Tiến sĩ Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, nói nhờ vùng đệm mà thiệt hại của bão đã giảm đáng kể. "Thí dụ trong cơn bão số 7 năm 2005 thì toàn bộ khu vực có vùng đệm gần như không hề hấn gì nhơ giải rừng phòng hộ ngoài đê.'' Ông Cách cho biết đợt đó, dân sinh yên lành không như những khu vực khác trong huyện. Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn là nơi cư trú của trên 200 loài chim, chủ yếu là chim nước. Trong đó có 9 loài nằm trong Sách Đỏ được bảo vệ của quốc tế. Đặc biệt có cò thìa, một trong những loài gần như tuyệt chủng trước đây do hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản của con người. Phá rừng Trước sức ép của gia tăng dân số và phát triển kinh tế, diện tích rừng ở Việt Nam bị thu hẹp nhanh chóng. Độ che phủ rừng đã giảm xuống từ chỗ năm 1943 chiếm khoảng 43% thì đến năm 1990 chỉ còn 28,4%. Miền Bắc và miền Trung đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng. Nhưng Tiến sĩ Hà Công Tuấn, Cục trưởng Cục Kiểm lâm ở Hà Nội quả quyết rừng của Việt Nam đang được khôi phục một cách đáng kể. "Tính đến năm 2007 độ che phủ của rừng đã được khôi phục lại và đến nay chúng tôi đạt được trên 38%. Đây là một quyết tâm chính trị của Việt Nam." Nhưng theo báo cáo tổng kết chương trình sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường năm 2001 rừng tự nhiên ở những nơi như Lai Châu, Sơn La, Lào cai và 4 tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm. Việc khai thác rừng ở những nơi này vượt quá mức qui định, tình trạng khai thác bất hợp pháp chưa được ngăn chặn. Ông Tuấn nhìn nhận thực trạng đó nhưng tin rằng có cách giải quyết. Việt Nam đang thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, để làm sao từ nay đến năm 2010 cố gắng duy trì độ che phủ rừng toàn quốc ở mức 43%, tức 17 triệu hecta tổng cộng. Để phục vụ cho mục tiêu này là hai chương khuyến khích thâm canh và giao đất giao rừng cho dân khai thác trồng rừng. Dân trồng rừng Tôi đã đến thăm một trong những khu rừng sản xuất như vậy ở xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, thành phố Huế. Đây khi trước là đất hoang, sau đó giao cho dân theo hình thức khoáng hoặc cho thuê dài hạn. Tôi có hỏi chuyện anh Lê, người nhận 10 hecta và thuê 20 lao động để khai thác. Rõ ràng cuộc sống của những người dân sống ven rừng đã thay đổi cùng với màu xanh của rừng đang dần phủ lại những quả đồi trọc quanh đây. Thừa Thiên Huế đã vận động sự hợp tác của người dân địa phương để quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Trong khuôn khổ đó tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có dự án MacCarthur do Mỹ tài trợ nhằm quảng bá mô hình đồng quản lý tại 8 xã. Điều phối viên của dự án, và là Trưởng nhóm Bảo tồn thiên nhiên của Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn nói, con người là yếu tố quyết định trong việc bảo vệ rừng. Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Thừa thiên Huế cho biết sau khi khai thác cây keo một thời gian họ sẽ thay bằng các loại cây bản địa để nâng chất lượng của rừng. Trên đường về lại thành phố tôi nhìn thấy những tháp canh nằm rải rác ở những vị trí cao để canh phòng cháy rừng. Đây là một áp lực cho nghành kiểm lâm, đặc biệt trong mùa Hè do ảnh hưởng gió Lào làm nhiệt độ ở đây có thể lên đến 40 độ C. Ông Khanh khoe với tôi các tháp canh có trang bị ống nhòm, máy bộ đàm vô tuyến và đang đưa hệ thống định vị toàn cầu GPS vào sử dụng. Bảo tồn thiên nhiên Nhìn trên bản đồ chúng ta thấy có một vệt rừng xanh kéo dài từ biển Đông đến tận sông Mêkông, duy nhất chạy ngang qua Huế. Nhưng vệt xanh bị ngắt quãng giữa Bạch Mã và Phong Điền do tàn phá của chiến tranh hay những hoạt động kinh tế của con người. Ông Khanh nói từ đó nảy ra ý tưởng làm sao nối lại vệt rừng xanh như xưa. Thế là Dự án Hành lang xanh ra đời. Đây là chương trình kéo dài trong bốn năm và sẽ kết thúc vào năm sau, do chương trình WWF Việt Nam và Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới – Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV. Nhiều loài động thực vật mới đã được phát hiện dọc theo hành lang xanh, đặc biệt là Sao La, Gà Lôi Lam Mào Trắng và Vọc Chà Vá Chân Nâu. Nhưng đó là bảo tồn thiên nhiên trong khi có quan ngại rằng rừng trồng mới không theo kịp tốc độ khai thác rừng hay phá rừng. Đó là chưa kể trồng rừng nhưng có thành rừng hay không lại là chuyện khác. Cục trưởng Cục kiểm lâm ông Hà Công Tuấn nói hậu quả khốc liệt của các trận lũ quét hồi tháng 10 năm nay 2007 ở Sơn La, là nơi theo ông rừng đã được khôi phục, làm cho chúng ta phải suy nghĩ. "Đúng là hậu quả đó cũng xuất phát từ độ che phủ của rừng giảm nhưng không phải độ che phủ mà chính là chất lượng rừng của chúng ta chưa được cao, và như thế chúng ta phải mất thời gian.'' Ông Tuấn nói rất có thể làm cho những người đang hàng ngày đang khôi phục rừng nản lòng nếu không xét đến yếu tố thời gian. "Nhưng tôi cũng cho rằng việc nóng lên toàn cầu thế này thì tình trạng lũ lụt do bão sẽ khốc liệt và thường xuyên, ác liệt hơn và đô nguy hiểm cũng cao hơn.'' "Giả dụ nếu Việt Nam không đưa được độ che phủ rừng tăng mạnh thì hậu quả của các trận lũ lụt vừa rồi, hậu quả còn khốc liệt hơn rất nhiều," ông Tuấn nói. Theo BBC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (7).doc
Tài liệu liên quan