Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế- Những vấn đề cần quan tâm

Kiểu file: .pdf có thể copy sang Word MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VỚI RỦI RO QUỐC GIA 3 1.1 Trái phiếu quốc tế 3 1.1.2 Khái niệm 3 1.1.2 Phân loại 3 1.2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu quốc tế 4 1.2 Thị trường trái phiếu quốc tế - một hướng đi mới 6 1.2.1 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế 6 1.2.2 Những công cụ chủ yếu trên thị trường trái phiếu quốc tế 7 1.2.3 Lựa chọn đồng tiền phát hành 9 1.2.4 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường 10 1.3 Rủi ro quốc gia 11 1.3.1 Khái niệm 11 1.3.2 Các thành phần của rủi ro quốc gia 11 1.3.2.1 Theo Standard and Poor’s(S&P).11 1.3.2.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) 12 1.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia 13 1.3.3.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) 13 1.3.3.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) 14 1.3.4 Mối liên hệ giữa rủi ro quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế 15 1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 16 CHƯƠNG II: VIỆT NAM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và rủi ro quốc gia thời gian qua 19 2.1.1 Xuất nhập khẩu 19 2.1.2 Thu hút vốn đầu tư 21 2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế 21 2.1.3.1 Chính sách tài khóa 21 2.1.3.2 Chính sách tiền tệ 23 2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s24 2.2 Nhu cầu vốn đầu tư & thực lực của nguồn tài chính chủ yếu của Việt Nam hiện nay 25 2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay 25 2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước 25 2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài 26 2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế 29 2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước 29 2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài 30 2.3 Thực trạng hoạt động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua 32 2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 32 2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? 34 2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? 34 2.3.5 Giới thiệu khái quát vế Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy ViệtNam(Vinashin 35 2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? 36 2.4 Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam40 2.4.5 Nợ nước ngoài 40 2.4.6 Nợ trong nước 43 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẦN ĐỀ 3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế 44 3.2 Lựa chọn những tổ chức tư vấn, hỗ trợ phát hành trái phiếu chuyên nghiệp 45 3.3 Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp 45 3.4 Lựa chọn đồng tiền hiệu quả 47 3.5 Lựa chọn kỳ hạn khối lượng trái phiếu phát hành 47 3.6 Sử dụng vốn vay hiệu quả 48 3.7 Tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam .49 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC BẢNG CHỈ SỐ, BIỂU ĐỒ

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế- Những vấn đề cần quan tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cho đầu tư phát triển kinh tế. 2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế 2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước Trong giai đoạn 2001-2006, ngân sách nhà nước luôn bị bội chi, mặc dù khỏan bội chi này luôn nằm dưới mức 5% mà Quốc Hội đã cho phép nhưng vấn đế ở đây là phải tìm cho ra nguồn thu để bù đắp cho các khỏan thiếu hụt này cũng như thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Thông thường, để bù đắp các khoản bội chi, các quốc gia thường in thêm tiền họăc đi vay trong nước hoặc nước ngoài. Điều này đã tạo nên gánh nặng về nợ nần quốc gia. Hiện nay, theo cách tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Chính phủ VN đang chi tiêu vượt quá mức tiền thu vào tới 6,6% GDP, không phải ở mức 5% như Quốc hội cho phép... Trong hội thảo về bội chi ngân sách do Ủy ban tài chính ngân sách quốc hội tổ chức ngày 5-5, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chính phủ chi tiêu quá mức là một yếu tố gây lạm phát và cần được cắt giảm. Tốc độ tăng bội chi ngân sách trong 8 năm trở lại đây giữ ở mức cao 17-18%/năm. Năm 2001, chi ngân sách 26,5% GDP, đến nay xấp xỉ 40%, tăng rất cao. 2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài Hạn chế trong sử dụng ODA: Một khi các nước đứng ra viện trợ, họ đều phải tính toán đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ quốc gia nhận sự hỗ trợ này như: - Đối với các dự án ODA phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, thông qua hình thức đấu thầu họăc hỗ trợ về chuyên gia, nước viện trợ sẽ gian tiếp tham gia điều hành. - Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006, thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. Ngoài ra các nước nghèo còn phải nhận một khoản ODA dưới hình thức là hàng hóa dịch vụ do các nước viện trợ sản xuất. - Các khoản chi cho các chuyên gia, cố vấn do các nước viện trợ cử đến trong các dự án ODA thường cao hơn so với việc tự đi thuê các chuyên gia ỏ ngoài khác. - Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA khi hoàn lại tăng thêm. - Điều đáng lo ngại nhất là phía tiếp nhận nguồn vốn ODA chưa hiểu rõ được bản chất của nguồn vốn này. Một số nơi coi ODA như “bầu sữa” miễn phí được cho không hoặc nếu phải trả lại thì Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Do vậy, việc tham ô, lãng phí trong khi sử dụng nguồn vốn ODA là không thể tránh khỏi. Hàng lọat vụ bê bối liên quan tới việc bê bối như PMU đã khiến cho các nước viện trở không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề cho những dự án ODA tiếp theo. - Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến trogn thời gian gần đây mà nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn nhiều hạn chế. Với các lý do nêu trên thì chúng ta thấy rằng ODA không phải là “thiên đường” cho các quốc gia hay công ty, nhất là nếu sử dụng không hiệu quả còn đưa đến tình trạng nợ nần. Tuy ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn nguồn lực bên trong của mộ quốc gia, chưa kể đến việc nó sẽ bị thu hẹp dần cho đến năm 2010. Hạn chế trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Mặc dù Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư như sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FDI vẫn chủ yếu đến từ các nước châu Á và FDI đầu tư vào các vùng không đồng đều mà chỉ chũ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai do các địa phương này có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ và lao động. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đứng thứ hai trong việc thu hút vốn còn nông- lâm-thủy hải sản lại thu hút ít nhất. Môi trường đâu tư tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thủ tục hành chính rườm rà, nạn quan liêu tham nhũng lan rộng và các vụ “chạy chức” mới được phát hiện gần đây cũng làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Các văn bản pháp luật, chính sách còn nhiều hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, chưa có sự đồng bộ giữa thuế và kế toán. Khi thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta ít nhận thấy những mặt trái của vấn đề là các luồng vốn này sẽ kéo theo các khoản vay không nhỏ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và chúng ta trở thành “bãi rác công nghiệp” cho các máy móc công nghệ lỗi thời từ các nước khác đem vào. 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Rõ ràng việc huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiếu quốc tế tỏ ra có những ưu điểm và cho các doanh nghiệp một hướng đi khác để thỏa mãn nhu cầu về vốn cho tăng trưởng trong lúc thị trường tài chính trong nước đang khó khăn và các nguồn tài trợ từ ngân hàng hay thị trường chứng khoán đều đang bị siết chặt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu quốc tế cũng được. Việc bước ra sân chơi toàn cầu không dành cho những ai thiếu kinh nghiệm hoặc yếu kém trong khâu phát hành cũng như năng lực trả nợ thấp. Rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là uy tín trên trường quốc tế, hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của họ. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế sẽ được thực hiện theo hình thức Chính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của Chính phủ. Do vậy trước mắt lựa chọn duy nhất chính là con đường phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam rồi cho các doanh nghiệp vay lại hoặc chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vì chỉ có chính phủ đứng ra bảo lãnh thì mới có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu để có thể từ đó về sau tạo đà cho các doanh nghiệp tự mình phát hành. Một số dự án sẽ được vay lại vốn trái phiếu Chính phủ như dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng Công ty Hàng hải VN và dự án Thủy điện Xêcamản 3 của Tổng Công ty Sông Đà. 2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị cho Bộ Tài chính học tập kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Việt Nam đã mời cả ba công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. Tháng 8 năm 2005, Bộ Tài Chính đã trình lên Chính phủ Đề án phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Đến ngày 27/10/2005, sau hơn 10 năm nghiên cứu và chuẩn bị, Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký kên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá và lãi suất thực là 7,125% và được niêm yết tại thị trường Singapore. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì số lượng các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục (225 nhà đầu tư so với 150 nhà đầu tư trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ Indonesia vào tháng 10/2005). Các nhà đầu tư mua trái phiếu đều là những nhà đầu tư có uy tín. Trong số các trái phiếu phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 175 và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Đặc biệt là số trái phiếu này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%, châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại. 2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? Thành công trong lần phát hành trái phiếu lần đầu tiên quả là một tín hiệu vui cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn không ít câu hỏi được đặt ra lúc này:  Lãi suất thực mà chính phủ Việt Nam phải chi trả cho các nhà đầu tư là 7,125% trong khi lãi suất thực của trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ có 4,561%. Điều đó đặt ra một câu hỏi là phải chăng chúng ta phải trả giá cao hơn vì niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam thấp hơn?  Số lượng các nhà đầu tư đăng ký mua lên đến 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần so với giá trị mà chúng ta phát hành nhưng giá bán vẫn thấp hơn mệnh giá, chỉ bằng 98,223% mệnh giá phát hành. Vẫn xoay quanh vần đề niềm tin, trong số các nhà đầu tư thì các công ty bảo hiểm chỉ nắm 17% trong khi họ chính là những người chuyên kinh doanh rủi ro bên cạnh ngân hàng nắm 25% và các quỹ tài chính nắm 51%. 2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào? Để quản lý hiệu quả nguồn vốn trái phiếu quốc tế, Chinh phủ đã đưa ra một danh mục các văn bản pháp lý qui định quản lý vay, trả nợ, giám sát nợ nước ngoài gồm các nghị định, quyết định hướng dẫn như sau: - Nghị định 90/1998/NĐ-CP: Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Nghị định 72/1999/NĐ-CP: Quy định về thành lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài. - Quyết định 135/2005/QĐ-TTg/08.06.2005: Phê duyệt định hướng quản lý nợ nước ngoài đến 2010. - Nghị định 134/2005/NĐ-CP/01.11.2005: Ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Quyết định 231/2006/QĐ-TTg: Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia. - Quyết định 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006: Ban hành quy chế quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005. 2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? Theo như quyết định số 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006 thì nguồn vốn trái phiếu được ưu tiên cho các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam. Vinashin phải sử dụng nguồn vốn này hiệu quả và không dùng nó để giải quyết các hậu quả, thiệt hại do chính Vinashin gây ra. Ngày 03/11/2005, theo đề án phát hành trái phiếu đã được chính phủ thông qua, Bộ tái chính và Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký kết một hợp đồng, theo đó Vinashin sẽ được phép vay lại toàn bộ 750 triệu USD có được từ đợt phát hành trái phiếu quốc tế. Lãi suất cho vay lại là 6,875%/năm và tiền lãi sẽ được thanh toán 6 tháng một lần vào các ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 07 hằng năm. Thời hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành, nghĩa là sẽ đáo hạn vào năm 2016. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) và Vinashin cũng đã ký thỏa thuận khung về hợp tác quản lý nguồn vốn này. Bên cạnh đó thì Bộ Tài Chính phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng nguồn vốn này. 2.3.5 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam.  Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI- VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào việc sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT.  Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam.  Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà lan, Ban lan, Úc, I rắc và Mỹ.  VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2000T, tàu hút bùn 1500m3/h xuất khẩu cho I rắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3500T, tàu chở khí hoá lỏng 2500T, tàu hàng khô 6500DWT, ụ nổi 8500T và các tàu tuần tra cho Hải quan ...  Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13,500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1016TEU và tàu hút bùn 1500m3/h. 2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? Số tiền 750 triệu USD được Vinashin phân bổ cho 180 dự án thuộc đề án phát triển giai đoạn 2006-2010 và để án này đã được Chính phũ phê duyệt. 50% số tiền của dự án là để nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, 30% dành cho các dự án nội địa hóa sản phẩm công nghiệp tàu thủy, 20% còn lại cho các dự án phát triển đội tàu, gồm tàu chở container, tàu hàng rời, tàu hàng tổng hợp, tàu chở dầu thô… Theo Vinashin đến 30/04/2007, số tiền đã giải ngân cho các dự án là 462 triệu USD, trong đó số tiền đã thu hối từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản của các dự án đã đi vào hoạt động là trên 650 tỷ đồng. Với số tiền này, Vinashin đầu tư vào các dự án đang cần vốn. Riêng số tiền chờ giải ngân cho các dự án khác được giao cho Công ty Tài chính Vinashin quản lý, chủ yếu sử dụng để cho các đơn vị thành viên vay vốn lưu động phục vụ sản xuất, số còn lại gửi tại các ngân hàng. Các dự án đầu tư của Vinashin: 1.GIAI ĐOẠN I ( đến 2002 ): Củng cố và nâng cấp các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển hiện có: để sửa chữa, đóng mới tàu biển có trọng tải lớn đến 12000 DWT. Liên doanh sửa tàu đến 400000DWT 2. GIAI ĐOẠN II ( từ 2002 đến 2005 ): hoàn thiện và mở rộng cạnh tranh Hoàn thiện công nghệ đóng mới tàu biển có trọng tải lớn đến 50000DWT và đóng tàu đến 100000 DWT, sửa chữa tàu và hệ thống giàn khoan biển có trọng tải đến 400000DWT (Nhà máy liên doanh Huyndai-Vinashin) Xây dựng mới các nhà máy đóng tàu  Phía Bắc xây dựng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đóng và sửa chữa tàu đến 50000DWT.  Bắc miền Trung xây dựng Nhà máy đóng tàu đến 10000DWT (Nghi Sơn Thanh Hoá).  Nam miền Trung xây dựng nhà máy liên hiệp CNTT Dung Quất, đóng và sửa chữa tàu đến 100000DWT, chế tạo thép đóng tàu (Quảng Ngãi)…  Phía Nam xây dựng nhà máy đóng tàu Long Sơn, Nhơn Trạch Đồng Nai đóng tàu và sửa chữa tàu đến 50000DWT. Các nhà máy vệ tinh Xây dựng nhà máy vật liệu hàn Nam Triệu. Chế tạo thép đóng tàu, lắp ráp động cơ thuỷ có công suất đến 6000 HP , sản xuất các loại phụ kiện, thiết bị tàu thuỷ; Cụ thể như sau:  Xây dựng Nhà máy cán nóng thép tấm đóng tàu Cái Lân (Quảng Ninh): Cán nóng thép tấm có chiều dày 5 đến 50mm cùng với Nhà máy phát điện 60MW.  Khu công nghiệp An Hồng, An Hải, Hải Phòng với các nhà máy: + Nhà máy lắp ráp động cơ diezel 2 kỳ công suất từ 4000 đến 6000HP; + Nhà máy lắp ráp động cơ diezel 4 kỳ công suất từ 300 đến 3000HP; + Nhà máy xích neo tàu thuỷ, thiết bị điện, trang trí nội thất, chế tạo container.v.v Nâng cấp và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và đào tạo  Nâng cấp viện KHCNTT thành phòng thí nghiêm Quốc gia (Hà Nội): Đầu tư chiều sâu bể thử mô hình và đầu tư trung tâm thiết kế công nghiệp và tạo mẫu;  Xây dựng trung tâm điều hành sản xuất thương mại kỹ thuật cao CNTT (Hà Nội);  Xây dựng trường đào tạo kỹ thuật CNTT ở TP HCM, Hải Phòng và Quảng Ninh.  Đầu tư xây dựng, kinh doanh các khu du lịch, nhà nghỉ ;  Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng;  Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch hồ Sông Giá;  Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch đảo Tuần Châu;  Xây dựng khu điều dưỡng Xuân Thành;  Xây dựng nhà nghỉ chuyên gia và du lịch Bà Ná - Đà Nẵng. 3. GIAI ĐOẠN III ( từ nǎm 2006 - 2010 ): Hoàn thành việc xây dựng các nhà máy mới, hiện đại hoá và hội nhập. Đầu tư hoàn chỉnh công nghệ, thiêt bị đóng và sửa chữa tàu lên mức hiện đại trong khu vực, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong ngành lên 60 đến 70 %. Hợp tác liên doanh với nước ngoài  Mục tiêu đến 2010: Đóng mới tàu đến 100000DWT, sửa chữa tàu đến 400000DWT, chế tạo và lắp ráp được các thiết bị vật tư cho ngành Công nghệ thông tin.  Tổng công ty cần tìm đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ty của các nước có kỹ thuật đóng tàu cao để thiết lập các dự án liên doanh xây dựng các nhà máy đóng tàu với công nghệ tiên tiến. Trong năm, giá trị tổng sản lượng của Vinashin đạt trên 17.500 tỷ đồng, tăng hơn 59% so với năm 2005. Riêng doanh thu đạt gần 11.500 tỷ đồng, vượt 2,88% so với kế hoạch năm và tăng 44,10% so với năm 2005. Ngoài ra Vinashin còn ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị đạt gần 5 tỷ USD cho các chủ tàu từ các nước Ba Lan, Israel, Nhật Bản, Đức… là những nước có nền công nghiệp đóng tàu mạnh trên thế giới. Với tham vọng trở thành tập đoàn đóng táu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, Vinashin quyết tâm mở rộng phát triển đầu tư. Điều đó là tốt nhưng cũng cần xem lại khả năng quản lý, vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín. Thực tế thì Vinashin chỉ có một lợi thế duy nhất là về giá nhân công rẻ đối với những ngành sản xuất thâm dụng lao động, thế nhưng với tình hình lạm phát căng thẳng như hiện nay và giá cả nhân công tăng từng ngày thì lợi thế trên cũng đang mất đi. Nếu tính theo các dự án đặt ra thì hiện tại nhu cầu về vốn của Vinashin là rất lớn và công ty hiện đang thiếu rất nhiều vốn. Do vậy, Vinashin quyết định tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu trong nước và vay thêm vốn từ nước ngoài. Ngày 07/05/2007, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chính thức công bố phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị đạt mức kỷ lục 3.000 tỷ đồng Việt Nam cho kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm. Các nhà đầu tư mua trái phiếu lần này đa số vẫn là các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm… Thêm vào đó, gần đây Vinashin lại được ngân hàng Thụy Sỹ cho vay 600 triệu USD. Nhưng dù là phát hành trái phiếu ở trong hay ngoài nước thì chúng ta vẫn cần phải lưu ý là tất cả chúng đều là những khoản nợ phải trả. Mặc dù theo thông tin mà Vinashin cung cấp thì họ đã ký được những hợp đồng trị giá lên đến cả tỷ USD, nhưng đó chỉ là xét về mặt doanh thu, còn lợi nhuận đạt được sau những hợp đồng đó thì không thể biết được. Ngay cả khi truy cập vào website chính thức của Vinashin thì vẫn không thể tìm thấy những thông tin về tình hình tài chính của công ty lúc này. “Trong thực tế thì điều mâu thuẫn là: bất chấp các thông tin liên tục về việc Vinashin nhận được hợp đồng hợp đồng nọ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế chỉ là 0,42% và số tiền còn thiếu ngân sách nhà nước gần 70 tỷ đồng” (Bài “Doanh nghiệp nhà nước: Không thể giữ bí mật tài chính mãi được” của GS- TS Trần Ngọc Thơ đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 15/10/2006). Thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn đọng: - Nếu nhìn một cách tổng quát thì các dự án đầu tư của Vinashin đều rất lớn, nhiều hạng mục và dàn trải khắp từ Bắc chí Nam đòi hỏi một lượng vốn cực lớn. Liệu 750 triệu USD có đủ thỏa mãn? Chưa kể đến việc đầu tư dàn trải như vậy sẽ dẫn đến lỏng lẻo trong công tác quản lý, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh (đọc bài “Xuôi Bắc Nam cùng tàu Hoa Sen trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 05/05/2008). - Theo Vinashin thì đến năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và thế giới với tỷ lệ nộti địa hóa lên đến 60%. Trong khi đó châu Á hiện nay đang hội tụ ba “đại gia” trong ngành đóng tàu là Hàn Quốc (chiếm 34% thị phần của thế giới), Trung Quốc (chiếm 22% thị phần thế giới) và Nhật Bản (chiếm 21% thị phần). Hàn Quốc hiện nay đang được xem là cường quốc đứng đầu về công nghiệp đóng tàu. Họ đã có thâm niên 40 năm trong hoạt động này và hiện nay công nghiệp đóng tàu là một ngành kinh tế quan trọng đem về nguồn thu không nhỏ cho nước này. Chỉ riêng tập đoàn Hyundai cứ sau 3 đến 4 ngày sản xuất lại cho hạ thủy một con tàu. Tất nhiên cả ba cường quốc trên không hề muốn dừng sự phát triển của họ tại đây cũng như tất cả đều đặt mục tiêu mở rộng thị phần của mình. Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, thì liệu Vinashin có đủ sức chen chân? - Và liệu có phải do uy tín hay thương hiệu của Vinashin quá lớn mà những đợt phát hành trái phiếu của họ đều thành công hay thực tế là nhờ họ có được sự quan tâm, bảo trợ từ phía Nhà Nước? Liệu các nhà đều tư có mua trái phiếu của họ không nếu chỉ có một mình Vinashin đứng ra phát hành hoặc không phải Vinashin mà là một công ty khác. Đã đến lúc Vinashin đứng trên “đôi chân” của mình. - Một vấn đề muôn thuở là công tác quản lý và vấn đề nhân sự. Nếu việc quản lý nhân sự không tốt, đặc biệt là các nhân vật cấp cao, chủ chốt trong bộ máy quản lý thì thật khó lòng đưa công ty đi lên (đọc bài “Bắt tạm giam Phó giám đốc Công ty Cổ phần Xây Dựng Vinashin” trên báo Tuổi Trẻ ngày 10/05/2008), chưa kể đến những sai phạm mà họ gây ra sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và uy tín của công ty. 2.4 LỊCH SỬ NỢ QUỐC GIA VÀ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.4.1 Nợ nước ngoài Trước năm 1990: Các khoản vay nợ này vay từ các nước xã hội chủ nghĩa. Việc vay và trả nợ đều do nhà nước quản lý và được tiến hành ở dạng đổi hàng với giá cả cố định theo thỏa thuận của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế năm 1957. Tất cả các khoản vay đều là nợ của Chính phủ được cung cấp trên cơ sở các hiệp định và hiệp ước hữu nghị. Đây là các khoản vay ưu đãi, có lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và kỳ hạn thường tương đối dài 20-30 năm. Ngoài ra, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn trong số vay đó. Các khoản vay đều được ghi là thu ngân sách Nhà nước và là nguồn vốn cơ bản dành cho đầu tư phát triển kinh tế và công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia. Ngoài ra chúng còn được sử dụng với mục đích vay tiêu dùng. Việc quản lý và sử dụng nợ vay nước ngoài được tuân theo các quy định về phân bổ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu cụ thể. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng được xây dựng để phục vụ cho sự phát triển, cải cách kinh tế sau này. Sau năm 1990: Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thồng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho Việt Nam mất đi nguồn cung cấp vốn từ các quốc gia này và việc trả nợ cũng đã được đề cập đến trong giai đoạn này. Việc ký kết thành công Hiệp định xử lý nợ giữa Việt Nam và Nga trong khuôn khổ Câu lạc bộ Paris vàn năm 2000 đã tạo chuyển biến tích cực trong hiện trạng vay nợ nước ngoài của Việt Nam. Sau cấm vận đối với Việt Nam được dỡ bỏ, một số nước phát triển đã khôi phục lại quan hệ và bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính cho Việt Nam. Tháng 10/1993, cộng đồng tái chính quốc tế đã khôi phục quan hệ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam. Ngoài các khoản vay của Chính phủ, khu vực doanh nghiệp cũng được hưởng lợi trong việc vay nước ngoài để phát triển.Cuối năm 2003, các thể chế tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đã cam kết khoảng 25 tỷ USD cho Việt Nam. Trong đó, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 7 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản và nhóm Ngân hàng thế giới chiếm 70% tổng ODA. Vốn ODA là vốn ưu đãi có điều kiện, như lãi suất thấp khoảng 0-2%/năm và nhiều dự án được tài trợ miễn lãi. Kỳ hạn thường từ 30-40 năm, trong đó 8-10 năm là ân hạn, không phải trả gốc và lãi. Tuy nhiên Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể do chủ nợ đặt ra, do hai bên thỏa thuận và các điều kiện này phần lớn phụ thuộc vào chính sách ODA và quy định của từng nước hay tổ chức quốc tế tài trợ. Hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vay nước ngoài chủ yếu của Chính phủ. Chính phủ hiện đang đánh giá các nguồn tài trợ nước ngoài khác như phát hành trái phiếu quốc tế. Đồng thới một số chủ nợ cũng đặt ra vấn đề tăng thu từ vay của họ đối với các cấp chính quyền, qua đó cho phép Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn thông thường không ưu đãi. Tại khối các doanh nghiệp: Từ năm 1998, theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như các công ty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể tiếp cận vốn vay nước ngoài để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2003, dư nợ nước ngoài của các doanh nghiệp là 3,2 tỷ USD, trong đó các khoản vay trung và dài hạn chiếm 3 tỷ USD, còn lại là vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 71% tổng nợ trung và dài hạn, phần còn lại là các doanh nghiệp trong nước chiếm giữ. Hầu hết nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp nhà nước đều được Chính phủ bảo lãnh. Vay của các Chính phủ: Các khoản vay của các chính phủ thông qua các Hiệp định vay được ghi chép tại Phòng Song Phương và Đa Phương của Vụ tài chính đối ngoại, bao gồm các khoản vay được Ngân hàng Nhà nước đàm phán với các thể chế đa phương. Hai phòng này cũng ghi chép các giao dịch vay lại với Quỹ Hỗ trợ phát triển. Bảng 9: Nợ nước ngoài của Việt Nam Giai đoạn từ năm 2002-2005 Đơn vị tính: triệu USD 2002 2003 2004 2005 Tổng nợ nước ngoài 12.345 13.535 15.390 16.924 Theo %GDP 35.2 34.2 33.9 32.0 Nợ công được bảo lãnh 9.887 11.001 12.397 13.809 Tính theo %GDP 28.2 27.8 27.3 26.1 Khu vực tư nhân 2.458 2.534 2.993 3.114 Tính theo %GDP 7.0 6.4 6.6 5.9 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm 2002-2005. Cuối năm 2006, mức nợ này dừng ở mức 31% GDP với chỉ số thanh toán nợ là 5,5%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nợ Việt Nam vẫn còn năm trong tầm kiểm soát (tức là có nguy cơ thấp) và càng đảm bảo hơn khi quỹ dự trữ quốc gia đạt ở mức 12 tuần nhập khẩu. Năm 2007 là năm lần đầu tiên Việt Nam thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng là năm Việt Nam có mối quan hê thương mại bình thường hóa với Hoa Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. Khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam Bảng 10: Khả năng chịu đựng nợ nước ngòai của Việt Nam (Tính theo % của GDP, trừ khi có những biểu thị khác) Thực tế Dự đóan 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 6 202 6 Nợ nước ngòai(1) 33,9 32, 5 32, 6 32, 1 31, 5 31, 2 30, 9 30, 8 30, 6 26, 8 Thay đổi trong nợ nước ngòai 0,2 - 1,4 0,1 -0,5 - 0,6 - 0,3 -0,3 -0,1 -0,2 -0,3 NPV của nợ nước ngòai (2) … 27, 4 27, 4 26, 7 25, 9 25, 5 25, 1 21, 0 20, 5 15, 8 NPV của chính phủ … 21, 7 22, 4 22, 2 21, 8 21, 5 21, 1 21, 0 20, 5 15, 5 Tốc độ tăng GDP thực 7,8 8,4 7,8 7,6 7,5 7,5 7,6 7,5 7,0, 7,0 GDP (tỷ USD) 45,4 52, 8 60, 4 67, 8 76, 2 85, 6 96, 1 105 ,2 162 ,2 389 ,1 “ Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế” (1): Bao gồm cả thành phần nợ công và tư đối với nước ngòai (2): Giả sử rằng NPV của thành phần nợ tư bằng với giá trị bên ngòai của nó 2.4.2 Nợ trong nước Nợ trong nước bao gồm nợ từ trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư được phát hành theo yêu cầu ngân sách hàng năm hoặc phát hành cho các dự án phát triển ưu tiên do Chính phủ quy định. Ngoài ra còn có nợ địa phương, các khoản nợ này được Vụ ngân sách Nhà nước phân bổ và cho phép các chính quyền cấp tỉnh, thành phố được phép vay đến 30% ngân sách đầu tư cơ bản. Chủ yếu hiện nay của việc vay mượn này nhằm huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ 3.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM RIÊNG CỦA VIỆT NAM THEO CHUẨN QUỐC TẾ Thị trường trái phiếu quốc tế không chỉ dành riêng cho Chính phủ các quốc gia mà đối với các doanh nghiệp đủ tiềm lực thì đây cũng là một nguồn huy động vốn rất tốt. Tuy hiện nay Việt Nam chỉ mới phát hành được trái phiếu quốc tế của Chính phủ nhưng về lâu về dài thì mục tiêu của chúng ta là giúp các doanh nghiệp tự mình phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, cái khó mà các doanh nghiệp gặp phải là quốc tế biết quá ít về các doanh nghiệp Việt Nam và công tác thống kê của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến những thông tin sai lệch. Khi các nhà đầu tư cân nhắc có nên đầu tư vào một công ty nào đó thì họ thường tham khảo thêm các thông tin của các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới. Nhiệm vụ của các công ty này là thu thập, phân tích và làm rõ các chỉ số cũng như tình hình kinh doanh của các công ty để từ đó làm căn cứ xếp hạng tín nhiệm công ty theo các tiêu chí của mình. Nếu một công ty có được một mức xếp hạng tín nhiệm cao thì họ sẽ gặp rất nhiều thuận lợi khi phát hành trái phiếu như: nhận được sự quan tâm tin tưởng của các nhà đầu tư cho nên mức lãi suất mà họ phải trả cho việc huy động vốn cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, với một mức xếp hạng thấp hoặc bị các tổ chức xếp hạng đánh giá là “ không có khả năng trả nợ” thì con đường phát hành trái phiếu đã trở nên chông gai hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí cho việc mời một công ty về đánh giá xếp hạng tín nhiệm không hề rẻ chút nào và việc các công ty xếp hạng đều là công ty nước ngoài sẽ khiến họ mất nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm rõ các quy luật trong nền kinh tế Việt Nam. Theo tình hình hiện tại do hệ thống pháp lý của Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện, các công bố thông báo chưa được công khai hoàn toàn, số liệu chưa đồng bộ nên việc xếp hạng sẽ gặp khó khăn có thể dẫn đến mức xếp hạng tín nhiệm thấp gây bất lợi cho trái phiếu quốc tế về giá và lãi suất khi phát hành. Nên chăng tự thân các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng nhau thành lập một Trung tâm xếp hạng tín nhiệm riêng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ là một đơn vị ngoài quốc doanh, chuyên thu thập các dữ liệu, thông tin về thị trường cũng như các doanh nghiệp. Ưu điểm của trung tâm này là đây là một đơn vị độc lập, không chịu sự chi phối của Nhà nước hay tư nhân và hoạt động dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và nắm rõ thị trường Việt Nam. Họ là nơi thống kê, phân tích và tổng hợp các số liệu đó và sẽ bán lại cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, dựa vào các tiêu chí mà các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới thường áp dụng, các công ty này cũng sẽ xây dựng một danh mục xếp hạng tín nhiệm các công ty. Danh mục này sẽ rất cần thiết cho bản thân các công ty để họ có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, sai sót để được nâng mức xếp hạng. Đối với các nhà đầu tư, danh mục này sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho họ trước khi bỏ tiền đầu tư. 3.2 LỰA CHỌN NHỮNG TỔ CHỨC TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHUYÊN NGHIỆP Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tổ chức, ngân hàng nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu. Việc lựa chọn tổ chức nào là phù hợp, chuyên nghiệp và có chi phí hợp lý là rất quan trọng. Điều đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí rất nhiều.Do đó, để có thể phát hành trái phiếu ra nước ngòai thành công chúng ta cần chú trọng đến vai trò của các tổ chức tư vấn này trong việc đưa ra những nhận định, những lời khuyên bổ ích.Trên cơ sở đó chúng ta tiến hành lựa chọn những tổ chức bảo lãnh phát hành phù hợp nhất với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.3 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG PHÁT HÀNH PHÙ HỢP Hiện nay chúng ta có nhiều lựa chọn cho thị trường phát hành như thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng của mình với những ưu, khuyết khác nhau.Tuy nhiên thị trường trái phiếu châu Âu hiện nay đang chiếm ưu thế à dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành do có đặc ưu việt của nó.Trái phiếu châu Âu chiếm hơn 80% của thị trường chứng khoán quốc tế. Hai lý do chính cho việc này xuất phát từ thực trạng là đồng đôla Mỹ là đồng tiền được tìm kiếm nhiều nhất trong tài chính trái phiếu quốc tế. - Thứ nhất, trái phiếu châu Âu có thể được mang ra thị trường nhanh hơn hơn trái phiếu nước Mỹ bởi vì chúng không phải được cung cấp cho các nhà đầu tư Mỹ và do đó không phái tuân thủ các điểu kiện đăng ký khắt khe của Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ. - Thứ hai, trái phiếu châu Âu là những trái phiếu vô danh điển hỉnh cung cấp sự vô danh cho các trái chủ và do vậy cho phép họ tránh bị đánh thuế lên lãi suất nhận được. Nhờ có đặc tính này mà các nhà đầu tư thường sẵn lòng chấp nhận một suất lợi tức của trái phiếu châu Âu thấp hơn khi so sánh với trái phiếu nước Mỹ ở những điều khoản có thể so sánh được, ở những điểm quyền sở hữu được ghi nhận. Đối với tổ chức phát hành trái phiếu thì suất lợi tức thấp hơn nghĩa là chi phí cho khoản nợ cũng thấp hơn. Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế thì nên phát hành tại thị trường châu Á. Thị trường này tuy còn non trẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và có ưu thế là không yêu cầu có phải xếp hạng mức tín nhiệm. Đây chính là ưu điểm vì đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thuê công ty định mức xếp hạng tín nhiệm cho mình. Các nhà đầu tư châu Á cũng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến trái phiếu quốc tế của Việt Nam, bằng chứng là trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam năm 2005 các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38% tổng số lượng phát hành. Trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, chính phủ không nên tiếp tục bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế nữa vì các lý do sau: - Cần phải xem lại hiệu quả của đợt phát hành đẩu tiên vay 750 triêu USD cho Vinashin và xây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Tránh trường hợp phát hành liên tục mà không có kế hoạch trả nợ hiệu quã sẽ làm giảm giá trái phiếu mà mức lãi suất phải chi trả lại cao hơn. - Việc phát hành trái phiếu quốc tế có sự bảo lãnh sẽ tạo tiền lệ không tốt cho các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, dễ dẫn đến nhận các doanh nghiệp Việt Nam yếu kém, không có khả năng trả nợ nên không thể tự mình phát hành trái phiếu. Về phía các nhà đầu tư, sẽ rất dễ tạo tâm lý e dè, nghi ngại khi mua những đợt trái phiếu không có bảo lãnh vì sợ rủi ro. Còn về phía các doanh nghiệp lại dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bảo lãnh của chính phủ từ đó dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. 3.4 LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN PHÁT HÀNH HIỆU QUẢ Đôla Mỹ tỏ ra là một lựa chọn hợp lý vì từ trước đến nay người Việt Nam có thói quen sử dụng đồng đôla Mỹ nhiều trong giao dịch mua bán cả trong và ngoài nước. Trên thế giới thì do sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ nên đồng đôla Mỹ cũng rất thông dụng trên thị trường mua bán trái phiếu. Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, hiện tại nền kinh tế Mỹ đang sụt giảm và đồng đôla Mỹ đang bị mất giá bất chấp những nỗ lực của chính phủ Mỹ. Trước tình cảnh đó, nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng một ngoại tệ khác thay thế để dùng trong trao đổi buôn bán như Euro, bảng Anh… Bên cạnh đó, việc lựa chọn phát hành trái phiếu quốc tế bằng một ngoại tệ khách đôla Mỹ cũng giúp chúng ta đa dạng hóa danh mục ngoại tệ mà mình đang nắm giữ nhằn phân tán rủi ro trong trường hợp đôla Mỹ mất giá khi vay hoặc tăng giá quá cao khi chúng ta phải trả nợ. 3.5 LỰA CHỌN KỲ HẠN, KHỐI LƯỢNG TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH Việc phát hành lần đầu tiên mang động thái thăm dò nhiều hơn từ cả hai phía nhà đầu tư và người phát hành. Nếu khối lượng lớn thì giá sẽ giảm và lãi suất cao lại phải gánh chịu một khoản nợ cao. Nhưng nếu phát hành quá ít thì không thể thỏa mãn nhu cầu huy động vốn của tổ chức phát hành mặc dù có thể đạt được giá cao và lãi suất thấp do tạo nên tâm lý khan hàng. Căn cứ vào nhu cầu vốn và tình hình thị trường mà các nhà phát hành sẽ quyết định lựa chọn phù hợp, cần phải cân nhắc kỹ vì thành công hay thất bại của đợt phát hành trườc sẽ ảnh hường rất nhiều đến thành công của đợt phát hành sau. Kỳ hạn của trái phiếu thì nên dài hơn vòng đời của dự án mà số tiền có được từ trái phiếu đầu tư vào để chúng ta có thời gian thu hồi vốn và lên kế hoạch thanh toán trái phiếu hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm của các nhà phát hành thì thường trái phiếu quốc tế là trái phiếu trung và dài hạn vì chúng giúp các nhà vay vồn giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên, nếu là lần đẩu tiên phát hành trái phiếu quốc tế thì các doanh nghiệp nên lựa chọn kỳ hạn trung hoặc không quá dài vì bước đầu các nhà đầu tư còn e dè trước môt loại trái phiếu mới. Sau đó, khi đã gây dựng được uy tín trên thị trường thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu dài hạn. 3.6 SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ Đây là bài toán mà các doanh nghiệp phải đặt ra đầu tiên khi có ý định phát hành trái phiếu quốc tế. Phát hành trái phiếu quốc tế không chỉ đơn thuần là đi vay mà còn là việc quảng bà hình ảnh doanh nghiệp, đất nước ra thế giới. Nếu phát hành thành công và thanh toán trái phiếu đúng hạn thì sẽ là một tiền đề rất tốt cho các hoạt mua bán ký kết hay mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp ra thị trường thế giới. Ngược lại, không chỉ uy tín, thương hiệu của công ty giảm sút mà còn làm ành hưởng đến hình ảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo ấn tượng xấu cho các nhà đầu tư. Xây dưng một chiến lược kinh doanh hợp lý, dài hơi và chặt chẽ cùng với sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực phát hành trái phiếu quốc tế để tránh những sai sót không đáng có. Đặc biệt, hiểu biết về luật pháp quốc tế thường là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, trước khi phát hành trái phiếu quốc tế, các doanh nghiệp nhất thiết phải có được đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Do đó, cần phải cân nhắc khi lựa chọn các khoản vay và sử dụng sao cho hiệu quả nhằm tránh tình trạng thất thoát vốn vay và nhất là cần nên tránh tình trạng vay nợ mới để thanh toán nợ cũ. Muốn được như vậy thì phải có sự độc lập trong trong việc thẩm định các dự án vay và khả năng trả nợ của các đối tượng sử dụng nguồn vốn vay đó. Nên phân bổ nguồn vốn vay hiệu quả, sử dụng nguồn vốn vay này để phát triển các thế mạnh hiện có của đất nước, tránh đầu tư dàn trải, nên tập trung đầu tư vào các ngành có lợi thế về xuất khẩu có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh sử dụng lao động để tạo công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. 3.7 TẠO SỨC MẠNH CHO THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM Như đã đề cập đến ở trên, uy tín, hình ảnh là một phần rất quan trọng trong việc phát hành trái phiếu, nhất là khi đây là một lĩnn vực còn khá mới mẽ đối với chúng ta và hình ảnh Việt Nam cũng còn xa lạ đối với các nhà đầu tư. Xây dựng sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam không chỉ là việc tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ quốc tế, thanh toán trái phiếu đúng hạn mà còn là cách ứng xử lịch thiệp, cư xử có văn hóa và chuyên nghiệp với các đối tác, xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam thanh bình, ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh và ổn định về kinh tế cùng với môi trường sống và làm việc thân thiện, hiếu khách. Bên cạnh đó, việc chính phủ cần củng cố hệ thống pháp lý rõ ràng, tạo một môi trường đầu tư minh bạch và hệ thống thông tin rộng khắp cũng như dẹp bỏ được nạn tham ô, hối lộ cũng góp một phần vô cùng quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh một nướcViệt Nam hiệu quả trong kinh doanh và lành mạnh, ổn định trong xã hội. KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển không ngừng. Với xu thế hội nhập, nền kinh tế nước ta ngày càng bay cao, bay xa hòa mình vào những sân chơi lớn. Qúa trình tham gia vào các sân chơi quốc tế lớn đưa đến cho chúng ta những thuận lợi, những tích cực đáng kể cho nền kinh tế.Bên cạnh đó,quá trình hội nhập sâu rộng ấy cũng mang đến cho chúng ta những khó khăn và thử thách cần phải vượt qua. Đường bay đã sẵn sàng, điều cần phải làm bây giờ là cần chuẩn bị nhiên liệu thật tốt cho chuyến bay được thành công và an toàn. Thị trường tài chính quốc tế với những chuẩn mực hết sức khắt khe, nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết, có những kế hoạch, chiến lược phát hành trái phiếu quốc tế thật chu đáo và được đầu tư đúng mức thì vẫn có khả năng thành công cao. Phát hành thành công trái phiếu quốc tế sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn có nhiều tính ưu việt này. Đồng thời mang lại những lợi ích to lớn hơn đó là khẳng định uy tín và năng lực mạnh mẽ về tài chính được đánh giá bởi những tổ chức tài chính có chất lượng trên thế giới. Với những vấn đề đã đề cập và phân tích trong đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả hy vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn trong tương lai, đâu là những hạn chế, những rào cản đối với thị trường này và đâu là những bước đi lớn mà doanh nghiệp cần tiến hành để đạt được thành công trong các đợt phát hành trái phiếu quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Tuổi Trẻ www.tuoitre.com.vn 2. Bộ Công Thương: www.moi.gov.vn 3. Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn 4. Báo điện tử - Tỉnh Lào Cai: www.laocaigov.vn 5. Báo điện tử - Tỉnh Khánh Hòa: www.baokhanhhoa.com.vn 6. www.vietnamnet.com.vn 7. Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ: www.viet.vietnamembassy.us 8. “Quản trị tài chính quốc tế trong thị trường toàn cầu” – Dương Hữu Hạnh, NXB Lao Động, Hà Nội 9. Website chính thức của Vinashin: www.vinashin.com.vn 10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 11. “Giá trình đại cương thị trường tài chính” – Lê Thị Hoa, Kiều Đức Thiện, Lê Hoàng Nga, NXB Thống Kê, Hà Nội 12. www.hochiminhcity.gov.vn 13. Quyết định số 36/2006/QĐ-BTC ngày 07/07/2006 14. www.vnn.vn 15. www.forecasts.org/nikkei225.htm 16. “Forecast trend” – Gary D.Halbert 17. “The development of International Bond Market” – Richard Benzie 18. UBS International Bond Fund - Product Disclosure Statement for IDPS Investors Phụ đề các bảng chỉ số, biểu đồ Dự báo chỉ số NASDAQ Chỉ số giá đóng cửa vào cuối tháng. Tháng 4 2008 Tháng 5 2008 Tháng 6 2008 Tháng 7 2008 Tháng 8 2008 Tháng 9 2008 Giá dự đoán 2,130 2,060 1,970 1,940 1,970 1,990 (Nguồn Biểu đồ chỉ số NASDAQ thực tế từ tháng 03/2007 đến tháng 03/2008. Từ tháng 04/2008 trở về sau là con số dự đoán Dự đoán chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản Giá trị trung bình tháng Tháng 4 2008 Tháng 5 2008 Tháng 6 2008 Tháng 7 2008 Tháng 8 2008 Tháng 9 2008 Giá trị dự đoán 13,150 13,360 12,940 12,420 12,590 12,310 (Nguồn Biểu đồ chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản thực tế từ tháng 03/2007 đến tháng 03/2008. Từ tháng 04/2008 trở về sau là con số dự đoán Bảng 1: Các thành phần trong Rủi Ro Chính Trị Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) A Sự ổn định của chính quyền 12 B Điều kiện kinh tế xã hội 12 C Tiểu sử đầu tư 12 D Xung đột bên trong 12 E Xung đột bên ngoài 12 F Sự tham nhũng 6 G Sự tinh nhuệ của quân đội 6 H Tình trạng tôn giáo 6 I Luật pháp 6 J Sự căng thẳng dân tộc 6 K Tính dân chủ 6 L Nạn quan liêu 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: ICRD Methodology) Bảng 2: Các thành phần trong Rủi Ro Kinh Tế Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) 1 GDP bình quân đầu người 5 2 Tỷ lệ tăng trưởng thực 10 3 Tỷ lệ lạm phát hàng năm 10 4 Cân bằng ngân sách 10 5 Cán cân vãng lai % của GDP 15 Tổng cộng 50 (Nguồn: ICRD Methodology) Bảng 3: Các thành phần trong Rủi Ro Tài Chính Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) 1 Nợ nước ngoài % của GDP 10 2 Dịch vụ nợ % trên xuất khẩu 10 3 Tài khoản vãng lai % trên xuất khẩu 15 4 Dự trữ chính thức tính theo tháng nhập khẩu 5 5 Sự ổ định của tỷ giá hối đoái 10 Tổng cộng 50 (Nguồn: ICRD Methodology) Bảng 4: Thứ hạng trái phiếu quốc tế HẠNG NỘI DUNG AAA - Là thứ hạng được đánh giá cao nhất. - Khả năng trả nợ gốc và lãi là mạnh nhất AA - Chỉ xếp sau AAA - Khả năng trả nợ gốc và lãi rất cao A - Là thứ hạng được đánh giá là có khả năng thanh toán gốc và lãi vay mặc dù nó cũng có phần chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi bất lợi trong những điều kiện kinh tế, BBB - Là thứ hạng được đánh giá là có khả năng thanh toán gốc và lãi vay. - Nhưng ở một khía cạnh nào đó, khi môi trường hoặc kinh tế thay đổi theo chiều hướng xấu thì khả năng trả nợ của nó trở nên yếu đi so với các thứ hạng trên. BB, B CCC, C - Là các thứ hạng được đánh giá có tính chất đầu cơ. - BB là thứ hạng đầu cơ thấp nhất - CC là thứ hạng đầu cơ thấp nhất - Tuy những khoản nợ này có những nét đặc trưng phù hợp vế chất lượng và khả năng được bảo vệ nhưng các thứ hạng này có mức độ không chắc chắn và rủi ro cao khi hoàn cảnh thay đổi trở nên bất lợi. C - Là thứ hạng bị đánh giá là không trả lãi đuợc D - Là thứ hạng chỉ mức độ vỡ nợ. Dấu (+) hoặc (-): dấu cộng hoặc trừ dành cho các thứ hạng từ AA đến BB để chỉ vi thế trong tứng thứ hạng. (Nguồn: Security Analysis and Portfolio Management, trang 327) Bảng 5: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 2005 đến 2008 ( nguồn: Tổng cục Thống kê) 2005 2006 2007 3/2008 So 12/2007 Chỉ số giá quý I/2008 so với cùng kỳ năm 2007 Tháng 3/08 So Tháng 12/05 Chỉ số giá tiêu dùng 1,084 1,066 1,1263 1,0919 1,1637 1,311 Lương thực 1,078 1,141 1,1540 1,1791 1,2152 1,553 Thực phẩm 1,120 1,055 1,2116 1,1308 1,2840 1,445 Đồ uống và thuốc lá 1,049 1,052 1,0678 1,0773 1,0696 1,210 May mặc, giày dép, mũ nón 1,05 0 1,058 1,0670 1,0842 1,0757 1,224 Nhà ở và VLXD 1,09 8 1,059 1,1712 1,2061 1,1794 1,496 Thiết bị và đồ dùng gđình 1,04 8 1,062 1,0515 1,0663 1,0578 1,191 Dược phẩm, y tế 1,04 9 1,043 1,0705 1,0806 1,0773 1,207 Phương tiện đi lại, bưu điện 1,09 1 1,040 1,0727 1,1434 1,1004 1,276 Giáo dục 1,05 0 1,036 1,0197 1,0212 1,0199 1,079 Văn hóa, thể, giải trí 1,02 7 1,035 1,0169 1,0438 1,0261 1,099 Hàng hóa và dịch vụ khác 1,06 0 1,065 1,0902 1,1283 1,1193 1,310 Chỉ số giá vàng 1,11 3 1,272 1,2735 1,1846 1,4042 1,919 Chỉ số giá đô la Mỹ 1,009 1,010 0,9997 0,9812 0,9942 0,991 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 1995-2005 ( nguồn: Tổng cục Thống kê) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % tăng BQ 1 năm (96- 05) Kim ngạch xuất khẩu HH (tỷ USD) 5,45 7,25 9,19 9,36 11,54 14,48 15,03 16,71 20,15 26,49 32,45 20,1 % tăng so với năm trước 133,0 126,8 101,8 123,3 125,5 103,8 111,2 120,6 131,5 122,5 Kim ngạch nhập khẩu HH (tỷ USD) 8,16 11,14 11,60 11,52 11,62 15,64 16,22 19,75 25,26 31,97 36,76 19,9 Bảng 7:Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1995-2005 ( nguồn: Tổng cục Thống kê) 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (%) 25,3 28,7 28,0 27,9 31,0 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 33,8 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN (%) 28,5 28,9 36,7 36,6 36,3 33.8 35,7 40,6 42,7 41,0 40,3 Bảng 8: Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 – 2005 Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết Giải ngân ODA Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo 1.818 16% 1.641 21% 2. Năng lượng và công nghiệp 1.802 16% 1.375 17% 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thóat nước và phát triển đô thị. Trong đó: - GTVT, BCVT - Cấp, thóat nước và phát triển 3.801 2.753 1.048 34% 25% 9% 3.801 2.753 1.048 32% 25% 7% đô thị 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác. Trong đó: - Y tế, giáo dục - Môi trường, khoa học kỹ thuật - Các ngành khác 3.785 1.171 351 2.263 34% 11% 3% 20% 2.332 554 361 1.417 30% 7% 5% 18% Tổng số 11.206 100% 7.907 100% “Nguồn: Bộ Kế họach và Đầu tư” Bảng 9 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đọan 2001 – 2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Thu hút vốn Triệu USD 3.224 2.757 3.064 4.019 5.835 Số dự án cấp mới Dự án 550 802 752 679 850 Vốn đăng ký mới Triệu USD 2.592 1.621 1.914 2084 3.900 Số dự án tăng vốn Dự án 241 366 393 458 458 Vốn đăng ký tăng thêm Triệu USD 632 1.136 1.150 1.935 1.935 Thực hiện vốn Vốn FDI thực hiện Triệu USD 2.450 2.591 2.650 2.825 3.300 Doanh thu Triệu USD 9.800 12.000 13.000 18.600 21.000 Tạo việc làm 1.000người 450 590 665 739 800 Nộp ngân sách Triệu USD 373 459 470 800 1.290 “Nguồn: Bộ Kế họach và Đầu tư” Bảng 10: Nợ nước ngoài của Việt Nam Giai đoạn từ năm 2002-2005 Đơn vị tính: triệu USD 2002 2003 2004 2005 Tổng nợ nước ngoài 12.345 13.535 15.390 16.924 Theo %GDP 35.2 34.2 33.9 32.0 Nợ công được bảo lãnh 9.887 11.001 12.397 13.809 Tính theo %GDP 28.2 27.8 27.3 26.1 Khu vực tư nhân 2.458 2.534 2.993 3.114 Tính theo %GDP 7.0 6.4 6.6 5.9 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) Bảng 11: Khả năng chịu đựng nợ nước ngòai của Việt Nam (Tính theo % của GDP, trừ khi có những biểu thị khác) Thực tế Dự đóan 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 6 202 6 Nợ nước ngòai(1) 33,9 32, 5 32, 6 32, 1 31, 5 31, 2 30, 9 30, 8 30, 6 26, 8 Thay đổi trong nợ nước ngòai 0,2 - 1,4 0,1 -0,5 - 0,6 - 0,3 -0,3 -0,1 -0,2 -0,3 NPV của nợ nước ngòai (2) … 27, 4 27, 4 26, 7 25, 9 25, 5 25, 1 21, 0 20, 5 15, 8 NPV của chính phủ … 21, 7 22, 4 22, 2 21, 8 21, 5 21, 1 21, 0 20, 5 15, 5 Tốc độ tăng GDP thực 7,8 8,4 7,8 7,6 7,5 7,5 7,6 7,5 7,0, 7,0 GDP (tỷ USD) 45,4 52, 8 60, 4 67, 8 76, 2 85, 6 96, 1 105 ,2 162 ,2 389 ,1 “ Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế” (1): Bao gồm cả thành phần nợ công và tư đối với nước ngòai (2): Giả sử rằng NPV của thành phần nợ tư bằng với giá trị bên ngòai của nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf