Đề tài Vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần in và vật tư Sài Gòn

§ hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phải theo dõi riêng từng khoản phải thu. § không phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp được lập vào tài khoản phải thu nội bộ. § khi đơn vị cấp trên (doanh nghiệp độc lập) cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (đơn vị thành viên) phản ánh vào tài khoản 1361. vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc. các đơn vị thành viên khi người vốn của cấp trên thực hiện việc ghi tăng tài sản và nguồn vốn ở tài khoản 411, 441 § cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ làm căn cứ hạch toán bù trừ trên tài khoản phải thu nội bộ.

doc55 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần in và vật tư Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh toán với nhiều đối tượng như, khách hàng, người bán. Ngân sách Nhà nước, đơn vị trong nội bộ, cá nhân trong đơn vị về các khoản tiền bán hàng, các khoản phải thu, các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh các khoản gồm: Phải thu khách hàng Phải thu nội bộ Phải thu khác Tạm ứng Chi phí trả trước Phải thu thế chấp, ký cược, ký quỹ 3. Yêu cầu quản lý đối với vốn bằng tiền và các khoản phải thu: a. Vốn bằng tiền: Việc quản lý vốn bằng tiền ở các đơn vị cần phải tuân theo các thủ tục, chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán của Nhà nước như: thủ tục xuất nhập quỹ, theo dõi chi tiết từng loại tiền (ngân phiếu, tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quý) chế độ kiểm kê quỹ, định mức tồn quỹ, chế độ thu chi tiền mặt Đơn vị chỉ dùng tiền mặt để chi trả lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp cho công nhân viên trong đơn vị, chi tiền những khoản linh tinh về nghiệp vụ với số tiền nhỏ, các khoản thanh toán với cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp, các đơn vị kinh doanh đều phải chuyển khoản qua ngân hàng. Đơn vị chỉ được giữ tiền mặt tại quỹ để chi tiêu những khoản được phép chi tiêu bằng tiền mặt. Số còn lại phải gửi hết vào tài khoản ngân hàng. b. Các khoản phải thu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối liên hệ phổ biến với hoạt động của các đơn vị khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với các khoản phải thu giữa đơn vị với khách hàng với ngân sách, công nhân viên. Do đó để đảm bảo việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì phải thực hiện tốt: tổ chức ghi chép theo dõi các khoản phải thu, đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật, tránh mọi trường hợp vi phạm chế độ kế toán bị chiếm dụng vốn tiền mặt 4. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu: a. Vốn bằng tiền : Kế toán vốn bằng tiền phải tuân theo chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước về tiền mặt, các hình thức thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, các chế độ quản lý kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo quy định hiện hành. Giá trị của các loại vốn bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí, kim khí quí) đều phải được sửa đổi sang một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam để ghi chép sổ sách kế toán. Một số điểm cần chú ý khi hạch toán đối với vốn bằng tiền là ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quí, đá quí như sau: Đối với ngoại tệ: Kế toán phải theo dõi chi tiết ngoại tệ cho từng loại nguyên tệ trên tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại. Việc ghi sổ sách, kế toán phải quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Sử dụng các loại tỷ giá, tùy theo loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh, theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Đối với doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì các khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế – là tỷ giá bình quân thị trường liên ngành ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào tài khoản 413 – chênh lệch tỷ giá. Đối với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ, để đơn giản cho công tác kế toán, các tài khoản: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, khoản phải thu, khoản phải trả được hạch toán theo tỷ giá hạch toán – là tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm cuối kỳ kế toán trước. Còn các tài khoản doanh thu, chi phí được phản ánh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Đối với vàng bạc, đá quý, kim khí quý: Ở những đơn vị không kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thì giá trị của chúng được phản ánh vào các tài khoản vốn bằng tiền theo thời giá hóa đơn hoặc giá thanh toán, ngoài việc theo dõi về giá trị, kế toán còn phải theo dõi cả về số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ có thể áp dụng một trong các phương pháp: bình quân gia quyền di động, thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước. b. Các khoản phải thu : Mọi khoản nợ phải thu được theo dõi cho từng đối tượng . Định kỳ cuối tháng, bộ phận kế toán cần kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh, nếu cần có thể lập biên bản đối chiếu công nợ. Các khoản nợ phải thu liên quan đến ngoại tệ thì tuân thủ nguyên tắc hạch toán ngoại tệ (sử dụng 1 trong 2 phương pháp tỉ giá thực tế hay tỉ giá hạch toán). Các khoản nợ phải thu, phải được theo dõi chi tiết theo số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị theo giá quy định. Cuối niên độ kế toán, số dư về các khoản phải thu, liên quan đến ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá mua của ngân hàng Việt Nam giá thị trường để phản ánh giá trị thực của vốn kinh doanh. Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ thanh toán có thể xuất hiện số dư bên Có, trong trường hợp nhận tiền ứng trước. Vì vậy cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để lên hai chỉ tiêu bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán. 5. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu a. Vốn bằng tiền : Trong quá trình hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng như sản xuất của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là tài sản lưu động của doanh nghiệp, và chúng luôn biến động. Do đó, kế toán cần phải quản lý, theo dõi và giám sát quá trình biến động của chúng. Để đạt mục đích đó, kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ sau: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền. Giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. b. Các khoản phải thu: Ghi chép phản ánh và theo dõi kịp thời, chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phát sinh trong kinh doanh chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán theo thời gian. Thực hiện việc giám sát và phải có biện pháp đôc đốc việc chi trả và thu hồi kịp thời các khoản phải thu, chấp hành ủy luật thanh toán tài chính, tín dụng. PHẦN III : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CP IN & VẬT TƯ SÀI GÒN : 1. Kế toán tiền mặt : a. Khái niệm: Kế toán tiền mặt là loại kế toán phản ánh các phát sinh liên quan trực tiếp đến nguồn vốn bằng tiền. Hoặc các khoản vốn bằng tiền được phép gửi lại công ty để đảm bảo nhu cầu chi tiêu nhất định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm mở sổ quỹ kế toán tiền mặt, ghi chép hàng ngày theo hình thức tự phát sinh các khoản thu chi, xuất nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu và tính ra tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm nếu cần thiết. Phản ảnh chính xác tình hình thu chi và tồn quỹ ở doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra tính chính xác của các số liệu bằng cách đối chiếu sổ sách kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ. Đối với tiền mặt bằng ngoại tệ phải theo dõûi chi tiết từng ngoại tệ và quy đổi thành tiền Việt Nam để phản ánh vào sổ kế toán. Đối với tiền mặt bằng vàng bạc, đá quí phải cân đếm và giám định về chất lượng củng như trọng lượng trước khi nhập và xuất quỹ tiền mặt. Giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý và có hiệu quả cũng như giám sát việc chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và hạch toán VBT. c. Chứng từ và sổ sách kế toán : Trong quá trình hạch toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ, khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi. Kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: Phiếu thu Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng Biên lai thu tiền Bảng kê vàng, bạc, đá quý Bảng kiểm kê quỹ. Về sổ sách, kế toán mở các loại sổ sau :( theo hình thức chứng từ ghi sổ) Sổ chi tiết Sổ nhật ký quỹ tiền mặt Sổ cái: Sổ tổng hợp mở từng tháng, theo dõi cho cả năm, mỗi trang mở cho một tài khoản, trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối mỗi tháng. d. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 111 được dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Nợ Sdđk xxx Các khoản tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ nhập quỹ Số thừa phát hiện khi kiểm kê quỹ Sđck xxx Có Các khoản tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ xuất quỹ Số thiếu phát hiện khi kiểm kê quỹ TK 111 – Tiền mặt Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: TK 1111 – Tiền Việt Nam TK 1112 – Ngoại tệ TK 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý e. Nguyên tắc hạch toán : Khi tổ chức hạch toán tiền mặt tại quỹ, kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Chỉ phản ánh vào TK 111 – Tiền mặt - số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ. Các khoản tiền, vàng, bạc, đá quý do đơn vị và cá nhân khác ký cược, ký quỹ tại đơn vị, thì việc quản lý và hạch toán như những loại tài sản bằng tiền của đơn vị. Riêng vàng, bạc, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ có phiếu thu, phiếu chi hoặc chứng từ nhập, xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ, chứng từ hạch toán. Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở và giữ sổ quỹ, ghi toán theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, tính ra số tồn quỹ hàng ngày.riệng vàng, bạc, kím khí quý, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải có sổ kế toán chi tiết theo dõi riêng. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền quỹ thực tế và tiến hành đối chếu với số liệu của sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. f. Một số quy định trong việc quản lý tiền mặt : Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ. Về mặt tạm ứng chỉ được tạm ứng theo đúng chế độ quy định. Nghiêm cấm việc kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ. Thủ quỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi khoản thu chi và tồn quỹ tiền mặt thực tế của doanh nghiệp, thủ quỹ không được phép giao cho người khác xuất, nhập tiền thay mình khi chưa có sự đồng ý của thủ trường đơn vị. g. Hạch toán chi tiết : Hạch toán thu tiền mặt tại quỹ : Bằng tiền Việt Nam : Thu tiền bán hàng : Nợ TK 1111 Có TK 3331 Có TK 511 Nhập quỹ TM từ các khoản thu hoạt động tài chính và các HĐ khác Nợ TK 1111 Có TK 515 Có TK 711 Có TK 3331 Thu nợ nhập quỹ Nợ TK 1111 Có TK 131 Rút tiền gửi nhân hàng nhập quỹ Nợ TK 1111 Có TK 1121 Nhận tiền ký quỹ, ký cược Nợ TK 1111 Có TK 3388 hay Có TK 344 Thu hồi tiền ký quỹ, ký cược Nợ TK 1111 Có TK 144 (244) Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư Nợ TK 1111 Có TK 121 (128) (221) (222) (288) Kiểm kê quỹ phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 1111 Có TK 3381 Bằng Ngoại tệ : Khách trả nợ cho DN bằng ngoại tệ Nợ TK 1112 : theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ Có TK 131 : theo tỷ giá ghi nhận nợ phải thu Có TK 515 (chênh lệch tỷ giá thực tế ở thời điểm thu được nợ > tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu) ( Nếu chênh lệch tỷ giá lỗ thì ghi Nợ TK 635) Doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ Nợ TK 1112 : theo tỷ giá thực tế Có TK 333 : thuế đầu ra Có TK 511 : theo tỷ giá thực tế Nộp ngoại tệ vào ngân hàng Nợ TK 1122 Có TK 1112 Hạch toán chi tiền mặt tại quỹ : Bằng tiền VN Chi tiền mặt mua sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ Nợ TK 152 : NVL Nợ TK 153 : Công cụ,dụng cụ Nợ TK 156 : Hàng hóa Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình Nợ TK 241 : Chi phí đầu tư XDCB Có TK 1111 Chi phí sản xuất bằng TM Nợ TK 621 (627),(635),(641),(642),(811) Có TK 1111 Chi tiền thanh toán các khoản nợ phải trả Nợ TK 311 (331),(333),(334) Có TK 1111 Chi TM ký qũy, ký cược Nợ TK 144 (244) Có TK 1111 Chi tạm ứng Nợ TK 141 Có TK 1111 Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên Nợ TK 334 Có TK 1111 Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 1381 Có TK 1111 Bằng ngoại tệ Mua vật tư,hàng hóa, TSCĐ bằng ngoại tệ Nợ TK 152 theo tỷ giá thực tế tại thời Nợ TK 153 điểm phát sinh nghiệp vụ Nợ TK 156 Nợ TK 211 Nợ TK 213 Có TK 1112 : theo tỷ giá TT xuất Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá : Có TK 515 hay Nợ TK 635 Chi phí bằng ngoại tệ Nợ TK 627 (641) (642) (635) (811) : theo TGTT lúc phát sinh Có TK 1112 : theo TGTT xuất NT Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá : lúc phát sinh > lúc xuất thì ghi Có TK 515, ngược lại Nợ TK 635 Chi ngoại tệ để trả nợ người bán Nợ TK 331 : theo tỷ giá ghi nhận nợ Có TK 1112 : theo TGTT xuất NT Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá : lúc phát sinh > lúc xuất thì ghi Có TK 515, ngược lại Nợ TK 635 Mua ngoại tệ ký quỹ Nợ TK 144 Có TK 1112 Nếu mua hàng trả tiền ngay Nợ TK 156 Có TK 1112 Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ : Nếu TGTT bình quân liên ngân hàng > TG đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ như sau: Chênh lệch tăng vốn bằng tiền hay nợ phải thu do tỷ giá tăng, thì ghi Nợ TK 1112, 131 Có TK 413 Chênh lệch tăng nợ phải trả do tỷ giá tăng Nợ TK 413 Có TK 331 Nếu TGTT bình quân liên ngân hàng < TG đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ như sau: Chênh lệch giảm vốn bằng tiền hay nợ phải thu do tỷ giá tăng, thì ghi Nợ TK 413 Có TK 1112 Chênh lệch giảm nợ phải trả do tỷ giá tăng Nợ TK 331 Có TK 413 h. Trình tự hạch toán tổng hợp 121,128,221,222,228 128,121,221,222,228 111 thu hồi các khoản vốn chi tiền vào các khoản đầu tư đầu tư 131,138,136 141,142 thu các khoản nợ phải thu chi tạm ứng, trả trước 144,244 144,244 thu hồi khoản ký quỹ chi để ký quỹ 311,341 152,153,211,133 vay NH chi mua VL,Ccụ,TS 411 331,333,338 nhận vốn KD khoản phải trả, nộp 511,333 627,641,642 doanh thu bán hàng CP SXKD bằng tiền 515 635 doanh thu HĐ tài chính chi phí TC 711 811 thu nhập khác chi phí khác Sơ đồ luân chuyển chứng từ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ cái Sổ quỹ Quỹ Phiếu thu chi Kế toán Sổ chi tiết TM Bảng TH chi tiết : ghi hằng ngày : đối chiếu : ghi cuối tháng i. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nghiệp vụ thu tiền: Ngày 02/05/2005: Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi để mua 20.000USD (ký quỹ mở LC Kẽm 100%), với tỷ giá 15.940đ/USD Nợ TK 1121: 318.800.000 Có TK 1111: 318.800.000 Sau đó Nợ TK 144: 318.800.000đ Có TK 1121: 318.800.000đ Ngày 04/05/2005: Thu tiền cho thuê xe tải đối với công ty TNHH Tân Phú kế toán lập phiếu thu T05-03354 và vào sổ chi tiết TM Nợ TK 1111: 11.000.000đ Có TK 3331: 1.000.000đ Có TK 131: 10.000.000đ Ngày 06/05/2005: thu tiền hàng của công ty Tân Đông Dương, kế toán lập phiếu thu T05-00328 ,vào sổ chi tiết tiền mặt và vào sổ chi tiết phải thu khách hàng của công ty Tân Đông Dương Nợ TK 1111: 120.000.000đ Có TK 131: 120.000.000đ Ngày 09/05/2005:Thu nợ của anh Bình Tâm trả bằng ngoại tệ, với tỷ giá thực tế phát sinh là 15.750đ/USD (tỷ giá lục ghi nhận nợ là 15.600đ/USD) NơÏ TK 1112: 157.500.000đ Có TK 131: 156.000.000đ Có TK 515: 1.500.000đ (Trong công ty, hiện không sử dụng TK 007 để phản ánh số dư ngoại tệ) Ngày 20/05/2005: Thu tiền hàng của công ty Thanh Bình, kế toán lập phiếu thu T05-03342 và vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 1111: 35.000.000đ Có TK 3331: 5.000.000đ Có TK 131: 30.000.000đ Ngày 22/05/2005: rút tiền từ TK tiền gửi ngân hàng đầu tư phát triển nộp quỹ tiền mặt, kế toán lập phiếu thu T05-0032, kế toán ghi vào sổ chi tiết TM và ghi vào sổ chi tiếtù TGNH Nợ TK 1111: 200.000.000đ Có TK 1121: 200.000.000đ Ngày 23/05/2005: thu hồi tạm ứng thừa của Trần Anh Dũng (đã lập phiếu chi C05-00339 ngày 03/05/2005), KT lập phiếu thu T05-03327, vào sổ chi tiết TM đồng thời vào sổ chi tiết thanh toán của TK tạm ứng Nợ TK 1111: 550.000đ Có TK 141: 550.000đ Ngày 24/05/2005: công ty đi vay ngắn hạn về nhập quỹ tiền mặt, phiếu thu T05-03387 Nợ TK 1111: 30.000.000đ Có TK 3111: 30.000.000đ Ngày 27/05/2005: thu tiền hàng bán cho anh Bình Dậu, hóa đơn 33780, KT lập Pthu T05-03130, vào sổ chi tiết TM Nợ TK 1111: 8.200.000đ Có TK 131: 8.200.000đ Ngày 28/05/2005: thu nợ công ty nhựa Sài Gòn, KT lập phiếu thu T05-00354, vào sổ chi tiết TM, vào sổ chi tiết phải thu KH Nợ TK 1111: 350.000.000đ Có TK 131: 350.000.000đ Nghiệp vụ chi tiền Ngày 04/05/2005: chi nộp thuế NK, thuế GTGT của hàng Vacue Brite và cao su HĐ 3759,3022 cho HQ cảng Sài Gòn KV IV, KT lập phiếu chi C05-09978, vào sổ chi tiết TM Nợ TK 3333: 18.117.225đ Nợ TK 33312: 57.229.656đ Có TK 1112: 75.346.881đ Ngày 06/05/2005: trả tiền mua mực Apex đen của công ty Bách Hóa , căn cứ vào hóa đơn số PN12V-HD30251 Nợ TK 331: 15.950.000đ Có TK 1111: 15.950.000đ Ngày 07/05/2005: chi tạm ứng hoạt động của phân xưởng mực Lê Minh Xuân, KT lập phiếu chi C05-00226, vào sổ chi tiết TM, vào sổ chi tiết thanh toán của TK tạm ứng Nợ TK 141: 35.000.000đ Có TK 1111: 35.000.000đ Ngày 09/05/2005: công ty mua một xe hơi , giá mua chưa thuế là 22.000USD, tỷ giá lúc mua là 15.940đ/USD, thuế GTGT 10%, kế toán lập phiếu chi C05-03342 Nợ TK 211: 350.680.000đ Nợ TK 1332: 35.068.000đ Có TK 331: 385.748.000đ (Vì trong công ty áp dụng phương pháp chuyển tiền từ TK 1111 (1121) sang TK 1112 ( 1122 ) chỉ khi có nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phát sinh, nên hạch toán nghiệp vụ trên không có chênh lệch tỷ giá,và thông thường hạch toán chỉ áp dụng TK 1111) Sau Đó Nợ TK 331: 385.784.000đ Có TK 1112: 385.784.000đ Ngày 10/05/2005: trả tiền hàng HĐ 33213 cho công ty Hoan Đạt, KT lập phiếu chi C05-08525, vào sổ chi tiết tiền mặt và vào sổ chi tiết phải trả người bán của công ty TNHH Hoan Đạt: Nợ TK 331: 11.220.000đ Có TK 1111: 11.220.000đ Ngày 14/05/2005: tạm ứng cho anh Trung Hiếu đi công tác, KT lập phiếu chi C05-04529, vào sổ chi tiết TM, sổ chi tiết thanh toán của TK tạm ứng Nợ TK 141: 5.000.000đ Có TK 1111: 5.000.000đ Ngày 15/05/2005: trả tiền hàng Cty TNHH Hưng Phong, số chứng từ C05-04455, kế toán vào sổ chi tiết TK 1111 Nợ TK 331: 10.000.000đ Có TK 1111: 10.000.000đ Ngày 17/05/2005: Chi phí đi công tác nước ngoài cho anh Tâm, kế toán lập phiếu chi C05-0879 Nợ TK 641 : 10.000.000đ Có TK 1111: 10.000.000đ Ngày 19/05/2005: thanh toán điện kỳ I phân xưởng mực, KT lập phiếu chi C05-07231, vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 6278: 4.500.000đ Nợ TK 133: 450.000đ Có TK 1111: 4.950.000đ Ngày 21/05/2005: chi phí giao thông đi giao hàng cho KH, kế toán lập phiếu chi C05-06256, vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 641: 75.000đ Có TK 1111: 75.000đ Ngày 28/05/2005: chi phí kiểm hóa, lưu bãi,kẽm KT lập phiếu chi C05-00223, vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 642: 1.725.000đ Nợ TK 1331: 172.500đ Có TK 1111: 1.897.500đ Ngày 30/05/2005: chi phí vận chuyển kẽm về kho, kế toán lập phiếu chi C05-03994, và vào sổ chi tiết TK 1111 Nợ TK 642: 500.000đ Nợ TK 1331: 50.000đ Có TK 1111: 550.000đ Ngày 30/05/2005: chi trả tiền lương T05/06 đợt 2 cho công nhân viên, kế toán lập phiếu chi C05-06656 Nợ TK 334: 80.000.000đ Có TK 1111: 80.000.000đ Ngày 30/05/2005: thanh toán tiền điện thoại T04/05 Nợ TK 6427: 578.000đ Có TK 1111: 578.000đ 2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: a. Khái niệm: Tiền gửi ngân hàng cũng là một bộ phận vốn bằng tiền của công ty được gửi vào ngân hàng nhằm bảo đảm độ an toàn trong việc bảo quản tiền bạc của công ty và nhằm thực hiện chức năng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng. b. Nhiệm vụ của kế toán tiền gửi: Kế toán tiền gửi ngân hàng phải phản ánh theo dõi giám sát các khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng. Khi nhận các chứng từ như giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng kế toán có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo ( như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, phiếu chuyển khoản ) và ghi sổ sách để theo dõi trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của đơn vị. c. Chứng từ và sổ sách kế toán: Để phản ánh tình hình tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng vào các sổ sách cần thiết, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau : Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng. Bảng sao kê của ngân hàng. Uûy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Séc chuyển khoản, séc bảo chi Về sổ sách, kế toán mở các loại sổ sau (theo hình thức chứng từ ghi sổ) : Sổ chi tiết Sổ cái: ghi số liệu tổng cộng bên nợ và bên có của tài khoản 112, đồng thời đối ứng với các tài khoản khác có liên quan. d. Tài khoản sử dụng: TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” 112 SDĐK : xxx Các khoản thu Các khoản chi SDCK: tồn quỹ CK Kế toán sử dụng tài khoản 112 – tiền gửi ngân hàng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng. TK 112 có 3 TK cấp 2 TK 1121 Tiền Việt Nam TK 1122 Ngoại Tệ TK 1123 Vàng, Bạc, kim khí quý, đá quý e. Nguyên tắc hạch toán: Khi tổ chức hoạch toán các khoản tiền gửi ngân hàng, kế toán cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây : Kế toán căn cứ vào giấy báo có, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng, kèm theo các chứng từ gốc : ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi để phản ánh tình hình tăng giảm của tiền gửi ngân hàng vào các sổ sách cần thiết. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chêch lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của chêch lệch để điều chỉnh lại số liệu và ghi sổ. Ở những đơn vị có các bộ phận phụ thuộc, cần mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi nói trên. f. Một số quy định trong tiền gửi ngân hàng: Mở tài khoản và rút TGNH theo đúng quy định của ngân hàng Mọi giao dịch giữa các đơn vị tổ chức kinh tế không có tài khoản mở tại ngân hàng phải thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng. Mọi giao dịch của các đơn vị tổ chức kinh tế không có tài khoản mở tại ngân hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu nhưng nếu quá lớn có thể thanh toán bằng séc tiền mặt nhận tại ngân hàng. g. Hạch toán chi tiết: Hạch toán thu TGNH Xuất quỹ gửi ngân hàng Nợ TK 1121 Có TK 1111 Nhận giấy báo có NH do KH trả nợ Nợ TK 1121 Có TK 1311 Không nhận lại tiền ký quỹ, mà nộp thêm vào lần sau Nhận vốn góp liên doanh Nợ TK 1221 Có TK 411 Doanh thu tài chính, TN khác thu bằng chuyển khoản Nợ TK 1121 Có TK (515), (711) Hạch toán chi TGNH Rút tiền gửi NH nhập quỹ Nợ TK 111 Có TK 112 Trả chuyển khoản tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ bằng chuyển khoản Nợ TK 331 (Nợ TK 635: trường hợp lỗ tỷ giá) Có TK 112 (Có TK 515: trường hợp lãi tỷ giá) Chi phí phát sinh đã trả Nợ TK 621,627,641,642 Có TK 112 Chuyển tiền gửi NH để thanh toán các khoản phải trả,phải nộp bằng tiền VN Nợ TK 311 (315) (331) (333) (338) (341) (342) Có TK 1121 Chuyển tiền gửi NH để ký quỹ ký cược Nợ TK 144 Có TK 1121 h. Trình tự hạch toán tổng hợp: 112 121,128,221,222,228 121,128,221,222,228 thu hồi các khoản vốn chi các khoản đầu tư đầu tư 131,136,138 331,333 thu các khoản nợ phải thu phải trả, phải nộp 144,244 144,244 thu hồi các khoản ký quỹ chi để ký quỹ 311,341 152,153,211,133 vay NH chi mua VL,Ccụ,TS Sơ đồ chứng từ Ngân hàng Sổ cái Sổ phụ NH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giấy báo Nợ, Có Bảng TH chi tiết Kế toán Sổ chi tiếtù TGNH : ghi hằng ngày : đối chiếu : ghi cuối kỳ i. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ thu bằng TGNH Ngày 02/05/2005: mua 2.000USD (tỷ giá 15.940đ/USD),để ký quỹ mở LC Kẽm, kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Nợ TK 1122: 318.800.000đ Có TK 1121: 318.800.000đ Ngày 07/05/2005: thu tiền thanh lý một số máy móc trong công ty với giá bán là 50.000.000đ, kế toán vào sổ chi tiết TGNH, 5% thuế GTGT Nợ TK 1121: 52.500.000đ Có TK 711: 50.000.000đ Có TK 3331: 2.500.000đ Ngày 08/05/2005: Công ty TNHH in Hoàng Lộc trả tiền HĐ 25131,61549 đã nhận được giấy báo có của NH C05-00218CTGV, kế toán ghi vào chi tiêtù TGNH và vào sổ chi tiết PTKH của công ty Hoàng Lộc Nợ TK 1121: 41.152.000đ Có TK 131: 41.152.000đ Ngày 13/05/2005: thu tiền HĐ 49725, giấy báo có C05-00665BIGV kế toán vào sổ chi tietá TGNH Nợ TK 1121: 110.000.000đ Có TK 131: 110.000.000đ Ngày 17/05/2005: thu tiền hàng của công ty Công Nghệ Sinh Hóa , chứng từ số C05-0775BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 1121: 135.000.000đ Có TK 131: 135.000.000đ Ngày 18/05/2005: nộp tiền mặt vào TK TGNH, với chứng từ số C05-0098BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 1121: 197.000.000đ Có TK 1111: 197.000.000đ Ngày 20/05/2005: thu bán mực HĐ 31251,32014 của xí nghiệp in số 4, đã nhận được giấy báo có C05-00541CTGV, kế toán vào sổ chi tiếtù TGNH và vào sổ chi tiết PTKH của xí nghiệp trên Nợ TK 1121: 22.200.000đ Có TK 131: 22.200.000đ Ngày 24/05/2005:thu tiền lãi TGNH của Vietcombank, giấy báo có C05-00312-BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 1121: 4.000.000đ Có TK 515: 4.000.000đ Ngày 27/05/2005: thu bán vật tư hóa đơn 15487 của công ty MeeKwaung, đã nhận giấy báo có C05-0945BIGV kế toán vào sổ chi tiết TGNH và vào sổ chi tiết phải thu khách hàng Nợ TK 1121: 5.210.000đ Có TK 131: 5.210.000đ Nghiệp vụ chi bằng TGNH Ngày 03/05/2005: công ty mua giấy Couche với giá mua 55.000.000đ, căn cứ vào hóa đơn số 23112, thuế GTGT 10%, kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Nợ TK 331: 50.000.000đ Nợ TK 133: 5.000.000đ Có TK 112: 55.000.000đ Ngày 04/05/2005: trả phí ký quỹ LC: Art paper HĐ 6215, giấy báo Nợ N05-0077VCGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 6428: 2.218.000đ Có TK 1122: 2.218.000đ Ngày 05/05/2005: trả nợ vay ngân hàng kế ước KW003/05, kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Nợ TK 3111: 100.000.000đ Có TK 1121: 100.000.000đ Ngày 07/05/2005: trả tiền công ty Hoàng Vũ giấy báo nợ N05-0554BIGV, kế toán vào sổ chi tíêtù TGNH và vào sổ chi tiết PTNB của công ty trên Nợ TK 331: 61.250.000đ Có TK 1122: 61.250.000đ Ngày 09/05/2005: chi phí chuyển tiền, giấy báo nợ N05-08554BIGV, KT vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 642: 514.875đ Có TK 1121: 514.875đ Ngày 10/05/2005: thanh toán phí bảo hiểm máy Lithrome, giấy báo nợ N05-06441CTGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 6278: 4.000.000đ Nợ TK 133: 400.000đ Có TK 1121: 4.400.000đ Ngày 12/05/2005: rút TM từ TK TG về nhập quỹ, số chứng từ N05-1165BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 1111: 168.000.000đ Có TK 1121: 168.000.000đ Ngày 15/05/2005: trả tiền hàng cho công ty Bách Hóa Miền Nam, chứng từ số N05-01564BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH, và sổ chi tiết PTNB Nợ TK 331: 15.600.000đ Có TK 1121: 15.600.000đ Ngày 17/05/2005: trả tiền mực ApexPN228,551V-HĐ 9972-221 cho công ty Bách Hóa I giấy báo nợ N05-8871CTGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH và vào sổ chi tiết PTNB Nợ TK 331: 27.854.362đ Có TK 1121: 27.854.236đ Ngày 18/05/2005: trả tiền vay ngân hàng 10.000USD, tỷ giá lúc trả tiền 15.940đ/USD, tỷ giá lúc phát vay 19.936đ/USD Nợ TK 3112: 159.360.000đ Nợ TK 635: 40.000đ Cóï TK 1121: 159.400.000đ Ngày 22/05/2005: trả tiền hóa đơn 3851 cho công ty Khải Tiến, số chứng từ N05-03652BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 331: 199.750.000đ Có TK 1121: 199.750.000đ Ngày 28/05/2005: công ty mua cồn IPA của công ty Mạnh Phong, giá mua chưa thuế là 1.890.820đ, thuế 10%, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 331: 1.890.820đ Nợ TK 133: 189.082đ Có TK 112: 2.079.902đ Ngày 29/05/2005: nộp phí chuyển tiền cho ngân hàng Đầu Tư Phát Triển, chứng từ số N05-03784BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 6428: 4.300đ Có TK 1121: 4.300đ Ngày 30/05/2005: thanh toán tiền LC Kẽm Nợ TK 331: 318.800.000đ Có TK 1122: 318.800.000đ Ngày 30/05/2005: trả phí LC Kẽm: Nợ 642: 500.000đ Có TK 1121: 500.000đ 3. Kế toán các khoản phải thu: Nội dung Khoản thu của khách hàng là giá bán các loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, hay dịch vụ mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp, nhưng chưa thanh toán tiền hàng. Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét khả năng thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu hay bán có các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm thu được khoản phải thu từ khách hàng. a. Kế toán phải thu khách hàng: Khái niệm: Khoản phải thu khách hàng là khoản nợ doanh nghiệp phải thu của các khách hàng về việc bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng Chứng từ kế toán: Hóa đơn doanh nghiệp phát hành khi bán hàng Phiếu thu, giấy báo có của khách hàng Hóa đơn doanh nghiệp phát hành điều chỉnh giảm giá, CKTM, hợp đồng bên mua xuất trả lại hàng Nguyên tắc: Mọi khoản phải thu cần mở sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng và trong từng đối tượng phải theo dõi từng khoản phải thu và thời hạn thanh toán. Các khoanû phải thu liên quan đến ngoại tệ, khi hạch toán tổng hợp quy về tiền đồng VN theo nguyên tắc hạch toán ngoại tệ. Định kỳ vào cuối niên độ kế toán, DN phải tiến hành đối chiếu công nợ với các đối tượng và các bên cùng lập biên bản đối chiếu công nợ. Tài khoản sử dụng : 131 Tài khoản này có thể có số dư bên có phản ánh số tiền nhận trước hay số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. 131 xxx -Khoản phải thu KH khi bán sản phẩm, HH, dịch vụ cho KH -SDCK: Số còn phải thu Ckỳ -Khoản đã thu của khách hàng -Giảm già hàng bán, CKTM, hàng bán bị trả lại -Khoản tiền khách hàng ứng trước -SDCK: Khoản ứng trước tiền hàng Hạch toán tổng hợp 131 511 GB chưa thuế DTBH 3331 515 711 DT Tài Chính Thu Nhập Khác 111,112 Đã thu KH bằng tiền 152,156(611),211 Nhậnlại VT,HH,TSCĐ từ KH trđổi 532,531 33311 635 CKTT khi bán hàng 133 GGHB,CKTM,HBTL Hạch toán chi tiết Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, các khoản liên quan đến HĐ đầu tư TC, thu nhập khác nhưng chưa thu tiền KH Nợ TK 131 Có TK 511 (515) (711) Có TK 333 Khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa,dvụ, chưa thu tiền KH, kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế phát sinh Nợ TK 131 Có TK 511 Khi thu nợ ( nếu TGTT khi thu nợ > TGTT lúc ghi nhận nợ) thì ghi: Nợ TK 1112,1122 : TGTT khi thu nợ Có TK 131 : TGTT lúc ghi nhận nợ Có TK 515 (khoản chênh lệch) Khi thu nợ ( nếu TGTT khi thu nợ < TGTT lúc ghi nhận nợ) thì ghi: Nợ TK 1112,1122 : TGTT khi thu nợ Nợ TK 635 (khoản chênh lệch) Có TK 131 : TGTT lúc ghi nhận nợ Các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại Nợ TK 635 : CK thanh toán Có TK 131 Nợ TK 521 (CK TM), 531 (Hàng bị trả lại) Nợ TK 3331 Có TK 131 Khi nhận tiền hàng KH thanh toán Nợ TK 111,112 Hoặc Nợ TK 311,315 Hoặc Nợ TK 331 Có TK 131 Khi nhận tiền ứng trước tiền mua hàng Nợ TK 111,112 Có TK 131 Sau đó khi giao hàng cho KH và ghi nhận Dthu Nợ TK 131 Có TK 511(515) (711) : giá chưa thuế Có TK 3331 Khi thanh toán bù trừ Pthu và Ptrả Nợ TK 331 Có TK 131 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ngày 07/05/2005: thu nợ của công ty Hùng Thuận bằng chuyển khoản, giấy báo có C05-5162BIGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 112: 62.120.000đ Có TK 131: 62.120.000đ Ngày 08/05/2005: bán sản phẩm cho công ty Hoàng Hà hóa đơn 33142 chưa thu tiền, KT vào sổ chi tiết TK PTKH của công ty trên Nợ TK 131: 9.653.600đ Có TK 511: 8.776.000đ Có TK 333: 877.600đ Ngày 09/05/2005: thu tiền hàng hóa đơn 35245 của công ty Hoàng Sơn, KT lập phiếu thu T05-03315, đồng thời vào sổ chi tiết TM, sổ chi tiết phải thu KH của công ty Hoàng Sơn Nợ TK 1111: 77.560.000đ Có TK 131: 77.560.000đ Ngày 13/05/2005: thu gia công công ty Đông Á, phiếu thu T05-03448 Nợ TK 1111: 178.000đ Có TK 131: 178.000đ Ngày 16/05/2005: thu tiền hàng của công ty TNHH Hoàng Hà, số chứng từ T05-03845, kế toán vào sổ chi tết TK 1111 Nợ TK 1111: 30.000.000đ Có TK 131: 30.000.000đ Ngày 18/05/2005: công ty Tân Bình trả nợ HĐ 33475, đã nhận được giấy báo có C05-00351CTGV, kế toán vào sổ chi tiết TGNH và sổ chi tiết PTKH Nợ TK 1121: 91.380.000đ Có TK 131: 91.380.000đ Ngày 22/05/2005: giảm giá hàng bán cho công ty Hoàng Sơn , với số tiền 2.035.000đ,kế toán vào sổ chi tiết phải thu khách hàng Nợ TK 532: 2.035.000đ Nợ TK 3331: 203.500đ Có TK 131: 2.238.500đ b. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ: Khái niệm: Là số thuế GTGT đầu vào khi doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa,dịch vụ, tài sản cố định để dùng cho hoạt động SXKD được thu lại bằng cách sẽ khấu trừ thuế VAT đầu ra phải nộp. Tài khoản sử dụng (133) Tk 133 có 2 Tk cấp 2: 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Nguyên tắc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi: DN thuộc đối tượng tính thuế GTGT khấu trừ VAT đầu vào của vật tư, hàng hóa, dịch vụ,TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD ra sản phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế VAT đầu ra Có chứng từ đầu vào quy định (biên lai nộp VAT hàng nhập khẩu.) Chứng từ hạch toán: Hóa đơn GTGT của người chuyên chở Thông báo nộp thuế VAT nhập khẩu Hóa đơn giảm giá của bên bán Chứng từ thu tiền hoàn thuế Hóa đơn xuất trả hàng do DN phát hành Kế toán tổng hợp 133 xxx VAT đầu vào được khấu trừ VAT đã được khấu trừ VAT đã được hoàn lại Giảm VAT do GGHM VAT không được khấu trừ SDCK: Số VAT đầu vào hiện còn được khấu trừ, chưa xử lý 111,112,331 133 33311 Mua trong nước VAT đã được khấu trừ 111,112 15x,(611),211 VAT đã được hoàn lại 111,112,331 33312 Nhập khẩu Giảm VAT do giảm giá Hàng mua, HM trả lại NB 632,142 VAT không được khấu trừ Hạch toán chi tiết Nhập kho vật liệu, dụng cụ,HH Nợ TK 152,153,156 : giá chưa thuế Nợ TK 133 : thuế VAT đầu vào Có TK 331 : tổng số thanh toán Mua vật liệu, dụng cụ dùng ngay vào sx Nợ TK 621,627,641 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 Hàng hóa mua gửi bán, hay bán ngay cho KH Nợ TK 157,632 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 Nhập khẩu vật tư hàng hóa dùng để SXKD các loại sp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT khấu trừ Nợ TK 152,156 Có TK 331 Có TK 3333 : thuế nhập khẩu Thuế VAT đầu vào hàng NK Nợ TK 133 Có TK 33312 Khi nộp thuế đầu vào hàng nhập khẩu Nợ TK 33312 Có TK 111,112 Khi Ktrừ thuế GTGT và số thuế phải nộp Nợ TK 3331 Có TK 133 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ngày 06/05/2005: công ty mua giấy Duplex của công ty Bách Hóa I, trả bằng TGNH, kế toán vào sổ chi tiết TGNH Nợ TK 152: 21.420.000đ Nợ TK 133: 2.142.000đ Có TK 331: 23.562.000đ Ngày 09/05/2005: chi tiền xăng, nhân viên văn phòng đi công tác KT lập phiếu chi C05-03387 Nợ TK 642: 250.000đ Nợ TK 133: 25.000đ Có TK 1111: 275.000đ Ngày 12/05/2005: thanh toán tiền mua vật dụng trong phân xưởng mực KT lập phiếu chi C05-03384, vào sổ chi tiết TM Nợ TK 6278: 700.000đ Nợ TK 133: 70.000đ Có TK 1111: 770.000đ Ngày 27/05/2005: Công ty mua Xăng A.92 của công ty xăng dầu Tự Lực, chưa trả tiền cho công ty trên, kế toán vào sổ chi tiết 331 Nợ TK 152: 205.454đ Nợ TK 133: 18.546đ Có TK 331: 224.000đ Ngày 28/05/2005: chi tiền mặt trả phí DO, phí đại lý, KT lập phiếu chi C05-04997 Nợ TK 6428: 485.220đ Nợ TK 133: 48.522đ Có TK 1111: 533.742đ c. Kế toán các khoản phải thu khác: Khái niệm Khoản phải thu khác là khoản phải thu của doanh nghiệp đối với các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp ngoài các khỏan phải thu của khách hàng, VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, Bao gồm: TS thiếu chưa xác định nguyên nhân chờ xử lý Khoản phải thu bồi thường của các cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp khi gây ra những thiệt hại về tài sản, tiền vốn trong doanh nghiệp Khoản phải thu về những khoản phải trả chi hộ cho những đơn vị khác Khoản phải thu về tài sản tiền cho mượn BHXH,BHYT,TNCN Chứng từ Biên bản kiểm kê, biên bản xử lý bồi thường Chứng từ xuất tài sản, tiền cho mượn Chứng từ thu hồi tài sản, tiền cho mượn Hạch toán tổng hợp 1388-phải thu khác xxx Khoản phải thu khác phát sinh Khoản phải thu khác đã thu được SDCK: Khoản phải thu khác CK 1388 111,334 16x,111. TS thiếu bắt bồi thường Khoản phải thu bồi thường thu được hay đã Khấu trừ lương 1381 111,112 Khi xử lý TS thiếu Đã thu từ đơn vị khác 111,112,141 153,111,112 Khoản chi trả cho đơn vị khác Đã thu hồi Ts,tiền cho mượn 153,111 Xuất TS,tiền cho mượn Nguyên tắc Phải theo dõi chi tiết thanh toán với từng khách hàng, theo dõi thời hạn phải thu của từng khoản nợ phải thu để tiện cho việc thanh toán và đôn đốc thanh toán cũng như có kế hoạch lập dự phòng nợ khó đòi. Không hạch toán vào tài khoản phải thu của khách hàng nếu bán hàng thu tiền nghiệp vụ bán hàng. Tài khoản sử dụng Sử dụng TK 138, phải thu khác – gồm 2 TK cấp II TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý TK 1388: Phải thu khác. Hạch toán chi tiết Tài sản thiếu chưa xđ nguyên nhân khi kiểm kê phát hiện Nợ TK 1381 Có TK 152,153,156 Riêng TSCĐ bị thiếu,mất chưa xđ nguyên nhân Nợ TK 214 : giá trị hao mòn Nợ TK 1381 : giá trị còn lại Có TK 211: nguyên giá Phát hiện TS thiếu nhưng DN chấp nhận thanh toán Nợ TK 152,153,156 : trị giá thực nhập Nợ TK 1381 : giá trị TS thiếu Có TK 111,112,331 Xử lý tài sản thiếu Nợ TK 1388 : bắt bồi thường Nợ TK 632 : tính vào giá vốn Nợ TK 642,811 : tính vào chi phí Có TK 1381 Khi xuất kho vật liệu, hàng hóa hoặc sử dụng tiền để cho mượn Nợ TK 1388 Có TK 112,152,156 Khi thu hồi bằng tiền hay hiện vật Nợ TK 111,112,152,156 Có TK 1388 Khấu trừ Pthu khác vào tiền lương công nhân viên Nợ TK 334 Có TK 1388 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ngày 08/05/2005: Công ty mua giấy Alukettle của công ty Hùng Phát về nhập kho, kiểm kê phát hiện thiếu với số tiền quy ra 655.000đ, thủ kho lập biên bản số lượng hàng thiếu Nợ TK 1381: 655.000đ Có TK 152: 655.000đ Ngày 09/05/2005: công ty Hùng Phát giao lại hàng thiếu Nợ TK 152: 655.000đ Có TK 1381: 655.000đ Ngày 14/05/2005: thu khoản bắt bồi thường của Lý Anh Sơn, kế toán lập phiếu thu T05-03311, và sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 1111: 655.000đ Có TK 1388: 655.000đ Ngày 27/05/2005: công ty nhận lại số tiền đã chi hộ cho công ty Mạnh Hùng về khoản chi phí vận chuyển bằng tiền mặt Nợ TK 1111: 724.000đ Có TK 1388: 724.000đ Ngày 29/05/2005: thu BHXH,BHYT Nợ TK 1111: 410.000đ Có TK 1388: 410.000đ Ngày 30/05/2005: BHXH phải nộp Nợ TK 1388: 410.000đ Có TK 3388: 410.000đ d. Kế toán dự phòng phải thu nợ khó đòi: Khái niệm Dự phòng phải thu nợ khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của tất cả các khoản phải thu khó đòi có thể không đòi được do con nợ không còn khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm: -Giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp khoản tổn thất do nợ phải thu không đòi được có thể xảy ra trong năm kế hoạch tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của năm kế hoạch -Xác định giá trị thực của khoản phải thu trên BCTC Nguyên tắc lập dự phòng-ĐK lập dự phòng Nợ phải thu, đối tượng có tên, địa chỉ, nội dung trong khỏan nợ Có chứng từ xác nhận số tiền con nợ chưa trả Quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên kể từ ngày thanh toán nợ Trường hợp đặc biệt nợ chưa quá hạn 2 năm và con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể phá sản, con nợ đang bị giam giữ hay truy nã Thời điểm lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng là cuối niên độ kế toán Phải lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi sau đó tổng hợp lên bảng kê chi tiết làm cơ sở hạch toán vào chi phí QLDN Tài khoản sử dụng (139) Kế toán tổng hợp 139-DP Phải Thu khó đòi xxx Xóa nợ phải thu đã lập dự phòng Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng SDCK: DP NPT khó đòi CK 004-nợ KĐ đã xử lý xxx Nợ khó đòi đã xóa sổ Số đã thu được NKĐ đã xóa SDCK: Số còn phải thu đã xóa sổ Số nợ khó đòi đã quá hạn 131,136,138 139 642 Khoản thu đã Trích DP nợ khó đòi lập dự phòng Xóa sổ Thu Kđòi Khoản chưa lập DP hoàn nhập DP nợ khó đòi 111,112 Thu được nợ Kđ đã xóa sổ Kế toán chi tiết Cuối niên độ lập DP bổ sung Nợ TK 642 Có TK 139 Cuối niên độ hoàn nhập DP đã lập Nợ TK139 Có TK 642 Khoản nợ xđ không thu được trong niên độ Nợ TK 139 Nợ TK 642 ( chênh lệch số nợ được xóa > số dự phòng hiện có) Có TK 131,138 Đồng thời kế toán còn ghi đơn vào bên Nợ TK 004 số nợ được xóa Khoản nợ đã xóa nhưng sau thu được Nợ TK 111,112 Có TK 711 Đồng thời kế toán còn ghi đơn vào bên Có TK 004 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ngày 31/12/2004, căn cứ vào bằng chứng đáng tin cậy về khoản thu khó đòi của công ty Hưng Thành, công ty đã trích lập dự phòng khoản nợ 67.000.000đ của công ty trên Nợ TK 642: 67.000.000đ Có TK 139: 67.000.000đ c. Kế toán các khoản phải thu nội bộ: Khái niệm: Khoản phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới hay giữa các đơn vị cấp dưới. Trong đó cấp trên phải là DN sản xuất kinh doanh, phải là cơ quan quản lý, cấp dưới là các bộ phận đơn vị trực thuộc nhưng có tổ chức kế toán riêng. Các khoản phải thu bao gồm: Quan hệ nội bộ về cấp phát và điều chuyển vốn từ đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới hay điều phối vốn giữa các đơn vị cấp dưới Quan hệ nội bộ về các khoản phải thu hộ, chi hộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau Quan hệ nội bộ về nghĩa vụ tài chính giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên và ngược lại Kế toán tổng hợp 1361-Vốn KD ở đơn vị trực thuộc xxx Vốn cấp cho các đơn vị cấp dưới Vốn thu hội từ các đơn vị cấp dưới SDCK: Vốn đang cấp cho các đơn vị cấp dưới vào CK 1368-phải thu khác xxx Khoản PT về khoản đã chi hộ Khoản đã thu được về khoản chi hộ Khoản PT về khoản đã nhờ thu hộ Khoản đã thu được về khoản thu hộ SDCK: Số còn phải thu cuối kỳ Nguyên tắc: Hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phải theo dõi riêng từng khoản phải thu. Không phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp được lập vào tài khoản phải thu nội bộ. Khi đơn vị cấp trên (doanh nghiệp độc lập) cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (đơn vị thành viên) phản ánh vào tài khoản 1361. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thành viên khi người vốn của cấp trên thực hiện việc ghi tăng tài sản và nguồn vốn ở tài khoản 411, 441 Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ làm căn cứ hạch toán bù trừ trên tài khoản phải thu nội bộ. Tài khoản sử dụng (136) Tài khoản 136 có 2 TK cấp 2 Tài khoản 1361- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên để theo dõi vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc. Tài khoản 1368, phải thu khác: phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa các đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp. Kế toán chi tiết Quan hệ nội bộ về cấp phát, điều chuyển vốn Cấp trên cấp vốn cho cấp dưới bằng tiền, vật tư Nợ TK 1361 Có TK 111, 112, 152 Cấp dưới nhận vốn đơn vị cấp trên cấp bằng tiền,vật tư, Nợ TK 111, 112, 152 Có TK 411 Cấp trên cấp vốn cho cấp dưới bằng tài sản cố định. Nợ TK 1361 : GT còn lại Nợ TK 214 : trị giá hao mòn Có TK 211 : nguyên giá Cấp dưới nhận vốn cấp trên cấp bằng TSCĐ Nợ TK 211 : nguyên giá Có TK 214 : GTHM Có TK 411 : giá trị còn lại Khi cấp dưới hoàn vốn bằng TSCĐ Nợ TK 411 : giá trị còn lại Nợ TK 214 : giá trị hao mòn Có TK 211 : nguyên giá Quan hệ nội bộ về thu hộ, chi hộ bán hàng Khi phát sinh các khoản thu hộ Nợ TK 111, 112, 152, 153 Có TK 336 Khi phát sinh các khoản chi hộ Nợ TK 1368 Có TK 111, 112 Quan hệ nội bộ về nghĩa vụ tài chính: Đơn vị cấp trên Khoản phải thu đơn vị cấp dưới về lợi nhuận, và các quỹ Nợ TK 1368 Có TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối Hay Có TK 415,414,431 :các quỹ Khoản đã thu được từ đơn vị cấp dưới Nợ TK 111,112 Có TK 1368 Đơn vị cấp dưới Phải nộp lợi nhuận, các quỹ DN cho đơn vị cấp trên Nợ TK 421,414,415,431 Có TK 336 Số thực nộp cho đơn vị cấp trên Nợ TK 336 Có TK 111,112 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ngày 18/05/2005: thu tiền từ phân xưởng in, kế toán lập phiếu thu T05-02528, ghi vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 1111: 25.600.000đ Có TK 1368: 25.600.000đ Ngày 22/05/2005: thu tiền hàng của công ty Tân Á ( thu hộ phân xưởng I ), kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Nợ TK 1121: 25.600.000đ Có TK 3364: 25.600.000đ Ngày 25/05/2005: chi hộ tiền mua bảo hiểm nhà xưởng của phân xưởng I, kế toán vào sổ chi tiết tiền mặt Nợ TK 1368: 4.000.000đ Có TK 1111: 4.000.000đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpart1.doc
  • docBIA.doc
  • docIndex.doc
  • docbeginning.doc
  • doccomment and conclude.doc
Tài liệu liên quan