Đề tài Vốn cố định và một số biện pbáp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần may Thăng Long

Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính phương pháp này đơn giản nhưng nhiều khi không lường hết được sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì Công ty sẽ bị mất vốn cố định do không thu hồi vốn kịp thời. Trên thị trường, giá cả luôn biến động và tài sản của Công ty cũng chịu sự biến động này, đây chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của TSCĐ. Do Vậy, để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả trên thị trường tới TSCĐ Công ty dang sử dụng, cần tiến hành khấu hao nhanh để đảm bảo toàn vốn đồng thời phù hợp với thực tế công suất làm việc của máy móc thiết bị như máy vi tính, máy photocopy, bị giảm dần giá trị theo thời gian sử dụng, hạn chế tổn thất do hao mòn vô hình, do đó mà tiết kiệm được chi phí tiền vay trong chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

doc38 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn cố định và một số biện pbáp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào quá trình kinh doanh bị cọ sát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật... Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan cho nên khi sử sụng tài sản cố định, các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc tính khấu hao là tính đúng tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy, khấu hao tài sản cố định là một hoạt động có tính chủ quan là con số giả định về sự hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. TSCĐ của doanh nghệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau cho nên các doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Có nhiều phương pháp tính khấu hao khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao đúng đắn là nội dung quan trọng trong việc quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp. 2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 2 phương pháp là: Phương pháp tính khấu hao tuyến tính (Phương pháp khấu hao đường thẳng), Phương pháp khấu hao nhanh. 2.1 Phương pháp tính khấu hao tuyến tính (Phương pháp khấu hao đường thẳng) Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phuơng pháp này mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức: NG Mk = T Trong đó: + Mk : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ. + NG : Nguyên giá của TSCĐ. + T : Thời gian sử dụng TSCĐ - Nguyên giá TSCĐ :Là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp, bao gồm giá mua thực tế phải trả và các chi phí kèm theo trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng như : Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử và lệ phí trước bạ, lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi chưa đưa vào sử dụng Đối với loại TSCĐ mà doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã chi phí để xây dựng TSCĐ đó. Đối với TSCĐ vô hình nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản đó. - Thời gian sử dụng TSCĐ: Là thời gian sử dụng dự tính cho cả đời TSCĐ. Việc xác định thời gian sử dụng TSCĐ thường dựa vào 3 căn cứ: + Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế. + Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản ...) + Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định: Được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Việc xác định tuổi thọ kinh tế của TSCĐ là rất phức tạp vì thông thường rất khó dự đoán được chính xác đựơc sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Phương pháp khấu hao tuyến tính (đường thẳng) có ưu điểm là dễ tính và tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bố đều đặn vào các năm sử dụng tài sản cố định nên không gây sự biến động quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hàng năm. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là trong những trường hợp không lường hết được sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp dẽ bị mất vốn cố định do không thu hồi vốn được kịp thời. 2.2 Phương pháp khấu hao nhanh Một số phương pháp khấu hao được sử dụng nhằm thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh hơn. Vì thế, các phương pháp được gọi là phương pháp khấu nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được đề cập là: - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần : Theo phương pháp này số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm, có thể được xác định thông qua công thức. Công thức: Mki = Gđi * Tkh Trong đó : Tkh = Tk * Hs Mki : Số tiền khấu hao TSCĐ năm thứ i. Gđi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i. Tkh : Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ. Tk : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Hs : là hệ số. i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i = 1,n) Hệ số: + Với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm có hệ số 1,5 + Với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm có hệ số 2,0. + Với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 6 năm trở lên có hệ số 2,5. - Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, số khấu hao của từng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm: Công thức : Mkt = NG * Tkt Với: Số năm sử dụng Tkt = Tổng số các năm sử dụng còn lại của TSCĐ Mkt : Số tiền khấu hao TSCĐ năm thứ t (t= 1,n). NG : Nguyên giá TSCĐ. Tkt : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ t. Hai phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm là doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh, có thể tập trung được vốn để thực hiện đổi mới máy móc thiết bị kịp thời và giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là theo cách này giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao phải chịu khoản chi phí khấu hao tương đối lớn và sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: Thuê hoạt động và thuê tài chính. 3. Giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về phương diện kế toán, giá trị còn lạicủa TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn (số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm xác định). Chính vì vậy, giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu án chủ quan của các doanh nghiệp, cùng một tài sản cố định nhưng nếu doanh nghiệp giảôăthì gian khấu hao thì tốc độ giảm của giá trị còn lại sẽ nhanh hơn. Do đó trong các trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định, giải thể hoặc sát nhập doanh nghiệp, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp thì đòi hỏi phải đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ, thực chất việc làm này là xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo mặt bằng giá cả hiện tại. Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện bằng công thức sau:  Nguyên giá TSCĐ= Giá trị còn lại TSCĐ + Giá trị hao mòn TSCĐ 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ thì đối với một doanh nghiệp trước tiên phải xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSCĐ cũng như VCĐ của doanh nghiệp. Người ta thường sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu sau: * Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp. - Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Số VCĐ bình quân kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ. Vốn cố định bình quân kỳ = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ 2 VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá của TSCĐ đầu kỳ - Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) (hoặc cuối kỳ) (hoặc cuối kỳ) VCĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VCĐ =  Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì cần bao nhiều đồng VCĐ. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Số vốn cố định bình quân kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tham gia có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phải được xem xét trong mối liên hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác như hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hàm lượng vốn cố định... Bên cạnh những chỉ tiêu tổng hợp nêu trên, người ta còn sử dụng hàng loạt những chỉ tiêu phân tích để phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định trong kỳ. *Nhóm chỉ tiêu phân tích Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao lũy kế Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong từng tháng để giúp doanh nghiệp tính mức khấu hao được chính xác, đầy đủ nhằm bảo toàn vốn. Mặt khác, nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ cũng như VCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số huy động VCĐ = trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh ngiệp. Số vốn cố định trong công thức này được xác định bằng giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình và vô hình tại thời điểm đánh giá phân tích. 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Các khả năng tiềm tàng của tài sản cố định biểu hiện chủ yếu ở các thiết bị sản xuất. Do đó ta cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Việc đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp: Công việc này muốn làm tốt phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường về khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, về khả năng tận dụng thời gian làm việc và công suất của tài sản cố định. Từ đó có thể lựa chọn mua sắm những máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, tận dụng hết thời gian, công suất máy móc thiết bị. Do vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. - Việc quản lý tài sản cố định: Việc quản lý tài sản một cách chặt chẽ rõ ràng sẽ là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư, tổ chức sản xuất sửa chữa bảo dưỡng, nhượng bán thanh lý TSCĐ. - Việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp: nếu việc bảo dưỡng tài sản cố định được tiến hành một cách kịp thời và có hiệu quả không những đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục mà còn tiết kiệm được chi phí sử dụng tài sản cố định. Việc tổ chức sử dụng tài sản cố định vào sản xuất: Việc tổ chức hợp lý thì máy móc thiết bị được huy động vào sản xuất cao sẽ đảy vòng luân chuyển vốn cố định tăng nhanh, giảm ứ đọng về vốn, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình và hữu hình. Nếu công việc này mà làm không tốt, máy móc chứ càn dùng và không cần dùngứ đông nhiều sẽ là tang hao mòn vô hình và hữu hình do nhiều nguyên nhân khác nhau trong khi đó lại không có doanh thu tiêu thụ những sản phẩm do những tài sản cố định này tạo ra, do vậy mà hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp sẽ không cao. 6. Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Thực hiện tốt công tác đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Vì vốn cố định là một bộ phân vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình. Hiệu quả sử vốn cố định trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư, mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Đây là một vấn đề rất quan trọng bởi vì việc quyết định đầu tư vào tài sản cố định ảnh hưởng lâu dài tới hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cần cân nhắc đến quy mô vốn đầu tư, kết cấu tài sản cố định, thiết bị và kỹ thuật công nghệ sản xuất, nghiên cứu và điều tra một cách cẩn thận về khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, xu thế, nhu cầu của người tiêu dùng. Xác định được những công việc trên sẽ mua được những loại máy móc tốt, hiện đại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao. Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định, phục vụ cho tái sản xuất, nâng coa hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ ra, trên nguyên tắc phải phù hợp với mức hao mòn của tài sản cố định. Lập kế hoạch khấu hao trên cơ sở xác định phạm vi tài sản cố định phải tính khấu hao và tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao ở đầu kỳ, xác định tài sản cố định tăng giảm bình quân trong kỳ để xác định nguyên giá bình quân tài sản cố định phỉa tính khấu hao, từ đó xác định mức khấu hao hàng năm. Việc lập kế hoạch khấu hao sẽ giúp cho doanh nghiuệpmcó thể dự kiến được mức khấu hao tbu hồi trong năm, từ đó có những biện pháp tổ chức, sử dụng hiệu quả hơn tài sản cố định. - Mua bảo hiểm tài sản cố định, phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn. Muốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục và hạn chế ảnh hưởng từ việc tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan có thể gay nên như bão lụt, hoả hoạn và những bất trrắc khác doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính. - Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm giảm bớt được các chi phí về nguyên, nhiên vật liệu, tiền công... Để làm được công việc này doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chủ động huy động nguồn vốn vì công việc này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Theo đó, phải tính toán kỹ hiệu quả việc sử dụng TSCĐ để tận dụng thời cơ đổi mới nhằm phát triển khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Quản lý chặt chẽ, tổ chức sản xuất một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Cần có sổ sách theo dõi đối với từng loại tài sản cố định và theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải có người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, việc này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sử dụng TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cần tổ chức sản xuất một cách hợp lý để có thể tận dụng tối đa máy móc thiết bị hiện có được huy động vào sản xuất, số máy chưa cần dùng ở mức cần thiết và số máy không cần dùng ở mức tối thiểu. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Thăng Long. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. Tên giao dịch: THĂNG LONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: THALOGA. Trụ sở chính của công ty: 250 phố Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: (84-4)8623372 Fax: (84-4)8623374 E-mail: Thaloga@fpt.vn Công ty cổ phần may Thăng Long trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, chính thức được thành lập vào ngày 08/05/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại Thương với tên gọi ban đầu là Công ty may xuất khẩu. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Đầu năm 2004, thực hiện đường lối mới của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển ngành may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác, thực hiện tốt các mục têu kinh tế, xã hội tạo việc làm cho người lao động, công ty may Thăng Long đã thực hiện cổ phần hóa. Ngày 30/03/2004, công ty may Thăng Long chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần may Thăng Long, đồng chí Vũ Đức Thịnh làm chủ tịch hội đồng quản trị, đồng chí Lê Văn Hồng làm phó chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời làm giám đốc công ty. Hiện nay, công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, gồm 9 xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hòa Lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn vốn của công ty là 123.586.183.465 VND; trong đó vốn điều lệ 23.306.700.700VND (Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 11.886.400.000 VND, chiếm 51% tổng vốn điều lệ của công ty); vốn vay tín dụng là 85.726.146.392 VND; còn lại vốn khác là 14.553.337.013 VND. 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty cổ phần May Thăng Long. Hình thức hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay bao gồm: Sản xuất-kinh doanh-xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đố hoạt động chính vẫn ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như quần áo sơ mi, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em... Việc sản xuất của công ty chủ yếu là gia công may mặc theo các hợp đồng gia công. Sản xuất được tiến hành theo một quy trình công nghệ khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị. Hiện nay, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần may Thăng Long bao gồm: - 5 xí nghiệp may, trong đó: - Một xí nghiệp phụ trợ bao gồm phân xưởng thêu và phân xưởng mã, đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc, thiết bị cho cả công ty. - Một cửa hàng thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ (Số lượng 1000 sản phẩm). 3. Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy kế toán của Công ty. (Sơ đồ trang bên) Theo sơ đồ thì sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp thì đứng đầu là Đại hội cổ đông sau đó là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị, bầu Tổng Giám Đốc và các chức vụ khác trong Công ty. Tại các xí nghiệp có các Giám Đốc xí nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch sản xuất của Công ty hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng khác và có quyền tương đương với trưởng phòng trên Công ty. Công ty có các phòng ban chức năng, cửa hàng, trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm Bộ máy tài chính kế toán của Công ty: (Sơ đồ trang bên) Phòng kế toán của công ty được tổ chức gồm 10 người trong đó có một kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán, và các kế toán viên bộ phận, thủ quỹ. Mỗi nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ một phần hành kế toán khác nhau. 4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần may Thăng Long. 4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây. Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003 – 2004. Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch % 1. Tổng doanh thu 128.539.949 150.612.751 22.072.802 17,17 2. Doanh thu thuần 128.539.949 150.612.751 22.072.802 17,17 3. Gía vốn hàng bán 104.674.965 123.082.353 18.407.388 17,59 4. Lợi nhuận gộp 23.864.985 27.530.400 3.665.415 15,36 5. Chi phí bán hàng 5.684.697 7.532.245 1.847.548 32,50 6. Chí phí quản lý 10.409.115 9.687.577 -721.538 -6,93 7. Lợi nhuận từ HĐKD 7.772.458 10.311.103 2.538.645 32,66 8. Lợi nhuận từ HĐ tài chính -6.175.546 -8.567.753 -2.392.207 38,74 9. Lợi nhuận từ hoạt động khác 25.493 35.351 9.858 38,67 10. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.622.359 1.779.105 156.746 9,66 11 Thuế thu nhập doanh nghiệp. 519.043 498.562 -20.481 -3,95 12.Lợi nhuận sau thuế 1.102.963 1.281.657 178.694 16,20 13.Thu nhập bình quân 1.100 1.200 100 9.09 Nguồn: phòng tài chính - kế toán Công ty cổ phần may Thăng Long Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây cho thấy trong thời gian qua Công ty luôn luôn cố gắng để đạt được năng suất lao động cao nhất và kinh doanh có lãi. Người tiêu dùng phần đông hài lòng với mặt hàng áo sơ mi, jacket ... do Công ty sản xuất. Nhờ có dây chuyền sản xuất cao, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt và giá cả của sản phẩm khi tung ra thị trường lại khá hợp lý và có sức cạnh tranh cao nên Công ty đã thu được doanh thu tương đối cao. Nhìn vào bảng 1 ta thấy doanh thu thuần năm 2004 là 150.612.751 nghìn đồng, tăng so với năm 2003 là 22.072.802 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,17%. Về chi phí cấu thành lên sản phẩm sản xuất, tổng giá vốn hàng bán của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 18.407.388 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,59%. Do kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, sự gia tăng của doanh thu thuần cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán đã làm lợi nhuận gộp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.665.415 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 15.36%. Nhưng chi phí bán hàng lại tăng khá cao, cụ thể là năm 2004 chi phí bán hàng tăng so với năm 2003 là 1.847.548 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,25%. Chi phí quản lý lại giảm 721.538 nghìn đồng tương ứng giảm 6,93%. Sản phẩm của Công ty năm qua rất được khách hàng ưa chuộng. Số lượng bạn hàng đáng tin cậy trong nuớc cũng như xuất khẩu ra nước ngoài của Công ty ngày càng tăng, sản phẩm khi tung ra thị trường có chất lượng cao, đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.538.645 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 32,66%. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2004 là -8.567.753 nghìn đồng là do số vốn của Công ty vay ngân hàng để phát triển sản xuất đã giảm đi. Sau khi tổng hợp với lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty ta thu được lợi nhuận lợi nhuận trước thuế của Công ty. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 178.694 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,20%. Lợi nhuận của Công ty tăng ở mức như vậy là do Công ty đầu tư nhiều vào việc xúc tiến quảng cáo sản phẩm, mở rộng thị truờng ra nước ngoài. Đồng thời với yêu cầu đối với các sản phẩm của Công ty cũng không ngừng tăng lên, mà đặc điểm của đa số sản phẩm do Công ty kinh doanh và sản xuất là có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp người dân trong xã hội. Công ty làm ăn có hiệu quả nên là lương của người lao động trong công ty cũng được tăng lên 100.000 đồng/ 1 tháng so với năm trước. Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Đơn vị tính: Nghìn đồng Tài sản 2003 2004 Chênh lệch (+ -) Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng Số tiền % TSLĐ 57.674.478 53,81 63.341.714 52,97 5.667.236 9,83 TSCĐ 49.508.247 46,19 56.236.641 47,03 6.728.394 13,59 Tổng tài sản 107.182.725 100 119.578.355 100 12.395.630 11,56 Nguồn vốn Nợ phải trả 89.014.042 83,04 98.423.957 82.31 9.409.915 10,57 Vốn chủ sở hữu 18.168.683 16.96 21.154.398 17.69 2.985.715 16,43 Tổng nguồn 107.182.725 100 119.578.355 100 12.395.630 11,56 Nguồn: phòng tài chính - kế toán Công ty cổ phần may Thăng Long Để có vốn hoạt động và mở rộng sản xuất thì Công ty hàng năm đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn cổ phần, nguồn vốn đi vay, nguồn tự bổ sung và từ nguồn khác. Qua nghiên cứu tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thể hiện qua bảng 2 ta thấy năm 2003 tổng vốn kinh doanh của Công ty là 107.182.725 nghìn đồng, năm 2004 là 119.578.355 nghìn đồng, như vậy là tăng lên 12.395.630 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 11,56%. Nguyên nhân là do cả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty đều tăng lên, vốn lưu động tăng hơn 5.667.236 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 9,83% còn vốn cố định tăng hơn 6.728.394 nghìn đồng với tỷ lệ là 13,59%. Lượng vốn cố định tăng thấp hơn so với vốn lưu động, với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty Cổ phần may Thăng Long thì cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động như vậy là hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả hình thành nên nguồn vốn kinh doanh. Trong năm 2004 tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2003 là 2.985.715 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 16,43%. Nợ phải trả của Công ty năm 2003 là 89.014.042 nghìn đồng chiếm tỷ trọng (83,04%) còn năm 2004 là 98.423.957 nghìn đồng (chiếm tỷ trọng 82,31%), tăng hơn so với năm 2003 là 9.409.915 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 10,57%. Số tiền tăng lên này Công ty đã đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh. Khả năng thanh toán Các hệ số Năm 2003 Năm 2004 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,01 0,99 2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.01 0,90 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,63 0,67 4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 1,20 1,21 Nhìn chung do Công ty huy động thêm vốn chủ yếu từ nguồn đi vay nên chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty, làm cho khả năng thanh toán của Công ty giảm đi một cách đáng kể: Khả năng thánh toán hiện thời giảm từ 1,01 xuống còn 0,90. Khả năng thánh toán nhanh tăng nhẹ từ 0,63 lên 0,67. Khả năng thánh toán tức thời tăng từ 1,20 lên 1,21. Khả năng thánh toán tổng quát giảm từ 1,01 xuống còn 0,99. Phần lớn các chỉ tiêu thanh toán của Công ty đều nhỏ hơn 1 và xấp xỉ 1 nên việc thanh toán trong tương tương lai không khả quan, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là thấp nênviệc thanh toán nhanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Tỷ suất sinh lời Chỉ tiêu 2003 2004 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0.012 0.012 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0.009 0.009 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 0.015 0.015 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 0.010 0.011 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 0.61 0.61 Tỷ suất lợi nhuận của Công ty Cổ phần may Thăng Long năm 2004 không tăng so với năm 2003 là do việc quản lý vốn, nhất là vốn cố định chưa thật sự hiệu quả. Huy động vốn nhiều đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Doanh thu tăng nhưng chi phí sản xuất lại tăng lên rất cao. Do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. 1. Thực trạng vốn cố định của Công ty. Thời gian vừa qua, công tác quản lý tài sản cố định của Công ty nhìn chung tương đối chặt chẽ. Việc này thể hiện trước hết là Công ty đã căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ để đầu tư mua sắm may móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu đó, thế nên không có máy móc thiết bị chưa cần dùng và không cần dùng, mọi máy móc thiết bị đã đầu tư mua sắm đều được huy động tối đa vào sản xuất. Mặt khác, những máy móc thiết bị đã khấu hao hết đều được công ty kịp thời thanh lý thu hồi vốn, đó là điểm nổi bật của Công ty trong việc sử dụng và quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định. Việc phân công, phân cấp, quản lý tới từng phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất cũng như việc áp dụng các biện pháp khen thưởng xử phạt thích hợp và kịp thời cũng là ưu điểm mà Công ty đã đạt được. Nhờ đó, Công ty đã hạn chế được việc hỏng hóc hay mất mát tài sản cố định, nắm được hiện trạng tài sản cố định để có những biện pháp tác động kịp thời như sửa chữa, bảo dưỡng hay thanh lý để đầu tư, thay thế mới. Bảng 3: Nguyên giá TSCĐ chia theo nguồn hình thành Đơn vị tính: Nghìn đồng. Nguồn Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch (+ -) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngân sách 12.793.176 70,68 10.472.609 51 -2.320.567 -18,14 Cổ phần 8.753.869 42,63 Tự bổ sung 5.305.868 29,32 1.308.049 6,37 -3.997.819 -75,35 Tổng nguồn 18.099.044 98,43 20.534.528 97,74 2.435.484 13,46 Nguồn: phòng tài chính - kế toán Công ty cổ phần may Thăng Long Qua bảng 3 cho ta thấy vốn cố định của Công ty được hình thành từ 3 nguồn chính: Nguồn ngân sách, Vốn cổ phần, vốn tự bổ sung. Nguồn ngân sách năm 2003 chiếm 70,68% sang đến năm 2004 do công ty thực hiện cổ phần hoá nên vốn do ngân sách cấp đã giảm 18,14% cũng theo dó nguồn vốn tự bổ sung cũng giảm. Đây đang là thời kỳ mà Công ty cần phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức cũng như nguồn vốn kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, trong giai đoạn “giao thời” sẽ có những thay đổi 2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty. 2.1 Kết cấu tài sản cố định. Bảng 4: (Trang sau) Qua bảng 4 ta thấy giá trị TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long năm 2003 là 85.780.230 nghìn đồng năm 2004 tăng lên 91.218.465 nghìn đồng. Giá trị TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chiếm gần như toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đang dùng.Thực tế cho thấy cơ cấu của Công ty khá hợp lý vì TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chờ thanh lý không có. Việc tận dụng triệt để TSCĐ của Công ty vào quá trình sản xuất chứng tỏ Công ty đã cố gắng nhiều trong việc sử dụng TSCĐ, điều này còn cho thấy các chi phí cho TSCĐ chưa cần dùng và chờ thanh lý như: chi phí lưu kho, chí phí bảo dưỡng, sửa chữa là không cần, đây là một yếu tố làm giảm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Toàn bộ nguyên giá TSCĐ năm 2004 tăng 5.438.235 nghìn đồng so với năm 2003 chiếm 6,34%: - Nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc năm 2004 tăng 2.936.027 nghìn đồng chiếm 11,19% so với năm 2003. - Nguyên giá máy móc thiết bị của Công ty tăng lên. Trong năm 2004 nguyên giá này tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng cụ thể như sau: số tuyệt đối năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 2.302.172 nghìn đồng tương ứng số tương đối là 4,14% nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng là -1,35%. Nguyên giá máy móc thiết bị tăng lên lý do là Công ty ngày càng quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới. Đây là dấu hiệu tốt của Công ty và vì việc đầu tư vào trang thiết bị là một định hướng tốt giúp doanh nghiệp vững vàng trong tương lai. Trong khi đó thì phương tiện vận tải không tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng là 0.16%. - Thiết bị dụng cụ quản lý thay đổi ít nhưng cũng tăng 300.035 nghìn đồng. Trong năm 2004 tăng 18,26% so với năm 2003 vì Công ty đã mua sắm nhiều trang thiết bị mới phục vụ cho công tác văn phòng của các phòng ban trong Công ty. Việc đầu tư này là đúng đắn vì nó giúp việc quản lý được dễ dàng hơn. Do vậy việc đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý. 2.2 Tình hình khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao của Công ty. Tình hình khấu hao bảng 5 (trang bên) Thông qua bảng tổng hợp tăng giảm hao mòn TSCĐ của Công ty ta thấy số tiền hao mòn luỹ kế của Công ty là 44.711.463 nghìn đồng. Trong năm số hao mòn tăng lên là 2.020.627 nghìn đồng trong đó các lý do chính như: do quá trình trích khấu hao TSCĐ hàng năm là 1.414.438 nghìn đồng, do mua sắm mới làm tăng lên 606.189 nghìn đồng, do đó số hao mòn cuối năm là 46.732.090 nghìn đồng. Qua phân tích ở bảng 5 cho thấy TSCĐ của Công ty đã quá cũ kỹ cần phải có các biện pháp đổi mới nhanh chóng TSCĐ để phục vụ SXKD có hiệu quả hơn. Bảng 6: Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ (trang bên) Tổng nguyên giá TSCĐ đang dùng của Công ty cổ phần may Thăng Long cuối năm 2004 là 91.942.435 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 51.14% nguyên giá. Giá trị còn lại của tổng tài sản cố định dùng trong kinh doanh là 44.565.308 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 48.86% nguyên giá.TSCĐ đã khấu hao đến cuối năm 2004 là 46.732.090 nghìn đồng chiếm 50,83% tổng TSCĐ cụ thể là: + Nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá là 29.062.808 nghìn đồng số khấu hao luỹ kế đến 31/12/2004 là 10.249.813 nghìn đồng chiếm 35,27% so với nguyên giá, giá trị còn lại là 18.812.995 nghìn đồng, chiếm 64.73% so với nguyên giá. Nhìn chung loại tài sản này của Công ty đang còn mới vì đa số được mua mới trong một số năm gần đây. + Máy móc thiết bị: nguyên giá là 57.971.392 nghìn đồng số khấu hao luỹ kế đến cuối kỳ là 33.612.340 nghìn đồng chiếm 57,98 % so với nguyên giá, giá trị còn lại là 24.359.052 nghìn đồng, chiếm 42.02% nguyên giá. Điều này cho thấy các máy móc của Công ty vẫn hoạt động tốt. + Phương tiện vận tải: Giá trị còn lại là 960.681 nghìn đồng, chiếm 42.68% nguyên giá. Nhìn chung các máy móc này vẫn hoạt động tốt thời gian khấu hao vẫn còn dài. Công ty chưa cần phải đầu tư mua sắm thêm. + Đối với dụng cụ quản lý: nguyên giá là 1.943.052 nghìn đồng, giá trị còn lại là 432.581 nghìn đồng, chiếm 22.26% nguyên giá. Như vậy, thiết bị này đã cũ và gần hết thời gian khấu hao công ty cần chú trong hơn nữa việc nâng cấp và tăng thêm về số luợng loại TSCĐ này. Nguồn vốn khấu hao TSCĐ là bộ phận giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào giá thành sản phẩm và được trích lại dưới hình thức tiền khấu hao luỹ kế sau khi tiệu thụ sản phẩm, cụ thể ở đậy tổng số tiền trích khấu hao luỹ kế của Công ty là 46.653.157 nghìn đồng chiếm 51,14% nguyên giá. Như vậy, số khấu hao của Công ty là 50,83% tức là đã khấu hao được một nửa. Theo quy định của Bộ tài chính thì nguồn vốn khấu hao cơ bản được để lại 100% cho doanh nghiệp tái đầu tư. Với lượng vốn khấu hao cơ bản đạt 46.732.090 nghìn đồng. Công ty sẽ có cơ hội đầu tư theo chiều sâu nhằm làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Công ty hiện nay đang áp dụng phương khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là dễ tính, thời gian sử dụng của TSCĐ chủ yếu dựa vào tuổi thọ kỹ thuật kỹ thuật theo thiết kế của TSCĐ. Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của từng loại máy móc thiết bị, số năm sử dụng được xếmt dựa trên cơ sở mức thời gian sử dụng tối thiểu, tối đa do bộ tài chính quyết địng số 206/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. Việc áp dụng phương pháp tính khấu hao của Công ty nhùn chung là hợp lý nhứng nên áp dụng phường pháp tính khấu hao nhanh để tránh được hao mòn vô hình do kỹ thuật - công nghệ tiến tiến. 2.3 Tình hình sửa chữa TSCĐ Cùng với quá trình mua sắm các TSCĐ thì bên cạnh đó Công ty cũng thấy được tầm quan trọng của Công tác bảo quản TSCĐ trong quá trình sử dụng. Nâng cấp máy móc phục vụ cho công tác văn phòng, sửa chữa thường xuyên các máy may công nghệp, các phương tiện vận tải ...Chính những điều này đã giúp doanh nghiệp tận dụng hết khả năng làm việc của máy móc, thiết bị rút ngắn quá trình khấu hao, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu cho công ty. 2.4 Công tác quản lý TSCĐ. Bảng 7: Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định năm 2004 Đơn vị tính:Nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng 1.TSCĐ đang dùng trong SXKD 85.780.230 99,16 91.218.465 99,21 5.438.235 0.05 2. TSCĐ khác 723.970 0,84 723.970 0,79 0 -0.05 3. TSCĐ chưa cần dùng 0 0 0 0 0 0 4. TSCĐ chờ thanh lý 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 86.504.200 100 91.942.435 100 5.438.235 0 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Tài sản cố định chính “là hệ thống xương cốt và bắp thịt của quá trình sản xuất kinh doanh”. Do vậy để tài sản cố định hoạt động ăn khớp với nhau là nhờ vào sự quản lý và sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý. Điều này qua trọng bởi lẽ có tăng được năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm hay không phần lớn là nhờ vào việc đầu tư mua sắm máy móc, dây chuyền sản xuất và quy trình công nghệ. Quan trọng nhất vẫn là việc sử dụng và quản lý hiệu quả các thiết bị đó. Đối với công ty cổ phần may Thăng Long thì phòng kỹ thuật quản lý chất lượng chịu trách nhiệm chính trong việc mua sắm, giám sát chất lượng máy móc thiết bị hay những TSCĐ quan trọng khác sau khi được sự phê duyệt của ban lãnh đạo cấp trên. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho TSCĐ về mặt giá trị, đánh giá các dự án đầu tư để trên cơ sở đó giúp cho phòng kỹ thuật quản lý chất lượng có những quyết định đầu tư mới tài sản một cách hiệu quả. Qua bảng tên ta thấy Công ty không có TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chờ thanh lý. Điều này chúng tỏ máy móc của Công ty vẫn còn mới và Công ty đã sử dụng có hiệu quả công suất của chúng để tạo ra ản phẩm có chất lương tốt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc đặc trưng sản phẩm có giá trị không lớn đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều. Công ty cổ phần may Thăng Long có cơ cấu vốn cố định chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy, cơ cấu vốn là khá hợp lý. Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng vốn Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Giá trị % 1.Doanh thu thuần 128.539.949 150.612.751 22.072.802 17.17 2.Lợi nhuận sau thuế 1.102.963 1.281.657 178.694 16.2 3.Vốn cố đinh bình quân 47.410.472 52.872.444 5.461.972 11.52 4. Nguyên giá TSCĐ bình quân 84.438.153 89.223.317 4.785.164 5.67 5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định(1/3) 2.712 2.859 0.137 5.07 6.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (2/3) 0.023 0.024 0.001 4.2 7.Hàm lượng vốn cố định (3/1) 0.369 0.351 -0.018 -4.82 8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/4) 1.52 1.69 0.17 10.89 Thông qua các kết quả tính ở Bảng 8 ta nhận thấy vốn cố định bình quân năm 2004 tăng hơn 11,52% so với năm 2003. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 2,86 tăng 0,14 đồng so với năm 2003 như vậy ở năm 2004 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 2,86 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá bán ra trong kỳ. Điều này cho thấy Công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả tốt. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Năm 2004 con số này là 0,024 tăng 0,001 so với năm 2003. Tuy nhiên con số này tăng không đáng kể. Nó phản ánh năm 2004 một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra 0,024 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Để tạo ra đựơc một đồng doanh thu thuần năm 2004 cần 0,351 đồng vốn cố định, chỉ tiêu này giảm so với năm 2003 là 0,018 đồng chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định trong sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Doanh thu thuần năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 22.072.802 nghìn đồng là do nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng 4.785.164 nghìn đồng. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm 2004 đều tăng hơn so với năm 2003 đó là dấu hiệu rất đáng mừng thế nhưng các chỉ số này đều tăng ở mức rất thấp. Công ty cần cố gắng hơn nữa để các chỉ tiêu này tăng cao hơn nữa. PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG I. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. Có thể nói đến nay, Công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định vị trí vững vàng của mình trong ngành may mặc, là một trong những Công ty may hàng đầu trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành có những lúc gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ đổi mới, đến nay Công ty đã tìm ra cho mình con đường đúng đắn tạo được uy tín trên thương trường và làm ăn có lãi. Sự lớn mạnh của Công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tiên tiến, trình độ quản lý, nghiệp vụ từng bước được hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần nay Thăng Long đang khẳng định được tính độc lập tự chủ trong kinh doanh, khai thác và sử dụng hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình trong đó TSCĐ và vốn cố định là quan trọng. Xuất phát từ những tồn tại đang có của Công ty, thì việc đề ra giải pháp cũng như việc thực hiện các giải pháp để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề hết sức cấp bách của Công ty hiện nay. Qua bài luận văn này em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chính, phần nào khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần may Thăng Long. 1- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định. Để tránh rủi ro không lường trước được, và đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục thông suốt và tránh cho Công ty những rủi ro bất thuờng thì Công ty nên mua bảo hiểm tài sản theo quy định. Mặt khác cũng cần tạo lập các nguồn để bù đắp các tổn thất khi xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất hàng hoá. 2- Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao.  Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính phương pháp này đơn giản nhưng nhiều khi không lường hết được sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì Công ty sẽ bị mất vốn cố định do không thu hồi vốn kịp thời. Trên thị trường, giá cả luôn biến động và tài sản của Công ty cũng chịu sự biến động này, đây chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của TSCĐ. Do Vậy, để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả trên thị trường tới TSCĐ Công ty dang sử dụng, cần tiến hành khấu hao nhanh để đảm bảo toàn vốn đồng thời phù hợp với thực tế công suất làm việc của máy móc thiết bị như máy vi tính, máy photocopy, bị giảm dần giá trị theo thời gian sử dụng, hạn chế tổn thất do hao mòn vô hình, do đó mà tiết kiệm được chi phí tiền vay trong chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 3- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói bộ phận quản lý tài chính - kế toán có vai trò to lớn đối với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nên càng phải phát huy vai trò to lớn đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bộ phận quản lý tài chính - kế toán của Công ty phải tiến hành kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý và sử dụng TSCĐ trong nội bộ công ty, tính toán kịp thời các khoản tiết kiệm do tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ. - Về sổ sách kế toán: + Công ty nên mở thêm sổ theo dõi tài sản cố định cho từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng để hàng tháng kế toán trích khấu hao tài sản cố định chính xác. + Đồng thời công ty cũng nên tiến hành đánh mã số cho từng tài sản cố định để kế toán theo dõi, đánh giá kịp thời tình hình sử dụng tài sản, máy móc thiết bị ở các đơn vị một cách đầy đủ hơn cả về giá trị và hiện vật. - Hàng năm, theo kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán cần thực hiện việc trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn, có kế hoạch bảo dưỡng, thay thế từng chi tiết, bộ phận tài sản cố định và cũng để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng - Việc điều chuyển tài sản cố định trong nội bộ Công ty do văn phòng tổng hợp điều hành và lập phiếu điều chuyển. Phiếu điều chuyển lập thành 3 bản. kế toán căn cứ vào phiếu điều chuyển này để điều chỉnh số theo dõi tài sản, máy móc cho các đơn vị. - Bộ phận quản lý tài chính - kế toán là nơi đánh giá cuối cùng về hiệu quả tổng hợp sử dụng tài sản cố định, do đó mà cần tham gia ngày từ đầu khâu lập kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất, sửa chữa, kế hoạch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, do đó mà không được phép để xẩy ra sai sót gì để tránh những hậu quả khôn lường về sau. 4. Thực hiện tốt bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định. Trong quá trình vận hành máy móc để sản xuất ra sản phẩm không thể tránh khỏi những hỏng hóc xảy ra. Thực hiện tốt chế độ sửa chữa, bảo dưỡng, dự phòng TSCĐ không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Do vậy, công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị là một công việc hết sức cần thiết đối với Công ty, cụ thể: - Lập một đội chuyên sửa chữa máy móc thiết bị với những công nhân lành nghề có thể đáp ứng nhanh khi xảy ra sự cố về máy móc. - Có kế hoạch tuyển thêm thợ sửa chữa có tay nghề cao hiểu biết tình trạng máy móc thiết bị trong Công ty. - Đào tạo thêm về kiến thức cho công nhân để đáp ứng những đồi hỏi của khoa học kỹ thuật trong việc điều hành máy móc. Làm tốt những công việc trên Công ty sẽ đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thông suốt, ổn định. Tăng năng suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định cho Công ty. 5. Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. Đi đôi với việc đầu tư tài sản cố định là đầu tư về con người. Để đầu tư con người cũng cần có một lượng vốn lớn để chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động có tay nghề cùng với việc trả lương tương xứng với trình độ của họ. - Hiện nay phần đông lao động trong Công ty là những cử nhân, thạc sỹ, kỹ sư ... và công nhân lành nghề, tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ không có thực tài mà đuợc tuyển dụng vào Công ty qua “mối quan hệ quen biết”, nên tạo điều kiện cho những người đó tham gia những lớp học bổ túc thêm chuyên môn và tay nghề đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Bởi vì người lao động có trình độ và tay nghề cao mới có khả năng điều khiển được những máy móc thiết bị hiện đại, tận dụng được hết công suất máy móc thiết bị quản lý chặt chẽ hơn nữa tài sản cô định hiện có, sử dụng hiệu quả hơn các TSCĐ. Do hiểu biết và nắm vững về tài sản cố định mình sử dụng, những phản ánh, phát hiện của họ là căn cứ để tiến hành công tác sửa chữa, bảo dưỡng và thanh lý một cách kịp thời TSCĐ. - Trong quá trình kinh doanh của mình, công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề đạt những người có năng lực vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy được tài năng kiến thức trên cơ sở đúng người đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình đô chuyên môn, nhất là trình độ quản lý sử dụng vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị, công ty nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong sử dụng tài sản máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể - Đồng thời sử phạt nghiêm minh người nào thiếu ý thức trách nghiệm làm hư hỏng mất mát tài sản, máy móc của công ty. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN Kế toán vật tư Kế toán TSC Đ và vốn  Kế toán tiền lươn g  Kế toán t/ hợp c/phí và tính Kế toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán thanh toán Kế toán công nợ  Kế toán tổng hợp  Th ủ quỹ NHÂN VIÊN THỐNG KÊ TẠI XÍ NGHIỆP BẢNG 5: BẢNG TỔNG HỢP TĂNG GIẢM HAO MÒN TSCĐ Đơn vị tính: Nghìn đồng Stt Chỉ tiêu Số tiền 1 Hao mòn TSCĐ luỹ kế từ đầu năm 44.711.463 2 Hao mòn TSCĐ tăng trong năm 2.020.627 Do trích khấu hao 1.414.438 Do mua sắm mới 606.189 Do điều chuyển 0 Do sát nhập 0 Lý do khác 0 3 Hao mòn TSCĐ giảm trong năm 0 Do thanh lý nhượng bán 0 Do điều chuyển 0 Do chuyển thành công cụ lao động 0 Do bị mất 0 Lý do khác 0 4 Hao mòn TSCĐ cuối năm 46.732.090 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. LỜI NÓI ĐẦU CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT NỀN VĂN MINH TIÊN TIẾN, MỘT THẾ GIỚI SÔI ĐỘNG VÀ MỘT NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI NHỊP ĐỘ RẤT CAO. TOÀN CẦU HOÁ ĐANG DIỄN RA TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, VỚI NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TO LỚN, ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC NGHÈO VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN NHƯ NƯỚC TA. NẮM BẮT ĐƯỢC XU THẾ ĐÓ, ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐÃ VẠCH RA MỘT ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÓ LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ, TRONG ĐÓ NỀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO VÀ CÓ SỰ HỖ TRỢ KHÔNG NHỎ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, BẤT CỨ MỘT DOANH NGHIỆP NÀO CŨNG CẦN PHẢI CÓ MỘT LƯỢNG VỐN NHẤT ĐỊNH VÀ NGUỒN TÀI TRỢ TƯƠNG ỨNG. VỐN CHÍNH LÀ TIỀN ĐỀ CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH. QUY MÔ CỦA VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NÓ LÀ MỘT NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH ĐẾN TRÌNH ĐỘ TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH. TUY NHIÊN, CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN NHƯ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ NÓI CHUNG VÀ VỐN CỐ ĐỊNH NÓI RIÊNG, ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA HẾT SỨC QUAN TRỌNG VÌ ĐÓ LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC MÌNH TRONG CƠ CHẾ MỚI. DO CÓ MỘT VỊ TRÍ THEN CHỐT NHƯ VẬY NÊN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VÔN CỐ ĐỊNH LUÔN ĐƯỢC COI LÀ TRỌNG ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG LÀ MỘT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC MỚI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ HIỆN NAY CÔNG TY ĐANG CỐ GẮNG TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG, ĐA DẠNG HOÁ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NHẰM CÓ CHỖ ĐỨNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG VÀ LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG TY MAY HÀNG ĐẦU VIỆT NAM. KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở ĐÓ CÔNG TY ĐANG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẰM MỤC ĐÍCH KHUYẾCH TRƯƠNG THỊ TRƯỜNG TRONG KHU VỰC. ĐẶC BIỆT CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐANG ĐƯỢC BAN LÃNH ĐẠO QUAN TÂM HÀNG ĐẦU. VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH RẤT CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI CỦA DOANH NGHIỆP. NHẬN THỨC ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN ẢN XUẤT VÀ VỐN CỐ ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, CŨNG NHƯ THẤY ĐƯỢC VAI TRÒ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH. ĐỂ GÓP PHẦN VÀO XU HƯỚNG CHUNG ĐÓ VỚI MONG MUỐN HỎI HỎI VÀ TÍCH LUỸ KINH NGHIỆM, TRONG QUA TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG, ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ TẬN TÌNH CỦA BAN LÃNH ĐẠO, CÁC CÔ CHÚ, ANH CHỊ PHÒNG KẾ TOÁN VÀ ĐẶC BIỆT LÀ THẦY GIÁO HƯỚNG DẪN TS. TRẦN CÔNG BẢY EM XIN CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: “VỐN CỐ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PBÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG”. LUẬN VĂN CỦA EM ĐỰƠC CHIA THÀNH 3 PHẦN CHÍNH: PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐ, VCĐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG MẶC DÙ ĐÃ RẤT CỐ GẮNG, SONG TRÌNH ĐỘ NHÂN THỨC CŨNG NHƯ TRÌNH ĐỘ THỰC TẾ CHƯA NHIỀU NÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA EM KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG THIẾU SÓT NHẤT ĐỊNH. EM KÍNH MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ CHỈ DẪN CỦA CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐỂ BÀI VIẾT CỦA EM ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN KẾT LUẬN Qua quá trình vừa học tập vừa nghiên cứu trong nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần may Thăng Long, em đã thấy được tầm qua trong của việc kết hợp lý luận với thực tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế thị trường đòi hỏi có sự nỗ lực của toàn Công ty, sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo trong điều hành sản xuất kinh doanh và theo đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế một trong số đó là phương pháp sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là một bộ phận chủ yếu của vốn kinh doanh. Nó phản ánh khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật. Thông qua hình thái vật chất là tài sản cố định, vốn cố định đem lại điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long, qua tìm hiểu thì trong thời gian qua Công ty đã có những tiến bộ trong công tác quản lý và nần cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Song bên cạnh đó thì công ty còn khồn ít những khó khăn và tồn đọng cần phải giải quyết. Dựa trên sơ sở phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp trong những năm vừa qua em đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cho Công ty. Em xin chân thành biết ơn thầy giáo TS. Trần Công Bảy, cùng các cô chú anh chị trong phòng Tài chính – kế toán đã giúp em hoàn thàn luận văn tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8056.doc
Tài liệu liên quan