Đề tài Vốn cố định và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Lilama 10

Toàn bộ nội dung được trỡnh bày trờn đõy là những lý luận chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của cỏc doanh nghiệp núichung thực tế trong cụng tỏc quản lý và nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của cụng ty Cổ phần LILAMA 10 cựng với những biện phỏp để nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đó và đang được cụng ty xỏc định là cần thiết vỡ vậy, cụng ty đó cố gắng tỡm mọi biện phỏp để nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Do đú cụng tỏc quản lý và sử dụng vốn cố định của cụng ty trước đầu được nõng lờn. Song bờn cạnh những thuận lợi cũng như những thành tớch đạt được thỡ cụng ty vẫn cũn khụng ớt những khú khăn và tồn đọng trong vấn đề nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Điều đú đũi hỏi cụng ty phải cú cố gắng nhiều hơn nữa trong quỏ trỡnh hoạt động của mỡnh, tỡm ra những biện phỏp thớch hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện cụng tỏc nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của cụng ty. Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn, nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề khú khăn cả về lý luận và thực tiễn. Song trong thời gian thực tập khụng nhiều, em mạnh dạn nghiờn cứu đề tài này và đưa ra một số biện phỏp nhằm nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của cụng ty cổ phần LILAMA 10. Do trỡnh độ nhận thức của bản thõn cũn nhiều hạn chế và thời gian thực tập cú hạn nờn luận văn của em cũn nhiều thiếu sút. Em rất mong được sự gúp ý và thụng cảm của cỏc anh chị trong phũng kế toỏn và của thầy giỏo.

doc41 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn cố định và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giấy phép nhượng quyền. TSCĐ vô hình khác c. TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. Việc phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu tài sản theo công dụng kinh tế, từ đó đánh giá được trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp để có định hướng trong đầu tư, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao tài sản cố định. 5.2. Phân loại theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ có thể chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp thành các loại sau: a. TSCĐ đang sử dụng: Là những TSCĐ đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Trong doanh nghiệp tỷ trọng tài sản đã đưa vào sử dụng so với toàn bộ tài sản cố định hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. b. TSCĐ chưa sử dụng: Là những tài sản do nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa thể đưa vào sử dụng như tài sản dự trữ, tài sản mua sắm, xây dựng chưa đồng bộ. c. TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý: Là những tài sản đã hư hỏng không sử dụng được hoặc còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kỹ thuật, đang chờ giải quyết. Cách phân loại này giúp cho người quản lý tổng quát tình hình sử dụng tài sản và có biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 5.3. Phân loại theo quyền sở hữu. a. TSCĐ tự có ( nguồn hình thành) : Là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn Ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được quyên tặng, viện trợ không hoàn lại. b. TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ của doanh nghiệp hình thành do việc doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê TSCĐ. a. TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ doanh nghiệp thuê sử dụng trong thời gian dài có quyền kiểm soát, sử dụng chúng theo các điều khoản của hợp đồng thuê TSCĐ dài hạn. b. TSCĐ cho thuê hoạt động: là những TSCĐ thuê mà không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có tác dụng trong việc quản lý và tổ chức kế toán phù hợp với từng loại TSCĐ theo nguồn hình thành để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ với những TSCĐ đi thuê mà cả những TSCĐ tự có của doanh nghiệp. 6. Khấu hao Tài sản cố định. 6.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ. Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. a. Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Sự hao mòn của TSCĐ tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ sử dụng chúng, sự hao mòn còn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng, mưa.......... b. Hao mòn vô hình: Là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ, do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Với sự phát triển này làm cho những máy móc, thiết bị được sản xuất trước đó trở nên lỗi thời và bị mất giá. Để thu hồi giá trị của TSCĐ do sự hao mòn thì doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao cho tài sản đó nhằm thu hồi TSCĐ để tái sản xuất. Sự khấu hao TSCĐ trong kỳ thể hiện bằng tiền bộ phận giá trị tài sản cố định hao mòn và được tính chuyển vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền được rút ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với số đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Về nguyên lý, khi chưa tới thời hạn tái sản xuất TSCĐ thì tiền khấu hao được tích luỹ lại dần dần dưới hình thái một quỹ tiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp: c. Khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định khiến cho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. d. Khấu hao hợp lý giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để thực hiện kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ. e. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lý là một nhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 6.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, quy định tại Điều 9: nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định có 3 phương pháp tính khấu hao. a, Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau: Mkh = Tkh = x 100% hay Tkh = x 100% Trong đó: Mkh: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ. NG: Nguyên giá của TSCĐ. T: Thời gian sử dụng của TSCĐ. Tkh: Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ. Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. - Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định hoặc thời gian sử dụng còn lại ( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định. - Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó. Nếu doanh nghiệp trích khấu hao hàng tháng thì lấy mức khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng. Ưu điểm của phương pháp này là việc tính toán đơn giản, tổng khấu hao của TSCĐ được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Nhược điểm, do mức khấu hao, tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định ở mức đồng đều nên khả năng thu hồi vốn chậm, khó tránh khỏi bị hao mòn vô hình. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004: - Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định. - Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức: T = T2 (1- ) Trong đó: T: Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. T1: Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC. T2: thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC. t1: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định. - Xác định mức trích khấu hao hàng năm ( cho những năm còn lại của tài sản cố định như sau): = - Mức khâu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau: - Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. - Xác định mức khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây ( còn gọi là phương pháp số dư giảm dần): x Trong đó: * Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: = x * Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: = z100 * Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t>6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (gọi là phương pháp kết hợp phương pháp số dư giảm dần và phương pháp bình quân). - Mức khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Theo phương pháp này vốn được thu hồi nhanh, phòng ngừa được hiện tượng hao mòn vô hình. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là tính số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ ( để khắc phục nhược điểm này người ta dùng phương pháp kết hợp nói trên). c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công thức thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thức tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: =x Trong đó: = - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: = x Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao của tài sản cố định. 7. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì TSCĐ tăng ngày nào thì trích khấu hao từ ngày đó. 7.1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo phương pháp gián tiếp. Số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trong chu kỳ được tính theo công thức: Mkh = x Trong đó: Mkh: Số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trong kỳ : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ. : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân TSCĐ Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ xác định như sau: = NGd + - Trong đó: NGd: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao ở đầu kế hoạch. ; (): Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng lên trong kỳ (hoặc giảm trong kỳ) = ; = Trong đó: ;: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao tăng lên hoặc giảm bớt trong kỳ. Tt: Tháng TSCĐ tăng lên (Tt = 1,2,3……….12) Tg: Tháng TSCĐ giảm đi (Tg =1,2,3……12). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, khối lượng tính toán không nhiều nhưng độ chính xác của kết quả không cao. 7.2. Lập kế hoạc khấu hao TSCĐ theo phương pháp trực tiếp - Số khấu hao trong kỳ kế hoạch được xác định như sau: = - Số tiền khấu hao của từng tháng có thể xác định được theo công thức: KHt = ( NGDi x tki ) Trong đó: KHt: Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng. NGDi: Nguyên giá cần trích khấu hao ở đầu tháng từng loại TSCĐ tki: Tỷ lệ khấu hao theo tháng của từng loại TSCĐ t : loại tài sản cố định. Để đơn giản việc tính toán, số tiền khấu hao trong tháng được xác định theo công thức sau: = + - Phương pháp này tính khấu hao theo từng loại TSCĐ nên có ưu điểm là kết quả tính toán chính xác hơn so với phương pháp gián tiếp, nhưng khối lượng tính toán nhiều, phức tạp. 7.3. Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền khấu hao đối với TSCĐ trong doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước hoặc từ nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung để lại làm nguồn tái đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp. Trong khi chưa thu hồi đủ vốn, doanh nghiệp có thể dùng tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh. Đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay, về nguyên tắc tiền khấu hao là một nguồn để trả tiền vay. Thông thường trong hoạt động kinh doanh việc tính khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp được thực hiện hàng tháng. Tiền khấu hao nhằm để tái đầu tư TSCĐ, nhưng do chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp được sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh nhằm đạt mức sinh lời cao. II. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ: = Hệ số này cao chứng tỏ TSCĐ được đầu tư mới trong kỳ, làm cho năng lực sản xuất trong kỳ tăng lên. 2. Hệ số huy động vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. = Số vốn cố định được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá phân tích. 3. Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. = Nếu chi phí vốn cố định cho một đồng doanh thu thuần lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp và ngược lại. 4. Hệ số hao mòn tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, nếu số này cao chứng tỏ TSCĐ đã hao mòn nhiều, TSCĐ trở nên cũ kỹ, lạc hậu và ngược lại. = 5. Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân trực tiếp sản xuất: Dùng để đánh giá trang bị kỹ thuật cho người lao động cao hay thấp, chỉ tiêu này càng lớn thì càng góm phần giải phóng lao động cho con người. = 6. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Để đánh giá được đúng mức kết quả quản lý của từng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phải xem xét trong các mối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 7. Sức sinh lợi của VCĐ: Sức sinh lợi của VCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị nguyên giá bình quân TSCĐ mang lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Ngoài ra còn sử dụng công thức: = Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH. 1. Những nhân tố khách quan. - Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Vì thế, các doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn của các quy chế quản lý Nhà nước. - Thị trường cạnh tranh: Doanh nghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩm xuất xuất ra mới có chất lượng cao, giá thành hạ do đó mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp, sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính. - Nguồn vốn do cấp trên cấp: Đây là nguồn đáng kể để tài trợ cho TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn này khó có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời của doanh nghiệp. - Hạn mức tín dụng do ngân hàng dành cho doanh nghiệp: khi quỹ của doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu, không đủ để tài trợ cho một đơn vị dự án nào đó của doanh nghiệp thì một phương sách hay được sử dụng là vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng. - Các nhân tố khác: các yếu tố này có thể được coi là các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ.... có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. 2. Những nhân tố chủ quan Nhân tố này xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, thông thường có những nhân tố sau: a. Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý TSCĐ: trong doanh nghiệp, chủ sở hữu luôn là người có quyền cao nhất đưa ra mọi quyết định. Vì thế quan điểm và sự nhận thức của các chủ sở hữu trong việc quản lý tài sản có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. b. Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp: TSCĐ được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Khi doanh nghiệp dùng hai nguồn này để mua sắm TSCĐ thì phải trả một chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn. Chính vì vậy, hiệu quả của việc huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. c. Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Do đó, việc sử dụng TSCĐ của mỗi ngành nghề không giống nhau, tuỳ vào từng công việc mà có cách sử dụng cho hợp lý. d. Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là định hướng quan trọng, nó thể hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Từ những chiến lược đề ra doanh nghiệp sẽ có những biện pháp sử dụng tài sản để đạt hiệu quả cao. e. Trình độ lao động: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc quyết định đúng đắn phụ thuộc vào nhiều trình độ quản lý của cán bộ. Đồng thời máy móc không thể làm việc nếu thiếu con người, tài sản không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu người có chuyên môn biết sử dụng nó. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, một nhà lãnh đạo có uy tín và nhạy bén nắm bắt các cơ hội đầu tư. f. Mối quan hệ của doanh nghiệp: Các mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối, tiêu thụ sản phẩm.... Do vậy tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp... thì sẽ bán được nhiều sản phẩm, tìm được nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ, do đó mối quan hệ ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả vốn cố định sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi vốn doanh nghiệp có hạn thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vô cùng cần thiết. Giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sở hữu, nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. 4. Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ý nghĩa kinh tế lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp sau: - Lập và thực hiện tốt dự án đầu tư vào TSCĐ. - Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh, cần lập sổ sách để theo dõi đối với từng TSCĐ. Thường xuyên kiểm soát tình hình sử dụng TSCĐ để huy động đầy đủ TSCĐ hiện có vào hoạt động, kịp thời huy động và thực hiện kiểm kê TSCĐ. - Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao thì cần thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ để đảm bảo thu hồi đầy đủ số vốn cố định của doanh nghiệp. - Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, việc khấu hao phải tính cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, đảm bảo thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn cố định. - Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ theo định kỳ, tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Trường hợp TSCĐ cần phải sửa chữa lớn ở giai đoạn cuối của thời hạn sử dụng cần cân nhắc hiệu quả của việc sửa chữa với việc thanh lý tài sản để mua sắm TSCĐ mới. - Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn, tham gia bảo hiểm với TSCĐ đặc biệt, những TSCĐ như phương tiện vận tải, những nguyên nhân khách quan có thể gây ra như hoả hoạn, bão lụt và những bất chắc khác có thể xảy ra. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 I. T ỔNG QUAN V Ề CÔNG TY CỔ PH ẦN LILAMA 10 1. Lịch sử hình thành và phát triển : Tiền thân Công ty LILAMA 10 năm trước đây là công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 thuộc Bộ xây dựng được thành lập theo Quyết định số 004/BXD - TCLD ngày 27 tháng 01 năm 1993 và Quyết định số 05/BXD - TCLD ngày 12 tháng 01 năm 1996 có tên giao dịch quốc tế là" MACHINERY ERECTION AND CONTRUCTION COMPANY - No.10", viết tắt là EEC.10. Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam(LILAMA), hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân. Trong tháng 1 năm 2007 Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 chính thức chuyển hình thức sở hữu, từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần,đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp,dưới đây gọi là Công ty. Tên viết bằng tiếng Việt là: Công ty cổ phần LILAMA 10 Tên viết bằng tiếng Anh là: LILAMA 10 JOINT STOCK company Tên giao dịch: LILAMA 10, JSC Trụ sở đăng ký của công ty: Địa chỉ: 989 Đường Giải phóng - Phường Giáp Bát - Q.Hoàng Mai - Hà Nội - Việt Nam. Điện thoại: 04.8649.584 Fax: 04.8649.581 Email: LILAMA10KTKT@VNN.VN * Vốn điều lệ được các cổ đông đóng ghóp bằng nguồn vốn hợp pháp của mình bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng hiện vật và hạch toán theo một đơn vị thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ). Mỗi cổ đông pháp nhân sở hữu không quá 20% vốn điều lệ. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là: 40.000.000.000 VNĐ, tổng số vốn của công ty được chia thành 4.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó: - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước, đại diện bởi công ty lắp máy Việt Nam là: 2.040.000 cổ phần, bằng 20.400.000.000 đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. - Vốn thuộc cổ đông là CBCNV trong Công ty là: 1.135.715 cổ phần bằng 11.357.150.000 đồng, tương đương 28,39% vốn điều lệ. - Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác là: 824.285 cổ phần, bằng 8.242.850.000 đồng, tương đương 20,61% vốn điều lệ. 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty: Căn cứ vào xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo đà phát triển và uy tín cho Công ty, Công ty LILAMA 10 đã có những lĩnh vực hoạt động kinh doanh sau: Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp, lắp ráp máy móc cho các công trình. Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Gia công chế tạo lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng. Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại. Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất. Ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên công ty đã lựa chọn bộ máy quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, có nhiều đơn vị sản xuất trực thuộc: Xí nghiệp 10-1, Xí nghiệp 10-2, Xí nghiệp 10-4, Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền thành lập và biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Ban kiểm soát: (3-5 thành viên) là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành và chấp hành pháp luật của công ty. Các phó tổng giám đốc: là những người giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định thuộc lĩnh vực được phân công. Các phòng ban chức năng: 3.1. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về quản lý Tài chính Kế toán, có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến lĩnh vực Kế toán và Tài chính theo Luật pháp quy định. 3.2. Phòng kinh tế kĩ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. 3.3. Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị tài chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và công cụ dụng cụ cho các đơn vị thi công. 3.4. Trung tâm tư vấn và thiết kế: Tư vấn và thiết kế các công trình để đầu tư dự án có cơ sở tiến hành đấu thầu hoặc thương thảo với đối tác. 3.5. Phòng hành chính y tế: Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người trong một số lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống cán bộ, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng. 3.6. Phòng đầu tư và dự án: Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình bày các luận chứng kinh tế kỹ thuật,kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án của công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tích các thông tin nhận được các dự án. Trực tiếp giao dịch quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc và trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình. 3.7. Phòng tổ chức lao động: Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty. 3.8. Ban Quản lý máy: Chịu trách nhiệm quản lý về hiện vật máy móc. 3.9. Ban quản lý dự án Nậm Công 3: Có chức năng quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc thi công, bảo trì bảo hành dự án Nậm Công 3. 3.10. Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-3: Có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tương tự các phòng ban của Công ty nhưng số lượng cán bộ công nhân viên ít hơn. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty gồm nhiều đơn vị xí nghiệp thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên cả nước, cho nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán nhờ đó mà công ty phát huy đầy đủ khả năng trình độ của các cán bộ tài chính kế toán, sử dụng hợp lý đảm bảo hiệu quả và chất lượng công tác tài chính của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy ở phòng kế toán được sắp xếp như sau:Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình KẾ TOÁN TRƯỞNG Các tổ, bộ phận ở đơn vị ở đơn vị, xí nghiệp Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán tiền mặt, tiền tạm ứng thanh toán Kế toán tiền lương BHXH. BHYT… Kế toán tổng hợp Kế toán Doanh thu, thuế GTGT Kế toán TSCĐ, nguồn vốn Thủ quỹ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người giúp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, tổ chức công tác kế toán và quản lý tài chính trong công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc kế toán có liên quan đến vật tư hàng hoá trong công ty. - Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền mặt, tạm ứng. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền gửi ngân hàng, tiền vay, có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai xót. - Kế toán TSCĐ: Thực hiện các công việc kế toán có liên quan đến TSCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm, giá trị hiện có và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty. - Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà Nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí…. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp. - Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. - Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. 5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2005 2006 SS 2005-2006 Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) A B 1 2 3=2-1 4=3/1 1 Giá trị sản lượng 186.530 228.500 41.970 22,50 2 Doanh thu thuần 156.380 170.980 14.600 9,34 3 Giá vốn hàng bán 137.017 148.472 11.455 8,36 4 Lợi nhuận thuần 3.084 4.767 1.684 54,60 5 Nộp ngân sách 918 1.229 311 33,87 6 Lợi nhuận sau thuế 2.551 3.593 1.042 40,85 7 Thu nhập bình quân ng/th 1.540 1.680 140 9,09 Qua Biểu 1 cho ta thấy giá trị sản lượng của công ty không ngừng tăng lên theo thời gian. Năm 2005 đạt 186.530 triệu đồng, năm 2006 là 228.500 triệu đồng tăng 41.970 triệu đồng ứng với 22,5%, do việc đấu thầu các dự án thành công và thi công nhiều công trình. Doanh thu thuần cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 là 170.980 triệu đồng tăng 9,34% ( +14.600 triệu đồng ) so với năm 2005. Do ký kết được một số các hợp đồng với giá trị lớn nên doanh nghiệp đã thu được một lượng lợi nhuận đáng kể năm 2005 là 2.551 triệu đồng thì năm 2006 là 3.593 triệu đồng, tăng 40,85 % ( +1.042 triệu đồng ) so với năm 2005. Các con số kể trên đã chứng minh năm 2005-2006 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Điều này đã giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và thu nhập bình quân đầu người / tháng năm 2005 là 1.540 nghìn đồng, năm 2006 là 1.680 nghìn đồng tăng so với năm 2005 là 140 nghìn đồng tương ứng 9,09 %. Hiện nay Công ty phải trải qua không ít những khó khăn, nhất là khi Công ty mới chuyển sang cổ phần hoá. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam trong việc chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh cùng với những thuận lợi có được, Công ty đã luôn nỗ lực thực hiện tốt các công việc và khẳng định được vai trò, uy tín của mình trên các công trình. II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty: Biểu 2: Kết cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 2 năm (2005-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 SS 2005-2006 Tổng Tỷ trọng ( % ) Tổng Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) Vốn lưu động 118.830 81,26 177.830 87,09 59.000 49,65 Vốn cố định 27.408 18,74 26.350 12,91 -1.058 -3,86 Tổng vốn KD 146.238 100 204.180 100 57.942 39,62 Nợ phải trả 116.300 79,53 172.718 84,59 56.418 48,51 Vốn chủ sở hữu 29.938 20,47 31.461 15,41 1.523 5,12 Nguồn vốn 146.238 100 204.180 100 57.942 39,62 Qua biểu 2 ta thấy vốn kinh doanh năm 2006 là 204.180 triệu đồng tăng 57.942 triệu đồng tương ứng 39,62 % so với năm 2005. Trong đó tỷ trọng vốn lưu động tăng từ 81,26 % năm 2005 lên 87,09 % năm 2006 và tỉ lệ tăng là 49,65 % so với năm 2005. Ngược lại vốn cố định không những chiếm tỷ trọng nhỏ mà còn giảm từ 18,74 % năm 2005 xuống còn 12,91 % năm 2006 và tỉ lệ giảm là 3,86 % so với năm 2005. Điều này cho thấy trong 2 năm qua việc đầu tư vào TSLĐ là khá ổn định đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhưng việc đầu tư vào TSCĐ của công ty còn thấp, đối với công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì cần phải đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ để tăng năng suất lao động, đáp ứng sự cạnh tranh và phát triển của công ty. Nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn hình thành từ vay nợ, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao, năm 2005 là 116.300 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,53 %, năm 2006 lên tới 172.718 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,59 %, tỉ lệ tăng là 48,51 % so với năm 2005. Trong đó, nợ phải trả đáng lẽ vay để bù đắp vốn lưu động bị thiếu hụt thì lại tập trung để đầu tư dài hạn tăng thêm TSCĐ để đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty. Các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn như vậy làm cho Công ty gặp phải khó khăn về khả năng thanh toán khi đến hạn trả. Nguồn vốn bên ngoài lớn hơn vốn tự có của công ty làm cho khả năng thanh toán của công ty phải phụ thuộc và chịu sự chi phối của chủ nợ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, vốn chủ sở hữu đã có sự tăng lên trong năm 2006, tăng so với năm 2005 là 1.523 triệu đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 5,12 %. Vì vậy trong tương lai có khả năng sẽ hạn chế được những rủi ro kể trên về khả năng thanh toán của Công ty. 2. Nguồn hình thành vốn cố định của Công ty: Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn hình thành giá trị TSCĐ của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 SS 2005-2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( +/- ) Vốn ngân sách cấp 22.750 30.87 21.099 28,17 - 1.651 - 7,26 Vốn tự bổ sung 37.493 50.88 53.366 71,24 15.873 42,33 Vốn khác và vay 13.443 18.25 439 0,59 -13.004 - 96,74 Tổng nguyên giá TSCĐ 73.686 100 74.903 100 1.217 1,65 Qua biểu 3 cho thấy nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2005 là 73.686 triệu đồng thì năm 2006 là 74.903 triệu đồng, tăng 1.217 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 1,65 % so với năm 2005, giá trị TSCĐ là tương đối lớn và được hình thành từ 4 nguồn chủ yếu: nguồn vốn do ngân sách cấp, nguồn tự bổ sung, nguồn vốn khác và vốn vay. Năm 2006 nguồn ngân sách cấp giảm 1.651 triệu đồng so với năm 2005, tỉ lệ giảm là 7,26 %. Nguồn vốn khác và vốn vay còn giảm xuống đáng kể, năm 2005 là 13.443 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,25 % thì năm 2006 giảm xuống chỉ còn 439 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,59%, tỉ lệ giảm nhiều 96,74 % so với năm 2005. Trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung chiếm tỷ trọng khá cao và tăng lên, năm 2006 chiếm tỷ trọng 71,24 %, tăng so với năm 2005 là 15.873 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 42,33 %, đây là một thành quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã chú trọng đến khả năng tích lũy vốn để không phụ thuộc vào nguồn vốn khác và chú trọng đầu tư vào TSCĐ đồng thời đảm bảo cho TSCĐ của Công ty được hình thành từ một nguồn vốn ổn định lâu dài, giúp Công ty ngày càng phát triển hơn và quy mô vốn được mở rộng hơn. 3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty: Biểu 4: Tình hình sử dụng và cơ cấu TSCĐ của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 SS 2005-2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) TSCĐ đang sử dụng 73.686 100 74.903 100 1.217 1,65 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 17.891 24,28 12.343 16,48 - 5.548 - 31 2. Máy móc, thiết bị 22.296 30,26 26.810 35,8 4.514 20,24 3. Phương tiện vận tải 32.059 43,51 34.283 45,77 2.225 6,94 4. Thiết bị quản lý 1.286 1,75 1.286 1,72 - - 5. TSCĐ khác 154 0,2 182 0,23 28 17,83 TSCĐ chưa sử dụng - - - - - - TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý - - - - - - Nhìn vào biểu 4 ta thấy TSCĐ đang sử dụng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 là 74.903 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 1.217 triệu đồng tương ứng với 1,65 %. Trong đó, TSCĐ là Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng không cao và giảm trong cơ cấu TSCĐ của Công ty, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 5.548 triệu đồng, tỉ lệ giảm tương ứng là 31 %. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng tương đối cao và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.514 triệu đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 20,24 %. Phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.225 triệu đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 6,94 %.Thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ và không tăng, TSCĐ khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, tuy nhiên tỉ lệ tăng năm 2006 so với năm 2005 cao, và tỉ lệ tăng là 17,83 %. Công ty ko có TSCĐ chưa sử dụng, không cần dùng và chờ thanh lý. Điều này chứng minh rằng việc sử dụng TSCĐ của Công ty là khá hợp lý và ổn định, phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. 4. Tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty: Biểu 5: Tình hình tăng giảm TSCĐ tính đến 31/12/2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Loại TSCĐ Số dư đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số dư cuối năm 1. Nhà cửa vật kiến trúc 17.891 4.346 9.894 12.343 2. Máy móc, thiết bị 22.296 6.999 2.485 26.810 3. Phương tiện vận tải 32.059 2.653 429 34.283 4. Thiết bị quản lý 1.286 - - 1.286 5. TSCĐ khác 154 28 - 182 Tổng cộng: 73.686 14.026 12.808 74.903 Ta thấy TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc tăng trong năm là 4.346 triệu đồng do xây dựng mới nhà làm việc, văn phòng đại diện của Công ty, số giảm trong năm là 9.894 triệu đồng do đánh giá lại khi công trình hoàn thành, cho nên số dư cuối năm chỉ còn 12.343 triệu dồng. TSCĐ là máy móc thiết bị tăng trong năm là 6.999 triệu đồng do đầu tư mua sắm mới một số thiết bị phục vụ thi công công trình, số giảm trong năm là 2.485 triệu đồng do có một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết được phép thanh lý, số dư cuối năm tăng lên là 26.810 triệu đồng. TSCĐ là phương tiện vận tải tăng trong năm là 2.653 triệu đồng do đầu tư mua sắm thêm xe ôtô phục vụ vận chuyển cho các công trình, số giảm trong năm là 429 triệu đồng, nên số dư cuối năm tăng lên là 34.283 triệu đồng. TSCĐ khác tăng 28 triệu đồng nên tổng TSCĐ cả năm là 182 triệu đồng. 5. Tình hình thực hiện khấu hao TSC§: Biểu 6: Tình hình trích khấu hao và thực trạng TSCĐ năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Nhóm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ 2006 Số khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại Số tiền % so với NG Số tiền % so với NG 1 2 3 4=3/2 5 6=5/2 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 12.343 4.401 35,65 7.942 64,34 2. Máy móc, thiết bị 26.810 17.480 65,20 9.329 34,8 3. Phương tiện vận tải 34.283 20.775 60,6 13.508 39,4 4. Thiết bị quản lý 1.286 906 70,44 380 29,56 5. TSCĐ khác 182 114 62,80 67,60 37,20 Tổng cộng: 74.903 43.676 58,31 31.227 41,7 Nhìn chung TSCĐ mà Công ty đang sử dụng đã cũ, TSCĐ đã bị hao mòn nhiều, số khấu hao lũy kế đến cuối năm 2006 là 43.676 triệu đồng bằng 58,31 so với giá trị còn lại bằng 41,7 % so với nguyên giá. Trong đó, TCSĐ là nhà cửa vật kiến trúc đã hao mòn là 35,65 %, giá trị còn lại là 64,34 %, tài sản này còn mới. TSCĐ là máy móc, thiết bị đã hao mòn 65,20 %, giá trị còn lại là 34,8 %, tài sản này đã cũ. TSCĐ là phương tiện vận tải cũng bị hao mòn rất nhiều, giá trị còn lại chỉ là 39,4 %. TSCĐ là thiết bị quản lý và TSCĐ khác cũng đã cũ, thiết bị quản lý bị hao mòn tới 70,44 %, TSCĐ khác là 62,80 %. Cho thấy TSCĐ của Công ty đã cũ, thời gian sử dụng tài sản dài nên giá trị còn lại thấp. Công ty cần phải có kế hoạch mua sắm thiết bị mới thay thế, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Biểu 7: Hiện trạng TSCĐ tại Công ty trong 2 năm Đơn vị tớnh: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 SS 2005-2006 Tăng/giảm ( +/- ) % 1. Tổng NGTSCĐ Trđ 73.686 74.903 1.217 1,65 2. Tổng giá trị hao mòn TSCĐ Trđ 46.653 43.676  - 2.977 - 6,4 3. Giá trị còn lại TSCĐ (1)- (2) Trđ 27.033 31.227  4.194 15,52 4. Hệ số hao mòn TSCĐ (2)/(1) %  63  58  - 5 - 8 5. Hệ số sử dụng TSCĐ (3)/(1) %  37  42  5 14 Ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ qua các năm luôn cao hơn hệ số sử dụng TSCĐ. Năm 2005 hệ số hao mòn là 63 %, năm 2006 là 58 %, trong khi hệ số sử dụng năm 2005 là 37 %, năm 2006 là 42 %. Cho thấy hiện trạng TSCĐ của Công ty đã cũ, do đó Công ty phải đầu tư mua sắm thiết bị mới thay thế cho những thiết bị đã cũ để đảm bảo tiến độ thi công và hoàn thành các dự án sắp tới. 6. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty: Trong những năm qua Công ty cổ phần LILAMA 10 đã đạt được những thành tựu to lớn. Công ty đã trúng thầu và xây dựng nhiều công trình trên mọi miền đất nước tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn công nhân. Để đánh giá được một cách đầy đủ hơn nữa những cố gắng đó chúng ta phải phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong mối quan hệ với những kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua. Biểu 8: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần LILAMA 10 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- % 1 NGTSCĐ bình quân 65.909 70.377 4.468 6,78 2 VCĐ bình quân 21.868 22.209 341 1,56 3 Doanh thu thuần 156.380 170.980 14.600 9,34 4 Lợi nhuận sau thuế 2.551 3.593 1.042 40,85 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ=(3)/(2) 7,15 7,7 0,55 7,7 6 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=(4)/(2) 0,12 0,16 0,04 33,33 7 Hàm lượng VCĐ=(2)/(3) 0,14 0,13 -0,01 -7,14 8 Hiệu quả sử dụng TSCĐ=(3)/(1) 2,37 2,43 0,06 2,53 1. Hàm lượng VCĐ năm 2005 là 0,14 tức là chi phí 1 đồng VCĐ bình quân để tạo ra 0,14 đồng doanh thu. Sang năm 2006 giảm xuống chỉ còn 0,13 giảm 0,01 tương đương 7,14% so với năm 2005. 2. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2005 là 7,15 tức là 1 đồng VCĐ bình quân sẽ tạo ra 7,15 đồng doanh thu. Sang năm 2006 lờn 7,7 đồng tăng 0,55 đồng tương đương với 7,7% so với năm 2005. Do doanh thu có tỉ lệ tăng cao hơn so với tỉ lệ tăng của VCĐ bình quân. 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2005 là 2,37 tức 1 đồng nguyên giá TSCĐ sẽ tạo ra 2,37 đồng doanh thu. Năm 2006 là 2,43 tăng 0,06 tương đương 2,53 % so với năm 2005. 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCĐ năm 2005 là 0,12 tức 1 đồng VCĐ sẽ tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận. Năm 2006 lờn 0,16 tăng 0,04 tương đương với 33,33 %. Do lợi nhuận tạo ra sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước có tỉ lệ tăng cao gấp 40 lần so với tỉ lệ tăng của VCĐ bình quân. Các chỉ tiêu kể trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty LILAMA 10 năm sau cao hơn năm trước. Doanh nghiệp đã phát huy được công dụng TSCĐ dẫn đến hiệu quả sản xuất tăng. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY. 1. Những ưu điểm trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định. Cơ sở vật chất được trang bị thêm nhiều so với những năm trước, thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty có đội ngũ kỹ sư trình độ và có kinh nghiệm. Đặc biệt là đội ngũ công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm, quản lý chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. Hàng năm tiến hành trích lập các khoản quỹ dự phòng như quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển. Toàn bộ tài sản của công ty được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không có tài sản chưa cần hoặc không cần dùng chờ thanh lý. Để đầu tư mua sắm tài sản, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, những năm trước công ty phải huy động từ bên ngoài là chủ yếu, nhưng đến năm 2006 tình hình này đã thay đổi, công ty không còn phải huy động từ bên ngoài mà đã dùng nguồn vốn tự có và vốn ngân sách để đầu tư vào TSCĐ. Điều đó cho thấy công ty đã đảm bảo cho TSCĐ được hình thành từ một nguồn vốn ổn định lâu dài. 2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại công ty 2.1. Về kết cấu nguồn vốn. Thực trạng kết cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần LILAMA 10: nguồn vốn chủ sở hữu thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh và nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc khá cao vào vốn vay và đồng nghĩa với khả năng rủi ro về tài chính cũng cao nếu vốn đi vay sử dụng không có hiệu quả. 2.2. Về đầu tư tài sản cố định. Tuy trong năm công ty đã có đầu tư mua mới tài sản cố định nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về máy móc trong thi công, trang thiết bị thi công còn thô sơ. Do vậy trong quá trình thi công phải vay vốn và thuê máy móc thiết bị ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp. Đây là một tỷ lệ không an toàn nếu công ty muốn phát triển bền vững do đó, công ty nên kết hợp đẩy mạnh thu hồi nợ, giải quyết hàng tồn kho nhằm giải tỷ lệ nợ đồng thời có lợi nhuận để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao vốn chủ sở hữu. Công ty nên mở tài khoản vay ngân hàng dài hạn để đảm bảo an toàn vốn vay trong quá trình sản xuất. Có vậy công ty sẽ giải bớt được chi phí lãi vay, ít bị phụ thuộc vào các chủ nợ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới thực sự đạt hiệu quả. 2. Tăng cường đổi mới, đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào TSCĐ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thi công: Hiện nay trang thiết bị thi công còn thô sơ, công ty cần mua sắm thiết bị thi công, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ thi công cầu đường, về thiết bị kiểm tra công ty chưa có thiết bị lấy mẫu đất, thước đo độ. Đối với công ty thi công xây dựng cơ bản thiết bị như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu thi công xây dựng cơ bản do đó công ty còn phải thuê thiết bị. Vì vậy việc tăng cường đổi mới máy móc thiết bị áp dụng kỹ thuật vào trong thi công tại những công trình có chất lượng đáp ứng được yêu cầu về công nghệ, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tăng năng suất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó tăng khối lượng thi công, giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Để đầu tư vào TSCĐ ngoài 3 nguồn chính của công ty là vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay. Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ như mua thiết bị trả chậm, liên quan, liên kết… Sự linh hoạt trong công tác đào tạo vốn cho TSCĐ sẽ giúp đẩy mạnh việc huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ của mình. 3. Cần trích lập khấu hao hợp lý, sử dụng khấu hao có hiệu quả: Từ năm 2004 công ty đã áp dụng Quyết định số 206/2003 QĐ-BTC của bộ Tài chính căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản và tình hình thực tế sử dụng TSCĐ, công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý và linh hoạt. Bên cạnh áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với những TSCĐ ít bị tác động bởi hao mòn vô hình như nhà cửa, vật kiến trúc… có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với TSCĐ là thiết bị thi công luôn bị tác động bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh chóng bị thải hồi. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm đối với những tài sản là phương tiện vận chuyển… Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho công ty thu hồi vốn nhanh, nhanh chóng tái đầu tư đổi mới TSCĐ, tăng năng lực sản xuất. 4. Phân cấp quản lý và nâng cao trình độ sử dụng, quản lý TSCĐ. Phân cấp quản lý cho các đơn vị nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm bảo quản, sử dụng TSCĐ được trang bị có hiệu quả hơn. Để làm được điều này, công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với những người có ý thức bảo đảm sử dụng máy móc, các bộ phận, cá nhân nào được phân công quản lý tài sản nào thì phải có ý thức cố gắng làm tốt công việc đó. Đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong quá trình kinh doanh, công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực vào vị trí phù hợp nhằm phát huy được tài năng trên cơ sở đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 5. Mua bảo hiểm tài sản để bảo toàn vốn KẾT LUẬN Toàn bộ nội dung được trình bày trên đây là những lý luận chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp nóichung thực tế trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần LILAMA 10 cùng với những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đã và đang được công ty xác định là cần thiết vì vậy, công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Do đó công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty trước đầu được nâng lên. Song bên cạnh những thuận lợi cũng như những thành tích đạt được thì công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng trong vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Điều đó đòi hỏi công ty phải có cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Song trong thời gian thực tập không nhiều, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần LILAMA 10. Do trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và thông cảm của các anh chị trong phòng kế toán và của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các anh chị trong phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần LILAMA 10 đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0102.doc
Tài liệu liên quan