Đề tài Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì : + Giúp Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn , sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . + Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra bình thường và liên tục . + Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp . + Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp . Nếu xác định thừa vốn lưu động sẽ gây nên tình trạng ứ động vật tư hàng hoá , giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm . Ngược lại , nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp có thể không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng với khách hàng .

doc67 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giai đoạn nấu . Nguyên liệu là Malt , gạo , hoa Bia và đường được đưa vào sản xuất theo một tỉ lệ nhất định tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất loại Bia thành phẩm nào : Bia chai , Bia lon hay Bia hơi . Bước 1 : Malt , gạo được làm sạch và xay nghiền mịn . Bước 2 : Gạo được xay mịn trộn với nước , nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá đến 65°C rồi dịch hoá 75°C , sau đó đun sôi đến 120°C trong một giờ . Malt được ngậm nước ở nhiệt độ thường sau đó nâng nhiệt độ 52°C , 65°C và 75°C . Dung dịch gạo đã đun sôi được trộn với dung dịch Malt sau một thời gian cho ra dung dịch nước mạch nha . Lấy dung dịch có độ đường 10 cho Bia hơi , độ đường 10,5 cho Bia chai và độ đường 12 cho Bia lon . Dịch nha được cho qua bộ phận lọc bỏ bã Bia , hoa Hublon cho vào dung dịch nha đun sôi đến nhiệt độ cần thiết thì hạ nhiệt độ xuống 12°C và bắt đầu đưa vào giai đoạn lên men . * Giai đoạn lên men . Bao gồm các công đoạn sau : Công đoạn lên men sơ bộ : Nước mạch nha sau giai đoạn nấu được chuyển tới thùng chứa cho men vào với tỉ lệ 1% theo thể tích , lên men trong khoảng 24 giờ sau đó chuyển sang công đoạn lêm men chính . Công đoạn lên men chính : Qua công đoạn lên men sơ bộ , dung dịch mạch nha được chuyển sang công đoạn lên men chính . Nhiệt độ lên men chính được khống chế cao nhất 15°C thấp nhất 7°C . Thời gian lên men chính từ 5 đến 7 ngày . Sau quá trình này đường biến thành cồn và CO2, độ đường được hạ phù hợp với các thông số kỹ thuật . Sau đó chuyển sang công đoạn lên men phụ . Công đoạn lên men phụ : Công đoạn dược tiến hành ngay sau khi lên men chính có tác dụng bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của Bia . Thời gian lên men phụ với Bia hơi là 15 ngày , Bia chai là 20 ngày , Bia lon là 45 ngày . * Giai đoạn lọc Bia : Khi kết thúc lên men phụ , dung dịch sẽ được kiểm tra độ chua , nếu đạt yêu cầu mới cho lọc Bia để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và men có trong Bia . Để được Bia trong và có thời gian bảo quản lâu , Bia được lọc qua “máy lọc khung bản” và có bão hoà CO2 với Bia lon và Bia chai . Giai đoạn chiết Bia : Bia lọc xong được đưa vào chiết ở áp suất 3kg/cm3 , chiết xong đem thanh trùng ở nhệt độ 62°C và 68°C để tiêu diệt men Bia và các vi sinh vật sau đó được dán nhãn và đóng két . Thời gian đảm bảo phẩm chất các loại Bia : Bia hơi 1 ngày , Bia chai 30 ngày , Bia lon 90 ngày . Sơ đồ 1.Quy trình công nghệ sản xuất Bia Gạo xay mịn Malt xay mịn Trộn nước Ngậm nước Hồ hoá (65 °C) Nâng Nhiệt độ Hoa Hublon Đường Dịch hoá (75 °C) Đun sôi (120 °C , 1h) Đường hoá Lọc Dung dịch nha đun sôi Bã Bia Hạ nhiệt độ (12°C) Thu CO2 Lên men Tạp Bia Lọc Bia thành phẩm Chiết Bia Bia thành phẩm Thanh trùng sản phẩm 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất . Tổ chức sản xuất Bia của Công ty được tiến hành tại một phân xưởng sản xuất và một số bộ phận phụ trợ . Cụ thể : + Phân xưởng sản xuất : được chia thành 17 tổ 1>. Tổ xử lý nước (7 người) : có nhiệm vụ cung cấp nước , làm mềm nước phục vụ quá trình sản xuất Bia và các nhu cầu nước trong Công ty . 2>. Tổ điện sản xuất (15 người) : có nhiệm vụ phục vụ và thực hiện toàn bộ các công tác về điện trong quá trình sản xuất . 3>. Tổ sửa chữa thường xuyên (17 người) : sửa chữa các trang thiết bị trong phân xưởng và của Công ty . 4>. Tổ nấu (26 người) : thực hiện toàn bộ công việc của giai đoạn nấu . 5>. Tổ lạnh 1 (10 người) : cung cấp , làm lạnh trong những khâu cần thiết . 6>. Tổ lạnh 2 (10 người) : cung cấp làm lạnh cho quá trình lên men . 7>. Tổ ủ men (28 người) : làm nhiệm vụ trong giai đoạn lên men . 8>. Tổ lọc men (31 người) : chuyên về lọc men có trong Bia để được Bia trong . 9>. Tổ CO2 (17 người) : thu hồi CO2 để bão hoà CO2 có trong Bia . 10>. Tổ lò hơi (13 người) : cung cấp hơi nóng cho thanh trùng Bia và nhiệt lượng cho quá trình sản xuất . 11>. Ca Bia 1 (37 người) . 12>. Ca Bia 2 (40 người) . 13>. Ca Bia 3 (29 người) . 14>. Ca Bia 4 (30 người) . 15>. Tổ Bia hơi (10 người) : có nhiệm vụ chiết Bia vào thùng . 16>. Tổ vận chuyển , phục vụ ( 5 người) : có nhiệm vụ vận chuyển Bia thành phẩm , dán nhãn . . . . 17>. Văn phòng phân xưởng (9 người) : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ quá trình sản xuất Bia tại xưởng sản xuất . + Phân xưởng cơ điện : có nhiệm vụ lắp mới , nghiên cứu thay thế phụ tụng thiết bị phục vụ sản xuất . Phân xưởng cơ điện gồm 6 tổ : 1>. Tổ gián tiếp cơ điện (3 người) . 2>. Tổ rèn , hàn , đúc (8 người) . 3>. Tổ tiện (5 người) . 4>. Tổ gò (8 người) . 5>. Tổ nguội 1 (9 người) . 6>. Tổ nguội 2 (9 người) . Ngoài ra , để tổ chức sản xuất nhịp nhàng , Công ty còn có các bộ phận phụ trợ cho quá trình sản xuất như các tổ vận chuyển , tổ bốc xếp . . . 1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý . Hiện nay Công ty Bia Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý như sau : Ban giám đốc : gồm một giám đốc và hai phó giám đốc , trong đó : Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Phó giám đốc kỹ thuật : phụ trách toàn bộ những vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật trong quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị cho đến khâu sản phẩm hoàn thành nhập kho . Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động đối ngoại khác . Các phòng ban chức năng : giúp ban giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . * Phòng kỹ thuật công nghệ KCS : có chức năng theo dõi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Bia , nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất , kiểm tra chất lượng Bia thành phẩm nhập kho . Kiểm tra các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật trong các giai đoạn của quy trình sản xuất . * Phòng kỹ thuật cơ điện : có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động của máy móc , thiết bị 1sản xuất Bia cũng như các bộ phận chức năng khác để có thể kịp thời bảo dưỡng , sửa chữa và thay thế . . . * Phòng kế hoạch tiêu thụ : có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch ngắn , trung và dài hạn về tiêu thụ sản phẩm của Công ty . Hàng năm có trách nhiệm lập kế hoạch mua Bia của các đại lý , các khách hàng . . . từ đó lập kế hoạch cung cấp Bia cho các năm sau. Bên cạnh đó , hoạt động hàng ngày của phòng tiêu thụ còn bao gồm việc theo dõi xuất Bia thành phẩm . * Phòng tổ chức hành chính : là bộ phận tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện công tác tổ chức hành chính của Công ty như : quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên , đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty . . . * Phòng tài chính kế toán : có chức năng và nhiệm vụ thực hiện mọi công tác thuộc lĩnh vực kinh tế , tài chính , kế toán và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các kế hoạch phát triển Công ty . * Phòng vật tư : nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng đầy đủ , kịp thời vật tư cho quá trình sản xuất của Công ty , đồng thời cung cấp các loại nhiên liệu , động lực , thiết bị , vật phẩm văn phòng phục vụ cho các phòng ban của Công ty . * Ban dự án : Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng , quản lý và thực hiện các dự án của Công ty . * Ban bảo vệ : có trách nhiệm đảm bảo trật tự an ninh , bảo vệ tài sản của Công ty và người lao động . * Trạm y tế : có chức năng và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty . Bộ phận trực tiếp sản xuất * Phân xưởng sản xuất : đảm nhận mọi công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm 17 tổ như đã nói ở trên . * Phân xưởng cơ điện : có nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng máy móc , thiết bị bao gồm 6 tổ như đã nói ở trên . * Đội kiến trúc : có chức năng và nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của Công ty , bao gồm 4 tổ : 1>. Tổ nề 1 . 2>. Tổ nề 2 . 3>. Tổ sơn vôi . 4>. Tổ mộc . * Bộ phận phục vụ sản xuất : trực thuộc phòng vật tư nhưng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất . Cụ thể như mua nguyên vật liệu đưa về xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm . * Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm : có chức năng chủ yếu là giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng . Sơ đồ 2.Bộ máy quản lý của Công ty Bia Hà Nội . Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kế hoạch tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Ban dự án Ban bảo vệ Trạm y tế Phân xưởng sản xuất Phân xưởng cơ điện Đội sửa chữa Bộ phận phục vụ sản xuất Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và tài chính của Công ty Bia Hà Nội . 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán . Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin kịp thời , chính xác , đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán , phát huy đầy đủ vai trò hạch toán kế toán trong quản lý tài chính của Công ty . Hiện nay Công ty Bia Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Kế toán tài sản cố định Kế toán lương và sửa chữa tài sản cố định Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán phụ trách về xây dựng cơ bản Kế toán thanh toán và ngân hàng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Kế toán phụ trách việc ứng dụng MVT Thủ Quỹ * Hình thức kế toán : Công ty Bia Hà Nội có một hệ thống kế toán tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh luôn cập nhật với những đổi mới của chế độ kế toán . Hiện nay công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên phần mềm vi tính riêng . Chương trình này cho phép xử lý số liệu ngay từ những chứng từ ban đầu . Qua quá trình xử lý , luân chuyển số liệu máy tính sẽ kết xuất ra màn hình các thông số của các sổ sách , nhật ký , bảng kê , bảng cân đối số phát sinh , các sổ chi tiết , sổ tổng hợp các tài khoản cần thiết . . . . Bên cạnh đó , kế toán còn sử dụng các phần mềm khác như Microsoft Word , Microsoft Excel để tính toán và lập các bảng biểu . Hệ thống tài khoản được mở theo quyết định 1141 TC / CĐKT . Ngoài ra , để thuận tiện cho công tác kế toán , Công ty còn mở một số các tài khoản cấp 2 và cấp 3 . Hình thức kế toán của Công ty Bia Hà Nội áp dụng là hình thức kế toán nhật ký chứng từ . 1.5.2. Tổ chức bộ máy tài chính . Tổ chức bộ máy tài chính của Công ty được ghép với bộ máy kế toán và do kế toán trưởng điều hành . 2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000, 2001 . 2.1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội . * Thuận lợi . + Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế . Nền kinh tế mở cửa kéo theo những nhu cầu về sinh hoạt , vui chơi , giải trí và tiêu dùng của con người ngày càng cao . Đây chính là một yếu tố thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . + Là một Công ty có quá trình hình thành và phát triển khá lâu , từng bước chuyển đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác . Chính vì vậy , Công ty đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh . Thêm nữa Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý vững chắc , giàu kinh nghiệm và đội ngũ công nhân đông đảo lành nghề . Hàng năm công nhân lao động của Công ty đều được bồi dưỡng nâng cao tay nghề với bậc thợ trung bình là 4/7 . Tất cả tạo nên một động lực bên trong làm nên sức mạnh để Công ty có thể thích ứng một cách nhanh chóng với cơ chế mới và đáp ứng với những yêu cầu khắt khe của cơ chế thị trường . + Bên cạnh đó Công ty có nguồn nước sạch dồi dào nên chi phí cho việc xử lý nước được tiết kiệm rất nhiều , đây là một lợi thế cho Công ty . * Khó khăn . + Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là phải nhập nguyên vật liệu , Công ty đã khắc phục được bằng cách có quan hệ thường xuyên với hai , ba nhà cung cấp uy tín để không bị động trong quá trình chuẩn bị đầu vào cho sản xuất . + Công ty có lợi thế nguồn nước sạch nhưng Công ty cũng đồng thời nằm trong những đối tượng phải nộp thuế tài nguyên . Theo một số tài liệu về thuế có nói rõ : “mọi tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty cổ phần , Công ty trách nhiệm hữu hạn , hợp tác xã , tổ hợp tác , doanh nghiệp tư nhân , hộ tư nhân sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay nước ngoài bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh tế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , các tổ chức cá nhân tiến hành khai thác tài nguyên dưới mọi hình thức đều là đối tượng nộp thuế tài nguyên” . + Là một Công ty chuyên sản xuất Bia , vì vậy Công ty là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mà hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trực tiếp trên doanh thu chịu thuế . Hiện nay công ty Bia Hà Nội phải chịu mức thuế TTĐB cho sản phẩm Bia của Công ty sản xuất là 50% . 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000 , 2001 . Bảng cân đối kế toán 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng.VN. Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm A.Nợ phải trả 40.149.531.196 192.110.426.783 193.467.206.861 187.601.470.719 I.Nợ ngắn hạn 38.904.358.401 42.894.135.249 44.298.070.427 40.185.178.119 1.Vay ngắn hạn 0 0 0 0 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 3.Phải trả cho người bán 3.492.186.508 2.759.801.914 2.759.955.934 3.672.276.438 4.Người mua trả tiền trước 477.868.135 2.240.357.663 2.240.357.663 4.511.485.190 5.Thuế&các khoản phải nộpNN 30.733.593.089 27.746.146.128 29.303.379.699 22.196.329.199 6.Phải trả CNV 2.061.993.396 3.698.632.803 3.544.063.830 229.784.587 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0 0 0 0 8.Các khoản phải trả,phải nộpạ 2.138.717.273 6.449.196.741 6.450.313.301 9.575.302.705 II.Nợ dài hạn 0 140.000.000.000 140.000.000.000 140.000.000.000 1.Vay dài hạn 0 0 140.000.000.000 140.000.000.000 2.Nợ dài hạn ạ 0 0 0 0 III.Nợ khác 1.245.172.795 9.216.291.534 9.169.136.434 7.416.292.600 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 286.968.403.702 354.139.219.169 350.753.275.756 421.541.075.138 I.Nguồn vốn – quỹ 286.968.403.702 354.139.219.169 350.753.275.756 421.541.075.138 1.Nguồn vốn kinh doanh 153.246.288.073 171.357.463.060 171.357.463.060 179.633.883.899 2.Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 0 0 3.Chênh lệch tỷ giá 0 0 0 0 4.Quỹ đầu tư phát triển 111.928.561.421 156.570.210.058 153.260.958.251 203.356.197.409 5.Quỹ dự phòng tài chính 4.959.535.505 4.959.535.505 4.959.535.505 12.634.491.998 6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất VL 0 3.693.334.288 3.524.037.117 7.436.015.364 7.Lãi chưa phân phối 0 0 0 0 8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 10.867.402.675 11.592.060.230 11.684.665.795 12.513.870.440 9.Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.966.616.028 5.966.616.028 5.966.616.028 5.966.616.028 II.Nguồn kinh phí 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 327.117.934.898 546.249.645.952 544.220.482.617 609.142.545.857 Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm A.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 234.860.238.682 459.833.260.840 457.804.097.505 536.993.131.512 I.Tiền 190.940.299.000 215.146.424.109 215.146.424.109 273.956.283.984 1.Tiền mặt tại quỹ. 612.006.882 1.517.414.824 1.517.414.824 604.307.539 2.Tiền gửi Ngân hàng 190.328.292.118 213.629.009.285 213.629.009.285 216.338.616.445 3.Tiền đang chuyển 0 0 0 57.013.360.000 II.Các khoảnĐTTC ngắn hạn 0 0 0 215.715.462.060 III.Các khoản phải thu 5.674.163.972 64.722.986.995 62.723.141.015 12.247.209.261 IV.Hàng tồn kho 33.842.288.392 35.254.924.789 35.254.924.789 32.591.730.532 V.TSLĐ khác 4.403.487.318 144.708.924.947 144.679.607.592 2.482.445.675 VI.Chi sự nghiệp 0 0 0 0 B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 92.257.696.216 86.416.385.112 86.416.385.112 72.149.414.345 I.TSCĐ 76.729.173.999 76.708.040.377 76.708.040.377 64.848.828.297 II.Các khoản ĐT TC dài hạn 1.300.000.000 4.450.000.000 4.450.000.000 4.450.000.000 III.Chi phí XDCB dở dang 14.228.522.217 5.258.344.735 5.258.344.735 2.850.586.048 IV.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0 0 0 0 Tổng cộng tài sản 327.117.934.898 546.249.654.952 544.220.482.617 609.142.545.857 Biểu 1.Phân tích biến động tài sản Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng . Tài sản Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001/2000 Mức chênh lệch % A.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 347.346.749.761 497.398.614.508 150.051.864.747 43,2% I.Tiền 203.043.361.554 244.551.354.046 41.507.992.492 20,44% 1.Tiền mặt tại quỹ. 1.064.710.853 1.060.861.182 -3.849.671 -0,36% 2.Tiền gửi Ngân hàng 201.978.650.701 214.983.812.865 13.005.162.164 6,43% 3.Tiền đang chuyển 0 28.506.680.000 28.506.680.000 0% II.Các khoảnĐTTC ngắn hạn 0 107.857.731.030 107.857.731.030 0% III.Các khoản phải thu 35.198.575.484 37.485.175.138 2.286.599.654 6,5% IV.Hàng tồn kho 34.548.606.591 33.923.327.661 -625.278.930 1,81% V.TSLĐ khác 74.556.206.133 73.581.026.634 -975.179.499 -1,31% VI.Chi sự nghiệp 0 0 0 0% B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 89.337.040.664 79.282.899.729 -10.054.140.935 -11,25% I.TSCĐ 76.718.607.188 70.778.434.337 -5.940.172.851 -7,74% II.Các khoản ĐT TC dài hạn 2.875.000.000 4.450.000.000 1.575.000.000 54,78% III.Chi phí XDCB dở dang 9.743.433.476 4.054.465.392 -5.688.968.084 -58,38% IV.Các khoản ký quỹ,ký cược dài hạn 0 0 0 0% Tổng cộng tài sản 436.683.794.925 576.681.514.237 139.997.719.812 32% Công thức tính : Năm 2000 = Năm 2001 = Mức chênh lệch = Năm 2001 - Năm 2000 . Tỷ trọng (%) = Qua số liệu biểu 1 , ta có thể thấy tổng cộng tài sản của công ty Bia Hà Nội năm 2001 so với năm 2000 tăng 139.997.719.812 đ ứng với số tăng tương đối là 32% , sự thay đổi này là do có sự biến động của TSLĐ và TSCĐ . Cụ thể là : * TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 tăng 150.051.864.747 đ ứng với số tăng tương đối là 43,2% là do : Lượng tiền năm 2001 so với năm 2000 tăng 41.507.992.492 đ ứng với số tăng tương đối là 6,4% . Năm 2001 lượng tiền tại quỹ giảm 3.849.671 đ ứng với số giảm tương đối là 0,36% nhưng lượng tiền gửi ngân hàng năm 2001 so với năm 2000 tăng 13.005.162.164 đ ứng với số tăng tương đối là 6,44% . Hiện tại Công ty đang gửi ngân hàng một khoản tiền tương đối lớn . Năm 2001 còn có một khoản tiền đang chuyển là 28.506.680.000 đ nên làm cho số tiền năm 2001 tăng hơn nhiều so với năm 2000 . Năm 2001 có thêm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 107.857.731.030 đ nên cũng góp một phần không nhỏ vào TSLĐ năm 2001 . Các khoản phải thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 2.286.599.654 đ ứng với số tăng tương đối là 6,5% , năm 2000 Công ty đã để cho khách hàng nợ quá nhiều nên bị chiếm dụng vốn . Hàng tồn kho năm 2001 so với năm 2000 giảm 625.278.930 đ ứng với số giảm tương đối là 1,81% . TSLĐ khác năm 2001 so với năm 2000 giảm 975.179.499 đ ứng với số giảm tương đối là 1,31% . Ta có thể thấy được nguyên nhân làm cho TSLĐ năm 2001 nhiều hơn với năm 2000 chủ yếu là do Công ty đã giải quyết được các khoản phải thu tốt hơn năm 2000 , thu được hơn năm trước là 2.286.599.654 đ và cũng là do Công ty đã bán được một số lượng hàng tồn kho đem lại 625.278.930 đ . * TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2001 so với năm 2000 giảm 10.054.140.935 đ ứng với số giảm tương đối là 11,25% do : TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 giảm 5.940.172.851 ứng với số tăng giảm đối là 7,74% bởi Công ty đã cải tiến , mua thêm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất . Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2001 so với năm 2000 tăng 1.575.000.000 đ ứng với số tăng tương đối là 54,78% . Chi phí XDCB dở dang năm 2001 so với năm 2000 giảm 5.688.968.084 đ ứng với số tăng giảm đối là 58,38% bởi 2001 đã hoàn thành một số công trình xây dựng và đưa vào sử dụng . Nguyên nhân làm cho TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2001 so với năm 2000 giảm bởi vì năm 2001 Công ty không cần phải chi trả tiền thêm cho các khoản TSCĐ và đầu tư XDCB dở dang . Biểu 2.Phân tích sự thay đổi cơ cấu tài sản Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng . Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 347.346.749.761 79,54% 497.398.614.508 86.25% I.Tiền 203.043.361.554 4,.5% 244.551.354.046 42,41% 1.Tiền mặt tại quỹ. 1.064.710.853 0,24% 1.060.861.182 0,18% 2.Tiền gửi Ngân hàng 201.978.650.701 46,26% 214.983.812.865 37,3% 3.Tiền đang chuyển 0 0% 28.506.680.000 4,93% II.Các khoảnĐTTC ngắn hạn 0 0% 107.857.731.030 18,7% III.Các khoản phải thu 35.198.575.484 8,06% 37.485.175.138 6,5% IV.Hàng tồn kho 34.548.606.591 7,92% 33.923.327.661 5,88% V.TSLĐ khác 74.556.206.133 17,07% 73.581.026.634 12,76% VI.Chi sự nghiệp 0 0% 0 0% B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 89.337.040.664 20,45% 79.282.899.729 13,75% I.TSCĐ 76.718.607.188 17,57% 70.778.434.337 12,3% II.Các khoản ĐT TC dài hạn 2.875.000.000 0,66% 4.450.000.000 0,75% III.Chi phí XDCB dở dang 9.743.433.476 2,22% 4.054.465.392 0,7% IV.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0 0% 0 0% Tổng cộng tài sản 436.683.790.425 100% 576.681.514.237 100% Công thức tính : Tỷ trọng (%) = Qua số liệu biểu 2 ta thấy : * TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năm 2000 chiếm 79,55% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 86,25% tổng cộng tài sản là do : Lượng tiền năm 2000 chiếm 46,5% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 42,41% tổng cộng tài sản , trong đó lượng tiền tại quỹ hầu như không thay đổi còn tiền gửi ngân hàng năm 2000 chiếm 46,26% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 37,3% tổng cộng tài sản và có thêm khoản tiền đang chuyển chiếm 4,93% tổng cộng tài sản . Năm 2001 có thêm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 18,7% tổng cộng tài sản nhưng năm 2000 lại không có . Các khoản phải thu năm 2000 chiếm 8,06% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 6,5% tổng cộng tài sản vì năm 2001 Công ty thực hiện việc thu hồi các khoản phải thu khó đòi tốt hơn năm 2000 nên cũng làm cho TSLĐ tăng thêm . Hàng tồn kho năm 2000 chiếm 7,92% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 5,88% tổng cộng tài sản là do Công ty đã giải quyết được một lượng hàng tồn kho nên làm cho TSLĐ tăng thêm . TSLĐ khác năm 2000 chiếm 17,07% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 12,76% tổng cộng tài sản . * TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2000 chiếm 20,45% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 13,75% tổng cộng tài sản là do : TSCĐ năm 2000 chiếm 17,57% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 12,3% tổng cộng tài sản là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất . Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2000 chiếm 0,66% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 0,75% tổng cộng tài sản . Chi phí XDCB dở dang năm 2000 chiếm 2,22% tổng cộng tài sản nhưng năm 2001 chiếm 0,7% tổng cộng tài sản là do Công ty đã hoàn thành một số công trình xây dựng và đưa vào sử dụng . Biểu 3.Phân tích sự biến động nguồn vốn Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng . Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001/2000 Mức chênh lệch % A.Nợ phải trả 116.129.978.989 190.534.338.790 74.404.359.801 64,1% I.Nợ ngắn hạn 40.899.246.825 42.241.624.273 1.342.377.448 3,28% 1.Vay ngắn hạn 0 0 0 0% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0% 3.Phải trả cho người bán 3.125.994.211 3.216.116.186 90.121.975 2,88% 4.Người mua trả tiền trước 1.359.112.899 3.375.921.426 2.016.808.527 148,4% 5.Thuế&các khoản phải nộpNN 29.239.869.608 25.749.854.449 -3.490.015.129 -11,93% 6.Phải trả CNV 2.880.313.100 1.886.924.208 -993.388.892 -34,5% 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0 0 0 0% 8.Các khoản phải trả,phải nộp ạ 4.293.957.007 8.012.808.003 3.718.850.996 86,6% II.Nợ dài hạn 0 0 0 0% 1.Vay dài hạn 0 0 0 0% 2.Nợ dài hạn khác 0 0 0 0% III.Nợ khác 5.230.732.164 8.292.714.517 3.061.982.353 58,54% B.Nguồn vốn chủ sở hữu 320.553.811.435 386.147.175.447 65.593.364.012 20,46% I.Nguồn vốn _ quỹ 320.553.811.435 386.147.175.447 65.593.364.012 20,46% 1.Nguồn vốn kinh doanh 162.301.875.566 175.495.673.479 13.193.797.913 8,12% 2.Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 0 0% 3.Chênh lệch tỷ giá 0 0 0 0% 4.Quỹ đầu tư phát triển 134.249.385.739 178.308.577.830 44.059.192.091 32,82% 5.Quỹ dự phòng tài chính 4.959.535.505 8.797.013.751 3.837.478.246 77,38% 6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất VL 1.846.667.144 5.480.026.240 3.633.359.096 196,8% 7.Lãi chưa phân phối 0 0 0 0% 8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 11.229.731.452 12.099.268.117 869.536.665 7,74% 9.Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.966.616.028 5.966.616.028 5.966.616.028 0% II.Nguồn kinh phí 0 0 0 0% Tổng cộng nguồn vốn 436.683.790.425 576.681.514.237 139.997.723.812 32% Công thức tính : Năm 2000 = Năm 2001 = Mức chênh lệch = Năm 2001 - Năm 2000 . Tỷ trọng (%) = Qua số liệu biểu 3 ta thấy tổng cộng nguồn vốn năm 2001 so với năm 2000 tăng 139.997.723.812 đ ứng với số tăng tương đối là 32% là do : * Nợ phải trả năm 2001 so với năm 2000 tăng 74.404.359.801 đ ứng với số tăng tương đối là 64,1% do : Nợ ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 tăng 1.342.377.448 đ ứng với số tăng tương đối là 3,28% . Phải trả cho người bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 90.121.975 đ ứng với số tăng tương đối là 2,88% . Năm 2001 người mua trả tiền trước nhiều hơn năm 2000 là 2.016.808.527 ứng với số tăng tương đối là 148,4% . Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước năm 2001 so với năm 2000 giảm 3.490.015.160 đ ứng với số giảm tương đối là 11,93% . Phải trả công nhân viên năm 2001 so với năm 2000 giảm 993.388.892 đ ứng với số giảm tương đối là 34,5% . Phải trả , phải nộp khác năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.718.850.996 đ ứng với số tăng tương đối là 86,6% . Nợ khác năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.061.982.352 đ ứng với số tăng tương đối là 58,54% . Ta có thể thấy nguyên nhân làm cho nợ phải trả năm 2001 nhiều hơn năm 2000 do phải trả cho người bán tăng , phải trả phải nộp khác và nợ khác tăng rất nhiều so với năm 2000 . * Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2000 tăng 65.593.364.012 đ ứng với số tăng tương đối là 20,46% là do : Nguồn vốn kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng 13.193.797.913 đ ứng với số tăng tương đối là 8,12% . Quỹ đầu tư phát triển năm 2001 so với năm 2000 tăng 44.059.192.091 đ ứng với số tăng tương đối là 32,82% . Quỹ dự phòng tài chính năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.837.478.246 đ ứng với số tăng tương đối là 77,38% . Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.633.359.096 đ ứng với số tăng tương đối là 196,8% . Nguồn vốn đầu tư XDCB không thay đổi . Quỹ khen thưởng năm 2001 so với năm 2000 tăng 869.536.665 đ ứng với số tăng tương đối là 7,74% . Nguyên nhân làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng do tất cả các nguồn vốn đều tăng cao, trong đó phải kể đến quỹ đầu tư phát triển tăng 32,82% , quỹ dự phòng tài chính tăng 77,38% , nguồn vốn kinh doanh tăng 8,13% , quỹ khen thưởng tăng 7,74% . Nguồn vốn kinh doanh của công ty Bia Hà Nội ngày càng tăng và mở rộng , Công ty ngày càng chủ động trong sản xuất và kinh doanh thể hiện qua quỹ dự phòng tài chính của Công ty . Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nên quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên tăng hơn năm 2000 . Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Công ty tăng hơn năm 2000 cũng là do ban lãnh đạo Công ty đề phòng rủi ro mà lo trước tiền chi trả cho cán bộ công nhân viên . Nguồn vốn đầu tư XDCB không thay đổi vì các công trình xây dựng năm trước đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng . Biểu 4.Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng . Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 116.129.978.989 26,6% 190.534.338.790 33,04% I.Nợ ngắn hạn 40.899.246.825 9,37% 42.241.624.273 7,33% 1.Vay ngắn hạn 0 0% 0 0% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0% 0 0% 3.Phải trả cho người bán 3.125.994.211 0,72% 3.216.116.186 0,56% 4.Người mua trả tiền trước 1.359.112.899 0,31% 3.375.921.426 0,59% 5.Thuế&các khoản phải nộpNN 29.239.869.608 6,7% 25.749.854.449 4,47% 6.Phải trả CNV 2.880.313.100 0,7% 1.886.924.208 0,33% 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0 0% 0 0% 8.Các khoản phải trả,phải nộp khác 4.293.957.007 0,98% 8.012.808.003 13,8% II.Nợ dài hạn 70.000.000.000 16,02% 140.000.000.000 24,28% 1.Vay dài hạn 0 0% 140.000.000.000 24,28% 2.Nợ dài hạn khác 0 0% 0 0% III.Nợ khác 5.230.732.164 1,21% 8.292.714.517 1,43% B.Nguồn vốn chủ sở hữu 320.553.811.435 73,4% 386.147.175.447 66,96% I.Nguồn vốn _ quỹ 320.553.811.435 73,4% 386.147.175.447 66,96% 1.Nguồn vốn kinh doanh 162.301.875.566 37,17% 175.495.673.479 30,43% 2.Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0% 0 0% 3.Chênh lệch tỷ giá 0 0% 0 0% 4.Quỹ đầu tư phát triển 134.249.385.739 30,74% 178.308.577.830 30,92% 5.Quỹ dự phòng tài chính 4.959.535.505 1,14% 8.797.013.751 1,53% 6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất VL 1.846.667.144 0,42% 5.480.026.240 0,95% 7.Lãi chưa phân phối 0% 0 0% 8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 11.229.731.452 2,57% 12.099.268.117 2,1% 9.Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.966.616.028 1,36% 5.966.616.028 1,03% II.Nguồn kinh phí 0% 0 0% Tổng cộng nguồn vốn 436.683.790.425 100% 576.681.514.237 100% Công thức tính : Tỷ trọng (%) = Qua số liệu biểu 4 ta thấy : * Nợ phải trả năm 2000 chiếm 26,6% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 33,04% tổng cộng nguồn vốn do : Nợ ngắn hạn năm 2000 chiếm 9,37% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 7,33% tổng cộng nguồn vốn . Phải trả cho người bán năm 2000 chiếm 0,72% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 0,56% tổng cộng nguồn vốn . Người mua trả tiền trước năm 2000 chiếm 0,31% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 0,59% tổng cộng nguồn vốn . Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước năm 2000 chiếm 6,7% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 4,47% tổng cộng nguồn vốn . Phải trả công nhân viên năm 2000 chiếm 0,7% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 0,33% tổng cộng nguồn vốn . Phải trả phải nộp khác năm 2000 chiếm 0,98% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 1,38% tổng cộng nguồn vốn . Nợ dài hạn năm 2000 chiếm 16,02% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 24,28% tổng cộng nguồn vốn . Nợ khác năm 2000 chiếm 1,21% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 1,43% tổng cộng nguồn vốn . * Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 chiếm 73,4% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 66,96% tổng cộng nguồn vốn . Nguồn vốn kinh doanh năm 2000 chiếm 37,17% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 30,43% tổng cộng nguồn vốn . Quỹ đầu tư phát triển năm 2000 chiếm 30,74% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 30,92% tổng cộng nguồn vốn . Quỹ dự phòng tài chính năm 2000 chiếm 1,14% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 1,53% tổng cộng nguồn vốn . Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2000 chiếm 0,42% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 0,95% tổng cộng nguồn vốn . Nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2000 chiếm 1,36% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 1,03% tổng cộng nguồn vốn . Quỹ khen thưởng năm 2000 chiếm 2,57% tổng cộng nguồn vốn nhưng năm 2001 chiếm 2,1% tổng cộng nguồn vốn . Ta thấy qua biểu số liệu trên thì năm vừa qua Công ty đã chú trọng hơn năm trước vào các khoản quỹ đầu tư phát triển , quỹ dự phòng tài chính , quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm . Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 . Đơn vị tính : đồng . Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 I.Tổng doanh thu. 01 428.363.644.513 465.148.238.495 II.Các khoản giảm trừ. 03 176.188.850.841 189.689.403.059 1.Doanh thu thuần = 01- 03. 10 252.174.793.672 275.458.835.436 2.Giá vốn hàng bán. 11 107.428.129.260 123.153.473.200 3.Lợi nhuận gộp = 10 - 11. 20 144.746.664.412 152.305.362.236 4.Chi phí bán hàng. 21 16.550.799.595 14.248.206.831 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp . 22 11.078.429.605 10.915.197.733 6.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = 20 - 21 - 22 . 30 117.117.435.212 127.141.957.672 + Thu nhập hoạt động tài chính . 31 10.391.590.841 6.703.955.336 + Chi phí hoạt động tài chính . 32 0 0 7.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính . 40 10.391.590.841 6.703.955.336 + Các khoản thu nhập bất thường . 41 734.858.960 1.176.500.148 + Chi phí bất thường . 50 77.853.681 8.828.980 9.Tổng lợi tức trước thuế = 30 + 40 +50 . 60 127.586.879.734 133.854.741.988 10.Thuế thunhập doanh nghiệp . 70 49.593.338.598 52.068.012.286 11.Lợi tức sau thuế = 60 - 70 . 80 77.993.541.136 81.786.729.702 Biểu 5.Phân tích kết quả kinh doanh Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 . Đơn vị tính : đồng . Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001/2000 Chênh lệch % I.Tổng doanh thu. 01 428.363.644.513 465.148.238.495 36.784.593.982 8,59% II.Các khoản giảm trừ. 03 176.188.850.841 189.689.403.059 13.500.552.218 7,66% 1.Doanh thu thuần = 01- 03. 10 252.174.793.672 275.458.835.436 23.284.041.764 9,23% 2.Giá vốn hàng bán. 11 107.428.129.260 123.153.473.200 15.725.343.940 14,63% 3.Lợi nhuận gộp = 10 - 11. 20 144.746.664.412 152.305.362.236 7.558.697.824 5,22% 4.Chi phí bán hàng. 21 16.550.799.595 14.248.206.831 -2.302.592.764 -13,91% 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp. 22 11.078.429.605 10.915.197.733 -163.231.872 -1,47% 6.Lợi nhuận từ HĐKD = 20-21-22. 30 117.117.435.212 127.141.957.672 10.024.522.460 8,56% + Thu nhập hoạt động tài chính. 31 10.391.590.841 6.703.955.336 -3.687.635.505 -35,49% + Chi phí hoạt động tài chính. 32 0 0 0 0% 7.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. 40 10.391.590.841 6.703.955.336 -3.687.635.505 -35,49 + Các khoản thu nhập bất thường. 41 734.858.960 1.176.500.148 441.641.188 60,1 + Chi phí bất thường . 50 77.853.681 8.828.980 -69.024.701 -88,66 9.Tổng lợi tức trước thuế=30+40+50. 60 127.586.879.734 133.854.741.988 6.267.862.254 4,91 10.Thuế thu nhập doanh nghiệp . 70 49.593.338.598 52.068.012.286 2.474.673.688 4,99 11.Lợi tức sau thuế = 60 - 70 . 80 77.993.541.136 81.786.729.702 3.793.188.566 4,86 Qua số liệu biểu 5 , ta thấy tổng doanh thu của công ty Bia Hà Nội năm 2001 so với năm 2000 tăng 36.784.593.982 đ ứng với số tăng tương đối là 8,59% . Như vậy Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả . * Doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 23.284.041.764 đ ứng với số tăng tương đối là 9,23% . * Lợi nhuận gộp năm 2001 so với năm 2000 tăng 7.558.697.824 đ ứng với số tăng tương đối là 5,22% . * Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng 10.024.522.460 đ ứng với số tăng tương đối là 8,56% . * Các khoản thu nhập bất thường năm 2001 so với năm 2000 tăng 441.641.188 đ ứng với số tăng tương đối là 60,1% . * Tổng lợi tức trước thuế năm 2001 so với năm 2000 tăng 6.267.862.254 đ ứng với số tăng tương đối là 4,91% . * Lợi tức sau thuế năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.793.188.566 đ ứng với số tăng tương đối là 4,86% . * Chi phí bán hàng năm 2001 so với năm 2000 giảm 2.302.592.764 đ ứng với số giảm tương đối là 13,91% . * Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm 163.231.872 đ ứng với số giảm tương đối là 1,47% . * Chi phí bất thường năm 2001 so với năm 2000 giảm 69.024.701 đ ứng với số giảm tương đối là 88,66% . * Thu nhập hoạt động tài chính năm 2001 so với năm 2000 giảm 3.687.635.505 đ ứng với số giảm tương đối là 35,49% . * Giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 15.725.343.940 đ ứng với số tăng tương đối là 5,22% . Năm 2001 công ty Bia Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2000 do đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn từ chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bất thường .Trong khi đó các khoản thu nhập bất thường lại tăng đáng kể . Biểu 6.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Bia Hà Nội năm 2000 - 2001 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Đơn vị 1.Mức sinh lợi vốn. 26,82 22,05 % 2.Mức sinh lợi VCĐ. 131,1 160,36 % 3.Mức sinh lợi VLĐ. 33,71 25,56 % 4.Tỷ suất : Lợi nhuận/chi phí. 86,78 85,72 % 5.Số vòng quay vốn kinh doanh. 0,981 0,806 vòng 6.Số ngày một vòng quay. 367 447 ngày Công thức tính : + Mức sinh lợi vốn = + Mức sinh lợi VCĐ = + Mức sinh lợi VLĐ = + Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = Qua số liệu biểu 6 , ta thấy : * Mức sinh lợi vốn : Năm 2000 có mức sinh lợi vốn là 26,82% nghĩa là cứ 1 đồng Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,2682 đồng lợi nhuận . Năm 2001 có mức sinh lợi vốn là 22,05% nghĩa là cứ 1 đồng Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,2205 đồng lợi nhuận . * Mức sinh lợi VCĐ : Năm 2000 có mức sinh lợi VCĐ là 131,1% nghĩa là cứ 1đồng VCĐ Công ty bỏ ra sẽ thu được 1,311 đồng lợi nhuận . Năm 2001 có mức sinh lợi VCĐ là 160,36% nghĩa là cứ 1đồng VCĐ Công ty bỏ ra sẽ thu được 1,6036 đồng lợi nhuận . * Mức sinh lợi VLĐ : Năm 2000 có mức sinh lợi VLĐ là 33,71% nghĩa là cứ 1đồng VLĐ Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,3371 đồng lợi nhuận . Năm 2001 có mức sinh lợi VLĐ là 25,56% nghĩa là cứ 1đồng VLĐ Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,2556 đồng lợi nhuận . * Tỷ suất Lợi nhuận/chi phí : Năm 2000 có tỷ suất là 86,78% nghĩa là cứ 1đồng chi phí Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,8678 đồng lợi nhuận . Năm 2001 có tỷ suất là 85,72% nghĩa là cứ 1đồng chi phí Công ty bỏ ra sẽ thu được 0,8572 đồng lợi nhuận . * Số vòng quay vốn kinh doanh : Năm 2000 vòng quay vốn kinh doanh đã quay được 0,981 vòng . Năm 2001 vòng quay vốn kinh doanh đã quay được 0,806 vòng . * Số ngày một vòng quay : Năm 2000 để quay hết một vòng quay vốn kinh doanh thì cần 367 ngày . Năm 2001 để quay hết một vòng quay vốn kinh doanh thì cần 447 ngày . Chương 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới . Công ty đã thừa kế từ những kinh nghiệm kinh doanh quý báu , đồng thời đã gây dựng được uy tín với khách hàng và các bạn hàng mà Công ty đặt mối quan hệ . Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao , tận tâm với công việc đồng thời Công ty có một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ hiện đại . Những lợi thế đó chính là nội lực mà Công ty cần phải phát huy tối đa nhằm đạt được sự tăng trưởng nhảy vọt về cả lượng và chất trong tương lai . Phương hướng cơ bản của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý , không ngừng nâng cao năng suất , chất lượng , hiệu quả , tăng cường phát triển theo chiều sâu và đầu tư phát triển nguồn nhân lực , luôn giữ vững vị trí đơn vị vững mạnh . Mục tiêu trong năm 2001 của Công ty là đạt giá trị sản lượng cao , tăng doanh thu , đảm bảo thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên . Để đạt được những mục tiêu trên trước mắt và lâu dài , một trong những phương hướng chủ yếu mà Công ty xác định hiện nay cũng như trong thời gian tới là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xem là trọng tâm , là bước đi có tính quyết định . 2. Một số quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vừa là một phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là cái đích mà Công ty đang vươn tới . Để đạt được mục đích trên , Ban lãnh đạo Công ty nên cụ thể hoá hoạt động như sau : Một là : Công ty phải giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế với Công ty khác , với khách hàng , bạn hàng và với cán bộ Công nhân viên trong toàn Công ty . Hai là : hoạt động tài chính của Công ty phải đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ , kịp thời cho sản xuất và lưu thông , đồng thời phải sử dụng số vốn đó một cách hợp lý trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh . Mặt khác , phải tuân thủ chế độ tài chính hiện hành và phải tôn trọng , nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán , không chiếm dụng vốn bất hợp pháp . Bên cạnh đó , để lành mạnh hoá tình hình tài chính , Công ty cũng nên xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình trên hai khía cạnh : Một là : với số vốn hiện có , có thể sản xuất ra được một số lượng sản phẩm lớn hơn trước , với chất lượng tốt hơn , giá thành hạ , từ đó làm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty . Hai là : đầu tư thêm vốn sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất , tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn . Đây cũng chính là hai yêu cầu cơ bản của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Đối chiếu với hai yêu cầu này , đồng thời kết hợp với thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đã phân tích , ta có thể kết luận rằng : năm 2001 , Công ty Bia Hà Nội đã đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 3. Một số đóng góp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . 3.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro mất vốn . Để tránh cho vốn cố định của Công ty khỏi bị tổn thất khi những rủi ro như thiên tai , địch họa , bão lụt , hoả hoạn . . . xảy ra , Công ty cần phải mua bảo hiểm cho những tài sản cố định của mình . Khi những tài sản bị tổn thất do những rủi ro trên thì lượng vốn bị mất sẽ được bù đắp bằng tiền của Công ty bảo hiểm . Tiền mua bảo hiểm được hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh . Trong thời gian tới , để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra đối với vốn lưu động , Công ty cần tiếp tục trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh và tiếp tục thực hiện trích lập quỹ dự phòng tài chính . Đối với những rủi ro mất vốn do nguyên nhân chủ quan , phần thiệt hại sau khi bắt bồi thường , thu hồi phế liệu . . . phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của Công ty để bù đắp. Để tránh những rủi ro mất loại vốn này , Công ty cần yêu cầu những đơn vị trực thuộc phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế quản lý tài chính , đồng thời tăng cường việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm vật chất đối với từng người lao động để ràng buộc hơn trách nhiệm của cá nhân đối với lợi ích của Nhà Nước và tập thể . 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn , phát triển vốn là hai vấn đề gắn bó với nhau và song song tồn tại hỗ trợ nhau trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty . Bảo toàn vốn chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là để bảo toàn và phát triển vốn . 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . 3.2.1.1. Tiến hành kiểm kê , đánh giá xác định chính xác giá trị thực của TSCĐ . Hàng năm , Công ty cần tiến hành kiểm kê , đánh giá xác định chính xác giá trị thực của TSCĐ theo từng nhóm nhất định như : TSCĐ đang sử dụng , chưa đưa vào sử dụng , không cần dùng , chờ nhượng bán , chờ thanh lý . . . Công ty có thể thấy được tỷ trọng thực tế vốn cố định phân bổ vào từng loại TSCĐ của mình và mức độ huy ddộng năng lực hoạt động của từng loại TSCĐ trong Công ty để có những biện pháp giải quyết phù hợp . Đối với những TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng lạc hậu thì cần nhượng bán hoặc thanh lý để thu hồi vốn . Đối với những TSCĐ hiện đang sử dụng , phải có biện pháp làm tốt công tác quản lý, nâng cao trình độ ý thức của người sử dụng tài sản , thường xuyên duy tu bảo dưỡng để TSCĐ không bị hư hỏng làm ngưng trệ sản xuất , gây thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh . 3.2.1.2. Thực hiện đầu tư , nâng cấp và đổi mới TSCĐ . Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh và phát triển phải là doanh nghiệp có khả năng luôn luôn đổi mới TSCĐ của mình theo sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật , phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng . Để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường, Công ty cần tích cực đổi mới TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị , dây chuyền sản xuất để nâng cao sản lượng . Bám sát thị trường trong nước nhằm thấy được nhu cầu tiêu thụ Bia , luôn luôn theo dõi tình hình phát triển sản xuất Bia trên thị trường thế giới , định hình trước đối tác cung cấp thiết bị để sao cho Công ty có thể đầu tư vào các thiết bị hiện đại nhất , phù hợp với nhu cầu phát triển trong nước và xu hướng phát triển của Khoa học công nghệ . Trên cơ sở thăm dò trên thị trường , Công ty cần xây dựng phương án đầu tư với sự phối hợp giữa bộ phận tài chính và bộ phận kỹ thuật , bán hàng , marketing , đầu tư xây dựng cơ bản , đồng thời phải phù hợ với các chính sách chế độ của Nhà Nước cũng như của Tổng Công ty để việc đầu tư theo đúng định hướng phát triển chung của toàn xã hội . 3.2.1.3. Đổi mới công tác thanh quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản . Thời gian vừa qua , Công ty đầu tư nhiều vào nhà cửa vật kiến trúc và nhiều công trình khác . Công tác thanh quyết toán các công trình tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn một số hạn chế đó là sự chậm trễ , kéo dài trong thanh quyết toán . Vì vậy , bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công , Công ty cần đổi mới công tác thanh quyết toán công trình bằng cách tích cực , chủ động đôn đốc các phòng ban như phòng kế hoạch , phòng kế toán , ban quản lý dự án . 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì : + Giúp Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn , sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . + Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra bình thường và liên tục . + Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp . + Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp . Nếu xác định thừa vốn lưu động sẽ gây nên tình trạng ứ động vật tư hàng hoá , giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm . Ngược lại , nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp có thể không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng với khách hàng . Vì vậy , trong thời gian tới Công ty cần xác định nhu cầu vốn lưu động ở mức hợp lý để một mặt vẫn duy trì được khả năng thanh toán , một mặt tăng nhanh vòng quay của vốn , không để lượng tiền và vật tư tồn quá nhiều , trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động để giảm xuống mức dự trữ hợp lý . Công ty cũng cần thường xuyên đôn đốc các đại lý nộp tiền về Công ty và có kế hoạch tài chính chi tiết cho từng thời kỳ , có phương án tài chính tối ưu nhất để sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này . Công ty có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo công thức sau : Vnc = D0 x Mk x ( 1 + t% ) M0 Trong đó : Vnc : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. D0 : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo. Mk, M0 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch và năm báo cáo. t% : tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo. 3.2.3. Hoàn thiện bộ máy hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khá tốt. Qua các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, Công ty thường xuyên nắm được số vốn hiện có, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán . . . Nhờ đó, Công ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong thời gian tới, Công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy kế toán để cho có hiệu quả hơn nữa, chú trọng đến sự phối hợp giữa phòng kế toán và các phòng ban trực thuộc, hàng tháng phải có các báo cáo về tình hình sử dụng tài sản cố định cũng như việc sử dụng, dự trữ, quản lý tài sản lưu động để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. Công ty cũng cần có các hướng dẫn thông qua các hội thảo về công tác kế toán, tài chính sau mỗi quý để đi tới sự thống nhất toàn bộ hệ thống hạch toán kế toán . 3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo , quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên . Đẩy mạnh công tác đào tạo quản lý và nhân viên thuộc các lĩnh vực là để đáp ứng cho sự phát triển của công ty cũng như những đòi hỏi của khách hàng. Để khuyến khích sự nhiệt tình của người lao động , tạo sự đoàn kết , hướng họ một lòng về sự phát triển chung, công ty phải đặt quyền lợi người lao động gắn với quyền lợi của đơn vị, có chính sách khuyến khích tinh thần thi đua lao động và sáng tạo trong đội ngũ lao động . Công tác này cần phải được làm thường xuyên liên tục . Bên cạnh đó , Công ty cần có chế độ ưu đãi để thu hút được những lao động có trình độ và cập nhật được những kiến thức công nghệ mới nhất . Kết luận Với một nền kinh tế thị trường đầy biến động đòi hỏi các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà Nước phải năng nổ , nhạy bén trong công việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh . Trong đó việc phân tích và đưa ra các thông tin về sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải chính xác , sâu sắc hơn nhằm giúp doanh nghiệp nhận định đúng , từ đó có hướng phát triển tốt hơn . Mặt khác những thông tin xác thực cũng là bằng chứng để cơ quan cấp trên , ngân hàng , các chủ đầu tư doanh nghiệp tin cậy và tiến hành hợp tác làm ăn . Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty Bia Hà Nội ta thấy trong quá trình hoạt động , dưới sự lãnh đạo của Nhà Nước và cơ quan chủ quản , tình hình sử dụng vốn của Công ty đã có những phát triển đáng kể . Từ khi được thành lập đến nay , Công ty luôn tỏ ra là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với tổng doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước . Công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước , giải quyết tốt mối quan hệ về thuế và chi phí sử dụng vốn phát sinh . Bên cạnh đó , Công ty còn tạo công ăn việc làm ổn định và lâu dài cho 258 công nhân viên . Tuy nhiên , bên cạnh những kết quả đạt được , Công ty còn nhiều mặt cần giải quyết khắc phục như : tình trạng thanh toán công nợ còn khó khăn , lãi vay ngân hàng hằng năm rất lớn . . . làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh . Điều này đòi hỏi Công ty phải cố gắng hoàn thiện công tác quản lý vốn của mình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa . Sự phấn đấu không ngừng của Công ty bên cạnh những tiềm năng sẵn có và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh , chắc chắn Công ty sẽ thành công hơn nữa trong công cuộc đổi mới vươn lên của Đất nước và hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ góp phần đưa Việt Nam tiến lên sánh vai cùng bè bạn trên thế giới đúng như ước muốn của Bác Hồ kính yêu .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0139.doc
Tài liệu liên quan