Thứ ba, giá cả mặt hàng của công ty được đánh giá là hợp lý và quan trọng hơn là giá cả khá ổn định nhờ vậy mà công ty có điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
* Những khó khăn
Thứ nhất, công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty khác.
Thứ hai, vấn đề giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng trong khi hiện nay tình hình giá cả các mặt hàng trên thị trường đều có sự biến động lên xuống thất thường
Thứ ba, công tác quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm còn hạn chế
2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện tốt công tác tổ chức vốn và tìm các nguồn tài trợ để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Để có cái nhìn tổng quát hơn về vốn và nguồn vốn kinh doanh công ty trong hai năm qua ta có thể xem xét bảng số liệu sau: (Bảng 3)
Qua bảng cho thấy cuối năm 2005, tổng vốn kinh doanh của công ty là 1,359,163,356,543đ đến cuối năm 2006 con số này lên đến 1,644,450,202,834đ (tăng 285,286,846,291đ với tỷ lệ tăng là 20,99%). Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng quy mô hoạt động tăng quy mô vốn. Vốn kinh doanh trong năm tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của VCĐ (VCĐ trong năm tăng lên 354,494,378,629đ với tỷ lệ tăng 68.82%). VLĐ trong năm tuy có giảm xuống, nhưng sự giảm sút này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, ngượclại kết quả kinh doanh tăng, lợi nhuận tăng, chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả.
- Xét về cơ cấu VKD thì trước đây VLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nên tỷ trọng này ngày càng có sự giảm xuống và nhường chỗ cho VCĐ, đây là chiều hướng thay đổi tích cực hợp lý đối với công ty. Cuối năm 2005, VLĐ chiếm tỷ trọng 62.10% còn lại là VCĐ nhưng sang cuối năm 2006, con số này giảm xuống còn 47,12% tỷ trọng VCĐ tăng lên đến 52,88% trong tổng vốn của công ty. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã ưu tiên đầu tư nhiều vào VCĐ đặc biệt là đầu tư tài chính dài hạn vào các chi nhánh và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới. Trong những năm tới, công ty nên phát huy những chuyển biến tích cực này, không ngừng có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp hơn nữa nhằm phát huy năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
37 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là chỉ tiêu phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ quay vòng nhanh, vốn kinh doanh được sử dụng có hiệu quả.
Cách xác định:
Vòng quay hàng tồn kho =
11) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ quay vòng chậm.
Các xác định:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
12) Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp nhanh, VLĐ được sử dụng có hiệu quả.
Cách xác định:
Vòng quay các khoản phải thu =
- Kỳ thu tiền trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để các khoản phải thu của doanh nghiệp quay được một vòng. Kỳ thu tiền trung bình của một doanh nghiệp trong một thời kỳ là cao hay thấp chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn là tốt hay không mà còn phải căn cứ vào mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp trong thời kỳ đó như: chính sách tín dụng, mục tiêu mở rộng thị trường.
Cách xác định:
Kỳ thu tiền trung bình =
1.4. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.4.1.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Nhân tố thuộc về nền kinh tế
- Nhóm nhân tố thuộc về tự nhiên
1.4.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này bao gồm:
- Cơ cấu vốn
- Tổ chức tài trợ vốn
- ảnh hưởng do sự lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh
1.4.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, xác định chính xác nhu cầu vốn kinh doanh tối thiểu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh một cách tự chủ vừa giảm đi 1 phần chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Thứ ba, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp và có khả năng sinh lời cao, độ rủi ro thấp.
Thứ tư, tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Thứ năm, làm tốt công tác thu hồi công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Thứ sáu, củng cố với cơ sở vật chất, đổi mới dây chuyền công nghệ
Thứ bảy, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Thứ tám, tăng cường vai trò quản trị của tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý sử dụng vốn.
Chương II
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam
2.1. Tổng quan về công ty Komatsu Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu thuộc tập đoàn T & C, là nhà phân phối độc quyền các thiết bị máy móc, xây dựng, máy móc, xe nâng máy phát điện mang nhãn hiệu Komatsu. Trước đây công ty tên là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam là công ty TNHH 02 (hai) thành viên được thành lập theo luật doanh nghiệp. Sau đó chuyển đổi thành công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam từ ngày 24/3/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011469 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24/3/2006.
Tên công ty: Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu
Đăng ký kinh doanh: 0103011469
Emal: hr @ Komatsu - VN.com
Điện thoại: 8430540
Fax: 8430842
Các chi nhánh: Tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh
Từ khi mới thành lập công ty đã không ngừng khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Công ty Komatsu là đối tác tin cậy trong hầu hết các dự án xây dựng dân dụng thủy điện, cầu đường, xi măng và đặc biệt là các mỏ than, khoáng sản, trải dài rộng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sứ mệnh của Komatsu Việt Nam là đóng góp tích cực và chủ động, phục vụ khách hàng ngày càng tốt, chu đáo hơn và đặc biệt đưa được nhiều hơn thiết bị hiện đại của Komatsu vào các công trình quan trọng của quá trình phát triển đất nước.
2.1.2. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính chủ yếu của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
2.1.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để có thể xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua trước hết ta đánh giá một số chỉ tiêu ở bảng sau: (Bảng 1)
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
trong 2 năm 2005- 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2006
Năm 2005
So sánh năm 2005-2006
Số tiền
Tỷ lệ%
1
2
3
4
5 = 4-3
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
906,931,495,409
1.136.514.174,744
229,582,679,335
25,31
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
349,897,980,562
418,223,433,859
68,325,453,297
19,53
- Chiết khấu thương mại
-
23,040,000
23,040,000
-
- Giảm giá hàng bán
-
-
-
-
- Hàngbán bị trả lại
-
135,098,104
135,098,104
-
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
349,897,980,562
418,065,295,755
68,167,315,193
19,48
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
557,033,514,847
718,290.740,885
161,257,226,038
28,95
4. Giá vốn hàng bán
288,813,785,507
390,816,122,651
102,002,337,144
35,32
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
268,219,729,340
327,474,618,234
59,254,888,894
22,09
6. Doanh thu hoạt động tài chính
35,54,741,636
63,352,141,864
27,806,400,228
78,23
7. Chi phí tài chính
4,166,800,302
4,410,199,779
243,399,477
5,84
- Trong đó: Chi phí lãi vay
-
-
-
8. Chi phí bán hàng
69,925,883,773
88,635,366,215
18,709,482,442
26,76
9. Chi phí QLDN
27,548,626,855
35,791,763,045
8,243,136,190
29,92
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
202,124,160,046
261,989,431,059
59,865,271,013
29,62
11. Thu nhập khác
6,676,122,689
23,229,638,077
16,553,515,388
247,95
12. Chi phí khác
3,434,574,788
5,746,800,341
2,312,225,553
67.32
13. Lợi nhuận khác
3,241,547,901
17,482,837,736
14,241,289,835
439.34
14. Tổng lợi nhuận kế toán thuế
205,365,707,947
279,472,268,795
74,106,560,848
36.09
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
57,432,398,225
70,070,883,033
12,638,484,808
22.01
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
147,933,309,722
209,401,385,76
61,468,076,040
41,55
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
-
-
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán
Các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2006 đều tăng so với năm 2005 điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Ta thấy sang năm 2006, tổng lợi nhuận sau thuế tăng lên với tốc độ tăng nhanh. Năm 2005 tổng LN sau thuế là 147,933,309,722đ nhưng sang năm 2006 con số này lên tới 209,401,385,762đ (tăng 61,468,076,040đ với tỷ lệ tăng là 41,55%) trong khi đó doanh thu thuần tăng 28,95% chứng tỏ trong năm công ty không chỉ mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều địa bàn mà còn tiết kiệm tốt chi phí và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
2.1.2.2. Tình hình tài chính chủ yếu:
Ta có thể xem xét tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2005 - 2006 qua bảng số liệu sau: (Bảng 2)
Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu phản ánh tình hình tài chính của công ty vào thời điểm cuối năm 2005 - 2006
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2005-2006
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1. Khả năng thanh toán tổng quát
11.93
15.64
3.71
31.10
2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
8.29
8.51
0.22
2.65
3. Khả năng thanh toán nhanh
6.06
6.36
0.3
4.95
4. Hệ số nợ
0.08
0.07
-0.01
-12.5
5. Hệ số vốn chủ sở hữu
0.92
0.93
0.01
1.08
6. Tỷ lệ tự tài trợ TSCĐ
2.42
1.76
-0.66
-27.28
7. Hiệu suất sử dụng VCĐ
1.35
1.04
-0.31
-22.96
8. Vòng quay toàn bộ vốn
0.45 (v)
0.48 (v)
0.03 (v)
6.67
9. TSLN trước thuế trên doanh thu
36.87 (%)
38.91 (%)
2.04 (%)
5.53
10. TSLN sau thuế trên doanh thu
26.56
29.15
2.59
9.75
11. TSLN sau thuế trên VKD
11.82
13.94
2.12
17.94
12. TSLN vốn chủ sở hữu
13.09
15.11
2.02
15.43
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình tài chính ổn định của công ty trong thời gian qua. Các hệ số khả năng thanh toán và hệ số vốn chủ sở hữu luôn đạt ở mức cao chứng tỏ khả năng chi trả các khoản nợ của công ty là rất tốt đảm bảo mức độ an toàn về mặt tài chính cho công ty.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong hai năm cũng rất cao và có chiều hướng tăng dần chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên để có thể đánh giá cụ thể và chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm vừa qua ta phải đi xem xét cụ thể hơn về tình hình tổ chức sử dụng từng loại vốn.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và nhân sự
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng GĐ
KHKT-Đầu tư
Phó tổng GĐ
KT-SX
Phó tổng GĐ tài chính đổi mới DN
Văn phòng
Phòng
kế
hoạch
Phòng tổ chức lao động
Phòng
kỹ
thuật
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tài chính kế toán
Phòng tiêu
thụ thị trường
Phòng đầu tư
Xí nghiệp sản xuất cơ khí
Xí nghiệp
lắp đặt
Xí nghiệp chế tạo
phụ tùng
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh HCM
Chi nhánh Quảng Ninh
- Đứng đầu là Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và tổng giám đốc có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc.
- Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất
- Phó giám đốc tài chính đổi mới doanh nghiệp
- Tiếp đến là các phòng ban
2.1. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
* Những thuận lợi
Thứ nhất: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động. Đây là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty Komatsu là đối tác tin cậy trong hầu hết các dự án xây dựng dân dụng, thủy điện, cầu đường, xi măng và đặc biệt là các mỏ than, khoáng sản.
Thứ ba, giá cả mặt hàng của công ty được đánh giá là hợp lý và quan trọng hơn là giá cả khá ổn định nhờ vậy mà công ty có điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
* Những khó khăn
Thứ nhất, công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty khác.
Thứ hai, vấn đề giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng trong khi hiện nay tình hình giá cả các mặt hàng trên thị trường đều có sự biến động lên xuống thất thường
Thứ ba, công tác quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm còn hạn chế
2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện tốt công tác tổ chức vốn và tìm các nguồn tài trợ để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Để có cái nhìn tổng quát hơn về vốn và nguồn vốn kinh doanh công ty trong hai năm qua ta có thể xem xét bảng số liệu sau: (Bảng 3)
Qua bảng cho thấy cuối năm 2005, tổng vốn kinh doanh của công ty là 1,359,163,356,543đ đến cuối năm 2006 con số này lên đến 1,644,450,202,834đ (tăng 285,286,846,291đ với tỷ lệ tăng là 20,99%). Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng quy mô hoạt động tăng quy mô vốn. Vốn kinh doanh trong năm tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của VCĐ (VCĐ trong năm tăng lên 354,494,378,629đ với tỷ lệ tăng 68.82%). VLĐ trong năm tuy có giảm xuống, nhưng sự giảm sút này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, ngượclại kết quả kinh doanh tăng, lợi nhuận tăng, chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả.
- Xét về cơ cấu VKD thì trước đây VLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nên tỷ trọng này ngày càng có sự giảm xuống và nhường chỗ cho VCĐ, đây là chiều hướng thay đổi tích cực hợp lý đối với công ty. Cuối năm 2005, VLĐ chiếm tỷ trọng 62.10% còn lại là VCĐ nhưng sang cuối năm 2006, con số này giảm xuống còn 47,12% tỷ trọng VCĐ tăng lên đến 52,88% trong tổng vốn của công ty. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã ưu tiên đầu tư nhiều vào VCĐ đặc biệt là đầu tư tài chính dài hạn vào các chi nhánh và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới. Trong những năm tới, công ty nên phát huy những chuyển biến tích cực này, không ngừng có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp hơn nữa nhằm phát huy năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Bảng 3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2006 - 2005
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
1
2
3
4
5
6 = 4-2
7=6:2 (100)
Tài sản
1.359,163,356,543
100
1,644,450,202,834
285,286,846,291
20.99
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
844,038.172,166
62.10
774,825,457,828
47,12
-69,212,714,338
-8.20
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
259,350,884,140
30.73
233,035,991,444
30.08
-26,314,892,696
-10.15
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
413,147,087,036
48.95
329,578,155,753
42,54
-83,568,931,283
-20.23
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
107,240,821,304
12,71
130,288,527,406
16,82
23,047,706,102
21.49
4. Hàng tồn kho
63,048,200,178
7.47
81,184,965,518
10.48
18,136,765,340
28.77
5. Tài sản ngắn hạn khác.
1,251,179,508
0.15
737,817,707
0.10
-513,361,801
-41.03
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
515,125,184,377
37.90
869,619,563,006
52.88
354,494,378,629
68.82
1. Các khoản phải thu dài hạn
843,152,437
0.16
843,152,437
0.10
0
0.00
2. Tài sản cố định
360,839,807,273
70.05
319,910,476,779
36.79
-40,929,330,494
-11.34
3. Bất động sản đầu tư
0.00
0.00
0
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
126,211,495,712
24.50
545,518,162,128
62.73
419,306,666,416
332.23
5. Tài sản dài hạn khác
27,230,728,955
5.29
3,347,771,662
0.38
-23,882,957,293
-87.71
Nguồn vốn
1,359,163,356,543
100
1,644,445,020,834
285,281,664,291
20.99
I. Nợ phải trả
113,901,728,181
8.38
117,154,075,092
7.12
3,252,346,911
2.86
1. Nợ ngắn hạn
113,901,728,181
117,154,075,092
100.00
3,252,346,911
2.86
2. Nợ dài hạn
0
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
1,245,261,628,362
1,527,290,945,742
92,88
282,029,317,380
22.65
1. Vốn chủ sở hữu
1,243,805,406,056
99,88
1,525,678,278,580
99,89
281,872,872,524
22.66
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1,456,222,306
0,12
1,612,667,162
0,11
156,444,856
10,74
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán
- Xét về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty trong hai năm qua ta thấy. Trong năm 2006, để tài trợ cho VKD tăng lên trong năm, tổng nguồn VKD của công ty cũng tăng lên với tỷ lệ tương ứng. Về cơ cấu nguồn vốn, trong những năm qua trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì chiếm đại đa số là vốn chủ sở hữu. Tại thời điểm cuối năm 2005 tỷ trọng nguồn VCSH là 91,62% trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty, tại thời điểm cuối năm 2006, con số này là 92.88% (tăng 1,26% ứng với tỷ lệ 1,36%). Nợ phải trả chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Cuối năm 2005 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 8,38%, cuối năm 2006 nợ phải trả chỉ còn 7.12% trong tổng nguồn vốn. Với cơ cấu nguồn vốn công ty, nếu xét về mức độ tự chủ về tài chính thì là quá tốt, và đây là con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Thông thường một doanh nghiệp đạt độ an toàn về mặt tài chính khi hệ số nợ nhỏ hơn 0.5 và hệ số đảm bảo nợ lớn hơn 1. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả sử dụng vốn thì cần phải bàn thêm về tỷ lệ quá cao này. Mức độ an toàn về tài chính càng cao thì TSLN trên vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đạt được lại thấp hơn so với khả năng có thể đạt được khi vẫn đảm bảo trong mức độ an toàn về tài chính. Đồng nghĩa với việc này là doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn chưa thực sự có hiệu quả, chưa đạt được mức cao nhất có thể. Chính vì vậy để khuyếch đại hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tới sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính như một công cụ tài chính hữu hiệu, khi đó hệ số nợ sẽ cao hơn 0.5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ thấp hơn 1. Khi xem xét thực tế công ty ta thấy mức độ an toàn về mặt tài chính của công ty là quá cao, hệ số đảm bảo nợ của công ty lại không ngừng tăng lên qua các năm, như vậy có thể nhận thấy rằng công ty chưa phát huy hết khả năng sinh lời mà công ty có thể. Có thể giải thích đơn giản vấn đề này là do công ty với vai trò là công ty mẹ cần thiết phải là một chỗ dựa vững chắc cho các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần phải có biện pháp phù hợp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa khả năng tự chủ, mức độ an toàn về tài chính và mức sinh lời có thể đạt được.
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
2.4.1. Cơ cấu vốn
Vốn cố định là giá trị toàn bộ TSCĐ của công ty kể cả các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của VCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như công ty nói riêng, việc xem xét, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ là việc làm hết sức cần thiết.
Thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty được phản ánh ở bảng 5.
Bảng 5: Cơ cấu vốn cố định của công ty trong năm 2005 - 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2006 - 2005
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số chênh lệch
Tỷ lệ %
1. Các khoản phải thu dài hạn
843,152,437
0.16
843,152,437
0,10
0
0.00
2. Tài sản cố định
360,839,807,273
70.05
319,910,476,779
36.79
-40,929,330,494
-0.11
3. Bất động sản đầu tư
-
-
-
-
-
-
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
126,211,495,712
24.50
545,518,162,128
62.73
419,306,666,416
332,22
5. Tài sản dài hạn khác
27,230,728,955
5.29
3,347,771,552
0.38
-23,882,957,403
-0.88
Tổng cộng
515,125,184,377
100.00
869,619,562,896
100.00
354,494,378,519
0.69
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua bảng 5 cho thấy:
Tổng vốn cố định của công ty năm 2006 là 869,619,562,896đ; năm 2005 là 515,125,184,373đ tăng lên 345,494,378,629đ với tỷ lệ tăng là 68,82%). Trong đó, đáng chú ý là các khoản đầu tư tài chính tăng 419,306,666,416đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 332,23%. Mặc dù giá trị tài sản cố định và VCĐ khác trong năm giảm xuống nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể so với tỷ lệ tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn nên vẫn làm cho tổng giá trị vốn cố định trong năm tăng lên cao. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do năm 2006 đã chú ý đầu tư tài chính dài hạn khá lớn nên tăng cả số lượng tuyệt đối và cả tỷ trọng. Mức tuyệt đối tăng gấp trên 4 lần so với năm 2005. Về tỷ trọng năm 2005 là 24,5; năm 2006 là 62,73% so với tổng vốn cố định của Công ty.
Trong tổng vốn cố định của công ty năm 2006 các khoản đầu tư tài chính dài hạn có tốc độ tăng nhanh nhất, và đến cuối năm thì chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong năm khoảng này tăng 419,306,666,416đ, tỷ lệ tăng 332,22% và đến cuối năm 2006 chiếm tỷ trọng 62,73% tổng VCĐ của công ty. Sở dĩ như vậy là vì trong năm công ty tiếp tục đầu tư vào các chi nhánh dưới hình thức đầu tư vốn dài hạn xét về cơ cấu VCĐ thì giá trị TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối cao, tuy giảm xuống về cuối năm (đầu năm 2006 tỷ trọng này là 70,05%, đến cuối năm 2006 giảm xuống còn 36,79%).
2.4.2. Tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty
Hiệu quả sử dụng VCĐ liên quan đến sử dụng TSCĐ. Thực trạng sử dụng TSCĐ của công ty được phản ánh ở bảng số 6.
Qua bảng 6 ta thấy.
- Sang năm 2006, tổng nguyên giá TSCĐ là 686.983,279,997đ tăng 68,423,139,007đ (tỷ lệ tăng 1,06%) so với năm 2005 là do trong năm 2006 công ty tiến hành mua một số máy móc thiết bị sửa chữa, lắp đặt, chế tạo phụ tùng máy xây dựng.
- Xét về cơ cấu TSCĐ của công ty là tương đối hợp lý, ta thấy TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn (nhà cửa, kho bãi, máy móc thiết bị công tác.) trong tổng TSCĐ. Các loại tài sản khác như dụng cụ quản lý chỉ chiếm một phần như trong tổng giá trị TSCĐ của công ty vì đây chỉ là những tư liệu phụ không thể thiếu hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh. TSCĐ cần nhưng chưa dùng chiếm tỷ trọng không đáng kể, đây là một vấn đề tích cực của công ty.
- Máy móc thiết bị cuối năm tăng lên 1 lượng 58,869,420,030đ so với đầu năm là do trong năm 2006 công ty đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị như lắp đặt dây chuyền sửa chữa, bảo dưỡng, máy xây dựng, xe nông trong năm, công ty đã xây dựng thêm hệ thống nhà để xe cho cán bộ công nhân viên.
- Về phương tiện vận tải cuối năm 2006 nguyên giá tăng lên 18,813,407,883đ (tăng 4,956,353,300đ với tỷ lệ tăng 35,77%) so với đầu năm là do công ty mua sắm một số phương tiện vận chuyển mới nhằm phục vụ đưa đón công nhân viên đi công tác tại các chi nhánh.
Bảng 6: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty trong năm 2006
Chỉ tiêu
Ngày 31/12/2005
Ngày 31/12/2005
So sánh năm 2006 với 2005
Nguyên giá (đồng)
TT%
Nguyên giá (đồng)
TT%
Nguyên giá (đồng)
TL%
I. TSCĐ đang dùng
618,217,040,496
99,94
686.608.772.353
99.95
68,391,731,857
11.06
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
62,595,755,073
10,13
65,896,936,392
9.60
3,301,181,319
5.27
2. Máy móc thiết bị
533,005,021,536
86.22
591,874,441,566
86.20
58,869,420,030
11.04
- Máy móc thiết bị công tác
481,058,229,728
534,686,632,086
53,628,402,358
11.15
3. Dụng cụ quản lý
5,998,376,239
0,97
6,740,063,767
0.98
741,687,528
12.36
4. Phương tiện vận tải
13,856,054,583
2.24
18,812,407,883
2.74
495.635.330.00
35.77
5. Đất không khấu hao
5,092,000
0.00
5,092,000
0.00
0
0.00
II. TSCĐ cần nhưng chưa dùng
343,100,494
0.06
374,507,644
0.05
31,407,150
9,15
Tổng cộng
618,560,140,990
100.00
686,983,279,997
100.5
68,423,139,007
11.06
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhìn chung hầu hết các loại TSCĐ đang dùng của công ty trong năm 2006 đều tăng về nguyên giá. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã quan tâm đến đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
2.4.3. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VCĐ của công ty
Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty được phản ánh qua một số chỉ tiêu chủ yếu ở bảng sau: (Bảng 7)
Qua số liệu tính toán nêu trong bảng số 7 cho thấy:
Qua Bảng số liệu ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2006 là 53,91% giảm 40,63% (tỷ lệ giảm 42,97%) so với năm 2005 (năm 2005 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 94,54%) có thể giải thích nguyên nhân của sự giảm sút là do năm 2006 nguyên giá TSCĐ của công ty tăng lên rất nhiều, mặc dù DTT công ty đạt được cũng tăng lên do tốc độ tăng của DTT chưa xứng với tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ như vậy có thể nói trong năm 2006 công ty sử dụng TSCĐ phục vụ hoạt động kinh doanh nhưng chưa thực sự hiệu quả.
- Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty năm 2006 là 103,74% giảm 31,02% so với năm 2005, sự giảm sút này là do trong năm công ty có sự mở rộng về quy mô VCĐ, DTT tăng nhưng sự tăng lên của DTT với tốc độ tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô VCĐ. Như vậy cùng với sự mở rộng quy mô VCĐ, công ty cần thiết phải có phương án sử dụng vốn sao cho hiệu quả đạt được tương xứng hơn với sự tăng lên của quy mô.
- Hàm lượng VCĐ trong năm 2006 do hiệu suất sử dụng VCĐ giảm so với năm 2005 nên hàm lượng VCĐ tăng lên, điều này có nghĩa là trong năm 2006 để tạo ra 1 đồng DTT, công ty cần phải bỏ ra 1 lượng VCĐ nhiều hơn so với 2005. Cụ thể là năm 2005 để tạo ra 1 đồng DTT chỉ cần 0,74 đồng VCĐ nhưng sang 2006 để tạo ra 1 đồng DTT thì phải cần 0,96 đồng VCĐ, tăng 0,22 đồng so với 2005.
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: tỷ suất lợi nhuận VCĐ của công ty trong năm 2006 là 30,24% giảm 5,55% (tỷ lệ giảm 15,51%) so với năm 2005 (năm 2005 là 35,79%. Như vậy trong năm 2006 100 đồng VCĐ công ty bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu được 30,24 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5,55 đồng so với 2005. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đầu tư mở rộng quy mô VCĐ, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng DT, tăng LN cho công ty nhưng tốc độ tăng LN chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô VCĐ nên làm giảm tỷ suất LN vốn cố định.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
SO sánh năm 2006 - 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5=4-3
6 = (5:3)x100
1. Doanh thu thuần
đồng
557.033.514.847
718.290,740,885
161,257,226,038
28.95
2. LN sau thuế
đồng
147,933,309,722
209,401,385,762
61,468,076,040
41.55
3. VCĐ bình quân
đồng
413,343,239,682
692,372,373,692
279,029,134,010
67.51
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân
Lần
589,228,286,139
1,332,189,081,246
742,960,795,107
126.09
5. Hàng lượng VCĐ (5=3:1)
%
0.74
0.96
0.22
29.90
6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (6=1:4)
%
94.54
53.91
40.63
-42.97
7. Hiệu suất sử dụng VCĐ
%
134.76
103.74
-0.31
-23.02
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
%
35.79
30.24
-5.55
-15.49
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua việc đánh giá các chỉ tiêu trên ta rút ra nhận xét chung là trong năm 2006. Công ty đã chú trọng đầu tư mở rộng VCĐ nhưng trong năm công ty sử dụng VCĐ chưa thực sự có hiệu quả, sự gia tăng lợi ích chưa thực sự tương xứng với sự gia tăng quy mô VCĐ. Trong những năm tiếp theo công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức sử dụng VCĐ tốt hơn, có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
2.5. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ
2.5.1. Cơ cấu VLĐ của Công ty
Để xem xét tình hình cơ cấu VLĐ của Công ty nêu tại số 8 và số 9.
Qua số liệu nêu trong bảng 8 cho thấy: Trước đây, tại công ty VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Vốn kinh doanh nhưng tỷ trọng này được điều chỉnh giảm xuống qua các năm để phù hợp hơn với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên VLĐ trong công ty vẫn giữ 1 vai trò hết sức quan trọng không kém so với VCĐ. Qua bảng số liệu ta thấy tại thời điểm 31/12/2006 tổng VLĐ của công ty là 774,825,457,828đ chiếm tỷ lệ 47,12% tổng VKD và giảm 69,212,714,338đ (tỷ lệ giảm 8,2%) so với 2005. Sự giảm sút của VLĐ chủ yếu là do sự giảm sút của tiền, các khoản tương đương tiền và sự giảm xuống của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Mặc dù trong năm 2006 lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên nhưng do tốc độ tăng của các khoản này không bằng với tốc độ giảm của tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác nên vẫn làm cho TSNG của công ty trong năm giảm xuống.
Đi sâu nghiên cứu từng bộ phận cấu thành VLĐ ta thấy
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu VLĐ cả 2 năm 2005 - 2006 là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2006, khoản này là 329,578,155,753đ chiếm 42,54% trong tổng số VLĐ tuy đã giảm nhiều so với thời điểm này năm 2005 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (cuối năm 2005, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 413,147,087,036đ chiếm tỷ trọng 48,95%) điều này có thể giải thích vai trò là công ty mẹ thì việc đầu tư vào các chi nhánh là điều tất yếu. Đến cuối năm 2006, khoản này có giảm (tỷ lệ giảm là 20,23%) là do trong năm 2006 công ty rút dần vốn đầu tư ngắn hạn từ các chi nhánh để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Bảng 8 : Cơ cấu vốn lưu động của công ty trong năm 2005 - 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2006 - 2005
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số chênh lệch
Tỷ lệ %
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
259,350,884,140
30.73
233,035,991,444
30.08
-26,314,892,696
-10,15
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
413,147,087,036
48.95
329,578,155,753
42.54
-83,568,931,283
-20.23
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
107,240,821,304
12.71
130,228,527,406
16.82
23,047,706,102
21.49
4. Hàng tồn kho
63,048,200,178
7.47
81,184,965,518
10.48
18,136,756,340
28.77
5. Tài sản ngắn hạn khác
1,251,179,508
0.15
737,817,707
0.10
-513,361,801
-41.03
Tổng cộng VLĐ
844,038,172,166
62.10
774,825,457,828
47.12
-69,212,714,338
-8.20
Tổng VKD
1,359,163,356,543
1,644,450,202,834
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
- Các khoản vốn bằng tiền cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng VLĐ của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2006 thì số vốn này là 233,035,991,444đ chiếm tỷ trọng 30,08% trong tổng VLĐ, con số này cũng rất lớn mặc dù đã giảm 26,14,892,696đ so với năm 2005. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý hơn vì nếu lượng dự trữ tiền quá lớn so với nhu cầu cần thiết thì sẽ gây ra sự ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Về các khoản giảm phải thu ngắn hạn tại công ty ở thời điểm cuối năm 2005 là 107,240,821,304đ chiếm tỷ trọng 12,71% đến cuối năm 2006 khoản này tăng lên 130,288,527,406đ, tỷ trọng cũng tăng lên đến 16,82% (tăng 23,047,706,102đ tỷ lệ tăng 21,49% so với năm 2005) trong năm 2006 các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do tăng các khoản phải thu của khách hàng, tiếp đến là do sự tăng lên của khoản trả trước cho người bán.
Mặc dù trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm xuống nhưng do tốc độ giảm này không đáng kể so với tốc độ tăng của khoản phải thu của khách nên làm cho tổng các khoản phải thu tăng lên trong năm.
Trong cơ cấu các khoản phải thu (Bảng 9) chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản trả trước cho người bán. Điều này có thể giải thích do hoạt động kinh doanh công ty nhập khẩu các thiết bị máy xây dựng nên các đối tác thường xuyên yêu cầu có các biện pháp đảm bảo như việc trả trước 1 phần tiền của lô hàng nhập khẩu hay ký uỷ L/c và đây chính là khoản mà công ty trả trước cho nhà cung cấp.
Khoản phải thu của khách hàng mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng VLĐ của công ty nhưng trong năm 2006 khoản này tăng lên rất nhiều là do công ty có chính sách mở rộng tín dụng thương mại, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm mặc dù khoản vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng công ty cần phải quan tâm, quản lý tốt, nâng cao vòng quay các khoản phải thu, nâng cao tốc độ chu chuyển vốn.
Về các khoản phải thu ngắn hạn khác, tại thời điểm 31/12/2006 khoản này có giá trị 14,116,172,181đ giảm 5,778,469,586đ điều này cho thấy sự tích cực trong công tác thu hồi nợ của công ty và trong năm công ty có thêm 1 lượng VLĐ dùng vào các hoạt động khác.
Bảng 9: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm 2005 - 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2006 - 2005
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số chênh lệch
Tỷ lệ %
1. Phải thu của khách hàng
976,440,166
0,91
7,929,724,954
6.09
6,953,284,788
712.11
2. Trả trước cho người bán
86,510,396,568
80,67
108,242,630,271
21,732,233,703
25.12
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
4. Các khoản phải thu NH khác
19,894,641,767
18,55
14,116,172,181
10.83
-5,778,469,586
-29,05
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-140,657,197
-0,13
-
-
-
-
Tổng cộng
107,240,821,304
100.00
130,288,527,406
100.00
23,047,706,102
21.49
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
- Xem xét về tình hình quản lý và sử dụng vốn tồn kho. Qua bảng số liệu ta thấy tại thời điểm đầu năm 2006 giá trị hàng tồn kho của công ty là 63,408,200,178đ chiếm tỷ trọng 7,47% trong tổng VLĐ, đến cuối năm giá trị hàng tồn kho của công ty tăng 81,184 ,965,518đ chiếm tỷ trọng 10,48% tổng VLĐ, như vậy cuối năm hàng tồn kho của công ty tăng 18,136,765,340 tương ứng với tỷ lệ tăng 28,77% có thể nói trong năm qua hiệu quả quản lý hàng tồn kho và công tác tiếp thị sản phẩm là chưa được tốt.
Có thể lý giải điều này là do trong năm công ty đưa vào vận hành dây chuyền lắp đặt chế tạo phụ tùng chi tiết máy xây dựng tuy nhiên đi đôi với việc mở rộng quy mô lắp đặt, sửa chữa thì công ty cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm có như vậy hiệu quả kinh doanh mới được cao.
2.5.2. Hiệu quả VLĐ ở công ty qua bảng số liệu.
Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty được nêu ở bảng số 10
Qua bảng10 ta thấy:
- Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2006 có xu hướng tăng so với 2005, cụ thể trong năm 2005 VLĐ chỉ quay được 0,66 vòng thời gian cần thiết của 1 vòng quay là 542,04 ngày trong khi đó năm VLĐ quay được 0,89 vòng và mỗi vòng quay trung bình chỉ mất 406,68 ngày (giảm được 136,36 ngày so với năm 2005 tương ứng tỷ lệ giảm là 25,16%). Như vậy trong năm 2006, công ty tiết kiệm được 1 lượng VLĐ tương đối lớn do tăng tốc độ luân chuyển Vtk = DTT2006 x = - 272,072,570,631đ
Như vậy, trong năm 2006 do lượng tồn kho dự trữ tăng lên rất nhiều so với 2005 nên số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống rất nhiều kéo theo đó là số ngày để thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho tang lên rất nhiều cụ thể trong năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho là 8,48 vòng và để thực hiện 1 vòng quay chỉ mất 42,48 ngày trong khi đó sang năm 2006 hàng tồn kho chỉ quay được 2,71 vòng và 1 vòng quay mất đến 132,86 ngày tăng 90,38 ngày so với năm 2005 tỷ lệ tăng 212,78%. Qua đây ta thấy việc quản lý hàng tồn kho của công ty chưa thực sự có hiệu quả giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Xét về hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán sang năm 2006 số vòng quay các khoản phải thu tăng từ 5,60 vòng lên đến 7,03 vòng kéo theo đó là sự giảm xuống của kỳ thu tiền trung bình điều này chứng tỏ năm 2006 công tác thu hồi công nợ được chú trọng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho quản lý các khoản vốn bằng tiền nhưng có thể nói năm 2006 công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty trong năm 2005, TSLĐ sau thuế VLĐ là 0,18 lần đến năm 2006 con số này lên tới 0,26 tăng 0,08 lần với tỷ lệ tăng 46,61% có thể nói công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả hơn.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
SO sánh năm 2006 - 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1.Doanh thu có thuế
Đồng
612,736,866,332
790,119,814,974
177,382,948,642
28.95
2. Doanh thu thuần
Đồng
557,033,514,847
718,290,740,885
161,257,226,038
28.95
3. Lợi nhuận trước thuế
Đồng
205,365,707,947
279,472,268,795
74,106,560,848
36.09
4. Lợi nhuận sau thuế
Đồng
147,993,309,722
209,401,385,762
61,408,076,040
41.49
5. Giá vốn hàng bán
Đồng
288,813,785,507
390,816,122,651
120,002,337,144
35.32
6. Số dư bình quân các khoản phải thu
Đồng
109,398,631,150
112,457,379,626
3,058,748,476
2.80
7. Hàng tồn kho bình quân
Đồng
34,077,612,902
144,233,165,696
110,155,552,794
323.25
8. VLĐ bình quân
Đồng
838,707,782,588
809,431,814,997
-29,275,967,591
-3.49
9. Vòng quay các khoản phải thu (1)/(5)
Vòng
5.60
7.03
1.43
25.44
10. Kỳ thu tiền trung bình
Ngày
61,29
51.21
-13,08
-20.34
11. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
8,48
2.71
-5,77
-68.03
12. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Ngày
42,48
132.86
90.38
212.78
13. Vòng quay VLĐ
Vòng
0.66
0,89
0.22
33.61
14. Kỳ luân chuyển VLĐ
Ngày
542.04
405,68
-136.36
-25.16
15. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
%
17,65
25.87
8.22
46.57
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
ở phần trên ta đã xem xét, đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng của từng loại vốn cụ thể ở công ty trong năm qua. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả sử dụng VKD ta có thể xem xét một số chỉ tiêu bả bảng sau: (Bảng 11)
Trước hết ta thấy, vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 là 0.45 vòng có nghĩa là cứ một đồng VKD của công ty trong năm có thể tạo ra được 0.45đ doanh thu thuần. sang năm 2006, tổng VKD của công ty quay được 0.48 vòng, tăng 0.03 vòng với tỷ lệ tăng là 7% so với năm 2005. Có sự tăng lên này là do trong năm, doanh thu thuần của công ty tăng lên rất nhiều (DTT tăng 161,257,226,038đ, tỷ lệ tăng 29%). Mặc dù VKD trong năm có tăng lên những do tốc độ tăng của DTT cao hơn nhiều so với tốc độ tăng VKD (VKDbq tăng lên 205,174,742,638đ, tỷ lệ tăng 20%) nên làm cho vòng quay VKD tăng lên trong năm.
* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD năm 2005 là 16%, sang năm 2006 là 19% tăng 3% so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 13%. Như vậy trong năm 2006, trung bình cứ một đồng VKD tạo được 19đ lợi nhuận trước thuế, tăng 3đ so với năm 2005. TSLN trước thuế tăng lên trong năm là do công ty tiết kiệm vốn, tăng năng suất hoạt động làm tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD năm 2006 là 14% tăng 2% so với năm 2005 (12%) tỷ lệ là 18% điều này có nghĩa là trong năm 2005, cứ một đồng vốn VKD đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 12đ lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2006 cũng một đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 14đ lợi nhuận sau thuế. Ta có mối liên hệ:
TSLN sau thuế trên VKD = x
Trong năm 2006, TSLN sau thuế trên DT tăng lên với tỷ lệ tăng là 9.75% so với năm 2005, đồng thời số vòng quay VKD cũng tăng lên 0,03 vòng nên làm cho TSLN sau thuế trên VKD trong năm tăng lên
Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
SO sánh năm 2006 - 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
Đồng
557,033,514,847
718,290,740,885
161,257,226,038
28.95
2. Lợi nhận trước thuế
-
205,365,707,947
279,472,268,795
74,106,560,848
36.09
3. Lợi nhuận sau thuế
-
147,933,309,722
209,401,385,762
61,468,076,040
41.55
4. VCSH bình quân
-
1,130,214,074,330
1,386,276,287,052
256,062,212,723
22.66
5. VKD bình quân
Vòng
1,251,629,446,051
1,501,804,188,689
250,174,742,638
19.19
6. Vòng quay toàn bộ VKD
%
0,45
0,48
0,03
6,67
7. Tỷ suất LN sau thuế trên DT
-
26,56
29.15
2,59
9.75
8. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD
-
16,41
18.61
2.20
13.41
9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD
-
11,82
13.94
2.12
17.94
10. Tỷ suất lợi nhuận VCSH
-
13,09
15.11
2.02
15.43
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
* Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH năm 2006 là 15% tăng 2% so với năm 2005, tỷ lệ tăng 15%. Điều này có nghĩa là trong năm 2006, trung bình cứ một đồng vốn CSH tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0.15đ lợi nhuận sau thuế, tăng 0.02đ so với năm 2005.
TSLN VCSH = TSLN sau thuế trên VKD x VKD/ Vốn CSH
= TSLN trên DT x Số vòng quay VKD x VKD/VCSH
Như vậy, TSLN vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào TSLN trên doanh thu, số vòng quay VKD và tỷ lệ giữa VKD và VCSH. Trong năm 2006, TSLN trên DT và số vòng quay VKD đều tăng lên nhưng tỷ lệ VKD/VCSH có giảm xuống nhưng mức độ giảm không đáng kể nên TSLN vốn chủ sở hữu tăng lên trong năm.
Qua việc xem xét đánh giá về hiệu quả sử dụng VKD cũng như hiệu quả sử dụng từng bộ phận kinh doanh của công ty trong những năm qua ta có thể rút ra một vài nét chủ yếu sau:
* Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã không ngừng nâng lên với tỷ lệ tăng trưởng đáng kể, các chỉ tiêu tài chính phản ánh mức sinh lời trong năm 2006 đều có sự tăng lên so với năm 2005.
* Tình hình tài chính của công ty trong mấy năm gần đây tương đối ổn định, khả năng thanh toán cao.
* Bên cạnh đó còn tồn tại một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như: cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý VLĐ còn có nhiều tồn tại đặc biệt là để lượng tiền mặt tồn đọng quá mức cần thiết, vốn tồn kho còn ứ đọng nhiều.
Chương III
Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thương mại dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Chưa bằng lòng với những kết quả trong năm vừa qua trong những năm tới công ty đã đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể cần phải đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao
- Tổng thu cho ngân sách Nhà nước
- Phát triển mạnh công tác mở rộng thị trường, tiếp thị các máy móc thiết bị phụ tùng
- Giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, thu nhập đời sống cho cán bộ công nhân viên với những tiền đề làm cơ sở trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể làm cơ sở cho từng cá nhân, bộ phận và cả công ty cùng phấn đấu thực hiện vì mục tiêu chung của công ty.
3.2. Một số đánh giá về quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
3.2.1. Ưu điểm
- Về công tác tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh:
Công tác tổ chức của mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty đó, bộ máy tổ chức của công ty ngày một hoàn thiện, khá gọn nhẹ, các phòng ban được sắp xếp một cách hợp lý.
- Về phương pháp huy động vốn
Công ty đã chủ động trong việc huy động vốn và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khắc phục được tình trạng huy động vốn quá nhiều không cần thiết dẫn đến lãng phí, đồng thời tránh tình trạng thiếu vốn lưu động làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, công ty căn cứ vào kế hoạch kinh doanh để đảm bảo huy động vốn có hiệu quả.
- Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh
Để đảm bảo vốn có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh công ty đã cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh cũng như quản lý chặt chẽ số vốn bỏ vào kinh doanh và tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Về hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều xác định cho mình những mục tiêu để phấn đấu, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, do vậy tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.
- Về công tác tài chính kế toán
Bộ máy kế toán của công ty phân bố khá hợp lý, các kế toán viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng và không ngừng được trang bị thêm kiến thức mới, việc phân công giữa các phần hành kế toán cũng phù hợp với trình độ của từng người, đảm bảo duy trì các mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp công việc cụ thể đạt hiệ quả cao nhất.
Qua đợt thực tập ở Công ty em nhận thấy công tác tài chính kế toán rất quan trọng, nó phải gắn liền với công tác kiểm tra, kiểm soát, phải báo cáo kịp thời, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển.
- Vấn đề sử dụng vốn lưu động
Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao là một trong các nhân tố quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây cho thấy Công ty đã vượt mọi khó khăn, thích ứng nhanh chóng trong cơ chế thị trường.
3.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả công ty đã đạt được trong hai năm qua thì công ty vẫn còn một số mặt tồn tại cần khắc phục như sau:
- Các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, do đó đã làm giảm bớt lợi nhuận của công ty.
- Nợ phải trả của công ty tăng lên rất cao. Trong sản xuất kinh doanh vay nợ là không thể tránh khỏi nhưng cũng nên chú ý giảm các khoản nợ đến mức tối đa vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán tức thời còn thấp ảnh hưởng đến sự chủ động của vốn lưu động trong kinh doanh.
3.3. Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
Để khắc phục những tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, VCĐ và VLĐ nói riêng cần thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:
3.3.1. Chủ động xác định nhu cầu VKD và lập kế hoạch tổ chức sử dụng vốn hàng năm chính xác để làm căn cứ quản lý và điều hành một cách chủ động thực hiện nhóm chỉ tiêu này cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chủ động trong việc xác định nguồn vốn kinh doanh, làm căn cứ để lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong công ty là 1 trong những giải pháp tài chính quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu một doanh nghiệp chỉ có vốn mà không xác định được phương hướng hoạt động dự báo trước cho một kế hoạch kinh doanh trước mắt và lâu dài dựa trên tiềm năng có thể huy động được không gắn với nhu cầu thị trường thì việc xác định phương hướng đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ hết sức khó khăn. Để phát huy được năng lực của đồng vốn thì yêu cầu đặt ra là phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn.
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ
Thứ nhất, tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền
Để quản trị vốn bằng tiền hợp lý và có hiệu quả công ty cần xem xét một số vấn đề:
- Hoạch định ngân sách tiền mặt hợp lý
- Quan tâm đến việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào các loại tài sản sinh lời ngắn hạn, đầu tư với mức hợp lý, có khả năng thanh khoản nhanh đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng, đồng thời đảm bảo cân = thu - chi tiền mặt hợp lý. Mức dự trữ tiền mặt hợp lý cần xác định sao cho công ty có thể:
+ Tránh được rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, tổng công ty phải gia hạn thanh toán.
+ Giữ uy tín với đối tác đảm bảo khả năng mua chịu
+ Tận dụng được cơ hội kinh doanh tạo lợi nhuận hơn cho công ty.
Thứ hai, chú trọng công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường tiếp thị.
Để tồn tại trên thị trường cũng như các doanh nghiệp khác thì công ty cần phải tiêu thụ được sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Để làm được điều đó công ty cần có những chính sách về giá cả, về thị trường thích hợp.
Thứ ba, tổ chức công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ.
Cần thiết phải có nhiều chính sách thích hợp nhằm khuyến khích khả năng thanh toán tiền mua hàng bằng cách đem lại cho họ những lợi ích nhất định nếu thanh toán tiền hàng sớm và đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường tốc độ thu hồi các khoản phải thu đẩy nhanh vòng quay vốn trong thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
3.3.3. Giải pháp quản lý TSCĐ và VCĐ
Doanh nghiệp cần phải trích khấu hao, sử dụng quỹ khấu hao để tái đầu tư, mở rộng hoặc sản xuất giản đơn TSCĐ mới thay thế TSCĐ cũ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
- Chú trọng công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ
- Đổi mới TSCĐ cần nhưng chưa dùng
- Tận dụng tối đa khả năng hoạt động của TSCĐ
3.3.4. Nâng cao trình độ, cán bộ nhân viên trong công ty
Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong công ty. Để có thể hoàn thành tốt, đáp ứng tốt mọi yêu cầu hoàn thành công việc của công ty trong nền kinh tế thị trường.
3.3.5. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát cần quy định chế độ báo cáo kiểm kê đánh giá
- Giải pháp này sẽ như một công cụ giúp tổng giám đốc và những người làm công tác quản lý nắm bắt được những diễn biến về tình hình hoạt động ở công ty một cách kịp thời.
- Cuối mỗi tháng phòng tài chính kế toán cần đối chiếu các khoản công nợ.
3.3.6. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với nhiều rủi ro thất thường và phức tạp không thể nào lường trước được như: hỏa hoạn, lạm phát, khủng khoảng tiền tệ. Để có thể hạn chế phần nào những bất lợi công ty phải có biện pháp phòng ngừa.
- Lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm cho các thiết bị phụ tùng của công ty để khi có rủi ro hao hụt vốn thì đã có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường giúp công ty khắc phục hậu quả.
3.2.7. Thực hiện chế độ thưởng phạt
Để có hiệu quả tốt công ty nên có chế độ lương, thưởng đãi ngộ hợp lý hơn, chế độ quản lý chặt chẽ hơn, phạt rõ ràng hơn nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao và phát huy tinh thần sáng tạo đóng góp nhiều hơn cho hoạt động của Công ty.
Kết luận
Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh là nhiệm vụ và mục tiêu thường xuyên lâu dài của những doanh nghiệp qua đây ta thấy được tầm quan trọng của vốn kinh doanh và ý nghĩa, tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.
Trong năm vừa qua công ty đã có nhiều cố gắng tích cực vươn lên trong hoạt động kinh doanh và có lãi. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn đòi hỏi phải cố gắng hơn nữa. Do vậy, đòi hỏi phải chủ động nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển vốn làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hoá những nội dung cơ bản về lý luận vốn kinh doanh, kết hợp với những kiến thức thực tế thu hoạch được trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô, các cô chú anh chị tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cô chú anh chị tại công ty, các thầy giáo, cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Thái Bá Cẩn đã chỉ bảo để em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt
Nghĩa
DN
Doanh nghiệp
VKD
Vốn kinh doanh
VLĐ
Vốn lưu động
VCĐ
Vốn cố định
TSCĐ
Tài sản cố định
TSLĐ
Tài sản lưu động
LN
Lợi nhuận
TSLN
Tỷ suất lợi nhuận
DTT
Doanh thu thuần
TSNH
Tài sản ngắn hạn
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
VCSH
Vốn chủ sở hữu
HĐQT
Hội đồng quản trị
Danh mục bảng biểu
Bảng 1:Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu tình hình tài chính của công ty
Bảng 3:Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu mức độ tự chủ về mặt tài chính
Bảng 5: Cơ cấu vốn cố định của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
Bảng 6: Tình hình tăng giảm của công ty trong năm 2006
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 2 năm 2005 - 2006
Bảng 8: Cơ cấu vốn huy động của công ty trong 2 năm 2005 - 2006
Bảng 9: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm 2005 - 2006
Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2005 - 2006
Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2005 - 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5624.doc