Đề tài Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng dân dụng Hà Nội

Về quản lý vốn bằng tiền: + Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền. Các khoản thu, chi đều phải thông sự xét duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. * Về quản lý dự trữ hàng tồn kho: + Công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty nhìn chung là rất tốt, hàng hoá không bị ứ đọng, luôn luôn được lưu thông. + Định kỳ Công ty tiến hành lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Thứ hai, trong quản lý vốn cố định: * Công ty đã bảo toàn được TSCĐ khá tốt, chưa có một TSCĐ nào hư hỏng trước thời hạn, đảm bảo cho TSCĐ có thể phát huy hết tối đa năng suất. * Hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty năm 2000- 2001 là khá tốt * Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là rất phù hợp. Công ty đã huy động hết TSCĐ vào hoạt động kinh doanh, nên đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

doc61 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng dân dụng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà nội có trụ sở tại 29 Ngõ Văn Chương-Khâm thiên-Đống đa-Hà nội. Điện thoại: 8511481- Fax: 8511715. Được thành lập vào ngày 22/1/1972 theo Quyết định số 121/TCCQ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội. Công ty đã trải qua 29 năm trưởng thành và phát triển đóng góp một phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đô thị. Số cán bộ quản lý: 118 người. Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi Civil Contruction Company. 2. Ngành nghề kinh doanh: Tại Quyết định thành lập doanh nghiệp theo Nghị định 388 số 627 QĐ-UB ngày 10/2/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội đã xác định ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: Xây dựng công trình công cộng. Xây dựng công trình công nghiệp và nhà ở. Xây dựng công trình công nghiệp. Trang trí nội thất. Lắp đặt điện nước. Kinh doanh nhà. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng ... Trong 30 năm trưởng thành và phát triển Công ty đã liên tục hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho năm sau cao hơn năm trước, nhiều công trình lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng được Thành phố khen ngợi đó là: Công trình Cung thiếu nhi Hà nội. Tượng đài Lê Nin. Khách sạn Thăng Long. Trụ sở Uỷ ban Nhân dân Thành phố. Sân vận động Hà nội. Trại tạm giam Hà nội. Chợ Đồng Xuân-Bắc Qua Tháp trung tâm Hà nội (Hoả Lò) Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân riêng, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thành phố Hà nội, Sở Xây dựng và các cơ quan hữu quan của Thành phố. Do ảnh hưởng của ngành xây lắp là liên tục di chuyển khắp các miền nên việc sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào địa hình, thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường nơi thi công sản xuất. Ngoài ra sự tác động lớn nhất đó là cơ chế đấu thầu xây dựng hiện nay đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, thiết bị vật tư, tiền vốn phải dồi dào mới có thể đảm bảo trúng thầu. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau Đội XD 1 Khối gián tiếp Khối trực tiếp Ban giám đốc SX chính X Mộc SX phụ trợ XNCƯ Đội Máy Đội XD 3 Đội XD 7 Đội ĐNCK Đội XD 2 Đội XD 6 Đội XD 5 Đội XD 4 P.Kĩ thuật P.Tài vụ P.TC-LĐ-TL P.Kế hoạch P.HC-YTế * Ban Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty: Kiêm bí thư đảng bộ Công ty phụ trách chung, Chủ tịch hội đồng thi đua, phụ trách khâu cán bộ, đối ngoại, theo dõi và tham gia liên doanh Khách sạn Phương Đông, Tháp trung tâm Hà Nội, phụ trách khâu tài chính, cung ứng vật tư Phó Giám đốc phụ trách nội chính: Lao động, tiền lương, hành chính ytế, kế hoạch, thủ trưởng khối Văn phòng, kinh tế nội bộ và tham gia liên doanh xây dựng Hà Nội Bắc Kinh. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: an toàn, toàn bộ khối sản xuất, phụ trách điều độ thi công, chủ tịch hội đồng nâng lương khối trực tiếp. * Khối phục vụ sản xuất gồm 5 phòng: Phòng Kế hoạch tổng hợp: Phòng Kỹ thuật: Phòng tổ chức tiền lương: Phòng Hành chính Ytế: Phòng Kế toán Tài vụ: * Khối trực tiếp sản xuất: Gồm các đội sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phụ trợ các đơn vị này là lực lượng trực tiếp sản xuất thi công, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả đôí với từng hạng mục công trình mà Giám đốc đã giao cho nhằm hoàn thành đúng với hợp đồng đã ký kết với các chủ đầu tư. Song nhờ có sự cố gắng đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã dần khắc phục khó khăn cố gắng tìm đủ việc làm, tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm trong mọi khâu... Do vậy các khoản nộp đối với ngân sách đều hoàn thành vượt mức, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước thu nhập của người lao động cũng được cải thiện do đó mọi người đều phấn khởi tích cực hăng say hơn trong sản xuất kinh doanh. 4. Bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau Kế toán trưởng Tài vụ Kế toán Chế độ chính sách về tài chính Kế toán tổng hợp Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sp Thủ Quĩ Thanh toán và vốn Kế toán TSCĐ và vật liệu Kế toán các khoản thanh toán * Bộ phận tài vụ: Thực hiện chức năng duyệt chi tiêu, xem xét các chế độ chính sách được thực hiện tại đơn vị, lo tiền vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, lập các kế hoạch về tài chính và thực hiện các chế độ đối với ngân sách, cấp trên, người lao động, người mua, người bán, ngân hàng và các cơ quan hữu quan khác. Tham gia và giúp đỡ Giám đốc Công ty trong khâu quản lý, chấp hành pháp luật và kinh doanh sao cho có lãi. * Bộ phận kế toán: Là bộ phận theo dõi ghi chép phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tiền thông qua sổ sách kế toán từ khâu dự trữ, sản xuất, thanh toán tiêu thụ và kết quả, Qua đó để căn cứ so sánh với mục tiêu đề ra với năm trước... Qua những số liệu kế toán đó mà ban Giám đốc nắm được tình hình tại các khâu ra sao để có biện pháp phù hợp nhằm kinh doanh tốt hơn. Bộ phận này cũng là bộ phận quản lý tài sản tiền vốn của đơn vị, thông qua công tác ghi chép, số liệu từ bộ phận này là căn cứ để trích nộp cho ngân sách, cấp trên và chấp hành các chỉ tiêu trong quá trình kinh doanh sản xuất của đơn vị thông qua báo cáo quyết toán niên độ hàng năm. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội năm 2000 – 2001 (Xem bảng 1) Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 –2001 Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ tăng (%) (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (5)=(4)´100/2 1.Tổng doanh thu 13132 30856 17724 135 *Các khoản giảm trừ 660 1407 747 113,18 *Thuế doanh thu 2.Doanh thu thuần 12472 29449 16977 136,12 3.Giá vốn hàng bán 10546 26837 16291 154,47 4. Lợi nhuận gộp 1926 2612 686 35,61 5.Chi phí bán hàng 6.Chi phí QLDN 1526 1394 -132 -8,65 7.Lợi nhuận HĐKD 400 1218 818 204,5 8.Lợi nhuận HĐTC 108 204 96 88,8 *Thu nhập từ HĐTC 170 225 55 32,35 *Chi phí từ HĐTC 62 21 -41 -66,12 9.Lợi nhuận HĐBT 10 87 77 770 *Thu nhập bất thường 35 89 54 154,29 *Chi phí bất thường 25 2 -23 -92 10.Tổng lợi nhuận TT 518 1509 991 191,3 11.Thuế thu nhập DN 113 377 264 233,6 12.Lợi nhuận Sau thuế 405 1132 727 179,5 ở bảng 1 ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 so với năm 2000 có chiều hướng tăng lên rõ rệt, điều đó được thể hiện qua số liệu ở mức Tổng doanh thu tăng 17724 triệu đồng với tỷ lệ tăng 135%. Doanh thu thuần tăng 16977 triệu đồng với tỷ lệ tăng 136,12%, hay như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 818 triệu đồng với tỷ lệ tăng 204,5%. Như vậy, để đạt được kết quả này Công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao về chuyên môn và nắm bắt rất nhanh, tìm hiểu đúng nhu cầu thị trường trên cơ sở phù hợp với ngành nghề mình đang kinh doanh. Ngoài một số chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu khác đều có mức tăng khá như lợi nhuận gộp năm 2000 là: 1926 triệu đồng, và năm 2001 là: 2612 triệu đồng như vậy lợi nhuận gộp năm 2001 so với năm 2000 tăng: 686 triệu đồng với tỷ lệ tăng 35,61%. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã phản ánh rõ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có liên quan, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2000 là: 405 triệu đồng sang năm 2001 lợi nhuận sau thuế đã là: 1132 triệu đồng, như vậy so với năm 2000 lợi nhuận sau thuế năm 2001 tăng: 727 triệu đồng với tỷ lệ tăng là: 179,5%. Như vậy chỉ trong vòng 1 năm mà lợi nhuận đã tăng lên gấp hơn 2 lần điều đó cho thấy Công ty đã kinh doanh rất có hiệu quả. Công ty luôn duy trì số lao động ở mức hợp lý, với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung, năng động và có trình độ chuyên môn cao nên lãnh đạo, Đảng uỷ và ban Giám đốc Công ty rất yên tâm và luôn tin tưởng giao phó trách nhiệm. Tổng thu nhập của toàn Công ty liên tục tăng do làm ăn có lãi. Cụ thể là năm 2000 thu nhập bình quân của người lao động là: 558000 đ/người/tháng và năm 2001 thu nhập bình quân đã tăng lên là: 710000 đ/người/tháng. Dự kiến trong thời gian tới mức thu nhập này sẽ còn được nâng cao hơn nữa, góp phần cải thiện đời sống của người lao động Với đặc thù là một doanh nghiệp Xây dựng nên Công ty có lợi thế trong lĩnh vực có liên quan đến kiến trúc và qui hoạch cơ sở hạ tầng là một vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn bộ nền kinh tế hiện nay. Nhận thức được điều này nên Công ty đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo lên kế hoạch đưa ra những chiến lược và giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu của con người trong vấn đề về cải tạo nơi cư trú và lớn hơn nữa là những công trình mang tầm vĩ mô... II.Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn của công ty 1.Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty Xây dựng Dân dụng năm 2000-2001. (Xem bảng 2) Bảng 2: Kết cấu vốn và nguồn vốn của Công ty năm 2000-2001. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷtrọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) 1.Tổng vốn KD 71164 100 72415,5 100 1251,5 1,76 1.1Vốn lưu động 15006 21,09 16281,5 22,48 1275,5 8,5 1.2Vốn cố định 56158 78,91 56134 77,52 -24 -0,04 2.Nguồn vốn KD 71164 100 72415,5 100 1251,5 1,76 2.1Vốn CSH 62026 87,16 62628 86,48 602,5 0,97 2.2Vốn vay 9138 12,84 9787,5 13,52 1340,5 7,1 1.1 Về vốn kinh doanh: nội dung ở bảng 2 cho ta thấy tổng Vốn kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng: 1251,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng đạt: 1,76% điều đó cho thấy Vốn kinh doanh của Công ty đã được bổ sung thêm dồi dào và đầy đủ hơn, tuy nhiên tỷ lệ này là không cân đối giữa 2 loại Vốn, Vốn lưu động và Vốn cố định. Vốn lưu động năm 2000 đạt: 15006 triệu đồng, chiếm 21,09% và năm 2001 số vốn này đã tăng lên đạt: 16281,5 triệu đồng, chiếm 22,48%. Như vậy Vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 đã tăng lên chiếm: 1275,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng là: 8,5%. Mặc dù chiếm một lượng tương đối nhỏ so với tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh nhưng trong thời gian gần đây Công ty đã biết sử dụng khoản vốn này rất có hiệu quả đặc biệt là khoản vốn này đã giúp Công ty linh hoạt hơn trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như tìm kiếm các đối tác, khách hàng, tham gia cạnh tranh đấu thầu. Vốn cố định năm 2001 so với năm 2000 giảm: 0,04%. Sự giảm này là kết quả của việc Công ty không đầu tư mua sắm thêm TSCĐ. 1.2 Về nguồn vốn kinh doanh: Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào 2 nguồn vốn là Vốn CSH và Vốn Vay. Trong 2 năm liên tiếp 2000-2001 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng đều đặn. Nguồn vốn kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng 1251,5 triệu đồng, chiếm 1,76%, về vốn chủ sở hữu ta thấy vốn CSH chiếm phần lớn trong nguồn vốn kinh doanh năm 2000 vốn CSH chiếm: 87,16%, năm 2001 chiếm: 86,48%. Tỷ trọng tuy có giảm nhẹ đôi chút nhưng nhìn chung Công ty đã tự chủ được về tài chính. 2.Tình hình quản lý vốn lưu động. (Xem bảng 3) Bảng 3: Kết cấu vốn lưu động của Công ty năm 2000-2001. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh Lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tiền 1744 11,62 4569 28,06 2825 161,98 1.Tiền mặt 23 0,15 43 0,26 20 86,96 2.Tiền gửi NH 1721 11,47 4526 27,8 2805 162,99 II.Các khoản Phải thu 11057 73,69 8872 54,49 -2185 -19,76 1.Phải thu KH 9526 63,48 8387 51,51 -1139 -11,96 2.Trả trước cho Người bán 1404 9,36 477 2,93 -927 -66 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4.Phải thu khác 127 0,85 8 0,05 -119 -93,7 III.Hàng tồn kho 1901,5 12,67 1968,5 12,09 67 3,5 1. Hàng mua đang đi đường 2.Nguyên vật liệu 913,5 6,09 660,5 4,06 -253 -27,7 3.Công cụ dụng cụ 89,5 0,6 81,5 0,5 -8 -8,94 4.CPhí SXKDDD 898,5 5,98 1226,5 7,53 328 36,5 IV.TSLĐ khác 303,5 2,02 872 5,36 568,5 187,3 1.Tạm ứng 150 1 162 0,99 12 8 2.Chi phí trả trước 153,5 1,02 710 4,37 556,5 362,5 Tổng vốn LĐ 15006 100 16281,5 100 1275,5 8,5 2.1 Quản lý vốn bằng tiền: Qua bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy vốn bằng tiền của Công ty năm 2001 tăng 2825 triệu, với tỷ lệ tăng là 161,98% so với năm 2000, DTT tăng 136,12% trong khi vốn bằng tiền tăng như vậy là tương đối hợp lý vì Công ty đã thu được tiền nợ do khách hàng thanh toán. Đặc biệt là tiền gửi NH tăng 162,99% so với DTT tăng 136,12%, như vậy là hơi đột ngột nhưng sự tăng đột ngột này của tiền gửi NH là do các chủ nợ đã thanh toán tiền cho Công ty, và tiền thu được từ các công trình do chủ công trình, chủ dự án thanh toán. Hệ số thanh toán nhanh của vốn bằng tiền năm 2001 là 0,47 cho thấy công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán. Lượng tiền mặt trong tổng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2000 là 0,15% năm 2001 là 0,26% với tỷ tăng 86,96% là phù hợp. Mức dự trữ bằng tiền của Công ty đủ đảm bảo khả năng thanh toán, không bị ứ đọng. Khi Công ty bị thiếu hụt, Công ty tìm cách bù đắp bằng những nguồn vốn vay bên ngoài. Định kỳ hàng tháng, Công ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi nhằm tránh sự mất mát, lãng phí, Công ty cũng phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán, mọi tình hình diễn biến của các khoản thu chi đều phải thông qua sự xét duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. 2.2 Quản lý các khoản phải thu: Trong bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động. Năm 2000 là 73,69% và năm 2001 là 54,49% điều này chứng tỏ trong năm 2001 vừa qua các khoản phải thu của Công ty đã giảm như vậy là rất tốt. DTT tăng 136,12% nhưng tỷ lệ các khoản phải thu lại giảm 19,76% do Công ty đã thu hồi được một số khoản nợ mà khách hàng thanh toán, và thu từ việc thanh lý các TSCĐ của Công ty đã hết hoặc quá hạn sử dụng hay do hư hỏng và không còn giá trị sử dụng, điều cho thấy Công ty đã khắc phục được tình trạng nợ đọng và thất thoát vốn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng, năm 2000 tỷ trọng là 63,48% và năm 2001 là 51,51%, sự giảm về tỷ trọng này là khá tốt vì khách hàng đã chấp nhận thanh toán cho công ty. Trong năm 2001 Công ty đã nỗ lực đốc thúc các khách hàng nhanh chóng thanh toán các khoản tiền đối vơí Công ty, tỷ lệ các khoản phải thu giảm 11,96% trong khi DTT tăng 136,12% thể hiện sự nỗ lực rất lớn của công ty, cụ thể là thu từ các công trình xây dựng do chủ đầu tư thanh toán. Các khoản trả trước cho người bán giảm trong khi DTT tăng, cho thấy Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các khách hàng, làm việc có uy tín và trách nhiệm do vậy các chủ hàng đã chấp nhận bán chịu cho Công ty. Các khoản phải thu khác chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Thiếu sót của Công ty trong việc quản lý các khoản phải thu đó là khi có các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Công ty đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Các chủ đầu tư luôn chậm trễ và trì hoãn quá trình thu hồi vốn của Công ty, làm giảm quá trình luân chuyển của đồng vốn ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt vào tháng 2 năm 2000 Công ty đã nhận thầu xây dựng trụ sở làm việc và lắp đặt máy móc cho công ty TNHH Kiến Thiết (Chuyên sản xuất các sản phẩm về đồ gỗ gia dụng), nằm trên địa bàn xã Đông Ngạc -Từ Liêm với số tiền đầu tư lên tới hơn 2,5 tỷ đồng. Sau khi công trình hoàn thành một thời gian dài (Khoảng hơn 6 tháng) Công ty Kiến Thiết mới chỉ thanh toán cho Công ty Xây dựng Dân dụng 60% giá trị công trình phần còn lại vẫn trì hoãn chưa chịu thanh toán, ngoài ra còn một số khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh khác như năm 2000 là 570 triệu đồng và năm 2001 là 480 triệu đồng. 2.3 Quản lý hàng tồn kho: Tỷ trọng HTK trong tổng vốn lưu động của Công ty có tăng nhưng rất nhỏ là 3,5%, so vơí DTT tăng 136,12% cho thấy việc quản lý HTK có nhiều tiến bộ rõ rệt xét cụ thể ta thấy tỷ trọng NVL trong HTK đã giảm, năm 2000 là 6,09% và năm 2001 là 4,06%, tỷ lệ NVL trong HTK giảm 27,7% trong khi DTT tăng 136,12% như vậy là có hiệu quả. Do thị trường NVL hiện nay là rất phong phú, đa dạng lại thuận tiện cho việc di chuyển đến tận chân công trình nên Công ty đã hạn chế việc tích tồn NVL. Đối vơí tỷ trọng CCDC trong HTK cũng có mức giảm nhẹ tương ứng, 8,94% do CCDC dùng trong sản xuất có thể thuê ngoài nên Công ty cũng hạn chế việc dự trữ các phương tiện này. HTK của Công ty chủ yếu là các nhóm mặt hàng như; xi măng, sắt thép, gỗ và các loại vật liệu phục vụ cho trang trí nội ngoại thất. Công ty tiến hành xác định lượng HTK dự trữ chủ yếu là qua kinh nghiệm thực tế và quy mô kinh doanh của mình. 2.4 Xác định nhu cầu vốn lưu động: Công ty thường xác định nhu cầu vốn lưu động thông qua kinh nghiệm thực tế thể hiện trong quá trình thực thi các hoạt động sản xuất kinh doanh 2.5 Quản lý các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động khác: Công ty không có bất cứ một khoản đầu tư ngắn hạn nào do vốn bị hạn chế. TSLĐ khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn lưu động năm: 2000 là 2,02% năm 2001 là 5,36%. TSLĐ khác tăng với tỷ lệ 187,3% so với DTT tăng 136,12% là rất phù hợp. Điều đó cho thấy Công ty đã rất cố gắng để huy động hết TSLĐ khác dùng trong thanh toán. 2.6 Quản lý chi phí. Thông qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: Giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 154,47%. Trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 136,12% như vậy là bất hợp lý, do giá thành của NVL tăng cao, đây là kết quả của việc trong thời gian qua Công ty đã buộc phải tăng giá thành của mỗi công trình khi nhận thầu, do phải chịu nhiều khoản chi phí về vận chuyển, dịch vụ.vv... Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm 8,65%, doanh thu thuần tăng mà chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm điều đó cho thấy Công ty đã thực hiện rất tốt việc quản lý khoản chi phí này. Có được kết quả như vậy là do Công ty đã giảm thiểu được tối đa các khoản chi không cần thiết dùng trong QLDN như: chi tiếp khách, chi dịch vụ môi giới, chi quảng cáo.vv... Lợi nhuận sau thuế năm 2001 so với năm 2000 tăng 179,5% điều đó chứng tỏ Công ty đã làm ăn có lãi, giá vốn hàng bán tuy tăng cao chiếm 154,47% nhưng không hề ảnh hưởng đến lợi nhuận mà Công ty đạt được, cho dù đã phải tăng giá thành của các công trình, tuy nhiên nhờ có uy tín với khách hàng và chất lượng rất tốt của công trình nên giá cả tuy có thay đổi nhưng khách hàng vẫn chấp nhận. 3. Tình hình quản lý vốn cố định Năm 2000 tỷ trọng VCĐ là 78,91% tương ứng với số tiền 56158 triệu đồng trong, năm 2001 tỷ trọng giảm xuống là 77,52% tương ứng với số tiền 56134 triệu đồng như vậy là tỷ trọng VCĐ có giảm nhẹ, do trong thời gian qua Nhà nước đang có chủ trương cắt giảm bớt lượng ngân sách rót xuống Công ty, mà khuyến khích Công ty tự mình vận động điều hành và mở rộng hoạt động kinh doanh, trên cơ sở nỗ lực, cố gắng, tự huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp. Tỷ trọng VCĐ năm 2001 so với năm 2000 giảm: 24 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0,04% như vậy là VCĐ tuy giảm xuống nhưng tỷ trọng không đáng kể, không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty, điều đó cho thấy Công ty vẫn duy trì được sự ổn định về VCĐ trong kinh doanh. VCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh bởi vì là một doanh nghiệp Xây dựng nên tỷ trọng VCĐ chiếm tỷ trọng cao như vậy là hợp lý. VCĐ của Công ty chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong 2 năm 2000 và 2001 đều bằng nhau 98,5% Tài sản cố định của Công ty chiếm một phần nhỏ trong tổng VCĐ, TSCĐ của Công ty chủ yếu bao gồm: Trụ sở làm việc, đất đai, các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm một phần nhỏ không đáng kể. 3.1 Về khấu hao TSCĐ và quản lý tiền khấu hao TSCĐ: Để có kế hoạch thu hồi và đảm bảo vốn cho quá trình tái trang bị, đầu tư và đổi mới TSCĐ Công ty đã lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo quyết định 166/ QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999. Công ty quy định tỷ lệ khấu hao dựa vào thời gian sử dụng và năng lực của từng tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao này được áp dụng cho một số TSCĐ sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 3% Máy móc, thiết bị: 15% Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: 12% Thiết bị dụng cụ quản lý: 8% Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao như trên và nguyên giá TSCĐ, Công ty thực hiện trích khấu hao hàng năm theo phương pháp bình quân. Mk = NG ´ T Trong đó: Mk: Là mức khấu hao hàng năm. NG: Là nguyên giá của TSCĐ. T: Là tỷ lệ khấu hao TSCĐ Mk Hàng tháng Công ty tiến hành trích khấu hao theo công thức sau = 12 Bảng 4: Khấu hao TSCĐ năm 2000-2001. Đơn vị tính: Triệu đồng Nhóm TSCĐ Năm Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị PTVT truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý Tổng cộng 2000 Số đầu năm 1798 678 888 89 3453 Số cuối kỳ 1862 686 916 118 3582 2001 Số đầu năm 1862 686 916 118 3582 Số cuối kỳ 1921 613 902 170 3606 Qua bảng khấu hao TSCĐ ta thấy mặc dù đã trích khấu hao TSCĐ hàng năm nhưng vì mức khấu hao quá nhỏ không đủ để tái đầu tư, đổi mới, và cải tiến thiết bị công nghệ (TSCĐ), theo đúng với yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên giá TSCĐ áp dụng tại Công ty được tính bằng công thức: NG=Giá ghi trên hoá đơn + các chi phí kèm theo Giả sử: Công ty mua 1 máy photocopy, giá bán là 6700000 chi phí vận chuyển là 50000, chi phí lắp đặt, vận hành 180000 đ NG = 6.700000 + 50000 + 180000 = 6.930000 Mặc dù mức khấu hao TSCĐ là quá nhỏ nhưng để đáp ứng cho nhu cầu thiết thực của mục đích kinh doanh nên Công ty vẫn cố gắng mua sắm thêm TSCĐ, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất. 3.2 Về mua sắm TSCĐ trong năm 2000 công ty đã mua sắm thêm TSCĐ sau (xem bảng số 5): Bảng 5: Tình hình mua sắm TSCĐ của Công ty năm 2000 Đơn vị tính: Triệu đồng Tên TSCĐ Ngày tháng mua Nguyên giá Máy khoan bê tông T10 24/03/2000 12.6 Máy bơm PPM 710 31/08/2000 7.9 Dàn máy vi tính IBM 19/11/2000 6.5 Tổng cộng 27 Do nguồn vốn để đổi mới TSCĐ còn hạn hẹp và do đặc điểm phải di chuyển theo các công trình xây dựng nên công ty chưa có chủ trương mua sắm nhiều TSCĐ mà tận dụng thêm TSCĐ thuê ngoài để đỡ công vận chuyển. 3.3 Tình hình huy động TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Hệ số huy động năm 2000 là 0,87 và năm 2001 là 0,91 ( xem bảng số 9 ) như vậy là hệ số huy động TSCĐ của Công ty trong năm 2000-2001 đều nhỏ hơn 1 cho thấy Công ty chưa huy động hết TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.4 Về tình hình tăng, giảm TSCĐ Bảng số 6: Tình hình tăng, giảm TSCĐ năm 2000-2001. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số dư đầu kỳ Số tăng trong kỳ Số giảm trong kỳ Số cuối kỳ 2000 4239 27 94 4172 2001 4172 96 187 4081 Như vậy là TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 giảm xuống từ 4172 triệu đồng giảm xuống còn 4081 triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,18% điều này là kết quả của việc trong năm 2001 vừa qua Công ty đã hạn chế bớt việc mua sắm thêm TSCĐ. 3.5 Về sửa chữa lớn TSCĐ: (xem bảng số 7) Định kỳ, Công ty tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. Các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được thể hiện rất rõ theo bảng dưới đây. Bảng số 7: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ năm 2000-2001. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1.Chi phí sửa chữa lớn 194 113 2.Thiệt hại liên quan đến việc ngừng TSCĐ để SCL 87 92 3.Giá trị còn lại của TSCĐ đã được đánh giá lại 301 296 Hệ số sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty được xác định như sau: Pscl + Pn Hscl = Cđt ´ Gct Trong đó: Hscl: hệ số sửa chữa lớn TSCĐ. Pn: giá trị thiệt hại có liên quan đến việc ngừng TSCĐ để sửa chữa lớn. Cđt ´ Gct: Là giá trị còn lại của TSCĐ đã được đánh giá lại theo giá thị trường tại thời điểm SCL. Công ty đã áp dụng công thức này để đánh giá sự chênh lệch của hệ số SCL tài sản cố định tại đơn vị mình. 194 + 87 Năm 2000: Hscl = = 0,93 301 113 + 92 Năm 2001: Hscl = = 0,69 296 Như vậy hệ số SCL -TSCĐ năm 2000 và 2001 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ việc SCL của Công ty là có hiệu quả. 3.6 Để phòng ngừa rủi ro và bảo toàn vốn: Công ty đã trích lập dự phòng tài chính năm 2000, quỹ dự phòng tài chính là: 113,5 triệu đồng, chiếm 0,23% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2001 là 166,5 triệu đồng chiếm 0,16% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Công ty chưa mua bảo hiểm tài sản. 3.7 Về đầu tư tài chính dài hạn ra bên ngoài doanh nghiệp: Về đầu tư tài chính dài hạn ra bên ngoài doanh nghiệp, Công ty đã dành một số vốn khá lớn để đầu tư mua cổ phần, tham gia góp vốn liên doanh bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội. Trong vài năm gần đây Công ty đã bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư tham gia liên doanh (liên doanh Hà Nội-Bắc Kinh, góp vốn liên doanh với Công ty Khách sạn Đông Đô), Công ty đã nghiên cứu rất kỹ về tính hiệu quả của các dự án này, tuy nhiên Công ty cũng nên phân tích và xem xét kỹ về dòng đời của dự án khi tham gia liên doanh, liệu dự án có khả thi hay không và hiệu quả thu hồi vốn đầu tư cũng như khả năng sinh lời từ dự án như thế nào điều này buộc Công ty phải tính toán rất kỹ trước khi bỏ ra một khoản vốn lớn để tham gia liên doanh. 4. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty: (xem bảng số 8) Bảng số 8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2000-2001 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % 1 2 3 (4)=(2)/(1) (5)=360/(4) (6)=(2)/360´(5)-(5) kỳ trước (7)=(3)/(1)´100 (8)=(1)/(2) VLĐ bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Số vòng quay VLĐ Số ngày luân chuyển VLĐ Mức tiết kiệm VLĐ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ 15006 12472 518 0,83 433,7 2293,5 3,45 1,20 16281,5 29449 1509 1,81 198,9 -19215,5 9,26 0,55 1277,5 16977 991 0,98 -234,8 -21509 5,81 0,075 8,5 136,12 191,31 118,07 -54,13 -937,82 168,4 0,062 *Ghi chú: Số ngày luân chuyển VLĐ năm 1999 là 367,5 ngày. 4.1 Hiệu quả sử dụng VLĐ: Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2001 nhanh hơn so với năm 2000 cụ thể: (Số vòng quay VLĐ tăng 0,98 vòng), do đó kỳ luân chuyển VLĐ giảm 234,8 ngày. Mức tiết kiệm VLĐ năm 2001 giảm 19215,5 triệu đồng trong khi năm 2000 công ty phải tăng thêm 2293,5 triệu đồng VLĐ. Mức tiết kiệm VLĐ năm 2001 tốt hơn so với năm 2000. Cuối cùng tỷ suất lợi nhuận VLĐ năm 2001 lớn hơn so với năm 2000 là 5,81%với tỷ lệ tăng là 168,4% cho thấy hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty tăng lên đáng kể 4.2 Hiệu quả sử dụng VCĐ: (xem bảng số 9) Bảng 9: Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty năm 2000-2001 Đơn vị tính : Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % 1 VCĐ bình quân 56158 56134 -24 -0,04 2 DTT 12472 29449 16977 136,12 3 NG TSCĐ bình quân 4205,5 4126,5 -79 -1,88 4 LNTT 518 1509 991 191,31 5 Số tiền KH lũy kế 3517,5 3594 76,5 2,17 6 Giá trị TSCĐ đang dùng 597 486 -111 -18,59 7 Giá trị TSCĐ hiện có 688 532,5 -155,5 -22,6 8=(2)/(1) Hiệu suất sử dụng VCĐ 0,22 0,52 0,3 136,36 9=(2)/(3) Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,96 7,14 4,18 141,21 10=(4)/(1) Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0,009 0,02 0,011 122,2 11=(5)/(3) Hệ số hao mòn TSCĐ 0,84 0,87 0,03 3,57 12=(6)/(7) Hệ số huy động TSCĐ 0,87 0,91 0,04 4,6 Qua bảng trên ta thấy VCĐ của Công ty năm 2001 so với năm 2000 giảm 24 triệu đồng với tỷ lệ giảm là: 0,04%, VCĐ giảm nhưng DTT lại tăng 16977 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 136,12%. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 0,3% với tỷ lệ tăng là: 136,36%. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2001 tăng: 0,011 triệu đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tăng 122,2%, các chỉ tiêu khác như: Hiệu suất sử dụng TSCĐ; Hệ số huy động TSCĐ đều tăng. Điều đó chứng tỏ năm 2001 Công ty sử dụng VCĐ hiệu quả hơn năm 2000. 4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (xem bảng số 10) Bảng 10: Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty năm 2000-2001 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6=(3)/(1) 7=(4)/(1) 8=(4)/(5) 9=(2)/(1) VKD bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân Tỷ suất LN VKD Tỷ suất LN ròng VKD Tỷ suất LN ròng VCSH Vòng quay toàn bộ vốn 71164 12472 518 405 62026 0,007 0,005 0,006 0,18 72415,5 29449 1509 1132 62628 0,021 0,016 0,018 0,41 1251,5 16977 991 727 602 0,014 0,011 0,012 0,23 1,76 136,12 191,31 179,5 0,97 200 220 200 127,7 Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ, để đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thì, chúng ta cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua một số chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh, Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn CSH..vv. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận VKD so với năm 2000 tăng: 0,014 triệu đồng với tỷ lệ tăng: 200%. Tỷ suất lợi nhuận ròng VKD năm 2001 so với 2000 tăng: 0,011 triệu đồng với tỷ lệ tăng 220%. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn CSH năm 2001 so với năm 2000 tăng: 0,012 triệu đồng với tỷ lệ tăng: 200%. Vòng quay toàn bộ vốn cũng tăng tương ứng: 0,23 vòng do DTT tăng lên khả năng sinh lời của VKD tăng lên do doanh nghiệp tiết kiệm chi phí do đó lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lên. Tỷ suất lợi nhuận ròng VKD và tỷ suất lợi nhuận ròng vốn CSH đều tăng điều này cho thấy năm 2001 VKD của Công ty sử dụng có hiệu quả hơn so với năm 2000. Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng dân dụng hà nội I. Những đánh giá về tình hình kinh doanh và quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà nội: 1. Những thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: + Là một doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty có thuận lợi là được Nhà nước cấp vốn kinh doanh thường xuyên. + Thị trường trong lĩnh vực xây dựng là rất lớn, và nhu cầu của khách hàng là không nhỏ, đặc biệt là trong thời gian gần đây thì nhu cầu xây dựng lại đang trở lên cần thiết. + Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung, năng động, với trình độ chuyên môn cao và ham học hỏi. + Công ty đã thiết lập cho mình rất nhiều đối tác, bạn hàng quan trọng do làm ăn, kinh doanh có uy tín bởi vậy đã tạo được lòng tin với khách hàng và củng cố vị thế của Công ty trên thương trường. 1.2 Khó khăn: + Thị trường tuy rộng lớn, nhưng Công ty cũng đang đứng trước những sự cạnh tranh rất quyết liệt của các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. + Cơ chế chính sách của Nhà nước còn chưa thông thoáng cho các doanh nghiệp được tự do hoạt động, vẫn còn rườm rà trong các thủ tục hành chính, lãi suất ngân hàng còn quá cao, chưa hợp lý, do đó đã gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Một số đánh giá về tình hình quản lý vốn kinh doanh tại Công ty: 2.1 Những ưu điểm: Thứ nhất, trong quản lý vốn lưu động: * Về quản lý vốn bằng tiền: + Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền. Các khoản thu, chi đều phải thông sự xét duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. * Về quản lý dự trữ hàng tồn kho: + Công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty nhìn chung là rất tốt, hàng hoá không bị ứ đọng, luôn luôn được lưu thông. + Định kỳ Công ty tiến hành lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Thứ hai, trong quản lý vốn cố định: * Công ty đã bảo toàn được TSCĐ khá tốt, chưa có một TSCĐ nào hư hỏng trước thời hạn, đảm bảo cho TSCĐ có thể phát huy hết tối đa năng suất. * Hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty năm 2000- 2001 là khá tốt * Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là rất phù hợp. Công ty đã huy động hết TSCĐ vào hoạt động kinh doanh, nên đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, về phát triển vốn: Tình hình phát triển vốn hiện nay của Công ty là khá tốt, thời gian gần đây Công ty đã tích cực hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước như đầu tư tài chính dài hạn vào các dự án liên doanh, tham gia đóng góp thành lập công ty cổ phần và các dự án đầu tư tài chính khác ra bên ngoài doanh nghiệp. 2.2 Những tồn tại: Thứ nhất, về huy động vốn: Việc huy động vốn tại Công ty là chưa đạt được như mong muốn bởi vì như đã đề cập ở phần trên, phần lớn nguồn vốn của Công ty là do ngân sách cấp, vốn vay chỉ chiếm một phần nhỏ vì vậy nguồn vốn do ngân sách cấp không đáp ứng được nhu cầu về vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Công ty vẫn còn khá bị động trong công tác huy động vốn để có thể đáp ứng cho nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty vẫn còn dè dặt trong vấn đề vay vốn ngân hàng, cũng như huy động vốn từ những nguồn vốn nhàn rỗi khác trong và ngoài doanh nghiệp bởi vì lãi suất là chưa hợp lý và đồng thời một lý do khác nữa là Công ty chưa tạo lập được một mối quan hệ tốt với các đối tác này. Do khó khăn trong vấn đề huy động vốn nên Công ty đã rất bế tắc trong hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, Bởi vì khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh Công ty phải đầu tư rất nhiều về trang bị và cải thiện đường lối làm việc của cán bộ cũng như đổi mới các thiết bị máy móc hiện đại hơn cho phù hợp với thực tế công việc. Thứ hai, về quản lý VCĐ: + Công ty không mua bảo hiểm TSCĐ để phòng tránh rủi ro. Như vậy là khâu quản lý VCĐ còn chưa hoàn thiện. + Khi đầu tư mua sắm TSCĐ Công ty chưa xây dựng dự án đầu tư, do đó cũng làm giảm hiệu quả đầu tư vào TSCĐ. Thứ ba, về quản lý VLĐ: + Xác định nhu cầu VLĐ: Công ty chỉ căn cứ vào kinh nghiệm để xác định nhu cầu VLĐ mà chưa có phương pháp khoa học. + Quản lý các khoản phải thu: Công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dễ dẫn đến việc mất vốn hoặc làm giảm vốn của Công ty. II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng VKD tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà nội: 1. Các giải pháp quản lý VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ: Thứ nhất, về xác định nhu cầu VLĐ: Công ty nên chú trọng hơn nữa tới việc định mức nhu cầu VLĐ, Khi xác định nhu cầu về VLĐ phải có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại đơn vị ở từng thời kỳ và ở từng khâu. Sau đây là một đề xuất về cách xác định nhu cầu vốn lưu động, để từ đó Công ty có thể phân phối VLĐ cho các khâu của quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhất. Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp sau: Nhu cầu Mức dự Các khoản Các khoản VLĐ = trữ HTK + phải thu KH - phải trả Bước 1:Xác định lượng HTK cần thiết Lượng dự trữ NVL chính được xác định theo công thức sau: Dn = Nd x Fn Trong đó: Dn: Dự trữ NVL chính trong kỳ Nd: Số ngày dự trữ về NVL Fn: Chi phí NVL chính bình quân mỗi ngày trong kỳ Giả sử công ty xây dựng dân dụng Hà nội, theo kế hoạch sản xuất, có mức tổng chi phí NVL chính trong năm 2001 là 9150 triệu đồng, trung bình cứ 15 ngày lại nhập kho NVL chính. Số ngày dự trữ bảo hiểm là 10 ngày. Chi phí NVL chính bình quân mỗi ngày được tính bằng tổng chi phí NVL chính chia cho số ngày trong kỳ ( Một năm bằng 360 ngày ). Từ đó có thể xác định số dự trữ về NVL chính của Công ty trong năm 2001 là 9150 ( 15 + 10 ) x = 635,4 triệu 360 Xác định dự trữ cần thiết đối với các vật tư khác. Giả sử theo kế hoạch, chi phí vật liệu phụ của Công ty trong năm là 804 triệu , số ngày dự trữ trung bình là 10 ngày, chi phí nhiên liệu trong năm là 75 triệu, số ngày dự trữ trung bình là 25 ngày, chi phí CCDC trong năm là 169 triệu, số ngày dự trữ bình quân là 30 ngày. Từ đó ta có thể xác định được nhu cầu dự trữ cần thiết trong năm đối với: 804 Vật liệu phụ: x 10 = 22,3 triệu 360 75 Nhiên liệu: x 25 = 5,2 triệu 360 169 CCDC: x 30 = 14 triệu 360 Tổng cộng: = 41,5 triệu Xác định dự trữ về sản phẩm dở dang, ta có công thức sau: Ds = Pn x Ck Trong đó: Ds: Số dự trữ sản phẩm dở dang. Pn: Chí phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ. Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch có thể được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ ( Một năm bằng 360 ngày ). Giả sử theo tài liệu kỹ thuật của Công ty xây dựng dân dụng Hà nội thì để thi công và hoàn thiện một công trĩnh xây dựng cần 45 ngày, tổng chi phí sản xuất trong năm dự kiến là 11000 triệu đồng. Nhu cầu dự trữ sản phẩm dở dang của mỗi công trình trong năm là: 11000 x 45 = 1375 triệu 360 Xác định số chí phí trả trước, ta có công thức sau: Vp = Pd + Ps - Pp Trong đó: Vp: Nhu cầu vốn về chi phí trả trước trong kỳ. Pd: Số chi phí trả trước ở đầu kỳ Ps: Số chi phí trả trước dự kiến phát sinh. Pp: Số chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm. Ví dụ: Số dư chi phí trả trước của Công ty đầu năm 2001 là 25 triệu, số chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong năm 2001 là 30 triệu, dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong năm là 20 triệu. Nhu cầu vốn về chi phí trả trước trong năm 2001 là: Vp = 25 + 30 - 20 = 35 triệu Bước 2: Xác định các khoản phải thu, ta có công thức sau: Nợ phải thu = thời hạn trung bình x Doanh thu tiêu thụ bình dự kiến trong kỳ cho khách hàng nợ quân một ngày trong kỳ Ví dụ: Công ty dự kiến cho khách hàng nợ trung bình 20 ngày, doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm là 15765 triệu. 15765 Nợ phải thu = 20 x = 875 triệu dự kiến trong năm 360 Bước 3: Xác định nợ phải trả, ta có công thức sau: Nợ phải trả = kỳ trả tiền x Giá trị NVL mua vào bq người cung cấp trung bình một ngày trong kỳ (mua chịu) Giả sử: Công ty dự kiến có thể mua chịu các nhà cung cấp các loại NVL chính, NVL phụ thời gian mua chịu trung bình là 40 ngày. Doanh số mua các loại vật liệu trên dự trữ trong năm là 10027 triệu. 10027 Nợ phải trả người cung cấp 40 x = 1114 triệu được xác định là 360 Bước 4: Xác định nhu cầu VLĐ của Công ty năm 2001. TT Khoản mục Kỳ luân chuyển TB ( ngày ) Số tiền ( triệu ) I 1 2 3 4 5 6 II III IV Hàng tồn kho Vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Công cụ dụng cụ Chi phí trả trước Sản phẩm dở dang Các khoản phải thu Các khoản phải trả Nhu cầu VLĐ (I + II - III) 15 10 25 30 45 20 40 635,4 22,3 5,2 14 35 1375 875 1114 1847,9 Như vậy là chúng ta đã xác định được nhu cầu vốn lưu động của Công ty năm 2001. Việc xác định nhu cầu VLĐ ở đây là tính nhu cầu VLĐ chuẩn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong những điều kiện về mua sắm dự trữ vật tư, NVL và tiêu thụ sản phẩm. Hy vọng Công ty sẽ tham khảo và áp dụng phương pháp này nếu cần thiết cho công việc và thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhất. Thứ hai, về quản lý các khoản phải thu: Để tăng nhanh vòng quay VLĐ, Công ty cần chú trọng quản lý tốt Công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Để quản lý tốt các khoản phải thu thì Công ty phải nắm vững được khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn cao thì có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì Công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng với Công ty. Ngoài việc xem xét khả năng tài chính của khách hàng Công ty cũng nên xem lại khả năng tài chính của mình để quyết định điều kiện tín dụng đối với khách hàng, nếu khách hàng vẫn đủ khả năng trả chậm thì Công ty có thể bán chịu. Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi và đốc thúc việc thu hồi nợ đúng hạn. Sau đây là sổ theo dõi các khoản phải thu của công ty trong năm 2001. Đơn vị: triệu đồng Thời hạn trả Các Khoản PT Đến hạn trả Quá hạn 1 tháng Quá hạn 2 tháng Quá hạn 3 tháng ..... Quá hạn n tháng Tổng cộng Cty Kiến Thiết 1500 1500 Cty Hợp Hoà 250 70 50 370 Cty Hồng Hà 320 100 420 Cơ sở Phú An 110 85 60 120 265 Tổng Cộng 360 390 185 110 1620 2555 * Đối với các khoản nợ đến hạn: Công ty dùng các hình thức đòi nợ như gửi công văn đòi nợ, gọi điện, gửi fax, cử cán bộ trực tiếp đến đòi. * Đối với các khoản nợ quá hạn lâu ngày khó có khả năng thu hồi được vì nhiều nguyên nhân (khách hàng không còn khả năng thanh toán, chủ nợ bị phá sản hoặc trốn tránh), Công ty phải tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng rủi ro và đưa vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. * Đối với các khoản nợ quá hạn Công ty phải có biện pháp để đôn đốc như: gia hạn mới, tính lãi suất bằng với mức lãi suất ngân hàng. Nếu khách hàng cố tình chiếm dụng vốn thì Công ty phải nhờ sự can thiệp của trọng tài kinh tế để giải quyết. Thứ ba, về phân tích hiệu suất sử dụng VLĐ định kỳ: Công ty nên thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo các chỉ tiêu đã trình bày ở phần trên để tìm ra biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn và tăng mức sinh lời trên đồng vốn kinh doanh. 2 Các giải pháp quản lý VCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ: Thứ nhất, Công ty cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý và sử dụng TSCĐ bằng cách mở sổ và thẻ chi tiết TSCĐ. Xem xét nhu cầu đầu tư mới và nâng cấp TSCĐ. Khi đầu tư vào TSCĐ, phải lập dự án đầu tư để lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Sau đây là mẫu thẻ TSCĐ chi tiết mà Công ty nên áp dụng: Thẻ tài sản cố định Số Liệu Chứng Từ Nguyên Giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 Thứ hai, để bảo toàn VCĐ, Công ty nên mua bảo hiểm tài sản để tránh những rủi ro như: thiên tai, hoả hoạn, mất mát... Thứ ba, phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận trong bộ phận doanh nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng TSCĐ, bảo đảm TSCĐ luôn hoạt động tốt trong quá trình kinh doanh. Thứ tư, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thứ năm, Công ty nên tiến hành thanh lý các TSCĐ hư hỏng, không cần dùng đến nhằm thu hồi VCĐ, bổ sung thêm cho nguồn VKD, hoặc để tái đầu tư vào TSCĐ mới. Thứ sáu, Công ty nên tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ mỗi năm một lần để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu suất sử dụng VCĐ. 3 Các giải pháp huy động vốn: Đối với Công ty, vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Thiếu vốn là Công ty mất đi một nguồn lực quan trọng phục vụ cho quá trình kinh doanh. Để có vốn, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp huy động vốn sau đây: Thứ nhất, khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong Công ty để bổ sung cho nguồn vốn lưu động: Công ty nên huy động vốn từ quỹ khen thưởng phúc lợi, từ lợi nhuận chưa phân phối hay như huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty theo hình thức trả lãi. Đây là hình thức huy động vốn khá hữu hiệu, nó không chỉ giải quyết được phần nào về VLĐ, mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên đối với Công ty. Để có thể huy động tốt nguồn tài trợ này, Công ty cũng cần có một mức lãi suất hợp lý, mức lãi suất này có thể bằng hoặc cao hơn mức lãi suất ngân hàng một chút nhưng Công ty có thể huy động với thời hạn dài ngắn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Thứ hai, tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn: Huy động vốn ngắn hạn đáp ứng cho nhu cầu VLĐ của Công ty chỉ là giải pháp ngắn hạn vì chi phí lãi vay thường rất lớn. Vì vậy Công ty có thể tìm các nguồn tài trợ dài hạn bằng các đối tác liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong ngành, hoặc xây dựng dự án có tính khả thi cao để vay vốn dài hạn ngân hàng. Thứ ba, tạo lập và củng cố uy tín: Công ty phải tạo lập cho mình một uy tín trên thị trường bằng triển vọng đi lên của Công ty qua các chỉ tiêu như: nộp NSNN, tăng trưởng doanh thu, thanh toán đầy đủ đúng hạn với các bạn hàng, có như vậy Công ty mới tìm kiếm được nguồn tài trợ dễ dàng hơn. 4 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD: Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, Công ty cần áp dụng một số biện pháp sau: Thứ nhất, đa dạng hoá các nguồn thu: Là doanh nghiệp xây dựng nên chủ yếu là thiết kế và thi công các Công trình nên việc mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác (các chủ đầu tư, các chủ Công trình.), cũng như tham gia cạnh tranh đấu thầu và phát huy hết năng lực nhằm chiến thắng trong các cuộc thầu để giành được quyền xây dựng và thi công các Công trình, dự án bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của Công ty, Công ty cũng cần thu thập mọi thông tin về thị trường để từ đó đề ra được các kế hoạch nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường cho ngành nghề mà mình đang kinh doanh. Thứ hai, để mở rộng thị trường Công ty nên có một số biện pháp Marketing như: quảng cáo trên báo, các tạp chí công nghiệp, tham gia các hội trợ triển lãm, mở hội nghị với khách hàng nhằm giới thiệu và thu hút thêm khách hàng góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên Vấn đề then chốt để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là hoạt động kinh doanh của Công ty phải thực sự tốt. Muốn vậy Công ty phải tự đánh giá được khả năng cạnh tranh cũng như nguồn lực tài chính của mình, phải biết cách huy động tối đa khả năng của cán bộ công nhân viên và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với Công ty nhằm đưa Công ty ngày càng trở lên phát triển hơn. Thứ năm, phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ: để kiểm soát phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc sử dụng VKD, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp. Phụ lục I Bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng dân dụng hà nội năm 2000-2001 Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số đầu năm Số cuối kỳ Số đầu năm Số cuối kỳ A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 17804 12208 11602 20962 I. Tiền 1. Vốn bằng tiền 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Các khoản phải thu khác 5. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu vật liệu tồn kho 3. Công cụ dụng cụ trong kho 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5. Thành phẩm 6. Hàng hoá 7. Hàng gửi đi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Các khoản thế chấp, ký quĩ ngắn hạn B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình + Nguyên giá tài sản cố định + Giá trị hao mòn luỹ kế 2. Tài sản cố định thuê tài chính II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký quĩ, ký cược dài hạn 828 23 805 14648 11761 2649 238 2483 915 97 1471 451 161 290 56232 786 786 4239 (3453) 55295 55295 151 2660 23 2637 7466 7291 159 16 1320 912 82 326 156 139 17 56084 590 590 4172 (3582) 55296 55296 198 2660 23 2637 7466 7291 159 16 1320 912 82 326 156 139 17 56084 590 590 4172 (3582) 55296 55296 198 6478 63 6415 10278 9483 795 2617 409 81 2127 1588 185 1403 56184 475 475 4081 3606 55295 55296 412 Tổng cộng tài sản 74036 68292 68292 76538 Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6. Phải trả công nhân viên 7. Các khoản phải trả phải nộp khác II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III. Nợ khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ sử lý 3. Nhận ký quĩ, ký cược dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn-quĩ 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Chênh lệch tỷ giá 4. Quĩ phát triển kinh doanh 5. Quĩ dự trữ 6. Lãi chưa phân phối 7. Quĩ khen thưởng phúc lợi 8. Nguồn vốn đầu tư XDCB 9. Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm 12017 12017 3810 5786 755 83 587 996 62019 62019 60374 3 302 112 402 -47 817 55 6259 6259 833 3875 1298 -500 540 213 62033 62033 60374 4 485 115 81 917 57 6259 6259 833 3875 1298 -500 540 213 62033 62033 60374 4 485 115 81 917 57 13316 13316 2201 5152 3492 361 649 2183 63223 63223 61317 4 1002 218 21 552 109 Tổng cộng nguồn vốn 74036 68292 68292 76539 Kết luận Khi tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì vốn bao giờ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để có được vốn đã khó nhưng việc bảo toàn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lại là một vấn đề phức tạp hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà nội, em nhận thấy công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số khâu chưa hoàn thiện, nếu Công ty đưa ra được các phương án nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý vốn, thì tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh sẽ trở lên có hiệu quả hơn. Qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý vốn tại Công ty, kết hợp với những kiến thức đã được học, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với mong muốn Công ty lưu ý và tham khảo những ý kiến này và tìm ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại đơn vị mình. Với một đề tài rất rộng, dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện bản luận văn này em khó tránh khỏi những điều thiếu sót Vậy em kính mong sự thông cảm cũng như mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các cô chú lãnh đạo trong Công ty để đề tài luận văn của em được đầy đủ hơn và có giá trị với thực tiễn. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp, hết sức tận tình của cô giáo Đỗ Thị Phương và các thầy cô giáo trong khoa kế toán, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo phòng kế toán Công ty Xây dựng dân dụng Hà nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em hoàn thành bản luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2002 Sinh viên thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0051.doc
Tài liệu liên quan