Đề tài Xác định và phân tích những chi phí trực tiếp mà bệnh nhân và gia đình phải gánh chịu do mắc lỵ Shigella

1. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và gia đình họ trong điều trị lỵdo Shigella. 1.1 Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân và gia đình họ trước, trong và sau khi tới các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu. Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân thấp hơn so với chi phí trực tiếp trung bình tại các cơ sở y tế và chi phí trực tiếp trung bình ssau khi ra viện. Chi phí trực tiếp cho điều trị chiếm phần lớn chi phí còn chi phí không cho điều trị chiếm rất ít. 1.2 Chi phí trực tiếp trung bình của người bệnh điều trị trong các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu là cao nhất. Chi phí trực tiếp cho điều trị cũng lớn hơn chi phí trực tiếp không cho điều trị nhưng sự chênh lệch lệch này không lớn bằng sự chênh lệch chi phí trước khi đến các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu. 1.3 Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện chi phí trực tiếp không cho điều trị cung chiếm phần lớn chi phí trực tiếp của bệnh nhân. 2. Chi phí trực tiếp trung bình, chi phí trực tiếp cho điều trị và chi phí trực tiếp không cho điều trị cho bệnh nhân mắc lỵ do Shigella. Chi phí trực tiếp trung bình cho một bệnh nhân điều trị lỵ khá cao nó chiếm hơn 50 % chi phí y tế cho hộ gia đình trong một năm. Trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị cao hơn chi phí trực tiếp không cho điều trị. 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu sẽ cung cấp một ước tính chi phí trực tiếp về phía người bệnh mắc một loại bệnh từ lúc khởi phát đến khi kết thúc mà chi phí này có thể tránh được như một phần tiết kiệm cho đất nước. Phần tiết kiệm này là kết quả của việc đưa một vacxin vào chương trình phòng bệnh quốc gia. Cung cấp thêm thông tin về tìm kiếm DVTYcủa người dân trong điều trị lỵ do Shigella. Kết quả đạt được trong nghiên cứu này kết hợp với nghiên cứu chi phí tại bệnh viện và nghiên cứu về chi phí gián tiếp sẽ tạo cơ sở cho việc quyết định sử dụng hay không sử dụng vacxin phòng lỵ. Tạo một phần cơ sở số liệu cho nghiên cứu về chi phí hiệu quả của việc sử dụng vacxin.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định và phân tích những chi phí trực tiếp mà bệnh nhân và gia đình phải gánh chịu do mắc lỵ Shigella, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 1 đặt vấn đề Cho đến nay tiêu chảy là một vấn đề sức khoẻ mang tính xã hội đặc biệt với trẻ nhỏ và là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó lỵ do Shigella là một trong những nguyên nhân quan trọng và có thể đưa tới các đại dịch. Số người nhiễm khuẩn Shigella ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra ước tính gánh nặng bệnh lỵ nhưng những số liệu này chưa đầy đủ vì trên thực tế nhiều người không khám bệnh. Số tử vong đặc biệt là ở các nước nghèo đói cao hơn con số ở các bệnh viện. Như vậy lỵ do Shigella vẫn là một vấn đề y tế công cộng chủ yếu. Số bệnh nhân mắc bệnh, số người khám và điều trị tại các cơ sở y tế lớn, ảnh hưởng đến khoản chi tiêu ngân sách vốn đã hạn hẹp cho y tế. Các vấn đề nêu trên cùng với sự xuất hiện của các chủng Shegalla kháng đa kháng sinh ngày càng tăng cho thấy nhu cầu phải có một loại vacxin có hiệu quả để phòng bệnh lỵ. Để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho việc phát triển thử nghiệm vacxin phòng Shigella với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện vacxin quốc tế, nghiên cứu đa quốc gia về gánh nặng bệnh lỵ do Shigella đã được triển khai tại các nước nghèo đói. ở Việt Nam các số liệu về tỉ lệ hiện mắc mới mắc của lỵ do Shigella đều xuất phát từ các báo cáo năm của các cơ sở y tế. Tỷ lệ hiện mắc các năm theo báo cáo khu vực địa lý chưa được biết đến. Cũng như ở các nước phát triển ở Việt Nam hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng tăng, đã có ảnh hưởng ít nhiều đến điều trị lỵ. Từ năm 2001 Viện dịch tễ trung ương với sự hỗ trợ của Viện vacxin quốc tế đã và đang triển khai nghiên cứu dịch tễ học về gánh nặng của bệnh lỵ do Shigella trong cộng đồng tại Nha Trang, Khánh Hoà. Tuy vậy gánh nặng kinh tế do lỵ chưa được biết đến. Những số liệu về gánh nặng kinh tế và bệnh tật của bệnh sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho các nhà chính sách trong việc quyết định có hay không sử dụng vacxin. Và là một phần trong nghiên cứu về gánh nặng của bệnh lỵ, nghiên cứu sẽ cung cấp một ước tính chi phí mà bệnh nhân và gia đình họ phải gánh chịu trong quá trình điều trị bệnh nhân. Hay nói một cách khác nghiên cứu cung cấp một ước tính về chi phí mà người dân có thể tránh được do điều trị lỵ. Mục tiêu chung: Xác định và phân tích những chi phí trực tiếp mà bệnh nhân và gia đình phải gánh chịu do mắc lỵ Shigella Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định và phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị mà bệnh nhân và gia đình họ phải gánh chịu do mắc lỵ Shigella. 2. Xác định và phân tích chi phí trực tiếp không cho điều trị mà bệnh nhân và gia đình phải gánh chịu do mắc lỵ Shigella. Kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần cho những nghiên cứu sau này về phân tích chi phí hiệu quả và chi phí lợi ích và cung cấp cho các nhà chính sách trong việc sử dụng vacxin phòng lỵ do Shigella. Chương 2 Tổng quan 1. Một số đặc điểm cơ bản về lỵ do nhiễm Shigella Lỵ trực trùng là loại bệnh nhiễm khuẩn do một nhóm trực khuẩn tên là Shigella. Các trường hợp tiêu chảy do Shigella thường có sốt, đi ngoài ra máu mũi và đau quặn bụng. Bệnh nhân thường được điều trị khỏi sau 5 đến 7 ngày hoặc có thể phải nằm viện nếu trường hợp nặng. Bên cạnh những người bệnh lành mang vi khuẩn và những người này sẽ truyền bệnh sang người khác. Shigella là một loại vi khuẩn gây tiêu chảy ở người mà có thể truyền từ người nọ sang người kia. Shigella đã được các nhà khoa học Nhật Bản khám phá ra cách đây hơn 100 năm. Shigella là loại trực khuẩn Gram âm không lên men đường lactoza. Có bốn chủng loại Shigella khác nhau: Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Shigella boydii, Shigella sonnei, được phân chia làm bốn nhóm A, B, C, D; Shigella sonnei chiếm trên 2/3 chủng Shigella được phát hiện ra ở Mỹ. Shigella flexneri là chủng chiếm ưu thế trội trong các khu vực có dịch, chiếm khoảng 50% số trường hợp cấy phân dương tính. Đây là chủng loại gây nhiễm theo đường miệng cao nhất [32]. Trong các chủng Shigella nêu trên, Shigella dysenteriae type 1 được phát hiện ở các nước đang phát triển và nó thường là nguyên nhân gây nên những đại dịch chết người ở những nước này. 2. Biểu hiện lâm sàng của lỵ trực trùng Trường hợp lỵ điển hình thường tiến triển qua một số giai đoạn sau: thời kỳ ủ bệnh là từ 1 đến 4 ngày cũng có thể 8 ngày đối với S.dysenteriae. Triệu chứng ban đầu của trường hợp lỵ điển hình kèm theo có thể có nhiễm trùng nhẹ. Sau đó bệnh có thể trở nên nặng trong vòng vài giờ hoặc một ngày với các triệu trứng đau bụng quặn dưới, mót rặn và đi ngoài ra phân có máu mũi. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng có thể đi tới 20 lần trong 1 ngày[20]. ở những người khoẻ mạnh, lỵ thường được điều trị dứt điểm sau 5-7 ngày mà không để lại hậu quả gì. Trường hợp cấp tính, đe doạ đến tính mạng thường gặp ở trẻ bị rối loạn dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Khác với các thể bệnh tiêu chảy do nguyên nhân khác, bệnh nhân tiêu chảy do Shigella thường có biểu hiện đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài ra máu mũi và sốt. Tuỳ thể trạng người bệnh mà bệnh có thể nặng hay nhẹ. Tiêu chảy kéo dài và rối loạn dinh dưỡng là những hậu quả lâu dài và thường gặp nhất. 3. Chẩn đoán nhiễm trùng Shigella Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên các bệnh tiêu chảy và đi ngoài ra máu mũi, nhưng việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn nào gây lên bệnh đó. Việc xác định liệu Shigella có phải là nguyên nhân gây tiêu chảy hay không phụ thuộc vào xét nghiệm cấy phân. Khi lấy bệnh phẩm tốt nhất là lấy máu ở chỗ phân nhầy máu mũi. Nếu không lấy được phân có thể dùng tăm bông lấy máu ở trực tràng làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nhân bị chuẩn đoán là nhiễm Shigella(+). Khi kết quả xét nghiệm Shigella dương tính để có thể điều trị lỵ một cách đặc hiệu cần làm thêm kháng sinh đồ. 4. Dịch tễ học của lỵ trực trùng : Nguồn bệnh và mô hình truyền bệnh : Cơ thể con người là vật chủ tự nhiên cho Shigella.Trên toàn thế giới tỉ lệ mới mắc lỵ trực trùng cao nhất ở trẻ từ 1 đến 4 tuổi nhưng trong đại dịch do S.dysenteriathif tất cả các lứa tuổi đều bị nhiễm. Phương thức ưu thế của quá trình truyền bệnh là theo đường phân miệng. Những người có triệu chứng tiêu chảy chính là nguyên nhân truyền bệnh ban đầu, hiếm khi thức ăn ô nhiễm có thể truyền bệnh bởi vì vi khuẩn dễ bị chết trong môi trường bình thường. Trong điều kiện quản lí phân kém, ruồi có thể đóng vai trò là vật thể truyền bệnh[15]. Gánh nặng của bệnh lỵ: Các vụ dịch lỵ đã cho thấy những thảm hoạ của nhiễm khuẩn Shigella, trong các vụ dịch, Shigella thường chiếm 10% tổng số đợt mắc tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển và chiếm 75% trong số tử vong do tiêu chảy[9,11]. Riêng ở Bangladesh, 75 000 trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong do bị nhiễm Shigella trong năm có dịch và 35 000 trẻ ở lứa tuổi trên bị tử vong do nhiễm Shigella ở những năm không có dịch. Trong những năm gần đây, các vụ dịch lớn thường có khuynh hướng kháng nhiều loại kháng sinh khiến cho bệnh trở nên trầm trọng và số người tử vong cao ở mọi lứa tuổi [25]. Có sự khác nhau về sự kháng sinh của Shigella giữa các nước. Tình trạng kháng nhiều loại kháng sinh của Shigella ở Việt Nam cũng rất cao. 80% số được xét nghiệm kháng nhiều loại thuốc kháng sinh, ví dụ như ampiciline, chloraphenicol, oxytetrecycline. Nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhóm trẻ nhỏ và người già. Tuy vậy những số liệu sẵn có chỉ cho phép ước tính số ca tử vong trong giai đoạn cấp tính hoặc bán cấp tính của lỵ. Tử vong do hậu quả lâu dài của tiêu chảy, do mất protein và do rối loại dinh dưỡng mãn tính thì vẫn chưa đo lường được. Như vậy Shigella không chỉ là một vấn đề sức khoẻ cho các nước đang phát triển mà mức độ nhiễm khuẩn ngày càng tăng ở các nước công nghiệp hoá do sự gia tăng của các chủng Shigella kháng các loại kháng sinh. Nhu cầu về vacxin phòng chống lỵ do Shigella là một điều hiển nhiên trong tình trạng báo động khẩn cấp về hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng nhiều. Cũng như các nước trên thế giới, tại Việt Nam các số liệu liên quan đến sự hiện diện của lỵ do Shigella như số mới mắc và số hiện mắc đều xuất phát từ các báo cáo năm của cơ sở y tế. Theo số liệu thống kê y tế quốc gia năm 2000, tỷ lệ mắc Shigella là 59,57/100000. Như vậy số mắc bệnh trên thực tế cũng sẽ nhiều hơn vì nhiều trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân thường tự điều trị mà không tới các cơ sở y tế. 5. Chi phí cho bệnh nhân và người nhà trong điều trị lỵ Để đo lường gánh nặng kinh tế, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích chi phí với mục đích xác định rõ những khoản mục định giá các khoản mục, từ đó tính tổng chi phí cho một vấn đề sức khoẻ cụ thể, và từ đó xác định được gánh nặng bệnh tật. Phương pháp đo lường chi phí dựa trên số mới mắc chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh cấp tính và thời gian theo dõi không quá dài. Đối với bệnh mãn tính khó có thể xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của bệnh, do vậy tất cả những nghiên cứu đều tính chi phí trên cơ sở hiện mắc. Đánh giá gánh nặng kinh tế bệnh tật có thể dựa theo quan điểm khác nhau. Quan điểm trong phân tích chi phí sẽ ảnh hưởng tới thiết kế, phân tích và phiên giải kết quả nghiên cứu. Các quan điểm sử dụng trong phân tích chi phí là quan điểm xã hội quan điểm phía người bệnh hay quan điểm người người cung cấp dịch vụ y tế. Nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào phía quan điểm người bệnh. Chi phí nảy sinh do mắc bệnh có thể được phân thành những loại sau: * Chi phí trực tiếp Là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong trực tiếp giả quyết bệnh tật. Chi phí này được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp cho điều trị : là những chi phí liên hệ trực tiếp tới việc chăm sóc sức khoẻ như chi phí phòng bệnh, cho điều trị, cho chăm sóc và cho phục hồi chức năng ... Chi phí trực tiếp không cho điều trị : là những chi phí không liên quan tới khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám và điều trị như chi phí đi lại, ở trọ ... * Chi phí gián tiếp Là những chi phí trực tiếp không chi trả. Chủ yếu là khả năng sản xuất mất đi do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình, xã hội và ông chủ của họ phải gánh chịu. Những chi phí này là giá trị của việc mất đi khả năng sản xuất do nghỉ việc, do mất khả năng vận động và do chết sớm có liên quan đến bệnh và điều trị bệnh * Chi phí không rõ ràng Thông thường là các chi phí do đau đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời gian nghỉ ngơi. Những chi phí này thường ít được xem xét đến trong đánh giá kinh tế gánh nặng của bệnh tật bởi vì nó mang tính chủ quan cao và nó phụ thuộc rất nhiều vào văn hoá. Do vậy khó có thể định các chi phí này sang tiền tệ . Nhìn chung phân tích chi phí do bệnh tật liên quan đến việc xác định giá trị của nguồn lực được sử dụng trực tiếp cho điều trị bệnh và điều đó có nghĩa là xác định các chi phí có thể tránh được nếu không bị mắc bệnh. Nếu không tính đến chi phí không rõ ràng như đau đớn, lo sợ, do không định được giá trị tiền tệ cho các chi phí này, các chi phí nảy sinh do bị bệnh có thể được xác định theo sơ đồ sau đây [4]: trực tiếp / gián tiếp Trực tiếp gián tiếp Cho điềutrị Không cho điều trị Do mắc bệnh Do tử vong - Nằm viện - Ăn uống - Nghỉ việc - Thuốc - Đi lại - Giảm khả năng thu nhập - Lệ phí KC bệnh - Khác - Chăm sóc gia đình - Chụp X quang - Phục hồi chức năng Đánh giá kinh tế gánh nặng của bất kì một bệnh nào đều có được thực hiện dựa trên những quan điểm khác nhau, quan điểm của người bệnh hay còn gọi người sử dụng dịch vụ và quan điểm của người cung cấp dịch vụ, bệnh viện hoặc các chương trình y tế. Mục đích của đánh giá kinh tế là xem xét tất cả các loại chi phí nảy sinh cho cá nhân và xã hội do bị mắc bệnh. Những chi phí được xem xét đến dựa trên quan điểm của người bệnh được gọi là chi phí cá nhân hay những chi phí do người bệnh phải gánh chịu. Những chi phí này gồm những chi tiêu từ túi người bệnh và gia đình họ cho điều trị bệnh. Những chi phí do người bệnh phải gánh chịu gồm: những chi phí trực tiếp và những chi phí gián tiếp. Mỗi loại chi phí trên lại được phân chia thành chi phí cho điều trị và chi phí không cho điều trị, chi trả cho khám chữa bệnh, chi phí cho đi lại, chi phí do mất khả năng sản xuất và các chi phí khác nữa. Tóm lại dự phòng lỵ do Shigella vẫn là một trong những vấn đề cần được ưu tiên nhất là các nước đang phát triển. Để giúp cho các nhà chính sách quyết định sử dụng hay không sử dụng vác xin phòng lỵ, những nghiên cứu nghiêm túc về gánh nặng thực sự của lỵ sẽ là cơ sở cho những đánh giá về chi phí hiệu quả của vac xin. chương 3 đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được triển khai tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cùng với nghiên cứu dịch tễ học về: “đánh giá gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng của bệnh lỵ và tử vong do lỵ”. Nha Trang là Thành phố của tỉnh Khánh Hòa với tổng dân số là 211.253. Thời tiết ở đây gồm có hai mùa, mùa mưa và mùa vào cuối mùa khô ở đây thường bị thiếu nước. 37%dân số của Khánh Hòa sống ở Nha Trang, số dân còn lại sống ở vùng nông thôn. Thu nhập hàng năm ước tính khoảng $300 trên một đầu người trên một năm, tỉ lệ mù chữ rất thấp (khoảng 3% người lớn mù chữ). Số các gia đình sử dụng nhà vệ sinh chỉ chiếm khoảng 50% tổng số các hộ gia đình. Tại vùng nông thôn, dưới 20%hộ gia đình thường xuyên sử dụng nước sạch cho ăn uống. Các cơ sơ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân trong hệ thống giám sát lỵ toàn diện gồm một bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 20 trạm y tế xã phường. Thêm vào nữa là viện Pasteur Nha Trang là trung tâm xét nghiệm nhận bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn cho giám sát và cho chẩn đoán nguyên nhân của Khánh Hoà và các tỉnh lân cận. Đây là địa điểm nghiên cứu được chọn lựa có chủ đích. Từ năm 2001 trở về trước, Nha Trang là thực địa thử nghiệm vacxin phòng tả theo đường uống do tổ chức y tế thế giới tài trợ. Chương trình thử nghiệm vacxin phòng tả theo đường uống kêt thúc vào năm 2001, các cơ sở hạ tầng thực địa tiếp tục được sử dụng để triển khai chương trình giám sát dịch tễ học về: “Đánh giá gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng của bệnh lỵ trực trùng”. 2. Đối tượng Tất cả các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu là những người được đáp ứng được những tiêu chí sau: * Là người dân ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ cư trú tại các xã phường trong hệ thống giám sát lỵ tại Thành Phố Nha Trang - Khánh Hoà. * Bị tiêu chảy hay đi ngoài ra máu mũi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trực thuộc hệ thống giám sát * Được xét nghiệm phân và kết quả xét nghiệm bị Shigella dương tính * Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu Đây là một nghiên cứu dọc, sử dụng phương pháp phân tích mô tả trên hàng loạt các ca bệnh, theo dõi một năm . Đơn vị nghiên cứu là bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Shigella dương tính. 3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tất cả các bệnh nhân đến các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu. 3.3. Phương pháp thu thập và công cụ thu thập Phương pháp thu thập: sử dụng bộ câu hỏi để thu thập số liệu về chi phí trực tiếp của bệnh nhân và gia đình họ trong điều trị lỵ 4. Phương pháp tính chi phí Chi phí do bệnh nhân gánh chịu là tiền trả cho điều tri bệnh, cho đi tới bệnh viện, cho ăn uống và cho thu nhập mất đi do phải nằm viện và chi phí cho những người đi cùng . Những chi phí này sẽ được phân chia thành chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị; chi phí trực tiếp và gián tiếp không cho diều trị. Trong quá trình từ lúc mắc bệnh cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh, các chi phí sẽ gồm có chi phí trước khi vào viện, chi phí trong khi khám hoặc làm viện và chi phí sau khi ra viện . Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu Chi phí trực tiếp cho điều trị Mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị bệnh, chi phí trực tiếp cho điều tri do bệnh nhân gánh chịu gồm : - Chi cho khám bệnh x giá một lần khám - Chi cho ngày giường x số ngày nằm viện - Chi cho thuốc : số tiền trả cho thuốc trong thời gian bệnh nhân điều trị - Chi cho các xét nghiệm : tổng số tiền phải trả cho các xét nghiệm trong mỗi đợt điều trị Chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + chi cho nằm viện + chi cho thuốc + chi cho xét nghiệm . Chi phí trực tiếp không cho điều trị : Cũng như chi phí trực tiếp cho điều trị, chi phí trực tiếp không cho điều trị bao gồm : - Chi phí cho đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà - Chi cho ăn uống - Chi khác Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = chi đi lại + chi ăn uống + chi khác 5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. Số liệu được nhập bằng phần mềm Foxpro. Phân tích số liệu bằng Stata. 6. Phương pháp khống chế sai số * Thu thập số liệu cẩn thận và kỹ lưỡng. * Tăng cường kiểm tra trong quá trình thu thập số liệu. 7. Đạo đức nghiên cứu - Các thông tin sẽ được giữ bí mật - Kết quả đạt được sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu khác và được chia sẻ với các đồng nghiệp có quan tâm. Chương 4 Kết quả nghiên cứu Tỉ lệ mắc theo giới và tuổi Bảng 1: Những thông tin về bệnh nhân theo giới Giới Số lượng Tỷ lệ Nam 81 42,4 Nữ 110 57,6 Tổng 191 100 Nhận xét: Kết quả từ bảng 1 cho thấy có 191 mắc lỵ do Shigella trong thời gian tư tháng 8 – 2002 đến tháng 8 – 2003. Trong đó bệnh nhân trong đó nam chiếm 42,4%(81 bệnh nhân) và nữ chiếm 57,6%(94 bệnh nhân) Bảng 2: Những thông tin về bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % 0 - 5 tuổi 75 39,26 6- 18 tuổi 32 16,75 >18 tuổi 84 43,99 Tổng 191 100 Nhận xét: Kết quả từ Bảng 2 cho ta thấy có tbảng tổng số 191 bệnh nhân mắc lỵ do Shigella thì nhóm tuổi 0 –5 tuổi chiếm 39,26%(75 bệnh nhân) nhóm tuổi từ 6 – 18 chiếm 16,75(32 bệnh nhân) và nhóm tuổi > 18 tuổi chiếm 43,9%(84 bệnh nhân). Bảng 3: Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ y tế của bệnh nhân trước khi đến phòng khám thuộc chương trình Nhóm tuổi Loại DVYT 0-5 tuổi 5- 18 tuổi >18tuổi Tổng SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL (%) Tại các cơ sở y tế khác nhau 18 24,00 2 6,30 8 9,50 28 14,66 Tại quầy thuốc tân dược 19 25,30 14 43,80 29 34,50 62 32,46 Các cách điều trị khác 0 0,00 0 0,00 1 1,20 1 0,52 Tự điều trị 0 0,00 2 6,3 1 1,20 3 1,57 Đến ngay các cơ sở y tế trong phạm vi nghiên cứu 38 50,67 14 43,75 45 53,57 97 50,78 Tổng 75 100,00 32 100,00 84 100,00 191 100,00 Nhận xét: Bảng 3 cho ta thấy: - Số bệnh nhân đến thẳng các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất 50,78%, số bệnh nhân các cơ sở y tế khác nhau chiếm 14,66%. Số bệnh nhân đến quầy thuốc tân dược chiếm 32,46% Số bệnh nhân tự điều trị chiếm 1,57%. Số bệnh nhân sử dụng các biện pháp điều trị khác chiếm 0,52%. Chi phí trực tiếp của bệnh nhân và người nhà trước khi đến cơ sở y tế thuộc chương trình Bảng 4: Chi phí trực tiếp trung bình cho điều trị Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại DVYT 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Tại các cơ sở y tế 17 32,0 26,3 2 37,5 10,6 8 42,5 40,9 Tại quầy thuốc tân dược 19 9,3 6,9 14 8.1 6,3 27 11,2 10,9 Các cách điều trị khác 0 0 1 1 0 Tự điều trị 0 2 0 0 0 Tổng 32 20,5 20,2 15 12,5 13,1 31 21,0 30,4 Nhận xét: Bảng 4 chúng ta thấy chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân trước khi vào điều trị tại các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu là : Nhóm tuổi 0 –5 tuổi chi phí là 20.500 đồng. Nhóm 6 – 18 tuổi là 20.200đồng. Nhóm >18 tuổi là 21.000 đồng. Bảng 5: Chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại DVYT 0 – 5 tuổi 6 – 18 tuổi > 18 tuổi N X SD N X SD N X SD Tại các cơ sở y tế 17 2,6 1,9 2 2,5 0,7 7 3,1 2,6 Tại quầy thuốc tân dược 16 0,5 0,8 12 0,8 0,3 26 2,5 2,1 Các cách điều trị khác 0 0 0 Tự điều trị 0 0 0 Tổng 32 1,6 1,8 13 0,5 0,9 11 2,7 1,9 Nhận xét: Bảng 5 cho ta thấy chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị của bệnh nhân và người nhà trước khi đến các cơ sở thuộc nghiên cứu là khá thấp. Nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 1.600 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 là 900 đồng, nhóm tuổi >18 là 2.700 đồng. Bảng 6: Chi phí trực tiếp trung bình trước khi đến các cơ sở y tế thuộc chương trình Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại chi phí 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Chi trực tiếp cho điều trị 32 20,5 20,2 15 12,5 13,1 31 21,0 30,4 Chi trực tiếp không cho điều trị 32 1,6 1,8 13 0,5 0,9 11 2,7 1,9 Tổng 34 20,8 22,6 15 12,9 13,9 32 22,2 31,1 Nhận xét: Bảng 6 này cho thấy tổng chi phí trực tiếp trung bình của nhóm tuổi từ 0 – 5 tuổi là 20 800 đồng, nhóm tuổi từ 6 – 18 là 12 900 đồng và của nhóm > 18 tuổi là 22 200 đồng. Chi phí trực tiếp trong các cơ sở y tế thuộc chương trình Bảng 7: Chi phí trực tiếp trung bình cho người bệnh trong các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu Nhóm tuổi Loại chi phí 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Chi phí trực tiếp cho điều trị Cho cho thuốc Chi cho xét nghiệm Chi cho viện phí Chi khác Chung 32 29,2 20,0 8 71,2 66,1 31 62,6 84,9 Chi phí trực tiếp không cho điều trị Chi cho ăn uống 19 66,6 166,0 5 28 21,7 58 20,4 17,2 Chi cho đi lại 64 6,0 7,5 23 5.5 6,9 69 4,7 5,6 Chi cho ở trọ 1 26,0 0 0 0 Chi khác 0 0 0 Chung 71 26,2 94,3 23 11,6 19,1 72 17,3 26,0 Tổng chung 64 32,2 95,1 23 36,0 24,5 73 43,7 68,1 Nhận xét: Bảng 7 cho chúng ta thấy tổng chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân và người nhà trong điều trị lỵ do Shigella trước khi tới các cơ sở y tế công của Nha Trang Khánh Hoà. Nhóm tuổi 0 – 5 là 32 200 đồng, nhóm 6 – 18 tuổi là 36.600 đồng, nhóm tuổi > 18 tuổi là 43 700 đồng. Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện Bảng 8: Chi phí trực tiếp cho điều trị của bệnh nhân và người nhà sau khi ra viện Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại DVYT 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Tại các cơ sở y tế 10 74,5 78,0 1 7,0 0,0 8 88,9 50,9 Tại quầy thuốc tân dược 12 19,3 15,1 0 8 29,0 28,5 Tại phòng khám thuộc chương trình 6 67,8 74,7 1 6,0 0.0 0 Các cách điều trị khác 0 0 0 Tự điều trị 0 0 0 Tổng 25 55,3 89,8 2 6,5 0,5 16 62,9 52,1 Nhận xét: Bảng 8 cho chúng ta thấy tại các cơ sở y tế công thuộc Nha Trang Khánh Hoà chi phí trực tiếp cho điều trị sau khi ra viện đối với nhóm tuổi 0 –5 là 55300 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 là 6.500 đồng, nhóm tuổi >18tuổi là 62900đồng. Bảng 9: Chi phí trực tiếp không cho điều trị của người nhà và bệnh nhân sau khi ra viện Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại DVYT 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Tại các cơ sở y tế 64 6,6 8,0 23 5,9 8,6 4 4,3 0,9 Tại quầy thuốc tân dược 6 2,5 1,8 0 2 3,5 0,7 Tại phòng khám thuộc chương trình 6 23,3 47,3 0 1 2,0 0 Các cách điều trị khác 0 0 0 Tự điều trị 0 0 0 Tổng 64 9,0 16,3 23 5,9 8,6 7 4,07 0,86 Nhận xét: Bảng 9 cho chúng ta thấy chi phí trực tiếp không cho điều trị của các bệnh nhân mắc lỵ do Shigella và gia đình họ sau khi ra viện tại Nha Trang Khánh Hoà đối với nhóm tuổi 0 –5 tuổi là 9000đồng, nhóm tuổi từ 6 – 18 là 59.00 đồng nhóm tuổi > 18 là 4.070 đồng. Bảng 10: Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại chi phí 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi N X SD N X SD N X SD Chi trực tiếp cho điều trị 25 55,3 89,8 2 6,5 0,5 16 62,9 52,1 Chi trực tiếp không cho điều trị 64 9,0 16,3 23 5,9 8,6 7 4,07 0,86 Tổng 66 29,7 66,1 23 6,4 23,6 16 65,6 53,4 Nhận xét: Bảng 10 cho chúng ta thấy tổng chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện: Nhóm > 18 tuổi chi phí trực tiếp trung bình là 65.600 đồng, nhóm tuổi 0 – 5 chi phí là 29 700 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 tuổi 66.100 đồng. Chi phí trực tiếp trung bình cho bệnh nhân và gia đình trong điều trị lỵ Bảng 11 : Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân mắc lỵ do Shigella Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại chi phí 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi Trung bình chung N X SD N X SD N X SD X Chi trực tiếp cho điều trị 59 50,3 64,4 19 46,2 50,6 53 66,7 81,1 56,3 Chi trực tiếp không cho điều trị 64 35,2 96,4 23 30,6 23,6 74 15,2 28,4 25,4 Tổng 70 74,5 114,5 27 58,6 66,7 80 58,2 87,6 64,8 Nhận xét: Bảng 11 cho chúng ta thấy chi phí trưc tiếp cho điều trị lớn hơn so với chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị ở tất cả các nhóm tuổi. Chi phí trực tiếp trung bình ở nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 74.500 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 là 58.600 đồng, nhóm tuổi > 18 là 58.200 đồng. Bảng 12: Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân mắc lỵ do Shigella Đơn vị là 1000 đồng Nhóm tuổi Loại chi phí 0 – 5 tuổi 5 – 18 tuổi > 18 Tuổi Trung bình chung N X SD N X SD N X SD X Chi trước khi tới cơ sở y tế thuộc chương trình 34 20,8 22,6 15 12,9 13,9 32 22,2 31,1 19,9 Chi trong khi điều trị tại các cơ sở y tế thuộc chương trình 64 32,2 95,1 23 36,0 24,5 73 43,7 68,1 33,2 Chi sau khi ra viện 66 29,7 66,1 23 6,4 23,6 16 65,6 53,4 30,1 Tổng 70 74,5 114,5 27 50,7 66,7 80 58,2 87,6 63,8 Nhận xét: Bảng 12 cho chúng ta thấy chi phí trưc tiếp trung bình ở các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu lớn hơn so với chi phí trực tiếp trung bình trước khi đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu và chi phi trực tiếp trung bình sau khi ra viện ở tất cả các nhóm tuổi. Chi phí trực tiếp trung bình ở nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 74.500 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 là 50.700 đồng, nhóm tuổi > 18 là 58.200 đồng. chương 5 bàn luận Chi phí trực tiếp của người bệnh và gia đình họ phải gánh chịu trước khi tới các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu: Có 50,78 % các bệnh nhân mắc lỵ do Shigella khi có triệu chứng là đến ngay các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu số còn lại là đến điều trị tại các cơ sở y tế khác, đến quầy thuốc tân dược, sử dụng các biện pháp điều trị khác hoặc tự điều trị. Chi phí trực tiếp trung bình cho điều trị có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi nhưng sự khác biệt này không lớn. Chi phí tại các cơ sở y tế lớn hơn so với chi phí tại các quầy thuốc tân dược và các cách điều trị khác. Điều này cũng hợp lý vì bệnh nhân nặng thì thường mới tìm đến các cơ sở y tế còn bình thường thì họ thường mua thuốc tại các hiệu thuốc về điều trị. Chi phí trực tiếp không cho điều trị của bệnh nhân và người nhà thì hầu như chỉ có bệnh nhân đến các cơ sở y tế và đến hiệu thuốc tân dược mới có chi phí. Chi phí không cho điều trị này khá nhỏ, và chi phí của các bệnh nhân đến các cơ sở y tế lớn hơn so với chi phí của các bênh nhân đến hiệu thuốc tân dược. Sở dĩ có kết quả như vậy có thể là do đối với người dân họ dễ tiếp cận với hiệu thuốc hơn là các cơ sở y tế và chi phí không cho điều trị ở đây thường chỉ là chi phí cho đi lại lên chi phí cho đến các quầy thuốc tân dược sẽ thấp hơn tới các cơ sở y tế khác. Chi phí trực tiếp không cho điều trị là khá thấp. Cao nhất ở nhóm tuổi > 18 tuổi với chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị là 2.700 đồng, chi phí của nhóm tuổi 0 – 5 là 900 đồng, và chi phí của nhóm tuổi 6 – 18 tuổi là 500 đồng. Chi phí trực tiếp trung bình cao nhất cũng ở nhóm tuổi > 18 tuổi và thấp nhất ở nhóm 6 – 18 tuổi nhưng sự chênh lệch không lớn. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân mắc lỵ và người nhà họ trong điều trị lỵ do Shigella tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu. Chi phí trực tiếp cho điều trị tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ thu thập được tổng chi phí trực tiếp cho điều trị còn rất ít bệnh nhân và người nhà nhớ được chi phí cho từng khoản một lên phần này chúng tôi không thu thập được thông tin riêng về từng khoản. Trong chương trình nghiên cứu này bệnh nhân được xét nghiệm phân chuẩn đoán Shigella miễn phí vì thế chi phí cho xét nghiệm ở đây chỉ có khi bệnh nhân nào xét nghiệm máu. Chi phí trực tiếp cho điều trị sẽ gồm chi phí cho thuốc, chi phí cho nằm viện, chi phí cho xét nghiệm máu (nếu có) và một số chi khác . Chi phí trực tiếp cho điều trị của nhóm 0 – 5 tuổi cũng có sự khác biệt khá lớn so với hai nhóm còn lại. Chi phí trực tiếp trung bình cho điều trị của nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 29.200 đồng chi phí của nhóm 6 - 18 tuổi là 71.200 đồng và của nhóm tuổi > 18 là 62.600 đồng. Thấp nhất ở nhóm tuổi 0 –5 tuổi. Chi phí trực tiếp không cho điều trị, trong tất cả các chi phí thì chi phí cho ăn uống là chi phí chiếm nhiều nhất còn chi cho trọ và chi khác thì hầu như không có gì. Chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị trước khi đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu ở tất cả các nhóm tuổi. Chi phí trực tiếp trung bình của các nhóm tuổi cũng có sự khác biệt nhưng không lớn. Cao nhất là nhóm > 18 tuổi chi phí trực tiếp trung bình là 43.700 đồng nhóm 6 – 18 tuổi là 36.000 đồng nhóm 0 – 5 tuổi là 32.200 đồng. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và người nhà mắc lỵ do Shigella sau khi ra viện. Sau khi ra viện hầu hết các bệnh nhân còn triệu chứng của lỵ đều tới các cơ sở y tế công tư hoặc hiệu thuốc. Không có bệnh nhân nào sử dụng các biện pháp điều trị khác hoặc tự điều trị. Chi phí trực tiếp cho điều trị sau khi ra viện khá cao, chi phí tại các cơ sở y tế công tư là cao nhất ở tất cả các nhóm tuổi. Nhóm tuổi > 18 tuổi có chi phí trức tiếp trung bình cho điều trị cao nhất 62.900 đồng, nhóm tuổi 6 – 18 tuổi là 6.500 đồng, nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 55.300 đồng. Chi phí trực tiếp không cho điều trị của bệnh nhân và người nhà sau khi ra viện là không lớn . Chi phí này cao hơn so với chi phí trực tiếp không cho điều trị của bệnh nhân và người nhà họ trước khi đến cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu nhưng nó lại nhỏ hơn nhiều so với chi phí không cho điều trị của bệnh nhân và người nhà điều trị trong các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu ở tất cả các nhóm tuổi. Chi phí trực tiếp trung bình không cho điều trị sau khi ra viện ở nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là 9.000 đồng, nhóm tuổi từ 6 – 18 tuổi là 5.900 đồng, nhóm tuổi > 18 tuổi là 4.070 đồng. Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân và người nhà sau khi ra viện chi phí trực tiếp cho điều trị cao hơn rất nhiều so với chi phí không cho điều trị ở tất cả các nhóm tuổi. Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện cao hơn chi phí trực tiếp trung bình trước khi đến các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu và thấp hơn chi phí trực tiếp trung bình trong các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu. Chi phí trực tiếp trung bình của nhóm tuổi 0 – 5 tuổi là29.700 đồng, nhóm 6 - 18tuổi là 6.400 đồng và nhóm >18 tuổi là 65.600 đồng. Chúng ta thấy chi phí trực tiếp trung bình ở nhóm tuổi 6 – 18 tuổi thấp hơn hẳn so với hai nhóm còn lại, chi phí này chưa thực sự phản ánh đúng chi phí của nhóm tuổi này vì do trong nghiên cứu này ở nhóm tuổi 6 – 18 chỉ có hai bệnh nhân trả lời chi phí trực tiếp cho điều trị. để có một chi phí chính xác chúng ta phải làm một nghiên cứu rộng hơn với cỡ mẫu lớn hơn. Chi phí trực tiếp của bệnh nhân và người nhà họ trong điều trị lỵ do Shigella. Chi phí trực tiếp của bệnh nhân và người nhà trong điều trị lỵ do Shigella. Tỉ lệ chi phí trực tiếp cho điều trị / chi phí trực tiếp không cho điều trị tăng dần từ nhóm 0 – 5 tuổi đến nhóm > 18 tuổi. Sở dĩ có chiều hướng này cung có thể do trẻ em dưới 5 tuổi không mất tiền giường và và thường có nhiều người đi kèm. Do đó chi phí trực tiếp cho điều trị của trẻ em thấp còn chi phí trực tiếp không cho điều trị cao. Chi phí trực tiếp trung bình tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu cao hơn chi phí trung bình trước và sau khi đến các cơ sở ytế thuộc nghiên cứu. Chi phí trực tiếp trung bình cho một trường hợp mắc lỵ là 63.800 đồng mà theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thuận và công sự năm 2002 về gánh nặng chi phí y tế cho hộ gia đình thì chi phí y tế cho hộ gia đình trong một năm là 7,84$ tương đương với khoảng 120.000 đồng Việt Nam. Như vậy một gia đình có một trừơng hợp mắc lỵ một đợt trong một năm thì nguyên chi phí trực tiếp đã chiếm khoảng 53,2 % tổng chi phí y tế của hộ gia đình ngoài ra còn các chi phí gián tiếp cho điều trị và chi phí từ các nhà cung cấp DVYT. Mặt khác nếu một gia đình trong một năm có nhiều người bị mắc lỵ hay bị mặc nhiều đợt trong một năm thì nó sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình đó. Chương 6 kết luận 1. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và gia đình họ trong điều trị lỵdo Shigella. Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân và gia đình họ trước, trong và sau khi tới các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu. Chi phí trực tiếp trung bình của bệnh nhân thấp hơn so với chi phí trực tiếp trung bình tại các cơ sở y tế và chi phí trực tiếp trung bình ssau khi ra viện. Chi phí trực tiếp cho điều trị chiếm phần lớn chi phí còn chi phí không cho điều trị chiếm rất ít. Chi phí trực tiếp trung bình của người bệnh điều trị trong các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu là cao nhất. Chi phí trực tiếp cho điều trị cũng lớn hơn chi phí trực tiếp không cho điều trị nhưng sự chênh lệch lệch này không lớn bằng sự chênh lệch chi phí trước khi đến các cơ sở y tế thuộc nghiên cứu. Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện chi phí trực tiếp không cho điều trị cung chiếm phần lớn chi phí trực tiếp của bệnh nhân. Chi phí trực tiếp trung bình, chi phí trực tiếp cho điều trị và chi phí trực tiếp không cho điều trị cho bệnh nhân mắc lỵ do Shigella. Chi phí trực tiếp trung bình cho một bệnh nhân điều trị lỵ khá cao nó chiếm hơn 50 % chi phí y tế cho hộ gia đình trong một năm. Trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị cao hơn chi phí trực tiếp không cho điều trị. 3. ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu sẽ cung cấp một ước tính chi phí trực tiếp về phía người bệnh mắc một loại bệnh từ lúc khởi phát đến khi kết thúc mà chi phí này có thể tránh được như một phần tiết kiệm cho đất nước. Phần tiết kiệm này là kết quả của việc đưa một vacxin vào chương trình phòng bệnh quốc gia. Cung cấp thêm thông tin về tìm kiếm DVTYcủa người dân trong điều trị lỵ do Shigella. Kết quả đạt được trong nghiên cứu này kết hợp với nghiên cứu chi phí tại bệnh viện và nghiên cứu về chi phí gián tiếp sẽ tạo cơ sở cho việc quyết định sử dụng hay không sử dụng vacxin phòng lỵ. Tạo một phần cơ sở số liệu cho nghiên cứu về chi phí hiệu quả của việc sử dụng vacxin. Chương 7 Kiến nghị Để thấy rõ được bức tranh toàn cảnh về gánh nặng bệnh tật của lỵ do Shigella chúng ta cần làm thêm nghiên cứu về chi phí gián tiếp, nghiên cứu về chi phí của các sơ sở y tế cho bệnh nhân mắc lỵ do Shigella Nên có một loại vacxin phòng lỵ do Shigella để giảm bớt gánh nặng kinh tế và bệnh tật do mắc lỵ Shigella cho bệnh nhân và gia đình họ. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tiếng Việt [1]. Bộ Y Tế (2001), Niên giám thống kê y tế năm 2000. Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr. 112. [2]. Lê Hùng Lâm, Đặng Văn Khoát (1993), Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Trờng cán bộ quản lý y tế, Hà nội, tr. 43-44. [3]. Trường đại học y khoa Thái bình (1999), Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học, Hà nội, tr. 115-119 [4]. Trường cán bộ quản lý y tế ( 1998) “Phân tích chi phí”, Kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr. 78-107. [5]. Nguyễn Thị Bích Thuận, (2002), "Gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình người dân huyện Ba Vì - Hà Tây". 2. Tài liệu tiếng Anh: [5]. Ahmetagic H, Jusufovic et al (2003), Acute infectious diarrhea in children, Med Arh, vol 57 (2), pp. 87-92 [6]. Alam, N.H., Ashraf, H.(2003)Treatment of infectious diarrhea in children. Peadiatr Drug, vol 5(3), 151-65 [7]. Anh, N.T., Cam, P.D., Đalsgaard. A (2001), Antimicrobial resistance of Shigella sppisolated from diarrheal patients between 1989 and 1998 in Vietnam, Southeast Asian J Trop Med Public Health, vol 32 (4), 856-62 [8]. Angulo FJ, Swerdlow DL(1995), Bacterial enteric infections in persons infected with human immunodeficiency virus, Clin Infect Dis, 21 Suppl 1: pp.84-93 [9]. Bennish ML, Wojtyniak BJ (1991), Mortality due to shigellosis: community and hospital data, Rev Infect Dis, 13 Suppl 4:245-51 [10]. Center for Disease Control and Prevention (1994), Health status of displaced persons following Civil War-Burundi, December 1993 - January 1994. MMWR, 43:701-3 [11]. Clemens J, Kotloff K, Kay B (1999)Generic protocol to estimate the burden of Shigella diarrhoea and dysenteric. WHO. [12]. Creese A, Parker D (1994), Cost Analysis in Primary Health Care. A Training Manual for Programme Managers. World Health Organization. [13]. Drumond M.F(1997), Cost- of-illness Studies: A major headache?, Phamacoeconomic, 992; 2(1), pp.1-4 [14]. Drumond M.F., et al (1997) Method for Economic Evaluation of Health Care Programmes.second ed, Oxford Medical Publication. [15]. DuPont HL, Levine MM, Hornick RB, Formal SB (1989), Inoculum size in shigellosis and implications for expected mode of transmission, J Infect Dis, 159:1126-8 [16]. Gipe et al (1995), A new method for direct cost analysis: A study of the hospital costs for patients with respiratory disease, Cost and Quality, 1(4). [17]. Hanson Kara, Gilson Lucy (1996), Cost, Resource use and financing methodology for district health services: A practical Manual. Second ed., UNICEF [18]. Hung N M (1995)Cost effectiveness of artemisinin-doxycyline and quinine-doxycylinein hospital based palciparum malaria treatment in Vietnam, Master thesis. [19]. Jefferson T, Demicheli V, Mugford M(1996), Elementary Economic Evaluation, BMJ Publishing Group. [20]. Kaesonthi S and Harding AG (1992), Starting, managing and reporting research, Chulalongkorn University Press. [21]. Kotloff KL, Winickoff JP, Ivanoff B, et al (1999) Global burden of Shigella infection:Implications for vacine development and implementation. Bull WHO, 2:102-4 [22]. Khan MU, Roy NC, Islam R, Huq I, Stoll B (1985), Fourteen years of shigellosis in Dhaka: an epidemiology analysis, Int J Epidemiol, 14:607-13 [23]. Koopmanschap, M.A,(1998), Cost of illess studies: Useful for helath policy, PharmacoEcon, 15(6):583-95 [24]. Levine MM, DuPont HL, Formal SB, et al (1973), Pathogenis of Shigella dysenteriae 1( Shiga) dysentery, J Infect Dis, 127:261-70 [25]. Sack RB, Rahman M, Yunus M, Khan EH (1997). Antimicrobial resistance in organisms causing diarrhoeal disease, Clin Infect Dis, 24 Suppl 1: 102-5 [26]. Riewpaiboon A. Instititional cost analysis (2003), Documents of the workshop on institutional cost analysis in NIHE, Vietnam. [27]. Shepard D S, Hodgkin D, Anthony Y E (2002), Analysis of Hospital Costs: A manual for managers, WHO Geneva [28]. Stewart, J. and K. Koffi, (1997), “Estimating Family Planning expenditures,” Seminar on Family Planning Program Structure Cost, and Performance, The Evaluation Project, Carolina Population Center. [29]. Stewart JF, Herrin AN, Racelis RH (2002), Estimating service provision costs from Survey data: Family planning service, Cost Workshop. [30]. World Health Organization (1991), Generic protocol for cost and cost-effectiveness analysis of tuberculosis diagnosis and treatment services, Trial edition, Geneva. [31]. World Health Organization(1997), New strategies accelerating Shigella vaccine development . Weekly Epidemiology Record. [32]. World Health Organization, Vaccine, Immunization and Biological: Diarrhoeal disease due to Shigella. Mục lục Chương 1. Đặt vấn đề 1 Chương 2. Tổng quan 3 1. Một số đặc điểm cơ bản về lỵ do nhiễm Shigella 3 2. Biểu hiện lâm sàng của lỵ trực trùng 3 3. Chẩn đoán nhiễm trùng Shigella 4 4. Dịch tễ học của lỵ trực trùng 4 5. Chi phí cho bệnh nhân và người nhà trong điều trị 5 Chương 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9 1. Địa điểm nghiên cứu 9 2. Đối tượng 9 3. Phương pháp nghiên cứu 10 3.1 Thiết kế nghiên cứu 10 3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 10 3.3 Phương pháp thu thập và công cụ thu thập 10 4. Phương pháp tính chi phí 10 Chương 4. Kết quả nghiên cứu 12 1. Tỷ lệ mắc theo giới và tuổi 12 2. Chi phí trực tiếp của bệnh nhân và người nhà trước khi đến cơ sở y tế thuộc chương trình 14 3. Chi phí trực tiếp trong các cơ sở y tế thuộc chương trình 17 4. Chi phí trực tiếp trung bình sau khi ra viện 18 5. Chi phí trực tiếp trung bình cho bệnh nhân và gia đình trong điều trị lỵ 21 Chương 5. Bàn luận 23 1. Chi phí trực tiếp của người bệnh và gia đình họ phải gánh chịu trước khi tới các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu 23 2. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân mắc lỵ và người nhà họ trong điều trị lỵ do Shigella tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi nghiên cứu 24 3. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và người nhà mắc lỵ do Shigella sau khi ra viện 24 4. Chi phí trực tiếp của bệnh nhân và người nhà họ trong điều trị lỵ do Shigella 25 Chương 6. Kết luận 27 1. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và gia đình họ trong điều trị lỵ do Shigella 27 2. Chi phí trực tiếp trung bình, chi phí trực tiếp cho điều trị và chi phí trực tiếp không cho điều trị cho bệnh nhân mắc lỵ do Shigella 27 3. ý nghĩa thực tiễn của đề tài 27 Chương 7. Khuyến nghị 29 Tài liệu tham khảo 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28710.doc
Tài liệu liên quan