Sau khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ điều đầu tiên để áp dụng là Tổng công ty phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
Nhìn chung không phải những người đạt được mức điểm để xếp vào hạng chức danh đều thoả mãn được các điều kiện mà bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ mà Nhà nước ban hành. Chẳng hạn như điều kiện về ngoại ngữ là một ví dụ điển hình, nếu ở bậc chuyên viên đòi hỏi người thực hiện phải đọc, nói , viết, thông thạo một ngoại ngữ . Có thể với điều kiện đó nó phù hợp với một số công ty , bộ phận nào đó , tuy nhiên điều kiện về ngoại ngữ như thế không phù hợp có thể nói là quá cao do đó trong khi tiến hành xây dựng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh
Dựa vào bản chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ta có thể thấy có một số viên chức không đủ điều kiện đối với ngạch công việc của mình do đó Tổng công ty cần có các biện pháp như : Về đào tạo và đào tạo lại để viên chức thực hiên công việc một cách tốt hơn cũng như đáp ứng được các điều kiện
Tổng công ty nên dựa vào bản tiêu chuẩn chức danh để có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng ban , các nhân viên trong mỗi phòng ban nhằm tránh sự lãng phí về nhân lực về thời gian làm việc của viên chức trong Tổng công ty điều đó sẽ giúp cho Tổng công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình
64 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chức danh tiêu chuẩn viên chức ở khối văn phòng tổng công ty Hồ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng yếu tố liên quan đến công việc, do đó khó mà thuyết phục và giải thích được công việc này được đánh giá cao hơn công việc kia. Phương pháp này mang tính chủ quan và chỉ nên sử dụng làm khởi điểm để đánh giá công việc có tính cách hệ thống hơn.
2. Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại là phương pháp xác định một số loại, hạng, ngạch và mỗi hạng ngạch gồm có một nhóm công việc tương tự nhau. Người đánh giá so sánh bảng mô tả công việc và bảng mô tả thứ hạng, ngạch. Nếu thấy hai bảng này ăn khớp, người đánh giá chấp nhận hạng ngạch đó.
3, Phương pháp so sánh các yếu tố.
Theo phương pháp này người đánh giá không cần phải suy nghĩ toàn bộ công việc khi đánh giá. Thay vào đó, họ quyết định các yếu tố riêng biệt của công việc. Họ cho rằng một công việc thì có một số yếu tố công việc tổng quát như: điều kiện về trí óc, kỹ năng, tay nghề, điều kiện thể lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc ....
Uỷ ban đánh giá công việc trước hết sắp xếp hạng các mức độ kk của mỗi yếu tố của các công việc chủ yếu. Bảng mô tả công việc là cơ sở cho việc sắp xếp thứ hạng này. Cụ thể Uỷ bản đánh giá sẽ xét đối với công việc nào thì đòi hỏi điều kiện về yếu tố công việc nào nhất. Chẳng hạn một công nhân sản xuất sẽ đòi hỏi điều kiện về kỹ năng tay nghề nhất thì yếu tố kỹ năng tay nghề sẽ được xếp hạng cao nhất.
4. Phương pháp tính điểm
Phương pháp tính điểm là một phương pháp ấn định giá trị bằng số cho các yếu tố của công việc và tổng số các số của các yếu tố sẽ cung cấp một bản đánh giá giá trị tương đối của công việc đó. phương pháp này đòi hỏi sự lựa chọn các yếu tố công việc theo bản chất các nhóm công việc được đánh giá, Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Xác định các công việc then chốt là những công việc có nội dung ổn định và có thể so sánh được.
Bước 2; Xác định các yếu tố công việc phải là những yếu tố cơ bản mà công việc đòi hỏi.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố.
Bước 4: Xác định các thứ bậc của từng yếu tố.
Bước 5: Xác định tổng số điểm tối đa mà mỗi công việc có thể nhận được.
Bước 6: Xác định số điểm của từng thứ bậc của từng yếu tốt công việc.
Bước 7: Xác định bảng điểm làm cơ sở cho điểm các công việc
Bước 8: Xác định tổng điểm của từng công việc.
III. ý nghĩa của việc xây dựng chức danh
“Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ là căn cứ trong việc đào tạo, tuyển dụng, biên chế, sử dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức của các cơ quan tổ chức”:
Thậy vậy việc xây dựng chức danh tiêu chuẩn ở Tổng công ty Hồ Tây mang lại một ý nghĩa trực tiếp đến công tác quản trị nhân lực ở Tổng công ty và nó gián tiếp mang lại hiệu quả to lớn đối với sự hoạt động của Tổng công ty.
Chúng ta đều biết một điều rằng tuyển dụng, lao động là một công việc quan trọng đối với mọi tổ chức và một trong những mục đích của tuyển dụng lao động là tuyển đúng người vào đúng việc. Vậy một câu hỏi đặt ra là chúng ta dựa vào đâu để tuyển dụng lao động đáp ứng được mục đích đó. Bản tiêu chuẩn chức danh chuyên mông nghiệp vụ sẽ giúp cán bộ về công tác tuyển dụng biết họ cần tuyển những ai với trình độ như thế nào? để đảm đương được chỗ trống cần tuyển dụng đó.
Thông qua bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ sẽ cho người lao động biết được họ đã đủ và có cần đạo tạothêm về trình độ của mình nữa hay không, các cán bộ làm công tác về huấn luyện đào tạo có thể xác định được nhu cầu đào tạo và đào tạo laị cán bộ trong tổ chức của mình.
Tổ chức tuyển dụng viên chức phù hợp với công việc là một lợi thế tuy nhiên để khai thác tối đa khả năng ở mỗi người thì tổ chức cần bố trí và sử dụng lao động hợp lý. Bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghhiệp vụ sẽ cho cán bộ phụ trách công tác biên chế nhân lực biết họ phải xắp xếp người nào vào công việc nào bởi dựa vào bản tiêu chuẩn chức danh họ sẽ biết được chức năng, nhiệm vụ, các công việc cụ thể của các vị trí làm việc trong tổ chức.
Bản tiêu chuẩn chức danh sẽ cho tổ chức xây dựng được một chính sách tiềnlương hợp lý hơn thoả mãn các cán bộ trong cơ quan hơn bởi họ sẽ thấy được một cách rõ ràng công việc của họ đang làm tương ứng với một mức lương như vậy, và công việc của người khác tương ứng vơí mức lương khác là phù hợp hay không. Tính công bằng đó sẽ thúc đẩy, tạođộng lực cho cán bộ trong tổ chức làm việc tốt hơn.
Tổ chức sẽ có sự phân công hiệp tác lao động, chặt chẽ hơn giữa các phòng ban nếu tổ chức đó có xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh viên chức và khi đó tổ chức sẽ tránh được sự hao phí lao động và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thành công ngoài những điều kiện thuộc môi trường bên ngoài như luật pháp, khí hậu ... điều kiện về tài chính thì có điều kiện hết sức quan trọng nữa đó là điều kiện về nguồn nhân lực trong tổ chức đó như sự phân công hợp tác lao động hợp lý, người lao động thoả mãn với vị trí làm việc, tiền lương của mình... Xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệpvụ sẽ đem lại một lợi thế cho tổ chức về điều kiện nguồn nhân lực.
Chương II
Thực trạng việc xây dựng chức danh tiêu chuẩn viên chức trong khối văn phòng Tổng công ty Hồ Tây
I. Đặc điểm chung của Tổng công ty hồ tây
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hồ tây.
Tiến thân của tổng công ty Hồ tây là công ty dịch vụ sản xuất Hồ Tây, là doanh nghiệp của Đảng được thành lập từ năm 1989, thực hiện nhiệm vụ: Phục vụ và kinh doanh, trên cơ sở các tài sản và lao động của Đảng chuyển sang. Tổng công ty có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Thực hiện chỉ thị 12CT/ TW ngày 31tháng 7năm 1978 của Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII về tăng cường công tác tài chính Đảng trong tình hình mới. Ban tài chính quản trị trung ương ra quyết định số 11/ TCQT ngày 02/01/ 1989 thành lập công ty dịch vụ- sản xuất Hồ tây.
Ngày 08/04/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 1467 QD/UB, công ty được thành lập lại ( sát nhập công ty sản xuất dịch vụ, Hữu Nghị - Ban đối ngoại Trung ương ) theo quyết định 196- CT ngày 05 /06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) và Nghị định 338- HĐBT ngày 20/11/1991.
Ngày 16/06/1995 UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định số 1661- QĐ/UB thành lập Tổng công ty Hồ tây trên cơ sở công ty dịch vụ sản xuất Hồ Tây , công ty TNHH Trường An, công ty rượu - nước giải khát Ba Đình với cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty theo quyết định 90- TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty hoạt động bình đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước và ban tài chính quản trị trung ương ban hành, thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ giao nộp ngân sách Nhà nước và ngân sách Đảng.
Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khách sạn, biệt thự từ nguồn thuế theo quyết định 247 CT được sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả kinh tế, như: Chuyển nhượng đất ở dịch vọng, đất Lạc Long Quân, khu 21 Đồ Sơn, A2 Hồ Tây, Hồ Tây A, xây dựng biệt thự S1- K5, nhà nghỉ Móng Cái Quảng Ninh, sửa chữa nâng cấp khu biệt thự Hồ tây, tham gia góp vốn liên doanh...
Về vốn: Từ một doanh nghiệp nhỏ ( công ty ) được Ban Tài Chính quản trị trung ương cấp vốn ban đầu là 100.000 USD và 100 triệu đồng VN; phát triển thành tổng công ty với số vốn đăng ký là 212 Tỷ đồng. Trong đó có 152 Tỷ đồng vốn tham gia liên doanh. Có một đội ngũ lao động thường xuyên là 822 người.
Mười năm hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, hiệu quả kinh tế đạt được tuy chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, song sự phát triển khá ổn định và vững chắc.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1 Giai đoạn từ 1995-1998
* Các công ty thành viên
- Công ty du lịch dịch vụ Hồ Tây
- Công ty thương mại Trường An
- Công ty Trường An
- Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Việt An
- Công ty rượu và nước giải khát
* Các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Tại Móng Cái Quảng Ninh
* Liên doanh - Vimas
- Hà Nội Petro
* Đơn vị kinh doanh trực thuộc - Phòng kinh doanh bất động sản
- Trung tâm tư vấn đầu tư
- Phòng kinh doanh tổng hợp
* Các phòng tham mưu: Văn phòng, phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán.
Mô hình tính chất bộ máy tổng công ty
HĐQT
Văn phòng TCT
Hà Nội Petro
VIMAS
Công ty TM
Trường An
Công ty Rượu NGK Ba Đình
Công ty SX -XNK Việt An
Công ty Trường An
Công ty DL-DV Tây Hồ
Dự án 24 Tràng Tiền
Phòng tổ chức cán bộ
Văn phòng TCT
Phòng
TC-KT
Phòng
KH-ĐT
BTGĐ
2.2 Giai đoạn 1998 - nay
HĐQT
Ban kiểm soát
Văn phòng Tổng công ty
Phòng
TC - KT
Phòng
KH- ĐT
Liên doanh Vimas
Xí nghiệp ôtô 2/9
Công ty kinh doanh BĐS
TT tư vấn đầu tư
Công
ty Trường An
Công ty DL- DV Tây Hồ
Công ty dầu khí Hà Nội
Công ty SX XNK Việt An
Văn phòng Tổng công ty
Ban Tổng giám đốc
3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.1. Văn phòng
Theo quyết định số 179 QĐ/ TCT của Tổng công ty Hồ Tây văn phòng tổng công ty có chức năng: Tham mưu giúp việc HĐQT. Tổng Giám Đốc trong quản lý và điều hành công việc của tổng công ty.
Nhiệm vụ văn phòng.
* Công tác tổng hợp:
- Xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác hàng ngày, tuần, tháng, quý của công ty.
- Tiếp nhận công văn đến, nghiên cứu, trình Giám Đốc, các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty, chuyển đến các phòng chức năng, các đơn vị thành viên có liên quan có trách nhiệm thực hiện và theo dõi việc thi hành.
- Phối hợp với các phòng chức năng tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh XDCB tháng, quý, năm của toàn tổng công ty.
- Dự thảo các văn bản được hội đồng quản trị và tổng Giám đốc giao.
- Tổ chức các cuộc họp giao ban theo định kỳ và những cuộc họp đột xuất; Tổng hợp báo cáo dự thảo văn bản tuỳ theo tính chất nội dung của cuộc họp.
*Công tác hành chính, văn thư.
- Đánh máy, in ấn công văn, tài liệu, xem xét về các mặt thủ tục, thể
thức trước khi trình ký và đưa gửi.
- Quản lý công văn đến, công văn đi, mọi công văn được ghi vào sổ theo dõi .
- Lập hồ sơ lưu trữ các công văn, tài liệu, thư tínm, văn bản khế ước, hợp đồng kinh tế...... Theo quy chế quản lý hồ sơ, lưu trữ.
- Quản lý và sử dụng con dấu đúng nguyên tắc, quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu, giấy đi đường.....
- Giữ gìn bảo quản các phương tiện máy móc in ấn, máy photocoppy, máy vi tính, máy thông tin liên lạc; thực hiện tiết kiệm văn phòng phẩm.
* Công tác tổ chức nhân sự
- Nghiên cứu để xuất trình HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt phương án về tổ chức, biên chế bộ máy phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành viên, các đơn vị trực thuộc.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Tổng công ty nghiên cứu xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, điều lệ, qui chế tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc trình lãnh đạo Tổng công ty quyết định.
- Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh viên chức trong Tổng công ty, xây dựng qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đơn giá tiền lương, qui chế trả lương, khen thưởng kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty.
- Nghiên cứu đề xuất và làm các thủ tục đúng qui trình về việc đề bạt, điều động, tuyển dụng , ký kết hợp động lao động, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nghỉ hưu, thôi việc đối với CBCNV theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Ban của tổng công ty.
- Hướng dẫn, đôn đốc, và kiểm tra các đơn vị trực thuộc tổng công ty thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Quản lý hồ sơ Cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý cán bộ của Ban, của tổng công ty.
* Công tác quản trị
- Quản lý nhà cửa trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm thuộc khu trụ sở của tổng công ty, thực hiện chế độ bảo quản nhà cửa, bảo trì bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc mà mình quản lý.
- Tổ chức thường trực , bảo vệ cơ quan suốt ngày đêm phối hợp với lức lượng an ninh địa phương đảm bảo an toàn khu trụ sỏ tổng công ty, giữ gìn trật tự nội quy cơ quan phòng gian bảo mật, phòng cháy chữa cháy. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hoá đem ra khỏi trụ sở tổng công ty.
- Phục vụ chu đáo HĐQUá TRìNH, ban giấm đốc tổng công ty tiếp khách, hội họp và công tác trong và ngoài nước.
- Làm thủ tục thông tin quảng cáo tổng công ty.
- Lập dự trù kế hoạch chi tiêu cho hoạt động của khối văn phòng tổng công ty, xây dựng quy chế về việc chỉ tiêu và quản lý chỉ tiêu chặt chẽ đúng chế độ, tiết kiệm.
- Sắp xếp chỗ làm việc và đảm bảo các điều kiện trang thiết bị vật chất đối với lãnh đạo tổng công ty và các phòng chức năng.
- Làm tốt công tác vệ sinh trongvực trụ sở tổng công ty bảo đảm yêu cầu xanh sạch đẹp.
2.2 Phòng kế hoạch đầu tư.
Phòng kế hoạch đầu tư có chức năng nhiêm vụ như sau:
- Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện các dự án hợp tác đầu tư với đối tác trong và ngoài nước của tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Quản lý đầu tư và xây dựng theo các văn bản quyết định của Nhà nước.
* Phòng kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ và định hướng phát triển kinh tế xây dựng ngân sách Đảng của Ban tài chính quản trị trung ương để xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn và hàng năm (bao gồm cả kế hoạch đầu tư và xây dựng) của tổng công ty trình Ban giám đốc và Hội đồng quản trị quyết định.
- Theo dõi hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc lập, thực hiện điều chỉnh kế hoạch của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Báo cáo việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của Tổng công ty và cả đơn vị trực thuộc.
- Chủ trì với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn, đơn giá tiền lương, cơ chế khoán trình ban giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
- Xây dựng các phương án bảo vệ và khai thác tiềm năng của tổng công ty, xây dựng và nghiên cứu xem xét các dự án đầu tư và xây dựng của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc để trình ban giám đốc, Hội đồng quản trị và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện các phương án và dự án theo đúng Nghị định 177 ngày 20/10/1994 của Chỉnh phủ và các văn bản qui định khác có liên quan.
- Tìm chọn các đối tác trong và ngoài nước lập các dự án hợp tác đầu tư liên doanh với các đối tác đó. Làm các thủ tục pháp lý trình ban giám đốc và Hội đồng quản trị quyết định. Tổ chức theo dõi quá trình thực hiện các dự án của các bên liên doanh.
- Xem xét các phương án và các hợp đồng kinh tế của các chi nhánh trực thuộc, các phương án và các hợp đồng kinh tế có giá trị của các đơn vị trực thuộc để trình Ban giám đốc quyết định.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT về lĩnh vực tổng hợp kế hoạch, thông tin, số liệu thống kê và mọi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Tập hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ các hồ sơ tài liệu về kế hoạch hợp tác đầu tư, đầu tư và xây dựng của Tổng công ty.
* Phòng kế hoạch phải thực hiện các công việc
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Nghiên cứu thị trường phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Lập báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc và các liên doanh.
- Nghiên cứu văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia các hạng mục đầu tư mua sắm mới TSCĐ và thanh xử lý TSCĐ.
2.3 Phòng tài chính kế toán
Thực hiện các công việc như hạch toán chi phí, chi trả các khoản chi phí như lương bổng đãi ngộ....
4. Đặc điểm nguồn nhân lực
5. Đặc điểm, nhiệm vụ và kết quả sản xuất kinh doanh.
5.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
5.1.1. Giai đoạn 1995 - 1998.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng hàng may mặc, nước giải khát.
- XNK và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng may mặc, nước giải khát, hàng tiêu dùng.
- XNK hàng nông lâm chế biến, máy móc trang thiết bị hàng điện tủ, điện lạnh, bưu chính viễn thông, máy móc thiết bị vật tư văn phòng, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, xây dựng văn phòng, phương tiện giao thông vận tải, xe máy các loại.
- Dịch vụ cho thuê nhà, thuê lao động, dịch vụ khai thác, cung ứng lắp đặt bảo trì các máy móc thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học bưu chính viễn thông, dịch vụ đào tạo hướng nghiệp xuất khẩu lao động.
5.1.2 Giai đoạn 1998 - nay.
- Kinh doanh khách sạn du lịch và dịch vụ.
- Kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà thuê lao động.
- Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
- Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất.
- Sản xuất hàng may mặc, vật liệu xây dựng
- XNK, kinh doanh hàng may mặc và vật liệu xây dựng
- Vận chuyển hành khách và sửa chữa ô tô.
- Tư vấn đầu tư, dịch vụ đào tạo hướng nghiệp xuất khẩu lao động.
5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở 4 định hướng. Tình hình tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh trên từng lĩnh vực sau:
5.1.1 Kinh doanh bất động sản.
Là hướng kinh doanh mũi nhọn của tổng chiến tranh với tiềm năng khá lớn bao gồm: 12 biệt thự sẵn có, vào năm 1996 - 1997 phát triển thêm 4 biệt thư tại khu S1 - K5; 20.000m2 đất chưa khai thác.
Nhưng trong những năm qua tổng công ty với tiềm năng khá lớn bao gồm: 12 biệt thự sẵn có, vào năm 1996 - 1997 phát triển thêm 4 biệt thự tại khu S1 - K5; 20.000m2 đất chưa khai thác.
Nhưng trong những năm qua tổng công ty mới chỉ thực hiện chức năng cho thuê nhà và biệt thự sẵn có. Hầu hết các biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp, nằm ở trung tâm thủ đô thuận tiện cho giao lưu và an toàn nên được khách hàng ưu thích, thuê dài hạn, cho đến nay 100% số nhà và biệt thự phủ kín khách thuê, có doanh thu ổn định lợi nhuận cao, ít rủi ro, tiêu cực, kết quả kinh doanh trong 10 năm qua:
Tổng doanh thu: 82.282 triệu đồng.
Lợi nhuận: 39.213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63% so với tổng lợi nhuận của tổng công ty.
Trong lĩnh vực kinh doanh này tổng công ty đã có nhiều cố gắng nhưng việc đầu tư, phát triển mở rộng, triển khai gặp khó khăn do các nguyên nhân chủ quan, khách quan sau đây:
- Công tác chỉ đạo, điều hành từ trên xuống dưới thiếu đồng bộ, chưa tập trung đúng mức, thiếu quyết đoán nên bỏ lỡ nhiều cơ hội có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Liên doanh Hồ Tây B và 24 Tràng Tiền bị rút giấy phép đầu tư do đối tác nước ngoài không có khả năng tài chính.
- Việc xây dựng biệt thự tại : Khách sạn Tây Hồ, khu Hồ Tây B và 6000m2 Hồ Tây A không thực hiện được do thay đổi chủ trương, chuyển hướng.
5.1.2 Kinh doanh khách sạn và du lịch là định hướng quan trọng. Vốn trong lĩnh vực hoạt động này chiếm gần một nửa số vốn kinh doanh của toàn công ty.
Hiện nay có 134 phòng (110 phòng khách sạn Tây Hồ, 24 phòng ở Móng Cái) đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế và trong nước. Các dịch vụ bổ sung như: Thể thao, vui chơi giải trí đã được đầu tư. Doanh thu có nhịp độ tăng mạnh đạt hiệu quả kinh tế cao vào những năm 1992 - 1995.
Năm 1992 doanh thu 21470 triệu đồng, lợi nhuận 3266 triệu đồng.
Năm 1993 doanh thu 26824 triệu đồng, lợi nhuận 4062 triệu đồng.
Năm 1994 doanh thu 32142 triệu đồng, lợi nhuận 7294 triệu đồng.
Năm 1995 doanh thu 27055 triệu đồng, lợi nhuận 5423 triệu đồng.
Những năm gần đây kinh doanh du lịch khách sạn chững lại và có phần giảm mạnh do:
- Khách đầu tư, du lịch và Việt Nam giảm, trong khi đó số lượng khách sạn được xây dựng từ các liên doanh và tư nhân tham gia kinh doanh ngày càng nhiều, cung lớn hơn cầu đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt, giá cả thuê buồng giảm mạnh từ 30 - 50% so với giá chuẩn.
Công tác tiếp thị, mở rộng thị trường du lịch lữ hành còn yếu kém; chất lượng phục vụ chưa được nâng cao.
5.1.3 Sản xuất xây dựng là định hướng tính chất cơ bản lâu dài, song lĩnh vực kinh doanh này có nhiều khó khăn. Tổng chúng tôi hiện có 3 đơn vị sản xuất và kinh doanh xây dựng có quy mô sản xuất quá nhỏ, hiệu quả kinh doanh đạt thấp vì: vốn ít, kỹ thuật và trang thiết bị yếu kém; thị trường không ổn định, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyên ngành có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm truyền thống.
Trong những năm gần đây (1997 - 1998) thực hiện chỉ thị 31CT/TW “Không kinh doanh thương mại đơn thuần” các đơn vị sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thị trường không được mở rộng và thiếu ổn định; sản phẩm chất lượng thấp không đủ cạnh tranh, có đơn vị sản xuất như công ty Rượu - nước giải khát Ba Đình là đơn vị có vốn ít, thiết bị cũ nát, sản xuất thủ công, chất lượng sản phẩm không cao, thị trường nhỏ hẹp đã dẫn đến kinh doanh thua lỗ liên tục trong 2 năm liền. Tổng công ty đã phải tiến hành giải thể theo thông báo số 793TB/TCQT và sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của 10 năm hoạt động:
Tổng doanh thu: 81.877 triệu đồng
Lợi nhuận : 963 triệu đồng
1.4. kinh doanh thương mại:
Trong những năm qua kinh doanh thương mại chủ yếu tập trung vào kinh doanh xuất khẩu . Do vốn ít nên phải vay vốn ngân hàng hoặc làm uỷ thác xuất nhập khẩu, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.
Mặt khác, do thiếu cám bộ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm thương trường hạn chế, các phương án kinh doanh, hợp đồng kinh tế tính toán chưa thật kỹ lưỡng dẫn tới một số thương vụ bị lỗ, vốn bị chiếm dụng . Tuy nhiên trong 10 năm qua, kinh doanh thương mại trong toàn tổng công ty đã đạt được doanh thu: 971.383 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74% so với tổng doanh thu của toàn tổng công ty, đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng tiền thuế .
1.5 các hoạt động kiên doanh
Tổng công ty có 3 liên doanh với nước ngoài là: Hồ Tây Summerhill, trung tâm thương mại quốc tế 24 tràng tiền và Vimas.
Trong quá trình triển khai dự án của 2 liên doanh Hồ Tây Summerhill, trung tâm thương mại quốc tế 24 Tràng Tiền, phía đối tác nước ngoài đã vi phạm hợp đồng kiên doanh, không có khả năng tài chính để tiếp tục đầu tư vào dự án cho nên đã bị rút giấy phép đầu trước thời hạn.
Tổng công ty đã tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng đúng luật đầu tư nước ngoài và các phương án tự đầu tư khai thác.
Liên doanh vimas thiếu vốn trầm trọng để tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh dự án, đặc biệt phía đối tác nước ngoài ( Malaysa) đã bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, do đó khó có khả năng góp vốn để hoàn thành dự án.
Trong tình hình này, phía Malaysia đang cố gắng ìm khách hàng để chuyển nhượng cổ phần của họ trong kinh doanh.
Ngoài ra tổng công ty đã góp vốn vứi công ty xi măng tỉnh Hải dương để tham gia xây dựng công ty liên doanh xi măng Phúc Sơn. tổng công ty phải góp 3975 triệu USD . Đẵ góp 0,250 triệu USD nhưng do khả năng vốn dự kiến từ nguồn 274 / CP không còn nữa cho nên tổng công ty đã phải rút vốn và đang tồn đọng chưa thu hồi được.
Liên doanh Hà Nội Petro: Mỗi bên liên doanh góp 50% tổng số vốn đầu tư là 22 tỷ đồng. Liên doanh chính thức đi vào hoạt động từ quý 2 năm 1997. Kết quả thực hiện như sau:
Năm 1997 Doanh thu thực hiện là 20.716 triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế là 851 triệu đồng
Phân chia lợi nhuận các bên liên doanh là 150 triệu đồng
Năm 1998 Doanh thu thực hiện là 26.247 triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế là 1.280 triệu đồng
Phân chia lợi nhuận mỗi bên liên doanh là 3000 triệu đồng
Là lĩnh vực hoạt động có nhiều triển vọn mang lại hiệu quả kinh tế trên cơ sở thị trường Gas ngày càng phát triển.
2. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua
Là một doanh nghiệp mới thành lập với các đặc điểm nổi bật.:
- Sự ra đời tổng công ty trong bối cảnh chưa đủ các điều kiện cơ bản về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ, trình độ quản lý.
- Các công ty thành viên phần lớn có qui mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, hoạt động mang múi trên nhiều ngành nghề kinh doanh có chuyên ngành kỹ thuật khác nhau, không gắn bó với nhau về mặt công nghệ như các công ty theo ngành của Nhà nước.
- 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, các tồn đọng, nợ bị chiếm dụng khó đòi là sức ép tài chính đối với tổng công ty trong nhiều năm. Tuy vậy tổng công ty vẫn có nhiều cơ bản đó là:
+ Được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời về mọi mặt của ban tài chính quản trị trung ương, đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Ban, Đảng uỷ Ban và các Cục, vụ như Vụ sản xuất kinh doanh, tài chính, xây dựng cơ bản.
+ Các cơ quan chức năng của Nhà nước và thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tổng công ty có lợi thế trong hoạt động kinh doanh nhà và biệt thự cho thuê.
+ Sự đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực của lãnh đạo tổng công ty và lãnh đạo các đơn vị, sự lỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất kinh doanh:
- Kinh doanh có lãi
Vốn được bảo toàn và phát triển
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước và ngân sách Đảng.
Tạo việc làm thường xuyên cho hơn 800 cán bộ công nhân viên đời sống của người lao động
Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại và nhược điểm sau đây:
- Việc triển khai thực hiện định hướng sản xuất kinh doanh còn chậm.
- Công tác đầu tư còn thiếu trọng tâm, chưa chú ý đúng mức đến thời cơ kinh doanh.
- Bộ máy tổ chức và CB của Tổng công ty và các đơn vị thành viên luôn thay đổi, cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém hiệu lực.
- Một số liên doanh với đối tác nước ngoài chưa được tìm hiểu thấu đáo dẫn đến bị thu hồi giấy phép, tài sản không khai thác được, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý: Thiếu những cán bộ quản lý, kinh doanh kỹ thuật giỏi. Mặt khác nhiều cán bộ còn thụ động, mang nặng thói quen bao cấp.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới và chưa có hiệu quả thực sự.
II. Thực trạng xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ tại Tổng công ty Hồ Tây
1. Thu thập và xử lý thông tin
1.1 Triển khai bản phân tích công việc
Chúng ta đều biết thông tin có tính quan trọng mang tính chất quyết định như thế nào nếu chúng ta thu thập không đầy đủ, không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Trước khi thu thập thông tin chúng ta cần phải lựa chọn phương pháp thu thập thông tin hợp lý. Thực tế tại Tổng công ty Hồ Tây thì tôi xét thấy nên sử dụng phương pháp bảng bỏi là phù hợp nhất, bởi nó tiết kiệm được thời gian và nó dễ dàng cho việc thu thập thông tin. Dưới đây là mẫu bảng hỏi để phục vụ cho mục đích xây dựng chức danh tiêu chuẩn do đó những thông tin cần thu thập sẽ được tập trung vào 2 bản sau:
Tổng công ty hồ tây Bản mô tả công việc
I. Phần cá nhân
1. Họ và tên:
2. Phòng:
3. Trình độ chuyên môn
4. Thâm niên công tác:
II. Phần mô tả công việc
1. Xin anh ( chị ) hãy liệt kê theo các tiêu chí sau:
a. Chức năng
b. Nhiệm vụ
c. Trách nhiệm
d. Các công việc cụ thể
2. Xin anh chị cho biết để hoàn thành công việc của mình thì anh chị phải phối hợp với bộ phận, phòng ban, cá nhân làm việc ở phòg ban nào?
Tổng công ty hồ tây Bản yêu cầu đối với người thực hiện
Xin anh (chị) cho biết với những yêu cầu về trình độ nào thì có thể thực hiện tốt công việc anh ( chị) đang thực hiện hiện nay.
Yêu cầu trình độ chuyên môn
Yêu cầu trình độ ngoại ngữ
Yêu cầu trình độ vi tính
Yêu cầu trách nhiệm
Yêu cầu thể lực
Yêu cầu trình độ phân tích tổng hợp
1.2 Đánh giá công việc
Để đánh giá được công việc một cách chính xác tôi đã lựa chọn phương pháp cho điểm được dùng ở đây là phương pháp sử dụng thang điểm thống nhất để đánh giá các yếu tố quyết định đến chất lượng công việc ở các mức độ đã được xác định. Họ là những người lao động quản lý điều hành do đó những điều kiện mà công việc đòi hỏi là những điều kiện về trí óc, trách nhiệm, thâm niên, và điều kiện làm việc là những yếu tố chủ yếu và tổng quát nhất.
Bằng phương pháp này các yếu tố công việc quyết định đến mức độ phức tạp của công việc ở Tổng công ty Hồ Tây được xác định như sau:
- Trình độ chuyên môn: Trình độ này được đánh giá thông qua 5 mức là trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ số điểm sẽ tăng dần tương ứng với mỗi bậc mà mỗi công việc đòi hỏi đây là một yếu tố quan trọng nhất nó quyết định tới mức độ phức tạp của công việc do đó nó chiếm một tỷ trọng là 50%.
Ví dụ nếu công việc đòi hỏi người thực hiện có trình độ là Đại học thì số điểm tương ứng với nó là bậc 3 nếu yêu cầu trình độ là thạc sỹ thì số điểm là bậc 4.
- Trách nhiệm với công việc là phạm vi chịu trách nhiệm với kết quả của công việc đang thực hiện.
Trong yếu tố này được chia ra làm 4 cấp bậc ứng với nó là các mức trách nhiệm khác nhau trách nhiệm càng cao mà công việc đòi hỏi thì số điểm sẽ càng cao ứng với mỗi cấp bậc là một chức danh công việc nhất định ở đây ta qui định:
Bậc 1 là nhân viên văn thư, đánh máy trong các phòng ban.
Bậc 2 là các nhân viên phụ trách công tác chuyên môn trong các phòng ban.
Bậc 3: là các trưởng và phó các phòng ban
Bậc 4: Là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc trong Tổng công ty.
Đây là một yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện công việc nó quyết định đến kết quả của công việc được hoàn thành là tốt, hoàn thành hay là yếu kém do đó tỷ trọng của nó chiếm 30% tổng số điểm.
- Thâm niêm công tác là số năm làm việc thực tế theo chuyên môn của mỗi người. Với tính chất là một công ty Nhà nước do đó nó tồn tại một điều rằng những người có thâm niên làm việc cao sẽ làm những công việc đòi hỏi phức tạp hơn trong yếu tố này được chia ra làm 5 cấp độ là:
0 - 3 năm
3 - 6 năm
6 - 9 năm
9 - 12 năm
Trên 12 năm
Yếu tố này chiếm tỷ trọng là 10% số điểm
- Điều kiện làm việc phản ánh môi trường làm việc như ánh sáng, tiếng ồn, sự thoáng mát, rủi ro và giờ giấc làm việc trong yếu tố này chia làm 3 cấp bậc:
Bậc 1 là điều kiện làm việc tốt,
Bậc 2 là bình thường
Bậc 3 là không tốt.
Yếu tố này chiếm tỷ trọng là 10%
Số điểm tối đa ở đây chọn ra là 500 điểm
áp dụng công thức khoảng cách = M- m
N - 1
Trong đó: M là điểm tối đa
m điểm tối thiểu
N Số thứ bậc
Triển khai bảng điểm
TT
Các yếu tố công việc
Tỷ trọng
Thứ bậc các yếu tố
1
2
3
4
5
1
Trình độ chuyên môn
50%
50
100
150
200
250
2
Trách nhiệm
30%
30
70
110
150
3
Thâm niêm
10%
10
20
30
40
50
4
Điều kiện làm việc
10%
10
30
50
Căn cứ vào điểm của từng người để xếp vào các thứ bậc cụ thể như sau:
Nhóm công việc
Tổng điểm của 4 yếu tố
Chuyên viên cao cấp
400 - 500
Chuyên viên chính
300 - 400
Chuyên viên
200- 300
Cán sự
100 - 200
Qua quá trình điều tra tổng hợp đánh giá cho điểm tôi đã có một bảng tổng kết về tình hình các chức danh trong tổng công ty Hồ Tây cụ thể như sau:
Phòng ban
số lượng lao động
Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên chính
Chuyên viên
Cán sự
Khác
P.tài chính kế toán
11
-
2
6
1
Phòng KHĐT
14
-
3
11
-
-
Văn phòng
20
-
3
5
4
8
Tr.đó: P. TCLĐ
3
-
-
3
-
-
- Ban giám đốc và HĐQT
4
4
-
-
-
-
Chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của một số phòng ban ở Tổng công ty Hồ tây như sau:
1. Phòng kế toán tài chính
1.1 Cán sự kế toán
* Chức trách:
Là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của Tổng công ty Hồ Tây, chịu trách nhiệm thựchiện công việc của một phần hành kế toán của các đơn vị thành viên theo nhiệm vụ được giao, Cụ thể là:
- Xây dựng kế hoạch để triển khai công việc được giao.
- Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện công việc được giao.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ theo đúng nguyên tắc qui định của Nhà nước, của Tổng công ty Hồ tây về nghiệp vụ kế toán.
- Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán viên ngạch cao hơn.
* Hiểu biết
- Nắm được những vấn đề cơ bản trong chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Tổng công ty trong từng thời kỳ.
- Nắm được hệ thống kế toán của Nhà nước, chế độ kế toán áp dụng trong Tổng công ty.
- Hiểu tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý, qui trình công nghệ, các định mức, kinh tế - kỹ thuật, tài chính của Tổng công ty.
- Nắm được phương pháp nghiệp vụ kế toán, nắm được các chuẩn mực kế toán phổ biến được áp dụng trong lĩnh vực được phân công.
- Hiểu được thủ tục, nguyên tắc hành chính trong doanh nghiệp.
* Làm được
- Thực hiện được các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo đúng chức trách của cán sự kế toán.
- Xây dựng được kế hoạch, các biện pháp cụ thể để thực hiện các nội dung công tác được giao.
- Thu thập, kiểm tra, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc thành phần hành kế toán được phân công.
- Tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho kế toán phần hành, phần việc kế toán theo nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức công việc kế toán ( lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, lâp báo cáo, bảo quản, lưu trữ ... ) thuộc phạm vi các phần hành phần việc kế toán được phân công.
- Lập được các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán định kỳ theo phần hành nhiệm vụ kế toán được giao, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về độ chính xác, trung thực của các số liệu kế toán.
* Yêu cầu trình độ
- Có trình độ trung cấp tài chính - kế toán trở lên
- Biết soạn thảo văn bản trên máy vi tính.
1.2 Chuyên viên kế toán
* Chức trách
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của Tổng công ty Hồ tây chịu trách nhiệm thực hiện công việc của một phần hành kế toán theo nhiệm vụ được giao cụ thể là:
Tham gia xây dựng kế hoạch công tác kế toán, tổ chức kế toán, hệ thống biểu báo cáo, báo cáo sổ sách kế toán và phương pháp kế toán của các đơn vị trực thuộc cũng như của tổng công ty
Tham gia kiểm tra, thẩm định các báo cáo kế toán của các đơn vị mà mình chuyên quản về sản xuất kinh doanh, tham gia kiểm tra công tác kế toán trong tổng công ty và kiểm tra nghiệp vụ, hoạt động bộ máy nghiệp vụ kế toán ở các đơn vị trực thuộc tổng công ty mà mình chuyên quản
Tham gia nghiên cứu các quy định chính sách kế toán, chính sách thuế của Nhà nước ứng dụng vào công tác kế toán đơn vị trực thuộc và của tổng công ty
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị mà mình chuyên quản thực hiện các chủ trương, biện pháp điều lệ chế độ kế toán của Nhà nước và của tổng công ty
Định kỳ phân tích tình hình thực hiện công tác kế toán, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch thu, chi, lợi nhuận các đơn vị trực thuộc, tổng công ty
Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngạch cao hơn
Phối hợp với các viên chức nghiệp vụ khác liên quan
* Hiểu biết
Hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước của Ban tài chính, của tổng công ty
Nắm được hệ thống kế toán của Nhà nước, chế độ kế toán áp dụng trong tổng công ty và các đơn vị trực thuộc
Hiểu biết tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị trực thuộc tổng công ty
Hiểu biết về quy trình tổ chức công tác kế toán, mô hình tổ chức bộ máy kế toán các đơn vị trực thuộc tổng công ty
Nắm được các phương pháp nghiệp vụ kế toán
* Làm được
Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chức trách
Tham gia xây dựng được kế hoạch công tác kế toán, các chế độ kế toán kinh doanh, tổ chức kế toán, hệ thống bảng biểu báo cáo, sổ sách kế toán và phương pháp kế toán của các đơn vị chuyên quản, của tổng công ty
Tham gia kiểm tra, thẩm định được các báo cáo kế toán của các đơn vị chuyên quản về sản xuất kinh doanh, tham gia kiểm tra công tác kế toán trong tổng công ty và kiểm tra nghiệp vụ, hoạt động bộ máy nghiệp vụ kế toán ở các đơn vị trực thuộc .
Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện các chủ trương, biện pháp, điều lệ, chế độ ké toán của Nhà nước và tổng công ty.
Tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phần hành, phần việc kế toán theo nhiệm vụ được giao
Tổ chức công việc kế toán như lập , luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp tài liệu , số liệu, lập báo cáo...thuộc phạm vi phần việc kế toán được giao.
Lập được các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán định kỳ theo nhiệm vụ kế toán được giao, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về độ chính xác, trung thực của các số liệu kế toán.
Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị chuyên quản theo nhiệm vụ được giao.
*Yêu cầu trình độ
Tốt nghiệp đại học tài chính kế toán hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán thuộ các trường đại học quản lý kinh tế khác.
Có thâm niên công tác vê lĩnh vực kế toán từ 3 năm trở lên
Biết một ngoại ngữ ở trình độ đọc,hiểu được tài liệu, sách chuyên môn
Biết sử dụng các phần mềm tin học phục vụ công tác kế toán.
1.3Chuyên viên chính kế toán
*Chức trách
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của tổng công ty Hồ Tây chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và điều hành kế toán theo nhiệm vụ được giao cụ thể là:
_ Chủ trì, tham gia xây dựng kế hoạch công tác kế toán, các chế độ kee táon kinh doanh , tổ chức kế toán, hệ thống biểu báo cáo sổ sách kế toán và phưong pháp kế toán ở các đơn vị trực thuộc
_Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, kiểm tra các báo cáo kế toán của các đơn vị thành viên về sản xuất kinh doanh ; tham gia kiểm tra công tác kế toán trong tổng công ty và kiểm tra nghiệp vụ , hoạt động bộ máy nghiệp vụ kế toán ở các đơn vị thành viên.
_ Tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện chủ trưong biện pháp điều lệ, chế độ kế toán của Nhà nước và tổng công ty nhằm nâng cao việc quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế của các đơn vị trực thuộc, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
_ Tổ chức nghiên cứu các chính sách về thuế, các quy định về công tác kế toán của Nhà nước ứng dụng vào công tác kế toán của đơn vị trực thuộc Tổng công ty
_ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ kế toán do Nhà nước quy định và Tổng công ty ban hành
_Tổ chức phân tích tình hình thực hiện công tác kế toán đánh giá kết quả thực hiện các kết quả thu chi lợi nhuận
_Chịu sự chỉ đạo của viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngạch cao hơn.
* Hiểu biết
- Hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Tổng công ty, nắm được phương hướng, chiến lược, qui hoạch và các định hướng phát triển của Công ty trong từng giai đoạn thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
- Nắm chắc hệ thống kế toán của Nhà nước, chế độ kế toán áp dụng trong Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Hiểu biết thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên
Hiểu biết về quy trình tổ chức công tác kế toán, mô hình tổ chức bộ máy kế toán các đơn vị thành viên của tổng công ty.
Nắm vững phương pháp nghiệp vụ kế toán. nắm được các chuẩn mực kế toán quốc tế phổ biến được áp dụng trong tổng công ty
* Làm được
Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chức trách
Xây dựng được kế hoạch công tác kế toán, các chế độ kế toán kinh doanh, tổ chức kế toán, hệ thống biểu báo cáo sổ sách kế toán và phương pháp kế toán của các đơn vị trực thuộc cũng như của tổng công ty
Tham gia kiểm tra, thẩm định được các bảo cáo kế toán thông kê của các đơn vị trực thuộc về sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tham gia kiểm tra công tác kế toán thông kê trong tổng công ty và kiểm tra nghiệp vụ, hoạt động bộ máy nghiệp vụ kế toán của các đơn vị trực thuộc.
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra,đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện các chủ trương, biện pháp, điều lệ chế độ kế toán của Nhà nước và tổng công ty
Tổng hợp và phân tích số liêu kế toán phục vụ cho kế toán phần hành, phần việc kế toán theo nhiệm vụ được giao
Tổ chức công việc kế toán như lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo...Thuộc phạm vi các phần hành, phần việc kế toán được giao
Lập được báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán định kỳ theo phần hành, nhiệm vụ kế toán được giao; Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về độ chính xác, trung thực của các số liệu kế toán
Tổ chức phân tích, đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý để sử dụng tiết kiệm có hiệu qủa các nguồn vốn hoặc kinh phí
Hướng dẫn kiểm tra về nghiệp vụ kế toán cho các kế toán viên ngạch thấp hơn thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức kế toán
* Yêu cầu trình độ:
Có thời gian ở ngạch chuyên viên kế toán ít nhất là sáu năm
Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ đọc, nghe và giao tiếp về lĩnh vực chuyên môn
Sử dụng thành thạo các công cụ tin học để thực hiện các nhiệm vụ được giao
Qua đào tạo, bồi dưỡng quản lý kinh tế, quản lý hành chính ở ngạch chuyên viên chính
Có đề tài hoặc công trình trong công tác quản lý hoặc vục vụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty
2 Phòng tổ chức lao động tiền lương:
2.1 Chuyên viên lao động tiền lương
* Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của tổng công ty Hồ Tây chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có mức độ phức tạp trung bình trong lĩnh vực lao động- tiền lương của tổng công ty. Cu thể là:
- Tham gia xây dưng, tổ chức thực hiên các phương án lao động - tiền lương, kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty thuộc lĩnh vực lao động - tiền lương
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc và đề sức các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiên tốt các phương án,kế hoạch, các nội dung của công tác lao động tiền lương theo đúng quy định của Nhà nước, tổng công ty
- Tham gia xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực lao động - tiền lương trong phạm vi nhiệm vụ được giao
- Phối hợp với các viên chức khác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo đúng chức trách
*Hiểu biết:
- Hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tổng công ty trong từng thời kỳ; Nắm được phương hướng, chiến lược, quy hoạch và các định hướng phát triển của tổng công ty trong từng giai đoạn thuộc lĩnh vực công tác lao động - Tiền lương
- Nắm vững nghiệp vụ lao động - tiền lương và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về lĩnh vực được giao phụ trách
- Nắm được kiến thức về lý luận, thực tiễn công tác lao động tiền lương và các thủ tục hành chính trong doanh nghiệp.
- Biết phương pháp tổ chức, kiểm tra, chỉ đạo triển khai nghiệp vụ tiền lương
-Có khả năng phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công
* Làm được:
- Thực hiện được các công tác nghiệp vụ chuyên môn được quy định ở phần chức trách đã nêu
- Xây dựng được kế hoạch, các biện pháp cụ thể để thực hiện công việc được giao
- Lập được kế hoạch xây dựng từng định mức lao động cụ thể, tham gia xác định nhu cầu sử dụng lao động về số lượng, chức danh và chi phí tiền lương trong tổng công ty
- Hàng tháng xác lập và phân phối tiền lương cho các phòng ban trong tổng công ty
-Theo dõi và giải quyết các thắc mắc về tiền lương, thưởng
- Xếp lương cho số lao động mới được tuyển dụng
* Yêu cầu trình độ:
- Có trình độ đại học trở lên
Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lao đông - tiền lương
Biết một ngoại ngữ ở trình độ đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn
Đã qua khoá đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính
Sử dụng được công cụ tin học để thực hiện được các nhiệm vụ
chuyên môn
- Có thực tế công tác trong lĩnh vực lao động - tiền lương ít nhất 3 năm
2.2. Chuyên viên tổ chức cán bộ
* Chưc trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của tổng công ty Hồ Tây chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có mức độ phức tạp trung bình trong lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý và quản lý cán bộ. Cụ thể là:
- Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định về: Chức năng nhiệm vu, các mô hình tổ chức quản lý, tổ chức lao động khoa học, các điều lệ, quy chế tổ chức, nội quy công tác của tổng công ty
-Tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy của công tác quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo các lĩnh vực được phân công
-Tham gia với các bộ phận khác trong lĩnh vực công tác được giao và quản lý tổ chức nhân sự của khối văn phòng tổng công ty
- Phối hợp các viên chức khác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo đúng chức trách
* Hiểu biết:
- Hiểu được đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước và của tổng công ty, nắm được phương hướng,chiến lược và các định hướng phát triển của tổng công ty trong từng giai đoạn thuộc lĩnh vực tổ chức quản lý và công tác quản lý cán bộ
-Nắm vững nghiệp vụ tổ chức bộ máy quản lý, nghiệp vụ quản lý cán bộ
- Nắm được hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tổ chức cán bộ và hiểu biết các hệ thống các nghiệpvụ khác có liên quan thuộc phạm vi công việc được giao
Nắm chắc điều lệ tổ chức hoạt động của tổng công ty
Có khả năng phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công
* Làm được:
-Thực hiện được các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo đúng chức trách của chuyên viên tổ chức cán bộ
- Xây dựng được kế hoạch, các biện pháp cụ thể đẻ thực hiện các nội dung công việc được giao
-Soạn thảo được các văn bản nghiệp vụ về tổ chức hoạt động, về cán bộ, về nhân sự của tổng công ty
-Tham gia xây dựng thực hiện và hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ
*Yêu cầu trình độ:
-Có trình độ đại học trở nên
-Đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức cán bộ
-Đã qua khoá đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính
-Biết một ngoại ngữ ở trình độ đọc hiểu được tài liệu chuyên môn
-Sử dụng được công cụ tin học để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
-Có thực tế công tác trong lĩnh vực tổ chức cán bộ ít nhất ba năm
2. 3,Chuyên viên huấn luyện đào tạo
*Chức trách
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của tổng công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có mức độ phức tạp trung bình trong lĩnh vực quản lý công tác đào tạo của tổng công ty. Cụ thể là:
-Tham gia xây dựng, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy trình, thể lệ quản lý nghiệp vụ về đào tạo nhân lực của tổng công ty
-Tham gia việc nghiên cứu xây dựng, cái tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp ứng dụng tiến bộ khoa học ứng dụng vào lĩnh vực đào tạo
-Tham gia xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trong tổng công ty
-Phối hợp với các viên chức khác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo đúng chức trách
* Hiểu biết
-Hiểu được đường lối, chủ chương, chính sách của Nhà nước và của tổng công ty; Nắm được phương hướng, chiến lược và các định hướng phát triển của tổng công ty trong từng giai đoạn thuộc lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
-Nắm vững nghiệp vụ quản lý đào tạo và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý
-Nắm được kiến thức về lý luận, thực tiễn công tác quản lý đào tạo và các thủ tục hành chính trong tổng công ty
-Biết phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra chỉ đạo triển khai nghiệp vụ quản lý đào tạo
-Có khả năng phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công
* Làm được:
-Thực hiện được công tác nghiệp vụ, chuyên môn được quyđịnh ở phần chức trách cho chuyên viên huấn luyện đào tạo
-Xây dưng kế hoạch, các biện pháp cụ thể để thực hiện công việc được giao
-Xây dựng được các chương trình đào tạo cụ thể như: Nội dung đào tạo, đối tác giảng dạy, kế hoạch mở lớp, kinh phí tổ chức....Theo dõi kiểm tra giám sát và phân tích đánh giá chất lượng lập đựơc báo cáo kết quả của những chương trình đào tạo được phân công phụ trách
-Chuẩn bị được các nội dung tổng hợp , đánh giá công tác chuyên môn ,nghiệp vụ và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng ,hiệu quả các mặt công tác nhằm đảm bảo công tác đào tạo đáp ứng được các yêu cầu của từng thời kỳ
Yêu cầu trình độ:
Có trình độ Đại học trở lên
Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo
Đã qua khoá đào tạo , bồi dưõng quản lý hành chính
Biết một ngoại ngữ ở trình độ đọc, hiểu được các tài liệu chuyên môn
Sử dụng được các công cụ tin học để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Có thực tế công tác trong lĩnh vực quản lý huấn luyện đào tạo it nhất ba năm
III. một số kiến nghị nhằm áp dụng bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ tại tổng công ty hồ tây
Sau khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ điều đầu tiên để áp dụng là Tổng công ty phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
Nhìn chung không phải những người đạt được mức điểm để xếp vào hạng chức danh đều thoả mãn được các điều kiện mà bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ mà Nhà nước ban hành. Chẳng hạn như điều kiện về ngoại ngữ là một ví dụ điển hình, nếu ở bậc chuyên viên đòi hỏi người thực hiện phải đọc, nói , viết, thông thạo một ngoại ngữ . Có thể với điều kiện đó nó phù hợp với một số công ty , bộ phận nào đó , tuy nhiên điều kiện về ngoại ngữ như thế không phù hợp có thể nói là quá cao do đó trong khi tiến hành xây dựng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh
Dựa vào bản chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ta có thể thấy có một số viên chức không đủ điều kiện đối với ngạch công việc của mình do đó Tổng công ty cần có các biện pháp như : Về đào tạo và đào tạo lại để viên chức thực hiên công việc một cách tốt hơn cũng như đáp ứng được các điều kiện
Tổng công ty nên dựa vào bản tiêu chuẩn chức danh để có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng ban , các nhân viên trong mỗi phòng ban nhằm tránh sự lãng phí về nhân lực về thời gian làm việc của viên chức trong Tổng công ty điều đó sẽ giúp cho Tổng công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình
Cân phải có một khoảng cách lương hợp lý giữa các hạng chức danh để
khuyến khích nhân viên trong tổng công ty nỗ lực phấn đấu trong việc thực hiện công việc.
phần kết luận
Với những ý nghĩa của việc xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mang lại . Với những yêu cầu bắt buộc của chính phủ điều đó đòi hỏi Tổng công ty phải tiến hành xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh một cách khoa học và đáp ứng được điều kiện mà bản tiêu chuẩn chức danh do bộ lao động - thương binh và xã hội đặt ra . Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ , phối hợp các phương pháp thu thập và xử lý thông tin có độ chính xác cao , ngoài ra người xây dựng cần phải phối hợp chặt chẽ với các cán bộ quản lý các phòng ban như thế thì bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ sau khi đã xây dựng mới mang tính khả thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29877.doc