MỤC LỤC
Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Lời cảm ơn
Thuật ngữ và định nghĩa i
Danh mục viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
Danh mục hình vẽ vi
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đeà 001
I.2 Tính cấp thiết của đề tài 002
I.3 Mục tiêu của đề tài 003
I.4 Ý nghĩa khoa học - thực tiễn 003
I.4.1 Ý nghĩa khoa học 003
I.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 003
I.5 Nội dung của đề tài 004
I.6 Đối tượng nghiên cứu 004
I.7 Phương pháp nghiên cứu 004
I.7.1 Phương pháp luận 004
II.7.2 Phương pháp cụ thể 007
I.8 Giới hạn của đề tài 007
I.9 Phương hướng phát triển 007
I.10 Bố cục của đề tài 007
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1 Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (EMS) 009
II.1.1 Giới thiệu về EMS 009
II.1.2 Nguyên tắc của EMS 010
II.2 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001 012
II.2.1 Giới thiệu về ISO 012
II.2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 012
II.3 Các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 015
II.4 Sự cần thiết của HTQLMT trong xu hướng hội nhập toàn cầu 016
II.5 Tính tương thích của TC ISO 14001: 2004 với các Hệ thống quản lý khác 018
II.6 Xu hướng phát triển của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 019
II.7 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Thế giới và Việt Nam 020
II.7.1 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới 020
II.7.2 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại Việt Nam 021
II.8 Một vài nghiên cứu về áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 022
II.8.1 Nghiên cứu của Ủy ban kỹ thuật 207 trực thuộc tổ chức ISO 023
II.8.1.1 Nội dung chính của cuộc điều tra 024
II.8.1.2 Kết quả của cuộc điều tra 024
II.8.2 Nghiên cứu về lợi ích và hạn chế của việc áp dụng ISO 14001
đối với một số Doanh nghiệp Tp.HCM 026
II.8.2.1 Mục đích của nghiên cứu 026
II.8.2.2 Phương pháp nghiên cứu 026
II.8.2.3 Kết quả nghiên cứu 027
II.9 Những lợi ích và khó khăn của việc thực hiện Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 029
II.9.1 Lợi ích của việc thực hiện Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 029
II.9.1.1 Tinh giản thủ tục, hạn chế trùng lặp 030
II.9.1.2 Đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội 030
II.9.1.3 Bảo vệ môi trường tốt hơn 031
II.9.1.3.1 Ngăn ngừa ô nhiễm 031
II.9.1.3.2 Tiết kiệm chi phí đầu vào 032
II.9.1.4 Chứng minh sự tuân thủ pháp luật 032
II.9.1.5 Lợi ích nội bộ 032
II.9.1.6 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước 032
II.9.1.7 Gia tăng thị phần 032
II.9.1.8 Xây dựng niềm tin cho các bên có liên quan 033
II.9.1.9 Giảm thiểu chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích lũy 033
II.9.2 Những khó khăn của việc thực hiện Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 033
II.9.2.1 Chi phí gia tăng 033
II.9.2.2 Phát sinh hàng rào thương mại phi thuế quan 034
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM
III.1 Giới thiệu về ngành Thép 035
III.1.1 Tầm quan trọng của sản phẩm Thép 035
III.1.2 Quá trình xây dựng và phát triển ngành Thép 035
III.2 Tổng quan về tình hình sản xuất – tiêu thụ Thép trên thế giới và Việt Nam 037
III.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ Thép trên thế giới 037
III.2.2 Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ Thép tại Việt Nam 038
III.3 Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam 044
III.3.1 Quan điểm chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn đến 2020 044
III.3.2 Mục tiêu phát triển ngành Thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 045
III.4 Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược 046
III.4.1 Giải pháp về vốn đầu tư 046
III.4.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 046
III.4.3 Giải pháp về khoa học, công nghệ 046
III.4.4 Giải pháp về cơ chế chính sách 047
III.5 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất Thép 047
III.5.1 Quy trình sản xuất Thép 047
III.5.2 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường 052
III.5.2.1 Nước thải 052
III.5.2.2 Khí thải 052
III.5.2.3 Tiếng ồn và độ rung 054
III.5.2.4 Điều kiện môi trường, vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng 054
III.5.2.5 Chất thải rắn 055
III.5.2.6 Dầu nhớt thải trong vận hành sản xuất 055
III.6 Thuận lợi và khó khăn của ngành Thép khi áp dụng ISO 14001: 2004 055
CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO NGUỒN LỰC VÀ PHÂN LOẠI NHÓM ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ISO 14001:2004
IV.1 Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001:2004 058
IV.1.1 Khả năng về tài chính 058
IV.1.2 Khả năng về nhân lực 058
IV.1.3 Cam kết của lãnh đạo 059
IV.2 Sự cần thiết phải có chương trình đào tạo 059
IV.3 Các loại hình đào tạo hiện nay 060
IV.3.1 Đào tạo trực tiếp tại tổ chức/ Doanh nghiệp 060
IV.3.2 Đào tạo từ xa 060
IV.3.3 Gởi cán bộ học khóa tập huấn về môi trường ở trung tâm chuyên môn 060
IV.4 Cơ sở của việc phân nhóm 060
IV.4.1 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Doanh nghiệp 061
IV.4.2 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại cấp quản lý trung gian 061
IV.4.3 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp cơ sở 061
IV.5 Phân loại Nhóm đào tạo nhận thức ISO 14001 062
CHƯƠNG V: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ISO 14001: 2004
V.1 Ban lãnh đạo 064
V.1.1 Mục đích đào tạo 064
V.1.2 Phạm vi đào tạo 064
V.1.3 Nội dung đào tạo 064
V.1.3.1 Nắm rõ các điều luật, nghị định của chính phải liên quan đến môi trường 064
V.1.3.2 Lý do phải chứng nhận ISO 14001 067
V.1.3.3 Trách nhiệm và vai trò của Ban lãnh đạo trong việc thực hiện ISO 14001 067
V.1.3.3.1 Cam kết của Ban lãnh đạo 067
V.1.3.3.2 Đưa ra chính sách môi trường 068
V.1.3.3.3 Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và ra quyết định 068
V.1.3.3.4 Duyệt hồ sơ đánh giá nội bộ 073
V.2 Ban quản lý ISO 073
V.2.1 Mục đích đào tạo 073
V.2.2 Phạm vi đào tạo 073
V.2.3 Nội dung đào tạo 073
V.2.3.1 Nắm các yêu cầu chung của Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 073
V.2.3.2 Cách thức xây dựng Sổ tay môi trường 082
V.2.3.3 Hướng dẫn xây dựng Hệ thống tài liệu 087
V.2.3.4 Cập nhật luật định 090
V.2.3.5 Nhận dạng các khía cạnh Môi trường và xác định các khía cạnh Môi trường có ý nghĩa 090
V.2.3.6 Nhận dạng sự cố môi trường và lập kế hoạch phòng ngừa/ khắc phục 094
V.2.3.7 Lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên 097
V.2.3.8 Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn 099
V.2.3.8.1 Chất thải có giá trị kinh tế 099
V.2.3.8.2 Chất thải bỏ hoàn toàn 100
V.2.3.9 Tuyên truyền thông tin đến mọi người 100
V.2.3.9.1 Tiếp nhận thông tin 100
V.2.3.9.2 Tiếp nhận thông tin bên ngoài 100
V.2.3.9.3 Thông tin nội bộ 101
V.2.3.10 Hoạch toán quản lý môi trường 101
V.2.3.10.1 Giới thiệu hoạch toán quản lý môi trường 101
V.2.3.10.2 Các công cụ của hoạch toán quản lý môi trường 103
V.2.3.11 Kiểm toán môi trường và ghi chép hồ sơ 110
V.2.3.11.1 Định nghĩa 110
V.2.3.11.2 Các lợi ích có được từ kiểm toán môi trường 110
V.2.3.11.3 Các yếu tố cần thiết của một cuộc kiểm toán môi trường 111
V.2.3.11.4 Quản lý một chương trình đánh giá nội bộ 111
V.2.3.12 Xây dựng kế hoạch huấn luyện và đào tạo phục vụ công tác cải tiến 114
V.3 Khối văn phòng 116
V.3.1 Mục đích đào tạo 116
V.3.2 Phạm vi đào tạo 116
V.3.3 Nội dung đào tạo 116
V.3.3.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì 116
V.3.3.2 Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn ISO 14001 là gì 117
V.3.3.3 Lợi ích của nhân viên từ việc áp dụng ISO 14001 117
V.3.3.4 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên 117
V.3.3.4.1 Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp 117
V.3.3.4.2 Kế hoạch thực hiện ISO của Doanh nghiệp 117
V.3.3.4.3 Nhận dạng các khía cạnh môi trường 117
V.3.3.4.4 Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên 119
V.3.3.4.5 Nhận dạng sự cố 120
V.3.3.4.6 Công tác phòng cháy chữa cháy và đối phó với tình trạng khẩn cấp 120
V.4 Khối Công nhân 122
V.4.1 Mục đích đào tạo 122
V.4.2 Phạm vi đào tạo 122
V.4.3 Nội dung đào tạo 123
V.4.3.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì 123
V.4.3.2 Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn ISO 14001 là gì 123
V.4.3.3 Lợi ích của công nhân từ việc áp dụng ISO 14001 123
V.4.3.4 Vai trò và trách nhiệm của công nhân 124
V.4.3.4.1 Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp 124
V.4.3.4.2 Kế hoạch thực hiện ISO của Doanh nghiệp 124
V.4.3.4.3 Nhận dạng các khía cạnh môi trường 124
V.4.3.4.4 Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên 125
V.4.3.4.5 Nhận dạng sự cố 127
V.4.3.4.6 Ngăn ngừa rủi ro 127
V.4.3.4.7 Phương pháp sơ cứu với tình trạng khẩn cấp 128
V.4.3.4.8 Công tác phòng cháy chữa cháy 131
CHƯƠNG VI: ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀO PHẦN MỀM ACCESS ĐỂ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG BÀI GIẢNG
VI.1 M ục đích chương trình 133
VI.2 Nội dung chương trình 133
VI.3 Cách sử dụng chương trình 133
VI.4 Thông tin chương trình 137
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
VII.1 Kết Luận 138
VII.2 Kiến nghị 139
VII.3 Những vấn đề còn tồn tại 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
70 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên ngành thép Việt Nam phục vụ công tác áp dụng iso 14001: 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông đáp ứng yêu cầu an toàn)
- Thay mới các thiết bị quá cũ, quá thời hạn sử dụng
- Phải lưu hồ sơ, công tác theo dõi, kiểm tra
V.2.3.7 Lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
Các Doanh nghiệp sản xuất Thép sử dụng các loại tài nguyên sau:
Nước
Điện
Không khí
Phôi Thép
Dầu nhớt
a) Nước
Lượng nước sử dụng được kiểm tra hàng tháng qua đồng hồ đo và có biện pháp khắc
phục khi đường ống chuyển tải bị sự cố, rò rỉ.
Mọi công nhân viên trong tổ chức phải thi hành chính sách tiết kiệm nước
Thiết kế vòi nước với lượng nước ra vừa đủ rửa, khi vệ sinh xong nhớ khoá cẩn thận
(cần ghi chú tiết kiệm nước ở những nơi làm vệ sinh của công nhân viên)
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 98
Trong quy trình sản xuất, cần có biện pháp xử lý, tái sử dụng nguồn nước cho toàn
bộ quá trình hay trong công đoạn của quy trình nào đó như quy trình làm mát chẳng
hạn.
Nếu Doanh nghiệp/ tổ chức sử dụng 2 nguồn nước thì xác định và ghi chú rõ nguồn
nào cho sản xuất, nguồn nào cho sinh hoạt.
b) Điện
Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
Khi ra về phải tắt các thiết bị điện như quạt, đèn, máy vi tính, máy lạnh, máy
photo…(chỉ trừ trường hợp nơi có nhân viên trực và sản xuất ca đêm)
Kiểm soát tiêu hao năng lượng điện theo thống kê hàng tháng, cắt giảm ở những khu
vực thừa, không sử dụng
Thay thiết bị, máy móc cũ tiêu hao nhiều năng lượng bằng những thiết bị ít tiêu hao
năng lượng hơn.
Dán quy định, chính sách tiết kiệm điện ở mỗi phòng ban, nơi sản xuất
c) Không khí
Các phương tiện làm việc của tổ chức không góp phần làm ô nhiễm môi trường
không khí, gây hiệu ứng nhà kính, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng như: tủ
lạnh không sử dụng chất CFC, máy Fax, photocopy ít thải ra O3
Trong hoạt động sản xuất, dịch vụ sử dụng các chất ít gây ô nhiễm không khí hoặc
chất thải phải qua hệ thống xử lý.
Tổ chức cho công nhân, nhân viên nhà máy tham gia vào các chiến dịch, phát động
phong trào xanh - sạch - đẹp của địa phương.
d) Phôi Thép
Nên áp dụng chính sách hạn chế phế phẩm như là một hoạt động bảo vệ tài nguyên
Phế phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng tái sản xuất hay bán làm nguyên
liệu cho sản phẩm khác.
e) Dầu nhớt
Dầu: Kiểm soát tiêu hao năng lượng dầu đốt FO theo quy định, việc theo dõi dầu đốt
được thống kê theo ca sản xuất
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 99
Theo dõi hiệu suất của lò đốt
Nhớt dùng để bôi trơn nên thu hồi tối đa và tái sử dụng lại
V.2.3.8 Lập kế hoạch quản lý chất thải
V.2.3.8.1 Chất thải có giá trị kinh tế
a) Khối văn phòng
Giấy: là chất dễ cháy, được thải ra khi không còn sử dụng hoặc không còn tận dụng
được (2 mặt) hay những tài liệu lỗi thời được hủy đi cho vào thùng quy định (riêng
biệt, đã phân loại rác), được đặt ở góc phòng ban (kho) dễ thải bỏ và tập trung giấy ở
tất cả các phòng ban vào một chỗ quy định. Thời gian bán theo quy định của Doanh
nghiệp
Rubăng và các vật liệu trang khí khác nên thu gom lại để sử dụng cho lần sau.
Linh kiện máy móc: các linh kiện như bàn phím, màn hình, CPU, máy in hư nên sửa
và tận dụng, trường hợp không còn tận dụng được nữa thì thay mới và được bán phế
liệu theo thời gian định kì của Doanh nghiệp.
b) Khối công nhân
Sơn: đây là những chất dễ cháy và bay hơi được chứa vào thùng có nắp đậy và đặt ở
nơi thoáng mát, dễ thao tác, sau khi đầy được tập trung vào nơi quy định.
Phụ tùng thay thế các máy móc sản xuất, thùng chứa các nguyên vật liệu là các loại
lưỡi cưa gãy, lưỡi bào, các phụ tùng thay thế, thùng chứa bằng kim loại hay
nhựa…được thu gom để vào nơi khô ráo và bán dưới dạng phế liệu.
Dầu nhớt bảo trì máy: thải ra từ các hoạt động bảo trì, sửa chữa, thay thế các loại
máy móc, phương tiện vận tải, dầu nhớt rơi vải tại các khu vực làm việc và thu gom
nơi hồ xử lý nước, chúng được thu gom và chứa trong thùng nhựa hay phi sắt (có kí
hiệu màu riêng biệt để không bị nhầm)
Các sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất được tập trung vào một nơi riêng. Kiểm tra
sửa chữa hoặc tháo rời các linh kiện, bộ phận, sử dụng vào trong chuỗi quá trình sản
xuất hoặc ứng dụng vào mục đích khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm của Doanh nghiệp. Các sản phẩm này để khu vực riêng.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 100
V.2.3.8.2 Chất thải bỏ hoàn toàn
a) Rác sinh hoạt
Rác thành phần rác nylon, rác làm vườn, thực phẩm thừa…cho vào túi xốp (quy định
màu riêng biệt) để nơi quy định và để công ty vệ sinh đến thu gom.
b) Rác y tế
Rác y tế chủ yếu là bông băng, kim tiêm, các loại vỏ thuốc…để theo nơi quy định
được thu gom và quản lý theo quy định của Bộ y tế.
c) Kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước, thành phần được thải ra trong quá trình cán
Thép…phải qua hệ thống xử lý thu hồi các kim loại trước khi thải ra ngoài môi
trường
V.2.3.9 Tuyên truyền thông tin đến mọi người
V.2.3.9.1 Tiếp nhận thông tin
Khi tiếp nhận tất cả các thông tin môi trường gởi cho tổ chức, tùy theo nội dung từng
thông tin, Ban quản lý ISO sẽ trực tiếp giải quyết hoặc chuyển đến các phòng ban có
liên quan để trả lời.
Trường hợp không giải quyết được Ban quản lý ISO đưa vấn đề vào cuộc họp hàng
tháng của Doanh nghiệp để đưa ra phương án giải quyết. Nếu trường hợp đặt biệt, thì
Ban ISO triệu tập cuộc họp khẩn cấp cùng các bên có liên quan.
Các phòng ban được chỉ định giải quyết các thông tin môi trường phải thu thập dữ
liệu, bằng chứng kết quả thích hợp, báo cáo hướng giải quyết về Ban quản lý ISO
Đại diện Ban quản lý ISO lập và lưu trữ hồ sơ sau khi xem xét lại các kết quả và
những thông tin môi trường đã được giải quyết.
Sau cùng, đại diện Ban quản lý ISO sẽ phúc đáp những thông tin với những bên yêu
cầu.
V.2.3.9.2 Trả lời thông tin bên ngoài
Đối với những thông tin từ chối hay được chấp nhận, Ban quản lý ISO cung cấp
thông tin cho bên yêu cầu bằng văn bản
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 101
Đối với các nhà thầu hay các bên ở vùng lân cận có những hoạt động không phù hợp
về môi trường hoặc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có tác động đáng kể đến môi
trường. Đại diện Ban quản lý ISO gởi văn bản đến các bên liên quan với nội dung
nêu lên sự quan tâm của Doanh nghiệp về môi trường và yêu cầu họ hợp tác giải
quyết.
Các thông tin, văn bản của bên ngoài hay trả lời về các tác động môi trường sẽ lập
thành tài liệu và lưu hồ sơ vào bộ hồ sơ “Thông tin quản lý môi trường”.
V.2.3.9.3 Thông tin nội bộ
Tất cả thông tin nội bộ từ các phòng ban về môi trường liên quan đến HTQLMT của
Doanh nghiệp, được chuyển đến Ban ISO xem xét và trả lời thông tin.
Ban ISO sẽ báo cáo cho lãnh đạo những thông tin đã giải quyết và xin ý kiến phổ
biến thông tin.
Ban ISO sẽ truyền thông tin môi trường đến tất cả nhân viên bằng các phương tiện
sau:
- Bảng thông báo
- Thư điện tử
- Buổi họp nhân viên – công nhân
- Bảng chỉ dẫn
- Panô, băngrôn..
- Huấn luyện truy cập văn bản luật, nâng cao nhận thức
Nội dung thông tin môi trường được truyền đến cho nhân viên – công nhân:
- Chính sách môi trường
- Kế hoạch thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT
- Nhận dạng sự cố và các khía cạnh môi trường
- Biết được các tác động môi trường do các yếu tố môi trường gây ra
- kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Văn bản các luật định, nghị định của pháp luật.
V.2.3.10 Hoạch toán quản lý môi trường (EMA: Envirometal Management
Accounting)
V.2.3.10.1 Giới thiệu hoạch toán quản lý môi trường
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 102
Định nghĩa: Là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và
việc thực hiện các hệ thống hoạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan
đến các vấn đề môi trường.
(Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC))
Hoạch toán quản lý môi trường (EMA): là nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng
2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ:
- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và vật
liệu (bao gồm chất thải)
- Thông tin tiền tệ về chi phí liên quan đến môi trường, lợi nhuận và tiết kiệm.
(Cơ quan phát triển bền vững của liên hiệp quốc (UN DSD))
Mục tiêu: Cải tiến hoạt động tài chính và môi trường
Nhiệm vụ: Nhận dạng, thu thập, đo lường, tính toán, tổng hợp và phân tích thông tin
liên quan đến môi trường nhằm hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ (ngoài ra, thông tin
này có thể sử dụng cho mục đích bên ngoài)
Thông tin tiền tệ và vật chất
EMA tiền tệ (MEMA) Æ tác động liên quan tới môi trường đối với các hoạt động
kinh tế
EMA vật chất (PEMA) Æ tác động liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp đối
với hệ thống môi trường
Hoạch toán quản lý môi trường
EMA tiền tệ (MEMA) EMA vật chất (PEMA)
Trọng tâm
ngắn hạn
Trọng tâm
dài hạn
Trọng tâm
ngắn hạn
Trọng tâm
dài hạn
Thông
tin đều
đặn
Hoạch toán chi
phí môi trường
(Vd: chi phí
hoạt động, chi
phí tổng hợp,
chi phí hoặc
biến đổi)
Chi phí vốn
và doanh thu
cho môi
trường
Hoạch toán
dòng nguyên
liệu (tác động
ngắn hạn đến
môi trường -
sản phẩm,
phòng ban và
công ty)
Hoạch toán tác
động vốn môi
trường (hay tự
nhiên)
Quá
khứ
Thông
tin rời
rạc
Định giá trước
và sau các quyết
định chi phí môi
trường có liên
quan
Chi phí môi
trường vòng
đời sản phẩm
(và mục tiêu)
Đánh giá đầu
Đánh giá
trước và sau
các tác động
môi trường
ngắn hạn
Kiểm kê vòng
đời sản phẩm
Hậu đánh giá
đầu tư của việc
thẩm định đầu
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 103
tư của từng dự
án trước đây
tư môi trường
vật chất
Thông
tin đều
đặn
Lập ngân quĩ
hoạt động môi
trường bằng
tiền (dòng)
Lập ngân quĩ
vốn môi trường
bằng tiền (kho)
Hoạch định
tài chính môi
trường dài hạn
Ngân sách
môi trường
không bằng
tiền (dòng và
lưu kho) (Vd:
lập ngân quĩ
hoạt động
nguyên liệu
và năng
lượng)
Hoạch định môi
trường vật chất
dài hạn
Tương
lai
Thông
tin rời
rạc
Các chi phí môi
trường liên
quan (Vd: đơn
hàng đặc biệt,
khó khăn giữa
chủng loại sản
phẩm và công
suất)
Thẩm định
đầu tư môi
trường tiền tệ
Lập ngân quĩ
môi trường
vòng đời sản
phẩm và định
giá mục tiêu
Các tác động
môi trường có
liên quan (Vd:
các khó khăn
trước mắt của
hoạt động)
Thẩm định đầu
tư môi trường
phi tiền tệ
Phân tích vòng
đời của dự án
cụ thể
Lợi ích của EMA
- Tiết kiệm chi phí tài chính cho Doanh nghiệp
- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp
- Làm hài lòng và củng cố niềm tin đối với các bên có liên quan
- Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược
V.2.3.10.2 Các công cụ của EMA: Có 3 công cụ
Công cụ 1: Hoạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng (MEFA)
Nhiệm vụ của EMA vật chất (PEMA)
- Đo lường, đánh giá và quan trắc hoạt động môi trường nói chung
- Bằng chứng về lợi ích môi trường của các biện pháp bảo vệ môi trường
- Xác định các tiềm năng tối ưu môi trường
- Báo cáo môi trường
- Tuân thủ các quy định
Các bước thực hiện
1. Lập biểu đồ công đoạn sản xuất chính và các quá trình hỗ trợ
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 104
2. Chuẩn bị các bảng biểu đầu vào/ đầu ra
3. Phân loại, tập hợp thông tin về dòng vật liệu và năng lượng
4. Phân bổ các dòng năng - vật liệu và các tác động môi trường
5. Đánh giá/ phân tích các kết quả và nguồn gốc của chỉ số môi trường
Sơ đồ dòng nguyên liệu và năng lượng sản xuất Thép của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đưa ra sơ đồ/ dây chuyền sản xuất của nhà máy
Chuẩn bị các bảng biểu đầu vào/ đầu ra
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 105
Bảng 5.4: Thống kê đầu vào/ đầu ra cho mỗi quá trình sản xuất và hỗ trợ
Quá trình/ công đoạn sản xuất: Tên Doanh nghiệp:
Ngày:
ĐẦU VÀO ĐẦU RA
Hạng
mục
Số lượng
Đơn vị
(kg,
KW/h)
Tần suất
(ngày, tuần,
tháng)
Loại số
hiệu
(m,c,e)
Hạng
mục
Số lượng
Đơn vị
(kg,
KW/h)
Tần suất
(ngày, tuần,
tháng)
Loại số
hiệu
(m,c,e)
Lượng lao động liên quan đến sản xuất:
Số công nhân:
Thời gian sx/công nhân (liên quan đến sản phẩm hay thành phẩm):
Chi phí nhân công hàng tháng (= số công nhân * chi phí cho mỗi công nhân)
m: số liệu đo đạc
c: số liệu tính toán
e: số liệu ước tính
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 106
Phân loại/ tập hợp thông tin về dòng vật liệu và nhiên liệu
Phôi Thép
Dầu FO
Năng lượng
Nước
Lao động
Khác…
Phân bổ dòng nguyên liệu và năng lượng/ tác động môi trường
Tổ chức phải xác định được:
- Tổng tiêu thụ năng lượng của một sản phẩm
- Tiềm năng ấm lên toàn cầu của một sản phẩm
- Lượng chất thải từ một công đoạn sản xuất
- Công đoạn nào liên quan nhiều nhất tới độc hại con người
Tổ chức xác định các tác động môi trường do ngành Thép gây ra:
- Cạn kiệt tài nguyên
- Thay đổi khí hậu
- Suy giảm tầng ôzon
- Độc hại cho con người và môi trường sinh thái
- Tiếng ồn
- Phú dưỡng….
Đánh giá và phân tích các kết quả
- Xác định công đoạn sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường
- Phân tích cơ hội để cải thiện môi trường
- Đề ra mục tiêu và kế hoạch hành động
- Định nghĩa các chỉ thị hoạt động môi trường để quan trắc, quản lý và định
mức việc thực hiện hoạt động môi trường.
Công cụ 2: Hoạch toán chi phí môi trường (ECA)
Nhiệm vụ của EMA tiền tệ (MEMA)
Input throughput Output
Sản phẩm chính
Chất thải rắn
Chất thải độc hại
Khí thải
Nước thải
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 107
Chi phí liên quan đến môi trường (trong hoạch toán kinh doanh truyền thống)
Xác định các chi phí tiềm ẩn
Chi phí môi trường từ gốc độ dòng nguyên liệu
Xác định phân bố chi phí môi trường trực tiếp
Phân loại:
Theo phạm vi:
Chi phí môi trường bên ngoài (Môi trường xã hội/ kinh tế)
Chi phí môi trừơng bên trong Doanh nghiệp
Theo tính chất:
Chi phí môi trường trực tiếp: là những chi phí môi trường có thể xác định được
nguồn gốc trực tiếp do một đối tượng chi phí
Chi phí môi trường gián tiếp: là những chi phí liên quan đến môi trường phải
được phân bố vào một đối tượng chi phí
Sự khác nhau giữa chi phí môi trường trong hoạch toán chi phí truyền thống và
hoạch toán chi phí môi trường
Chi phí môi trường trong hoạch toán chi phí truyền thống
Phân bổ không thỏa đáng các chi phí môi trường ẩn trong hoạch toán
quản lý chung (chia đều mà không truy tìm nguồn gốc phát sinh)
Lao động B Nguyên liệu B
Sản phẩm B
Lao động A Nguyên liệu A
Sản phẩm A
Quản lý phân bổ
Thuế Hành chính Lương cho Ban giám đốc Chất thải độc hại
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 108
Hoạch toán chi phí môi trường ECA
Xác định được nguồn gốc chi phí môi trường
Như vậy:
a) Hoạch toán chi phí truyền thống
Các chi phí môi trường thường ẩn trong hoạch toán các chi phí hoạt động
- Không có sự phân bổ hoặc phân bổ không hợp lý vào những vùng chi phí và
đối tượng chi phí
- Nguy cơ rủi ro từ việc ra quyết định không phù hợp
b) Hoạch toán chi phí môi trường
Mục đích là nhằm xác định các loại chi phí môi trường và truy xét nguyên nhân nảy
sinh ra chúng
- Thông tin đầy đủ về các tác động tài chính của các vấn đề môi trường
Công cụ 3: Thẩm định đầu tư môi trường
Mục tiêu thẩm định đầu tư
Lợi ích của việc đầu tư: Tính toán khả năng sinh lợi tiềm năng trong tương lai
Lựa chọn phương án: Hỗ trợ ra quyết định giữa các phương án đầu tư khác nhau/
lựa chọn phương án đầu tư có triển vọng nhất
Thay thế: tính toán thời điểm thay thế 1 thiết bị sản xuất _ thiết bị mới, có hiệu
quả hơn về mặt chi phí
Lao động B Nguyên liệu B
Sản phẩm B
Lao động A Nguyên liệu A
Sản phẩm A
Quản lý phân bổ
Thuế Hành chính Lương cho Ban giám đốc Chất thải độc hại
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 109
Ví dụ:
Đầu tư 1 lần cho việc giảm chất thải (1.700 $)
Thẩm định tài chính dự án đầu tư môi trường: giá trị hiện tại ròng NPV
Bảng 5.5: Chỉ tính đến giảm các chi phí đốt chất thải trực tiếp
Năm 0 1 2 3 4 5
Đầu tư I -1.700$
Tăng chi phí vận hành -100$ -100$ -100$ -100$ -100$
Giảm chi phí trực tiếp 200$ 200$ 200$ 200$ 200$
Tiết kiệm chi phí ròng 100$ 100$ 100$ 100$ 100$
Tiết kiệm chi phí ròng chiết
khấu (tỷ lệ chiết khấu 8%)
93$ 86$ 79$ 74$ 68$
Tổng tiết kiệm chi phí ròng
được chiết khấu
399$
Giá trị hiện tại ròng NPV 1.301$
Chỉ số sinh lợi -76.53%
Thẩm định tài chính dự án đầu tư môi trường: giá trị hiện tại ròng NPV
Bảng 5.6: Đánh giá đầu tư có tính đến tất cả chi phí môi trường
Năm 0 1 2 3 4 5
Đầu tư I -1.700$
Tăng chi phí vận hành -100$ -100$ -100$ -100$ -100$
Giảm chi phí trực tiếp 200$ 200$ 200$ 200$ 200$
Tiết kiệm chi phí ròng 100$ 100$ 100$ 100$ 100$
Tiết kiệm chi phí ròng chiết 93$ 86$ 79$ 74$ 68$
So sánh đánh giá đầu tư
Cân nhắc giảm các chi phí từ
việc đốt chất thải trực tiếp
Cân nhắc mọi chi
phí môi trường
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 110
khấu (tỷ lệ chiết khấu 8%)
Tổng tiết kiệm chi phí ròng
được chiết khấu
399$
Giá trị hiện tại ròng NPV 1.301$
Chỉ số sinh lợi -76.53%
Thời gian hoàn vốn 3,4 năm
V.2.3.11 Kiểm toán môi trường (đánh giá môi trường) và ghi chép hồ sơ
V.2.3.11.1 Định nghĩa
Một cuộc đánh giá nội bộ về môi trường là một cuộc kiểm tra có hệ thống đối với
HTQLMT nhằm xem xét:
- Hệ thống có phù hợp theo những hoạch định về quản lý môi trường (kể cả sự
không phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001)
- Hệ thống có thực sự đáp ứng đúng đắn và có được sự duy trì không?
V.2.3.11.2 Các lợi ích có được từ kiểm toán môi trường
Lợi ích đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy được là bảo vệ môi trường, giúp đảm bảo
sự tuân thủ các điều luật về môi trường, đảm bảo tuân thủ hiệu quả đầu tư, tuân thủ
theo những chính sách của cơ sở.
Nâng cao trình độ quản lý và nhận thức cũng như trách nhiệm của công nhân về vấn
đề môi trường, do vậy đem lại sự quản lý tổng thể về môi trường tốt hơn.
Tạo điều kiện cho một cuộc thẩm tra độc lập nhằm xem xét các hoạt động kinh tế
hay các chính sách hiện tại có tuân thủ luật môi trường hiện tại và tương lai hay
không?
Hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin giữa các Doanh nghiệp sản xuất Thép
Đánh giá các chương trình đào tạo và giúp đào tạo cán bộ
Có được thông tin đầy đủ về hiện trạng môi trường của Doanh nghiệp. Các kết quả
kiểm toán có thể cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu trong các trường hợp cấp cứu và
ứng phó kịp thời.
Chỉ ra được các vấn đề sai sót, nơi quản lý yếu kém không có hiệu quả, từ đó đề ra
biện pháp chấn chỉnh có hiệu quả, đảm bảo hiệu suất công nghệ, giảm chất thải.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 111
Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ rủi ro về môi trường ngắn hạn cũng như dài hạn
Tạo hình ảnh đẹp cho Doanh nghiệp, củng cố quan hệ với các cơ quan hữu quan
V.2.3.11.3 Các yếu tố cần thiết của một cuộc kiểm toán môi trường (đánh giá nội bộ)
- Lời cam kết đầy đủ của cấp quản lý
- Tính khách quan của đội kiểm toán
- Năng lực chuyên môn
- Sự hợp tác của nhân viên/ phòng ban được kiểm toán
- Các thủ tục có hệ thống và được định nghĩa rõ ràng
- Bản báo cáo kiểm tra
- Đảm bảo chất lượng
- Hoạt động của kiểm toán
V.2.3.11.4 Quản lý một chương trình đánh giá nội bộ
a) Sơ đồ quản lý một chương trình đánh giá nội bộ
(Xem tiếp trang sau)
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 112
Hình 5.1: Sơ đồ quản lý chương trình đánh giá nội bộ
Trách nhiệm quản lý
chương trình đánh giá
Thiết lập chương trình đánh
giá
Mục tiêu và phạm vi
Trách nhiệm
Nguồn lực
Thủ tục
Cải tiến chương
trình đánh giá
Giám sát và xem xét lại
chương trình đánh giá
Giám sát và xem xét lại
Xác định những hành động
khắc phục phòng ngừa cần
thiết
Xác định các cơ hội cải tiến
Thực hiện chương trình
đánh giá:
Lịch đánh giá
Đánh giá các chưyên gia
Chọn nhóm đánh giá
Hướng dẫn hoạt động đánh
giá
Duy trì hồ sơ đánh giá
Năng lực đánh giá
chuyên môn
Các hoạt động
đánh giá
Chương trình đánh giá
u
ACT
PLAN
DO
CHECK
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 113
b) Phạm vi của một chương trình đánh giá
Phạm vi của một chương trình đánh giá có thể thay đổi và ảnh hưởng bởi quy hoạch,
bản chất và độ phức tạp của tổ chức được đánh giá, thông thường bởi các yếu tố sau:
- Phạm vi, mục tiêu và thời gian của mỗi cuộc đánh giá được thực hiện
- Tần suất của cuộc đánh giá
- Số lượng, tầm quan trọng, tính phức tạp của các hoạt động đánh giá
- Những yêu cầu của tiêu chuẩn, luật lệ, hợp đồng và các chuẩn mực khác
- Các vấn đề ngôn ngữ, văn hoá, xã hội
- Sự quan tâm của các bên liên quan
- Những thay đổi quan trọng đối với tổ chức hay việc điều hành của tổ chức.
c) Nguồn lực thực hiện chương trình đánh giá
- Nguồn lực cần thiết về tài chính để phát triển, thực hiện, quản lý và cải tiến các
hoạt động đánh giá
- Kỹ thuật đánh giá
- Các quá trình để đạt được và duy trì năng lực của chuyên viên đánh giá và cải
tiến khả năng hoàn thành nhiệm vụ
- Sự sẵn có chuyên viên đánh giá và chuyên gia kỹ thuật có năng lực thích hợp với
những mục tiêu của chương trình đánh giá cụ thể.
d) Những thủ tục của chương trình đánh giá
- Hoạch định và lập thời khoá biểu
- Đảm bảo năng lực của chuyên viên đánh giá
- Chọn nhóm đánh giá thích hợp và chỉ định vai trò và trách nhiệm của họ
- Thực hiện các cuộc đánh giá bổ sung (nếu cần)
- Duy trì các hồ sơ của chương trình đánh giá
- Báo cáo với lãnh đạo cao nhất về mọi vấn đề thu đạt được của chương trình đánh
giá.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 114
e) Lập hồ sơ về chương trình đánh giá
Các hồ sơ phải được duy trì để chứng minh việc thực hiện chương trình đánh giá và phải
bao gồm
Những hồ sơ liên quan đến những cuộc đánh giá riêng biệt, như là:
- Các kế hoạch đánh giá
- Các báo cáo đánh giá
- Các báo cáo về các điểm không phù hợp
- Các báo cáo về hành động khắc phục, phòng ngừa
- Các báo cáo đánh giá bổ sung (nếu cần)
- Những kết quả về việc xem xét lại chương trình đánh giá
Những hồ sơ liên quan đến những vấn đề thuộc về nhân sự:
- Năng lực của chuyên gia đánh giá và đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của họ
- Chọn lựa nhóm đánh giá
- Duy trì và cải tiến nâng cao năng lực
Các hồ sơ phải được duy trì, giữ gìn, bảo quản thích hợp
V.2.3.12 Xây dựng kế hoạch huấn luyện và đào tạo phục vụ công tác cải tiến
Để công tác thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT có hiệu quả. Tổ chức cần
lập kế hoạch huấn luyện và đào tạo cho công nhân viên của tổ chức mình theo định kì.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 115
Bảng 5.7 : Kế hoạch huấn luyện và đào tạo phục vụ công tác cải tiến
Kế hoạch huấn luyện và đào tạo cho công nhân viên
Đào đạo
nhận thức
môi trường
Cập nhật
thông tin
Diễn tập
Phòng cháy
chữa cháy
Khắc
phục sự
cố
Thực hiện
an toàn lao
động
Huấn luyện
thực hiện,
duy trì hệ
thống theo
ISO 14001
Đào tạo
đánh giá
viên nội
bộ
Lớp 1 CNV cũ x x x x x
Lớp 2 CNV mới x x x x x x
Quý I
Ban ISO x x x
Quý II Ban ISO x x
Lớp 1 CNV cũ x x x x x
Lớp 2 CNV mới x x x x x x
Quý III
Ban ISO x x x
Quý IV Ban ISO x
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 116
V.3 Khối văn phòng
V.3.1 Mục đích đào tạo
Nâng cao nhận thức chung về môi trường
Có được sự cam kết với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và truyền đạt ý thức về trách
nhiệm cá nhân trong việc áp dụng HTQLMT ISO 14001: 2004
V.3.2 Phạm vi đào tạo
Nhân sự:
Tất cả nhân viên làm việc văn phòng ở các phòng ban/ kho
Nhận thức:
Hệ thống quản lý môi trường là gì
Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì
Lợi ích của nhân viên từ việc thực hiện ISO 14001
Vai trò và trách nhiệm của nhân viên:
Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp
Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp
Nhận dạng các khía cạnh môi trường
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nhận dạng sự cố
Đối phó với tình trạng khẩn cấp
V.3.3 Nội dung đào tạo
V.3.3.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: “Là một phần
chung của HTQL bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm,
quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì
chính sách môi trường”
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 117
V.3.3.2 Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì?
Yếu tố chủ chốt của HTQLMT là việc thiết lập và áp dụng theo chính sách môi
trường. Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản
thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Vào thời điểm thiết
lập chính sách môi trường có thể chưa có HTQLMT nhưng khi đã có HTQLMT thì
chắc chắn phải có chính sách môi trường.
V.3.3.3 Lợi ích của nhân viên từ việc áp dụng ISO 14001
- Tăng thu nhập (doanh thu của Doanh nghiệp tăng, do tiết kiệm chi phí xử lý
nước thải, tiết kiệm tài nguyên, …)
- Đảm bảo sức khoẻ cho nhân viên
- Tập thói quen làm việc tốt
- Các bên hữu quan đặt niềm tin vào Doanh nghiệp cũng chính là đặt niềm tin
vào nhân viên.
V.3.3.4 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên
V.3.3.4.1 Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp
Cán bộ Ban ISO đưa ra chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Sau đó nhân
viên của các phòng ban sẽ được Ban ISO cung cấp văn bản để biết được mục tiêu
cần đạt đến là gì và thực hiện trong thời gian bao lâu để đạt được mục tiêu đó.
V.3.3.4.2 Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp
Ban ISO là người lập kế hoạch đưa ra cho việc áp dụng, thực hiện và duy trì
HTQLMT. Sau đó, truyền đạt thông tin đến mọi nhân viên văn phòng của tất cả các
phòng ban biết kế hoạch thực hiện như thế nào.
V.3.3.4.3 Nhận dạng các khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường (yếu tố môi trường): Yếu tố của các hoạt động hay sản phẩm
hay dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 118
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: là yếu tố môi trường gây ra hoặc có thể gây ra tác
động đáng kể đến môi trường
Các khía cạnh môi trường của ngành Thép:
Nước thải
- Nước thải trong quá trình sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
Khí thải
- Khí thải do đốt dầu FO
- Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
- Khí thải do quá trình nung phôi và cán Thép
Tiếng ồn, độ rung
- Tiếng ồn, độ rung do sản xuất, vận hành máy
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải
Nhiệt độ
- Trong quá trình nung phôi
- Trong quá trình cán Thép
- Trong quá trình xử lý nước thải
Chất thải rắn
- Phế phẩm trong sản xuất: phôi, Thép…
- Bao bì nguyên vật liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế cho sản xuất
- Sinh hoạt
- Văn phòng
Dầu nhớt thải
- Quá trình bôi trơn
- Rò rỉ, tràn đổ trong thao tác sử dụng
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 119
Tiêu thụ tài nguyên
- Đất
- Không khí
- Nước
- Dầu
- Phôi
- Giấy
- Vải lau máy
V.3.3.4.4 Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nước
- Khi sử dụng xong nhớ khoá cẩn thận.
- Mở vòi nhỏ, đủ xài, tránh lãng phí
- Mọi nhân viên trong tổ chức phải thi hành chính sách tiết kiệm nước
Điện
- Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
- Khi ra về phải tắt các thiết bị điện như quạt, đèn, máy vi tính, máy lạnh, máy
photo…(chỉ trừ trường hợp nơi có nhân viên trực và sản xuất ca đêm)
- Kiểm soát tiêu hao năng lượng điện theo thống kê hàng tháng, cắt giảm ở
những khu vực thừa, không sử dụng
- Nêú nhân viên phát hiện thấy thiết bị, máy móc cũ tiêu hao nhiều năng lượng
thì đề xuất đổi thiết bị mới ít tiêu hao năng lượng hơn.
Giấy văn phòng
Là chất dễ cháy, được thải ra khi không còn sử dụng hoặc không còn tận dụng
được (2 mặt) hay những tài liệu lỗi thời được hủy đi cho vào thùng quy định
(riêng biệt, đã phân loại rác), được đặt ở góc phòng ban (kho) dễ thải bỏ và tập
trung giấy ở tất cả các phòng ban vào một chỗ quy định. Thời gian bán theo quy
định của Doanh nghiệp
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 120
Linh kiện máy móc
Các linh kiện như bàn phím, màn hình, CPU, máy in hư nên sửa và tận dụng,
trường hợp không còn tận dụng được nữa thì thay mới và được bán phế liệu theo
thời gian định kì của Doanh nghiệp.
Rubăng và vật trang trí khác
Thu gom lại để sử dụng cho lần sau
Quản lý chất thải bỏ hoàn toàn
- Rác sinh hoạt: rác nylon, lon bia, vỏ chai,.. cho vào túi xốp xanh, rác làm
vườn, thực phẩm thừa…cho vào túi xốp đen (tùy Doanh nghiệp quy định màu
riêng biệt) để đúng nơi quy định.
- Rác y tế: Bông băng, kim tiêm, các loại vỏ thuốc… cho vào túi xốp trắng để
đúng nơi quy định được thu gom và quản lý.
V.3.3.4.5 Nhận dạng sự cố
Trong ngành Thép, sự cố cháy nổ xảy ra trong các quá trình sau:
- Bồn chứa dầu
- Các hoá chất
- Hệ thống chống sét
- Chập điện
- Không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị
- Máy móc không đáp ứng yêu cầu an toàn
V.3.3.4.6 Công tác phòng cháy chữa cháy và đối phó với tình trạng khẩn cấp
a) Định nghĩa
Trong điều kiện bình thường, cháy là một phản ứng hoá học giữa chất cháy (chất bị
oxy hoá như dầu, khí, than…) với chất oxy hoá như (không khí, oxy…) kèm theo sự
tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 121
Cháy chỉ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố: Nhiên liệu, oxy, mồi lửa. Nếu thiếu một trong 3
yếu tố trên cháy sẽ không xảy ra. Do đó nhân viên cần chú ý thận trọng đừng để va
chạm cùng lúc 3 yếu tố trên.
b) Nguyên lý chữa cháy
Làm loãng nồng độ chất cháy và chất oxy hoá bằng cách đưa các không khí không
tham gia phản ứng cháy như: CO2, N2…hoặc một số chất kìm hãm phản ứng cháy
như: CCl4, BrCH3…
Ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với oxy bằng cách sử dụng bạt, chăn ướt, cát…
Làm lạnh vùng cháy xuống nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của vật liệu.
c) Công tác chữa cháy và thoát hiểm
Khi xảy ra cháy, người phát hiện nhanh chóng bấm còi báo cháy và gọi điện đến cơ
quan phòng cháy chữa cháy (114)
Đa số ở các Doanh nghiệp sản xuất Thép nói chung đều trang bị bình chữa cháy bằng
khí CO2 (Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa cháy các thiết bị điện, tài liệu và máy
móc), các loại bình này phải được đặt ở nơi thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy. Nhiệt độ của
không khí không quá 400C. Tránh để nơi có chất kiềm hoặc axít, chúng sẽ phá hủy
van an toàn.
Khi có cháy phải nhanh chóng xách bình CO2 đến chỗ cháy, một tay cầm loa phun
hướng vào gốc đám cháy, khoảng cách tối thiểu 0,5m, còn tay kia mở van bình (hoặc
ấn cò tùy theo loại bình) để phun khí CO2 vào đám cháy và dập tắt đám cháy. Khi
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 122
đám cháy lan rộng khá nhanh và không thể chữa cháy bằng bình CO2 nữa, thì nhanh
chóng thoát hiểm theo sơ đồ chỉ dẫn lối thoát, đường thoát…Việc chữa cháy sẽ dành
cho nhân viên cứu hỏa.
d) Biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra
Nghiêm cấm tất cả nhân viên làm việc trong văn phòng không được hút thuốc, chỉ
được hút thuốc ở phòng quy định (nếu có)
Sử dụng và bảo quản cẩn thận các thiết bi máy móc, nếu thấy dây điện đứt hoặc các
sự cố khác nhanh chóng báo cáo với bộ phận thiết bị của tổ chức.
Nhân viên sẽ được diễn tập phòng cháy chữa cháy định kì 2 lần/ năm.
V.4 Khối công nhân
V.4.1 Mục đích đào tạo
Nâng cao nhận thức chung về môi trường
Hiểu được các hành động của mình làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến
sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn của ISO 14001
Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về quy ước và các yêu cầu nội bộ của Doanh
nghiệp
V.4.2 Phạm vi đào tạo
Nhân sự:
Tất cả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất ở Doanh nghiệp
Nhận thức:
Hệ thống quản lý môi trường là gì
Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì
Lợi ích của công nhân từ việc thực hiện ISO 14001
Vai trò và trách nhiệm của công nhân:
Nắm rõ chính sách môi trường của Doanh nghiệp
Nắm rõ mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 123
Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp
Nhận dạng các khía cạnh môi trường
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nhận dạng sự cố
Đối phó với tình trạng khẩn cấp
Ngăn ngừa rủi ro
Công tác phòng cháy chữa cháy
V.4.3 Nội dung đào tạo
V.4.3.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: “Là một phần
chung của HTQL bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm,
quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì
chính sách môi trường”
V.4.3.2 Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì?
Yếu tố chủ chốt của HTQLMT là việc thiết lập và áp dụng theo chính sách môi
trường. Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản
thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Vào thời điểm thiết
lập chính sách môi trường có thể chưa có HTQLMT nhưng khi đã có HTQLMT thì
chắc chắn phải có chính sách môi trường.
V.4.3.3 Lợi ích của công nhân từ việc áp dụng ISO 14001
- Tăng thu nhập (doanh thu của Doanh nghiệp tăng, do tiết kiệm chi phí xử lý
nước thải, tiết kiệm tài nguyên…)
- Đảm bảo sức khoẻ cho công nhân _ những người trực tiếp tham gia sản xuất
- Tập thói quen làm việc tốt
- An toàn tính mạng anh em công nhân lao động
- Các bên hữu quan đặt niềm tin vào Doanh nghiệp cũng chính là đặt niềm tin
vào anh em công nhân.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 124
V.4.3.4 Vai trò và trách nhiệm của công nhân
V.4.3.4.1 Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp
Cán bộ Ban ISO đưa ra chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Sau đó công
nhân chúng ta sẽ được Ban ISO cung cấp văn bản để công nhân biết được mục tiêu
cần đạt đến là gì và thực hiện trong thời gian bao lâu để đạt được mục tiêu đó.
V.4.3.4.2 Kế hoạch thực hiện của ISO 14001 của Doanh nghiệp
Ban ISO là người lập kế hoạch đưa ra cho việc áp dụng, thực hiện và duy trì
HTQLMT. Sau đó, truyền đạt thông tin đến mọi công nhân của tất cả các phòng ban
biết kế hoạch thực hiện như thế nào.
V.4.3.4.3 Nhận dạng các khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường (yếu tố môi trường): Yếu tố của các hoạt động hay sản phẩm
hay dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: là yếu tố môi trường gây ra hoặc có thể gây ra tác
động đáng kể đến môi trường
Các khía cạnh môi trường của ngành Thép:
Nước thải
- Nước thải trong quá trình sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
Khí thải
- Khí thải do đốt dầu FO
- Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
- Khí thải do quá trình nung phôi và cán Thép
Tiếng ồn, độ rung
- Tiếng ồn, độ rung do sản xuất, vận hành máy
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 125
Nhiệt độ
- Trong quá trình nung phôi
- Trong quá trình cán Thép
- Trong quá trình xử lý nước thải
Chất thải rắn
- Phế phẩm trong sản xuất: phôi, Thép…
- Bao bì nguyên vật liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế cho sản xuất
- Sinh hoạt
- Văn phòng
Dầu nhớt thải
- Quá trình bôi trơn
- Rò rỉ, tràn đổ trong thao tác sử dụng
Tiêu thụ tài nguyên
- Đất
- Không khí
- Nước
- Dầu
- Phôi
- Giấy
- Vải lau máy
V.3.3.4.4 Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nước
- Mọi công nhân trong tổ chức phải thi hành chính sách tiết kiệm nước
- Lượng nước sử dụng được kiểm tra hàng tháng qua đồng hồ đo và có biện
pháp khắc phục khi đường ống chuyển tải bị sự cố, rò rỉ.
Điện
- Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 126
- Khi ra về phải tắt các thiết bị điện như quạt, đèn, máy vi tính, máy lạnh, máy
photo…(chỉ trừ trường hợp nơi có nhân viên trực và sản xuất ca đêm)
- Kiểm soát tiêu hao năng lượng điện theo thống kê hàng tháng, cắt giảm ở
những khu vực thừa, không sử dụng
Phôi Thép
- Hạn chế phế phẩm như là một hoạt động bảo vệ tài nguyên
- Phế phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng tái sản xuất hay bán làm
nguyên liệu cho sản phẩm khác.
Dầu nhớt
- Dầu: Kiểm soát tiêu hao năng lượng dầu đốt FO theo quy định, việc theo dõi
dầu đốt được thống kê theo ca sản xuất
- Theo dõi hiệu suất của lò đốt
- Nhớt dùng để bôi trơn nên thu hồi tối đa và tái sử dụng lại
- Dầu nhớt bảo trì máy được thải ra từ các hoạt động bảo trì, sửa chữa, thay thế
các loại máy móc, phương tiện vận tải, dầu nhớt rơi vải tại các khu vực làm
việc và thu gom nơi hồ xử lý nước, chúng được thu gom và chứa trong thùng
nhựa hay phi sắt (có kí hiệu màu riêng biệt để không bị nhầm)
Sơn
Đây là những chất dễ cháy và bay hơi được chứa vào thùng có nắp đậy và đặt ở
nơi thoáng mát, dễ thao tác, sau khi đầy được tập trung vào nơi quy định
Phế liệu
Phụ tùng thay thế các máy móc sản xuất, thùng chứa các nguyên vật liệu là các
loại lưỡi cưa gãy, lưỡi bào, các phụ tùng thay thế, thùng chứa bằng kim loại hay
nhựa…được thu gom để vào nơi khô ráo và bán dưới dạng phế liệu.
Sản phẩm lỗi
Các sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất được tập trung vào một nơi riêng. Kiểm
tra sửa chữa hoặc tháo rời các linh kiện, bộ phận sử dụng vào trong chuỗi quá
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 127
trình sản xuất hoặc ứng dụng vào mục đích khác mà không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm của Doanh nghiệp, các sản phẩm này để khu vực riêng.
V.4.3.4.5 Nhận dạng sự cố
Trong ngành Thép, sự cố cháy nổ xảy ra trong các quá trình sau:
- Bồn chứa dầu
- Các hoá chất
- Hệ thống chống sét
- Chập điện
- Không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị
- Máy móc không đáp ứng yêu cầu an toàn
V.4.3.4.6 Ngăn ngừa rủi ro (trang bị bảo hộ lao động an toàn tại khu vực làm việc)
Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Nguồn gây độc Loại phương tiện
Khí, khói, bụi bay
- Phương tiện bảo vệ đường hô hấp (mặt nạ phòng
độc, chống bụi, dưỡng khí, máy tạo khí, hô hấp)
- Găng tay, ủng, quần áo bảo hộ.
Nhiệt Màng (áo) cách nhiệt, màng (áo) chịu nhiệt.
Axít lỏng... Mũ, găng tay, kính, ủng, áo (kem) bảo hộ.
Tia độc hại Kính bảo hộ.
Tiếng ồn Nút bịt lỗ tai, bịt tai.
Chấn động (rung) Găng chống rung.
Thiếu ôxy Máy hô hấp không khí (ôxy, mặt nạ dưỡng khí).
Tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
- Mũ bảo hộ: Có nhiều loại và là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật
rơi, văng, bảo vệ khi bị ngã, phòng chống điện giật, phòng chống cuốn tóc vào máy.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 128
- Thắt lưng an toàn: Là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên
cao.
- Giầy an toàn: Là phương tiện bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vật
sắc đồng thời ngăn ngừa điện mưa sát, hở điện.
- Kính bảo hộ: Là phương tiện ngăn ngừa tổn thương cho mắt do vật văng, bắn, do
chất độc, tia độc hại gây ra.
- Găng tay an toàn: Có nhiều loại và là phương tiện bảo vệ người lao động tránh khỏi
các tia lửa phát ra trong khi hàn, là phương tiện chống điện giật, chống rung, chống
thấm nước, chống ăn mòn đối với da tay...
- Mặt nạ bảo hộ: Là phương tiện bảo vệ mắt và mặt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa
hàn, vật sắc, hoặc các tia độc hại.
- Mặt nạ chống bụi: Là phương tiện bảo vệ tránh để bụi thông qua đường hô hấp
thâm nhập vào cơ thể.
- Mặt nạ phòng độc: Là phương tiện bảo vệ chống sự thâm nhập của khí độc, hơi
độc... vào cơ thể người.
- Nút lỗ tai và bịt tai: Là phương tiện bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng ồn.
- Mặt nạ dưỡng khí: Là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu ôxy.
- Áo chống nhiệt: Là phương tiện phòng ngừa bỏng, tăng thân nhiệt trong môi trường
nóng.
Các quy tắc lựa chọn, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
- Chọn và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp với công việc
- Luôn bảo quản để dễ sử dụng và giữ gìn sạch sẽ
- Chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân (tránh lây bệnh truyền nhiễm)
- Đưa việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trở thành nề nếp sinh hoạt.
V.4.3.4.7 Phương pháp sơ cứu với tình trạng khẩn cấp
Là phương pháp cấp cứu tạm thời ban đầu nhằm cứu hộ sinh mệnh và tránh tai biến
khi người lao động bị nhiễm độc hoặc bị tai nạn mà chưa có sự chăm sóc của bác sĩ.
a) Nguyên tắc ứng cứu khẩn cấp
- Kiểm tra hiện trường:
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 129
+ Khi có sự cố xảy ra, trước hết kiểm tra xem có những nguy hiểm do dây điện bị
đứt, hoá chất độc, vật rơi... hay không;
+ Kiểm tra xem nạn nhân có bị chảy máu, gẫy xương, nôn hay không;
+ Kiểm tra xem nạn nhân có còn tỉnh táo, còn thở, mạch còn đập hay không.
b) Các tai nạn và phương pháp sơ cứu khẩn cấp
- Ra máu nhiều
Hiện tượng ra máu nhiều làm giảm lượng máu lưu thông trong mạch và làm giảm
lượng ôxy trong các cơ quan của cơ thể và gây ra hiện tượng sốc do thiếu máu, do đó
trước tiên cần cầm máu cho nạn nhân.
+ Dùng bông hoặc gạc sạch.
+ Nâng tay hoặc chân bị thương cao hơn so với tim.
+ Dùng băng để buộc chặt vết thương, chú ý không buộc quá chặt.
* Khi sử dụng phương pháp cầm máu trực tiếp không có hiệu quả thì nên sử dụng
nẹp cầm máu.
- Đứt: vết thương do dao... vật sắc, nhọn gây ra
Dùng khăn tay, gạc giữ chặt vết thương một lúc để cầm máu.
+ Khi vết thương bị bẩn do đất hoặc dầu, cần rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch.
+ Dùng thuốc sát trùng làm sạch vết thương, đặt gạc và cuốn chặt bằng băng để cầm
máu.
- Bỏng do nhiệt
Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào vùng bị bỏng, mức độ bỏng, vùng xung quanh,
mức độ phá hủy tùy thuộc vào nhiệt độ và thời gian tiếp xúc.
+ Làm mát xung quanh vết bỏng bằng nước lạnh, đá.
Bị bỏng khi đang mặc quần áo thì không cởi quần áo mà làm lạnh trên quần áo sau
đó dùng gạc để băng vết thương.
Việc băng bó vết thương làm giảm biến chứng, chống nhiễm trùng và giảm đau.
+ Để nguyên không cậy bọng nước, không thoa kem, dầu bôi lên vết thương.
* Trong trường hợp vùng bị bỏng chiếm trên 30% cơ thể cần chuyển ngay nạn nhân
đi bệnh viện.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 130
- Bỏng do hoá chất
Là sự phá hủy da, niêm mạc của các chất hoá học như axít, kiềm... Mức độ thương
tật phụ thuộc vào nồng độ, lượng, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ.
+ Rửa nhiều bằng nước đang chảy, tuy nhiên cần chú ý nhiệt phát sinh do phản ứng
với nước của hydrogen fluoride, phốt pho, magnesium natrium, hợp kim calcium.
- Khi bị bắn vào mắt:
Các chất hoá học bắn vào mắt rất nguy hiểm và có thể dẫn đến mù, nếu có thể, rửa
mắt kỹ bằng nước sạch và cho người bị nạn đi bác sĩ nhãn khoa.
- Điện giật
+ Trước hết cắt điện nguồn. Trong trường hợp không ngắt được điện nguồn thì
dùng găng tay cao su, ủng cao su, tất vải khô hoặc đứng lên ván gỗ khô và dùng dụng
cụ cách điện như gậy gỗ tách nạn nhân ra khỏi dây điện.
+ Sau khi cách ly, đưa nạn nhân vào nơi yên tĩnh để nạn nhân ngồi và kiểm tra độ
tỉnh táo.
+ Khi nạn nhân bị mê man, kiểm tra mạch đập và hô hấp, nếu nạn nhân không còn
thở thì làm hô hấp nhân tạo, khi mạch đập dừng thì kết hợp hô hấp và ép tim ngoài
lồng ngực.
+ Khi nạn nhân còn tỉnh táo, để nạn nhân ngồi nghỉ ở trạng thái thoải mái.
* Có những trường hợp điện giật làm bỏng các bộ phận bên trong cơ thể mặc dù nạn
nhân có vẻ còn tỉnh táo. Nhưng cần phải có chẩn đoán của bác sĩ.
- Gẫy xương
Cần gá nẹp đề phòng xương gẫy đâm vào mạch máu hoặc dây thần kinh, nẹp này làm
giảm đau, giúp nạn nhân thuận tiện khi đi lại và chuyên chở nạn nhân.
+ Trước hết phải điều trị vết thương, khi có máu ra phải cầm máu. Khi có mảnh
xương vụn nhô ra, cần khử trùng cho vết thương, để miếng gạc dày, sạch lên vết
thương và dùng băng đàn hồi băng cầm máu, tránh dùng dây và băng thường để
buộc.
+ Lấy miếng đệm hoặc giấy đệm để làm nẹp và cuốn nhẹ để cố định. Nếu có khe hở
thì dùng khăn mùi xoa để chèn. Điều quan trọng là nẹp phải đủ độ chắc, dài, thông
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 131
thường nên bó cả hai khớp xương kèm vùng bị gẫy.
* Các cách băng bó vết thương theo từng bộ phận của cơ thể:
Xương tay trên
Xương cẳng tay
Ngón tay
Xương bắp đùi
V.4.3.4.8 Công tác phòng cháy chữa cháy
a) Định nghĩa
Trong điều kiện bình thường, cháy là một phản ứng hoá học giữa chất cháy (chất bị
oxy hoá như dầu, khí, than…) với chất oxy hoá như (không khí, oxy…) kèm theo sự
tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Cháy chỉ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố: Nhiên liệu, oxy, mồi lửa. Nếu thiếu một trong 3
yếu tố trên cháy sẽ không xảy ra. Do đó công nhân cần chú ý thận trọng đừng để va
chạm cùng lúc 3 yếu tố trên.
b) Nguyên lý chữa cháy
Làm loãng nồng độ chất cháy và chất oxy hoá bằng cách đưa các không khí không
tham gia phản ứng cháy như: CO2, N2…hoặc một số chất kìm hãm phản ứng cháy
như: CCl4, BrCH3…
Ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với oxy bằng cách sử dụng bạt, chăn ướt, cát…
Làm lạnh vùng cháy xuống nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của vật liệu.
c) Công tác chữa cháy và thoát hiểm
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 132
Khi xảy ra cháy, người phát hiện nhanh chóng bấm còi báo cháy và gọi điện đến cơ
quan phòng cháy chữa cháy (114)
Đa số ở các Doanh nghiệp sản xuất Thép nói chung đều trang bị bình chữa cháy bằng
khí CO2 (Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa cháy các thiết bị điện, tài liệu và máy
móc), các loại bình này phải được đặt ở nơi thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy. Nhiệt độ của
không khí không quá 400C. Tránh để nơi có chất kiềm hoặc axít, chúng sẽ phá hủy
van an toàn.
Khi có cháy phải nhanh chóng xách bình CO2 đến chỗ cháy, một tay cầm loa phun
hướng vào gốc đám cháy, khoảng cách tối thiểu 0,5m, còn tay kia mở van bình (hoặc
ấn cò tùy theo loại bình) để phun khí CO2 vào đám cháy và dập tắt đám cháy. Khi
đám cháy lan rộng khá nhanh và không thể chữa cháy bằng bình CO2 nữa, thì nhanh
chóng thoát hiểm theo sơ đồ chỉ dẫn lối thoát, đường thoát..Việc chữa cháy sẽ dành
cho nhân viên cứu hỏa.
d) Biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra
Nghiêm cấm tất cả công nhân không được hút thuốc trong xưởng sản xuất, chỉ được
hút thuốc ở phòng quy định (nếu có)
Sử dụng và bảo quản cẩn thận các thiết bi máy móc, nếu thấy dây điện đứt hoặc các
sự cố khác nhanh chóng báo cáo với bộ phận thiết bị của tổ chức.
Cấm hàn điện, hàn ở những khu vực cấm lửa
Cấm tích luỹ nhiều nhiện liệu, vật liệu và các chất dễ bắt cháy
Công nhân sẽ được diễn tập phòng cháy chữa cháy định kì 2 lần/ năm.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 133