Đề tài Xây dựng chương trình du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cho khách quốc tế tại Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam

+ Chức năng thông tin: Thu thập cũng như cho khách biết về các thông tin: về giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên , loại hình du lịch, thời điểm đi du lịch, giá cả của chuyến đi cũng như chất lượng và các dịch vụ tương ứng. Ngoài ra còn có các tài liệu khách liên quan tới chuyến đi như các loại lệ phí, thủ tục xin cấp Visa, hộ chiếu, loại tiền cần dùng ở mỗi quốc gia. + Chức năng tổ chức:

doc52 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cho khách quốc tế tại Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh lữ hành: Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp, qua các trung gian hoặc các văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch. Ở Việt Nam có hai loại hình kinh doanh lữ hành: Lữ hành quốc tế và Lữ hành nội địa. + Lữ hành quốc tế là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và bán chương trình trọn gói nhằm thu hút khách hàng vào Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ủy thác cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa. + Lữ hành nội địa là doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm xây dựng các chương trình du lịch, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách trong nước và ủy thác từ các chương trình du lịch cho khách nước ngoài từ các hãng lữ hành quốc tế. Các ngành kinh doanh lữ hành gồm 2 bộ phận: + Đại lý du lịch: là một tổ chức trung gian, thay mặt cho khách hàng sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ và du lịch ( các hãng hàng không, khách sạn nhà hàng) và được nhận tiền hoa hồng từ các đơn vị này. Vì vậy đại lý du lịch đóng vai trò như người môi giới mang người mua và người bán lại với nhau. Ngoài ra đại lý du lịch còn là một đơn vị chuyên môn có những hiểu biết về đường xá, chổ trọ, những điểm vui chơi, giải trí, về tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường, cũng như những quy định liên quan, nên đại lý du lịch cũng làm chức năng của một chuyên gia. Một cố vấn cho du khách về một chuyến du lịch. + Công ty Kinh doanh lữ hành là một đơn vị kinh doanh, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch để bán cho du khách. Sở dĩ T.O (Tour Operator) tồn tại và nó có thể bán cho khách một chuyến du lịch rẻ hơn giá mà du khách phải trả nếu họ tự lo liệu ( lý do là các T.O mua các hàng hóa và dịch vụ du lịch từ các đơn vị cung ứng với khối lượng lớn và họ được hưởng giá chiếc khấu). Như vậy việc kinh doanh của T.O gồm có trước hết là: lên chương trình du lịch, liên hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch để chuẩn bị, làm giá để quảng cáo, tổ chức mạng lưới bán lẻ, liên hệ với các đơn vị cung ứng để giữ chổ 1.2. Chức năng, vai trò kinh doanh lữ hành: 1.2.1. Chức năng: + Chức năng thông tin: Thu thập cũng như cho khách biết về các thông tin: về giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên , loại hình du lịch, thời điểm đi du lịch, giá cả của chuyến đi cũng như chất lượng và các dịch vụ tương ứng. Ngoài ra còn có các tài liệu khách liên quan tới chuyến đi như các loại lệ phí, thủ tục xin cấp Visa, hộ chiếu, loại tiền cần dùng ở mỗi quốc gia. + Chức năng tổ chức: Nghiên cứu thị trường, tìm ra được thị trường tìm năng là loại thị trường nào, thiết kế xây dựng chương trình du lịch. Tổ chức, đăng ký cho khách du lịch đi theo các chương trình đã quảng cáo hoặc chương trình do khách tự chọn. + Chức năng thực hiện: Thực hiện về các dịch vụ kèm theo trong chương trình: dịch vụ vận chuyển khách theo những điều kiện đã thống nhất trong hợp đồng. hướng dẫn cho khách tham quan trên đường đi và tại điểm đến. Cần phải kiểm tra, giám sát hoạt động ăn uống, nghĩ ngơi, vui chơi cho khách tại các điểm dừng và đến, tiễn khách, thăm dò xem mức độ hài lòng của khách hàng sau chuyến đi. 1.2.2. Vai trò: Kinh doanh lữ hành giữ vị trí trung gian làm cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa. Kinh doanh lữ hành là kênh phân phối sản phẩm trong du lịch để khách du lịch có thể tiếp cận với các giá trị của tài nguyên du lịch. Là cầu nối với các quốc gia trên thị trường du lịch quốc tế. Xuất phát từ nguyên nhân ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành, vai trò của kinh doanh lữ hành được thể hiện trong hệ thống kinh doanh lữ hành như sau: Khách du lịch Kinh doanh lữ hành Kinh doanh vận chuyển Kinh doanh lưu trú, ăn uống Tài nguyên du lịch Các cơ quan du lịch vùng, quốc gia Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí 1.2.3. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành: Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là các chuyến du lịch trọn gói. Chuyến du lịch trọn gói là sự kết hợp có ít nhất hai trong các thành phần: vận chuyển và lưu trú, các dịch vụ du lịch khác. Các dịch vụ du lịch kết hợp này được bán với giá trọn gói và được tiêu dùng nhều hơn 24h hoặc lưu trú qua đêm. 1.3. Các điều kiện để kinh doanh lữ hành: 1.3.1. Điều kiện thị trường: Trong lĩnh vực du lịch, con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau vàhọ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ cũng như tâm lý của họ cũng khác nhau, vì vậy việc nắm bắt được nhu cầu trong du lịch của họ là hết sức quan trong đối với các nhà kinh doanh lữ hành. 1.3.2. Điều kiện cung du lịch: Cung du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của con nguời khi đi du lịch, các nhà cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp lữ hành là bất kỳ ai ( cá nhân hay tổ chức) được pháp luật cho phép bất cứ loại hàng hóa hay dịch vụ nào mà doanh nghiệp lữ hành cần để xây dựng chương trình, bán, tổ chức, thực hiện các chưong trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi cho doanh nghiệp Xét về tính chất trong mối quan hệ với các nhà cung cấp của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, có thẻ chia làm hai nhóm: + Các nhà cung cấp mang tính chất kinh tế. + Các nhà cung cấp không mang tính chất kinh tế: là các cơ quan, tổ chức, nhà nước quản lý về du lịch có liên quan đến du lịch hay còn gọi là cung cấp dịch vụ công dựa trên quy định của pháp luật, thủ tục hành chính. Khi nhà cung cấp dịch vụ lữ hành càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, số lượng càng nhiều thì điều kiện thuận lợi cho phất triển kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp càng cao. 1.3.3. Điều kiện quan hệ hòa bình hợp tác: Không khí hòa bình và hợp tác tạo nên sự phong phú và hấp dẫn, thu hút khách du lịch dến với quốc gia ngày một gia tăng nhanh chóng. Cùng hòa bình hợp tác, đó là mối quan hệ song phương giữa các quốc gia với nhau, tạo nên sự dễ dàng trong việc kinh doanh ngành du lịch. 2. Cơ sở lý luận về thị trường du lịch: 2.1. Định nghĩa, đặc điểm nguồn khách du lịch: + Định nghĩa nguồn khách: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi làm việc, đi học hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách nội địa và khách quốc tế. - Khách du lịc nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch. + Đặc điểm nguồn khách: Khách đi du lịch ở nhiều cấp đo khách nhau. Về độ tuổi, giới tính, khả năng thanh toán, thời gian nhàn rỗi, sở thích của khách. Có nhiều nguồn khách khác nhau đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên sở thích cũng như phong tục tập quán của họ cũng khác nhau. 2.2. Đặc điểm thị trường khách quốc tế: Có thể khảo sát thị trường khách quốc tế hiện nay đến nước ta bằng những thống kê của các công ty du lịch: Họ sẽ ưa chuộng những gì? Cái gì đã thật sự thu hút khách quốc tế đến du lịch Việt Nam? Mức giá dành cho khách du lịch quốc tế có thể cao hơn so với khách nội địa vì họ đòi hỏi những tiện nghi sang trọng phù hợp với họ. Các doanh nghiệp tiềm hiểu nhu cầu của mỗi cá nhân và cần chú ý tới nguồn khách khác nhau theo thị trường, gởi khách, nhận khách. 3. Tổng quan về hoạt động xây dựng chương trình du lịch: 3.1. Khái niệm chương trình du lịch: Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác, giá bán chương trình. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch: 3.2.1. Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các tuyến, điểm , vùng du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện dịch vụ này người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khấcnhu như: máy bay, ô tô, tàu thủy, xich lô 3.2.2. Dịch vụ lưu trú, ăng uống: Nhằm đảm báo cho khách du lịch nơi ăn, chốn ở trong quá trình đi du lịch, khách du lịch có thể lựa chọn một trong các khả năng: khách sạn, nhà nghĩ, nhà hàng 3.2.3. Dịch vụ vui chơi giải trí: Khách du lịch cần đạt được sự thoải mái và khỏe khoắn trong suốt chuyến đi. Để thoải mái nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn nhiều khả năng cung ứng từ phía nhà cung cấp: tham gia các trò chơi dân gian, các chương trình văn hóa, thể thao. Đối với du lịch đây là dịch vụ đặc trưng cho chương trình du lịch, chúng rất quan trọng vì thời gian rỗi của khách còn lại là khá nhiều. Vì vậy cho dù họ hài lòng về bửa ăn ngon, chổ ở tiện nghi du khách vẫn mau chán vùng du lich nếu không có các dịch vụ bổ sung phong phú, đa dạng. 3.2.4. Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí. Đồng thời đối với nhiềi du khách quốc tế việc mua sắm những món quà lưu niệm là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm như: hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, các đặc sản của từng vùng Để thu hút và giũ chân khách du lịch, chúng ta phải tổ chức những dịch vụ đó tại những điểm du lịch, nhằm phát huy hết sức mạnh về du lịch và đem lại lợi lợi nhuận cho quốc gia, cho xã hội. 3.3. Đặc điểm của chương trình du lịch: 3.3.1. Tính vô hình: không thể cân, đong, đo, đếm, không thể kiểm tra lựa chọn trước khi mua sản phẩm của chương trình. 3.3.2. Tính không đồng nhất: các chương trình không giống nhau và không lặp lại về chất lượng ở những chuyến du lịch khác nhau và cho đối tượng khách khác nhau. Điều này phụ thuộc vào yếu tố môi trường vĩ mô, đặc tính tâm lý cá nhân và xã hội của khách hàng, phụ thuộc và trình độ quản lý chất lượng của đội ngủ nhân viên. 3.3.3. Tính phụ thuộc vào uy tín: các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với tên tuổi của các nhà cung cấp thì sẽ có tính hấp dẫn rất cao. Mặt khác chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về mặt thời gian và không có hàng trả lại dịch vụ. 3.3.4. Tính dễ bị sao chép và bắt chước: vì kinh doanh chương trình dịch vụ du lịch ít đòi hỏi kỹ thuật tinh vi và hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp. 3.3.5. Tính thời vụ: thường tập trung và mùa hè và các lễ hội, chính vì tính thời vụ mà thường dẫn đến tình trạng: cung cầu ( khi du lịch chưa vào mùa). 3.4. Xây dựng chương trình du lịch: Các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng luôn mong muốn doang nghiệp mình phát triển, có thu nhập cao. Muốn làm được điều đó, trước hết phải xây dựng được những chương trình thật sự hấp dẫn, có chất lượng cao. Để sản xuất một chương trình du lịch chất lượng cần phải thông qua: + Nội dung thiết kế: Thiết kế chương trình du lịch là mọt quá trình nghiên cứu khảo sát, xây dựng, hoạch định lộ trình để tạo ra một chương trình du lịch hoàn hảo. Trong lộ trình hoạch định phải có chương trình tuor theo từng ngày, từng giờ cùng với các dịch vụ kem theo như vận chuyển, tham quan, ăn uống. Trong quá trình thiết kế, cân đối các hoạt động diễn ra trong ngày: thời gian vận chuyển, nghĩ ngơi, khoản thời gian dành cho ăn uống. Đặc biệt các nhà lữ hành cần chú ý tới ngày đầu tiên và ngày cuối cùng trong lô trình. Nội dung thiết kế bao gồm tất cả các công việc để tạo ra một chương trình du lịch: Tên chương trình, số hiệu Tổng quỹ thời gian Tuyến hành trình Thời điểm tổ chức chương trình Phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống Mức giá của chương trình Điều khoản Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình du lịch cần phải đề cập đến vấn đề: 3.5. Nghiên cứu thị trường cầu du lịch: Đây là yếu tố cơ bản quyết định đi du lịch của du khách. Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện. Xu hướng chung trong giai đoạn phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và nhắm đến nhu cầu của cá nhân, như du lịch, mua sắm. Hoạt động du lịch hướng con người sử dụng thời gian nhan rỗi và các hoạt động mang tính lợi ích, nâng cao hiểu biết, tránh việc dùng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động tiêu cực. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu sử dụng hợp lý quỹ thời gian và có chế độ lao đọng đúng đắn. Khả năng tài chính của du khách: Nếu kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao do đó họ có khả năng thanh cho các nhu cầu về du lịch trong nước và ngoài nước. Khi đi du lịch khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế họ luôn có nhu cầu mua sắm nên họ sẽ có xu hướng chi trả nhiều khoản tiền. Chính vì vậy mà thu nhập và khả năng thanh toán của du khách là yếu tố quan trọng và là điều kiện vật chất để họ tham gia du lịch quốc tế. Thực tế khi đi du lịch họ không can co thời gian mà chỉ cần có tiền và họ có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Trình độ dân trí: Sự phát triển du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của dân cư ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của một cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch ở đó cũng tăng lên. Trình độ văn hóa của một nước phát triển thì khả năng phục vụ cho du khách cũng chu đáo và hoàn thiện hơn. Nếu du khách hoặc cư dân địa phương có trình độ hiểu biết thì sẽ làm cho giá trị của các chuyến du lịch tăng lên và ngược lại. 3.6. Nghiên cứu thị trường cung du lịch: + Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Các giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển ở một điểm, một vùng hay một quốc gia. Tài nguyên có giá trị lịch sử thu hút khách có trình độ hiểu biết cao, các tài nguyên có giá trị văn hóa không những thu hút khách với mục đích tham quan mà còn nhiều mục đích khác, những du khách có trình độ trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước mà họ đến thăm. + Sự sẵn sàng đón tiếp khách: Sự hiện diện của các cơ quan, tổ chức du lịch là điều kiện cần thiết thể hiện sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quốc tế tại nơi họ đến. Các cơ quan, tổ chức du lịch đó sẽ quan tâm đến việc đi lại và đảm bảo phục vụ trong thời gian lưu lại của khách du lịch. Bên cạnh đó các điều kiện về kỹ thuật, về cơ sở hạ tầng cũng hết sức quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Xây dựng chương trình du lịch ta cần xác định: Để xây dựng được chương trình du lịch trước tiên phải xây dựng được hệ thống tuyến điểm, điểm cơ bản của chương trình du lịch trên cơ sở xác định được quỹ thời gian và mức giá tối đa của chương trình. + Mức giá của chương trình du lịch, xác định mức giá cho mỗi chương trình. + Tuyến điểm của chương trình du lịch thể hiện ngay trong tên của cương trình du lịch bao gồm một số điểm tài nguyên du lịch có trong chương trình. + Độ dài thời gian của chương trình du lịch là số ngày mà chương trình du lịch đó thực hiện, các chương trình trọn gói thường có độ dài thời gian được quy định trước và thường được xuất phát vào các ngày nhất định hoặc trong khoản thời gian đặc biệt. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch: Chương trình du lịch khi thực hiện phải có tiến độ hợp lý, phù hợp với trạng thái tâm lý của du khách. Thường xuyên thay đổi, đa dạng hóa các loại hình trong chương trình du lịch, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Các hạt động đón khách đầu tiên và tiễn khách cuối cùng là hết sức quan trọng trong một chuyến hành trình và nó còn có ý nghĩa đặc biệt đối với khách du lịch, vì các hoạt động này thường gây ấn tượng sâu sắc đối với du khách. Trong những điều kiện cho phép, có thể đưa ra những chương trình tự chon cho khách du lịch. Nên giới thiệu các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, xem nghệ thuật cho du khách trước để du khách có thể lựa chọn chương trình đi chơi vào ban đêm. 4. Xác định giá thành của một chương trình du lịch. Giá thành của một chương trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực tế mà công ty lữ hành phải chi trả để thực hiện một chương trình du lịch. Phương pháp xác định: Nhóm chi phí biến đổi xác định cho một khách gồm: lưu trú, ăn uống, vé tham quan, bảo hiểm, Visa, hộ chiếu. Chi phí này gắn liền với sự tiêu dùng riêng biệt của du khách. Nhóm chi phí cố định xác định cho cả đoàn bao gồm: vận chuyển, phương tiện tham quan, chi phí hướng dẫn, các chi phí thuê bao khác ( văn nghệ, lửa trại.) nhóm chi phí này gắn liền với sự tiêu dùng chung của du khách. Dựa vào hai nhóm chi phí trên ta có thể tính giá thành của một chương trình du lịch theo phương pháp khoản mục chi phí: Công thức tính giá thành cho một khách du lịch: Z = Vc + Fc/N Công thức tính giá thành cho cả đoàn: Z(cả đoàn) = Z/khách x N Trong đó: Z : Giá thành Vc : chi phí biến đổi / khách N : số lượng khách trong đoàn Fc : chi phí cố định cho đoàn khách Xác định giá bán của một chương trình du lịch: Để xác định giá bán của một chương trình du lịch cần chú ý: Giá thành của chương trình du lịch Tính mùa vụ chương trình Mức giá công bố trên thị trường Mục tiêu của công ty lữ hành Vai trò và khả năng của công ty trên thị trường Phương pháp xác định giá theo công thức: G = Z + P + Cn + Ck + T Trong đó: P: khoản lợi nhuận dành cho công ty lữ hành Cn: các chi phí bán bao gồm quảng cáo, hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuết trương. Ck: các chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí thiết kế chương trình. T: các khoản mục 5. Hoạt động marketing cho chương trình du lịch: Sau khi đã thiết kế chương trình du lịch, các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để ký hợp đồng. Marketing cho chương trình du lịch chính là đi tìm kiếm thị trường và đối tác để đàm phán nhằm đạt tới ký kết các hợp đồng du lịch. Marketing cho chương trình du lịch có chức năng: - Tìm kiếm nhu cầu và phân loại nhu cầu của khách du lịch ở các thị trường khác nhau. Nhu cầu của khách du lịch không phải là mua bán những loại hàng hóa cụ thể mà khách chỉ muốn cảm nhận các giá trị văn hóa thông qua các chương trình du lịch. - Lập kênh phân phối trên cơ sở tổng hợp các chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh. PHẦN 2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NAM 1. Giới thiệu sơ lược về công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Du Lịch và Đầu Tư Quảng Nam. Công ty Du Lịch Quảng Nam được thành lập theo quyết định số: 1644QĐ - UB ngày 14 tháng 05 năm 2001 của UBND tỉnh Quảng Nam trực thuộc Sở Thương Mại & Du Lịch Quảng Nam, chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2002. Đến tháng 4 năm 2002 được UBND Tỉnh chuyển công ty về trực thuộc Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, theo quyết định số: 1026QĐ -UB bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đổi tên Doanh Nghiệp thành Công Ty Du Lịch Và Đầu Tư Quảng Nam, Tên viết tắt QITCO. Trụ sở chính đóng tại 16 Trần Quý Cáp - TP Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. Giấy Phép kinh doanh số: 3306000012 cấp ngày 14 tháng 09 năm 2001. Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 14 tháng 07 năm 2008. Mã số thuế: 4000357776 Tài khoản số: 710A - 00615 tại ngân hàng công thương Quảng Nam. Bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty Du Lịch và đầu tư Quảng Nam mới thành lập, với số vốn điều lệ ban đầu là: 1.025.000.000 đồng, không tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn, bởi chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, mà sự cạnh tranh trên thị trường lại càng ngày càng gay gắt. Nhưng Công ty đã dần dần hòa nhập được với thị trường, xác định đúng hướng kinh doanh. Kết quả là Công ty đã đứng vững và phát triển, thị trường của Công ty từng bước được mở rộng, việc kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên đáng kể, vốn chủ sở hữu ngày càng phát triển, mạng lưới hoạt động đều khắp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công ty có một đội ngũ nhân viên gồm 30 người đầy nhiệt huyết, tất cả đều được đào tạo để có thể điều hành các chương trinh du lịch trong và ngoài nước, các tour tham quan. Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam nổi tiếng về độ tin cậy của nó như là một nhà cung cấp dịch vụ cho khách trên khắp thế giới. Với sự hiểu biết rõ về nhu cầu chính xác của du khách hiện nay, các dịch vụ của công ty bao gồm: Đặt phòng, vận chuyển, các tour bằng đường hàng không, tàu hỏa, tour mạo hiểm tham quan trọn gói. Công ty luôn cải thiện sản phẩm và luôn đi đầu trong việc khám phá những lộ trình mới xuyên Đông Nam Á. Công ty có thể đảm bảo tính chính xác và chi tiết trong việc chuẩn bị và điều hành thành công các tour du lịch. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1.2.1. chức năng: Thông qua hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Thực hiện ký kết hợp đồng với các hãng du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ. Tiến hành khảo sát các tuyến điểm du lịch mới hấp dẫn để bổ sung vào danh sách tuyến điểm cho thật đầy đủ, phong phú mới lạ. Cung cấp cho khách du lịch quốc tế và nội địa các dịch vụ tổng hợp như: thủ tục xuất nhập cảnh cho khách, các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, hàng lưu niệm, các dịch vụ nhà hàng, quầy bar Trực tiếp đón tiếp và hướng dẫn cho khách du lịch đi tham quan, vui chơi giải trí. 1.2.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch trọng điểm. Tổ chức kinh doanh du lịch nội địa và quốc tế. Tổ chức cho khách du lịch là khách quốc tế, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, Việt kiều về thăm nước đi tha quan du lịch. Tổ chức quản lý có hiệu quả đội ngũ nhân viên lao động, tài chính, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn du khách theo đúng nội dung chương trình. Đảm bảo an toàn cho khách và giữ gìn an ninh, vệ sinh môi trường. 1.3. Bộ máy tổ chức: Được thể hiện qua sơ đồ: Giám Đốc Điều hành Hướng dẫn Thị trường Kế toán tài chính Chức năng của các bộ phận: Giám Đốc: Đây là cấp cao nhất có chức năng tổ chức kinh doanh với mục tiêu do công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đề ra và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ: Đưa ra các phương án kinh doanh và lập kế hoạch cụ thể, đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện chương trình du lịch, giám sát và kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh để đảm bảo việc thực hiện tour cho khách một cách có hiệu quả nhất và đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Liên hệ với các doanh nghiệp khác, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng kinh doanh. Là người đưa ra mọi quyết định, mệnh lệnh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các bộ phận tham mưu cũng chịu sự giám sát trực tiếp của Giám đốc. Điều hành: Có chức năng tổ chức các chương trình du lịch và xây dựng các chương trình du lịch, tổ chức điều hành và quản lý các chương trình du lịch. Nhiệm vụ: đề ra các phương án, kế hoạch để thiết lập một chương trình du lịch và tính toán lựa chọn ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch Theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch tùe khâu tiếp đón đến đưa tiễn. Báo cho bộ phânj hướng dẫn những thông tin về khách hàng, về thực hiện đón khách, đặt ăn. Hướng dẫn: Là những nhân viên trực tiếp thực hiện chương trình du lịch, có quan hệ trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn làm thủ tục cần thiết và hướng dân khách du lịch quốc tế tham quan giải trí. Nhiệm vụ: Liên hệ với bộ phận điều hành để nhận thông tin về khách và chương trình du lịch, trên cơ sở đó có kế hoạch hướng dẫn cho khách du lịch, và phản ánh cho bộ phận diều hành kịp thời các tình huống bất ngờ xãy ra. Chịu sự giám sát và quản lý của giám đốc và có quan hệ với toàn bộ các bộ phận trong công ty. Nhân viên thị trường (marketing): Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh. Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng. Nghiên cứu thị trường, có mối liên hệ chặc chẽ với các nhà cung ứng và lữ hành khách nhằm thu hút khách này càng nhiều cho công ty, thực hiện các quyết định do Giám đốc đưa ra. Tìm ra nguồn khách cho công ty, quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm, các chương trình du lịch Kế toán – tài chính: Quản lý về sổ sách của công ty, thu chi cho các hoạt động, tổng hợp, phân tich các số liệu về chi phí, doanh thu. Hoạch toán báo cáo lên ban Giám Đốc, phụ trách việc giữ tiền, quản lý vốn, đảm bảo công việc hành chính, giải quyết tiền lương cho cán bộ công nhân viên của công ty. 2. Lực lượng lao động tại công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam: Số lượng lao động trong từng bộ phận: STT BỘ PHẬN SỐ LỰƠNG TỶ TRỌNG 1 Ban Giám đốc 2 6,7% 2 Điều hành 4 13,3% 3 Kế toán – tài chính 4 13,3% 4 Hướng dẫn 15 50% 5 Thị trường 5 16,7% Tổng lao động 30 100% (Nguồn: công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam.) Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu lao động tại công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam là hợp lý, số lượng lao động từng bộ phận phù hợp với nội dung công việc và số lượng công việc. Tuy nhiên và mú du lịch ( mùa hè và mùa xuân) công ty vẫn cần thêm những nhân viên hướng dẫn làm việc theo hợp đồng vì vào những mùa này khách hàng thường nhiều hơn, nên cần phải tăng cường số lượng lớn nhân viên hướng dẫn du lịch. + Trình độ lao động tại công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bộ phận Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ Đại học Cao đẳng Trung cấp Đại học A B C SL TT SL TT SL TT Ban Giám đốc 2 100% - - - - 1 1 Điều hành 2 50% 2 50% - - 2 2 Kế toán – Tài chính 1 25% 3 75% - - 2 NV Hướng dẫn 5 33,3% 6 40% 4 26,7% 10 1 4 NV Thị trường 3 60% 2 40% 2 3 (Nguồn: công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam.) Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nhân viên của công ty có trình độ về ngoại ngữ rất tốt, các bộ phận đều có bằng đại học hoặc bằng C ngoại ngữ, đó thật sự là một thế mạnh đối với một công ty du lịch liên quan nhiều đến khách quốc tế. Nhìn chung trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ của nhân viên công ty là hợp lý theo từng chức danh và nhiệm vụ. Tạo điều kiên thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. 3. Về kiến trúc và cơ sở vật chất của công ty: 3.1. Về kiến trúc: Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam được xây dựng trên một lô đất số 16 Trần Quý Cáp, TP Tam Kỳ. Xây dựng theo lối kiến trúc 2 tầng đặc trưng của tỉnh Quảng Nam, các phong làm việc đựoc sắp xếp một cách có khoa học thuận tiện và thoáng mát, tạo tinh thần làm việc cho các nhân viên. 3.2. Cơ sở vật chất của công ty: 3.2.1. Cơ sở lưu trú và ăn uống: Là một công trình như một văn phòng công ty chỉ để quản lý và thực hiện các chương trình du lịch và thực hiện những giao dịch, chính vì vậy mà công ty chưa có cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống. 3.2.2. Phương tiện vận chuyển: Hiện nay công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đã trang bị được 1 xe khách 30 chổ ngồi nhằm phục vụ khách, và các mục đích công việc khác của công ty, ngoài ra công ty thường xuyên ký kết hợp đồng vận chuyển với các công ty vận tải khác trong tỉnh, nhằm đáp ứng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 3.3. Mối quan hệ của công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam với các nhà cung ứng dịch vụ: Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam chưa có được các cơ sở cung ứng các dịch vụ, do đó việc thực hiện tour chủ yếu dựa trên các mối quan hệ với các nhà cung ứng khác, hợp tác đôi bên cùng có lợi, công ty đã liên kết với các nhà cung ứng du lịch như: Nhà hàng Phố Hội – Hội An Khách sạn Hội An Khách sạn My My Khách sạn Lê Dung Khách sạn An Bình – Huế Khách sạn Furama – Đà Nẵng. Nhà hàng Long Vân – Huế Các nhà ga, bến xe, sân bay Ngoài mối quan hệ với các nhà cung ứng về dịch vụ ăn uống, lưu trú, công ty còn thiết lập các mối quan hệ với các ban quản lý các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí và các mối quan hệ với chính quyền địa phương, bộ phận quản lý xuất nhập cảnh mà trong quá trình thực hiện chương trình du lịch cs liên quan, như: Sở du lịch các tỉnh Ban quản lý các khu du lịch ở Huế Ban quản lý bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn Công an, chính quyền địa phương Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh Quản Nam. Ban quản lý phố cổ Hội An . 4. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam. 4.1. Tình hình kinh doanh của công ty: Doanh thu là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.Doanh thu luôn là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm vì đây là yếu tố quyết định đến sự sống còn của công ty. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh giữa các năm 2007/2006 2008/2007 Tăng Giảm Tăng Giảm Doanh thu 9.350 12.400 15.320 3.050 2.920 Chi phí 7.250 9.340 10.300 2.090 960 Lợi nhuận 2.100 3.060 5.020 960 1.960 Nguồn: công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam. Nhận xét: Qua phân tích số liệu cho ta thấy doanh thu của công ty tăng lên, bên cạnh đó chi phí cũng tăng lên nhưng mức tăng của doanh thu nhanh hơn mức tăng chi phí. Do đó lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm. Điều đó có nghĩa là công ty kinh doanh có hiệu quả, tăng doanh số bán chương trình du lịch nhờ vào chất lượng phục vụ làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay trong thời cuộc đang khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên ảnh hưởng rất lớn đối với ngành du lịch, khả năng tìm kiếm nguồn khách, và khách quốc tế dăng ký tour giảm nhiều so với các năm trước đây, ngoài ra các vấn đề như giá xăng dầu tăng đột biến nên những chi phí vận chuyển và các chi phí khác cũng tăng theo. 4.2. Tình hình về số lượng khách qua các năm và cơ cấu nguồn khách quốc tế đến với Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam trong các năm 2006, 2007, 2008. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, mức thu nhập của người dân có chiều hướng ngày một tăng lên, nên nhu cầu đi du lịch, giải trí cũng ngày càng gia tăng, ngành du lịch ngày càng khẳng định được vai trò thiết yếu của mình cho cuộc sống. Bảng diễn biến số lượng khách qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh SL TT % SL TT % SL TT % 2007/2006 2008/2007 Khách quốc tế 1.645 100% 2.165 100% 3.092 100% Tăng 31,6% Tăng 42,8% (Nguồn: Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam) Nhận xét: Nguồn khách công ty khai thác chủ yếu là nguồn khách quốc tế. Đây thực sự là một thị trường mạnh và giàu tiềm năng trong tương lai, khách quốc tế tăng mạnh qua các năm là do Việt Nam có nền kinh tế và chính trị luôn ổn định so với các quốc gia khác trên thế giới, bên cạnh đó các danh lam thắng cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử luôn thu hút được sự chú ý của khách du lịch trước khi họ đến với Việt Nam chúng ta. Việt Nam còn là điểm đến của khách du lịch vì sự yên bình, thân thiện và an toàn nhất cho mỗi khách du lịch. Cơ cấu khách quốc tế đến với Việt Nam từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển: Quốc tịch Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SL TT % SL TT% SL TT % Anh 642 39 680 31,4 778 25,2 Pháp 345 21 469 21,6 638 20,6 Mỹ 445 27,1 590 27,3 896 29 Đức 91 5,3 134 6,2 456 14,7 Singapo 122 7,42 292 13,5 324 10,5 Tổng cộng 1.645 100 2.165 100 3.092 100 (Nguồn: công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam) Nhận xét: Số lượng khách quốc tế Anh, Mỹ, Pháp luôn có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy được thế mạnh du lịch của đất nước ta ngày một tăng lên, khẳng định thế mạnh của mình. Số lượng các tour bán ra trong các năm 2006,2007,2008: Năm 2006 2007 2008 Số lượng tour bán ra 567 696 940 (Nguồn: công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam.) Nhận xét: qua số liệu ta thấy được số tour bán ra đều tăng hơn các năm truớc. Năm 2007 tăng 129 tour so với năm 2006 Năm 2008 tăng 244 tour so với năm 2007 Số lượng tour tăng nhiều trong năm 2008 thể hiện được sự thành công của công ty, cũng như sự kinh nghiệm của các nhân viên trong công ty, họ xây dựng đựơc ngày càng nhiều những tour du lịch hấp dẫn, phong phú, tạo niềm tin cho khách du lịch quốc tế khi đến với công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam. Số ngày lưu lại của khách du lịch: Theo số liệu tính số ngày lưu lại bình quân của khách du lịch cho thấy: Năm 2006 2007 2008 Số ngày lưu lại bình quân 3,5 5 5 Đối với khách du lịch quốc tế họ cần thời gian lưu trú dài trong một tour du lịch của họ, nhằm thưởng thức hết các cảnh quan, nơi quốc gí mà họ đi du lịch, và hơn nữa là đặc điểm của thị trường du lịch quốc tế hiện nay họ rất ưa chuộng Việt Nam, nơi đất nước yên bình cung với những cảnh đẹp tuyệt vời, mang đến cho khách du lịch những phút giây thư giãn thật sau những ngày làm việc và bận rộn với công việc. 5. Phương thức đánh giá các chỉ tiêu: - Đánh giá khả năng thực hiện tour, bán tour: Các tour được nhiều khách mua với giá hợp lý, và khả năng phục vụ khách hết sức nhiệt tình và chu đáo, các chương trình du lịch được thực hiện với mức độ cao, hoàn chỉnh về chất lượng tour, cũng như khả năng đáp ứng. Đánh giá khả năng xây dựng các chương trình du lịch: Khi bắt đầu thiết kế một chương trình du lịch, công ty phải tìm hiểu và nghiên cứu các nhu cầu du lịch của khách như: mục đích chuyến đi, động cơ đi du lịch, khả năng thanh toán của khách, quỹ thời gian rãnh rỗi của khách hàng, các thói quen tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng phục vụ cũng như các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật khác ( tiện nghi khách sạn, loại vé máy bay, thức ăn nhà hàng.) Về tài nguyên du lịch: kiểm kê, đánh giá và lựa chọn tài nguyên du lịch cho phù hợp với chương trình du lịch và mục đích chuyến đi. Cần phải tìm ra các nhà cung ứng dịch vụ du lịch có khả năng đáp ứng các yêu cầu của công ty, các nhà cung ứng có uy tín, nỗi tiếng, chất lượng dịch vụ và giá cả,từ đó xem xét và lựa chon các nhà cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn mà khách hàng đã đề ra. Đánh giá mức độ hấp dẫn của các chương trình du lịch thu hút khách quốc tế. Công ty phải thường xuyên phân tích những yếu tố cấu thành nên một chương trình du lịch hấp dẫn hay các nguồn tài nguyên tham gia vào yếu tố cấu thành nên một chương trình du lịch hoàn chỉnh và chất lượng Miền Trung là một vùng đất tập trung nhiều các di sản văn hóa nhất cả nước ta. Chỉ hơn 300km đã có đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, đây thực sự là một tiềm năng tạo điều kiện cho du lịch Miền Trung có những bước phát triển vượt bật trong thời gian tới, và đặc biệt đối với việc kinh doanh lữ hành. Nắm bắt được các tiềm năng đó, công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đã thiết kế được cho công ty những tour xuyên Miền Trung thật sự đi vào lòng khách du lịch quốc tế và để lại trong họ những ấn tượng mạnh mẽ về con đường di sản văn hóa thế giới này, công ty luôn xây dựng được các tour thật sự hấp dẫn, mới mẽ, phong phú và đa dạng bảo đảm những yêu cầu chủ quan như tính khả thi phù hợp với nhu cầu thị trường, bên cạnh đó còn đáp ứng được mục tiêu của công ty, có sức lôi cuốn, thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Các tuyến điểm trong chương trình du lịch được xây dựng luôn gắn liền với những địa danh nỗi tiếng, những vùng du lịch trọng tâm tạo nên sự thuận trong việc tìm hiểu về cuộc sống, về con người, về bản sắc dân tộc, phong tục truyền thống của mỗi vùng, miền trên đất nước Việt Nam. 6. Thực trạng xây dựng chương trình du lịch cho khách quốc tế tại công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam hiện nay: Với hệ thống các chương trình du lịch hiện có, công ty đã đáp ứng được một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, bên cạnh đó việc xây dựng được các chương trình du lịch mới lạ là hết sức cần thiết đối với sự páht triển và tồn tại của công ty. Dựa trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên, các tuyến điểm du lịch và hệ thống cơ sở vật chất tham gia vào chương trình du lịch công ty chủ động khai thác . hiện nay công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quang Nam đã xây dựng đựơc rất nhiều chương trình du lịch dược khách hàng chú trọng, ngoài ra còn có các chương trình du lịch của các hãng gửi khách. 7. Một số chương trình du lịch do công ty xây dựng dành cho khách du lịch quốc tế: Chương trình 1: HUẾ - ĐÀ NẴNG – HỘI AN (Tour 3 ngày 2 đêm) Ngày 1: Huế - Đà Nẵng - Sáng 7h, xe và hướng dẫn viên đón khách tại khách sạn, đi tham quan nhà vườn An Viên, lăng Khải Định, lăng Tự Đức. - Trưa dùng cơm tại nhà hàng. - Chiều tham quan chùa Thiên Mụ, Đại Nội, sau đó lên đường đến Đà Nẵng. Làm thủ tục nhập phòng cho khách và ăn tối tại khách sạn. Ngày 2: Đà Nẵng – Hội An - 7h30 ăn sáng tại khách sạn, sau đó lên đường tham quan Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm, làng đá Non Nước. - Trưa, ăn trưa tại Bãi Bụt - Chiều khách tự do mua sắm tại Đà Nẵng. - Sau đó lên đường vào Hội An, ăn tối và nhận phòng tại khách sạn. Tối, khách có thể mua sắm và tham quan quanh phố cổ. Ngày 3: Hội An – Huế - Sáng 6h, đón khách tại khách sạn, đi tham quan các điểm Chùa Cầu, các khu nhà cổ, các làng thủ công mỹ nghệ. - Ăn trưa tại khách sạn. - Chiều khách tự do mua sắm tại Hội An. - 16h khách lên xe về Huế - Kết thúc chương trình. Mức giá trọn gói cho một khách: 105 USD. Chương trình 2: “HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG” ĐÀ NẴNG – HỘI AN – HUẾ - PHONG NHA (Tour 5 ngày 4 đêm) Ngày 1: Đà Nẵng – Hội An - Sáng 7h xe và hướng dân viên đón khách tại sân bay Đà Nẵng đi tham quan bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn. Sau đó đi Hội An và ăn trưa tại Hội An. - Chiều tham quan phố cổ Hội An. 18h về khách sạn Hội An nhận phòng và ăn tối. Ngày 2: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng - Khách ăn sáng tại khách sạn, 8h xuất phát đi tham quan các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống, các nhà cổ. - Ăn trưa tại Hội An, 13h lên đường tham quan Mỹ Sơn, Trà Kiệu. - 17h ra lại Đà Nẵng nhận phòng tại khách sạn và ăn tối. Ngày 3: Đà Nẵng – Huế - Sáng dùng điểm tâm tại khách sạn, lên đường đi Huế, trên đường đi,cho khách dừng chân ngắm cảnh và chụp ảnh tại đỉnh đèo Hải Vân. Đến Huế tham quan Đại Nội, Lăng Tự Đức, lăng Khải Định - Trưa, dùng cơm tại nhà hàng. - Chiều tham quan chù Thiên Mụ và tự do mua sắm tại chợ Đông Ba. -18h30 về nhận phòng khách sạn và ăn tối. Ngày 4: Huế - Phong Nha - Sáng dùng điểm tâm tại khách sạn, tiếp tục lên đường đến Phong Nha. Ghé thăm thánh đường La Vang, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. - Trưa dùng cơm tại Đông Hà. - Chiều đến Đồng Hới, nhận phòng và nghĩ ngơi. Ngày 5: Phong Nha – Đà Nẵng - Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng, đi tham quan động Phong Nha, Du thuyền Sông Sơn. - Dùng cơm trưa và nghỉ ngơi, sau đó về lại Đà Nẵng Mức giá trọn gói cho một khách: 194 USD Một số chương trình được em thiết kế trong thời gian thực tập tại công ty: Chương trình 3: ĐÀ NẴNG – HỘI AN – MỸ SƠN – ĐÀ NẴNG (3 ngày 2 đêm) Ngày 1: Đà Nẵng – Hội An - Xe và hướng dẫn viên đón khách tại sân bay Đà Nẵng lúc 7h30. Đi tham quan Đà Nẵng, sau đó tham quan Ngũ Hành Sơn, Non Nước, làng đá Non Nước - Ăn trưa tại nhà hàng - Chiều tự do mua sắm tại Đà Nẵng. - 20h lên xe đến Hội An nhận phòng và ăn tối Ngày 2: Hội An - 6h30 ăn điểm tâm tại khách sạn và đi tham quan quanh phố cổ bằng xích lô, tham quan các khu nhà cổ, chùa Cầu - Ăn trưa tại khách sạn. - Chiều đi biển cửa Đại, tắm biển, ăn hải sản và về lại khách sạn nghĩ ngơi. Ngày 3: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng - Điểm tâm sáng tại khách sạn,sau đó lên đường đi Mỹ Sơn, tham quan di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Chiều 15h về lại Đà Nẵng. Kết thúc chương trình. Mức giá trọn gói cho một khách: 90 USD Chương trình 4: HỘI AN – MỸ SƠN – ĐÀ NẴNG – HUẾ (4 ngày 3 đêm) Ngày 1: Hội An – Mỹ Sơn - Xe và hướng dẫn viên đón khách tại khách sạn ở Hội An, tham quan phố cổ bằng xích lô, vườn rau Trà Quế. - Ăn trưa tại nhà hàng Hội An - Chiều tham quan cù Vịnh Châu, và các làng Gốm truyền thống. - Chiều 17h về lại khách sạn, ăn tối và nghĩ ngơi. Ngày 2: Mỹ Sơn – Bà Nà - Khách dùng điểm tâm tại khách sạn.7h30 xe đón khách lên đường đi Mỹ Sơn, tham quan các khu tháp cổ và các tiết mục truyền thống, sau đó lên đường đi Đà Nẵng - Khách ăn trưa tại Đà Nẵng - Chiều 13h đi Bà Nà, tham quan và chụp ảnh - Tham quan Ngũ Hành Sơn, làng đá Non Nước. - 18h lên đường đi Huế. Nhận phòng, ăn tối và nghĩ ngơi. Ngày 3: Huế - Hội An - Khách dùng điểm tâm tại quán ăn Âm Phủ, sau đó đi tham quan các khu Đại Nội, các Lăng. - Chiều tham quan chùa Thiêm Mụ và mua sắm tại Chợ Đông Ba. - 16h30 về lại Đà Nẵng đưa khách ra sân bay. Kết thúc chương trình. Mức giá trọn gói cho một khách: 150 USD Nhận xét về thiết kế tuor và chính sách giá cho các tuor: Về thiết kế: Các chương trình du lịch được xây dựng đều nằm trên các tuyến điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh Miền Trung, được sự hổ trợ từ nhiều mặt như cơ sỏ hạ tầng, giao thông thuận tiện, và nằm trong dự án phát triển của tổng cục du lịch nên các chương trình du lịch được xây dựng và thực hiện có hiệu quả cao. Chính sách giá dành cho các chương trình: Đối với công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, chính sách giá dành cho chương trình du lịch được xây dựng trên cơ sở tổng mức giá của tất cả các chi phí, dịch vụ tham gia chương trình như: chi phí ăn uống, chi phí vận chuyển, chi phí khách sạn, chi phí hướng dẫn viên.để thực hiện chương trình du lịch. Từ giá thành của chương trình du lịch, ta có thể cộng thêm phần trăm hoa hồng cho đơn vị tổ chức ( khoản từ 10 -30%). Như vậy nhìn chung với mức giá trên mà công ty đưa ra là rất phù hợp và mang tính cạnh tranh với các công ty du lịch khác. 8. Trình bày các kết quả phân tích, đánh giá chất lượng chương trình du lịch và đưa ra nhận xét: Kết quả đạt được khi xây dựng chương trình: Kết quả đạt được từ việc xây dựng chương trình du lịch sẽ rất cao nếu như chương trình đó được xây dựng dựa trên các cơ sở nghiên cứu tỉ mĩ, có khoa học, các chương trình phải luôn đảm bảo được các yếu tố: sự thu hút, chất lượng, thị hiếu, và giá cả phù hợp với thị trường. . Đánh giá công tác thiết kế xây dựng chương trình du lịch: Một chương trình du lịch khi bắt đầu được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu chủ quan như: tính khả thi, đáp ứng được những mục tiêu của công ty, phù hợp với nhu cầu của thị trường, có sức lôi cuốn, thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình du lịch của công ty. Việc quảng bá các chương trình du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết, nhằm tạo niềm tin cũng như sự hiểu biết cho khách du lịch quốc tế khi họ bắt đầu có nhu cầu đi du lịch tại Việt Nam nói chung và các tỉnh Miền Trung nói riêng. 8.3 Đánh giá mức độ thực hiện: Các chương trình du lịch được xây dựng đều nằm trên các tuyến điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh Miền Trung, được sự hổ trợ từ nhiều mặt như cơ sỏ hạ tầng, giao thông thuận tiện, và nằm trong dự án phát triển của tổng cục du lịch nên các chương trình du lịch được xây dựng và thực hiện có hiệu quả cao. PHẦN 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CHO KHÁCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN. 1. Thuận lợi và khó khăn của công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam. 1.1. Thuận lợi: Công ty có mối quan hệ rộng rãi với các nhà cung ứng du lịch như các nhà hàng, các khách sạn tại Miền Trung, các công ty cung ứng dịch vụ vận tải Được trang bị một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu tường tận các di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, các bản sắc dân tộc của Miền Trung, từ lâu đã gắn bó với công ty, chịu áp lực công việc, luôn năng động và sáng tạo, nhiều hướng dẫn viên thu hút được khách du lịch. Công ty được trang bị các trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả làm việc,các nhân viên đều có máy vi tính riêng để làm việc. 1.2. Khó khăn: Công ty đặt trụ sở tại nơi chưa thật sự thuận lợi trong việc quảng bá thương hiệu, khó gây được sự chú ý của khách hàng khi họ chưa biết về công ty. Công ty chưa có được các cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ các nhu cầu của khách như chổ lưu trú( khách sạn), nhà hàng. Đây thật sự là một tiềm năng về doanh thu cho công ty, nếu công ty có thể xây dựng được. 2. Phương hướng: 2.1. Cơ sở đề ra phương hướng: Không ngừng xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch. Gắn kết và giữ vững thị trường quốc tế tại công ty. Đầu tư vào xây dựng các chương trình trọng điểm để các chương trình du lịch ngày càng trở nên đặc sắc hơn. Quan hệ hợp tác với các công ty khác để có có thêm các nhà cung ứng, cũng như mở rộng thị truờng khách quốc tế Đầu tư hơn nữa vào công tác marketing nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều cho công ty. Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để đưa công tác khai thác khách vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty. 2.2. Phương hướng: Cần phải tìm hiểu và xác định thị trường khách đến với doanh nghiệp. Xác định rõ thị trường mục tiêu, các thị trường mạnh về khách du lịch quốc tế. Xây dựng chiến lược giá thành, các mức giá được xây dựng thích hợp trên cơ sở các giá trị tài nguyên du lịch cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật hiên có, phù hợp với từng đối tượng khách đi du lịch. Thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giả trí của khách trong các chương trình du lịch Công ty đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao hiệu quả hoạt động trong công việc, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cải tiến bộ máy quản lý. Không ngừng đổi mới các chương trình du lịch ngày thêm đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn. Đưa công tác khai thác khách hàng lên hàng đầu, giữ được khách hàng cũ, quan hệ tìm kiếm nguồn khách mới liên tục cho công ty, đảm bảo nguồn khách ngay cả trong mùa thấp điểm 3. Giải pháp + Nâng cao chất lượng sản phẩm: Thường xuyên kiểm tra chất lượng các dịch vụ như: phương tiện vận chuyển, xem lại chất lượng của phương tiện, chất luợng phục vụ, Quan tâm tới các dịch vụ ở nhà hàng, khách sạn, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế. + Tổ chức cung cấp các dịch vụ thông qua nhà hàng địa phương: Công ty luôn liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ ở nhiều địa phương khác nhau, ở gần các điểm du lịch để họ có thể cung cấp cho du khách một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất các dịch vụ cần thiết cho một chương trình du lịch. + Hoàn thành các chỉ tiêu đã xác định, nên giảm giá đến mức thấp nhất có thể để các chương trình có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. + Giá cả, giá cả là một yếu tác động vào tâm lý của khách, đó là điều quan tâm hàng đầu với những người có thu nhập khiêm tốn hoặc có thu nhập cao mà biết tiết kiệm. + Hoàn thiện đội ngũ lao động, trình độ cũng như khả năng giao tiếp của các hướng dẫn viên, độ ngũ hướng dẫn viên phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. + Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, thông qua nghiên cứu thị trường khách, công ty cần quảng cáo về các chương trình du lịch trên thị trường quốc tế. + Giải quyết kịp thời những phàn nàn của khách hàng, biết lắng nghe, điều này làm cho khách dễ chịu hơn vì họ có được cảm giác tôn trọng + Thăm dò ý kiến về mức độ hài lòng của khách hàng. Kiến nghị: Thị trường khách du lịch quốc tế với Việt Nam ngày một tăng cao, nắm bắt được xu thế này các công ty du lịch cạnh tranh nhau ngày càng mạnh mẽ hơn. Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam là một công ty phát triển mạnh mẽ trong các năm qua, tuy nhiên đòi hỏi của khách du lịch quốc ngày càng đa dạng hơn, vì vậy việc cải thiện, đổi mới đường lối kinh doanh của công ty là hết sức cần thiết. có như vậy mới cạnh tranh với các công ty du lịch khác , khẳng định được vị thế của mình trên thị truờng du lịch quốc tế. KẾT LUẬN Là một đất nước thanh bình, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều giá trị văn hóa hết sức độc đáo, hấp dẫn. Điều đó tạo được sự yêu mến đối với du khách khi đến với Việt Nam. Hiện nay con người trên tất cả các quốc gia đều có nhu cầu đi du lịch khắp mọi nơi và bằng mọi hình thức khách nhau để họ có thể mở rộng hơn tầm hiểu biết và có thể thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Trên cơ sở đó công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đã tổ chức xây dựng, thiết kế các chương trình du lịch hấp dẫn với nhiều tuyến điểm tham quan phong phú như Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Công việc thiết kế các chương trình du lịch giúp cho khách quốc tế phần nào hiểu được giá trị của chương trình du lịch mà họ sẽ tham gia. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu đề tài “ Xây dựng chương trình du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” tại công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam em đã phần nào hiểu được vai trò của việc xây dựng các chương trình du lịch. Đây là một đề tài mang tính chất rộng nhưng thời gian thực tập còn hạn chế và kiến thức cũng như kinh nghiệm chưa thật sự đầy đủ nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, Ban Giám Đốc công ty cung các anh chị nhân viên trong công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tam kỳ, ngày..tháng.năm. Học sinh thực hiện Lê Hữu Phát LỜI CẢM ƠN Qua hai năm học tại trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam, được các thầy cô trang bị cho những kiến thức về chuyên ngành mà chúng em đã học, giúp em nhận thấy tầm quan trọng của ngành học Quản trị kinh doanh du lịch, cũng như sự quan trọng của hoạt động xây dựng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế. Từ đó em đã chọn và thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình dưới sự dẫn dắt của các thầy cô và giáo viên trực tiếp hướng dẫn cô Lăng Song Vân. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành của mình đến các thầy cô giáo, Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên trong Công ty du lịch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế trong công việc, cùng những đóng góp ý kiến trong quá trình em thực tập và hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp của mình. Tam Kỳ, ngày 18/07/2009 Học sinh thực hiện Lê Hữu Phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2904.doc
Tài liệu liên quan