KBT-ĐNN Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình là khu du lịch mới mở, nếu chỉ sử dụng TCM thì không thể định lượng hết được giá trị của khu bảo tồn, mà phải kết hợp cới phương pháp CDM. Trong thời gian tới, nếu có đủ điều kiện sẽ đi sâu nghiên cứu, xây dựng mô hình TCM hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ, xác thực các yếu tố khác như: Thu nhập hay chất lượng của KBT- ĐNN Vân Long tới hàm cầu, đảm bảo tính chính xác hơn hàm cầu và dự báo số lượng khách du lịch tới Vân Long trong tương lai. Làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách.
Bên cạnh đó: - Tăng số lượng mẫu điều tra.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, nghiên cứu bổ sung thêm các dẫn liệu cho du lịch và học tập.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường xá, nhà trọ, các cửa hàng dịch vụ ăn uống. Đảm bảo cho du khách có cơ hội lưu trú lại KBT lâu hơn.
- Phương pháp TCM nên được sử dụng để xác định về mặt giải trí của các KBT và các Vườn Quốc Gia có tiến hành hoạt động du lịch.
- Phương pháp CĐM nên sử dụng để điều tra bổ sung các dữ liệu, về mặt hiện trạng tài nguyên trong các KBT.
- KBT-ĐNN Vân Long được thành lập ngoài mục đích bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen thực vật, động vật rừng mà còn phục vụ lâu dài cho mục đích nghiên cứu khoa học, cho du lịch giải trí nghỉ ngơi và cho giáo dục môi trường. Vì vậy, cần phải được đầu tư hơn nữa để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện tại đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững.
- Tiến hành khoanh nuôi, xây dựng các sân chim, đặc biệt là chim di cư để làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của KBT-ĐNN Vân Long.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00đ/ 1giờ.
Hiện tại KBT chưa đưa ra được mức giá vé cho học sinh, sinh viên.
3.2) Tính chi phí đi lại.
Là loại chi phí du khách phải bỏ ra để đến được KBT Vân Long - Ninh Bình. Thông qua quá trình phỏng vấn được biết du khách đến đây với các loại phương tiện chủ yếu sau.
- Xe máy.
- Xe ô tô thuê.
- Xe ô tô riêng.
Bằng cách phỏng vấn trực tiếp, biết được chi phí đi lại hay tiền vé đối với các du khách đi bằng ô tô thuê và chi phí này được tính theo 2 chiều (đi- về).
Hà Nội:
- Xe 24 chỗ ngồi: 950000đ, chi phí mỗi du khách là: 39500đ
- Xe hải âu 40 chỗ ngồi: 1100000đ, chi phí mỗi du khách là: 27500đ
Hà Nam:
- Xe 24 chỗ ngồi: 400000đ, chi phí mỗi du khách là: 16600đ
Nam Định:
-Xe 24 chỗ ngồi: 450000đ, chi phí mỗi du khách là: 18750đ
Ninh Bình:
- Xe 24 chỗ 250000đ, chi phí mỗi du khách là: 10400đ
Thanh Hoá:
- Xe 24 chỗ ngồi: 800000đ, chi phí mỗi du khách là: 33300đ
- Xe hải âu 40 chỗ ngồi: 1000000đ, chi phí mỗi du khách là: 25000đ
với các du khách đi bằng xe máy, ôtô riêng được tính theo các cách sau đây.
a) Tính chi phí đi bằng xe máy.
Nếu gọi Cxm là chi phí đi bằng xe máy thì Cxm bao gồm chi phí sau:
Cxm = Cxd + Ckh + Cbh
Cxd: Chi phí xăng dầu.
Ckh: Chi phí khấu hao.
Cbh: Chi phí bảo hiểm.
Tính chi phí xăng dầu: Giả định một xe máy đi được 100 km, sử dụng hết 2 lít xăng trị giá là 10000 đồng. Đi được 1000 km thì phải thay 1 hộp dầu bôi trơn trị giá 26000 đồng.
Cxd = 10000 + 26000 = 126 (VNĐ/km)
100 1000
Để tính được giá trị khấu hao của phương tiện, giả định một xe máy của du khách trị giá 24000000 đồng sử dụng trong 10 năm (quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và chích khấu hao tài sản cố định), trong một năm chạy hết 11000km.( Với điều kiện trong quá trình sử dụng không thay đổi phụ tùng làm tăng hoặc giảm giá trị của xe, không có sửa chữa lớn).
Ckh = 24000000 = 218,18 (VNĐ/km)
11000 x 10
Lệ phí bảo hiểm giao thông là 45000 đồng/năm, tương đương chạy được 11000km.
Cbh = 45000 = 4,09 (VNĐ/km)
11000
Cxm = 126 + 218,18 + 4,09 = 348,27 (VNĐ/km)
Đối với một xe máy thì chi phí ước tính đi lại cho mỗi 1 km là 348,27(VNĐ/km), trong thực tế thì chi phí này có thể lớn hơn nhiều, do còn có chi phí cầu phà, lệ phí đường đi nếu có. Mỗi xe máy chở 2 người, do vậy chi phí đi lại bằng xe máy cho mỗi người/1km là: 348.27 = 174.135 (VNĐ/km)
2
b) Tính chi phí đi bằng ô tô riêng.
Côtô = Cxd + Ckh + Cbh
Côtô: Chi phí đi ôtô.
Cxd: Chi phí xăng dầu.
Cbh: Chi phí bảo hiểm.
Để tính được chi phí đi lại bằng ôtô riêng, chúng ta giả định nguyên giá của ôtô là 280000000đ (280 triệu đồng), thời gian sử dụng 10 năm (quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và chích khấu hao tài sản cố định), xe chạy được 100km hết 50000đ tiền xăng (tương đương hết 10 lit xăng), chạy 1000km hết 2 lít dầu bôi trơn -tương đương 52000đ, mỗi năm xe chạy 15000km, với điều kiện trong quá trình sử dụng không có thay đổi máy móc và sửa chữa lớn làm thay đổi giá trị của xe.
Tính giá trị khấu hao của xe ôtô 4 chỗ ngồi.
Ckh = 280000000 = 1866.66 (VNĐ/km)
15000x10
- Chi phí xăng dầu.
Cxd = 50000 + 52000 = 552 (VNĐ/km).
100 1000
- Chi phí bảo hiểm.
Theo qui định hiện hành chi phí bảo hiểm xe con 4 chỗ ngồi là 400000đ/năm.
Cbh = 400000 = 26,66 (VNĐ/km)
15000
Vậy tổng chi phí đi lại bằng ôtô riêng là:
Côtô = 1866.66 + 552 + 26.66 = 2445,32 (VNĐ/km)
Đây là loại ôtô 4 chỗ ngồi cho nên chi phí bình quân cho mỗi du khách là:
2445.32 = 611,33 (VNĐ/km)
4
c) Tính chi phí cơ hội.
Theo qui luật của chi phí cơ hội tăng lên thì để thu nhập nhiều hơn một loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải hy sinh một lượng lớn các loại hàng hoá khác. Vì vậy, khi quyết định sử dụng thời gian của mình cho việc đi du lịch, thì các du khách đã từ bỏ thời gian để làm các công việc khác. cho nên chi phí cơ hội cho du khách đến được nơi KBT Vân Long gồm hai loại: Chi phí cơ hội trên đường đi và chi phí cơ hội lưu lại vườn.
- Tính chi phí cơ hội trên đường đi X1:
X1 = 2. t1. Y
- t1: Thời gian từ nơi khởi hành đến KBT Vân Long.
- Y: tiền lương (thu nhập) trong một giờ
Y= Tiền lương (thu nhập)
4* 40
- Tính chi phí cơ hội lưu lại KBT Vân Long X2:
X2 = t2. Y
- t2: Thời gian lưu lai KBT Vân Long.
- Y: tiền lương ( thu nhập) trong một giờ được xác định như trên.
d)Phân tích các yếu tố chi phí cơ hội ảnh hưởng tới tổng chi phí của chuyến đi.
Coi tổng chi phí của từng cá nhân là đại lượng ngẫu nhiên mà du khách bỏ ra để đến được KBT- ĐNN Vân Long bao gồm tổng chi phí cho phương tiện đi lại. Để xác định các chi phí ẩn (chi phí cơ hội X1, X2) có ảnh hưởng tới tổng chi phí hay không dùng phần mềm Mfit286 xác định được mối tương quan giữa tổng chi phí của từng cá nhân (Tci), chi phí cơ hội trên đường đi (X1) và chi phí cơ hội lưu lại vườn (X2).
X1 X2
Tci 0.19495 0.59674
Như vậy là chi phí cơ hội lưu lại vườn có ảnh hưởng tới tổng chi phí.
Sau khi tổng hợp ý kiến điều tra từ bảng phiếu điều tra chi phí du lịch và dùng phần mềm Mfit286 hồi qui OLS cho bảng kết quả như sau:
ordilary least squares estimation
*****************************************************************
Dependent Variable is Tci
49 observations used for estimation fom 1 to 49
*****************************************************************
Regressor coefficient standard error T- Ratio [Prob]
inpt 42339.7 .18576 5.0983 [.000]
X2 .94708 4410.2 9.6003 [.000]
*****************************************************************R - Squared .35610 F-statistic F(1;47) 25.9922 [.000]
R - Bar - squared .34240 S.E. of regression 17670.4
Residual Sum of Squares 1.47E+10 Mean. of Dependent Variable 60776.8
S.D. of Dependent Variable 271790.3 Maximum of Log - Likelihood -547.7096
DW - statistic 1.7170
*****************************************************************
Qua bảng trên hệ số của X2 là: 0.94708
R2 = .3561
Vậy mô hình tổng chi phí cá nhân có tính đến cả chi phí cơ hội lưu lại KBT là: Tc'i = 42339.7 + 0.94708xX2
4) Xây dựng đường cầu chi phí du lịch cho KBT- ĐNN Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình.
4.1) Xây dựng đường cầu du lịch cá nhân bậc 1.
Theo như chương 1, việc xây dựng đường cầu phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tiền lương (thu nhập).
- Tổng chi phí chuyến đi.
- Cự ly đi lại.
Xác định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới số lần viếng thăm là. Tci' I S
V -0.52322 -0.40530 0.15257
I: Tiền lương.
S: Cự ly.
Bằng việc xác định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới số lần viếng thăm, ta thấy rằng chỉ có chi phí đi lại là có mối quan hệ ngược ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, mô hình đề xuất cho từng cá nhân là.
Vi = a +b.Tci'
Vi: số lượt viếng thăm của từng cá nhân.
Tci': Chi phí đến KBT.
Trong đó a, b là các tham số cần tìm điều kiện (a > 0, b < 0).
Thông qua sử dụng phần mềm Mfit286, các số liệu được nhập từ bàn phím và sử dụng hồi qui tuyến tính ta được kết quả như sau.
ordilary least squares estimation
*****************************************************************
Denpendent Variable is Vi
49 observations used for estimation fom 1 to 49
*****************************************************************
Regressor coefficient standard error T- Ratio [Prob]
INPT 3.7193 0.51169 7.2687 [.000]
Tci' -0.3467E-4 0.8236E-5 -4.2092 [.000]
*****************************************************************R - Squared 0.27376 F-statistic (1;47) 17.7171 [.000]
R - Bar - squared 0.25831 S.E. of regression 0.74202
Residual Sum of Squares 0.86160 Mean of Dependent Variable 1.6122
S.D. of Dependent Variable 21790.3 Maximum of Log- Likelihood -53.8863
DW - statistic 2.0875
*****************************************************************
Qua bảng hồi qui mô hình bậc 1 trên ta có:
R2 = 0.27376
hệ số của TCi' là: -0.3467E-4 Hay -0.00003467
4.2) Xây dựng đường cầu du lịch cá nhân bậc 2.
Mô hình đề xuất cho từng cá nhân là.
Vi = a1 +b1.Tci'2
Vi: số lượt viếng thăm của từng cá nhân.
Tci'2: Chi phí đến KBT.
Trong đó a1, b1 là các tham số cần tìm điều kiện (a1>0, b1< 0).
Thông qua sử dụng phần mềm Mfit286, các số liệu được nhập từ bàn phím và sử dụng hồi qui tuyến tính ta được kết quả như sau.
ordilary least squares estimation
*****************************************************************
Denpendent Variable is Vi
49 observations used for estimation fom 1 to 49
*****************************************************************
Regressor coefficient standard error T- Ratio [Prob]
INPT 2.3592 0.24591 9.5936 [.000]
Tci'2 -0.1935 E-9 0.0000 -.4069 [.001]
*****************************************************************R - Squared 0.27376 F-statistic (1;47) 11.6072 [.001]
R - Bar - squared 0.18099 S.E. of regression 0.77974
Residual Sum of Squares 28.5756 Mean of Dependent Variable 1.6122
S.D. of Dependent Variable 0.86160 Maximum of Log- Likelihood -56.3159
DW - statistic 2.0991
*****************************************************************
Qua bảng hồi qui mô hình bậc 2 trên ta có:
R2 = 0.19805
hệ số của TCi'2 là: -0.1935E-9
4.3) So sánh hai mô hình hồi qui đường cầu du lịch cá nhân.
Đây là hai mô hình hồi qui có cùng biến giải thích, vì vậy để so sánh hai mô hình xem mô hình nào đáng tin cậy hơn chúng ta dựa vào hệ số xác định đo sự phù hợp của hàm hồi qui (R2).
Mô hình bậc 1 có R2 = 0.27376 > R2 = 0.19805 của mô hình bậc 2.
Như vậy, mô hình bậc 1 đáng tin cậy hơn mô hình bậc 2, nên việc xây dựng đường cầu du lịch cá nhân dựa vào mô hình đường cầu du lịch cá nhân bậc 1. khi đó các hệ số của đường cầu du lịch cá nhân là:
a = 3.7193
b = -0.00003467
Vậy đường cầu du lịch cá nhân có dạng là: Vi = 3.7193 - 0.00003467xTci'
4.2) Xác định giá trị lợi ích du lịch cho KBT Vân Long.
*) Xác định lợi ích cá nhân.
Lợi ích cá nhân khách du lịch mang lại chính là phần nằm dưới đường cầu cá nhân.
LVi = Vid(Tci')
Hay LVi = (3.7193 -0.00003467xTci')
Để xác định được lợi ích chúng ta phải xác định được giá hạn chế (chi phí tối đa Tc*i) khách du lịch ở đó Vi = 0
Hay: 3.7193 - 0.00003467xTci' = 0
Tci' = 3.7193 = 107277 (đồng)
0.00003467
Vậy Tci* = 107277 (đồng)
LVi = (3.7193xTci' - 0.000017335xTci'2)
Với Tci* = 107277 (đồng).
Vậy lợi ích cá nhân mang lại cho KBT - ĐNN Vân Long Gia Viễn Ninh Bình là: LVi = 3.7193x107277 - 0.000017335x(107277)2
LVi = 398995 - 199497 = 199498 (đồng).
Bằng chữ là một trăm chín mươi chín nghìn bốn trăm chín tám đồng.
*) Xác định tổng lợi ích.
Tlv = NxLVi.
- N: tổng số du khách đến khu bảo tồn trong một năm.
N = tổng số lượt khách thăm vườn trong 1 năm .
Số lượt thăm bình quân trong năm của một du khách
Số lượt thăm bình quân trong năm của một du khách là: tổng số lượt khách thăm KBT (theo mẫu điều tra)/dung lượng mẫu (là 49) = 1,6
Do KBT Vân Long là khu mới thành lập và đưa vào hoạt động du lịch cuối năm 2001, nên chưa có số liệu thống kê chính xác về lượng khách du lịch tới đây thăm quan. Vì vậy, em đã lấy số liệu lượt khách du lịch vào Tam cốc - Bích Động để dự báo số lượt khách du lịch vào Vân Long trong thời gian tới, với mục đích nhằm xác định giá trị lợi ích du lịch mang lại cho Vân Long trong tương lai. Tại sao lại lấy số liệu Tam Cốc - Bích Động để dự báo cho Vân Long? đó là vì hai khu du lịch này nằm không cách xa so với thị xã Ninh Bình, các hoạt động du lịch ở hai khu này gần giống nhau. Du khách đến Vân Long đi thuyền sẽ được tận hưởng tiếng ca hót của muôn loài, tiếng nước vỗ mạn thuyền âm hưởng sông nước của Đồng Bằng Bắc Bộ, kết hợp với các loại hình du lịch khác: Du lịch văn hoá lịch sử, du lịch ngắm thú và đi rừng. Cho nên, trong tương lai số lượt khách được thu hút về đây sẽ nhiều hơn trong khu Tam Cốc - Bích Động.
Bảng 14: Số lượt khách đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
Năm
Số lượt khách
Tổng LK
Tổng LK điều chỉnh
1997
Quốc tế
49918
172722
112269
Nội địa
122804
1998
Quốc tế
77156
206532
134246
Nội địa
129376
1999
Quốc tế
61692
216092
140460
Nội địa
154400
2000
Quốc tế
72725
145351
145351
Nội địa
72626
2001
Quốc tế
74125
146125
146125
Nội địa
72000
Nguồn: Phòng HCTH Công ty du lịch Ninh Bình.
Chú thích: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy ở cột (Tổng LK) số lượng khách từ năm 1999 trở về trước lớn hơn nhiều so với năm 2000 và 2001, là vì từ năm 2000 trở lại đây ban quản lý thực hiện bán một vé cho cả hai địa điểm thăm quam là Tam Cốc và Bích Động, còn từ năm 1999 trở về trước ban quản lý thực hiện bán hai lần vé thăm quan cho địa điểm Bích Động và Tam Cốc nên con số thống kê lượt khách của khu là cao.
Theo anh Nam phó giám đốc kinh doanh của công ty du lịch Ninh Bình cho biết, từ năm 1999 trở về trước số lượt khách đến khu đi thăm hai địa điểm chỉ chiếm 70% trong Tổng LK, vì vậy để số liệu trên dự báo được số khách cho Vân Long chúng ta phải tiến hành điều chỉnh số liệu cho phù hợp với số liệu năm 2000 và 2001, kết quả điều chỉnh ở cột Tổng LK điều chỉnh Bảng 14.
Giải thích: để giải thích cách điều chỉnh ta làm một bài toán nhỏ như sau: giả sử tại một khu vực tiến hành du lịch, bán vé hai lần vào thăm quan 2 địa điểm, thực tế có 10 khách du lịch.
Giả thiết:
- đi thăm cả hai địa điểm có 6 khách. cho nên chỉ có 4 khách đi thăm một địa điểm trong hai địa điểm trên. như vậy theo thống kê từ bán vé của hai địa điểm trên thì khu du lịch sẽ có 16 khách: 4 + 2x6 = 16 khách. Như vậy tỷ lệ % lượt du khách đi thăm quan cả hai khu trong tổng số lượt khách là: 12 = 0,75(%)
16
Vậy số lượt khách thực tế thăm quan khu du lịch là:
16x0,25 +16x0,75 = 10(khách)
2
- Dự báo khách du lịch ở Tam Cốc - Bích Động làm cơ sở để dự báo lượt khách du lịch ở Vân Long.
Theo số liệu đã điều chỉnh của khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ta tiến hành dự báo số lượng khách du lịch của những năm tiếp theo như sau:
Năm
T
Số lượng khách (y)
t'
t'2
t'*y
1997
1
112269
-2
4
-224538
1998
2
134246
-1
1
-134246
1999
3
140460
0
0
0
2000
4
145351
1
1
145351
2001
5
146125
2
4
292250
Tổng
678451
0
10
78817
Hàm xu thế về lượt khách trong năm t có dạng:
Yt = ao + a1xt
Trong đó: yt: là số lượt khách của năm t.
ao, a1 là các hệ số tương ứng càn xác định từ phương trình chuẩn sau:
n: Số lượng mẫu nghiên cứ.
(Để giải hệ đơn giản ta thay các giá trị t = t' / St' = 0).
Cho nên hệ phương trình chuẩn có dạng:
Hay:
Do đó:
Vậy hàm xu thế lượt khách có dạng.
Y = 135690 + 7881.7xt'
Tiến hành ngoại suy hàm xu thế để dự báo số lượt khách trong những năm tiếp theo. Phương trình có dạng: yt^ = ao + a1.t'
Trong đó: t' số thứ tự của năm ứng với năm 1999 làm gốc
ứng với hai hệ số góc a0, a1 đã xác định ở trên ta có phương trình dự báo như sau:
yt^ = 135690 + 7881,7xt' (*)
Ví dụ dự báo lượt khách trong năm 2002 như sau:
Lúc đó t' = 3
Thay vào (*) ta có.
Yt^ = 135690 + 7881,7x3 = 159335 (Lượt khách)
Tương tự như vậy ta tiếp tục dự báo lượt khách du lịch trong những năm tiếp theo với kết quả như sau:
Năm
Số lượt khách
Tam Cốc - Bích Động
X(%)
Dự báo số lượt khách
Vân Long
2002
159335
50
79668
2003
167217
55
91969
2004
175099
60
105059
2005
182980
60
109788
2006
190862
70
133603
2007
198744
85
168932
2008
206625
90
185963
2009
214507
110
235958
2010
222389
115
255747
2011
230270
115
264811
Trong những năm đầu số lượng khách đến Vân Long có thể ít hơn so với Tam Cốc - Bích Động. Lý do là Vân Long chưa tiến hành quảng bá, giới thiệu du lịch, cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đầu này mới đang được đầu tư và các tuyến du lịch mới được hình thành. Trong những năm tiếp theo khi cơ sở hạ tầng, các phương tiện phục vụ dịch vụ du lịch được hoàn thành thì số lượng khách đến Vân long chắc chắn sẽ cao hơn so với ở Tam Cốc - Bích Động, Vì ở Vân Long diễn ra nhiều loại hình du lịch: DLST, du lịch văn hoá và lịch sử, du lịch mạo hiểm... Tỷ lệ % khách du lịch tới Vân Long so Với Tan Cốc - Bích Động được dự báo cột X(%) ở trên.
Theo dự báo tổng số lượt khách đến thăm Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân long năm 2002 là: 79668 (Lượt khách).
Do đó, số khách đến thăm KBT - ĐNN Vân Long là:
= 49793 (khách)
Vậy tổng lợi ích du lịch tạo ra trong năm 2002 là:
Tlv = 49793x199498 = 9933603914 (đồng)
Bằng chữ: Chín tỷ chín trăm ba mươi ba triệu sáu trăm linh ba nghìn chín trăm mười bốn đồng.
Tương tự ta tính được tổng lợi ích, trong các năm tiếp theo như sau:
Năm
Số lượt khách Vân Long
Số lượt đến tb của một du khách
Số khách
Tlv
2002
79668
1,6
49793
9933603914
2003
91969
1,6
54481
10868850538
2004
105059
1,6
65662
13099437676
2005
109788
1,6
68618
13689153764
2006
133603
1,6
83502
16658481996
2007
168932
1,6
105583
21063597334
2008
185963
1,6
116227
23187054046
2009
235958
1,6
147474
29420768052
2010
255747
1,6
159842
31888159316
2011
264811
1,6
165507
33018315486
- Với việc tiến hành du lịch đã đem lại lợi ích cho KBT- ĐNN Vân Long cụ thể năm 2002 ước đạt 9933603914(đồng). Đây chính là một phần kinh phí, bước đầu hỗ trợ cho ban quản lý tiến hành các hoạt động quản lý và bảo tồn.
II) Kết quả điều tra ngẫu nhiên.
Khu bảo tồn đất Ngập nước Vân long- Ninh Bình, là nơi mới hình thành các tuyến du lịch. Do vậy việc sử dụng phương pháp TCM chắc chắn không thể lượng hoá được hết giá trị lợi ích của Khu bảo tồn. Cho nên, trong đề tài này em đã kết hợp với phương pháp điều tra ngẫu nhiên để bổ sung thêm các dẫn liệu về mặt đa dang sinh học. Nhằm xác định giá trị cho các mục tiêu:
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Lợi ích có thể đem lại từ du lịch cho cộng đồng địa phương trong Khu bảo tồn.
- Bảo tồn và phát triển bền vững vùng Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình.
1)Phân tích thông tin.
Để có được các dẫn liệu, em đã làm phiếu điều tra và phỏng vấn một số người dân ở giáp danh với khu bảo tồn. Mà trọng điểm là xã Gia Vân với kết quả như sau
Bảng 16: Thông tin về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên.
k1)Các tài nguyên còn nguyên vẹn hay đang bị đe doạ
ý kiến
Tể lệ %
Nguyên vẹn.
9
45
Đang bị đe doạ.
11
55
2)Lý do:
Chăn thả gia súc.
17
Du canh du cư.
---
Săn bắn trộm.
9
Du lịch.
---
Lý do khác.
19
Kết quả điều tra cho thấy có tới 55% người dân, cho rằng các tài nguyên của khu bảo tồn đang trong mức độ đe doạ. Do chịu sức ép khai thác của con người: Chăn thả gia súc, săn bắn trộm và nhu cầu chất đốt đã buộc một số người dân vào Khu bảo tồn khai thác cây bụi, cây gỗ làm chất đốt. Việc làm này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của các loài sinh vật.
Bảng 17: Thông tin về tài nguyên của Khu bảo tồn Vân Long- Ninh Bình.
1) Trong KBT có các loài sinh vật nào nổi bật.
ý kiến
Thực vật:
Động vật:
Vooc quần đùi trắng; Chim nước: Cò trắng, cò bợ, lele, sâm cầm, bồ nông, rái cá.
2) Di tích có giá trị phát triển
văn hoá, du lịch.
Hang cá, hang rùa, hang chanh, hang ruối; đền thờ vua Đinh; đền thờ Tứ vị hồng nương; đền mẫu; đền trình; chùa núi xanh.
3) Địa điển/ động vật hoang dã nào hấp dẫn du khách nhất.
Động vật:
Ngắm Vooc quần đùi, chim nước và chim di cư.
Địa điểm:
Các hang động: hang cá, hang rùa, hang ruối; các đền: đền thờ vua Đinh, đền thờ Tứ vị hồng nương
Theo bảng 17. Khu bảo tồn Vân Long- Ninh Bình có các loài sinh vật nổi bật, Động vật:Vooc quần đùi, chim nước: Cò trắng, cò bợ, lele, rái cá và một số loài chim di cư như: Sâm cầm, Bồ nông; Di tích có giá trị phát triển văn hoá, du lịch là: Đền Mẫu, Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Chùa núi xanh, Đền thờ Tứ Vị Hồng Nương.
- Các địa điểm hấp dẫn du khách nhất: Núi Ba chon, núi Mèo cào, núi Mâm xôi, Hang cá- Chân núi đồng quyển, Đầm cút. Điều này là phù hợp bởi vì đa số địa điểm trên đều có sự kết hợp du lịch thiên nhiên: Ngắm thú, thưởng thức thiên nhiên gắn với việc tìm hiểu văn hoá lịch sử và tìm hiểu các lễ hội truyền thống nơi đây.
2) Phát triển Du lịch Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình.
Được sự hưởng ứng của nhân dân các xã ven đầm, Sự quan tâm của UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. Đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của Khu bảo tồn Vân Long- Ninh Bình và trình Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam.
4/ 2001 Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chính thức công nhận Vân Long là Khu bảo tồn Đất ngập nước đầu tiên trong đất liền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là khu vực có mối tương tác lâu dài giữa con người và thiên nhiên đã đúc kết thành khu vực có đặc tính riêng biệt với giá trị thẩm mỹ, sinh thái/văn hoá và phong phú đa dạng sinh học. Gìn giữ sự toàn vẹn của mối tương tác truyền thống là sự thiết yếu đối với bảo vệ duy trì và tiến hoá của khu vực.
Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình bao gồm 4 sinh cảnh: Núi đá vôi và đồi đất sỏi, Đất ngập nước, Rừng trồng, ruộng cấy và bản làng. Cùng với sự đa dạng sinh học cao rất có giá trị để phát triển du lịch sinh thái ở đây.
Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm khá mới đối với quần chúng hiện nay, nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên và có các đặc điểm sau đây: ít tác động tiêu cực đến thiên nhiên, có giáo dục môi trường, có tiếp xúc cộng đồng địa phương nhưng không tác động tiêu cực mà giúp họ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và ngành nghề truyền thống nhất là một phần lợi nhuận từ DLST được dùng cho bảo tồn thiên nhiên được tới thăm và để phát triển cộng đồng địa phương. (Bockley, 1994; Kocman, 1998; Lê Văn Lanh, 1998).
Trước đây, DLST mới được hình thành, nó được bó hẹp t rong một định
nghĩa mà tất cả khách du lịch không phù hợp với định nghĩa đó thì không phải là khách DLST. Với quan niệm như vậy, và số lượng khách không nhiều lắm, thật khó mà mở rộng DLST cũng như không thể tạo lợi nhuận để hỗ trợ bảo tồn và cộng đồng địa phương. Do đó có quan niệm mới phù hợp hơn đã ra đời, nó được coi như là một loạt các nguyên tắc áp dụng cho tất cả các du khách phổ thông giúp họ ý thức và từ đó nảy sinh ý muốn được thực hành DLST. Các nguyên tắc đó bao gồm: Giáo dục về ý thức môi trường thiên nhiên để tăng cường sự tham gia vào bảo tồn, bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái; bảo vệ tăng cường bản sắc văn hoá; Tạo công ăn việc làm và lợi nhuận cho cộng đồng địa phương. Việc áp dụng DLST vào du lịch phổ thông là rất hữu hiệu ở Việt Nam, nơi mà hầu hết du khách đi theo các nhóm đông như nhóm sinh viên và nhóm cán bộ viên chức.
a) Tiềm năng du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long-Gia Viễn- Ninh Bình.
Khu bảo tồn Vân Long có diện tích: 2643 ha, khá đa dạng về các hệ sinh thái. Ngoài hệ sinh thái đất ngập nước và núi đá vôi, ở đây còn tồn tại các hệ sinh thái núi đất, đất nông nghiệp, rừng trồng và nương dãy.
*) Tài nguyên thiên nhiên.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, KBT Vân Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển DLST. Qua điều tra bước đầu, trong KBT Đất ngập nước Vân long có 457 loài thực vật bậc cao thuộc 327 chi, 127 họ, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm cần được bảo vệ như: Trai, Nghiến, Lát hoa ...
- Về động vật có xương sống đã thống kê được có 39 loài thú, 62 loài chim, 26 loài bó sát, 6 loài lưỡng cư và 44 loài cá. Ngoài nhiều loài động thực vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Báo hoa mai, Sơn dương, Rái cá, Kỳ đà, Phượng hoàng đất, Sâm cầm, Bồ nông...ở Vân Long còn có loài linh trưởng nổi tiếng và rất quí hiếm của Việt Nam, đó là Vooc quần đùi trắng. Với hơn 40 cá thể, đàn Vooc quần đùi trắng ở Vân Long là quần thể lớn nhất của loài này trên thế giới. ở đây cũng là môi trường sống thích hợp của nhiều động thực vật thuỷ sinh, đã thống kê được 39 loài thực vật bậc cao, 96 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành tảo, trong đó có nhiều loài tạo nên những thảm rong nước rất đẹp. Ngoài ra, KBT Vân long còn có một khu rừng trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật quí hiếm, ở đây có thể phát triển du lịch mạo hiểm như leo núi.
*) Tài nguyên giá trị văn hoá, lịch sử.
- Nằm trong vùng kinh đô cũ của 3 triều Đinh, Tiền Lê và Lý, Vân Long chứa trong mình nhiều di tích văn hoá, lịch sử Đền thờ Vua Đinh, đền Tứ vị hồng nương, đền Đức thánh nguyễn, đền Trình, chùa Địch lộng nằm trong khu bảo tồn đất ngập nước hay vùng đệm là những di tích văn hoá lịch sử nổi tiếng.
- Hệ thống núi đá vôi Vân Long có tới 32 hang động: Hang cá, Hang bóng, Hang rùa, Hang chanh sẽ là những điểm hấp dẫn khách du lịch sau này.
Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn lớn đối với DLST mang tính chất nghiên cứu khoa học. Những nhà khoa học có thể đến đây để tìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt Nam. Sự phong phú về hệ sinh thái sẽ cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
b) Hiện trạng du lịch sinh thái của Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình.
Tuy có tiềm năng hết sức to lớn, nhưng du lịch sinh thái ở Vân Long còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính chất tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự quan tâm thích đáng tới việc đào tạo về du lịch sinh thái.
- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất DLST nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên.
- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường, - Một yếu tố rất cơ bản để phân biệt với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai do thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực này. Cụ thể trên các tuyến thăm quan còn thiếu rất nhiều biển chỉ dẫn/ chỉ báo.
- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch của KBT.
c) Nguyên nhân.
Nguyên nhân vì sao DLST ở KBT Vân Long Chưa được phát triển tương sứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. nhưng nhìn chung nó có một vài nguyên nhân chính.
- Sự ít hiểu biết về khái niệm DLST là một sự hạn chế không nhỏ cho sự phát triển.
- Ban quản lý mới chỉ chú trọng bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. KBT Vân Long còn thiếu các phương tiện cung cấp thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.
- Các điểm du lịch sinh thái chưa được qui hoạch, chưa có nguyên tắc chỉ đạo để du khách dựa vào đó để xem mình đang tiến hành DLST hay một loại hình du lịch nào khác.
- Đó là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái, mặc dù DLST và khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm đến sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần phục vụ tối thiểu để du khách khỏi bận lòng mỗi khi cần đến chúng. Thực tế cho thấy ở Vân Long cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, chưa đáp ứng được cho phát triển du lịch sinh thái.
- Tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, chưa thống nhất về mặt quản lý nhà nước còn phân tán trồng chéo.
- Đội ngũ những người làm công tác quản lý và phục vụ kinh doanh du lịch còn ít, lại không được đào tạo có hệ thống và cơ bản, nên trình độ còn chắp vá không có hướng lâu dài do đó công tác phục vụ còn kém chất lượng, hiệu quả thấp, không đáp ứng với yêu cầu công tác đổi mới, đặc biệt là phấn đấu để kinh tế du lịch thành ngành kinh tế tổng hợp và mũi nhọn.
- Việc thu hút đầu tư vào du lịch chưa huy động mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh du lịch, chưa đa dạng hoá chủ đầu tư, còn trông chờ dựa vào nguồn vốn cấp của Nhà nước .
d) Lợi ích mang lại cho cộng đồng điạ phương từ hoạt động du lịch sinh thái.
Những người đề xướng DLST cho rằng, cần phải lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST và nó là hình thức phát triển sinh thái. Là một phương thức thiết thực và có hiệu quả trong việc cải thiện nền kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia (Cebllos - Lascurain, 1991). Tuy nhiên, họ cũng công nhận rằng những nhận xét trên là những lời hùng biện hơn là thực tế. Đã có nhiều trường hợp DLST đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực hơn là mang lại lợi ích như dự tính. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu cực trên, nhưng có một vài ý kiến thể hiện trong các tài liệu mô tả vì sao DLST đã không dẫn đến phát triển sinh thái. Thứ nhất, đó là do thiếu ý chí chính trị và cam kết của nhà nước trong việc " Huy động các nguồn lực: -con người, tài chính, văn hoá và đạo đức -để đảm bảo cho việc kết hợp các nguyên tắc sinh thái vào phát triển kinh tế". Một nguyên nhân khác là ngành du lịch chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi ích to lớn từ bên ngoài. Do vậy không được xây dựng để đáp ứng nhu cầu địa phương và lợi ích thường chỉ dành cho các đối tượng ngoài khu vực. Chúng ta cần phải có qui hoạch cẩn thận cho các dự án du lịch sinh thái, hơn là để mặc các hoạt động DLST diễn ra theo sự chi phối của thị trường. Nhằm tránh những ảnh hưởng phụ tiêu cực của du lịch.
Với Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình, hướng phát triển là kết hợp với DLST nhằm cung cấp kinh phí cho việc bảo vệ và quản lý KBT cũng như tạo thu nhập cho nhân dân địa phương. Điểm mấu chốt của KBT là sự mong muốn tăng tối đa các tác động có lợi cho môi trường và kinh tế xã hội của địa phương đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực. Thông qua các hình thức giáo dục, chia sẻ lợi nhuận, tham gia vào quá trình ra quyết định phù hợp với mục tiêu trong việc tiếp cận khai thác tài nguyên.
Trong phần này đề cập đến hoạt động DLST và công tác bảo vệ rừng trong KBT mà mục tiêu cơ bản là cung cấp lợi ích cho cộng đồng địa phương. Các vấn đề được nhấn mạnh ở đây là các vấn đề cơ bản trong quá trình làm việc với cộng đồng để nhằm bảo đảm rằng phát triển DLST là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và kinh tế của địa phương. Chú trọng vào việc tham gia rộng rãi của địa phương vào quá trình qui hoạch DLST và xác định các biện pháp để thực hiện.
Việc phát triển DLST sẽ đem lại việc làm cho nhân dân địa phương.
Với việc xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút lao động địa phương, tạo ra công ăn việc làm mới. Một đặc trưng cơ bản của vùng Đất ngập nước Vân Long, muốn đến được địa điểm thăm quan du khách phải đi thuyền. Sẽ thu hút nhân dân các xã vào hoạt động phục vụ sự di chuyển của du khách. Tạo ra sự chia sẻ lợi ích của KBT với nhân dân địa phương, để phát triển du lịch theo đúng nghĩa DLST thì người dân địa phương tham gia là thích hợp nhất. Họ là những người am hiểu các di tích văn hoá, lịch sử trong KBT, bởi lẽ có những người đi du lịch họ không chỉ nhìn ngắm, chiêm ngưỡng thiên nhiên mà họ còn muốn tìm hiểu văn hoá địa phương.
Đa phần khách du lịch đến đây, đều có nhận xét là chất lượng KBT ở mức độ trung bình và khá. Điều này cũng dễ hiểu, cơ sở hạ tầng ở đây chưa phát triển, các phương tiện phục vụ du lịch trang bị một cách thô sơ và vẫn còn thiếu: Các biển chỉ dẫn, biển giải thích và các tờ rơi. Khách du lịch đến đây, với mục đích thưởng thức và chiêm ngưỡng thiên nhiên. Họ cũng muốn mua một số đồ lưu niệm làm quà, ngoài những bức ảnh thiên n hiên. Tôi tin rằng với bản chất cần cù và khéo léo của lao động nơi đây việc đưa các ngành nghề truyền thống của địa phương: Thêu, den và đan lát vào sản xuất các mặt hàng lưu niệm là thành công. Với việc phát triển các ngành nghề như trên sẽ thu hút được lao động trong lúc nông nhàn và tạo thu nhập cho người lao động.
Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình là một khu rộng với nhiều điểm thăm quan lý thú. Tỉnh và địa phương cần phối hợp với nhau trong quá trình xây dựng nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống nhằm lưu trú khách du lịch, tránh tình trạng khách đến rồi lại đi. Việc xây dựng nhà nghỉ, phải đảm bảo đúng nguyên tắc du lịch sinh thái bằng việc hỗ trợ cho nông dân xây dựng các nhà nghỉ trong bản làng, tạo cơ hội cho du khách tiếp cận với văn hoá địa phương dễ dàng hơn, đồng thời cũng tạo ra thu nhập cho ngươi dân từ lĩnh vực hoạt động nhà nghỉ.
e) Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long.
Sự tồn tại của lợi ích giải trí bao cấp cho dân cư, là một sự hợp lý của việc phát triển DLST. Thậm trí cả khi chi phí không cân đối với lợi ích tài chính thu được từ lệ phí. Tuy nhiên, sự hợp lý này cần phải làm rứt khoát, lợi ích thực tế cho dân cư phải được ước lượng khi có thể sử dụng các phương pháp như chi phí
đi lại hoặc phân tích đánh giá ngẫu nhiên.
Thực tế rằng các khu thiên nhiên, cung cấp cả lợi ích tài chính từ DLST và các lợi ích phi tài chính truyền thống thường có ảnh hưởng đến các quyết định về diện tích cần được bảo vệ ở trạng thái tự nhiên. Thứ nhất, du lịch hỗ trợ cho các lợi ích bảo tồn truyền thống và do đó tăng được sự biện hộ về kinh tế cho bảo tồn, thứ hai, lợi ích bảo tồn, hỗ trợ lợi ích du lịch.
Một ví dụ về lợi ích truyền thống, hỗ trợ du lịch để biện hộ cho việc phát triển một vườn quốc gia và khu đệm là dự án Kropup của Cameroon. Qua phân tích người ta được kết quả là. Du lịch chỉ sản sinh 1.360.000 bảng tính theo giá hiện tại, nhưng với chi phí là 15.238.000 bảng nếu chỉ du lịch thôi thì không thể biện hộ cho dự án KBTTN. Tuy nhiên, khi lợi ích du lịch được kết hợp với các lợi ích khác, KBTTN trở nên đáng được thành lập. Như vậy, trong trường hợp này du lịch là rất cần thiết để đảm bảo cho lợi ích vượt trội chi phí.
Một số yếu tố bị bỏ qua trong rất nhiều các phương tiện DLST hiện nay là sự tưởng tượng, tính mạo hiểm và khám phá.
Mặc dù hầu hết các du khách tới các KBTTN để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và môi trường thiên nhiên độc đáo, rất nhiều khách du lịch cũng có mong muốn cao về phương tiện ăn nghỉ. ở đây, không có ý đề cao việc tạo ra một không khí công viên hay các phòng nghỉ xa hoa quá đáng. Nhưng việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản về chỗ ở là rất quan trọng. Nơi ăn nghỉ cần có kiến trúc gây dung động và hứng thú đáp ứng một phần mong muốn của khách du lịch, những người đã đến đây để được sống trong môi trường thiên nhiên hoang dã và để tận một chút thoải mái khi hoàng hôn buông xuống. Điều này phản ánh tính phức tạp của DLST và nhu cầu việc kết hợp việc bảo tồn thiên nhiên và văn hoá địa phương. Ta quan niệm rằng các phương tiện phục vụ như là "Một cửa sổ hướng ra thế giới thiên nhiên" là phương tiện để học hỏi và tìm hiểu. Mặc dù, đây chỉ là một khía cạnh của DLST, Việc thiết kế các phương tiện phục vụ có thể củng cố tăng cường sự tận hưởng và hiểu biết của khách du lịch đối với KBTTN.
Thật không dễ khám phá, xác định và lượng hoá được những mong muốn của du khách. Đây là một thị trường phân hoá và khách du lịch có những nhu cầu và động cơ rất khác nhau. Mặc dù có một số khách DLST bằng lòng với việc sử dngj lều, những người khác sẽ thích (sẵn sàng trả tiền cao) các phòng khép kín và các tiện nghi khác.
Du lịch sinh thái là một hiện tượng xuất phát ra từ du lịch truyền thống với biển, nắng và cát (Du lịch 3S Sea - Sun - Sand). Nó thể hiện sự phiêu lưu, một cơ hội tìm hiểu, bảo tồn và thử nghiệm tinh thần trong thế giới thiên nhiên. Như vậy, khi chúng ta xây dựng cơ sở phục vụ cho DLST phải tôn trọng địa hình, địa vật trải qua hàng triệu năm và là một hiện thân của thành công đã vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian về tính hữu hiệu, chức năng và vẻ đẹp. Chẳng hạn, khi tiến hành xây dưng cơ sở hạ tầng, điểm ngắm thú chúng ta phải quan sát các hoạt động của các động vật ở gần công trình để không làm gián đoạn các hoạt động và nơi ở của chúng. Bởi lẽ, mỗi loài động vật đều có "khoảng cách chạy trốn". Nếu như các phương tiện hỗ trợ du lịch được nâng cao, sẽ hỗ trợ cho chất lượng thăm quan của khách và nâng cao ý thức rằng một chuyến thăm quan là một cái gì đó phi thường, là cơ hội quý giá để học hỏi, để cảm nhận và cảm thấy thế giới xung quanh.
- Đối với Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình, cơ sở hạ tầng chưa được tốt. Trong thời gian tới hướng phát triển của Khu bảo tồn là kết hợp với du lịch sinh thái. Vì vậy, một khi phương tiện du lịch được xây dựng. Cần phải dựa trên cuộc đối thoại với cộng đồng địa phương và cá nhân các nhà phát triển. Nếu nhà phát triển là người ngoài vùng được phát triển, việc sử dụng công dân địa phương trong quá trình lập kế hoạch cũng như trong việc bố trí nhân sự sau này có ý nghĩa thiết yếu. Sự tham gia địa phương có lợi cho nhà phát triển trên ba phương diện: Kiến thức về sinh thái và văn hoá địa phương có thể hỗ trợ cho thiết kế; tạo điều kiện tham gia và cung cấp lợi ích cho địa phương rất quan trọng cho sự ủng hộ DLST lâu dài trong địa phương và sự tham gia này có thể giảm các tác động tiêu cực về mặt văn hoá. Chúng ta cần làm việc trong lòng cộng đồng và văn hoá hiện tại của địa phương càng nhiều càng tốt, cần nhận thức được giá trị của dân địa phương cũng như nguồn lao động của dân địa phương. Nhằm dự tính sự xâm nhập của các phương tiện vào văn hoá địa phương. Vì DLST cần phải "Làm cho con người sống tốt hơn, chứ không cần thiết đem lại nhiều vật chất hơn". Mặt khác, đối với khách du lịch sinh thái nước ngoài, một chuyến thăm quan, các phương tiện phục vụ DLST thể hiện một từng trải giao lưu văn hoá. Do vậy, các phương tiện khi đưa vào phục vụ du lịch không đối nghịch với phong cách sống của địa phương. Người viết ở đây không có ý định biện hộ cho ý nghĩ "Bảo thủ về văn hoá". Văn hoá thay đổi và phát triển một cách tự nhiên. Tuy vậy, một điều cần thiết là phải làm mọi cách có thể làm giảm những cú sốc do sự thay đổi đột ngột với văn hoá địa phương.
- Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Ninh Bình, cần phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc tiến hành điều tra tài nguyên thiên nhiên để bổ sung các dẫn liệu về động thực vật, hình thành các tờ rơi, bản đồ du lịch sinh thái.
- Tiến hành quy hoạch những khu vực du lịch sinh thái: Ngắm thú trên núi Mèo cào, thăm các di tích văn hoá lịch sử: Đền vua Đinh, đền trình... Xây dựng các biển chỉ dẫn và bản đồ thể hiện những nơi sẽ tiến hành DLST và những nơi cần bảo vệ (không tiến hành hoạt động du lịch).
Mặt khác căn cứ vào Nghị Quyết số 03 - NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ Ninh Bình về phát triển du lịch từ nay đến năm 2010 cần phải thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân dân về vị trí, vai rò, triển vọng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, tập trung đầu tư cho phát triển du lịch.
- Huy động thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa tộn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh, nhà nghỉ.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh du lịch, bảo đảm hoạt động đúng hướng. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp về du lịch.
- Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao, mang đậm dấu ấn của quê hương Ninh Bình, để phục vụ khách đồng thời tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, tổ chức, ý thức, trách nhiệm và phong cách văn minh lịch sự trong phục vụ khách du lịch của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. có cơ chế thu hút tuyển dụng những cán bộ thực sự có phẩm chất và năng lực tốt về tỉnh làm công tác du lịch.
3) Phát triển và bảo tồn vùng Đất ngập nước Vân long- Gia Viễn- Ninh Bình.
a) Phát triển bền vững KBT - ĐNN Vân Long.
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người. Phát triển là qui luật chung của mọi thời đại, của mọi quốc gia. Để đạt đến mục tiêu của sự phát triển phải tiến hành những hoạt động phát triển, bao gồm các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch. Các hoạt động phát triển mang lợi ích kinh tế - xã hội to lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên.
Môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng giữa chúng luôn có mâu thuẫn. Dung hoà được những mâu thuẫn đó thì sự phát triển mới được ổn định và lâu dài nói cách khác là đạt đến sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
Cơ sở của PTBV là: Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên, đảm bảo sử dụng lâu dài tài nguyên không tái tạo; Bảo tồn tính đa dạng sinh học, đảm bảo tài nguyên tái tạo có khả năng phục hồi; Giữ cân bằng sinh thái của các hệ tự nhiên, đảm bảo năng suất sinh học cao.
Khu vực KBT Vân Long có đủ những yếu tố cơ bản để phát triển. Đó là các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và con người. Tài nguyên có giá trị ở đây trước hết là đất, bao gồm tất cả các đầm Đất ngập nước với diện tích 341 ha ngập quanh năm, tài nguyên khí hậu có dồi rào nhiệt, ẩm, bức xạ cho các loại cây trồng phát triển. trình độ dân trí tuy còn thấp, nhưng người dân lao động cần cù. hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trên thực tế, từ năm 1960 đến nay, ở vùng này đã triển khai một số dự án về thuỷ lợi, nông nghiệp, giao thông... đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển đó cũng đã nảy sinh một số vấn đề bất cập đối với tài nguyên và môi trường sinh thái.
Nguyên tắc bảo đảm cho PTBV khu vực Đất ngập nước Vân long là:
- Bảo tồn được tính đa dạng sinh học của vùng ĐNN Vân long, bảo vệ và phát triển nguồn lợi của nó
- Sử dụng các dạng tài nguyên cơ bản hiện có sao cho hợp lý để tăng hiệu quả kinh tế, nhưng không làm suy giảm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó. Khơi dậy những dạng tài nguyên trong vùng còn đang ở dạng tiềm tàng.
- Cố gắng phát triển phù hợp với điều kiện thiên nhiên, tránh né các thiên tai, không hành động trái với qui luật tự nhiên, không làm tổn hại đến môi trường nước và hệ sinh thái của KBT Vân Long.
- Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, không đi vào hướng độc canh cây trồng để tránh những thất thường của biến đổi khí hậu.
- Phát huy tối đa nội lực trong vùng để phát triển. Sự viện trợ của ngoại lực là cần thiết nhưng chỉ để tạo tiền đề, tạo đà cho sự phát triển.
Để đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái một cách có hiệu quả và lâu dài, quá trình phát triển KBT Vân long phải dựa trên các căn cứ và theo quan điểm sau.
- Tuân thủ chiến lược phát triển bền vững đã nêu ở trên.
- Dựa theo các định hướng qui hoạch phát triển của nhà nước, tỉnh, huyện.
- Khai thác triệt để Đất ngập nước theo các đặc điển tự nhiên của nó.
- Lấy hộ nông dân làm đơn vị cơ bản trong đầu tư phát triển.
b) Bảo tồn vùng Đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình.
Có một minh chứng cho rất nhiều dự án DLST là ngành này có thể tăng cường hoạt động bảo tồn. Bằng cách chứng tỏ tầm quan trọng của các khu thiên nhiên, trong việc sản sinh thu nhập từ du lịch.
Ví dụ. Dự án KBT Annapurina (ACAP) được thiết lập nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch, tăng cường công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Một phần lợi nhuận được sử dụng cho phát triển địa phương, quản lý hành chính được phân tán tới các cấp địa phương, các chương trình đào tạo được đề ra cho các cá nhân và tổ chức địa phương. Sự tham gia địa phương bao gồm một ban tham gia thiết lập nhà nghỉ, thành lập uỷ ban quản lý rừng và kiểm soát khai thác gỗ. Kết quả là nạn phá rừng giảm đáng kể, nhân dân địa phương đang ngày càng chủ động hơn đối với tài nguyên của mình.
Quan điểm chính là người dân nông thôn thường có ít lựa chọn nào khác, việc tiến hành các hoạt động kinh tế làm suy thoái hoặc phá huỷ các nguồn tài nguyên. Bởi lẽ, các phương thức sử dụng tàn phá tài nguyên thường không thể được chặn đứng nếu không có sự thay đổi về hiện trạng kinh tế xã hội của cộng đồng. Chỉ khi chính bản thân cộng đồng có thể kiểm soát được sự phát triển của mình thì mới có sự thay đổi kinh tế xã hội một cách êm thấm.
Tại các KBT, DLST được xem như một nguồn cung cấp công ăn việc làm và thu nhập. Công ăn việc làm và thu nhập lại là những động lực tiếp tục các phương thức quản lý hợp lý chống lại các phương thức huỷ hoại. Qua ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy được sự cần thiết phải giữ lại các lợi ích kinh tế lại trong vùng, thu hút nhân dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua du lịch liên kết các lợi ích bảo tồn và lợi ích phát triển càng nhiều càng tốt. Có nhiều cách tăng cường mối liên hệ giữa các lợi ích và mục tiêu bảo tồn môi trường để tạo ra những động lực tích cực, lợi ích phải được chia sẻ cho một bộ phận lớn của cộng đồng nếu muốn trở thành là một động lực kích thích.
Trong bối cảnh đó, để bảo tồn tốt hơn ban quản lý KBT Vân Long đã thành lập phòng kiểm lâm, nhằm kiểm tra giám sát các hoạt động diễn ra trong KBT, ngăn chặn kịp thời các hoạt động làm ảnh hưởng, đe doạ đến sự sống của các loài sinh vật.
KBT Vân Long là vùng Đất ngập nước, xen lẫn với núi đã vôi và đồi đất sỏi. Vì vậy, phòng kiểm lâm, UBND tỉnh và nhân dân địa phương đã phối hợp với nhau trong việc giao đất trồng rừng nhằm phủ xanh những quả đồi trọc và tiến hành khoanh nuôi bảo vệ rừng trên núi đá vôi tạo hành lang xanh giữa các quả núi cho một số loài sinh vật di chuyển, tránh bị chia cắt quần thể. Với việc làm này, tạo sự gặp gỡ nhiều hơn cho các quần thể vooc quần đùi trắng từ đó có thể
tăng số lượng của loài.
Trong KBT còn có các loài chim nước và chim di cư trú ngụ, để tạo sân chim ban quản lý KBT có kế hoạch trồng 50 ha một số loại cây tạo giáng thế cho chim như: Tre, trúc, luồng, đước... nơi trồng chính là ven các chân núi phía Nam: Núi Mâm xôi, núi Mèo cào, đầm Vân long thuộc xã Gia Vân và phía Bắc thuộc xã Gia Hoà và nếu có thể sẽ trồng ở ven tất cả các đầm còn lại. Trong một số năm gần đây đã xuất hiện một số đàn cò trắng, cò Bợ về kiếm ăn nhưng do cây chưa tốt nên chúng chưa trú ngụ và làm tổ ở đây. Huy vọng rằng trong tương lai không xa sẽ có nhiều đàn cò, đàn chim về sinh sống và làm tổ tại nơi này.
Để công tác bảo tồn được tốt hơn nữa, cần phải thành lập đội bảo vệ ở các xã nhằm kịp thời ngăn chặn những trường hợp săn bắn trộn, tịch thu đồ nghề và nghiêm cấm hành vi đánh bắt cá, tôm, cua mang tính chất huỷ diệt như kích điện, kéo chài...
Quản lý KBTTN là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay, sự tác của du lịch về mặt lý thuyết là quá rõ ràng. Cái giá tiềm năng phải trả là sự suy thoái môi trường, sự không công bằng và sự không ổn định về kinh tế, những thay đổi tiêu cực về văn hoá xã hội. Nhưng lợi ích tiềm năng của KBT là tạo kinh phí cho khu bảo tồn thiên nhiên, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về bảo tồn.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhìn nhận được điểm gặp của DLST, bảo tồn và phát triển. Tìm ra phương pháp để giảm thiểu cái giá phải trả, làm tăng tối đa những lợi ích của du lịch. Những lĩnh vực này là: Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững vùng đệm, giáo dục môi trường cho người tiêu dùng và những quyết định về chính sách ảnh hưởng tới DLST và môi trường.
Kết luận
Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long Ninb Bình được thành lập 4/2001, là KBT-ĐNN đầu tiên của vùng đồng bằng bắc bộ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cảnh quan, động thực vật ở đây phong phú và đa dạng xen kẽ với các di tích văn hoá lịch sử đã có sức hút lớn trong nghiên cứu học tập, thăm quan giải trí và du lịch sinh thái.
Hiện nay việc lượng hoá các giá trị tài nguyên môi trường vẫn đang là một vấn đề khó khăn và thách thức các nhà môi trường. Khi lượng hoá được các giá trị môi trường, nó chính là cơ sở cho các nhà quản lý đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên trong khu bảo tồn, tránh những tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Trong chuyên đề " Bước đầu xác định giá trị kinh tế vùng Đất ngập nước Vân Long Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên" mà em đã tiến hành nhằm các mục đích sau đây:
- Mong muốn tìm hiểu về giá trị của đất ngập nước, tài nguyên sinh vật sống trong đầm nước ngọt.
- Xác định giá trị lợi ích mang lại cho KBT, thông qua xây dợng đường cầu du lịch.
- Đưa ra các ý kiến để nâng cao chất lượng du lịch, các giải pháp phát triển du lịch sinh thái.
- Ước lượng lợi ích mang lại cho địa phương sau khi thành lập KBT.
- Đưa ra các nguyên tắc phát triển và bảo tồn cho vùng Đất ngập nước Vân Long.
Chuyên đề này sử dụng TCM để định lượng giá trị lợi ích của KBT và sử dụng CDM để ước lượng lợi ích đem lại cho cộng đồng địa phương và môi trường. Mặc đù em đã có cố gắng nhưng trong chuyên đề nầy em vẫn còn một số tồn tại sau đây:
- Số lượng mẫu sử dụng chưa lớn.
- Trong việc xác định chi phí cơ hội, mới chỉ dựa và mức lương để tính toán. trong thức tế thu nhập của người dân có thể lớn hơn.
- Trong mô hình đường cầu chưa phản ánh được hết các ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, cự ly, chất lượng của KBT.
- Chưa dự báo được số lượng khách tới KBT.
Kiến nghị
KBT-ĐNN Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình là khu du lịch mới mở, nếu chỉ sử dụng TCM thì không thể định lượng hết được giá trị của khu bảo tồn, mà phải kết hợp cới phương pháp CDM. Trong thời gian tới, nếu có đủ điều kiện sẽ đi sâu nghiên cứu, xây dựng mô hình TCM hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ, xác thực các yếu tố khác như: Thu nhập hay chất lượng của KBT- ĐNN Vân Long tới hàm cầu, đảm bảo tính chính xác hơn hàm cầu và dự báo số lượng khách du lịch tới Vân Long trong tương lai. Làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách.
Bên cạnh đó: - Tăng số lượng mẫu điều tra.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, nghiên cứu bổ sung thêm các dẫn liệu cho du lịch và học tập.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường xá, nhà trọ, các cửa hàng dịch vụ ăn uống. Đảm bảo cho du khách có cơ hội lưu trú lại KBT lâu hơn.
- Phương pháp TCM nên được sử dụng để xác định về mặt giải trí của các KBT và các Vườn Quốc Gia có tiến hành hoạt động du lịch.
- Phương pháp CĐM nên sử dụng để điều tra bổ sung các dữ liệu, về mặt hiện trạng tài nguyên trong các KBT.
- KBT-ĐNN Vân Long được thành lập ngoài mục đích bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen thực vật, động vật rừng mà còn phục vụ lâu dài cho mục đích nghiên cứu khoa học, cho du lịch giải trí nghỉ ngơi và cho giáo dục môi trường. Vì vậy, cần phải được đầu tư hơn nữa để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện tại đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững.
- Tiến hành khoanh nuôi, xây dựng các sân chim, đặc biệt là chim di cư để làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của KBT-ĐNN Vân Long.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29773.doc