I. MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển ào ạt trên tất cả các lĩnh vực trong đó sản xuất nông nghiệp ứng dụng một cách hiệu quả là động lực thúc đẩy SX phát triển. Lịch sử phát triển nông nghiệp tương ứng với những mốc son về năng suất, giá trị cây trồng đều gắn với những thành tựu KH-CN tiên tiến về giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Chính vì vậy yêu cầu đổi mới cơ cấu luân canh cây trồng phù hợp và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hang đầu trong nông nghiệp.
Nhằm mục đích tìm hiểu về cơ cấu cây trồng và thiết kế công thức luân canh cây trồng hợp lý áp dụng ở Huyện Mê Linh tỉnh vĩnh phúc em thực hiện bài “ Xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc”
II. NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý.
Trên bản đồ miền bắc Việt Nam, Mê Linh ở tọa độ 21010’ độ Bắc, 10605’ kinh độ Đông Mê Linh tiếp giáp với các huyện Bình Xuyên và Yên Lạc ở phía Tây, tiếp giáp với huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ở phía Bắc và tỉnh Hà Tây ở phía nam với danh giới tự nhiên là dòng sông Hồng.
( ME LINH DISTRICT - VINH PHUC PROVINCE )
1.2 Diện tích đất đai – khí hậu
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.648,87 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.703,80 ha, đất lâm nghiệp 3.169,18 ha, đất chuyên dùng 2.843,70 ha và 5.567,09 ha đất chưa sử dụng. Địa hình dốc, bậc thang, thoải dần về phía nam hình thành ba vùng đất tự nhiên.
+ Vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp gồm các xã : Tiền Châu, Tiến Thắng, Liên Mạc, Vạn Yên, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tự Lập, và thị trấn Phúc Yên.
+ Vùng màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ gồm các xã : Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang Minh, Kim Hoa, Nam Viêm, Phúc Thắng.
+ Vùng bán sơn địa thế dốc gồm thị trấn Xuân Hòa và hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh, ở đây khả năng khai hoang đất còn rất lớn, nhưng có không ít khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là độ xói mòn lớn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
Về đất nông nghiệp phân theo cấp địa hình con số tương đối chia ra, đất cao có 1217 ha, vàn cao 3012 ha, vàn 3141 ha, vàn thấp 3829 ha và đất thụt 1628ha.
Nói chung đất đai toàn huyện Mê Linh có độ phì ở mức trung bình tốt; hầu hết các loại đất có hàm lượng lân và kali ở mức trung bình, đất chua.
Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở Mê Linh cũng có những đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông thời tiết lúc thấp nhất dưới 150C, mùa hạ trên 250C. Lượng mưa bình quân trong năm 1.450 mm tập trung vào tháng 7, tháng 8, những tháng còn lại lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm trung bình 82%. – 85%
2. Kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển các ngành kinh tế.
Nông nghiệp thuỷ sản:
Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP. Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật nuôi. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất (vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau xanh, hoa tươi). Hàng hoá nông sản đã và đang được khẳng định trên thị trường.
Công nghiệp và xây dựng:
Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình hình thành; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp cao (43,9% thời kỳ 2001 - 2004); tỷ trọng công nghiệp trong GDP nền kinh tế là 35,3%. Các KCN đang hình thành sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo hạt nhân phát triển vùng.
Phát triển dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng tương đối cao 16,9% (thời kỳ 2001 - 2004) song tỷ trọng trong nền kinh tế còn thấp (l0,4% - GĐP). Ngành dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ 433km; đường sông: 27,6km; đường sắt: 8km. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Luận văn chia làm 3 chương
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển ào ạt trên tất cả các lĩnh vực trong đó sản xuất nông nghiệp ứng dụng một cách hiệu quả là động lực thúc đẩy SX phát triển. Lịch sử phát triển nông nghiệp tương ứng với những mốc son về năng suất, giá trị cây trồng đều gắn với những thành tựu KH-CN tiên tiến về giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Chính vì vậy yêu cầu đổi mới cơ cấu luân canh cây trồng phù hợp và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hang đầu trong nông nghiệp.
Nhằm mục đích tìm hiểu về cơ cấu cây trồng và thiết kế công thức luân canh cây trồng hợp lý áp dụng ở Huyện Mê Linh tỉnh vĩnh phúc em thực hiện bài “ Xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc”
II. NỘI DUNG
Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý.
Trên bản đồ miền bắc Việt Nam, Mê Linh ở tọa độ 21010’ độ Bắc, 10605’ kinh độ Đông Mê Linh tiếp giáp với các huyện Bình Xuyên và Yên Lạc ở phía Tây, tiếp giáp với huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ở phía Bắc và tỉnh Hà Tây ở phía nam với danh giới tự nhiên là dòng sông Hồng.
( ME LINH DISTRICT - VINH PHUC PROVINCE )
Diện tích đất đai – khí hậu
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.648,87 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.703,80 ha, đất lâm nghiệp 3.169,18 ha, đất chuyên dùng 2.843,70 ha và 5.567,09 ha đất chưa sử dụng. Địa hình dốc, bậc thang, thoải dần về phía nam hình thành ba vùng đất tự nhiên.
+ Vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp gồm các xã : Tiền Châu, Tiến Thắng, Liên Mạc, Vạn Yên, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tự Lập, và thị trấn Phúc Yên.
+ Vùng màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ gồm các xã : Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang Minh, Kim Hoa, Nam Viêm, Phúc Thắng.
+ Vùng bán sơn địa thế dốc gồm thị trấn Xuân Hòa và hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh, ở đây khả năng khai hoang đất còn rất lớn, nhưng có không ít khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là độ xói mòn lớn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
Về đất nông nghiệp phân theo cấp địa hình con số tương đối chia ra, đất cao có 1217 ha, vàn cao 3012 ha, vàn 3141 ha, vàn thấp 3829 ha và đất thụt 1628ha.
Nói chung đất đai toàn huyện Mê Linh có độ phì ở mức trung bình tốt; hầu hết các loại đất có hàm lượng lân và kali ở mức trung bình, đất chua.
Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở Mê Linh cũng có những đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông thời tiết lúc thấp nhất dưới 150C, mùa hạ trên 250C. Lượng mưa bình quân trong năm 1.450 mm tập trung vào tháng 7, tháng 8, những tháng còn lại lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm trung bình 82%. – 85%
Kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển các ngành kinh tế.
Nông nghiệp thuỷ sản:
Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP. Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật nuôi. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất (vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau xanh, hoa tươi). Hàng hoá nông sản đã và đang được khẳng định trên thị trường.
Công nghiệp và xây dựng:
Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình hình thành; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp cao (43,9% thời kỳ 2001 - 2004); tỷ trọng công nghiệp trong GDP nền kinh tế là 35,3%. Các KCN đang hình thành sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo hạt nhân phát triển vùng.
Phát triển dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng tương đối cao 16,9% (thời kỳ 2001 - 2004) song tỷ trọng trong nền kinh tế còn thấp (l0,4% - GĐP). Ngành dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ 433km; đường sông: 27,6km; đường sắt: 8km. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Định hướng phát triển nông nghiệp, trồng trọt nói riêng đến năm 2020
Về trồng trọt
Cây lương thực: Giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực đến năm 2020 duy trì vào khoảng 7.000 - 8000 ha và sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 - 45 ngàn tấn/năm, và bình quân đầu người khoảng 120kg/người.
Cây thực phẩm: Hình thành các vùng rau sạch, rau đậu chất lượng. Mở rộng diện tích gieo trồng cây rau đậu, đến năm 2010 khoảng 3500 ha và đến năm 2020 sẽ là 4.500 - 4.500 ha, và sản lượng đạt khoảng từ 80.000 - 90,000 tấn/năm.
Cây hoa: Dự kiến đưa diện tích trồng hoa cây cảnh từ 371 ha hiện nay lên 450 ha vào năm 2010 và đạt khoảng 500 ha vào năm 2020. áp dụng công nghệ cao trong trồng hoa cây cảnh như trồng hoa trong nhà kính, vấn đề tạo giống... nhằm tạo ra loại hoa cây cảnh có giá trị cao và giam thiểu ô nhiễm môi trường do việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
Cây ăn quả và cây công nghiệp: Phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích trồng cây ăn quả lên khoảng 500 ha và đạt khoảng 700 ha vào năm 2020.
Thông tin khí tượng ba năm gần đây ở khu vực huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C)
2009
15.2
22.4
21.3
24.7
26.8
29.0
28.7
29.0
28.1
25.9
20.7
19.4
2008
15.1
13.7
21.3
24.7
27.0
28.3
28.7
28.6
27.9
25.9
20.4
17.2
2007
16.1
22.2
21.5
23.1
26.6
29.7
29.4
28.4
26.6
25.0
19.8
19.6
Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
2009
89.1
77.1
57.5
102.7
156.9
190.4
157.3
226.2
188.0
134.8
129.3
68.7
2008
65
27
69
71
156
126
155
147
178
126
139
99
2007
60
84
31
82
165
203
172
169
151
122
184
49
Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
2009
4.9
13.9
24.6
152.7
308.1
202.0
233.9
165.8
137.3
32.1
7.7
1.3
2008
20
44
78
101
164
132
210
362
263
183
158
6
2007
2
32
17
120
288
163
231
175
208
20
14
24
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)
2009
77
82
82
81
81
80
85
82
82
82
74
75
2008
81
78
82
84
80
82
82
84
84
85
83
81
2007
77
80
87
83
80
78
82
85
84
83
79
83
(Theo thống kê của trung tâm khí tượng thủy văn Vĩnh Phúc – Trạm Tam Đảo)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: vùng Mê Linh - Vĩnh Phúc có thể phân tích thep từng vụ như sau:
Cũng như khí hậu miền Bắc, khí hậu Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm: Mùa khô và mùa mưa.
- Mùa khô, thời tiết vụ đông xuân chịu ảnh hưởng của 3 luồng khối khí tượng:
+ Một khối không khí lạnh, khô thổi từ phương Bắc đến từ cuối tháng 11 đến tháng giêng.
+ Một khối không khí lạnh, ẩm, từ biển đông đến từ tháng 1- 3.
+ Một khối không khí nóng và ẩm, thổi từ phương Nam tới, từ tháng 4- 5.
Lượng mưa mùa khô dao động từ 330 - 430m/m ở đồng bằng, 400-550m/m vùng đồi và 530 - 630m/m vùng chân núi.
Thời tiết vụ đông:
Đặc điểm chung của khí hậu vụ đông ở Vĩnh Phúc là vụ rét nhất thường có nhiệt độ thấp nhất và những đợt kéo dài trong năm. Vụ đông cũng là vụ ít mưa, nhiều ngày khô hanh nhất trong năm. Vụ đông có 2 thời kỳ có thời tiết khác nhau.
+ Thời kỳ từ tháng 10-11 và 12: Thời tiết tương đối ấm. Nhiệt độ trung bình ngày phần lớn từ 20 - 250C. Trung bình tối thấp chưa xuống dưới 150C, tối thấp tuyệt đối ở cuối tháng 11 cũng ít ngày xuống dưới 100.
Lượng mưa trong các tháng 11 - 12 giảm nhiều so với các tháng 7 - 8 giữa mùa mưa nhưng lượng mưa ở các nơi trong tỉnh vẫn còn đo được trên dưới 100mm ở tháng 10 và gần 50mm ở tháng 11. Số ngày mưa 10-12 ngày một tháng, giảm so với các tháng giữa mùa mưa.
+ Thời kỳ tháng 12 và tháng giêng: Các tháng này nằm giữa mùa rét, mùa khô hanh. Nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 15-180, trung bình tối thấp 12 - 140, tối thấp tuyệt đối nhiều năm xuống đến 4-60.
Mưa rất ít, lượng mưa tháng trung bình trên dưới 20mm. Có vài năm chỉ mưa 2-3mm.
Vụ đông nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn ở mức độ tương đối, phù hợp với khả năng chịu rét của cây trồng vụ đông như ngô đông, đậu tương đông, khoai tây, lúa mỳ, mạch hoa, khoai lang và các loại rau cao cấp.
Vụ đông ít mưa, khô hanh, đất không đủ ẩm nên cần phải có biện pháp nâng cao năng suất trong khi các cây vụ đông hầu hết là cây trồng cạn, không ưa ngập nước nhưng lại rất cần nước.
Thời tiết vụ đông xuân:
Nhìn lại thời tiết vụ đông xuân ở Vĩnh Phúc, có thể thấy thời tiết biến động không vụ nào giống vụ nào. Có vụ, mùa đông đến sớm và là năm rét đậm kéo dài nhiều ngày. Nhiệt độ trung bình tháng 1-2 xuống dưới mức bình thường tới 30 làm cho mạ, lúa bị chết rét nhiều. Cuối vụ gặp nắng hạn, lúa bị nghẹn đòng nên năng suất, sản lượng thấp.
Có năm mùa đông rất ấm và mưa nhiều, mùa đông đến nuộn và kết thúc muộn làm cho năng suất, sản lượng cây trồng nói chung thấp.
Thời gian rét kéo dài và cường độ các đợt rét có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân.
Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy điều kiện mùa đông lạnh dễ đạt năng suất cao hơn trong điều kiện mùa đông ấm.
Biến động thời tiết trong vụ đông xuân ảnh hưởng đến thời vụ gieo mạ nhất là mạ xuân, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chiêm xuân. Chính vì vậy mà xu thế để có một vụ lúa xuân chắc ăn và năng suất cao là chuyển làm lúa xuân muộn và phát triển các kỹ thuật tiến bộ chống rét cho mạ bằng che phủ nilon.
Thời tiết vụ mùa:
Tính từ tháng 6 đến hết tháng 10, thời tiết vụ mùa khác với vụ đông xuân khắc nghiệt, rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Số giờ nắng trong mùa mưa tăng hơn mùa khô 45%.
Mùa mưa thường có gió nồm theo hướng đông và đông nam đem theo nhiều hơi nước. Lượng mua sáu tháng mùa khô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dao động từ 330-630mm trong khi đó sáu tháng mùa mưa bình quân mưa tới 1.101mm gấp 2 - 3 lần lượng mưa mùa khô. Trong đó tháng tám có lượng mưa cao nhất (322mm - số tuyệt đối là 725mm).
II. Thiết kế công thức luân canh
1. Một số công thức luân canh đã được nông dân Mê Linh – Vĩnh phúc thực hiện
Vùng màu
Đặc điểm
có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ
Một số CT
luân canh
đang áp dụng
CT 1
Nội dung CT
Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây
Trong công thức này thấy hiệu quả kinh tế cũng thấp bởi vì các giống lúa mà địa phương thường sản xuất là các giống lúa thuần có năng suất và giá bán không cao. Hơn nữa trong công thức này các cây đều là những cây sử dụng đất không có tác dụng cải tạo đất do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất sau này.
CT 2 Trên nền đất màu
Nội dung CT Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông
Hiệu quả kinh tế của công thức này cũng không cao bởi vì các cây trồng của công thức vẫn là những cây truyền thống, giá bán sản phẩm không cao và cũng là những cây sử dụng đất, chính vì vậy cần phải đưa ra những công thức luân canh cây trồng hợp lí hơn có hiệu quả kinh tế hơn cũng như cải tạo đất.
Nhược điểm của hệ thống 3 vụ là lúa mùa sớm cho năng suất thấp, hay bị sâu bệnh, gió bão làm giảm năng suất, độ an toàn không cao, tăng vụ liên tục bằng 3 loại cây hoà thảo trên cùng 1 diện tích trong nhiều năm đã làm suy thoái độ phì nhiêu của đất, năng suất và khả năng chống chịu của các cây trong hệ thống ngày càng giảm
Từ những hạn chế của các công thức luân canh trên cần phải xây dựng công thức, cơ cấu cây trồng mới hiệu quả hơn hợp lí hơn.
Xây dựng công thức luân canh cho vùng:
Nguyên tắc chung:
Lựa chọn những loài cây có những nhu cầu sinh thái khác nhau trong một công thức luân canh.
- Nguyên tắc sinh học:
+ Phải đảm bảo duy trì cân đối các chất dinh dưỡng trong đất.
+ Phải coi trọng đặc biệt vai trò của cây họ Đậu (cây cải tạo).
+ Phải bao gồm các loài cây trồng có hệ thống rễ khác nhau.
+ Phải tách các loài cây trồng có những loài sâu bệnh tương tự nhau trong công thức Luân canh.
+ Chú ý cây phân xanh, cây thức ăn gia súc với một tỷ lệ gieo trồng nhất định để cải tạo đất và phát triển chăn nuôi.
- Nguyên tắc về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất, tăng thu nhập.
+ Phát triển ngành nghề, tận dụng lao động, hạn chế đầu tư.
- Nguyên tắc về môi trường
+ Bảo vệ đất.
+ Khai thác một cách tốt nhất các nguồn lợi đất đai, khí hậu.
Căn cứ vào đặc điểm khí hậu và đất đai của huyện Mê Linh-Vĩnh phúc như trên, tôi đề xuất một số công thức luân canh cho huyện như sau:
CT 1
Nội dung CT
Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông
Áp dụng trên vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp
Giống
Lúa xuân
giống lúa DT13
Lúa Mùa
giống lúa VD3
Đậu tương đông
DT84
Thời vụ
Gieo mạ 20-30/11. Cấy 20/1-5/2
tuổi mạ 6 lá thật. Nếu thời tiết ấm áp phải hãm mạ (ít bón phân và nước) để mạ cằn chống già ống.
Gieo từ 1/6 đến 15/6 cấy tuổi mạ 10 -15 ngày, (mạ dày xúc hoặc gieo thẳng)
15/9 - 5/10
Thời gian ST
180-190
95 – 105 ngày
85 – 95
Năng suất
180-240kg/sào.
200 – 270 kg/sào.
15-30 tạ/ha.
Đặc tính của giống
chịu rét khá, sạch sâu bệnh, trong vụ xuân ít nhiễm bệnh đạo ôn bạc lá. Độ thuần đồng ruộng khá, phạm vi thích ứng rộng, thích hợp trồng ở trà xuân chính vụ trên chân đất vàn. Chất lượng gạo khá, cơm ngon
Năng xuất cao, đẻ nhành khoẻ, gạo trong cơm ngon. Chịu rét khá. Vụ mùa hay bị bệnh đốm sọc vi khuẩn, chưa nhiễm bệnh đạo ôn. Tỷ lệ lép thấp. Độ thuần khá, chống đổ trung bình (tương đương với CR203). Thích hợp trên đất vàn và vàn cao
Vỏ quả vàng, hạt màu vàng rốn hạt màu nâu nhạt
Hàm lượng pr 41,2 %, hàm lương lipit 17,4%, hàm lượng đường bột 24,4% hạt to vàng đẹp. Khối lượng 1000 hạt là 16-220g
Là giống chịu nhiệt trung bình, thích hợp cho cả 3 vụ. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
Kĩ thuật gieo trồng
Mật độ: Cấy 50-55 khóm/m2; 3-4 dảnh/khóm.
- Phân bón/sào: Phân chuồng 300-400kg + Đạm Urê 6-7kg + Lân Supe 10-15kg + Kali 4-5kg.
+ Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Lân.
- Bón thúc 1: (khi lúa hồi xanh): 3-4kg đạm + 2kg Kali.
- Bón thúc 2: (Sau lần 1 từ 10-15 ngày): 2kg đạm.
- Bón thúc đòng: (khi bóc thấy đòng non dài 0,2cm): 1- 1,5kg đạm + 2-3 kg Kali
- Mật độ: Cấy: 50 – 55 khóm/m2; 3 – 4 dảnh/khóm.
- Phân bón/sào: Phân chuống 300 – 350 kg + Đạm Urê 6,5 – 7 kg + Lân Supe 10-15kg + Kali 4-5kg.
Vụ mùa hay bị bệnh đốm sọc vi khuẩn nên lưu ý cần bón phân cân đối.
Mật độ trồng: 40 - 45 cây/m2 (khoảng cách 35x6–7cm).
Lượng giống cần gieo: 55-60 kg/ ha
Có thể làm đất tối thiểu, gieo hạt theo rạch, gieo hạt vào gốc rạ hoặc gieo vãi.
Lượng phân bón cho một sào:Phân chuồng: 200-300kg, đạm urê: 3 – 4kg, lân Super: 12 – 15kg, kali: 4 – 5kg, Vôi bột: 10 - 15kg. Tùy thuộc vào độ chua của đất để điều chỉnh lượng vôi bón.
Phân tích
Áp dụng CT luân canh này tuy chưa tận dụng tối đa thời gian sử dụng đất nhưng rất phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của người dân. Ngoài ra công thức này còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất của vùng. Đây là các giống lúa có năng suất tương đối cao, cơm ngon, có giá trị kinh tế hơn nữa công thức này còn góp phần giúp tranh thủ được thời vụ, tiết kiệm đáng kể chi phí công lao động, góp phần mở rộng diện tích và cho hiệu quả kinh tế cao. thúc đẩy chăn nuôi nhờ cây đậu tương. do đó trong công thức luân canh tôi đề xuất có tính tới việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho thức ăn chăn nuôi của vùng từ sản phẩm là đậu tương . Tận dụng tối đa nông sản phẩm của người dân.
CT 2
Nội dung CT
Lúa xuân - đậu tương hè - Khoai tây đông.
Trên nền đất màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ
Giống
Lúa xuân
Lúa Xuân TH3 – 3
Đậu tương hè
Giống đậu tương DT96
Khoai tây đông
Khoai tây PO3
Thời vụ
Gieo mạ 25/01 - 10/02
Cấy 24 – 28/2.
Thu hoạch 25 – 29/6.
10/7 - 15/7
Thu hoạch 10-/10 - 15/10
Trồng 15/11
Thu hoạch 15/2 – 20/2
Thời gian ST
115 – 120 ngày.
90-95 ngày
90 – 100 ngày.
Năng suất
TB 55 – 60 tạ/ha.
cao 70 – 75 tạ/ha.
1.8-3.2 tấn/ha
30 – 40 tấn/ha.
Đặc tính giống
Amyloza 21,43%.
Protein 7,82%.
Cơm mềm, ngon, vị đậm.
Nhiễm khô vằn nhẹ tới vừa, chống đổ khá.
Hàm lượng pr 42,86%, hàm lượng lipid 18,34%, hàm lượng gluxit 29,155
Khối lượng 1000 hạt 190-220g
Kháng tốt với các bệnh đốm nâu vi khuẩn gỉ sắt sương mai virus khảm. Chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng tốt.
Hàm lượng chất khô và tinh bột cao, khi nấu nở vừa phải, khẩu vị ngon, khi chiên có màu vàng đẹp, không có vết thâm đên hoặc nâu.
Kháng bệnh mốc sương và chống chịu tốt với bệnh virus.
Biện pháp kỹ thuật
- gieo theo phương pháp dày xúc có che phủ nylon hoặc gieo mạ ném bằng khay. Lên luống mạ có chiều rộng 1-1,5m
-cấy khi mạ có 2-3 lá thật mật độ 38-40 khóm/m2, 2-3 dảnh/khóm.
Dùng phân hỗn hợp NPK: Bón 300-400kg phân chuồng + 15-20kg NPK 5:10:3 + 17kg NPK 12:5:10 + 3-4kg kali + 15-20kg vôi bột/sào.
-Mật độ cây: 40x50cm
cày bừa kỹ trước khi gieo. Lên luống với bề mặt rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 30-40cm, sâu 15-20cm. Rạch luống gieo hạt, nếu trên đất ướt- rạch ngang sâu 2-3cm, đất khô 5-7cm, các hốc cách nhau 15-40cm.
- lượng giống cần gieo (2,5kg/sào).
- Phân bón (cho 1ha )
6 tấn phân chuồng+60kg đạm+420kg lân+140kg kali+300kg vôi bột.
- Làm đất :dọn sạch cỏ, phay tơi xốp, sâu tối thiểu 25cm. Làm luống cao 10cm, rộng 1,3m (cả rãnh). Nên làm luống thấp hơn rãnh để giữ nước tốt hơn. Xẻ rãnh trồng cách nhau 50cm và cách đều hai mép luống, rải phân vào rãnh, đảo đều với đất.
- Phân bón(tính cho 1000m2):
+ Phân chuồng 4m3, lân vi sinh 25-30kg, vôi 100kg.
+ Phân hoá học: 33kg urê, 94kg lân super và 42kg kali.
Phân tích
Cây khoai tây PO3 là giống khoai tây có tiềm năng năng suất cao, kháng bệnh mốc sương tốt. Chất lượng tốt, hàm lượng chất khô và tinh bột cao, phù hợp với chế biến công nghiệp. Lợi thế của công thức này là sử dụng giống khoai tây kháng bệnh rất tốt do vậy giảm thiểu được những thiệt hại. Hơn nữa đất đai được sử dụng hợp lí và được bổ sung thêm những dưỡng chất do trồng đậu tương trước đó đã tạo điều kiện cho việc trồng khoai tây.
Lúa cho cơm ngon chất lượng tốt
Công thức này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của địa phương.
CT 3
Nội dung CT
Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Ngô Đông.
Áp dụng trên vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp
Giống
Đậu tương Xuân
Giống DT84
Mùa chính vụ
Việt lai 20
Ngô Đông.
Giống ngô lai LCH-9
Thời vụ
20/2 – 15/4
gieo 15/6 - 20/6
20/9-20/10
Thời gian ST
85-90 ngày
85-90 ngày
110-115 ngày
Năng suất
Tiềm năng năng suất từ 15-3,5 tấn/ha.
7-8 tấn /ha
trung bình 55-65 tạ/ha
Đặc tính cơ bản
Vỏ quả vàng, hạt màu vàng rốn hạt màu nâu nhạt
Hàm lượng pr 41,2 %, hàm lương lipit 17,4%, hàm lượng đường bột 24,4% hạt to vàng đẹp. Khối lượng 1000 hạt là 16-220g
Kháng tốt với bệnh đốm nâu vi khuẩn, chống chịu khá với bệnh gỉ sắt, sương mai, víu khảm, chịu nóng tốt, chịu lạnh, hạn, úng khá.
Hàm lượng amylase 20,7%, Hàm lượng pr 10,5-10,7%, độ bạc bụng cấp 0-1 Khối lương 1000 hạt 29-30g
Có khả năng chống bệnh đạo ôn, bạc lá nhiễm nhẹ khô vằn rầy nâu và chịu chua chịu mặn nhẹ, đất xấu, chịu hạn khá, chịu nóng tốt
Chiều cao cây 220cm, chiều cao đóng bắp 100cm, chiều dài bắp 20cm, đường kính bắp 4,7cm, 14-16 hàng hạt, 38 hạt/hàng, tỷ lệ hạt khô/bắp tươi ở ẩm độ 14% là 77,3%, trọng lượng 1.000 hạt 300-320g. Dạng hạt bán răng ngựa và có màu vàng.
Chống chịu sâu bệnh nhẹ, chịu hạn và chống đổ tốt
Biện pháp kĩ thuật
Làm đất - Cày sâu 18-20 cm, bừa kỹ đất nhỏ, sạch cỏ dại, bằng phẳng, tơi xốp,lên luống rộng 1,2-1,8 m; rãnh cao 20 cm
Khoảng cách, mật độ trồng 50-55 cây/m2
gieo Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc.
. Bón phân Lượng phân bón cho 1 ha là: 5-6 tấn phân chuồng + 20 kgN + 40-60kg P205 + 40-60 kg K20 - Đối với sâu bệnh hại đậu tương cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp
-Làm đất
Đất cần được làm kỹ. Ruộng cần phải được san phẳng. Xung quanh nên đánh rãnh sâu
cấy khoảng 40 khóm/m2.
Khoảng cách 20:12,5 cm.
Cấy nông tay, 1 dảnh/khóm.
Phân bón: Phân chuồng: 500 kg.
Phân đạm: Urê: 8-10 kg.
Phân lân: 15 kg Super lân.
Phân Kali Clorua: 8-10 kg.
Gieo: ủ mầm nứt nanh, sau đó đem gieo trồng. Mật độ 5,2 - 5,4 vạn cây. Cây cách cây 25 - 30 cm, hàng cách hàng 55 - 60 cm.
Phân bón tính theo 1 sào Trung bộ 500 m2: Phân chuồng 250 - 300 kg, supe lân 25 kg, đạm urê 18 kg, kali 5 kg. Bón lót cho ngô toàn bộ phân chuồng + 4 kg đạm urê + 10 kg supe lân. Bỏ phân theo hốc và lấp phân, đặt ngô ủ nảy mầm. Bón thúc đợt 1 khi ngô 3 – 4 lá (bón 7 kg đạm urê, 15 kg supe lân), kết hợp xới xáo cho cây. Bón thúc đợt 2 khi ngô 7 - 8 lá (bón 7 kg đạm urê, 5 kg kali), kết hợp vun gốc cho cây. Giai đoạn cây con, phun phòng bệnh khô vằn và giòi đục nõn
Phân tích
Việc trồng lúa sau đậu tương sẽ tạo điều kiện về dinh dưỡng cho lúa phát triển
Công thức này nhờ có sự luân canh cùng với cây đậu tương nên khả năng tái tạo đất tốt các cây trồng sau nhờ vậy mà có năng suất cao
Lúa trồng vào vụ này có thể tận dụng được khoảng thời gian mưa nên đỡ tốn công sức và tiền của đầu tư nhiều cho thủy lợi
Ngoài ra công thức này còn thúc đẩy chăn nuôi phát triển từ hai nguồn ngô và đậu tương.
III. Kết luận
Người dân ở đây thường hay canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm và sử dụng những giống truyền thống , sử dụng thuốc hóa học ồ ạt, phân hóa họa không theo tính toán dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước. Đất không được bổ sung dinh dưỡng hữu cơ bạc màu nhanh, cho năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hướng đi mới hướng phát triển mới hiệu quả hơn, phát triển bền vững hơn.
Trên đây là 3 công thức luân canh em đưa ra khuyến cáo người dân sử dụng bởi lẽ đó đều là những công thức rất phù hợp với điều kiện của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và khai thác đất bền vững hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quynhanh_521886_3405.doc