MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường. 1
2.Căn cứ pháp lý, số liệu kỹ thuật cho việc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường. 1
NỘI DUNG BẢN CAM KẾT 5
I.THÔNG TIN CHUNG 5
II.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 5
2.1 Vị trí xây dựng dự án 5
2.2. Phạm vi dự án 6
2.3 Điều kiện tự nhiên 7
2.3.1 Địa hình: 7
2.3.2 Địa chất: 7
2.3.3 Đặc điểm khí hậu 7
2.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án 12
2.5 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh 13
2.7 Hiện trạng sử dụng đất, dân cư, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật: 16
2.7.1 Hiện trạng sử dụng đất 16
2.7.2 Hiện trạng dân cư 16
2.7.3 Hiện trạng công trình kiến trúc: 16
2.7.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 17
2.8 Nguồn tiếp nhận chất thải của dự án 18
2.81 Nơi tiếp nhận nước thải của dự án 18
2.8.2 Nơi tiếp nhận khí thải của dự án 18
2.8.3 Nơi tiếp nhận chất thải rắn của dự án 19
III.QUY MÔ DỰ ÁN 19
3.1 Tổng mức đầu tư 19
3.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 23
3.3 Giải pháp quy hoach, kiến trúc 25
3.3.1 Giải pháp thiết kế quy hoạch 25
3.3.2 Giải pháp bố trí mặt bằng, phân khu chức năng nhà liền kề 26
3.3.3 Giải pháp kết cấu 31
3.4 Giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật 35
3.4.1 Giải pháp cấp điện và chống sét 36
3.4.2 Giải pháp thông gió 39
3.4.3 Giải pháp thiết kế cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy 43
3.4.5 Hệ thống camera quan sát: 53
3.4.6. Hệ thống thông tin liên lạc 54
3.4.7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy: 57
3.4.8. Giải pháp chống mối: 59
3.4.9. Hệ thống thoát hiểm: 61
3.4.10 Giải pháp thiết kế cảnh quan 61
IV. NHU CẦU NHIÊN, NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG 61
4.1 Nhu cầu nguyên liệu cho quá trình thi công dự án 61
4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện 62
4.2.1 Nhu cầu cấp điện 62
4.2.2 Nguồn cấp điện 63
4.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 63
4.3.1 Nhu cầu nước 63
4.3.2 Nguồn cấp nước 63
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 63
5.1 Tác động trong quá trình xây dựng cơ bản. 63
5.1.1 Khí thải 63
5.1.2 Nước thải 67
5.1.3 Chất thải rắn 69
5.1.4 Các tác động khác 69
5.2 Tác động trong quá trình vận hành đưa công trình vào sử dụng. 70
5.2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí 71
5.2.2 Đánh giá tác động môi trường nước 72
5.2.3 Đánh giá tác động của chất thải rắn 73
5.2.4 Đánh giá tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội 73
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 73
6.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiếm trong giai đoạn xây dựng dự án. 74
6.1.1 Giảm thiểu tác động của việc định cư công nhân trên công trường 75
6.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 76
6.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 76
6.1.4 Các biện pháp giảm thiểu tới môi trường nước 78
6.1.5 Giảm thiểu và quản lý phế thải xây dựng, chất thải rắn 79
6.1.6 Các biện pháp kỹ thuật cho an toàn lao động trong giai đoạn xây dựng 80
6.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 81
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82
7.1 Các công trình xử lý môi trường. 82
7.2 Chương trình và giám sát môi trường 83
VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN 86
8.1 Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 86
8.2 Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường. 87
8.3 Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. 88
89 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng công trình nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác loại thuốc phòng mối tương đương.
Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nếu có và các khe lún kể cả các vị trí đào thêm làm gián đoạn sự liên tục của hào phòng mối, phải sử lý bổ xung theo liều lượng thuốc đã quy định.
3.4.9. Hệ thống thoát hiểm:
Mỗi tòa nhà cao tầng đều được thiết kế thang thoát hiểm theo đúng tiêu chuẩn thiết kế xây dựng của Việt Nam.
3.4.10 Giải pháp thiết kế cảnh quan
Hệ thống cây xanh bóng mát được bố trí dọc theo các tuyến đường trước mặt công trình và khoảng giữa hai công trình. Dành 1 dải đất phía mặt sau công trình cho đất cây xanh và thể dục thể thao. Khu đất này nằm tiếp giáp với trục đường nội bộ, đóng vai trò như là không gian cây xanh cốt lõi tạo ra khoảng không gian xanh mát, thoáng đãng; đồng thời nó cũng là khoảng cách ly đối với khu vực dân cư lân cận. Khu vực này bố trí các sân thể dục thể thao, sân chơi, đường dạo, ghế đá, tiểu cảnh…phục vụ hoạt động thể dục thể thao, giải trí, nghỉ ngơi của học sinh, sinh viên.
IV. NHU CẦU NHIÊN, NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG
4.1 Nhu cầu nguyên liệu cho quá trình thi công dự án
Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình thi công dự án gồm:
Toà nhà có 21 tầng và 1 tầng hầm,
Biện pháp thi công:
- Cọc BTCT đúc sẵn
- Tường xây gạch 110, 220, Mác 75#
Phần hoàn thiện:
- Tường trong, ngoài nhà sơn bả
- Sảnh, hành lang, các phòng dịch vụ tầng 1 dùng gạch ceramic 400x400
- Các phòng kỹ thuật lát gạch ceramic 300x300
- Sàn các căn hộ lát gạch ceramic 300x300
- Trần thạch cao
- Cửa căn hộ dùng cửa gỗ công nghiệp
- Cửa sổ dùng cửa nhựa UPVC
- Vách kính Temper
Phần điện:
- Hệ thống thiết bị dùng hàng liên doanh
- Dây điện dùng Trần Phú hoặc tương đương
- Các thiết bị (bóng đèn, ổ cắm…) dùng loại tương đương với SINO, ROMAN
Phần nước:
- Ống nước cấp dùng ống PPR
- Ống thoát nước dùng ống PVC
- Thiết bị vệ sinh dùng Viglacera loại bình thường
- Hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh, … được bố trí hoàn chỉnh
- Hệ thống thang máy: Dùng xuất sứ Việt Nam (Thiên Nam hoặc tương đương)
Và các vật liệu khác.
4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
4.2.1 Nhu cầu cấp điện
- Nhu cầu sử dụng điện: Với tổng số phòng ở trong 5 đơn nguyên 1.228 phòng Tổng số sinh viên 7.368 sinh viên, nhà cho học sinh sinh viên cần một lượng điện lớn nhằm phục vụ cho việc chiếu sáng trong và ngoài nhà:
+ Toàn bộ hệ thống chiếu sáng ngoài nhà cũng như các công trình phụ trợ khác sẽ do ban quản lý dự án khu đô thị Mỹ Đình xây dựng lắp đặt. Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà có chức năng cung cấp ánh sáng trang trí, sinh hoạt và chiếu bảo vệ cho các khu vực ngoài nhà như đường nội bộ, khu vườn hoa, bãi đỗ xe. Cáp điện được đi ngầm trong rãnh cáp chôn trong đất với độ sâu 0,8m
+ Hệ thống chiếu sáng trong nhà cũng được ban quản lý lắp đặt và quản lý. Hệ thống chiếu sáng trong nhà được sử dụng đèn sợi đốt có công suất P = 60W với nhiệm vụ trang trí và chiếu sáng khu vực hẹp như đè tường, đèn lốp, đèn chùm, …
4.2.2 Nguồn cấp điện
Nguồn cung cấp cho các được lấy từ lưới điện 22KV của thành phố, dự kiến xây dựng 01 trạm biến áp 1x1600KVA+1x2000KVA+1x1000KVA 22/0,4KV. Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cho các phụ tải trong các đoen nguyên lắp đặt 03 máy phát dự phòng 2x200KVA+1x125KVA 380/220V cùng bộ chuyển nguồn ATS.
4.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
4.3.1 Nhu cầu nước
Nhu cầu nước cho các căn hộ trong khu vực dự án: chủ yếu là nước phục vụ cho sinh hoạt của các học sinh, sinh viên.
Với tổng số 7.368 sinh viên sống trong khu nhà thì việc tính toán cho nhu cầu sử dụng nước của khu vực dự án sẽ theo công thức:
Thiết kế tính toán một phòng trung bình gồm 6 người tiêu chuẩn 250 l/người/ngày đêm.
+ Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trong một ngày:
Qsh = 6 người x 250 l/người/ngày đêm = 1,5 m3
4.3.2 Nguồn cấp nước
- Hệ thống cấp nước sạch: Nguồn nước cấp cho khu nhà được lấy từ mạng lưới cấp nước khu vực, qua đồng hồ, nước được dẫn đến các bể chứa nước ngầm đặt bên ngoài công trình bằng đường ống f90.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các loại chất thải phát sinh: Các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng Dự án bao gồm tác động của khí thải, nước thải và chất thải rắn.
5.1 Tác động trong quá trình xây dựng cơ bản.
5.1.1 Khí thải
a. Nguồn phát sinh khí thải và các nguồn gây ô nhiễm không khí
Khí thải và các nguồn gây ô nhiễm khí thải bao gồm:
Ô nhiễm khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng công trình từ động cơ của các phương tiện máy móc hoạt động tại công trường như xe vận chuyển nguyên vật liệu, máy nâng hạ, máy xúc ủi,…
Khí thải phát sinh từ quá trình hàn cắt kim loại thì mức độ ô nhiễm nhỏ.
Bụi sinh ra trong quá trình đào đất móng, vận chuyển và đổ đất bị gió cuốn vào không khí.
Bụi sinh ra do vận chuyển, bốc dỡ vật liệu (cát, xi măng,…) bị gió cuốn vào không khí.
- Bụi và khí SO2, NOx, Co, VOC, từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Ô nhiễm về tiếng ồn của máy móc, phương tiện thi công trên công trường – Mức độ ô nhiễm nhỏ.
b.Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Tác động của khí thải:
Khí thải có chứa các chất gây ô nhiễm như CO, NO2, SO2, hydrocacbon được tạo thành trong quá trình hàn cắt kim loại và quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ máy móc thiết bị. Trong giai đoạn thi công chỉ có khoảng 10 thiết bị thi công hoạt động liên tục trên công trường và phát sinh một lượng khí thải không lớn. Việc ước tính tải lượng không lớn. Việc ước tính tải lượng không khí của các phương tiện thi công công trình phụ thuộc vào các trang thiết bị được sử dụng.
Bảng 5.1 Hệ số tải lượng ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Hệ số tải lượng ô nhiễm
động cơ < 1.400cc
động cơ 1.400cc-2000cc
động cơ >2000cc
SO2
1,95s
0,222s
0,274s
NO2
1,64
1,87
2,25
CO
45,6
45,6
45,6
VOC
3,86
3,86
3,86
Bụi
0,07
0,07
0,07
Pb
0,08
0,08
0,08
(Nguồn do cục MT mỹ. Trong đó s là hàm lượng S có trong dầu (%)= 0,1%)
Các khí ô nhiễm đều là các chất khí độc tính cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động thi công tại công trường và ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh. Khí NO2, SO2 là hai loại khí thải có tính ôxy hóa mạnh, khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, mắt của con người sẽ gây bỏng. Nguy hiểm hơn khi các khí này đi sâu vào phế nang trong phổi sẽ gây viêm loét phổi và phế quản, kích thích hô hấp. Như vậy khí NO2, SO2 gây tác động rất mạnh đến hệ hô hấp của con người, gây các bệnh về đường hô hấp. Đối với môi trường khí NO2, SO2 gây ra hiện tượng mưa axit và làm tăng tác hại của hiệu ứng nhà kính.
Khí CO là sản phẩm tạo thành từ quá trình cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu chứa cácbon. Khí CO tác động rất mạnh đến hệ hô hấp của con người, gây ngạt thở, kích thích hô hấp dẫn đến thiêu oxy trong máu, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Hydrocacbon có nhiều trong khí thải động cơ, là sản phẩm thừa do quá trình cháy không hết của nhiên liệu, ccs hợp chất hydrocacbon tham gia vào các quá trình quang hóa trong khí quyển và gây ra các hiện tượng như khói quang hóa, mưa axit, tác động đến hệ hô hấp của con người. tác động của hydrocacbon đến môi trường và sức khỏe con người là không nhỏ.
Tác động của bụi:
Bụi đất, bụi đá phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và tập kết nguyên vật liệu đến công trường. Bụi nếu không được xử lý sẽ gây tác động trực tiếp đến người lao động tại công trường. Bụi có kích thước nhỏ hơn 10ppm dễ dàng theo không khí chui sau vào phổi, gây ra các bệnh về mắt, gây các bệnh ngoài dự án,….đối với môi trường không khí xung quanh, bụi làm bẩn các công trình kiến trúc, giảm năng xuất quang hợp của cây trồng.
Tác động của tiếng ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn là loại ô nhiễm gây ảnh hưởng đến thính giác và tâm lý của người lao động. Con người khi tiếp xúc với tiếng ồn ở mức áp âm lớn và thời gian dài và có thể bị điếc, giảm độ ngưỡng nghe, ù tai nặng có thể bị điếc. Tuy nhiên tác động của tiếng ồn trong quá trình thi công dự án “Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” là không lớn và tác động chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong giai đoạn này do yêu cầu thi công nên số lượng công nhân và các loại xe cộ, máy móc phục vụ xây dựng hoạt động trong khu vực tương đối lớn. Nguồn gây ồn là các loại xe vận tải ra vào công trường, máy ủi, máy xúc đang thi công các máy móc thiết bị phục vụ xây dựng như máy đóng cọc và tiếng ồn sinh hoạt của công nhân. Mức ồn đặc trưng của một số nguồn thường gặp trong thi công xây dựng tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 5.2 Mức ồn của một số nguồn thường gặp
TT
Các nguồn gây ồn
Mức tiếng ồn, dBA
1
Tiếng nói chuyện vừa
60 - 65
2
Máy đầm bê tông
75 - 80
3
Máy đóng cọc cách 10m
100- 108
4
Máy phát điện 75KVA cách 3m
100 - 105
5
Máy khoan đá dùng khí nén cách 1m
105 - 110
6
Ô tô vận tải
80 - 90
Nguồn: Ô nhiễm không khí và sử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn
Nguồn gây ồn đáng kể nhất trong quá trình xây dựng trên các phương tiện vận tải trên công trường
Bảng 5.3 Mức ồn tối đa cho phép của các phương tiện giao thông vận tải
TT
Tên phương tiện vận tải
Mức ồn tối đa
1
Xe vận tải < = 3,5 tấn
85
2
Xe vận tải >3,5 tấn
87
3
Xe tải trọng công suất > 150KW
88
4
Máy kéo, xe ủi, xe tải đặc biệt lớn
90
Nguồn: Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, tập 2, năm 1995.
Các trấn động sinh ra chủ yếu do sự hoạt động của các phương tiện máy móc thi công trên công trường chủ yếu là công tác đóng cọc. Tuy nhiên, do số lượng các thiết bị gây trấn động không nhiều và không liên tục, xung quanh khu vực dự án không có các công trình nhạy cảm vì vậy mức độ ảnh hưởng của trấn động có thể bỏ qua.
5.1.2 Nước thải
a. Các nguồn tác động đến môi trường nước
Ô nhiễm do nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trên tại công trường thường loại ô nhiếm này có mức độ nhỏ và trong khoảng thời gian ngắn.
Ô nhiễm do nước thải phát sinh từ quá trình rửa vật liệu xây dựng trong quá trình thi công dự án.
Ô nhiễm môi trường nước do các chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng xả vào nguồn nước.
b. Tác động của nước thải đến môi trường nước
Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án là không đáng kể, tính chất độc hại của nước là không lớn. Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân thi công tại công trường có chứa các thành phần ô nhiễm chính là chất hữu cơ, loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên do công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 36 sẽ cho xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại tạm thời trong thời gian thi công, toàn bộ nước thải của công nhân trong quá trình thi công sẽ được thu hồi qua hệ thống xử lý nước thải này. Vì vậy tác động của nguồn nước thải này đến môi trường là không đáng kể do các chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải vào môi trường nước xung quanh.
Nước hải phát sinh từ quá trình rửa các vật liệu xây dựng có chứa các thành phần ô nhiễm chính là các chất rắn lơ lửng; TSS. Chất rắn lơ lửng trong nước thải dễ lắng cặn trong các mương thoát nước, vì vậy nếu loại nước thải này không được sử lý sẽ gây tác động trực tiếp tới hệ thống thoát nước chung của khu đô thị Mỹ Đình. Lượng nước thải rửa vật liệu xây dựng có lưu lượng không lớn, vì vậy đơn vị thi công và chủ đầu tư sẽ có biện pháp xử lý loại nước thải này bằng cách xây bể lắng cặn tạm thời
Bảng 5.4 Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt.
Chỉ tiêu ô nhiễm
Nồng độ gây ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
xử lý bắng bể tự hoại
TCVN 6772-2000 (Mức 4)
BOD5
SS
Tổng N
Tổng P
225 – 270
350 – 725
30 – 60
4 - 20
85,5 – 102,6
133 – 275,5
17,4 – 34,8
2,32 – 11,6
50
100
-
-
Vi sinh (MPN/ 100ml)
Nồng độ gây ô nhiễm (mg/l)
Tổng Coliform
Feacal Coliform
Trứng giun sán
106 - 109
105 – 106103
TCVN 6772 – 2000: yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Tính trung bình, mỗi công nhân sử dụng 100 lít nước/ngày. Trên cơ sở số liệu này có thể tính được tải lượng các chất ô nhễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động đến môi trường khi không xử lý như sau:
Bảng 5.5 Tải lượng các chất ô nhiếm có trong nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu ô nhiễm
Giá trị (g/ng/ngày)
Vi sinh (MPN/100ml)
Tổng tải lượng (kg/ngày)
BOD5
COD
TSS
Tổng N
Amoni
Tổng P
45 – 54
72 – 102
70 – 145
6 – 12
2,4 – 4,8
0,8 – 4,0
0,45 – 0,54
50,72 – 1,02
0,7 – 1,45
0,06 – 0,13
0,024 – 0,048
0,008 – 0,04
Tổng Coliform
Feacal
Trứng giun sán
-
-
106 - 109
105 – 106103
107 – 1010
106 – 1078.104
Ngoài nước thải phát sinh trực tiếp xong có các chất ô nhiễm khác có khả năng phát tán vào môi trường nước đó là các chất bẩn trên công trường như đất, dầu mỡ, …dễ dàng xâm nhập vào nguồn nước khi có mưa, các chất ô nhiễm này sẽ theo nước mưa chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt của nguồn tiếp nhận. Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước do tác động của nước mưa, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ tập kết vật liệu xây dựng đúng nơi quy định trong nhà có mái che, chất thải xây dựng phát sinh sẽ được thu gom đúng nơi quy định và chuyển đi xử lý ngay trong ngày.
5.1.3 Chất thải rắn
a. Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Chất thải rắn phát sinh từ quá trình đào móng công trình.
- Chất thải xây dựng phát sinh từ trong quá trình thi công.
- Dầu mỡ thải và các chất thải nguy hại khac phát sinh từ các máy móc, phương tiện thi công.
b. Tác động của chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng và lượng chất thải rắn không lớn nên tác động của chất thải rắn đến môi trường là không đáng kể, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thu gom triệt để xây dựng phát sinh sau mỗi ca lao động.
Đối với nguồn chất thải rắn nguy hại như dầu mỡ từ các phương tiện thi công, đây là loại chất thải đặc biệt nguy hại và tác động đến môi trường nước nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định.
5.1.4 Các tác động khác
Các tác động khác trong quá trình thi công “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” là tai nạn lao động.
Cũng như bất cứ một công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của mọi người, từ nhà thầu, chủ đầu tư đến người lao động trực tiếp tại công trường. Các tai nạn lao động có thể xảy ra là tai nạn khi đang thi công các hạng mục trên cao (Ngã giàn giáo, tai nạn do phương tiện thi công (máy móc va chạm vào cơ thể người), tai nạn giao thông,…Trường hợp tai nạn lao động xảy ráex gây hậu quả nghiệm trọng, nhẹ cũng làm thương tổn, mất sức khỏe của người lao động, trường hợp nặng có thể gây tử vong, vì vậy việc đề cao tính an toàn trong lao động cũng như nâng cao kỷ luật lao động là yếu tố quan trọng để kìm hãm và hạn chế các tai nạn lao động có thể xảy ra.
5.2 Tác động trong quá trình vận hành đưa công trình vào sử dụng.
Để xác định các tác động đến môi trường trong giai đoạn khai thác sử dụng nhà ở, ta sẽ nghiên cứu sơ đồ các nguồn thải:
SƠ ĐỒ CÁC NGUỒN THẢI TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở
Ồn, nhiệt dư
Nước thải
Nước thải nhà xí chứa các chất ô nhiễm
Nước thải chứa các chất ô nhiễm và khí thải, chất thải rắn
Điều hòa nhiệt đồ
Hoạt động nấu ăn
Tắm giặt
Vệ sinh cá nhân
Bể tự hoại
Hệ thống thoát nước chung
Như vậy, giai đoạn sử dụng, khai thác khu nhà ở phát sinh 3 nguồn ô nhiễm chính là nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt và khí thải.
5.2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí
a. Các nguồn phát sinh khí thải và các nguồn gây ô nhiễm không khí
Khi Dự án đi vào hoạt động, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do các họat động giao thông của khách ra vào khách sạn, của dân cư trong khu chung cư và của các nhân viên hoạt động trong khối văn phòng và dịch vụ.
Ngoài ra còn nguồn khí thải từ các hoạt động khác, có thể liệt kê các nguồn đó như sau:
- Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: nước thải từ khu khách sạn, khu văn phòng, khu căn hộ cao cấp và khu dịch vụ công cộng khi đưa về khu xử lý tập trung nếu sử dụng mương hở thì trong quá trình vận chuyển sẽ có một lượng chất ô nhiễm không khí thoát vào khí quyển. Tuy lượng khí thải này không lớn, nhưng có mùi đặc trưng, cần có các biện pháp khắc phục như che kín, cách ly bằng khoảng cây xanh.
- Tại khu chứa và thu gom rác: nếu tại khu vực này để tồn trữ rác sẽ sinh ra khí thải gây ô nhiễm không khí xuất phát từ việc lên men, phân huỷ kỵ khí của rác, gây hôi thối ảnh hưởng tới môi trường.
- Tại các khu dân cư, văn phòng và thương mại, hoạt động của con người cũng sinh ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ ăn uống, bụi và khói thải …
b. Tác động của khí thải và các chất gây ô nhiễm không khí
- Tác động của nhiệt độ cao và hơi khí độc: Nhiệt độ cao và khí độc hại phát sinh từ quá trình nấu ăn và điều hòa nhiệt độ. Tác động của các chất khí độc hại này tới sức khỏe con người và môi trường không khí xung quanh là không lớn. Khí phát sinh trong quá trình nấu ăn chủ yếu là CO2 vì các hộ dân sử dụng gas để nấu chứ không sử dụng than.
Điều hòa nhiệt độ phát sinh nhiệt dư, tuy nhiên tất cả các cục nóng đều được đặt bên ngoài các căn hộ nên tác động của lượng nhiệt dư này đến sức khỏe người dân sống trong phòng và người dân sinh sống bên ngoài khu nhà ở là không đáng kể.
Tác động của tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các máy điều hòa nhiệt độ, hoạt động sinh hoạt của người dân.
Khu nhà ở có tổng cộng số phòng ở trong 5 đơn nguyên 1.228 phòng và Tổng số sinh viên 7.368 sinh viên, vì vậy số lượng điều hòa nhiệt độ có thể lên đến 200 máy, nếu tất cả các máy điều hòa đều hoạt động đồng thời thì tiếng ồn phát ra cũng đáng kể. Tuy nhiên do các phòng đều được thiết kế cách âm và cách nhiệt nên tác động của nó đến các sinh viên là không lớn.
5.2.2 Đánh giá tác động môi trường nước
a. Các nguồn phát sinh nước thải
Nước mưa trong quá trình chảy trên bề mặt có thể mang theo một số các chất bụi và bẩn, nhất là thời gian đầu của các trận mưa. Lượng thải nước mưa được coi là lượng thải quy ước sạch.
Nước thải cần xử lý bao gồm nước thải sinh hoạt và các họat động dịch vụ khác. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân huỷ sinh hoạt, chất dinh dưỡng, chất thải rắn và vi trùng…Nước thải này có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép vì vậy cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận theo các mức độ khác nhau từ 3 khối công trình
b.Tác động của nước thải và các chất gây ô nhiễm môi trường nước
- Tác động của nước thải sinh hoạt:
Nguồn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình trong khu nhà có chứa nhiều các chất hữu cơ và các chất lơ lửng. Lượng nước thải sinh hoạt của khu nhà ở = lượng nước sử dụng x 90% .
Trong đó nước thải từ các nguồn ô nhiễm lớn như nhà xí có mức độ ô nhiễm rất lớn, vì vậy nếu không được sử lý thì mức độ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Gây phú dưỡng thủy vực nguồn tiếp nhận nước thải này, ảnh hưởng tới môi trường nước ngầm do quá trình thẩm thấu của nước mặt.
Nước rửa từ quá trình nấu ăn và nước thải trong quá trình tắm giặt cũng chứa nhiều chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, dầu mỡ khoáng, chất hoạt động bề mặt. Các chất ô nhiễm này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiếm nguồn tiếp nhận.
Đối với nguồn nước thải nhà xí và rửa từ quá trình nấu ăn, tắm giặt sẽ được thu gom chung vào hệ thống bể tự hoại, nước thải được xử lí các chất ô nhiễm trước khi thoát vào hệ thống thoát nước và trạm xử lí nước thải tập trung của khu đô thị Mỹ Đình.
Tác động của nước mưa:
Nước mưa thoát từ trên mái các căn hộ có lượng chất ô nhiễm rất nhỏ, chủ yếu là cặn lơ lửng, một số hợp chất của N và P. Do đặc tính nồng độ các chất gây ô nhiễm không cao nên nước mưa ít tác động đến môi trường. Nước mưa được xả thẳng vào hệ thống thoát nước mà không cần qua xử lý.
5.2.3 Đánh giá tác động của chất thải rắn
a. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Lượng chất thải rắn và các tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào số người sinh hoạt trong khu vực dự án và mức sống của họ. Dự báo lượng chất thải rắn đô thị sau khi hình thành tính với mức thải là 1kg/người/ngày
Các chất thải rắn phát sinh khi khu nhà đi vào hoạt động gồm có: Chất thải sinh hoạt từ hoạt động nấu ăn như đầu mẩu rau thừa, thức ăn thừa, bao bì thải,…đây là nguồn thải chính của khu nhà ở.
b.Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, chất thải này không có tính chất nguy hại tuy nhiên lại phân hủy rất nhanh trong môi trường khí hậu ẩm, vì vậy nếu chất thải sinh hoạt không được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý ngay trong ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do chất thải phân hủy sinh khí có mùi hôi thối.
5.2.4 Đánh giá tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội
Việc đầu tư khu nhà ở cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Mỹ Đình có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng, tạo thêm nơi ở cho khoảng 7.368 học sinh, sinh viên. Và đặc biệt quan trọng hơn là tạo ra cho xã hội các sản phẩm nhà ở có chất lượng cao, cải thiện bộ mặt đô thị Thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng.
Bên cạnh tác động tích cực trên, khi khu nhà ở đi vào sử dụng sẽ phát sinh một số tác động xấu như tình hình an ninh trật tự, sự tập trung của các phương tiện giao thông của người dân. Tuy nhiên đây sẽ là khu nhà có dân trí cao, do những người ở đây đều là học sinh, sinh viên đều có tư chất đạo đực tốt. Vì vậy tác động tiêu cực đến an ninh trật tự và xã hội là không đáng kể.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Xử lý chất thải: Việc đề xuất và thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của các loại chất thải trong các giai đoạn là khác nhau. Cụ thể là Chủ đầu tư đã chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thi công xây dựng dự án và giai đoạn vận hành đi vào hoạt động.
6.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiếm trong giai đoạn xây dựng dự án.
Quá trình thi công xây dựng cơ bản được tiến hành trong thời gian ngắn, do vậy các tác động tới sức khỏe cộng đồng và người lao động trực tiếp tại công trường là không lớn. Tuy nhiên để giảm thiêu tác động đến môi trường cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ ô nhiễm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
Để thực hiện giảm thiểu tác động, các biện pháp sau sẽ được áp dụng trong suốt quá trình thi công, lắp đặt thiết bị máy móc:
Lặp kế hoạch thi công và bố trí nhân lực một cách hợp lý, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công.
Sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến, ứng dụng các kỹ thuật thi công mới nhất.
Các vật liệu và cấu kiện xây dựng được chuyên môn hóa và tự động hóa.
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập hồ sơ như: Biện pháp thi công dưới đất, vấn đề bố trí thiết bị máy móc thi công, vấn đề bố trí sắp xếp nhân lực; biện pháp phòng ngừa tai nạn do máy móc cơ giới, biện pháp phòng ngừa tai nạn do các thiết bị điện; vấn đề bố trí kho bãi vật liệu, nơi ở cho công nhân thi công,…
Phải áp dụng triệt để các biện pháp an toàn lao động khi lập hồ sơ thi công như: thời gian và trình tự thi công các hạng mục công trình phải đảm bảo được sử ổn định của các công trìn hiện có , bố trí thi công hợp lý ít phải di chuyển, bố trí mặt bằng thi công hợp lý, thuận tiện cho giao thông.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động khi thi công.
Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho khu vực có mức ồn cao như máy phát điện, che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường.
Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công phải được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.
Nước thải phát sinh trong quá trình thi công được thu gom triệt để và lắng cặn trong bể lắng tạm thời trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị.
Chất thải nguy hại phát sinh từ máy móc thi công được thu gom triệt để và chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải nguy hại để xử lý.
Công nhân xây dựng được học tập cách ứng phó khi xẩy ra sự cố trong quá trình thi công như sự cố chất nổ, sự cố môi trường,…
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụ thể như sau:
6.1.1 Giảm thiểu tác động của việc định cư công nhân trên công trường
Việc thi công sẽ kéo dài trong nhiều tháng, nên việc giảm thiểu tác động do việc định cư của công nhân rất quan trọng. Xác định được ý nghĩa đó, dự án này sẽ áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật, quản lý và giáo dục nhằm hạn chế tới múc thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội.
Cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường khu định cư của công nhân.
- Cung cấp đầy dủ nước sinh hoạt cho công nhân trong thời gian thi công.
- Thuê các nhà vệ sinh di động, toàn bộ phân và nước đen được Công ty môi trường Hà Nội chở đi định kỳ.
- Hệ thống thoát nước trong khi thi công được thiết kế dựa vào hệ thống thoát nước mưa của dự án. Từ trong dự án có các rãnh hình xương cá dẫn nước mưa ra các mương thoát. Để giảm thiểu đất cát lẫn theo nước mưa vào các mương thoát, bố trí các bể lắng. các bể lắng được xây dựng ngay từ giai đoạn đầu thi công và được bỏ đi khi thi công xong.
- Các láng trại được trang bị các thùng rác , rác được tập trung và thuê Công ty môi trường của khu đô thị đến chuyển chở và chôn lắp định kỳ 1 -2 ngày/lần.
- Mỗi láng trại đều có bản nội quy về vệ sinh môi trường. tất cả các công nhân trên công trường đều được giáo dục, nhắc nhở và phải cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ nội quy đã đề ra, nghiêm chỉnh cấm các hành vi phóng uế bừa bãi, vệ sinh không đúng nơi quy định.
Y tế dự phóng.
- Trong quá trình xây dựng, Dự án bố trí cán bộ y tế - an toàn lao động luôn túc trực để hướng dẫn, kiển tra và nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động, và sơ cứu, chữa trị các trường hợp ốm đâu, tai nạn lao động,…
Định kỳ 2- 4 tuần phun thuốc diệt trùng tại khu lán trại của công nhân;
Các biện pháp hạn chế các vấn đề phức tạp của xã hội.
khi BQLDA khu đô thị Mỹ Đình tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu đô thị, đã tiến hành xây dựng hệ thống đường, cấp thoát nước, cây xanh và chiếu sáng cho từng ô đất trong đó có khu vực thực hiện dự án. Vì vậy khu vực hiện thực dự án khá sáng sủa về ban đêm. Đơn vị thi công sẽ cho lập hội bảo vệ để đảm bảo an ninh trên toàn bộ công trường.
mỗi công nhân được phát một thẻ ra vào công trường. trước khi làm việc tại công trường, công nhân được phổ biến nội quy an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường. Mỗi công nhân phải cam kết không vi phạm nội quy công trường.
phối hợp chính quyền địa phương thường xuyên tuần tra, đảm bảo trận tự trị an công trường.
6.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Trong suốt giai đoạn xây dựng, tiếng ồn sinh ra là không thể tránh khỏi.
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn được đề xuất và sẽ được thực hiện bởi nhà thầu như sau:
Bố trí hình thức và thời gian thi công hợp lý để giảm hoặc tránh các hoạt động gây ồn xẩy ra vào các thời điểm nhạy cảm. Không sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn vào ban đêm (22h – 6h) như máy nghiền, máy ủi, máy phát điện, máy cưa điện, máy cưa điện, và máy cưa điện, máy đổ vật liệu, máy đóng cọc,…
Các trạm trộn bê tông, các máy móc có tiếng ồn sẽ đặt xây dựng khu đan cư tối thiểu là 150m.
Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra trong lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn.
6.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông và các máy móc thiết bị thi công…trong quá trình thi công xây dựng. Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Che chắn xung quanh công trường thi công bằng các tấm kim loại hoặc vật liệu cứng khác để giảm bụi phát sinh từ công trường. chiều cao rào chắn đảm bảo tối thiểu 2m.
Khi phá dỡ công trình gần các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, chùa, khu dân cư thì chiều cao tấm bảo vệ phải tương đương với chiều cao của công trình bị phá dỡ.
Ngoài các biện pháp cần thiết để khống chế ô nhiễm bụi trong quá trình thi công nêu trên còn sử dụng trang thiết bị bảo vệ (khẩu trang, kính bảo vệ, nút tai, mũ, găng,…) cho người lao đông tại các vị trí bố trí máy nghiền và các thiết bị tương đương.
Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận tải từ 22h đêm đến 6h sáng.
Công trình xây dựng tiếp giáp với đường giao thông và khu vực nhà ở cao tầng có nhiều người qua lại nên sẽ được che bạt xung quanh, nhằm tránh bụi công trình và tai nạn lao động có thể xảy ra.
Thường xuyên quét dọn vật liệu, phế thải rơi vãi và tưới nước rửa đường xung quanh khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ tổ chức một đội vệ sinh môi trường chuyên trách hoặc hợp đồng với công ty môi trường Hà Nội thực hiện công việc này. Việc tưới nước được thực hiện vào buổi sáng (7h – 8h), buổi trưa (12h – 13h) và buổi tối từ (17h – 19h). Vào những ngày nóng nực hoặc khi tốc độ gió cao cấp 3 vào những ngày khô hanh thì cứ 2h tưới nước một lần.
Không sử dụng các phương tiện máy móc chuyên chở cát, đất đá quá cũ nát và không chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải, bắt buốc phải có bạt che phủ thành xe phía trên, thành xe phải được lót kín đảm bảo không làm rò rỉ rơi vãi vật liệu xây dựng, đất cát phế thải vật liệu trên đường vận chuyển. chủ đầu tư sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu các xe vận chuyển của Dự án làm rò rỉ, rơi vãi vật liệu xây dựng. đất cát phế thải trên đường vận chuyển.
Bố trí hệ thống trạm rửa xe tại vị trí cổng ra vào công trường. xe vận chuyển trước khi ra khỏi công trường phải rửa sạch đất cát bán xung quanh để tránh phát tán bụi trên các tuyến đường vận chuyển dẫn đến tình trạng ô nhiễm toàn khu vực.
Khuyến khích sử dụng xe vận chuyển có thúng kín.
Nhanh chóng thu gom toàn bộ vật liệu phế thải bị rơi vãi.
Chủ đầu tư phối hợp với ban quản lý dự án khu đô thị Mỹ Đình II để trồng cây xanh khu vực dự án để giảm thiểu ô nhiễm bụi và ô nhiễm không khí do khí thải.
6.1.4 Các biện pháp giảm thiểu tới môi trường nước
* Cấp nước thi công
Sử dụng nước sach từ trạm cấp nước của khu Đô thị Mỹ Đình II để thi công, tuyệt đối không khoan giếng lấy nước thi công, hạn chế tối tác động tới nước ngầm.
* Thoát nước thi công và nước mưa chảy tràn
- Bố trí hệ thống thoát nước thi công, không chia cắt dòng chảy, giữ nguyên hiện trạng dòng chảy, đảm bảo tiêu chuẩn nước triệt để, không gây ngập úng trong thời gian thi công.
- nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực phải qua hố thu, lắng đọng bùn đất, phế thải.
- Chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị thi công nạo vét, thu gom vật chuyển bùn đất, phế thải đến địa điểm quy định của thành phố tuyệt đối không để vật liệu từ máy móc đổ vào ao, hồ, kênh, rãnh, mương, hệ thống thoát nước chung.
- Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào khu thu gom riêng, xử lý qua xong chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống chung.
*Biện pháp nước thải sinh hoạt
Trong quá trình thi công, do chưa có trạm xử lý nước thải tập trung nên các nhà thầu sẽ bố trí các nhà vệ sinh di động tạm thời loại 200 – 300l hoặc xây dựng nhà vệ sinh công cộng tạm thời với bể tự hoại 3 ngăn. Nhà vệ sinh công cộng phải đặt cách xa nguồn nước và được xây dựng theo đúng quy chuẩn, quy phạm của bộ Xây dựng và Bộ Y tế (20 TCN 51 - 84). Đảm bảo quy trình xử lý yếm khí đạt TCMT theo sơ đồ sau:
Bể yếm khí 2
Hệ thống chung
Bể lắng cặn
Bể yếm khí 1
Nước thải sinh hoạt
*Tổ chức thi công các biện pháp khác
- Đẩy nhanh tốc độ thi công, tổ chức thi công một cách khoa học theo phương châm “làm đến đâu, gọn, sạch đến đó”.
- chọn vật liệu san lắp thích hợp là các chất trơ (cát đất sạch). Không xả các chất gây ô nhiễm xuống hố hoặc dùng để san lắp mạt bằng.
- Tại các tuyến đường chuyên chở vật liệu, tại các khu vực thi công, áp dungj các biện pháp khoanh vùng, đắp bờ bao (bao cát), khơi thông ròng chảy nhằm hạn chế tình trạng xói mòn lụt lún.
- Tuân thủ các kỹ thuật khoan, đóng cọc nhằm tránh tình trạng thâm nhập nước mặt vào nước ngầm. Các lỗ khoan không sử dụng sẽ được lắp cẩn thận theo đúng yêu cầukyx thuật.
- Toàn bộ nước từ công khoan, nước chảy tràn bề mặt sơ lắng tại các hố lắng trước khi xả mương. Sau khi dự án hoàn thành, các cống thoát nước của khu đô thị Mỹ Đinhg II xung quanh dự án sẽ được nạo vét và trả lại hiện trạng.
Để tránh hiện tượng ngập úng cục bộ và các khu lân cận khi dự án đi vào hoạt động, khi xây dựng chủ đầu tư sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
tuân thủ qui hoạch chung của khu đô thị mới Mỹ Đình II: cốt đại hình và qui hoạch tổng thể thoát nước mưa, nước thải.
tuân thủ các quy định trong xây dựng, đặc biệt tránh làm vỡ cống thoát nước, tránh làm lắp miếng hố ga của cống thoát nước.
6.1.5 Giảm thiểu và quản lý phế thải xây dựng, chất thải rắn
Trong thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn: Sắt, thép, gỗ, gạch đá vụn, bao bì, chai lọ,…những chất thải này gây cản trở trong xây dựng và đi lại, làm mất an toàn trong thi công. Các chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công dự án có thể gây tác động xấu đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất và không khí, đến việc sử dụng đất cũng như ảnh quan khu vực.
Để giảm thiểu tác động, các giải pháp sau đây sẽ được thực hiện
Có thùng đựng rác sinh hoạt cho từng lán trại, thu gom và sử lý nước thải theo đúng quy định về vệ sinh môi trường bằng hợp đồng thu gom với công ty môi trường đô thị Hà Nội.
Ưu tiên cho việc sử dụng lao động đại phương nhằm giảm việc xây dựng lán trại tạm thời trên công trường.
Lập kế hoạch dọn vệ sinh trong các lán trại tạm thời trong suốt thời gian xây dựng. Giáo dục kiến thức cho công nhân về bảo vệ lao động.
Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lí vật liệu, tránh tiêu hao lớn, dẫn đến phát sinh nhiều chất thải. Giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý tiêu hao nguyên vật liệu.
Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư có thể tận dụng cho việc san lắp mặt bằng.
Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẫu sắt thép dư, …được thu gom, phân loại, tập trung và bán cho người thu mua.
Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công như dầu máy, dẻ lâu dính dầu mỡ, được thu gom vào các thùng chứa chất thải chuyên dụng, đậy lắp kín và hợp đồng với bên có chức năng sử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của luật bảo vệ môi trường,
6.1.6 Các biện pháp kỹ thuật cho an toàn lao động trong giai đoạn xây dựng
Trong thời gian thực hiện công tác xây dựng, các nguyên tắc an toàn lao động sẽ được chủ đâu tư giám sát chặt chẽ và yêu cầu các nhà thầu nghiêm chỉnh áp dụng:
Các chỉ dẫn về thiết bị, các thông số kỹ thuật phải có đầy đủ và được kiểm tra thường xuyên.
Các giải pháp an toàn lao động được duyệt cùng với biện pháp thi công.
Các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật phải được kèm theo, các thông số kỹ thuật sẽ được kiểm tra thường kỳ.
Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hô, găng tay, ủng, mặt nạ hàn, mũ bảo hiểm, thắt lưng bảo hiểm,…
Trang bị các thiết bị cần thiết trong trường hợp có sự cố: bình ô xy, cabin nước,
Trước khi vào công trường, các công nhân được phân nhóm theo ngành nghề và được hướng dẫn các nguyên tắc và quy định về an toàn lao động theo nhóm ngành nghề.
Trước mỗi ngày lao động, công nhân được nhắc nhở và kiểm tra công tác an toàn lao động. Công nhân phải ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động: không đổ phế liệu từ trên cao xuống, đeo day an toàn khi thi công, lắp giáp ở trên dàn giáo hoặc thiết bị trên cao,…
Thết lặp các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy. Cần phải kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật, cần phải được bôi màu theo tiêu chuẩn quy định như ống dẫn nhiên liệu, ống hơi, ống khí,…
Lặp hàng rào che chắn và biển báo các khu vực nguy hiểm: trạm biến thế, nơi để vật liệu dẽ gây cháy nổ, chiếu sáng những khu vực thi công ban đêm.
6.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành
* Xử lý nước thải
Đối với nước mưa chảy tràn: Toàn bộ mặt bằng khu vực được san lấp tạo độ dốc tự nhiên, thiết kế hệ thống thu gom và qua các song chắn rác, hố ga thu chăn trước khi nước mưa tràn mặt được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực. Thông cống định kỳ để tránh bị ngập úng trong các trận mưa lớn.
Đối với nước thải: Do khối lượng này không lớn, rất ít có các thành phần độc hại nên sẽ được thu gom qua trạm xử lý nước thải của Khu đô thị sau đó được thải ra hệ thống thoát nước thải chung của toàn khu.
* Biện pháp xử lý chất thải rắn
Đối với rác thải sản xuất như rác thải, các loại vụn phế phẩm vật liệu, vật tư, thiết bị sẽ được thu gom vào khu vực riêng và được vận chuyển ra khỏi phạm vi dự án về bãi rác của thành phố để xử lý chôn lấp.
* Biện pháp giảm tiếng ồn
Với loại hình của dự án, thì tiếng ồn chủ yếu là do các loại máy móc như xe cẩu, ôtô vận chuyển gây ra. Tiếng ồn không lớn, ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Do đó biện pháp xử lý ảnh hưởng chủ yếu là dành cho người lao đông trực tiếp tại công trường, đó là cung cấp bảo hộ lao động cho công nhân như quần áo, khẩu trang, găng tay, ủng, đặc biệt là bịt lỗ tại cách âm.
* Biện pháp phòng cháy, chữa cháy
Chủ đầu tư cam kết sẽ có các phương án phòng cháy, chữa cháy cụ thể tới từng khu vực, các loại kho tàng của bến bãi. Ngoài ra, dự án còn trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như bình bọt, thang, xô, vòi nước chữa cháy... Bên cạnh đó dự án còn có một số biện pháp cụ thể để phòng chống cháy tại khu vực:
Thường xuyên kiểm tra an toàn cho hệ thống điện.
Các thiết bị và phương tiện chống cháy được kiểm tra định kỳ.
Có các biện pháp an toàn cho kho chứa nhiên liệu, hàng hóa được bốc xếp.
Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, kho chứa, xây dựng quy trình vận hành an toàn cho các loại thiết bị, máy móc.
Hợp đồng với công an PCCC xây dựng phương án phòng chống cháy cho khu vực, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phòng chống cháy nổ.
Xây dựng các tình huống cháy nổ có thể xảy ra và tập huấn ứng cứu.
Vệ sinh môi trường sản xuất sạch sẽ.
Niêm yết nội quy PCCC, biển báo cấm lửa để mọi người cùng thực hiện.
Cho công nhân học tập các nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy
* Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nơi ở để nhận thức môi trường sống, môi trường làm việc cần được bảo vệ trước hết vì bản thân mỗi người, xem môi trường là một tài sản cần bảo vệ.
Bằng phương tiện truyền thông đại chúng, các lớp tập hu ấn về môi trường cho từ lãnh đạo tới những người công nhân nắm được và chấp hành.
Giáo dục ý thức tiết kiệm sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên về vệ sinh, quản lý chất thải.
Đôn đốc, giáo dục cán bộ công nhân viên thực hiện các quy định về án toàn lao động, phòng chống cháy nổ, thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ.
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
7.1 Các công trình xử lý môi trường.
*Đối với chất thải rắn:
dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” là dự án phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các học sinh sinh viên sinh sống trong khu vực dự án, do vậy chất thải rắn ở đây chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Chất thải này là các chất thải hữu cơ, nilon, giấy loại, vỏ trai, sẽ gây tác động đến môi trường. Dự án rất muốn xử lý chúng trước khi đưa ra ngoài môi trường nhưng những chất thải này rất khó xử lý và số lượng rất nhiều (sự tăng về số lượng chất thải sẽ tăng cùng sự phát triển của đô thị), vì vậy dự án đã ký hợp đồng với công ty môi trường HN, công ty môi trường có khả năng và năng lực thực hiện công tác xử lý này. Công ty môi trường Hà Nội sẽ có trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác chất thải rắn này đến khu vực xử lý của công ty trước khi thải ra môi trường.
*Đối với nước thải:
Dự án dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các hoạt động sinh sống của học sinh, sinh viên trong khu nhà và nước mưa chảy tràn. Tại khu nhà ở tầng hầm sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của toàn khu đô thị.
7.2 Chương trình và giám sát môi trường
Chương trình quan trắc và phân tích môi trường được thực hiện trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án. Trong giai đoạn phát triển đô thị, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trong giai đoạn xây dựng các công trình kiến trúc, môi trường sẽ bị thay đổi quan trọng. Sự thay đổi mang tính chất tạm thời như sự gia tăng tiếng ồn, bụi, không khí và nước thải trong khu vực. Mục tiêu của chương trình giám sát và phân tích là đảm bảo các thông số môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường trong giai đoạn xây dựng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và sự an toàn cho dân cư sinh sống xung quanh khu vực dự án cũng như cho cộng đồng dân cư trong khu vực dứ án. Trong giai đoạn hoạt động của dự án, tuy khả năng tác động tới môi trường đã giảm đi nhiều (do đã thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu), nhưng sẽ quản lý và kiểm soát được những diễn biến về môi trường để có biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất.
a. Giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
*mục tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn:
Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường của dự án là kiểm soát một cách liên tục về sự biến đổi chất lượng môi trường trong quá trình thi công xây dựng để phát hiện kịp thời những tác động xấu đến môi trường và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
Môi trường không khí trong khu đô thị cũng như môi trường không khí trong các khu nhà ở, các đơn vị nhà ở được giám sát thường xuyên, nhất là trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị. Mục tiêu giám sát môi trường không khí gồm:
Quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực thi công và khu dân cư xung quanh chịu tác động của dự án.
Quan trắc các thông số khí tượng ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm.
Đánh giá và dự báo sự gia tăng tải lượng các chất ô nhiếm khí từ các hoạt động thi công để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
*Mạng lưới giám sát chất lượng môi trường không khí.
Giám sát chất lượng môi trường không khí được tiến hành đối với môi trường không khí tại khu vực dân cư, đường giao thông chịu tác động trong quá trình xây dựng thi công dự án. Giám sát chất lượng không khí được phân làm hai loại:
Giám sát nguồn thải.
Giám sát môi trường xung quanh.
*Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí:
Vị trí các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí bao gồm:
Khu vực thi công xây dựng của dự án.
Khu vực dân cư nằm ở cuối hướng gió chủ đạo tại khu vực dự án.
Các tuyến đường giao thông chính trong khu vực dự án.
*Các thông số môi trường cần giám sát:
Các thông số giám sát chất lượng môi trường không khí bao gồm:
Bụi lơ lửng (SPM).
Bụi mịn PM10
Khí tượng: nhiệt độ (oC), độ ẩm (%), vận tốc gió (m/s), hướng gió, áp suất khí quyển (mmHg).
Các chất khí độc hại: CO, SO2, NO2.
Tiếng ồn: LAeq(dBA), Lamax(dBA), LA50(dBA)
*Tần suất quan trắc:
Đối với các yếu tố môi trường: các chất khí độc hại, bụi, kim loại nặng, tiếng ồn, …được lấy mẫu phân tích trong quá trình thi công dự án, với tần suất 6 tháng/lần. Thời gian quan trắc liên tục trong 3 ngày/ lần. Phương pháp lấy và phân tích các thông số môi trường theo quy định TCVN.
b.Quan trắc môi trường nước
*Quan sát chất lượng nước ngầm:
- Mục tiêu của việc giám sát chất lượng nước ngầm:
+ Quan trắc nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước ngầm tại khu vực dự án.
+ Dự báo sự xâm nhập của các dòng ô nhiễm vào các tầng chứa nước khu vực.
Vị trí các điểm giám sát chất lượng nước ngầm :
Các giếng khoan của khu vực chịu tác động của quá trình thi công xây dựng. (gồm các giếng đã được quan trắc trong phần đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án của báo cáo đánh giá tác động môi trường)
Các chỉ tiêu quan trắc :
Nhiệt độ nước, độ cứng theo CaCO3, pH, SS, DO, Cod, BOD, BOD5, Cl-, NH4+, tổng N, tổng P, Fe, Pb, Zn, As và coliform.
Tần số quan trắc :
Tần số quan trắc là 3 tháng/lần trong quá trình thi công xây dựng dự án. Phương án quan trắc theo quy định của TCVN.
Việc giám sát chất lượng nước mặt trong quá trình thi công xây dựng của dự án được tiến hành đối với các vị trí đã được quan trắc trong ĐTM. Ngoài ra các điểm xả nước thải của quá trình thi công xây dựng ra môi trường xung quanh khu vực dự án cũng được giám sát chặt chẽ.
Các điểm giám sát chất lượng nước mặt :
+ Các điểm đã được quan trắc trong ĐTM của dự án
+ Các điểm xả nước thải trong quá trình thi công xây dựng dự án
Các chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ nước, TDS, độ đục, pH, SS, DO, Cod, BOD, BOD5, Cl-, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, SO42-, Fe, Pb, Zn, As, dầu và coliform.
Tần suất quan trắc: tần suất quan trắc là 3 tháng/lần trong quá trình thi công xây dựng của dự án. Phương pháp quan trắc theo quy định của TCVN.
c.Giám sát chất thải rắn
trong quá trình thi công xây dựng của dự án, chất thải rắn được giám sát trong quá trình thu gom và xử lý tại khu vực dự án theo các dạng sau :
Chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn thông thường.
Chất thải rắn tái sinh
Chất thải rắn tái sử dụng.
Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện nghiêm ngặt chế độ giám sát thường xuyên đối với các loại chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng các công trình của dự án. Phối hợp với công ty môi trường Hà Nội thu gom và xử lý chất thải rắn theo định kỳ để đảm bảo môi trường trong sạch không ảnh hưởng tới các khu vực lân cận xung quanh dự án.
d.Giám sát thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị như đối với hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh và hệ thống thu gom rác thải của dự án.
VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN
8.1 Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 36 - Chủ dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường đã đề ra cho các hoạt động của dự án:
- Về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi: thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi đã đưa ra ở phần trên, cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong quá trình thi công đảm bảo theo tiêu chuẩn 3733/QĐ-BYTcủa Bộ y tế cúng như trong giai đoạn vận hành đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Về tiếng ồn: Cam kết không sử dụng các phương tiện thi công gây tiếng ồn trong thời gian từ 22h – 6h sang hôm sau, đảm bảo trong thời gian thi công không vượt.
- Về chất thải rắn: Thu gom hết chất thải rắn sinh hoạt và chất thải hàng ngày. Thu gom hết chất thải rắn nguy hại như dầu mỡ thải vào nơi quy định, thuê đơn vị có chức năng xử lý các chất thải nguy hại xử lý theo đúng quy định.
- Về nước thải: Cam kết xử lý nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng bằng các biện pháp đã đưa ở trên đảm bảo nước thải thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 (yêu cầu chung về môi trường với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung).
- Thực hiện các biện pháp an toàn bảo hộ lao động trong giai đoạn thi công và quá trình thực hiện.
8.2 Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện một dự án, chủ đầu tư dự án cam kết thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường:
- Cam kết thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường của nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo không gây tổn hại đến môi trường không khí, nước, đất, cũng như môi trường kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng của khu vực lân cận. Công ty sẽ chịu trước pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bất kỳ hành vi vị phạm môi trường nào.
- Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 36 cam kết đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về khí thải, nước thải, chất thải rắn cũng như các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống sự cố của Bộ y tế, Bộ lao động thương binh Xã hội. thực hiện các chương trình giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường như đã đăng kí trong bản cam kết này bao gồm:
+ Quyết định 3733/QQDD-BYT về vệ sinh lao động.
+ Tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 đối với chất lượng không khí xung quanh.
+ Tiêu chuẩn 5938-2005 đối với nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ Tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 về nước thải sinh hoạt
+ Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 Nghị định về quản lý chất thải rắn.
+ Thông tư 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 thông tư hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải rắn nguy hại.
+ Cam kết thực hiện nghiêm túc luật Tài nguyên nước, thực hiện đúng yêu cầu trong nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ.
+ Cam kết trong quá trình thi công dự án thực hiện các chương trình quan trắc môi trường. Chương trình giám sát như sau:
Giám sát chất lượng không khí:
Chỉ tiêu giám sát không khí xung quanh: bụi, SO2, NO2, CO, độ ồn.
Tần suất giám sát : 6 tháng/lần trong quá trình xây dựng.
Các vị trí giám sát: các vị trí trong và ngoài khu vực dự án
Giám sát chất lượng nước thải:
Các thông số giám sát: DO, TSS, COD, BOD5, dầu mỡ, khoáng, coliform.
Tần suất giám sát:6 tháng/lần
Vị trí giám sát: hố ga nước thải từ bể tự hoại chảy vào cống thoát nước chung.
Kinh phí dành cho chương trình giám sát: 6 triệu đồng/lần
8.3 Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 36 trong quá trình thực hiện dự án, cam kết thực hiện tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và xảy ra các sự cố môi trường.
Kính đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn công ty chúng tôi thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án. Nhằm thực hiện dự án an toàn, hiệu quả, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VINACONEX 36
Giám đốc
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH009.doc