Đề tài Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng

Việc một số doanh nghiệp nhà nước, một số công ty và các tổ chức kinh tế phải giải thể bộ máy kiểm toán nội bộ trong thời gian qua chứng tỏ việc chưa quan tâm đúng mức của Nhà nước, đặc biệt là việc tạo ra hành lang pháp lý chưa đủ mạnh và còn nhiều thay đổi, chưa thống nhất. Bên cạnh đó cũng chứng tỏ sự non kém trong trình độ và nhận thức của các cán bộ kiểm toán, sự thiếu bản lĩnh của cấp lãnh đạo đơn vị. Bởi lẽ quy luật cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường do đó bất kì một chủ thể kinh tế nào thiếu bản lĩnh, thiếu can đảm và sáng suốt trong kinh doanh khó có thể giữ được vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động này, một phần muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, em đã chọn đề tài"Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng ". Để những đóng góp của hệ thống kiểm toán nội bộ đối với sự phát triển của các tổ chức tín dụng thực sự có ý nghĩa, hệ thống này cần phải được xây dựng và phát huy, mặt khác những tồn tại, hạn chế sẽ được tháo gỡ, loại bỏ.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Kiểm toán “Auditting” là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về chuẩn mực đã được xây dựng. Cùng với sự phát triển của kiểm toán, công tác kiểm toán nội bộ cũng được các nhà quản lý quan tâm hơn, vì vậy trọng trách và vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ được nâng cao hơn. Kiểm toán nội bộ hiện nay đang là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý điều hành của doanh nghiệp và nó càng trở nên cấp thiết hơn khi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tín dụng cùng với tính đa dạng của các hoạt động và hình thức tín dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng sôi động. Nhưng điều đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các tổ chức tín dụng, mà khả năng ngăn ngừa và chống đỡ rủi ro kém.Để giảm bớt, ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải có những biện pháp hữu hiệu, mà biện pháp quan trọng nhất là các tổ chức tín dụng phải thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Trong thực tiễn, câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản trị cuủa các tổ chức tín dụng, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở đây là: thiết kế một hệ thống kiểm toán nội bộ như thế nào để hoạt động có hiệu quả nhất? Những tiêu chí cơ bản nào khi đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng? Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay? Để góp phần trả lời câu các câu hỏi trên, em xin trình bày một số ý kiến về các vấn đề sau: I-Khái quát chung: 1-Khái niệm kiểm toán nội bộ. 2-Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức kinh tế. 3-Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng. 4- Yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng. II-Hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng: 1-Khái niệm hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng. 2-Cơ sở. 3-Yêu cầu về việc xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng. 4-Về quy chế tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Hồng Thuý. Do kiến thức của em còn hạn chế, hạn hẹp về thời gian, thông tin cho bài viết, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc, đặc biệt của ThS Nguyễn Hồng Thuý để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, tháng 3/2004. Sinh viên thực hiện Chu Thị Thu Nga Nội dung I- Khái quát chung. 1- Khái niệm Kiểm toán nội bộ. Theo quan điểm của viện nghiên cứu kiểm toán nội bộ Quốc tế IIA: “Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó với tư cách là một sự trợ giúp với các tổ chức đó”. 2. Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức kinh tế. 2.1. Sự hình thành và phát triển Kiểm toán nội bộ. Mọi hoạt động kiểm tra, kiểm toán xuất phát từ nhu cầu quản lý. Kiểm toán phải đảm bảo tính khách quan, độc lập của nó. Do vậy không một định chế nào bắt buộc phải thành lập kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, xuất phát từ những thực tế khách quan, kiểm toán nội bộ đuợc tồn tại như một tất yếu. Bởi những đóng góp to lớn cuả kiểm toán nội bộ đối với sự nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài của các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế đã chứng tỏ điều đó. Để nói rõ một cách đầy đủ hơn về những đóng góp của kiểm toán nội bộ, chúng ta hãy nghiên cứu sự ra đời và phát triển của kiểm toán nội bộ. Theo lý thuyết và thực nghiệm chặt chẽ, chức năng kiểm toán nội bộ nảy sinh khi một người bất kỳ ngồi lại và kiểm tra xem mình làm các công việc đã đúng chưa và liệu có cách nào tốt hơn không? Một người khác muốn tham gia vào sự kiểm tra này, vì theo quan điểm chung sự đánh giá khách quan bao giờ cũng cho những hiệu quả cao hơn,chính xác hơn. Mở rộng quy mô, chúng ta xét quá trình quản lý của một doanh nghiệp nhỏ người lãnh đạo không thể kiểm soát được hết các công việc của các bộ phận trong doanh nghiệp mình chức năng kiểm toán nội bộ tiếp tục đưọc thực hiện, kiểm toán nội bộ ra đời một cách tự nhiên trực tiếp với tư cách là một phần của chức năng quản lý cơ bản. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở ra nhiều lĩnh vực, thực hiện một cách đầy đủ vị trí, chức năng của mình: “Nhà cung cấp”. Trong bối cảnh này, kiểm toán nội bộ không chỉ tồn tại với vị trí là một bộ phận của chức năng quản lý cơ bản, mà nó được tồn tại một cách độc lập, được hoạt động như con mắt thứ ba của nhà lãnh đạo để giúp lãnh đạo nắm bắt tình hình, hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Như vậy, kiểm toán nội bộ đã đi vào thưc tế một cách chính thức, rõ ràng: từ chỗ là một chức năng, là một công việc đơn thuần, là khảo sát đến chỗ trở thành độc lập, chuyên nghiệp. Kiểm toán nội bộ ngày càng phát huy được hết chức năng và nhiệm vụ của mình, khi xã hội đã phát triển đến một mức cao, nó hoạt động để giải quyết vấn đề sức ép về nhu cầu quản lý cao hơn đối với cấp lãnh đạo. Nơi đâu có các phần tử xấu luồn lách để làm trái pháp luật, ở đó cần đến kiểm toán nội bộ. Lúc này, kiểm toán nội bộ có điều kiện để tìm tòi nghiên cứu cách thức, nhiệm vụ mới phục vụ cho quản lý. Với xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong tình hình hiện nay, kiểm toán nội bộ cũng như các chức năng quản lý khác đều hoạt động và phản ánh một cách tổng thể các loại hoạt động nghiệp vụ và các thông tin. Trong nhiều tổ chức, kiểm toán nội bộ được coi như một hoạt động có quy củ, có trình tự và có cơ chế hoạt động chính thức, tuy nhiên cũng có những tổ chức chưa coi trọng bộ phận này. ở Việt Nam, theo nghị định 07/CP của Chính phủ ngày 29/1/1994, kiểm toán độc lập được thành lập để kiểm toán các thông tin công khai giữa các đơn vị trong nền kinh tế. Với tầm nhìn mới về bản chất, vai trò và sự đóng góp của kiểm toán trong các hoạt động kinh tế, trước khi Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt về các hoạt động quản lý thu chi ngân sách, quản lý kinh tế cũng thẩm định các dự án của Chính phủ và các đơn vị trực thuộc thì kiểm toán Nhà nước đã thực hiện chức năng kểm toán các hoạt động này. Song song với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước, lực lượng kiểm toán nội bộ ra đời để hỗ trợ cấp quản lý đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và an toàn cho các doanh nghiệp. Ngày 28/10/1997, Bộ tài chính đã có quyết định số 832 - TC/QĐ -CĐKT ban hành quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước và quy chế được thực hiện từ 1/1/1998. Ngày 16/4/1998, Bộ tài chính lại tiếp tục ban hành thông tư số 52 - 1998/ TT-BTC hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những quy định có hướng nguyên tắc cũng như là hướng gợi mở cho sự nghiệp phát triển nghề kiểm toán ở Việt Nam bước vào giai đoạn mới. 2.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với sự phát triển của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế. Từ trên đây, ta có thể khẳng định rằng kiểm toán nội bộ tồn tại là một tất yếu. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ nói riêng hay hoạt động kiểm toán nói chung ở Việt Nam là còn rất mới mẻ và còn phải tăng cường những nghiên cứu để hoàn thiện dần. Mặt khác, việc học hỏi các nước bạn có hệ thống hoạt động kế toán - kiểm toán phát triển là một việc làm hết sức thiết thực bởi lẽ việc thực hiện kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là hết sức quan trọng, nó có vai trò hết sức to lớn trong việc hỗ trợ Ban quản lý và các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Kiểm toán nội bộ là một công cụ quản lý có hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm của hoạt động kiểm toán từ bên ngoài đối với đơn vị kinh doanh. Do kiểm toán nội bộ với nội dung chủ yếu là kiểm toán hoạt động tại đơn vị cơ sở nên có tác dụng rất lớn trong việc sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực trong đơn vị. Để làm rõ hơn nhận định này, ta xét vai trò của kiểm toán nội bộ trong các mối quan hệ với các hoạt động khác trong một doanh nghiệp, với hội đồng Giám đốc và mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán bên ngoài. * Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các hoạt động khác của một doanh nghiệp: Trên thực tế, sự ngừng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ trong một thời gian không làm ảnh hưởng tiến trình hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ khác, điều này khẳng định rằng kiểm toán nội bộ có tính độc lập của nó. Kiểm toán viên nội bộ sẽ không thể kiểm toán nếu không có mối liên hệ với các bộ phận khác như: kế toán, tài chính, các bộ phận hoạt động khác qua quan hệ cung cấp số liệu và bằng chứng kiểm toán. Tại sao kiểm toán nội bộ có tính độ lập cao mà trong khi vẫn phải có mối liên hệ nhất định với các bộ phận khác, và tại sao các bộ phận khác lại cần phải giữ mối loên hệ với bộ phận kiểm toán nội bộ ? Sự có mặt của các kiểm toán viên nộ bộ là cần thiết đối với các hoạt động khác trong doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ làm việc để tăng tính đúng đắn, hợp lệ, hợp thức và hợp pháp của các số liệu, tài kế toán, các quy trình nghiệp vụ kế toán, đầu tư, bán hàng, sản xuất,... Mục đích cuối cùng cho sự tham gia của kiểm toán nội bộ là tránh rủi ro về các thông tin, đưa ra các kiến nghị, tham vấn với các cấp lãnh đạo về những sai sót cần giải quyết nếu có. Nhờ có sự thành thạo trong việc thiết kế và thực hiện công việc kiểm tra mà nhóm kiểm toán nội bộ thể hiện được năng lực nghề nghiệp của mình, khẳng định rằng trong một đơn vị kinh tế không có nhóm công tác nào khác có thể kết hơp giữa vị trí tách riêng với các mục tiêu phục vụ về mặt tổ chức cho đơn vị và với trình độ trình độ thành thạo có chất lượng cao trong lĩnh vực kiểm tra tốt như nhóm kiểm toán nội bộ trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong đơn vị mà mối quan hệ độc lập mà ràng buộc nhất định đảm bảo đạt được mục tiêu toàn hệ thống. * Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với hội đồng Giám đốc: Kết quả của sức ép môi trường kinh doanh ngày càng nhiều thách thức là sự hoạt động và điều hành của hội đồng Giám đốc từng bước được nâng lên, từ chỗ trong công ty, trong doanh nghiệp chỉ có mối liên hệ giữa giám đốc với cổ đông, các nhân viên khác đến chỗ có mối liên hệ mở rộng với bên ngoài với hình thức liên hiệp công ty, liên hiệp xí nghiệp. Với trách nhiệm nặng nề này, Ban Giám đốc đã chọn cho mình một cách đi thích hợp bằng cách xác lập và mở rộng quyền hạn của kiểm toán nội bộ trực thuộc mình. Việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của quan điểm và nhận thức của Ban lãnh đạo vể kiểm toán. Một nhà lãnh đạo thực sự trân trọng công tác kiểm toán là người có bản lĩnh trong nghề nghiệp,là người biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới, có cách nhìn khách quan và tư duy logic, đó hẳn không phải là người chuyên quyền, độc đoán. Như vậy kiểm toán nội bộ tồn tại không chỉ có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hoá hệ thống kiểm toán mà còn góp phần khẳng định tư cách, vị trí, bản lĩnh và tính đại diện cao của các cấp lãnh đạo. Nó là công cụ để xác lập quyền hạn đủ mạnh của các cấp quản lý trong việc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp và thắng trong cạnh tranh trong điều kiện gay gắt hiện nay của nền Kinh tế. * Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài. Có quan điểm cho rằng kiểm toán nội bộ là sự mở rộng công việc của kiểm toán viên bên ngoài. Ngày nay quan điểm này vẫn đúng tương đối. Nếu xét sự khác nhau cơ bản giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài về trách nhiệm và mục tiêu hoạt động thì quan điểm này dần thay đổi, vì trách nhiệm của kiểm toán viên bên ngoài chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán trước các bên (bên kiểm toán và bên được kiểm toán, bên thứ ba: là những người sử dụng thông tin đã được kiểm toán). Còn kiểm toán viên nội bộ thì chịu trách nhiệm chủ yếu với tổ chức của mình. Kiểm toán viên bên ngoài đặc biệt quan tâm tới sự đúng đắn của sự khác nhau cơ bản này không phải là tất cả để khẳng định hai loại hình kiểm toán này không có mối quan hệ với nhau. Bởi lẽ, trong quá trình được kiểm toán bởi một tổ chức bên ngoài, trong bất kỳ trường hợp nào kiểm toán viên nội bộ cũng phải hỗ trợ giúp kiểm toán viên bên ngoài hoàn thành nhiệm vụ của mình đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cao nhất. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bên ngoài cũng phải có sự hiểu biết nhất định về bộ phận kiểm toán nội bộ. Điều quan trọng là mối quan tâm chung của cả hai loại hình kiểm toán xuất phát từ mục tiêu là đảm bảo sự đúng đắn của hệ thống kiểm soát và kế toán. ở Mỹ, theo đạo luật 1977 về những hành vi hối lộ nước ngoài, các tổ chức phải duy trì hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ đúng đắn, đồng thời mối quan tâm của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch buộc phải có báo cáo của ban quản lý thông tin về sự đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Như vậy không những kiểm toán nội bộ có mối liên hệ nhất định, những đóng góp to lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận khác, giúp Ban lãnh đạo điều hành quản lý tốt mà còn hỗ trợ kiểm toán viên bên ngoài hoàn thành cuộc kiểm toán có chất lượng để đưa ra những thông tin chính xác về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 3. Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. Theo luật các tổ chức tín dụng thông qua trong Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 2 (12-12-1997) quy định: “Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điêù hành, giúp tổng Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng Pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”. Vị trí và vai trò của kiểm toán nội bộ càng được khẳng định sau khi quyết định số 03-98 QĐ/NHNN3 (3-1-1998) của Thống đốc ngân hàng Nhà nước được ban hành vê quy chế: "Mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam". Trong điều 5 của quy định có nêu: “Tất cả các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy Chế này phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách tại trụ sở chính và các đơn vị thành viên. Bộ máy này trực thuộc tổng giám đốc hoặc Giám đốc”. Các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy chế này là: Ngân hàng quốc doanh (bao gồm cả ngân hàng phục vụ người nghèo và ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long). Ngân hàng thương mại cổ phần. Các công ty tài chính (bao gồm cả các công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam, công ty cho thuê tài chính). Các ngân hàng liên doanh. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ... 4. Các yêu cầu đối với Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 4.1. Điều kiện để Kiểm toán nội bộ hoạt động. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và chỉ có nghĩa vụ báo cáo với Ban lãnh đạo. Văn bản xác định cư cấu trật tự của toàn doanh nghiệp (tổ chức bộ máy, tổ chức quy trình, cư cấu quyền hạn); bản trình bầy phải rõ ràng và cập nhật. Hoạt động kiểm toán tất cảcác quy trình nghiệp vụ và hoạt động của tổ chức tín dụng. 4.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán khả năng hoạt động, tính hiệu quả, hữu hiệu và đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán việc ứng dụng, khả năng hoạt động, tính hữu hiệu và đầy đủ của hệ thống quản lý và cỏntolling rủi ro, của hệ thống thông tin báo cáo cũng như của hệ thống tài chính kế toán. Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, các quy định hiện hành của thanh tra cũng như các quy định khác. Kiểm toán việc tuân thủ những quy chế hoạt động của doanh nghiệp, cư cấu tổ chức và các quy định khác. Kiểm toán việc tuân thủ mọi quy trình hoạt động và nghiệp vụ và các quy định , các biện pháp bảo vệ tài sản. 4.3. Những nguyên tắc đối với Kiểm toán nội bộ. Tính độc lập (độc lập khi thực hiện các nhiệm vụ, không bị chỉ đạo khi viết báo cáo và đánh giá kế quả kiểm toán). Phân tách chức năng những cán bộ của kiểm toán nội bộ về ngguyên tắc không bị giao những nhiệm vụ không thuộc nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Trong những trường hợp cụ thể có lý do chính đáng, một số cán bộ với kiến thức chuyên sâu của mình có thể làm kiểm toán nội bộ. Thông tin đầy đủ: Quyền được thong tin đầy đủ và không hạn chế liên quan đến mọi mặt:nghĩa vụ thông tin bổ xung của tất cả các đơn vị đối với Kiểm toán nội bộ một khi phát hiện ra những thiếu sót nghiêm trọng hoặc để xẩy ra những thiệt hại đáng kể trong đơn vị của mình hoặc khi có sự nghi ngờ về điều đó. Trình độ của cán bộ: việc bố trí nhân sự về số lượng và chuyên môn (luôn có kiến thức mới nhất) phải đảm bảo phù hợp với các nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Các cán bộ của kiểm toán nội bộ cần phải có những kiến thức chuyên sâu về kiểm toán cũng như những kiến thức tổng quát về lĩnh vực dược kiểm toán. 4.4. Việc thực hiện Kiểm toán nội bộ. Lập kế hoạch kiểm toán năm toàn diện và định hướng vào rủi ro. Kiểm toán đột xuất được phép tiến hành bất cứ lúc nào (khi những thiếu sót đã rõ ràng, khi co nhu cầu thông tin nhất định). 4.5. Quy mô của trách nhiệm kiểm toán Định hướng vào rủi ro đối với tất cả các quy trình. Loại hình, quy mô, tần suất và phương pháp kiểm toán phải đảm bảo sao cho các kết quả kiểm toán phải đưa ra được những thông tin rõ ràng về mức độ tuân thủ và tính hợp lý trong nội bộ từng lĩnh vực kiểm toán. 4.6. Hồ sơ công tác. Ghi lại thành hồ sơ các công việc đã thực hiện cũng như những thiếu sót dược phát hiện và các kết luận. Dễ hiểu đối với người thứ ba. 4.7. Nghĩa vụ báo cáo. Nhanh bằng văn bản. ý kiến của bộ phận được kiểm toán đối với những thiếu sót được phát hiện và kiến nghị. Báo cáo phải trình bày về nội dung kiểm toán. Đánh giá kết quả, kiến nghị sửa đổi cho hợp lý. Báo cáo chung hàng năm gửi tới các thàh viên của Ban lãnh đạo. 4.8. Xử lý các thiếu sót được phát hiện. Giám sát việc khắc phục ngay các thiếu sót và việc thực hiện các kiến nghị ở hình thức thích hợp (kiểm toán việc thực hiện-follow up) Nếu các thiếu sót không được khắc phục trong thời hạn thích hợp phải báo cáo bằng văn bản cho ban lãnh đạo. II. Hệ thống Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 1. Khái niệm hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. Theo quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (QĐ số 03/1997/QĐ-NHNN3 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 03/01/1998): “Kiểm tra, kiểm toán nội bộ (gọi chung là kiểm tra nội bộ trong các tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng thực hiện các phương pháp giám sát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật, các quy chế quản lý của Ngành và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động và bảo vệ an toàn tài sản, bảo đảm tính toàn diện, và tin cậy của số liệu hạch toán”. 2. Cơ sở. Mỗi một tổ chức tín dụng phải có một đơn vị kiểm toán nội bộ đủ khả năng hoạt động; điều này cũng áp dụng đối với các doanh nghiệp do các tổ chức tín dụng diều hành với tư cách là đơn vị phụ thuộc về mặt pháp lý. Các tổ chức tín dụng phải có một cơ cấu tổ chức kinh doanh nghiêm túc đúng đắn và một quy trình kiểm tra nội bộ thoả đáng. Bên cạnh cơ chế kiểm tra nội bộ thì kiểm toán nội bộ cũng là thành phần của quy trình kiểm tra nội bộ này (“cơ chế giám sát nội bộ”). Cơ chế kiểm tra nội bộ bao gồm tất cả các hình thức giám sát được cài đặt trực tiếp hay gián tiếp vào các quy trình công tác cần được giám sát (sự giám sát gắn liền với quá trình). Những biện pháp giám sát này được thực hiện bởi các cá nhân hay đơn vị tham gia trong mỗi quy trình công tác đó và hộ thường cũng là những người phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của quy trình cần giám sát cũng như về kết quả giám sát. Bộ phận này là một đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp với nhiệm vụ thực hiện giám sát theo uỷ quyền của Ban giám đốc tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh trong nội bộ tổ chức tín dụng, giám sát việc quản lý và điều tiết rủi ro cũng như cơ chế kiểm tra nội bộ. Kiểm toán nội bộ chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này nếu như họ hoạt động độc lập với các lĩnh vực và quy trình công tác được kiểm toán (sự giám sát độc lập với quá trình). Vì vậy công việc kiểm toán của kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi những người tham gia vào các quá trình kinh doanh của tổ chức tín dụng và không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của quy trình được giám sát. 3. Yêu cầu về việc xây dựng hệ thống Kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng. 3.1. Trách nhiệm của Ban giám đốc. Kiểm toán nội bộ là một công cụ của toàn thể Ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc cũng như có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban giám đốc, cụ thể là Giám đốc nếu có thể được. Việc thiết lập một đơn vị Kiểm toán nội bộ và đảm bảo rằng đơn vị này có đủ khả năng hoạt động là trách nhiệm của toàn thể Ban giám đốc và không thể giao phó cho người khác. Điều này vẫn có hiệu lực ngay cả khi mỗi thành viên trong Ban giám đốc chỉ phụ trách một số lĩnh vực hoạt động nhất định trrong nội bộ tổ chức tín dụng. Tiền đề quan trọng cho khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ là một nội quy lập thành văn bản áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Bản nội quy này được soạn thảo với trách nhiệm của ban giám đốc, được Ban giám đốc chuẩn y và ban hành cũng như về sự phân cấp thẩm quyền. Nội quy này phải giúp cho kiểm toán nội bộ có thể theo đó tiến hành kiểm toán mà không cần một cơ sở gì khác. Ngoài ra, Ban giám đốc có trách nhiệm ban hành bằng văn bản các điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ, trong đó đặc biệt quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, vị thế về mặt tổ chức, quyền hạn cũng như về nghĩa vụ báo cáo của nhhững người làm công tác kiểm toán nội bộ theo các nguyên tắc cơ bản đối với công việc kiểm toán nội bộ. Các điều kiện khung phải được kiểm tra lại theo định kỳ và nếu cần thì phải được điều chỉnh lại cho phù hợp. Tối thiểu mỗi năm một lần, Ban giám đốc phải thông báo bằng văn bản chô Hội đồng quản trị biết về các kết luận quan trọng của kiểm toán nội bộ. Trong đó đặc biệt phải nêu rỗ những sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện, những biện pháp đã đưa ra nhằm khắc phục những sai phạm này cũng như thực tế triển khai thực hiện các biện pháp đó. Đối với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng thì phải thông báo ngay cho Hội đồng quản trị biết. 3.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán đối với tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức tín dụng tuỳ theo quy mô và mức độ rủi ro trong công việc của doanh nghiệp hay giao dịch kinh doanh. Kiểm toán nội bộ đặc biệt phải kiểm toán và đánh giá về khả năng hoạt động, tính hiệu quả, tính kinh tế và sự thoả đáng của cơ chế kiểm tra nội bộ, kiểm toán và đánh giá việc áp dụng, khả năng hoạt động, tính hiệu quả và sự thoả đáng của các cơ quản lý và điều hành rủi ro, của chế độ thông tin báo cáo, của hệ thống thông tin và của chế độ tài chính kế toán, kiểm toán và đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định về pháp lý thanh tra hiện hành cũng như các quy định khác, việc chấp hành các quy chế, chế độ và quy tắc của doanh nghiệp cũng như tính nghiêm túc đúng đắn của tất cả các quy trình hoạt động kinh doanh và các quy định và biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Nguyên tắc giám sát độc lập với quá trình không loại trừ khả năng kiểm toán nội bộ, trong khuôn khổ các quy định được cụ thể hoá trong từng trường hợp, cũng có thể thực hiện nhiệm vụ gắn liền với quá trình thực hiện dự án. Khi đó, kiểm toán nội bộ phải đảm bảo rằng tính độc lập của họ vẫn được giữ nguyên và không xảy ra bất kỳ một sự xung đột quyền lợi nào. Kiểm toán nội bộ cũng thực hiện các cuộc kiểm toán đặc biệt. Theo quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các TCTD có 11 nhiệm vụ, cụ thể: Dự thảo để Tổng giám đốc (giám đốc) trình HĐQT, ban hành các phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ trông kiểm tra, kiểm toán noọi bộ tổ chức tín dụng. Xây dựng và trình Tổng giám đốc (giám đốc) duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nôi bộ của các tổ chức tín dụng. Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng và các đơn vị thành viên. Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các bbbiện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ. Báo cáo Tổng giám đốc (giám đốc), Ban kiểm soát kết quả kiẻm tra định kỳ hoặc đột xuất và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Xem xét giải quyết hoặc trình Tổng giám đốc (giám đốc) giaỉ quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tổ chức tín dụng, hoặc kiểm tra công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc tổ chức tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng thành lập thường trực chống tham nhũng do bộ phận này thực hiện. Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các cơ sở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc (giám đốc) giao. 3.3. Các nguyên tắc cơ bản đối với Kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: *Tính độc lập : Ngoài quyền chỉ đạo của Ban giám đốc về việc tổ chức các cuộc kiểm toán bổ sung, thì Kiểm toán nội bộ phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự chủ và độc lập. Đặc biệt cần đảm bảo rằng Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ một sự chỉ đạo rong việc lập báo cáo kiểm toán và đánh giá các kết quả kiểm toán. *Sự phân tách chức năng: Về nguyên tắc, không được phép giao cho các nhân viên làm việc tại kiểm toán nội bộ thực hiện những nhiệm vụ không nằm trong phạm trù kiểm toán. Tuyệt đối họ không được phép đảm nhận những nhiệm vụ không tương hợp với công tác kiểm toán. Về nguyên tắc, cũng không nên giao cho những nhân viên làm việc tại các phòng ban khác của tổ chức tín dụng đảm nhận các công việc kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên điều đó không loại trừ khả năng, trong những trường hợp cụ thể có lý do chính đáng, cũng có những người khác tạm thời làm việc cho kiểm toán nội bộ vì họ có những kiến thức chuyên môn đặc biệt. Chừng nào tính độc lập của kiểm toán nội bộ được đảm bảo thì họ có thể trong khuôn khổ công việc của mình thực hiện công tác tư vấn cho Ban giám đốc hoặc cho các đơn vị tổ chức khác trong tổ chức tín dụng. *Thông tin đầy đủ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kiểm toán nội bộ có quyền được nhận thông tin đầy đủ và không hạn chế. Như vậy, kiểm toán nội bộ phải được trả lời ngay về các thông tin mà họ yêu cầu, được cung cấp ngay tất cả mọi hồ sơ tài liệu cần thiết và được xem tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh trong tổ chức tín dụng. Các chỉ thị và nghị quyết của ban giám đốc phải được thông báo cho Kiểm toán nội bộ biết, nếu như chúng có thể có tầm quan trọng trực tiếp hay gián tiếp đối với Kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, tất cả các đơn vị tổ chức đều có trách nhiệm cung cấp những thông tin cho kiểm toán nội bộ, nếu như trong lĩnh vực hoạt động của mình thấy có những sai phạm nghiêm trọng hay phát sinh nhưngx thiệt hại đáng lưu ý hoặc cố một nghi vấn cụ thể nào đó. Nếu có những hay đổi quan trọng trong cơ chế kiểm tra nội bộ thì phải thông báo kịp thời cho Kiểm toán nội bộ biết. *Trình độ nghiệp vụ của nhân viên: Ban giám đốc cần đảm bảo sao cho trang bị nhân sự và vật chất trước hết phải định hướng theo tổ chức và quy mô công việc của họ. Trang bị về nhân sự và vật chất trước hết phải định hướng theo tổ chức doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu rủi ro của các tổ chức tín dụng cũng như theo các quy định về thanh tra giám sát. Thông qua các biện pháp thích hợp, cần phải đảm bảo rằng những người làm công tác kiểm toán nội bộ luôn có một trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quy trình hoạt động và kinh doanh đưọc kiểm toán. Họ phải thấu hiểu về cơ cấu rủi ro của các quá trình. Họ phải có một kiến thức chuyên môn được cập nhật về kiểm toán và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực được kiểm toán. Như vậy mới có thể thực hiện được công tác kiểm toán nội bộ một cách đúng đắn và hiệu quả. 3.4. Thực hiện kiểm toán. *Lập kế hoạch kiểm toán: Công việc của kiểm toán nội bộ đựa trên cơ cở một kế hoạch kiểm toán toàn diện và được bổ sung hằng năm. Việc lập kế hoạch kiểm toán phải định hướng theo mức độ rủi ro. Khi lập kế hoạch kiểm toán cần lưu ý đến quy mô hoạt động kinh doanh và quy mô của tổ chức tín dụng. Tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức tín dụng cũng như các bộ phận đóng ngoài trụ sở tổ chức tín dụng phải được kiểm toán sau một khoảng thời gian thích đáng, về nguyên tắc là trong vòng ba năm. Nếu tồn tại những rủi ro đặc biệt thì phải được Ban giám đốc phê duyệt và được ghi chép đầy đủ thành văn bản. Những điều chỉnh quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán phải được phê duyệt của Ban giám đốc. Phải liên tục kiểm tra lại và tiếp tục phát triển việc lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán. *Kiểm toán đặc biệt: Cần phải đảm bảo sao cho bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành ngay được các cuộc kiểm toán đặc biệt ngoaì kế hoạch (nếu cần thiết) trong từng bbước có những sai phạm ngày càng bộc lộ rõ nét hoặc có những yêu cầu thông tin nhất định. *Phạm vi nghĩa vụ kiểm toán: Để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán nội bộ, các hoạt động kiểm toán cần được thực hiện như là một cuộc kiểm toán định hướng rủi ro đối với cơ cấu tổ chức và quy trình vận hành. Việc quản lý và điều tiết rủi ro cũng như cơ chế kiểm tra nội bộ của tất cả các quá trình hoạt động và kinh doanh trong tổ chức tín dụng, kể cả khi các quy trình này được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác, gồm cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ do một nhóm tổ chức tín dụng thành lập ra để nhằm mục đích chỉ cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tham gia hùn vốn vào các tổ chức tín dụng này. Hình thức, quy mô, chu kỳ và phương pháp kiểm toán nội bộ phải đảm bảo sao cho kết quả kiểm toán phản ánh được mức độ nghiêm túc đúng đắn và hiệu quả trong mỗi lĩnh vực được kiểm toán. Trong trường hợp chuyển giao chức năng cho doanh nghiệp khác hoặc công ty cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng thì kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng phải thường xuyên thẩm tra lại khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ của công ty cung ứng dịch vụ. Báo cáo kiểm toán của của họ phải được gửi cho kiểm toán nội bộ của tổ chức chuyển giao chức năng. Đối với các công ty cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng thì hoạt động kiểm toán nội bộ có thể do kiểm toán nội bộ của một hay nhiều tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng hoặc do chính kiểm toán viên nội bộ của công ty cung ứng dịch vụ đó thực hiện theo sự uỷ quyền của các tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng. Kết quả kiểm toán phải được thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng liên quan, đặc biệt là để kiểm tra các sai phạm được phát hiện. *Hồ sơ công tác: Mỗi một cuộc kiểm toán đều phải ghi lại thành hồ sơ công tác. Qua hồ sơ này, một người thứ ba phải có thể hiểu được các công việc đã tiến hành cũng như các sai phạm đã được phát hiện đưa ra kết luận. *Nghĩa vụ báo cáo: Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ đều phải lập ngay một báo cáo bằng văn bản và về nguyên tắc là phải trình cho các thành viên Ban giám đốc có thẩm quyền biết. Các sai phạm và kiến nghị nêu trong báo cáo phải được thành viên Ban giám đốc phụ trách mảng hoạt động bị kiểm toán đó xem và cho ý kiến. Nếu có những sai phạm nghiêm trọng thì phải trình ngay báo cáo cho tất cả các thành viên Ban giám đốc biết. Báo cáo kiểm toán nội bộ trước hết phải trình bày về nội dung kiểm toán và các kết luận kiểm toán, đặc biệt nêu rõ các sai phạm nghiêm trọng. Trong đó phải có đánh giá về kết quả kiểm toán, nếu cần thiết thì phải đưa ra kiến nghị để sửa đổi cho phù hợp. Những nguy cơ và rủi ro đối với tổ chức tín dụng cần phải được thể hiện đặc biệt và thông báo kịp thời. Khi kết thúc một năm kinh doanh, kiểm toán nội bộ phải lập một báo cáo tổng hợp về mọi hoạt độngkiểm toán mà họ đã tiến hành tong năm kinh doanh đó và trình cho tất cả các thành viên ban giám đốc. Báo cáo tổng hợp phải cho thấy các mục tiêu đề ra trong kế hoạch kiểm toán có thực hiện được hay không và thực hiện được ở mức độ nào. trong báo cáo phải nêu ra các sai phạm nghiêm trọng được phát hiện, các biện pháp kiến nghị thi hành để sửa chữa các sai phạm đó và thực thi các biện pháp này. Trong quá trình kiểm toán có phát hiện được nhhững sai phạm nghiêm trọng của thành viên Ban giám đốc thì lập tức phải báo cáo ngay bằng văn bản cho toàn thể Ban giám đốc biết. Ban giám đốc có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng quản trị biết. Nếu Ban giám đốc không thực hiện nghĩa vụ báo cáo của mình học không đưa ra những biện pháp thích đáng thì khi có kiểm toán nội bộ phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng quản trị biết. Các báo cáo phải được cung cấp khi có yêu cầu cho các kiểm toán viên. bên ngoài hay Ban giám đốc cũng phải thông báo với các cơ quan đại chúng. *Phản ứng trước các sai phạm phát hiện được: Việc khẩn trương khắc phục các sai phạm thiếu sót đã được phát hiện khi tiến hành kiểm toán và việc triển khai thực hiện các kiến nghị phải được kiểm toán nội bộ giám sát chặt chẽ dưói một hình thức thích hợp và ghi lại thành văn bản hồ sơ, nếu cần thiết thì phải có sự kiểm tra lại. Cách thực hiện việc này phải được quy định rõ trong điều kiện chung. Nếu các sai phạm nghiêm trọng tại một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó không được khắc phục sau một khoảng thời gian thích đáng thì trưởng phòng kiểm toán nội bộ trước tiên sẽ thông báo bằng văn bản về vấn đề này cho thành viên Ban giám đốc phụ trách mảng nghiệp vụ đó. Nếu sai phạm vẫn tiếp tục không sửa chữa thì chậm nhất là đến khi lập báo cáo tổng hợp tiếp theo phải thông báo bằng văn bản cho toàn thể ban giám đốc về các sai phạm chưa được khắc phục cũng như các kiến nghị chưa được thực hiện. *Lưu giữ hồ sơ kiểm toán: Các báo cáo kiểm toán nội bộ và các hồ sơ công tác phải được lưu giữ trong sáu năm. 3.5. Uỷ nhiệm nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên bên ngoài thực hiện. Thông thường, nhiệm vụ kiểm toán nội bộ phải do các nhân viên trong kiểm toán nội bộ doanh nghiệp đảm nhận. Công việc này sẽ được giao cho những người bên ngoài thực hiện đối với một số lĩnh vực hoạt động nhất định. Sau khi xem xét các khả năng rủi ro thấy điều này là có thể chấp nhận được. Tại các tổ chức tín dụng nhỏ, vì lý do quy mô hoạt động thấy việc thiết lập ra một hệ thống kiểm toán nội bộ là không tương xứng thì nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cũng có thể giao cho một thành viên trong Ban giám đốc thực hiện hoặc giao toàn bộ hoặc một phần cho các tổ chức kiểm toán hay kiểm toán viên bên ngoài thực hiện, với điều kiện họ không đồng thời là kiểm toán viên kiểm toán năm của tổ chức tín dụng này. Trong trường hợp chuyển giao toàn bộ hoặc một phần công việc kiểm toán nội bộ cho những cá nhân hoặc công ty bên ngoài thực hiện thì phải bảo đảm sao cho không làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc đúng đắn và khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ và khả năng kiểm tra và điều tiết của Ban giám đốc. Để đạt được điều này, bắt buộc Ban giám đốc của các tổ chức tín dụng muốn uỷ nhiệm công việc này phải có quyền chỉ đạo thực sự và trực tiếp với kiểm toán viên bên ngoài thông qua một hợp đồng bằng văn bản cụ thể. Trách nhiệm đối với việc hoạt động kiểm toán nội bộ có hữu hiệu hay không hoàn toàn thuộc về Ban giám đốc của tổ chức tín dụng đã uỷ nhiệm cho người khác thực hiện kiểm toán nội bộ. Chỉ được phép uỷ nhiệm cho các cá nhân hoặc công ty bên ngoài thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ trên cơ sở một hợp đồng uỷ nhiệm kiểm toán bằng văn bản, trong đó đảm bảo thực hiện đúng các quy định. Cần đảm bảo rằng cá nhân người kiểm toán viên bên ngoài nhận nhiệm vụ kiểm toán nội bộ hoàn toàn không phụ thuộc vào người kiểm toán viên kiểm quyết toán năm tổ chức tín dụng. Cá nhân người kiểm toán viên bên ngoài này không được phép đồng thời quyết toán năm. Việc uỷ nhiệm toàn bộ công việc kiểm toán nội bộ cho người ngoài thực hiện thì ban giám đốc hoặc phải cử một thành viên ban giám đốc hoặc giao cho một cán bộ trong nội bộ của mình với đầy đủ kiến thức chuyên môn và tính độc lập cần thiết để đảm bảo công việc kiểm toán nội bộ được thực hiện nghiêm túc. Người cán bộ chuyên trách về kiểm toán nội bộ sẽ cùng với cá nhân người kiểm toán viên bên ngoài soạn thảo kế hoạch kiểm toán để trình Ban giám đốc phê duyệt và tối thiểu mỗi năm một lần lập bản báo cáo tổng hợp theo quy định. Ngoài ra, người cán bộ chuyên trách về kiểm toán nội bộ phải kiểm tra theo quy định xem các kiến nghị đưa ra có thực hiện được không? 3.6. Kiểm toán nội bộ tập đoàn. Nếu có một đơn vị kiểm toán nội bộ của tập đoàn thì bộ phận này có thể tiến hành kiểm toán bổ sung thêm bên cạnh kiểm toán nội bộ của công ty con. Đối với các công ty con với quy mô nhỏ, có thể chuyển giao toàn bộ công việc kiểm toán nội bộ cho kiểm toán nội bộ tập đoàn của công ty mẹ đảm nhận. Kiểm toán tập đoàn được đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty mẹ. Kiểm toán nội bộ của tập đoàn chỉ được phép đảm nhận nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ của công ty con trên cơ sở một sự uỷ nhiệm phù hợp với các yêu cầu. Về nguyên tắc, kiểm toán nội bộ của công ty con phải tự tiến hành kiểm toán đối với tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh có rủi ro đặc biệt trong tổ chức tín dụng. Trong những trường hợp cụ thể vì một lý do chính đáng, nếu việc kiểm toán các quy tình hoạt động đòi hỏi chuyên môn cao thì có thể kiểm toán bởi kiểm toán nội bộ tập đoàn hoặc kiểm toán tập đoàn phối hợp với kiểm toán nội bộ công ty con thực hiện. 4. Về quy chế tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ đã được luật hoá bằng Luật NHNH và Luật TCTD, nghị định 49/CP của Chính phủ và đã được ngân hàng triển khai. Do văn bản dưới luật và nội dung văn bản luật còn quá nhiều điểm không thống nhất và không rõ ràng nên khi thực hiện các tổ chức tín dụng gặp nhiều vướng mắc, do mâu thuẫn giữa văn bản luật và hướng dẫn luật, giữa văn bản của bộ tài chính với văn bản do ngân hàng hướng dẫn. Thí dụ: *Một văn bản hướng dẫn nhưng lại dựa trên một văn bản luật đã hết hiệu lực: Tại kỳ họp quốc hội khoá 10 ngày 12/12/1997 Quốc hội đã chính thức thong qua Luật các TCTD thay cho Pháp lệnh NH, HTXTD và công ty tài chính năm 1990, qui định hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ là căn cứ để các tổ chức tín dụng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Ngày 3/1/1998 Thống đốc NHNN ban hành văn bản số 03/1998/QĐ NHNN3 về quy chế mẫu tổ chức và hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Văn bản này dựa trên pháp lệnh NH, HTXTD và công ty tài chính đã hết hiệu lực, đã được thay thế bằng Luật các TCTD ngày 12/12/1997. Ngày 2/3/1998 NHNN ban hành văn bản số 121/1998/NHNN3 hướng dẫn thực hiện quy chế mẫu về về tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, về hình thức văn bản số 03/1998/QĐ đã hướng dẫn văn bản đã được văn bản khác thay thế là không đúng pháp luật. Văn bản 121/1998 lại hướng dẫn một văn bản không đúng pháp luật. *Về khái niệm , tên gọi giữa văn bản luật và hướng dẫn luật chưa thống nhất: Theo Luật các TCTD và NHNN qui định tên gọi của bộ phận kiểm tra chuyên trách trong các tổ chức tín dụng là: “kiểm tra, kiểm toán nội bộ”, trong văn bản Bộ tài chính gọi là: “kiểm toán nội bộ”. Việc gọi tên này vẫn gây tranh cãi nhiều năm nay. Giữa tên gọi có từ “kiểm tra” và không có từ “kiểm tra” làm cho các tổ chức tín dụng hiểu rất khác nhau về luật các tổ chức tín dụng. Để làm rõ vấn đề có thể đưa ra định nghĩa sau: - Kiểm soát nội bộ là hệ thống cơ cấu tổ chức được người điều hành lập lên, nhằm để kiểm tra, ngăn ngừa những thất thoát có thể xảy ra. Nội dung củ kiểm soát nội bộ: + Kiểm soát nội bộ là chức năng thường xuyên ở tất cả các đơn vị. + Được tiến hành trên cơ sở xác định rủi ro. + Chủ yếu là kiểm soát trước nhằm ngăn ngừa rủi ro. + Bao gồm cơ cấu tổ chức, qui chế, trở thành công cụ trợ giúp cho quản lý. + Mục tiêu: Đảm bảo an toàn tài sản, tính chính xác của số liệu hạch toán, nâng cao hiệu quả hoạt động, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách. - Kiểm toán nội bộ cũng là một bộ phận trong cơ cấu kiểm tra nội bộ, hoạt động chuyên trách trong hệ kiểm soát nội bộ, được tổ chức, hoạt động theo hệ thống tương đối độc lập so cácbộ phận khác. Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ. + Kiểm toán hoạt động gồm: Kiểm tra việc hoạt động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tìa sản, tiền vốn, lợi thế kinh doanh) của doanh nghiệp. Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất , kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, kết quả bảo toàn và phát triển vốn. Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. + Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ quản lý của nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, qui chế của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc. Kiểm tra tính tuân thủ các qui địnhvề nguyên tắc, qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của từng khâu công việc của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm tra sự chấp hành cá nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đến lưu trữ tài liệu kế toán... + Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi tổng giám đốc ký duyệt và công bố. Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị, đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho những hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả. Xem xét các điều khoản qui định trong 4 điều, mục 4 Luật các TCTD: Điều 41 qui định về Tổng giám đốc được và phải thành lập bộ phận kiểm tra kiểm toán theo hệ thống hoạt động tương đối độc lập giúp Tổng giám đốc điều hành an toàn, đúng pháp luật. Điều 42 qui định tổ chức tín dụng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật các quy định nội bộ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty trực thuộc. Điều43 qui định từng tổ chức tín dụng phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình. Điều 44 qui định về báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán phải được báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc/ giám đốc, Hội đồng quản trị. Vậy vấn đề đặt ra hiểu mục 4 qui định về hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong luật là như thế nào? Cho nên cần hướng dẫn luật để mọi người hiểu đúng Luật các TCTD và làm rõ chức năng kiểm tra nội bộ với chức năng kiểm toán nội bộ. Kết luận Kiểm toán hình thành và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi nền nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiến trình cải cách hành chính quốc gia thể hiện rất rõ một nhu cầu không thể thiếu được của kiểm toán đặc biệt là kiểm toán hoạt động, trong đó kiểm toán nội bộ chủ yếu thực hiện chức năng này. Kiểm toán nội bộ với vai trò là một bộ phận chức năng giúp Giám đốc và cấp lãnh đạo ngân hàng kiểm toán, xác nhận và đánh giá toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của các bộ phận, phòng ban trong hệ thống. Kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn rất nhiều mới mẻ nhưng phù hợp với điều kiện mới của Quốc gia và thông lệ Quốc tế, nó thay thế cho hệ thống kiểm tra kế toán thời bao cấp trước đây nhưng nội dung và phương pháp nghiệp vụ chắc chắn là toàn diện và tiên tiến hơn nhiều. Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng là một bộ phận, một lĩnh vực của kiểm toán nội bộ. Vậy muốn khẳng định được tiếng nói của mình, kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng nói riêng phải làm gì? Bằng mọi cách phát huy nội lực của mình, phải vận động hết mình, tăng cường trí tuệ, sáng tạo trong việc thâm nhập vào thế giới kiến thức hiện đại để làm chủ hành vi, tư duy, khả năng độc lập sẵn có của mình, xây dựng một hệ thống kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế thị trường, cụ thể trong các tổ chức tín dụng. Việc một số doanh nghiệp nhà nước, một số công ty và các tổ chức kinh tế phải giải thể bộ máy kiểm toán nội bộ trong thời gian qua chứng tỏ việc chưa quan tâm đúng mức của Nhà nước, đặc biệt là việc tạo ra hành lang pháp lý chưa đủ mạnh và còn nhiều thay đổi, chưa thống nhất. Bên cạnh đó cũng chứng tỏ sự non kém trong trình độ và nhận thức của các cán bộ kiểm toán, sự thiếu bản lĩnh của cấp lãnh đạo đơn vị. Bởi lẽ quy luật cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường do đó bất kì một chủ thể kinh tế nào thiếu bản lĩnh, thiếu can đảm và sáng suốt trong kinh doanh khó có thể giữ được vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động này, một phần muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, em đã chọn đề tài"Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng ". Để những đóng góp của hệ thống kiểm toán nội bộ đối với sự phát triển của các tổ chức tín dụng thực sự có ý nghĩa, hệ thống này cần phải được xây dựng và phát huy, mặt khác những tồn tại, hạn chế sẽ được tháo gỡ, loại bỏ. Tài liệu tham khảo I- Các tạp chí: Tạp chí kiểm toán. Tạp chí kế toán. Thời báo ngân hàng. Tạp chí ngân hàng. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. II-Các loại sách: Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán Auditing. III-Các văn bản pháp quy của Nhà nước: Luật Ngân hàng Nhà nước. Luật các Tổ chức tín dụng. Quy chế mẫu về tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. IV-Các tài liệu khác. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35614.doc
Tài liệu liên quan