Đề tài Xây dựng hệ thống quản lý khoa học cấp bộ của Bộ Y Tế

Mặc dù MySQL được phổ biến rất nhiều nhưng nó vẫn có những đối thủ đáng gờm đang cạnh tranh với nó. Những đối thủ của nó có thể trội hơn về một phương diện đặc thù nào đó. Trong phần trên, chúng ta đã khái quát về MySQL. Trong phần này, ta sẽ được biết về những đặc điểm của những Hệ quản trị CSDL khác mà MySQL không hỗ trợ. Với những hạn chế đó đã làm cho MySQL không được chọn để chạy trên một số các môi trường. MySQL không thích hợp để sử dụng cho những hệ thống lớn như ngân hàng hay các công ty lớn. Nhưng đối với phần đông mọi người và phần lớn các ứng dụng, MySQL là sự chọn lựa của hợp lý bởi nó rất thích hợp cho những ứng dụng Web.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống quản lý khoa học cấp bộ của Bộ Y Tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu tổng quan về nơi thực tập: 1.1.1.Tổng quan Công ty iForce Systems tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ I.F.S.C P.1103 nhà B11B, Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 84-04-22425615 Fax: 84-04-22050705 Email: contact@iforce.com.vn contact@iforce.com.vn Website: Công ty iForce được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2006, với một đội ngũ các kỹ sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tổng thể đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với slogan “We bring Total solutions and Execllent service! ” (Chúng tôi đem đến giải pháp tổng thể và dịch vụ hoàn hảo !) đã giải thích được khái quát về mục tiêu cũng như phương châm làm việc của công ty. Khách hàng sẽ được tư vấn để lựa chọn những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng các yêu cầu,mục đích của mình. Tôn chỉ kinh doanh của Công ty là “Lấy thị trường làm hướng đạo, lấy nghiên cứu sáng tạo làm nòng cốt, gắn chất lượng sản phẩm dịch vụ với sự tồn vong của công ty, lấy nhân tài làm chỗ dựa, lấy quản trị để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, đưa công ty đi theo con đường nâng cao uy tín thương hiệu Việt”. Với định hướng phát triển thị trường dịch vụ CNTT đang trong quá trình chuyên nghiệp hoá, IForce cam kết đem đến cho khách hàng các giải pháp tổng thể về công nghệ và dịch vụ hỗ trợ với chất lượng tốt nhất, đúng với tiêu chí hoạt động của công ty. Mục tiêu trong những năm tới của công ty là trở thành một trong những công ty tin học hàng đầu trong nước và xa hơn là trong khu vực. 1.1.2. Hoạt động Hiện nay công ty đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ như sau: Tư vấn xây dựng hệ thống: Tư vấn các giải pháp về CNTT và Viễn thông (hạ tầng mạng, dịch vụ mạng, bảo mật và an toàn thông tin, lưu trữ dữ liệu...) Tư vấn chiến lược đầu tư cho CNTT Các giải pháp và dịch vụ tích hợp hệ thống: Cung cấp thiết bị mạng, máy chủ, bảo mật, lưu trữ Dịch vụ cài đặt, triển khai, cấu hình và vận hành hệ thống Bảo trì và quản trị hệ thống công nghệ cao với các gói dịch vụ khác nhau theo yêu cầu của Khách hàng Đánh giá hiệu năng hoạt động và mức độ an toàn của hệ thống Xây dựng chính sách vận hành và quản trị hệ thống Phát triển phần mềm và ứng dụng thương mại điện tử: Phần mềm ứng dụng doanh nghiệp (Kế toán, Quản lý nhân sự, Quản trị dữ liệu khách hàng, Quản lý Kho...) Thiết kế Website và quảng bá Thương hiệu cho doanh nghiệp Phần mềm đóng gói theo yêu cầu Xây dựng các giải pháp về Thương mại điện tử (cổng thông tin điện tử, dịch vụ B-2-B, B-2-C...) 1.1.3. Cơ cấu tổ chức, con người, môi trường làm việc 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức: Công ty được tổ chức thành 4 phòng ban như sau: Phòng giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng hành chính nhân sự Sơ đồ tổ chức của công ty như sau : 1.1.3.2. Con người: Hiện tại công ty đang có một đội ngũ cán bộ trình độ cao đã trải qua quá trình làm việc và học tập tại các nước có nền CNTT phát triển như Singapore, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan... với hàng loạt các chứng chỉ uy tín được công nhận trên toàn thế giới như: Cisco CCIE/CCNP/CCDP/CCSP Microsoft MCP/MCSE (ISC)2 CISSP CompTIA Security+/Network+/Linux+ Sun SCSA Oracle OCP DBA … Họ cũng đã từng tham gia vào quá trình tư vấn, thiết kế, triển khai các dự án CNTT quy mô lớn tầm cỡ quốc gia tại các công ty tích hợp hệ thống và dịch vụ hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, IForce còn có chính sách đào tạo, nâng cấp thường xuyên về công nghệ và giải pháp, do đó mà các chuyên gia cũng như nhân viên của công ty sẽ luôn được đào tạo liên tục trong quá trình làm việc. Đầu tư vào con người chính là một sự đầu tư đúng đắn nhất vì vậy việc khuyến khích, động viên, tạo môi trường cộng tác nhằm thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và phát triển cá nhân cho mỗi thành viên được công ty IForce hết sức quan tâm. 1.1.3.2. Môi trường làm việc: Những nhân viên làm tại iForce luôn thể hiện một tinh thần đoàn kết, là một tập thể năng động nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, ban lãnh đạo công ty đã tổ chức ra nhiều hoạt động nhằm giúp các nhân viên giao lưu, học hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các trận thi đấu thể thao: bóng đá , bóng bàn, cầu lông, cờ vua, cờ tướng… Chính các sự kiện này đã làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, hiểu biết lần nhau đồng thời giúp mọi người cùng thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Với những lợi ích mà nó đem lại, công ty hy vọng sẽ tiếp tục tổ chức được thêm nhiều giải mang tính cộng đồng hơn nữa trong những năm tiếp theo. 1.2. Giới thiệu về đề tài 1.2.1. Lý do chọn đề tài Bộ y tế là một cơ quan nhà nước, có tầm hoạt động rất lớn trong lĩnh vực y tế, khoa học cho ngành y tế tại Việt Nam. Mỗi năm bộ tiếp nhận hàng nghìn đề tài khoa học về lĩnh vực y tế. Nhưng do việc quản lý trên giấy tờ hồ sơ không tránh khỏi bị mất mát, hư hỏng các đề tài khoa học của các đơn vị, cá nhân gửi lên. Với xu thế phát triển nhanh chóng hiện nay của thế giới thì việc áp dụng tin học vào quản lý trong mọi ngành, mọi nghề đang trở nên ngày càng phổ biến. Do đó các nhà quản lý đề tài trên bộ muốn tin học hóa quá trình quản lý đề tài khoa học, để quản lý trên hệ thống phần mềm cho tiện lợi và lâu dài. Vì vậy nên chúng tôi đưa ra Hệ thống Quản lý đề tài khoa học cấp bộ bộ y tế nhằm giải quyết các khó khăn trên. Giải pháp Hệ thống Quản lý đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Y tế dự kiến đạt được + Tự động qui trình quản lý một đề tài khoa học từ khi đề xuất đề tài, xét duyệt đề tài, triển khai thực hiện, tình trạng thực hiện, kết quả đạt được ra sao. + Giúp cho các cơ quan quản lý như bộ y tế có một công cụ lưu trữ và tra cứu dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn. + Hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân đăng ký, gửi các đề tài khoa học lên bộ phê duyệt nhanh chóng, không mất thời gian đi lại, giấy tờ,… +Cung cấp thông tin và các thông báo nhanh chóng kịp thời đến các đơn vị và người sử dụng các thông báo mới nhất của bộ y tế, các thông tin khác thông qua giao diện thân thiện của trang chủ. + Sẵn sàng hỗ trợ công cụ báo cáo chính xác cho các nhà quản lý, các cơ quan trực thuộc bộ,... + Quản lý được thông tin của các chuyên gia, các chủ nhiệm các đề tài khoa học + Quản lý các đơn vị chủ trì, phối hợp tham gia thực hiện đề tài khoa học. + Cập nhật các thông tin, biểu mẫu của bộ y tế khi cần thiết. + Sẵn sàng hỗ trợ, tư vẫn cho các đơn vị, người dùng tham gia hệ thống. + Cung cấp cho người dùng công cụ có thể phản hồi thông tin lên bộ y tế một cách trực tiếp, không cần thông quan giấy tờ. 1.2.2. Khảo sát quy trình nghiệp vụ: 1.2.2.1. Quản lý đề tài Quy trình nghiệp vụ của Quản lý đề tài chia làm 2 phần lớn: ** Đề tài có sẵn Khi người quản trị nhập đề tài có sẵn vào hệ thống,với đề tài có sẵn công việc chủ yếu là nhập liệu thông tin về đề tài vào bao gồm: Mã đề tài, Tên đề tài, cấp quản lý, chủ nhiệm đề tài là ai… Sau khi nhập đầy đủ thông tin về đề tài thì công việc tiếp theo người quản trị sẽ lưu trữ lại các thông tin đã nhập vào cơ sở dữ liệu của website. Các thông tin này khi cần thiết thì có thể chỉnh sửa, huỷ bỏ nếu có đầy đủ quyền hạn. Sau khi đề tài đã tồn tại, ta có thể đưa ra thống kê, báo cáo theo kỳ hoặc theo quý để phục vụ cho việc quản lý… Người dùng sau khi đăng nhập vào hệ thống thì có thể tìm kiếm mọi thông tin về đề tài và truy cập thông tin đó theo quyền hạn đã được người quản trị phân quyền. ** Đề tài mới đề xuất Đối với những đề tài chưa có sẵn thì các đơn vị hoặc cá nhân trực thuộc Bộ Y tế có thể gửi đề xuất, đề tài để xét duyệt. Các đề tài này sẽ được ban quản trị xét xem có đủ điều kiện để đầu tư, nghiên cứu hay không. Các đề tài hay đề xuất đề tài chưa được duyệt thì chưa có mã đề tài. + Nếu được xét duyệt, thì các đề tài này sẽ có thêm thông tin về mã đề tài, và các đề xuất đề tài này sẽ trở thành đề tài chính thức, sau đó nó sẽ được đưa vào quy trình hoạt động của một đề tài đầy đủ như Quản lý đề tài có sẵn như ở trên. + Nếu đề xuất mà chưa được xét duyệt, hay không được duyệt thì nó sẽ bị lưu vào một kho dữ liệu riêng mà ta vẫn có thể xem được các thông tin của nó. 1.2.2.2. Quản trị hệ thống Đối với người quản trị hệ thống có các chức năng như sau: Quản lý người dùng, Quản lý tin tức, Quản lý thông báo, báo cáo… Với quản lý người dùng: người quản trị có thể tạo mới người dùng, sửa, xoá, phân quyền người dùng cho các chức năng của hệ thống: người sử dụng có thể xem, sửa, xoá các đối tượng về đề tài, xem các báo cáo, tin tức, thống kê … Người quản trị còn phân quyền đề tài cho người sử dụng tuỳ vào mức độ ví dụ người dùng sẽ có quyền xem thông tin một số đề tài nhất định, có được sửa , xoá , xem báo cáo thống kê hay không về đề tài. Đây là website nên ngoài quản lý đề tài, còn có cả quản lý tin tức, thông báo gồm các chức năng thêm mới, sửa, xoá, tìm kiếm, tổng hợp các thông tin liên quan. Đối với quản lý báo cáo thì sẽ đưa ra kết xuất báo cáo cho từng đơn vị, các cấp theo kỳ, quý… 1.2.3. Các chức năng của hệ thống 1.2.3.1. Các mục tiêu lớn của chương trình: + Đáp ứng nhu cầu quản lý đề tài khoa học của bộ y tế + Lưu trữ và quản lý toàn bộ các đề tài khoa của bộ và các đơn vị + Quản lý được thông tin người dùng, đơn vị, chuyện gia. + Phân quyền cho các đề tài khoa học. + Quản lý thực hiện quyền của người dùng tham gia hệ thống + Quản lý các báo cáo thông kê chính xác, trung thực 1.2.3.2. Tổng quan về các chức năng của hệ thống Hệ thống được xây dựng với các chức năng cơ bản sau: Quản lý người dùng: Quản lý toàn bộ các thông tin của các acc tham gia hệ thống như (Email, tên truy cập, mật khẩu,…) gồm: + Quản lý danh sách người dùng + Tạo người dùng + Phân quyền cho người sử dụng. Quản lý các thông tin danh mục (từ điển của hệ thống): + Danh mục đơn vị + Danh mục dân tộc + Danh mục cấp quản lý + Danh mục loại đề tài. + Danh mục tin tức. Mục đích để cập nhật các danh mục đầu vào cho hệ thống đề tài khoa học cần sử dụng. trong mỗi phần đề có thể thêm, sửa hoặc xóa bớt các danh mục nếu cần. Chức năng sao lưu dữ liệu và phục hồi : Thực hiện sao lưu dữ liệu và phục hồi chúng trong trường hợp xảy ra sự cố. Dữ liệu có thể bị mất vì một lý do nào đó do vậy chức năng này được tạo ra để nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu. Quản lý tin tưc, sự kiện , thông báo Với một giao diện web thì tin tức là không thể thiếu được khi người dùng vào hệ thống đôi khi cũng xem một chút tin để giảm căng thẳng khi làm việc. Vậy chúng tôi có thêm chức năng cập nhật tin tức gồm: Phần tin tức : Thêm một tin, bớt tin, thay tin mới,… Biểu mẫu : Chúng tôi cho phép cập nhật các biểu mẫu của bộ y tế để người dùng có thể tải về tham khảo, nghiên cứu. Thông báo : Cập nhật các thông báo khi cần thiết lên giao diện chính của hệ thống. Quản lý các đề xuất: - Cho phép các đơn vị gửi đề xuất của mình lên ban lãnh đạo, các cấp của bộ y tế. - Cho phép duyệt các đề xuất khoa học. Quản lý tình trạng các đề tài: - Đây là phần quan trọng và cốt lõi của hệ thống: mọi ngiệp vụ về qui trình quản lý một đề tài khoa học tâp trung vào toàn bộ chức năng này. Gồm các phần cơ bản sau: + Tạo mới đề tài, đề xuất đề tài. + Duyệt các đề tài, xem thông tin đề tài + Phân quyền cho từng đề tài + Quản lý quá trình thực hiện, tiến độ của đề tài Như vậy ta có thể quản lý các thông tin của đề tài khoa học. Từ đó ta biết được thông tin những đề tài nào đã thực hiện, đang thực hiện, đang chờ duyệt hoặc đề tài đã bị đình chỉ. Quản lý các chuyên gia, các cá nhân chủ nhiệm các đề tài. Quản lý danh sách các chủ nhiệm đề tài Tạo chủ nhiệm đề tài mới Báo cáo các chủ nhiệm đề tài Quản lý báo cáo - Các báo cáo đề tài khoa học: + Báo cáo theo đơn vị chủ trì + Báo cáo theo lĩnh vực đề tài + Báo cáo theo cấp về đề tài khoa học Công cụ tìm kiếm Tạo bộ tìm kiếm nhanh chóng, chính xác cho cả người dùng và người quản lý. + Tìm kiếm cơ bản: + Tìm kiếm nâng cao: - Tìm kiếm theo tên đề tài - Tìm kiếm theo tên tác giả - Tìm kiếm theo năm thực hiện đề tài Tạo giao diện: Về mặt giao diện: Đẹp, thân thiện với người dùng. CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL 2.1. Ngôn ngữ lập trình PHP 2.1.1. PHP là gì ? PHP là cụm từ được viết tắt bởi cụm từ Personal Home page, và được phát triển từ năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf. Lúc đầu chỉ là một đặc tả Perl, được sử dụng để lưu dấu vết người dùng trên các trang Web. Vào giữa năm 1997, PHP đã được phát triển nhanh chóng trong sự yêu thích của nhiều người. PHP đã không còn là một dự án cá nhân của Rasmus Lerdorf và đã trở thành một công nghệ Web quan trọng. Zeev Suraski và Andi Gutmans đã hoàn thiện việc phân tích cú pháp cho ngôn ngữ để rồi tháng 6 năm 1998, PHP3 đã ra đời (phiên bản này có phần mở rộng là *.PHP3). Cho đến tận thời điển đó, PHP chưa một lần được phát triển chính thức, một yêu cầu viết lại bộ đặc tả được đưa ra, ngay sau đó PHP4 ra đời (phiên bản này có phần mở rộng không phải là *.PHP4 mà *.php). PHP4 nhanh hơn PHP3 rất nhiều. Ngày nay PHP đã phát triển đến PHP6. PHP bây giờ được gọi là PHP Hypertext PreProcesor. PHP chủ yếu được sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng server-side và nội dung Web động. Tên PHP là từ viết tắt của "Hypertext Preprocessor". Mô hình PHP hiện nay có thể được xem như một giải pháp thay thế tương đương với các hệ thống ASP.NET/C#/VB.NET của Microsoft, ColdFusion của Macromedia, JSP/Java của Sun Microsystems, hay CGI/Perl. PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình Web được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo cuộc điều tra của Netcraft (www.netcraft.com) đến tháng năm 2003, có khoảng 13 triệu miền (domain) đang sử dụng PHP trong tổng số khoảng 37 triệu miền được khảo sát. Và mức tăng trưởng của mức sử dụng PHP vào khoảng 5% một tháng. PHP hỗ trợ một số lượng lớn các thư viện lập trình nguồn mở, hỗ trợ truy cập FTP, cơ sở dữ liệu, xử lý các truy vấn SQL, và hỗ trợ rất nhiều hàm tương tự C. 2.1.2. Tại sao sử dụng PHP: Như chúng ta đã biết, có rất nhiều trang Web được xây dựng bởi ngôn ngữ HTML(HyperText Markup Language ). Đây chỉ là những trang Web tĩnh, nghĩa là chúng chỉ chứa đựng một nội dung cụ thể với những dòng văn bản đơn thuần, hình ảnh, và có thể được sự hỗ trợ của ngôn ngữ JavaScript, hoặc Java Apple. Tuy nhiên, Internet và Intranets đã được sử dụng cho các ứng dụng cần tới cơ sở dữ liệu. Những trang ứng dụng như vậy gọi là trang Web động, bởi vì nội dung của chúng luôn thay đổi tùy thuộc vào dữ liệu của người sử dụng. PHP là ngôn ngữ làm được những điều như vậy. Bằng cách chạy chương trình PHP trên máy chủ Web server, bạn có thể tạo ra các ứng dụng có sự tương tác với cơ sở dữ liệu để tạo ra những trang Web và đây được gọi là trang Web động. Chúng ta hãy xem cách hoạt động của trang Web được viết bằng ngôn ngữ HTML và PHP như thế nào. ** Với các trang HTML: Khi có yêu cầu tới trang Web từ phía người sử dụng (Browser). Web server thực hiện ba bước sau: + Đọc yêu cầu từ phía Browser. + Tìm trang Web trên server. + Gửi trang Web đó trở lại cho browser (nếu tìm thấy) qua mạng Internet hoặc Intranet. ** Với trang Web bằng PHP: Khác với các trang Web HTML khi một trang Web PHP được yêu cầu Webserver phân tích và thi hành các đoạn mã PHP để tạo ra trang HTML. Điều đó được thực hiện bằng bốn bước sau: + Đọc yêu cầu từ phía Browser. + Tìm trang Web trên server. + Thực hiện các đoạn mã PHP trên trang Web đó để sửa đổi nội dung của trang. + Gửi trở lại cho Web Browser (đây là trang HTML có thể hiển thị được bởi trình duyệt Internet Explorer hoặc Mozilla firefox…). Tóm lại, sự khác nhau giữa HTML và PHP là HTML không được thực hiện trên máy chủ Webserver còn các trang *.php được thực hiện trên máy chủ server do đó nó linh động và mềm dẻo hơn. 2.1.3. Những điểm mạnh của PHP PHP được sử dụng nhiều lý do đầu tiên chính là sự đơn giản của nó. Thậm chí là rất ít hoặc không có một chương trình nào có thể tạo ra một tốc độ đáng kinh ngạc trong việc phát triển bành trướng như PHP .Bởi vì nó đc thiết kế đặc biệt trong các ứng dụng Web, PHP xây dựng được rất nhiều tính năng để đáp ứng những nhu cầu chung nhất. - PHP thực hiện với tốc độ nhanh và hiệu quả: Một server bình thường có thể đáp ứng được hàng chục triệu truy cập tới trong một ngày. PHP hỗ trợ kết nối với nhiều hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau: PostgreSQL, mySQL, Oracle, dbm, filepro, Hyperwware, informix, Inter Base, Sybase,… ngoài ra còn hỗ trợ kết nối với ODBC thông qua đó có thể kết nối với các ngôn ngữ khác mà ODBC hỗ trợ. - PHP cung cấp một hệ thống thư viện phong phú: Do ngay từ ban đầu PHP được thiết kế nhằm phục vụ mục đích xây dựng và phát triển các ứng dụng trên Web, nên PHP cung cấp rất nhiều hàm sẵn giúp thực hiện các công việc rất dễ dàng: gửi, nhận mail, làm việc với các cookie, và nhiều thứ khác nữa. - PHP là ngôn ngữ rất dễ dùng, và dễ học, đơn giản hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác như: Java, Perl…. - PHP có thể được thực hiện trên nhiều hệ điều hành, chúng ta có thể viết chúng trên Unix, Lunix và các phiên bản của Windows. Và có thể mang mã PHP này chạy trên tất cả các hệ điều hành kể trên mà không cần sửa lại mã. - Đặc biệt hơn cả PHP là ngôn ngữ mã nguồn mở. 2.2. Cơ sở dữ liệu MySQL: 2.2.1. Giới thiệu MySQL MySQL là hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ hỗ trợ SQL (Structured Query Language-ngôn ngữ truy vấn cấu trúc), đa luồng, đa người dùng. MySQL là phần mềm nguồn mở theo giấy phép GNU General Public License (GPL). MySQL là một phần mềm quản trị CSDL mà nguồn mở, miễn phí nằm trong nhóm LAMP (Linux – Apache – MySQL – PHP). ** Một số đặc điểm của MySQL: - MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based ( gần tương đương với SQL Server của Microsoft ). - MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu. - MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập (user name ) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL. - Khi ta truy vẫn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng CSDL đó. Nếu không, chúng ta sẽ không làm được gì cả. 2.2.2. Ưu nhược, điểm của MySQL 2.2.2.1. Ưu điểm ** Nhanh và mạnh MySQL không có đầy đủ những cơ sở vật chất cho một Hệ Quản trị CSDL chính tông, nhưng đối với công việc thường nhật của phần đông mọi người thì nó cung cấp khá nhiều thứ. Nếu công việc chỉ là lưu trữ dữ liệu trên Web hoặc làm một trang Thương mại Điện tử cỡ vừa, thì MySQL có đủ những thứ mà ta cần. ** Cải tiến liên tục MySQL được cải thiện liên tục với một tần số không ngờ. Các nhà phát triển cập nhật nó thường xuyên, ngoài ra còn bổ sung các tính năng rất ấn tượng cho nó mọi lúc mọi nơi. Hiện tại, MySQL đã được bổ sung thêm hỗ trợ Transaction. Như vậy là MySQL đã thực thụ trở thành một Hệ Quản trị CSDL chuyên nghiệp. 2.2.2.2. Nhược điểm Mặc dù MySQL được phổ biến rất nhiều nhưng nó vẫn có những đối thủ đáng gờm đang cạnh tranh với nó. Những đối thủ của nó có thể trội hơn về một phương diện đặc thù nào đó. Trong phần trên, chúng ta đã khái quát về MySQL. Trong phần này, ta sẽ được biết về những đặc điểm của những Hệ quản trị CSDL khác mà MySQL không hỗ trợ. Với những hạn chế đó đã làm cho MySQL không được chọn để chạy trên một số các môi trường. MySQL không thích hợp để sử dụng cho những hệ thống lớn như ngân hàng hay các công ty lớn. Nhưng đối với phần đông mọi người và phần lớn các ứng dụng, MySQL là sự chọn lựa của hợp lý bởi nó rất thích hợp cho những ứng dụng Web. 2.2.3. Một số lệnh tạo cơ sở dữ liệu trong MySQL 2.2.3.1. Lệnh Create + Lệnh create Database. Trước khi tạo được một Table thì ta phải tạo được một Database. Lệnh CREATE được sử dụng như sau: mysql> create database database_name; Để biết được database sau khi tạo xong nó sẽ nằm ở trong thư mục nào trên máy tính ta tìm trong ..\mysql\data xem có database vừa tạo không. Khi đặt tên cho database, hay đặt tên cho field và index gì đó để tránh trường hợp đặt những cái tên khó nhớ hoặc dễ bị lẫn lộn. Đối với một số hệ thống Unix chẳng hạn có sự phân biệt chữ HOA/thường thì CSDL chạy trên nó cũng ảnh hưởng theo. Vì vậy ta nên đặt tên theo quy ước riêng dễ nhớ để tránh nhầm lẫn và nhất là không sử dụng khoảng trắng. * Có hai cách tạo một database: Cách thứ nhất tạo một database tên là dbict (tạo thủ công). Cú pháp tạo như sau: mysql> create database dbict ; Cách thứ hai là sử dụng lệnh trong PHP, dùng hàm mysql_create_db() hoặc mysql_query(). Trước khi tạo, phải thực hiện được kết nối với database server. $conn = mysql_connect(“localhost”,”username”, “password”) or die (“Could not connect to localhost”); mysql_create_db(“my_database”) or die (“Could not create database”); $string = “create database my_other_db”; mysql_query($string) or die(mysql_error()); + Lệnh create Table. Tiếp theo là tạo Table, ta sử dụng lệnh Create Table như sau: create table table_name ( column_1 column_type column_attributes, column_2 column_type column_attributes, primary key (column_name), index index_name(column_name) ) Đối với thuộc tính các field (cột) chúng ta cần bàn về: - null hoặc not null - default Nếu không định nghĩa NULL hay NOT NULL thì NULL sẽ được chọn làm giá trị mặc định. 2.2.3.2. Lệnh insert, update, delete trong MySQL + Lệnh Insert. Thêm tin tức mới vào bảng tbltintuc: $SQL=”INSERT INTO tbldmtintuc (Id, Tentintuc) VALUES (3, ‘Tin the gioi’)” + Lệnh Update. $sql=”UPDATE tbldmtintuc SET Tentintuc= ‘Tin quoc te’ WHERE Id=3” + Lệnh xóa. $sql= “DELETE FROM tbdmtintuc WHERE Id=3” TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích thiết kế hệ thống của Đặng Minh Ất, ĐH KTQD. Giáo trình PHP và MySQL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22522.doc
Tài liệu liên quan