Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi, liền kề với tam giác phát triển kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh lại có nền văn hiến lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử có giá trị và nhiều làng nghề truyền thống. Đó là những thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Phát triển công nghiệp Hà Tây theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa nhằm sớm đưa Hà Tây trở thành một tỉnh có nền công nghiệp vững mạnh, có đời sống kinh tế - xã hội phát triển cao là một quá trình cách mạng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn của quá trình phát triển, nhằm đẩy nhanh, rút ngắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
79 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n năm 2003 đã tăng lên 1116 làng có nghề với 160 làng nghề được tỉnh công nhận và trên 75.000 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Có 29 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Dệt lụa, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài với trị giá gần 2000 tỷ đồng vào năm 2001 và đã tăng lên trên 3000 tỷ đồng năm 2003. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Hà Tây được tổ chức JICA của Nhật Bản đành giá là dẫn đầu trong toàn quốc.
Sản xuất kinh doanh khối địa phương ngày càng có hiệu quả điển hình như các huyện: Quốc Oai, Hà Đông, Phúc Thọ, Đan Phượng.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng và kinh tế – xã hội của tính nói chung công nghiệp đã và đang có những tác động đối với công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện nông thôn từng bước được chuyển giao cho ngành điện lực quản lý.
Phát triển cơ khí nông nghiệp nông thôn ở nhiều huyện – tiểu thủ công nghiệp ngày một tăng (gấp 2 đến 3 lần thu nhập của lao động sản xuất nông nghiệp).
b. Những tồn tại
- Công tác thực hiện quy hoạch phát triển CN-TTCN còn gặp nhiều khó khăn, công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn lúng túng, có nơi làm chưa tốt làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
- Việc quy hoạch chi tiết và tiếp nhận các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN không đều ở các địa phương. Chưa có mặt hàng chủ lực với số lượng lớn, chất lượng cao để xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách; chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến nông sản thực phẩm, tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp còn thấp, nhất là ở một số khâu gieo cấy, thu hoạch, bảo quản nông sản và chăn nuôi.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách, các giải pháp mô hình, kinh nghiệm mới về phát triển công nghiệp – TTCN chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Đến nay, một số huyện còn chưa thành lập ban chỉ đạo phát triển công nghiệp và 8 huyện chưa lập xong quy hoạch chi tiết lưới điện huyện.
- Số doanh nghiệp tăng nhanh nhưng quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản và sản xuất thử, năng lực tiếp thu thông tin, nắm bắt thị trường, chuẩn bị hội nhập quốc tế và liên kết với nhau còn hạn chế.
- Chưa có nhiều các doanh nghiệp lớn từ các Tổng Công ty của trung ương vào đầu tư; chưa có sự hợp tác cụ thể về sản xuất với Hà Nội và các tỉnh bạn.
- Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, nhất là mạng lưới giao thông, điện lực và thông tin liên lạc.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có giải pháp khắc phục triệt để, nhất là các làng nghề chế biến nông sản, in, nhuộm, cơ khí
c. Nguyên nhân của những tồn tại
- Còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế; trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư chưa hấp dẫn và đồng bộ cụ thể, nhất là vào những vùng xa và thuần nông.
- Việc xây dựng cụm, điểm công nghiệp, còn lúng túng, chưa có quy định từ Trung ương, (đến cuối năm 2003 UBND tỉnh đã có quy định tạm
thời về quản lý và xây dựng cụm, điểm CN - TTCN); chưa có biện pháp hiệu quả để xây dựng cơ sở hậ tầng trong cụm, điểm công nghiệp – TTCN trước khi cho doanh nghiệp vào đầu tư.
- Mối liên kết sản xuất, đầu tư giữa công nghiệp Trung ương và địa phương còn hạn chế. Việc triển khai ứng dụng mô hình mới và công nghệ kỹ thuật mới còn chậm, chưa chú trọng việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
III. Phương hướng và giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp 2 năm 2004 - 2005
1. Dự báo tình hình hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây 2 năm 2004 - 2005
Năm 2004 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2004, dự báo có những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi: Các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội trình độ sản xuất của các ngành được tăng thêm, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Các ngành, các địa phương, các vùng đã từng bước phát huy được thế mạnh, bảo đảm được chất lượng tăng trưởng phù hợp với cơ chế thị trường.
Hà Tây được đưa vào vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương cũng như sự hợp tác của các địa phương trong cả nước. Một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội được ban hành thời gian qua đã bước đầu phát huy tác dụng, tạo động lực cho huy động và khai thác các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá đã và đang được mở rộng.
Thủ tục hành chính tiếp tục được đổi mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên, có tác động tích cực cho việc chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch năm 2004.
- Khó khăn: Cơ cấu sản xuất của từng ngành, từng địa phương chuyển dịch chưa đáp ứng được nhu cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn thấp, chi phí sản xuất còn cao, sức ép cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt.
Trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nâng cấp một phần nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tình hình thời tiết diễn biến thất thường chưa lường hết được. Thu ngân sách vẫn chưa đủ chi.
Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn nhất là khu vực nông thôn và miền núi. Việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng, trật tự an ninh ở một số địa phương còn phức tạp.
Tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa lường hết được những khó khăn sẽ ảnh hưởng tới thu hút vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và khách du lịch nước ngoài vào tỉnh.
Nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn trên, nhân dân trong tỉnh phát huy đại đoàn kết toàn dân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển kinh tế toàn diện, đồng thời nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2004. Xuất phát từ yêu cầu trên, tỉnh lấy năm 2004 là năm “Phát triển công nghiệp”.
Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.020 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,94% trong GDP của tỉnh, đã đạt chỉ tiêu 35% đến năm 2005 theo nghị quyết Đại hội IX cuả tỉnh. Công nghiệp tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2 năm 2004 và 2005 từ 19% trở lên (Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 kế hoạch là 7.165 tỷ đồng, năm 2005 là: 8,526 tỷ đồng). Phấn đấu đến năm 2005 có trên 80% số làng trong tỉnh có nghề, trong đó trên 250 làng đạt tiêu chí CN - TTCN. Đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh lên 36,3% năm 2004 và trên 40% vào năm 2010, nhằm sớm cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Từ phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp Hà Tây cũng như từ thực tế phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2003 ta có thể nhận thấy phát triển công nghiệp 2 năm 2004 - 2005 không những hoàn thành kế hoạch mà còn có thể vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2. Một số giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây 2 năm 2004 - 2005:
- Đẩy mạnh công tác rà soát và tổ chức thực hiện các quy hoạch, các cơ chế khuyến khích đầu tư và quản lý doanh nghiệp công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh.
- Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, quan tâm hỗ trợ, củng cố phát triển các doanh nghiệp hiện có, đồng thời tiến hành sắp xếp lại và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, công nhân kỹ thuật. Tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và đang có thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa thị trường trong nước, nhất là khu vực người tiêu dùng có thu nhập thấp; tiếp tục triển khai các giải pháp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo cạnh tranh khi hội nhập.
- Phối hợp với Bộ công nghiệp, Bộ NN & PTNT tham gia chương trình chế biến nông sản, phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, ghép nối cung cấp thông tin tư vấn chuyển giao công nghệ qua tổ chức tư vấn và khuyến công để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu.
- Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, Ngành TW và các tỉnh bạn nhất là với thành phố Hà Nội, đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài tỉnh để tranh thủ sự đầu tư hiệu quả.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chương trình của Tỉnh uỷ theo Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) về củng cố phát triển doanh nghiệp, kinh tế HTX, kinh tế tư nhân, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình mới theo hướng chuyển nông dân thành công nhân nông nghiệp có cổ phần trong doanh nghiệp công - nông thương nghiệp. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng hai chiều thu mua sản phẩm của nông dân.
- Tích cực mở rộng quan hệ để thu hút đầu tư nước ngoài và liên kết với các Tổng Công ty của Trung ương để xây dựng các cụm, điểm công nghiệp chuyên ngành, nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp chủ yếu của tỉnh một cách vững chắc, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ việc phát triển ngành nghề ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo, nhân cấy nghề. Thiết lập quan hệ hợp tác giữa các Trường Đào tạo thuộc Bộ Công nghiệp với cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật trong tỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo với cơ cấu ngành nghề hợp lý nhằm cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp địa phương. Cùng Tổng Công ty Điện tử, Tin học Bộ Công nghiệp nghiên cứu xây dựng đề án liên kết với Trường Dạy nghề Công nghiệp đào tạo kỹ sư thực hành, chuyển giao thiết kế điện tử tin học, tạo điều kiện để Trường Việt - Hung đầu tư xây dựng trường đào tạo bên cạnh cụm, khu công nghiệp cạnh đường Láng - Hoà Lạc.
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ thông tin công nghiệp, xây dựng Website thương mại tổng hợp giới thiệu, bán hàng sản phẩm CN - TTCN của tỉnh.
- Hoàn thành quy hoạch lưới điện chi tiết ở các địa phương trong năm 2004; hoàn thành quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng cho các ngành nghề nông thôn theo tinh thần Quyết định 132 của Chính phủ vào trước năm 2015.
- Khuyến khích hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý mới. Tổng kết và nhân rộng mô hình, giải pháp công nghệ và sáng kiến, kinh nghiệm của các cơ quan nghiên cứu và nhân dân.
- Củng cố tổ chức, tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật, đẩy mạnh công tác truyền, nhân cấy nghề, nghiên cứu đề nghị Bộ Nội vụ giải quyết về tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ công nghiệp - TTCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành nhất là ở Thị xã Hà Đông, Sơn Tây và những huyện có tỷ trọng công nghiệp - TTCN chiếm trên 40% trong cơ cấu kinh tế.
- Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp được đi học theo các hình thức thích hợp để đáp ứng yêu cầu về quản lý doanh nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức huấn luyện, phổ biến chính sách, pháp luật, kinh nghiệm, công nghệ mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ gia đình thành lập các hiệp hội ngành nghề.
- Thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp tục thành lập các hiệp hội ngành nghề các cấp để giúp nhau phát triển CN - TTCN và xuất khẩu.
- Tiếp tục phát huy tính tổng hợp, chuyên ngành, cụ thể, hiệu quả của Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp - TTCN của tỉnh; các huyện, thị tiếp tục thành lập các Ban chỉ đạo phát triển CN - TTCN qua đó thu thập được các sáng kiến, kinh nghiệm từ nhiều nguồn để tham mưu, chỉ đạo ngày càng có hiệu quả, hiệu lực.
- Hàng quý, Tỉnh tổ chức hội thi giao ban chuyên về phát triển công nghiệp - TTCN tạo điều kiện để ngành công nghiệp Hà Tây phấn đấu hoàn thành tốt chương trình kinh tế hàng quý cơ sở năm phát triển công nghiệp mà HĐND tỉnh đã đề ra.
Chương III
Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp
trên địa bàn tỉnh hà tây giai đoạn
2006 - 2010
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
1. Quan điểm chỉ đạo
Kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây 5 năm 2006 - 2010 là kế hoạch bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây 5 năm 2006 - 2010, là một chặng đường với nhiều vận hội và thử thách mới trong quá trình hội nhập.
Để góp phần đưa Hà Tây thành một tỉnh có nền công nghiệp - nông nghiệp giàu mạnh, trong đó công nghiệp trở thành lực lượng tiên phong và nòng cốt của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà. Từ nay đến 2010 công nghiệp Hà Tây sẽ phát triển theo những quan điểm, định hướng sau:
- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dựa vào nguồn lực của Hà Tây bao gồm tài nguyên (nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản), lao động và hạ tầng cơ sở mà tỉnh Hà Tây có nhiều thế mạnh, gắn với vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp nông thôn và đẩy mạnh hiện đại hoá từ khâu phát triển vùng nguyên liệu, khai thác và chế biến hợp lý có hiệu quả các vùng nguyên liệu. Các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải được đầu tư tiên tiến để có sức cạnh tranh cao.
+ Cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, sơ chế nguyên liệu cho công nghiệp Trung ương. Các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải đầu tư công nghệ tiên tiến để có sức cạnh tranh cao.
+ Kết hợp cả hai công nghệ sơ chế và tinh chế nguyên liệu, dần dần nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới tinh chế. Việc sơ chế tiến hành tại vùng có nhiều nguyên liệu sẽ giảm được nhiều chi phí vận chuyển.
Mục đích của công nghiệp là phục vụ và chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, tạo được nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Công nghiệp phải hướng về xuất khẩu trước hết là xuất tại chỗ cho các tỉnh bạn và xuất khẩu ra nước ngoài, kết hợp thay thế nhập khẩu đối với sản phẩm có nhu cầu nhập khẩu lớn và thị trường nội địa có nhu cầu tiêu dùng lâu dài, đồng thời gắn với kinh tế khu tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và đồng bằng Sông Hồng.
- Công nghiệp địa phương phải gắn với công nghiệp Trung ương, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
- Phát triển công nghiệp theo hướng xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp.
+ Quốc doanh tập trung vào mặt hàng có sản lượng lớn đòi hỏi vốn đầu tư nhiều; kỹ thuật cao, sử dụng nhiều nguyên liệu vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
+ Kinh tế tập thể và tư nhân thực hiện các đề án vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu cho thị trường tại chỗ hoặc làm vệ tinh cho các xí nghiệp quốc doanh. Khuyến khích tư nhân làm hàng xuất khẩu.
+ Kinh tế tư nhân và hộ gia đình sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu cần tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong tỉnh, cung cấp cho các tỉnh bạn và xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến và công nghệ hiện đại phù hợp với thực tế ở Việt Nam và tỉnh Hà Tây, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, nhưng sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, giá thành phù hợp, cạnh tranh được thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp phải gắn với an ninh quốc phòng, sản xuất các sản phẩm phục vụ thời bình và thời chiến.
- Tận dụng tối đa các cơ sở hiện có. Các cơ sở này phần lớn được xây dựng từ thời bao cấp, đất đai nhà xưởng còn rất rộng, chỉ cần đầu tư chiều sâu, trang bị thêm dây chuyền mới và công nghệ thiết bị tiên tiến hoặc hiện đại sẽ nâng cao được sản lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Hạn chế thấp nhất việc xây dựng cơ sở mới.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
Quán triệt đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX về phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 được xây dựng trên những căn cứ sau:
a. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2001 - 2005
Giai đoạn 2001 - 2005 ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, tăng nhanh về số lượng và quy mô. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp lại không đều ở các địa phương, sự đầu tư hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, nền kinh tế nói chung, sản xuất kinh doanh công nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và gặp nhiều thử thách trong tương lai. Do đó, trước khi xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 ta cần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây 5 năm 2001 - 2005.
b. Quan điểm xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải trở thành ngành kinh tế chủ lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tiến hành xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, huyện và các điểm công nghiệp của xã hội và thị trấn.
- Phát triển sản xuất với quy mô hợp tác và có hiệu quả. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, vật liệu xây dựng, các ngành nghề truyền thống, công nghiệp cơ khí, hàng tiêu dùng, dệt may, da giầy phát triển sản xuất gắn với bảo đảm môi trường và kết hợp với an ninh quốc phòng.
- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng phải sử dụng công nghệ theo hướng hiện đại, củng cố các làng nghề truyền thống. Xây dựng thêm làng nghề mới. Đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển sản xuất.
- Khuyến khích đầu tư 100% vốn nước ngoài đối với các dự án mà Luật pháp không yêu cầu phải liên doanh.
- Tập trung triển khai một số doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh, nhanh chóng đưa các khu, cụm, điểm công nghiệp vào hoạt động đảm bảo phát triển có quy hoạch bền vững tránh tự phát.
c. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Hà Tây
5 năm 2001 - 2005, Hà Tây đã đạt được một số thành tựu trên các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,1%/năm (ước thực hiện), giá trị sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 17,65% (ước thực hiện), năm 2003 là năm đầu tiên tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP vượt lên tỷ trọng nông nghiệp.
Tuy nhiên, Hà Tây vẫn là một địa phương nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với hơn 70% dân số là nông dân, lao động thiếu việc còn nhiều.. Kế hoạch kinh tế - xã hội Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu chủ yếu sau:
- Độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13%/năm trở lên.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 14%/năm.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 14%/năm.
- Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ: 40 - 20 - 40
Để thực hiện mục tiêu trên, kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 phải xây dựng cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010.
d. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010 xây dựng từ năm 1998, đã được Bộ duyệt kế hoạch và đầu tư thông qua, UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, do tình hình mới có nhiều thay đổi, bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta, gây khó khăn cho việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển của cả nước nói chung và Hà Tây nói riêng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây, Sở Công nghiệp Hà Tây, phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tiến hành rà soát, bổ sung bản quy hoạch 1998 cho phù hợp với tình hình chung. Nên khi xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 cũng cần phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây đến năm 2010.
e. Kế hoạch phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn 2006 - 2010
Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Hà Tây là một bộ phận của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp của đất nước. Nên để thực hiện mục tiêu chung phát triển công nghiệp cả nước, kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010 phải được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển công nghiệp cả nước giai đoạn 2006 - 2010.
Ngoài ra, kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Tây còn phải căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng
II. nội dung kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010
1. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu ngành tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
Tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảm bảo cơ cấu có tỷ trọng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ là 35 - 35 - 30 vào năm 2005 sang 20 - 40 - 40 vào năm 2010.
Bảng 18
Tổng sản phẩm trong tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
Giá năm: 1994
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tăng bq (%)
Tổng
8464,1
9733,8
11291,2
12759,0
14672,9
13
Nông nghiệp
2369,9
2530,8
2709,9
2806,9
3228,0
5
Công nghiệp
3047,05
3601,5
4290,6
4976,0
5869,2
14
Dịch vụ
3047,05
3601,5
4290,6
4976,0
5869,2
14
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Bảng 19
Cơ cấu kinh tế Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
28
26
24
22
20
Công nghiệp
36
37
38
39
40
Dịch vụ
36
37
38
39
40
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Phát triển công nghiệp ổn định, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17443 tỷ vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 14%/năm. Trong đó:
Công nghiệp trung ương tăng 19%/năm.
Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 10%/năm.
Ngoài quốc doanh tăng 16%/năm.
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14%/năm.
Bảng 20
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006–2010
Giá năm: 1994
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
QDTW
4,8
5,2
5,4
3,6
5,3
QDĐP
7
4,8
26,5
2,4
7,2
NQD
18,2
16,1
17,1
16,0
12,9
ĐTNN
17,4
15,7
11,6
10,5
27,3
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Bảng 21
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Tây
Giá năm: 1994
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
9975,4
11371,9
13077,6
14908,6
17443,1
QDTW
648,4
682,3
719,3
745,4
784,9
QDĐP
598,5
568,9
719,3
894,5
959,4
NQD
5386,7
6254,6
7233,5
8497,9
9593,7
ĐTNN
3341,7
3866,5
4315,7
4770,7
6105,1
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Tăng cường các biện pháp quản lý kỹ thuật công nghệ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để khai thác tối đa công suất các cơ sở hiện có. Khuyến khích nhiều hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn vốn để đầu tư tập trung vào các lĩnh vực:
Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống.
Vật liệu xây dựng và phân bón, hoá chất.
Cơ kim khí điện phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp và tiêu dùng.
Dệt may và da giầy.
Các ngành nghề thủ công truyền thống.
2. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
Nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đến năm 2010 chiếm 99%. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến cao là do nhu cầu về nguyên vật liệu, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất và nhu cầu vật phẩm tiêu dùng ngày càng cao. Ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất điện nước có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, do yêu cầu đáp ứng sản phẩm và lợi thế so sánh tương đối thấp so với toàn ngành trên toàn quốc.
Bảng 22
Tỷ trọng về giá trị mỗi ngành trong sản xuất công nghiệp
Giá năm: 1994
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
100
100
100
100
100
CN khai thác
1,26
1,23
1,2
1,18
0,75
CN chế biến
98,50
98,53
98,55
98,58
99
CN PP & SX điện nước
0,24
0,24
0,25
0,24
0,25
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Bảng 23
Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất công nghiệp
Giá năm: 1994
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
13
15
14
17
18
CN khai thác
15
13
12,8
18,3
17,9
CN chế biến
19
19,5
18
17,6
18,7
CN PP & SX điện nước
4
4,6
4
5
4,5
(Nguồn: Sở KH - ĐT Hà Tây)
Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình quân 14,3%/năm đến năm 2010 đạt 80 triệu USD.
Tăng nguồn thu ngân sách từ công nghiệp, nâng dần tỷ trọng nguồn thu từ công nghiệp chiếm 68% thu ngân sách của tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu hợp lý:
Mỗi năm thu hút tăng thêm đến 1,5 vạn lao động xã hội và sản xuất công nghiệp (tăng khoảng 10%/năm), nâng tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng số lao động xã hội đến năm 2010 đạt 25%.
Từng bước nâng cao chất lượng, trẻ hoá đội ngũ lao động trong công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 có80% lao động công nghiệp được đào tạo, trong đó khoảng15 % lao động đạt chất lượng cao.
3. Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
a. Ngành sản phẩm chế biến từ nông lâm sản thực phẩm, đồ uống
Nhiệm vụ đến năm 2010: phải cơ bản chế biến số lượng nông sản thực phẩm trong tỉnh tại chỗ và tận dụng một số nguồn từ các tỉnh Tây Bắc về. Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình doanh nghiệp liên kết công - nông - thương nghiệp mới. Củng cố các doanh nghiệp hiện có và liên doanh với doanh nghiệp của Trung ương và nước ngoài để giải quyết cơ bản về tiêu thụ sản phẩm gắn công nghiệp chế biến với quy hoạch vùng nguyên liệu.
Với sản phẩm ngành trồng trọt
- Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao để xây dựng mô hình liên hiệp công - nông - thương với công suất từ 200 - 205 ngàn tấn gạo một năm cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc.
- Liên kết với các Công ty của Trung ương để xây dựng các dây chuyền chế biến đậu nành ở các vùng nguyên liệu Phú Xuyên, Chương Mỹ, Phúc Thọ.
- Nhân rộng mô hình chế biến rau quả tổng hợp ở huyện Đan Phượng, huyện Ba Vì. Đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến măng, bảo quản rau, hoa tươi để dễ xuất khẩu.
- Củng cố các cơ sở hiện có và đầu tư chiều sâu, các cơ sở chế biến thực phẩm của Trung ương và địa phương. Phối hợp, liên kết với các hộ gia đình, với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các làng nghề để sản xuất đường nha, đường glucô, tinh bột từng bước đáp ứng nhu cầu củ, quả, rau.
Sản xuất đồ uống
- Tạo điều kiện để sớm hoàn thành xây dựng nhà máy bia Tiger Hà Tây. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm ở trên 50 cơ sở hiện có, để đưa công suất 130 triệu lít vào năm 2010, nâng tổng thu ngân sách hàng năm trên 250 tỷ đồng.
- Hoàn chỉnh và xây dựng mới các dây chuyền nước khoáng hiện có, tiếp tục thăm dò, sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết tại các địa phương có nguồn.
Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi và thức ăn gia súc
- Phát triển các cơ sở chế biến sữa để tiêu thụ sữa tươi ở huyện Ba Vì và các huyện vùng đồi gò và vùng ven sông.
- Xây dựng liên hiệp nông - công - thương nhằm chế biến thịt gia súc, gia cầm tại Vác (Thanh Oai) và Đan Phượng để xuất khẩu
- Tiếp tục chỉ đạo các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc cùng các cơ sở nhỏ lẻ ở các huyện, thị để tiêu thụ các sản phẩm nông, ngư nghiệp, ngô, cá, đậu đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn trong tỉnh và xuất khẩu.
b. Ngành sản phẩm vật liệu xây dựng và phân bón
Mục tiêu đến năm 2010, hoàn thành và dưa vào sử dụng các công trình đã được bố trí trong quy hoạch khai thác đá, cát sỏi, vật liệu xây dựng đã được phê duyệt, nhằm khai thác tối đa tiềm năng phục vụ nhu cầu xây dựng của tỉnh và Hà Nội.
Vật liệu xây dựng
- Xi măng: Đề nghị Chính phủ cho xây dựng Nhà máy xi măng Mỹ Đức(công suất 2 triệu tấn/năm do tổng công ty của Bộ xây dựng đầu tư) vào sản xuất làm năm 2006. Nâng công suất của Nhà máy xi măng Tiên Sơn và Sài Sơn lên 12 vạn tấn/năm trong năm tới.
- Đá xây dựng: củng cố sắp xếp các nhà máy hiện có và tiếp tục liên kết với các Tổng Công ty trung ương xây dựng một số nhà máy mới để đảm bảo nhu cầu 1triệu m3/năm.
- Sản xuất gạch ngói: đầu tư chiều sâu, giải quyết vùng nguyên liệu để duy trì sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp gạch Tuylen công suất 15 – 20 triệu viên/năm. Tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy gạch Tuy Len tại các huyện để cơ bản thay thế gạch thủ công, đáp ứng yêu cầu 1.3 tỷ viên/năm vào năm 2010.
- Cát xây dựng: tổ chức quản lý tốt hoạt động khai thác cát của lực lượng ngoài quốc doanh theo quy định của Pháp luật, đảm bảo an toàn đê điều, giao thông và môi trường.
- Duy trì và phát triển năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất bê tông hiện có. Nghiên cứu đầu tư một số dây chuyền sản xuất mới: Composit, sợi Basal tổng hợp
Về sản phẩm phân bón
Khuyến khích tận dụng nguồn than bùn để sản xuất phân hữu cơ sinh học (kết hợp mô hình hầm Bioga để giải quyết và môi trường) tại các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây và Ba Vì.
c. Ngành sản phẩm cơ khí điện phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng
- Phối hợp với Tổng Công ty của Bộ Công nghiệp để khôi phục, củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất, làng nghề, cơ khí điện nhỏ để tạo thành mạng lưới phủ khắp tỉnh phục vụ việc sửa chữa các công cụ, các máy canh tác và sơ chế nông sản thực phẩm. Đồng thời đáp ứng các loại hàng kim khí phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất cơ khí lớn cần đầu tư chiều sâu để chế tạo các loại máy động lực phục vụ nông nghiệp, máy chế biến, bảo quản sau thu hoạch, máy phục vụ giao thông ở nông thôn, thiết bị xử lý môi trường cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình trong các làng nghề, đồng thời phát triển ngành cơ khí tiêu dùng.
- Phối hợp với Bộ khoa học Công nghệ môi trường tạo điều kiện để xây dựng nhanh khu công nghệ cao Hoà Lạc để sản phẩm điện tử tin học trở thành chiến lược trong tương lai.
d. Ngành sản phẩm dệt may - da giầy
Tiếp tục mở rộng hình thức đưa xưởng vệ tinh, tổ hợp tác sản xuất từ các doanh nghiệp và làng nghề hiện có về địa phương. Thu hút đầu tư, xây dựng các cơ sở dệt may, da giầy vào các cụm, điểm công nghiệp. Phối hợp với các Tổng Công ty của trung ương thành lập một số cụm công nghiệp dệt may, da giầy ở các huyện.
e. Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống
Hoàn thành quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Phấn đấu đến 2010 có 90% số làng có nghề, với khoảng 300 làng nghề tạo điều kiện thu hút lao động chưa có việc làm ở nông thôn vào sản xuất kinh doanh. Phát triển ngành nghề kết hợp chặt chẽ với du lịch và văn hoá ở nông thôn. Sử dụng tốt quỹ khuyến công của tỉnh và các địa phương.
III. GiảI pháp thực hiện kế hoach phát triển công nghiệp hà Tây giai đoạn 2006 – 2010
Khắc phục những tồn tại và tiến tới phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có hướng đi đúng đắn. Vấn đề đặt ra là phải làm gì và cần có điều kiện nào để thực hiện mục tiêu đó. Để thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 cần phải có nhiều giải pháp khác nhau. Những giải pháp này chính là chìa khoá cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm tới. Trong điều kiện có hạn em xin đi sâu vào các giải pháp chủ yếu sau:
Tạo vốn cho phát triển công nghiệp.
Giải pháp thị trường.
Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nông thôn và làng nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin công nghiệp.
1. Tạo vốn cho phát triển công nghiệp:
Cần quán triệt chủ trương vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng. Phải trên cơ sở tích luỹ và huy động tối đa mọi nguồn vốn nội tỉnh, vốn trong nước để phát triển,đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ trung ương nhất là vốn đầu tư nước ngoài với những hinhf thức thích hợp
Đa dạng hoá các hình thức tín dụng để đầu tư có hiệu quả. Tham gia hội thảo, hội chợ, học tập kinh nghiệm, và tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành trung ương để gọi vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở môi trường đầu tư thuận lợi, các nguồn vốn có thể được huy động như sau:
Sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương cho vay với lãi suất ưu đãi và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp.
Dùng một phần vốn ngân sách để đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cáp đổi mới công nghệ các xí nghiệp hiện có.
Tiến hành cổ phần hoá một số xí nghiệp nhằm huy động vốn trong dân
Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh bổ vốn đầu tư phát triển công nghiệp, vốn 100% của tư nhân hoặc liên doanh với tỉnh Hà Tây
Sử dụng một phần quy đất để góp vốn liên doanh
Phát hành tín phiếu trung hạn và dài hạn với lãi suất hợp lý để huy động vốn nhàn rỗi trong dân
Bán cổ phiéu xây dựng xí nghiệp
Kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số công trình trọng điểm
Huy động vốn trong dân bằng hình thức ứng trước phân bón, vật tư nông nghiệp hoặc đầu tư vốn cho vùng nguyên liệu sau đó nông dân trả bằng sản phẩm
Từ nay đến năm 2010 tiếp tục ưu tiên dành vốn cho đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá cơ sở công nghiệp hiện có. Hiện đại hoá trước một bước các công đoạn sản xuất quan trọng có tác dụng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Giải pháp thị trường :
Thị trường chính là nơi quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhân thức được vấn đề này các doanh nghiệp sẽ có bước đi đúng đắn và gắn sản xuất kinh doanh với thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường là vấn đề khó khăn và nan giải đối với sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Muốn phát triển công nghiệp vấn đề đầu tiên dặt ra cho các doanh nghiệp là xác định và tìm kiếm thị trường tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để gắn sản xuất với thị trường, Sở thương mại phối hợp với các sở ban ngành chức năng và đại diện các doanh nghiệp phải cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc về thị trường. Phương châm của chính sách thị trường là mềm dẻo, đa dạng và đa phương. Cần quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thế mạnh vốn có của tỉnh, đồng thời coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường tại chỗ trong tỉnh với hơn 2 triệu dân và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Khai thác thị trường Bắc bộ, vươn ra cả nước, hướng tới thị trường ASEAN và thế giới. Phát triển thị trường ở đây phải căn cứ vào nhiều yếu tố: Thu nhập, nhu cầu đối với sản phẩm công nghiệp ( hiện tại và tương lai ), chát lượng cũng như giá cả các sản phẩm công nghiệpĐây là các yếu tố buộc doanh nghiệp phải quan tâm khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường
a. Thị trường nội tỉnh
GDP bình quân đầu người ở Hà Tây năm 2003 đạt xấp xỉ 300 USD đến năm 2010 ước đạt 700 USD sức mua của dân cư trong tỉnh năm 2010 sẽ tăng hơn 2 lần so với năm 2003, khi đó tiêu dùng sẽ chú trọng đến chất lượng.
Lượng khách du lịch trong và ngoài nước cũng như khách Hà Nội đi nghỉ cuối tuần đến Hà Tây ngày càng tăng do vậy các sản phẩm nông nghiệp sẽ tiêu thụ ngày càng nhiều.
b. Thị trường ngoài tỉnh
Hà Nội là thị trường lớn có nhu cầu rất nhiều về nông sản chất lượng cao, về vậy liệu xây dựng,hàng thủ công mỹ nghệ và lao động
Nhu cầu tiêu dùng hoa quả của Hà Nội Năm 2003 khoảng 160.000 tấn, Hà Tây có thể chiếm lĩnh thị trường 60.000 tấn
Thủ đô Hà Nội vẫn tiếp tục xây dựng nhiều trong các năm tới. Nếu Hà Tây đáp ứng được 20% nhu cầu vật liệu khai thác ( đá, cát, sỏi ), vật liệu nung ( gạch, ngói ) thì ngành vật liệu xây dựng phải tăng sản lượng lên nhiều lần
Nhu cầu về các sản phẩm chế biến nông sản thông dụng ( bún,bánh, miến dong,đậu ) ngày càng nhiều.
c. Thị trường nước ngoài
- Các sản phẩm nông nghiệp hoa quả sạch như chuối, xoài, bưởi, nhãn, táo có thể xuất sang nhiều nước
Các mặt hàng khô như chè, lạc, đậu tương, đậu xanh xuất sang các nớc Đông Âu và khu vực ASEAN
Thịt lợn nhất là thịt lợn sữa xuất sang Nhật Bản, Hông Kông
Hàng may mặc, tơ lụa xuất sang các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông
Hàng mây tre đan, thảm len, thảm đay xuất sang các nước Đông Âu
Hàng thêu ren xuất sang Nga, các nước Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc
Đồ mỹ nghệ xuất sang các nước Đông Âu và ASEAN
Da muối xuất sang Trung Quốc
Thị trường nước ngoài rất rộng lớn, nêú Hà Tây sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nhất định sẽ tiêu thụ hết sản phẩm
3. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nông thôn và làng nghề:
Đẩy mạnh xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề và hoàn thiện các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư.
Trước hết ta cần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Khẩn trương rà soát, bổ sung quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Chính sách đầu tư rõ ràng, xây dựng quy trình tiếp nhận dự án đầu tư, từng bước thực hiện cơ chế mở cửa nhằm cải cách thủ tục hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục giải quyết cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư vào các xã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vùng thuần nông, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo môi trường.
Thống nhất phân cấp quản lý, quy hoạch khu công nghiệp do Trung ương duyệt tỉnh thành lập Ban quản lý. Cụm công nghiệp do tỉnh duyệt, huyện, thị xã thành lập Ban quản lý, điểm tiểu thủ công nghiệp do huyện, thị xã duyệt. Các huyện, thị xã phải chăm lo chuẩn bị tốt mặt bằng ở những nơi đã được quy hoạch.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân và các doanh nghiệp thông suốt chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ, đúng chính sách. Trước mắt cần tập trung tháo gỡ khó khăn, sớm đưa ra các dự án vào cụm công nghiệp đã được duyệt ở ven đường Láng - Hoà Lạc.
Các Ban quản lý cụm công nghiệp được sử dụng vốn của các doanh nghiệp và vay một phần quỹ hỗ trợ của tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng chung.
4. Đào tạo nguồn nhân lực:
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân cấy nghề
- Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp được đi học theo các hình thức thích hợp để đáp ứng yêu cầu về quản lý công nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức huấn luyện, phổ biến chính sách, pháp luật, kinh nghiệm, công nghệ mới cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ gia đình thành lập các hiệp, hội ngành nghề.
- Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, đa dạng hoá các hình thức dạy và học và các loại hình đào tạo. Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại công nhân có trình độ tay nghề cao trong các trường tập trung phù hợp công nghệ mới, tạo cho người lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm ở các khu công nghệ cao, các khu, cụm, điểm công nghiệp tại tỉnh.
- Tiếp tục dành kinh phí khuyến công để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đào tạo, truyền nghề, nhân cấy nghề, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn.
5. Phát triển cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ thông tin công nghiệp:
Coi trọng và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ, thông tin, công nghiệp
- Hoàn thành quy hoạch và dưa vào sử dụng lưới điện ở các địa phương, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực I phát triển lưới điện của các huyện, thị xã theo kịp với tốc độ phát triển công nghiệp của các địa phương.
- Chỉ đạo tốt việc giải phóng mặt bằng và hoàn thành đúng tiến độ các công trình giao thông của Trung ương, sớm hoàn thành việc quy hoạch giao thông của tỉnh.
- Hoàn thành quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng cho các ngành nghề nông thôn theo tinh thần Quyết định 132/2003 của Chính phủ. Cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn trước 2010.
- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý mới. Tổng kết và nhân rộng các mô hình, giải pháp công nghệ và sáng kiến, kinh nghiệm của các cơ quan nghiên cứu và nhân dân.
6. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường
Thực hiện nghiêm luật khoáng sản, luật môi trường trong đầu tư và sản xuất công nghiệp, đảm bảo quản lý Nhà nước thống nhất chặt chẽ về tài nguyên khoáng sản và môi trường, tránh hậu quả cho tương lai.
7. Một số kiến nghị
Để thực hiện tốt các giải pháp trên UBND tỉnh và các Ban ngành có liên quan cần xem xét các vấn đề sau:
1. Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao cho Sở Công nghiệp chủ trì các Sở, Ban, Ngành khác của Tỉnh triển khai thực hiện cụ thể trước mắt cần tập trung lập một số dự án để thực hiện ngay từ năm 2006 trở đi:
- Dự án phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tình Hà Tây.
- Dự án xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ công nghiệp phát triển.
- Dự án khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển công nghiệp nông thôn.
- Dự án xây dựng các cụm, điểm công nghiệp.
2. Cần sớm có những quy định cụ thể về trách nhiệm các thành viên có liên quan, các địa phương trong tỉnh (nhất là Sở công nghiệp) trong việc tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong nhiệm vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Nhanh chóng kiện toàn và tăng cường bộ máy quản lý công nghiệp, từ tỉnh đến các huyện, thị xã. Nhằm quản lý tốt trên địa bàn, đảm bảo mối liên kết, hỗ trợ cùng phát triển giữa các khu vực công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với công nghiệp cùng với việc thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, đẩy mạnh việc đổi mới công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tập trung làm tốt công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Xác định cổ phần hoá là bước đi cơ bản, lâu dài để tạo vốn và huy động các nguồn lực sản xuất công nghiệp, thực hiện cơ cấu đa thành phần trong từng ngành, từng doanh nghiệp để tạo ra vốn và động lực sản xuất kinh doanh. Triển khai việc bán, khoán, cho thuê một số doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 103/199/NĐ - CP ngày 10/9/1999 của Chính Phủ. Đến năm 2010 sẽ chuyển hình thức quản lý phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, Tỉnh chỉ giữ một vài doanh nghiệp Nhà nước quan trọng, một số doanh nghiệp công ích. Tăng cường trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn của từng doanh nghiệp.
- Tập trung đầu mối quản lý Nhà nước về sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, theo hướng tập trung quản lý theo ngành kinh tế kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán. Trước mắt cần giao cho một ngành chủ quản, quản lý thống nhất ngành chế biến nông sản thực phẩm, ngành may giầy cho Sở Công nghiệp quản lý để tạo điều kiện cho việc củng cố, đầu tư cho các ngành này phát triển tương xứng với tiềm năng của Tỉnh.
- Kết hợp chặt chẽ quản lý lãnh thổ, với quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, phối hợp chặt chẽ giữa quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp, các Bộ, Ngành liên quan với UBND tỉnh, giữa các cấp, các ngành trong Tỉnh.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo biên chế, tăng cường cán bộ, nhất là các Phòng Công nghiệp huyện, thị xã.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, công tác đầu tư phát triển. Kiện toàn công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Pháp luật, các ngành với các cơ sở sản xuất công nghiệp, đảm bảo tính nghiêm minh của Pháp luật nhưng không gây cản trở, khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hoá, quản lý thị trường nhằm bảo hộ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng trong Tỉnh.
Kết luận
Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi, liền kề với tam giác phát triển kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh lại có nền văn hiến lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử có giá trị và nhiều làng nghề truyền thống. Đó là những thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Phát triển công nghiệp Hà Tây theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa nhằm sớm đưa Hà Tây trở thành một tỉnh có nền công nghiệp vững mạnh, có đời sống kinh tế - xã hội phát triển cao là một quá trình cách mạng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn của quá trình phát triển, nhằm đẩy nhanh, rút ngắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và chiến lược phát triển của đất nước và của tỉnh, ngành công nghiệp tỉnh Hà Tây sẽ phát triển xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần vào sự lớn mạnh chung của cả nước.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp
GS – TS Nguyễn Đình Phan - ĐH KTQD – 1999
2. Giáo trình kế hoạch hoá PTKTXH
PGS – TS Ngô Thắng Lợi - ĐH KTQD – 2002
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây đến năm 2010
UBND tỉnh Hà Tây – 03/2000
4. Báo cáo: Thực hiện KTXH nhiệm kỳ 1996 – 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 – 2005
UBND tỉnh Hà Tây – 06/2000
5. Báo cáo: Công tác phát triển công nghiệp – TTCN Hà Tây năm 2003 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2004
UBND tỉnh Hà Tây – 02/2004
6. Báo cáo: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT – XH năm 2003 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2004.
UBND tỉnh Hà Tây 12/2003
7. Báo cáo: Kiểm điểm giữa nhiệm kì thực hiện nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ khoá IX
Sở Công nghiệp Hà Tây - 05/2003
8. Báo cáo: Tình hình triển khai, kết quả thực hiện các dự án cụm, điểm công nghiệp tỉnh Hà Tây.
UBND tỉnh Hà Tây – 06/2003
9. Kết luận của tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp – TTCN và đầu tư nước ngoài đến năm 2005 và 2010.
Tỉnh uỷ Hà Tây – 10/2002
10. Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Hà Tây
11. Tạp chí công nghiệp
12. Tạp chí Kinh tế Việt nam 2002 - 2003
Mục lục
Chương I
vai trò của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trong hệ thống kế hoạch hoá
I. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch 5 năm.... 3
II. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp. 5
1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.. 7
a.Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân... 7
b.Công nghiệp với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.. 11
c.Phát triển công nghiệp là điều kiện cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 11
2.ý nghĩa của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp. 13
3. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh 15
a.Khái niệm 15
b.Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh... 15
Chương II
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch PTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005
i.. Những yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến PTCN
tỉnh Hà Tây.. 18
1. Vị trí địa lý.. 18
a. Điều kiện tự nhiên. 18
b. Địa hình. 18
c. Sông ngòi.... 19
d. Khí hậu... 19
2. Các nguồn lực 20
a.Nguồn nhân lực.. 20
b. Tài nguyên khoáng sản. 21
c. Tài nguyên lâm nghiệp.. 22
d. Tài nguyên đất... 22
e. Tài nguyên nước 22
f. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng giao thông 23
g. Tiềm năng về du lịch. 24
iI. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch PTCN tỉnh hà Tây giai đoạn 2001-2003 25
1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003. 25
2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003... 27
3. Cơ cấu nội bộ công nghiệp tỉnh Hà Tây... 31
a. Cơ cấu ngành. 31
b. Cơ cấu thành phần sở hữu 34
4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh công nghiệp 38
Thu nộp ngân sách 38
Sản phẩm hàng công nghiệp xuất khẩu.. 40
Sản xuất công nghiệp với phát triển kinh tê nông thôn.. 42
Sản xuất công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm.. 43
5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2001 – 2003..... 44
Những kết quả đạt được 44
Những tồn tại 46
Nguyên nhân. 47
III. Phương hướng và giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp 2 năm 2004 - 2005 48
Dự báo tình hình hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây trong 2 năm 2004 – 2005. 48
Một số giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây 2 năm 2004 – 2005 50
Chương III. Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tây giai đoạn 2006 – 2010
Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà tây giai đoạn 2006 –2010. 53
Quan điểm chỉ đạo. 53
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 55
II. Nội dung kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 58
1. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu ngành tỉnh
Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 58
2. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. 60
Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010.. 62
a. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống... 62
b. Công nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng và phân bón 63
c. Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng. 64
d. Công nghiệp dệt may và da giầy 65
e. Các ngành nghề thủ công truyền thống 65
GiảI pháp thực hiện kế hoach phát triển công nghiệp hà Tây giai đoạn 2006 – 2010.. 65
1. Huy động vốn cho phát triển công nghiệp 66
2. Giải pháp về thị trường... 67
3. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nông thôn và làng nghề truyền thống 69
4. Đào tạo nguồn nhân lực.. 70
5. Phát triển cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ thông tin công nghiệp 70
6. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên
khoáng sản và bảo vệ môi trường. 71
7. Một số kiến nghị . 71
Kết luận. 74
Danh mục tài liệu tham khảo.. 75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0172.doc