Đề tài Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp biên hòa 1 bằng kỹ thuật tin học

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Con người phải sống theo các quy luật của thiên nhiên nếu thực sự muốn tránh các thảm họa về môi trường. Đó là nội dung chính của học thuyết được các nhà khoa học trên thế giới đưa ra trong thời gian gần đây. Cơ sở của học thuyết này là vấn đề an toàn môi trường, pháp luật và văn hóa, khía cạnh kinh tế áp dụng trong bài toán bảo vệ môi trường, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Các nhà khoa học môi trường đưa ra học thuyết nhấn mạnh rằng cần phải chỉ cho từng người dân biết phạm vi ảnh hưởng rất rộng các thảm họa môi trường, cho các nhà doanh nghiệp thấy những hậu quả của việc sử dụng các công nghệ lạc hậu. Trên cơ sở đó cần phải nghiên cứu đề xuất một loạt các giải pháp về pháp lý nhằm thay đổi tình hình: cần phải tạo ra các công nghệ khai thác rẻ và các công nghệ giúp cho chi phí phục hồi môi trường rẻ. Nghiên cứu các công nghệ mới đại cho phép xây dựng các chu trình công nghiệp khép kín không có phát thải chất độc hại. Cần phải xây dựng công nghệ mới hướng tới việc cải thiện nền nông nghiệp và công nghiệp. Tất nhiên các đề xuất phải khả thi về mặt kinh tế. Bên cạnh đó các nhà môi trường đưa ra học thuyết mới cho rằng việc thông qua các đạo luật tốt chưa đủ, cần phải xây dựng cơ chế để thực hiện tốt các đạo luật. Tất nhiên điều này đòi hỏi phải đổ nhiều công sức. Nhưng việc thực hiện học thuyết mới sẽ giúp nâng cao sức khoẻ người dân, điều này quan trọng hơn nhiều. Trong quá trình xây dựng các quan điểm sẽ xuất hiện nhiều vấn đề ví dụ ai sẽ phải trả tiền để cải thiện tình trạng môi trường: nhà nước, doanh nghiệp hay nhân dân ? Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Để vận hành có hiệu quả các quy định của Luật trong thực tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên môi trường các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường đối với công tác quản lý, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/TTg của Thủ tướng Chính phủ; bảo vệ an toàn lưu vực các sông, biển, ven biển; quan trắc và phân tích môi trường quốc gia . theo hướng bám sát Luật Bảo vệ môi trường. Theo ý kiến của Cục Bảo vệ môi trường, việc tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về ĐTM diễn ra khá phổ biến. Trong số hàng nghìn dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM, phần lớn các dự án, kể cả các dự án liên doanh trong nước và ngoài nước đã không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về BVMT. Hiện nay trách nhiệm trong công tác thực thi Luật BVMT được đặt lên vai các nhà quản lý môi trường tại địa phương. Tuy nhiên do việc ứng dụng CNTT tại các địa phương còn yếu và thiếu nên không có nhiều công cụ mạnh trợ giúp cho họ. Rõ ràng là sự bất cập trong công tác BVMT tại các địa phương, trong đó có tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua không chỉ đơn thuần là thiếu văn bản hay thiết bị đo đạc đắt tiền, mà ở mức độ đáng kể là do chưa ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường. Để giải quyết một cách triệt để bài toán phát triển bền vững cần phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, trong đó có CNTT. Là một tỉnh phát triển thuộc VKTTĐPN, việc tiếp cận với CNTT tại Đồng Nai thuộc loại nhanh của cả nước. Tuy nhiên do có nhiều KCN cũng như số lượng CSSX rất lớn cộng với ý thức của người dân về môi trường còn chưa cao nên áp lực lên môi trường nói chung và lên môi trường không khí nói riêng đang là mối quan tâm của các nhà quản lý môi trường tại Đồng Nai. Để giải quyết được bài toán phát triển bền vững, Đồng Nai có thể tận dụng nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều năm qua tại các Viện, Trường trong cả đất nước cho công tác quản lý môi trường của Đồng Nai. Đây cũng là mục tiêu mà Đồ án này muốn hướng tới. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu lâu dài: Xây dựng hệ thống thông tin môi trường dựa trên nền tảng tri thức và CSDL môi trường trợ giúp giám sát chất lượng môi trường của các KCN tỉnh Đồng Nai phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.Mục tiêu trước mắt: Ứng dụng mô hình toán – tin đã được nghiên cứu trong các đề tài khoa học các cấp giám sát môi trường không khí khu KCN Biên Hòa I chịu tác động các hoạt động kinh tế của con người. Tính mới của đề tài Phương pháp tiếp cận truyền thống trong quản lý môi trường là trên giấy tờ, khi muốn tìm hiểu các vấn đề về môi trường (thông tin về hệ thống quản lý môi trường của một nhà máy, một KCN, một vùng nào đó) người quản lý phải lục lọi trong phòng hồ sơ đầy ứ các sổ sách, và để xác định vị trí của một nhà máy, một KCN người ta phải lật bản đồ giấy và mò mẫm một cách không chính xác vị trí của các nhà máy cũng như KCN. Ngoài ra công tác quan trắc chất lượng môi trường bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như thu thập số liệu, tổng hợp thông tin, xây dựng bản đồ và các bảng biểu khác nhau, áp dụng các mô hình tính toán khác nhau, diễn giải kết quả tính toán làm báo cáo. Mỗi bước nhu vậy thực hiện sử dụng các công cụ và phần mềm máy tính khác nhau. Việc thực hiện các bước riêng rẽ như vậy không cho phản ánh đúng và đầy đủ bức tranh tích hợp về môi trường, tốn nhiều thời gian thực hiện và mức độ tự động hoá hạn chế. Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ đã đề xuất được một công cụ tin học giúp cho việc quản lý môi trường trong KCN Biên Hòa I được thuận tiện, với mức độ tự động hoá cao bằng các đưa dữa liệu gắn với GIS và các công cụ phân tích chung dưới một hệ thống duy nhất. Giới hạn của đề tài Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét tại KCN Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai. Về số liệu: Các số liệu được sử dụng trong đề tài giới hạn từ năm 2002 – 2005. Nội dung thực hiện trong đề tài Thu thập dữ liệu bản đồ số tỉnh Đồng Nai và KCN Biên Hòa IThu thập các dữ liệu về các CSSX có phát thải trực tiếp chất ô nhiễm vào môi trường không khí được giới hạn trong phạm vi được xem xét.Thu thập các số liệu quan trắc chất lượng không khí tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cũng như của Trung tâm Quan trắc và phân tích Môi trường.Thu thập số liệu khí tượng tại Đồng Nai để tính toán hồ sơ khuếch tán rối cho Đồng Nai.Áp dụng mô hình Berliand tính toán sự phát tán ô nhiễm không khí từ nguồn thải điểm. Từ đó dùng kỹ thuật GIS thể hiện bản đồ ô nhiễm theo tháng cho KCN Biên Hòa I.Ứng dụng các công cụ trong chương trình ENVIM (đã được xây dựng trong thời gian qua) áp dụng cho KCN Biên Hòa I. Biện pháp tổ chức thực hiện Phương pháp thực hiện đề tài Phương pháp luận;Phương pháp thực tế;Phương pháp chuyên gia;Phương pháp thống kê; Giải pháp kỹ thuật thực hiện Thu thập dữ liệu nền từ các cơ quan quản lý (dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội và dữ liệu môi trường của KCN Biên Hòa I .).Đánh giá nhanh chất lượng môi trường KCN Biên Hòa I.Phân tích và đánh giá chất lượng nước không khí KCN Biên Hòa I.Xây dựng CSDL của KCN Biên Hòa I trên GIS.Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp có tích hợp GIS trên cơ sở công nghệ đã được thực hiện trong thời gian qua. Sản phẩm của đề tài Đồ án tốt nghiệp;Phần mềm ứng dụng;

doc158 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp biên hòa 1 bằng kỹ thuật tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng, có hướng dẫn sử dụng, tốc độ tính toán cao.  Vào năm 2002, nhóm tác giả tại Viện Cơ học Ứng dụng, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng thành công phần mềm ENVIM 1.0 (ENVironmental Information Management Software) được thực hiện năm 2002, đây là một trong những kết quả của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý chất lượng môi trường tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu". ENVIM là một phần mềm tích hợp CSDL môi trường, GIS và mô hình toán. ENVIM được xây dựng gồm nhiều mô đun khác nhau: mô đun quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường. Do ứng dụng công nghệ GIS nên các dữ liệu quan trắc được gắn với các điểm có vị trí địa lý xác định (theo không gian) và bản thân các dữ liệu này thay đổi theo thời gian. ENVIM cho phép người sử dụng một công cụ để nhập các dữ liệu quan trắc một cách trực diện trên bản đồ điện tử và quản lý các dữ liệu này một cách có hiệu quả. Các thành phần khác của ENVIM bao gồm khối khối GIS với các chức năng GIS chuẩn, khối thực hiện báo cáo môi trường và khối tính toán mô phỏng theo mô hình toán. Các chức năng được trang bị trong ENVIM để hỗ trợ cho người sử dụng gồm: tìm kiếm trạm quan trắc, khai thác dữ liệu, tra cưứ văn bản môi trường. Dựa trên những kinh nghiệm đầu tiên khi thực hiện ENVIM 1.0, vào năm 2003, các tác giả thực hiện đề tài trên đã có những cải tiến đáng kế để cho ra đời phần mềm INSEMAG (INformation System for supporting Enviroronmental Management for An Giang). Đây cũng là sản phẩm chính của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý chất lượng môi trường không khí và nước bề mặt tại tỉnh An Giang". Điểm khác biệt nổi bật nhất của INSEMAG so với ENVIM 1.0 là sự tích hợp 2 mô hình khí Berliand và mô hình nước Paal trong cùng một phần mềm (trong ENVIM 1.0 các mô hình vẫn còn chưa được tích hợp chung với CSDL quan trắc môi trường) INSEMAG kết hợp CSDL quan trắc chất lượng môi trường của địa phương; thông tin bản đồ gồm các lớp về sông ngòi, hành chính,...hệ thống ánh xạ CSDL thành dạng thông tin địa lý GIS và các mô hình toán học xử lý các CSDL này. Ba mô đun chính được tích hợp vào INSEMAG là : ANGIMOD – mô đun quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường, ANGICAP – mô đun quản lý các nguồn thải điểm và tính toán phát tán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand, ANGIWASP – mô đun quản lý các cống thải xuống sông và tính toán phát tán ô nhiễm trong môi trường nước theo mô hình Paal đối với các nguồn thải hoạt động trong một khoảng thời gian xác định. INSEMAG được bổ sung nhiều chức năng mới so với ENVIM. CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG TIN HỌC QUẢN LÝ CHẦT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA I Như đã trình bày ở phần tổng quan phía trên, việc áp dụng CNTT ở Việt Nam còn nhiều hạn chế rất lớn. Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường tại các địa phương là hầu như không có, hoặc có mà rất yếu kém, manh mún và không đồng bộ. Việc xây dựng các phần mềm môi trường gắn với các chương trình quan trắc và thông qua quyết định là một vấn đề hết sức cấp thiết ở Việt Nam, hiện nay công tác này vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc bằng các phần mềm không chuyên. Cách làm này đòi hỏi một đội ngũ khá lớn để thực hiện và khi cần thiết thì việc truy xuất dữ liệu là một công việc khó khăn và phức tạp (phải lục trong một phòng hồ sơ với hàng ngàn tài liệu khác nhau...). Đồ án này được thực hiện theo hướng tin học môi trường. Mục tiêu của tác giả là vận dụng một số công cụ tin học đang có sẵn áp dụng cho công tác giám sát ô nhiễm không khí tại KCN Biên Hòa 1. Công cụ được áp dụng trong đồ án này là phần mềm ENVIMAP 3.0. Các bước thực hiện được trình bày dưới đây gồm: khái quát về phần mềm ENVIMAP 3.0, xây dựng CSDL KCN Biên Hòa 1 (chương trình này dưới đây được gọi là ENVIMAP_BH), thu thập số liệu khí tượng cho ENVIMAP_BH, chạy các kịch bản khác nhau và đưa ra đánh giá kết quả chạy mô hình. Tổng quan về phần mềm ENVIMAP phiên bản 3.0 Phần mềm ENVIMAP phiên bản 1.0 (ENVironmental Information Management and Air Pollution estimation) ra đời năm 2003 dựa trên cơ sở nâng cấp và chỉnh sửa phần mềm CAP 2.5 (được thực hiện bởi nhóm tác giả tại Viện Môi trường và Tài nguyên). Sau gần 2 năm vận hành, dựa vào nhu cầu công tác nghiên cứu và giảng dạy, tới tháng 11/2005 phần mềm ENVIMAP 1.0 được nâng cấp thành phiên bản mới 2.0 và tới tháng 10/2006, phần mềm này được nâng cấp thành bản 3.0. ENVIMAP hướng tới những mục tiêu sau đây: Quản lý các nguồn thải cố định (cụ thể là các ống khói). Cho phép tính toán ảnh hưởng của các nguồn thải lên bức tranh ô nhiễm chung. Cho phép tính toán ảnh hưởng của các nguồn thải tại những vị trí cố định (gọi là các vị trí kiểm tra, kiểm soát). Thực hiện các báo cáo về các nguồn thải cũng như các kết quả tính toán. Nhận và lưu trữ các dữ liệu liên quan tới khí tượng; Tích hợp các văn bản pháp lý liên quan tới quản lý chất lượng không khí; Sơ đồ cấu trúc của ENVIMAP 3.0 được trình bày trên Hình 8. ENVIMAP 3.0 gồm 5 khối chính liên kết với nhau : Khối CSDL môi trường (liên quan tới môi trường không khí). Khối mô hình (trong phần mềm ENVIMAP là mô hình Berliand. Khối GIS – quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ. Khối thực hiện các Báo cáo thống kê. Khối hỗ trợ các văn bản pháp qui. Hình 8. Sơ đồ cấu trúc của phần mềm ENVIMAP Hình 9. Sơ đố cấu trúc CSDL môi trường trong ENVIMAP Hình 10. Mô hình Berliand được tích hợp trong ENVIMAP Cấu trúc của phần mềm ENVIMAP_BH ENVIMAP_BH được hình thành dựa trên cơ sở ứng dụng ENVIMAP phiên bản 3.0 với dữ liệu liên quan trực tiếp tới KCN Biên Hòa 1.Sơ đồ cấu trúc của ENVIMAP_BH được trình bày trên hình sau: Hình 11. Cấu trúc phần mềm ENVIMAP_BH ENVIMAP_BH cho phép quản lý 3 đối tượng chính gồm: Thông tin chung về KCN Biên Hòa I. CSDL về các CSSX thuộc KCN Biên Hòa I và các ống khói thuộc các CSSX đó. Mô hình tính toán phát tán khí thải gây ra từ các CSSX thuộc KCN Biên Hòa I. Cấu trúc của phần mềm ENVIMAP_BH gồm các module chính là: Module quản lý bản đồ GIS. Module quản lý CSDL. Module tính toán khuyếch tán. Module quản lý văn bản. Module quản lý báo cáo thống kê các kết quả. Module GIS Do ENVIMAP_BH là một phần mềm ứng dụng GIS cho nên đây là một module quan trọng. Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khả năng đọc bằng máy vi tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Để ứng dụng phần mềm ENVIMAP_BH cho KCN Biên Hòa I, trong Đồ án này kế thừa dữ liệu bản đồ số sau: Bản đồ tỉnh Đồng Nai được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Bản đồ KCN Biên Hòa I, được cung cấp bởi Ban quản lý các KCN Đồng Nai. Các bản đồ này được tác giả chỉnh sửa trên nền Mapinfo và chuyển sang hệ CSDL của ENVIM. Hình 12. Module CSDL bản đồ của ENVIMAP_BH Bảng 12. Chức năng module CSDL bản đồ STT Tên module con Chức năng 1 Quản lý lớp bản đồ Vẽ các lớp bản đồ, bật tắt lớp bản đồ, phóng to, thu nhỏ, xem toàn màn hình,... 2 Quản lý các đối tượng môi trường trên bản đồ Vẽ các đối tượng môi trường trên bản đồ GIS, lựa chọn đối tượng, di chuyển đối tượng, xóa đối tượng, di chuyển nhóm đối tượng, chọn biểu tượng cho đối tượng,... 3 Các đường Link các đường link dẫn người sử dụng tới các bản đồ chi tiết hơn,... Module quản lý CSDL Hiện nay công tác quản lý khí thải tại các tỉnh chưa được tin học hóa, điều này đã dẫn tới một hiện trạng là việc thống kê và tổng kết rất khó khăn. Phần mềm ENVIMAP_BH kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu chuẩn MS Access /Hình 13/. Hình 13. Module quản lý CSDL trong ENVIMAP_BH Hình 14. Quy trình chạy mô hình khuyếch tán trong ENVIMAP_BH Cấu trúc CSDL của ENVIMAP_BH Trong công tác quản lý môi trường hiện nay người ta ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thông tin. Dữ liệu và thông tin tạo ra từ dữ liệu rất cần thiết cho việc thông qua quyết định của nhà quản lý cũng như cung cấp cho các nhà khoa học để nghiên cứu các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng. Dữ liệu có giá trị khi nó chính xác và kịp thời. Đây là nguyên nhân khiến người ta phải tổ chức và quản lý dữ liệu có mục tiêu. Xây dựng CSDL là một nhiệm vụ bắt buộc để hình thành các HTTTMT. Dựa trên thực tiễn quản lý, ENVIMAP_BH đưa ra các cấu trúc dữ liệu sau: Nhóm dữ liệu không thay đổi theo thời gian Các bảng thuộc nhóm này gồm: Cấu trúc dữ liệu về KCN Biên Hòa I, cấu trúc dữ liệu về các CSSX; cấu trúc dữ liệu về các các ống khói; và cấu trúc dữ liệu về điểm nhạy cảm. Các cấu trúc này bao gồm nhiều trường dữ liệu khác nhau, được trình bày trong những bảng sau: Bảng 13. Thông tin liên quan tới ống khói Thông tin LƯU TRỮ KIỂU DỮ LIỆU Kích THƯỚC TỐI đa (byte) Id Int 4 Mã ống khói Char 50 Tên ống khói Nvarchar 53 Kinh độ Nvarchar 53 Vĩ độ Nvarchar 53 X (*) Float 8 Y (*) Float 8 Chiều cao Float 8 Đường kính Float 8 Bảng 14. Cấu trúc dữ liệu điểm lấy mẫu chất lượng không khí Thông tin LƯU TRỮ KIỂU DỮ LIỆU Kích THƯỚC TỐI đa (byte) Mã điểm lấy mẫu (gọi là Trạm) (*) Char 10 Tên trạm (*) Nvarchar 50 Loại trạm nvarchar 20 Kinh độ Nvarchar 53 Vĩ độ Nvarchar 53 X (*) Float 8 Y (*) Float 8 Mô tả nvarchar 150 Ghi chú nvarchar 150 Bảng 15. Cấu trúc dữ liệu Trạm khí tượng Thông tin LƯU TRỮ KIỂU DỮ LIỆU Kích THƯỚC TỐI đa (byte) Mã trạm (*) Char 10 Tên trạm (*) Nvarchar 50 Địa điểm nvarchar 50 Điện thoại nvarchar 20 Kinh độ Nvarchar 53 Vĩ độ Nvarchar 53 X (*) Float 8 Y (*) Float 8 Mô tả nvarchar 150 Ghi chú nvarchar 150 Bảng 16. Cấu trúc dữ liệu các điểm kiểm soát chất lượng không khí Thông tin LƯU TRỮ KIỂU DỮ LIỆU Kích THƯỚC TỐI đa (byte) Mã điểm kiểm soát chất lượng không khí Char 10 Tên điểm (*) Nvarchar 50 Kinh độ Nvarchar 53 Vĩ độ Nvarchar 53 X (*) Float 8 Y (*) Float 8 Mô tả nvarchar 150 Ghi chú nvarchar 150 Bảng 17. Cấu trúc dữ liệu của mẫu chất lượng không khí STT ChẤt Tên chẤt NỒng đỘ 1 CO Các bon ôxít mg/m3 2 NO2 Nitơ diôxít mg/m3 3 SO2 Lưu huỳnh diôxít mg/m3 4 Pb Chì mg/m3 5 O3 Ôzon mg/m3 6 Bụi nhẹ Bụi mg/m3 7 Bụi nặng Bụi nặng mg/m3 Bảng 18. Cấu trúc dữ liệu thông tin về khí tượng Thông tin LƯU TRỮ KIỂU DỮ LIỆU Kích THƯỚC TỐI đa (byte) Ngày Datetime 8 Giờ Nvarchar 50 Nhiệt độ Float 8 Vận tốc Float 8 Hướng gió Nvarchar 50 Nhiệt độ 850HPA Nvarchar 50 Bảng 19. Cấu trúc dữ liệu đặc trưng khí thải tại các nguồn thải điểm STT Tham sỐ Giá trỊ Lưu ý 1 Lưu lượng khí thải (m3/giờ) Lúc tính cần chuyển sang m3/s 2 Nhiệt độ khí thoát ra T0 c 3 Chất ô nhiễm 4 CO (Các bon ôxít) 5 NO2 (Nitơ diôxít) 6 SO2 (Lưu huỳnh diôxít) 7 Pb (Lưu huỳnh diôxít) 8 O3 ( Ôzon ) 9 Bụi nhẹ 10 Bụi nặng Mô tả CSDL được quản lý bởi ENVIMAP_BH Màn hình chính của phần mềm thể hiện 2 lớp bản đồ: Bản đồ tổng thể tỉnh Đồng Nai với các lớp bản đồ như lớp vùng, lớp sông ngòi, lớp KCN, lớp điểm quan trắc...v.v… Bản đồ KCN Biên Hòa I với các lớp bản đồ như lớp CSSX, lớp ống khói, lớp thủy văn… v.v… Hình 15. Màn hình chính của ENVIMAP_BH Hình 16. Khu công nghiệp Biên Hòa I trên nền bản đồ Các công cụ trong Menu “Thông tin” của ENVIMAP_BH cung cấp cho người sử dụng các thông tin tổng quát về KCN, về các CSSX trong các KCN (như địa chỉ, ngành nghề sản xuất, hình thức kinh doanh), về trạm khí tượng, điểm lấy mẫu CLKK, điểm nhạy cảm, về các thông số quan trắc, các TCVN liên quan, và về các ống khói tương ứng với từng CSSX. Hình 17. Menu Thông tin trong ENVIMAP_BH CSSX trong KCN Biên Hòa I Để hiển thị danh sách các CSSX trong KCN Biên Hòa I, sử dụng phím tab “Thông tin” và lựa chọn tab “Cơ sở sản xuất” (“Thông tin” ®“Cơ sở sản xuất”)) Trong TAB này là thông tin của các CSSX thuộc KCN Biên Hòa I, bao gồm: Tên, tên tiếng anh, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, năm thành lập, số giấy phép kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, sản phẩm, số công nhân, hình ảnh… Các thông tin này thể hiện dưới dạng bảng, do đó người sử dụng có thể thao tác với nó như đọc, thêm, bớt thông tin. Hình 18. Thông tin về các CSSX trong KCN Biên Hòa I CSDL về các ống khói Chọn thẻ “Thông tin” trong menu chính và lựa chọn thẻ “Ống khói” (Thông tin ® Ống khói). Bảng thông tin này thể hiện các thông tin cơ bản về các ống khói. Người sử dụng cũng có thể thêm bớt và thay đổi thuộc tính của ống khói. Hình 19. Thông tin về ống khói trong ENVIMAP_BH Danh sách TCVN Để có danh sách các thông tin về các TCVN có liên quan đến khí thải, người sử dụng cần chọn Thông tin ® Tiêu chuẩn. ENVIMAP_BH sẽ hiện ra hộp thoại danh sách các TCVN Hình 20. Tiêu chuẩn Việt Nam Danh sách chất Để có danh sách thông tin các chất thải có trong nước thải của từng điểm xả ứng với TCVN, người sử dụng cần chọn Thông tin ® Chất – Thông số đo. ENVIMAP_BH sẽ hiện ra hộp thoại danh sách các chất thải Trong hộp thoại này là thông tin các chất thải có trong nước thải ứng với TCVN: Tên, công thức, đơn vị, Loại chất…. Các thông tin này thể hiện dưới dạng bảng, do đó người sử dụng có thể xem, cập nhật hay sửa chữa nếu thấy cần thiết cũng như bổ sung chất mới. Hình 21. Thông tin về các chất và thông số đo trong ENVIMAP_BH Chạy mô hình phát tán ô nhiễm không khí Module « Mô hình » trong ENVIMAP_BH cho phép người sử dụng tính toán mức độ ô nhiễm và khả năng khuyếch tán các chất ô nhiễm được thải ra của từng ống khói riêng biệt hoặc của tất cả các ống khói đồng thời thải ra theo một thời điểm nhất định và theo một chất ô nhiễm nhất định nào đó. Để chạy module mô hình phát tán ô nhiễm không khí cần thực hiện theo các bước sau: Trong menu chính chọn ENVIMAP_BH sẽ hiển thị danh sách sau: Hình 22. Menu Mô hình trong phần mềm ENVIMAP_BH Lựa chọn ENVIMAP_BH sẽ hiển thị cửa sổ sau : Hình 23. Cửa sổ chạy mô hình Berliand – Bước 1 Trong cửa sổ này người sử dụng lựa chọn các thông số để chạy mô hình, bao gồm: Lựa chọn « chất ô nhiễm » và «thời điểm thải» của các ống khói. Lựa chọn thời điểm để tính toán. Sau khi lựa chọn tất cả các thông số trên người sử dụng click vào nút để sang bước 2. Hình 24. Cửa sổ chạy mô hình Berliand – Bước 2 Trong cửa sổ này người sử dụng lựa chọn các thông số cho lưới tính, bao gồm: Lựa chọn tọa độ cho lưới, kích thước lưới và số mắt lưới. Sau khi lựa chọn tất cả các thông số trên người sử dụng click vào nút để mô hình được hiện ra trên bản đồ chính. Mô hình thể hiện có dạng như sau: Hình 25. Mô hình thể hiện trên bản đồ chính Với kết quả chạy mô hình được thể hiện như hình dưới đây: Hình 26. Thông tin kết quả chạy mô hình Thực hiện báo cáo thống kê trong ENVIMAP_BH Các công cụ Thống kê dữ liệu của ENVIMAP_BH được phát triển để truy cập vào các kho dữ liệu. Để đáp ứng nhu cầu này ENVIMAP_BH tích hợp thành các công cụ thống kê như: Thống kê số liệu khí tượng, thống kê số liệu lấy mẫu tại trạm lấy mẫu chất lượng không khí, thống kê nồng độ ô nhiễm các chất theo CSSX và theo ống khói. Mục tiêu của thống kê dữ liệu là lọc trong CSDL các số liệu cần thiết thoả các tiêu chuẩn nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Hình 27. Chức năng thống kê trong ENVIMAP_BH Thống kê nồng độ ô nhiễm các chất tại CSSX Thống kê nồng độ ô nhiễm các chất tại CSSX của ENVIMAP_BH cho phép người sử dụng nhận được các số liệu về khí thải của các CSSX trong KCN Biên Hòa I. Sau khi lựa chọn « Thống kê nồng độ ô nhiễm các chất tại CSSX » trong menu thống kê thì màn hình chính của ENVIMAP_BH sẽ thể hiện như Hình 28. Hình 28. Lựa chọn trạm quan trắc Sau khi đã chọn Bước 1: Chọn nguồn thống kê, kích vào nút ở cuối màn hình. ENVIMAP_BH sẽ hiện ra các bảng Bước 2: chọn thông số thống kê (Hình 29); Bước 3: Lựa chọn tiêu chí thống kê (Hình 30) bước 4: Kết quả thống kê (Hình 31). Nếu muốn trở lại bảng cũ thì kích vào nút hoặc muốn thoát thì kích vào nút Hình 29. Lựa chọn thông số thống kê Bảng Bước 3: Tiêu chí thống kê, người sử dụng có thể chọn thời điểm bắt đầu thống kê, thời điểm kết thúc thống kê, loại thống kê theo thời gian, loại thống kê theo giá trị, So với tiêu chuẩn. Hình 30. Lựa chọn tiêu chí thống kê Hình 31. Kết quả thống kê Kết quả thống kê sẽ được thể hiện trên bảng theo đồ thị dạng đường. Nếu click chọn nút thì màn hình sẽ hiện lên bảng Saves As (Hình 32), khi đó người sử dụng sẽ chọn thư mục cần thiết để lưu file. Hình 32. Lưu file thống kê Nếu kích vào nút thì khi đó màn hình sẽ hiện lên bảng Preview (Hình 33) sẽ xuất ra kết quả thống kê. Người sử dụng có thể Save vào file excel, file text, hoặc có thể in ra văn bản như các hộp thoại thông thường. Hình 33. Xuất kết quả thống kê dạng bảng trong ENVIMAP_BH Nếu kích vào nút thì ENVIMAP_BH sẽ thoát khỏi mục thống kê đang làm việc. Ứng dụng ENVIMAP_BH đánh giá phát tán ô nhiễm không khí tại KCN Biên Hòa 1 Mô tả kịch bản Các thông số cần nhập vào mô hình được trình bày trong ENVIMAP_BH. Bảng 20. Các thông số cần nhập vào mô hình STT Tên thông sỐ ĐưỢc chỌn cho mô hình Berliand 1 Lựa chọn chất thải cần tính Bụi nhẹ, CO, SO2, NO2 2 Ngày phát thải Theo kịch bản 3 Loại thời điểm tính toán Theo kịch bản 4 Hệ số n 0,19 5 Hệ số k1 0,05 6 Hệ số k0 15 Để tính toán theo mô hình Berliand cho KCN Biên Hòa I, Đồ án đã sử dụng số liệu khí tượng do Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ cung cấp (đã được tích hợp vào phần mềm ENVIMAP_BH 3.0). Kết quả tính toán mô phỏng theo các kịch bản Đối với 4 chỉ tiêu bụi nhẹ, CO, SO2 và NO2, tác giả đã tính toán nồng độ khí thải trung bình cho 12 tháng trong năm 2005 và tính cho trường hợp ngày xấu nhất của mỗi tháng; ngoài ra còn dự toán nồng độ ô nhiễm trung bình cho năm 2010. Việc tính toán được thực hiện theo 36 kịch bản, áp dụng cho tất cả các ống khói thuộc KCN Biên Hòa I, bao gồm: 24 kịch bản cho năm 2005, gồm 12 kịch bản tính cho trường hợp trung bình 12 tháng và 12 kịch bản tính cho ngày phát thải với điều kiện khí tượng xấu nhất. 12 kịch bản cho năm 2010, gồm 12 kịch bản tính cho trung bình 12 tháng. Tổng lượng phát thải được coi là không đổi theo từng tháng, và được dự đoán tăng lên gấp đôi vào năm 2010. Dưới đây trình bày kết quả tính toán mô phỏng 2 bảng kết quả. Bảng 22 trình bày nồng độ lớn nhất của 4 chỉ tiêu bụi nhẹ, CO, SO2 và NO2, của mô hình tính trung bình cho mỗi tháng. Bảng 23 trình bày nồng độ của 4 chất ô nhiễm trên tại các điểm nhạy cảm, với danh sách các điểm nhạy cảm được thể hiện trong Bảng 21. Bảng 21. Danh sách các điểm nhạy cảm Tên ĐIỂM NHẠY CẢM Mô tẢ ĐNC1 Trường Chính Trị Đồng Nai ĐNC2 Trường Cao Đẳng Kinh tế ĐNC3 Siêu Thị Cora Bảng 22. Nồng độ lớn nhất của các chất thải theo các kịch bản STT kịch bản Thời gian Loại kịch bản Chất thải (mg/m3) Bụi nhẹ CO NO2 SO2 Kịch bản 1 Tháng 1/2005 Trung bình tháng 1 0,121 0,094 0,361 0,186 Kịch bản 2 Ngày gió lặng: 15/01/2005 0,149 0,116 0,444 0,230 Kịch bản 3 Tháng 2/2005 Trung bình tháng 2 0,125 0,089 0,329 0,166 Kịch bản 4 Ngày gió lặng: 02/02/2005 0,158 0,112 0,414 0,211 Kịch bản 5 Tháng 3/2005 Trung bình tháng 3 0,128 0,087 0,331 0,172 Kịch bản 6 Ngày gió lặng: 12/03/200 0,177 0,118 0,461 0,240 Kịch bản 7 Tháng 4/2005 Trung bình tháng 4 0,124 0,081 0,324 0,168 Kịch bản 8 Ngày gió lặng: 16/04/2005 0,182 0,119 0,469 0,246 Kịch bản 9 Tháng 5/2005 Trung bình tháng 5 0,141 0,093 0,367 0,191 Kịch bản 10 Ngày gió lặng: 13/05/2005 0,181 0,119 0,465 0,245 Kịch bản 11 Tháng 6/2005 Trung bình tháng 6 0,168 0,104 0,428 0,229 Kịch bản 12 Ngày gió lặng: 14/06/2005 0,207 0,126 0,522 0,284 Kịch bản 13 Tháng 7/2005 Trung bình tháng 7 0,121 0,094 0,361 0,186 Kịch bản 14 Ngày gió lặng: 14/07/2005 0,149 0,116 0,444 0,230 Kịch bản 15 Tháng 8/2005 Trung bình tháng 8 0,165 0,104 0,423 0,225 Kịch bản 16 Ngày gió lặng: 14/08/2005 0,199 0,127 0,508 0,270 Kịch bản 17 Tháng 9/2005 Trung bình tháng 9 0,120 0,095 0,325 0,159 Kịch bản 18 Ngày gió lặng: 11/09/2005 0,130 0,105 0,351 0,172 Kịch bản 19 Tháng 10/2005 Trung bình tháng 10 0,095 0,076 0,255 0,126 Kịch bản 20 Ngày gió lặng: 12/10/2005 0,137 0,116 0,366 0,181 Kịch bản 21 Tháng 11/2005 Trung bình tháng 11 0,077 0,065 0,208 0,101 Kịch bản 22 Ngày gió lặng: 07/11/2005 0,121 0,102 0,329 0,158 Kịch bản 23 Tháng 12/2005 Trung bình tháng 12 0,129 0,089 0,336 0,175 Kịch bản 24 Ngày gió lặng: 13/12/2005 0,172 0,119 0,447 0,232 Kịch bản 25 Tháng 1/2010 Trung bình tháng 1 0,167 0,146 0,542 0,280 Kịch bản 26 Tháng 2/2010 Trung bình tháng 2 0,187 0,138 0,495 0,249 Kịch bản 27 Tháng 3/2010 Trung bình tháng 3 0,191 0,134 0,498 0,257 Kịch bản 28 Tháng 4/2010 Trung bình tháng 4 0,185 0,125 0,486 0,252 Kịch bản 29 Tháng 5/2010 Trung bình tháng 5 0,211 0,144 0,552 0,286 Kịch bản 30 Tháng 6/2010 Trung bình tháng 6 0,251 0,161 0,644 0,343 Kịch bản 31 Tháng 7/2010 Trung bình tháng 7 0,245 0,157 0,630 0,334 Kịch bản 32 Tháng 8/2010 Trung bình tháng 8 0,246 0,157 0,636 0,337 Kịch bản 33 Tháng 9/2010 Trung bình tháng 9 0,180 0,144 0,489 0,239 Kịch bản 34 Tháng 10/2010 Trung bình tháng 10 0,142 0,116 0,383 0,189 Kịch bản 35 Tháng 11/2010 Trung bình tháng 11 0,116 0,099 0,313 0,152 Kịch bản 36 Tháng 12/2010 Trung bình tháng 12 0,193 0,135 0,505 0,262 Bảng 23. Kết quả tính toán nồng độ khí thải tại các điểm nhạy cảm theo các kịch bản STT kịch bản Thời gian Loại kịch bản Mã điểm nhạy cảm Chất thải (mg/m3) Bụi nhẹ CO NO2 SO2 Kịch bản 1 Tháng 1/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,007 0,014 0,031 0,016 ĐNC2 0,008 0,018 0,034 0,021 ĐNC3 0,005 0,011 0,030 0,015 Kịch bản 2 Ngày gió lặng: 15/01/2005 ĐNC1 0,008 0,016 0,035 0,019 ĐNC2 0,008 0,016 0,035 0,019 ĐNC3 0,006 0,012 0,034 0,014 Kịch bản 3 Tháng 2/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,005 0,014 0,031 0,015 ĐNC2 0,005 0,017 0,034 0,021 ĐNC3 0,011 0,010 0,026 0,012 Kịch bản 4 Ngày gió lặng: 02/02/2005 ĐNC1 0,005 0,016 0,034 0,019 ĐNC2 0,005 0,015 0,035 0,019 ĐNC3 0,014 0,011 0,031 0,014 Kịch bản 5 Tháng 3/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,005 0,014 0,033 0,015 ĐNC2 0,005 0,018 0,034 0,021 ĐNC3 0,011 0,010 0,025 0,012 Kịch bản 6 Ngày gió lặng: 12/03/200 ĐNC1 0,008 0,022 0,051 0,022 ĐNC2 0,007 0,018 0,043 0,022 ĐNC3 0,014 0,012 0,033 0,014 Kịch bản 7 Tháng 4/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,006 0,016 0,037 0,016 ĐNC2 0,005 0,017 0,034 0,020 ĐNC3 0,010 0,009 0,024 0,011 Kịch bản 8 Ngày gió lặng: 16/04/2005 ĐNC1 0,006 0,017 0,036 0,020 ĐNC2 0,006 0,020 0,040 0,024 ĐNC3 0,014 0,012 0,033 0,014 Kịch bản 9 Tháng 5/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,006 0,017 0,040 0,017 ĐNC2 0,006 0,019 0,038 0,022 ĐNC3 0,012 0,010 0,027 0,012 Kịch bản 10 Ngày gió lặng: 13/05/2005 ĐNC1 0,006 0,017 0,036 0,020 ĐNC2 0,006 0,017 0,037 0,020 ĐNC3 0,014 0,012 0,033 0,014 Kịch bản 11 Tháng 6/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,007 0,020 0,046 0,020 ĐNC2 0,006 0,017 0,039 0,020 ĐNC3 0,013 0,012 0,030 0,013 Kịch bản 12 Ngày gió lặng: 14/06/2005 ĐNC1 0,007 0,019 0,039 0,022 ĐNC2 0,007 0,019 0,040 0,022 ĐNC3 0,015 0,014 0,036 0,016 Kịch bản 13 Tháng 7/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,007 0,014 0,031 0,016 ĐNC2 0,008 0,018 0,034 0,021 ĐNC3 0,005 0,011 0,030 0,015 Kịch bản 14 Ngày gió lặng: 14/07/2005 ĐNC1 0,008 0,016 0,035 0,019 ĐNC2 0,008 0,016 0,035 0,019 ĐNC3 0,006 0,012 0,034 0,014 Kịch bản 15 Tháng 8/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,009 0,023 0,052 0,020 ĐNC2 0,007 0,018 0,042 0,021 ĐNC3 0,013 0,011 0,030 0,014 Kịch bản 16 Ngày gió lặng: 14/08/2005 ĐNC1 0,009 0,024 0,054 0,024 ĐNC2 0,008 0,020 0,046 0,024 ĐNC3 0,015 0,014 0,036 0,015 Kịch bản 17 Tháng 9/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,005 0,013 0,032 0,015 ĐNC2 0,005 0,013 0,030 0,016 ĐNC3 0,013 0,008 0,027 0,013 Kịch bản 18 Ngày gió lặng: 11/09/2005 ĐNC1 0,005 0,013 0,029 0,016 ĐNC2 0,004 0,012 0,029 0,016 ĐNC3 0,015 0,009 0,029 0,015 Kịch bản 19 Tháng 10/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,004 0,010 0,022 0,011 ĐNC2 0,003 0,009 0,022 0,012 ĐNC3 0,011 0,008 0,025 0,013 Kịch bản 20 Ngày gió lặng: 12/10/2005 ĐNC1 0,005 0,016 0,030 0,016 ĐNC2 0,005 0,016 0,030 0,017 ĐNC3 0,012 0,012 0,027 0,012 Kịch bản 21 Tháng 11/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,003 0,008 0,019 0,010 ĐNC2 0,003 0,008 0,019 0,011 ĐNC3 0,011 0,010 0,025 0,014 Kịch bản 22 Ngày gió lặng: 07/11/2005 ĐNC1 0,004 0,012 0,028 0,015 ĐNC2 0,004 0,012 0,029 0,016 ĐNC3 0,012 0,008 0,026 0,012 Kịch bản 23 Tháng 12/2005 Trung bình tháng ĐNC1 0,004 0,013 0,027 0,015 ĐNC2 0,004 0,013 0,028 0,016 ĐNC3 0,013 0,011 0,030 0,014 Kịch bản 24 Ngày gió lặng: 13/12/2005 ĐNC1 0,006 0,016 0,035 0,019 ĐNC2 0,006 0,016 0,035 0,020 ĐNC3 0,015 0,012 0,034 0,014 Kịch bản 25 Tháng 1/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,008 0,021 0,046 0,024 ĐNC2 0,009 0,027 0,050 0,032 ĐNC3 0,016 0,016 0,045 0,022 Kịch bản 26 Tháng 2/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,008 0,021 0,047 0,023 ĐNC2 0,008 0,026 0,050 0,031 ĐNC3 0,017 0,015 0,039 0,019 Kịch bản 27 Tháng 3/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,008 0,022 0,050 0,023 ĐNC2 0,008 0,026 0,051 0,032 ĐNC3 0,016 0,015 0,038 0,018 Kịch bản 28 Tháng 4/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,009 0,023 0,055 0,023 ĐNC2 0,008 0,025 0,051 0,030 ĐNC3 0,016 0,014 0,036 0,017 Kịch bản 29 Tháng 5/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,010 0,026 0,060 0,026 ĐNC2 0,009 0,028 0,056 0,033 ĐNC3 0,017 0,015 0,040 0,019 Kịch bản 30 Tháng 6/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,011 0,031 0,069 0,030 ĐNC2 0,010 0,026 0,059 0,030 ĐNC3 0,019 0,017 0,046 0,020 Kịch bản 31 Tháng 7/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,012 0,032 0,072 0,030 ĐNC2 0,010 0,026 0,060 0,030 ĐNC3 0,020 0,017 0,047 0,020 Kịch bản 32 Tháng 8/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,013 0,034 0,079 0,031 ĐNC2 0,010 0,026 0,063 0,031 ĐNC3 0,020 0,017 0,046 0,020 Kịch bản 33 Tháng 9/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,008 0,020 0,048 0,023 ĐNC2 0,007 0,019 0,045 0,025 ĐNC3 0,019 0,012 0,040 0,019 Kịch bản 34 Tháng 10/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,005 0,014 0,034 0,017 ĐNC2 0,005 0,014 0,033 0,018 ĐNC3 0,017 0,012 0,038 0,019 Kịch bản 35 Tháng 11/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,005 0,012 0,029 0,015 ĐNC2 0,004 0,012 0,029 0,017 ĐNC3 0,016 0,015 0,037 0,021 Kịch bản 36 Tháng 12/2010 Trung bình tháng ĐNC1 0,007 0,019 0,041 0,022 ĐNC2 0,007 0,020 0,042 0,024 ĐNC3 0,019 0,017 0,045 0,021 Kết quả tính toán được thể hiện trên các đồ thị từ Hình 34 tới Hình 47. Hình 34. Nồng độ CO trung bình các tháng và ngày xấu nhất trong tháng năm 2005 so với TCVN Hình 35. Nồng độ CO trung bình dự đoán năm 2010 Hình 36. Nồng độ NO2 trung bình các tháng và ngày xấu nhất trong tháng năm 2005 so với TCVN Hình 37. Nồng độ NO2 trung bình dự đoán năm 2010 Hình 38. Nồng độ SO2 trung bình các tháng và ngày xấu nhất trong tháng năm 2005 so với TCVN Hình 39. Nồng độ SO2 trung bình dự đoán năm 2010 Dưới đây là đồ thị nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm tại các điểm nhạy cảm trong năm 2005 và dự đoán cho năm 2010. Hình 40. Nồng độ bụi trung bình các tháng trong năm 2005 tại các điểm nhạy cảm Hình 41. Nồng độ bụi trung bình dự đoán năm 2010 tại các điểm nhạy cảm Hình 42. Nồng độ CO trung bình các tháng trong năm 2005 tại các điểm nhạy cảm Hình 43. Nồng độ CO trung bình dự đoán năm 2010 tại các điểm nhạy cảm Hình 44. Nồng độ NO2 trung bình các tháng trong năm 2005 tại các điểm nhạy cảm Hình 45. Nồng độ NO2 trung bình dự đoán năm 2010 tại các điểm nhạy cảm Hình 46. Nồng độ SO2 trung bình các tháng trong năm 2005 tại các điểm nhạy cảm Hình 47. Nồng độ SO2 trung bình dự đoán năm 2010 tại các điểm nhạy cảm Nhận xét: Ở hầu hết các kết quả, nồng độ chất ô nhiễm vào những ngày gió lặng luôn cao hơn ở điều kiện bình thường. Điều này cho thấy điều kiện khí tượng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát tán chất thải. Qua các kết quả đã trình bày trên, có thể thấy được nồng độ NO2 trung bình thángnăm 2005 vượt TCVN vào tháng 6 và tháng 8, và đa số vượt TCVN vào những ngày gió lặng. Ngoài ra tất cả các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Trong thời gian qua, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã ứng dụng một số công cụ tin học môi trường hỗ trợ cho công tác quản lý chất lượng không khí cho KCN Biên Hòa I . Trong quá trình thực hiện Đồ án “Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí KCN Biên Hòa 1 bằng công cụ tin học” đã thực hiện những nội dung dưới đây. Trong chương đầu tiên, tác giả đã trình bày tổng quan về tỉnh Đồng Nai, về điều kiện tự nhiên, xã hội và hiện trạng môi trường ở tỉnh Đồng Nai. Trong chương này cũng trình bày các thông tin về KCN Biên Hòa I, hiện trạng kinh tế, môi trường và những vấn đề cấp bật trong công tác quản lý môi trường không khí ở KCN. Đánh giá chất lượng không khí và tình hình quan trắc không khí. Dựa vào các kết quả phân tích, tác giả đã xây dựng nên bức tranh ô nhiễm nguồn nước sông, từ đó đưa ra tính cấp thiết của một hệ thống thông tin nhằm quản lý một cách tổng quát các nguồn thải thải vào kh1i quyển và xây dựng mô hình tính toán khả năng lan truyền các chất ô nhiễm đổ ra từ KCN trên. Trong chương 2 tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu một cách tổng quan về HTTTM. Trong chương này đã trình bày một cách khái quát về hệ thống cũng như những thành phần của một hệ thống, giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý và tính quan trọng của GIS trong nghiên cứu môi trường hiện đại. Trình bày các nguyên lý để xây dựng một HTTTMT, tích hợp GIS và hệ CSDL hiện đại. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phần mềm ENIMAP_BH. Cơ sở lý luận của ENVIMAP_BH gồm: Công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS), HTTTMT và công nghệ GIS. Cơ sở lý luận về HTTTMT giúp chúng ta hình thành các khối thông tin cần thiết trong ENIMAP_BH. Công nghệ phần mềm giúp hình thành sản phẩm tin học cho nhiều người có thể sử dụng. ENVIMAP_BH là một phần mềm ứng dụng GIS cho nên trong Đồ án đã trình bày khái quát về công nghệ này và vai trò của GIS trong công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực hiện Đồ án, tác giả đã tiến hành xử lý các dữ liệu từ các phần mềm GIS chuyên ngành. Trên cơ sở những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được thực hiện trong các đề tài của các tác giả trước và dựa vào mục tiêu cũng như nội dung nghiên cứu, trong Đồ án đã đề xuất cấu trúc, chức năng chính và các khối thông tin cho phần mềm ISSWQ (chương 3). Ở chương 3, đồ án cũng đã đề xuất cấu trúc CSDL môi trường để cho ENVIMAP_BH có thể vận hành. Trong quá trình thực hiện Đồ án, tác giả đã thu thập thông tin tại các CSSX trong KCN Biên Hòa I. Các thông tin chính này đã được nhập vào ENVIMAP_BH (chương 3). Trong Chương 3 cũng đã thực hiện công việc thống kê cũng như tính toán mức độ lan truyền khí thải từ các nhà máy. Những kết quả chính của Đồ án do chính tác giả thực hiện là: Dựa trên nền phần mềm ENVIMAP xây dựng chương trình ENVIMAP_BH trợ giúp công tác quản lý tổng hợp và thống nhất CSDL môi trường các CSSX thuộc KCN Biên Hòa I. Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cho ENVIMAP_BH hoạt động. Số liệu liên quan tới KCN Biên Hòa 1 đã được nhập vào ENVIMAP_BH. Với bộ số liệu hiện có, người sử dụng có thể hình dung được sự hoạt động về sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ môi trường tại các CSSX thuộc KCN Biên Hòa I. Tính toán sự phát tán ô nhiễm từ các ống khói nằm trong KCN Biên Hòa 1 theo kịch bản phát thải năm 2005 và khí tượng thực tế của năm 2005. Số liệu cho mô hình được lấy từ thực tế đo đạc cũng như kế thừa từ các đề tài trước đây. Trong Đồ án còn thực hiện phần dự báo cho năm 2010. Các kết quả tính toán mô phỏng cho thấy sự tương thích với số liệu quan trắc thực tế. Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải nằm trong KCN Biên Hòa 1 tới một số vị trí nhạy cảm nằm gần KCN này. Đã tích hợp nhiều văn bản pháp luật trong ENVIMAP_BH, các TCVN, và các quy định về môi trường trong các KCN, KCX. Hạn chế của đề tài: Do hạn chế về số liệu được cung cấp và thời gian do vậy một số thông tin về các CSSX thuộc KCN Biên Hòa chưa được nhập vào phần mềm ENVIMAP_BH. Độ tin cậy của số liệu phát thải chưa cao nên kết quả tính toán vẫn chỉ mang tính mô phỏng. Tài liỆu tham khẢo Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2005 – TP Biên Hòa, năm 2000. (do Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện). Báo cáo đánh giá giám sát môi trường khu công nghiệp Biên Hòa I năm 2004. (do Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2005 – TP Biên Hòa, tháng 3 năm 2006 (co Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai thực hiện) Trần Trọng Đức - GIS căn bản – Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp.HCM. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Trịnh Thị Thanh Duyên, 2004. Ứng dụng tin học môi trường phân tích ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Hòa Khánh, Tp. Đà Nẵng, Tạp chí Khi tượng Thủy văn, N 11 (527), 2004, trang 12 – 24. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, 2004. Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác giám sát chất lượng môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí Khi tượng Thủy văn, N 12 (517), 2004, trang 10 – 19. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, Võ Đăng Khoa, 2005. Xây dựng HTTTMT hỗ trợ thông qua quyết định môi trường cấp tỉnh thành. Tạp chí Khí tượng – Thủy văn, số 5 (533), trang 31 – 40. Trịnh Thị Thanh Duyên, 2004. Ứng dụng tin học và mô hình cho công tác giám sát môi trường không khí cho khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà nẵng. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa học, Đại học khoa học Huế, 5/2004. 50 trang. Bùi Tá Long, 2005. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, 335 trang. Phạm Ngọc Đăng, 1997. Môi trường không khí. Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 371 trang. Trần Ngọc Chấn, 2000. Ô nhiễm môi trường không khí và xử lý khí thải. Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 214 tr. www.envim.net, www.envim.com.vn PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CÁC NHÀ MÁY TRONG KCN Biên Hòa I STT Tên công ty Vốn đầu tư Quốc gia đầu tư Năm hoạt động 1 Chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu sản xuất Gia công và Bao bì 2.096.774  Việt Nam 2005 2 Chi nhánh Công ty KD vật tư & XNK VLXD 466.621 Việt Nam 2002 3 Chi nhánh Cty CP Lương thực và CNTP tại Đồng Nai 2.096.774  Việt Nam 2005 4 Chi nhánh Cty Vật tư XNK hóa chất (kho) 859.310 Việt Nam 1999 5 Chi nhánh Cty Xuất Nhập khẩu hoa quả 3 372.414 Việt Nam 2004 6 Chi nhánh số 1- Công ty TNHH Đồ gỗ Vương Quốc Xanh 2.096.774  Việt Nam 2005 7 Công ty Bông Đồng Nai 642.322 Việt Nam 1992 8 Công ty Cơ giới và xây lắp số 9 4.257.419 Việt Nam 1993 9 Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa 2.096.774 Việt Nam 2003 10 Công ty Cổ phần bê tông Biên Hòa 967.742 Việt Nam 2001 11 Công ty Cổ phần Bột giặt Net 1.419.354 Việt Nam 2003 12 Công ty Cổ phần Cơ khí Đồng Nai 303.226 Việt Nam 2003 13 Công ty Cổ phần Cơ khí thực phẩm và xây lắp Biên Hòa 451.612 Việt Nam 2004 14 Công ty Cổ phần Điện cơ Đồng nai 543.001 Việt Nam 2002 15 Công ty cổ phần Đồng Nai (Codona) 4.612.903 Việt Nam 1996 16 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 5.225.806 Việt Nam 2001 17 Công ty Cổ phần Gạch men Thanh Thanh 2.580.645 Việt Nam 2004 18 Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai 2.774.193 Việt Nam 2004 19 Công ty Cổ phần May Đồng Nai 990.322 Việt Nam 2001 20 Công ty cổ phần Nam Hải 59.355 Việt Nam 2002 21 Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai 735.484 Việt Nam 2000 22 Công ty cổ phần Việt Thái 774.193 Việt Nam 2001 23 Công ty Cổ phần Vina Café Biên Hòa 5.161.290 Việt Nam 2004 24 Công ty Cổ phần xây dựng Sonadezi (Sonacons) 645.161 Việt Nam 2001 25 Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa 3.612.903 Việt Nam 1999 26 Công ty CP chế biến hàng XK Đồng Nai 2.096.774  Việt Nam 2004 27 Công ty CP nhựa - XD Đồng Nai 193.548 Việt Nam 2003 28 Công ty CP Tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai 7.804.739 Việt Nam 2000 29 Công ty Gạch ngói Đồng Nai 292.322 Việt Nam 1995 30 Công ty Phát triển KCN Biên Hòa 23.225.806 Việt Nam 2005 31 Công ty Thiết bị điện (Thibidi) 905.546 Việt Nam 1995 32 Công ty TNHH Cheer Hope Việt Nam 3.000.000 VN-Đài Loan 2000 33 Công ty TNHH Chiu Yuan 200.000 Đài Loan 2000 34 Công ty TNHH PPG Việt Nam 2.333.000 Mỹ 2000 35 Công ty TNHH Saitex International (Việt Nam) 3.000.000 British Virgin Islands 2006 36 Công ty TNHH Việt Hoa 58.064 Việt Nam 1992 37 Công ty Xây dựng miền đông 293.354 Việt Nam 1993 38 Cty Ajinomoto Việt Nam 53.255.495 Nhật Bản 1991 39 Cty Cổ phần Điện tử Biên Hòa 3.870.967 Việt Nam 2004 40 Cty Cổ phần Nhất Nam 415.096 Việt Nam 2004 41 Cty CP Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom 18.116.129 Việt Nam 2004 42 Cty Dây đồng Việt nam CFT 20.000.000 VN-Nhật Bản 1997 43 Cty LD sản xuất nguyên vật liệu Bao bì Korex-Packsimex 1.300.000 VN-Hàn Quốc 1996 44 Cty LD Việt-Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc (Proconco) 50.000.000 VN-Pháp 1991 45 Cty Liên doanh Iwaki Pumps Việt Nam 300.000 Việt Nam-Nhật Bản-Đài Loan 2005 46 Cty Liên doanh Lenex sản xuất vật liệu và thiết bị xây dựng 2.436.420 VN-Hàn Quốc 1995 47 Cty Liên doanh VI.DA 2.500.000 VN-Đài Loan 2002 48 Cty May Công nghiệp Đồng Nai 396.759 Việt Nam 2004 49 Cty Quan Sheng Việt Nam 600.000 Đài Loan 2005 50 Cty Thực phẩm và Nước giải khát Dona Newtower 7.551.850 VN-Trung Quốc 1994 51 Cty TNHH Asia Reed Việt Nam 195.000 Hàn Quốc 2001 52 Cty TNHH Bao bì Hương Nam 129.032 Việt Nam 2005 53 Cty TNHH Clipsal Việt Nam 5.900.000 VN-Trung Quốc 1996 54 Cty TNHH DongIl Engineering Việt Nam 740.000 Hàn Quốc 2002 55 Cty TNHH giặt mài Civic Đài Loan 2005 56 Cty TNHH một thành viên Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai (Docam) 1.935.484 Việt Nam 2004 57 Cty TNHH MTV Chế tạo động cơ (Vinappro) 907.379 Việt Nam 2004 58 Cty TNHH Sản xuất- Chế biến gỗ xuất khẩu Danh Nguyên 2.096.774  Việt Nam 2005 59 Cty TNHH sản xuất hàng mây gỗ Đồng Nai-Bochang 2.300.000 Đài Loan 1992 60 Cty TNHH SX TMXD Hoàng Phúc 96.774 Việt Nam 1997 61 Cty TNHH SXTM Tân Đông Dương 2.096.774  Việt Nam 2005 62 Cty TNHH Tôn tráng kẽm Việt Nam 896.552 Việt Nam 2004 63 Cty TNHH Việt Giai 307.655 Việt Nam 2004 64 Cty TNHH Viko Glowin 10.000.000 Hàn Quốc 1992 65 Cty TNHH Woowon Việt Nam 600.000 Hàn Quốc 2005 66 Cty Tôn Phương Nam 15.680.000 VN-Malaysia-Nhật Bản 1995 67 Cty Vật liệu chịu lửa Nam Ưng 750.000 VN-Trung Quốc 2001 68 HĐHT SX Sơn Cao cấp Giữa Cty CP Sơn Đồng Nai và International Coatings 1.411.681 VN-Anh 1991 69 Nhà máy cơ khí luyện kim 884.090 Việt Nam 1994 70 Nhà máy Gạch ngói Đồng Nai 2 2.096.774  Việt Nam 2006 71 Nhà máy Hoá chất Biên Hòa 1.650.968 Việt Nam 2004 72 Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 1.587.586 Việt Nam 2004 73 Nhà máy Len Biên Hòa 1.273.887 Việt Nam 1999 74 Nhà máy Sấy Thăng Hoa 509.677 Việt Nam 2004 75 Nhà máy Sữa Dielac 2.096.774  Việt Nam 2002 76 Nhà máy Thép Biên Hòa 17.241.379 Việt Nam 1994 77 Nhà máy Xi măng trắng BMT 2.096.774  Việt Nam 2004 78 Trung tâm kỹ thuật 3 146.483 Việt Nam 2004 79 Xí nghiệp Ắc Quy Đồng Nai 1.006.138 Việt Nam 2000 80 Xí nghiệp Cao su Đồng Nai (Casumina Đồng Nai) 767.523 Việt Nam 2004 81 Xí nghiệp Cao su Tam Hiệp (Rubico) 544.828 Việt Nam 2004 82 Xí nghiệp Dây và Cáp điện Thành Mỹ 247.379 Việt Nam 2001 83 Xí nghiệp Đèn ống 107.862 Việt Nam 2004 84 Xí nghiệp Fashion Garments LTD. 2.366.350 Trung Quốc 1991 85 Xí nghiệp Hơi kỹ nghệ Biên Hòa 2.096.774  Việt Nam 2000 86 Xí nghiệp Kết cấu thép 659.448 Việt Nam 2004 87 Xí nghiệp kho vận và dịch vụ Thương mại An Bình- Công ty CP Tổng hợp Gỗ Tân Mai 2.096.774  Việt Nam 2006 88 Xí nghiệp Long Biên 2.096.774  Việt Nam 2001 89 Xí nghiệp Ống thủy tinh 1.994.276 Việt Nam 2004 90 Xí nghiệp Vĩnh Hưng 384.745 Việt Nam 1993 91 Xí nghiệp xây dựng & sản xuất công nghiệp- Công ty CP Đầu tư xây dựng số 5 2.096.774  Việt Nam 2005 92 Xí nghiệp xây dựng sản xuất Công nghiệp 3.671.793 Việt Nam 2004 93 XNCB nông sản & thực phẩm chăn nuôi 28.645 Việt Nam 1994 94 Xưởng chế biến đũa xuất khẩu (Cty TNHH SXKD ED) 2.096.774  Việt Nam 2004 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH PHÁT TÁN Ô NHIỄM 12 THÁNG NĂM 2005 VÀ DỰ báo CHO NăM 2010 Trung bình tháng Lặng gió Hình 48. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 49. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 1 năm 2005 Hình 50. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 51. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 2 năm 2005 Hình 52. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 53. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 3 năm 2005 Hình 54. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 55. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 4 năm 2005 Hình 56. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 57. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 5 năm 2005 Hình 58. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 59. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 6 năm 2005 Hình 60. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 61. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 7 năm 2005 Hình 62. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 63. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 8 năm 2005 Hình 64. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 65. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 9 năm 2005 Hình 66. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 67. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 10 năm 2005 Hình 68. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 69. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 11 năm 2005 Hình 70. Phân bố nồng độ bụi nhẹ trung bình tháng 12 năm 2005 Hình 71. Phân bố nồng độ bụi nhẹ ngày lặng gió tháng 12 năm 2005 Phân bố nồng độ trung bình của CO tính theo tháng và theo ngày xấu nhất của tháng trong năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 72. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 73. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 1 năm 2005 Hình 74. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 75. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 2 năm 2005 Hình 76. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 77. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 3 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 78. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 79. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 4 năm 2005 Hình 80. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 81. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 5 năm 2005 Hình 82. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 83. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 6 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 84. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 85. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 7 năm 2005 Hình 86. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 87. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 8 năm 2005 Hình 88. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 89. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 9 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 90. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 91. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 10 năm 2005 Hình 92. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 93. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 11 năm 2005 Hình 94. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 12 năm 2005 Hình 95. Phân bố nồng độ CO ngày lặng gió tháng 12 năm 2005 Phân bố Nồng độ trung bình của NO2 tính theo tháng và theo ngày xấu nhất của tháng trong năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 96. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 97. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 1 năm 2005 Hình 98. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 99. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 2 năm 2005 Hình 100. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 101. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 3 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 102. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 103. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 4 năm 2005 Hình 104. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 105. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 5 năm 2005 Hình 106. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 107. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 6 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 108. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 109. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 7 năm 2005 Hình 110. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 111. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 8 năm 2005 Hình 112. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 113. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 9 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 114. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 115. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 10 năm 2005 Hình 116. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 117. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 11 năm 2005 Hình 118. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 12 năm 2005 Hình 119. Phân bố nồng độ NO2 ngày lặng gió tháng 12 năm 2005 Phân bố nồng độ trung bình của SO2 tính theo tháng và theo ngày xấu nhất của tháng trong năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 120. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 121. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 1 năm 2005 Hình 122. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 123. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 2 năm 2005 Hình 124. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 125. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 3 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 126. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 127. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 4 năm 2005 Hình 128. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 129. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 5 năm 2005 Hình 130. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 131. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 6 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 132. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 133. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 7 năm 2005 Hình 134. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 135. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 8 năm 2005 Hình 136. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 137. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 9 năm 2005 Trung bình tháng Lặng gió Hình 138. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 139. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 10 năm 2005 Hình 140. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 141. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 11 năm 2005 Hình 142. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 12 năm 2005 Hình 143. Phân bố nồng độ SO2 ngày lặng gió tháng 12 năm 2005 Phân bố nồng độ trung bình tháng của bụi và CO theo dự đoán năm 2010 Bụi và CO – dự đoán năm 2010 – trung bình tháng Bụi CO Hình 144. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 1 năm 2010 Hình 145. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 1 năm 2010 Hình 146. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 2 năm 2010 Hình 147. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 2 năm 2010 Hình 148. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 3 năm 2010 Hình 149. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 3 năm 2010 Bụi CO Hình 150. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 4 năm 2010 Hình 151. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 4 năm 2010 Hình 152. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 5 năm 2010 Hình 153. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 5 năm 2010 Hình 154. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 6 năm 2010 Hình 155. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 6 năm 2010 Bụi CO Hình 156. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 7 năm 2010 Hình 157. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 7 năm 2010 Hình 158. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 8 năm 2010 Hình 159. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 8 năm 2010 Hình 160. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 9 năm 2010 Hình 161. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 9 năm 2010 Bụi CO Hình 162. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 10 năm 2010 Hình 163. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 10 năm 2010 Hình 164. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 11 năm 2010 Hình 165. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 11 năm 2010 Hình 166. Phân bố nồng độ bụi trung bình tháng 12 năm 2010 Hình 167. Phân bố nồng độ CO trung bình tháng 12 năm 2010 Phân bố nồng độ trung bình tháng của NO2 và SO2 theo dự đoán năm 2010 NO2 SO2 Hình 168. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 169. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 1 năm 2005 Hình 170. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 171. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 2 năm 2005 Hình 172. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 173. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 3 năm 2005 Hình 174. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 175. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 4 năm 2005 Hình 176. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 177. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 5 năm 2005 Hình 178. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 179. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 6 năm 2005 Hình 180. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 181. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 7 năm 2005 Hình 182. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 183. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 8 năm 2005 Hình 184. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 185. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 9 năm 2005 Hình 186. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 187. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 10 năm 2005 Hình 188. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 189. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 11 năm 2005 Hình 190. Phân bố nồng độ NO2 trung bình tháng 12 năm 2005 Hình 191. Phân bố nồng độ SO2 trung bình tháng 12 năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUT.doc
Tài liệu liên quan