Kết quả thu được và thực tế điều tra cho thấy nhu cầu cải tạo môi trường sông Tô Lịch của nhân dân rất cấp bách, kết quả tính toán chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu của họ. Thực tế cho thấy rằng họ sẵn sàng đóng góp cho công trình cải tạo sông Tô Lịch nếu như việc đó diễn ra một cách triệt để và thật sự có hiệu quả mang lại lợi ích rõ rệt cho nhân dân. Vấn đề đặt ra không phải là nhân dân có chịu đóng góp hay không mà ở chỗ hoạt động cải tạo có đúng như dự kiến mang lại những lợi ích thiết thực hay không, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho nhân dân, giúp việc thu phí hỗ trợ hoạt động cải tạo.
Đây sẽ là một nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải tạo môi trường sông Tô Lịch nói riêng cũng như cải tạo những cảnh quan xung quanh con người, ảnh hưởng tới môi trường sống và làm việc của con người nói chung.
58 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình xác định mức phí đóng góp ở cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ việc cải thiện môi trường sông Tô Lịch giúp giảm bớt gánh nặng chi tiêu Ngân sách Nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở lớp 1 chính là “người ăn theo”. Vì vậy phần diện tích không gạch sọc chính là phần có người ăn theo. Khi tính phí vì xuất hiện những “người ăn theo” nên phần xã hội có thể thu được về là phần thể hiện lợi ích thực của xã hội. Như vậy phần lợi ích tối thiểu của xã hội ( của 97 hộ ) là phần gạch sọc trên hình vẽ.
Tổng lợi ích thực của xã hội khi cải tạo nước sông lên mức 1 là TBM ( 1000đ )
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu điều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t x M = 1 x 3816,32):
FMIN Ê F Ê FMAX
Như vậy ta có thể tìm được giá trị lợi ích gia tăng mà mỗi hộ trung bình nhận được khi chất lượng nước sông được cải thiện lên mức I được chính là mức phí F.
Tổng giá trị của việc cải thiện hiện nay được ước tính bằng cách nhân giá trị trung bình của mỗi hộ với số hộ tổng thể (375000 hộ) là TB (đơn vị đ).
Trên thực tế mức WTP mà người dân đưa ra bao giờ cũng chỉ vào khoảng 70 - 90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả. Như vậy mức phí sẽ nằm trong khoảng
FMIN *100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
1331,422 Ê P Ê 12315,6
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 1331,442 đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 1500đồng/hộ/tháng
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu Nhà nước có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 1500 x 375.000 = 562,5 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu của dự án trong 1 tháng: 562,5 triệu đồng
b. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông (lớp 1)
D21: P21 = 75884 - 6994Q21
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông (lớp 2)
D22 : P22 = 8918 - 444Q22
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D21 và D22, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đường cầu trên ta có đường cầu xã hội D2
Phương trình đường cầu xã hội :
D2 : P2 = P21+P22 = 84802 - 7438Q2
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
P
84802
75884 D2
D21
D22
0 10,84 20,28 Q
Hình 5: Đường cầu chất lượng nước sông trong giai đoạn II
Tổng lợi ích thực là phần diện tích gạch dọc :
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*3232,83)
FMIN Ê F Ê FMAX
4971,6 – 3232,83Ê F Ê 4971,6 + 3232,83
1738,77Ê F Ê 8204,43
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN x 100/90 Ê P Ê FMAXx100/70
1738,77x100/90 Ê P Ê 8204,43x100/70
1931,97đồng/ tháng Ê P Ê 11720,6 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 1931,97đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 2000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu cho phép thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 2000 x 375.000 = 750 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu được phép thu trong 1 tháng: 750 triệu đồng
c. Đối với tình huống 3 (nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước có thể sử dụng vào mục đích giải trí)
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông(lớp 1)
D31: P31 = 113373 – 9952 Q31
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 1)
D32: P32 = 23846 – 2360 Q32
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D31 và D32, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đường cầu trên ta có đường cầu xã hội D3
Phương trình đường cầu xã hội :
D3 : P3 = P31+P32 = 137216 – 12312 Q3
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
P
137219
113373 D3
D31
23846 D32
0 10,1 11,39 Q
Hình 6: Đường cầu chất lượng nước sông trong giai đoạn III
Tổng lợi ích thực là phần diện tích gạch sọc :
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đồng )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*5078,6)
F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng, theo số liệu tính toán được, từ trên ta có:
FMIN Ê F Ê FMAX
2735,19 Ê F Ê 12892,39
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN*100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
3039,1đồng/ tháng Ê P Ê 18417,7 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 3039,1đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 3000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích tối thiểu có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 3000 x 375.000 = 1125 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu cho phép thu trong 1 tháng: 1125 triệu đồng.
d. Nhận xét
Từ mô hình tính toán được các mức phí đối với 3 tình huống
+ Tình huống 1: 1500 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 2: 2000 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 3: 3000 đồng/ hộ/ tháng.
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đồng )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*5078,6)
F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng, theo số liệu tính toán được, từ trên ta có:
FMIN Ê F Ê FMAX
2735,19 Ê F Ê 12892,39
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN*100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
35,19x100/90 Ê P Ê 12892,39 x100/70
3039,1đồng/ tháng Ê P Ê 18417,7 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 3039,1đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 3000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích tối thiểu có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 3000 x 375.000 = 1125 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu cho phép thu trong 1 tháng: 1125 triệu đồng.
d. Nhận xét
Từ mô hình tính toán được các mức phí đối với 3 tình huống
+ Tình huống 1: 1500 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 2: 2000 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 3: 3000 đồng/ hộ/ tháng.
Bảng 10: Số liệu miêu tả mức Chi tiêu và các mức WTP 3 tình huống của mẫu
Đơn vị: đồng.
N
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
CHI_TIEU
97
150000
3200000
1.234.020,62
WTP1
97
0
200000
18.110,31
WTP2
97
0
200000
22.024,7423
WTP3
97
0
350000
32.739,1753
Mức phí trên đây so với mức WTP trung bình mẫu trong bảng là khá thấp. Sở dĩ xảy ra tình trạng này do xuất hiện người ăn theo. Những người dân sống ở lớp 2 là những người ít phải chịu ô nhiễm môi trường hơn so với lớp 1 nên khi cải tạo sông họ cũng sẽ được hưởng lợi ít hơn. Khi tính lợi ích thực của xã hội đã bỏ đi phần diện tích không gạch sọc (hình 3,4,5) chính là phần có người ăn theo, vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn tới mức phí tính toán theo mô hình thấp hơn so với mức WTP trung bình mẫu điều tra.
Mức phí lớn nhất mà người dân sẵn sàng đóng ở tình huống 3 lên tới 350.000đồng/hộ/ tháng. Kết quả này thật khó tin, nhưng đây là mức WTP của hộ có mức chi tiêu 2.500.000/tháng của 1 hộ có 3 người. Điều này thể hiện sự bức xúc của những người dân nơi đây. Tuy nhiên đó chỉ là một kết quả cá biệt, trên thực tế, để đưa ra một mức WTP, người dân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nên thậm chi kết quả cuối cùng họ quyết định có thể bị sai lệch hoàn toàn và khi thực tế phải đóng một mức phí như vậy có lẽ họ sẽ là những người đầu tiên không đồng ý.
Trong quá trình điều tra thực tế, mức sẵn lòng chi trả (WTP) do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chẳng hạn như: trình độ văn hoá, mức chi tiêu, mức độ ô nhiễm, khoảng cách từ nhà người dân tới bờ sông( thuộc lớp 1 hay lớp 2 ), nơi người dân ở đã thực hiện xong giai đoạn I chưa( đã kè bờ và vớt rác chưa )...Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa từng yếu tố này với WTP là rất cần thiết.
3.3.2. Các yếu tố tác động tới WTP
a. Mối Quan hệ giữa WTP và Chi tiêu của hộ gia đình
* Mối Quan hệ giữa wtp1 và Chi tiêu (hình 8)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, giá trị ý nghĩa của đồ thị P_value = 0.061 (không có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 1 của dự án mà người dân sẵn sàng trả chưa chắc đã phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
Qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thu được phương trình:
WTP1 = 8172,929 + 0,0008053 C
Nhìn vào phương trình hồi qui ta thấy khi Mức chi tiêu của hộ gia đình tăng lên 1đồng thì Mức sẵn sàng chi trả WTP ở tình huống 1 sẽ tăng lên 0,0008053 đồng. Tuy nhiên giá trị ý nghĩa của hệ số 0,0008053 là
P_value = 0,191 > 0,05 ( không có ý nghĩa ) cũng cho thấy WTP ở giai đoạn 1 của dự án mà người dân sẵn sàng trả chưa chắc đã phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
Điều này có thể được lý giải do mức WTP người dân sẵn sàng chi trả ở tình huống 1 là thấp nhất, nằm trong khả năng chi tiêu của hộ gia đình nên sự tăng hay giảm Chi tiêu của hộ gia đình không ảnh hưởng tới mức WTP 1.
* Mối Quan hệ giữa wtp 2 va Chi tiêu( hình 9)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.0387(có ý nghĩa)cho thấy WTP ở giai đoạn 2 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
Qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thu được phương trình:
WTP1 = 12834 + 0,0007448 C
Nhìn vào phương trình hồi qui ta thấy khi Mức chi tiêu của hộ gia đình tăng lên 1 đồng thì Mức sẵn sàng chi trả WTP ở tình huống 1 sẽ tăng lên 0,0007448 đồng. Tuy nhiên giá trị ý nghĩa của hệ số 0,0007448 là P_value = 0,051 xấp xỉ 0,05 ( có ý nghĩa ) cũng cho thấy WTP ở giai đoạn 2 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình. Do mức WTP người dân sẵn sàng chi trả ở tình huống là khá cao, đã bắt đầu ảnh hưởng tới khả năng chi tiêu của hộ gia đình nên sự tăng hay giảm. Chi tiêu của hộ gia đình ảnh hưởng tới mức WTP 2, mặc dù mức ảnh hưởng không đáng kể (tăng 0,0007448 đồng).
* Mối Quan hệ giữa wtp 3 va Chi tiêu (hình 10)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, giá trị ý nghĩa của đồ thị P_value = 0,043 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 3 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
Qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thu được phương trình:
WTP1 = 15158,442 + 0,001452 C
Nhìn vào phương trình hồi qui ta thấy khi Mức chi tiêu của hộ gia đình tăng lên 1 đồng thì Mức sẵn sàng chi trả WTP ở tình huống 1 sẽ tăng lên 0,001452 đồng. Tuy nhiên giá trị ý nghĩa của hệ số 0,001452 là P_value = 0,058 xấp xỉ 0,05 ( có ý nghĩa ) cũng cho thấy WTP ở giai đoạn 3 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình. Do mức WTP người dân sẵn sàng chi trả ở tình huống là khá cao, thực sự ảnh hưởng tới khả năng chi tiêu của hộ gia đình nên sự tăng hay giảm Chi tiêu của hộ gia đình ảnh hưởng tới mức WTP 3.
b. Mối quan hệ giữa WTP và Trình_độ
* WTP1 và trình độ (hình 11)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0,052 (không có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 1 của dự án mà người dân sẵn sàng trả chưa chắc đã phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
* WTP2 và trình độ (hình 12)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0,035 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 2 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
* WTP3 và trình độ (hình 13)
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0,097 ( không có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 3 của dự án mà người dân sẵn sàng trả chưa chắc đã phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
Bảng 11: Trình độ văn hoá của người điền phiếu
Trình độ văn hoá
Số người
Tỷ lệ mẫu (%)
Cấp 2
17
17,5
Cấp 3
37
38,1
Đại học
38
39,2
Sau đại học
5
5,2
Tổng
97
100,0
Qua mẫu điều tra 97 hộ nhận thấy trình độ văn hoá của người điền phiếu hầu hết là trình độ cấp 3 và đại học và là trình độ có những hiểu biết nhất định về bảo vệ môi trường và những lợi ích họ được hưởng khi môi trường sống được cải tạo. Vì vậy ở cả 3 đồ thị đều cho thấy Mức giá sẵn lòng trả ở 3 tình huống đều tăng dần theo trình độ văn hoá từ cấp 2 lên cấp 3 và những người học đại học là những người trả mức WTP cao nhất. Điều này có thể cho những nhận xét ban đầu về sự tăng dần của WTP theo trình độ văn hoá.
Tuy nhiên đối với những người trình độ văn hoá Sau đại học lại trả mức WTP thấp hơn hẳn so với những người bậc Đại học, có thể do tỷ lệ mẫu điều tra quá ít (chỉ chiếm 5,2% mẫu) nên không thể khẳng định sự trả thấp này phụ thuộc vào trình độ văn hoá. Bên cạnh đó, qua quá trình điều tra cho thấy những người ở bậc sau đại học đều cho rằng nguồn vốn để đầu tư cải thiện môi trường sông Tô Lịch là của Nhà nước, không thể thu từ dân. Một điều đáng chú ý là trong 22 hộ không đồng ý trả mức WTP ở tình huống 1 thì lại không có một người nào ở trình độ sau đại học. Như vậy mặc dù không đồng ý về mặt chính sách thu phí cải thiện môi trường sông Tô Lịch nhưng họ cũng phần nào hiểu được những lợi ích và nghĩa vụ đóng phí vì vậy họ đều trả ở một mức nhất định.
Một lý do nữa là trong 3 tình huống, đã có 2 tình huống giá trị P_value > 0,05 thể hiện sự phụ thuộc giữa WTP và trình độ văn hoá là không chắc chắn.
Như vậy qua 3 điều phân tích ở trên, ta nhận thấy sự tăng dần của WTP không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ văn hoá của người điền phiếu mà phụ thuộc vào sự văn minh, “ý thích cá nhân” của mỗi người.
Từ kết quả ban đầu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới số hộ sẵn sàng đóng góp mức WTP nhất định nào đó. Vì vậy mức phí tính toán được có thể chưa phù hợp với đại đa số người dân sống bên sông Tô Lịch, vì vậy cần phải kiểm nghiệm lại mức phí trên thực tế đồng thời cần thiết lập mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP và số hộ sẵn sàng đóng phí.
c. Đánh giá quan hệ giữa WTP, Mức chi tiêu của hộ gia đình và tác động của giai đoạn thực hiện cải tạo môi trường.
Trên sông Tô Lịch có những đoạn đã thực hiện xong giai đoạn I của Dự án (kè bờ và vớt rác trên sông, khơi thông dòng chảy) và có những đoạn sông chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong hoạt động cải tạo này. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là liệu có sự khác biệt giữa mức WTP của người dân ở 2 khu vực này không, liệu khi đã thực hiện xong giai đoạn I có làm cho người dân thấy tin tưởng vào kết quả thực hiện và hiểu rõ hơn những lợi ích mà mình được hưởng hay không. Đồng thời WTP lại có mối quan hệ mật thiết với mức chi tiêu của hộ gia đình.
Vì vậy, để xác định những mối quan hệ cần dựa vào Mô hình lý thuyết về đánh giá quan hệ giữa WTP, Mức chi tiêu của hộ gia đình (C) và Tác động của việc thực hiện giai đoạn I của Dự án (K) tới WTP.
WTP= m+ nC + pK
Trong đó K là biến giả:
K= 0 khi việc thực hiện giai đoạn I của Dự án không tác động tới WTP
K= 1 khi việc thực hiện giai đoạn I của Dự án tác động tới WTP
Việc kiểm định giả thiết này tương đương với kiểm định giả thiết
H0: p = 0
H1: p # 0
Sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, thu được các phương trình hồi qui đối với 3 tình huống cải tạo như sau
WTP1 = -887,585 + 0,009853C + 11243,471K
WTP2 = 5735,429 + 0,008858C + 8808,639K
WTP3 = 23223,499 + 0,01264 – 10008,2K
Mặc dù mức ý nghĩa của các hệ số p của K lớn hơn 0,05, tuy nhiên các kiểm định T_test đều cho kết quả bác bỏ H0, chấp nhận H1. Như vậy việc thực hiện giai đoạn I của Dự án có tác động tới WTP.
Các hệ số p của biến giả K cho thấy sự chênh lệch trung bình giữa mức tiền sẵn lòng chi trả WTP của người dân sống ở khu vực đã được thực hiện xong giai đoạn I và những người dân khu vực chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong giai đoạn I.
Đối với tình huống 1 (thực hiện giai đoạn I của dự án), nhóm người dân sống ở khu vực đã cải tạo (theo giai đoạn I) có xu hướng trả mức mức WTP trung bình cao hơn 11243,471 đồng so với mức WTP của người dân ở khu vực chưa cải tạo.
Đối với tình huống 2 (thực hiện giai đoạn II của dự án), nhóm người dân sống ở khu vực đã cải tạo (theo giai đoạn I) có xu hướng trả mức mức WTP trung bình cao hơn 8806,839 đồng so với mức WTP của người dân ở khu vực chưa cải tạo.
Đối với tình huống 3 (thực hiện giai đoạn III của dự án), nhóm người dân sống ở khu vực đã cải tạo (theo giai đoạn I) có xu hướng trả mức WTP trung bình thấp hơn 10008,2 đồng so với mức WTP của người dân ở khu vực chưa cải tạo.
Như vậy chúng ta thấy có một xu hướng Dự án càng đi vào thực hiện các giai đoạn cải tạo thì nhóm người dân sống ở khu vực đã cải tạo (theo giai đoạn I) có xu hướng trả mức WTP trung bình ngày càng thấp đi so với mức WTP của người dân ở khu vực chưa cải tạo. Nhưng mức WTP ở giai đoạn II vẫn được nhóm người dân sống ở khu vực đã cải tạo trả cao hơn so với khu vực chưa cải tạo. Có xu hướng này vì những người dân ở khu vực đã cải tạo theo giai đoạn I mới chỉ nhìn thấy kết quả thực tiễn của giai đoạn I mà chưa rõ khi kết thúc giai đoạn II và III sẽ đem lại lợi ích cho họ như thế nào. Bên cạnh đó, việc thực hiện giai đoạn I của dự án diễn ra với tốc độ quá chậm khiến người dân bị mất lòng tin. Đồng thời qua cuộc điều tra lần 2 cho thấy người dân chỉ sẵn sàng đóng phí cho mỗi giai đoạn khi đã nhìn thấy kết quả thực hiện.
3.4. Đánh giá kết quả của cuộc điều tra lần 2.
Cuộc điều tra lần 2 bao gồm 2 hoạt động. Thứ nhất tiến hành phát phiếu điều tra 40 hộ dân cư sống bên bờ sông Tô Lịch tại các tổ 45B, 11C, 12B, 6B, 11B và tổ 41 của phường Thượng Đình và các tổ 17, 20, 22 và tổ 30 của phường Trung Hoà. Đồng thời tiến hành phỏng vấn các tổ trưởng tổ dân phố nơi đây (nội dung điều tra và phỏng vấn: xem phần phụ lục ).
3.4.1. Đánh giá mức phí và hệ thống nhân viên thu phí.
Nội dung của cuộc điều tra lần 2 nhằm kiểm định xem người dân có sẵn sàng đóng mức phí đã được tính toán từ số liệu điều tra lần 1 hay không và tìm hiểu xem ai là người thu phí hợp lý nhất ( Tổ trưởng tổ dân phố hay hệ thống nhân viên thu phí riêng ). 40 hộ được hỏi cho kết quả điều tra như trong bảng 12.
Bảng 12: Kết quả điều tra lần 2
Đồng ý nộp phí
Không đồng ý
Người thu phí là tổ trưởng dân phố
Hệ thống nhân viên thu phí riêng
Số hộ
31
9
25
6
Tỷ lệ (%)
77,5
22,5
80,75
19,35
Trong những hộ không đồng ý nộp phí, có 2 hộ cho rằng mức phí như vậy là cao, chỉ nên thu mức cao nhất là 2000đ/ hộ/ tháng( bằng mức phí an ninh xã hội ). Còn lại 7 hộ không đồng ý nộp phí không phải do mức phí cao hay thấp mà vì rất nhiều lý do như: không biết những lợi ích được hưởng khi nộp phí, do sợ mình nộp phí mà người khác lại không nộp, cho rằng phúc lợi cộng cộng cải thiện môi trường cho dân là trách nhiệm của Nhà nước nên người dân không có nghĩa vụ phải đóng góp tiềnĐồng thời 9 hộ này cũng không cho ý kiến gì về người thu phí hợp lý nhất.
Như vậy lý do chính của những hộ không đồng ý nộp phí là do ý thức của họ về lợi ích môi trường chưa cao điều này sẽ gây khó khăn cho người đi thu phí phải giải thích những lợi ích họ được hưởng khi cải thiện môi trường sông. Đồng thời tâm lý sợ có “người ăn theo” cũng đã xuất hiện. Có thể nói “người ăn theo” là đặc trưng của hàng hoá công cộng, điều này không thể tránh khỏi bởi trong những nhóm lớn, động lực khuyến khích bất kỳ một người nào trở thành người ăn theo cũng lớn hơn vì mỗi người đều cho rằng số đông những người hưởng thụ còn lại sẽ đóng góp đủ tiền để trang trải hàng hoá. Vì vậy tâm lý sợ có “người ăn theo” là điều tất yếu.
Kết quả trên cho thấy số hộ đồng ý đóng phí là 77,5% phù hợp với kết quả phỏng vấn theo kinh nghiệm các tổ trưởng dân phố, mức phí này có thể thu được từ 50% đến 90%. Về khoảng thời gian giữa mỗi lần thu phí các tổ trưởng tổ dân phố cho rằng nên thu theo từng quý như vậy sẽ đỡ vất vả cho người đi thu, người dân lại không bị cảm giác liên tục phải đóng tiền từng tháng, đồng thời số tiền đóng cũng không nhiều so với đóng phí an ninh theo từng năm. Như vậy mức phí tính toán được từ cuộc điều tra lần 1 đối với 3 tình huống là phù hợp.
+ Tình huống 1: 1500 đồng/ hộ/ tháng hay 4500 đồng/ hộ/ quý.
+ Tình huống 2: 2000 đồng/ hộ/ tháng hay 6000 đồng/hộ/quý.
+ Tình huống 3: 3000 đồng/ hộ/ tháng hay 9000 đồng/hộ/quý.
3.4.2. Tổng số phí thu được
Theo dự kiến giai đoạn I được thực hiện trong 5 năm (1996 – 2000), nguồn vốn được thu hồi sau 20 năm (đầu năm 2016) . Giai đoạn II được thực hiện trong 10 năm (2001 – 2010), nguồn vốn được thu hồi sau 20 năm (đầu năm 2020). Việc thu phí được thực hiện sau khi kết thúc mỗi giai đoạn. Như vậy mức phí giai đoạn I sẽ được thu trong 10 năm thực hiện giai đoạn II. Mức thu phí theo giai đoạn II sẽ đuợc thu sau khi kết thúc giai đoạn II. Ngoài ra mỗi năm còn chi một khoản tiền duy tu hàng năm là 1,163 tỷ đồng và chi 10% tổng số phí thu được cho nhân viên thu phí.
Giả thiết ban đầu thu đủ 100% hộ dân nhưng qua kết quả điều tra đợt 2 cho thấy số hộ đồng ý đóng phí là 77,5% phù hợp với kết quả phỏng vấn theo kinh nghiệm các tổ trưởng dân phố, mức phí này có thể thu được từ 50% đến 90%. Như vậy tạm tính sẽ thu được 80% số hộ dân có liên quan.
Lãi suất tháng: 0,7%/tháng.
Lãi suất quý: 2,1%/quý.
Lãi suất năm: 8,4%/năm.
* Giai đoạn I:
Với mức phí PMIN = 1500 đồng/hộ/tháng tức là 4500 đ/hộ/quý, trong một quý thu 100% hộ dân được:
375000 x 4500 = 1687,5 (triệu đồng) = 1,6875 (tỷ đồng)
Thực thu trong 1 quý = 80%Phí thu được – 10% Phí thu được
= 70% Phí thu được = 1687,5 x 70% = 1181.25 tỷ đồng
Như vậy trong 1 năm có
1,18125 x [(1+ 0,021)4 – 1] / 0,021 = 4,875 (tỷ đồng)
Thực thu trong 1 năm = 4,875 - Chi phí duy tu hàng năm
= 4,875 - 1,163 = 3,712 (tỷ đồng)
Thu trong 10 năm, tổng số thu được là:
3,712 x [(1+ 0,084)10– 1] / 0,084 = 54,806 (tỷ đồng)
* Giai đoạn II:
Với mức phí PMIN = 2000 đồng/hộ/tháng tức là 6000 đ/hộ/quý.
Thực thu trong 1 quý = 6.000 x 375.000 x 70% = 1.575.000.000 đồng
= 1,575 tỷ đồng
Như vậy trong 1 năm có
1,575 x [(1+ 0,021 )4 – 1] / 0,021 = 6,5006 (tỷ đồng)
Thực thu trong 1 năm = 6,5006 - 1,163 = 5,3376 (tỷ đồng)
Như vậy số phí thu được chỉ mang tính chất góp phần cùng với Nhà nước hoàn trả vốn OECF cho Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội. Sau thời điểm hoàn trả vốn vay, Nhà nước có thể tiếp tục thu mức phí giai đoạn II.
Chương iv: kết luận và kiến nghị
4.1. Về mặt phương pháp
4.1.1. Kết Luận
Phương pháp CVM được sử dụng phổ biến cho việc đánh giá giá trị tài sản môi trường. Với mục tiêu muốn tiếp cận phương pháp một cách hiệu quả, mô hình xác định mức phí từ dân cho việc cải tạo sông Tô Lịch có một số ưu, nhược điểm nhất định.
a. Khắc phục các nhược điểm tiềm ẩn của phương pháp CVM khi áp dụng
Trong mô hình nghiên cứu, số liệu tính toán chủ yếu đều dựa trên WTP - một số liệu quan trọng của phương pháp CVM. CVM có những diểm nhược điểm chính liên quan tới WTP như đã trình bày ở chương I, khi áp dụng phương pháp này để xây dựng mô hình tính phí đã khắc phục được một số nhược điểm này.
*Nói ít đi WTP
“Nói ít đi WTP” nghĩa là giá trị WTP được phát biểu thường chỉ bằng 70% đến 90% đánh giá thực của người dân.
Khắc phục nhược điểm này bằng cách tính phí thực tế theo công thức: Mức phí tính toán x 100/90 < Mức phí thực tế < Mức phí tính toán x100/70
* Thiên lệch theo cách đóng góp
Thường người dân không thích đóng thuế nhưng họ lại cảm thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc bảo vệ môi trường so với khả năng sử dụng từ các quỹ từ thiện. Việc huy động tiền qua hình thức phí bắt buộc sẽ làm cho người dân thấy có trách nhiệm với số tiền đóng hơn và tin tưởng vào cách sử dụng số tiền này hơn so với việc đóng tiền ủng hộ bảo vệ môi trường.
* Thiên lệch điểm khởi đầu.
Nếu người trả lời được gợi ý một mức WTP ban đầu sẽ làm mất tính khách quan do người trả lời sẽ dựa vào mức gợi ý này (đôi khi thấp hoặc cao hơn mức họ sẵn sàng trả). Vì vậy phiếu điều tra đã không gợi ý bất kỳ một mức WTP ban đầu nào. Tuy nhiên việc này dẫn tới sự nghi ngờ về mức WTP người dân đưa ra liệu có tương ứng với sự đánh giá đúng giá trị tài sản môi trường của họ không (do việc lúng túng khi không có một mức đánh giá gợi ý) hay họ chỉ đưa ra một mức WTP nào đó quá cao (mà thực ra họ không có khả năng chi trả), quá thấp (vì không đánh giá đúng tài sản môi trường). Nghi ngờ này đã được khắc phục bằng cách thực hiện cuộc điều tra lần 2 kiểm định lại mức phí sau khi đã tính toán xem có phù hợp với mức trả lời ban đầu của người dân hay không.
b. Xây dựng mô hình xác định phí dựa trên tổng lợi ích thực của xã hội và có tính đến “người ăn theo”.
* Mô hình xác định phí dựa trên tổng lợi ích thực của xã hội
Mô hình không đưa ra kết quả thu trực tiếp theo WTP trung bình tính toán được (như trong phương pháp CVM) mà chỉ sử dụng WTP như số liệu về giá của một loại hàng hoá để xây dựng đường cầu về cải thiện chất lượng nước sông theo các tình huống. Từ đó tính được lợi ích của xã hội (lợi ích của những người thụ hưởng tài sản môi trường) là phần nằm dưới đường cầu và cũng chính là đánh giá của xã hội khi ước tính giá trị của một tài sản môi trường (xem trang 8). Như vậy Phí được tính theo lợi ích trung bình của người thụ hưởng chứ không phải là WTP trung bình.
* Mô hình xác định phí có đề cập đến “người ăn theo”
Phương pháp CVM không đề cập tới “người ăn theo” mặc dù đây là một hiện tượng rất phổ biến đối với hàng hoá công cộng nói chung và tài sản môi trường nói riêng. Nếu không trừ bớt phần có “người ăn theo” mà thu theo mức WTP trung bình tính toán được (theo CVM) hoặc thu theo lợi ích trung bình (mô hình đề xuất) sẽ dẫn tới tình trạng mức thu cao hơn so với thực tế tất cả mọi người sẵn lòng chi trả. Vì vậy trong mô hình nghiên cứu đã tính phí trên cơ sở trừ bớt đi phần lợi ích của người ăn theo (xem trang 32).
c. Sự khác biệt về nhu cầu các chất lượng nước sông.
Nghiên cứu về sông Monogahela cho thấy một đường cầu về chất lượng nước (xem hình 2, trang12) thể hiện xu hướng WTP trung bình thêm cho từng chất lượng nước sông giảm dần (từ 24,5$ giảm xuống 17,6$, cuối cùng là mức 12,4$) đối với nhu cầu có được chất lượng nước sông cao hơn.
Kết quả điều tra sông Tô Lịch cho thấy một xu hướng: nước sông càng được cải thiện chất lượng thì mức WTP trung bình từ mức ô nhiễm hiện tại lên từng mức chất lượng theo mỗi tình huống ngày càng cao (từ 18.110đ tăng lên 22.024đ và cuối cùng là 32.739đ). Như vậy WTP thể hiện nhu cầu về sử dụng chất lượng nước sông ở đây cho thấy: người dân sẵn sàng trả giá cao hơn cho chất lượng nước sông tốt hơn.
- Tình huống 1: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức nước ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án (18.110đ).
- Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án (22.024đ).
- Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước có thể giải trí như câu cá, bơi lội, đây là tình huống giả định (32.739đ).
WTP trung bình thêm cho từng chất lượng nước sông không theo chiều hướng giảm dần: từ 18.110đ giảm xuống 3.914đ (22.024-18110), và lại tăng lên 10.715đ (32.739-22.024) đối với nhu cầu có được chất lượng nước sông cao hơn.
Như vậy xu hướng nhu cầu chất lượng nước sông ở hai vùng là khác nhau và chưa chắc đã dựng được đường cho các chất lượng nước sông như nghiên cứu về sông Monogahela đã khẳng định.
d. Nhược điểm, hạn chế
Do điều kiện thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên chỉ có thể tiến hành điều tra với mẫu nhỏ 130 hệ so với tổng thể là 375.000 hộ dân sống ven bờ sông Tô Lịch. Số mẫu này quá nhỏ (chỉ chiếm 0,035% tổng thể) so với thực tế nên chắc chắn sai số gặp phải là khá lớn.
Vì vậy, phạm vi sai số cho phép còn lớn dẫn tới mức phí thực tế dao động trong một khoảng khá rộng. Để xác định mức phí chính xác hơn, nếu có điều kiện mở rộng đi sâu nghiên cứu đề tài, cần điều tra tối thiểu 5% số hộ tổng thể tức là vào khoảng 18.750 hộ. Với mẫu điều tra như vậy sẽ đảm bảo một mức phí chính xác hơn.
4.1.2. Kiến nghị
a. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM có thể áp dụng chung cho việc tính giá trị của những hàng hoá không có giá trên thị trường đặc biệt là hàng hoá môi trường như các cảnh quan sinh thái nói chung và các dòng sông đang bị ô nhiễm nói riêng. Việc tính giá trị những hàng hoá này rất quan trọng vì từ đó mới có thể tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất ra sản phẩm trên thị trường đối với những nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng phương pháp CVM để từ đó thiết lập nên đường cầu mới sẵn sàng chi trả (WTP), tính được giá trị cảnh quan và đề ra mức phí theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền” có thể được sử dụng rộng rãi để huy động vốn từ cộng đồng dân cư cho bảo vệ môi trường. Đây cũng là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng khi thực hiện các công trình xã hội có liên quan đến môi trường.
Khi áp dụng cần chú ý khắc phục một số nhược điểm tiềm ẩn của phương pháp ngay từ khi thiết kế mẫu điều tra, vạch kế hoạch điều tra và xử lý số liệu:
- Không gợi ý bất kỳ một mức WTP ban đầu nào trong phiếu điều tra để tránh “Thiên lệch điểm khởi đầu”.
- Cần thực hiện cuộc điều tra lần 2 kiểm định lại mức phí sau khi đã tính toán xem có phù hợp với mức trả lời ban đầu của người dân hay không.
- Khắc phục nhược điểm “Nói ít đi WTP” bằng cách tính phí thực tế theo công thức:
Mức phí tính toán x100/90 < Mức phí thực tế < Mức phí tính toán x100/70
- Nên phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới WTP để xác định và đưa ra được Mức WTP hợp lý và tiếp cận, đề xuất được cách thu phí hiệu quả.
Mô hình tính phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường.
Khi xác định mức phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường nên tính đến vấn đề “người ăn theo”. Tổng lợi ích xã hội khi không tính trừ bớt phần có người ăn theo là tổng lợi ích tối đa, nếu trừ bớt phần có người ăn theo là tổng lợi ích tối thiểu. Như đã trình bày ở phần kết luận khi trừ bớt phần có người ăn theo sẽ tránh được tình trạng mức thu cao hơn so với thực tế tất cả mọi người sẵn lòng chi trả.
Mô hình này có thể áp dụng phù hợp khi tính phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường
4.2. Về mặt thực tiễn.
Quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc thu phí từ những hộ gia đình hai bên bờ sông Tô Lịch có thể nói là một hướng cụ thể trong việc huy động vốn từ cộng đồng dân cư để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên để thực hiện được việc thu phí này cần có nhiều biện pháp thiết thực và đồng bộ.
4.2.1. Lựa chọn mức phí thích hợp :
Tương ứng 3 giai đoạn của dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội là 3 khung mức phí “P” cho một hộ gia đình 1 tháng.
- Giai đoạn I : 1331,422 đồng < P < 12315,6 đồng
- Giai đoạn II : 1931,97 đồng < P < 11720,6 đồng
- Giai đoạn III : 3039,1 đồng < P < 18417,7 đồng
Khi đưa ra mức phí, làm tròn số sẽ có 3 khung mức phí như sau:
- Giai đoạn I : 1500 đồng < P < 12000 đồng
- Giai đoạn II : 2000 đồng < P < 12000 đồng
- Giai đoạn III : 3000 đồng < P < 18000 đồng
So với mức phí vệ sinh hiện nay (1000 đồng/người/tháng), mỗi mức phí thấp nhất của từng giai đoạn là tương đối phù hợp. Tính bình quân một hộ có 4,3 người, nếu coi một hộ có 4 người, trung bình trong giai đoạn I với mức phí thấp nhất cho một người sẽ là 375 đồng/người/tháng. Đối với giai đoạn II mức phí cho một người là 500 đồng/người/tháng, Giai đoạn III là : 750 đồng/người/tháng.
Như vậy việc thu phí là có tính khả thi.
Bên cạnh đó 3 khung mức phí cũng thể hiện khoảng biến động nhất định, từ đó Nhà nước có thể tuỳ theo tình hình thực tế để điều chỉnh mức phí cho phù hợp. Cụ thể nếu Nhà nước nhận thấy mức sống của dân cư cao hơn so với mức điều tra trong đề tài thì có thể tăng mức phí lên cho tương ứng với sự phát triển của kinh tế-xã hội mà đặc biệt là đời sống dân cư hai bên sông.
So với tình hình thu phí rác thải hiện nay, chỉ thu được từ 50% đến 70% dân với mức phí 1000 đ/người/tháng, nên có sự lựa chọn mức phí thấp để phù hợp với đời sống dân cư hai bên sông Tô Lịch và tăng tính khả thi hơn.
4.2.2. Cách thu phí
Ngoài yếu tố mức thu phí phù hợp với đời sống dân cư, cách thu phí cũng đóng góp một phần hết sức quan trọng để thực hiện thu phí.
Một vấn đề tồn tại hiện nay là tình trạng thu phí vệ sinh không được người dân tham gia đầy đủ.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này vì :
+ Người đi thu phí vệ sinh chính là những nhân viên Công ty Môi trường và Đô thị, họ thường đi thu phí cùng hàng ngày quãng 5 – 6 h chiều. Đây là giờ thường các chủ hộ gia đình có nhà. Nhưng vẫn còn một phần lớn người đi làm theo ca nên không có nhà, bên cạnh đó một số người làm ăn tự do, những người nhân viên Công ty Môi trường và Đô thị sẽ khó có thể thu phí vệ sinh của những người này.
+ Người đi thu phí vệ sinh thường không nắm chắc số người trong một hộ gia đình đồng thời con số này cũng biến động theo thời gian nên việc thu thiếu là hiện tượng tất yếu.
+ Do ý thức bảo vệ Môi trường sống của những người dân :
Những người dân thường được công ty Môi trường và Đô thị thu hồi rác thải thường xuyên nên người dân không phải chịu nhiều bức xúc do ô nhiễm môi trường sống vì vậy ý thức đóng góp bảo vệ môi trường chưa cao.
Vì vậy đối với cách thu phí huy động từ những hộ gia đình sống 2 bên bờ sông Tô Lịch, nhóm nghiên cứu có kiến nghị như sau :
a. Nhân viên thu phí
Trong quá trình đi điều tra, nhóm nghiên cứu nhận ra một điều: những người dân thường rất tin cậy vào các khoản thu ở tổ dân phố. Nhiều người đã trả lời mức Tổ dân phố thu theo mức nào, họ sẽ đóng ở mức đó. Theo ý kiến người dân qua cuộc điều tra lần 2, các tổ trưởng dân phố là những người quen thuộc, bao quát và bám sát địa bàn, nắm rõ thời gian sinh hoạt của người dân trong tổ, họ hầu hết là những người đã về hưu do vậy họ có nhiều thời gian để thu phí hơn, có cơ hội thu phí từ người dân nhiều hơn. Ví dụ điển hình đối với phí An ninh xã hội. Tổ dân phố thường thu 24000đ/người/năm và thu rất đủ. Như vậy so với mức phí giai đoạn I : 4500 đồng/người/quý tức là 18000 đồng/người/năm thì khả năng thu phí tương đối lớn.
Đồng thời khi có văn bản Nhà nước qui định về việc thu phí hay đóng góp bất kỳ một khoản tiền nào, người đầu tiên phổ biến chính sách trực tiếp cho người dân chính là tổ trưởng dân phố, vì vậy sẽ giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của người dân.
b. Cơ chế thu phí
Nhà nước có thể trích một vài phần trăm số phí thu được cho người thu phí.Với cơ chế như vậy sẽ khuyến khích người thu phí tích cực hơn trong việc thu phí. Mức phần trăm bồi dưỡng cho người thu phí nhóm nghiên cứu đề ra ở đây là 10% tổng số phí thu được.
Với hệ thống nhân viên thu phí là những người tổ trưởng tổ dân phố, mức 10% là phù hợp (bằng mức trích tổng số phí an ninh). Trong số 10 người được phỏng vấn có 2 tổ trưởng cho rằng nên có hệ thống nhân viên thu phí riêng vì họ làm chỉ vì trách nhiệm, 10% tiền trích bồi dưỡng không đáng là bao. Tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa 2 người này, tuy họ đã về hưu nhưng đều đi làm thêm vì vậy nếu phải thu thêm một loại phí sẽ rất mất thời gian.
c. Khoảng thời gian thu phí :
* Thời gian thu phí mỗi giai đoạn:
Nên thu sau khi đã hoàn thành từng giai đoạn. Mô hình lý thuyết về đánh giá quan hệ giữa WTP, Mức chi tiêu của hộ gia đình và tác động của việc thực hiện giai đoạn I của Dự án tới WTP cho thấy người dân phải thấy được kết quả thực hiện từng giai đoạn mới đóng phí giai đoạn đó.
Như vậy việc thu phí theo tình huống 1 có thể được tiến hành ngay sau khi đã thực hiện xong giai đoạn I và kéo dài tới khi kết thúc việc thực hiện giai đoạn II. Theo kế hoạch thực hiện của Dự án, thời gian này kéo dài khoảng 10 năm nhưng so với tiến độ thi công hiện nay không thể đảm bảo được thời gian đã đề ra. Và khi kết thúc giai đoạn II, mức phí tình huống 1 sẽ được thay thế bằng mức phí đối với tình huống 2 tới khi thực hiện tình huống 3 (đây là tình huống giả định nên chưa thể qui định rõ số năm).
* Khoảng thời gian giữa mỗi lần thu phí:
Nên thu theo từng quý như vậy sẽ đỡ vất vả cho người đi thu, người dân lại không bị cảm giác liên tục phải đóng tiền từng tháng. Nên thu vào những ngày 10 – 15 của tháng đầu từng quý vì đây là những ngày công nhân viên chức được nhận lương. Mức phí thu theo quý cho 3 tình huống như sau:
+ Tình huống 1: 4500 đồng/ hộ/ quý.
+ Tình huống 2: 6000 đồng/hộ/quý.
+ Tình huống 3: 9000 đồng/hộ/quý.
d. Những biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người đóng phí.
Những người dân sống 2 bên bờ sông Tô Lịch đã phải chịu sống trong một môi trường rất ô nhiễm do đó họ rất bức xúc, vì vậy ý thức bảo vệ môi trường sống của họ cao hơn so với những người khác. Cần thực hiện một số chiến dịch phổ biến công cộng cho người dân nói chung và đặc biệt với những người không nộp phí vì chưa nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ đóng phí.
Đến nay đã có một số kinh nghệm về các chiến dịch. Các chương trình TV, quảng cáo, áp phích giáo dục ở phường, ở trường học rất có hiệu quả, có thể kết hợp với các đoàn thể, hội phụ nữ.
+ Cần phải ra các thông báo chung và phổ biến kiến thức về hệ thống thoát nước đồng thời với các vấn đề môi trường.
+ Cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của việc cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội trong đó có sông Tô Lịch. Mọi người phải biết họ có thể làm gì cho họ để có được môi trường tốt hơn và trong sạch hơn, không đổ rác bừa bãi, không phá hoại, làm hư hại cống thoát nước.
+ Sử dụng hệ thống loa phường tuyên truyền động viên người dân đóng phí đầy đủ, giải thích rõ những thắc mắc của người dân thông qua ý kiễn đề đạt của tổ trưởng dân phố. Bên cạnh đó các tổ trưởng có thể sử dụng bảng tin của tổ thông báo về số lượng người chưa đóng phí (chỉ nêu tên trong trường hợp hãn hữu).
+ Đối với những người không đóng phí sau khi đã thực hiện mọi biện pháp động viên cũng như cảnh báo ở tổ nhưng không hiệu quả, cần ghi rõ họ tên và địa chỉ của người không đóng phí để thể hiện sự rõ ràng trong công tác thu phí ở tổ. Như vậy phường có thể kiểm tra việc thu phí một cách phân minh và có danh sách những người không đóng phí để có thể mời họ lên phường giải thích.
+ Cần có biên lai thu phí riêng để thể hiện tính trách nhiệm và nghĩa vụ của người đóng phí. Thường thì tổ trưởng khi thu các loại phí khác chỉ ghi danh sách ra một quyển sổ theo dõi, không tạo được tính bắt buộc cho người dân khi đóng phí, do đó có nhiều ý kiến thắc mắc không hiểu lượng tiền thu phí sẽ được sử dụng ra sao, có gì chứng nhận là gia đình đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí rồi, liệu họ có bị thu phí trùng lặp hay không... Nếu như có biên lai, các câu hỏi này sẽ có lời giải đáp rõ ràng, tạo được sự tin tưởng của nhân dân.
4.2.3. Hướng sử dụng Tổng số phí thu được
Theo thoả thuận, Việt Nam sẽ phải trả vốn vay OECF cho Nhật Bản thời gian là sau 20 năm cho mỗi giai đoạn. Vì vậy như đã trình bày ở phần đặt vấn đề, đề tài chỉ đề ra giải pháp huy động vốn góp một phần cùng với Nhà nước trả nợ vay nước ngoài trong dự án Cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội. Như vậy Nhà nước có thể sử dụng số phí thu được để góp phần hoàn trả vốn vay nước ngoài.
Chi phí cho hoạt động duy tu hằng năm là : 1.163.196.800 đ. Hàng năm, vẫn có một khoản được trích từ Ngân sách Nhà nước để đầu từ cho hoạt động cải tạo hệ thống thoát nước thành phố nói chung và sông Tô Lịch nói riêng. Vì vậy chi phí này có thể được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc khoản phí thu hàng năm có thể được sử dụng để chi trả cho hoạt động này.
Chi phí phát sinh khi thu phí là 10% tổng số phí thu được, chi phí này có thể được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc trích thẳng từ tổng số phí thu được.
4.2.4 Thực thi một số biện pháp hỗ trợ cho dự án
- Chi phí thực hiện nghĩa vụ lắp đặt bể tự hoại của các hộ
- Cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi để lắp các bể tự hoại.
- ở các khu nhà mới nên yêu cầu có các bể tự hoại thích hợp ngoài việc lắp đặt các xí tự hoại, đồng thời nên thu xếp việc bảo dưỡng và hút bùn, nếu không thì không thể đạt được kết quả khá hơn.
- Xử lý nước thải sơ bộ ở các nhà máy công nghiệp:
+ Các loại nước thải độc hại nhất được xả ra từ nhà máy công nghiệp như các loaị hoá chất, kim loại nặng, dầu và mỡ. Bước đầu tiên đối với các qui định là các nhà máy phải thông báo việc sử dụng những loại hoá chất, các chất độc khác hoặc các chất nguy hiểm nào trong quá trình sản xuát phải có khả năng lấy mẫu và phân tích thành phần chất thải rắn, nước thải và không khí
+ Xử lý sơ bộ nước thải ở các nhà máy là rất cần thiết và nên thu xếp thường xuyên theo cách cơ học hoặc đơn giản với bộ phận tách nước, làm cho cặn lắng được lọc.
+ Nên có các tiêu chuẩn về điều kiện cống và các công trình khác trong nhà máy. Đối với các xí nghiệp nên có các qui định nghiêm ngặt và giấy phép về việc thải các phế thải ra môi trường.
4.2.5. Một số kiến nghị về mặt chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường
a. Sớm ban hành chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường
Để dự án cải tạo sông Tô Lịch được thực hiện có hiệu quả, hiện còn rất thiếu những văn bản quy phạm hướng dẫn cụ thể. Điều này làm cho dự án gặp trở ngại trong quá trình thực hiện, nhất là khi xảy ra tranh chấp giữa người dân và công trình trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại... Hơn nữa, do các hành lang pháp lý về môi trường còn chưa chặt chẽ, dẫn tới việc người gây ô nhiễm tìm cách trốn tránh, không chịu trách nhiệm đền bù cho những thiệt hại môi trường mà mình gây ra. Không có một chính sách huy động tài chính để xây dựng các công trình phục vụ môi trường làm các cơ quan chứa năng lúng túng trong việc xác định nên thu của ai, thu như thế nào, bao nhiêu là đủ..., người dân cũng tồn tại nhiều thắc mắc về sự minh bạch của quá trình sử dụng phí thu được, khiến họ không tự nguyện đóng phí. Chính vì thế, việc sớm ban hành chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường là đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
b. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường:
Những vấn đề lớn cần chú ý trong hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho bảo vệ môi trường bao gồm:
- Sớm ban hành chiến lược bảo vệ môi trường, các chương trình mục tiêu trọng điểm về bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và dài hạn để thi hành luật bảo vệ môi trường. Tăng cường sự gắn kết giữa các hoạt động bảo vệ môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Tiếp tục ban hành các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về các vấn đề quan trọng như bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường; nghĩa vụ đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường; đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường; quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo vệ từng loại thành phần môi trường; các quy định chi tiết, cụ thể về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường, v.v...
- Xây dựng và ban hành quy chế tự quản, tự chịu trách nhiệm trong bảo vệ môi trường phù hợp với từng loại chủ thể đầu tư bảo vệ môi trường, từng loại đối tượng bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Lời Kết
Kết quả thu được và thực tế điều tra cho thấy nhu cầu cải tạo môi trường sông Tô Lịch của nhân dân rất cấp bách, kết quả tính toán chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu của họ. Thực tế cho thấy rằng họ sẵn sàng đóng góp cho công trình cải tạo sông Tô Lịch nếu như việc đó diễn ra một cách triệt để và thật sự có hiệu quả mang lại lợi ích rõ rệt cho nhân dân. Vấn đề đặt ra không phải là nhân dân có chịu đóng góp hay không mà ở chỗ hoạt động cải tạo có đúng như dự kiến mang lại những lợi ích thiết thực hay không, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho nhân dân, giúp việc thu phí hỗ trợ hoạt động cải tạo.
Đây sẽ là một nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải tạo môi trường sông Tô Lịch nói riêng cũng như cải tạo những cảnh quan xung quanh con người, ảnh hưởng tới môi trường sống và làm việc của con người nói chung.
Đồng thời đề tài nghiên cứu chứng tỏ rằng những biện pháp kinh tế vận dụng vào hoạt động môi trường làm cho công tác đánh giá hàng hoá môi trường trở nên dễ dàng, chính xác và khoa học hơn trong việc lượng hoá giá trị tiền tệ. Hiện nay trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các dòng sông chảy qua đô thị nói riêng đang là một vấn đề vô cùng bức xúc. Đề tài đưa ra một giải pháp xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, việc thu phí từ người dân là một công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao ý thức bảo vệ trường sống của chính họ.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội năm 2002, Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Hà Nội, 2002.
Dự án điều tra và xây dựng phương án xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống sông Tô Lịch, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội, 1997.
Economic Analyis of Environmental Impacts, John A Dixon, L.F Scura,
Richard A Carpenter, Paul B Sherman, earthscan Publications Ltd, London, 1999.
Giáo trình Kinh tế lượng, TS Nguyễn Quang Dong, Hà Nội, 2000.
Giáo trình Kinh tế môi trường, GS.TS Đặng Như Toàn, TS. Nguyễn Thế Chinh; GVC Lê Trọng Hoa, Hà Nội, 1996.
Kinh tế công cộng, Joseph E. Stiglitz, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1995.
Kinh tế môi trường, R. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế, 1995.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp huy động vốn từ cộng đồng cho bảo vệ môi trường, TS Nguyễn Thế Chinh, TS Hoàng Xuân Cơ, Hoàng Minh Đạo, TS Hoàng Xuân Long, TS Nguyễn Danh Sơn, PGS. TS Nguyễn Kế Tuấn, Hà Nội, 2002.
Pháp lệnh về phí và lệ phí, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hộ khóa 10.
Sử dụng các công cụ tài chính góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Viện KHTC, 1997.
Danh sách các từ viết tắt
Mức tiền sẵn sàng chi trả (Willingness to pay – WTP)
Nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter pays principle-PPP)
Nguyên tắc Người hưởng lợi phải trả tiền (Benefit pays principle - BPP)
Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent value method - CVM)
Phụ lục
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
CHI_TIEU
97
150000
3200000
1234020.62
627725.16
WTP1
97
0
200000
18110.31
37788.27
WTP2
97
.00
200000.00
22024.7423
31843.8411
WTP3
97
.00
350000.00
32739.1753
50025.1074
TRINH_DO
97
0
3
1.32
.82
Valid N (listwise)
95
CHI_TIEU
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
150000
2
2.1
2.1
2.1
300000
5
5.2
5.2
7.2
500000
4
4.1
4.1
11.3
600000
6
6.2
6.2
17.5
700000
1
1.0
1.0
18.6
750000
2
2.1
2.1
20.6
800000
5
5.2
5.2
25.8
900000
1
1.0
1.0
26.8
1000000
25
25.8
25.8
52.6
1100000
1
1.0
1.0
53.6
1200000
7
7.2
7.2
60.8
1300000
1
1.0
1.0
61.9
1500000
17
17.5
17.5
79.4
1600000
1
1.0
1.0
80.4
1800000
2
2.1
2.1
82.5
2000000
11
11.3
11.3
93.8
2500000
3
3.1
3.1
96.9
3000000
2
2.1
2.1
99.0
3200000
1
1.0
1.0
100.0
Total
97
100.0
100.0
TRINH_DO
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
cap2
17
17.5
17.5
17.5
cap3
37
38.1
38.1
55.7
daihoc
38
39.2
39.2
94.8
saudaihoc
5
5.2
5.2
100.0
Total
97
100.0
100.0
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
6468.261
7176.433
.901
.370
TRINH_DO
8822.490
4620.475
.192
1.909
.052
a Dependent Variable: WTP1
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
45489.077
22717.289
2.002
.068
SOHO1FL1
-2634.516
3517.338
-.211
-.749
.046
a Dependent Variable: WTP1FL1
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
8909.091
5075.005
1.755
.130
SOHO1FL2
-388.715
1192.058
-.132
-.326
.055
a Dependent Variable: WTP1FL2
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
75884.549
33233.941
2.283
.037
SOHO2FL1
-6994.667
6670.372
-.261
-1.049
.031
a Dependent Variable: WTP2FL1
Coefficients
Unstan
ardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
8918.421
5005.858
1.782
.109
SOHO2FL2
-444.737
1575.845
.094
.282
.04
a Dependent Variable: WTP2FL2
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
113373.169
42769.192
2.651
.016
SOHO3FL1
-9952.403
9492.553
-.240
-1.048
.0308
a Dependent Variable: WTP3FL1
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
23846.325
8733.310
2.731
.026
SOHO3FL2
-2360.802
2431.555
-.325
-.971
.0360
a Dependent Variable: WTP3FL2
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
-887.585
10585.147
-.084
.933
CHI_TIEU
9.853E-03
.006
.164
1.584
.117
KEBO
11243.471
7958.334
.146
1.413
.161
a Dependent Variable: WTP1
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
Model
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
5735.429
8915.879
.643
.522
CHI_TIEU
8.858E-03
.005
.175
1.691
.094
KEBO
8808.639
6703.312
.136
1.314
.192
a Dependent Variable: WTP2
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
23223.499
13991.926
1.660
.100
CHI_TIEU
1.264E-02
.008
.159
1.538
.127
KEBO
-10008.179
10519.686
-.098
-.951
.344
a Dependent Variable: WTP3
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
8172.929
8465.207
.965
.337
CHI_TIEU
8.053E-03
.006
.134
1.316
.191
a Dependent Variable: WTP1
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
12833.841
7120.248
1.802
.075
CHI_TIEU
7.448E-03
.005
.147
1.447
.051
a Dependent Variable: WTP2
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
(Constant)
15158.442
11125.934
1.362
.176
CHI_TIEU
1.425E-02
.008
.179
1.771
.058
a Dependent Variable: WTP3
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0010.doc