Công tác quản lý về phân loại rác tại nguồn giảm thiểu những tác động tới môi trường của việc xả thải, từ là giảm thiểu lượng rác thải, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Với đặc điểm là hàm lượng hữư cơ cao thì công việc tách loại chất hữu cơ khỏi chất vô cơ là việc làm vô cùng cần thiết khi trong mục đích của khâu chế biết là sản xuất phân ủ Compost. Ngoài ra, phân loại rác tại nguồn còn có một vai trò quan trọng nữa là tận dụng được nguồn phế liệu có thể tái chế, tiết kiệm nguyên liệu sơ khai. Như vậy việc quản lý, phân loại rác tại nguồn đóng một vai trò quan trọng và là khâu đầu tiên trong hệ thống quản lý và xử lý rác thải. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ich về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
82 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá – của công ty cổ phần Toàn Tích Thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bão hoà: 93,91 %
Giới hạn chảy: 31,55 %
Giới hạn dẻo: 15,06 %
Chỉ số dẻo: 16,49 %
Độ sệt: 0,74 %
Lực dính đơn vị: 0,123 %
Góc ma sát trong: 9o 15’
Hệ số nén lún: 0,03 cm2/kg
Mô đun tổng biến dạng: 100 kg/cm2 (Được sử dụng theo tiêu TCXD 45 – 78 với b = 1, h =2).
Khả năng chịu tải quy ước: 1,4 kg/cm2 (Được sủ dụng theo TCXD 45 – 78 với b = 1, h = 2).
Tại các lỗ khoan KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 ở cuối độ sâu khảo sát đã gặp đá tảng không thể khoan được. Quan sát một số vết lộ bên núi Ba Voi 1, Ba Voi 2 chúng thấy rằng đó là đá vôi màu xám nâu, xám xanh, nứt nẻ.
4.1.2.2. Thuỷ văn, thời tiết:
Qua kết quả thăm dò địa chất thuỷ văn ở khu vực xây dựng, không có nước mạch ngầm nông, do vậy mà việc xử lý để chống ngấm xuống nước ngầm mạch nông không phải thực hiện. Xung quanh không có nước mặt, do vậy, không lo bị ô nhiễm môi trường theo nguồn nước.
Tại thời điểm khảo sát, nước mặt không tồn đọng, hơn nữa bề mặt địa hình khá cao và có xu hướng dốc dần về phía Nam, ngoài ra tại khu trung tâm còn có hệ thống mương thoát nước.
Tại tất cả các hố khoan, nước ngầm chỉ xuất hiện ở phần tiếp giáp với đá tảng. Song tại khu bể sinh học, cách hố khoan KT4 8 – 10m có một giếng khơi ngọt dân vẫn sử dụng cho sinh hoạt.
Nhìn chung, nước mặt ở đây không ảnh hưởng, nước ngầm có khả năng lưu thông với nước trong đới nứt nẻ chứa nước khu vực.
*Kết luận:
+ Vị trí khu đất dự kiến xây dựng là phù hợp cho công tác khảo sát cũng như là sử dụng công trình.
+ Địa hình, địa mạo ở đây có tham gia nhiều thành phần khác nhau song kho ráo và độ chênh cao không lớn, thuận lợi cho công tác khảo sát và xây dựng.
+ Các lớp đất ở đây có thay đổi, song đều có cường độ chịu tải trung bình và có hệ số thấm biến đổi từ 0,008 – 0,01 m/ngày đêm.
+Nước mặt không tồn đọng, nước ngầm chỉ xuất hiện ở nơi tiếp giáp đá, cần chú ý lưu thông nước ngầm với nước trong đới nứt nẻ chứa nước khu vực.
4.1.2.3. Khí hậu:
Các yếu tố thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát tán mùi và các chất ô nhiễm dạng khí và phần nào ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong các đống ủ. Tại Bỉm Sơn, các đặc trưng về khí hậu được ghi nhận như sau:
a/ Khí hậu thuỷ văn:
Nhiệt độ không khí lớn nhất: 41,5oC
Nhiệt độ không khí thấp nhất: 12oC
Biên độ dao động trong năm: 11oC – 12oC
Biên độ dao động trong ngày: 6oC – 7oC
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28oC – 29oC
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15oC – 16oC
Độ ẩm trung bình hàng năm: 85 %
b/ Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1515 mm
Lượng mưa lớn nhất trong năm: 2016 mm
Lượng mưa lớn nhất ngày đêm: 245 mm
Lượng mưa thấp nhất trong năm: 1070 mm
c/ Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo Đông – Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s.
Hướng gió Tây – Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 11, tốc độ gió trung bình là 2,1 m/s.
4.1.2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án:
+ Điều kiện nhiệt độ tại khu vực dự án thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ sinh học trong việc xử lý chất thải rắn làm phân mùn hữu cơ.
+ Khả năng chịu lực của nền đất tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà máy.
4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Nhà Nước cấp đất để thực hiện dự án, khu đất được giải phóng mặt bằng và miễn tiền thuế đất.
Nhà Nước miễn thuế cho các thiết bị nhập khẩu của dự án.
Tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hà tầng (đường sá, điện nước) đến chân hàng rào dự án.
Tỉnh có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng, miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà máy.
Tỉnh hỗ trợ các khâu thiết lập và hỗ trợ thẩm định dự án.
Tỉnh giúp đỡ các hoạt động xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Khi xử lý thì mỗi tấn rác vào cổng nhà máy nhận được 5 USD là phí xử lý.
Đầu ra là sản phẩm sẽ được ủng hộ.
5. Giới thiệu dây chuyền công nghệ:
5.1. Lựa chọn công nghệ hợp lý cho Bỉm Sơn
Sở dĩ nhiều thí điểm sử dụng chất thải đô thị để làm phân hữu cơ Compost chưa đạt yêu cầu, còn bộc lộ nhiều nhược điểm là vì công nghệ chưa phù hợp. Vì vậy, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện và yêu cầu của địa phương là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án Bỉm Sơn nói riêng và các dự án xử lý rác đô thị tại Việt Nam nói chung, tức là:
Giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Tận dụng tối đa các nguyên liệu có trong rác thải.
Có hiệu quả cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương và trên phạm vi rộng hơn.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
Thiết bị có chất lượng tốt, đảm bảo vận hành trong thời gian dài.
Dựa vào kết quả khảo sát tình hình chung tại địa phương, kết quả phân tích đặc điểm chất thải rắn và rút kinh nghiệm từ các dự án xử lý rác thải đô thị tại việt Nam trong thời gian qua cho thấy phương pháp ủ vi sinh hiếu khí làm phân hữu cơ Compost thích hợp nhất cho việc xử lý chất thải rắn tại Bỉm Sơn và các vùng phụ cận.
Hiện nay thị trường đang có nhu cầu ngày càng cao về phân hữu cơ chất lượng cao để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ Compost rất cần cho nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững, cho sản xuất rau sạch và trồng cây cảnh.
Đất canh tác ở Thanh Hoá nói riêng và trong cả nước nói chung đang bị xói mòn mạnh và thoái hoá nhanh tại các vùng đất dốc và tại các vùng thâm canh ở đồng bằng do quá lạm dụng phân vô cơ. Sử dụng phân mùn sẽ trả lại độ mùn cho đất, đem lại sự màu mỡ và qua đó nâng cao chất lưọng nông sản, giảm đáng kể lượng phân vô cơ.
Hiện nay, tại Việt Nam nhiều nhà công nghệ đang giới thiệu các công nghệ khác nhau để làm phân Compost từ rác thải đô thị. Có thể liệt kê các công nghệ chính như sau:
ủ trong thùng quay (của úc, Mỹ): chi phí cho xử lý xấp xỉ 180.000 đ/ tấn rác, vốn đầu tư khoảng 14,5 triệu USD.
ủ hiếu khí kiểu silô hoặc trong các bể có cấp khí cưỡng bức (Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha): chi phí cho xử lý xấp xỉ 156.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Phương pháp hỗn hợp giữa ủ trong thùng quay và silô có cấp khí cưỡng bức (Pháp): chi phí cho xử lý xấp xỉ 191.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư 11 triệu USD.
ủ đống dưới mái che có kết hợp thiết bị đảo trộn (Đức): chi phí cho xử lý xấp xỉ 80.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư khoảng 4,5 triệu USD, cho nhà máy có công suất xử lý là 150 tấn rác/ngày và tạo ra sản phẩm phân mùn chất lượng cao.
So sánh các công nghệ nêu trên chúng tôi lựa chon cho dự án tại Bỉm Sơn công nghệ ủ đống dưới mái che kết hợp sử dụng thiết bị đảo trộn của Đức với vốn đầu tư hợp lý và chi phí xử lý 5 USD/tấn rác là chấp nhận được tại Việt Nam. Bởi vì, một số nơi như TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang đã sẵn sàng trả cho các nhà máy xử lý 6 USD/tấn rác. Ngoài ra, mô hình công nghệ của CHLB Đức này còn có ưu điểm là có khả năng linh hoạt, có thể nâng công suất xử lý lên đến 150 tấn/ngày và có thể lên cao hơn nữa, đáp ứng được lượng chất thải rắn gia tăng trong tương lai của Bỉm Sơn và các vùng phụ cận.
5.2. Dây chuyền công nghệ đề xuất:
Song song với việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải, thị xã Bỉm Sơn còn tiến hành chương trình vận động người dân phân loại rác từ nguồn tại các hộ gia đình, tại công sở và các nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, hệ thống thu gom rác sẽ được cải thiện để mở rộng phạm vi thu gom rác ra cả các vùng lân cận thị xã Bỉm Sơn. Như vậy, rác tập kết đến nhà máy trong tương lai sẽ có các loại chính sau:
Rác xanh, phế thải nông nghiệp.
Rác sinh hoạt, rác chợ.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm được ổn định, nhà máy khi xử lý cần phải có các quy trình công nghệ riêng biệt để xử lý các loại rác này. Rác y tế nguy hại cần phải được xử lý trong lò đốt nhằm loại trừ triệt để mọi nguy cơ gây bệnh. Chất thải còn lại được xử lý với cùng một dây chuyền công nghệ của Đức nhưng phải theo hai quy trình khác nhau.
5.2.1. Quy trình xử lý rác xanh, phế thải nông nghiệp:
Quy trình xử lý rác xanh và phế thải nông nghiệp được biểu diễn ở sơ đồ 1.
Trạm cân
Xe chở rác qua cổng nhà máy đi vào trạm cân. Tại đây, xe chứa rác được cân lần 1 lúc đi vào. Sau khi đổ rác vào khu vực tiếp nhận, xe rác quay trở ra trạm cân và được cân lần 2. Hiệu số hai lần cân sẽ cho biết khối lượng rác mà mỗi xe đã chở vào nhà máy. Như vậy, thông qua trạm cân nhà máy có thể quản lý chính xác số lượng rác từ các nguồn đưa vào xử lý trong một ngày.
Khu vực tiếp nhận
Đây là khu vực nhà có mái che và sàn bê tông để tiếp nhận nguyên liệu từ các xe chở rác. Một số công nhân đứng làm việc tại đây sẽ loại bỏ các chất trơ quá cỡ có lẫn trong thành phần rác xanh như gạch, đá lớn,...
Máy băm
Xe xúc chuyển nguyên liệu vào phễu nạp liệu của máy băm. Để quá trình ủ vi sinh hiếu khí diễn ra nhanh, nguyên liệu cần nghiện nhỏ.
Khu vực ủ nóng
Xe xúc chuyển các nguyên liệu đã băm nhỏ vào khu vực ủ nóng, phối trộn và đánh đống thích hợp. Khu vực này là các nhà mái tôn, có nên cứng và hệ thống thu gom nước rỉ rác. Kích cỡ các đống ủ (chiều cao, chiều rộng đáy, chiều dài), phụ thuộc vào số lượng đầu vào và mặt bằng cho phép. Quá trình ủ nóng chỉ kéo dài trong khoảng hai tuần do các đống ủ được thổi khí chủ động kết hợp với quá trình đảo trộn của xe đảo đống nên đã rút ngắn được thời gian ủ. Trong giai đoạn này, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động rất mạnh, chúng cần nhiều oxy cho quá trình phân huỷ. hệ thống cấp khí tự động sẽ cung cấp lượng khí cần thiết vào những thời điểm thích hợp của quá trình ủ. Ngoài ra, nguyên liệu còn được đảo trộn nhiều lần nhờ xe đảo đống. Quá trình đảo đống sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí phân bố đều trong đống ủ, thúc đẩy nhanh trong quá trình phân huỷ. Ngoài ra, kỹ thuật đảo còn làm đều chất lượng Compost trong đống, chuyển nguyên liệu vùng ngoài vào trong và ngược lại, làm nhỏ cấp hạt tăng diện tích tiếp xúc cho vi sinh vật.
Trong giai đoạn này, nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng cao ( 50 – 70oC) do kết quả của các quá trình phân huỷ sinh hoá. Với nhiệt độ cao như vậy, hầu hết các vi sinh vật có hại như vi khuẩn đường ruột, trứng giun sán và nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhiệt độ các đống ủ được theo dõi hàng ngày, đều đặn để duy trì thời gian ủ, khống chế nhiệt độ đống thích hợp trong thời gian cần thiết đảm bảo quá trình ủ diễn ra thành công.
Ngoài nhiệt độ, quá trình ủ còn phụ thuộc vào độ ẩm và giá trị pH trong đống. Tại đây, cần có các thao tác kỹ thuật điều chỉnh liên tục để tạo cho đống ủ luôn có độ ẩm và giá trị pH thích hợp trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình ủ nóng.
Sàng thô
Sau khi dết thúc quá trình ủ nóng, nguyên liệu được cho qua máy sàng với mắt lưới sàng 40mm để tách các nguyên liệu có cấp hạt khác nhau. Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được chuyển sang xử lý tiếp tại khu vực ủ nguội, còn nguyên liệu có cỡ hạt lớn được chuyển trở lại máy băm, trộn cùng các nguyên liệu khác trong khu vực ủ nóng.
Khu vực ủ nguội làm chín phân
Khu vực ủ nguội cũng là các nhà mái tôn, nền cứng. Tại đây không cần bố trí hệ thống thu gom nước rỉ rác vì Compost đã đủ khô. Các đống ủ trong giai đoạn này được bố trí khác với giai đoạn trước, có kích cỡ tương tự. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng Compost và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) quá trình ủ nguội để phân chín hoàn toàn kéo dài từ 4 – 6 tuần, đống ủ được đảo trộn ít hơn so với quá trình ủ nóng.
Sàng tinh
Kết thúc quá trình ủ nguội, nguyên liệu được chuyển đến máy sàng tinh với mắt trống sàng 15mm. Phần có cỡ hạt lớn nằm trên sàng được xử lý trở lại tại khu vực ủ nóng. Phần nguyên liệu lọt qua sàng được đưa qua hệ thống phân tách tỉ trọng để tách ra phần Compost mịn. Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn, phân Compost được chuyển sang khu vực đóng bao.
Khu vực đóng bao thành phẩm
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng phân bón cho các mục đích và các loại đất khác nhau mà phân Compost có thể được chế biến thích hợp để đáp ứng các yêu cầu đó. Trước khi đóng bao đem bán, phân Compost còn phải trải qua giám định chất lượng của nhà máy, chỉ những phần có chất lượng đạt tiêu chuẩn mới được đóng vào túi có đăng ký thương hiệu và bảng hướng dẫn sử dụng để đưa ra thị trường đến với người sử dụng.
Sơ đồ 1. Quy trình xử lý rác thải xanh, phế thải nông nghiệp.
Xe chở rác xanh
Trạm cân
Khu vực tiền xử lý phân loại
Bãi chôn lấp
Máy băm
Chất trơ
Rác hữu cơ
Khu vực ủ nóng
Sàng thô
Khu vực ủ nguội làm chín phân
Sàng tinh
Phân hữu cơ
Đóng bao thành phẩm
Ghi chú: Rác xanh là rác vườn, công viên như lá cây, cành cây, hoa quả hoặc phế thải nông nghiệp như rơm rạ....
KCS
xe xúc
xe xúc
xe xúc
xe đảo đống
xe xúc
xe xúc
xe xúc
xe đảo đống
5.2.2. Quy trình xử lý rác sinh hoạt đô thị.
Quy trình xử lý rác sinh hoạt đô thị được biểu diễn ở sơ đồ 2
Sơ đồ 2. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xe chở rác sinh hoạt
Trạm cân
Khu vực tiền xử lý phân loại rác
Rác có kích cỡ lớn
Máy xé túi ni lông
Rác đã sơ loại
Sàng thô c 1
Máy tách từ
ni lông thuỷ tinh kim loại
Máy tách từ
Khu vực ủ nóng
Sàng thô c 2
Khu vực ủ nguội
Sàng tinh
Phân hữu cơ
Đóng bao thành phẩm
Bãi chôn lấp
Xe xúc
Phân loại thủ công trên băng truyền
Chất trơ
Máy băm
Xe xúc
Xe xúc
Xe xúc
Xe xúc
KCS
Xe đảo đống
Băng chuyền
Băng chuyền
Xe xúc
Do điều kiện hiện nay kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, trình độ dân trí chưa cao nên việc phân loại rác từ nguồn phát sinh là một việc làm đòi hỏi có thời gian dài. Vì vậy, trong quy trình xử lý rác sinh hoat vẫn phải có công đoạn phân loại bán tự động có sự tham gia của công nhân. Rác sẽ được phân thành các loại khác nhau như nilông, nhựa, giấy, kim loại, thuỷ tinh,... để đem đi tái chế, phần rác hữu cơ sẽ được đem đi ủ làm phân Compost.
Một bộ phận quan trọng trong dây chuyền phân loại là máy xé túi nilông đựng rác. Khi trình độ dân trí được nâng cao, người dân tham gia tích cực vào công tác phân loại rác từ nguồn thì quá trình phân loại rác tại dây chuyền có thể được giảm đi.
Trạm cân
Xe chở rác qua cổng nhà máy đi vào trạm cân. Tại đây, xe chứa rác được cân lần 1 lúc đi vào. Sau khi đổ rác vào khu vực tiếp nhận, xe rác quay trở ra trạm cân và được cân lần 2. Hiệu số hai lần cân sẽ cho biết khối lượng rác mà mỗi xe đã chở vào nhà máy. Như vậy, thông qua trạm cân nhà máy có thể quản lý chính xác số lượng rác từ các nguồn đưa vào xử lý trong một ngày.
Khu vực tiếp nhận
Đây là khu vực nhà có mái che và sàn bê tông để tiếp nhận nguyên liệu từ các xe chở rác. Một số công nhân đứng làm việc tại đây sẽ phân loại rác sơ bộ để loại bỏ các thành phần rác có kích cỡ lớn, các chung loại rác không phù hợp cho quy trình chế biến phân như các chai lọ thuỷ tinh, lon đồ hộp, thùng các tông, các mảnh kim loại, gạch, đá lớn, ...
Sàng thô cấp I
Xe xúc chuyển nguyên liệu vào phễu nạp liệu của máy sàng cố định. Trong đó có gắn bộ phận xé túi nilông đựng rác. Sau đó rác sẽ được đưa vào trống sàng có mắt lưới 60mm. Phần rác có kích cỡ nhỏ sau khi qua máy tách từ sẽ được đưa trực tiếp vào khu ủ nóng. Phần rác quá cỡ sẽ được chuuyển đến hệ thống băng chuyền phân loại.
Khu vực phân loại thủ công
Khu vực này được bố trí khoảng 10 công nhân đứng đối diện dọc theo băng tải để phân loại rác bằng tay. Tuỳ theo nhiệm vụ được phân công mà mỗi công nhân sẽ được để lựa lấy các vật liệu có thể tái chế như giấy, kim loại, thuỷ tinh và các chất trơ như sành, sứ, gạch, đá, ...Sau đó, dòng nguyên liệu còn đi qua máy tách từ để loài bỏ thành phần kim loại chứa sắt. Sau khi đi qua hệ thống phân loại, nguyên liệu chỉ còn lại thành phần hữu cơ.
Máy băm
Nguyên liệu hữu cơ này được chuyển vào phễu nạp liệu của máy băm. Để quá trình ủ vi sinh hiếu khí diễn ra nhanh, nguyên liệu cần phải nghiền nhỏ. Cấp hạt thích hợp là 2 – 3 cm.
Khu vực ủ nóng
Xe xúc chuyển các nguyên liệu đã băm nhỏ vào khu vực ủ nóng, phối trộn và đánh đống thích hợp. Khu vực này là các nhà mái tôn, có nên cứng và hệ thống thu gom nước rỉ rác. Kích cỡ các đống ủ (chiều cao, chiều rộng đáy, chiều dài), phụ thuộc vào số lượng đầu vào và mặt bằng cho phép. Quá trình ủ nóng chỉ kéo dài trong khoảng hai tuần do các đống ủ được thổi khí chủ động kết hợp với quá trình đảo trộn của xe đảo đống nên đã rút ngắn được thời gian ủ. Trong giai đoạn này, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động rất mạnh, chúng cần nhiều oxy cho quá trình phân huỷ. hệ thống cấp khí tự động sẽ cung cấp lượng khí cần thiết vào những thời điểm thích hợp của quá trình ủ. Ngoài ra, nguyên liệu còn được đảo trộn nhiều lần nhờ xe đảo đống. Quá trình đảo đống sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí phân bố đều trong đống ủ, thúc đẩy nhanh trong quá trình phân huỷ. Ngoài ra, kỹ thuật đảo còn làm đều chất lượng Compost trong đống, chuyển nguyên liệu vùng ngoài vào trong và ngược lại, làm nhỏ cấp hạt tăng diện tích tiếp xúc cho vi sinh vật.
Trong giai đoạn này, nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng cao ( 50 – 70oC) do kết quả của các quá trình phân huỷ sinh hoá. Với nhiệt độ cao như vậy, hầu hết các vi sinh vật có hại như vi khuẩn đường ruột, trứng giun sán và nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhiệt độ các đống ủ được theo dõi hàng ngày, đều đặn để duy trì thời gian ủ, khống chế nhiệt độ đống thích hợp trong thời gian cần thiết đảm bảo quá trình ủ diễn ra thành công.
Ngoài nhiệt độ, quá trình ủ còn phụ thuộc vào độ ẩm và giá trị pH trong đống. Tại đây, cần có các thao tác kỹ thuật điều chỉnh liên tục để tạo cho đống ủ luôn có độ ẩm và giá trị pH thích hợp trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình ủ nóng.
Sàng thô cấp II
Sau khi kết thúc quá trình ủ nóng thì nguyên liệu được xe xúc chuyển từ khu vực ủ nóng vào phễu nạp liệu của máy sàng có mắt lưới sàng 40 mm. Sau khi sàng, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được xe xúc chuyển sang khu vực ủ nguội; còn phần rác tạp có kích cỡ hạt lớn được xe xúc chuyển đến khu vực chứa để chuyển đi chôn lấp.
Khu vực ủ nguội làm chín phân
Khu vực ủ nguội cũng là các nhà mái tôn, nền cứng. Tại đây không cần bố trí hệ thống thu gom nước rỉ rác vì Compost đã đủ khô. Các đống ủ trong giai đoạn này được bố trí khác với giai đoạn trước, có kích cỡ tương tự. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng Compost và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) quá trình ủ nguội để phân chín hoàn toàn kéo dài từ 4 – 6 tuần, đống ủ được đảo trộn ít hơn so với quá trình ủ nóng.
Sàng tinh
Kết thúc quá trình ủ nguội, nguyên liệu được chuyển đến máy sàng tinh với mắt trống sàng 15mm. Phần có cỡ hạt lớn nằm trên sàng được xử lý trở lại tại khu vực ủ nóng. Phần nguyên liệu lọt qua sàng được đưa qua hệ thống phân tách tỉ trọng để tách ra phần Compost mịn. Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn, phân Compost được chuyển sang khu vực đóng bao. Còn phần ủ có cỡ hạt lớn được xe xúc chuyển trở lại khu vực ủ nóng.
Khu vực đóng bao thành phẩm
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng phân bón cho các mục đích và các loại đất khác nhau mà phân Compost có thể được chế biến thích hợp để đáp ứng các yêu cầu đó. Trước khi đóng bao đem bán, phân Compost còn phải trải qua giám định chất lượng của nhà máy, chỉ những phần có chất lượng đạt tiêu chuẩn mới được đóng vào túi có đăng ký thương hiệu và bảng hướng dẫn sử dụng để đưa ra thị trường đến với người sử dụng.
Chương III: Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
I. Dự án chi phí đầu tư
1. Chi phí đầu tư dành cho xây dựng
Công tác xây dựng để nhà máy hình thành bao gồm 2 phần
1.1. Phần cơ sở hạ tầng
Tổng chi là 1.987.500 trước thuế
và 2.086.875 sau thuế (1)
Thuế VAT là 5%
và đơn vị tính là 1000đ.
1.2. Phần xây dựng nhà xưởng
Tổng chi là 10.713.450 trước thuế
và 11.249.123 sau thuế (2)
Thuế VAT là 5%
và đơn vị tính là 1000đ.
Như vậy tổng chi phí cho phần xây dựng là:
12.700.590 trước thuế
và 13.335.998 sau thuế (3)
2. Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị:
Tổng chi phí là: 50.271.402 sau thuế (4)
3. Các chi phí khác
Các chi phí này có thể là liên quan đến việc thẩm định dự án kiểm định chất lượng, lập hồ sơ, chuyển giao công nghệ…
Tổng chi phí khác là: 2.022.426 sau thuế (5)
4. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng được Công ty tính toán bằng tỷ lệ dự phòng 5% tổng 3 loại chi phí trên. Tức là bằng
5% ((3) + (4) + (5)) = 3.281.491.000đ (6)
Vậy tổng chi phí đầu tư của dự án là:
∑ĐT = ((3) + (4) + (5) + (6)) = 68.911.317.000đ
II. Xác định chi phí lợi ích tài chính kinh tế
Trong các dự án, việc xác định, phân tích chi phí lợi ích là rất quan trọng, nhất là các dự án và môi trường vì nó sẽ cho chúng ta biết mức độ hấp dẫn của các dự án để từ đó đưa đến các quyết định đầu tư.
1. Các chi phí tài chính kinh tế
Tập hợp chi phí của dự án bao gồm: Chi phí vận hành máy móc và nguyên liệu sản xuất; chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng; chi phí nhân công; các chi phí khác. Tất cả 4 loại chi phí này được biểu diễn dưới các bảng sau:
1.1. Bảng chi phí vận hành máy móc và nguyên liệu sản xuất
1.1.1. Chi phí vận hành rác sinh hoạt
Khi xử lý rác thì số tiền mà nhà máy bỏ ra cho 1 tấn rác là 49.600 (đồng)
Công suất dự kiến kể từ năm thứ 6 trở đi mới đạt 100% còn công suất 5 năm đầu lần lượt là: 50%; 60%; 70%; 80%; 90%.
Số lượng rác xử lý ban đầu chỉ tính là 54.750 tấn.
Tổng hợp ta có bảng chi phí vận hành của dự án là:
1.1.2. Chi phí vận hành cho rác xanh
Đầu vào của nhà máy ngoài rác sinh hoạt trên còn có rác xanh.
Chi phí vận hành máy để xử lý là như nhau từng đợt dự án: 49.600đ
Số tiền bỏ ra để mua nguyên vật liệu là như nhau tỏng cả đợt dự án: 50.000
Công suất dự kiến từ năm thứ 4 trở đi mới đạt 100% còn công suất 3 năm đầu lần lượt là: 70%; 80%; 90%.
Số lượng rác xanh hàng năm cung cấp là 36.500 tấn.
Tổng hợp ta có bảng chi phí như sau:
1.2. Chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng
Dự tính nhà xưởng sẻ khấu hao hàng năm là: 666.799.875 và khấu hao hết sau 20 năm (tức là 5% 1năm).
Còn thiết bị sẻ khấu hao hàng năm là 5.027.140.200 và khấu hao hết sau 10 năm.
Tổng hợp bảng khấu hao sau:
1.3. Chi phí nhân công
Chi phí mà nhà máy cần trả cho nhân viên về tiền lương mà các khoản trích theo lương bao gồm: lương tháng (năm); phụ cấp tháng 13; bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Và hàng năm các khoản chi này sẽ tăng 2%.
Tổng hợp ta có bảng chi phí nhân công sau:
1.4. Các chi phí khác
Các chi phí này có thể là chi cho quảng cáo, lưu thông bán hàng tiếp thị, đào tạo, chi cho quản lý, bảo hiểm tài sản cố định, trả lãi ngân hàng và các chi phí khác.
Tổng hợp ta có bảng sau:
2. Các lợi ích kinh tế
Lợi ích tài chính kinh tế mang lại cho nhà máy là từ các khoản thu như: thu từ lệ phí xử lý rá; thu từ nguyên liệu có thể tái hồi, thu từ bán phân; và các khoản thu khác.
2.1. Thu từ lệ phí xử lý rác
Khi rác được chở đến nhà máy để xử lý thì theo dự tính nhà máy sẽ nhận một khoản gọi là lệ phí xử lý rác là 5 đô la Mỹ cho 1 tấn rác và khoản thu này kể từ năm thứ 11 có thể được tăng 1$ trong vòng 10 năm.
Tổng hợp ta có bảng lệ phí xử lý rác sau:
2.2. Thu từ nguyên liệu tái hồi
Nguyên liệu tái chế một đặc điểm trong phương pháp xử lý compost. Số lượng nguyên liệu này chiếm 10% của khối lượng rác xử lý. Và giá tạm tính là 200.000 đ tân nguyên liệu tái hồi.
Ta có bảng thu sau:
2.3. Thu từ việc bán phân
2.3.1. Bán phân compost từ việc xử lý rác sinh hoạt
Theo khảo sát thì giá thị trường khoảng 30 á 60 USD/tấn. Nhà máy lấy giá tạm tính là khoảng 300.000 đ cho 3 năm đầu và 400.000đ cho các năm tiếp theo.
Ta có bảng thu sau:
2.3.2. Bán phân sinh hoá từ việc xử lý rác xanh
Giá tạm tính cho mỗi tấn phân là 250.000 đ/tấn năm thứ nhất; 300.000 đ năm thứ 2: 350.000đ; năm thứ 3: 500.000 đ cho các năm tiếp theo.
Ta có bảng thu sau:
III. Tác động đến môi trường và xã hội của dự án
1. Các tác động mang tính tiêu cực và biện pháp khắc phục
1.1. Tác động tiêu cực
Khi thực hiện dự án trong cả giai đoạn xây dựng và dự án đi vào hoạt động thì khó tránh khỏi những vấn đề môi trường phát sinh như, bụi, tiếng ồn, ô nhiểm nguồn nước… lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống.
1.1.1. Bụi và khói
Bụi phát sinh trong quá trình xư chở rác ra vào nhà máy và đổ rác nơi tập kết, trong quá trình xe đảo đống hoạt động.
Khói do khí thải xe phát ra tuy không lớn lắm nhưng cũng gây ảnh hưởng nhất định.
1.1.2. Tiếng ồn
Tiến ồn gây ra cho vận hành các thiết bị có thể dao động từ 55 - 80 dBA. Tiếng ồn bắt nguồn từ việc di chuyển của xe cơ giới ra vào khi xử lý, xe đúc, xe đảo đống và tiến máy chạy.
1.1.3. Nước rỉ rác, nước thải
Trong quá trình xử lý không phát sinh nước thải và rất ít nước rỉ rác.
1.1.4. Mùi hôi thối và khí thải
Rác khi tập kết đến nhà máy thường đã có mùi hôi thối do đã qua thời gian khá dài từ lúc phát sinh đến khi được thu gom và vận chuyển.
Khí thải (NH4, H2S, SOX, CH4, CO, NO2…) cũng có thể phát sinh từ việc thu gom, chuyên chở, từ khu phân loại tiến xử lý, từ các loại xư vận chuyển.
1.2. Biện pháp giảm thiểu
Thành phần tác động
Nguồn gốc phát sinh
Môi trường bị tác động
Biện pháp giảm thiểu
1. Bụi và khói
Xe chuyên chở rác, xe đảo đống hoạt động
Không khí
Phun nước tưới đường nội bộ, bổ xung người cho đống ủ, lát nền ở khu vực tiếp nhận rác
2. Tiếng ồn
Xe vận chuyển các loại rác, xe xúc, chạy máy
Tiếng ồn
Tổ chức thời gian hoạt động hợp lý, chạy đúng tốc độ quy định
3. Nước rỉ rác
Qúa trình xử lý rác thải
Nước
Tận dụng nước rỉ này đưa trở lại các đống ủ để bổ sung độ ẩm
4. Mùi hôi thối và khí thải
Quá trình thu gom vận chuyển, quá trình phân loại tiền xử lý
Không khí
Dùng các chế phẩm vi sinh để khử mùi, bảo dưỡng xe, trang bị bảo hộ lao động, trồng cây xang
2. Các tác động mang tính tích cực
Đây là một dự án về môi trường nên các tác động tích cực mà dự án đem lại đối với môi trường và xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sự thành công của dự án.
2.1. Giải quyết vấn nặng ô nhiểm môi trường
Như đã phân tích lượng rác thải hàng ngày tăng dần. Mặt khác trong quá trình phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá càng tăng thì lượng chất thải thải ra càng nhiều. Cho nên xử lý vấn đề rác thải tức là đã giải quyết được vấn đề rất căng thẳng và bức xúc hiện nay, nhất là đối với Thanh Hoá, tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch rất lớn.
2.2. Tăng thời hạn sử dụng bãi chôn lấp
Thông thường các bãi chôn lấp đến một thời điểm nào đó sẽ không còn khả năng chứa rác và phải tính đến việc hình thành các bãi chôn lấ. Còn biện pháp, xử lý này có đặc điểm là 100% rác hữu cơ được tái sinh thành phần hữu cơ compost nên sẽ làm tăng thời gian sử dụng của các bãi chôn lấp.
2.3. Tránh được chi phí xử lý bãi chôn lấp
Khi xử lý bằng phương pháp compost thì còn lại 1 lượng rất nhỏ. Chất này có thể dùng 2 phương pháp: ép hoá rắn và chôn lấp. Do vậy một lượng rất nhỏ chất do đó đã giảm được rất nhiều chi phí chôn lấp so với lượng rác thải ban đầu.
2.4. Tạo cảnh quan môi trường
Khi xử lý khối lượng rác thải khá lớn như vậy sẽ làm cho mùi hôi thối không còn (vì khi chôn lấp vẫn còn), không còn các bãi rác bộ thiên. Việc này góp phần thiết thực vào công tác môi trường xanh, sạch, đẹp và tạo cảnh quan thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nhằm phát triển vì mục tiêu chung của tỉnh.
2.5. Tiết kiệm qũy đất
Các bảng doanh thu cho ta thấy tỉ lệ xử lý rác là rất lớn cho nên phần còn lại đem chôn chỉ là rất nhỏ. Như vậy cũng rất dễ hiểu rằng diện tích chôn của nó sẻ rất nhỏ so với khối lượng rác chưa xử lý, và việc tiết kiệm đất chôn lấp là khá lớn.
2.5. Khuyến khích hình thành mô hình quản lý rác tại nguồn
Để góp phần nâng cao hiệu quả xử lý rác thì khâu phân loại rác là khá quan trọng đối với tất cả các biện pháp xử lý. Vì vậy khi tính đến hiệu quả xử lý sẻ phát sinh ra việc thu gom và phân loại rác tại nguồn. Điều đó vừa có thể hạn chế tính chôn lấp, vừa có thể kích thích tái xử dụng tái nguyên thiên nhiên, giảm thiểu sự suy cạn của tài nguyên mặt khác cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc xả thải rác.
2.6. Lợi ích tránh được chi phí khám chữa bệnh
Phương pháp xử lý này của nhà máy sẻ giảm đáng kể lượng chất thải rắn phải đem chôn lấp, do đó giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường cho khu vực, đặc biệt là không còn lẫn nước mặt và nước ngầm nên giảm rủi ro gây bệnh cho cộng đồng dân cư xung quanh. Điều này góp phần giảm chi phí y tế chăm sóc sức khẻo và khám chữa bệnh cho người dân.
2.7. Tăng sản lượng thu hoạch chất lượng nông sản
Với các đặc tính: tăng độ mùn của đất, làm đất tươi xốp; khuyến khích vi khuẩn phát triển để liên kết các hạt sét thành hạt nhỏ để tạo thành lỗ rỗng và ướt trôi các loại muối có hại thì phân compost sẽ làm tăng sản lượng thu hoạch và chất lượng nông phẩm trong sản xuất nông nghiệp khi sử dụng phân compost.
2.8. Lợi ích đối với người tiêu dùng gián tiếp qua nông sản rau sạch
Việc lạm dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật để bón cho nông sản là một điều đáng phải báo động. Nó không những gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng rau. Cho nên vấn đề rau sạch sẽ trở nên đáng quan tâm hơn. Người tiêu dùng sẻ yên tâm vì không bị ngộ độc khi dùng rau bón bằng phân compost. Và nhà máy này sẻ giải quyết vấn đề rau sạch này bằng việc cung cấp phân.
2.9. Tạo công ăn việc làm
Nhà máy sẽ có chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên nên sẻ tạo công ăn việc làm cho một số người dân ở địa phương.
Được biết, trong kế hoạch nhân sự thì sẻ có ít nhât 32 công nhân trực tiếp sản xuất và hưởng lương 600.000 đông/tháng.
IV. Đánh giá hiệu quả dự án
1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế và kết quả kinh doanh của dự án
Đây là dự án mà Công ty tự đầu tư nên nguồn vốn là 100% do Công ty bỏ ra.
Dự án kiếm được phân tích trong vòng 25 năm. Trong quá trình xây dựng và vận hành thử nhà máy còn phải trả lãi ngân hàng là 5,4%/năm.
Tỷ giá đồng USD/VN có thể thay đổi trong vòng 25 năm nhưng để tiện cho việc phân tích thì giả định nó ổn định ở mức hiện nay là 1 USD = 15.600 VNĐ.
Dự án sẽ đi vào hoạt động đầu năm thứ 2 và có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế
1.1.1. Bảng chi phí của dự án và các công thức tính chuyển
1.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (Ivo))
Theo dự toán đầu tư chi phí ban đầu là 68.911.317.000 đ.
Vậy tổng chi phí đầu tư được quy đổi về đầu năm thứ 2 là: Ivo = Ivo1 (1+r)
Với r = 5,4 %/năm ị Ivo= 72.632.528.120 VNĐ
1.1.1.2. Chi phí sản xuất của dự án qui đổi về đầu năm thứ 2
Chi phí sản xuất (Csx) bao gồm các loại chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy như: chi phí nguyên vật liệu và máy móc vận hành; chi phí nhân công, khấu hao, chi ngoài sản xuất, chi cho các dịch vụ, lãi vay tín dụng và các chi phí khác.
* Chi pí nhân công C(NC)
Chi phí nhân công năm đầu là: 914.660.000 (VNĐ) và hàng năm tăng 2%.
Vậy ta sẻ áp dụng công thức tính tổng các khoản tiền phát sinh từng giai đoạn hơn kém nhau một tỷ lệ phần trăm khong đổi so với khoản tiền phát sinh kế trước về đầu năm thứ 2.
Với A1= 914.600.000 (VNĐ)
r = 5,4 %
i = 2%
CNC= 15.049.373.730 (VNĐ)
* Chi máy móc vận hành (Cmm)
Ta thấy trước năm thứ 6 trở đi chi cho vận hành máy móc là
Cố định = 6.351.000.000 (VNĐ)
Nên ta sẽ áp dụng công thức tính tổng các khoản tiền phát sinh đều đặn trong từng giai đoạn của thời kỳ phân tích về đầu năm thứ 2:
(Ct2)
Với các chi phí phát sinh Năm 1: Cmm1= 3.902.580.000 VNĐ
Năm 2: Cmm2= 4.537.680.000 VNĐ
Năm 3: Cmm3= 5.172.780.000 VNĐ
Năm 4: Cmm4=5.807.880.000 VNĐ
Năm 5: Cmm5=6.079.440.000 VNĐ
Năm 6: Cmm6= 6.351.000.000 VNĐ
Cmm= 98.115.331.390 (VNĐ)
* Khấu hao (CKH)
Khấu hao nhà xưởng dự tính sẽ khấu hao hết trong 20 năm và mỗi năm khấu hao là 666.799.875 VNĐ (CKH1)
Khấu hao máy móc dự tính sẽ khấu hao hết trong tương ứng 10 năm và mỗi năm khấu hao là 5.027.140.200 VNĐ (CKH2)
Như vậy ta sẽ áp dụng công thức Ct2 để tính:
CKH = 46.110.165.924 (VNĐ)
* Chi phí lưu thông bán hàng và tiếp thị (CBH)
Chi phí này gồm năm 1 CBH1= 1.199.755.000 (VNĐ)
năm 2 CBH2= 1.397.220.000 (VNĐ)
năm 3 CBH3= 1.194.685.000 (VNĐ)
Từ năm 4 đến năm 9 CBH4-9= 2.204.600.000 (VNĐ) (6năm)
năm 10 CBH10= 2.259.300.000 (VNĐ)
Từ năm 11 đến năm 20 CBH11-20= 2.341.475.000 (VNĐ) (10năm)
Từ năm 21 đến năm 25 CBH21-25= 2.426.338.000 (VNĐ) (5năm)
ị Cách tính chi phí này giống tính chi phí vận hành
ị CBH= 44.255.023.059 (VNĐ)
* Chi phí bảo hiểm tài sản (CTS)
Tài sản được bảo hiểm trong vòng 20 năm trong đso từ năm 1 đến năm 11 số bảo hiểm của năm sau kém năm trước 1 lượng là 22.776 (G1) và từ năm 11 đến năm 20 số bảo hiểm của năm sau kém năm trước 1 lượng là 2667 (G2)
Ta sẽ áp dụng công thức tính tổng các khoản tiền phát sinh kỳ sau hơn (kém) kỳ trước 1 số lượng không đổi về đầu năm thứ 2
(Ct3)
Với chi bảo hiểm tài sản 1 là: 254.430.000 VNĐ
Số lượng kém G1= 22.776.000 (trong 1 năm)
Chi bảo hiểm tài sản năm 11 là: 26.672.000 (VNĐ)
Số lượng kém G2= 2.667.000 (VNĐ) (trong 9 năm)
CTS = 1.345.351.012 (VNĐ)
* Chi phí quản lý: (CQL)
Chi phí quản lý năm 1: 359.927.000
năm 2: 419.166.000
năm 3: 478.406.000
Từ năm 4 đến năm 9: 661.380.000 (6 năm)
năm 10: 667.805.000
Từ năm 11 đến năm 20: 702.443.000 (10 năm)
Từ năm 21 đến năm 25: 727.901.000 (5 năm)
Cách trính chi phí này giống tính chi phí vận hành
ị CQL = 1.327.362.910 (VNĐ)
* Chi cho lãi vay ngân hàng (CNH)
Khoản trả lãi vay ngân hàng hàng năm sau giảm so với năm trước 1 lượng là 148.848.000 (VNĐ).
Vậy chi trả cho lãi vay ngân hàng sẽ được tính theo Ct3
Với chi ngân hàng năm 1 = 3.721.211.000
ị CNH= 69.240.884.590
--
* Chi phí khác (CK)
Chi phí khác Năm 1: 179.963.000
Năm 2: 209.583.000
Năm 3: 293.203.000
Từ năm 4 đến năm 9: 330.690.000 (6 năm)
Năm 10: 338.903.000
Từ năm 11 đến năm 20: 351.221.000 (10 năm)
Từ năm 21 đến năm 25: 363.951.000 (5 năm)
Cách tính chi phí này như tính chi phí quản lý và vận hành.
CK = 5.179.072.558 (VNĐ)
1.1.2. Bảng doanh thu của dự án và kết quả kinh doanh.
1.1.2.1. Bảng doanh thu và các công thức tính chuyển.
* Thu từ lệ phí xử lý rác (DT1)
Thu lệ phí Năm 1: 2.989.350.000
Năm 2: 3.416.400.000
Năm3: 3.843.450.000
Từ năm 4 đến năm 10: 4.270.500.000 ( 7 năm)
Từ năm 11 đến năm 20: 5.091.750.000 (10 năm)
Từ năm 21 đến năm 25: 5.940.375.000 ( 5 năm)
Cách tính này như tính chi phí vận hành theo công thức ( Ct2)
DT1= 97.551.682.361 (VNĐ)
* Thu từ bán nguyên liệu tái chế: ( DT2)
Thu năm 1: 766.500.000
Thu năm 2: 876.000.000
Thu năm 3: 985.500.000
Thu từ năm 4 đến năm 9: 1.642.500.000 (6 năm)
Từ năm 10 đến năm 25: 2.190.000.000 (16năm)
Như cách tính chi phí vận hành ta có:
Dt2 = 33.661.830.384
* Thu từ bán phân hữu cơ (Dt3)
Thu từ năm 1: 3.679.200.000
Thu từ năm 2: 4.204.800.000
Thu từ năm 3: 4.730.400.000
Từ năm 4 đến năm 25: 7.008.000.000 (22 năm)
Dt3 = 100.289.024.432
* Thu từ bán phân sinh hoá (Dt4)
Thu từ năm 1: 4.562.500.000
Năm 2: 5.475.000.000
Năm 3: 6.387.000.000
Từ năm 4 đến năm 25: 9.125.000.000 (22 năm)
Dt4 = 130.562.630.770
1.1.2. Bảng kết quả kinh doanh :
2. Đánh giá lợi ích đạt được do tránh được xử lý chân lấp rác.
Nhìn vào các bảng doanh thu ra thấy thành phần xử lý như sau:
- Nguyên liệu tái chế = 10% của khối lượng rác xử lý.
- Phân sinh hoạt = 50% khôi lượng rác sạch xử lý
- Phân hữu cơ = 32% khối lượng rác sinh hoạt xử lý
- Phần còn lại là chất trơ có thể xử lý bằng chôn lấp hoặc ép hóa rắn. Nhưng ép hoá rắn ít được sử dụng.
Mặt khác nhìn vào tỷ lệ trên ta thấy chất trên được chôn lấp là rất ít so với khôi lượng rác. Như vậy, nếu so với chôn lấp toàn bộ thì biện pháp xử lý này tốn rất ít diện tích và chi phí chôn lấp.
Theo nghiên cứu thì rác thải ở thị xã có thành phần hữu cơ là rất cao chiếm 55%
Giả sử ta chỉ xử lý 55% chất hữu cơ làm phân còn lại là đem chôn thì đã tránh được gần 1 nửa phí xử lý chôn lấp.
Được biết thị xã cũng có 1bãi chôn lấp rác với tổng diện tích alf 38.757 m2. Nếu xử lý 55% như trên còn lại chôn 45% là đã tiết kiệm được 17.440,65 m2.
Dựa trên số liệu của một số nhà máy xử lý chất thải ở Cầu Diễn, Hà Đông…thì em giả định diện tích đất chôn lấp phải đi thuê là 500 đồng/m2. Như vậy, mặc nhiên ta đã tránh được 1 khoản phí chôn lấp là: 17.440,65 x 500 = 8.720.325
3. Các chi phí lợi ích chưa đánh giá được
Các chi phí lợi ích này chủ yếu là về xã hội và môi trường. Nhưng nó là có ý nghĩa vô cùng to lớn. Như lợi ich đã nêu ở phần trên, về phía các doanh nghiệp, về phía người tiêu dùng, về phía người dân…Rõ ràng là cái lợi ích từ việc tạo cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống, góp phần duy trì sự sống và chống bệnh tật cho người dân và các chi phí nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực thì khó có thể lượng hóa được.
4. Đánh giá cả đợt dự án.
4.1. Bảng doanh thu và chi phí đã chuyển đổi.
4.1.1. Bảng tổng doanh thu quy đổi về đầu năm dự án và hoạt động.
Diễn giải
Ký hiệu
Thành tiền (VNĐ)
1. Lệ phí xử lý
Dt1
97.551.682.361
2. Bán nguyên liệu tái chế
Dt2
33.661.830.384
3. Bán phân hữu cơ (compost)
Dt3
100.289.024.432
4. Bán phân sinh hoá hữu cơ
Dt4
130.562.630.770
5. Tổng
362.065.167.947
Vậy tổng doanh thu cả đợt dự án quy đổi về đầu năm dự án đi vào hoạt động là: 362.065.167.947
Diễn giải
Ký hiệu
Thành tiền (VNĐ)
1. Chi phí đầu tư
Ivo
72.632.582.120
2. Chi nhân công
CNC
15.049.373.730
3. Chi vận hành máy móc
Cmm
98.115.331.390
4. Chi khấu hao
CKH
46.110.165.924
5. Chi lưu thông, bán hàng, tiếp thị
CBH
44.255.023.059
6. Chi bảo hiểm tài sản.
CTS
1.345.351.012
7. Chi quản lý
CQL
1.327.362.910
8. Chi trả lãi vay ngân hàng
CNH
69.240.884.590
9. Chi phí khác
CK
5.179.072.558
10. Tổng
353.234.993.293
4.2. Đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C ( D T/C)
4.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV):
NPV có thể tính theo công thức:
Trong đó: DTi là khoản thu năm thứ i
Ci là chi phí năm thứ i
SV là giá trị thu hồi thanh lý cuối đời dự án.
Hoặc theo 2 bảng tổng doanh thu về tổng chi phí ở phần trên ta có thể tính
NPV = 9.830.274.654 (VNĐ)
NPV > 0 như vậy dự án này có lãi (chấp nhận được hay khả thi về mặt tài chính)
4.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Công thức tính:
NPV là giá trị hiện tại ròng
r1, r2 là tỷ suất chiết khấu hao cho khi thay r1 vào NPV thì NPV1> 0 vì thay r2 vào NPV thì NPV2<0 đồng thời r1< r2 và r2 - r1 ≤5%.
IRR = 13,92%
Như vậy IRR > IĐM = 5,4% nên dự án có lãi (khả thi về mặt tài chính)
4.2.3. Tỷ số lợi ích - chi phí (DT/CP)
Như vậy tỷ số lợi ích chi phí = 1,025 > 1 : dự án có lãi
4.3. Một số chỉ tiêu tài chính và bảng tổng hợp hiệu quả tài chính cả đời dự án (bảng này đã quy đổi về đầu năm dự án đi vào hoạt động:
4.3.1. Dòng tiền của dự án (chưa quy đổi)
4.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính (chưa quy đổi)
4.3.3. Bảng tổng hợp hiệu quả tài chính cả đời dự án (đã quy đổi)
Diễn giải
Kí hiệu
Thành tiền (VNĐ)
I. Tổng chi phí
∑C
353.234.993.293
1. Chi phí đầu tư
IVO
72.632.528.120
2. Chi phí sản xuất và các chi phí liên quan khác
CSX
280.602.465.173
II. Tổng doanh thu
∑DT
362.065.167.947
III.Giá trị hiện tại ròng
NPV = 9.830.274.654
IV. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí (DT/C
∑DT/∑C = 1,025
V. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
IRR = 13,92%
4.4. Đánh giá lợi ích do tiết kiệm quỹ đât.
Số lượng chất thải thị xã ngày càng tăng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tăng dân số, tăng khác du lịch…Nếu đem lượng chất thải đi chôn lấp thì với bãi chôn lấp hiện có với diện tích 38757 m2 là không thể đáp ứng nổi. Còn nếu đem xử lý như nhà máy trong dự án thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất chôn lấp và phí xử lý chôn lấp. Mà phải IV2 đã cho ta thấy rất rõ.
Như vậy, về phía cạnh tiết kiệm tất cả đất và phí xử lý chôn lấp này ta cũng thấy dự án là khả thi.
4.5. Các đánh giá khác:
Ngoài các cách đánh giá bằng NPV, IRR, B/C thì ta có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu khác như là: Thời gian hoàn vốn nội bộ, phân tích độ nhạy (để biết yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động sấu, phát huy tác động tích cực)
Ngoài đánh giá lợi ích cho tiết kiệm được quỹ đất ta cũng có thể đánh giá lợi ích tạo công ăn việc làm cho người dân xung quanh nhà máy, tiết kiệm phí vận chuyển rác xử lý….Những lợi ích này cũng sẽ cho ta thấy dự án là khả thi.
V. Giải pháp nâng cao hiệu quả xư lý của nhà máy của dự án
Nhằm nâng cao hiệu quả của dự án cũng chính là nâng cao hiệu quả xử lý rác của nhà máy ta có các giải pháp sau:
1. Về phía nhà máy
1.1. Tiến hành phân loại rác tại nguồn:
Công tác quản lý về phân loại rác tại nguồn giảm thiểu những tác động tới môi trường của việc xả thải, từ là giảm thiểu lượng rác thải, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Với đặc điểm là hàm lượng hữư cơ cao thì công việc tách loại chất hữu cơ khỏi chất vô cơ là việc làm vô cùng cần thiết khi trong mục đích của khâu chế biết là sản xuất phân ủ Compost. Ngoài ra, phân loại rác tại nguồn còn có một vai trò quan trọng nữa là tận dụng được nguồn phế liệu có thể tái chế, tiết kiệm nguyên liệu sơ khai. Như vậy việc quản lý, phân loại rác tại nguồn đóng một vai trò quan trọng và là khâu đầu tiên trong hệ thống quản lý và xử lý rác thải. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ich về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
1.2. Đào tạo nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ cho nhân viên.
Vấn đề công nghệ mà nhà máy áp dụng là công nghệ tiên tíên và hiện đại loại nhất Châu Âu. Muông áp dụng công nghệ này một cách hiệu quả thì cần tăng cường khả năng hiểu biết của công nhân. Nhất là lĩnh vực kinh tế chất thải đối với nước ta còn chưa được xây dựng. Việc xử lý còn nhiều hạn chế.
Những đợt nghiên cứu, học tập, cọ sát với nước ngoài với các nhà máy khác sẽ làm cho việc xử lý của Công ty đạt kết quả cao hơn.
1.3. áp dụng đúng quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ đưa ra cần áp dụng đúng ở mọi khâu. Nếu không áp dụng đúng thì dây chuyền công nghệ hoạt động không hiệu quả. Kết quả xử lý sẽ tạo ra các sản phẩm không có chất lượng.
1.4. Tạo ra sản phẩm có tính ưu việt.
Kết quả xử lý là tạo ra sản phẩm cho chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân hữu cơ. Hiện nay trên thị trường việc tiêu thụ phân vô cơ càng phổ biến cho nên để xu hướng tiêu thụ này chuyển sang phân hữu cơ thì ban thân loại phân này phải có chất lượng cao, tốt hơn hẳn phân vô cơ. Như vậy, mới hấp dẫn người tiêu thụ và điều chỉnh hành vi tiêu dùng của họ.
1.5. Liên kết hợp tác với các đối tác liên quan, tạo uy tín trên thị trường
Để xây dựng một nền kinh tế chất thải thì cần phải có sự liên kết hợp tác trong nước và quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ khoa học và chuyên gia, giúp đỡ và đào tạo nâng cao chuyên môn.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế, hội thảo chuyên đề trong nước. Hợp tác với các nước Asean để thắt chặt việc kiểm soát sự di chuyển xuyên biên giới của các chất thải, mở rộng thị trường.
2. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương.
2.1. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường thực hiện tốt tức là công tác quản lý và xử lý chất thải cũng được thực hiện tốt.
- Thường xuyên giáo duc, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh hoạt, bảo tồn thiên nhiên.
- Tăng cường công tác và đa dạng hoá đầu tư cho việc bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.2. Đề ra luật và thực thi luật
* Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách và phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiên cứu hoàn chỉnh, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về phí xả thải.
2.3. Các chiến lược và chính sách quốc gia và chất thải rắn
2.3.1. Các quy định pháp luật về quản lý chất thải răn:
Hiện tại hệ thống văn bản pháp quy còn chưa đẩy đủ và chưa đồng nhất, còn thiếu các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn đặc biệt còn thiếu một bộ tiêu chuẩn quốc gia về chất thải rắn. Bên cạnh đó, các văn bản hiện hành đôi khi còn bị chồng chéo, thậm chí còn mâu thuẫn với các văn bản pháp qui về môi trường gây trở ngại cho công tác quản lý chất thải rắn.
Vậy vấn đề hiện nay là còn khắc phục các thiếu sót trên để dần có những quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn hoàn chỉnh.
2.3.2. Chính sách quản lý chất thải rắn.
Khung 1: Chính sách quản lý chất thải rắn
Chính sách quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp sẽ đạt được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyên khích.
Chính sách này được thực hiện trên việc thu gom chất thải răn, giảm thiểu chất thải rắn đến việc chế và tái sử dụng chất thải và chôn lấp chất thải rắn
2.3.3. Chiến lược về tài chính cho quản lý chất thải rắn.
Nhu cầu về vốn đầu tư cho việc quản lý chất thải là rất lớn. Do đó cần phải lập kế hoạch và đưa ra chiến lược về tài chính để thực hiện công tác quản lý và xử lý chất thải ở các cấp khác nhau như : cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện, các đô thị mới. Trong đó cấp quốc gia và cấp huyện cần phải được chú ý nhiều hơn.
2.3.4. Định hướng về quản lý chất thải rắn.
Khung 2: Định hướng về quản lý chất thải rắn
Cần có kế hoạch lâu dài để quản lý và xử lý chất thải rắn:
- Tăng cường năng lực quản lý
- Cải thiện dịch vụ quét dọn, làm sạch đường phố.
- lập các trạm trung chuyển tại các vị trí phù hợp.
- Đầu tư xử lý rác theo công nghệ hiện đại
- Đối với các bãi chôn lấp cần thiết lập quy chế môi trường.
-
2.4. Chính quyền địa phương:
Cần phải có những biện pháp khuến khích đầu tư xây dựng nhà máy xử lý với công nghệ cao qua việc: Miễn giảm thuế, miễn giảm thu nhập doanh nghiệp, có thể hỗ trợ về vốn, nhân lực, giấy phép đầu tư, xây dựng…
Ngoài ra chính quyền địa phương cũng có thể dùng phương pháp tài khoản nhằm quản lý chất thải rắn như: Thuế nguyên liệu, phí sản phẩm, phí xả thải. Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn ở địa phương.
3. Về phía người dân ở địa phương.
3.1. Cần có ý thức về môi trường chung
Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Cho nên bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống là việc không của riêng ai. Người dân cần phải ý thức điều này góp phần nâng cao hiệu quả xử lý rác thải để cải thiện chất lượng môi trường.
3.2. Bỏ rác đúng nơi quy định, thời hạn quy định:
Tránh tình trạng bỏ rác tuỳ tiện gây khó khăn cho việc quản lý thì người dân cũng cần bỏ rác đúng nơi quy định, đúng thời hạn quy định để công việc thu gọn được thực hiện tốt ngay từ bước đầu. Thực hiện tốt việc này sẽ giảm thiểu mùi hôi thối phát sinh từ rác thải.
3.3. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về chất thải
Pháp luật về chất thải cần được người đân hưởng ứng và chấp hành. Trong đó việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với việc xả thải là cần thiết.
3.4. Điều chỉnh thói quen tiêu dùng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ cho ra các sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn môi trường. Do đó người dân cần điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình sang các sản phẩm này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3.5. ủng hộ Công ty trong việc xử lý chất thải.
Ngoài thực hiện tốt các công việc trên người dân cần ủng hộ Công ty về cả tinh thần, nhân lực, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
VI. Kiến nghị
Từ những nghiên cứu vấn đề chất thải, phân tích chi phí lợi ích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thì ta thấy dự án này khả thi về cả mặt tài chính, xã hội và môi trường. Cho nên Nhà nước cần khuyến khích thành lập các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Riêng đối với các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn như nhà máy này trong dự án cần phải có sự trợ giúp từ ngân sách, cần có sự hỗ trợ ưu tiên từ phía Nhà nước, các chính sách ưu đãi hợp lý để giảm khoảng cách ưu tiên giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì bản chất đầu vào là công ích , đầu ra là thị trường nên hoạt động kinh doanh này ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.
Ngoài ra cần khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác theo mô hình 2 túi (rác vô cơ, rác hữu cơ) rồi sau đó thực hiện mô hình 3 túi (rác vô cơ, rác có các nguyên liệu tái chế, rác hữu cơ) để nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý rác thải.
Kết luận
Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá hiện nay, chất lượng chất rắn ngày càng tăng về số lượng và tính nguy hại. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tính trung bình toàn quốc mới đạt 53,4%. Công nghệ thu gom và phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, chưa phân loại chất thải rắn từ nguồn phát sinh, chất thải nguy hại còn đổ chung với chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý chất thải rắn còn chưa hợp vệ sinh. Quản lý chất thải rắn đang là một vấn đề rất bức bách, cần được ưu tiên giải quyết ở Việt Nam nói chung và đô thị như Bỉm Sơn nói riêng. Việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ Comfost ở thị xã Bỉm Sơn là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở thị xã.
Do hạn chế về mặt thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu tài liệu về chất thải và hạn chế chuyên môn trong việc phân tích chi phí lợi ích, đánh giá hiệu quả của dự án nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ đóng góp của các thẩy cô và các bạn để đề tài này có thể hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của những người ở Công ty, của cô giáo Đỗ Hải Hà đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam các năm 1995 - 2002 Cục Môi trường.
2. Báo cáo tình hình thực trạng thu gom rác và tổ chức trang thiết bị Quản lý Môi trường của Uỷ ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn
3. Chỉ thị số 36/CT - TƯ ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị
4. Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn ở thị xã Bỉm Sơn Thanh Hoá
5. Khoa khoa học quản lý, giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ Thuật Hà Nội 2001.
6. Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập và quản lý dự án đầu tư , 2000
7. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Kinh tế và Quản lý Môi trường NXB Thống Kê.
8. Phạm Thị Trà, Biện luận đề xuất phương án tổ chức quản lý và phân loại rác tại nguồn.
9. Trần Võ Hùng Sơn (Chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí lợi ích. NXB, ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36186.doc