1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Do yêu cầu phát triển khoa học kĩ thuật (KHKT) - Kinh tế - Xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay đặt ra một yêu cầu lớn cho ngành giáo dục. Yêu cầu lớn đặt ra đối với ngành giỏo dục nước ta là đào tạo những con người lao động mới có kiến thức, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy và hành động độc lập cao. Do đó, bờn cạnh việc trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức của chương trình, người giáo viên cần phải trang bị cho các em con đường lĩnh hội tri thức, biết suy nghĩ sáng tạo, có kĩ năng tư duy, kĩ năng khai thác và ứng dụng trong học tập.
1.2. Do yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Muốn phát triển được giáo dục, một trong những vấn đề cấp thiết có tính chiến lược là đổi mới phương pháp giáo dục. Cốt lõi của hướng đổi mới PPDH là: Hướng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả năng tự học của người học và đề cao vai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học có hiệu quả nhất.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết TW2 khoá VIII là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, .”. Định hư¬ớng trờn đó đư¬ợc pháp chế hoá trong luật Giáo dục, mục 2 điều 4: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phư¬ơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’.
Để thực hiện chủ trư¬ơng trên, một trong những hướng tiếp cận hiện đại là ứng dụng những thành tựu của CNTT trong giáo dục. Chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “ .Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”[2]. Tiếp theo, chỉ thị số 29/2001/CT của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đư¬a ra mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo .theo hướng sử dụng CNTT như¬ là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả cỏc mụn học”[3].
1.3. Xuất phát từ hạn chế của tài liệu hướng dẫn dạy học (TLHDDH) hiện nay:
Các TLHDDH hiện nay còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Các TLHDDH chưa chú trọng phân tích lụgic cấu trúc nội dung của từng bài học trong sách giáo khoa (SGK) làm cho giáo viên (GV) chưa thực sự hiểu sâu sắc nội dung dạy học, do đó hạn chế việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.
- Các TLHDDH chỉ đề cập đến phương pháp (PP) một cách chung chung, không cụ thể nên rất khó cho GV khi thực hiện. Yếu tố phương pháp dạy học (PPDH) trong các TLHDDH nói chung và trong sách giáo viên (SGV) rất mờ nhạt.
- Phương tiện truyền tải nội dung dạy học chủ yếu là kênh chữ. Nếu có kờnh hỡnh thỡ đa số chỉ là hình tĩnh, số lượng ít và không đủ. Điều này rất khó cho người học trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Các TLHDDH không cung cấp, hướng dẫn cho GV cách tìm kiếm, chỉnh sửa, xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học (PTDH) phục vụ cho giảng dạy đặc biệt là PTDH dạng kỹ thuật số.
1.4. Do thực trạng dạy - học hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong việc đổi mới PPDH, song sự thay đổi đó chưa hiệu quả. Chủ yếu do PTDH chưa đầy đủ, đồng thời GV chưa có nhiều thời gian để sưu tầm tư liệu và soạn giảng ứng dụng CNTT, trình độ tin học của GV còn hạn chế, .
Nội dung phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 ban cơ bản chứa đựng nhiều kiến thức về khái niệm, cơ chế, quá trình, quy luật khá trừu tượng. Tuy nhiên, PTDH ở trư¬ờng phổ thông cho phần này hiện nay mới chỉ dừng lại ở các tranh, ảnh tĩnh đơn giản. Với những PTDH đó, người GV gặp phải khó khăn rất lớn, không thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến phức tạp, những cái động trong các quỏ trình đó để HS hiểu một cách sâu sắc.
1.5. Xuất phát từ những tiện ích của CNTT, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện (Multimedia).
Ứng dụng CNTT đã tạo ra một bước đột phá trong đổi mới các PPDH, giúp cho người học tự khám phá kiến thức mới, bồi dưỡng năng lực tự học để tự học suốt đời, đặc biệt là sự vận dụng những nội dung đã nắm được vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Ứng dụng CNTT giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời giảm nhẹ sức lao động của người thầy, giỳp người thầy tiến hành bài học không bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại, mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn ; trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động của chính mình nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách.
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của CNTT đang được áp dụng trong dạy học hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mềm MS. Powerpoint¬, Violet. Ưu thế của các phần mềm này không chỉ là kênh chữ với nhiều hiệu ứng, mà quan trọng hơn là khả năng tích hợp kờnh hỡnh tĩnh hoặc động trong cùng một bài trình diễn nhờ kỹ thuật siêu liên kết - Hyperlink làm cho bài giảng trở nên sinh động, tạo hứng thú cho người học. Những năm gần đây, băng video, máy tính và hệ thống đa phương tiện (Multimedia) phát triển nhanh tạo điều kiện cho việc cá nhõn hoá việc học tập; GV đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu phát triển PTDH, đặc biệt là PTDH đa truyền thông.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần Di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể: Giáo viên và học sinh lớp 12 của một số trường THPT.
3.2. Đối tượng: Tài liệu hướng dẫn dạy học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 ban cơ bản theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được những hạn chế của các tài liệu hướng dẫn dạy - học hiện nay và xây dựng thành công tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT ban cơ bản, tích cực hoá nhận thức của học sinh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí thuyết:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của quá trình truyền thông và quá trình dạy - học, xác lập mối quan hệ giữa hai quá trình này để vận dụng vào quá trình dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
- Xác định hệ thống các nguyên tắc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần di truyền học chương III, IV, V – Sinh 12 THPT ban cơ bản làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng mới các tư liệu đa truyền thông (multimedia) tương ứng với nội dung dạy - học.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài:
- Tình hình sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay.
- Tình hình dạy học môn SH nói chung và phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT ban cơ bản nói riêng ở trường THPT.
- Tình hình trang bị và sử dụng PTDH
- Tình hình ứng dụng CNTT trong QTDH
- Thực trạng hiểu biết và vận dụng các PPTC của GV hiện nay
5.3. Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 12 phần Di truyền học chương III, IV, V làm cơ sở cho việc sưu tầm, biên tập các nguồn tư liệu phù hợp với nội dung từng bài để xây dựng bộ tư liệu này.
5.4. Xác định nguyên tắc, quy trình sưu tầm, phân loại, xây dựng mới, gia công sư phạm, xử lý kĩ thuật các tư liệu bằng các phần mềm tin học để hình thành bộ tư liệu Multimedia hỗ trợ dạy học phần Di truyền học 12.
5.5. Thiết kế các giáo án kịch bản thể hiện phương pháp sử dụng bộ tư liệu Multimedia và chỉ định việc nhập liệu thông tin (các file text, các hình ảnh tĩnh, động, ) vào phần mềm công cụ (PMCC) để hình thành bộ giáo án điện tử.
5.6. Thiết kế Website để quản lí bộ tư liệu Multimedia cùng với các giáo án kịch bản và giáo án điện tử.
5.7. Xác định quy trình sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.
5.8. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu này theo các biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
- Tìm hiểu cấu trúc, chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) phần Di truyền học để định hướng cho việc tìm kiếm, sưu tầm nguồn tư liệu phù hợp với nội dung của từng bài học.
- Nghiên cứu các tài liệu về phần mềm CNTT nói chung và phần mềm MS. Frontpage nói riêng với khả năng quản lý dữ liệu dưới dạng Web của phần mềm này.
6.2. Phương pháp điều tra cơ bản.
- Điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V – Sinh học 12 nói riêng ở một số trường THPT.
- Điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học của GV phổ thông hiện nay và nhu cầu về tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng ứng dụng CNTT.
6.3. Phương pháp chuyên gia.
Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia về lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài.
6.4. Phương pháp thu thập tư liệu.
Sưu tầm, phân loại, gia công sư phạm, xử lí kĩ thuật các tư liệu thu được và quản lí hệ thống các tư liệu bằng phần mềm Frontpage.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
* Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng.
* Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết thuộc phần Di truyền học chương III, IV, V – Sinh học 12 để kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
6.6. Phương pháp phõn tích kết quả thực nghiệm.
6.6.1. Phân tích định l¬ượng: Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất.
6.6.2. Phân tích định tính.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
7.1. Bước đầu xác định cơ sở lí luận cho việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện nói chung và vận dụng vào xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) nói riêng.
7.2. Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn trong dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện; vận dụng vào việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản).
7.3. Xác định được quy trình sưu tầm và xây dựng các PTDH ở dạng kỹ thuật số phù hợp với nội dung để xõy dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản).
7.4. Xác định mô hình cấu trúc tài liệu hướng dẫn theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
7.5. Xác định quy trình xây dựng tài liệu hướng dẫn trong dạy - học nói chung và vận dụng vào việc xây dựng tài liệu trong dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) nói riêng.
7.6. Thiết kế được bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
7.7. Xác định được phương pháp sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy - học.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 phần: ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h… để HS tích cực hoạt động hơn.
2.2.3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học
a. Yêu cầu sư phạm
Sưu tầm, xây dựng tư liệu, hình ảnh, đoạn phim, phim khoa học…phự hợp với các nội dung dạy - học trong kịch bản.
Gia công sư phạm các tư liệu, hình ảnh, đoạn phim thu được cho phù hợp với nội dung từng bài trong SGK để đưa vào kịch bản.
b. Phương pháp thực hiện
Sau khi đã xác định mục tiêu dạy - học và phân tích cấu trúc nội dung chương trình DTH trong SGK, chúng tôi bắt đầu sưu tầm các tư liệu: nội dung, hình ảnh, các đoạn phim từ nhiều nguồn khác nhau như: tìm kiếm tư liệu trên mạng internet, gặp một số chuyên gia để xin tư liệu, …
2.2.3.1. Đối với các tài liệu
* Các thông tin trên Internet
Internet liên kết hàng triệu máy chủ dịch vụ trên khắp thế giới, đây thực sự là kho thông tin khổng lồ, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin theo chủ đề bằng công cụ tìm kiếm. Các công cụ này sẽ cho ta danh sách các Website có liên quan đến chủ đề cần tìm, nhấp chuột vào ảnh hoặc đánh một vài thông tin về chủ đề cần tìm, khi đó cú thông tin đúng nhu cầu thì lưu trữ (save) hoặc sao chép (copy) vào một thư mục nào đó trong máy tính. Có nhiều Website cung cấp cho ta công cụ tìm kiếm, như:
Để nhanh chóng và hiệu quả, cần sưu tầm và lưu lại các địa chỉ của Website chứa thông tin chúng ta cần, dưới đây là một số địa chỉ cần quan tâm trong ngành Sinh học:
Sau khi tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, ta chỉ cần download vào kho tư liệu để làm tài liệu tham khảo.
* Các thông tin trờn cỏc CD - ROM, VCD
Ví dụ: Khai thác các bài liên quan đến di truyền học trờn cỏc đĩa CD - ROM: A - Level Biology, Bài giảng lớp nâng cao nghiệp vụ của GS.TS Vũ Văn Vụ, chương trình tập huấn của Khoa Sinh - KTNN Đại học Sư phạm Hà Nội, Campbell Reece Essential Biology, Encarta (2004), Freeman Genetics 2.0, Biology 1e Guttman ESP, Interactive Study Partner ...
2.2.3.2. Đối với các tranh ảnh, hình ảnh tĩnh, bảng biểu, sơ đồ
Tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ,... góp phần đắc lực và quan trọng trong thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, cung bậc thông tin một cách phong phú, chính xác và hấp dẫn, tạo điều kiện cho GV, HS nghiên cứu kiến thức mới, củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, kiểm tra, ...một cách thuận lợi. Chúng có thể khai thác được từ các nguồn:
- Khai thác tranh ảnh, biểu bảng trong SGK, sách tham khảo, báo chí, các tập san… Sau khi lựa chọn những hình ảnh, biểu bảng... cần thiết, dùng máy quét (Scanner) để lưu vào đĩa và được đưa vào kho tư liệu để khai thác cho từng bài.
- Khai thác các hình ảnh tĩnh trờn cỏc đĩa CD - ROM, VCD.
- Khai thác các hình ảnh tĩnh trên mạng Internet
2.2.3.3. Đối với các phim ảnh, hình ảnh động
Các phim ảnh, hình ảnh động, các phim mô phỏng... có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy sinh học, đặc biệt là các kiến thức về quá trình, cơ chế sinh học. Trong đó, có nhiều cơ chế rất trừu tượng mà GV có nhiều kinh nghiệm diễn giảng cũng khó diễn đạt cho HS hiểu một cách thấu đáo và HS dù có khả năng tưởng tượng tốt đến đâu cũng khó hình dung và nhớ được nếu chỉ qua tranh ảnh và lời diễn giảng của thầy, ví dụ như các cơ chế nguyờn phõn, giảm phân, cơ chế sao mã, giải mã thông tin di truyền... Những hình ảnh động, các đoạn phim mô phỏng chúng ta có thể khai thác từ các nguồn sau:
- Khai thác các phim trờn cỏc CD - ROM, VCD
Mở đĩa hình, lựa chọn các đoạn phim có thể dùng để hỗ trợ cho giảng dạy, rồi sử dụng phần mềm cắt phim như phần mềm HeroSoft 3000 cắt đoạn phim đó rồi lưu vào kho tư liệu. Các phim động có thể khai thác từ các CD - ROM, VCD như: Interactive Study Partner biology Fisth Edition; Essential Biology Place for (Campbell Reece Essential Biology); Biology 1e Guttman ESP ; Freeman Genetics 2.0 (Griffiths Gelbart, Miller, Lewontin)...
- Khai thác các phim trên Internet
Đây là một nguồn khai thác hết sức phong phú và đa dạng, GV cần cố gắng tìm tòi, khai thác tốt các nguồn tư liệu sẵn có này, vấn đề quan trọng là biết cách khai thác và sử dụng tốt. GV cần có biện pháp xử lý kỹ thuật để tăng tính trực quan của chúng như: cắt xén các đoạn phim, phóng đại, chọn màu, lồng nhạc, âm thanh, bố cục ..., đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp và thẩm mỹ khi sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học.
Đặc biệt, ngoài các hình ảnh động, phim mô phỏng, trong dạy học sinh học rất cần các ảnh chụp thật, các phim quay thật. Các phương tiện này có vai trò rất quan trọng, có giá trị sư phạm cao, chúng vừa giúp HS dễ nhớ, nắm kiến thức sát với thực tiễn, đồng thời gây được niềm tin khoa học cho HS. Các ảnh, phim này chúng ta có thể khai thác trờn cỏc đồ dụng dạy học, sách báo, tạp chí, trờn cỏc đĩa CD - ROM, các chương trình khoa học của VTV… Chúng thường được dùng để củng cố, kiểm tra, tổng kết bài học.
* Đối với các hình ảnh, mô hình động hỗ trợ giảng dạy khác
PowerPoint ngoài chức năng cho phép nhúng hầu hết các dạng tập tin hình ảnh tĩnh và động, thì với khả năng tạo chuyển động theo một quỹ đạo tuỳ ý của PowerPoint XP, chúng ta có thể thực hiện được các bài giảng theo mô hình động. Với GV có hạn chế về kỹ thuật vi tính thì cần thiết phải suy nghĩ để chọn phương án thiết kế phù hợp nhưng đạt hiệu quả trong giảng dạy. Cần cân nhắc khi chọn lựa hiệu ứng xuất hiện hay chuyển động. Các hình vẽ khú khụng nhất thiết phải tự vẽ, tô màu mà có thể sưu tầm cỏc hỡnh có sẵn, rồi dựng cỏc phần mềm để cắt xén, tô màu phù hợp để đưa vào bài giảng thì hiệu quả của đồ dùng trực quan sẽ cao hơn. Thiết kế những phần này không quá khó, GV chỉ đọc sách hướng dẫn sử dụng PowerPoint XP là có thể vận dụng thiết kế được.
Khi đã sưu tầm và chọn lựa được những tư liệu cần thiết, chúng tôi bắt đầu gia công sư phạm các tư liệu đó. Đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, vì đa số các tư liệu hình ảnh đều được chú thích bằng tiếng Anh. Do đó các tư liệu này cần phải được Việt hóa, chỉnh sửa, chú thích lại thì GV và HS mới có thể sử dụng chúng một cách thuận tiện.
Khi sưu tầm các hình ảnh, ta phải chọn rồi gia công lại cho phù hợp với nội dung kiến thức, cho hình ảnh được đẹp, sắc nét và phải định hướng được tư duy của HS. Từ những ý tưởng đó, GV có thể sưu tầm các hình ảnh từ những nguồn khác nhau như: lấy trên mạng intenet hoặc có thể thuê thiết kế hình ảnh trờn mỏy dưới sự mô phỏng của GV....
Cụ thể chúng tôi đã sử dụng một số phần mềm sau đây để chỉnh sửa và gia công sư phạm các tư liệu sưu tầm được:
* Ảnh tĩnh
Sử dụng phần mềm MS.Paint để sửa và chú thích bằng tiếng Việt cho các tranh, ảnh tĩnh.
- Mở MS.Paint à chọn file mở Open à chọn file ảnh cần chú thích à giao diện Paint xuất hiện.
- Click chuột vào A - Text và gõ chữ tiếng Việt thay cho tiếng Anh
- Các từ khác làm tương tự
- Nhấn vào file à Save as à Chọn đuôi JPEG.
* Các đoạn phim
Sử dụng phần mềm Xilisoft 3GP Video Converter để đổi đuôi định dạng file của các đoạn video.
Các đoạn phim có định dạng (.avi; .mov; .mpg) thì mới đưa vào PMCC (PowerPoint) được. Trong quá trình sưu tầm thì có rất nhiều đoạn phim không có định dạng trên. Vì vậy cần phải đổi đuôi định dạng của các đoạn phim đó để đưa vào PMCC (PowerPoint). Quy trình đổi định dạng đuôi như sau:
Mở PM Xilisoft 3GP Video Converter à chọn đoạn phim cần mở à định dạng đuôi .avi, .mov hoặc đuôi .mpg à đổi định dạng đuôi.
Ví dụ: Đổi đuôi định dạng cho đoạn phim như sau:
- Mở phần mềm Xilisoft 3GP Video Converter .
- Kích chuột vào “add”/ chọn đoạn phim cần đổi định dạng đuôi.
- Sau khi chọn đoạn phim cần đổi đuôi định dạng thì chọn đuôi định dạng (.avi).
- Chọn Encode để đổi đuôi định dạng phim.
- Quá trình đổi đuôi kết thúc, màn hình của Video converter có dạng như sau:
Ngoài ra có thể sử dụng một số phần mềm khác như:
- Phần mềm Screen để chụp những hình ảnh trong giới hạn cần chụp.
- Phần mềm Sothink SWF Quicke để sửa cỏc hỡnh Flash.
- Phần mềm Swiff Player để chốn cỏc hỡnh Flash vào PMCC Power Point.
Sau khi đã gia công sư phạm và lựa chọn, sử dụng các tư liệu, chúng tôi tổng hợp như bảng sau:
Chương
Bài
Ảnh tĩnh
Phim, ảnh động
Chương III.
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể.
11
2
Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp)
2
1
Chương IV.
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
- Bài 18: Chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
20
3
- Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
30
4
- Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
25
5
Chương V.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
- Bài 21: Di truyền y học
24
5
- Bài 22: Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
15
4
Tổng
127
24
2.2.4. Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint.
a. Yêu cầu sư phạm
- Kịch bản các bài giảng điện tử có chức năng chỉ định trình tự nhập liệu thông tin ở các dạng (text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh tĩnh và động (image), âm thanh (sound), hoạt cảnh (video),…
- Thể hiện tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
- Kịch bản giáo án soạn bằng phần mềm phải thể hiện rõ được tất cả các yêu cầu về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học, có thể hỗ trợ cho GV trong QTDH và giúp HS tự học.
- Bố cục giáo án phải rõ ràng, khoa học thuận lợi cho việc nhập liệu thông tin vào khung chương trình và quá trình sử dụng.
b. Phương pháp thực hiện
Từ việc xác định mục tiêu, phân tích lụgic nội dung, xác định kiến thức mó hoỏ thành các dạng câu hỏi và sưu tầm các hình ảnh, đoạn băng hình phù hợp cho từng nội dung kiến thức đã xác định, GV bắt đầu viết kịch bản để nhập vào phần mềm. Kịch bản giáo án chính là một bản kế hoạch thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung và PPDH cho từng bài học cụ thể (xem phụ lục II) sau đó tiến hành nhập liệu thông tin (lí thuyết, hình ảnh, âm thanh, video..) vào phần mềm đã được thiết kế với những tính năng mong muốn.
Nội dung kịch bản phải rõ ràng, mạch lạc đúng với form thiết kế của phần mềm. Cần lưu ý mỗi đơn vị kiến thức cần những hình ảnh, đoạn băng nào thì phải nêu rõ để tránh đưa hình ảnh không phù hợp nội dung. Những nội dung trong kịch bản phải có sẵn đáp án để chuyên gia tin học dễ dàng đưa vào phần trợ giúp. Kiến thức trong kịch bản phải bám sát SGK và chỉ bổ sung kiến thức phù hợp, kiến thức phải dễ hiểu, tinh giản, đảm bảo thời gian của một tiết học.
Kịch bản mỗi giáo án đều cú cỏc phần sau:
- Mục tiêu bài học.
- Phương pháp DH.
- Phương tiện dạy học.
- Tiến trình dạy – học.
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Giảng bài mới.
+ Kiểm tra - đánh giá.
+ Dặn dò.
Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình đó chúng tôi đã xây dựng kịch bản giáo án phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT để chính thức đưa vào phần mềm Powerpoint (xem phần kịch bản các giáo án điện tử).
2.2.5. Nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint hình thành bài giảng điện tử
a. Yêu cầu sư phạm
- Khi nhập liệu phải nhập liệu đầy đủ các nội dung trong kịch bản giáo án vào PMCC PowerPoint.
- Số lượng, khoảng cách, màu và cỡ chữ phải phù hợp với từng slide làm sao cho HS dễ nhìn.
- Các hình ảnh, phim và hình động phải phù hợp với nội dung trong từng slide.
- Các hiệu ứng chữ, hình, phim nên thống nhất; không nên chạy quá nhiều hiệu ứng làm phân tán sự chú ý của HS.
b. Phương pháp thực hiện
Quy trình xây dựng bài giảng điện tử theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện:
Bước 1: Tạo giao diện chung cho các slide kiểu giả web của bài giảng điện tử
- Mở PowerPoint: Vào View → Chọn Toolbars, chọn Drawing làm xuất hiện thanh công cụ Drawing phía dưới màn hình → nhấn vào biểu tượng ô vuông (Rectangle) → tạo kích cỡ cột dàn ý bài giảng dọc theo lề bên trái của slide, rồi chọn màu nền nếu cần.
- Nhập tên bài giảng vào ụ đó tạo ở trên, sau đó copy đủ số lượng các slide để nhập liệu thông tin cho bài giảng điện tử, rồi tạo riêng slide đầu tiên giới thiệu cấu trúc bài giảng cùng với những ký hiệu giúp HS tiện theo dõi bài học và ghi chép.
slide giới thiệu cấu trúc bài giảng
slide để nhập liệu thông tin cho bài giảng
Bước 2: Nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào phần mềm PowerPoint hình thành bài giảng điện tử
Sau khi copy đủ số lượng các slide cho bài giảng điện tử, bắt đầu từ slide thứ 2, ta tiến hành nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào các slide đó gồm chữ (text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh tĩnh và động (image), âm thanh (sound), phim video,… làm cho bài giảng thể hiện được tính tương tác, đa phương tiện, và tri thức.
- Nhập chữ (text): Sử dụng Text Box để nhập và tạo hiệu ứng thích hợp cho các Text Box đó.
- Nhập các file hình ảnh tĩnh
- Chèn ảnh ClipArt: Chọn Insert \ Picture \ ClipArt: xuất hiện của sổ ClipArt, chọn hình ảnh muốn chèn.
- Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert \ Picture \ From File, xuất hiện cửa sổ From File.
Trong cửa sổ From File, muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn các File ảnh thích hợp (có dạng *.bmp, *.jpg, *.tij, *.emf, *.wmj) → Chọn Insert.
Chọn Insert, ta đã đưa được ảnh tĩnh vào slide của bài giảng điện tử.
- Nhập các file hình ảnh động và phim
Các file ảnh động thường có đuôi (.gif) được nhập giống như các file ảnh tĩnh. Những đoạn phim có định dạng (.avi; .mov;.mpg) có thể đưa vào PowerPoint và chạy trực tiếp được, cách làm như sau:
- Trên màn hình PowerPoint chọn Insert → Movies and Sounds. Trong trình đơn này sẽ có nhiều mục, chọn Movie from File → chọn phim cần nhập và nhấn OK là được.
Trong trình đơn này còn xuất hiện các mục khác:
+ Movie from Gallery: Chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Ofice. Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào Slide cần chèn.
+ Movie from File: Chèn tập tin dạng *.avi tự chọn..
+ Sound from Gallery: Chèn âm thanh từ thư viện của chương trình Microsoft Ofice.
+ Sound from File: Chèn tập tin âm thanh tự chọn.
+ Play CD Audio Track: Chèn âm thanh từ đĩa Audio CD.
+ Record Sound: Ghi âm.
Làm tương tự với các mục khác.
Đối với những file ảnh động và phim được tạo bởi phần mềm Flash, sử dụng phần mềm Swiff Player để chốn cỏc file có định dạng (.swf) vào PowerPoint.
Cũng có thể dùng đường link từ biểu tượng hoặc từ kênh chữ (là tên ảnh hoặc tên phim) để nhập cho hầu hết các file ảnh động và phim cú cỏc định dạng khác nhau, kể cả file được tạo từ Flash mà không cần sử dụng các phần mềm khác.
- Vẽ hình, sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của bài giảng.
Để vẽ hình và tạo các hiệu ứng cho hình vẽ, thực hiện theo các bước :
- Xoá Click to add title và Click to add Subtile
- Dựng các ứng dụng trên thanh công cụ Drawing (đường thẳng, hình tròn, hình hộp sử dụng các hình mẫu, thay đổi nét vẽ, tô màu...) để vẽ hình.
- Tạo hoạt hình cho các hình vẽ: Mở hộp thoại Custom Animation: Chọn Slide \ Custom Animation \ Order & Timing, ở đây có hai chọn lựa:
+ On mouse click: Hình vẽ sẽ xuất hiện khi ta nhấn chuột trái hoặc enter trên bàn phím.
+ Automaticaly: Tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định.
Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của các đối tượng, chọn đối tượng đó và vào nút Move để thay đổi.
Đối với các chữ cũng tiến hành như trên: chọn đối tượng cần thiết lập hiệu ứng, Chọn Slide Show \ Custom Animation: chọn trong hộp Add Effect một Effects nào đó thích hợp (xuất hiện, bay vào, chọn nhóm xuất hiện, chọn âm thanh...), ấn định hiệu ứng và nhấn nút Ok để chấp nhận các hiệu ứng trên.
Bước 3: Tạo liên kết (Hyperlink) giữa các mục của bài giảng điện tử với các slide.
Để có thể chuyển từ mục này đến bất kỳ mục nào khác trong bài giảng, sau khi nhập liệu thông tin cho tất cả các slide. Ở slide thứ nhất tạo cột dàn ý bài giảng, sau đó tạo liên kết từ từng mục ở cột dàn ý đến từng slide chứa nội dung tương ứng với mục đó:
- Tạo liên kết giữa mục I trên cột dàn ý tới đúng slide chứa mục I của bài giảng điện tử mà ta đã nhập. Cách tạo liên kết như sau:
- Bôi đen vào mục I ở cột dàn ý bài giảng, chọn Hyperlink.
- Chọn Place in this document → Chọn đúng số thứ tự của slide chứa nội dung mục I → Nhấn OK.
- Tiếp tục tạo liên kết từ mục II ở cột dàn ý tới slide chứa mục II của bài giảng điện tử (làm tương tự như mục I). Tiếp tục làm như vậy cho mục khác và phần củng cố, dặn dò ở cột dàn ý.
Như vậy, ta đã tạo được cột dàn ý mà các mục trong đó đã được liên kết với đầy đủ các phần của bài chứa nội dung tương ứng. Sau đó ta copy cột dàn ý đó cho tất cả các slide là được.
Bước 4: Tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của bài giảng điện tử
Ta có thể tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của bài giảng điện tử khi ta dạy đến mục nào thì mục đó đổi màu khác (hoặc khi dạy đến mục nào thì mục đó được in đậm lờn), cũn cỏc mục khỏc đó dạy qua hoặc chưa dạy đến sẽ có dạng chữ bình thường. Trước hết bôi đen mục đó → nhấn chuột phải chọn Custom Animation, sau đó chọn Add Effect → Chọn Emphasis → chọn Change Font Color là được. Thực hiện tương tự cho các mục còn lại của bài.
Sau khi hoàn tất việc thiết kế và sau mỗi phần cần phải kiểm tra, chạy thử chương trình, chọn nút Slide Show để trình diễn tài liệu đã thiết kế, kiểm tra lại hình ảnh, trình tự xuất hiện, việc liên kết giữa các Slide.
2.2.6. Xây dựng Website quản lí tư liệu kỹ thuật số, giáo án kịch bản và bài giảng điện tử.
Sau khi đã sưu tầm và gia công sư phạm các tư liệu thu được, chúng tôi tiến hành phân loại và sắp xếp theo từng bài dưới dạng cây thư mục:
Chương III
Chương IV
Bài 16
Ảnh tĩnh
Phim - ảnh động
Kịch bản giáo án
Bài giảng điện tử
Bài 17
Chương V
DTH
Chúng tôi sử dụng phần mềm MS. FrontPage để xây dựng Website quản lí tư liệu.
Quy trình xây dựng Website để quản lí dữ liệu
Bước1: Tạo giao diện cho trang chủ, giao diện cho các chương, các bài (index)
- Tạo giao diện cho trang chủ:
Mở phần mềm Microsoft FrontPage → Chọn Normal → Tạo giao diện thích hợp. Sau đó lưu lại (Ctrl + S) lấy tên “index”.
- Tạo giao diện cho các chương:
Làm tương tự như tạo giao diện cho trang chủ. Ví dụ giao diện (index) của chương III sau khi tạo như sau:
- Tạo giao diện cho các bài:
Làm tương tự như tạo giao diện cho trang chủ và cho các chương. Ví dụ giao diện (index) của bài 16 sau khi tạo như sau:
Bước 2: Tạo đường link
- Link giữa các mục của mỗi bài với nội dung tương ứng: Giáo án điện tử, kịch bản giáo án, ảnh tĩnh, ảnh động.
Kích chuột phải vào GAĐT → Chọn Hyperlink. Sau đó tìm đến đúng vị trí chứa GAĐT → Chọn OK là được. Các mục khác làm tương tự.
- Link giữa tờn cỏc bài của chương với index của bài tương ứng.
Ví dụ: Link bài 16 với index tương ứng, ta kích chuột phải vào Buttom có tên “bài 16” → Chọn Hyperlink, sau đó chọn index của bài 16:
Các bài khác làm tương tự.
- Link giữa tờn cỏc chương của trang chủ với index của từng chương tương ứng.
Ví dụ: Link chương III với index tương ứng, ta kích chuột phải vào Buttom có tên “chương III” → Sau đó chọn index của chương III.
Các chương khác cũng làm tương tự như ở trên.
2.2.7. Hoàn thiện và ghi ra đĩa CD
Sau khi nhập liệu thông tin vào PMCC xong, kiểm tra lại lần cuối để chỉnh sửa lại nếu cần (sửa lỗi chính tả, vị trí hình ảnh, phim…).
Khi đã hoàn tất việc thể hiện kịch bản trờn mỏy, luụn cú sự điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung, phương pháp và thời lượng của bài học, sau đó đóng gói tập tin và ghi vào đĩa CD để bảo quản.
* Đóng gói tập tin: được tiến hành như sau:
- Chọn File \ Pack and Go để mở cửa sổ Pack and go Wizard, sau đó vào nút Next.
- Pick Files to Pack (chọn tập tin để đóng gúi): Cú 2 lựa chọn: Active Presention (chọn tập tin hiện hành); Other Presention (s) (có thể đóng gói một hay nhiều tập tin khác). Sau đó nhấn nút Next.
- Choose Destination (chọn vị trí ghi tập tin đóng gói): Vào nút Browse để chọn thư mục cần chứa tập tin đóng gói, sau đó vào nút Next.
- Link (liên kết): có 2 mục có thể chọn hoặc không: Include Linked (chép theo các tập tin liên kết với một hoặc các tập tin đang đóng gói); Embed True Type Fonts (chép theo các Font chữ có dùng trong chương trình). Nhấn nút Next.
- Viewer (chương trình chạy tập tin dạng .pps), có hai mục lựa chọn: Don't
include the Viewer (khụng chộp theo chương trình Viewer); Viewer for Windows 95 or NT (chép theo chương trình Viewer). Chon nút Next \ Finish để đóng gói.
Sau khi đóng gói xuất hiện hai tập tin pres0.ppz và pngsetup.exe.
* Giải nén tập tin: Muốn chạy tập tin đã đóng gói, cần phải giải nén như sau:
- Chạy tập tin pngsetup.exe bằng cách vào tên tập tin trong màn hình Window Explorer hoặc chạy từ trình đơn Start \ Run trên Taskbar.
- Trong cửa sổ Pack and Go Setup, nhập tên ổ đĩa và thư mục muốn chép đến trong khung Destination Folder, sau đó vào nút Ok.
2.3. Quy trình sử dụng tài liệu hướng dẫn theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.
2.3.1. Quy trình khởi động đĩa CD.
Để thuận tiện cho GV khi sử dụng đĩa CD có chứa TLHD, chúng tôi đã định dạng đĩa ở chế độ tự khởi động (Autorun). Vì vậy, khi khởi động đĩa, người sử dụng chỉ việc đưa đĩa chương trình chứa bộ tài liệu vào ổ CD - Rom và chờ trong một vài giây, máy tính sẽ tự chạy và xuất hiện trang chủ của “Bộ tư liệu hướng dẫn Dạy - Học phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT”như hình dưới đây:
Từ trang chủ của bộ TLHD, ta có thể truy xuất các nội dung chứa trong đó, bằng cách chỉ chuột vào mục cần tìm đang ở dạng mũi tên sẽ chuyển thành dạng bàn tay, kích chuột trái vào đú thỡ máy tính sẽ tự động mở ra nội dung cần tìm.
2.3.2. Hướng dẫn cách cài đặt các phần mềm hỗ trợ xem các tài liệu trên đĩa CD.
Vỡ các tài liệu được sưu tầm cú cỏc định dạng file khác nhau, từ cỏc hỡnh tĩnh, các đoạn phim video có định dạng file *. avi; vì vậy để xem được đầy đủ và toàn diện tất cả các tài liệu có trong đĩa CD người sử dụng cần đảm bảo rằng trong máy tính của họ có cài đặt các phần mềm cho phép xem được các file đó.
Để thuận tiện cho người sử dụng trong trường hợp máy tính của họ không cài sẵn các chương trình hỗ trợ đó, chúng tôi đã cung cấp một số phần mềm cho phép xem các tài liệu trong đĩa CD và hướng dẫn cài đặt các phần mềm trong mục “trợ giỳp”.
Cụ thể để cài các phần mềm hỗ trợ xem các tài liệu, người sử dụng thực hiện các thao tác sau đây:
+ Kích chuột vào mục “trợ giỳp” ở phía bên trái màn hình.
+ Đọc phần “Hướng dẫn cài đặt các phần mềm hỗ trợ” và làm theo hướng dẫn để cài đặt đầy đủ các phần mềm mà máy tính người sử dụng chưa có.
Sau khi cài đặt phần mềm hỗ trợ, người sử dụng có thể xem đầy đủ các tài liệu đã được cung cấp trong đĩa CD.
2.3.3. Quy trình tìm và sử dụng tài liệu hướng dẫn Dạy - Học phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT.
Khi đưa chuột vào từng mục trên màn hình, nội dung chứa trong các mục đó sẽ hiện ra dưới dạng một ô chữ phía sau chuột giúp người sử dụng biết được trong mục đó có nội dung gì?
Để tỡm cỏc tài liệu phục vụ cho Dạy - Học từng bài ta thực hiện theo quy trình sau:
* Đối với tài liệu là cỏc hỡnh tĩnh:
- Tỡm hình:
VD: Bạn muốn tìm hình ảnh để dạy bài 16: thuộc chương III ta làm như sau:
Nhấn chuột vào chương III/ Bài 16/ Ảnh tĩnh - - > máy tính sẽ mở ra tên toàn bộ cỏc hỡnh phục vụ cho bài 16
- Xem hình: Các hình sẽ mở ra đều ở dạng: “thumbnails” nghĩa là đã bị thu nhỏ kích thước. Để xem hình lớn, kích chuột trái vào hình, máy tính sẽ hiển thị hỡnh đỳng kích thước của nó.
- Sử dụng hình: Sau khi đã chọn hình phù hợp bạn có thể lưu hình vào thư mục của mình để thuận tiện cho việc thiết kế bài giảng hoặc dỏn hình trực tiếp vào bài giảng đang được soạn trên powerpoint.
+ Để lưu hình vào thư mục, bạn thực hiện như sau: kích chuột phải vào hình thực hiện lệnh /save picture as / mở thư mục muốn lưu/ save.
+ Để dỏn hỡnh trực tiếp vào bài giảng đang thiết kế trên powerpoint, bạn thực hiện như sau: kích chuột phải vào hình / copy / mở slide cần dán/ paste.
* Đối với tài liệu là ảnh động - đoạn phim:
Tìm ảnh động - phim: tương tự như tỡm hỡnh tĩnh.
VD: Bạn cần tìm phim để dạy bài 16 bạn thực hiện lệnh như sau:
Kích chuột vào chương III / bài 16/ ảnh động - phim - - > máy tính sẽ mở ra toàn bộ ảnh động - phim phục vụ cho bài 16 dưới dạng liệt kê các đoạn phim.
Xem hình động - phim: Kích chuột vào tên ảnh động - phim, bạn lựa chọn để xem phim. Muốn xem các phim khác bạn kích chuột vào nút Back trên thanh công cụ để trở về trang có liệt kê tên phim và tiếp tục chọn phim khác.
* Đối với các giáo án điện tử: bạn muốn xem và lấy giáo án về máy của mình để tham khảo hoặc sử dụng để giảng dạy, bạn thực hiện thao tác sau:
- Xem giáo án: kích chuột phải vào mục giáo án - - > máy tính mở ra các giáo án và phần hướng dẫn xem giáo án, chọn giáo án cần xem và làm theo hướng dẫn như trên đĩa CD.
- Lưu giáo án vào thư mục của mình, bạn thực hiện như khi lưu phim: kích chuột phải vào giáo án lựa chọn / save / mở thư mục muốn lưu / save.
* Đối với kịch bản giáo án điện tử: thực hiện giống như giáo án điện tử (màn hình giao diện).
2.4. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng THTTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp
* Bước 1 : Mở đĩa chương trình
- Cho đĩa CD - ROM bài giảng vào máy (quản lí dưới dạng Web) à mở đĩa
- Vì trang web được tạo có sử dụng Flash nên khi mở màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau:
- Để sử dụng được sản phẩm này, ta kích chuột trỏi lờn thanh màu xanh ở trên và chọn Allow blocked content → chọn Yes thì trang web sẽ có giao diện như sau:
Sau đó nháy chuột vào mục nào thì trang web đầy đủ của mục đó sẽ xuất hiện. Ví dụ muốn vào Chương III, ta nháy chuột vào “Chương III” → trang web có giao diện như sau:
* Bước 2 : Xem giáo án kịch bản
Trước khi thực hiện bài giảng GV phải nghiên cứu giáo án kịch bản để nắm vững tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học vì bài giảng điện tử không thể hiện được chi tiết tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học.
- Click chuột vào chương/bài à giao diện của bài cần mở có dạng như sau:
- Click chuột vào kịch bản GAĐT → chọn open:
- Sau khi chọn open, trang web có giao diện như sau:
* Bước 3 : Mở bài giảng điện tử
- Click chuột vào chương/bài à chọn GAĐT, sau đó nhấn open thì GAĐT sẽ được mở ra:
Màn hình sẽ xuất hiện giao diện bố cục của bài
+ Tên bài học (ô phía trên bên trái)
+ Các mục chính của bài (hàng ngang)
Slide 1 giới thiệu cấu trúc bài giảng và những lưu ý cho HS để tiện theo dõi bài giảng và ghi chép.
Phương pháp chủ đạo trong các bài giảng điện tử là sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi và tổ chức hoạt động nhúm, trờn cơ sở quan sát các tư liệu kĩ thuật số và làm việc độc lập với SGK.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Qua thực nghiệm, đánh giá, kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V – Sinh 12 THPT Ban cơ bản theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành dạy 3 bài thuộc phần Di truyền học chương III, IV, V sinh 12 Ban cơ bản
Bảng 3.2. Các bài thực nghiệm
STT
Tên bài dạy
Số tiết
1
Bài 16 – Cấu trúc di truyền của quần thể
1
2
Bài 17 – Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp)
1
3
Bài 18 – Chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
1
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học HS của một số trường có cơ sở trang thiết bị hiện đại:
+ Trường THPT Thuận Thành số I.
+ Trường THPT Thuận Thành số II.
Dựa vào kết quả khảo sát và phân loại HS, chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng gần bằng nhau về số lượng HS, có trình độ kiến thức và năng lực tư duy tương đương nhau.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi kết hợp với các GV bộ môn ở các trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá trong và sau thực nghiệm.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Mỗi trường chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm.
Trường PTTH Thuận Thành số I:
Lớp TN: 12A1, 12A2 ; lớp ĐC: 12A3, 12A4.
Trường THPT Thuận Thành số II:
Lớp TN: 12A1, 12A3 ; lớp ĐC: 12A2, 12A4.
Cả nhóm TN và nhóm ĐC đều do cùng 1 GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về các mặt thời gian, nội dung kiến thức và các điều kiện khác. Tuy nhiên:
+ Lớp TN được dạy bằng việc sử dụng bộ TLHDDH theo hướng THTTĐPT.
+ Lớp ĐC được dạy bằng các PTDH có sẵn ở trường bằng phương pháp do GV trực tiếp giảng dạy đang sử dụng.
3.3.3 Các bước thực nghiệm
- Thực nghiệm thăm dò.
Trước khi thực nghiệm chính thức, chúng tôi tìm hiểu mức độ nhận thức, sự hứng thú học tập của HS cũng như tình hình sử dụng trang thiết bị DH môn Sinh học thông qua lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của GV đang trực tiếp giảng dạy và HS khối 12.
- Thực nghiệm chính thức.
Thực nghiệm chính thức được tiến hành ở hai trường THPT ở học kì I năm học 2009 - 2010 kể từ ngày 15/10/ - 21/11/2009.
Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phối hợp với GV phổ thông với tư cách là cộng tác viên thống nhất về nội dung, phương pháp dạy và hệ thống câu hỏi bài tập, kiểm tra - đánh giá.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã kiểm tra bài đồng loạt, thời gian làm bài 10 phút. Mỗi bài kiểm tra vào cuối tiết học sau mỗi tiết dạy nhằm đánh giá hiệu quả học tập thông qua việc sử dụng bộ TLHDDH theo hướng THTTĐPT.
Cuối cùng chúng tôi phân tích kết quả thu được.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1.1. Về mặt định lượng
Kết quả thực nghiệm được phân tích bằng phần mềm Microsoft excel.
+ Tính giá trị trung bình ( ), phương sai (S2) và độ lệch tiêu chuẩn S.
+ Điểm trung bình:
+ Phương sai:
+ Độ lệch tiêu chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
Giá trị trung bình, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của mỗi mẫu được tính bởi hàm fx. Các bước thực hiện như sau:
1. Nhập điểm vào bảng số.
2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.
3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. chọn AVERGE để tính , chọn VAR để tính S2 và chọn STDEV để tính S.
+ Tính tần số điểm.
1. Nhập điểm vào bảng số.
2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.
3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. Chọn COUNTIF để đếm.
+ Hệ số biến thiên: Để so sánh 2 tập hợp có khác nhau.
Cv(%). = . 100
+ Sai số trung bình cộng:
m =
+ Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
td =
Giá trị tới hạn của td là ta tra trong bảng phân phối Student với = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu ½ td½ ³ ta thì sự sai khác của các giá trị trung bình giữa các khối thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
+ n1, n2 là số học sinh được kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ s1, s2 là phương sai của các khối lớp TN và ĐC
+ x1, x2 là điểm trung bình của các lớp TN và ĐC
+ fi, xi là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xi trong đó
3.4.1.2. Về mặt định tính.
Từ việc xử lí số liệu cho phép chúng tôi đi đến nhận xét:
- Mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bộ tài liệu xây dựng được.
- Năng lực tư duy, độ bền kiến thức của HS.
- Các kĩ năng đã hình thành và rèn luyện trong bài học.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.4.2.1. Phân tích kết quả định lượng.
a) Phân tích kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm.
● Phần thực nghiệm của trường PTTH Thuận Thành số I:
Chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra trong 3 bài TN ở các lớp TN và các lớp ĐC, kết quả thống kê ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra
Lần kiểm tra
Nhóm lớp
Số bài kiểm tra
Điểm số Xi
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
90
2
3
6
15
17
21
11
15
ĐC
91
4
8
15
18
19
12
9
6
2
TN
90
0
0
1
13
23
27
14
12
ĐC
91
3
7
17
17
18
14
10
5
3
TN
90
0
2
9
16
26
24
9
4
ĐC
91
4
5
9
23
21
18
7
4
4
TN
90
4
6
9
15
21
18
11
6
ĐC
91
5
9
17
21
20
8
6
5
Tổng hợp
TN
360
6
11
25
59
87
90
45
37
ĐC
364
16
29
58
79
78
52
32
20
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất.
Nhóm lớp
Số bài
% số học sinh đạt điểm Xi
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
360
1,66
3,05
6,94
16,38
24,16
25,00
12,50
10,27
ĐC
364
4,39
7,96
15,93
21,70
21,42
14,28
8,79
5,49
Từ bảng 3.2 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất của lớp ĐC và TN (trục tung chỉ % học sinh đạt điểm Xi, trục hoành chỉ điểm số)
Đồ thị 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm của lớp TN và ĐC
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tích lũy:
Nhóm lớp
Số bài
% số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
360
1,7
4,75
11,69
28,07
52,23
77,23
89,73
100
ĐC
363
4,43
12,39
28,32
50,02
71,44
85,72
94,51
100
Từ bảng 3.3 chúng tôi vẽ được đường tích lũy của lớp TN và ĐC (trục tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số).
Đồ thị 3.2. Đường tích lũy – trường THPT Thuận Thành số I
Bảng 3.4. Phân loại trình độ qua các lần kiểm tra:
Phân loại
Nhóm lớp
% số học sinh
Kém
(0 - 2)
Yếu
(3 - 4)
Trung bình
(5 - 6)
Khá
(7 - 8)
Giỏi
(9 - 10)
TN
0
4,71
23,32
49,16
22,77
ĐC
0
12,35
37,63
35,70
14,28
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng:
Nhóm lớp
Các tham số đặc trưng
± m
S
Cv(%)
td
TN
7,34 ± 0,08
1,59
21,66
6,63
ĐC
6,53 ± 0,09
1,74
27,35
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thuận Thành số I, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Điểm trung bình ở nhóm thực nghiệm (7,34) cao hơn so với lớp đối chứng (6,53). Trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp thực nghiệm (21,66%) thấp hơn hệ số biến thiên nhóm lớp đối chứng (27,35%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình ở lớp thực nghiệm chiếm 4,71% thấp hơn so với đối chứng 12,35%. Trong khi đó tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi ở lớp thực nghiệm là 71,93% cao hơn so với lớp đối chứng chỉ đạt 49,98%.
- Đường tích lũy hội tụ lùi ứng với lớp thực nghiệm luôn nằm phía dưới bên phải đường tích lũy ứng với lớp đối chứng.
Để có kết luận rằng kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do ngẫu nhiên hoặc do áp dụng phương pháp dạy thực nghiệm, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td = 6,63, với bậc tự do f = 360 + 364 – 2 = 722. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với việc kiểm định hai phía là tα = 1,96. vậy tα > td, chứng tỏ sự khác nhau giữa của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp TN.
● Phần thực nghiệm của trường THPT Thuận Thành số II.
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra
Lần
KT
Nhóm lớp
Số bài kiểm tra
Điểm số Xi
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
93
2
1
7
18
19
31
12
3
ĐC
95
3
7
20
21
20
15
7
2
2
TN
93
0
1
2
15
29
30
11
5
ĐC
95
3
8
15
19
20
9
9
2
3
TN
93
0
2
11
15
29
23
11
2
ĐC
95
4
6
17
22
21
16
6
3
4
TN
93
3
4
23
25
16
14
2
6
ĐC
95
4
5
27
25
14
13
3
4
Tổng hợp
TN
372
5
8
43
73
93
98
36
16
ĐC
380
14
26
79
87
75
63
25
11
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất.
Nhóm lớp
Số bài
% số học sinh đạt điểm Xi
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
372
1,34
2,15
11,55
19,62
25,00
26,34
9,67
4,30
ĐC
380
3,68
6,84
20,78
22,89
19,73
16,57
6,57
2,89
Từ bảng 3.2 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất của lớp ĐC và TN (trục tung chỉ % học sinh đạt điểm Xi, trục hoành chỉ điểm số)
Đồ thị 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất điểm của lớp TN và ĐC
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất tích lũy:
Nhóm lớp
Số bài
% số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
372
1,37
3,52
15,07
34,69
59,69
86,03
95,7
100
ĐC
380
3,73
10,57
31,35
54,24
73,97
90,54
97,11
100
Từ bảng 3.8 chúng tôi vẽ được đường tích lũy của lớp TN và ĐC (trục tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số).
Đồ thị 3.4. Đường tích lũy – trường THPT Thuận Thành số II
Bảng 3.8. Phân loại trình độ qua các lần kiểm tra:
Phân loại
Nhóm lớp
% số học sinh
Kém
(0 - 2)
Yếu
(3 - 4)
Trung bình
(5 - 6)
Khá
(7 - 8)
Giỏi
(9 - 10)
TN
0
3,49
31,17
51,34
13,97
ĐC
0
10,52
43,67
36,30
9,46
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng:
Nhóm lớp
Các tham số đặc trưng
± m
S
Cv(%)
td
TN
7,04 ± 0,07
1,45
20,59
6,60
ĐC
6,38 ± 0,07
1,48
23,19
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thuận Thành số II, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Điểm trung bình ở nhóm thực nghiệm (7,04) cao hơn so với lớp đối chứng (6,38). Trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp thực nghiệm (20,59%) thấp hơn hệ số biến thiên nhóm lớp đối chứng (23,19%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh đạt loại dưới trung bình ở lớp thực nghiệm chiếm 3,49% thấp hơn so với đối chứng 10,52%. Trong khi đó tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi ở lớp thực nghiệm là 65,31% cao hơn so với lớp đối chứng chỉ đạt 45,76%.
- Đường tích lũy hội tụ lùi ứng với lớp thực nghiệm luôn nằm phía dưới bên phải đường tích lũy ứng với lớp đối chứng.
Để có kết luận rằng kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do ngẫu nhiên hay do áp dụng phương pháp dạy thực nghiệm, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td = 6,60, với bậc tự do f = 372 + 380 – 2 = 750. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với việc kiểm định hai phía là tα = 1,96. vậy tα > td, chứng tỏ sự khác nhau giữa của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp TN.
Qua việc xử lí định lượng kết quả các bài kiểm tra của hai nhóm TN và ĐC, có thể nói việc sử dụng bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
3.4.2.2. Phân tích kết quả về mặt định tính.
Qua thực tế giảng dạy trong quá trình TN, qua phân tích bài kiểm tra thu được từ hai nhóm TN và ĐC, theo dõi thái độ tinh thần học tập của HS trong quá trình TN chúng tôi nhận thấy: Khi học tập trên lớp với những bài có sử dụng bộ TLHDDH theo hướng THTTĐPT thì HS ở các lớp TN thể hiện mức độ hứng thú và tích cực học tập, về kĩ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức, khả năng hiểu và ghi nhớ bài học ngay trên lớp cũng như độ bền kiến thức.
Về hứng thú và mức độ tích cực học tập:
Qua TN ở hai trường PT chúng tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung những bài dạy trờn lớp có sử dụng TLHDDH theo hướng THTTĐPT tỏ ra rất có hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động làm cho kết quả và năng lực học tập của các em được nâng cao. Không khí học tập ở các lớp TN luôn sôi nổi và hào hứng do các em thích được xây dựng bài, thích được thể hiện sự hiểu biết của mình. Ở các lớp ĐC thường khó tạo ra sự hào hứng của HS trong quá trình học tập khi các em khai thác thông tin trong SGK.
Về kĩ năng khai thác lĩnh hội kiến thức.
Kết quả các bài kiểm tra cho thấy kĩ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của HS ở lớp TN nổi trội hơn so với lớp ĐC. Để lĩnh hội kiến thức, HS lớp TN không chỉ biết khai thác những kiến thức có trong SGK mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học, từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp những sự kiện đã học thông qua cỏc kờnh hỡnh, kờnh tiếng và kênh chữ dưới sự định hướng của GV và tự các em rút ra những kiến thức cần lĩnh hội. Vì vậy HS có sự chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức phần Di truyền học chương III, IV, V.
Về mức độ hiểu và ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp và độ bền kiến thức.
Khi tiến hành xõy dựng và sử dụng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT chúng tôi cố gắng tìm những hình ảnh, và sắp xếp chúng sao cho HS phải khai thác, phân tích, từ đó xử lí thông tin (phân tích, so sánh, tổng hợp để tự tìm ra kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn của GV). Vì vậy so với các lớp ĐC, kết quả các bài kiểm tra của HS lớp TN đã chứng tỏ hơn về mức độ hiểu bài và khả năng ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài học ngay trên lớp.
Tóm lại:
Phân tích kết quả thu được qua đợt TN sư phạm tại hai trường: THPT Thuận Thành số I và trường THPT Thuận Thành số II về mặt định lượng và định tính cho thấy bộ TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT đã có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả học tập trên lớp của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Thực hiện mục đích của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn sau đây:
1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về quá trình truyền thông, quá trình dạy học và mối quan hệ giữa quá trình truyền thông và quá trình dạy học, mô hình cấu trúc TLHDDH theo hướng THTTĐPT, làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng TLHDDH theo hướng THTTĐPT trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng.
2. Tiến hành điều tra thực trạng về tình hình trang bị và phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là phần mềm công cụ trong dạy học Sinh học, thực trạng về thái độ và kết quả học tập của HS. Từ đó khẳng định tính cần thiết của việc xây dựng và sử dụng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT trong việc nâng cao chất lượng dạy - học của GV và HS.
3. Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT.
4. Xác định được các quá trình sưu tầm, xây dựng mới, gia công sư phạm, xử lí kĩ thuật các tư liệu và phân loại chúng để quản lí bằng phần mềm MS. Fronpage tạo kho tư liệu Multimedia cho việc thiết kế kịch bản các giáo án điện tử.
5. Thiết kế và hoàn thành được bộ giáo án bằng phần mềm công cụ Powerpoint.
6. Xác định quy trình sử dụng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT.
7. Chúng tôi đưa vào thực nghiệm sư phạm một số giáo án được thiết kế theo hướng trên ở các trường THPT tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy hiệu quả học tập trên lớp của HS được nâng cao rõ rệt, chứng tỏ giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra là hoàn toàn đúng đắn.
Với những kết quả nêu trên, đề tài của chúng tôi đã đạt được mục đích đề ra.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ mới đưa vào thực nghiệm ở một số bài mà chưa có điều kiện thực nghiệm trên quy mô rộng để có kết luận đầy đủ về bộ sản phẩm.
Chúng tôi cũng xin nêu lên một vài suy nghĩ thay cho lời kết:
- Hiện nay có nhiều hướng triển khai nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình SGK phổ thông. Nhưng hướng nghiên cứu của luận văn này là một hướng chung mà các hướng nghiên cứu khỏc nờn vận dụng và kết hợp, nếu làm được điều đó các hướng nghiên cứu đó sẽ hoàn thiện hơn và hiệu quả của quá trình dạy - học sẽ cao hơn.
- Nếu trong điều kiện hiện nay người giáo viên có đủ các điều kiện như: Cơ sở vật chất cho quá trình dạy - học, thời gian, trình độ tin học nhất định, chế độ đãi ngộ phù hợp và bên cạnh đú có TLHDDH tốt thì tin tưởng rằng giáo dục phổ thông sẽ có những bước tiến dài trong thời gian không xa.
- Trong điều kiện hiện nay, một TLHDDH hay là tài liệu hữu dụng và phù hợp với mọi trình độ giáo viên khác nhau. Tài liệu mà chúng tôi xây dựng đang hướng tới điều đó.
II. Kiến nghị:
Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm đề tài chúng tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:
1. Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bộ tài liệu dạy học phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT theo hướng THTTĐPT.
2. Cần nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn phương pháp sử dụng bộ sản phẩm này nhằm nâng cao hơn nữa tính tích cực, chủ động học tập, nâng cao kết quả học tập bộ môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT ban cơ bản nói riêng.
3. Cần có những đề tài phát triển sâu hơn về vấn đề phối hợp giữa các phương pháp dạy - học khác nhau nhằm phát huy tối đa tính ưu việt và khắc phục tình trạng sử dụng “lóng phớ” (không hiệu quả) PTDH hiện đại hiện nay.
4. Cần tiếp tục triển khai thực nghiệm các giáo án còn lại trong trường THPT nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của bộ TLHDDH này.
5. Nên tiến hành thực nghiệm TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT ban cơ bản theo hướng THTTĐPT trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau ở phạm vi rộng để cú thờm thông tin về chất lượng của bộ sản phẩm nêu trên.
6. Cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài ở các bộ môn khác.
7. Cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi nhận thức của giáo viên về vai trò của PTDH trong dạy học cũng như các PPDH mà họ đang sử dụng. Từ đó, khuyến khích họ tham gia xây dựng và sử dụng hợp lí các tư liệu Multimedia để thiết kế các bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
8. Cần tăng cường đầu tư cho các trường phổ thông về hệ thống các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, phòng học bộ môn, các phần mềm dạy học...Và các điều kiện vật chất khác để các GV phổ thông yên tâm công tác và có điều kiện học tập về CNTT đặc biệt là CNTT trong dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lí luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.
Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa (2006), Chuyên đề về một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học, trường ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Phúc Chỉnh (2006), Giáo trình ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.
Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Thị Dạ Thuỷ (2005), Một số vấn đề về dạy học Sinh học ở trường THPT, NXB GD.
Phan Đức Duy, Hoàng Trọng Phán (2005), Đổi mới dạy học Sinh học ở THPT, Trường ĐHSP Huế.
Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường Đại học Quy Nhơn (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT về đổi mới phương pháp dạy học thuộc dự án phát triển giáo dục THPT, Bộ GD - ĐT.
Nguyễn Thành Đạt (2008), Sách giáo khoa Sinh học 12, NXB giáo dục.
Tụ Xuõn Giỏp (2000), Phương tiện dạy học, NXB giáo dục.
Trịnh Thanh Hải (2003). Các bước chuẩn bị và thực hiện việc giảng dạy với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông. Kỷ yếu Hội thảo khu vực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý giáo dục. Sở GD&ĐT Huế, tr 24 - 28 .
Võ Trần Thị Hậu (2007), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật – Sinh học 11 (Ban KHTN – Bộ 1), Luận văn thạc sỹ giáo dục, ĐHSP, Huế.
Tạ Thị Thu Hiền (2007), Thiết kế và sử dụng bài giảng phần Sinh học cơ thể động vật 11 THPT thí điểm - Ban KHXH theo hướng tích hợp tryền thông đa phương tiện, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học, NXBGD.
Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, NXBGD.
Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Văn Kiên (2006), Vận dụng tiếp cận giải quyết vấn đề trong dạy học Di truyền học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục, Hà Nội.
Trần Văn Minh (2003), Hướng dẫn xử lý ảnh, ghi đĩa CD nhạc và xử lý hình ảnh video với Windows XP, NXB Thống Kê.
Trần Khánh Ngọc (2005), Xây dựng và sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học Sinh học 10 THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội
Quách Tuấn Ngọc (2001). Công nghệ dạy học - Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - Xu hướng của thời đại. Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT - TT trong giáo dục phổ thông. Hà Nội.
Công Sơn (2003), Hướng dẫn thiết kế trang Web, NXB Thống Kê.
Dương Tiến Sỹ (2005), Đề tài “Xây dựng CD - Rom tư liệu phục vụ giảng dạy sinh học THPT".
Dương Tiến Sỹ, “Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế cỏc trỡnh phim dạy học sinh học”. Tạp chí giáo dục, Số 23/ 2002 trang 42 - 43.
Dương Tiến Sỹ, “Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoint trên máy tính”. Tạp chí giáo dục, Số 52/ 2003 trang 26 - 28.
Dương Tiến Sỹ, “Sử dụng Internet khai thác thông tin, tư liệu dạy học Sinh học”. Tạp chí giáo dục, Số 191 kỳ 1 - 6/2008 trang 51, 52, 53.
Dương Tiến Sỹ, “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”. Tạp chí giáo dục, Số 216 kỳ 2 - 6/2009 trang 19,52,53.
Dương Tiến Sỹ (2003), Đề tài “Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT” thuộc dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bộ môn”.
Dương Tiến Sỹ (2005), Đề tài “Xây dựng CD - Rom tư liệu phục vụ giảng dạy sinh học THPT".
Dương Tiến Sỹ, “Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế cỏc trỡnh phim dạy học sinh học”. Tạp chí giáo dục, Số 23/ 2002 trang 42 - 43.
Dương Tiến Sỹ, “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”. Tạp chí giáo dục, Số 216 kỳ 2 - 6/2009 trang 19,52,53.
Lê Thị Tâm (2007), Thiết kế và sử dụng bài giảng phần 1, 2 SH 10 THPT - Ban KHCB theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
Ngụ Diên Tập (2003), Công nghệ thông tin và nền giáo dục trong tương lai, NXB Bưu điện Hà Nội.
Lê Cao Thắng (2007), Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần Sinh thái lớp 12 Trung học phổ thông theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiệnnyaegnnggiXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Huế.
Lờ Cụng Triờm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB GD.
Ngọc Tuấn (2003), Kỹ thuật tạo Website với Frontpage, NXB Thống Kê.
Ngọc Tuấn (2003), Thiết kế trang web với Frontpage, NXB Thống Kê.
Phạm Đình Văn (2006), Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sưu tầm tư liệu để giảng dạy sinh học ở bậc THPT, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm Huế.
INTERNET
- online.org/default.htm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong dang viet.doc