Đề tài Xây dựng thư viện trường đại học đạt tiêu chuẩn của quyết định số 01/2003/QĐ/BGD-DT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ NỘI DUNG 1. Tình hình hoạt động TVTH toàn quốc những năm trước khi Quyết định 01 được ban hành 2. Các tiêu chuẩn để xây dựng TVTH đạt chuẩn 01 3. Quá trình thực hiện Quyết định 01 của TVTH toàn quốc và một số thành quả đạt được 3.1. Số lượng và chất lượng thư viện 3.2. Vốn tài liệu 3.3. Cơ sở vật chất của thư viện 3.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên KẾT LUẬN 1. Nhận xét 2. Kiến nghị DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học (TVTH). Bởi từ lâu TVTH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nó là cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá, khoa học của nhà trường nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên, học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong nhà trường. Nhiều văn bản pháp quy mà Đảng và Nhà nước đã ban hành như Quyết định số 57/CT, Thông tư 30/TTLB, Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg là phương hướng chỉ đạo quan trọng cho công tác TVTH, tạo điều kiện để phấn đấu xây dựng TVTH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quyết định 659, Quyết định 61/1998/QĐ-BGD & ĐT, đặc biệt văn bản mới nhất là Quyết định 01/2003/QĐ/BGD & ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Quyết định đã tạo bước chuyển biến sâu sắc về chất lượng cho sự nghiệp thư viện trường phổ thông, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thấy rõ vai trò quan trọng của Quyết định đối với TVTH, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng thư viện tổng hợp đạt tiêu chuẩn của Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD & ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD & ĐT. Một số thành quả đạt được trong những năm qua". Bằng phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp với phân tích, đánh giá, đề tài nghiên cứu với mục tiêu sau: - Tìm hiểu 5 tiêu chuẩn để xây dựng TVTH đạt chuẩn 01. - Quá trình triển khai Quyết định và những thành quả đạt được.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng thư viện trường đại học đạt tiêu chuẩn của quyết định số 01/2003/QĐ/BGD-DT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC ĐẠT TIÊU CHUẨN CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2003/QĐ/BGD-ĐT NGÀY 02/01/2003 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học (TVTH). Bởi từ lâu TVTH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nó là cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá, khoa học của nhà trường nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên, học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong nhà trường. Nhiều văn bản pháp quy mà Đảng và Nhà nước đã ban hành như Quyết định số 57/CT, Thông tư 30/TTLB, Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg là phương hướng chỉ đạo quan trọng cho công tác TVTH, tạo điều kiện để phấn đấu xây dựng TVTH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quyết định 659, Quyết định 61/1998/QĐ-BGD & ĐT, đặc biệt văn bản mới nhất là Quyết định 01/2003/QĐ/BGD & ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Quyết định đã tạo bước chuyển biến sâu sắc về chất lượng cho sự nghiệp thư viện trường phổ thông, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thấy rõ vai trò quan trọng của Quyết định đối với TVTH, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng thư viện tổng hợp đạt tiêu chuẩn của Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD & ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD & ĐT. Một số thành quả đạt được trong những năm qua". Bằng phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp với phân tích, đánh giá, đề tài nghiên cứu với mục tiêu sau: - Tìm hiểu 5 tiêu chuẩn để xây dựng TVTH đạt chuẩn 01. - Quá trình triển khai Quyết định và những thành quả đạt được. NỘI DUNG 1. Tình hình hoạt động TVTH toàn quốc những năm trước khi Quyết định 01 được ban hành Hệ thống TVTH toàn quốc những năm qua không ngừng phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân gần đây liên tục tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất cho TVTH. Từ khi Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định 659 ngày 09/07/1990 về tiêu chuẩn TVTH và Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD-ĐT ngày 06/11/1998 về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông thì công tác TVTH cả nước có nhiều chuyển biến cả về số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ thư viện. Số lượng TVTH và tủ sách giáo khoa dùng chung (SGKDC) được nâng lên theo từng năm học, đặc biệt ở một số tỉnh như: Lào Cai, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Đà Nẵng, Quảng Bình... Số TVTH tăng rõ rệt. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt kinh tế và con người nên tình trạng trắng thư viện và tủ SGKDC vẫn còn tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa và miền núi. Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng các TVTH cũng không ngừng được cải thiện, số thư viện đạt chuẩn 659 tăng mạnh như Hà Nội, Hà Tĩnh... Cụ thể: Biểu 1: Tình hình phát triển TVTH và tủ SGKDC trong toàn quốc. Năm Tổng số trường Số trường có thư viện Tỷ lệ % Số trường có TSGKDC Tỷ lệ % Số thư viện đạt chuẩn 659 Tỷ lệ % 1999 23.399 14.667 63 6.921 30 6.452 44 2000 24.208 15.471 64 9.560 39 6.985 45 2001 25.089 18.372 73 8.154 33 8.937 49 Đi đôi với sự phát triển trong ngành giáo dục, nội dung hoạt động trong thư viện cũng không ngừng được cải tiến, ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc tốt hơn. Nhiều hoạt động được ngành GD-ĐT và xã hội hoan nghênh như các kỳ thi “Kể chuyện theo sách". Đặc biệt là "Hội thi giáo viên thư viện giỏi toàn quốc lần thứ nhất năm 2001". Về cơ sở vật chất, nhìn chung hiện nay khá nhiều thư viện còn thiếu thốn, nghèo nàn. Vấn đề bổ sung tài liệu, trang thiết bị còn gặp khó khăn. Vì vậy, vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong giáo viên và học sinh. Về đội ngũ cán bộ thư viện, mặc dù số lượng tăng lên đáng kể nhưng còn thiếu nhiều. Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ trong cán bộ TVTH còn yếu do số cán bộ thư viện chuyên trách quá ít, tỷ lệ kiêm nhiệm quá cao. Do đó, ngành giáo dục cần sớm có biện pháp giải quyết để công tác phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. Biểu 2: Đội ngũ cán bộ-giáo viên thư viện toàn quốc. Năm Tổng số cán bộ thư viện Số lượng cán bộ thư viện chuyên trách Tỷ lệ % 1999 21.483 4.291 20 2000 22.518 4.888 22 2001 23.732 5.266 22 2. Các tiêu chuẩn để xây dựng TVTH đạt chuẩn 01 * Tiểu chuẩn 1: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Theo tiêu chuẩn này thì thư viện phải có đủ 3 loại sách: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên và sách tham khảo. Mỗi loại sách lại có những yêu cầu khắt khe hơn như mỗi nhà trường phải có tủ SGKDC, mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho mỗi giáo viên 1 bản và 3 bản lưu tại thư viện. Quyết định số 01 có quy định riêng đối với từng loại trường về số lượng sách tham khảo. * Tiêu chuẩn 2: Về cơ sở vật chất. Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m2 để làm phòng đọc và kho sách. Cần có các trang thiết bị chuyên dùng như giá, tủ chuyên dùng để đựng sách, báo; bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc; hộp mục lục, sổ mục lục... Đối với những thư viện có điều kiện về kinh phí nên nối mạng Internet để khai thác dữ liệu. * Tiểu chuẩn 3: Về nghiệp vụ. Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. Đồng thời mỗi thư viện cũng cần có bản hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng tài liệu trong thư viện. * Tiêu chuẩn 4: Về tổ chức và hoạt động. Hiệu trưởng nhà trường phải phân công một lãnh đạo trường trực tiếp quản lý thư viện và bổ nhiệm cán bộ thư viện, đồng thời hàng năm phải báo cáo hoạt động thư viện lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về tình hình hoạt động thư viện. Cán bộ thư viện thường xuyên phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có kế hoạch chi tiết về kinh phí của thư viện. Thư viện trường học phải có nội dung hoạt động phù hợp với việc học của học sinh và vấn đề giảng dạy của giáo viên. * Tiêu chuẩn 5: Về quản lý thư viện. Sách, báo, bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa giáo khoa phải được bảo quản cẩn thận tránh mối, mọt, ẩm mốc. Thư viện nhà trường phải có sổ, sách để quản lý, theo dõi tất cả tài liệu trong thư viện. Hàng năm nhà trường phải kiểm kê tài sản thư viện để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa. Như vậy, Quyết định 01 chính là sự tiếp nối Quyết định 659 nhưng nội dung các tiêu chuẩn được quy định chặt chẽ và nâng cao hơn rất nhiều. 3. Quá trình thực hiện Quyết định 01 của TVTH toàn quốc và một số thành quả đạt được Từ những nhận thức đúng đắn về nội dung, kế hoạch và biện pháp cụ thể của Quyết định 01, ngay khi Quyết định ban hành, thư viện các trường phổ thông trong toàn quốc đã bước đầu triển khai học tập, củng cố và xây dựng thư viện nhà trường theo đúng tinh thần của Quyết định 01. Chỉ trong thời gian ngắn thực hiện đã có nhiều TVTH được công nhận là thư viện đạt chuẩn 01. 3.1. Số lượng và chất lượng thư viện Biểu 3: Số lượng và chất lượng TVTH toàn quốc 2004. Tỉnh, thành phố Tổng số trường có thư viện Trường có tủ SGKDC Tỷ lệ % Thư viện đạt chuẩn 01 Tỷ lệ % Miền Bắc 8.540 9.991 82,87 1.881 22,02 Miền Trung 2.166 2.337 80,72 587 27,10 Miền Nam 6.753 6.442 75,60 1.701 25,18 Cả nước 17.459 18.770 79,96 4.169 23,87 Qua số liệu thống kê có thể thấy TVTH toàn quốc đều có những bước tiến vượt bậc. Đặc biệt là miền Trung, mặc dù còn nhiều khó khăn song đã có tới 27,10% số thư viện đạt chuẩn 01 (cao nhất trong cả nước). Điển hình như thành phố Đà Nẵng trong năm học 2003-2004 có 96,66% số trường có thư viện; Gia Lai là một tỉnh còn nghèo về kinh tế nhưng có tới 107 thư viện đạt chuẩn 01 (chiếm 45,53%). Tại miền Bắc, các trường phổ thông tổ chức thực hiện thư viện trường đạt chuẩn 01 rộng khắp toàn miền. Trong đó một số tỉnh tiêu biểu có thư viện đạt chuẩn 01 cao, như: Bắc Ninh (42,58%); Hà Tĩnh (43,54%); Ninh Bình (86,04%); Vĩnh Phúc (36,28%)... Còn miền Nam, công tác xây dựng TVTH đạt chuẩn 01 cũng được triển khai ngay từ tháng 3/2003, tiêu biểu có: Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long... 3.2. Vốn tài liệu Đối với mỗi thư viện thì vốn tài liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng. Khó khăn lớn nhất của các thư viện 659 để trở thành thư viện 01 là số lượng và chất lượng tài liệu của thư viện. Vốn tài liệu của thư viện đạt chuẩn 01 phải có đủ: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ của giáo viên, báo, tạp chí... Theo chỉ tiêu số lượng cụ thể của từng vùng, miền. Vì vậy, ngay từ đầu năm học toàn bộ sách của thư viện đều được phân loại, xử lý, đăng ký, dán nhãn trước khi cho mượn. Hiện nay số lượng cũng như chất lượng tài liệu tăng lên rõ rệt. Biểu 4: Tài liệu hiện có trong thư viện Tỉnh, thành phố Từ điển Báo, Tạp chí Băng, đĩa giáo khoa Tranh ảnh, bản đồ Hiện có (bản) BQ bản/TV Hiện có (bản) BQ bản/TV Hiện có (bản) BQ bản/ TV Hiện có (bản) BQ bản/TV Miền Bắc 70.216 5 6.916.098 573 347.249 28 4.534.160 376 Miền Trung 27.263 9 2.474.033 854 108.944 37 5.272.126 1.821 Miền Nam 95.220 11 3.301.862 387 305.834 35 3.051.509 358 Cả nước 192.699 8 12.691.993 540 762.027 32 12857795 547 3.3. Cơ sở vật chất của thư viện Một khó khăn nữa khi nâng thư viện 659 lên thư viện 01 là cơ sở vật chất của thư viện. Mỗi thư viện không chỉ đảm bảo về diện tích mà còn phải đủ các trang thiết bị chuyên dùng như: Bàn đọc, tủ sách, hộp mục lục. Đối với những trường có điều kiện về kinh phí từng bước trang bị máy vi tính, nối mạng Internet và các phương tiện nghe, nhìn. Nhờ nguồn kinh phí theo Thông tư 30 và các nguồn khác mà cơ sở vật chất thư viện các trường phổ thông hiện nay được cải thiện đầy đủ và hiện đại hơn. Năm 2004, toàn quốc được cấp khoảng 245 tỷ đồng, trong đó miền Bắc 98 tỷ đồng, miền Nam là 104 tỷ đồng và miền Trung có gần 42 tỷ đồng phục vụ cho công tác trang bị cơ sở vật chất cho thư viện. Miền Bắc nước ta là nơi được trang bị cơ sở vật chất rất đầy đủ, trong tổng số diện tích thư viện là 50.7415 m2 thì có 199.603 phòng đọc, bình quân diện tích mỗi thư viện là 42 m2. Số bàn đọc của toàn miền là 46.225 cái, máy vi tính được trang bị khá đầy đủ (2726 cái) và số máy lạnh là 156 cái. 3.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên Để đáp ứng được tiêu chuẩn Quyết định 01, trong năm vừa qua nhiều hoạt động đã diễn ra như chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện; Hội thi cán bộ thư viện giỏi toàn quốc. Vì thế số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ thư viện được nâng cao. Cả nước năm 2004 có 24.032 cán bộ thư viện, trong đó cán bộ chuyên trách là 7.956 người (chiếm 33,10% tổng số cán bộ thư viện), tăng hơn so với năm 2001 là 11,10%. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của chính các cán bộ, giáo viên thư viện, đồng thời được sự giúp đỡ của các lãnh đạo nhà trường, của đội ngũ cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Điển hình là hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên thư viện của Sở Giáo dục-đào tạo Hải Phòng. Câu lạc bộ được tổ chức giúp cho cán bộ thư viện có cơ hội giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cũng trong năm vừa qua, ngày 07/5/2004 Bộ GD & ĐT đã giao cho Nxb Giáo dục phối hợp với Vụ Giáo dục trường học hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức: "Cuộc thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi toàn quốc lần 2". Điều này chứng tỏ cán bộ thư viện đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Vì vậy, 5 tiêu chuẩn của Quyết định 01 là sự kế thừa có phát triển của Quyết định 659, phấn đấu xây dựng thư viện đạt chuẩn 01 sẽ góp phần nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục của nước ta. KẾT LUẬN 1. Nhận xét * Thuận lợi: Mặc dù hệ thống TVTH ra đời sau các hệ thống thư viện khác ở nước ta nhưng đã đạt được thành tích không nhỏ, góp phần phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ thư viện, của các cấp quản lý giáo dục, công tác TVTH không ngừng phát triển. Đặc biệt từ khi Quyết định 01 được ban hành đã tạo những chuyển biến thực sự trong việc xây dựng và phát triển TVTH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng là trung tâm sinh hoạt văn hoá, là bạn đồng hành của giáo viên, học sinh trong nhà trường. * Khó khăn: Trên thực tế, tất cả các trường phổ thông đều mong muốn nâng cao chất lượng thư viện để tiến lên đạt chuẩn 01. Tuy nhiên, việc xây dựng TVTH đạt chuẩn 01 còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là thiếu kinh phí để xây dựng thư viện, bổ sung tài liệu, trang bị máy móc và thiết bị phục vụ nhu cầu bạn đọc. Do tài liệu không được bổ sung thường xuyên nên tình trạng sách, báo còn lạc hậu rất nhiều. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thư viện chuyên trách quá ít, chủ yếu là kiêm nhiệm và họ còn thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2. Kiến nghị Để TVTH ngày càng phát triển và hoàn thiện, chúng tôi xin có một vài kiến nghị: - Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT và các cấp quản lý giáo dục thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và đầu tư kinh phí để xây dựng và phát triển TVTH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh. - Có chế độ chính sách hợp lý cho cán bộ thư viện. Biên chế cho cán bộ làm công tác TVTH để đảm bảo ổn định, lâu dài và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện. - Hàng năm, Sở và Phòng GD-ĐT tổ chức kiểm tra, tổng kết và khen thưởng các đơn vị, cá nhân tích cực trong công tác TVTH. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định 659/1990/QĐ/BGD&ĐT ngày 9/7/1990 về tiêu chuẩn thư viện trường học. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 về công tác thư viện trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT, tháng 4 năm 2002. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tổng hợp kết quả điều tra - khảo sát thư viện trường học năm 2004, NXB Giáo dục, 2004. NXB Giáo dục: Chuyên san sách giáo dục và thư viện trường học, tập 4-5 năm 2003, tập 8 năm 2004. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctv13.doc
Tài liệu liên quan