LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) diễn ra
một cách sôi động đang tác động trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã
hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thời nó đang mở ra một thời kỳ mới
của nhân loại trước khi bước vào thiên niên kỷ thứ 3. Càng về những năm gần đây,
tại các nước công nghiệp phát triển cũng nhưở các nước NICs, xuất hiện ngày càng
nhiều loại hình kinh doanh mới hoạt động trên các mạng truyền thông số và đặc biệt
là trên mạng Internet, đó là các doanh nghiệp thương mại điện tử. Sự xuất hiện của
mô hình kinh doanh này không chỉ làm đa dạng hoá hoạt động doanh nghiệp của con
người mà còn thực sự trở thành một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội có ý nghĩa lịch
sử, đánh dấu bước đột phá mới về kinh tế của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba.
Thương mại điện tử sử dụng hệ thống mạng truyền thông số toàn cầu để tạo ra
một thị trường điện tử cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng
hoá; bao hàm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ, trong đó có
đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin từ các dịch vụ trợ giúp (thuế, bảo
hiểm, vận tải .) và ngân hàng, tất cảđược thực hiện trong các điều kiện an toàn và
bảo mật. Trong thương mại điện tử, người ta sử dụng các phương tiện chủ yếu như
máy điện thoại, fax, hệ thống thiết bị thanh toán điện tử, mạng nội bộ (Inttranet),
mạng ngoại bộ (Extranet) và mạng toàn cầu (Internet).
Đặc trưng nổi bật nhất của thương mại điện tử là các hoạt động kinh doanh
như mua, bán, đầu tư và vay mượn được thực hiện và chuyển giao giá trị qua các
mạng thông tin điện tử. Bởi vậy, thương mại điện tử còn được gọi với những tên
khác nhau như: "nền kinh tếảo", "nền kinh tế .com" v.v .
Tuy chỉ mới bắt đầu hình thành nhưng thương mại điện tửđã nhanh chóng
khẳng định được vị thế của mình trong đời sống kinh tế quốc tế bởi sức hấp dẫn và
sự phát triển khá ngoạn mục xét cả về dung lượng cũng như phạm vi và đối tượng.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, sự gia tăng doanh số của các hoạt động kinh doanh trên mạng
đã dẫn tới sự ra đời của một thị trường chứng khoán mang tên Nasdaq dành cho
những công ty có tên gọi tận cùng bằng tiếp vị ngữ ".com". Những diễn biến trong
vận hành của thị trường chứng khoán này luôn kéo theo những tác động trực tiếp và
nhạy cảm đến chỉ số Dow Jones tại New York cùng các chỉ số chứng khoán khác tại
hầu như tất cả các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy thương mại điện tử có bước phát triển
rất nhanh và với tốc độ ngày càng cao. Năm 1997, tổng doanh số thương mại điện tử
trên thế giới mới đạt xấp xỉ 18 tỷ USD thì đến năm 1999 đã đạt gần 80 tỷ USD, năm
2000 là 180 tỷ và năm 2001 con sốđó vượt qua mức 400 tỷ USD. Tổ chức hợp tác
kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) đưa ra số liệu đến năm 2002, doanh số
của hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu có thể lên tới 1000 tỷ USD; riêng của
các nước APEC là 600 tỷ USD.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI GIỚI THIỆU 3
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5
PHẦN I : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .6
I.1. Một số khái niệm cơ bản trong TMĐT 6
I.2. Tình hình xu hướng sử dụng, truy cập và các ứng dụng phục vụ kinh doanh trên Internet .8
I.3. Tình hình phát triển TMĐT nói chung trên thế giới 13
I.4. Một số giải pháp phát triển TMĐT ở các nước .17
I.4.1. Hoa Kỳ 17
I.4.2. Canada .18
I.4.3. Nhật Bản .20
I.4.4. Trung Quốc .23
I.4.5. Tình hình TMĐT tại Hàn Quốc 24
I.5. Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam .31
I.5.1. Yêu cầu của thực tế .35
I.5.2. Tình cần thiết của việc thực hiện đề tài 37
PHẦN II: MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT
CỦA THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC. .39
II.1. Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan (Finland) 39
II.1.1. Giới thiệu về E-Finland 39
II.1.2. Các dịch vụ của E-Finland .39
II.1.3. Một số nhận xét cơ bản về E-Finland .40
II.2. Mô hình Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của Virgnia 40
II.2.1. Giới thiệu về VECTEC 40
II.2.2. Các dịch vụ của VECTEC .41
II.2.3. Nhận xét về VECTEC 42
II.3. Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc .42
II.3.1. Giới thiệu về ICEC 42
II.3.2. Mục tiêu và dịch vụ của ICEC 42
II.3.3. Nhận xét về ICEC và hệ thống giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc 43
II.4. Chương trình “Tâm điểm mậu dịch” (của UNCTAD) (UNCTAD Trade Point Programme) .43
PHẦN III : ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG CỦA
TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT 50
III.1. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ TMĐT .50
III.1.1. Tại sao cần có Trung tâm Hỗ trợ và Xúc tiến TMĐT ở nước ta .50
III.1.2. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ TMĐT 52
III.2. Các giải pháp kỹ thuật .58
III.2.1. Mô hình hệ thống mạng của Trung tâm Hỗ trợ và Xúc tiến TMĐT .58
III.2.2. Giải pháp kỹ thuật kết nối 59
III.3. Các công nghệ cần có để xây dựng hệ thống Thương mại điện tử 61
PHẦN IV : NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN, QUẢNG BÁ, TƯ VẤN VỀ KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TMĐT. .66
IV.1. Một số các kết quả nghiên cứu về giải pháp xây dựng TMĐT dành cho các doanh nghiệp .66
IV.1.1. Giải pháp vận dụng Linux, các công cụ mở và một vài thành phần thương mại .66
IV.1.2. Giải pháp vận dụng các sản phẩm của Microsoft và một vài thành phần thương mại dành cho
các doanh nghiệp .72
PHẦN V : KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM WEBSITE VÀ ĐÀO TẠO
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP 75
V.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THỰC TẾ QUA MẠNG ECOM 75
Đề tài KC.01-05-03
V.2. Một số các kết quả nghiên cứu về xây dựng bài giảng trực tuyến 80
V.2.1. E-learning là gì ? .80
V.2.2. Tại sao E-Learning cần cho doanh nghiệp? 80
V.2.3. Lợi ích của E-Learning 81
V.2.4. Kiến trúc hệ thống Đào Tạo Trực Tuyến .82
V.2.5. Tính Năng Hệ Thống 82
V.2.6. Yêu cầu hệ thống 84
V.2.7. Thực thi E-Learning 84
III.1. Kết luận .85
IV.2. Đề xuất và kiến nghị 87
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(X.509)
III.3. Các công nghệ cần có để xây dựng hệ thống Thương mại điện tử
• Quản lý người dùng :
- Máy chủ xác thực :
. Xác thực dữ liệu giao dịch điện tử
. Máy chủ công nghệ xác nhận tối ưu
- Điều khiển nguồn truy cập :
. Quản lý, điều khiển các cuộc truy cập tích hợp
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 62
. Điều khiển truy cập
• Thực thi hệ thống công nghệ TMĐT
- Xử lý thanh toán E-Commerce
. Ngân hàng Cyber
. Phát hành tiền và chứng nhận số
. Xử lý thanh toán về Bank Card
. Xử lý thiết lập trên Credit card
- Xử lý thông tin
. CSDL
. Khôi phục các đơn đặt hàng chưa xử lý
. Giao hàng và theo dõi các sản phẩm đã được số hoá
. Đơn hàng điện tử và quản lý tình trạng
- Máy chủ E-Commerce
. Máy chủ ứng dụng xử lý phân tán
. Máy chủ ứng dụng người lập chương trình
. DB gateway
. Quản lý bộ nhớ đệm
- Thực thi Cyber Mall
. 3D Multi-user mall implementation
. Tìm kiếm 3 chiều
. Công nghệ tạo ảnh 3 chiều
• Công nghệ thư mục TMĐT
- Quản lý thư mục
. Tối ưu hoá thư mục
. Cấu trúc thư mục
- Số hoá thông tin giao dịch
. Từ điển giao dịch điện tử
. Thời gian thực trao đổi theo mục lục
. Công nghệ tự động hoá dữ liệu giao dịch
- Tìm kiếm thông tin trên hệ thống
. Công nghệ tìm kiếm bằng ngôn ngữ tự nhiên
. Công nghệ tìm kiếm tác nhân thời gian thực
. Công nghệ tìm kiếm cao cấp
• Thanh toán điện tử
- Tiền điện tử bao gồm các vấn đề : Tiền điện tử trên mạng và tiền điện
tử trên IC Card
- Hoá đơn điện tử
- Chuyển giao điện tử
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 63
Hệ thống thanh toán đện tử bao gồm các vấn đề như sau :
- Những điều cần thiết phải đạt được của hệ thống thanh toán điện tử
. Máy tính hoá hoạt động thanh toán cho giao dịch điện tử
. Giảm thời gian và giá thành xử lý giao dịch
. Tự động hoá quá trình tính toán tiền, tổng giá trị phiên giao dịch và
tài khoản thanh toán.
- Các loại thanh toán điện tử
. Tiền điện tử : có ích khi sử dụng trong trường hợp chi vào các sản
phẩm nhỏ như phí tìm kiếm thông tin và có tính bảo mật cao hơn các
hệ thống khác
. Thẻ tín dụng trên Internet : Hệ thống thẻ tín dụng Internet thông qua
giao thức thiết lập.
. Hoá đơn điện tử : có khả năng chứng nhận thanh toán
. Chuyển tiền điện tử : cho phép chuyển tiền bằng sử dụng Internet
• Tiền điện tử :
Đặc trưng của tiền điện tử là giữ được giá trị tiền tệ và đại diện trao đổi
dạng số, rất phù hợp để triển khai sử dụng trên thực tế. Chi trả giao dịch
bằng tiền điện tử thấp hơn so với tiền mặt. Việc sử dụng tiền điện tử cũng
rất phù hợp trong việc chi trả một số sản phẩm điện tử như báo điện tử,
tìm kiếm thông tin, báo cáo dưới dạng file, file mp3 … Tiền điện tử được
giao dịch trên mạng và IC card.
Quy trình giao dịch bằng tiền điện tử trên mạng
Digital
Wallet
eCash
eCash
Deposit account
(4) eCash Withdrawal
(3) eCash Exchange
Bank
(2) eCash Exchange Msg
(1) Deposit
Product
List
eCash
Merchant
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 64
Điểm yếu :
- Phải kiểm tra số serial thường xuyên để biết liệu tiền điện tử này có
phải là được sao chép bất hợp pháp hay không.
- Có thể bị mất tiền điện tử do virut hoặc tràn ổ cứng
- Một số vấn đề khác như thuế, phạm vi sử dụng, chuẩn hoá.
Tiền điện tử dạng thẻ IC
Phương pháp thanh toán lưu giữ giá trị số trên mạch IC là một công
nghệ xuất sắc. Sử dụng nhiều lần thông qua việc nạp tiền qua ATM hoặc
mạng khi số tiền điện tử đã được tiêu hết. Thường được sử dụng trong thanh
toán cho các phương tiện giao thông xe buýt hoặc tàu điện ngầm.
IC Card (thẻ thông minh) được thiết kế Plastic Card sản xuất dưới dạng
Plastic được gắn sẵn 1 lớp IC dẻo (IC - Intergrated Circiut). Lưu giữ và quản
lý thông tin thông qua COS (Card Operating System). Thẻ có thể lưu giữ tiền
hoặc chữ ký điện tử đồng thời có thể lưu giữ từ 2 - 8 Mb.
• Internet Credit Card
Đặc trưng của loại thẻ này là có thể sử dụng hệ thống thanh toán Credit
card qua Internet, loại thẻ này rất phổ biến hiện nay như VISA card,
Master Card. Loại thẻ này sử dụng SSL (secure socket layer) hoặc SET
protocol. Trong quá trình sử dụng cần phái có chứng thực về người có
Card và merchant. Dưới đây là chu trình của Credit Card
Issuer Bank
Card Holder
Account
Card Holder Merchant
Issuer Bank
Issuer Bank
Merchanrt
Account
(1
) I
ss
ue
C
re
di
t C
ar
d
(2) Show Credit Card
(6)
Am
oun
t tra
nsf
er
(5) payment request
(4) C
apture
(3) Authorization
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 65
• SET
Visa và Master Card cùng phát triển chung giao thức Secure Electronic
Transaction (SET) nhằm đưa ra một phương pháp an toàn và có hiệu quả
khi tiến hành giao dịch qua hệ thống mạng. SET bao gồm giao thức để
mua hàng hoá và các dịch vụ điện tử, cho phép xác thực các yêu cầu thanh
toán và các yêu cầu uỷ nhiệm thu (những chứng nhận) với các trói buộc về
khoá công cộng và các dịch vụ khác. Một khi SET đã được hoàn toàn chấp
nhận, sự tin cậy cần thiết trong giao dịch sẽ and toàn và sẽ đúng vị trí, cho
phép các giao dịch thương mại và khách hàng cùng tham gia TMĐT.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 66
PHẦN IV
NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN, QUẢNG BÁ, TƯ VẤN VỀ KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TMĐT.
IV.1. Một số các kết quả nghiên cứu về giải pháp xây dựng TMĐT dành cho
các doanh nghiệp
IV.1.1. Giải pháp vận dụng Linux, các công cụ mở và một vài thành phần thương
mại
Thông qua việc vận dụng Linux, các công cụ mở và một vài thành phần
thương mại, các doanh nghiệp có thể xây dựng được một giải pháp thương mại điện
tử riêng. Tính linh hoạt của nó khiến doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, khai thác
thêm những cơ hội tưởng chừng không với tới được nếu thiếu nó. Những tiềm nǎng
cần có để cài đặt một hệ thống như vậy thường được vận dụng đơn phương trong
lãnh địa của các tổ chức lớn, vốn có thể huy động kinh phí lớn và nhân sự chuyên
môn cao. Linux đã thay đổi tiền lệ này, bằng cách biến một nền tảng mở chất lượng
tột đỉnh thành sẵn dụng.
a. Xây dựng nền móng ban đầu
Mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp thường mong muốn vào thời điểm ban đầu
khi tham gia TMĐT :
- Biến quy trình mua bán thành dễ dàng và nhanh chừng nào tốt chừng đó.
- Hiểu rõ khách hàng của mình hơn và tận dụng cơ hội để nhận được thêm
các phản hồi từ họ.
- Thử nghiệm được các ý tưởng kinh doanh khác nhau, thay đổi giá cả của
mình, khuyến mãi, cho chiết khấu giá...
- Theo dõi bán hàng qua nhiều kênh phân phối; có khả nǎng thấu hiểu hơn
bằng cách nào và vì sao người ta mua phần mềm của mình, và (còn quan
trọng hơn) vì sao họ lại không mua.
Rõ ràng, các doanh nghiệp cần có một giải pháp tốt hơn, nhằm nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu nảy sinh, mà không quá tốn nhiều nỗ lực và chi phí. Thông thường
các doanh nghiệp là một công ty nhỏ thường bị tài nguyên hạn chế bó buộc.
b. Vì sao dùng Linux cho thương mại điện tử?
Các lý do liên quan cả kỹ thuật lẫn thương mại, bao gồm:
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 67
- Doanh nghiệp có thể dùng phần cứng rẻ tiền và dùng chung nó cho một số
nhiệm vụ. Tức là doanh nghiệp không cần mua máy bổ sung và cũng
chẳng cần phải nâng cấp máy hiện có.
- Doanh nghiệp có thể quản lý máy chủ từ xa, dễ như từ bàn phím tại chỗ.
- Hệ thống mạng có khả năng chạy ổn định, gần như không gặp lỗi.
- Có các công cụ phát triển và các ứng dụng dành cho doanh nghiệp đều sẵn
có cho Linux và hầu hết chúng đều hoặc là nguồn mở, hoặc có trên GPL.
- Tính Mở (openness) của Linux cung cấp một ưu thế đáng kể trong kinh
doanh. Các doanh nghiệp luôn có được những đáp án cần đến, khi họ
muốn mà không có tiền.
Dĩ nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chọn những phương án khác, làm việc tốt
không kém; song dùng chúng sẽ phải chi khá nhiều tiền bạc và đòi hỏi phải có
các phần cứng đắt tiền hơn nhiều. Với những nhu cầu cụ thể của mình, các doanh
nghiệp không thể tìm được bất cứ phương án nào đáng tin là làm tốt hơn được
việc này, nhất là với giá phải chǎng.
c. Các công đoạn và thành phần của một giải pháp thương mại điện tử
Khi doanh nghiệp đã quyết chọn Linux, thì phần hệ thống còn lại phải vào cuộc.
Dịch vụ giao dịch
Việc đầu tiên doanh nghiệp cần là phương thức để ủy quyền giao dịch (authorize
transactions). Doanh nghiệp nên chọn dịch vụ Cybercash. Hãng này cung cấp
một thư viện các thường trình (routine) viết bằng ngôn ngữ lập trình C và các
mô-đun viết bằng ngôn ngữ Perl, dùng được dưới Linux. Cybercash gọi bộ công
cụ phát triển phần mềm (SDK) này của họ là bộ kết nối buôn bán (Merchant
Connection Kit). Nó thực chất là một SDK giao dịch thẻ tín dụng và không đòi
giả thiết gì với phần còn lại của doanh nghiệp.
Thanh toán cho Cybercash không phải chi trước, nhưng nó lại tính phí giao dịch.
Tính nǎng nó không bị ràng buộc với giao diện Web nào. Nó chỉ là một SDK
(Software Development Kit) mà nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo dựng (trên
desktop PC) các trình ứng dụng thương mại điện tử của riêng mình, các kịch bản
CGI (Common Gateway Interface) hay các mô-đun cho Server.
Kế toán Buôn bán
Thành phần thứ hai doanh nghiệp cần là Kế toán Buôn bán (Merchant Account),
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 68
để hỗ trợ dịch vụ giao dịch. Nhằm xử lý các giao dịch thẻ tín dụng, doanh nghiệp
cần có một bộ phận kế toán buôn bán, hoạt động như một công đoạn trung gian
giữa tài khoản ngân hàng của khách hàng và công ty thẻ tín dụng của khách hàng
của doanh nghiệp. Để có được kế toán buôn bán cần phải có cả một lô công việc
giấy tờ, phương tiện kiểm tra thẻ và phí cài đặt.
Ngoài ra, khi tìm một thành phần Kế toán Buôn bán hỗ trợ được Cybercash,
doanh nghiệp không thấy khác nhau mấy ở các đề xuất, ngoài phí tổn. Thường là
có một phí cài đặt và một phí giao dịch cố định. Khi đó, các công ty thẻ tín dụng
sẽ nhận phần của họ. Tuy nhiên, khi tổng kết mọi phí giao dịch, doanh nghiệp
vẫn luôn ở dưới mức 4%. So với phí thường được trả cho các công ty thương mại
điện tử bên thứ ba, mức chênh lệch này có thể làm tǎng tổng phí lên đáng kể.
SSL Server
Thành phần kế tiếp doanh nghiệp cần là một Server chuyên dụng SSL (Secure
Sockets Layer), để mã hóa thông tin đến và đi từ web server. Nó tǎng cường lòng
tin của khách hàng của doanh nghiệp và cải thiện mức bảo mật của các giao dịch
trực tuyến. Doanh nghiệp có thể chọn SSL web server của Raven
Chứng thực thẩm quyền
Để xác lập một SSL server, khách hàng cần một chứng thực (certification) từ một
hãng thứ ba, được biết đến với tư cách là một tổ chức chứng thực thẩm quyền
(certificate authority). Hãng cung ứng SSL sẽ cho khách hàng một khóa lâm thời,
chưa hiệu lực (temporary invalid key) để dùng cho mục đích thử nghiệm.
Chứng thực này được thiết kế để xác minh cǎn cước (identity) của khách hàng và
của doanh nghiệp. Nó nhằm bảo hiểm cho các khách hàng khi họ thực sự có vấn
đề với công ty. Đáng tiếc là việc lấy một chứng thực có thể là việc thuần giấy tờ,
nhàm chán; vì khách hàng phải chứng minh cǎn cước của mình cho tổ chức
chứng thực. Tức là khách hàng phải trình cho họ các giấy tờ (chính thức và hợp
pháp) của doanh nghiệp mà khách hàng đang làm việc. Doanh nghiệp sẽ cần phải
mất hơn hai tuần để thông qua quy trình chứng thực này. Tổ chức chứng thực sẽ
cấp cho khách hàng một khóa chứng thực (certificate key) qua thư điện tử. Nó
chẳng qua là một khối vǎn bản được mã hóa, mà khách hàng có thể cắt/dán khi
xác lập SSL server của mình. Doanh nghiệp có thể chọn hãng Thawte để chứng
thực cho mình, vì họ lấy giá phải chǎng.
Cơ sở Dữ liệu
Với giải pháp thương mại điện tử, doanh nghiệp muốn có thể làm được nhiều
việc hơn là chỉ xử lý các giao dịch cố định. Doanh nghiệp sẽ có một hệ thống có
thể dễ dàng mở mang, khi nhu cầu phát sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 69
theo dõi được mọi kiểu biến (variable), để doanh nghiệp có thể trả lời một số câu
hỏi, đại loại như sau:
- Quy trình mua bán có dễ dàng không?
- Khách hàng nghe nói về chúng tôi ở đâu?
- Phiên bản (phần mềm) nào bán chạy hơn?
- Việc định giá của doanh nghiệp có hiệu quả không?
- Liệu có khuynh hướng nào (trong cách buôn bán của doanh nghiệp) có thể
bỏ rơi quan điểm nào đó ở khách hàng của mình chǎng?
Như một hệ quả, doanh nghiệp phải có một cơ sở dữ liệu hậu thuẫn đủ mạnh và
linh hoạt để lưu trữ và tổ chức mọi dữ liệu này. Doanh nghiệp cần cân đối tốc độ
(speed) và khả nǎng điều chỉnh quy mô (scalability) của cơ sở dữ liệu hậu thuẫn
này với độ tin cậy (reliability) và tính dễ lập trình (easy of programming). Hơn
nữa, doanh nghiệp còn cần dễ truy nhập đến dữ liệu và khả nǎng thay đổi cấu trúc
hiện hành.
Doanh nghiệp có thể dùng MySQL. Nó chạy cực nhanh, dùng được đa luồng
(multi-threading), linh hoạt và hỗ trợ một phần lớn chuẩn SQL. Nó là một cơ sở
dữ liệu rất phổ dụng cho các trình ứng dụng web, và có sẵn một giao diện tốt cho
ngôn ngữ Perl. Vả lại, việc chuyển nhượng bản quyền (lisencing) cũng khá linh
động, và nhiều khi doanh nghiệp được phép dùng nó miễn phí.
Khác với chọn SSL Server hay Merchant Account, việc chọn cơ sở dữ liệu của
doanh nghiệp là chuyện cốt tử. Bởi lẽ nó là một trong các thành phần tạo nên tính
trội, khi nó kịp thời đáp ứng những ý tưởng kinh doanh mới.
Ngôn ngữ Perl
Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một giải pháp thương mại điện tử bằng C hay
C++ ở "cấp độ thương mại". Điều này hàm ý một nỗ lực phát triển chính và một
lô công việc phải làm, khi doanh nghiệp quyết định sửa đổi nó sau này.
E rằng tự khóa mình vào một giải pháp mà doanh nghiệp không dễ thay đổi,
doanh nghiệp cũng có thể chọn triển khai bằng ngôn ngữ kịch bản Perl. Nó giúp
doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian tiêu tốn cho tốc độ thực thi. Tổng phí
bổ sung khi dùng thêm Perl là không đáng kể; và tới lúc nó thành vấn đề, thì
doanh nghiệp cũng đã kiếm được đủ tiền để có thể mua một máy mới, chạy
nhanh hơn.
Một ưu thế then chốt khác của việc dùng Perl là mã chương trình được sửa đổi dễ
dàng và mau lẹ. Việc kinh doanh trực tuyến luôn biến đổi, nhanh đến mức khó
mà bắt kịp nó. Bởi vậy, bất cứ điều gì doanh nghiệp có thể làm để biến nó thành
dễ dàng hơn, đều đem lại lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 70
Kết nối
Một khi doanh nghiệp đã có đủ mọi thành phần được định danh rõ rệt, thì việc kết
chúng lại với nhau khá dễ dàng. Chỉ có hai phân hệ (piece of code) còn phải viết
thêm. Phân hệ thứ nhất để quản lý các khách hàng có kinh nghiệm, khi họ ghé
thǎm website của doanh nghiệp và đặt một đơn hàng. Phân hệ thứ hai là một giao
diện quản trị (administration interface) cho phép doanh nghiệp làm một số tác vụ
bảo trì.
Giải pháp thương mại điện tử này vận hành như sau:
- Hiển thị một mẫu khai (form) trên máy chủ bảo mật, cho phép người dùng
nhập thông tin về thẻ tín dụng của họ vào. Nó được liên kết tới một kịch
bản CGI (CGI script) để xử lý phần lớn công việc.
- Theo kịch bản CGI viết bằng Perl, kiểm tra các trường FORM và đảm bảo
mọi trường yêu cầu phải được điền đủ bằng những trị có nghĩa. Nếu có lỗi,
thì báo cho người dùng biết, đǎng ký (log) lỗi đó vào cơ sở dữ liệu, rồi gửi
một thông báo (bằng e-mail) cho người quản trị hệ thống. Doanh nghiệp
có thể biết người dùng khai báo thuận tiện ra sao với mẫu khai đơn hàng
của doanh nghiệp. Nhờ theo dõi việc này, doanh nghiệp có thể cải tiến
đáng kể quy trình đặt hàng.
- Nếu không thấy lỗi trong mẫu khai, thì định dạng một gói tin giao dịch
(transaction package) kiểu Cybercash, có đủ mọi trường liên quan; rồi
chuyển nó cho mô-đun Perl của Cybercash, để đệ trình cho Cybercash
server.
- Để ý xem mã hồi đáp từ Cybercash. Hầu như chỉ vài trường được trả trị về,
ngoài các trường chủ chốt là tình trạng giao dịch (transaction status) và mã
dịch vụ xác minh địa chỉ (address verification service_ AVS).
- Nếu giao dịch này không được chứng thực, thì đǎng ký lỗi vào cơ sở dữ
liệu, báo cho khách hàng biết, rồi gởi một thông báo (qua e-mail) tới người
quản trị mạng.
- Nếu giao dịch được chứng thực, thì kiểm tra lại mã. Đây chẳng qua là một
trắc nghiệm đơn giản được thiết kế nhằm giảm thiểu giao dịch gian lận.
Nó so sánh các chữ số trong địa chỉ (address) và mã vùng (zip code) được
khách hàng cung cấp, với địa chỉ và mã vùng hiện có trong các bản ghi
(records) tại công ty thẻ tín dụng. Lý do là để phòng ngừa nếu ai đó lấy
trộm thẻ tín dụng của khách hàng, thì kẻ đó không chắc có luôn địa chỉ của
khách hàng.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 71
Mã AVS bao gồm "Y" cho trường hợp mọi thứ đối sánh đều trùng khớp;
"A" cho trường hợp chỉ có địa chỉ là trùng khớp; "Z" cho trường hợp chỉ
có mã vùng là trùng khớp; và "N" cho trường hợp chẳng gì trùng khớp cả.
Đáng tiếc là hệ thống AVS chỉ sẵn dụng cho các địa chỉ ở Mỹ.
- Gửi cho khách hàng một thông điệp cám ơn (qua e-mail), đǎng ký giao
dịch này vào cơ cở dữ liệu (để về sau tra cứu), rồi gửi cho người quản trị
thư điện tử cho biết có một giao dịch đã được chứng thực.
Giao diện quản trị cho phép doanh nghiệp nhập bằng tay các loại đơn đặt
hàng, như đơn hàng qua điện thoại (phone order), đơn hàng qua thư nhận
được (mail-in order) và đơn hàng qua fax nhận được (fax-in order). Nó
cũng cho phép doanh nghiệp chỉnh sửa các bản ghi cá nhân và xem lại mọi
giao dịch và lỗi. Doanh nghiệp có thể dùng giao diện này hàng ngày, để rà
soát thủ công để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo có thể có với từng giao
dịch fraud (giao dịch có dấu hiệu lừa đảo) nằm ngoài phạm vi bài này.
Qua đó, doanh nghiệp đã nghiệm thấy tỷ lệ fraud vào khoảng 1-2%.
Cách xác lập hệ thống của doanh nghiệp là: các giao dịch có thể được ủy
quyền (authorized), nhưng chưa được tự động kết chuyển tới hệ thống
thanh toán liên ngân hàng, cho đến khi doanh nghiệp có dịp xem lại chúng.
Thực ra doanh nghiệp có thể tự động hóa toàn bộ quy trình này để con
người không phải sờ đến, song doanh nghiệp nên duyệt lại mọi giao dịch,
trước khi để chúng thực thi.
Các bài học kinh nghiệm
Khi đã có giải pháp thương mại điện tử riêng (được xây dựng trên một nền
tảng tin cậy bằng các công cụ linh hoạt), doanh nghiệp có thể thay đổi hệ
thống của mình để thí nghiệm các phương pháp khác nhau, nhằm cải tiến
công việc kinh doanh.
Trước hết, qua việc theo vết lỗi (error tracking) đã ghi nhận trong hệ thống,
doanh nghiệp nhận thấy rằng, chỉ một ít khách hàng mắc lỗi với mẫu khai đơn
hàng, khi cố nhập thông tin của họ và gây một lỗi đơn giản nào đó (như không
điền vào một zip code và không Return). Doanh nghiệp có thể thực hiện vài
sửa đổi với mẫu nhập liệu của mình và giảm số trường xuống tối thiểu. Việc
này dường như cải thiện ngay lập tức nhiều mặt và đã gia tǎng đáng kể doanh
số.
Doanh nghiệp có thể bổ sung một hộp "góp ý" ("comment" box) vào mẫu
khai đơn hàng, để nhận được thêm phản hồi từ khách hàng của mình.
Việc làm cho sản phẩm của mình dễ mua đã tạo nên một vượt trội khó tin
trong lượng hàng bán ra.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 72
IV.1.2. Giải pháp vận dụng các sản phẩm của Microsoft và một vài thành phần
thương mại dành cho các doanh nghiệp
a. Hệ thống mạng LAN của doanh nghiệp bao gồm các yêu cầu sau:
+ 01 máy chủ Primay Domail Controller (PDC).
+ Máy chủ Web
+ 01 máy chủ Database SQL server chạy trên Backup Database trong trường
hợp xảy ra sự cố máy chủ SQL trên ISP.
Ngoài ra có thể dùng phương thức quản trị phân vùng với nhiều máy chạy ở
dạng PDC bằng các thiết lập Trust relationship.
b. Về giải pháp xây dựng phần mềm hệ thống
- Hệ thống máy chủ: Chạy trên hệ điều hành Windows NT 2000 Advance
Server, Internet Information Server 5.0, SQL server 2000 (tất cả các phần
mềm trên đều phải là phần mềm có Licence được mua từ nhà phân phối
sản phẩm).
- Mô hình quản trị hệ thống dựa trên Client/ server.
- Xây dựng hệ thống mail offline(Có thể sử dụng các phần mềm của các nhà
sản xuất thứ 3 hoặc sử dụng Microsoft Exchange Server) dùng trong nội
bộ các phòng ban, phần mềm quản lý nhân sự trong mạng nội bộ dưới
dạng Intranet.
- Xây dựng phần mềm quản lý kho bãi trong trường hợp sử dụng phương
thức thanh toán thông thường.
c. Giải pháp xây dựng Website
- Các trang web xây dựng dựa trên công nghệ Active Server Page.
- Trang chủ bao gồm các thông tin chính sau: Thông tin giới thiệu về doanh
nghiệp, thông tin quảng cáo dịch vụ TMĐT, Tư vấn Luật, cung cấp thông
tin, rao vặt, dịch vụ cho thuê quảng cáo, dịch vụ subcribe (đây là dịch vụ
có dạng newletter được xây dựng dưới dạng ứng dụng client/server gửi
thông tin thường xuyên cho khách hàng qua email mà họ đăng ký
subcribe), dịch vụ Directory dành cho DN, đây là dịch vụ mang tính thứ
yếu của website.
- Một công cụ quan trọng khác nữa đó là công cụ tìmkiếm (Search Engine):
Có 2 loại tìm kiếm đó là tìm kiếm dựa trên Database (công cụ Full Text
Search của SQL server 2000), công cụ tìm kiếm thứ hai là tìm kiếm tài
liệu dưới dạng File kết hợp với cơ sở dữ liệu (Site server), hoặc có thể
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 73
dùng thuê bao tìm kiếm của các site nước ngoài và các site trong nước như
Yahoo, Google...(Free) và
- Ngoài ra có thể xây dựng thêm dịch vụ webmail.
- Công cụ bảo mật: Kết hợp sử dụng chuẩn SSL, thông qua Database, công
cụ cổ điển nhưng không kém phần an toàn của Windows (NTFS).
- Nghiên cứu phát triển mở rộng: Ngôn ngữ XML (Extension Markup
Language).
c. Xác thực máy chủ SSL:
Xác thực SSL là nền tảng cơ bản của một cơ sở hạ tầng Internet tin cậy bằng
việc cho phép các Website trao đổi thông tin một cách an toàn, đảm bảo tin
cậy với khách hàng. Xác thực máy chủ SSL đảm bảo yêu cầu về tính bảo mật,
tính toàn vẹn, tính xác thực và không thoái thác.
Xác thực máy chủ SSL sẽ thực hiện hai chức năng cần thiết để thiết lập một
site tin cậy là:
- Xác thực máy chủ SSL: Xác thực máy chủ cho phép người sử dụng nhận
diện máy chủ Web là có thực và đáng tin cậy. Các trình duyệt tự động
kiểm tra một xác thực máy chủ và mã số công cộng (puplic ID) xem có giá
trị hay không và có được một CA tin cậy cung cấp việc xác thực đó và
được cài đặt sẵn trong phần mềm trình duyệt. Việc xác thực máy chủ SSL
là sống còn đối với các giao dịch TMĐT an toàn mà ở đó người sử dụng
muốn xác minh, nhận diện máy chủ nhận các thông tin (chẳng hạn số thẻ
tín dụng) có đáng tin cậy hay không.
- Mã hoá SSL: Các xác nhận máy chủ SSL thiết lập một kênh an toàn cho
phép tất cả các thông tin được gửi giữa một trình duyệt Web của người sử
dụng với một máy chủ Web được mã hoá bằng phần mềm gửi và được giải
mã bằng một phần mềm nhận, bảo vệ tính cá nhân của thông tin khỏi sự
can thiệp trên Internet. Tóm lại, mọi dữ liệu truyền qua một kết nối SSL
được mã hoá sẽ được bảo vệ bằng một cơ chế có thể dò ra được mọi sự giả
mạo, nghĩa là, để tự động xác định liệu các dữ liệu đó có bị sửa đổi hay
không trên đường truyền. Điều này có ý nghĩa là người sử dụng có thể
truyền một cách an toàn, bí mật các dữ liệu các nhân như số thẻ tín dụng
tới một Website và tin tưởng.
Nhóm thực hiện đề tài đã triển khai các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật công
nghệ trên hệ thống Internet với địa chỉ Website là
Nội dung Website này chính là kết quả nghiên cứu của đề tài về : hệ thống bài
giảng nâng cao nhận thức về TMĐT, các bài giảng về kỹ thuật công nghệ trong
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 74
TMĐT, hệ quả của việc nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ một hệ thống chợ ảo và các
dịch vụ khách như diễn đàn TMĐT, thông tin về các dịch vụ việc làm, email …
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 75
PHẦN V
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM WEBSITE VÀ ĐÀO TẠO
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP
V.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THỰC TẾ QUA MẠNG ECOM
Với tên miền giao dịch đăng ký với VNNIC là Hội
Tin học Viễn thông Hà Nội đã từng bước xây dựng hệ thống Website dựa trên các
kết quả nghiên cứu của đề tài nhánh. Với vai trò là tạo ra cổng TMĐT dùng chung,
giảm chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động giao dịch
TMĐT. Là đơn vị đứng giữa doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan xây dựng chiến
lược và giải quyết các mâu thuẫn TMĐT. Hiện nay không có mô hình nào có thể hỗ
trợ Doanh nghiệp kinh doanh điện tử thiết thực như ECOM, các Doanh nghiệp đóng
góp xây dựng luật chơi chung thông qua quy chế TMĐT ECOM và cam kết thực
hiện những quy định đã đề ra. ECOM là công ty cung cấp dịch vụ TMĐT, thu phí
lấy thu bù chi hỗ trợ và đảm bảo thực hiện các giao dịch hiệu quả, kết hợp với các
kênh khác như Chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, vận tải... tạo hạ tầng tốt nhất
cho cộng đồng Doanh nghiệp kinh doanh điện tử ECOM E-Market.
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội đã xây dựng ECOM E-Market dựa trên
những mục tiêu sau:
ECOM
Mục tiêu
Các DN Các mục tiêu khác
Network
Hỗ trợ các DN Việt Nam
Từng bước đưa TMÐT
vào Việt Nam
Tăng doanh thu
Đẩy mạnh sự phát triển
Tiết kiệm thời gian
Giảm thiểu chi phí
Động lực thúc đẩy phát
triển nền kinh tế của VN
Rút ngắn khoảng cách giữa
Việt Nam và các nước trong
kh
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 76
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 77
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 78
Tham gia vào hệ thống ECOM E-Market các Doanh nghiệp được đào tạo
TMĐT, cung cấp miễn phí một văn phòng giao dịch ảo, Siêu thị điện tử gồm kênh
bán lẻ (B2C), kênh bán buôn (B2B) toàn quyền điều hành, nhập thông tin hàng hoá,
giá cả, khuyến mại, quản lý các đơn đặt hàng, khách hàng,...
Trong giai đoạn chạy thử nghiệm hệ thống mạng ECOM, Hội Tin học Viễn
thông Hà Nội đã tiếp nhận được các phản ứng cơ bản của một số doanh nghiệp tại
một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định,
Thái Nguyên.
Hệ thống mạng ECOM đã từng bước tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt
Nam thông qua Internet, nơi mà những người sử dụng có thể thực hiện toàn bộ giao
dịch trực tuyến, từ những bước đầu tiên là tra cứu thông tin của Doanh nghiệp, thông
tin hàng về hàng hoá cho tới bước đặt hàng và thanh toán. Trợ giúp các doanh
nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài thu thập được nhiều hơn nữa
những thông tin về thị trường thực tiễn thương mại để qua đó tìm kiếm thêm các đối
tác thương mại và cơ hội kinh doanh. Đồng thời cũng là một công cụ hữu ích giúp
các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường hướng tới xuất khẩu ra
nước ngoài, giúp các doanh nghiệp Quốc tế tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
nhà cung cấp của Việt Nam và cuối cùng là thúc đẩy, tạo điều kiện cho những giao
dịch điện tử.
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội đã xây dựng một tổ chức triển khai thử
nghiệm mô hình cơ cấu tổ chức của ECOM dựa trên con người và tài nguyên cơ sở
hạ tầng của một công ty cụ thể, đó là công ty VNet. Lý do thực hiện việc này là: vì
đây là triển khai thử nghiệm nên vấn đề tuyển dụng lao động thực hiện sẽ là khó
khăn nếu chỉ làm việc trong vòng 1 năm, hơn nữa về điều kiện thời gian cũng như
kinh phí thực hiện không liên tục dẫn đến có khả năng hệ thống thử nghiệm hoạt
động sẽ bị đứt quãng dẫn đến khó đánh giá hết được các ưu điểm và hạn chế cần
khắc phục. Do đó với các chính sách cơ bản của mô hình thử nghiệm đơn giản dưới
đây, dựa trên một thành phần kinh tế ổn định để thử nghiệm đã được thực hiện.
Mục tiêu hoạt động thử nghiệm
- Đề xuất quy chế hoạt động TMĐT.
- Định hướng phát triển hệ thống TMĐT.
- Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định.
- Đảm bảo những vấn đề về bảo mật.
- Quản lý toàn bộ hoạt động của các Chi nhánh.
- Hỗ trợ, đào tạo, chuyển giao toàn bộ những vấn đề cần thiết liên quan
đến TMĐT cho Chi nhánh.
- Thiết lập hệ thống vận tải, giao nhận hàng hoá.
- Phối hợp thiết lập hệ thống thanh toán điện tử nội địa.
- Phối hợp cùng các bên liên quan giải quyết những vướng mắc trong
hoạt động kinh doanh TMĐT.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 79
Nhiệm vụ của các Chi nhánh:
- Thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia TMĐT.
- Đào tạo chuyển giao TMĐT cho các doanh nghiệp trong địa bàn mình
triển khai.
- Hỗ trợ các Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng dịch vụ TMĐT
- Đảm bảo những vấn đề kỹ thuật trong phạm vi của mình.
- Quản trị hệ thống TMĐT trong địa bàn.
- Tổ chức giao nhận, vận tải hàng hoá trong hoạt động kinh doanh
TMĐT của các doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát
sinh trong hoạt động kinh doanh TMĐT.
Điều hành thử nghiệm :
- Ông Dương Anh Đức: Chủ nhiệm đề tài - Tổng Giám Đốc VNet.
- Bà Trần Diễm Hằng: Giám đốc CIO.
- Ông Bùi Xuân Trường: Giám đốc Kỹ thuật.
- Ông Bùi Quốc Thái: Giám đốc Chi nhánh Nam Định.
- Ông Phạm Ngọc Long: Giám đốc Chi nhánh Hà Nội.
- Ông Trần Hồng Kỳ: Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Lê Tâm: Giám đốc Chi nhánh Hải Dương.
- Ông Trần Nam Trung: Giám đốc Chi nhánh Thái Nguyên.
- Ông Nguyễn Văn Chung: Giám đốc Chi nhánh Hưng Yên.
ECOM được xây dựng không chỉ giải quyết các vấn đề thông tin, quảng cáo,
thị trường... còn là trung gian đứng giữa cung cấp các dịch vụ TMĐT, hỗ trợ về kinh
doanh điện tử.
Đối với các Doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố, Hội Tin học Viễn thông Hà
Nội đã tiến hành trên 3 đợt tập huấn cho đại diện trên 200 Doanh nghiệp về Thương
mại điện tử và quy trình, các thao tác trong điều hành quản trị gian hàng điện tử trên
hệ thống mạng.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài, Công ty Vnet phối hợp với Hội
Tin học Viễn thông Hà Nội đã xây dựng nhiều chương trình hội thảo, nhằm đưa các
thông tin, kiến thức cơ bản về thương mại điện tử đến với một số trường đại học, học
viện kinh tế tài chính nhằm khơi dậy các ý tưởng kinh doanh, đồng thời gây dựng
nguồn nhân lực kinh doanh điện tử cho các Doanh nghiệp trong tương lai.
Chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động (kể từ ngày 31/5/2003) trang Web
đã có được một kết quả khá khả quan về số lượt truy cập
(theo thống kê từ ngày 30/9/2003 đến 1/10/2004 có 582 952 tổng số lượt truy cập).
Dù là một website mới, www.ecom.org.vn cũng đã được Alexa Internet Inc.
(www.alexa.com) - một tổ chức thống kê của Search Engine Google đánh giá là
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 80
website về Thương mại điện tử ở Việt nam có số lượng người truy cập khá cao trong
số các Website có nội dung tương tự.
Mạng Ecom cũng đã cung cấp các thông tin bổ ích về phương pháp kinh
doanh thương mại điện tử, một số các điều luật quốc tế ...
V.2. Một số các kết quả nghiên cứu về xây dựng bài giảng trực tuyến
V.2.1. E-learning là gì ?
E-Learning là sự ứng dụng công nghệ tin học, internet vào dạy và học nhằm
nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. E-
learning phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi.
E-Learning là tập hợp đa dạng cac phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo
dục như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, trờ chơi, phim, thư điện tử, các
diễn đàn thảo luận , phòng hội thảo ảo ... Để tạo ra cac khoá học gần gũi với phương
pháp dạy học truyền thống, các nhà cung cấp E-Learning thường đưa ra các khoá học
kết hợp các tính năng trên với các chức năng như : làm bài tập, lớp học có giáo viên,
các khoá học tự tương tác...
V.2.2. Tại sao E-Learning cần cho doanh nghiệp?
Ngày nay, doanh nghiệp cần nắm bắt nhanh chóng công nghệ và xu hướng
kinh doanh mới. Để nâng cao tính cạnh tranh và sống còn, doanh nghiệp cần phải có
những sự thay đổi quan trọng và thích nghi trong cơ cấu vận hành của họ. Điều này
có nghĩa là phải đảm bảo cho nhân viên của họ được trang bị đầy đủ nhận thức về
công nghệ và xu hướng kinh doanh mới.
E-Learning mang đến những giải pháp hiệu quả cho nhân viên và giúp họ bắt
kịp công nghệ hiện đại và xu hướng kinh doanh mới.
- Thời gian là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh luôn thay
đổi. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp không thể đủ sức, đủ điều kiện cắt
giảm thời gian làm việc của nhân viên cho việc đào tạo.
- E-Learning giải quyết được điều này, E-Learning cho phép nhân viên vừa
làm việc và vừa tự đào tạo
- Doanh nghiệp cần có nội dung đào tạo luôn được cập nhật và phù hợp với
xu hướng phát triển nhằm đáp ứng kiến thức kịp thời giúp nhân viên giải
quyết những vấn đề liên quan đến công nghệ trong môi trường làm việc
của họ.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 81
- E-Learning cung cấp nội dung đào tạo trên nền Web có thể được cập nhật,
phát hành tức thời và thống nhất toàn cầu.
- Khi nhân viên cần hiện thực một dự án phức tạp về mặt công nghệ mà
không có người kiểm tra kiến thức của họ về những kỹ năng mới này.
- E-Learning cung cấp nhiều công nghệ khác nhau để thiết lập một giải pháp
đào tạo tổng thể. Phương pháp mô phỏng và những bài kiểm tra sẵn có cho
phép học viên tự kiểm tra kỹ năng của mình. Hệ thống quản lý đào tạo
(Learning Management System) viết tắt là LMS, giúp học viên và người
quản lý theo dõi được tiến trình học tập của họ.
Tóm lại các yếu tố cơ bản mà Trung tâm Hỗ trợ và Xúc tiến TMĐT có thể hỗ
trợ doanh nghiệp qua E-Learning là :
- Tiết kiệm thời gian, công sức
- Quản lý quá trình đào tạo dễ dàng
- Bắt kịp xu hướng phát triển
- Cập nhật kiến thức và thông tin cần thiết
- Vừa làm việc vừa tự đào tạo
V.2.3. Lợi ích của E-Learning
- E-Learning đem đến một môi trường đào tạo năng động hơn với chi phí
thấp hơn.
- E-Learing uyển chuyển, nhanh và thuận lợi.
- E-Learning tiết kiệm thời gian, tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy
- E-Learning có thể mang kiến thức kinh doanh TMĐT cho bất kỳ ai cần
đến.
- Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp
ứng ngay tức thì. Học viên có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu
như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm internet công cộng, 24
giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào bất kỳ nơi đâu họ
muốn!
- Tiết kiệm chi phí: Không cần phải tốn thời gian hoặc chi phí đi lại.
- Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khóa học có
sự chỉ dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc khóa học tự tương tác (interactive
self-pace course) và họ có thể nâng cao kiến thức thông qua thư viện trực
tuyến.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 82
- Tối ưu: có thể đánh giá nhanh chóng nhu cầu của một nhóm hay từng cá
nhân và kế đó đưa ra những mô hình đào tạo cho thích hợp với nhu cầu và
công việc của cá nhân.
- Đo lường: E-Learning rất dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia, theo
dõi tiến độ học tập và kết quả học tập của họ. Qua những bài đánh giá,
người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào
hoàn tất và mức độ phát triển của họ.
- Sự đa dạng: Hàng trăm khóa học chuyên sâu về kỹ năng thương mại, công
nghệ thông tin... sẳn sàng phục vụ cho việc học.
V.2.4. Kiến trúc hệ thống Đào Tạo Trực Tuyến
Nền tảng của hệ thống đào tạo trực tuyến chính là phân phối nội dung khóa
học từ giảng viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận về quá trình tham gia của
học viên về hệ thống. Nó có thể được phân chia thành 2 phần, phần thứ nhất là Quản
lý các quá trình học (LMS : Learning Managerment System) và phần thứ hai là là
Quản lý nội dung các khóa học (LCMS : Learning Content Managerment System).
• Quản lý các quá trình học (LMS)
Quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có sự
hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương
tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng
giúp các nhà quản lý và giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát,
thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc
giảng dạy.
• Quản lý nội dung khóa học (LCMS)
Quản lý cách thức cập nhật, quản lý và phân phối khóa học một cách linh hoạt.
Người thiết kế nội dung chương trình học có thể sử dụng LCMS để sắp xếp,
chính sửa và đưa lên các khóa học/chương trình. Hệ thống LCMS sử dụng cơ
chế chia sẻ nội dung khóa học trong môi trường học tập chung, cho phép
nhiều người sử dụng có thể truy cập đến các khóa học và tránh được sự trùng
lắp trong việc phân bổ các khóa học và tiết kiệm được không gian lưu trữ.
Cùng với sự ra đời của truyền thông đa phương tiện, LCMS cũng hỗ trợ các
dịch vụ liên quan âm thanh và hình ảnh, đưa các nội dung giàu hình ảnh và
âm thanh vào môi trường học.
V.2.5. Tính Năng Hệ Thống
Quản lý khóa học
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 83
- Tải, phát hành, theo dõi và quản lý các khóa học theo chuẩn AICC &
SCORM và các chuẩn khác xây dựng trên nền Web.
- Hỗ trợ học trực tuyến, trực tiếp và phức hợp
- Có thể kết hợp khóa học với Knowledge Center (live chat, forums,
emails, message board, conference)
- Chương trình giảng dạy và chương trình học
Tính Năng Cho Người Dùng
- Người học có thể lựa chọn ngôn ngữ và giao diện thích hợp
- Đăng ký các khóa học
- Xem lại kết quả học tập
- Xem tin tức và các thông báo
- Xem lại kế hoạch đào tạo của cá nhân
- Đăng nhập các diễn đàn thảo luận, email nội bộ và xem lịch cá nhân
- Hội thảo trực tuyến
- Tham gia các khóa đánh giá kỹ năng và chương trình lấy chứng nhận
Tính Năng Của Người Quản Lý
- Tự động đăng ký cho cá nhân hay nhóm
- Xem và cho lời phê các báo cáo kết quả học tập của người dùng
- Soạn và gửi thông tin cho các cá nhân hay nhóm học viên
- Soạn thảo và quản lý hệ thống thông tin bằng Trình soạn thảo Email
mẫu (Email Template Editor)
- Thực hiện các báo cáo chuẩn
- Tạo và thực hiện các báo cáo theo yêu cầu
- Tạo các bài kiểm tra, khảo sát và bảng đánh giá
- Tải và quản lý các tập tin
- Tạo các bài đánh giá kỹ năng và chương trình chứng nhận chứng chỉ
• Tính Năng Của Người Quản Trị
- Tạo và định nghĩa các quyền truy cập với số lượng không giới hạn
- Cấu hình mọi tính năng
- Tương thích chuẩn AICC-SCORM
- Tải khóa học, mô tả khóa học và mục lục khóa học
- Tự động đăng ký cho cá nhân hay nhóm (người quản lý hay nhà quản
trị)
- Tính học phí
- Tự động tải danh sách học viên và tự đăng ký
- Soạn thảo Chính sách đăng ký khóa học (Enrollment Policy Editor) để
thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp
- Không giới hạn số lượng người dùng
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 84
- Không giới hạn ngôn ngữ
- Tích hợp với hệ thống ERP, HR, CRM hoặc các hệ thống doanh
nghiệp khác
V.2.6. Yêu cầu hệ thống
• Hệ thống e-learning nên xây dựng 100% dựa trên công nghệ Java, chạy trên
hệ thống có Java Virtual Machine 1.2 trở lên (đề nghị 1.3), Windows 2000
hoặc NT4.0 (Service Pack 4 trở lên), Solaris 7 trở lên, HPUX 11 trở lên, Red
Hat Linux phiên bản 6.1 (kernel 2.1.12 với glibc 2.1.2) trở lên hoặc Mac OS
X.
• Hệ thống có thể chạy trên IIS với JRun, BEA, WebShpere, EAServer hoặc
các web server hỗ trợ chuẩn servlet 2.2.
• Hỗ trợ các cơ sở dữ liệu mạnh hiện nay như Sybase ASE 12.x, Oracle 8i/9i,
Microsoft SQL Server 2000, MSDE 2000.
V.2.7. Thực thi E-Learning
Thực thi E-Learning sẽ hỗ trợ được cho rất nhiều các doanh nghiệp nằm ở các
vị trí khác nhau trên cả nước. Hiệu quả của E-Learning trong việc hỗ trợ các doanh
nghiệp trong TMĐT là điều không thể phủ nhận. Nhưng vì lý do hạn chế về thời
gian và kinh phí, nên nhóm thực hiện đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công
nghệ kỹ thuật và xây dựng các bài giảng nâng cao nhận thức về TMĐT cũng như các
vấn đề kỹ thuật trong TMĐT nhằm đáp ứng các nhu cầu tức thời.
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội cũng đã tổ chức các khoá tập huấn về
TMĐT cho khoảng trên 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc về kinh
doanh TMĐT. Ngoài ra ban đầu cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia TMĐT có
cơ hội quảng cáo về doanh nghiệp của mình trên hệ thống Website.
Hy vọng trong tương lai gần khi triển khai việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ
Xúc tiến TMĐT, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp xây dựng hệ
thống E-Learning cho Trung tâm.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 85
PHẦN III : KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Không còn nghi ngờ gì về tác động của công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) trong những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế - xã hội. Những sự thay đổi này
đã thúc đẩy sự phát triển của những nước đang phát triển làm giảm bớt sự phân cách
về trình độ cũng như nền kinh tế giữa các nước trên thế giới. Tác động của công
nghệ thông tin và truyền thông thực sự phụ thuộc vào hệ thống chính sách của từng
nước, và thái độ tiếp nhận và thực hiện việc thay đổi tư duy cũng như những chính
sách hỗ trợ thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông.
Thông qua công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có thể để rút ngắn
khoảng cách giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Một số nước đã
nghiên cứu và đưa ra các chiến lược về chính sách và cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra
những cơ hội mới sử dụng và trao đổi thông tin để cải thiện năng suất sản xuất của
các nhà máy, xí nghiệp cũng nhưng mang đến những cơ hội mới cho các nhà kinh
doanh.
Có lẽ ngày nay Internet không phải chỉ là một phương tiện truyền thông. Nó
đã trở thành một nền tảng cho một cách thức mới để các doanh nghiệp tiến hành kinh
doanh và các chính phủ cung cấp các dịch vụ công cộng. Internet cũng giúp cho việc
tự học suốt đời, một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sống hiện đại, của mỗi con
người trở thành hiện thực. Giống như phát minh ra điện, Internet đã, đang và tiếp tục
làm thay đổi thế giới.
Nhưng mặc dù Internet đã phát triển có tính chất bùng nổ (Internet đã tiếp cận
với một số lượng lớn người sử dụng chỉ trong một thời gian ngắn hơn rất nhiều so
với điện thoại, truyền thanh và truyền hình), hiện cũng mới chỉ một phần nhỏ của thế
giới được kết nối trực tuyến.Theo ước tính, hiện có 600 triệu người sử dụng Internet
trên toàn cầu, tức chưa đạt 9% dân số thế giới.
Các nghiên cứu đã xác định một số nhân tố khác đang là rào cản đối với sự
nhận thức về Internet trong xã hội. Những nhân tố đó là: 1) Rào cản về trình độ học
vấn 2) Rào cản về ngôn ngữ 3) Rào cản về tính đa dạng vǎn hoá và 4) Rào cản về cát
cứ thông tin.
Điều kiện này có thể do bản chất thương mại hoá của mạng. Không giống
những ngày đầu, Internet hiện nay đang bị thống trị bởi các yếu tố thuộc về kinh
doanh, với mục tiêu tạo nên lợi nhuận. Kết quả là thông tin và dịch vụ chủ yếu dành
cho khách hành trên các thị trường lớn nhất: Bắc Mỹ và châu Âu.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 86
Cần phải khắc phục vấn đề khoảng cách số. Nhiệm vụ lớn này cần cơ nỗ lực
từ nhiều thành phần và nhiều tổ chức. Khi có nhiều doanh nghiệp từ các nước đang
phát triển sử dụng Internet làm phương tiện kinh doanh, các hàng hoá và dịch vụ trên
Internet sẽ đa dạng hơn. Các quán cà phê Internet ngày càng nhiều lên ở các thành
phố và trung tâm lớn của các nước Đông Nam á sẽ làm cho các dịch vụ Internet trở
nên dễ tiếp cận hơn.
Các trường học đã được kết nối Intertnet (phần nhiều dưới sự hỗ trợ của các
tập đoàn lớn) sẽ giúp tạo ra một bộ phận dân số am hiểu về công nghệ. Tuy nhiên,
những nỗ lực này cũng không thể thay thế cho chính phủ trong việc khắc phục vấn
đề khoảng cách số.
Rõ ràng rằng chính phủ các nước có vai trò quan trong trong việc xây dựng có
sở hạ tầng, thúc đẩy khả nǎng kết nối trên lãnh thổ của họ. Không giống với quá khứ,
vai trò của họ không phải chỉ là xây dựng hay tài trợ hạ tầng thông tin mà cần phải
tạo ra môi trường chính sách có tính chất định hướng cho đầu tư của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau trong lĩnh vực này. Trường hợp của Singapore cho chúng ta
thấy chính sách đúng đắn sẽ đạt được hiệu quả như thế nào. Singapore ước tính hơn
3 tỉ USD trong đầu tư và 2.500 việc làm mới sẽ được tạo ra nhờ đa dạng hoá các
thành phần kinh tế trong thị trường viễn thông.
Chính phủ cũng có vai trò phát triển thông tin và dịch vụ trên mạng. Không
phải chỉ kiểm duyệt (chúng ta không thể ngǎn ngừa một cá nhân quyết tìm ra mọi
cách để truy nhập được một site bị cấm), chính phủ cần cung cấp các thông tin hữu
ích và có ý nghĩa trên mạng cho các công dân có thể sử dụng Internet trong công
việc của họ.
Những nỗ lực này (còn gọi là chính phủ điện tử) còn bao gồm cả tạo các
thông tin và dịch vụ công. Phần lớn trường hợp, những gì cần làm là phải tạo ra một
website hay portal (cổng thông tin) nơi những người sử dụng có thể truy nhập tới các
thông tin và dịch vụ này. Sự sẵn có của loại hình thông tin và dịch vụ công sẽ thúc
đẩy việc sử dụng Internet trong thế giới phát triển và làm cho việc tương tác với các
cơ quan chính phủ được dễ dàng và thuận tiện hơn. Các hình thức sử dụng Internet
cao cấp hơn có thể bao gồm đǎng ký kinh doanh qua mạng, gia hạn giấy phép lái xe
và hộ chiếu, trả tiền thuế qua Internet.
Nhiệm vụ tạo nội dung và dịch vụ cho các cộng đồng và cá nhân khác nhau
tại các nước phát triển không phải chỉ của chính phủ. Các cộng đồng và tổ chức
mang tính cộng đồng cũng phải có vai trò của mình. Ai có thể cung cấp các thông tin
thiết thực nhất cho công đồng hơn chính các tổ chức mang tính cộng đồng trong
nước?
Nhưng các nỗ lực cộng đồng nhằm tạo ra các nội dung có ý nghĩa sẽ gặp phải
cản trở nếu các thành viên của cộng đồng thiếu các kỹ nǎng sử dụng Internet cần
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 87
thiết. Không giống một đứa trẻ có thể sử dụng máy tính mà không cần phải đào tạo
nhiều, người lớn cần phải nỗ lực rất lớn mới thành thạo sử dụng Internet.
Nhưng số người truy nhập Internet không thôi sẽ không đủ. Các nỗ lực sẽ thất
bại nếu chỉ mục tiêu chỉ dừng lại ở đây. Phải có các thông tin và dịch vụ hữu ích trên
mạng. Chỉ đến khi có đủ những thông tin và dịch vụ có ích, Internet mới không bị
coi là một phương tiện giải trí, thậm chí là vô bổ. Đến khi đó, Internet mới thực sự là
phương tiện phục vụ cho sự phát triển con người và phát triển quốc gia.
Những câu chuyện thành công về tính cộng đồng, những xí nghiệp hoặc
những chính phủ ở các nước đang phát triển sử dụng thương mại điện tử để tạo ra
những cơ hội kinh tế mới. Khi thương mại điện tử giành được quyền ưu tiên ở cấp
nhà nước, nó sẽ mang những lợi ích vô hạn. Trên cơ sở điều tiết của Chính phủ,
thương mại điện tử và cơ sở hạ tầng viễn thông bổ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
Trung tâm Xúc tiến Hỗ trợ TMĐT dựa trên cơ sở là một cổng kết nối TMĐT
trong nước và quốc tế, nó sẽ thực sự trở thành một tổ chức hỗ trợ và là đại diện cho
cộng đồng các doanh nghiệp tham gia TMĐT. Việc thực thi triển khai TMĐT tại
Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thành công của tổ chức này.
Việt Nam muốn phát triển kinh tế không còn con đường nào khác là phát triển
TMĐT, cơ hội cuối cùng của chúng ta hoặc ngay bây giờ hoặc không bao giờ hết.
Triển khai các hoạt động của Trung tâm cần được thực hiện sát với thực tế thông qua
việc xây dựng và quản trị Cổng TMĐT Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ phù
hợp với nhiệm vụ của Trung tâm.
IV.2. Đề xuất và kiến nghị
Bộ Thương mại nên có đề xuất với Chính phủ để sớm thực thi được việc xây
dựng Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến TMĐT. Với các kết quả nghiên cứu của đề tài về
xây dựng Trung tâm, Bảo mật, Thanh toán và các dịch vụ khác như dịch vụ du lịch,
chợ TMĐT ảo … Trung tâm sẽ hoàn toàn có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp tham
gia TMĐT thực tế hơn và hiệu quả hơn.
Các đề xuất của nhóm đề tài với Bộ Thương mại và Chính phủ như sau :
- Thương mại điện tử trên Internet của Việt Nam cần phải được tự do, phi
thuế quan.
- Hệ thống pháp lý TMĐT cần phải có các điểm tương đồng với hệ thống
pháp lý TMĐT của thế giới.
- Vấn đề sở hữu trí tuệ và bí mật riêng tư phải được tôn trọng và bảo vệ
trong khi tiến hành TMĐT.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 88
- Chính phủ nên đưa ra một mô hình làm chuẩn mực cho các cơ quan chứng
nhận thông qua những thoả thuận chứng nhận ký chéo với các cấp Chính
quyền và với khu vực kinh tế tư nhân.
- Nên có một chiến lược về việc thực hiện các dự án lưu trữ điện tử và
hoạch định thực thi chiến lược an ninh và bảo mật mạng.
- Mạnh dạn đầu tư kinh phí để thúc đẩy các hoạt động TMĐT, đồng thời
phá bỏ độc quyền trong công nghệ truyền thông và thông tin nhằm giảm
chi phí kết nối Internet
- Hỗ trợ các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin
sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, các trung
tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số.
- Xây dựng cơ chế sử dụng các tài khoản điện tử nhằm đưa người dân đến
được với văn hoá tiêu tiền điện tử.
- Hỗ trợ các ngân hàng phát triển khả năng thanh toán thông qua các
phương tiện điện tử.
- Có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ
TMĐT.
- Chính phủ phải gương mẫu trong các giao dịch TMĐT.
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. E-Commerce and Development Report 2003 - United Nations Conference on
Trade and Development, New York and Geneva, 2003
2. Internet and E-Commerce Development in Asian Tigers: A Comparison of
Chinese Taipei and Hong Kong - World Trade Organization: Trading Into the
Future, World Trade Organization, Geneva.
3. E-Commerce Planning - Korea Institute of Science and Technology
4. E-Commerce Process and Technical Components - Korea Institute of Science and
Technology
5. E-Commerce Security - Korea Institute of Science and Technology
6. E-Commerce Standard Trend - Korea Institute of Science and Technology
7. The growth of Asian E-Ccommerce: Sociopolitical, Economic, and Intellectual
Property Trends - by By Karin Cheung, Hua Fung The, Erick Tseng, Adelaide
Zhan
…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 275_xay_dung_trung_tam_ho_tro_.pdf