Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, là các đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ (không có tài khoản, con dấu riêng) hoạt động theo quy chế phân cấp quản lý công ty.
* Nhiệm vụ:
- Các đội sản xuất phải chủ động tìm việc làm, chăm lo đời sống và thu nhập cho CBCNV đơn vị, phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch tham gia đấu thầu công trình, quan hệ với các chủ đầu tư.
- Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ thi công công trình được giao. Lập kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động, bảo hộ lao động, kế hoạch về vốn, vật tư, lao động, trang thiết bị, tiền lương để trình công ty xét duyệt, chỉ đạo, quản lý thực hiện.
- Thực hiện quy chế về quản lý kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, vật tư, tài chính. do công ty ban hành, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
- Thực hiện thi công đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo đạt chất lượng tốt, đồng thời có hiệu quả kinh tế. Sau khi bên A nghiệm thu thì tiến hành công tác thanh toán và chuyển vốn về công ty theo khối lượng và chất lượng công trình hoàn thành. Cùng với phòng kinh tế kế hoạch có các biện pháp thu hồi vốn nhanh về công ty, không để bị ứ đọng vốn.
- Quản lý tài sản vật tư, máy móc thiết bị, tiền vốn công ty giao cho đơn vị và quản lý tài chính sử dụng theo quy chế quản lý của Nhà nước và của công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất ở công ty cầu 7 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng của công ty.
- Đề xuất phân công, phân cấp cho các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện thi nâng bậc công nhân kỹ thuật.
- Tuyển chọn CBCNV đi học lý luận, chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ...tại các trường Đảng, trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục cho tập thể và cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng, tham quan thực tập, công tác.
+ Công tác lao động và tiền lương:
- Lập kế hoạch và cân đối kế hoạch về lao động và tiền lưong nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu và thực hiện các hình thức , phương pháp tổ chức lao động khoa học, nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi bổ xung các định mức, định biên lao động.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về lao động, sử dụng lao động, thời gian lao động, đề xuất các biện pháp chỉ đạo để đảm bảo sử dụng giờ công, ngày công có hiệu quả và duy trì tốt kỷ luật lao động.
Nghiên cứu, sử dụng, quản lý quỹ lương; giải quyết thanh toán, lương hàng tháng cho CBCNV theo chế độ
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thực hiện, các kế hoạch bồ dưỡng và nâng bậc kỹ thuật cho công nhân; tuyển dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của công ty.
- Nghiên cứu triển khai thực hiện các chế độ, chính sách quy địng về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, trang bị bảo hộ lao động, bồi dưỡng hiện vật.
Nghiên cứu đề nghị cấp trên bổ xung, sửa đổi các chính sách, chế độ quy định về lao động và tiền lương cho phù hợp với đặc điểm riêng của công ty .
- Giải quyết chỉ tiêu thu nhập cho CBCNV.
+ Công tác thi đua cho các đơn vị trong công ty nhằm động viên CBCNV phát huy tinh thần làm chủ tập thể , chủ động, sáng tạo, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
-Tổ chức đăng ký, theo dõi, kiểm tra việc xây dựng tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa.
- Hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức mạng lưới thi đua ở phòng, ban, đội sản xuất trong toàn công ty hoạt động có hiệu quả.
- Dự thảo báo cáo về các điển hình tiên tiến, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phong trào thi đua, tổ chức các hội nghị chuyên đề về thi đua khen thưởng.
- Tham gia chỉ đạo công tác tuyên truyền của công ty , cung cấp tin, bài cho các cơ quan tuyên truyền của công ty và bên ngoài theo quy định của công ty, tổ chức xây dựng và bảo quản tài liệu, tranh ảnh, cờ thưởng,các trang bị hiện vật thi đua, truyền thống của công ty.
b. Phòng Kinh tế - Kế hoạch:
- Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quảnlý kế hoạch, công tác dự án, kinh doanh và quản lý kinh tế trong hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Giúp việc cho Giám đốc định hướng hoại động sản xuất kinh doanh , xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn theo phương hướng phát triển của ngành, nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Quản lý kiểm tra thủ tục đầu tư và xây dựng các công trình.
+ Thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm như: đấu thầu xây lắp và liên hệ để ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư.
+ Tìm hiểu cập nhật các thông tin về giá cả thị trường và các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng giá trị dự toán, giá đấu thầu cho các công trình và hạng mục công trình mà công ty đảm nhận với chủ đầu tư và với các đơn vị trực thuộc công ty.
+ Làm hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế đối với các hạng mục công trình với chủ đầu tư và các dịch vụ khác đối với khách hàng.
+ Làm công tác thống kê kế hoạch lập ké hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch theo tháng, quý, năm và nộp cho cơ quan cấp trên thực hiện để báo cáo; đồng thời để các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện dưới sự lãnh đạo công ty và phòng kinh tế kế hoạch.
+ Làm công tác điều độ sản xuất:
- Tham mưu Giám đốc về tổ chức sản xuất của các đơn vị và đôn đốc mọi goạt động sản xuất của các đơn vị đó.
- Điều động thiết bị thi công đến các công trình .
- Chắp nối tất cả quan hệ về sản xuất giữa công ty và các đơn vị trong công ty.
- Tổng hợp tất cả các khối lượng, tình hình sản xuất tại các công trình để báo cáo Giám đốc xử lý các thông tin kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất
+ Hướng dẫn nghiệp vụ, chế đọ chính sách của nhà nước cho các đơn vị trong công ty.
+ Quản lý lưu trữhồ sơ thuộc lĩnh vực phòng quản lý.
+ Thực hiện các nhiệm vụ độ xuất theo chỉ thị của Giám đốc
c. Phòng Vật tư thiết bị:
- Chức năng:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư và thiết bị cho công trình khi có yêicầu. Thu nhận, bảo quản, giao dịch để mua bán , giám sát viếcử dụngvật tư và thiết bị theo đúng quy định.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác vạt tư phải giữ vững được nguyên tắc: chất lượng vật tư, mức dự trữ vật tư tối thiểu nhằm mục đích đảm bảo sản xuất được ổn định, không đọng vốn.
+Luôn giữ bí mật về số lượng vật tư trong kho và cũng công khai thông báo kịp thời cho các đơn vị rong công ty những vật tư tồn kho, ứ động quá lâu nhằm huy động kịp thời , tránh ứ đọng vốn, giải phóng kho.
+ Chế đọ quản lý vật tư quản lý vật tư nhập trong và ngoài nước, vật tư tự sản xuất để cung cấp cho sản xuất, các sản phẩm, thành phẩm và một số bán thành phẩm đều thống nhất do phòngvật tư - thiết bị quản lý, có hệ thống kho tàng. Hình thức cung cấp chủ yếu là cung cấp tại kho qua phiếu xuất kho. Đơn vị hay cá nhân đến tận kho nhận vật tư, thiết bị phòng vật tư - thiết bị chỉ cung cấp qua kho nhưng vạt tư thiết bị thuộc dạng thông dụng như: xi măng , sắt thép, dầu mỡ, ôxy, đất đèn , que hàn... Trường hợp cấp vật tư quý hiếm có quy định riêng.
+ Vật tư cung ứng cho công việc sản xuất, thay thế được cấp phát theo định mức vật tư. Cá nhân, tổ sản xuất hoặc đơn vị lĩnh phải nộp vào kho những vật tư cần thay thế, sau đó phòng vật tư - thiết bị mới cấp theo yêu cầu. Thống nhất không để vật tư ứ đọng, dư thừa trong đơn vị sản xuất và triệt để tận dụng những vật tư trong nguồn phế liệu có sẵn, phục hồi các vật tư trong nguồn phế liệu để đưa vào tái sản xuất.
+ Tổ chức ghi chép ssỏ sách, theo dõi cấp phát và dử dụng tổng hoẹp việc nhập, xuất, tồn kho tất cả các chủng loại vật tư. Nắm chắc số lượng, chất lượng vật tư đã sử dụng, lượng tồn kho cuối kỳ.
+ Chấp hành đúng các chế độ báo cáo theo định kỳ, cùng với phòng tài chính - kế toán tham gia trong các kỳ kiểm kê cuối năm để xác định, đánh giá vật tư chuyển sang năm kế hoạch.
+ Lập kế hoạch xin cấp vật tư, thiết bị và máy móc thiết bị dự trữ cho sản xuất
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
+ Quan hệ với các đơn vị trong công ty để giải quyết những vướng mắc về số lượng, quy cách các vật tư và máy móc thiết bị khi cấp phát hoăc chất lượng sản phẩm gia công đặt hàng, giải quyết công tác tài chính và công tác nghiệp vụ quản lý hàng hoá
d. Phòng Tài chính kế toán:
- Chức năng:
Quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính kế toán trong công ty, phân phối và điều tiết tài chính trong phạm vi công ty, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung, quảnlý tài chính kế toán nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ thống về số liệu và tình hình biến động của lao động, vật tư, tiền vốn tình hình thanh toán, chi phí sản xuất, tổng sản phẩm, kết quả lãi lỗ và các khoản thanh toán với cấp trên theo đúng chế độ kế toán. Đồng thời đảm bảo yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của công ty
+ Thu thập, tập hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác hạch toán kinh tế, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo theo quy định hiện hành.
+ Kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế- tài chính của Nhà nước trong phạm vi công ty nhằm phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản XHCN. Phát hiện và động viên mọi khả năng, tiềm năng của công ty nhằm đưa vào sử dụng có kết quả những tiềm năng đó.
+ Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ và đột xuất
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ chứng từ, tài liệu kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước.
+ Thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trong công ty.
e. Phòng Kỹ thuật :
- Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu xây dựng, quản lý thiết bị thi công an toàn lao động của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kinh tế, các phương án kỹ thuật thi công, biện pháp an toàn lao động và tổ chức quản lý, hướng dẫn các đơn vị thi công thực hiện, nhằm mục tiêu đảm bảo xây dựng công trình.
+ Quản lý giám sát kỹ thuật và an toàn lao động trong quá trình thi công, kiểm tra phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công sai thiết kế làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm.
+ Xác nhận khối lượng, chất lượng công trình
+ Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng theo quy định.
+ Phối hợp với các phòng liên quan, các đơn vị thanh quyết toán công trình.
+ Tham gia với các đơn vị làm công tác thiết kế hồ sơ kỹ thuật.
+ Lập kế hoạch và biện pháp để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát về kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động đối với công trình thực hiện.
+ Lập các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phục vụ cho công tác đấu thầu của công ty.
+ Thực hiện công tác thông tin khoa học, công tác quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu kỹ thuật.
+ Quản lý công tác khoa học kỹ thuật của công ty.
+ Phối hợp với phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương trong việc soạn thảo các nội dung phục vụ nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, giám sát, chấm điểm và xác định kết quả bài thi.
+ Giúp Giám đốc xét duyệt các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ.
+ Xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động.
+ Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ về kỹ thuật và công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất của công ty.
+ Quản lý công cụ, thiết bị thi công của công ty
+ Đề xuất phương hướng, biện pháp và kế hoạch kỹ thuật an toàn cùng với kế hoạch sản xuất hàng năm. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thi hành các chỉ thị, nghị quyết, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.
+ Tổ chức kiểm tra, thống kê, phân tích, báo cáo các trường hợp tai nạn lao động và sự cố theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Tổ chức phổ biến, rút kinh nghiệm.
+ Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp đề phòng tai nạn và sự cố, tham gia xử lý các trường hợp xảy ra tai nạn lao động theo phân cấp quản lý.
+ Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ thị của Giám đốc công ty.
g. Phòng Hành chính - Y tế:
- Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức và quản lý, thực hiện công tác hành chính quản trị trong công ty; phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban đơn vị, các tổ chức đoàn thể và CBCNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phụ trách công tác y tế, sức khoẻ tại công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc của CBCNV văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty, quản lý hành chính trụ sở công ty.
+ Thực hiện quản lý trang thiết bị văn phòng và quản lý dụng cụ làm việc ở văn phòng công ty. Mua sắm văn phòng phẩm, phục vụ lãnh đạo và các phòng ban công ty.
+ Quản lý sử dụng xe ô tô con các loại theo lệnh điều động của Giám đốc công ty phục vụ lãnh đạo và các phòng ban đi công tác.
+ Thực hiện công việc văn phòng lưu trữ:
. Đưa gửi, tiếp nhận công văn, giấy tờ đánh máy, photocopy, lưu trữ các hồ sơ văn bản tài liệu của côngt y theo quy định.
. Đảm bảo công tác thông tin liên lạc thông suốt trong nội bộ văn phòng với các đơn vị và các cơ quan có liên quan.
- Quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng máy vi tính được giao.
+ Thực hiện công việc tạp vụ ở văn phòng công ty.
+ Nghiên cứu, tổ chức, quy chế đảm bảo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, nội dung, quy chế đảm bảo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, nội dung, quy chế đảm bảo mọi hoạt động bình thường.
+ Kết hợp với các đoàn thể trong công ty tuyên truyền, giáo dục CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Thực hiện công tác
. Y tế, tổ chức khám chữa bệnh, công tác vệ sinh phòng bệnh, công tác bảo hiểm y tế, công tác sinh đẻ có kế hoạch, phối hợp thực hiện chế độ BHXH.
+ Tổ chức phục vụ ăn trưa cho CBCNV.
h. Ban thanh tra - Bảo vệ :
- Chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức thanh tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh và những quy định của công ty, của các đơn vị trong công ty. Chỉ đạo, quản lý thống nhất và thực hiện công tác thanh tra, bảo vệ, quân sự, phòng cháy chữa cháy trong công ty.
+ Về công tác thanh tra:
Thanh tra việc xét, giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của CBCNV trong tất cả các đơn vị ở công ty theo chế độ phân cấp quản lý, trực tiếp giải quyết những đơn khiếu nại thuộc trách nhiệm của ban.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, chế độ, chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua đó trình lên Giám đốc công ty để chấn chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.
- Tổng kết báo cáo kết quả hoạt động thanh tra của công ty theo yêu cầu cấp trên.
+ Về công tác bảo vệ:
. Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng nội quy để tăng cường công tác bảo vệ, đảm bảo mọi hoạt động bình thường của công ty, trình cho Giám đốc ban hành.
. Nghiên cứu, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, nội quy, quy chế; bảo vệ an ninh chính trị và trật tự trong công ty.
. Kết hợp với các đoàn thể trong công ty tuyên truyền, giáo dục CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Nhà nước, xây dựng và đẩy mạnh phong trào an ninh tổ quốc, bảo vệ tài sản của công ty.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ theo yêu cầu của công ty, của cấp trên.
+ Về công tác quân sự:
Tổ chức, quản lý giáo dục huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ. Nắm vững lực lượng quân dự bị các loại, đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu động viên khám tuyển.
+ Về công tác phòng cháy chữa cháy:
. Nghiên cứu, tổ chức, chỉ đạo cho các đơn vị, CBCNV trong công ty thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quy chế, nội quy về phòng cháy chữa cháy.
. Kết hợp với thủ trưởng các đơn vị, CBCNV và công an phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; có kế hoạch học tập nghiệp vụ cho đội phòng cháy chữa cháy của công ty. Quản lý chặt chẽ các trang bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy của công ty.
2.3. Các đội sản xuất:
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ của công ty hình thành 10 đội sản xuất, bao gồm:
- Đội cầu 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707.
- Đội bê tông đúc sẵn.
- Đội thi công cơ giới 1 và 2.
Các đội sản xuất này có chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng:
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, là các đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ (không có tài khoản, con dấu riêng) hoạt động theo quy chế phân cấp quản lý công ty.
* Nhiệm vụ:
- Các đội sản xuất phải chủ động tìm việc làm, chăm lo đời sống và thu nhập cho CBCNV đơn vị, phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch tham gia đấu thầu công trình, quan hệ với các chủ đầu tư.
- Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ thi công công trình được giao. Lập kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động, bảo hộ lao động, kế hoạch về vốn, vật tư, lao động, trang thiết bị, tiền lương để trình công ty xét duyệt, chỉ đạo, quản lý thực hiện.
- Thực hiện quy chế về quản lý kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, vật tư, tài chính... do công ty ban hành, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
- Thực hiện thi công đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo đạt chất lượng tốt, đồng thời có hiệu quả kinh tế. Sau khi bên A nghiệm thu thì tiến hành công tác thanh toán và chuyển vốn về công ty theo khối lượng và chất lượng công trình hoàn thành. Cùng với phòng kinh tế kế hoạch có các biện pháp thu hồi vốn nhanh về công ty, không để bị ứ đọng vốn.
- Quản lý tài sản vật tư, máy móc thiết bị, tiền vốn công ty giao cho đơn vị và quản lý tài chính sử dụng theo quy chế quản lý của Nhà nước và của công ty.
- Quản lý lực lượng lao động, thực hiện giao việc cho tổ sản xuất, thực hiện việc phân phối tiền lương công bằng, thực hiện đầy đủ các chế độ quy định đối với người lao động do công ty hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi măt.
- Các đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các mặt quản lý khác của đơn vị mình.
Các đội sản xuất đề có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau. Trong đó đội cầu 705 là một đội điển hình.
Hàng năm luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của đội 705 đều giống như các đội sản xuất khác trong công ty. Đội cầu 705 có 98 CBCNV được tổ chức theo mô hình như sau:
Tổ điện máy
Cấp dưỡng
Tổ mộc, nề
Tổ sắt, hàn
Tổ lắp ráp III
Tổ lắp ráp II
Tổ lắp ráp I
Công tác bảo vệ
Công tác y tế
Công tác bảo vệ
Công tác kho
Công tác vật tư
Công tác định mức lao động
Công tác kỹ thuật
Đội phó
Đội phó
Đội trưởng
Văn phòng của đội có 14 người, bao gồm:
* Đội trưởng (kỹ sư xây dựng)
- Chức năng
Lãnh đạo và quản lý chung về các mặt của đội mà mình được giao trách nhiệm phụ trách.
- Nhiệm vụ:
+ Cùng với công ty lo tìm kiếm việc làm cho đội mình.
+ Chỉ huy sản xuất, kỹ thuật theo đúng kế hoạch, tiến độ sản xuất, đúng chế độ quản lý kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Xây dựng kế hoạch, tiến độ sản xuất của đội đến tận tổ sản xuất, đến từng người công nhân.
+ Tổ chức lao động khoa học trong đội, giữ vững kỷ luật sản xuất, kỹ thuật lao động. Kiểm tra và đánh giá kết quả sản xuất về số lượng, chất lượng sản phẩm làm cơ sở cho việc tra lương và thưởng phạt.
+ Tổ chức và kiểm tra công tác thanh toán nội bộ. Tổ chức thực hiện các định mức kỹ thuật về tiêu hao vật tư, lao động; tổ chức và kiểm tra việc ghi chép số liệu ban đầu một cách thống nhất, trung thực, kịp thời; tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của đội mình.
+ Thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, kinh tế và quản lý của CBCNV trong đội.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra chặt ché công tác an toàn sản xuất, nhất là kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
- Quyền hạn và trách nhiệm:
+ Có quyền điều hành công việc sao cho có lợi nhất về kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động.
+ Có quyền kiến nghị với công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt hay bổ sung cán bộ.
+ Có quyền phân công cán bộ trong đội làm các công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng ngươì và yêu cầu của công trình để phát huy kết quả của họ.
+ Có quyền đề nghị khen thưởng những tập thể hay cá nhân có thành tích tốt và kỷ luật những cán bộ, công nhân nào vi phạm kỷ luật lao động.
+ Là người đại diện cho đội chịu trách nhiệm chung trước công ty về mọi lĩnh vực của đội mình.
+ Là người chịu trách nhiệm số 2 sau cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công về chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động của công trình mà đội trực tiếp làm.
+ Đảm bảo công việc thường xuyên cho người lao động.
* Đội phó phụ trách kỹ thuật (kỹ sư xây dựng): có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Phụ trách kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động.
- Là người giúp việc cho đội trưởng, chịu trách nhiệm trước đội trưởng về công tác kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động.
- Giúp đội trưởng quy định các chế độ cải thiện điều kiện lao động.
- Giám đốc, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tiến độ, chất lượng, kỹ thuật an toàn các công trình thuộc đội phụ trách.
- Chỉ đạo công tác kỹ thuật, thiết kế và chế thử sản phẩm mới.
- Có quyền đình chỉ những việc làm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động.
- Có quyền đề nghị khen thưởng những cán bộ, công nhân làm việc tích cực, có trách nhiệm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng, tiết kiệm vật tư, tiết kiệm nhân công.
- Báo cáo những tồn tại, vướng mắc ngoài khả năng và thẩm quyền của mình cho đội trưởng để xin ý kiến đội trưởng giải quyết.
- Làm việc phải bảo đảm tính chính xác, đạt hiệu quả chất lượng cao.
* Đội phó phụ trách nhân sự (cử nhân kinh tế): có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Là người tham mưu giúp việc cho đội trưởng trong những lĩnh vực quản lý điều hành công việc văn phòng của đội.
- Chỉ đạo các bộ phận văn phòng của đội cũng như các tổ sản xuất cùng phối hợp để thực hiện tốt công việc được giao cũng như các vấn đề khác liên quan đến đội.
- Là người trực tiếp phụ trách các mặt công tác như:
+ Công tác bảo vệ, an ninh trật tự
+ Công tác bảo vệ, an ninh trật tự
+ Công tác quản lý, kinh doanh
+ Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ CBNV
+ Công tác đời sống CBNV
+ Công tác thi đua làm công tác kỹ thuật thi công (kỹ sư xây dựng)
* Một đồng chí làm công tác định mức lao động (trung cấp thống kê).
* Một đồng chí làm công tác tài chính kế toán (trung cấp tài chính kế toán).
* Một đồng chí làm công tác tiếp liệu ( trung cấp kinh tế) chạy mua vật tư, các phụ liệu...
* Một thủ kho (trung cấp thống kê) thực hiệ việc theo dõi tình hình hàng ngày xuất nhập kho vật tư của đội.
* Một y tá
* Tổ bảo vệ có 4 người chia làm 2 bộ phận:
+ Bảo vệ văn phòng của đội: 1 người
+ Bảo vệ công trình : 3 người
* Các tổ sản xuất có 84 công nhân, bao gồm:
- 3 tổ lắp ráp công trình, mỗi tổ có 15 công nhân.
- Tổ sắt, hàn có 15 công nhân.
- Tổ mộc, nề có 10 công nhân
- Tổ điện máy có 10 công nhân
+ 2 thợ điện
+ 2 thợ cẩu
+ 3 lái xe
+ 3 thợ vận hành máy
- Bộ phận cấp dưỡng có 4 người
Qua tìm hiểu thực tế ta thấy: Tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất trong các đội khá hợp lý. Bộ phận quản lý gián tiếp ở các đội xe có kinh nghiệm, đảm bảo công việc một cách trôi chảy. Tuy nhiên bậc thợ bình quân của công nhân toàn công ty là 4,1/7, do vậy vấn đề đặt ra cho cán bộ lãnh đạo là nâng cao trình độ cho lao động trực tiếp.
3. Mối quan hệ công tác trong cơ cấu tổ chức quản lý các công ty cầu 7 Thăng Long :
a. Mối quan hệ ngang :
* Trước hết phải đề cập đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ban giám đốc - Đảng uỷ - Công đoàn. Đây là mối quan hệ ngang chủ chốt của công ty chức năng của mỗi bộ phận là khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là xây dựng và phát triển công ty.
Đảng uỷ công ty là tổ chức lãnh đạo tối cao trong đơn vị về chính trị, tư tưởng, đường lối. Đảng uỷ thực hiện chức năng lãnh đạo bằng việc ra các nghị quyết, động viên đảng viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Ban giám đốc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng uỷ đề ra, cụ thể hoá nghị quyết trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn sản xuất kinh doanh.
Công đoàn cùng với chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ bằng các phong trào thi đua lao động sản xuất, tham gia quản lý, tuyên truyền vận động, ký thoả ước lao động tập thể bằng cách tổ chức hội nghị công nhân viên chức cho công nhân, góp ý kiến sau đó mới tiến hành ký kết. Công đoàn cùng chuyên môn phối hợp chặt chẽ, cải tiến điều kiện làm việc cho công nhân, đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc. Công đoàn cùng tham gia xây dựng nội quy lao động của công ty.
* Cùng với việc phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám đốc - Đảng uỷ - Công đoàn là sự liên kết giữa các phòng ban của công ty với các đội sản xuất.
Trong toàn công ty, tất cả các hoạt động của các phòng ban đều là sự thống nhất nhịp nhàng cùng nhau thực hiện kế hoạch toàn công ty. Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang dưới sự điều hành của Giám đốc.
ở đây mối quan hệ rõ nét nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến tiến trình sản xuất cũng nhưu đến sự phát triển của công ty phải kể đến mối quan hệ giữa phòng kinh tế - kế hoạch, phòng kỹ thuật và các đội sản xuất.
Phòng
Kinh tế - Kế hoạch
Phòng
Kỹ thuật
Các đội sản xuất
Để đảm bảo giải quyết công việc được nhanh chóng, tháo gỡ các khúc mắc trong việc triển khai công việc chung của đơn vị thì phòng kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thuật và các đội sản xuất phối hợp với nhau trong phạm vi chức năng nhiệm vụ đã được quy định, đồng thời kết hợp với khả năng riêng của mỗi bộ phận để giải quyết công việc.
Ví dụ: về công tác dự thầu các công trình
Phòng kinh tế kế hoạch phối hợp với phòng kỹ thuật lập hồ sơ, biện pháp thi công, chuẩn bị thiết bị thi công và nhân lực; phối hợp với các đội sản xuất lập giá dự thầu. Các đội thi công tham gia dự thầu chủ động trong việc nghiên cứu, tính toán hồ sơ dự thầu, đảm bảo phù hợp với điều kiện của hồ sơ mời thầu và điều kiện của mình có thể đảm nhận thi công.
Phòng kinh tế - kế hoạch cũng kết hợp chặt chẽ với các đơn vị tham gia làm các thủ tục cần thiết để đảm bảo sác xuất thắng thầu cao.
Phòng kỹ thuật phải nghiên cứu kỹ bản vẽ chi tiết thi công và hướng dẫn công nhân, các tổ sản xuất của đơn vị thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế; lập biện pháp thi công, an toàn lao động cho toàn bộ công trình, cho từng công việc, hướng dẫn cho công nhân biết để thực hiện trước khi thi công từng công việc đó.
Với các công trình và dự án đã được giao thầu thì các đơn vị phải cung cấp đầy đủ các số liệu, văn bản cần thiết trong việc thanh quyết toán để làm cơ sở cho việc ký và thanh lý hợp đồng. Tất cả các hợp đồng sau ký, các đơn vị phải gửi lại phòng kinh tế kế hoạch.
- Phòng kinh tế - kế hoạch chủ trì và phối hợp với các phòng ban chức năng, các đội sản xuất trong công tác thanh lý hợp đồng kinh tế, công tác đấu thầu và các dịch vụ khác của công ty. Chủ trì và phối hợp với phòng tổ chức- lao động tiền lương, phòng Tài chính kế toán tổ chức thực hiện công tác xây dựng đơn giá tiền lương, xác định quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh, tiếp nhận số liệu về lao động và tiền lương theo chế độ do phòng tổ chức - lao động - tiền lương cung cấp để báo cáo định kỳ về lao động tiền lương.
b. Mối quan hệ dọc: là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới công ty cầu 7 Thăng Long trực thuộc, chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Ban giám đốc chịu trách nhiệm với cấp trên (Tổng công ty xây dựng Thăng Long) về mọi mặt hoạt động của Công ty).
Giám đốc là người điều hành, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác điều hành bộ máy, các phòng ban và các tổ (đội) sản xuất.
Các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động mà phòng mìh được giao, cụ thể là trực tiếp điều hành CBCNV trong phòng giúp Ban giám đốc nắm bắt cụ thể tình hìh sản xuất ở các đội sản xuất. Cùng với Ban giám đốc, các phòng ban chức năng giao nhiệm vụ, kế hoạch và chỉ đạo quá trình sản xuất ở các đội sản xuất.
Các tổ đội chịu trách nhiệm trước công ty về sản phẩm mình làm ra những như các hoạt động khác của đơn vị. Nhận kế hoạch từ công ty chỉ đạo các CBCNV thực hiện nhiệm vụ và báo cáo về công ty.
Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tổng công ty xây dựng Thăng Long
Ban giám đốc
Đơn vị trực thuộc
Tổ đội sản xuất
Công nhân
4. Những ưu điểm và nhược điểm tồn tại của cơ cấu tổ chức hiện hành :
Qua thực tế tìm hiểu bộ máy quản lý ở Công ty cầu 7 Thăng Long, ta thấy bộ máy quản lý của công ty có những ưu điểm. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những thiếu sót cụ thể như sau:
a. Những ưu điểm:
Trong thời gian thực hiện theo cơ chế cũ cũng như hoạt động theo cơ chế mới, trong những năm gần đây tuy còn gặp nhiều khó khăn do phải tiếp xúc với những quan điểm mới nhưng cán bộ lãnh đạo công ty đã cố gắng học hỏi, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả cơ chế quản lý mới và điều kiện cụ thể của công ty. Nhờ vậy mà Công ty luôn đứng vững, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, ổn định đời sống cho CBCNV, đóng góp đáng kể cho ngành và cho đất nước (biểu 1 trang 25). Điều quan trọng là việc tổ chức, sắp xếp hợp lý bộ máy quản trị đã đưa công ty ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn quy mô.
Ban lãnh đạo công ty là những người có năng lực chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Đã ban hành và sửa đổi, bổ sung kịp thời nội quy lao động và các quy chế phù hợp giúp cho việc quản lý được chặt chẽ, đồng bộ. Bộ máy quản lý của công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, Giám đốc có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các phó giám đốc giúp việc cũng như phân cấp các mặt quản lý trong công ty.
Các phòng ban chức năng đều được quy định rõ chức năng nhiệm vụ, tham mưu giúp Giám đốc quản lý về các mặt chuyên môn nghiệp vụ và đều triển khai thực hiện tốt.
Các đội sản xuất, tổ sản xuất, CBCNV trong các đội đều được quy định rõ nhiệm vụ sản xuất và phục vụ sản xuất cụ thể, sát thực. Hàng tháng, hàng quý đều được công ty giao nhiệm vụ cụ thể theo lệnh sản xuất và được kiểm tra, đôn đốc thực hiện sản xuất kịp thời, có hiệu quả.
Công tác phát triển nguồn nhân lực trong công ty luôn được coi trọng. Công ty đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ dự bị và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo khả năng, nhu cầu của công ty. Hàng năm đều có nhận xét, đánh giá cán bộ rất sát thực nên đội ngũ cán bộ quản lý của công ty đều phát huy tốt phẩm chất, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm đều tổ chức thi nâng bậc khuyến khích người lao động có tinh thần học hỏi cao.
Hàng tuần giám đốc đều tổ chức họp giao ban sản xuất để giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và đề ra những việc cần giải quyết giúp cho guồng máy quản lý hoạt động đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
b. Những nhược điểm :
Bên cạnh những ưu điểm, cho đến nay bộ máy quản lý công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn chưa khắc phục được cụ thể.
Một là: bộ phận lao động gián tiếp trong các phòng ban, đỗi là 208 CBCNV trong tổng số 815 CBCNV toàn công ty, con số này so với yêu cầu tinh giảm cơ chế thị trường là tương đối lớn. Đòi hỏi phải phân công và định biên lại lao động gián tiếp trong các phòng ban và đội sản xuất.
Hai là, chưa có một đội ngũ lao động trẻ đủ trình độ để có thể kế cận cho đội ngũ kỹ sư, đội ngũ cán bộ quản lý ở các phòng ban mà phần lớn tuổi đời đều đã cao.
Ba là: máy móc trang thiết bị chưa đồng bộ nên vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển và đánh giá hiệu quả của bộ máy quản lý.
Bốn là: phong cách, tác phong làm việc còn chậm chạp, trong giờ làm việc còn tụ tập nói chuyện ở một số bộ phận lao động gián tiếp.
c. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại :
- Về khách quan
+ Do tồn tại trong cơ chế bao cấp quá lâu mà trong cơ chế đó điều kiện để thực hiện kế hoạch là thuận lợi, tất cả đều có thể ỉ lại vào cấp trên, vào nhà nước làm cho, CBCNV mang nặng tính chất dựa dẫm, bao cấp. Trong sản xuất thường không chú ý đến tính hiệu quả, chỉ chú trọng đến các định mức chi phí, chưa chú trọng đến tiết kiệm... dẫn đến việc đổi mới, chuyển hướng theo cơ chế thị trường bị hạn chế.
+ Do tiếp nhận hệ thống bộ máy cũ (tuy có sửa đổi) cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất khó thay đổi toàn diện.
- Về chủ quan
+ Công tác củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý công ty không được tiến hành thường xuyên.
+ Việc tinh giảm lực lượng lao động gián tiếp, lao động quản lý là công việc đã được ban lãnh đạo nghĩ tới những vấn đề đặt ra là giải quyết chế độ cho số lao động này như thếnào sao cho hợp lý.
+ Tác phong làm việc của Công ty còn chậm, theo chủ nghĩa bình quân.
Nói tóm lại, công ty cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, đội sản xuất, tổ sản xuất; tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của CBCNV, luôn chú trọng tới việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất, giảm chi phí tối đa, tạo ra hướng đi mới trong khuôn khổ pháp luật.
Phần thứ ba
Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở
Công ty cầu 7 Thăng Long.
Trong những năm qua, Công ty cầu 7 Thăng Long đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và từng bước đi lên theo đà phát triển chung của nền kinh tế. Công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm đáp ứng và hoà nhập cùng cơ chế mới. Tuy nhiên trong mỗi năm đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong quá trình hoạt động, bộ máy quản lý của công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế đã trình bày ở phần thứ hai, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình mới
Hiện nay ở Công ty cầu 7 Thăng Long phòng ban chức năng và 10 đội sản xuất với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công cụ thể. Để thích nghi với cơ chế mới, với điều kiện mới, đồng thời bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức quản lý phù hợp với từng phòng ban, đội sản xuất. Tuy nhiên, khi tổ chức các bộ phận chức năng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm phải rõ ràng giữa các bộ phận.
- Các bộ phận chức năng được tổ chức sao cho gọn nhẹ, hiệu quả. Đảm bảo sử dụng tốt chuyên gia.
Bộ máy quản lý phải hướng tới mục tiêu cơ bản như:
- Tạo ra uy tín và thế lực không ngừng của công ty.
- Đảm bảo an toàn trong cạnh tranh trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Tạo ra lợi nhuận ngày càng nhiều hơn
Để đảm bảo được các yêu cầu trên về tổ chức, các phòng ban và các đội sản xuất trong công ty nên phân bổ lại như sau:
* Đối với các phòng ban trong công ty
Theo em nên tách ban thanh tra bảo vệ ra làm hai bộ phận: một bộ phận làm công tác thanh tra và PCCC và chuyển bộ phận này sang phòng tổ chức - lao động tiền lương; bộ phận còn lại làm công tác bảo vệ (tổ bảo vệ) và được chuyển sang phòng hành chính - y tế. Nếu sát nhập ban thanh tra bảo vệ sang hai phòng đó thì sẽ giảm được một bộ phận lao động gián tiếp không đáng có, khi đó:
+ Công tác thanh tra do trưởng phòng tổ chức - lao động tiền lương kiêm nhiệm.
+ Công tác PCCC do cán bộ bảo hộ lao động (phó phòng tổ chức lao động tiền lương) kiêm nhiệm và giao trực tiếp cho từng đơn vị.
+ Công tác bảo vệ do tổ bảo vệ của phòng hành chính - y tế đảm nhiệm.
* Đối với các đội sản xuất:
Theo em nên giải thể đội thi công cơ giới 2 (TCCG 2) sát nhập vào đội thi công cơ giới 1 (TCCG 1) và gọi là đội TCCG. Việc sát nhập này dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào hiệuquả sản xuất kinh doanh trong một vài năm qua, đội TCCG 2 làm ăn kém hiệu quả còn đội TCCG 1 có phần khá hơn nhưng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà công ty giao (hàng năm, công ty giao nhiệm vụ cho 10 đội, mỗi đội phải đạt giá trị công trình từ 8 đến 10 tỷ đồng). Giá trị công trình ma 2 đội này thực hiện được qua các năm như sau:
Tên đơn vị
Đơn vị tính
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Đội TCCG 2
Triệu đồng
5278
5541
5879
Đội TCCG 1
Triệu đồng
5513
5955
6130
Trong khi đó đội bê tông đạt giá trị công trình tới 10463 triệu đồng (năm 1999).
Trước đây, công ty đã giải thể Đội bê tông 1 rồi sát nhập với đội bê tông 2 thành đội bê tông. Sau khi sát nhập, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo công ty, Đội bê tông đã làm ăn có hiệu quả hơn, chứng tỏ sự sát nhập này là hợp lý.
Thứ hai: Hiện nay cả hai đội TCCG 2 và TCCG 1 không đủ số lượng công nhân để đáp ứng yêu cầu (đội TCCG 2 có 47 người, đội TCCG 1 có 51 người). Trong khi nhận một công trình quy mô vừa thì yêu cầu phải có số lượng công nhân từ 80 đến 100 ngươì. Khi sát nhập thì quân số lên đến 98 người đủ đáp ứng yêu cầu về quân số đó.
Thứ ba: Máy móc thiết bị của hai đội hiện nay có ít khó khăn trong quá trình sản xuất. Khi sát nhập hai đội ngoài việc đáp ứng yêu cầu về quân số thì máy móc thiết bị cũng đủ đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường.
Thứ tư: Về công tác cán bộ. Khi sát nhập hai đội sẽ tạo sự đoàn kết đồng sức đồng lòng của CBCNV, tạo được sức mạnh nội lực đưa đội TCCG mới này đi lên.
Như vậy làm tốt các công việc như trên sẽ tạo cho công ty làm ăn có hiệu quả hơn và thực hiện các nguyên tắc quản lý một cách nghiêm chỉnh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cầu 7 Thăng Long dự kiến
Đội 707
Đội TCCG
Đội Bê tông
Đội 706
Đội 705
Đội 704
Đội 703
Đội 702
Phòng Vật tư thiết bị
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng Kinh tế
kế hoạch
Phòng Tổ chức Lao động tiền lương
Phòng Hành chính Y tế
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Trợ lý giám đốc
Giám đốc
Đội 701
Biện pháp 2: Bố trí lại lao động cho các bộ phận quản lý nhằm đảm bảo bộ máy quản lý được tinh giảm, có hiệu lực.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và số người biên chế thuộc các phòng ban, căn cứ vào thời gian làm việc của họ thì thấy một số điểm chưa hợp lý, phân công công việc không phù hợp với trình độ dẫn tới lãng phí nhiều thời gian.
Do vậy để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý của các cán bộ cần phải bố trí lại lao động ở một số phòng ban, đội sản xuất như sau:
a. Phòng hành chính - y tế
Dựa vào chức năng nhiệm vụ của phòng và tình hình thực hiện các nhiệm vụ đó thì không cần thiết phải bố trí tới 5 người lái xe mà chỉ cần 3 là đủ và công tác tạp vụ có 2 người nay giảm bớt đi 1 người (khi nào công việc này nhiều quá thì có thể huy động thêm cấp dưỡng phụ giúp, bởi vì bộ phận cấp dưỡng chỉ lo phục vụ ăn trưa cho CBCNV ngoài giờ thì họ cũng nhàn rỗi). Thêm tổ bẩo vệ 3 người làm công tác bảo vệ trông xe cho CBCNV.
Biên chế của phòng có 15 người dự kiến cắt giảm 3 người và lại thêm 3 người do vậy biên chế của phòng vẫn không thay đổi nhưng công ty đã giảm một lượng lao động gián tiếp không đáng có.
b. Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương
Ngoài các chức năng đã được quy định, dự kiến phong đảm nhận thêm chức năng: thanh tra, PCCC vấn đề phân công nhiệm vụ ở phòng có sự thay đổi như sau:
- Trưởng phòng ngoài các nhiệm vụ cụ thể đã được quy định thì kiêm nhiệm thêm công tác thanh tra.
- Một phó phòng phụ trách bảo hộ lao động ngoài các nhiệm vụ đã được quy định thì kiêm nhiệm thêm công tác PCCC.
Với sự phân công kiêm nhiệm công việc này giúp công ty tinh giảm bộ máy quản lý, tận dụng hết năng lực sáng tạo của nhân viên.
c. Ban thanh tra -Bảo vệ :
Hiện nay ban này có 8 CBCNV. Như đã trình bày ở biện pháp 1, ta sẽ sát nhập Ban thanh tra bảo vệ vào phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương và phòng hành chính - y tế. Với công tác thanh tra, PCCC giao cho cán bộ phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương kiêm nhiệm, công tác bảo vệ giao cho tổ bảo vệ của phòng hành chính y tế đảm nhiệm (thay phiên nhau làm 3 ca). Số còn lại có thể chuyển xuống các đội sản xuất.
d. Các đội sản xuất
Do việc sát nhập: đội TCCG 2 và đội TCCG 1 thành đội TCCG làm cho lực lượng lao động gián tiếp của đội TCCG tăng lên quá mức qui định (mức qui định cho phép tối đa là 15 người) mà ở đâylà 25 người. Do đó công ty sẽ sắp xếp lại lao động gián tiếp của đội, chủ yếu chỉ lấy những người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Dự kiến sẽ cắt giảm tối thiểu là 10 người.
* Với biện pháp bố trí lại lao động cho các bộ phận quản lý nhằm đảm bảo bộ máy quản lý được tinh giảm, có hiệu lực sẽ có một số lao động gián tiếp dư thừa. Sau đây là hướng giải quyết lao động thừa:
- Đối với CBCNV đã có bằng cấp kỹ sư, trung cấp, công nhân thì chuyển xuống làm việc trực tiếp tại các đội sản xuất, để sản xuất.
- Đối với những người tuổi đã cao thì khuyến khích họ về nghỉ chế độ.
- Đối với những người còn trẻ, muốn ở lại phục vụ công ty thì nên tạo điều kiện cho họ đi học nghề phù hợp với yêu cầu công việc mới.
Biện pháp 3: Cải thiện điều kiện làm việc của lao động quản lý.
- Công tác tổ chức nơi làm việc là rất cần thiết, nó có tác dụng thiết thực đối với quá trình lao động và chất lượng của lao động quản lý.
Văn phòng công ty ở gần mặt đường nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài, làm ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần, làm giảm hiệu quả công việc của người lao động, khó tập trung tư tưởng. Do vậy, công ty cần có biện pháp ngăn tiếng ổn như: cải tạo lại cửa và tường phòng sao cho cách âm với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo được màu sắc và ánh sáng trong phòng tạo một không gian đẹp, một trạng thái hưng phấn đối với công việc, giảm được trạng thái mệt mỏi quá sớm.
- Quan tâm tới điều kiện làm việc, vệ sinh, phòng bệnh, tổ chức các phong trào thể dục thể thao, các kỳ nghỉ cho CBCNV quan tâm đến những người nghỉ việc, con cái CBCNV.
- Thường xuyên có các cuộc gặp gỡ thân mật giữa các lãnh đạo và nhân viên để lắng nghe ý kiến và đề xuất tạo nên bầu không khí chân tình, cởi mở.
- Đối với trang thiết bị, những dụng cụ văn phòng cần phải cung cấp đầy đủ và kịp thời cho các phòng ban. Phát triển ứng dụng phần mềm của máy vi tính vào các công việc như: tính lương, theo dõi vật tư, quản lý lao động... đồng thời đào tạo cho CBCNV ở các bộ phận biết sử dụng và khai thác máy tính.
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, các đơn vị thi công nằm rải rác ở các địa phương thi công các công trình nên không phải lúc nào cũng có thể gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo công ty như CBCNV khác để giải quyết công việc. Vì hế hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch chỉ đạo, thông tin cho các đội sản xuất, trao đổi và khách hàng.
Ngoài việc thực hiện kịp thời, đồng bộ các biện pháp nêu trên Công ty cần phải:
+ Tham khảo ý kiến của CBCNV trong công ty đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
+ Thưởng bằng hiện vật đối với những đơn vị, cá nhân góp ý kiến hay về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác của CBCNV trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Có như vậy mới có thể hoàn thiện được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Biện pháp 4: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ và tiêu chuẩn hoá cán bộ.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý, thực hiện luạt doanh nghiệp và phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ thiết thực yêu cầu đổi mới công tác tổ chức cán bộ, thi hành nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI về việc tăng cường xây dựng Đảng nhằm đổi mới công tác tổ chức cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải có những yêu cầu và tiêu chuẩn sau:
a. Về năng lực chuyên môn
- Tốt nghiệp đại học trở lên, có trình độ hiểu biết tổng hợp về kinh tế - xã hội.
- Biết rõ tiềm năng và am hiểu công nghệ sản xuất, môi trường kinh doanh.
- Quản lý doanh nghiệp theo cơ chế sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật.
- Có khả năng giao tiếp, phối hợp liên kết trên các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đã được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống trong các lĩnh vực quản lý kinh doanh, khoa học kỹ thuật và lý luận chính sách chính trị xã hội, biết sử dụng ngoại ngữ và điều hành sản xuất trong điều hành quản lý.
- Có đủ sức khoẻ đảm nhận nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp.
b. Về phẩm chất
- Vì lợi ích tập thể, không có biểu hiện tham ô, lãng phí, tư lợi cá nhân.
- Quan tâm đến đời sống người lao động, thực hiện công bằng trong doanh nghiệp.
- Trung thành với đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm với công cuộc đổi mới, trung thành với tập thể công ty.
c. Về phong cách:
- Làm việc giải quyết các chính sách xã hội, thực hiện công khai dân chủ thực sự.
- Chỉ đạo phải quyết đoán, dám chịu trách nhiệm
- Quản lý điều hành năng động, sáng tạo, động viên mọi người phát huy cái mới, thực hiện công cuộc đổi mới.
- Các phương pháp làm việc khoa học, tổ chức thu thập thông tin nhiều chiều, xử lý thông tin chính xác.
- Thực hiện giao việc có cân nhắc, có kiểm tra kết quả, có thưởng và có phạt.
2. Công tác đào tạo
Để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ Công ty đang xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Hiện nay:
- Ban lãnh đạo công ty có 3 người thì cả 3 người đều đã qua đại học.
- 7 phòng ban chức năng có 18 cán bộ quản lý là các đồng chí trưởng phó phòng ban thì có 16 người có trình độ đại học.
- 10 đội sản xuất thì có 10 đội trưởng, 4 đội phó đều có trình độ đại học.
Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên chỉ các cán bộ quản lý chủ chốt như các cán bộ thuộc ban lãnh đạo công ty, các đồng chí trưởng phó phòng, các đồng chí đội trưởng mới được cử đi học các lớp tập huấn chuyên đề, đi học nâng cao... còn các cán bộ ở một số phòng như:
+ Cán bộ phòng vật tư thiết bị chưa có chuyên môn về quản trị vật tư và một nửa số cán bộ của phòng chưa có trình độ đại học.
+ Cán bộ phòng tài chính kế toán chưa có chuyên môn về kế toán vật liệu
...
Do vậy công ty cần tăng thêm nguồn kinh phí cho đào tạo và có phương án, kế hoạch gửi những cán bộ này đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tới (chủ yếu với những người xét có năng lực phục vụ lâu dài cho công ty). Có kế hoạch cử những CBCNV trẻ có năng lực của Công ty đi đào tạo thêm (ngoại ngữ, tin học, chuyên môn...) bằng các biện pháp khuyến khích vật chất, chế độ lương bổng thoả đáng, đề bạt lên các chức vụ cao hơn.
Hiệu quả việc áp dụng các biện pháp củng cố và hoàn thiện
Việc áp dụng kịp thời và đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ có tác dụng:
Một là: vấn đề tổ chức quản lý theo cơ cấu hoàn thiện sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty liên tục và có hiệu quả hơn.
Hai là: Khai thác tốt hơn trình độ cán bộ công nhân viên đánh giá công bằng sự đóng góp nhiệt tình và khả năng trình độ CBCNV.
Ba là: Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ được xác định rõ ràng, tránh được những khâu trung gian, tránh được sự dư thừa lao động gián tiếp.
Bốn là: tạo sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất.
Năm là: Nâng cao trình độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quản lý góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản lý.
Sáu là: Kích thích động viên CBCNV học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt.
Bảy là: Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Nói tóm lại: Hiệu quả sử dụng của công tác hoàn thiện là bộ máy quản lý nâng cao được hiệu lực, tăng thêm sức mạnh trong thị trường cạnh tranh.
Kết luận
Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cầu 7 Thăng Long. Nó là kết quả của việc vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường với việc tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty Cầu 7 Thăng Long.
Điểm cơ bản trong luận văn về việc hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty là việc tinh giảm bộ máy quản lý ở các phòng ban và sắp xếp lại lao động thực hiện nhiệm vụ phù hợp, đảm bảo cho bộ máy quản lý của Công ty thực hiện chức năng quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tốt hơn.
Với những kiến nghị trên, tôi mong rằng Công ty Cầu 7 Thăng Long sẽ lấy làm tài liệu tham khảo và áp dụng vào quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty để không ngừng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống CBCNV.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Chí đã trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công đoàn cùng toàn thể các cô chú Công ty Cầu 7 Thăng Long đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2000
Sinh viên
Nguyễn Thế Cường
Tài liệu tham khảo
Giáo trình lý thuyết Quản trị kinh doanh (trường Đại học KTQD)
Giáo trình quản trị sản xuất (Trường Đại học KTQD)
Cơ sở khoa học của Quản lý kinh tế (NXB Đại học và THCN)
Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp (NXB Khoa học kỹ thuật - 1992)
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III, VI, VII, VIII.
Chiến lược quản lý và kinh doanh (NXB CTQG - 1996)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 1997, 1998, 1999.
Nội quy, quy chế hoạt động của Công ty.
Vai trò của con người trong quản lý kinh doanh (NXB CTQG-1996)
Tạp chí doanh nghiệp các năm 1996, 1997, 1998, 1999.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp.
3
I. Một số khái niệm cơ bản về quản lý doanh nghiệp
3
1. Khái niệm quản lý
3
2. Các chức năng lĩnh vực quản lý doanh nghiệp
3
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
8
1. Thực chất, vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp
8
2. Những yêu cầu cơ bản đối với cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
10
3. Một số phương pháp hình thành bộ máy quản lý doanh nghiệp
12
4. Các hình thức cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
13
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
19
6. Các mối liên hệ trong cơ cấu
20
7. Vấn đề phân quyền và các nguyên tắc giao quyền
20
III. Phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp
22
Phần thứ hai: Thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cầu 7 Thăng Long
25
I. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty
25
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
25
2. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty
28
a. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty
28
b. Đặc điểm về máy móc thiết bị
28
c. Đặc điểm về nguyên vật liệu
31
d. Đặc điểm về lao động
32
e. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
35
II. Phân tích thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cầu 7 Thăng Long
36
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
36
a. Cơ cấu tổ chức phòng tổ chức - lao động - tiền lương
37
b. Cơ cấu tổ chức phòng kinh tế - kế hoạch
39
c. Cơ cấu tổ chức phòng vật tư - thiết bị
42
d. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính kế toán
44
e. Cơ cấu của phòng kỹ thuật
45
g. Cơ cấu tổ chức phòng hành chính - y tế
47
h. Cơ cấu tổ chức Ban thanh tra bảo vệ
48
2. Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý công ty
49
2.1. Ban giám đốc
49
2.2. Các phòng ban chức năng
53
2.3. Các đội sản xuất
64
3. Mối quan hệ công tác trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cầu 7 Thăng Long.
69
4. Những ưu điểm và nhược điểm tồn tại của cơ cấu tổ chức hiện hành
72
Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cầu 7 Thăng Long`
75
Kết luận
84
Tài liệu tham khảo
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0316.doc