MỤC LỤC
Trang
A – LỜI MỞ ĐẦU 1
B – NỘI DUNG 3
Chương I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 3
I- Lịch sử của ngành ngân hàng ở Việt Nam 3
1. Lịch sử hình thành 3
2. Lịch sử phát triển 5
II. Chức năng của ngàng ngân hàng 9
1. Trung gian tài chính. 9
2. Tạo phương tiện thanh toán. 10
3. Trung gian thanh toán. 12
III – Các loại hình ngân hàng ở Việt Nam 12
1. Ngân hàng liên doanh 12
2. Ngân hàng thương mại 13
2.1. Huy động vốn 13
2.2. Hoạt động tín dụng 14
2.3. Các hình thức vay 14
2.4. Xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý 14
2.5. Bảo lãnh 15
2.6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 15
2.7. Công ty cho thuê tài chính 16
2.8. Tài khoản tiền gửi của Ngân hàng 16
2.9. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 16
2.10. Các hoạt động khác 16
2.11. Bất động sản 17
2.12. Tỷ lệ an toàn 17
3. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần nước ngoài 18
IV – Các chỉ số tài chính trong phân tích hoạt động Ngân hàng 19
1. Đặc điểm của kế toán Ngân hàng 19
1.1. So sánh chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam ( VAS ) và báo cáo tài chính Quốc tế ( IFRS ) 19
1.2. Ngân hàng Thương mại Việt Nam tiến dần đến chuẩn mực kế toán Quốc tế 23
2. Các chỉ số tài chính 26
2.1. Chỉ số thanh khoản 26
2.2. Chỉ số hiệu quả hoạt động 27
2.2.1. Chỉ số hoạt động tồn kho ( Inventory activity) 28
2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân ( Average Collection Period- ACP) 28
2.2.3. Vòng quay tài sản cố định ( Fixed Assets Turnover Ratio) 28
2.2.4. Vòng quay tổng tài sản ( Total Asset Turnover Ratio) 29
2.3 Chỉ số quản lý nợ 29
2.3.1. Nợ trên tổng tài sản 30
2.3.2. Khả năng trả lãi ( Ability to pay interest) 30
2.3.3. Khả năng trả nợ 31
2.4. Chỉ số khả năng sinh lợi 31
2.4.1. Lợi nhuận trên doanh thu ( Profit margin on sales) 31
2.4.2. Sức sinh lợi căn bản ( Basic earning power ratio) 31
2.4.3. Lợi nhuận ròng trên tài sản ( Return on total assets- ROA) 32
2.4.4. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return on common equity) 33
2.5. Chỉ số tăng trưởng 33
2.5.1. Chỉ số lợi nhuận tích lũy 34
2.5.2. Chỉ số tăng trưởng bền vững 34
2.6. Chỉ số giá trị thị trường 34
2.6.1. Chỉ số P/E ( Price/ Earning ratio) 35
2.6.2. Chỉ số P/C 40
2.6.3. Chỉ số M/B 40
CHƯƠNG II : XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 41
I. Sự cần thiết của việc xây dựng chỉ số ngành 41
II. Lựa chọn xây dựng các chỉ số 41
1. Giới thiệu chung về phân tích tài chinh 41
1.1. Khái niệm phân tích tài chính 41
1.2. Mục tiêu phân tích tài chính 42
2. Báo cáo tài chính 44
2.1. Bảng cân đối kế toán 44
2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 45
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 45
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 45
3. Phân tích chỉ số khả năng sinh lời 46
3.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA ) 46
3.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ hữu 48
3.2.1.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) 48
3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường ( ROCE ) 48
3.2.3. Đòn bẩy tài chính 49
3.2.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS ) 50
3.2.5. Chỉ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu ( P/E ) 51
III – Giới hạn quan sát và cơ sở dữ liệu 51
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 51
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 58
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 59
4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 59
5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 60
IV. Kết quả tính toán các chỉ số 61
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 62
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 62
Chương III: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ 63
I. Tính chỉ số của nhóm Ngân hàng cổ phần 63
1. Vốn điều lệ của nhóm Ngân hàng cổ phần 63
II. Phân tích đồ thị 65
1. Đồ thị ROA 65
2. Phân tích đồ thị ROE 66
C- KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và phân tích một số chỉ số tài chính ngành ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return on common equity)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Công thức xác định tỷ số này như sau:
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
ROE = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Vốn cổ phần thường
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn vì hệ số này cho biết cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác
Đánh giá mức sinh lời vốn của chủ doanh nghiệp
ROE càng cao thì vốn cổ đông của công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Cần chú ý rằng khi vốn chủ sở hữu càng lớn thì ROE càng thấp và nên so sánh các công ty tương đương về vốn.
Mức đầu tư hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu này phải đạt 20% trở lên, riêng lĩnh vực tài chính phải từ 15% trở lên.
2.5. Chỉ số tăng trưởng
Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn. Nếu đầu tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm nhiều hơn các tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của công ty có thể sử dụng hai tỷ số sau:
2.5.1. Chỉ số lợi nhuận tích lũy
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho việc tái đầu tư. Do vậy, nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số này được xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận tích lũy
Tỷ số lợi nhuận tích lũy = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Lợi nhuận sau thuế
2.5.2. Chỉ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy, có thể xem xét tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững- tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại:
Lợi nhuận tích lũy
Tỷ số tăng trưởng bền vững = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
VCSH
( Tỷ số lợi nhuận tích lũy x Lợi nhuận sau thuế)
= ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
VCSH
= Tỷ số lợi nhuận tích lũy x Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
2.6. Chỉ số giá trị thị trường
Các nhóm tỷ số ở các phần trên chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các chỉ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông .Các tỷ số thị trường gồm có:
2.6.1. Chỉ số P/E ( Price/ Earning ratio)
Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được đồng lợi nhuận của công ty.
Là hệ số giữa giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại. Đây là chỉ số tài chính quan trọng trong đánh giá mức giao dịch của cổ phiếu có hợp lý hay không.
P/E = Giá trị thị trường/ Thu nhập ròng trên một cổ phần (EPS)
Sau đây là một số vấn đề thêm về tỷ số P/E ở Việt Nam:
Hầu hết việc tính toán tỷ lệ P/E có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc P/E được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kỳ vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo.
Trên thực tế, không có sự khác biệt lớn lắm giữa các cách tính trên. Điều quan trọng là cần phải nhận ra rằng trong cách tính đầu tiên, ta sử dụng dữ liệu có thật từ hoạt động trong quá khứ của công ty. Hai cách tính khác dựa vào những tính toán ước lượng, do đó không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chính xác.
Khi công ty làm ăn không có lãi, tất yếu EPS sẽ âm, lúc này việc tính toán P/E của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều ý kiến khác nhau để làm sao mà giải quyết được vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng cứ để P/E âm, một số ý kiến khác lại cho rằng nên gán cho P/E trong trường hợp này một giá trị bằng 0, trong khi đó hầu hết thi cho rằng P/E không tồn tại
Thông thường tỷ lệ P/E trung bình trên thị trường dao động từ 15-25. Sự dao động này phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng kinh tế trên thị trường. Hệ số P/E cũng rất khác nhau giữa các công ty, các ngành, lĩnh vực.
Mặc dù số liệu EPS trong công thức tính P/E thường dựa chủ yếu vào lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 quý trước đó nhưng P/E cũng không chỉ đơn thuần là thước đo về hiệu quả hoạt động của công ty trong quá khứ. Kỳ vọng của thị trường về sự phát triển của công ty cũng là nhân tố được tính tới trong chỉ số này. Nên nhớ rằng, giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh nhận định của các nhà đầu tư về giá trị của công ty đó. Tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được tính đến khi định giá cổ phiếu. Do đó, một cách tốt hơn để lý giải tỷ lệ P/E đó là P/E là sự phản ánh mức độ lạc quan cũng như kỳ vọng của thị trường về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Với TTCKVN, mức P/E (TB) = 40, cao nhất trong số các TTCK trong khu vực. Việc đánh giá cao như vậy có tương đồng với khả năng sinh lời trong tương lai hay không cần xem xét tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường, mức bình quân ngành, điều đó có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng cũng sẽ phải “ xứng đáng với kỳ vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
P/E là chỉ số về giá trị cổ phiểu tốt hơn hẳn so với việc sử dụng đơn thuần giá trị thị trường của cổ phiếu đó.
Sẽ rất khó khăn để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán tới hai nhân tố chính:
Tốc độ tăng trưởng của công ty: Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì ta phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch
Yếu tố kinh doanh: việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cũng có một ngành kinh doanh.
Bên cạnh đó , P/E cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố;
EPS: tỷ lệ tăng trưởng EPS ngày càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.
Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu nên khi một công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của công ty sẽ thấp hơn so với một công ty khác tương trong ngành.
P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Điều này ta có thể thấy rõ tại TTCK Việt Nam, khi TTCK điều chỉnh tăng hoặc giảm thì đa số các công ty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn tới P/E của công ty này tăng giảm theo.
P/E của các cổ phiếu cùng ngành: Phần lớn cổ phiếu của các công ty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết cổ phiếu một công ty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành.
Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: một công ty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro và ổn định thu nhập. Sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi cổ phiếu của công ty đó. Những công ty đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thường được nhà đầu tư đánh giá cao.
Lãi suất thị trường: Giá cả các loại chứng khoán chịu tác động từ nhiều yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao thì giá chứng khoán và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
Cho tới giờ chúng ta biết được rằng trong một số trường hợp nhất định, P/E có thể giúp xác định xem liệu có một công ty có được đánh giá quá cao hay đang bị đánh giá quá thấp hay không? Nhưng việc phân tích tỷ lệ P/E cũng chỉ có giá trị trong một số trường hợp nhất định và việc phân tích này vẫn có những “ cạm bẫy”. Một vài nhân tố đó là:
Hoạt động kế toán: Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ. Hơn nữa việc tính toán lợi nhuận doanh nghiệp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán. Mà các nguyên tắc kế toán có thể thay đổi theo thời gian, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Để khiến mọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo, hoặc ẩn chứa dưới nhiều con số, phụ thuộc vào cách thức làm sổ sách kế toán của doanh nghiệp như thế nào. Và kết quả là chúng ta vẫn không thể biết được liệu có so sánh đúng những số liệu này không, hay lại đang so quả táo với quả lê?
Lạm phát: trong thời gian lạm phát cao, hàng tồn kho và chi phí khấu hao có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay thế hàng hóa và trang thiết bị tăng theo mức giá chung của thị trường. Do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trong suốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn so với con số thực tế. Cũng như tất cả các chỉ số khác, việc xem xét P/E trong một thời gian để xác định xu hướng sẽ hữu ích hơn nhiều. Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi trở nên khó khăn vì thông tin trong quá khứ sẽ khong còn phù hợp với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng lớn hơn.
Nếu tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thấp, P/E cao thì khả năng là giá cổ phiếu bị đẩy lên và ngược lại
Đánh giá P/E trong mua bán cổ phiếu chỉ phù hợp với các mục đích đầu tư dài hạn
Theo quan điểm bảo thủ cho rằng:
P/E< 10 thì nên mua.
10£ P/E £ 12 thì không nên bán và có thể mua.
12 £ P/E £ 18 có thể mua được và thị trường đang ổn định theo hướng tốt.
P/E ³ 18 xem xét bán cổ phiếu
Theo quan điểm của trường phái tăng trưởng thì: P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao.
P/E cũng phụ thuộc vào một số lĩnh vực đặc thù: Ngân hàng, tài chính, chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học……thường được chấp nhận P/E cao.
Tuy nhiên, không nên cho P/E nằm trong khoảng nào thì nên mua hay nên bán, vì nó không phải là một chỉ tiêu chính xác tuyệt đối để đưa ra quyết định đầu tư, mà cần kết hợp với các chỉ tiêu khác nữa. P/E thấp có thể vì công ty gặp nhiều khó khăn, cổ phiếu không ai mua, công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu, lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này. P/E chỉ nên dùng để tham khảo sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.
2.6.2. Chỉ số P/C
Tỷ số này không phổ biến như tỷ số P/E, nó chỉ sử dụng cho một số ngành mà giá cổ phiếu có quan hệ chặt chẽ với ngân lưu hơn là với lợi nhuận ròng. Công thức tính tỷ số này như sau:
Giá cổ phần
Tỷ số P/C = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Ngân lưu trên cổ phần
2.6.3. Chỉ số M/B
Tỷ số này so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. Công thức xác định tỷ số này như sau:
Giá trị thị trường của cổ phiếu
Tỷ số M/B = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Mệnh giá cổ phiếu
Trong tỷ số này mẫu số này được xác định bằng cách lấy VCSH/ số phần đang lưu hành.
CHƯƠNG II : XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
I. Sự cần thiết của việc xây dựng chỉ số ngành
Phân tích BCTC ở Việt Nam chỉ thật sự bắt đầu từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần. Hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế không có nhu cầu hoặc không đủ nguồn lực phân tích các BCTC. Tuy nhiên, việc phân tích này vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn mang tính chất đối phó nhiều hơn là tìm kiếm thông tin chính xác về khách hàng. Gần đây chỉ có các công ty chứng khoán là tiến hành phân tích BCTC của các công ty niêm yết một cách thường xuyên và công bố các chỉ số tài chính cho các nhà đầu tư tham khảo. Việc xây dựng chỉ số ngành là công việc rất cần thiết trong quá trình phân tích tài chính. Dựa vào các chỉ số tài chính, có thể quan sát được sự phát triển của ngành trong từng thời kỳ khác nhau, đó chính là cơ hội của các nhà đầu tư tài chính.
II. Lựa chọn xây dựng các chỉ số
1. Giới thiệu chung về phân tích tài chinh
1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu và sự kiện tài chính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có giá trị nhằm rút ra kết luận hoặc ra các quyết định tài chính.
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên báo cáo tài chính. Đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.
Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “ biết nói”, để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu các phương pháp hoạt động của người quản lý doanh nghiệp đó.
1.2. Mục tiêu phân tích tài chính
Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra xem xét các số liệu tài chính hiện hành và trong quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích khác của mình.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tình hình tài chính nhằm:
Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ tức.
Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư ngân sách tiền mặt…
Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với đơn vị chủ sở hữu: họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra va thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị đó cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với chủ nợ (ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp): mối quan tâm của họ hướng vào khả năng tài trợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời của đơn vị để đánh giá đơn vị đó có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị đó.
Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lời, thời gian hoàn vốn. Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và lĩnh vực nào.
Đối với cơ quan chức năng như cơ quan thuế: thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định được các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình thành số liệu, chỉ số thống kê…
Mục tiêu của phân tích tài chính là nhằm tạo ra thông tin tài chính phục vụ cho việc ra các quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân phối lợi nhuận.
Quyết định đầu tư là quyết định chi tiền ra để mua sắm hoặc đầu tư vào một loại tài sản nào đó. Quyết định đầu tư là ra quyết định quan trọng nhất trong các loại quyết định tài chính vì nó tạo ra giá trị cho nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp. Quyết định đầu tư thể hiện doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính trong dài hạn như thế nào? Đối với doanh nghiệp, quyết định đầu tư là những quyết định liên quan tới: tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản cần có; mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp, nó gắn liền với phía bên trái của bảng cân đối tài sản. Muốn ra một quyết định đầu tư đúng đắn, doanh nghiệp cần phải chú ý tới:
+ Các nguyên tắc nền tảng cho quyết định đầu tư:
Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Đánh giá giá trị dòng tiền theo thời gian
Sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
+ Hoạch định ngân sách vốn đầu tư: là việc hoạch định đầu tư mà dòng tiền phát sinh dài hơn một năm.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư.
Quyết định nguồn vốn: liên quan tới bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Nếu dùng vốn vay thì nên dùng nguồn vốn vay dài hạn hay ngắn hạn, lựa chọn vay ngân hàng hay là vay trên thị trường vốn. Nếu lựa chọn nguồn vốn chủ sở hữu thì dùng lợi nhuận giữ lại hay nên phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu mới…
Quyết định phân phối lơi nhuận: là quyết định xem nên giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư hay phân chia lợi nhuận dưới hình thức chi trả cổ tức. Nếu chi trả cổ tức thì chi trả bằng tiền hay trả bằng cổ phiếu…
2. Báo cáo tài chính
Phân tích tài chính ở đây dựa vào các báo cáo tài chính do công ty lập ra. Theo quy định của Bộ tài chính, doanh nghiệp theo định kỳ phải lập các báo cáo tài chính và theo yêu cầu của ngân hàng, khi vay vốn khách hàng phải nộp loại báo cáo tài chính sau đây:
• Bảng cân đối kế toán hay còn gọi bảng tổng kết tài sản
• Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng ngân lưu
• Thuyết minh các báo cáo tài chính
2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mặt: kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định.
Theo chế độ kinh tế hiện hành, thời điểm lập Bảng cân đối kế toán là vào cuối ngày của ngày cuối quí và cuối ngày của ngày cuối năm. Ngoài các thời điểm đó doanh nghiệp còn có thể lập Bảng cân đối kế toán ở các thời điểm khác nhau, phục vụ yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp như vào thời điểm doanh nghiệp sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản.
2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán theo từng nội dung và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, tình hình về VAT được khấu trừ, được hoàn lại, hay được miễn giảm.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ này sẽ được công bố chung với những bản khác của báo cáo tài chính.
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác.
Cơ sở:
Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là:
- Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo.
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo.
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
3. Phân tích chỉ số khả năng sinh lời
3.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA )
* Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset – ROA) đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay đã khấu trừ thuế thu nhập
ROA=
Tổng tài sản
EBIT*( 1- t)
Hay : ROA=
Tổng tài sản
Ý nghĩa của chỉ tiêu :
Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty
Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không
Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn
Để phân tích những yếu tố tác động đến ROA, các nhà phân tích thường tách ROA làm 2 thành phần như sau :
EBIT*( 1- t) Doanh thu
ROA = *
Tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
ROA = Tỉ suất lợi nhuận nhuận biên x Hệ số vòng quay tổng tài sản
(trước khi trả lãi vay và sau khi nộp thuế)
* Tỉ suất lợi nhuận biên:
Cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỉ suất lợi nhuận biên cao có nghĩa là công ty có tỉ lệ tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu hoặc tỉ lệ giảm chi phí lớn hơn tỉ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân tích tỉ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỉ suất lợi nhuận biên có thể mang lại từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỉ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
* Hệ số vòng quay tài sản: cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số vòng quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư. Hệ số vòng quay tài sản chịu tác động trực tiếp bởi hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu :
Doanh thu không bằng tiền mặt
- Vòng quay các khoản phải thu=
Bình quân khoản phải thu
Giá vốn hàng bán
- Vòng quay hàng tồn kho =
Tồn kho bình quân
Doanh thu
- Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
3.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ hữu
3.2.1.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn cân nợ
Lợi nhuận ròng
ROE=
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng TS bình quân
ROE= * *
Doanh thu ròng Tổng TS bình quân Vốn CSH bình quân
ROE = Tỉ suất lợi nhuận biên ròng * Vòng quay tài sản * Hệ số đòn bẩy TC
Đối với những công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, vì cổ phiếu ưu đãi đã được hưởng lãi suất cố định (cổ tức ưu đãi) nên hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường sẽ thường phản ánh qua tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường
3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường ( ROCE )
Chỉ tiêu này đo lường kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông thường. Nó chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, đồng thời chịu tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty huy động bao gồm nợ và cổ phiếu ưu đãi (đòn bẩy tài chính) .
Lợi nhuận ròng – cổ tức ưu đãi
ROCE =
Vốn cổ phần thường bình quân
3.2.3. Đòn bẩy tài chính
Đòn cân nợ hay đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn cân nợ được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần phải hiểu rõ chỉ tiêu đòn cân nợ mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào.
Tổng nợ
- Tỉ số nợ =
Tổng vốn
Tổng nợ dài hạn
- Tỉ lệ nợ dài hạn =
Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần
Tổng vốn
- Hệ số đòn bẩy tài chính =
Vốn cổ phiếu thường
Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE
Phần lợi nhuận dành cho các cổ đông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã trang trãi các chi phí huy động vốn như chí phí sử dụng nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức trả cho cổ đông ưu đãi. Nếu suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty lớn hơn chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì số chênh lệch còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE) > ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sự dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chịu giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE) < ROA
Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường bị sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường.
3.2.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS )
Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi
EPS =
Số cổ phiếu thường TB lưu hành trong kỳ
Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếu thường của công ty, khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bị sụt giảm (do số lượng cổ phiếu thường tăng), người ta gọi đây là sự suy vi (dilution). Trong trường hợp này, công ty phải tính cả 2 chỉ tiêu là thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập suy vi của cổ phiếu
EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố :
Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính
Qui mô của lợi nhuận giữ lại tích lũy
Số lượng cổ phiếu thường lưu hành
3.2.5. Chỉ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu ( P/E )
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
P/ E =
EPS
Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của công ty, các cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu. Thí dụ P/E của một công ty : 10, điều này có nghĩa là cổ phiếu của công ty được bán với giá gấp 10 lần so với lợi nhuận
Chỉ số P/E của ngành thường được dùng để định giá cổ phiếu
Một công ty có chỉ số P/E thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phiếu của công ty cao hoặc giá thị trường của cổ phiếu thấp
III – Giới hạn quan sát và cơ sở dữ liệu
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007
2007
2006
Triệu đồng
Triệu đồng
A
TÀI SẢN
I
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
4.926.850
2.284.848
II
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5.144.737
1.562.926
III
Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác
29.164.968
16.401.829
IV
Chứng khoán kinh doanh
1
Chứng khoán kinh doanh
504.006
641.769
2
Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
(2.713)
(1.574)
V
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
9.973
1.057
VI
Cho vay khách hàng
1
Cho vay khách hàng
31.810.857
17.014.419
2
Trừ: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng
(134.537)
(56.207)
VII
Chứng khoán đầu tư
1
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
1.658.481
11.061
2
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
7.474.348
4.217.560
VIII
Góp vốn, đầu tư dài hạn
1
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
195.358
130.964
2
Đầu tư dài hạn khác
567.111
312.494
IX
Tài sản cố định
1
Tài sản cố định hữu hình
514.109
574.440
2
Tài sản cố định vô hình
40.638
17.133
X
Tài sản khác
3.517.495
1.537.475
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
85.391.681
44.650.194
2007
2006
Triệu đồng
Triệu đồng
B
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I
Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
654.630
941.286
II
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác
6.994.030
3.249.941
III
Tiền gửi của khách hàng
55.283.104
29.394.703
IV
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
-
-
V
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
322.512
288.532
VI
Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi
11.688.796
5.861.379
VII
Các khoản nợ khác
4.190.760
3.217.838
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
79.133.832
42.953.679
VIII
VỐN VÀ CÁC QUỸ
Vốn và các quỹ của chủ sở hữu Ngân hàng mẹ
1
Vốn điều lệ
2.630.060
1.100.047
2
Các quỹ dự trữ
2.192.037
187.727
3
Lợi nhuận chưa phân phối
1.435.752
366.213
IX
Lợi ích của cổ đông thiểu số
-
42.528
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
85.391.681
44.650.194
CÁC CAM KẾT VÀ NỢ TIỀM TÀNG
3.899.019
1.366.019
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT
CỦA NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007
2007
2006
Triệu đồng
Triệu đồng
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
4.538.134
2.490.616
2
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
(3.227.028)
(1.670.044)
I
Thu nhập lãi thuần
1.311.106
820.572
3
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
342.592
172.980
4
Chi phí hoạt động dịch vụ
(71.377)
(24.645)
II
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
271.215
148.335
III
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
155.140
70.320
IV
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
344.990
31.520
V
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
896.792
65.757
5
Thu nhập từ hoạt động khác
90.817
118.964
6
Chi phí hoạt động khác
(85.891)
(103.367)
VI
(Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động khác
4.926
15.597
VII
Thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần
36.653
38.139
VIII
Chi phí quản lý chung
(804.650)
(462.424)
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
2.216.172
727.816
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
(89.357)
(40.597)
XI
Tổng lợi nhuận trước thuế
2.126.815
687.219
XII
Chi phí thuế TNDN
(366.807)
(181.643)
XIII
Lợi nhuận sau thuế
1.760.008
505.576
XIV
Lợi ích của cổ đông thiểu số
(215)
(148)
Lãi qui cho các cổ đông của Ngân hàng mẹ
1.759.793
505.428
2007
Đồng/CP
2006
Đồng/CP
XV
Lãi trên cổ phiếu qui cho các cổ đông của Ngân hàng mẹ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu tính trên bình quân gia quyền của
số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tại thời điểm lập báo
cáo tài chính
8.095
4.527
Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính lại với giả định số cổ
phiếu thưởng phát hành trong năm 2007 đã được phát
hành từ ngày 01/01/2006
8.095
3.475
Lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng (được tính dựa trên giả
định rằng các trái phiếu chuyển đổi đã được chuyển đổi
thành cổ phiếu phổ thông trong năm nhưng trong thực tế
việc này chưa diễn ra) tại thời điểm lập báo cáo tài chính
5.836
3.569
Lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng (được tính dựa trên giả
định rằng các trái phiếu chuyển đổi đã được chuyển đổi
thành cổ phiếu phổ thông trong năm nhưng trong thực tế
việc này chưa diễn ra) được tính lại với giả định số cổ
phiếu thưởng phát hành trong năm 2007 đã được phát
hành từ ngày 01/01/2006
5.836
2.900
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT
CỦA NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007
2007
2006
Triệu đồng
Triệu đồng
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
01
Lợi nhuận trước thuế
2.126.815
687.219
Điều chỉnh cho các khoản:
02
Khấu hao tài sản cố định
72.655
47.509
03
Dự phòng rủi ro tín dụng, giảm giá đầu tư tăng thêm/(hoàn nhập) trong năm
109.643
40.597
04
Lỗ/(lãi) do thanh lý tài sản cố định
213
(37)
05
Lãi do thanh lý các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn vào đơn vị khác, lãi, cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn
(617.579)
(100.306)
06
Các điều chỉnh khác
-
-
LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TÀI SẢN VÀ CÔNG NỢ HOẠT ĐỘNG
1.691.747
674.982
Thay đổi tài sản hoạt động
07
Tăng dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(3.152.244)
(551.619)
08
Tăng tiền,vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác
(7.052.865)
(3.885.488)
09
(Tăng)/Giảm về kinh doanh chứng khoán
(4.748.357)
115.414
10
Tăng các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
(8.916)
(1.057)
11
Tăng cho vay khách hàng
(14.797.208)
(7.632.902)
12
Tăng lãi, phí phải thu
(544.045)
(430.697)
13
Tăng khác về tài sản hoạt động
(1.197.481)
(296.815)
Thay đổi công nợ hoạt động
14
Giảm nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(286.656)
(26.026)
15
Tăng tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng
3.744.089
2.126.365
16
Tăng tiền gửi của khách hàng
25.882.533
13.616.657
17
Tăng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà Ngân hàng chịu rủi ro
33.980
23.104
18
Tăng phát hành chứng chỉ tiền gửi
2.757.463
-
19
Tăng lãi, phí phải trả
331.184
229.964
20
Tăng khác về công nợ hoạt động
440.303
2.329.378
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
3.093.527
6.291.260
21
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
(156.699)
(171.167)
22
Chi từ các quỹ của Tập đoàn
(38.116)
(18.310)
23
Thu được nợ khó đòi
-
24
I
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.898.712
6.101.807
2007
2006
Triệu đồng
Triệu đồng
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
01
Tiền giảm do bán công ty con
(3.784)
-
02
Mua sắm tài sản cố định
(528.286)
(549.978)
03
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định
75.770
37
04
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác
(725.049)
(448.192)
05
Tiền thu từ thanh lý các khoản đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác và các khoản đầu tư dài hạn khác
1.080.236
81.753
06
Thu cổ tức và lợi nhuận được chia
31.321
34.649
II
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
(69.792)
(881.731)
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
01
Tiền thu do phát hành cổ phiếu
1.804.150
-
02
Tiền thu do phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu chuyển đổi
4.170.000
1.650.069
03
Cổ tức đã trả cho các cổ đông
(22.022)
(115.183)
III
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
5.952.148
1.534.886
IV
TĂNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
8.781.068
6.754.962
V
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI NGÀY 1 THÁNG 1
9.855.369
3.100.407
VI
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá
-
-
VII
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI NGÀY 31 THÁNG 12
18.636.437
9.855.369
Tiền và các khoản tương đương tiền gồm có:
- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
4.926.850
2.284.848
- Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
667.341
237.774
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng
13.042.246
7.332.747
18.636.437
9.855.369
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Được thành lập năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM với các nhiệm vụ chính là huy động vốn cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. -Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đầu tư 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). -Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank.
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
Góp vốn và liên doanh theo pháp luật;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
Hoạt động thanh toán;
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hoạt động kinh doanh:
-Tiết kiệm, tài khoản, dịch vụ thẻ, tín dụng bán lẻ, dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ khác
Dịch vụ tài khoản, Tín dụng doanh nghiệp, sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro, dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ bao thanh toán
Thanh toán điện tử
Tiết kiệm, tài khoản, dịch vụ thẻ, tín dụng bán lẻ, dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ khác.
- Dịch vụ tài khoản, Tín dụng doanh nghiệp, sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro, dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ bao thanh toán.
- Thanh toán điện tử.
4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Hoạt động kinh doanh: Tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, tiết kiệm, kỳ phiếu, tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc tế, kinh doanh chứng khoán, thẻ, kinh doanh ngoại tệ.
5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Lịch sử phát triển:
- Là Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) được thành lập từ 1/4/1963.
Vốn điều lệ hơn 3.955 tỷ đồng.
- Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91.
- Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam.
- Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung.
- Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh:
- Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P ).
- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn...
- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank - Visa Card, Vietcombank - Master Card, Vietcombank - American Express (sử dụng trong và ngoài nước, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 (sử dụng trong nước).
- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, JCB và Diners Club.
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram ...
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
- Dịch vụ E-banking, Home Banking.
IV. Kết quả tính toán các chỉ số
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Vốn cổ phần
7,933,700,000,000
Cổ phiếu lưu hành
263,010,000
Giá sổ sách
30,200
ROA
2.03%
ROE
22.30%
EPS
6.656
P/E
11.6
Đòn bẩy tài chính
10.98
Beta
1.21
Hệ số thanh khoản
0.07%
2003
2004
2005
2006
TTS
10,854,801
15,416,674
15,419,534
24,272,864
VCSH
423,911
481,138
948,316
1,100,047
LNST
132,128
211,679
214,091
299,201
ROA
0.01217
0.01373
0.01388
0.01233
ROE
0.31169
0.43995
0.22576
0.27199
Có thể thấy ROA của ACB khá ổn định, điều này có nghĩa là khả năng sinh lợi từ tổng tài sản trong hoạt động của ACB tương đối ổn định, khi tổng tài sản của ACB tăng thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên ROE của ACB lại khá biến động: ROE của năm 2004 gần gấp đôi năm 2005, vì từ năm 2004 sang năm 2005 vốn chủ sở hữu của ACB đã tăng hơn 2 lần bởi thế dù lợi nhuận sau thuế tăng nhưng không thể theo kịp tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu.
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Vốn cổ phần
7,180,600,000,000
Cổ phiếu lưu hành
444,880,000
Giá sổ sách
16,100
ROA
2.01%
ROE
17.82%
EPS
2.878
P/E
11
Đòn bẩy tài chính
8.84
Beta
1.02
Hệ số thanh khoản
0.19%
2003
2004
2005
2006
TTS
7,304,443
10,394,881
14,454,338
24,776,183
VCSH
505,948
740,948
1,250,948
2,248,726
LNST
90,184
151,160
238,424
470,128
ROA
0.01235
0.01454
0.01649
0.01897
ROE
0.17825
0.20401
0.19059
0.20906
ROA của STB có một mức tăng khá đều đặn, vì lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của STB đều tăng theo một tỷ lệ khá ổn định. Tuy nhiên đối với ROE thì có biến động nhỏ: ROE của năm 2005 nhỏ hơn năm 2004 một chút, có thể lí giải điều này là do năm 2005 vốn chủ sở hữu của STB tăng hơn 1.5 lần nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng khoảng 1.5 lần, điều đó đã làm giảm ROE năm 2005 đi một chút.
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
2003
2004
2005
2006
TTS
5,510,430
7,667,460
10,666,000
17,326,000
VCSH
180,000
412,700
1,009,410
1,761,690
LNST
29,340
77,230
206,150
256,910
ROA
0.00532
0.01007
0.0206
0.0189
ROE
0.1552
0.2606
0.4519
0.2676
ROA của TECH năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2003, năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 2004; đó là vì tổng tài sản của 2004 chỉ tăng hơn 2 tỷ VNĐ so với 2003 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng hơn 46 tỷ VNĐ từ 29.34 tỷ VNĐ năm 2003 lên 77 tỷ VNĐ năm 2004, tổng tài sản của 2005 chỉ tăng hơn 3 tỷ VNĐ so với 2004 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng hơn 129 tỷ VNĐ từ 77 tỷ VNĐ năm 2004 lên 206 tỷ VNĐ năm 2005. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi từ tổng tài sản của TECH trong giai đoạn 2003 đến 2005 khá tốt. Tuy nhiên ROA của năm 2006 lại giảm, đó là do tổng tài sản năm 2006 của TECH đã tăng khá nhiều.
ROE của TECH cũng có xu hướng tương tự ROA, nhưng ROE của năm 2006 lại giảm khá nhiều so với 2005 là do vốn chủ sở hữu của TECH năm 2006 đã tăng 1.7 lần so với năm 2005.
4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2003
2004
2005
2006
TTS
136,746,188
171,964,188
201,918,235
246,529,869
VCSH
5,606,976
6,297,844
6,566,682
6,513,450
LNST
699,049
1,328,641
461,712
901,491
ROA
0.00511
0.00773
0.00229
0.00366
ROE
0.12467
0.21097
0.07031
0.1384
Có thể nhận thấy năm 2005 là một năm hoạt động không có hiệu quả của AGB, trong khi cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng thì lợi nhuận sau thuế lại giảm chỉ bằng 1/3 so với năm 2004, vì vậy cả ROA và ROE của năm 2005 đều giảm khá mạnh.
5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2003
2004
2005
2006
TTS
97,320,504
121,200,151
136,456,412
166,952,020
VCSH
3,030,733
4,843,309
4,279,127
4,356,737
LNST
596,234
917,796
1,292,553
2,877,021
ROA
0.00613
0.00757
0.00947
0.01723
ROE
0.19673
0.1895
0.30206
0.66036
Trong giai đoạn 2003 đến 2006 VCB có hoạt động khá hiệu quả, mặc dù tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng theo từng năm nhưng lợi nhuận sau thuế đều tăng trong khoảng 1.5 đến 2 lần từ năm trước sang năm sau, điều này làm cho ROA và ROE của VCB đều tăng qua từng năm, riêng với năm 2006 VCB đã hoạt động rất tốt khi cả ROA và ROE đều tăng gấp đôi.
Chương III: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ
I. Tính chỉ số của nhóm Ngân hàng cổ phần
1. Vốn điều lệ của nhóm Ngân hàng cổ phần
Trừ hai ngân hàng: Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và Thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín đã niêm yết trên thị trường, các ngân hàng còn lại đầu mới chỉ thực hiện IPO mà chưa niêm yết nên nếu trong việc tính toán sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ không có nguồn số liệu chính xác. Vì vậy trong quá trình tính toán các chỉ số cho nhóm ngành em đề xuất sử dụng vốn điều lệ của các ngân hàng làm tỷ trọng, kết quả tính toán này có cơ sở tốt hơn.
Ta có bảng số liệu về vốn điều lệ của các Ngân hàng cổ phần qua từng năm như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
2006
2005
2004
2003
ACB
1100.047
948.316
481.138
423.911
STB
2248.726
1250.948
740.948
505.948
TECH
1761.690
1009.410
412.700
180.000
AGB
6513.450
6566.682
6297.844
5606.976
VCB
4356.737
4279.127
4843.309
3030.733
Tổng VCSH
15980.650
14054.483
12775.939
9747.568
Từ đó tính được tỷ trọng cho các chỉ số của từng Ngân hàng bằng vốn điều lệ trong bảng sau:
2006
2005
2004
2003
ACB
0.06884
0.06747
0.03766
0.04349
STB
0.14072
0.08901
0.05800
0.05191
TECH
0.11024
0.07182
0.03230
0.01847
AGB
0.40758
0.46723
0.49295
0.57522
VCB
0.27263
0.30447
0.37910
0.31092
Chỉ số ROA của các Ngân hàng cổ phần đã lựa chọn và nhóm Ngân hàng cổ phần:
2003
2004
2005
2006
ACB
0.01217
0.01373
0.01388
0.01233
STB
0.01235
0.01454
0.01649
0.01897
TECH
0.00532
0.01007
0.02060
0.01890
AGB
0.00511
0.00773
0.00229
0.00366
VCB
0.00613
0.00757
0.00947
0.01723
Ngành
0.00611
0.00837
0.00784
0.01179
Chỉ số ROE của các Ngân hàng cổ phần đã lựa chọn và nhóm Ngân hàng cổ phần:
2003
2004
2005
2006
ACB
0.31169
0.43995
0.22576
0.27199
STB
0.17825
0.20401
0.19059
0.20906
TECH
0.15520
0.26060
0.45190
0.26760
AGB
0.12467
0.21097
0.07031
0.13840
VCB
0.19673
0.18950
0.30206
0.66036
Ngành
0.15856
0.21265
0.18947
0.31408
II. Phân tích đồ thị
1. Phân tích đồ thị ROA
Nhận xét:
Năm 2005, ROA của nhóm ngành giảm là do tỷ trọng của AGB rất lớn trong khi năm này thì lợi nhuận sau thuế của AGB giảm rất mạnh.
Đồ thị trên cho thấy chỉ số ROA của hai ngân hàng STB và VCB có xu hướng đi theo ROA của nhóm ngành, trong đó ROA của STB có xu hướng tăng khá đều còn ROA của VCB trong năm 2006 lại tăng khá mạnh (có thể coi là đột biến).
Hai ngân hàng ACB và TECH lại có xu hướng không theo sát nhóm ngành:
- Với ACB, ROA tăng trong thời kỳ từ 2003 đến 2005 nhưng đến 2006 lại giảm, đó là do tổng tài sản của ACB đã tăng rất nhiều từ 15.419 tỷ đồng năm 2005 lên 24.273 tỷ đồng năm 2006 mà lợi nhuận sau thuế không tăng theo tỷ lệ lớn như vậy.
- Với TECH, ROA trong năm 2005 gần như có đột biến nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống.
2. Phân tích đồ thị ROE
Nhận xét:
Hầu hết ROE của các ngân hàng đều có những thay đổi không đi theo xu hướng chung của nhóm ngành, chỉ trừ STB.
ROE của hai ngân hàng ACB và AGB có xu hướng khá giống nhau, năm 2005 đều giảm mạnh, sau đó năm 2006 thì tăng nhưng mức tăng không đáng kể nên ROE của năm 2006 vẫn nhỏ hơn năm 2003.
ROE của TECH lại đi theo một xu hướng riêng, quá trính tăng khá đều đặn từ 2003 đến 2005 nhưng năm 2006 lại giảm.
Riêng với VCB, ROE trong năm 2006 lại tăng đột biến.
C- KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển, nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước không ít những khó khăn. Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đi trước, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển một cách nhanh hơn, hội nhập cũng giúp chúng ta tiếp cận được với các thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, các điều kiện thương mại được đối xử một cách bình đẳng…; qua đó tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa của ta với nước khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn mà việc hội nhập kinh tế tạo nên như: hàng rào thuế quan phải được cắt giảm phù hợp với quy định chung, do vậy nguồn thu ngân sách sẽ theo đó mà giảm xuống, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, mẫu mã, vấn đề an toàn sản xuất…cũng phải được tuân thủ theo quy định chung. Đặc biệt là sự cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ khi mà sự bảo hộ của nhà nước đối với hàng hóa, ngành nghề không còn, các quy định đối với hàng hóa, các hãng sản xuất của nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị dỡ bỏ. Ngành ngân hàng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung đó, hệ thống các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt khi mà các quy định trước đây của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài buộc phải dỡ bỏ. Thị phần thị trường của các ngân hàng trong nước sẽ bị chia sẻ mạnh mẽ bởi các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài có quy mô hùng mạnh, cơ chế quản lý đạt trình độ cao, công nghệ hiện đại sẽ tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng, họ không bị ràng buộc như trước đây.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
Báo cáo tài chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Báo cáo tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Các website:
www.cophieu68.com
www.fpts.com.vn
www.tvsi.com.vn
www.saga.vn
www.sbv.gov.vn
v…v…
Giáo trình Ngân hàng Thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương, Nhà xuất bản Lao động.
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán – Th.S Lê Thị Mai Linh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ .
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
NHNNVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
VCSH
Vốn chủ sở hữu
NHTM
Ngân hàng thương mại
BCTC
Báo cáo tài chính
TTCKVN
Thị trường chứng khoán Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B1079.DOC