Từ quá trình phân tích ở trên, ta thấy website được xây dựng phục vụ nhu cầu của 3 đối tượng sử dụng là:
Khách hàng: đóng vai trò là người sử dụng thông thường (user).
Bộ phận kinh doanh và bộ phận văn phòng: đóng vai trò là người quản trị trang web (admin).
Bộ phận điều hành: đóng vai trò là người quản trị cao nhất (host).
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website giới thiệu và quảng bá các tour du lịch cho công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đăng ký tên miền Việt nam (.vn , .com.vn …)
Đăng ký tên miền quốc tế (.com, .net, .org …)
Giải pháp lưu trữ web & email
Thiết kế và phát triển multimedia
Thiết kế flash, movie (2D, 3D…)
Thiết kế CD Presentation
Thiết kế eCatalog, eBrochure
Thiết kế và In ấn
Thiết kế banner, poster
Thiết kế logo
Thiết kế name card, brochure
Sản xuất, gia công, phát triển phần mềm
Phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý nhân sự
Phần mềm quản lý tài chính
Tư vấn và triển khai ERP (Enterprise Resource Planning)
Kế toán/ Tài chính
Quản lý mua hàng
Quản lý kho
Quản lý bán hàng
Quản lý Sản xuất
Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy tính
Bảo trì máy tính
Sửa chữa máy tính
Bảo trì, đổ mực máy in
Cứu dữ liệu, khôi phục dữ liệu ổ cứng
Cung cấp giải pháp mạng, lắp đặt hộ thống mạng máy tính
Giải pháp mạng
Lắp đặt mạng máy tính
Hệ thống máy chủ
Các giải pháp trọn gói tại VIETCOM GROUP bao gồm:
Giải pháp bán hàng và thanh toán trực tuyến VIETCOM Shop: là một giải pháp thương mại điện tử thông minh của công ty VIETCOM GROUP.Nếu doanh nghiệp bạn cần một website vừa có chức năng giới thiệu sản phẩm vừa là cửa hàng bán sản phẩm trực tuyến, thay vì đặt hàng cho các công ty thiết kế và lập trình website, VIETCOM GROUP cung cấp giải pháp trọn gói VIETCOM Shop cho bạn, VIETCOM Shop là dạng phần mềm ứng dụng web, được phát triển nhằm mục đích tạo ra các website thương mại điện tử ở mọi ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh...
Giải pháp tờ báo điện tử VIETCOM News: cho phép doanh nghiệp/cá nhân sở hữu một website tin tức trực tuyến chuyên nghiệp và đầy đủ chức năng (như Vnexpress, Tuổi Trẻ Online...). Giải pháp sử dụng phần mềm VIETCOM News, là phần mềm thuộc bản quyền công ty VIETCOM GROUP, VIETCOM News cho phép cài đặt và xây dựng một website tin tức cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả.
VIETCOM Portal: là một cổng giao dịch thương mại điện tử chạy trên nền web, đóng vai trò như một hội chợ ảo, nơi các doanh nghiệp có thể giới thiệu về mình, cũng như sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, cho phép thực hiện giao dịch giữa khách hàng với doanh nghiệp (B2C) hoặc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). VIETCOM Portal còn đóng vai trò là một cổng thông tin tích hợp đồng thời cung cấp khả năng tuỳ biến cho từng đối tượng sử dụng, cho phép khai thác thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhất và thân thiện nhất.
1.7. Các khách hàng của công ty
Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu của công ty:
STT
Tên công ty – Thông tin liên hệ
1.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3
Địa chỉ : 123 Đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà Tây.
Điện thoại : (03-4) 824572 – Fax : (03-4) 827991
Website : www.hud3.vn , www.hud3.com.vn
2.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHẦN MỀM TRÒ CHƠI VI NA – VINAGAME
Địa chỉ : 166 Cao Thắng, P 11, Q 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84) 4 5575753 - Fax: (84) 4 5575754
Website : www.vinagame.com.vn
3.
Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ miền Bắc
Địa chỉ : Phòng 1806 nhà 24T1 Trung Hòa – Nhân Chính – Hà Nội.
Điện thoại : (84) 4. 2512019 Fax : (84) 4.2512018
Website : www.diendan1080.vn , www.diendan1080.com.vn
4.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - CFTD
Địa chỉ : 639 Đường La Thành - Phường Thành Công - Hà Nội.
Điện thoại : (84) 4. 942 9240 - Fax : (84) 4. 9428773
Website : www.cftd.com
5.
Công ty Tư vấn và kiểm toán DCPA
Địa chỉ : Số 82 Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel : 04 6227449
Website : www.dcpa.com.vn
6.
Công ty Du lịch khám phá Đất Việt
Địa chỉ : Ngõ 90 Phố Hoa Bằng - Cầu Giấy – Hà Nội
Tel : 04 7849589Website : www.halongtrip.com
7.
Công ty Điện thoại Đông Nam
Địa chỉ : 356 Tây Sơn - Số 9Y Láng Hạ - Số 248 Khâm Thiên – Hà Nội
Tel : 04 5638279 – Fax : 04 5640335
Website : www.dongnam.com.vn
8.
Viện phát triển Ngôn Ngữ Học
Địa chỉ : 212 Nguyễn Lương Bằng
Tel : 5131180
Website : www.langins.org
9.
Công ty Mỹ Phẩm TAC Perfume
Địa chỉ : Số 07 Hàng Muối – Hoàn Kiếm – Hà nội
Điện thoại : 0904 004 141
Website : www.tacperfume.com, www.tacperfume.vn
10.
Công ty thời trang Piglet
Địa chỉ : 298 Bạch Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại : 049430906 /0904 656 226
Website : www.pigletvn.com
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TRANG WEB THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Tổng quan về Internet và World Wide Web
2.1.1. Internet
2.1.1.1. Lịch sử phát triển
Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người sử dụng, được hình thành từ cuối thập niên 60 từ một thí nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ. Tiền thân của mạng Internet là mạng ARPANET. ARPANET là một thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng được các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động). Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác. Giải pháp ban đầu được chọn là của Bolt Beranek và Newman (BBN). Giải pháp này bao gồm các nút mạng là tổ hợp cả phần cứng lẫn phần mềm vài đặt trên các máy tính mini. Đến năm 1969, bốn trạm đầu tiên (Viện nghiên cứu Stanford, Đại học tổng hợp California ở Los Angeles, Đại học University of California ở Santa Barbara và Đại học tổng hợp Utah) đã kết nối với nhau thành công, đánh dấu sự ra đời của ARPANET. Giao thức truyền thông dùng trong ARPANET lúc đó được đặt tên là NCP (Network Control Protocol). Giữa những năm 70, họ giao thức TCP/IP được Vint Cerf (Đại học Stanford) và Robert Kahn (BBN) phát triển, ban đầu cùng tồn tại với NCP và đến 1983 thì hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET.
Thuật ngữ Internet được xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974 trong một tài liệu lập kế hoạch. Lúc đó mạng vẫn được gọi là mạng ARPANET. Năm 1984, ARPANET đã được chia thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các ưu điểm của mình, đặc biệt là khả năng liên kết các mạng với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET. Do đó thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNework).
Trong quá trình hình thành mạng Internet, NFSNET đóng một vai trò tương đối quan trọng. Nó là mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau, được thực hiện bởi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF vào giữa thập kỷ 80. Ưu điểm của NFSNET là tốc độ đường truyền nhanh (1,5Mb/s thay vì 56Kb/s trong ARPANET) và cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NFSNET, chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ có được kết nối Internet. Sự xuất hiện của mạng xương sống NFSNET và các mạng vùng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của Internet. Một “xa lộ” thông tin được hình thành và nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã tham gia vào cộng đồng Internet. Sau đó các tổ chức chính phủ và các giới kinh doanh cũng vào cuộc và ngày càng chiếm tỉ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Như vậy, sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt động vào khoảng những năm 1990. Đến năm 1995, NFSNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như thế, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Ngày nay, Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống như: thương mại, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, giáo dục,… Từ đó các dịch vụ trên Internet cũng không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
2.1.1.2. Giao thức TCP/IP
Trước hết, ta phải hiểu được giao thức là gì. Một giao thức mạng là tập hợp các quy tắc, quy ước về nhiều mặt, từ khuông dạng dữ liệu (cú pháp, ngữ nghĩa) cho tới các thủ tục gửi, nhận dữ liệu kiểm soát hiệu quả và chất lượng truyền tin; xử lý các lỗi và sự cố. Như vậy cũng có thể định nghĩa một giao thức như một ngôn ngữ hay một chuẩn chung cần được tuân thủ trong quá trình truyền dữ liệu chọn địa điểm đi và địa điểm đến.
Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về giao thức TCP/IP. Giao thức TCP/IP được sử dụng phổ biến như cách thức mà dữ liệu được truyền tải thành công qua mạng Internet và Intranet. Thực chất, nó là một họ giao thức có liên quan tới nhau, phụ thuộc lẫn nhau, cùng làm việc với nhau tuân thủ một chuỗi những quy luật để thực hiện vai trò của mình là truyền dữ liệu trên mạng. Giao thức TCP/IP được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Transmisson control protocol) và IP (Internet protocol). Trong đó:
IP là giao thức kiểu không liên kết (connectionless), tức là không cần giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu. Mỗi gói tin được xử lý không phụ thuộc vào các gói tin khác. Các gói tin được gửi từ máy này sang máy khác theo các đường khác nhau, có gói được chuyển nhưng cũng có gói bị mất. Mục đích chính của IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu (cùng với các giao thức TCP,UDP..). Về mặt chức năng, IP có vai trò tương tự như tầng mạng (Network layer) trong mô hình tham chiếu OSI. Đơn vị dữ liệu dùng trong IP là datagram.
TCP là kiểu giao thức có liên kết (connection-oriented), nghĩa là cần phải thiết lập liên kết logíc giữa một cặp thực thể TCP trước khi truyền dữ liệu với nhau. Đơn vị dữ liệu dùng trong TCP là segment (đoạn văn bản).
Bây giờ chúng ta cùng xem xét thực chất dữ liệu đã được truyền tải như thế nào qua giao thức TCP/IP. Quá trình truyền dữ liệu bắt đầu khi người dùng chạy một ứng dụng trên Internet như trình duyệt mail hay tải files FTP nào đó. Cụ thể, sau khi người dùng gõ email vào trình duyệt, nhấn Send thì dữ liệu đã được chuyển đi. Trình duyệt email là một trong nhiều ứng dụng của giao thức TCP/IP. Lớp ứng dụng này cung cấp dữ liệu cần truyền tải tới giao thức điều khiển việc tải. Đây là nơi thiết lập lớp chuyển giao TCP/IP (Tranfer Layer). Lúc đó, TCP sẽ chia nhỏ dữ liệu thành các gói tin nhỏ gọi là packet và chuyển cho phương thức IP tiếp tục quá trình truyền. Ở đây, giao thức IP sẽ có cơ chế để đưa vào mỗi packet một số thông tin định dạng nhằm phân biệt các gói tin với nhau, chỉ rõ nguồn gốc, điểm đến của packet và cổng ứng dụng nào trên máy đích mà gói tin này cần đi qua. Mỗi packet như vậy bao gồm hai bộ phận:
Phần tiêu đề (header): chứa địa chỉ IP gốc và địa chỉ IP đến, thời gian thông tin cần tồn tại và cả phương thức đã được sử dụng. Ngoài ra, còn có một thành phần kiểm tra tổng thể header hữu hiệu.
Phần dữ liệu cần được truyền tải: TCP sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần còn IP thì đưa vào thông tin vào mỗi phần thông tin IP và IP đến. Khi dữ liệu đến một server khác, IP sẽ nhường lại quyền điều khiển cho TCP, lúc đó TCP sẽ ghép các packet lại với nhau. Số thứ tự của cổng cũng được sử dụng nhằm làm cho dữ liệu biết gọi ứng dụng nào ra để chạy. Như vậy, về căn bản, quá trình dữ liệu được truyền tải thành công qua mạng có liên quan đến IP gốc, IP đích và các cổng được sử dụng.
Bộ giao thức TCP/IP gồm 4 tầng:
Tầng ứng dụng (Application layer): hỗ trợ các ứng dụng của người dùng như: HTTP, SMTP,… Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa các hoạt động Internet. Đồng thời, nó còn hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng mạng (API), cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng.
Tầng giao vận (Transport layer): đảm bảo việc truyền dữ liệu tin cậy và nhận dữ liệu theo đúng thứ tự truyền. Ngoài ra, nó giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Tầng này đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng.
Tầng Internet (Internet layer): các hệ thống có thể kết nối được với các mạng khác nhau thực hiện các chức năng truyền thông xuyên suốt các mạng đa kênh. Thường được cài đặt ở các hệ thống đầu cuối và trên các bộ định tuyến Router. Cung cấp chức năng định tuyến để hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng.
Tầng truy cập mạng (Network Access Layer): trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống đầu cuối và mạng. Đồng thời, kiểm soát địa chỉ đích và thực hiện yêu cầu dịch vụ. Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý. Định dạng dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc kiểm tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu.
2.1.1.3. Các dịch vụ trên Internet
Cùng với sự phát triển của Internet, các dịch vụ đi cùng với nó cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Trước hết, phải kể đến dịch vụ thư điện tử E-mail (Electronic Mail) là một trong những tính năng quan trọng nhất của Internet. Ứng dụng này cung cấp một khả năng liên lạc không biên giới giữa người gửi và người nhận. Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet, ta có thể chuyển một thông điệp cho người thân, bạn bè hoặc đối tác một cách nhanh chóng, cho dù người đó ở bất kì đâu trên thế giới. Đây là một phương pháp truyền văn bản rẻ tiền nhất có ở mọi nơi. Chỉ tốn vài cent để gửi một email đi bất kì nơi đâu, rẻ hơn rất nhiều so với giá cước bưu điện thấp nhất. Hơn nữa, tốc độ lưu chuyển của nó rất nhanh (tính bằng phút) giúp tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian so với đường bưu điện. Vì vậy, email được hầu hết mọi người dùng và là một trong số những lựa chọn hàng đầu để liên lạc với nhau.
Nhắc đến email, không thể không kể đến dịch vụ tin nhắn tức thì (Instant messaging). Nó giúp hai người ở bất kì nơi đâu trên thế giới có thể trò chuyện trực tiếp với nhau qua màn hình máy tính bằng cách sử dụng bàn phím (chat) hoặc bằng hình ảnh (video conference).
Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu W W W (World Wide Web): đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. Nó giúp cho việc trao đổi thông tin thuận tiện và dễ dàng. Dịch vụ này cho phép thông tin được truyền đi hết sức sinh động dưới dạng hình ảnh, âm thanh…
Dịch vụ truyền file FTP (Files Transfer Protocol): dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet. Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là chương trình ftp, nó sử dụng giao thức của Internet là FTP. Giao thức này đảm nhận việc thực hiện truyền file từ máy tính này sang máy tính khác. Giao thức này cho phép thực hiện việc truyền file không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hay môi trường hệ điều hành giữa hai máy tính. Để truy cập và sử dụng dịch vụ này là cả hai máy cần phải cài phần mềm hiểu được giao thức FTP, điều này phụ thuộc vào từng hệ điều hành. Cụ thể, hệ điều hành Windows thì sử dụng trình duyệt IE còn hệ điều hành Unix thì sử dụng phần mềm ftp. Mỗi máy tính đều lưu trữ các thông tin quan trọng nên chúng được đặt mật khẩu để tăng tính bảo mật, hạn chế lượng người truy cập. Vì vậy, nếu không thể kết nối được với máy tính hỗ trợ ftp nào đó, cần phải xem lại Username và password.
Dịch vụ Telnet: là dịch vụ cho phép ngồi tại máy tính của mình thực hiện việc kết nối với máy chủ ở xa (Remote host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này. Khi đã kết nối tới máy remote và thực hiện xong việc login, những gì ta gõ ở bàn phím sẽ được chuyển tới máy remote và có tác dụng như gõ ở bàn phím trên chính máy remote đó. Ngoài ra, ta có thể truy cập vào bất cứ dịch vụ nào mà máy remote cho phép các trạm cục bộ của nó truy cập.
Dịch vụ Usenet: là dịch vụ cho phép người sử dụng trao đổi thông tin về vấn đề mà họ cùng quan tâm. Người dùng cần đăng ký các thông tin (subcribed) vào một số nhóm thông tin nào đó và sau đó có thể kết nối lên sever để xem các thông tin nhóm và tải (load) về trạm làm việc để xem chi tiết, họ cũng có thể gửi các ý kiến của mình lên các nhóm thông tin đó. Dịch vụ này cũng tương tự như dịch vụ email, ngoại trừ việc những thông điệp phải đánh địa chỉ cho cả nhóm thay vì cá nhân và bất kỳ ai muốn cũng có thể đọc được thông điệp này.
2.1.2. World Wide Web
Đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. Nó được xây dựng dựa trên kĩ thuật có tên gọi là hypertext (siêu văn bản). Kĩ thuật này trình bày thông tin trên một trang và có một số từ có thể “nở” ra một trang thông tin mới với nội dung đầy đủ hơn. Thực chất của quá trình này là các trang web mà ta nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với các trang web khác, từ đó dẫn ta đến những nguồn thông tin khác. Khả năng này có được là do ta đã sử dụng các siêu liên kết (hyperlink). Thông qua các siêu liên kết này, các trang web có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng, tạo thành một mạng lưới chằng chịt. Nhờ vậy, ta có thể tìm kiếm thông tin một cách đa dạng.
Để có thể xem được các trang web, người dùng phải sử dụng trình duyệt web là Web Browser. Hiện nay, có hai trình duyệt web thông dụng nhất là Internet Explorer của Microsoft và FireFox của Moliza.
Một trong những nét nổi bật của dịch vụ web so với các dịch vụ khác của Internet là nó cung cấp thông tin rất phong phú và đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh. Mọi thông tin đều có thể biểu diễn trên trang web, kể cả âm thanh hay hình ảnh động. Như vậy, web đã cho phép thay đổi cách biểu diễn thông thường bằng văn bản nhàm chán sang các kiểu thông tin sinh động với nhiều loại dữ liệu khác nhau như text, hình ảnh hay âm thanh. Với một trình duyệt có trang bị các tiện ích đồ họa, người dùng dễ dàng tạo ra những dòng chữ chạy nhấp nháy hay những hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút người xem.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của web, con người đã biết vận dụng các ứng dụng của nó vào các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội,… Các website bán hàng trực tuyến ra đời đang ngày càng thu hút được mọi người tham gia do tiết kiệm được thời gian trong việc mua sắm. Chỉ cần vài thao tác nhỏ là ta có thể soạn xong bức thư đặt hàng và yêu cầu sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng. Do đó, giờ đây ý tưởng hình thành một xa lộ thông tin mua hàng ngay tại nhà đã có thể thực hiện được.
Bên cạnh ứng dụng web bán hàng trực tuyến, ta còn có các website giới thiệu, quảng bá hình ảnh của các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua trang web của mình, các công ty, tổ chức có thể giới thiệu, quảng bá về bản thân từ đó tìm kiếm đối tác và các đơn đặt hàng.
Web cũng là một công cụ tuyệt vời cho ngành công nghiệp giải trí “đánh bóng” hình ảnh của các ca sĩ hay diễn viên điện ảnh. Các ngôi sao có thể tạo cho mình những tư liệu, hình ảnh của mình qua các thời kì và lưu trữ trên một máy tính nào đó. Người hâm mộ chỉ cần tìm đến đúng thư viện đó là có thể tải về máy tính của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng web chính là một thư viện khổng lồ có thể lưu trữ tư liệu, hình ảnh về mọi mặt, mọi lĩnh vực xã hội. Tùy thuộc vào lĩnh vực nào mà nó có những ứng dụng hữu ích riêng.
2.2. Thương mại điện tử
2.2.1. Khái niệm
Trên thực tế có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về TMĐT. Theo các nhà kinh doanh: TMĐT là quá trình áp dụng công nghệ theo hướng tự động hóa các dịch vụ kinh doanh và trao đổi sản phẩm. Theo các nhà liên lạc viễn thông: TMĐT là sự phân phối thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc là quá trình thanh toán thông qua hệ thống mạng máy tính, hệ thống điện thoại hoặc là một số thiết bị liên lạc khác bằng điện tử. Theo người cung cấp dịch vụ: TMĐT là một công cụ mà các công ty, các khách hàng, các nhà quản lý sử dụng nhằm giảm các chi phí đồng thời tăng chất lượng hàng, tăng tốc độ giao hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Theo các nhà trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua và bán sản phẩm cũng như thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác.
Tóm lại, ta có thể định nghĩa một cách khái quát về TMĐT như sau: TMĐT (Electronic commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”).
2.2.2. Các đặc trưng về TMĐT
So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt sau:
Các bên tiến hành trong giao dịch TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch TMĐT truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia còn TMĐT được thực hiện trong một môi trường không có biên giới. TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
2.2.2. Lợi ích của TMĐT
Với các phương tiện điện tử như Internet, các doanh nghiệp nắm được nguồn thông tin phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường. Hiện nay, TMĐT ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm và chú trọng phát triển bởi nó được coi là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Điều này đã được chứng bằng các ích mà TMĐT đem lại cho các doanh nghiệp. Thông qua trang web của mình, doanh nghiệp có thể:
Nâng cao uy tín bằng việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp một cách vững chắc và hiện đại hơn.
Khuếch trương các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Quảng cáo được trên nhiều thị trường với chi phí thấp hơn trước.
Trả lời câu hỏi về các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Rút ngắn thời gian trả lời cho khách hàng.
Cung cấp các địch vụ ngay trong ngày hoặc các dịch vụ ngoài giờ làm việc bình thường.
Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để tiếp thị.
Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để liên lạc với khách hàng.
Sử dụng tư liệu phi văn bản.
Phối hợp quan hệ giữa cung ứng và khách hàng từ nhiều thị trường.
Điều hành hệ thống thương nhân một cách có hiệu quả hơn.
Tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, xét trên bình diện quốc gia, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Nhìn một cách khái quát, TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hóa. Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với những nước đang phát triển, có thể tạo ra bước nhảy vọt, tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.
Tóm lại, TMĐT đưa lại những lợi ích tiềm tàng, giúp doanh nghiệp thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm phuơng tiện cho mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất.
2.2.3. Website TMĐT
2.2.3.1. Những sai lầm thường thấy trong website TMĐT
Website thiết kế thiếu chuyên nghiệp: trong TMĐT, đối tác thường không hiểu rõ về nhau nên độ tin cậy được dựa trên các cơ sỏ như: tính chuyên nghiệp của website, tính chuyên nghiệp trong liên lạc với đối tác. Do vậy, một website bị đánh giá xấu, không chuyên nghiệp sẽ làm công ty bị “mất điểm” trong mắt đối tác.
Website không được sử dụng đúng mục đích: khi xây dựng website phải xác định rõ được mục đích xây dựng để làm gì, cần có các chức năng gì. Ví dụ, muốn trưng bày và bán hàng qua mạng thì công ty phải xây dựng website với cơ sở dữ liệu sao cho sản phẩm được quản lí dễ dàng, việc thêm bớt hoặc chỉnh sửa thông tin phải tiện lợi, phải xây dựng được chức năng tìm kiếm và đặt mua sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh chóng. Để làm được như vậy, trong quá trình thiết kế, cần phải đặt mình vào đối tượng mà minh muốn hướng đến thì mới hiểu được họ mong muốn gì và mới đáp ứng tốt được.
Thiếu kế hoạch marketing website: đây là khâu cực kỳ quan trọng bởi nếu marketing không tốt thì sẽ chẳng có ai viếng thăm dù cho nó đã được dày công thiết kế.
Không có sự chuẩn bị tốt cho hướng phát triển: nếu việc kinh doanh của công ty tiến triển tốt thì cần phải mở rộng, lượng người vào website tăng, dẫn đến phải mua hosting (lưu trữ web) với dung lượng lớn. Hơn nữa, công ty cũng phải mở rộng nhiều nguồn hàng hơn. Những việc này phải quan tâm và có giải pháp thực thực hiện ngay từ đầu.
Phục vụ khách hàng kém: nếu khách hàng đã quan tâm hỏi mua hàng mà khâu phục vụ khách hàng của website kém sẽ dẫn đến “mất điểm” lớn với khách hàng. Chẳng hạn, công ty để khách hàng chờ vài ngày cho một cái mail trả lời hoặc trong mail trả lời câu cú lộn xộn, sai ngữ pháp, trả lời không rõ ràng thì chắc chắn khách hàng sẽ không khỏi do dự khi quyết định mua hàng từ website. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, thời gian được coi là vàng bạc thì tốc độ chính là yếu tố thành bại của doanh nghiệp.
Không tạo được nét đặc trưng riêng cho mình: tính cạnh tranh trong TMĐT là rất cao do không phải tốn nhiều chi phí đầu tư. Vì vậy, công ty cần phải tạo được nét riêng, độc đáo thì mới thu hút được khách hàng và do đó mới có thể thành công được.
Không quan tâm đến vấn đề an toàn trong TMĐT: đây là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt phải bảo vệ tên miền và password hosting để chống nạn hacker phá hoặc cướp tên miền, gây tác hại không nhỏ đến website cũng như việc kinh doanh của công ty.
2.3.3.2. Những lưu ý cho website TMĐT
Chất lượng website: doanh nghiệp cần phải đầu tư vào nội dung của website bằng cách chăm sóc nội dung thường xuyên, cập nhật thông tin,.. Công việc này có thể giao cho bộ phận kinh doanh hoặc một nhân viên đảm nhiệm.
Nội dung: nội dung trang web sẽ quyết định khả năng thu hút và giữ chân người xem. Vì vậy, nên đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng để quyết định xem mình nên đăng gì. Bên cạnh đó, cần tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của doanh nghiệp sao cho trong thời gian ngắn nhất họ có thể tìm được cái mình cần.
Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt bởi người xem sẽ có cảm giác rối tung trong mớ thông tin hỗn độn và sẽ nhanh chóng chán, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên môn của website.
Thông tin cần phải được cập nhật thường xuyên.
Ngoài ra, nên xây dựng một cộng đồng trên trang web. Đây sẽ là sân chơi cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Diễn đàn này rất có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới tham gia, góp phần quảng cáo cho website.
2.3. Tổng quan về ngôn ngữ thiết kế web.
2.3.1. HTML
2.3.1.1. Khái niệm
HTML (viết tắt từ HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được thiết kế ra để xây dựng các trang web. Vậy thế nào là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản? Ta hãy cùng xem xét từng khía cạnh một:
Siêu văn bản (HyperText): Như ta đã biết, liên kết siêu văn bản là một từ hay một câu trong trang Web dùng để chỉ đến trang Web khác. Khi nhấn chuột lên một trong các liên kết này, trình duyệt web (như Netscape Navigator hoặc Internet Explorer) sẽ đưa ta tức khắc đến trang Web kia mà không cần hỏi han gì. Vì những liên kết siêu văn bản này thật sự là tính năng đặc trưng của World Wide Web, các trang Web thường được biết như là những tài liệu siêu văn bản. Vì thế, HTML có từ siêu văn bản trong tên của nó.
Đánh dấu (Markup): Có từ điển định nghĩa markup là các chỉ dẫn chi tiết về kiểu dáng được ghi trên bản viết tay để xếp chữ in. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đó là các lệnh chi tiết về kiểu dáng được đánh vào tài liệu văn bản để đưa lên WWW.
Nói chung, HTML tồn tại như là các tập tin văn bản chứa trên các máy tính nối vào mạng Internet. Các file này có chứa thẻ đánh dấu và thường được truyền đi trên mạng internet thông qua giao thức mạng HTTP. Sau đó thì phần HTML của chúng sẽ được hiển thị thông qua một trình duyệt web, một loại phần mềm trực quan đảm nhiệm công việc đọc văn bản của trang cho người sử dụng.
2.3.1.2. Cấu trúc của một tài liệu HTML
Các tập tin HTML luôn bắt đầu bằng thẻ . Thẻ này không làm gì khác ngoài nhiệm vụ báo cho trình duyệt Web biết rằng nó đang đọc một tài liệu có chứa các mã HTML. Tương tự, dòng cuối trong tài liệu định dạng HTML luôn luôn là thẻ , có tác dụng thông báo sự kết thúc của văn bản HTML với trình duyệt.
Chi tiết kế tiếp trong catalog thẻ HTML dùng để chia tài liệu thành hai phần: đầu và thân.
Phần đầu giống như lời giới thiệu cho trang. Các trình duyệt Web dùng phần đầu này để thu nhặt các loại thông tin khác nhau về trang. Để xác định phần đầu, ta sử dụng thẻ và thẻ ngay sau thẻ . Mặc dù ta có thể đặt một số chi tiết bên trong phạm vi phần đầu này, nhưng phổ biến nhất là tên trang. Nếu có ai đó xem trang này trong browser, thì tên trang sẽ xuất hiện trong dải tên của cửa sổ browser. Để xác định tên trang, ta đặt đoạn văn bản tên đó giữa các thẻ và .
Phần thân là nơi nhập vào các văn bản sẽ xuất hiện trên trang Web lẫn các thẻ khác quy định dáng vẻ của trang. Để xác định phần thân, ta đặt các thẻ và sau phần đầu (dưới ).
Dưới đây là cấu trúc cơ bản của một trang web định dạng HTML:
tên trang
Các thẻ tiêu đề khác
Văn bản và các thẻ của trang Web
2.3.2. Javascript
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web, nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng. Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. .js là phần mở rộng thường được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
Javascript là ngôn ngữ dưới dạng script có thể gắn với các file HTML. Nó không được biên dịch mà được chương trình duyệt diễn dịch. Không giống Java phải chuyển thành mã để trình duyệt biên dịch, trình duyệt đọc Javascript dưới dạng mã nguồn. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng học Javascript qua các ví dụ bởi ta có thể thấy cách sử dụng Javascript trên các trang web.
Javascript có khả năng đáp ứng các sự kiện như tải hay loại bỏ các form. Khả năng này cho phép Javascript trở thành ngôn ngữ script động.
Giống với HTML và Java, Javascript được thiết kế độc lập với hệ điều hành. Nó có thể chạy trên bất kì hệ điều hành nào có hỗ trọ Javascript. Ngoài ra, Javascript còn giống Java ở khía cạnh an ninh là không thể đọc và viết vào file của người dùng.
Cũng giống như C, JavaScript không có bộ xử lý xuất/nhập (input/output) riêng. Trong khi C sử dụng thư viện xuất/nhập chuẩn, JavaScript dựa vào phần mềm ngôn ngữ được gắn vào để thực hiện xuất/nhập.
Hiện nay, JavaScript được sử dụng rất nhiều trong việc thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. Ngoài ra, JavaScript còn được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Ở Việt Nam, JavaScript còn được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt.
2.3.3. PHP
PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
Ngày nay, PHP đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất để xây dựng các các trang web động. Chúng ta có thể thấy trên nhiều diễn đàn, các cổng thông tin Portal, các website cá nhân được thiết kế bằng mã nguồn mở của PHP. Vì thế mà PHP đang có một chỗ đứng vững chắc trong thế giới các ngôn ngữ lập trình web.
Xuất phát từ thực tế trên, đặc biệt là những ưu thế mà PHP đem lại, em đã quyết định lựa chọn ngôn ngữ này để thực hiện đề tài xây dựng website du lịch mà em đã nghiên cứu trong quá trình thực tập
CHƯƠNG III: CÔNG CỤ THỰC HIỆN
Như đã giới thiệu ở trên, ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở MySQL chính là công cụ mà em đã lựa chọn để thực hiện đề tài của mình. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu sau rõ hơn về PHP và các ứng dụng của nó trong thực tế.
3.1. Lịch sử phát triển của PHP
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page Tools'. Khi cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của PHP/FI cho mọi người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó đồng thời cải tiến mã nguồn.
PHP/FI, viết tắt từ "Personal Home Page/Forms Interpreter", bao gồm một số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay. Nó có các biến kiểu như Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML nhúng. Cú pháp này giống như của Perl, mặc dù hạn chế hơn nhiều, đơn giản và có phần thiếu nhất quán.
Tháng 11 năm 1997, phiên bản PHP/FI 2.0 được chính thức công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó, nó đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0.
Tháng 6 năm 1998, sau thời gian 9 tháng được cộng đồng kiểm nghiệm, PHP 3.0 đã chính thức được công bố. Đây là phiên bản thế hệ kế tiếp của PHP/FI 2.0. Nó là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được Andi Gutmans và Zeev Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra phiên bản này là do nhận họ thấy PHP/FI 2.0 hết sức yếu kém trong việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử.
Một trong những sức mạnh lớn nhất của PHP 3.0 là các tính năng mở rộng mạnh mẽ của nó. Ngoài khả năng cung cấp cho người dùng cuối một cơ sở hạ tầng chặt chẽ dùng cho nhiều cơ sở dữ liệu, giao thức và API khác nhau, các tính năng mở rộng của PHP 3.0 đã thu hút rất nhiều nhà phát triển tham gia và đề xuất các mô đun mở rộng mới. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến thành công vang dội của PHP 3.0. Ngoài ra, PHP 3.0 còn có tính năng hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú pháp ngôn ngữ nhất quán khác.
Với những ưu điểm vượt trội, đến cuối năm 1998, PHP đã phát triển được con số cài đặt lên tới hàng chục ngàn người sử dụng và hàng chục ngàn Web site báo cáo là đã cài nó. Vào thời kì đỉnh cao, PHP 3.0 đã được cài đặt cho xấp xỉ 10% số máy chủ Web có trên mạng Internet.
Bên cạnh những rất nhiều ưu điểm thì PHP 3.0 vẫn còn hạn chế: nó đã không được thiết kế để xử lý các ứng dụng phức tạp như thế này một cách có hiệu quả.
Tháng 5 năm 2000, PHP 4.0 ra đời đã đáp ứng được các nhu cầu thiết kế trên một cách thành công. Hơn nữa, nó còn đi kèm với hàng loạt các tính năng mới bổ sung. Ngoài tốc độ xử lý được cải thiện rất nhiều, PHP 4.0 đem đến các tính năng chủ yếu khác gồm có sự hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn, hỗ trợ phiên làm việc HTTP, tạo bộ đệm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông tin người sử dụng nhập vào bảo mật hơn và cung cấp một vài các cấu trúc ngôn ngữ mới. Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và hàng triệu site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng Internet.
Mặc dù gặt hái được nhiều thành công như vậy nhưng PHP 4 vẫn còn những yếu kém nhất định như: không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu. Với mục đích khắc phục những nhược điểm trên , ngày 29 tháng 6 năm 2003, PHP 5 Beta 1 đã chính thức được công bố để cộng đồng kiểm nghiệm. Phiên bản Beta 2 sau đó đã ra mắt vào tháng 10 năm 2003 với sự xuất hiện của hai tính năng rất được chờ đợi: Iterators, Reflection. Ngày 21 tháng 12 năm 2003: PHP 5 Beta 3 đã được công bố để kiểm tra với việc phân phối kèm với Tidy, bỏ hỗ trợ Windows 95, khả năng gọi các hàm PHP bên trong XSLT, sửa chữa nhiều lỗi và thêm khá nhiều hàm mới. Sau một thời gian kiểm tra thử các bản, PHP 5 bản chính thức đã ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2004. Mặc dù coi đây là phiên bản sản xuất đầu tiên nhưng PHP 5.0 vẫn còn một số lỗi trong đó đáng kể là lỗi xác thực HTTP.
Ngày 14 tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công bố đánh dấu sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong việc tạo ra một hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực hiện các câu truy vấn.
Hiện nay phiên bản tiếp theo của PHP đang được phát triển. Phiên bản PHP 6 được kỳ vọng sẽ lấp đầy những khiếm khuyết của PHP ở phiên bản hiện tại, ví dụ: hỗ trợ namespace; hỗ trợ Unicode; sử dụng PDO làm API chuẩn cho việc truy cập cơ sở dữ liệu, các API cũ sẽ bị đưa ra thành thư viện PECL...
3.2. Các trình ứng dụng PHP thông dụng
3.2.1. PHP-Nuke
PHP-Nuke là một trong những hệ quản trị nội dung thế hệ đầu. Là một mã nguồn mở xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL quản lý dưới dạng giao diện người dùng trên nền Web. Vì phát triển trong giai đoạn đầu & đúng vào thời điểm mã mở bắt đầu thăng hoa nên PHP-Nuke từng được rất nhiều người trên thế giới biết đến & cùng tham gia phát triển.
Tính năng PHP-Nuke:
Hệ thống chính của PHP- Nuke sẽ cho phép một webmaster tạo ra một cổng điện tử chính dựa trên nền tảng cộng đồng, với một trang web được tự động hóa cho phép những người sử dụng và những người biên tập gửi tin tức (người biên tập sẽ quản lý tin tức của người dùng khác để cho phép nó được đăng hay không). Người lướt web có thể bình luận trên những bài báo này bằng cách sử dụng những hệ thống bình luận.
Những mô đun có thể thêm vào PHP-Nuke dễ dàng, nó cho phép webmaster thêm nhiều tính năng hơn (như một diễn đàn phpbb, lịch ...) vào web của họ ngoài những mô đun có sẵn như News, tin nhắn ... Toàn bộ hệ thống này được quản lý bởi những người quản trị tại khu vực quản trị.
Ngoài ra, PHP-Nuke còn hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ. Giao diện cũng có thể thay đổi bằng cách sử dụng Themes.
Ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2002-2004, PHP-Nuke là phần mềm mã nguồn mở được bàn luận nhiều nhất trên các diễn đàn tin học. Có nhiều nhóm nghiên cứu, Việt hóa PHP-Nuke, thành công nhất phải kể đến NukeViet.
Ngày nay PHP-Nuke không còn thịnh hành như xưa vì có nhiều mã nguồn mới ra đời có tính năng tương tự nhưng phát triển tốt hơn nhờ cơ chế quản lý mã nguồn mở ngày nay đã có những bước tiến dài so với trước đây.
3.2.2. Mambo (CMS)
Mambo (còn có tên khác là Mambo Open Source hoặc MOS) là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở cho phép tạo và quản lý các website thông qua một giao diện web đơn giản. Nó cuốn hút được nhiều người dùng nhờ khả năng dễ dàng sử dụng. Mambo cũng bao gồm những đặc tính tiên tiến như kỹ thuật chuyển đổi giao diện, và kỹ thuật API mạnh mẽ, nó cũng tự động hóa nhiều tác vụ như lập chỉ mục, cung cấp RSS feed, phiên bản dành cho in ấn, tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm, hỗ trợ đa ngôn ngữ và những khả năng khác.
3.2.3. Joomla
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực". Đây là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng nó là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.
3.2.4. Drupal
Drupal là một khung sườn phát triển phần mềm hướng mô-đun, một hệ thống quản trị nội dung miễn phí và mã nguồn mở. Cũng giống như các hệ thống quản trị nội dung hiện đại khác, Drupal cho phép người quản trị hệ thống tạo và tổ chức dữ liệu, tùy chỉnh cách trình bày, tự động hóa các tác vụ điều hành và quản lý hệ thống những. Drupal có cấu trúc lập trình rất tinh vi, dựa trên đó, hầu hết các tác vụ phức tạp có thể được giải quyết với rất ít đoạn mã được viết, thậm chí không cần. Đôi khi, Drupal cũng được gọi là "khung sườn phát triển ứng dụng web", vì kiến trúc thông minh và uyển chuyển của nó.
Drupal được chạy trên rất nhiều môi trường khác nhau, bao gồm Windows, Mac OS X, Linux, FreeBSD, OpenBSD và các môi trường hỗ trợ máy phục vụ web Apache (phiên bản 1.3+) hoặc IIS (phiên bản 5+) có hỗ trợ ngôn ngữ PHP (phiên bản 4.3.3+). Drupal kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL để lưu nội dung và các thiết lập.
Các ứng dụng của Drupal:
Website thảo luận, website cộng đồng
Website nội bộ (Intranet), website doanh nghiệp
Website cá nhân
Website thương mại điện tử
Thư mục tài nguyên
Hệ thống quản lý công trình phát triển phần mềm
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng,…
3.3. Sơ lược về PHP
PHP dựa trên cú pháp của ngôn ngữ lập trình C, vì vậy cần phải có kiến thức về ngôn ngữ C, C++, visual C. Ngoài ra, cũng cần phải trang bị các kiến thức về cơ sở dữ liệu như SQL server, My SQL hay Oracle.
PHP là kịch bản trình chủ (server script) được chạy trên nền PHP Engine, cùng với ứng dụng web server để quản lý chúng. Ta thường sử dụng web server là IIS, Apache Web server,…
3.3.1. Cú pháp căn bản của PHP
Như đã trình bày, PHP dựa trên cú pháp của ngôn ngữ lập trình C nên về cơ bản cú pháp của nó tương tự như C. Ngoài ra, để lập trình bằng PHP ta cần lưu ý mấy điểm sau:
Cuối mỗi câu lệnh phải có dấu ;
Biến trong PHP có tiền tố là $.
Khai báo biến không có kiểu dữ liệu.
Khai báo biến có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Nên có giá trị khởi tạo cho biến khai báo.
Mỗi phương thức đều được bắt đầu bằng dấu { và kết thúc bằng }.
Phải có ghi chú cho mỗi feature mới.
Để giải thích cho mỗi ghi chú ta dùng dấu // hoặc #.
Sử dụng /* để mở đầu và */ kết thúc cho mỗi đoạn ghi chú.
3.3.2. Kiểu dữ liệu
PHP hỗ trợ 8 kiểu dữ liệu chính:
4 kiểu dữ liệu vô hướng: boolean, integer, float (double), string.
2 kiểu dữ liệu tổ hợp: array, object.
2 kiểu dữ liệu đặt biệc: resource, NULL.
3.2.3.Biến
Một biến trong PHP được bắt đầu bằng ký tự $ và đi theo ngay sau đó là tên của biến. Ví dụ: $a: biến có tên là a.
3.2.4. Câu lệnh
Do cú pháp của PHP dựa trên ngôn ngữ C nên các câu lệnh điều khiển của nó cũng hoạt động tương tự như trong C. Các câu lệnh điều khiển trong PHP:
If (điều kiện) {câu lệnh;}
If (điều kiện) {câu lệnh;} else {câu lệnh;}
If (điều kiện) {câu lệnh;} elseif {câu lệnh;}
For (biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3) câu lệnh;
While (điều kiện)
Do … while (điều kiện)
Break
Continue
Switch (điều kiện)
{
case value1
câu lệnh 1;
break;
…
}
3.2.6. Hàm
Hàm do người dùng định nghĩa
Trong lập trình, có một số đoạn mã được dùng nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau trong chương trình. Sẽ rất phiền và khó sửa lỗi nếu như ta phải viết lặp đi lặp lại 1 đoạn mã đó ở nhiều nơi. PHP cung cấp một giải pháp đó là hàm do người dùng định nghĩa. Ta có thể đưa đoạn mã đó vào trong 1 hàm, và ở chỗ nào cần dùng đoạn mã đó ta chỉ cần gọi hàm, khi cần sửa đổi, ta chỉ cần sửa đổi 1 chỗ duy nhất là nội dung của hàm chứ không cần phải sửa ở nhiều nơi trong chương trình.
Cú pháp để tạo 1 hàm do người dùng định nghĩa như sau:
function tênHàm($tham_số1, $tham_số2, ..., $tham _sốn) {
//thân hàm
echo "Testing";
return $kết_quả_trả_về;
} //end
Khi cần sử dụng hàm ở chỗ nào, ta chỉ cần dùng cú pháp tênHàm(các tham số cần thiết);
Tham số của hàm
Hàm có thể nhận vào các tham số, ví dụ:
<?php
function testing($a) {
echo "Tham số là $a";
} //end testing
testing(123);
testing("abc");
?>
Ở ví dụ trên, lời gọi hàm testing(123); sẽ in ra dòng Tham số là 123 và lời gọi hàm testing("abc"); sẽ in ra dòng Tham số là abc.
Khi tham số của hàm không được truyền, nó sẽ nhận giá trị mặc định. Ta có thể gán giá trị mặc định cho tham số của hàm:
<?php
function testing($a="mặc định") {
echo "Tham số là $a";
} //end testing
testing();
?>
3.4. Hệ quản trị CSDL MySQL
MySQL là hệ quản trị CSDL mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới. Đây là hệ CSDL dùng cho các ứng dụng web vừa và nhỏ. Tuy không phải là hệ quản trị CSDL lớn nhưng MySQL cũng có trình giao diện trên Wingdows hay Linux, cho phép người dùng thao tác các hành động liên quan đến CSDL.
Cũng giống như các CSDL khác, khi làm việc với CSDL MySQL, ta đăng kí kết nối, tạo CSDL, quản lý người dùng, phân quyền sử dụng, thiết kế đối tượng table của CSDL và xử lý dữ liệu.
Để thao tác trên CSDL, ta có thể dùng trình quản lý dạng đồ hoạ hay dùng dòng lệnh (Command line). Tất nhiên, dùng hệ quản trị có hỗ trợ trình giao diện đồ hoạ thì tiện lợi hơn. Tuy vậy, dù dùng dưới hình thức nào thì mục đích cũng là quản lý và thao tác trên CSDL.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG XÂY DỰNG WESITE GIỚI THIỆU TOUR DU LỊCH
4.1. Phân tích yêu cầu
4.1.1. Phân tích yêu cầu bài toán
Công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG (viết tắt là AG TRAVEL CO.,LTD ) là một công ty chuyên tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Với thâm niêm của mình trong lĩnh vực thực hiện các dịch vụ du lịch, AG TRAVEL đã có một số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước.
AG TRAVEL liên tục tổ chức các tour khác nhau, thuộc các loại tour chính gồm: tour trong nước, tour nước ngoài, tour ngắn ngày, tour dài ngày, tour trọn gói và không trọn gói. Các loại tour này do người quản trị website quy định lúc xây dựng website. Do số lượng khách hàng đông đảo, chương trình tour của công ty cũng liên tục được tổ chức mới; và tất cả các thay đổi này đều phải được cập nhật lên website của công ty để các khách hàng ở xa, không tiện liên lạc trực tiếp đến công ty theo dõi và đặt chỗ trực tuyến.
Bởi vì phải cập nhật thông tin thường xuyên như vậy, ban giám đốc công ty quyết định cắt đặt công việc quản trị trang website cho các bộ phận khác nhau trong công ty quản lý các phần việc có liên quan đến công việc hằng ngày của mình như sau:
Bộ phận kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý đơn đặt chỗ của khách hàng từ gửi từ trên mạng internet. Bộ phận này được trao quyền “Quản lý đặt chỗ” với username và password riêng, do người quản trị cấp cao nhất cấp quyền. Người quản trị này có nhiệm vụ kiểm tra và xác nhận thông tin khách hàng và đơn đặt chỗ.
Bộ phận văn phòng: đảm nhiệm việc thêm mới, cập nhật thông tin các địa danh du lịch và các chương trình tour mà công ty tổ chức. Bộ phận này cũng đảm đương việc xóa bỏ các tour đã thực hiện và các thông tin về thắng cảnh du lịch đã cũ, hoặc thông tin không còn giá trị. Người quản trị này được cấp quyền “Cập nhật dữ liệu”
Bộ phận điều hành: giữ vai trò người quản trị cấp cao nhất (Quản lý website (host)), bao hàm các quyền trên và có thể phân quyền cho những người quản trị khác (phân biệt bởi username và password).
4.1.2. Mô tả hệ thống
Xuất phát từ thực tế trên, ta cần xây dựng website cho công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG bảo đảm tính tiện dụng đối với cả người sử dụng và người quản trị.
Hệ thống xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Khách hàng có thể xem, tìm kiếm thông tin về các tour du lịch hiện hành bằng hai ngôn ngữ (Tiếng Việt - Tiếng Anh). Tuy nhiên, thông tin về các chương trình du lịch của hai ngôn ngữ có thể giống hoặc khác nhau, tùy theo chương trình này dành cho du khách trong nước hay nước ngoài.
Khách hàng có thể đặt tour trực tuyến. Website sẽ cập nhật thông tin đặt chỗ này trực tiếp lên cơ sở dữ liệu và cho phép người quản trị được phân quyền thao tác các công việc sau:
Tìm kiếm các đơn đặt chỗ đã được xác nhận hay chưa xác nhận
Xác nhận đơn đặt chỗ hợp lệ, chỉnh sửa thông tin khách hàng và thông tin đặt chỗ trên từng đơn cụ thể.
Từ đó, thống kê tình hình đặt chỗ của từng tour, xem danh sách khách hàng tham gia các tour đó.
Tổ chức lưu trữ, cập nhật thông tin, hình ảnh về các điểm du lịch ở các địa phương khác nhau.
Tổ chức lưu trữ, cập nhật thông tin về các tour du lịch do công ty tổ chức.
Cập nhật và theo dõi tình hình đặt chỗ của khách hàng.
Nội dung và cách trình bày của website phải rõ ràng, mạch lạc.
Bên cạnh những yêu cầu trên, website cũng phải đáp ứng được các yêu cầu phi chức năng như:
Website không được có dung lượng quá lớn, tốc độ xử lí nhanh.
Công việc tính toán phải tuyệt đối chính xác, không được sai sót.
Đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng.
Đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi chạy website trực tuyến.
4.2. Mô hình hoá các yêu cầu hệ thống
4.2.1. Sơ đồ chức năng của hệ thống
Từ quá trình phân tích ở trên, ta thấy website được xây dựng phục vụ nhu cầu của 3 đối tượng sử dụng là:
Khách hàng: đóng vai trò là người sử dụng thông thường (user).
Bộ phận kinh doanh và bộ phận văn phòng: đóng vai trò là người quản trị trang web (admin).
Bộ phận điều hành: đóng vai trò là người quản trị cao nhất (host).
Sơ đồ chức năng của hệ thống được mô tả như sau:
Website
User
Admin
Host
Xem thông tin trang web
Tìm kiếm thông tin về các tour và địa danh DL
Đăng kí đặt tour
Gửi thông tin phản hồi
Thiết lập website
QL tài khoản người dùng
QL thông tin đặt tour DL
QL các portal
QL các module chức năng
QL thiết lập tìm kiếm
QL các trang của website
QL các tệp tin trong website
Theo dõi nhật kí website
QL ngôn ngữ
QL các nội dung đã xoá
QL các giao diện website
Thiết lập host
QL các tệp tin trong website
Lập lịch cho website
QL ngôn ngữ
QL thông tin đặt tour DL
QL giao diện web
QL tài khoản host
4.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống
4.3. Thiết kế website giới thiệu tour du lịch
4.3.1. Thiết kế CSDL
4.3.2. Thiết kế giải thuật chủ yếu
CHƯƠNG V: Thiết kế giao diện
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS – TS Đặng Minh Ất (2007), Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Ba (2002), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Phạm Hữu Khang (2003), Xây dựng ứng dụng web bằng PHP & MySQL, NXB Mũi Cà Mau.
[4]. Trần Công Uẩn (2005), Giáo trình cơ sở dữ liệu 1, 2, NXB thống kê
[5]. Fergal Grimes, Microsoft.Net for program, Ebooks
Một số trang web:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33438.doc