GIỚI THIỆU
Vàng là hàng hoá đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và hàng hoá thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn quan trọng như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trong của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài chính khác như chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực sự ổn định. Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng một cách chặt chẽ.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng cũng gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng vàng làm công cụ ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng hoảng và đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức độ tăng của đời sống. Tuy nhiên do tập quán và thói quen vàng vẫn được sử dụng như một loại tiền trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên vàng vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Bên cạnh đó ngành sản xuất, kinh doanh vàng có truyền thống lâu đời với hơn 8000 tổ chức, cá nhân sử dụng hàng chục vạn lao động, trong đó có nhiều nghệ nhân, nhiều thợ có tay nghề cao phải là một thế mạnh cần khai thác. Hàng trăm tấn vàng trong dân chưa trở thành vốn để phục vụ đầu tư tăng trưởng. Sự manh mún, nhỏ lẻ của công nghệ sản xuất, kinh doanh vàng, sự yếu kém của các đơn vị quốc doanh đang trở nên nhức nhối trong khi đó những đơn vị kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động có hiệu quả.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực "vàng" cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
--------------------------
Bộ Môn : Quản trị ngân hàng thương mại
Đề Tài : Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 2011
Sinh Viên: Hoàng Cao Qúy
MSV : 0854030065
Lớp : EFB404
Hà nội, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
-------------------------------
Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng
Hệ : Đại học
Khóa : 2008 – 2012
Người Hướng Dẫn
Giảng Viên : LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG
Bài bổ sung kiểm tra tuần
Hà nội, 2011
GIỚI THIỆU
Vàng là hàng hoá đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và hàng hoá thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn quan trọng như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trong của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài chính khác như chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực sự ổn định. Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng một cách chặt chẽ.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng cũng gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng vàng làm công cụ ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng hoảng và đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức độ tăng của đời sống. Tuy nhiên do tập quán và thói quen vàng vẫn được sử dụng như một loại tiền trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên vàng vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Bên cạnh đó ngành sản xuất, kinh doanh vàng có truyền thống lâu đời với hơn 8000 tổ chức, cá nhân sử dụng hàng chục vạn lao động, trong đó có nhiều nghệ nhân, nhiều thợ có tay nghề cao phải là một thế mạnh cần khai thác. Hàng trăm tấn vàng trong dân chưa trở thành vốn để phục vụ đầu tư tăng trưởng. Sự manh mún, nhỏ lẻ của công nghệ sản xuất, kinh doanh vàng, sự yếu kém của các đơn vị quốc doanh đang trở nên nhức nhối trong khi đó những đơn vị kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động có hiệu quả.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực "vàng" cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Chương 1: Khái quát về thị trường vàng ở Việt Nam
Tổng quan về thị trường vàng ở Việt Nam
Thị trường vàng Việt Nam trong những năm gần đây
Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính.
Theo các nhà phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn. Điều này tạo áp lực cho giới đầu tư và thôi thúc họ tiến về thị trường kim loại quý, trong đó vàng là một điển hình. Giá vàng trong thời gian gần đây liên tục lập kỷ lục mới và đã tăng trên 24% trong năm 2009.
Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu. Trên thực tế, đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn rất cam go. Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững lại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết thúc. Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước trong việc chặn đà suy giảm USD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữa các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình. Tại những thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng. Qua theo dõi cho thấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điều chỉnh và tăng trở lại.
Trước đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, giá vàng thế giới đã tăng cao và đạt mức kỷ lục 850 USD/ounce vào tháng 10/1980. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã giảm liên tục và xuống dưới 260USD/ounce vào giữa năm 1999. Nhờ các biện pháp chống bán phá giá nên giá vàng phục hồi dần, nhưng đã tăng mạnh sau sự kiện 11/9/2001.
Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù một bộ phận người dân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữ vàng làm tài sản hộ thân. Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanh toán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ so với M2, tổng vốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng.
Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trong nước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%). Ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị kinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, góp phần ổn định giá vàng trong nước.
Tiếp đó, ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động.
Do hoạt động kinh doanh trên sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản đã cho thấy một số yếu tố tiềm ẩn có thể gây bất ổn cho kinh tế - xã hội.
Do đây là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, không phải là hoạt động sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh này.
Do đó, Chính phủ cũng giao, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành một quy định đầy đủ về quản lý kinh doanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Ngoài ra, ngày 11/01/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản số 258/NHNN-CSTT gửi các Ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng.
1.1.2. Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.
a.Thị trường chứng khoán.
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu tư vào vàng.
Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều:
Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho nhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh doanh này hơn.
Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài chính. Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà đầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh nghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào vàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị nội tại của nó. Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cách trong khi đầu tư chứng khoán thì vẫn đầu tư vàng.
Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốn đầu tư sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thị trường vàng.
b.Thị trường tiền tệ và dầu mỏ.
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.
Năm 1971, Mỹ ngừng bán vàng ra thị trường thế giới. Để đáp lại, các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải bán lượng USD đang dự trữ đề mua vàng trên thị trường thế giới. Hệ quả là đã đẩy giá dầu tăng lên gấp chục lần lên mức 40USD/thùng và vàng là 850 USD/ounce (tính theo thời giá hiện nay là khoảng 2500 USD/ounce). Đây được đánh giá là một cú sốc lớn đối với nền tài chính thế giới, là hệ quả của việc gỡ bỏ hệ thống bản vị vàng ra khỏi đồng USD trong tháng 8/1971 của tổng thống Mỹ Richard M Nixon.
Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này một cách đơn giản như sau:
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá dầu đạt mức kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này cao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng (ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005.
Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức 675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 - 2006. Một biến động chưa từng có trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần 23% so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sự thâm hụt ngân sách nặng nề. Ở đây ta hãy khoan bàn đến vấn đề thâm hụt ngân sách Chính phủ, mà chỉ đánh giá tác động của việc bơm tiền cứu nền kinh tế.
Trước hết, các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoản của thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, viêc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” được đã khiến đồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR, đồng Yên Nhật. Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các nước OPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn.
Vai trò của thị trường vàng
1.2.1. Tác động của vàng đối với tỷ giá
Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, tỷ giá ngoại tệ USD so với đồng Việt Nam (VND) được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ của thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô. Sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND xuất phát từ nhiều yếu tố kinh tế cơ bản khác nhau, chủ yếu là do cán cân thương mại mất cân đối, giải pháp kỹ thuật hạn chế nhập siêu, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Tính từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm tỷ giá được điều chỉnh tăng khoảng 5%.
Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010
Stt
Ngày
Điều chỉnhbiên độ và/hoặctỷ giá bình quân
Ghi chú
Tỷ lệ điều chỉnh chung cuộc
1
31/12/2006
0,50%
Tăng biên độ giao dịch
0,25%
2
24/12/2007
0,75%
Tăng biên độ giao dịch
0,25%
3
10/03/2008
1%
Tăng biên độ giao dịch
0,25%
4
27/06/2008
2%
Tăng biên độ giao dịch
1,00%
5
11/07/2008
3%
Tăng biên độ giao dịch
1,00%
6
25/12/2008
16.494 lên 16.989, %
Giữ nguyên biên độ giao dịch,tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
3,00%
7
24/03/2009
5%
Tăng biên độ giao dịch
2,00%
8
26/11/2009
17.034 lên 17.961,%
Giảm biên độ giao dịch,tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
3,44%
9
11/12/2010
17.961ên 18.544,%
Giữ nguyên biên độ giao dịch,tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
3,24%
Vàng không được xem là một thước đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong chính sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Khi mà vàng không được xem là một thước đo giá trị một loại hàng hoá thì đồng nội tệ của Việt Nam (VNĐ) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, khi vàng tăng giá mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra những tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND như trong những năm vừa qua.
Khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản v.v… chưa mang lại hiệu quả sinh lợi như mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới mục tiêu sinh lợi kỳ vọng.
Kể từ tháng 06/2008, Ngân hàng Nhà nước tạm thời không cấp hạn mức (quota) nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng thương mại như trước đó, trừ trường hợp nhập khẩu can thiệp thị trường.
Có thể nói cung cầu vàng trong nước không còn liên thông với thế giới nữa. Vì nguồn cung vàng trong nước bị gián đoạn, bị thắt cổ chai và thiếu tính liên tục tại một số thời điểm nhất định do cái “van” nhập khẩu đang tạm khóa, nên chỉ cần nhà đầu tư muốn mua vàng, giá vàng trong nước sẽ tăng lên. Khi lực cầu không được đáp ứng đầy đủ, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh và nhanh hơn ở thế “lệch pha trên” so với giá vàng thế giới với mức chênh lệch giá có khi lên đến hơn 1 triệu đồng/lượng vàng như đã từng xảy ra.
Trường hợp không cho phép nhập khẩu vàng chính thức
Ở tình huống mất cân đối cung cầu này, nếu không cho phép nhập khẩu chính thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một khối lượng nhập khẩu vàng “không chính thức” vào Việt Nam qua các đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nước. Để “nhập” được số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị trường tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm “cục bộ” đối với tiền mặt USD.
Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian dài và do giá vàng vẫn tiếp tục tăng chưa có điểm dừng, thực tế cho thấy trong một số tình huống ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá chính thức theo “tín hiệu đón đầu” của tỷ giá tự do, khi mà người cần ngoại tệ và người có ngoại tệ đã xác lập trước một mức tỷ giá kỳ vọng mới. Đây là tình huống tỷ giá USD/VND tăng trong bối cảnh không cho nhập khẩu vàng chính thức.
Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)
Thâm hụt mậu dịch (tỷ USD)
Tăng/ giảm so với năm trước
2007
39,6
44,41
-4,81
2008
48,38(tăng 22,17%)
60,83(tăng 36,97%)
-12,45
+158,84%
2009
62,69(tăng 29,1%)
80,71(tăng 28,8%)
-18,02
+44,74%
2010
57,04
(giảm 9,01%)
69,96
(giảm 13,32%)
-12,92
-28,30%
4 tháng đầu năm 2011
51,5
60,08
-8,58
Khi đó sẽ dẫn đến lượng tiền VND bỏ ra để thu về ngoại tệ phục vụ cho các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ rất cao dẫn đến giá bán sản phẩm ra thị trường cũng cao theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý hàng hóa của nước nhà, giá mặt hàng ngày càng càng tăng làm cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn.
Trường hợp cho phép nhập khẩu vàng chính thức
Nếu ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng chính thức, một lượng ngoại tệ cũng sẽ được chi ra từ hệ thống ngân hàng để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có thể nói rằng trong bối cảnh giá vàng tăng và nhiều nhà đầu tư đang muốn mua vàng, việc nhập khẩu vàng bằng con đường chính thức hay không chính thức cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá.
Đây cũng chính là thế “tiến thoái lưỡng nan” mà ngân hàng nhà nước luôn luôn đối diện khi xử lý vấn đề nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng chính thức vẫn được xem là giải pháp tích cực hơn, vì Nhà nước sẽ đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như
Kiểm soát được số lượng nhập khẩu
Kiểm soát được doanh thu của các đơn vị nhập khẩu vàng
Chủ động tăng nguồn cung vàng trong nước
Giảm bớt sự căng thẳng tâm lý muốn mua vàng của người dân
Ngăn chặn tình trạng đầu cơ “đục nước béo cò”
Gia tăng tính công khai minh bạch trong chính sách quản lý thị trường vàng
Chủ động điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết, thay vì để cho thị trường tự do thản nhiên thao túng.
Trong 2 năm 2009-2010 vừa qua, vàng không phải là nguyên nhân làm tiêu tốn ngoại tệ, mà ngược lại còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân thương mại. Với mức xuất siêu vàng (xuất vàng nhiều hơn nhập vàng) khoảng 60 tấn/năm, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã mang về khoảng 2,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự đóng góp từ kim ngạch xuất siêu vàng chỉ giúp giảm bớt mức thâm hụt mậu dịch trong ngắn hạn. Vấn đề cốt lõi đó là sự mất cân đối trong cán cân thương mại trong suốt một thời gian dài luôn gây áp lực trực tiếp lên tỷ giá, không nhất thiết xuất phát từ vàng.
Bảng tóm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010
Tấn vàng
2006
2007
2008
2009
2010 (*)
Nhập khẩu
91
51
90.5
12
9
Xuất khẩu
-
-
11
72
70
Chênh lệch (XK - NK)
-79.5
+60
+61
1.2.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định. Danh mục đầu tư có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh mục khác.
Đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình – một tài sản có giá trị thực ít biến động hơn các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính.
Khi mà đồng nội tệ của Việt Nam phụ thuộc vào tỷ giá của đồng USD rất nhiều trong các hạng mục, trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng USD tăng và giảm liên tục cũng làm cho giá trị của VND cũng bị ảnh hưởng theo, do đó khi nhà đầu tư dùng VND đầu tư vào các hạnh mục công trình có giá trị lớn sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án, nhất là khi mà nền kinh tế nước nhà đang rơi vào tình trạng lạm phát với hai con số như hiện nay. Do đó vàng được xem là nơi ẩn nấp an toàn khi áp lực lạm phát xảy ra do áp lực lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền mất giá và các nhà đầu tư thường có khuynh hướng mua vàng vào để cất trữ.
Vàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn: khi thị trường tồn tại nhiều bất ổn như thiên tai, chiến tranh… các nhà đầu tư có xu hướng mua vàng để bảo vệ giá trị của đồng tiền
1.2.3. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát:
Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm phát, nhà đầu tư lại mua vàng.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức hai con số trong 2011. Lạm phát tăng thể hiện sự tương quan giữa tiền và hàng hoá. Với cùng một số tiền như nhau thì người ta sẽ mua được một số lượng hàng hóa ít hơn. Từ điều này có thể thấy rằng, khi có lạm phát thì người giữ tài sản sẽ có lợi hơn người giữ tiền hay nói cách khác hàng hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Khi mà VND ngày càng bị mất giá trên thị trường, vật giá thì leo thang một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
Vì vậy, không chỉ có vàng mà các loại hàng hóa khác như kim loại quý, bất động sản... đều là những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường và đặc biệt là khả năng thanh khoản trên thị trường.
Tất cả những yếu tố trên đã biến vàng thành công cụ để chống lạm phát hữu hiệu.
1.2.4. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD:
Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay thì đồng Đô la đã rớt giá quá nhiều, mọi người không có còn đảm bảo về sự ổn định đầu tư tài chính của mình dựa vào đồng đô la nữa.
Giờ đây với nhiều kênh đầu tư mà đồng đô la không thể đảm bảo sự ổn định cho danh mục đầu tư đó với sự lên xuống tỷ giá liên tục như hiện nay thì mọi người sẽ chuyển sang một loại tiền tệ mà họ có thể yên tâm, đó là vàng.
1.2.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro:
Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm.
Vàng đã từng được gọi là "hàng hóa khủng" bởi vì nó có xu hướng an toàn hơn các công cụ đầu tư khác trong các thời kì khó khăn. Những nhân tố gây cản trở các công cụ đầu tư khác lại giúp làm cho giá vàng tăng lên. Nền kinh tế trì trệ sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng hoạt động kém phải đóng cửa. Đến lượt nó, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế. Và trong một nền kinh tế toàn cầu ngày nay, ai cũng hiểu rằng những thất bại kinh tế và của hệ thống ngân hàng có thể phá hủy tất cả.
Khi ngân hàng gặp khủng hoảng, công chúng bắt đầu mất lòng tin vào các tài sản bằng "giấy" và do tính chất, đặc tính bền vững của vàng mà người dân chuyển sang vàng cho an toàn.
1.2.6. Dự trữ ngoại hối.
Khi mà đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế ( trong linh vực xuất nhập khẩu) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay đổi của các nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vàng vẫn đảm bảo được giá trị nguyên bản của nó, vẫn là một công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế, khi mà các giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ (giao thương quốc tế) thì vàng vẫn có chức băng quan trọng trong giao dịch quốc tế.
Mặc dù giá vàng có thể dao động, nhưng về dài hạn vàng sẽ vẫn lấy lại được sức mua tương đương lịch sử của nó so với các hàng hóa và sản phẩm trung gian khác. Trong lịch sử, vàng đã được chứng minh là một loại của cải dùng để dự trữ rất hiệu quả. Vàng cũng đã chứng minh là thiên đàng an toàn trong những quãng thời gian bất ổn về kinh tế và xã hội. Những lúc thị trường chứng khoán tăng giá, tỉ lệ lạm phát thấp, thị trường ngoại hối tương đối ổn định, nhà đầu tư có xu hướng kì vọng mức thu hồi cao ở các khoản đầu tư. Nhưng khi giá chứng khoán giảm và thị trường bất ổn là lúc nhà đầu tư nên nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý dành một phần danh mục đầu tư vào loại tài sản có giá trị bền vững.
1.2.7. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế
Thứ nhất, dù không được trả lãi, thậm chí phải trả phí (nếu phí thấp), người dân có vàng, nhất là khi sở hữu một số lượng lớn, người dân vẫn sẽ gửi ở ngân hàng để đảm bảo an toàn. Tùy theo điều kiện của nền kinh tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ, ngân hàng trung ương có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa vàng (vàng “có tính chất tiền tệ”) với VND đối với các ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ tăng dự trữ quốc gia và ngân hàng thương mại sẽ tăng nguồn vốn tín dụng để cho vay.
Thứ hai, nếu cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi cao để huy động vàng và ngân hàng thương mại cho vay vàng để đầu tư phát triển kinh tế thì lợi ích có thể không bù nổi những thiệt hại từ những tác động tiêu cực cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô. Cụ thể:
Với kỳ vọng “lãi kép”- lãi được trả về tiền gửi bằng vàng và kỳ vọng lãi từ chênh lệch giá, người dân có động lực lớn để tích trữ tài sản bằng vàng hoặc đầu cơ vào vàng, gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là khi có những biến động lớn về giá vàng; nguồn vốn tiết kiệm của dân cư sẽ đổ dồn để tích trữ vàng; tác động tiêu cực của hiện tượng “vàng hóa” cũng là rất lớn, tương tự như hậu quả của “đô la hóa” trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc chống “đô la hóa” trong nền kinh tế cũng chỉ thành công khi đồng thời chống được “vàng hóa”.
Phát sinh rủi ro về thanh khoản vàng và rủi ro về giá vàng cho các ngân hàng thương mại, cho các doanh nghiệp/người dân vay vốn bằng vàng và gây bất ổn, biến động không lường trước được về giá vàng, tỷ giá USD/VND. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hậu quả xã hội sẽ rất lớn, khi các khoản tiền gửi hoặc các khoản thanh toán bằng vàng đến hạn/đáo hạn, nhưng khi đó giá vàng trên thị trường tăng cao, và người vay hoặc người phải thanh toán trả vàng sẽ phá sản hoặc chịu lỗ lớn.
Thứ ba, giới hạn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế được quyết định bởi những yếu tố nào? Nguồn vốn đầu tư (tiết kiệm trong nước, nguồn vốn vay nước ngoài); hiệu quả của các dự án đầu tư... Trong đó, hiệu quả của các dự án đầu tư là một yếu tố quyết định. Nếu nền kinh tế có nhiều dự án đầu tư có hiệu quả, ngân hàng trung ương có thể tăng vốn cho nền kinh tế bằng cách “bơm vốn” cho các ngân hàng thương mại. Trong chế độ tiền giấy, trong giới hạn nhất định, ngân hàng trung ương có khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế thông qua mở rộng khả năng tạo tiền của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Chương 2: Việc cấm kinh doanh vàng trên thị trường tự do
2.1. Nguyên nhân
a. Thả nổi thị trường vàng gây bất ổn nền kinh tế
Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng miếng là cần thiết, 'thả nổi' thị trường này như thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân gây bất ổn nền kinh tế. Vàng miếng đã trở thành một loại tiền tệ được găm giữ, đầu cơ làm méo mó thị trường tiền tệ. Hoạt động đầu cơ vàng vật chất không chỉ đẩy giá vàng rơi vào vòng xoáy sốt giá mà còn là nguyên nhân đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD tại thị trường tự do tăng cao. Chưa kể chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế gây ra nạn buôn lậu qua biên giới, rồi nạn đầu cơ ngoại tệ để nhập khẩu khi giá vàng quốc tế rẻ hơn trong nước...
Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng vàng được cất trữ trong dân. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế nhận định việc đưa số vốn này vào nền kinh tế sẽ cải thiện đáng kể thị trường tiền tệ trong nước. Không những thế, còn tiết giảm được lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Các chuyên gia cũng đề xuất việc xóa bỏ vàng vật chất trong nền kinh tế cần đi liền với các giải pháp nhằm huy động cho được số vàng này.
Lâu nay việc mua tích trữ vàng là một thói quen tiết kiệm của một bộ phận người dân. Trước đây, cơ quan quản lý từng áp dụng rất nhiều biện pháp hạn chế kinh doanh, tích trữ vàng. Điều đó dẫn đến nhiều biến tướng khác như vàng nhẫn, vàng vòng... Đây là những hình thái khác của vàng miếng mà cơ quan quản lý càng khó kiểm soát chất lượng. Chính vì vậy, việc xem xét xóa bỏ kinh doanh vàng miếng cần chú ý đến cả những biến tướng khác của vàng miếng. Và điều quan trọng để thay đổi tâm lý, thói quen giữ vàng của người dân cần tạo lập niềm tin cho thị trường bằng các chính sách tiền tệ hợp lý, giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.
b. Nguy cơ mất ổn định vĩ mô và lạm phát tăng cao
Kết thúc năm 2010, chỉ sau 4 tháng liên tục tăng chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát của Việt Nam đã vọt lên 11,74%, cao hơn rất nhiều so mục tiêu 8% ban đầu. Đáng chú ý là tốc độ lạm phát đã tăng gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi các nước trong khu vực lạm phát có tăng nhưng không cao như Việt Nam và đều thấp hơn mức tăng trưởng.Tháng 1/2011, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng tuy có giảm chút ít so với tháng 12/2010 nhưng vẫn tăng cao nhất tính từ năm 2004 (tháng 1 các năm 2004-2007 chỉ tăng 1,1-1,2%, tháng 1 năm 2009 tăng 0,3% và tháng 1/2010 mức tăng là 1,36%Tháng 2 năm nay chỉ số giá tiếp tục tăng 2,09% so với tháng 1. Đây là mức tăng cao hơn cả trong 30 tháng trước đó. Với mức tăng này, chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm đã tăng 3,87% so với tháng 12/2010, chiếm hơn 50% so với kế hoạch 7% cả năm. Tình hình này giống hệt một năm trước và cảnh báo chúng ta rằng việc giữ lạm phát ở mức 7% là một thách thức cho cả nền kinh tế
2.2. Ảnh hưởng của việc cấm kinh doanh vàng miếng đối với nền kinh tế
2.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô
Siết chặt việc kinh doanh vàng miếng là một trong 4 giải pháp được Ngân hàng Nhà nước dự kiến thực hiện trong năm 2011 nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Gói giải pháp này vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố và triển khai trong năm nay nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế do Chính phủ đề ra.
2.2.2. Ảnh hưởng tới giá vàng trong nước
Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ngay trong quý II/2011 này trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Như vậy thị trường vàng và hoạt động kinh doanh liên quan sẽ tiếp tục được kiểm soát theo hướng chặt chẽ hơn. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một loạt biện pháp mạnh nhằm hạn chế thị trường này trong năm 2010 là đóng cửa các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng tài khoản; ban hành thông tư thu hẹp hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Khi đó, lãi suất huy động vàng của các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh xuống mức 0%, thậm chí một số ngân hàng còn tiến hành thu phí gửi vàng của khách hàng. Tuy nhiên, nếu thị trường vàng tiếp tục được kiểm soát theo hướng trên, thì các doanh nghiệp không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động sẽ phải đóng cửa. Theo con số từ phía Hiệp hội kinh doanh vàng, thì con số này khá nhiều. Trước thông tin này, ngay sau đó giá vàng trong nước ngày 25/2 đã giảm nhẹ, giao dịch khá trầm lắng. Cty vàng Sacombank cho rằng, thông tin trên đã tác động tới tâm lý trên thị trường, bao gồm cả nhà đầu tư và giới kinh doanh vàng, về rủi ro trên thị trường vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngay từ đầu ngày giao dịch đã nới rộng khoảng cách giá mua vào – bán ra tới hơn 100.000 đồng/lượng, thậm chí có Cty kinh doanh vàng kéo khoảng cách này tới 200.000 đồng/lượng. Việc tập trung đầu mối nhập khẩu vàng và xỏa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường vàng tự do sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát thị trường ngoại tệ, tránh tình trạng vàng và USD tự do cùng nhau làm giá thị trường, gây ra những cơn sốt tác động tới tâm lý người dân, gây bất ổn tới nền kinh tế như thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và đề xuất
Lập sàn vàng quốc gia
Việc thành lập một sàn giao dịch vàng quốc gia theo các chuyên gia sẽ là giải pháp tốt kiểm soát được lượng vàng trong nước và huy động được một nguồn lực lớn cho quốc gia. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là VN chưa có hành lang pháp lý để thực hiện giải pháp này, thị trường vàng hiện nay là rất sôi động nhưng lại thiếu hành lang pháp lý và đại bộ phận quy định hiện hành đã cũ, đang phải sửa đổi. Cũng do thiếu hành lang pháp lý nên dù sàn vàng ra đời từ năm 2007, nhưng phải đến năm 2010 Chính phủ mới giao NHNN lập quy chế quản lý và hiện phải tạm dừng hoạt động của các sàn vàng.
Việc lập sàn giao dịch vàng quốc gia cũng sẽ tránh được các biến tướng có thể xảy ra khi thực hiện giải phấp cấm kinh doanh vàng miếng. Thông qua sàn vàng, Nhà nước sẽ quản lý được giao dịch vàng và từ đó lòng tin của người dân vào đồng tiền sẽ tăng lên, hạn chế bất ổn vĩ mô khi họ tìm đến vàng tự do.
Các sàn giao dịch vàng trước đây lại có tỉ lệ đòn bẩy tài chính quá cao: 90-97%, trong khi tỉ lệ ký quỹ chỉ từ 5-7%. Do vậy, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư đầu cơ, lướt sóng và khiến cho thị trường khó kiểm soát. Khi lập sàn vàng quốc gia, các thành viên tham gia là tổ chức được phép kinh doanh vàng miếng phải ký quỹ 100%, không mua khống, bán khống. Như vậy sẽ kiểm soát được thị trường và hạn chế nhiều rủi ro.
Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng
Với chủ trương cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng sẽ không được phép kinh doanh vàng miếng trên thị trường nữa, mà có thể Chính phủ sẽ thông qua NHNN chỉ đạo việc mua bán vàng miếng tập trung tại một số đầu mối lớn.
Nghị quyết 11/NQ-CP, các cơ quan ban, ngành sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ để chống buôn lậu vàng cả ở chiều nhập và xuất, qua đó, làm lành mạnh hóa thị trường. Khi có nhu cầu về vàng miếng, người dân chỉ cần liên hệ với các đầu mối mua bán được NHNN chỉ định.
Như vậy, sẽ loại bỏ được những yếu tố gây nhiễu, gây rối loạn thị trường mà thực tế trong thời gian qua thị trường vàng trong nước có nhiều thời điểm bị làm giá khi có sự mất cân đối cung - cầu, dẫn tới tình trạng thu gom USD để nhập vàng lậu, gây ảnh hưởng đến tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Các giải pháp đưa ra trong quý II/2011, nếu được triển khai theo hướng quyết liệt và đồng bộ, sẽ tác động tích cực lên thị trường vàng và ngoại hối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xoa_bo_kinh_doanh_vang_mieng_tren_thi_truong_tu_do_2011_0112.doc