Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp phát triển

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta,là ngành sử dụng nhiều lao động tạo ra nhiều công ăn việc làm nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam xác định ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu nhằm tạo tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động ngày một gia tăng. Chính vì vậy, mà Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành dệt may như: chính sách đầu tư, giảm thuế và các ưu đãi khác. Bên cạnh những thuận lợi được sự hỗ trợ của Chính phủ về đầu tư sản xuất ngành dệt may cũng còn gặp không ít những khó khăn. Trong đó phải nói đến một khó khăn vô cùng quan trọng là thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. Ngoài tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam là EU, Nhật Bản. Nay lại thêm thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn, có thể tạo cho Việt nam phát triển mạnh ngành dệt may xuất khẩu.

doc46 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đó nữa. Xuất phát từ nội dung đó, nội dung HĐTM Việt - Mỹ gồm 72 điều nằm trong 7 chương được thể hiện cụ thể theo sơ đồ dưới đây: Phát triển quan hệ đầu tư (chương đầu tư) Các quy định liên quan tới tình hình minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện (chương VI) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Thương mại hàng hoá (chương I) Quyền sở hữu trí tuệ (chương II) Thương mại dịch vụ (chương III) Những điều khoản chung (chương VII) Tạo thuận lợi cho kinh doanh (chương V) Như vậy, HĐTM bao gồm tất cả những vấn đề quan hệ kinh tế giưa Việt Nam với Mỹ từ thương mại hàng hoá, đến thương mại dịch vụ, đầu tư, để làm rõ các khoản ghi trong HĐTM, một hệ thống phụ lục bao gồm 8 danh mục (A, B, C, D, E, F, G, H), đó là: ngoại lệ về đối xử quốc gia; hạn chế số lượng nhập khẩu, xuất khẩu; hàng hoá cấm xuất nhập khẩu; hàng hoá nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh của các quy định về thương mại nhà nước và lịch trình loại bỏ; lịch trình loại bỏ về quyền kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu và quyền phân phối; thuế xuất nhập khẩu; dịch vụ tài chính; di chuyển thế nhân; viễn thông; lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể và cuối cùng là các ngoại lệ về đối xử quốc gia. Lợi ích của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 1. HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đặt nền móng quan hệ giữa hai nước sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt nam, hai bên có quan hệ bình thường, tiến tới Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thực tế nội dung của hiệp định đã thể hiện ý đồ của Mỹ là vận dụng quy chế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong quan hệ với Việt nam. Đây chính là giai đoạn tập dượt để Việt nam trở thành thành viên của WTO. 2. HĐTM được ký kết đã cho phép hai nước dành quy chế tối huệ quốc cho nhau, mà quan trọng hơn là hàng hoá Việt Nam sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường Mỹ nhiều hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh với mức thuế suất chỉ còn trên 3%, trong khi trước ngày Hiệp định có hiệu lực 11/12/2001 phải từ 40% đến 80%. 3. HĐTM Việt - Mỹ sẽ mở ra một cơ hội làm ăn mới cho các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam, họ sẽ nhận được sự trợ giúp nhiều hơn nữa của Chính phủ Mỹ thông qua các tổ chức tài chính tín dụng 4. HĐTM sẽ tạo điều kiện để Mỹ có thể nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như dầu thô, dệt may, giầy dép mà trước đây, Mỹ đã không mua được của Việt Nam bao nhiêu. 5. Để thực thi được HĐTM, hệ thống luật pháp của Việt Nam cần thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn, chẳng những đối với nhà đầu tư Mỹ mà cả các nhà đầu tư nước ngoài khác. 6. HĐTM Việt - Mỹ tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam gia nhập WTO vì các nguyên tắc của tổ chức này đã được hai bên lấy làm nền tảng trong quá trình đàm phán. 7. HĐTM được ký kết, góp phần nâng vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới vì giờ đây Việt Nam đã có đủ điều kiện để thâm nhập vào một nền kinh tế lớn nhất thế giới mà hệ thống luật lệ, cung cách làm ăn của nó là hết sức chặt chẽ, tinh vi. 8. HĐTM Việt - Mỹ mở ra một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, học tập một cách làm ăn bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh quốc tế. 9. HĐTM có hiệu lực sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn từ đó, Việt Nam tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình CNH-HĐH đất nước. 10. HĐTM sẽ tạo điều kiện để hoàn chỉnh hoá hệ thống lĩnh vực hoạt động dịch vụ như viễn thông, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng vì một trong những nội dung quan trọng của hiệp định là sau một số năm khi hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư Mỹ sẽ khai thác tối đa hoạt động dịch vụ tại Việt Nam, một lĩnh vực được xem là yếu trong cơ cấu kinh tế. Trong khi đó ở Mỹ, dịch vụ chiếm 60 -70% GDP và phát triển rất mạnh. Nhờ đó, người dân Việt Nam sẽ được hưởng các dịch vụ tốt hơn do các nhà đầu tư Mỹ cung cấp. 11. Để có một lượng hàng lớn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhất là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động cũng như các nhà đầu tư Mỹ sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, tất cả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới khi HĐTM có hiệu lực, góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt Nam. 12. HĐTM mở ra một cơ hội để khai thác lực lượngViệt kiều đang làm ăn sinh sống ở Mỹ, phát huy những lợi thế và tiềm lực của họ nhằm góp phần xây dựng quê hương. 13. HĐTM có hiệu lực, mối quan hệ Việt - Mỹ theo đó sẽ có những bước phát triển toàn diện về mọi mặt: người Mỹ sẽ đến Việt Nam nhiều hơn, ngành du lịch nhờ đó mà phát triển. Trái lại, người Việt Nam cũng sẽ đến Mỹ nhiều hơn để quan sát, học tập, tiếp thu những tiến bộ mà Mỹ đã đạt được tất cả sẽ làm cho mối quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới. b. Tác động Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002 đã tăng lên với tốc độ rất lớn 1.724% tương đương với 900 triệu USD trong khi thời gian trước đó, từ năm 1994 – 2001 thị trường Mỹ còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Lý do chính ở đây là Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN và những ưu đãi khác. Từ 11/12/2001 khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng lên đáng kể. Sau 2 năm có hiệu lực kim ngạch dệt may tăng mạnh 2002 là 900 triệu USD và 2003 đạt 2,3 tỷ USD. Kết quả này đạt được là do những thuận lợi mà Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mang lại. Sau khi Hiệp định có hiệu lực hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không phải áp dụng hạn ngạch trong một thời gian từ 1 – 2 năm. Hơn nữa kể từ đầu năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ đã được hưởng quy chế thương mại bình thường NTR và những ưu đãi khác. 3. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 70 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Sau khi Mỹ quyết định huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam (03/2/1994), tiếp đó Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ của Việt Nam được vào cảng của Mỹ (nhưng còn phải hạn chế xin phép trước 3 ngày). Ngay từ khi chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Quyết định huỷ bỏ cấm vận này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hàng dệt may Việt Nam với ưu thế giá rẻ, chất lượng được đánh giá là cao và thời hạn giao hàng được xếp vào loại tốt nhất Châu á đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy rẫy những khó khăn này. Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trưởng khá cao.Từ năm 1994, hàng dệt may Việt Nam mới bắt đầu đặt được bước chân nhỏ bé của mình vào thị trường khổng lồ này (xem bảng 9 ở phụ lục). Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ Đơn vị: triệu USD Năm KNXK sang Mỹ Tăng giảm tuyệt đối (%) Tăng giảm tương đối (%) KNXK dệt may cả nước Tỷ trọng (%) 1994 2,56 - - 537 0,47 1995 16,87 +14,31 +558,98 845 2 1996 23,60 +6,73 +38,89 1150 2,05 1997 25,928 +2,328 +9,86 1349 1,92 1998 26,40 +0,427 +1,82 1450 1,82 1999 30,00 +3,6 +13,65 1700 1,76 2000 49,87 +19,57 +65,23 1892 2,63 2001 49,34 -0,53 -1,06 2000 2,46 2002 900 +8550,88 +1724 2700 33,33 2003 2300 3.680 62,5 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này rất nhỏ bé: 2,56 triệu USD chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm đó (khoảng 0,05%) và cũng không đóng vai trò gì đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm đó (khoảng 0,47%). Nhưng đây cũng thực sự là một kết quả đáng khích lệ. Vì Việt Nam mới bắt đầu quan hệ thương mại với Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết gì nhiều về thị trường này cả về hệ thống pháp luật, các chính sách quy định của Chính phủ Mỹ, cũng như đặc điểm của thị trường này. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ đã có tốc độ tăng trưởng rất cao 558,98% gấp 6,6 lần, đạt giá trị 16,87 triệu USD tăng 14,31 triệu USD ( xét về trị số tuyệt đối). kim ngạch xuất khẩu như vậy chưa phải thực sự là lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng thì quả là không nhỏ. Lúc này tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ vẫn chưa đáng kể, nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì thị trường Mỹ đã chiếm 2%. Sở dĩ có mức tăng trưởng kỷ lục như vậy là do Việt Nam đã đi từ con số 0 đi lên. Hơn nữa quan hệ thương mại Việt - Mỹ ngày càng tiến triển tốt đẹp. Ngày 11/7/1995 Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Trong năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ W.Chirtopher đã thăm chính thức Việt Nam, và Chủ tịch Lê Đức Anh cũng có chuyến sang thăm Mỹ và tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp trong Hội nghị về bình thường hoá quan hệ - bước tiếp theo trong quan hệ Việt -Mỹ do hội đồng Mỹ tổ chức, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước. Năm 1996, kim ngạch đạt 23,60 triệu USD với tốc độ tăng trưởng là 38,89%. Sang năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trường nhập khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng như phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thị trường Mỹ xem ra vẫn là thị trường khá ổn định, tuy tốc độ tăng trưởng cũng có giảm sút hơn so với các năm trước. Năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu đạt 25,928 triệu USD, năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 1,82%, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,40 triệu USD. Kết quả giảm sút này là do: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài suốt từ năm 1997 đã làm cho giá cả của hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch thuế suất, nay lại càng cao hơn do đồng tiền của các nước chịu khủng hoảng mất giá. Nên các sản phẩm của họ trở lên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng của Việt Nam, hàng dệt may của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không tương sức trên thị trường này. Năm 1999, tình hình đã được cải thiện sáng sủa hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 1999: 30,00 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 13,65%. Theo dự đoán năm 1999 giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đi đến ký một Hiệp định Thương mại song phương để Việt Nam có thể được hưởng quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được thông thoáng hơn. Thực tế là trong năm 1999 mặc dù đã trải qua 8 vòng đàm phán, nhưng vẫn chưa đi đến một thoả thuận thống nhất của hai nước trong một số vấn đề (phải sang đến năm 2000 Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mới được ký kết). Sang đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là 49,87 triệu USD (tăng khoảng 65,23%). Tuy nhiên, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu lại giảm: 49,34 triệu USD (tăng khoảng -1,06%), lý do của sự giảm sút này là do nền kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may thế giới giảm sút nên nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ cũng bị giảm sút đáng kể. Khó khăn lớn nhất cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam khi xuất sang Mỹ là chịu thuế suất quá cao do Việt Nam chưa được hưởng MFN. Mức thuế suất quá cao này chính là rào cản trực tiếp ngăn không cho hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam luôn được đánh giá là có chất lượng khá cao nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm dệt may được nhập khẩu từ các nước khác - những nước được hưởng các ưu đãi. Các sản phẩm dệt may của họ có giá rẻ hơn hẳn các sản phẩm của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam mới chỉ xuất sang Mỹ một số các mặt hàng chính có mức chênh lệch về thuế suất không lớn lắm (có thể cạnh tranh được), thuộc các loại (category) sau đây (thứ tự theo kim ngạch từ cao đến thấp đối với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD (xem bảng 10 ở phụ lục). Bảng 10: Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ Đơn vị: Triệu USD Cat Tên hàng Năm 2002 Năm 2003 Thế giới V.Nam % Thế giới V.Nam % Toàn số 25.869,3 540,143 2,09 25.628,8 1520,349 5,93 340 Sơ mi nam không DK cotton 2.423,0 25,363 1,05 2.122,8 62,164 2,92 338 Sơ mi nam, bé trai DK cotton 4.719,2 105,552 2,23 4.664,6 252,450 5,41 339 Sơ mi nữ, bé gái DK cotton 4.359,7 129,620 2,97 4.616,7 415,538 9 331 Găng tay cotton 120,6 2,771 2,29 111,8 2,834 2,53 648 Quần nữ, bé gái vải tổng hợp 1.760,3 29,396 1,66 1.720,0 57,291 3,33 641 Sơ mi nữ không DK vải tổng hợp 845,9 8,855 1,04 839,0 17,842 2,12 348 Quần nữ, bé gái cotton 4.860,8 129,865 2,67 5.117,6 374,665 7,32 647 Quần nam vải tổng hợp 1.765,6 35,254 2 1.827,6 75,551 4,13 347 Quần nam, bé trai cotton 5.014,5 73,467 1,46 4.608,7 262,014 5,68 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu một số mặt hàng dệt thoi như: găng tay, sơ mi trẻ em (chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ) và mặt hàng dệt kim như: sơ mi trẻ em; sơ mi nam, nữ; găng tay dệt kim, Hàng may mặc dệt thoi thường chiếm phần lớn trong giá trị xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc dệt kim lại cao hơn. thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng dệt kim, nhưng sở dĩ Việt Nam chưa xuất khẩu sang Mỹ được nhiều sản phẩm dệt kim trong những năm qua do mức chênh lệch thuế như đã nói ở trên là rất cao. Mặt khác, do có sự khác biệt trong tiêu chuẩn về sợi dệt và quy trình ráp sản phẩm như người tiêu dùng Mỹ thường ưa thích các sản phẩm áo pull liền tay (không ráp tay) nên yêu cầu khổ vải để sản xuất phải là khổ rộng (2,2 mét). Sang năm 2002 tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đã tăng đột biến kim ngạch xuất khẩu 900 triệu USD tăng trưởng với tốc độ kinh ngạc 1.724% chiếm một tỷ trọng lớn trong tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đã vươn lên vị trí dẫn đầu vượt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 570 triệu USD và Nhật Bản 500 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng lên và rất đa dạng (xem bảng 11 ở phụ lục). Bảng 11: Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2003 Lượng (m2) Trị giá (USD) Cat Tên hàng Năm 2003 Thay đổi (%) Thị phần (%) Năm 2003 Thay đổi (%) Thị phần (%) 200 Sợi bán lẻ, chỉ may 1.323 12.835,16 1,41 620 37.85 0.54 229 1.828 327.690,20 0,11 1.158 87.41 0.15 237 Quần áo mặc dã ngoại, tăm nắng 407 375,87 0,42 2.085 225.80 1.47 239 Hàng may mặc cho trẻ em sơ sinh 3.992 887,50 0,58 31.479 261.08 1.61 301 Sợi cotton đã chi 4.089 1,06 1.894 89.54 1.16 331 Găng tay và găng tay hở ngón 3.848 -36,45 2,66 2.834 2.27 2.42 333 áo khoác ngoài cotton M/B 178 4.647,58 5,63 273 - 36.00 0.92 334 áo khoác ngoài cotton M/B khác 6.071 140.675,20 5,03 21.071 55.84 4.27 335 áo khoác cotton W/G 11.029 9.625,25 5,83 42.072 110.37 5.04 336 Quần áo cotton 1.097 871,71 0,52 10.470 659.80 2.92 338 áo sơ mi M/B knit cotton 14.239 583,78 1,79 252.450 139.17 4.88 339 áo sơ mi nữ knit W/G cotton 22.156 908,79 2,79 415.538 220.58 7.32 340 áo sơ mi M/B cotton khác 10.593 42,81 2,03 62.164 145.10 3.00 341 áo sơ mi nữ W/G khác 3.126 5.475,53 1,20 29.271 187.64 2.04 342 Váy cotton 2.289 79.497,41 1,70 34.026 335.54 5.01 345 áo nịt dài tay cotton 4.432 7.529,80 2,05 16.115 52.73 2.44 347 Quần, quần ngắn, soóc M/B cotton 19.078 2.821,33 2,09 262.014 256.64 5.12 348 Quần, quần ngắn, soóc W/G cotton 36.572 2.853,63 3,11 374.665 188.50 5.99 350 áo dài, choàng cotton 1.429 29.068,07 0,61 2.813 166.11 0.80 351 Quần áo ngủ cotton 8.126 43.035,40 1,15 15.132 145.70 1.78 352 Đồ lót cotton 4.173 25.568,53 0,23 11.552 197.55 0.47 359 Quần áo cotton khác 488 1.918,44 0,91 16.984 153.80 1.79 360 áo gối cotton 53 1.258,98 0,10 396 363.42 0.31 361 Khăn trải giường cotton 390 1.247,53 0,12 974 189.49 0.19 363 Khăn tăm cotton xù hoặc mịn 848 383,90 0,54 8..285 538.61 1.15 369 Hàng may mặc cotton khác 5.351 45,57 0,21 4.935 97.55 0.24 434 áo khoác len M/B khác 627 4,54 1.766 - 41.86 1.46 435 áo khoác len W/G 1.641 25.339,16 2,99 4.674 - 49.05 1.05 438 áo sơ mi nữ knit bằng len 99 3.956,41 0,40 2.181 146.20 0.79 440 áo sơ mi nữ knit bằng len khác 22 1,49 0.000 100.00 0.00 445 áo nịt M/B bằng len 14 205,53 0,12 1.268 823.10 0.64 446 áo nịt W/G bằng len 82 906,40 0,25 12.100 1723.96 2.04 447 Quần, quần ngắn, soóc M/B bằng len 503 77.839,53 2,62 6.382 86.79 2.05 448 Quần, quần ngắn, soóc W/G bằng len 400 3,00 2.949 5.48 1.41 459 Quần áo bằng len khác 133 354,68 0,92 2.968 334.97 1.41 620 4.026 3.822,08 1,37 2.469 134.43 1.03 634 áo khoác M/B MMF khác 2.176 5.939,04 6,38 157.132 136.84 12.67 635 áo khoác W/G MMF 16.859 6.524,33 4,86 136.828 138.19 11.07 636 Quần áo MMF 341 769,23 1,13 27.781 129.02 3.15 638 áo sơ mi M/B MMF knit 6.778 3.060,64 1,10 41.114 157.73 2.77 639 áo sơ mi nữ W/G MMF knit 4.669 2.521,47 0,94 36.852 101.50 1.71 640 áo sơ mi M/B MMF khác 6.023 1.410,61 2,45 36.273 147.33 5.54 641 áo sơ mi nữ W/G MMF khác 2.721 341,15 1,65 17.842 276.22 2.15 642 Váy MMF 2.156 1.548,51 2,09 15.998 8833.79 3.02 643 Bộ quần áo M/B MMF 114 655,46 0,86 1.210 11.77 1.85 644 Bộ quần áo W/G MMF 145 49,57 0,34 16.981 18.43 7.02 645 áo nịt M/B MMF 950 3.080,31 1,20 1.298 114.38 1.11 646 áo nịt W/G MMF 361 6.030,65 1,35 8.913 94.89 1.72 647 Quần, quần ngắn, soóc M/B MMF 11.457 2.655,99 2,55 75.551 70.44 4.31 648 Quần, quần ngắn, soóc W/G MMF 10.173 603,30 2,47 57.291 89.04 3.37 650 áo dài áo choàng MMF 2.246 18.465,85 1,74 6.768 115.79 3.58 651 Quần áo ngủ MMF 6.282 1.471,45 1,57 9..246 87.58 2.09 652 Đồ lót MMF 11.020 2.166,90 1,86 4.829 115.79 0.70 659 Quần áo MMF khác 42.345 2.296,45 3,59 60.533 87.58 3.20 666 Hàng MMF furnishing khác 1.409 332,40 0,06 963 32.09 0.06 669 Các mặt hàng MMF khác 2.057 89.734,59 0,11 559 216.80 0.11 670 Túi xách, túi hành lý MMF 18.454 6.850,14 1,80 78.084 68.21 4.29 847 Quần, quần ngắn, soóc tơ tằm và sợi thực vật 102 504,87 0,15 2.655 733.53 0.37 859 Quần áo bằng tơ tằm và sợi thực vật khác 323 2.262,82 1,03 503 154.98 0.69 870 Túi hành lý bằng tơ tằm và hỗn hợp tơ tằm 264 229.912,90 0,17 1.117 294.54 1.05 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại Qua bảng 11 ta thấy một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn áo sơ mi M/B knit cotton 252.450 USD áo sơ mi / áo sơ mi nữ W/G khác đạt 415.538 USD. Quần, quần ngắn, quần soóc W/G cotton đạt giá trị 374.665 USD. Ta thấy thị trường Mỹ rất ưa chuộng áo sơ mi, quần âu, quần soóc của Việt Nam đây cũng là những mặt hàng chiếm thị phần đáng kể trong số những mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Sang 3 tháng đầu năm 2004 xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đạt 500 triệu USD theo dự báo của Bộ thương mại xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm nay có thể đạt 2.6 tỷ USD (xem bảng 12 ở phụ lục). Bảng 12: Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2003 STT Tên hàng Trị giá (USD) 1 Hàng may mặc cho trẻ em sơ sinh 31.479 2 Sợi cotton đã chi 1.894 3 Găng tay và găng tay hở ngón 2.834 4 áo khoác ngoài cotton M/B khác 21.071 5 áo khoác cotton W/G 42.072 6 Quần áo cotton 10.470 7 áo sơ mi M/B Knit cotton 252.450 8 áo sơ mi nữ knit W/G cotton 415.538 9 áo sơ mi M/B cotton khác 62.164 10 áo sơ mi nữ W/G khác 29.271 11 Váy cotton 34.026 12 áo nịt dài tay cotton 16.115 13 Quần, quần ngắn, soóc M/B cotton 262.014 14 Quần, quần ngắn, soóc W/G cotton 374.665 15 Quần áo ngủ cotton 15.132 16 Đồ lót cotton 11.552 17 Quần áo cotton khác 16.984 18 Khăn tắm cotton xù hoặc mịn 8.285 19 Hàng may mặc cotton khác 4.935 20 áo khoác len W/G 4.674 21 áo sơ mi nữ Knit bằng len 2.181 22 áo nịt W/G bằng len 12.100 23 Quần, quần ngắn, soóc M/B bằng len 6.382 24 Quần áo bằng len khác 2.968 25 áo khoác M/B MMF khác 157.132 26 áo khoác W/G MMF 136.828 27 Quần áo MMF 27.781 28 áo sơ mi M/B MMF Knit 41.114 29 áo sơ mi nữ W/G MMF Knit 36.852 30 áo sơ mi M/B MMF khác 36.273 31 áo sơ mi nữ MMF khác 17.842 32 Váy MMF 15.998 33 Bộ quần áo W/G MMF 16.981 34 áo nịt M/B MMF 1.298 35 áo nịt W/G MMF 8.913 36 Quần, quần ngắn, soóc M/B MMF 75.551 37 Quần. Quần ngắn, soóc W/G MMF 57.291 38 áo dài, áo choàng MMF 6.768 39 Quần áo ngủ MMF 9.246 40 Đồ lót MMF 4.829 41 Quần áo MMF khác 60.533 42 Túi sách, túi hành lý MMF 78.084 43 Quần, quần ngắn, soóc tơ tằm và sợi thực vật 2.655 Nguồn: Vụ XNK- Bộ thương mại Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán Thương mại của Mỹ, Mỹ thường giao dịch theo giá FOB trong khi Việt Nam chủ yếu lại gia công xuất khẩu. Chính phủ luôn có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ. Nhưng do có quá nhiều khó khăn (điều này sẽ được phân tích kỹ ở phần hạn chế và thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ) nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua kênh 1 và 2 là rất ít mà chủ yếu là qua kênh 3, nước thứ 3 như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông. Ví dụ như: quần áo jean của Công ty may Thăng Long, quần áo dệt kim của Công ty dệt Thành Công, các loại găng tay của Công ty dệt Chiến Thắng theo sơ đồ (xem phần phụ lục). Sơ đồ : Kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 2 Quốc gia thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông) Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất, phân phối Mỹ 3 3 1 Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ Người tiêu dùng Mỹ 4.Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ Đi cùng với sự thay đổi dần của máy móc, trang thiết bị thì các sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với nhiều tỷ lệ khác nhau tăng nhanh. Các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất, các sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic .... đã bắt đầu được đưa ra thị trường. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất: đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, phòng co cơ học.... đã xuất khẩu được sang EU và Nhật Bản là một thị trường phi hạn ngạch lớn của nước ta Đối với một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng katê đơn màu sợi 76/76 đều thay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, ... tuy sản lượng chưa cao nhưng cũng bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len... thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu giành được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với mặt hàng dệt kim 75 - 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5 - 3,5 USD/sản phẩm, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp. Điều này không có nghĩa là cơ cấu sản phẩm may không có sự thay đổi mà nó đã có sự thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh... đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của những nhà nhập khẩu khó tính, quần áo thể thao, quần jean... Sản phẩm phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Những sản phẩm khác như chỉ khâu Total Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, Mex Việt Pháp,... đủ tiêu chuẩn chất lượng cho khâu may xuất khẩu tuy sản lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển. III. những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường mỹ 1.Những thuận lợi a. Lợi thế về nguồn nhân lực Dân số Việt Nam trên 80 triệu người trong đó có 40-50 triệu người ở độ tuổi lao động. Đặc thù của ngành công nghiệp dệt may là cần nhiều lao động hơn nữa người lao động Việt Nam có truyền thống là cần cù, khéo léo ham học hỏi tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ mới có sáng kiến và nhiệt tình với công việc. Mức lương của công nhân dệt may Việt Nam hiện nay còn khá thấp so với các nước trong khu vực (xem bảng 13 ở phụ lục). Lao động dồi dào tiền lương thấp khoảng 40 USD/1tháng là thế mạnh cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn này. Hơn nữa, Việt Nam có đội ngũ lao động trình độ văn hoá khá. Như vậy so với các nước trong khu vực thì tiền lương của công nhân Việt Nam rẻ hơn từ 2- 19 lần và nếu so với các nước Đức 25,56 USD/giờ, Nhật 19,2 USD/giờ, Mỹ 16,73 USD/giờ thì giá nhân công của Việt Nam rẻ hơn từ 100- 150 lần do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có lợi thế so sánh rất lớn so với các nước khác về chi phí lao động. Hiện nay ngành công nghiệp dệt may của Mỹ cũng đang được thu hẹp chuyển dịch sang các nước đang phát triển do ngành dệt may của Mỹ có giá trị gia tăng thấp đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ Bảng 13: So sánh mức lương Nước Tiền lương (USD/giờ) Việt Nam 0,16- 0,19 Indonesia 0,32 Pakistan 0,37 ấn Độ 0,58 Trung Quốc 0,7 Malaysia 1,13 Thái Lan 1,18 Singapore 3,16 Nguồn: Báo phát triển kinh tế tháng 5 năm 2002 b. Vị trí địa lý và điều kiện giao lưu hàng hoá Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, khu vực trong những năm đầu thập kỷ 90 có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ 6 –8%/ năm trong những năm qua và là khu vực có dân số đông nhất thế giới. Vị trí của Việt Nam cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hoá quốc tế với các nước trên khu vực và trên thế giới với bờ biển dài có nhiều cảng nước sâu và khí hậu tốt cho phép tàu thuyền vào ra buôn bán thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, là cửa ngõ thông thương của nhiều tuyến buôn bán thương mại quốc tế do đó có điều kiện tốt xuất khẩu hàng sang Mỹ. c. Các chính sách quản lý, hỗ trợ của Chính phủ Những kết quả đạt được của ngành dệt may trong những năm qua không những thể hiện sự nỗ lực của bản thân ngành mà còn phản ánh những tác động tích cực của chính sách thương mại và đầu tư của Đảng và nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao được xếp vào lĩnh vực đẩu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian qua đã có tác động thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Cơ chế chính sách quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ ngày càng thông thoáng hơn từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện chế độ thưởng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch và hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh nhập khẩu khuyến khích qua chế độ thuế lập quỹ thưởng xuất khẩu hỗ trợ lãi suất xuất khẩu tín dụng Nhiều chính sách thương mại và đầu tư trong thời gian qua đã có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm. Đầu tư các công trình xử lý nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, đào tạo và nghiên cứu của các Viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. * Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuôm hoàn tất, nguyên liệu dệt phụ liệu may và cơ khí dệt may: + Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn, 50% còn lại được vay theo quy định của quỹ hỗ trợ phát triển. + Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu. * Đối với các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: + Trong trường hợp cần thiết được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước. + Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm để tái đầu tư. + Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp. Dành toàn bộ phần thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ. d. Các hoạt động xúc tiến thương mại Các hoạt động xúc tiến khuyếch trương. Thông tin thị trường cũng đã được chú trọng. Hiện nay chúng ta đã có các văn phòng đại diện tại Mỹ, Hồng Kông để xuất khẩu sang thị trường Mỹ tham tán thương mại của Việt Nam ở Mỹ đã cung cấp nhiều thông tin về thị trường này cho các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu tìm hiểu thị trường mở rộng hoạt động xuất khẩu. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng thương xuyên tổ chức hội thảo, giao lưu, học tập, nghiên cứu tìm hiểu sâu về thị trường Mỹ và phong cách, thức làm ăn của công ty Mỹ. Sau khi đạt được thoả thuận Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ thị trường Mỹ đã được khai thông rất nhiều nhưng các công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vì không lâu nữa đến 1/1/2005 Việt nam gia nhập WTO khi đó sẽ không còn hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt nam nữa, khi đó các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giữ thị trường. 2. Những khó khăn Trình độ và quy mô ngành dệt Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực. Hiện tại ngành dệt chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may, do đó tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Sản xuất bông trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nguyên liệu như vậy các doanh nghiệp ngành dệt phải tiếp tục nhập từ nước ngoài mỗi năm khoảng từ 13000 - 14000 tấn bông và xơ/năm, sợi hiện đang nhập khẩu 100%. Khó khăn lớn với người trồng bông là trang thiết bị hạn chế, kỹ thuật chưa được chuyên sâu nên sản lượng thấp dẫn tới giá bông trong nước cao hơn 1/3 so với giá nhập khẩu từ nước ngoài về. Nói chung đối với dệt may các doanh nghiệp chưa được đầu tư đúng mức vào các khâu hoạt động của doanh nghiệp như: thiết kế mẫu mã, nhãn hiệu, thương hiệu, phương thức bán hàng. Nội lực của doanh nghiệp chưa đủ để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Trong hơn 1000 doanh nghiệp chỉ có khoảng hơn 10% là có đủ tiềm lực để cạnh tranh ra thị trường nước ngoài, đặc biệt đối với thị trường còn ít hơn. Dệt may tuy đã là một ngành mũi nhọn xuất khẩu của nước ta nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khổng lồ Mỹ còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi thị trường Mỹ yêu cầu rất cao về mọi mặt thì các doanh nghiệp Việt Nam lại có trình độ công nghệ thấp, năng suất lao động thấp, mẫu mã hàng hoá nghèo nàn, giá cả hàng hoá cao hơn so với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái LanNăng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam chỉ bằng 2/3 so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, kỹ năng lao động của công nhân trong các công ty quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng có những chênh lệch. Sản phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu ở dạng gia công, giá trị gia tăng khoảng từ 15 -20%. Do đó kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng thực tế thu được ngoại tệ thì nhỏ. Thị trường Mỹ thường ưa nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức FOB. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng thâm nhập thị trường Mỹ còn khó khăn. Bên cạnh đó việc thực hiện hợp đồng gia công lại không ổn định phụ thuộc vào giá nhân công tình hình cung cấp nguyên liệu phụ. Năng lực thiết kế thời trang trong nước còn quá yếu và chưa được chú trọng, còn nặng tư tưởng may gia công để tìm lợi nhuận. Chất lượng dịch vụ của ngành dệt may như hệ thống thông tin, giao dịch, chăm sóc khách hàng chưa được hoàn thiện. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung rất thiếu thông tin về thị trường Mỹ, chưa hiểu biết rõ về môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật của Mỹ, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường quốc tế do đó thường bị ép giá, giao hàng không đúng thời hạn đó là một điều nhà nhập khẩu Mỹ không bao giờ chấp nhận. Chương III: giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đến 2010 Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp, đòi hỏi cả hai phía cùng phải nỗ lực. I. Phương hướng phát triển ngành dệt may việt nam Ngành dệt may Việt Nam hiện được đánh giá là ngành có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu do đầu tư thấp, giá nhân công rẻ và đang có thị trường để phát triển. Mặt khác ngành dệt may cũng là ngành sản xuất nhiều hàng xuất khẩu và thu hút nhiều lao động Đây là các lĩnh vực đang được nhà nước khuyến khích ưu tiên phát triển. Với những lợi thế trên, từ nay tới năm 2010 ngành dệt may đang tập trung chú trọng và phát triển cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu, trên cơ sở phát huy nội lực là chính, tranh thủ vốn và công nghệ tiên tiến nước ngoài. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/ năm với các mục tiêu là hướng ra xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái xuất. Mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả. Từng bước đưa ngành công nghiệp dệt mayViệt nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu sản xuất và cân đối các nhu cầu đến năm 2010 của ngành dệt may được thể hiện ở bảng 14 và 15 (xem ở phụ lục) Bảng 14: Mục tiêu kéo sợi và dệt vải SP chủ yếu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tr.m3 Tấn % Tr.m3 Tấn % Tr.m3 Tấn % Kéo sợi các loại 144.000 243.000 343.000 Vải dệt thoi 800 120.000 60,8 1.400 210.000 61,7 2.000 300.000 63,8 Khăn bông 30.000 15,0 41.000 12,1 46.000 9,8 Dệt kim 40.000 20,0 70.000 20,6 940.000 20,0 Vải không dệt 4.000 1,2 10.000 2,1 Các sản phẩm khác 10.000 5,0 15.000 4,4 20.000 4,3 Nguồn: Bộ Công nghiệp. Bảng 15: Mục tiêu về sản phẩm và xuất khẩu Chỉ tiêu 2000 2005 2010 * Hàng may xuất khẩu (Tr.sản phẩm) 490 670 810 Trong đó: - Sản phẩm may quy đổi sơ mi chuẩn 400 550 750 - Sản phẩm dệt kim 90 120 160 * Hàng may mặc nội địa (Tr.sản phẩm) 210 270 540 Trong đó - Sản phẩm may quy đổi sơ mi chuẩn 190 240 500 - Sản phẩm dệt kim 20 30 40 * Kim ngạch xuất khẩu (Tr.USD) 2.000 3.000 4.000 Trong đó - Hàng may 16.000 22.000 30.000 - Hàng dệt 400 800 1.000 Nguồn: Bộ Công nghiệp * Định hướng phát triển theo vùng và lãnh thổ Về dệt: - Vùng 1: Vùng Đồng bằng Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung vào các tỉnh thành sau: thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, lấy thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm. Dự kiến sản lượng dệt chiếm 40 - 50% toàn ngành - Vùng 2: Vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phụ cận gồm: Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ, Phú Yên, Nghệ An lấy Hà Nội làm trung tâm. Dự kiến sản lượng dệt chiếm 30 - 40% toàn ngành. - Vùng 3: Vùng Duyên hải miền Trung và một số tỉnh khu 4 cũ gồm: thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hoà, Thừa Thiên-Huế lấy thành phố Đà Nẵng làm trung tâm. Dự kiến sản lượng dệt chiếm 10% toàn ngành. Về may: Tập trung tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, các tỉnh trở thành vệ tinh của các thành phố lớn. * Định hướng cho đầu tư công nghệ: Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp các thiết bị còn có khả năng khai thác, bổ xung thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. *Định hướng cho thị trường tiêu thụ: Duy trì, củng cố và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO Đối với thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu các mặt hàng dệt, may với chất lượng cao, giá thành hạ, đa dạng hoá mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp nhân dân. *Định hướng về phát triển nguyên liệu: Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. *Định hướng về đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật: Phát triển hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật. II. Đề xuất giải pháp với các Doanh nghiệp 1. Chiến lược cạnh tranh và biện pháp thực hiện Chiến lược cạnh tranh cần tập trung vào các hướng sau đây: * Giảm giá thành sản xuất bằng cải tiến quản lý, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm nguồn thuế, tăng năng xuất lao động. * Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến công nghệ, kỹ thuật, tay nghề người sản xuất, đáp ứng và phù hợp với thị hiếu khách hàng. * Dịch vụ xuất khẩu và phục vụ người tiêu dùng được cải tiến thích nghi với thị trường. * áp dụng marketing trong quảng cáo, tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường, kênh tiêu thụ hàng hoá. * Tăng cường quan hệ với thị trường nhập khẩu để hiểu tình hình cụ thể, kịp thời thay đổi quản lý thích hợp với các mạng lưới tiêu thụ. Để thành công, một doanh nghiệp phải làm cho chiến lược của doanh nghiệp mình phù hợp với môi trường ngành. Các doanh nghiệp thất bại khi không có chiến lược phù hợp với điều kiện môi trường mà nó hoạt động ở đó. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải có thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh để đề ra chiến cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp mình. Chiến lược cạnh tranh là mục tiêu lâu dài và tổng quát của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát thì doanh nghiệp phải cụ thể hoá mục tiêu tổng quát thành các mục tiêu bộ phận, ngắn hạn và phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp rồi sau đó các mục tiêu bộ phận này lại được cụ thể hoá đến từng cá nhân, nhóm người lao động hoặc giữa các bộ phận với nhau. 2. Nghiên cứu thực hiện thị trường Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh quốc tế là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh và doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin cần thiết, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác, là điều kiện tiên quyết đầu tiên đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Đó là quá trình điều tra, khảo sát để tìm khả năng bán hàng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm và cả biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. 3. Về sản xuất và xuất khẩu đáp ứng thị trường Việc nghiên cứu nhằm giải đáp các vấn đề như nhu cầu của thị trường, thị hiếu tiêu dùng, khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Trên cùng một thị trường nước ngoài có rất nhiều loại hàng hoá cùng loại của các nhà cung ứng khác nhau, trong đó có những loại sản phẩm của nhà cung ứng này chiếm phần nhiều thị trường, số khác của nhà cung ứng khác lại chiếm được rất ít thị phần của thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết tới chất lượng, quy cách, chủng loại, màu sắc, trang trí bao bì của hàng hoá, chất lượng dịch vụcó thích ứng với thị trường hay không. Chúng ta cần phải làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường, của các loại hàng hoá khác nhau này đặc biệt là nghiên cứu các đặc điểm của các loại hàng hoá bán chạy trên thị trường, nhằm chủ động thích ứng với nhu cầu thị trường, mở rộng xuất khẩu. Một yếu tố cần xem xét là tìm hiểu giá trị thương phẩm của hàng hoá, chu kỳ sống mà sản phẩm phải trải qua. 4. Về Marketing nghiên cứu thị trường Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về hoạt động Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quản cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Đối với hoạt dộng xuất khẩu thì hoạt động này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khăn ở chỗ là đối tượng của hoạt động là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm là không phải dễ dàng và rất tốn kém. Do hoạt động xuất khẩu là bán hàng ở thị trường nước ngoài nên việc tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh trạnh tại thị trường đó là việc rất cần thiết, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu thành công và đứng vững ở thị trường đó. 5. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ đáp ứng yêu cầu khách hàng Nghiên cứu và tổ chức mạng lưới tiêu thụ để từ đó lựa chọn hệ thống kênh phân phối phù hợp với loại hàng hoá của doanh nghiệp nhằm vào đối tượng khách hàng nhất định. * Tổ chức mạng lưới tiêu thụ bao gồm:Quảng cáo, triển lãm, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ... Việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp mở rộng được quy mô của doanh nghiệp, bao quát được thị trường, quảng bá được sản phẩm.... III. Đề xuất biện pháp quản lý của Nhà nước và Chính phủ 1. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu Cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây nhiều khó khăn cho Doanh nghiệp đặc biệt các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn. Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu, kiểm tra chặt chẽ để tránh gian lận trong hoàn thuế. Tình trạng một loại nguyên liệu nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao cũng như chức năng khác nhau vẫn được áp dụng cùng một mức thuế như hiện nay đem lại nhiều thiệt hại cho Doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp may xuất khẩu. Cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên phụ liệu cho các Doanh nghiệp khác may xuất khẩu. Đồng thời tính phần xuất khẩu tại chỗ này vào tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu quy định tại giấy phép đầu tư, giảm khó khăn của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện quy định này, đặc biệt là những năm đầu tiên sản xuất chưa ổn định. Cho phép Doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu tư vào sau khi xuất khẩu, thay vì phải nộp ngay sau khi hàng về. 2. Chính sách ưu đãi khuyến khích các Doanh nghiệp may. - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các Doanh nghiệp may mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường phi hạn ngạch. - Nhà nước hỗ trợ tư vấn cho các Doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Giảm hoặc miễn thuế cho các Doanh nghiệp xuất khẩu với tỷ trọng lớn. - Để tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. - Thành lập các trung tâm tư vấn đại diện thương mại tiếp thị cho ngành may. Các trung tâm này có nhiệm vụ thông tin, nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả, tỷ giá, quy định hải quan, những chính sách thương mại đầu tư của nước nhập khẩu. Đồng thời, tiếp thị tốt hơn bằng cách giới thiệu sản phẩm Việt nam. Tìm hiểu yêu cầu mặt hàng của các nước nhập khẩu, tìm hiểu xu hướng thời trang, cung cấp các thông tin về mẫu mốt có như vậy, các mẫu chào hàng sẽ phong phú và sát nhu cầu thị trường. Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nước và giúp Doanh nghiệp tiếp cận với những nhà nhập khẩu trực tiếp. Các đại diện thương mại cần xúc tiến hơn nữa việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, đặc biệt các đối tác nước ngoài, nâng cao hiệu quả của việc tham gia triển lãm hội chợ. Khi đưa sản phẩm sang giới thiệu tại các hội chợ triển lãm, các Doanh nghiệp cần có sẵn danh mục các đối tác đã được nghiên cứu, chọn lọc từ trước để giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng. - Hỗ trợ cho ngành thời trang, thiết kế, tạo điều kiện để phát triển ngành may trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh. 3. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may. Đầu tư đổi mới công nghệ cho ngành dệt là một đòi hỏi cấp bách không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội. Nhà nước cần dành cho ngành dệt một phần vốn nhất định kể cả vốn ngân sách cấp và vốn vay với lãi suất ưu đãi. Ngành dệt trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu đặc biệt với các mặt hàng cao cấp, mặt hàng có chất lượng cao. Nhà nước cần có chính sách thực sự khuyến khích các Doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, những khó khăn này đã cản trở một phần tới sự phát triển của ngành may. Chính vì vậy ngành dệt may cần phải có sự đầu tư, phát triển mạnh cụ thể như sau: - Có quy hoạch phát triển ngành dệt may trong đó đảm bảo sự cân đối giữa 2 ngành. - Có quy hoạch sắp xếp lại ngành dệt để có thể phối hợp phát huy năng lực hiện có. - Có chính sách thực sự khuyến khích các Doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Kết luận Dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta,là ngành sử dụng nhiều lao động tạo ra nhiều công ăn việc làm nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam xác định ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu nhằm tạo tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động ngày một gia tăng. Chính vì vậy, mà Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành dệt may như: chính sách đầu tư, giảm thuế và các ưu đãi khác. Bên cạnh những thuận lợi được sự hỗ trợ của Chính phủ về đầu tư sản xuất ngành dệt may cũng còn gặp không ít những khó khăn. Trong đó phải nói đến một khó khăn vô cùng quan trọng là thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. Ngoài tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam là EU, Nhật Bản. Nay lại thêm thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn, có thể tạo cho Việt nam phát triển mạnh ngành dệt may xuất khẩu. Từ năm 1994 Việt Nam bắt đầu mở rộng sản phẩm dệt may của mình sang thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn 2,56 triệu USD. Đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã lên tới 900 triệu USD, năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD. Đó là những bước đội phá thành công cho ngành sản xuất dệt may Việt Nam. Thị trường Mỹ vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may cần phải nhanh chóng hơn nữa tìm ra những giải pháp để thâm nhập thị trường Mỹ sâu hơn rộng hơn. Khi Việt nam chính thức là thành viên của WTO thì hạn ngạch hàng dệt may không còn nữa khi đó thị trường Hoa Kỳ là thị trường chủ yếu cho xuất khẩu hàng dệt may Việt nam. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đã là sự thực hiển nhiên và đầy tiềm năng của xuất khẩu Việt nam. Tài liệu tham khảo Sách tham khảo Chính sách và biện pháp quản lý nhà nước về XNK - NXB BTM du lịch Giáo trình Kinh doanh thương mại Quốc tế, Chủ biên PGS.TS Trần Văn Chu Công nghiệp dệt may Việt nam, thực trạng, chính sách và triển vọng- NXB Thống Kê Tạp chí và các tài liệu tham khảo khác 4. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số: 11/2001, 5/2002 5. Tạp chí kinh tế & phát triển số: 11/2001, 5/2002, 59/2002 6. Chiến lược chính sách công nghiệp số: 5/2001 Báo cáo xuất nhập khẩu của Vụ XNK – Bộ thương mại 2002 Tạp chí thương mại số: 14/2001, 23/2001, 10/2002, 3+4+5/2003 9. Lê Thanh Tùng : ' Những trở ngại của hàng dệt may Việt nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ ' - TC KTPT số 126/2001 10. Thời báo kinh tế Việt Nam số: 72/2003 Địa chỉ Internet 11. www.vinaseek.com 12. www. mot.gov.vn 13. www.vnn.vn 14. www.vneconomy.com 15. WWW. vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9396.doc
Tài liệu liên quan