Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với các mặt hàg này là rất cao và đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng đặc biệt là thủy sản, đây là mặt hàng rất nhạy cảm và có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người tiêu dùng. Do đó, chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố hàng đầu và là chìa khóa mở cửa, duy trì danh tiếng về sản phẩm của mình trên thị trường Nhật Bản.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra mà nó còn có ý nghĩa xây dựng uy tín cho nhãn hiệu. Đối với người tiêu dùng Nhật Bản, giá trị của sản phẩm chủ yếu được xác lập bởi danh tiếng của nhãn mác, hoặc nguồn gốc của nứơc sản xuất. Hàng thủy sản của Việt Nam tuy đã tham gia vào thị trường Nhật Bản khá lâu nhưng vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Nhưng nếu chúng ta kiên trì, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì tất yếu chúng ta sẽ xây dựng và củng cố được uy tín cho nhãn hiệu hàng hóa có xuất sứ từ Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng.
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng tỏ hàng thủy sản của ta còn thua kém các đối thủ cạnh tranh, trong khi tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, ấn Độ, InĐônêsia.. khá cao.
2.2. Những nguyên nhân cần khắc phục
Một là, mất cân đối giữa trình độ công nghệ còn thấp và yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường Nhật Bản.
Ngày càng nhiều khách hàng Nhật Bản không chỉ quan tâm đến giá cả và độ tươi như trước (do chỉ mua nguyên liệu là chính). Hiện nay, khách hàng Nhật Bản có những đòi hỏi rất cao về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh, trình độ công nhân, trình độ công nghệ. Do vậy, nếu các doanh nghiệp nâng cấp được điều kiện sản xuất và trình độ quản lý thì sẽ có khác hàng tốt hơn.
Hiện nay, tình trạng cạnh tranh rất gay gắt làm cho các mặt hàng thô không còn giữ ưu thế. Do vậy, nếu ai có điều kiện đầu tư cho sản xuất thì xuất khẩu có hiệu quả hơn, tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn. Nhận thức được điều này nước ta đã chủ động cải tiến từng bước điều kiện sản xuất, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém. Cụ thể là, trình độ công nghệ chế biên thấp hơn các nước trong khu vực, công nghệ chủ yếu là từ Nhật Bản nhưng không hoàn chỉnh.
Đây là một nguyên nhân cố hữu đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Hiện nay, công nghệ chế biển thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chưa phục vụ đắc lực cho chế biến thúy sản xuất khẩu điều này là do:
Các nhà máy chế biền thủy sản không được đầu tư, nâng cấp đổi mới một cách kịp thời
Hệ thống máy móc xuống cấp, các phân xưởng chế biến đã trải qua một thời gian sử dụng rất lâu.
Do đó, hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu sử dụng công nghệ ướp đông làm lạnh dẫn đến hàng có giá trị gia tăng cao thấp. Tình trạng này làm cho chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản chưa cao, cơ cấu đơn giản, diện mặt hàng xuất khẩu hẹp và do đó phải xuất khẩu một phần qua trung gian. Các thị trường trung gian này lại chế biến tiếp và xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cao hơn.
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển: các tàu đánh bắt chỉ có thể lưu nguyên liệu bằng cách ướp đá hoặc ướp lạnh sơ qua nên tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng trước khi chế biến là rất cao.
Hai là, nguồn cung cấp nguyên liệu bấp bênh
Vấn đề nguyên liệu vẫn là khó khăn “trầm kha’’ của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho xuất khẩu hiện nay chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên còn nuôi trồng chỉ chiếm một phần nhỏ. Do đó, nguồn cung cấp nguyên liệu thường không ổn định. Vào mùa vụ chính, nguyên liệu thường chỉ đáp ứng 80-90% khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản thu gom nguyên liệu từ nhiều nguồn như: các cơ sơ thu gom, từ chính các ngư dân. Do đó, nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào sản lượng thủy sản đánh bắt. Mà với các phương tiện đánh bắt hiện nay không cho phép khai thác với sản lượng ổn định.
Ba là, hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu
Hiện nay, chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Mặc dù, có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như tham gia hội chợ thương mại và cử đoàn cán bộ đi khảo sát tại thị trường Nhât Bản. Nhưng nhìn chung các hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa thể coi là hoạt xúc tiến thực sự nếu xét về mặt mục tiêu, lên kế hoạch, áp dụng các hình thức xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này. Nỗ lực bán hàng của bản thân các doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiêp vẫn chưa mở được văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình tại Nhật Bản để tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu thị trường một cách chủ động.
Bốn là, hình thức xuất khẩu đơn giản
Trên thực tế, 30% hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là qua các thị trường trung gian (Singapore, Hồng Kông, Đài Loan). Hàng thuỷ sản xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản chỉ được nhập khẩu qua các Công ty thương mại, Công ty nhập khẩu trong mạng lưới kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản. Như vậy, các bạn hàng Nhật Bản chính của Việt Nam là các Công ty thương mại Nhật Bản. Chỉ có một công ty có thể xuất khẩu trực tiếp sang các siêu thị trên thị trường Nhật Bản.
Như vậy, có thể thấy là hình thức xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn đơn giản, phụ thuộc nhiều vào các thị trường trung gian. Đây là các hình thức xuất khẩu đơn giản nhất được áp dụng trong giai đoạn đầu. Mục tiêu của các nhà xuất khẩu Việt Nam là các hình thức xuất khẩu cao hơn để không phải chia sẻ nhiều lợi nhuận cho các thành phần khác.
Có thể kết luận, mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nếu so sánh với một số nước xuất khẩu thuỷ sản mạnh vào Nhật Bản có tiềm năng giống Việt Nam (Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia ) thì mức độ chênh lệch về trình độ công nghệ và trình độ quản lý là rất lớn. Do vậy, mục tiêu chiến lược để cạnh tranh là đưa công nghệ sản xuất, chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam lên ngang tầm các nước trong khu vực, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu vào Nhật Bản. Để hoàn thành được chiến lược này cần thiết phải có những giải pháp và bước đi cụ thể.
CHƯƠNG III
Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam
sang thị trường Nhật bản
I. Dự báo thị trường thuỷ sản Nhật Bản tới 2005
1. Dự báo về tiêu thụ
Theo dự báo của FAO về tình hình tiêu thụ thuỷ sản thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2005, cung thuỷ sản thế giới vẫn chưa đáp ứng đủ về cầu thuỷ sản. Vì vậy, thị trường thuỷ sản thế giới vẫn rất sôi động. Thị trường thuỷ sản Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Do đặc trưng riêng của thị trường thuỷ sản ở nước này như vừa là nước nhập khẩu vừa là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn, hơn nữa thuỷ sản lại là một loại thực phẩm truyền thống của người dân Nhật Bản. Nên xu hướng tiêu thụ trên thị trường thuỷ sản Nhật Bản có những nét khác. Cũng theo dự báo của FAO thì nhu cầu thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản có xu hướng bão hoà, nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng năm vẫn tăng khoảng 10% (thấp hơn EU và Mỹ) .
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giởi trong thời gian tới. Dự báo năm 2005 kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản sẽ là 25 tỷ USD ( trong khi đó, thị trường EU là 27 tỷ USD và thị trường Mỹ là 12 tỷ USD)
2. Dự báo về thị hiếu tiêu thụ
Tăng tiêu thụ các loại thuỷ sản tươi sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ. Thị trường Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng tăng các loại hải sản ăn liền. Nhu cầu này đang đặc biệt tăng cao do người nội trợ muốn sử dụng các loại thực phẩm có thể chế biến nhanh chóng. Nhưng yêu cầu của họ lại cũng rất cao. Các loại thuỷ sản ăn liền này phải có hương vị đặc sắc như chế biến tại gia.
Do kết quả của cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác. Thị trường thuỷ sản Nhật Bản đang xuất hiện xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, nhà hàng khách sạn . Do đó, thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường này. Tình hình này đòi hỏi phải có những sáng kiến mới trong buôn bán thuỷ sản đặc biệt là bán hàng thuỷ sản trực tiếp.
3. Xu hướng nhập khẩu
Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn tới các dòng nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản sẽ không có nhiều thay đổi. Các nước xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu sang thị trường Nhật Bản vẫn là các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Inđônesia. Do vậy, tình hình cạnh tranh sẽ không có nhiều biến động lớn.
Nhập khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Chúng được nhập khẩu dưới rất nhiều hình thức như tôm đông lạnh , tươi sống, ướp đá, muối hay đã chế biến. Nhưng trong đó nhập khẩu tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản. Như vậy, thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn đối với các nước xuất khẩu tôm nhiều trên thế giơí như ấn Độ, Inđônêsia, Việt Nam
An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ người tiêu dùng có xu hướng khắt khe hơn. Đặc biệt là sau rất nhiều vụ việc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới vừa qua như bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng của động vật ở Anh. Trong năm 2000, ở Nhật Bản xảy ra nhiều vụ việc về thực phẩm ứ vụ, như công ty thực phẩm Kikkoman đã phải thu hồi hàng trăm hộp nước sốt cà chua vì bị phát hiện có chứa thuỷ tinh trong một số hộp; hàng trăm hộp cháo ăn liền bị thu hồi vì chứa nhện; 610000 chai nước ngọt và bia của hãng Kirim bị thu hồi vì bị phát hiện có ruồi trong một số chai; đặc biệt là vụ sữa Snow có chứa độc tố làm hơn 14000 người bị ngộ độc và đến nay nhà máy này đang bị tạm đóng cửa. Do đó, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Điều này, sẽ càng gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thuộc các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Nó sẽ là rào cản vô hình rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản phải luôn đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
Đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ trước tới nay, người Nhật Bản thường đánh giá chất lượng dựa vào cảm quan như độ tươi, kích cỡ, màu sắc… Nhưng hiện nay, chính phủ Nhật Bản cũng đang khẩn trương ban hành các văn bản mới bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
4. Dự báo về giá
Trên thị trường Nhật Bản cung vẫn chưa đáp được cầu về thuỷ sản, do đó lực lượng quyết định giá cả trên thị trường không phải là các nhà phân phối Nhật Bản mà phụ thuộc vào cung thuỷ sản vào thị trường này. Theo dự báo của FAO từ nay đến 2005, giá thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ tăng 2 - 3%. Tuy nhiên, mức giá sẽ không tăng cao do :
Thứ nhất, thuỷ sản là mặt hàng dễ thay thế bằng các thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, thịt lợn.
Thứ hai, các nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản vẫn sẽ sử dụng giá như một vũ khí cạnh tranh chủ yếu.
II. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tới 2005
1. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Nhật Bản
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động cơ bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Chính nó là phương tiện, là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và phổ biến. Việc mở rộng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng để tăng thu nhập ngoại tệ cho nền tài chính, để phục vụ nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách thương mại của nước ta hiện nay. Chúng ta đang thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, lấy nhu cầu của thị trường thế giới làm mục tiêu sản xuất cho nền sản xuất trong nước, cải tạo và chuyển dịch nền kinh tế quốc gia để thích ứng với những đòi hỏi của thị trường thế giới, đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh của mình. Chính vì vậy, mỗi cơ hội để có thể xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta sang Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển, Việt Nam cần phải thực hiện CNH-HĐH đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập máy móc và thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều kênh khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ ....Các nguồn vốn nhận được từ những hình thức này đều rất quan trọng nhưng, cuối cùng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Do đó, nguồn vốn quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình CNH-HĐH là khối lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu.
Là một thị trường lớn, đầy tiềm năng với kim ngạch nhập khẩu khổng lồ chiếm tỷ trọng cao trong thị phần thế giới. Nhật Bản thực sự là “miền đất hứa” cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chúng ta biết cách xâm nhập vào thị trường rộng lớn này một cách có hiệu quả, thì chúng ta có thể có trong tay một lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay, Nhật Bản cơ bản đã thực hiện xong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế thông tin. Một mặt, họ đang tích cực tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu dịch vụ, hàng công nghệ cao. Mặt khác, họ khuyến khích nhập khẩu những hàng hóa cần nhiều lao động từ các nước khác tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước để dân chúng Nhật Bản có thể mua hàng với giá dẻ hơn, chất lượng cao hơn. Do vậy, đây là cơ hội lớn cho những nước có lợi thế so sánh như Việt Nam
2. Kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản của một số công ty đã thành công trên thị trường Nhật Bản
2.1. Công ty GreenLand quốc tịch Anh
Công ty này đã thành lập được một chi nhánh của mình tại Nhật Bản tên là Royal Greenland Japan vào năm 1995. Để có được kết quả này vào năm 1987 công ty đã mở một văn phòng đại diện của công ty mình tại Nhật Bản và nó chính là tiền thân của chi nhánh này.
Các sản phẩm mà chi nhánh này nhập vào từ công ty mẹ sang thị tường Nhật Bản gồm hơn 10 loại trong đó có hai loại chính là ama-ebi(tôm) và cá. Sở dĩ tôm là mặt hàng xuất khẩu chính vì công ty này nhận thấy rằng tôm là sản phẩm thuỷ sản chính được tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản.
Nói về bí quyết thành công của công ty tại thị trường Nhật Bản ông giám đốc đã đúc kết rằng đó là nhờ vào chiến lược hướng vào người tiêu dùng của Nhật Bản. Mà cụ thể đó là phải hiểu được những đòi hỏi tiêu chuẩn mang tính đặc thù trong tiêu thụ hàng thuỷ sản của người Nhật Bản như cỡ sản phẩm phải đồng bộ, hình dáng đẹp, màu sắc tươi, hương vị phải đảm bảo. Và công ty đã trú trọng vào những sản phẩm thuỷ sản mang được những đặc trưng này mà ít dần chú ý nhiều vào các nhân tố khác mà người Nhật Bản ít quan tâm như sản phẩm được sản xuất ra như thế nào.
2.2. Công ty Icicle Seafood, quốc tịch Mỹ
Thành lập năm 1984.
Chi nhánh của công ty này chuyên nhập các sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ Bắc Mỹ như salmon, cua, cá trích, cá sable của công ty mẹ để bán trên thị trường Nhật Bản. Trước đây, công ty mẹ của nó cũng đã xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nhưng qua các nhà nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản.
Nhiệm vụ lúc đầu của chi nhánh là thu thập thông tin về thị trường và liên hệ thị trường với các nhà nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản. Và sau này mới là phát triển mạnh việc nhập khẩu hàng thuỷ sản của công ty mẹ. Và công ty này nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của họ tăng lên rõ ràng so với thời gian trước đây. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu cả hàng thuỷ sản của các công ty nước ngoài khác để bán trên thị trường Nhật Bản
2.3. Công ty American Seafood, quốc tịch Mỹ
Thành lập năm 1996.
Chi nhánh của công ty tại Nhật chuyên nhập khẩu từ công ty mẹ để bán trên thị trường Nhật Bản. Đây cũng là một công ty khá trẻ trên thị trường Nhật Bản.Lý do để công ty này đặt chi nhánh tại thị trường Nhật Bản là vì đây là cách hiệu quả nhất để nắm được nhu cầu của người tiêu dùng và phản ứng của họ với sản phẩm của công ty, để từ đó có được chất lượng xuất khảu phù hợp. Và theo công ty này, một chi nhánh dưới dạng một công ty sẽ hoạt động có hiệu quả hơn một văn phòng đại diện rất nhiều trên thị trường Nhật Bản .
3. Định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Chương trình xuất khẩu thuỷ sản tới 2005 được Chính phủ thông qua tháng 12/1998. Theo đó, trong thời gian tới Nhật Bản sẽ vẫn là một trong ba thị trường xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản là khá ổn định, có xu hướng bão hoà, không tăng mạnh. Mở rộng thị phần của Việt Nam trên thị trường này không phải là dễ. Do đó, trong thời gian tới sẽ cố gắng củng cố thị phần của mình trên thị trường này và hông ngừng tăng kim ngạch xuất khẩu. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cụ thể như sau:
3.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản mới được thành lập. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản không ngừng cải tiến các điều kiện sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Cùng với một số điều kiện khác, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản và cũng hoàn toàn có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Theo định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới 2005 đã được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của Việt Nam là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đạt 700 triệu USD. Dự báo từ nay đến năm 2005, Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 32 -34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
3.2. Đa dạng hoá cơ cấu hàng xuất khẩu
Thị trường thuỷ sản Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản. Đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản là một xu hướng tất yếu để tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đa dạng hoá cơ cấu sẽ tăng được khối lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu và dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu.
Mục tiêu của chúng ta là phát triển thêm nhiều mặt hàng mới cho xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Phương hướng đa dạng hoá cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng tỷ trọng xuất khẩu đồ hộp thuỷ sản, trong đó đặc biệt là tăng tỷ trọng hàng thuỷ sản tươi sống, giảm tỷ trọng hàng đông lạnh và hàng đã qua sơ chế. Vì trên thị trường thuỷ sản Nhật Bản, hàng thuỷ sản tươi sống giá thường cao hơn các loại khác từ 20 - 25%.
Thứ hai, tăng tỷ trọng hàng thuỷ sản cao cấp và hàng thuỷ sản ăn liền
Sự đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng rất phù hợp với xu hướng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Sự thay đổi này tạo tiền đề để duy trì và phát triển một thị trường nhập khẩu thuỷ sản lâu dài của ngành thuỷ sản Việt Nam.
3.3. Phấn đấu tăng giá bán
Hiện nay giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thường chỉ bằng 70% giá Inđônêsia hay Thái Lan. Mục tiêu phấn đấu tăng giá bán hàng thuỷ sản là mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhưng nó đòi hỏi một sự đầu tư lớn cả về vật chất cũng như tâm sức.
Cụ thể, Việt Nam phấn đấu tăng giá bán bằng cách đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu như đã trình bày ở trên. Nghĩa là, để tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu như đồ hộp thuỷ sản , thuỷ sản ăn liền, thuỷ sản tươi sống giá trị cao.
Đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, nhưng chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là phải đạt và giữ được các tiêu chuẩn về chất lượng để được thị trường chấp nhận và thu hút được khách hàng đối với sản phẩm của mình.
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Căn cứ vào dự báo xu hướng thị trường thuỷ sản Nhật Bản thời gian tới 2005 cũng như dựa trên những tiềm năng có thể khai thác trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Có thể thấy rằng, chiến lược lâu bền để xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản là nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng dần những loại có giá trị có giá trị gia tăng cao. Dưới góc độ là một sinh viên kinh tế em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian trung hạn tới như sau:
1. Một số giải pháp về phía doanh nghiệp
1.1. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản
Có một tư duy kinh tế rất phổ biến đó là cần sản xuất và bán những gì thị trường cần chứ không phải những gì mình có. Nhìn vào cơ cấu hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản như đã trình bày ở phần trên có thể thấy rằng, ta chủ yếu chỉ xuất được những mặt hàng mà ngành thuỷ sản Việt Nam có tiềm năng chứ chưa đáp ứng được nhu cầu cực kỳ đa dạng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản. Do vậy, cần tăng cường tìm hiểu thị trường Nhật Bản để nắm bắt kịp thời nhu cầu, đặc trưng, xu hướng của thị trường này.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lâu đời của Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có và duy trì được những mối quan hệ nhất định với các bạn hàng Nhật Bản. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì việc tìm kiếm và mở rộng số lượng các bạn hàng Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa cao và chưa có hiệu quả. Các doanh nghiệp thường tìm kiếm bạn hàng một cách thụ động mà chủ yếu thông qua các tổ chức về thuỷ sản của Việt Nam, qua các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Việt Nam cũng như tại Nhật, qua JETRO hoặc các nhà môi giới. Rõ ràng là, qua các tổ chức sẽ có độ trễ về thời gian và không phải lúc nào tham gia hội chợ cũng có thể tìm kiếm được bạn hàng ngay. Các hình thức này chỉ tỏ ra có hiệu quả trong thời gian đầu xâm nhập thị trường khi mà cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu Nhật Bản chưa hiểu biết nhiều về thị trường của cả hai bên. Nhưng hình thức này cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính. Song về lâu dài nó không tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, các tổ chức thương mại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cần thiết phải chủ động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ:
Thứ nhất, cần thúc đẩy nhanh việc thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản. Qua đó, các doanh nghiệp có thể giao dịch trực tiếp với các bạn hàng và có thể cập nhật được thông tin về các yêu cầu cụ thể của thị trường. Tuy nhiên, để thành lập văn phòng đại diện không phải là dễ đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu đàn cần đi tiên phong.
Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần phát huy hình thức như gửi cataloge, băng hình, hoặc qua thương mại điện tử... Vì theo các báo cáo của JETRO thì xuất khẩu trực tiếp bằng các hình thức này đang được đánh giá là thành công tại thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, cần chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu về lĩnh vực xuất khẩu. Đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cương khả năng tìm kiếm bạn hàng và tránh thua lỗ trong kí kết hợp đồng.
Thứ tư, Việt Nam là một thành viên của ASEAN mà trong khối ASEAN có những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn sang thị rường Nhật Bản như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Do vậy, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của các nước có khả năng xuất thuỷ sản mạnh sang thị trường Nhật Bản để học tập kinh nghiệm của họ. Sự hợp tác này có thể thông qua các chương trình hợp tác ở cấp Chính phủ giữa các nước thành viên hoặc trực tiếp giữa các doanh nghiệp.
1.2. Nâng cao chất lượng chất lượng sản phẩm, tăng cường áp dụng các hệ thống chất lượng ISO, HACCP
1.3.1 Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hàng thủy sản đó chính là chất lượng nguyên liệu chế biến. Hiện nay, chất lượng nguyên liệu chế biến chưa cao do công tác bảo quản sau thu hoạch còn kém, công nghệ chế biến nguyên liệu không đạt yêu cầu. Do vậy chất lượng nguyên liệu chưa cao và tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng thủy sản.
Hiện nay, nhóm hàng đông lạnh sơ chế chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu. Mặt hàng có giá trị và hiệu quả thấp, các nước thường mua để tái chế ra những thành phẩm có giá trị và hiệu quả cao hơn nhiều. Do đó, từ nay đến năm 2005 tỷ trọng giá trị xuất khẩu khối các mặy hàng đông lạnh giảm xuống dưới 70%, trong đó tôm đông lạnh chiếm khoảng 50%, cá đông lạnh chiếm khoảng 10%, mực và các loại khác chiếm 10%. Nhóm mặt hàng có giá trị gia tăng với giá trị và hiệu quả cao hiện nay chiếm tỷ trọng còn thấp. Từ nay đến năm 2005 tăng các mặt hàng có giá trị gia tăng lên trên 20%, đồng thời phải mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng, gắn liền với chế biến kinh doanh các mặt hàng tiêu thụ trong nước.
Để đạt được kết quả trên thì trước hết đầu vào phải được đảm bảo, tức là chất lượng nguyên liệu chế biến phải được nâng cao. Phải có biện pháp bảo quản, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn chất lượngtrong quá trình vận chuyển, giảm thất thu sau thu hoạch.
Chất lượng mà cụ thể là hương vị của sản phẩm như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, nguồn nguyên liệu cho thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là từ khai thác ngoài khơi và một phần từ nuôi trồng. Hơn nữa, nước ta lại có khí hậu nóng ẩm nên nguyên liệu dễ bị hư hỏng. Vì vậy, đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch là cực kỳ quan trọng. Nếu chỉ trú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến mà quên đi đặc điểm này của nghành thuỷ sản Việt Nam thì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thuỷ sản. Bảo quản sau thu hoạch không chỉ đảm bảo chất lượng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu mà còn tiết kiệm được chi phí do tận dụng được tối đa nguyên liệu đầu vào.
1.3.2. áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với các mặt hàg này là rất cao và đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng đặc biệt là thủy sản, đây là mặt hàng rất nhạy cảm và có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người tiêu dùng. Do đó, chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố hàng đầu và là chìa khóa mở cửa, duy trì danh tiếng về sản phẩm của mình trên thị trường Nhật Bản.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra mà nó còn có ý nghĩa xây dựng uy tín cho nhãn hiệu. Đối với người tiêu dùng Nhật Bản, giá trị của sản phẩm chủ yếu được xác lập bởi danh tiếng của nhãn mác, hoặc nguồn gốc của nứơc sản xuất. Hàng thủy sản của Việt Nam tuy đã tham gia vào thị trường Nhật Bản khá lâu nhưng vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Nhưng nếu chúng ta kiên trì, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì tất yếu chúng ta sẽ xây dựng và củng cố được uy tín cho nhãn hiệu hàng hóa có xuất sứ từ Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng.
Trên thực tế, do bị ràng buộc bởi các cam kết đa phương và song phương, nhỉều nước phát triển trong đó có Nhật Bản đã tìm đến yếu tố “môi trường” như một cứu cánh cho chính sách bảo hộ, cố tình tạo nên những hàng rào phi thuế để ngăn cản hàng hóa từ các nước đang phát triển. Vì vây, việc xem xét để đưa ISO 14.000 vào áp dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng là điều rất cần thiết.
Hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point – Phân tích nguy cơ và kiếm soát các khâu trọng yếu) là hệ thống tiêu chuẩn được thiết kế riêng cho công nghệ thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm. Hệ thống HACCP chỉ có tính chất bắt buộc đối với các công ty chế biến thực phẩm tại những lãnh thổ thừa nhận HACCP như Nhật Bản. Các công ty nước ngoài không có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về HACCP. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trên danh nghĩa còn trên thực tế nhà nhập khẩu của Nhật Bản mua nguyên liệu từ nước ngoài thì họ phải chịu trách nhiệm về nguyên liệu đó theo nguyên tắc HACCP kể từ khi hàng đến cửa khẩu, cơ chế này buộc họ phải đòi hỏi các nhà xuất khẩu nước ngoài tuân thủ các nguyên tắc về HACCP. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nếu muốn duy trì và nâng cao thị phần của mình thì không còn cách nào khác là phải ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất.
1.3. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng ngày càng được trú trọng, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trên thị trường Nhật Bản, chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Vậy làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong điều kiện trình độ công nghệ kém phát triển? Tăng cường năng lực công nghệ chế biến chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường Nhật Bản.
Trong những năm tới mặt hàng thủy sản đông lạnh vẫn chiếm đại bộ phận. Do đó cần đầu tư, đổi mới công nghệ hệ thống đông lạnh, trước hết là thiết bị cấp đông; kho đông và nước đá.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm thuỷ sản luôn là vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đầu tư vào công nghệ chế biến là một vấn đề chiến lược. Như phần dự báo ở trên, Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị đưa tiêu chuẩn HACCP áp dụng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. Vì vậy, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP là giải pháp cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ HACCP thì các doanh nghiệp khác cần tích cực đẩy nhanh quá trình áp dụng tiêu chuẩn này.
1.4 Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản
Đây là cách mà nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản đã áp dụng thành công đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Vì nó giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản một cách tốt nhất. Với tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì rất cần áp dụng biện pháp này. Các chuyên gia sẽ tư vấn về chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp về mặt công nghệ để đạt được chất lượng theo yêu cầu đặt ra
Một vấn đề đặt ra là chi phí cho các chuyên gia này không thấp chút nào. Hiện nay, chính phủ Nhật Bản có các chương trình cử chuyên gia của tổ chức hợp tác và phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC - Japan Oversea Development Corporation) sang giúp đỡ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn trên thị trường Nhật Bản. Các đoàn này sẽ làm việc với Chính phủ và sau đó là xuống tận các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tận dụng tốt cơ hội này để tiếp xúc với các chuyên gia Nhật Bản. Ngoài ra, còn có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản để sử dụng hình thức trên, vì hiện nay các công ty Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư vào các vùng đánh bắt thuỷ sản ở các nước khác và sau đó lại xuất chính các sản phẩm này về thị trường chính quốc.
1.5. Mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để đáp ứng các đơn hàng lớn
Có một thực tế là trong khi kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ lỡ các cơ hội lớn khi họ không có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Mà các đơn đặt hàng lớn là một trong những đặc trưng cơ bản trong kinh doanh với đối tác Nhật Bản. Bởi bản thân Nhật Bản là một thị trường lớn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc với thị trường Nhật Bản do không đủ khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn, năng lực tiếp thị còn kém. Do quy mô của các công ty nhỏ nên xuất khẩu chủ yếu là qua trung gian, để có thể nâng cao khả năng thâm nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh thì các công ty phải mở rộng hợp tác, liên kết với nhau tạo thành sức mạnh chung, hỗ trợ cùng phát triển bằng quan hệ kinh tế, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, nếu đứng riêng rẽ thì khó có thể duy trì tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Trong thời gian qua ở nước ta các doanh nghiệp thường hợp tác với nhau bằng phương thức ký các hợp đồng kinh tế đối với từng vụ việc cụ thể hoặc bằng hình thức xuất khẩu ủy thác có nhu cầu. Các hình thức này có tác dụng trong một số việc cụ thể và trong một thời gian nhất định, nhưng không ổn định và gắn bó lâu dài. Gần đây một số doanh nghiệp ra nhập Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng tạo ra một hình thức hợp tác, liên kết thiết thực và hiệu quả.
Tóm lại, những giải pháp đã nêu ở trên đều đòi hỏi ở mỗi doanh nghiệp một sự nỗ lực cao. Để thực hiện được thành công những mục tiêu của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một chiến lược dài hạn và tổng thể cho xuất khẩu hàng thuỷ sản của mình sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ phải xem xét khả năng của mình kết hợp với xu hướng của thị trường để xác định những bước đi hợp lý phù hợp với điều kiện và lợi ích của doanh nghiệp. Chỉ có một chiến lược dài hạn mới giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, biết được tiến độ đã đạt được và cần phải làm gì ở giai đoạn tiếp theo.
2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Thị trường Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên các doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn về vốn, về thị trường. Mà thị trường Nhật Bản lại là một thị trường rất khó tính và có nhiều đặc thù riêng biệt. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, ngoài sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ phía Chính phủ là một nhân tố cực kì quan trọng. Do đó, Chính Phủ cần phải có những chính sách và chiến lược cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.
2.1 Xúc tiến nhanh quá trình ký kết thoả thuận về việc chính phủ Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt Nam quy chế MFN đầy đủ
Hiện nay, Nhật Bản mới chỉ dành cho Việt Nam chế độ thuế nhập khẩu MFN trong khi đó trước đây hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chịu thuế xuất là 0%, nên chế độ này không tạo thêm thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Chính phủ vẫn cần đẩy mạnh đàm phán để Nhật bản dành cho Việt Nam quy chế MFN đầy đủ trên tất cả các phương diện có liên quan đến quản lý nhập khẩu chứ không chỉ riêng thuế nhập khẩu.
2.2 Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản
Để đạt phương hướng lớn trong xuất khẩu thuỷ sản như trên thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ của nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất, chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt phát triển nuôi tôm sú, tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao). Vấn đề khai thác được tiềm năng nói trên đến mức độ nào phụ thuộc lớn vào khả năng quản lý cũng như năng lực và trình độ công nghệ của nghề cá Việt Nam. Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang diễn ra một cách tự phát, không có quy hoạch. Người dân thường chỉ nuôi những loại đang có khả năng xuất khẩu cao (ví dụ như nuôi tôm xuất khẩu). Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản còn là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhiều người nuôi trồng trước đây làm nông nghiệp nay mới chuyển sang nghề này. Nên kỹ thuật nuôi trồng kém, vật nuôi thường chết hàng loạt, hoặc nhiễm bệnh, hoặc không đạt chất lượng xuất khẩu. Như vụ tôm nuôi chết hàng loạt ở các tỉnh miền Đông Nam bộ vừa qua là một minh chứng cụ thể.
Vì vậy, để khai thác tiềm năng nguyên liệu còn rất lớn này cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và bản thân Nhà nước cũng phải thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thoả đáng để cải tiến kỹ thuật đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
2.3 Tăng cường hỗ trợ tín dụng khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
Thứ nhất, miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản
Trong tình hình hiện nay, giảm giá xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản là vũ khí cạnh tranh rất hiệu quả. Hiện nay giảm ngay chi phí sản xuất để giảm giá bán đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó. Do đó, hỗ tín dụng của Nhà nước là rất cần thiết. Việc Nhà nước không đánh thuế đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ 15/2/1998 là một chính sách hợp lý và kịp thời. Tuy nhiên, Nhà nước cần hoàn trả 100% thuế nhập khẩu các trang thiết bị được đầu tư đổi mới công nghệ chế biến thuỷ sản. áp dụng linh hoạt các chính sách về thuế sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh
về giá trên thị trường Nhật Bản.
Thứ hai, Tăng cường tài trợ cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Vấn đề tài trợ xuất khẩu là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới đều có sự hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp của mình. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thì sự hỗ trợ này lại càng cần thiết hơn. Nhu cầu tài trợ xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản bao gồm :
Tài trợ trước khi giao hàng: Do đặc thù của ngành thuỷ sản là nguyên liệu có tính thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu cần thiết phải nhập khẩu.
Tài trợ trong khi giao hàng: Giúp các doanh nghiệp được giảm bớt một phần chi phí lưu kho và có thể chào hàng với giá cạnh tranh hơn.
Tài trợ sau khi giao hàng: Giúp các nhà xuất khẩu tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi bán hàng với thời hạn thanh toán là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và hạn chế rủi ro phát sinh trong giao dịch ở lại.
Thứ ba, đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu
Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng thủ tục hải quan vẫn là mối lo của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngay cả những mặt hàng xuất khẩu được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu và các mặt hàng gia công xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần có sự chỉ đạo chặt chẽ đối với các cơ quan hải quan nhằm giảm bớt các thủ tục không cần thiết gây khó khăn cho hoạt đọng xuất khẩu thủy sản.
2.4. Thu hút đầu tư từ Nhật Bản với lý do xuất khẩu trở lại
Hiện nay, các nước đang phát triển chiếm tới hơn 50% lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản (riêng khu vực châu á khoảng 36%), phần nhiều trong số này được sản xuất từ các nhà máy chuyển giao từ Nhật Bản (Sách tổng quan về nền kinh tế Nhật Bản 2000 - JERTO). Khi các doanh nhân Nhật Bản đầu tư vào các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam, họ sẽ là người tư vấn cho các doanh nghiệp đạt được yêu cầu chất lượng, mẫu mã, bao bì đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản một cách tốt nhất. Đồng thời, họ cũng giúp ta giảm chi phí sản xuất bằng việc cung cấp công nghệ phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn đúng như thị trường Nhật Bản yêu cầu. Và có thể họ sẽ mua lại sản phẩm luôn. Bằng cách này, giúp doanh nghiệp giải quyết cả hai vấn đề đó là chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có sự giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng và giải quyết thoả đáng các yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Đặc biệt, cần dành những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư vào các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
Kết luận
Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1995 đến nay và xét trong bối cảnh thị trường hiện nay cho thấy, trong những năm tới cạnh tranh trên thị trường thủy sản Nhật Bản ngày càng gay gắt. Mặc dù, bằng những nỗ lực của bản thân, các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, hàng thủy sản của nước ta đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Nhật Bản.Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của nước ta vẫn chưa cao do chất lượng sản phẩm thấp, chủng loại ít, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu là do khâu sản xuất và chế biến, sản xuất còn nhỏ, kỹ thuật nuôi trồng và khai thác thủy sản chưa cao, sản phẩm có ít giá trị gia tăng, còn nhiều sản phẩm tạp ít giá trị xuất khẩu. Trong nhiều khâu chế biến, các nhà máy chế biến chưa được đầu tư thích đáng nên nhiều công nghệ còn lạc hậu, do đó sản phẩm có chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Chính những yếu kém trong khâu sản xuất và chế biến là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khả năng cạnh tranh chưa cao của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Lợi thế so sánh, xét cho cùng cũng chỉ là tiềm năng quốc gia, nó sẽ không thể trở thành lợi ích nếu không có một chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và cơ chế thực hiện triệt để. Do đó, đề tài “ Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp” với một hệ thống những giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích và đánh giá những thành công cũng như luận giải những mặt hạn chế, hy vọng phần nào giải quyết được những vướng mắc đang tồn tại trong tổ chức, quản lý sản xuất và xuất khẩu góp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới để trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu vào Nhật Bản xứng đáng với tiềm năng phát triển của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Marketing quốc tế- ĐHKTQD - Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
2. Giáo trình kinh doanh quốc tế -ĐHKTQD – Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
3. Kinh tế học quốc tế - ĐHKTQD – Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
4. Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế - ĐHKTQD – Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế (NXB Giáo Dục – 1998)
5. Nhật Bản ngày nay – Hiệp hội quốc tế về Thông tin và Giáo dục Nhật Bản (1999)
6. Kinh doanh với Nhật Bản – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2001)
7. Hồ sơ một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam – Mặt hàng thuỷ sản (Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại – 2000)
8. Life style of Japanese 2001 (JETRO)
9. Trends and outlook of Japanese economy 1998,1999,2000, 2001 – JETRO
10. Guide to JIS , JAS marking system -JETRO
11. Handbook for Agricultural and Fishery products import regulation – 2000 –JETRO
12. White papers on international trade 1998, 1999, 2000, 2001 - JETRO
13. Bản tin Thương mại Thuỷ sản - Trung tâm thông tin Thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản
Số 1, 24 năm 1998
Số 1, 24 năm 1999
Số 1, 24 năm 2000
Số 1, 24 năm 2001
14. Tạp chí Thương mại Thuỷ sản năm 2000, 2001
15. Diễn đàn doanh nghiệp
Số 6,12 năm 1999
Số 2,15 năm 2000
16. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản năm 1999, 2000, 2001
17. Thời báo kinh tế Việt Nam số 44 năm 1999, đặc san năm 1999, 2000, 2001
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I : hoạt động xuất khẩu –những vấn đề lý luận cơ bản 3
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
II. Nội dung và các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6
1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 6
1.1. Nghiên cứu thị trường 6
1.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 6
1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 7
1.4. Đàm phán và ký kết 7
1.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 8
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10
2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10
2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11
2.3. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 11
2.4. Xuất khẩu tại chỗ 12
2.5. Gia công quốc tế 12
2.6. Buôn bán đối lưu 12
2.7. Tạm nhập tái xuất 13
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 14
1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 14
1.1. Môi trường luật pháp 14
1.2. Môi trường chính trị 15
1.3. Môi trường kinh tế 15
1.4. Môi trường cạnh tranh 16
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
2.1. Trình độ quản lý 17
2.2. Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu 17
2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường 18
2.4. Các yếu tố khoa học cộng nghệ 18
IV. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam 19
Chương II : Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản từ năm 1995 đến nay 21
I. Vài nét về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 21
II. Giới thiệu khái quát về môi trường kinh doanh của Nhật Bản
và tình hình xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản 22
1. Môi trường doanh ở Nhật Bản 22
1.1. Môi trường kinh tế 22
1.2. Quy định luật pháp đối với hàng nhập khẩu 24
1.3. Hệ thống phân phối 25
1.4. Thói quen tiêu dùng một số mặt hàng của người dân Nhật Bản 26
1.5. Thuế nhập khẩu một số mặt hàng vào Nhật Bản 27
2. Thị trường thủy sản của Nhật Bản 29
2.1. Đôi nét về thủy sản Nhật Bản 29
2.2. Tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở Nhật Bản 31
2.3. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 32
2.4. Hệ thống phân phối thủy sản 35
2.5. Những điều cần chú ý khi thâm nhập vào thị trường thủy sản
Nhật Bản 36
3. Tình hình xuất khẩu hàng hóa vào thị trừơng Nhật Bản 38
III. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 40
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 40
2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản 41
3. Phân tích cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu 45
4. Tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của hàng thủy sản
của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 47
5. Hình thức xuất khẩu 51
IV. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản 52
1. Thành công 52
Một là, duy trì được thị trương trong tình hình khó khăn 52
Hai là, chất lượng thủy sản xuất khẩu được cải thiện 52
2. Tồn tại và những nguyên nhân cần khắc phục 53
2.1. Tồn tại 53
Một là, thiếu thông tin về thị trường thủy sản Nhật Bản 53
Hai là, cơ cấu xuất khẩu đơn giản 54
Ba là, sản phẩm của nước ta chưa có được hình ảnh tốt trên thị trường
Nhật Bản 54
Bốn là, khả năng cạnh tranh về giá giảm 55
Năm là, mặt hàng thủy sản của nước ta chưa đa dạng, giá trị sản phẩm
và giá trị gia tăng chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh 56
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 57
Một là, mất cân đối giữa trình độ công nghệ còn thấp và yêu cầu chất
lượng ngày càng cao của thị trường Nhật Bản 57
Hai là, nguồn cung cấp nguyên liệu bấp bênh 58
Ba là, hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu 58
Bốn là, hình thức xuất khẩu đơn giản 58
Chương III: định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 60
I. Dự báo thị trường thủy sản nhật bản tới năm 2005 60
1. Dự báo về tiêu thụ 60
2. Dự báo về thị hiếu tiêu thụ 60
3. Dự báo về xu hướng nhập khẩu 61
4. Dự báo về giá 62
II. Định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản tới năm 2005 63
Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường
Nhật Bản 63
Kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản của một số công ty đã thành
công trên thị trường Nhật Bản Tăng kim ngạch xuất khẩu 64
2.1. Công ty Greenland quốc tịch Anh 64
2.2. Công ty Icicle Seafood quốc tịch Mỹ 65
2.3. Công ty American Seafood quốc tịch Mỹ 65
3. Định hướng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản 65
3.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu 66
3.2. Đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu 66
3.3. Phấn đấu tăng giá bán 67
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thủy sản của Việt nam vào thị trường nhật bản 67
1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 67
1.1. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản 68
1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến 69
1.3. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến, tăng cường áp dụng
các hệ thống chất lượng ISO, HACCP 70
1.4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản 72
1.5. Mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để đáp ứng các đơn hàng lớn 73
2. Một số kiến nghị với Nhà nước 74
2.1.Xúc tiến nhanh quá trình ký kết thỏa thuận về việc Chính phủ
Nhật Bản dành cho hàng hóa Việt Nam quy chế MFN đầy đủ 74
2.2. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng
thủy sản 75
2.3. Tăng cường hỗ trợ tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản sang
Nhật Bản 75
2.4. Thu hút đầu tư từ Nhật Bản với lý do xuất khẩu trở lại 77
Kết luận 78
danh mục các từ tiếng anh
L/C : Letter of Credit - Thư tín dụng
EU: Europe Union - Liên minh Châu âu
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
JIS : Japan Industrial Standard – Tiêu chuẩn chất lượng Công nghiệp Nhật Bản
JAS : Japan Agricultural Standard- Tiêu chuẩn chất lượng Nông nghiệp Nhật Bản
MITI : Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản
MFN : The Most Favourable Nation – Quy chế tối huệ quốc
ASEAN : The Association of South East Asia Nations – Hiệp hội các nước Đông Nam á
WTO : World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
JETRO – Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản
VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
HACCP : Hazard Analysis Critical Control Point – Phân tích nguy cơ và kiếm soát các khâu trọng yếu
FAO: Tổ chức Lương thực thế giới
ISO : International Standard Organization
JODC : Japan Oversea Development Corporation – Tổ chức phát triển hải ngoại Nhật Bản
Danh mục các bảng biểu
Trang
I. Danh mục các bảng
Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990-2001 22
Bảng 2 : Tỷ giá hối đoái giữa JPY/USD từ năm 1990- 2001 23
Bảng 3 : Thuế nhập khẩu của một số mặt hàng thủy sản vào Nhật Bản 28
Bảng 4 : Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ 1990 – 2001 33
Bảng 5 : Những nước đã có nạn dịch tả 37
Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu mười mặt hàng chính của Việt Nam sang
Nhật Bản từ năm 1998 – 2001 39
Bảng 7 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản từ
1997-2001 42
Bảng 8 : Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của các thị trường lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 1998 – 2001 44
Bảng 9 : Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang
Nhật Bản từ 1998 – 2001 46
Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu tôm cua 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất
vào thị trường Nhật Bản từ năm 1998 – 2001 48
Bảng 11: Giá xuất khẩu tôm của 5 nước xuất khẩu tôm nhiều nhất sang
Nhật Bản từ 1998 – 2001 50
II. Danh mục các biểu
Biểu đồ 1 : Trình tự quá trình thực hiện hợp đồng 8
Biểu đồ 2 : Hình thức xuất khẩu thứ nhất 13
Biểu đồ 3 : Hình thức chuyển khẩu 14
Biểu đồ 4 : Kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản 25
Biểu đồ 5 : Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ 1990 – 2001 33
Biểu đồ 6 : Dòng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản 34
Biểu đồ 7 : Kênh phân phối thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản 35
Biểu đồ 8 : Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của các thị trường lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 1998 -2001 42
Biểu đồ 9 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản từ
1997 – 2001 so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta 44
Biểu đồ 10 : Thị phần của 5 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường 49
Nhật Bản năm 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0403.doc