Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1/ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG 1.1.1/ Vấn đề xuất khẩu lao động thoe học thuyế Mác 1.1.2/ Chính sách đối với thị trường lao động việc làm của một số nước 1.2/ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1/ Khái niệm 1.2.2/ Nội dung 1.2.3/ Các hình thức xuất khẩu lao động 1.2.4/ Đặc điểm của xuất khẩu lao động 1.2.5/ Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động 1.2.6/ Rủi ro,hạn chế và lợi ích trong xuất khẩu lao động 1.2.7/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động 1.3/ NHÌN NHẬN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG THỜI GIAN QUA 2.1/ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2.1.1/ Cơ cấu dân số Việt Nam 2.1.2/ Đặc điểm của lao động Việt Nam 2.1.3/ Cơ cấu lao động Việt Nam 2.2/ CÁC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG 2.3/ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 2.3.1/ Giới thiệu sơ lược về thị trường Trung Đông 2.3.2/ Lao động nước ngoài tại Trung Đông 2.3.3/ Mối quan hệ Việt Nam- Trung Đông 2.4/ VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG 2.4.1/ Vì sao? 2.4.2/ Thực trạng xuất khẩu laod dộng Việt Nam sang Trung Đông những năm qua 2.4.3/ Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang Trung Đông 2.4.4/ Kết quả đạt được 2.4.5/ Những khó khăn, tồn tại trong việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông 2.4.6/ Nguyên nhân của những tồn tại trên CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP 3.1/ Về phía nhà nước Việt Nam 3.2/ Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam 3.2/ Về phía người lao động Việt Nam Lời mở đầu Việt Nam đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO), đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng nên việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới là một điều tất yếu. Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng - một cơ hội lần đầu tiên chúng ta có trong lịch sử nhân khẩu học (“Cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc). Theo Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Sự dồi dào của lực lượng này thực sự đang tạo ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đồng hành với nó là những thách thức không nhỏ về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hoá ngày càng mạnh, nông dân mất đất, không tìm được việc làm phù hợp và hầu hết số người nông dân mất đất vẫn đang trong độ tuổi lao động Nếu như lực lượng lao động dồi dào này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi mãi về sau. Giá trị tích luỹ không có, hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi xã hội khi “dân số già”. Mặc khác chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là dành nhiều nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo. Cùng với Đề án xoá đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cũng đang gấp rút hoàn chỉnh Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn chú trọng phát triển ở cả thị trường nước ngoài. Vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới mẻ ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ta lại nhận thấy rằng, Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động làm việc trong ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ thông, giúp việc gia đình Nơi đây đã thu hút khá nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây và tạo cho em sự thú vị hơn khi trung đông lại là một khu vực được biết với khá nhiều vấn đề bạo động , khí hậu lại khắc nghiệt và quốc đạo nơi đây là đạo hồi, thường được biết với sự khắc khe. Vậy thì Việt Nam ta có nên xuất khẩu lao động sang Trung Đông không, xuất khẩu sang đây có đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như chính phủ ta mong muốn không? Từ đó đã thúc đẩy em lựa chọn và thực hiện đề tài này “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông”

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng lao động kể trên, Saudi Arabia đang có kế hoạch tuyển dụng y tá Việt Nam. Và mức lương dao động từ 1.200 SAR (khoảng 320 USD) tới 1.300 SAR/tháng cho nghề thợ hàn, thợ mộc và thợ rèn trong khi các công việc lao động thông thường chỉ mang lại mức thu nhập là 900 SAR cho nam giới và 750 SAR cho phụ nữ. Ngoài các đối tượng lao động kể trên, Saudi Arabia đang có kế hoạch tuyển dụng y tá Việt Nam. Đặc biệt, thị trường lao động Saudi Arabia có một hình thức tiếp nhận lao động rất thú vị: Đó là, họ có thể tiếp nhận cùng lúc hai vợ chồng sang làm việc: chồng, lái xe; vợ, giúp việc trong một gia đình chủ, thời hạn hợp đồng có thể kéo dài nhiều năm. Saudi Arabia, đã cấp 12.000 visa cho lao động người Việt tới làm việc. Các visa được cấp cho người Việt tới Saudi Arabia làm thợ hàn, thợ mộc, lao động nông nghiệp, tài xế xe hạng nặng và một số nghề giúp việc Người tuyển dụng lao động Saudi Arabia thích sử dụng nhiều lao động Việt Nam là do bản chất người Việt hiền lành, ít phạm tội. Và làm việc ở nơi đây tuy thu nhập không cao lắm nhưng thị trường ổn định, ít rủi ro. 2.4.2.4 Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Oman Vương quốc Oman là 1 trong 6 nước thuộc Hội đồng các quốc gia vùng Vịnh (gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE, Cô oét, Saudi Arabia, Qata, vương quốc Baranh và vương quốc Oman) nơi đạo Hồi là quốc đạo. Văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của những nước theo đạo Hồi, trong đó Oman có rất nhiều điểm khác biệt so với những thị trường lao động truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, tại vương quốc Oman có khoảng nửa triệu lao động nước ngoài đang làm việc, chủ yếu từ các nước Nam Á và trong khu vực ASEAN như Philippines, Ấn Độ, Népal... Dự báo,trong năm nay có khoảng từ 8.000– 20.000 lao động sẽ được đưa sang Oman làm việc. Việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Nguồn Nhân lực vương quốc Oman là nền tảng để thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực lao động, là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động ta làm việc tại đây .Theo tinh thần của Bản ghi nhớ được ký kết, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại vương quốc Oman không có sự hạn chế nào, phụ thuộc vào tay nghề và khả năng ngoại ngữ của lao động ta. Cho đến nay, đã có 4 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động xuất khẩu lao động đăng ký đưa lao động đi làm việc tại Oman trong các ngành nghề thợ cơ khí, thợ hàn... Các doanh nghiệp này đã đưa được 15 lao động sang làm việc tại Oman theo các hợp đồng trên. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vương quốc Oman có nhu cầu nhận nhiều loại hình lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, trong các ngành nghề như dầu khí; du lịch, khách sạn, xây dựng... Do vậy, Vương quốc Oman có nhu cầu nhận nhiều loại hình lao động từ nước ngoài, làm việc trong nhiều ngành nghề. Ngoài điều kiện về sức khỏe (đủ điều kiện về sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành), yêu cầu đối với lao động sang làm việc tại đây ngoài ngoại ngữ cần thiết là tiếng Anh thì phải có ý thức kỷ luật tốt, cũng như phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết về văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của Hồi giáo. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đưa được số lượng lao động đáng kể (khoảng 100 lao động trở lên), yêu cầu doanh nghiệp phải cử cán bộ đại diện có ngoại ngữ thật tốt, có kinh nghiệm để quản lý lao động. Mức lương của lao động nước ngoài làm việc tại Vương quốc Oman sẽ tuỳ vào loại hình công việc, vào chất lượng tay nghề và khả năng ngoại ngữ. Đối với lao động bán lành nghề, với mức lương có thể lên đến 460 USD/tháng (tuỳ theo nghề). Ngoài ra, đối với lao động lành nghề, có tay nghề cao (kỹ sư, lao động kỹ thuật), mức lương còn cao hơn rất nhiều. Và chi phí trước khi đi, về mặt nguyên tắc phải theo đúng các quy định hiện hành của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên thực tế, chi phí được quyết định tuỳ theo loại hình công việc và mức thu nhập của người lao động. Nơi đây được đánh giá là thị trường lao động mới nơi người lao động có công việc và thu nhập ổn định 2.4.3 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang Trung Đông Theo Hiệp hội xuất khẩu lao động hiện nay Việt Nam có tổng cộng 139 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Từ năm 1999 đến nay, các doanh nghiệp này đã xuất được 350.000 lao động, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài lên khoảng 400.000 người, thu nhập bình quân hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD. Trong đó, hiện có hơn 50 doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đưa lao động sang thị trường Trung Đông này. Có khoảng 20 Cty đang đưa lao động sang UAE và Qatar. Theo các chuyên gia, tỷ lệ rủi ro tại thị trường này là 1% và khẳng định chúng ta đã mở toang cánh cửa, đặt nền mòng vững chắc tại 2 thị trường này. Nhìn chung các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến thị trường UAE. Theo báo cáo, chỉ có vài doanh nghiệp đưa được trên 100 lao động. Phần lớn mới tập trung khai thác lao động xây dựng. Công tác xúc tiến thị trường chưa được các doanh nghiệp đầu tư thích đáng. Việc doanh nghiệp cử cán bộ đại diện sang quản lý lao động tại UAE còn yếu. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp có cán bộ đại diện độc lập tại UAE là Airseco, may Phú Thọ và AIC. Điển hình là một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông như sau : 2.4.3.1/Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại hàng không (Airserco) Trung tâm xuất khẩu lao động Airserco thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Giám đốc Airserco là ông Nguyễn Xuân Vui. Airserco là công ty đi đầu trong việc xuất khẩu lao động sang Trung Đông. - Hiện có khoảng 7000 lao động Việt Nam đang làm việc tại UAE và Qatar thì trong đó có 5000 lao động của Airserco tại các ngành nghề : xây dựng, hàn, cơ khí, khách sạn…thu nhập trung bình từ 4 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng (tùy công việc) - Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm đưa lao động đến Qatar. Cùng với việc Airserco thí điểm đưa lao động đến đây, ngành lao động và một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác cũng đã khảo sát, tìm hiểu. Sau khi kết thúc thí điểm, mới đây 8/2006 Airserco đã được các đối tác Qatar quan tâm mời sang thương thảo và các đơn hàng đầu tiên đã được ký, với thỏa thuận: đến hết 2006, cung cấp cho đối tác 6.500 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, khách sạn từ kỹ sư, công nhân kỹ thuật đến lao động phổ thông. Hiện hợp đồng tuyển 6.500 lao động của Airserco từ nay đến cuối năm chủ yếu tập trung vào lao động ngành xây dựng và khách sạn. Riêng với lĩnh vực xây dựng, đơn vị này tuyển đa số là lao động xây dựng có tay nghề, kỹ sư. Hiện đã có trên 800 kỹ sư, công nhân xây dựng Việt Nam (trong đó Airserco trên 700 người) đang làm việc ổn định tại Qatar. Airserco cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất Việt Nam hiện nay đã đặt được văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Qatar. Trong tháng 9/2006, đơn vị này sẽ đưa tiếp 1.500 lao động (hợp đồng hai năm, có thể gia hạn thêm một năm)... đến Qatar làm việc. Theo Airserco đưa lao động sang Trung Đông là thực hiện tốt chủ trương đa dạng hoá thị trường. Bởi không thể chỉ trông vào thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan. Theo dự kiến, nếu xuôi chèo mát mái thì trong những năm tới, đất nước này có thể tiếp nhận khá đông lao động mỗi năm. - Từ năm 2002, việc đưa lao động sang UEA đã được Cty Airserco tiến hành thăm dò khai thác. Đến nay công ty đã đưa được 1.400 lao động sang thị trường này với công việc và thu nhập ổn định (300 - 400 USD/tháng). - Cách đây 3 năm, Công ty Airserco đã cung ứng lao động sang Saudi Arabia, nhưng chỉ là những hợp đồng nhỏ, số lượng không nhiều. - Công ty luôn luôn nhắc nhở người lao động ý thức rằng điều kiện làm việc ở Trung Đông là tốt nhưng khá khắt khe, đòi hỏi lao động phải cố gắng mới có thể thích nghi (khí hậu Trung Đông nóng, dân chủ yếu theo đạo Hồi, mặt khác, lương cơ bản ở đây nhìn chung không cao bằng Hàn Quốc hay Nhật Bản). Theo đó, định hướng cho người lao động trước khi đi càng rõ ràng bao nhiêu thì rủi ro sẽ được giảm thiểu bấy nhiêu… 2.4.3.2 Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và thương mại (SONA): Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và thương mại (SONA) được thành lập năm 1990, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Việt Nam. Giám đốc công ty SONA là ông Lê Quang Đạt. Với quan hệ tốt với tất cả các Sở lao động thương binh xã hội trong cả nước, SONA có một nguồn lao động dồi dào đủ để cung cấp cho các đối tác ngoài nước. SONA cung ứng lao động cho các thị trờng lao động quốc tế với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú từ lao động giản đơn như lao động phổ thụng, giúp việc gia đình đến những lao động có nghề như: thợ hàn, thợ điện, thợ tiện, thợ ốp lát thợ xây dựng, thợ lắp ráp đường ống …. đến chuyên gia của các ngành công nghiệp mũi nhon như công nghệ tin học, công nghệ sinh học Công ty SONA đã thiết lập hệ thống văn phòng đại diện của công ty tại những một số nước Trung Đông như: Lybia, Qatar, Dubai.. để giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn của người lao động khi làm việc tại nước sở tại. Công ty đang cố gắng thực hiện việc hướng đến thị trường Trung Đông như tập trung khai thác các hợp đồng đưa lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp; tiếp tục đưa lao động xây dựng có nghề vào làm việc tại các công trình đang tiếp tục thi công; đẩy mạnh tìm kiếm các hợp đồng đưa lao động dịch vụ. Quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu; tập trung đào tạo nghề cho người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là nghề hàn và một số nghề cơ khí (sản xuất thiết bị dầu khí) là các nghề có nhu cầu cao hiện nay. Năm 2005, Công ty Sona đã xuất khẩu 100 công nhân may sang Dubai và hiện xúc tiến tuyển chọn 60 lao động nghề điện lạnh, 40 công nhân xây dựng Tháng 4 năm 2006 Công ty Sona đã đưa 30 công nhân xây cất đầu tiên sang Qatar. Theo đánh giá của doanh nghiệp, dù có khác biệt về tôn giáo, khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn, nhưng bù lại tổng thu nhập của công nhân xây dựng ở Qatar khá cao. Những người này không phải nộp thuế thu nhập, được miễn phí chỗ ở, không có nhiều điểm để tiêu tiền vì đạo hồi cấm bia rượu, dịch vụ giải trí thì ít, thì chỉ vài ba tháng, lao động hoàn toàn có thể trả khoản chi phí đã nộ, khoảng 1500 đến 2000 đô-la cho mỗi người. Năm 2009 vừa qua, Sona đưa được 148 lao động sang Abu Dhabi (thuộc UAE) và 500 lao động sang Lybya. Hiện nay công ty tuyển 100 lao động nam sang làm việc tại Dubai (thuộc UAE) trong ngành nghề thợ điện và lắp đặt đường ống với lương cơ bản từ 3,6 triệu đến 11 triệu đồng trên một tháng. 2.4.3.3 Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc công ty Suleco là ông Trần Quốc Ninh. Công ty Suleco đã rất nhanh chân khi tiếp cận được các ông chủ sử dụng lao động của Qatar, là một nước có khí hậu trung bình 37 độ C. Hai bên đã ký một hợp đồng nguyên tắc, đưa số lao động lên đến cả ngàn người sang đây trong năm nay. Đối tượng là lao động có tay nghề kỹ thuật chuyên lắp đặt máy lạnh, đường ống nước, ống gas; nhân viên quản lý và kỹ sư cơ khí; tuổi từ 20 - 35. Mức lương được thỏa thuận từ 500 - 1.000USD/người/tháng; làm việc trong 2 năm và có thể gia hạn thêm. Đối tác Qatar hiện cũng đang thông qua Công ty Suleco sơ tuyển một số lớn lao động phục vụ trong các khách sạn 5 sao ở thủ đô Doha và hai TP khác với mức lương 216 USD/người/tháng; mỗi năm được nghỉ phép 30 ngày. Cả hai loại ngành nghề trên phù hợp với lao động của các TP phía Nam, nhất là TP.HCM. Đặc biệt, làm việc trong các khách sạn 5 sao của Qatar, người lao động sẽ tránh được cái nắng khắc nghiệt của Trung Đông có khi lên tới 45-47 độ C kéo dài từ tháng 4 - tháng 6 hằng năm. Đây là cơ hội giải quyết đầu ra cho lao động kỹ thuật và sinh viên mới ra trường đang thất nghiệp. Năm 2008, Suleco ký hợp tác đưa 3000 lao động đi làm việc tại UAE. Hiện Suleco đang tuyển khoảng 200 lao động đưa sang Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) làm việc trong các nhà hàng ở thành phố Dubai. Để đi Dubai, người lao động nam, nữ tuổi từ 20-35, tốt nghiệp PTTH. Nếu có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng càng tốt. Không cần phải biết tiếng Ả Rập, chỉ cần biết giao dịch thông thường bằng tiếng Anh là được. Lương của lao động khoảng 6 triệu đồng/người/tháng; được chủ đài thọ bữa ăn trong giờ làm việc, và quan trọng hơn là được cung cấp chỗ ở miễn phí. 2.4.3.4/ Một số công ty khác : - Công ty Vinamex Giám đốc công ty Vinamex là ông Bùi Hải Hà Công ty đã có một số hợp đồng tuyển lao động đến Dubai làm nghề xây dựng và mộc nội thất, lương tháng 1.040 AED (tương đương 300 USD), thời hạn hợp đồng 2 năm (có thể gia hạn thêm)… đây là hợp đồng khá hấp dẫn song số tiền người lao động phải đóng trước khi đi chỉ khoảng 20 triệu đồng. - Trung tâm xuất khẩu lao động Cienco1 Tổng giám đốc là ông Cấn Hồng Lai Công ty định hướng xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia theo mô hình: xuất khẩu lao động cùng lúc hai vợ chồng: chồng, lái xe; vợ, giúp việc trong một gia đình chủ, thời hạn hợp đồng có thể kéo dài nhiều năm. Như thế, người lao động vừa kiếm được việc làm và thu nhập, lại tự chăm lo, bảo vệ được cuộc sống hạnh phúc của gia đình. - Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam Công ty đang xúc tiến tuyển chọn lớp nhân công đầu tiên sang Trung Đông, gồm 100 lao động giúp việc gia đình và 10-15 công nhân nhà máy. năm 2009 Sovilaco đã đưa 1.077 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó thị trường Trung Đông là 444 người - Tháng 9 năm 2009, Công ty cổ phần hợp tác lao động ngoài nước cũng đưa 30 công nhân xây cất sang nước này. Còn Trung tâm Phát triển việc làm và xuất cảng lao động Virasimex cho biết từ đầu năm tới nay đã xuất cảng 200 lao động sang Trung Đông. Từ nay đến cuối năm, đơn vị này sẽ xúc tiến đưa sang khoảng 500 người nữa. … 2.4.4 Kết quả đạt được : à Biểu đồ 2.1 : Sự gia tăng số lao động xuất khẩu sang UAE và Qatar những năm qua: ( Nguồn : Từ số liệu của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội ) 2.4.4.1 Về phía chính phủ : - Nguồn thu nhập từ lực lượng lao động xuất khẩu đang đóng vai trò ngày càng lớn cho nền kinh tế. Thật vậy, xuất khẩu lao động sang Trung Đông mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ không nhỏ cho chính phủ. Nguồn thu nhập này của chính phủ thu được từ thuế suất đối với tiền lương của người lao động ở Trung Đông. Ta dựa vào tiền lương công nhân, biểu thuế của cục thông kê ( chi tiết ở phần phụ lục ) và tỷ giá hối đoái của các đồng tiền ở các thị trường của Trung Đông ( chi tiết ở phần phụ lục ) có thể ước tính nguồn ngoại tệ nước ta thu được từ việc xuất khẩu lao động sang một số thị trường của Trung Đông à Ngoại tệ chính phủ thu được (đổi sang VNĐ) = tiền lương x tỷ giá hối đoái x thuế suất x số lao động à Bảng 2.6 : Nguồn thu của chính phủ khi lao động xuất khẩu sang một số thị trường của Trung Đông năm 2009 ( Nguồn : Tổng hợp từ nhiều nguồn ) - Bên cạnh đó khi đi xuất khẩu sang Trung Đông sẽ giúp nhà nước ta giảm một khoảng chi phí đề đào tạo lao động nội địa và cả chi phí để giải quyết công ăn việc làm, cũng như trợ cấp cho người lao động 2.4.4.2 Về phía người lao động : - Xuất khẩu lao động sang Trung Đông đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn cũng như miền núi. Và cũng giúp cho đời sống người dân ở những khu vực này tốt đẹp hơn, giảm tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp, cũng như tỷ lệ những người gây nên các tệ nạn xã hội do quá túng thiếu à Bảng 2.7 : Tiền lương lao động nhận được ở các thị trường Trung Đông vào năm 2009 ( Nguồn : Tổng hợp từ nhiều nguồn ) à Biểu đồ 2.2 : Số lao động được giải quyết việc làm khi xuất khẩu sang Trung Đông những năm qua : ( Nguồn : Từ số liệu của Bộ Lao Động Thương binh xã hội) - Mặc khác khi qua lao động ở Trung Đông, lao động Việt Nam có thể tiếp thu được văn hóa nước bạn và học tập, tiếp thu được những cách thức lao động có hiệu quả, cách làm việc hay của nước bạn . 2.4.4.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhờ việc đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Trung Đông ,nên dù trong thời kì khủng hoảng thì các doanh nghiệp này vẫn ít gặp khó khăn, và có được nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ việc này. 2.4.5/ Những khó khăn và tồn tại trong việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông - Cái khó đối với các công ty xuất khẩu lao động là nguồn lao động trong nước đang cạn và dự báo là sẽ tiếp tục khan hiếm hơn nữa. Ngay cả doanh nghiệp trong các khu công nghiệp- khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng đang đối mặt với tình trạng “khô hạn” lao động. - Xét về tổng thể thì cung ứng lao động sang các nước Trung Đông cũng có những khó khăn: 2.4.5.1/ Về phía thị trường Trung Đông : - Với người lao động VN, khi qua làm việc tại Trung Đông cũng sẽ gặp không ít khó khăn do khí hậu vùng này thường nóng bức kéo dài liên tiếp 4 tháng liền ở nhiệt độ có khi lên đến 47 độ C vào ban ngày, phải mất một thời gian khá lâu mới thích nghi được; chưa kể sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tôn giáo, ăn uống, an ninh phức tạp, địa lý lại xa xôi... và thu nhập lại không cao hơn bao nhiêu so với thị trường “xoá đói giảm nghèo” Malaysia, một thợ điện lạnh VN làm việc ở Qatar được trả từ 350-500 USD/tháng (chưa trừ các chi phí khác). Mức thu nhập này không cao hơn thu nhập của một thợ điện lạnh lành nghề làm việc tại TP.HCM hiện nay (!). - Mới đây, chiến sự lại nổ ra ở Li-băng càng làm cho việc XKLĐ sang Trung Đông thêm khó khăn bội phần, Chính phủ VN vừa qua đã phải nỗ lực rất lớn mới di tản được gần 200 lao động VN tại Li-băng ra khỏi vùng lửa đạn. - Ngoài ra, khi đồng ý tiếp nhận lao động Việt Nam, đối tác thường kèm theo một điều kiện theo kiểu “bia kèm mồi”. Đó là khi đưa một lao động các loại ngành nghề, phải đưa kèm sang cho họ lao động giúp việc nhà. Ở Trung Đông, nhu cầu giúp việc nhà là rất lớn; tiềm năng “nhất thế giới” chính là ở nhu cầu này. Trong khi đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại không khuyến khích đưa lao động giúp việc nhà sang khu vực này. - Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Saudi Arabia, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%. So với các nước Nam Á (Ấn Độ, Nepal, Bangladesh), Bắc Phi (Ai Cập) gần gũi Qatar về địa lý, văn hoá tôn giáo thì lao động Việt Nam gặp khó khăn hơn từ chi phí (vé máy bay) đến việc làm quen với khí hậu thời tiết và văn hoá…Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề  của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.Chủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Phương thức tuyển dụng của họ là trực tiếp thử tay nghề, trong khi đó lao động của ta lại thường thuộc diện được "đào tạo cấp tốc", phần lớn đều biết việc nhưng không sâu. Đây là một khó khăn để lao động lọt vào mắt nhà tuyển dụng. - Người lao động muốn đi làm việc tại thị trường Trung Ðông phải chịu chi phí bao gồm: vé máy bay lượt đi, hộ chiếu, phí visa... Ðối với phí môi giới, hiện chưa có quy định nên thông thường các doanh nghiệp XKLÐ tính bằng một tháng lương của người lao động, tuỳ từng ngành nghề. -Về mặt tín ngưỡng và tập quán, khu vực này đều theo đạo Hồi, mọi luật lệ xã hội đều rất nghiêm khắc; sinh hoạt, ăn uống cũng khác với tập quán của nhiều nước. Bên cạnh đó khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho chính họ và doanh nghiệp. 2.4.5.2/ Về phía người lao động đi xuất khẩu : - Nói chung sức khỏe lao động Việt Nam thường phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc trong nhà máy; Còn với công việc đi biển, công việc xây dựng nhất là ở khu vực Trung Đông thì chưa đạt yêu cầu. Nhiều lao động không chịu nổi điều kiện làm việc nặng nhọc và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã bỏ về nước. - Trình độ tay nghề của người lao động còn khá kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Lao động nước ta hiện nay tập trung chủ yếu làm các công việc lao động phổ thông và các công việc có hàm lượng kĩ thuật thấp vì thế thu nhập của người lao động thường không cao. - Trình độ ngoại ngữ của người lao động còn kém. Nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do người lao động không hiểu ý của người chủ sử dùng lao động bởi sự bất đồng ngôn ngữ. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Có thể nói nếu người lao động không biết một tý gì về ngoại ngữ thì không thể đưa đi làm việc ở nước ngoài được. Trong khi đó để tìm người dạy tiếng Ả-Rập cho lao động trước khi đưa họ sang Trung Đông gần như là “bất khả thi” bởi không dễ kiếm được một người biết tiếng Ả-Rập. - Kỷ luật của người lao động Việt Nam còn kém bởi tỷ lệ lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng khá cao gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Mà ở các nước như Trung Đông thì lại rất coi trọng vấn đề này.Hơn nữa, một số người lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc đã ăn cắp, đánh nhau, uống rượu, quan hệ trai gái, trong khi nơi đây là đất nước đạo Hồi, rất khắt khe với điều này. - Người đi xuất khẩu lao động  đa số là nông dân, nên gặp không ít khó khăn. Những năm đầu mới sang, nhiều người đã tự phá hợp đồng, rồi ăn trộm, đánh nhau, uống rượu, vi phạm luật đạo Hồi xảy ra liên miên 2.4.5.3/ Về phía nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động : - Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn yếu kém về nhiều mặt. - Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, đối tác ở khu vực này, mặt khác ta chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam. - Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia thị trường Qatar. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một số công ty đã tuyển ồ ạt, không chú ý đến đào tạo nghề, giáo dục ý thức kỷ luật cho lao động nên một số khá lớn (con số hàng trăm) đã phải về nước trước thời hạn. "Có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, vô hình tước mất quyền lợi của lao động. Đơn cử, trước đây, phía chủ phải lo cả tiền ăn cho lao động, nhưng nay thì họ cắt", - Quả là một thị trường rộng lớn như Qatar (có thể nhận đến 60.000 lao động VN) mà đến nay chưa có một cơ quan đại diện quản lý nhà nước về lao động ở đó là rất nguy hiểm. Trong những trường hợp rủi ro hoặc phát sinh hợp đồng, người lao động chỉ còn biết trông chờ vào đại diện doanh nghiệp ở nước bạn, song cho đến nay cũng mới chỉ duy nhất Airserco mở văn phòng đại diện (một phần do chi phí mở văn phòng đại diện ở Doha rất lớn). Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp người lao động ở Qatar đình công vì mâu thuẫn hợp đồng, song không có ai đứng ra giải quyết, dẫn đến hàng chục lao động phải về nước hồi cuối năm 2006 vừa qua (Báo Lao Động đã đưa tin). - Các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh không kịp thời để công tác xuất khẩu lao động kém hiệu quả hơn - Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin về thị trường Trung Đông làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động - Các chính sách , văn bản về xuất khẩu lao động chưa được bám sát thực tế và thường đi sau thực tế - Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động. - Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả nên để xảy ra các vụ việc đáng tiếc của người lao động Việt ở Trung Đông. 2.4.6 Nguyên nhân của những tồn tại trên: Nguyên nhân của những vấn đề trên bắt nguồn từ chỗ: - Đối tượng được đưa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy nào về nghề cả. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn đang phát triển như Việt Nam đã vô tình hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, làm liều, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp, vì vậy đã không chấp hành tốt hợp đồng lao động và các nguyên tắc lao động, nhất là ở khu vực đạo Hồi có quy định làm việc và lối sống rất khắt khe. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm được nhiều tiền. - Nhiều người lao động còn chưa học hết phổ thông nên chưa có trình độ ngoại ngữ tối thiệu không chỉ về tiếng Ả Rập mà cả tiếng Anh nữa. Bên cạnh đó họ lại không được đào tạo ngoại ngữ Ả Rập cấp tốc trước khi đi xuất khẩu sang Trung Đông. - Các đối tượng lao động này chưa được đào tạo một cách chính quy về trình độ cũng như kỹ thuật để có thể làm việc trong các công trường, nhà máy ở Trung Đông. - Mặc khác, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu và người lao động cũng không có nhiều thông tin cụ thể về thị trường này vì có quá ít cơ quan đại diện đặt tại đây nên khi các vụ việc xảy ra thì khó mà giải quyết một cách kịp thời được. - Trong thời gian qua, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này - Do sự tồn tại của các tư tưởng quản lý lỗi thời ,do sự thiếu kinh phí và nhận thức chưa rõ ràng về tầm quan trọng của công tác quản lý xuất khẩu lao động. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP 3.1/ Về phía nhà nước Việt Nam: - Nhà nước và nhân dân cần hiểu đúng về xuất khẩu lao động, những lợi ích cũng như thiệt hại xuất khẩu lao động đem lại. Hiểu đúng thể hiện ở chỗ hành động phải đúng với tư duy, nhận thức, phù hợp với tình hinh thực tế. Đây là quá trình lâu dài và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên cần thay đổi trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp địa phương đặc biệt là cán bộ quản lý chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc cán bộ làm công tác quản lý lao động. Muốn vậy, cơ quan quản lý cấp nhà nước về xuất khẩu lao động cần tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về xuất khẩu lao động. Sau đó chính những cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức về xuất khẩu lao động cho nhân dân địa phương mình. Phương hướng thực hiện do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội hợp tác với nước ngoài chỉ đạo còn biện pháp cụ thể thì do cán bộ địa phương tự quyết cho phù hợp với tình hình của địa phương mình. Trong quá trình thực hiện để đạt được kết quả tốt đẹp cần thiết lập một kênh thông tin hai chiều giữa Bộ Lao Động với thị trường Trung Đông và các địa phương. Mục đích của kênh thông tin này là nhằm thông báo chính xác tình hinh xuất khẩu lao động và một số vấn đề khác có liên quan của địa phương cho bộ biết, đồng thời thông qua đó các địa phương có thể có được những thông tin cập nhật nhất về thị trường Trung Đông -Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về thị trường Trung Đông và cung cấp miễn phí, công khai để những người dân nào muốn được xuất khẩu lao động sang nơi đây và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động muốn đầu từ vào thị trường này có thể dễ dàng tiếp nhận - Đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực này_Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần phố hợp chặc chẽ với bộ ngoại giao, đại sức quán Trung Đông ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại Trung Đông để luôn có những tin tức cập nhật về thị trường lao động ở nơi đây. Thông tin thị trường lao động Trung Đông bao gồm các thông tin về cung, cầu lao động chung trên thị trường và với riêng từng khu vực, ngành nghề,giá trị sức lao động với nhân công ở đây, các chế độ ưu đãi, quyền lợi của người lao động, điều kiện làm việc, loại công việc và yêu cầu cảu công việc với người lao động, số lượng lao động của các nước tại thị trường Trung Đông, quan điểm và pháp luật của nơi đây và đặc biệt là về văn hóa đạo Hồi của họ. Ngoài ra, còn một số thông tin về tình hình kinh tế, chính trị , đặc biệt là chiến tranh vì nơi đây thường xảy ra các trận bạo động. Yêu cầu đối với thông tin là phải thương đối chính xác, kịp thời, khá đầy đủ, phải được thực hiện xây dựng một cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp theo, ví dụ biết được hiện tại ở Trung Đông đang có chiến sự ở Lebanon thì nước ta không nên cho lao động xuất khẩu sang nơi đây và sơ tán dần những người dân đang lao động ở đó. + Muốn xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động Trung Đông thì trước tiên Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cụ thể là cục quản lý lao động ngoài nước nên có một tờ báo riêng làm cơ quan phát ngôn của mình vì website thì chỉ có những người dân có điều kiện mới có thể tiếp nhận được còn người dân ở nông thôn và miện núi thì rất khó mà hầu hết người lao động đi xuất khẩu sang Trung Đông là người nông thôn và miền núi. Trong tờ báo đó sẽ cho đăng tải tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy mới nhất về xuất khẩu lao động , tình hình ở Trung Đông cũng như tình hình thực hiện xuất khẩu lao động trên cả nước và các tỉnh. Nếu chưa có điều kiện để phát hành tờ báo riêng cho mình về lĩnh vực xuất khẩu lao động thị Bộ lao động có thể cho xuất bản các chuyên đề về xuất khẩu lao động thường kỳ theo một thời gian ấn định ( theo tháng hoặc theo quý ).Sau đó, xa hơn nữa Bộ có thể chỉ đạo thành lập các trung tâm hỗ trợ thông tin chuyên về thị trường Trung Đông phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người dân có như cầu đi xuất khẩu sang đây. + Công tác cung cấp thông tin thị trường Trung Đông rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng. Công tác này cần được thực hiện ngay và phải tiến hành thường xuyên. à Các giải pháp trên nhằm thay đổi nhận thức về xuất khẩu lao động. - Nhà nước nên nghiên cứu có phương án xây dựng thí điểm sự hoạt động của một vài trung tâm chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phân tích thông tin. Sau đó, dưới sức ép của cầu trong lĩnh vực này cùng với sự chỉ đạo của nhà nước thì các trung tâm dạng này sẽ tự phát triển. à Đây là giải pháp nhằm nghiên cứu về thị trường Trung Đông, đây là khâu quan trọng, nhằm mục đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trường này - Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này để tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trên. Sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng là điều kiện tiền đề để hoạt động này đạt kết quả tốt hơn. Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần tổ chức theo định kỳ các buổi báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động của các địa phương trong cả nước, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các hội nghị tổng kết đánh giá tình hình xuất khẩu lao động chung, đánh giá vai trò , điểm mạnh, điểm yếu của từng địa phương, các doanh nghiệp trong xuất khẩu lao động ở các thị trường nói chung và Trung Đông nói riêng. Bên cạnh đó, Bộ cần thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo thực hiện xuất khẩu lao động tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực này cũng như lắng nghe ý kiến phản hồi từ các phía ,các doanh nghiệp, các địa phương để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, kịp thời. à Mục tiều của biện pháp này là để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng cường quản lý nhà nước trong xuất khẩu lao động. Các rủi ro trong xuất khẩu lao động sẽ giảm xuống do có sự ràng buộc giữa các bên . - Về cơ chế tài chính, nhà nước cần có biện pháp để giảm chi phí xuất khẩu sang Trung Đông cho người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động như sau: + Cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, có chính sách ưu đãi về thuế, nghiên cứu khả năng miễn thuế thu nhập các nhân cho người lao động còn ít lương. + Có chính sách cho người lao động nghèo vay vốn + Nghiên cứu thành lập quỹ tiên cho người lao động đi xuất khẩu lao động vay vốn mà thế chấp ít, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản. Để làm được việc này Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần có sự phối hợp với bộ tài chính nghiên cứu khả năng tài chính cho các phương án trên. Nếu thấy khả thi thì lập tức báo cáo để chính phủ phê duyệt. Bộ cũng nên xây dựng các phương án kêu gọi sự đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng trong lĩnh vực này. - Nhà nước cần ủng hộ việc các doanh nghiệp thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động sang Trung Đông bằng các cách sau : + Nhà nước cần có văn bản pháp quy công nhận sự tồn tại của hiệp hội này. Sau đó nó nên được thành lập nay dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội mà đại diện là cục quản lý lao động ngoài nước. Bản thân hiệp hội cũng phải xây dựng quy chế hoạt động riêng cho tổ chức của mình nhưng không được trái pháp luật. + Trong quá trình hoạt động thì hiệp hội cũng cần có sự ưu tiên của nhà nước để dần phát huy vai tro của minh. Chính phủ nên lắng nghe những bức xúc, phản hồi từ phía hiệp hội. - Hiện nay chưa có bộ luật nào về xuất khẩu lao động . Vì thế, nhà nước cần xây dựng và ban hành ngay luật về xuất khẩu lao động trong đó quy định rõ các chế tài khen thưởng, xử phạt với các bên vi phạm, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia xuất khẩu lao động. Trong quá trình xây luật nên tham khảo ý kiến từ phía bộ chủ quan các địa phương và được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách về luật, nhà nước cũng cần chú ý lượng hóa tình hình và dự báo các biến động có thể xảy ra để luật không phải sử đổi liên tục khi đi vào thực tế. Sau khi xây dựng luật xong, công tác ban hành luật cũng cần được coi trọng vì nếu thực hiện không đúng có thể đánh mất ý nghĩa của việc xây dựng luật. Nhà nước có thể thành lập một tổ điều tra viên, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động có tuân thủ theo đúng luật hay không để có thể tái điều chỉnh cho phù hợp. Tổ điều tra viên này nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ tư pháp và sự phối hợp nhịp nhàng với Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội - Nhà nước nên có biện pháp chỉ đạo việc ban hành giáo trình giảng dạy từng ngoại ngữ thống nhất. Giáo trình này được biên soạn bởi các nhà sư phạm có uy tín, sự đồng ý ý kiến của đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó. Nội dung của giáo trình sẽ xoay quanh các chủ đề về đàm thoại trong cuộc sống sinh hoạt, trong sản xuất tại nước ngoài, đặc biệt chú ý đến một số thuật ngữ chuyên dùng trong một số ngành nghề. Giáo trình nên viết dễ hiểu, chú trọng về văn phong trong giao tiếp chứ không phải ngữ pháp hay văn phong viết. - Tuyển chọn giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt, kĩ năng sư phạm giỏi , có thể sử dụng những người đã đi xuất khẩu lao động về có trình độ ngoại ngữ tốt ( đã qua sát hạch và đạt tiêu chuẩn) và bồi dưỡng thêm cho họ kĩ năng sư phạm - Thi sát hạch ngoại ngữ trước khi đưa lao động đi vì thế cần xây dựng tiêu chuẩn sát hạch .Để đạt được ý nghĩa của công tác đào tạo ngoại ngữ cho người lao động thì việc sát hạch ngoại ngữ trước khi đưa người lao động đi là điều thiết yếu và cần thực hiện nghiêm túc. Việc xây dựng tiêu chuẩn sát hạch cũng tham khảo ý kiến của các đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia nước ngoài. à Các giải pháp này nhằm giáo dục người lao động đi xuất khẩu lao động bằng công tác đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Ả Rập cơ bản) cho người lao động cần được chú trọng đảm bảo cho người lao động có khả năng giao tiếp, hiểu mệnh lệnh của người sử dụng lao động. -Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội nên tổ chức một đoàn đi kiểm tra thị trường Trung Đông và nên trục xuất về nước những lao động vi phạm để làm trong sạch thị trường; sẽ xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu có văn phòng đại diện, tuyển chọn, đào tạo và quản lý người lao động đến nơi đến chốn - Các cơ quan chức năng trong nước cũng nên sớm tính đến việc thành lập Ban quản lý lao động tại Trung Đông. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tổ chức hội thảo tìm giải pháp và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, nâng cao thị phần lao động Việt Nam ở khu vực Trung Đông một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời nhanh chóng thiết lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở khu vực này. - Cục Quản lý lao động ngoài nước nên chủ trì tổ chức các đợt khảo sát thị trường, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng tham gia để doanh nghiệp có đủ căn cứ đẩy nhanh hoạt động cung ứng lao động sang khu vực Trung Đông - Chính phủ quyết định dành cho đào tạo nghề cho nông dân mỗi năm “chỉ nên dùng vào 3 việc là dạy nghề và ngoại ngữ cho nông dân đi xuất khẩu lao động, đưa nông dân vào các khu công nghiệp và vào các khu nông nghiệp công nghệ cao”. Nếu số tiền này “chia ra nhiều tỉnh, cho nhiều mục tiêu” sẽ nhanh chóng “tan biến” mà mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn khó mà đạt được - Để nắm bắt được cơ hội vàng này, theo kinh nghiệm của các nước đã tận dụng tốt thời kỳ “dân số vàng” trước và trong suốt thời kỳ này, Việt Nam cần ban hành và thực hiện nhóm chính sách phù hợp về giáo dục và đào tạo Lao động, việc làm và nguồn nhân lực, chăm sóc y tế an sinh xã hội,..Việt Nam cần tập trung đào tạo có trọng điểm. Phải theo lợi thế vùng miền, tập trung đào tạo tại những khu vực, vùng miền có kinh tế năng động. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực phải hoàn thiện thể chế và công cụ phục vụ thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo... tạo thị trường lao động lành mạn - Nhà nước cùng chính quyền địa phương cần đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Những lao động được chọn đi không nên là lao động quá giản đơn (unskilled) mà là lao động có một trình độ học vấn nhất định (semi-skilled) để dễ thích nghi với điều kiện văn hoá, xã hội ở nước ngoài và nhất là để có thể lãnh hội tri thức mới qua công việc. 3.2/ Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động: - Sử dụng triệt để thông về Trung Đông mà nhà nước cung cấp đồng thời tự khai thác thêm nếu có thể. Khâu này doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên chủ động vì nhà nước cung cấp thông tin đầy đủ đâu thể bao quát hết tình hinh thực tế đang diễn ra. Mặt khác, thông tin cũng là một vũ khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cho nên các doanh nghiệp càng có nhiều thông tin bí mật thì sức cạnh tranh càng cao . Và lấy thông tin như thế nào, từ đâu ( trừ nguồn nhà nước ) thì do mỗi doanh nghiệp sẽ có cách làm khác nhau. - Phân tích các thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhưng trung tâm chuyên về thực hiện các công việc trên nên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thuê chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia trong nước có kinh nghiệm nhưng nếu vậy thì chi phí phải nộp của người lao động sẽ rất lớn . - Xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động xuất khẩu lao động và các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích. Đây là một bước rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu lao động à Đây là giải pháp nhằm nghiên cứu về thị trường Trung Đông, đây là khâu quan trọng, nhằm mục đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trường này - Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi xuất khẩu. Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chủ động trong việc cung cấp nguồn lao động nghĩa là luôn có sẵn trong tay lực lượng lao động có trình độ sẵn sang đi xuất khẩu lao động bất cứ lúc nào. + Có biện pháp quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung và ở Trung Đông nói riêng. Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đại sức quán Việt Nam tại đạy, cục quản lý lao động ngoài nước và gia đình của người đi xuất khẩu lao động. Cần có những biện pháp xử phạt hành chính và tài chính thật nghiêm để phạt những người lao động vô kỷ luật, vi phạm pháp luật nước ngoài, có những hành vi phá vỡ trật tự xã hội. + Có biện pháp để người sử dụng lao động nước ngoài nói chung và Trung Đông nói riêng quen dùng lao động Việt Nam. Đối với từng thị trường đặc biệt là Trung Đông với đạo hồi là quốc đạo thì cần giáo dục ý thức cho người lao động khi đi xuất khẩu để họ có những hành vi cư xử phù hợp, không làm mất lòng người sử dụng lao động thậm chí là còn phải gây được thiện cảm với người sử dụng lao động. - Có các biện pháp để bảo vệ người lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho các bên. Chúng ta cần lấy lòng của người sử dụng lao động ở Trung Đông nhưng không phải vì thế mà chúng ta nhân nhượng cho những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động, xâm phạm đến danh dự của người lao động. Vì thế doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi ký kết hợp đồng. Để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích cho người lao động tránh vì lợi nhuận mà bán rẻ người lao động trong nước thì nhà nước cần có những quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này. Bằng việc các doanh nghiệp cần phải gấp rút mở văn phòng đại diện tại các khu vực của Trung Đông. à Các giải pháp này nhằm quảng bá sức lao động Việt Nam ra thị trường Trung Đông. - Để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với đối tác môi giới lao động tổ chức khảo sát cụ thể tại các nhà máy, công trường của các nước tiếp nhận lao động. - Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng loại nghề và công việc, điều kiện tiếp nhận lao động. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, doanh nghiệp không nên ký hợp đồng khi chưa khảo sát nắm vững thực tế (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng). Thông báo tuyển lao động cần ghi cụ thể về công việc, mức lương cơ bản (không ghi mức thu nhập chung chung cộng cả tiền làm thêm giờ). Ghi rõ những khoản được hỗ trợ, các khoản chi phí của người lao động trước khi đi. Đối với các hợp đồng cung ứng lao động có nghề (lao động kỹ thuật), doanh nghiệp nhất thiết phải tuyển lao động biết nghề và tổ chức huấn luyện, bổ túc thêm nghiệp vụ kỹ thuật sát với việc làm ở ngoài nước để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động như: bị chủ chuyển chỗ làm việc, hạ bậc lương hoặc đưa về nước. - Trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng lao động kỹ thuật theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để cung ứng đủ số lượng lao động, đảm bảo uy tín và thương hiệu với đối tác, tránh tình trạng bị huỷ hợp đồng. - Khí hậu ở Trung Đông rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè nhiều khi vượt 40oC. Các doanh nghiệp phải lựa chọn đơn hàng kỹ càng sao cho người lao động không phải làm việc ngoài trời, không nên nhận những đơn hàng cung cấp lao động làm giao thông... - Việc tuyển chọn trong nước cũng phải thật kỹ càng, DN phải trực tiếp tuyển và đào tạo bài bản theo đúng mô hình đào tạo của bạn, đặc biệt là tay nghề và ngoại ngữ. Nên cung cấp lao động theo đội sản xuất, có đội trưởng là kỹ sư có tay nghề và ngoại ngữ vững, để bảo vệ quyền lợi cho anh em - Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông cần cùng nhau thành lập hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông: à Mục tiêu của biện pháp này là bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đồng thời khắc phục sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chia sể thông tin cho nhau, liên thông trong lĩnh vực đào tạo ngừời lao động . Hiệp hội cũng sẽ thành lập quỹ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lao động gặp rủi ro. Quỷ này do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng góp theo quy định của hội. - Về công tác giáo dục ý thức kỷ luật của người lao động chỉ thực sự phát huy được hiệu quả nếu nó được tiến hành trong một thời gian nhất định song song với quá trình đào tạo nghề cho người lao động do doanh nghiệp tiến hành. Trong quá trình học tập người lao động sẽ dần dần làm quen với các tác phong công nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần biến lớp học của mình thành mô hình thu nhỏ của nơi làm việc mà người lao động sẽ làm việc khi đi xuất khẩu.. - Về lâu dài doanh nghiệp cần chủ động tự tạo nguồn cho mình bằng cách tuyển người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và tổ chức lớp đào tạo nghề cho họ trong dài hạn. Dù là người lao động đã được dào tạo nhưng để họ không khỏi ngỡ ngàng khi làm việc nước ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên tổ chức các khóa ọc ngắn hạn bồi dưỡng cho người lao động những kĩ năng cần thiết, cho người lao động biết môi trường làm việc của mình cũng như những phẩm chất cần thiết của mình trong xã hội công nghiệp hiện đại. 3.3/ Về phía người lao động: - Người lao động cần cố gắng tìm hiểu các thông tin cần thiết về thị trường Trung Đông, sử dụng triệt để nguồn thông tin của nhà nước, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cung cấp, bên cạnh đó cần có gắng tìm hiểu thêm nếu có thể. Vì như thế sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về thị trường mình sắp sang lao động, cũng như môi trường làm việc sắp tới của mình để có thể thích nghi tốt hơn, và không bị áp lực quá lớn trong thời gian đầu. Hơn nữa điều này còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mỗi lao động, và có khả năng làm tăng mức lương của họ. - Người lao động cần chấp hành kỷ luật và nội quy về giờ giấc, phong cách làm việc cũng như lối sống để thích nghi với văn hóa của Trung Đông. Nơi đây theo đạo hồi nên rất coi trọng những vấn đề này, và người lao động cần nhận thức rõ điều đó nếu không muốn bị cắt lương hay bị trục xuất sớm về nước. - Hơn nữa khi sang lao động ở môi trường mới như Trung Đông, người lao động không nên nhụt chí trước khó khăn , mà kiên trì cũng như tìm mọi cách để thích nghi với môi trường này, và tận dụng mọi cơ hội có thể để học hỏi nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề, và cả nguôn ngữ, văn hóa của nước bạn. Làm được như thế người lao động có thể gây thiện cảm đối với chủ sử dụng lao động nên có thể được tăng lương, gia hạn hợp đồng làm việc và hơn hết giúp họ cảm thấy thỏa mái và tự tin hơn trong công việc - Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam cần có tính hòa đồng và đoàn kết trong công việc, vì khả năng làm việc nhóm đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm của họ , cũng như cuộc sống ở một đất nước xa xôi. - Người lao động cần ý thức rằng khi đi xuất khẩu lao động không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình họ, mà còn là đại diện cho một đất nước đi làm việc ở nơi khác, nên người lao động cần có văn hóa ứng xử tốt cũng như phong cách kỷ luật trong làm việc để quảng bá thương hiệu lao động Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và Trung Đông nói riêng. KẾT LUẬN Qua đề tài này, tôi nhận thấy Trung Đông thật sự là một thị trường xuất khẩu lao động đầy tìm năng đối với Việt Nam. Tuy vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do tình trạng bạo động thường xuyên xảy ra ở nơi đây cũng như khí hậu khắc nghiệt, sự khác biết lớn về tôn giáo ngôn ngữ đã thực sự tạo ra những thách thức lớn đối với người lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chính phủ Việt Nam, nhưng tôi tin rằng nếu có biện pháp hợp lý khắc phục những trở ngại này thì xuất khẩu lao động sang Trung Đông sẽ mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho cả người lao động, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam. Sau khi tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông những năm qua, những thuận lợi và khó khăn trong công tác này, tôi đã nêu ra một số giải pháp với mong muốn có thể nâng cao hiệu quả trong việc xuất khẩu lao động sang Trung Đông của nước ta. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do khả năng,kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, nên mong quý thầy cô xem xét, đóng góp ý kiến để đề tài thêm phần hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - TÀI LIỆU CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI LIỆU CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC - TÀI LIỆU CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TÀI LIỆU CỦA BỘ TÀI CHÍNH VIỆT NAM - TÀI LIỆU CỦA TỔNG CỤC THUẾ - TÀI LIỆU CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ - TÀI LIỆU CỦA TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNG (AIRSERCO) - TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG NHÂN LỰC QUỐC TỀ VÀ THƯƠNG MẠI (SONA) - TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA (SULECO) - TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY VINAMEX - TÀI LIỆU CỦA TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CIENCO1 - TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG-THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ( SOVILACO) - TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC - TÀI LIỆU CỦA ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM - TÀI LIỆU TỪ CÁC WEBSITE + nld.com.vn + thongtinxuatkhaulaodong.com + xuatkhaulaodong.net + vneconomy.vn + google.com.vn PHỤ LỤC BIỂU THUẾ Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần 1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này. 2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216  Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384  Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 (Nguồn: Tổng cục thuế) TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÁC NGOẠI TỆ MỘT SỐ NƯỚC TRUNG ĐÔNG TÊN NƯỚC TÊN KÝ HIỆU NGOẠI TỆ VNĐ / ngoại tệ NGOẠI TỆ Bằng số Bằng chữ QATA QATARI RIAL 142 QAR 4927 OMAN RIAL OMANI 154 OMR 46,611 UNITED ARAB EMIRATES UAE DIRHAM 164 AED 4,889 Ả RẬP XÊUT UAE DIRHAM 191 SAR 4,782 AMERICA USD USD 17,942 (Nguồn : Bộ Tài Chính VN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxuat_khau_lao_dong_vn_sang_trung_dong_7406.doc
Tài liệu liên quan