Trong nông nghiệp, công nghệ canh tác mới đã làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chính của Mỹ là lúa mỳ, đậu nành, ngô, hoa quả, bông, các loại ngũ cốc khác, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.
Các ngành công nghiệp chính là dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Mỹ hiện đang là nước sản xuất ô tô và máy bay hàng đầu trên thế giới. Thời gian gần đây, do sự xuất hiện của kinh tế tri thức, các lĩnh vực hoá học, điển tử, công nghệ sinh học của Mỹ phát triển rất mạnh.
Về ngoại thương, Mỹ có một nền ngoại thương vững mạnh và phát triển rất nhanh. Từ năm 1999 đến 2002, xuất khẩu hàng năm đạt hơn 700 tỷ USD và nhập khẩu từ 1.000-1.400 tỷ USD.
104 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các thị trường mới.
Không tăng sản lượng đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản sẽ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thủy sản, cụ thể như sau:
Bảng 15: Chỉ tiêu phát triển thủy sản
của Việt Nam đến 2010.
Các chỉ tiêu
2005
2010
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
3.000
4.500
Tổng sản lượng (tấn)
2.350.000
3.400.000
Sản lượng nuôi (tấn)
1.150.000
2.000.000
Trong đó:
- Thuỷ sản nước ngọt
600.000
870.000
- Tôm
225.000
420.000
- Cá biển
56.000
200.000
- Nhuyễn thể
185.000
380.000
- Thuỷ sản khác
84.000
130.000
Sản lượng khai thác (tấn)
1.400.000
1.400.000
Trong đó:
- Khai thác gần bờ
700.000
700.000
- Khai thác xa bờ
700.000
700.000
Nguồn: Chiến lược xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến 2010-Bộ thủy sản.
II. Định hướng cụ thể với thị trường Mỹ.
Trước đây, do quá lệ thuộc vào thị trường Nhật Bản (thường chiếm trên 70-80%% thị phần) nên khi thị trường này rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp Việt Nam đã vô cùng khó khăn xoay sở mới có thể tìm ra lối thoát. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho thấy để tồn tại và phát triển thì không thể quá lệ thuộc vào một thị trường nào đó. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Thủy sản có chủ trương tiếp tục giữ vững thị phần của các bạn hàng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng kông, EU. Đồng thời, cân đối 4 thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản, không quá tập trung hay chú trọng quá vào bất cứ thị trường nào. Đối với thị trường Mỹ, Bộ đã đưa ra định hướng cụ thể như sau:
Về thị phần:
Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ mới chiếm 9,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đến năm 2000, 2001 và 2002, thị phần của Mỹ đã tăng lên tương ứng là 24,3%; 27,5% và 32,4%. Trong 7 tháng đầu năm 2003, con số này tiếp tục tăng lên mức kỉ lục là 38,4%. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của thị trường Mỹ tăng lên rất nhanh qua các năm. Tuy nhiên, với chủ trương giữ vững và cân đối thị phần của các thị trường nhập khẩu chính và tránh rơi vào tình trạng lệ thuộc vào Mỹ như trường hợp Nhật Bản trước đây, Bộ thủy sản đã đưa ra kế hoạch tỷ trọng của thị trường Mỹ đến năm 2005 và cả 2010 giữ ổn định ở mức từ 25-28%; còn kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ năm 2005 phấn đấu đạt 600 triệu USD và đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD. Với việc Mỹ tăng cường thắt chặt kiểm tra, giám sát đối với hàng thủy sản nhập khẩu và hàng loạt rào cản mà Mỹ đặt ra, việc thực hiện thành công kế hoạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với tiềm năng thủy sản sẵn có, với kế hoạch triển khai cụ thể và với sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, của toàn ngành Thủy sản, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ sẽ thành công để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn như Thái Lan, Trung Quốc, Mêhicô, Canada.
Về cơ cấu sản phẩm:
Hiện nay, tôm đông lạnh và cá là hai mặt hàng chủ yếu trong cơ cấu sản phẩm của ta xuất sang Mỹ. Nhưng để giữ vững được thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ thì chỉ dựa vào hai mặt hàng này là chưa đủ. Chính vì vậy, chúng ta phải đa dạng hoá các mặt hàng, nỗ lực cung cấp sang Mỹ những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn như tôm (tươi, đông lạnh, luộc, hấp...), cá ngừ, cá hồi, cá rô phi (ở dạng tươi nguyên con hoặc philê đông lạnh, đóng hộp), cua, sò...
Về chất lượng sản phẩm:
Để cạnh tranh được trên thị trường Mỹ thì chất lượng là một yếu tố không thể thiếu. Chất lượng hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ hiện đã có thể sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nhằm tiếp tục duy trì được chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Bộ Thủy sản có kế hoạch đầu tư 500-600 triệu USD cho các xí nghiệp chế biến quốc doanh để nâng cao năng lực chế biến. Đồng thời, Bộ khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, cổ phần nhập các dây chuyền thiết bị hiện đại, chế biến các hàng có giá trị cao. Ngoài ra, bên cạnh việc tăng cường đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện HACCP, Bộ sẽ đầu tư nâng cấp đồng bộ cho 60-80 doanh nghiệp để đủ tiêu chuẩn xuất hàng sang Mỹ. Bộ cũng đang kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp tự nâng cao chất lượng trong quá trình chế biến.
Về các chương trình phát triển nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu hiện đang được Bộ thủy sản rất quan tâm. Hiện nay, Bộ Thủy sản đang phối hợp cùng với Trung tâm khuyến ngư trung ương và các tỉnh, thành xây dựng các dự án mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tại các khu vực đồng bằng ven biển. Các dự án này sẽ tập trung vào các loại thủy sản nuôi như: tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, cá rô phi, nhuyễn thể..., là những mặt hàng mà thị trường Mỹ đang có nhu cầu cao.
Về quỹ hỗ trợ xuất khẩu thủy sản:
Hiện quỹ hỗ trợ xuất khẩu thủy sản đang do Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam quản lý. Quỹ này được lập từ các khoản phí do các doanh nghiệp hội viên tự nguyện đóng góp và từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ này có nhiệm vụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc tăng cường xúc tiến thương hiệu thủy sản Việt Nam ở nước ngoài, thu thập thông tin thị trường, tổ chức, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hội chợ thủy sản, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu khi mới thâm nhập thị trường Mỹ và liên kết các doanh nghiệp trong các vụ kiện thương mại như vụ tranh chấp cá tra, basa vừa qua... Trong thời gian tới, quỹ cần tiếp tục phát huy vai trò của mình và nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn.
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Từ năm 1998 trở lại đây, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đã gặt hái được những thành quả rất đáng ghi nhận, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Để tiếp tục duy trì được những thành quả này, ngành thủy sản Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hoá những mục tiêu đã đề ra.
Nhóm giải pháp đối với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ ít được người tiêu dùng biết đến chủ yếu là vì hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của chúng ta còn yếu kém. Mặc dù thương vụ Việt Nam ở Hoa Kỳ, Cục xúc tiến thương mại đã được thành lập và đi vào hoạt động khá lâu nhưng hoạt động của các cơ quan này trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội làm ăn, quảng bá sản phẩm còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài chức năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, Bộ Thủy sản cần phối hợp chặt chẽ với Bộ thương mại, Cục xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả hơn thông qua việc:
Cung cấp nhiều hơn các loại hình dịch vụ với mức phí ưu đãi. Với các dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể yêu cầu cung cấp các thông tin về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Mỹ, hướng dẫn tham gia các hội chợ thủy sản, tổ chức các chiến dịch quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm trên thị trường Mỹ. Thậm chí, các doanh nghiệp còn có thể yêu cầu trợ giúp đào tạo kỹ thuật cho các cán bộ thị trường của mình...
Làm cầu nối giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiếp cận trực tiếp với thị trường thủy sản Mỹ thông qua việc tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp đi thực tế tại thị trường Mỹ để tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng hay học hỏi các kinh nghiệm trong việc nuôi trồng, chế biến thủy sản của Mỹ.
Phổ biến tới các doanh nghiệp những văn bản hay những quy định mới nhất của thị trường Mỹ về việc nhập khẩu thủy sản.
Ngoài các cơ quan trên, từ khi Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra đời (năm 1998), Hiệp hội đã rất tích cực phối hợp với Bộ Thủy sản khai thác và cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, giới thiệu cơ hội tìm đối tác, mở rộng thị trường... cho các doanh nghiệp.Trong những năm tới, Hiệp hội VASEP cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình trong việc thu thập, xử lý, dự báo tình hình và cập nhật thông tin pháp luật cho các doanh nghiệp hội viên, góp phần giải quyết tình trạng thiếu thông tin của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Hiệp hội cần giúp đỡ thêm các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ thủy sản lớn của Mỹ như hội chợ Boston hay tổ chức các hội chợ thủy sản quốc tế ngay tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin trong nước và các tạp chí ở nước ngoài, bước đầu đưa thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Hoạt động ngoại giao mang tính chính trị giữa hai quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể là từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết và chính thức đi vào hiệu lực, lượng hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh, từ đó Mỹ cũng trở thành bạn hàng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, các nhà ngoại giao Việt Nam cần phải duy trì và mở rộng các quan hệ ngoại giao với Mỹ, đồng thời xúc tiến thực thi Hiệp định thương mại có hiệu quả nhằm tạo thêm nhiều cơ hội làm ăn với các đối tác Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh việc tăng cường hoạt động ngoại giao, Chính phủ Việt Nam, Bộ Thủy sản và hiệp hội VASEP cũng cần đứng ra đấu tranh với chính phủ Mỹ về việc sử dụng các hàng rào phi thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của hai nước, tránh những vụ tranh chấp thương mại như vụ kiện cá tra, basa vừa qua.
Cuối cùng, để hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường Mỹ thực sự có hiệu quả, Việt Nam cần nhanh chóng thành lập một Cơ quan xúc tiến thương mại quy mô lớn, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu như JETRO của Nhật Bản hay KOTRA của Hàn Quốc.
Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản.
Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng nuôi trồng tự phát và đánh bắt thủy sản vô tổ chức. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt tới nguồn lợi thủy hải sản và gây ra tình trạng lúc thì dư thừa, lúc lại khan hiếm nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, nhà nước cùng các cơ quan ban ngành cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản theo hướng:
Điều tra nguồn lợi, lập bản đồ phân bố, biến động đàn cá trên các ngư trường, đầu tư nghiên cứu, phát triển các hoạt động dự báo nguồn lợi.
Giảm khai thác vùng gần bờ và tiến đến duy trì ở mức sản lượng gần bờ hàng năm khoảng 700 nghìn tấn, sản lượng khai thác xa bờ cũng đạt khoảng 700 nghìn tấn để giữ mức sản lượng khai thác tối đa là 1,4 triệu tấn.
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng hoá sinh học của các đối tượng thuỷ sinh.
Trang bị cho mỗi tỉnh ven biển 1-2 tàu kiểm ngư để làm nhiệm vụ kiểm tra bảo vệ nguồn lợi, tham gia cứu nạn trên biển.
Xây dựng quy hoạch để phát triển công nghiệp nuôi trồng thủy sản từng vùng, từng địa phương bằng cách xác định các đối tượng, công nghệ và quy mô nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng mặt nước để đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài.
Đẩy mạnh nuôi thâm canh và bán thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao và thị trường Mỹ có nhu cầu lớn như tôm sú, tôm càng xanh, cá rôphi, các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển khác.
1.3 áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Nhằm phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, không ngừng gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, giải pháp công nghệ đề xuất cho ngành thủy sản Việt Nam trong những năm tới như sau:
Đối với lĩnh vực khai thác:
Lựa chọn được công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cá đáy, nhuyễn thể ở đô sâu 20-30 m. các nghề chủ yếu cần quan tâm là lưới kéo đôi hoặc đơn có độ mở cao, lưới vây rút chì, lưới rê, câu cần, câu mực, chụp mực, nghề câu vàng.
Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, gồm kỹ thuật sử dụng ánh sáng, chà rạo để tập trung cá trong nghề kéo lưới vây, nghề câu vàng khai thác ở độ sâu và lồng bẫy, lưới kéo cá tầng đáy ở độ sâu 50-200m và một số mẫu lưới khác có hiệu quả, máy thử lưới rê và dây câu.
Đối với lĩnh vực nuôi trồng:
Đưa nhanh tiến bộ KHKT của thế giới và khu vực vào áp dụng thí điểm rồi chuyển sang diên rộng. Hoàn thiện công nghệ hiện có, đồng thời du nhập công nghệ mới về giống, nuôi, thức ăn, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với tôm, cá biển và nhuyễn thể.
Song song với phát triển công nghệ sản xuất giống của các đối tượng nuôi truyền thống, trước mắt nghiên cứu nhập các đối tượng giống mới để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng phải được kiểm dịch rất kỹ càng.
Tăng cường đầu tư đồng bộ để hiện đại hoá hệ thống cơ sở nghiên cứu, nuôi trồng của ngành.
Đối với lĩnh vực chế biến:
Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh và phát triển dịch vụ kho lạnh trong cả nước với công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu.
Tăng cường các hình thức liên kết ngang và dọc, tạo sự phân công hợp tác giữa nhà chế biến và gắn kết với sản xuất nguyên liệu thông qua việc hình thành các câu lạc bộ sản phẩm để thống nhất từ sản lượng đến các yêu cầu về sản phẩm, kích cỡ từng loại nguyên liệu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu, triển khai của Trung tâm Công nghệ sinh học và công nghệ chế biến thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để có đủ khả năng nghiên cứu, phát triển sản xuất và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá mặt hàng.
1.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản phải được Chính phủ và các cơ quan ban ngành quan tâm nhằm đáp ứng cho ngành một lực lượng lai động có đủ năng lực chuyên môn. Không những thế, lực lượng lao động này phải được trang bị cả những kiến thức chuyên môn và ý thức phấn đấu cho một ngành Thủy sản phát triển bền vững, biết bảo vệ nguồn lợi cho quốc gia. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như nhiều ngành khác, ngành Thủy sản đòi hỏi có một đội ngũ lao động biết làm tiếp thị, hiểu biết hệ thống luật pháp, thông lệ buôn bán, biết ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thâm nhập thành công và duy trì ổn định chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Để làm được điều này, Bộ Thủy sản cần thực hiện những nội dung sau:
Tăng cường mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Quan tâm tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp về luật lệ, chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ và thế giới.
Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ đại học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... hoặc thuê chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến Việt Nam giảng dạy. Đồng thời, tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường, học tập kinh nghiệm phát triển của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực và Mỹ.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thù lao cho lao động trong ngành trên nguyên tác gắn khối lượng với chất lượng công việc hoàn thành, thực hiện chế độ thưởng, phạt công minh đối với người lao động.
Chú ý đến điều kiện vệ sinh, bảo hộ lao động đối với chế biến thủy sản, nhất là với lao động nữ.
áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Hơn thế nữa, thủy sản là một trong những mặt hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ:
Cho vay vốn tín dụng để đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị, cơ sở sản xuất giống, thức ăn..., để phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản với mức thế chấp thấp, lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài.
Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình xuất khẩu sang Mỹ, giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn ban đầu khi mới thâm nhập thị trường Mỹ.
áp dụng mức thuế ưu đãi đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến để đổi mới công nghệ, phục vụ nuôi trồng và chế biến xuất khẩu.
Có chế độ thưởng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Mỹ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và cũng là tạo động lực cho bản thân doanh nghiệp trong việc tăng cường hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.
Trong khi người Nhật có thể “giúp” các đối tác xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách nhận các sản phẩm chất lượng thấp, không đúng theo quy định của hợp đồng với mức giá thấp hơn thì chỉ rất ít khách hàng Mỹ làm việc này. Đối với họ, trong công việc làm ăn, các đối tác phải đảm bảo được uy tín của mình, lô hàng sau phải giữ được chất lượng như lô hàng trước, chất lượng của các sản phẩm trong cùng một lô hàng cũng phải đồng đều như đã quy định trong hợp đồng. Họ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết sai lầm một hoặc hai lần nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì họ sẽ buộc phải tìm một đối tác khác tin cậy hơn. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, Bộ thủy sản cùng với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam NAFIQUACEN và các cơ quan liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu theo hướng:
Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP, đảm bảo an toàn vệ sinh từ ao nuôi đến bàn ăn. Triển khai đồng bộ các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có quy định các hoá chất và chế phẩm sinh học được sử dụng hay cấm sử dụng, có chế tài xử lý vi phạm khi sử dụng các thuốc, hoá chất bị cấm. Phối hợp các cơ quan chính phủ quản lý kháng sinh từ gốc nhập khẩu, không để nhập khẩu, buôn bán tràn lan.
Tổ chức các đoàn cán bộ đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để xem xét và đánh giá công tác thực hiện HACCP hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác như GMP, SSOP...của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra có thể yêu cầu các doanh nghiệp duy trì thực hiện tốt HACCP, GMP, SSOP... hoặc đưa ra các hành động sửa chữa, cập nhật kịp thời, phù hợp với đặc tính của sản phẩm hay dây chuyền sản xuất hiện tại của doanh nghiệp; tránh tình trạng các doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận HACCP rồi thì coi như là đã có “giấy chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ”, lơi lỏng việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp đã có chứng nhận HACCP mà không duy trì được các quy định này, đoàn kiểm tra có thể áp dụng hình thức cảnh cáo và nếu tiếp tục cố tình vi phạm thì tước giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng đó.
Tiến hành kiểm tra cuối cùng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Mỹ chặt chẽ hơn, đảm bảo không xuất sang Mỹ những lô hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như: dư lượng kháng sinh quá mức cho phép, có nhiều tạp chất lẫn trong hàng thủy sản xuất khẩu...
Đầu tư đổi mới trang bị kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam NAFIQUACEN để đảm bảo công tác kiểm tra của trung tâm từ trung ương tới các địa phương.
Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Như đã đề cập ở phần trên, để đạt được mục tiêu đạt 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong năm 2010 cần phải có sự nỗ lực hết mình của từng doanh nghiệp, của toàn ngành thủy sản. Vì vậy, cùng với những giải pháp tăng cường từ phía các Bộ, Ban, Ngành có liên quan thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ.
Mỹ là một đất nước rộng lớn gồm nhiều bang với hệ thống pháp luật phức tạp bậc nhất thế giới. Thậm chí, mỗi bang của Mỹ cũng có sự độc lập tương đối và có những quy định, luật lệ riêng. Vì vậy, khi làm ăn với các khách hàng Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải rất thận trọng và phải chủ động tìm hiểu kĩ về hệ thống luật và các quy định của Mỹ về việc nhập khẩu thủy sản, gồm Luật thương mại, Luật thuế quan và hải quan, các quy định về nhập khẩu hàng thực phẩm...hay tiêu chuẩn riêng của các bang về chất lượng hàng thủy sản (ví dụ, Bang Louisiana muốn đánh thuế tiêu thụ với mọi sản phẩm tôm nhập khẩu vào bang để bảo vệ ngư dân địa phương. Bang này cũng đã đơn phương tiến hành kiểm tra chloramphenicol, loại kháng sinh bị cấm sử dụng trong thực phẩm từ giữa những năm 1990, đối với tôm nhập khẩu từ Châu á- công việc từ lâu vốn thuộc trách nhiệm của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ USFDA). Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ kiện không cho tiêu thụ cá tra, basa Việt Nam trên thị trường Mỹ với thương hiệu catfish, vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa vừa rồi và vụ kiện tôm sắp tới cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bị thua một phần cũng là do không hiểu biết về luật pháp Hoa Kỳ. Vì vậy, để kinh doanh thành công trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải nắm vững luật pháp của Hoa Kỳ và luật thương mại quốc tế:
Tham gia vào các lớp học giới thiệu về hệ thống luật pháp Mỹ, luật thương mại quốc tế và các tập quán kinh doanh trên thị trường Mỹ do Bộ Thủy sản hay các cơ quan, ban ngành tổ chức.
Tự tìm hiểu về nước Mỹ (kinh tế, văn hoá, luật pháp, ...) thông qua các sách báo và các trang web của:
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (
cục xúc tiến thương mại Việt Nam ( ),
đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ( hay các trang web của nước Mỹ ( ...)
Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu cập nhật các văn bản, quy định mới của Mỹ về quy trình thủ tục nhập khẩu thủy sản, về vấn đề dư lượng kháng sinh, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm...
Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cần phải làm quen với những vụ tranh chấp thương mại và có các biện pháp giải quyết tranh chấp này một cách hợp lý và thoả đáng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải có đội ngũ luật sư thành thạo, đủ sức đối phó với các vụ kiện và có khả năng nắm bắt thông tin nhanh để tư vấn cho doanh nghiệp tránh những biến động của thị trường.
Phát triển các hoạt động marketing quốc tế.
Cùng với những nỗ lực thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành có liên quan ở cấp vĩ mô thì ở cấp vi mô, các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cần phát triển tốt các hoạt động marketing của mình. Các hoạt động này bao gồm:
Thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường, tìm hiểu những nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ, khám phá những phương pháp tiếp cận thị trường nhanh chóng và có hiệu quả thông qua việc nghiên cứu tại chỗ và các chuyến đi thực tế.
Tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thủy sản được tổ chức định kỳ tại Mỹ như hội chợ Boston (được tổ chức vào tháng 3), hội chợ thủy sản California hay hội chợ thủy sản bờ Tây được tổ chức tại Los Angeles để giới thiệu về doanh nghiệp, quảng bá và xúc tiến bán hàng, gặp gỡ người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu Mỹ, thu thập các thông tin bổ ích về thị trường Mỹ, xu hướng tiêu dùng, các vấn đề an toàn vệ sinh, công nghệ nuôi, sản phẩm mới ... Tuy nhiên, do chi phí tham gia hội chợ ở Mỹ khá cao (tiền thuê gian hàng 6-10 m2 trung bình là 2.000 USD/ngày chưa kể chi phí vận chuyển hàng, tiền ăn ở và đi lại trong thời gian hội chợ) nên các doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn đúng hội chợ để tham gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể phối hợp cùng nhau tham gia hội chợ để giảm bớt chi phí.
Xây dựng một quỹ riêng chỉ phục vụ cho mục đích quảng cáo, tổ chức các chiến dịch tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường Mỹ vì ở Mỹ những chi phí này là tương đối cao.
Thành lập văn phòng đại diện, đại lý bán hàng tại Mỹ để thuận tiện cho việc tiếp cận, liên lạc và giới thiệu sản phẩm với các siêu thị, các nhà nhập khẩu Mỹ. Từng bước xây dựng và củng cố các quan hệ làm ăn với các đối tác này.
Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động Marketing: thiết lập trang website riêng của doanh nghiệp, giới thiệu toàn cảnh về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, các mặt hàng, cơ hội làm ăn, gửi thư điện tử tới các bạn hàng về các sản phẩm mới...Đây là một biện pháp quảng cáo rất hiệu quả do chi phí thấp, có khả năng tiếp cận với khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần nhận thức được vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động của mình và bắt đầu xây dựng các trang web riêng. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức nên các trang web này vẫn còn nghèo nàn về nội dung và không được cập nhật thường xuyên. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này bởi vì việc mua bán qua Internet được coi là một hình thức giao dịch rất phổ biến và tiện ích.
Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.
Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản của người Mỹ là rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của ta sang Mỹ chủ yếu là các sản phẩm tôm và cá sơ chế hoặc đông lạnh. Thị trường Mỹ lại là một thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, vì vậy, để duy trì được vị trí của mình trên thị trường này, các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào các mặt hàng truyền thống mà phải luôn luôn đổi mới, đa dạng hoá các mặt hàng để có thể cung cấp những sản phẩm thị trường Mỹ cần chứ không chỉ dừng lại ở những sản phẩm doanh nghiệp có.
Giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu, sơ chế trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thay vào đó là các mặt hàng đã qua chế biến, hàng tươi sống hay đồ hộp thủy sản, những sản phẩm có giá trị cao như surimi, tôm bao bột, bánh nhân tôm, các loại tôm, cá tươi, cá đóng hộp...hay các loại hàng khô ăn liền: ruốc tôm, mực, tôm, cá tẩm gia vị...
Thay đổi hình thức bao bì sản phẩm, không chỉ cung cấp các sản phẩm đông lạnh ở dạng block mà còn ở các dạng khác như đóng khay hay dạng đóng túi nhỏ IQF.
Nghiên cứu thị trường để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, phù hợp thị hiếu tiêu dùng.
Thực hiện tốt chương trình HACCP để đảm bảo chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.
Đối với các thị trường như Nhật Bản hay EU..., HACCP được coi là “giấy chứng nhận xuất khẩu” mà nhà xuất khẩu cần có để có thể xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này. Còn đối với thị trường Mỹ, HACCP là yêu cầu pháp lý mà nhà xuất khẩu phải kiểm tra trước khi xuất hàng. Các nhà xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm trước FDA nếu không tuân thủ quy định HACCP hoặc không thể chứng minh đã thực hiện HACCP với những bằng chứng cụ thể. Các sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia hoặc khu vực đã bị FDA đưa vào danh sách cảnh báo (vì lý do an toàn thực phẩm) thì khi nhập hàng vào Mỹ sẽ tự động bị đưa vào lưu giữ tại cửa khẩu để chờ kết quả kiểm tra. Một doanh nghiệp muốn được ra khỏi danh sách cảnh báo này cần có 5 lô hàng liên tục không bị phát hiện bất cứ lỗi nào liên quan đến an toàn thực phẩm. Khi đó, doanh nghiệp phải tự mình (thông qua nhà nhập khẩu Mỹ) trình bày bằng chứng lên FDA về kết quả kiểm tra 5 lô hàng nêu trên. Còn nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm và bị cảnh cáo nhiều lần thì sẽ bị cấm xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ vĩnh viễn. Ngoài ra, hàng thủy sản khi nhập vào cảng Hoa Kỳ phải qua giám định của FDA, chỉ khi nào FDA công nhận hàng đạt tiêu chuẩn thì người nhập khẩu mới có thể làm thủ tục dễ dàng. Vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đặt điều kiện chỉ thanh toán tiền hàng sau khi FDA cho phép nhập khẩu. Những điều trên cho thấy, hiểu biết rõ HACCP và thực hiện, kiểm soát tốt việc lưu trữ hồ sơ chương trình này sẽ là yếu tố quan trọng để tạo lòng tin với các nhà nhập khẩu Mỹ, tránh tình trạng các lô hàng kém phẩm chất bị FDA cảnh báo, trả lại hay tiêu hủy. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải:
Kịp thời đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với nguồn vốn do doanh nghiệp tự trang trải hoặc có thể đề nghị nhà nước hỗ trợ một phần.
Để có đội ngũ quản lý chất lượng trực tiếp giám sát và kiểm tra việc thực hiện HACCP tại doanh nghiệp, doanh nghiệp cần cử người tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản thực hiện HACCP do Bộ phối hợp cùng với dự án SEAQIP (dự án nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu do Đan Mạch tài trợ) hay các tổ chức quốc tế khác như UNDP, FAO, INFOFISH... tổ chức. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tự mình tìm hiểu về HACCP thông qua các trang web như hay
Đào tạo, giáo dục, phát tài liệu cho các nhân viên về HACCP, chú ý đến điều kiện vệ sinh, bảo hộ lao động đối với chế biến thủy sản, nhất là đối với lao động nữ.
Đối với các doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận HACCP rồi thì phải quan tâm duy trì thực hiện, thường xuyên xem xét để đưa ra các hành động sửa chữa, cập nhật kịp thời, các biện pháp phòng ngừa thích hợp với dây chuyền sản xuất hiện tại vì Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản NAFIQUACEN sẽ thường xuyên tiến hành các đợt kiểm tra việc thực hiện HACCP của các doanh nghiệp này. Thậm chí, USFDA cũng cử các chuyên gia của họ sang để kiểm tra một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ do họ chỉ định.
Đối với các doanh nghiệp đang xây dựng HACCP và muốn được chứng nhận thì phải đăng ký với NAFIQUACEN là cơ quan Nhà nước của Việt Nam được FDA uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.
Chú trọng đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
Tại cuộc hội thảo “Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam và Hoa Kỳ”, Phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ Trần Việt Hùng khẳng định “Hiểu biết đầy đủ về hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ là nhu cầu tối cần thiết của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Việt Nam nhằm gìn giữ và phát triển uy tín, thị phần của nhãn hiệu cũng như sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và vi phạm nhãn hiệu của mình tại thị trường đầy rủi ro này”. Thực vậy, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng một cách ấn tượng, trong đó thủy sản là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ mạnh nhất. Tuy nhiên, một trong những cản trở lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ là sự thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, bao gồm cả hệ thống luật pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không quan tâm tới vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Vì vậy, theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và nghiên cứu trên trang web Patent và nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ thì số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ mới chỉ là 164 nhãn hiệu. Đây là một con số quá khiêm tốn khi biết rằng tại Việt Nam các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đăng ký bảo hộ cho 8.988 nhãn hiệu của họ. Cuộc tranh chấp thương mại cá tra, basa Việt Nam vừa qua với hậu quả là 2 loại cá này của Việt Nam bị cấm không được tiêu thụ dưới cái tên catfish càng chứng minh rõ hơn vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ. Để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tại Mỹ, các doanh nghiệp cần đăng ký với Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) dưới hình thức đăng ký điện tử hoặc đăng ký văn bản và nộp 355 USD. Xét nghiệm viên của USPTO sẽ xem xét nhãn hiệu đó về tính phân biệt và tra cứu các nhãn hiệu xung đột. Doanh nghiệp nộp đơn phải giải đáp những câu hỏi của luật sư xét nghiệm trong vòng 6 tháng. Nếu doanh nghiệp không trả lời, đơn sẽ bị đình chỉ. Nếu không có ý kiến phản đối, nhãn hiệu sẽ được đăng ký. Còn trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề:
Xây dựng logo cho sản phẩm: chú ý tạo sự khác biệt, đơn giản, dễ nhận biết nhưng vẫn có khả năng làm cho người xem liên tưởng đến sản phẩm của công ty.
Hình tượng của nhãn hiệu: việc xây dựng hình tượng phải tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm thuỷ sản bán ra và phải nghiên cứu cho phù hợp với thị hiếu của người Mỹ.
Bao bì cần được thiết kế cẩn thận từ mầu sắc đến kiểu dáng, đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh và phải được thiết kế nổi bật. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể liên tục cải tiến bao bì để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Mỹ.
Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu, thực hiện liên doanh liên kết trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ.
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu thông qua hình thức xuất khẩu gián tiếp qua các trung gian. Với mục tiêu xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch 600 triệu USD trong năm 2005 và 1 tỷ USD năm 2010, bên cạnh nỗ lực tăng cường sản lượng xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm..., các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng nhiều phương thức xuất khẩu hơn nữa: gia công chế biến nguyên liệu cho các nước để cung cấp hàng sang Mỹ và đặc biệt là thiết lập hệ thống kênh phân phối trực tiếp tới tay các tập đoàn phân phối thực phẩm, các siêu thị lớn của Mỹ như Sysco, Costco, Wal Mart...và thậm chí là tới tận các chợ cá và người tiêu dùng Mỹ.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải liên kết lại với nhau bởi vì:
Các đối tác Mỹ thường có những đơn đặt hàng với số lượng nhưng lại đòi hỏi phải giao hàng trong thời hạn ngắn. Nếu chỉ một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì khó có thể đảm bảo được các yêu cầu của đơn đặt hàng này nhưng nếu các doanh nghiệp liên kết với nhau trong việc thu mua nguyên liệu và chế biến, tạo nguồn hàng xuất khẩu thì hoàn toàn có thể đảm bảo giao hàng đúng hạn và đủ số lượng.
Phối hợp với nhau cùng tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch khuyến mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường Mỹ... giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn bởi vì các chi phí này trên thị trường Mỹ là khá cao.
Trên thị trường Mỹ, ngoài những đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan thì các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng phải cạnh tranh ngay với các nhà sản xuất thủy sản Mỹ vì như chúng ta đã biết, Mỹ cũng là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mà các nhà sản xuất thủy sản Mỹ lại thường liên kết thành các liên minh, hiệp hội như Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo, Liên minh tôm miền Nam hay Hiệp hội tôm Luisiana...để tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp quốc doanh lớn cũng khó lòng cạnh tranh với các hiệp hội và liên minh này.
Trong thực tiễn xuất khẩu hàng thủy sản sang Mỹ, có những vấn đề phát sinh vượt khỏi khuôn khổ của từng doanh nghiệp. Để xử lý các vấn đề này cần sự liên kết của cộng đồng các doanh nghiệp với cơ quan quản lý của nhà nước ở các cấp. Những minh ví dụ cụ thể cho trường hợp này có thể kể đến là vấn đề phát triển thị trường chung, việc thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng để bảo vệ uy tín sản phẩm, thống nhất giá bán giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm... và đặc biệt là vấn đề tranh chấp thương mại như trường hợp vụ kiện cá tra, basa Việt Nam vừa qua và vụ kiện tôm sắp tới.
Hiện nay, Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP là nơi hội tụ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiệp hội đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ, việc giúp đỡ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Mỹ, việc giải quyết các khó khăn trong vụ kiện cá tra và basa vừa rồi... đồng thời Hiệp hội cũng đang chủ động phối hợp với Hiệp hội nghề cá của các nước cũng đang bị Mỹ kiện trong vụ bán phá tôm để đấu tranh chống lại việc áp đặt các hàng rào phi thuế quan của Mỹ. Thực tế cho thấy, Hiệp hội là hình thức tổ chức phù hợp để hỗ trợ, liên kết và xây dựng tinh thần cộng đồng của các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệp hội cần tích cực phát huy vai trò của mình.
Kết luận
Ngành thủy sản Việt Nam với những hoạt động nhiều mặt và sự tăng trưởng liên tục trong những năm qua đâ đóng vai trò ngày một to lớn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Ngay từ Hội nghị Trung ương 5, khoá VII, ngành thủy sản đã được khẳng định thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó đến nay, ngành thủy sản đã chứng minh và khẳng định được vai trò này của mình trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đóng góp vào những thành công đó của ngành thủy sản phải kể đến những kết quả to lớn mà ngành đã đạt được thông qua hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. Trước đây, Mỹ là một thị trường ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thì nay đã thuận lợi hơn và được đánh giá là thị trường mang tính đột phá đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Giai đoạn 1998-2002, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đã có được những chỉ tiêu tăng trưởng đầy đủ: tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng, tăng trưởng về cả thị phần và số lượng các công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện nay, trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì thủy sản được coi là mặt hàng có tiềm năng lớn nhất. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật phức tạp, với hàng loạt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,..., và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các đối thủ khác, để hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 600 triệu USD trong năm 2005 và 1 tỷ USD năm trong 2010, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Qua việc giới thiệu khái quát về thị trường thủy sản Mỹ, phân tích, đánh giá về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, người viết hy vọng xuất khẩu thủy sản nước ta sẽ sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra và tiếp tục đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
tài liệu tham khảo.
PGS.TS. Nguyễn Thị Mơ: Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực- Trung tâm thông tin thương mại, 2002.
Luật gia Đinh Tích Linh: Doanh nghiệp cần biết khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ- NXB Thống Kê, 2002.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Investconsult, Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ: Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh- NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
Bộ thương mại, trung tâm thương mại Việt Nam: Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ- NXB Thống Kê, 2001.
PGS.TS. Hoàng Thị Chỉnh: Phát triển thủy sản Việt Nam, những luận cứ và thực tiễn- NXB Nông nghiệp, 2003.
Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế- NXB Thống kê,2002.
Tiềm năng Việt Nam thế kỷ 21- NXB Thế giới, 2002.
Niên giám thống kê 2002- NXB Thống kê, 2003.
Bộ Thủy sản: Thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới và xuất khẩu của Việt Nam năm 1998.
Bộ Thủy sản: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2001, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2001của ngành thủy sản.
Bộ Thủy sản: Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện chương trình xuất khẩu thủy sản.
Bộ Thủy sản: Báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và biện pháp hoàn thành nhiệm vụ năm 2002 của ngành Thủy sản.
Bộ Thủy sản: Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002 và biện pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2003.
Bộ Thủy sản: Báo cáo tình hình công tác quý I/2003.
Bộ Thủy sản: Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kỳ 1999-2010.
Bộ Thủy sản: Thông tin chuyên đề các số năm 2001, 2002.
VASEP: Báo cáo hội thảo thị trường thủy sản thế giới 2001.
Dương Nguyên Khải (tổng hợp): Thị trường Mỹ với thủy sản nuôi- Tạp chí thương mại thủy sản số T4/2001 (tr 10-12).
Mạnh Thắng (lược dịch): Thị trường Mỹ về cá ngừ hộp- Tạp chí thương mại thủy sản số T5/2001 (tr 25-26).
NAFIQUACEN: Về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2001- Tạp chí thương mại thủy sản T6/2001 (tr 46,47).
Diệu Nguyên (dịch): Quy định về dư lượng Chloramphenicol trong thực phẩm tại Mỹ- Tạp chí thương mại thủy sản T1/2002 (tr 27-28)
Thái Phương (dịch): Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm 2001 và triển vọng năm 2002- Tạp chí thương mại thủy sản T4/2002 (tr 19-21).
PV: Mỹ và EU với vấn đề dư lượng Chloramphenicol trong tôm- Tạp chí thương mại thủy sản T6/2002 (tr 42-44).
Võ Đức Giã: Ghi nhận tại hội nghị báo cáo kết quả kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của USFDA- Tạp chí thương mại thủy sản T6/2002 (tr 45,46).
Toạ đàm về Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với cá tra, basa Việt Nam- Tạp chí thương mại thủy sản T7/2003 (tr 5,6)
PV: Ngừng kiểm tra 100% hàng thủy sản sang EU, liệu doanh nghiệp đã hết lo?- tạp chí thương mại thủy sản T10/2002 (tr 7).
Ngọc Thuỷ: Đoàn đại diện Bộ Thương mại Hoa Kỳ tới Việt Nam về vụ kiện cá tra, basa- Tạp chí thương mại thủy sản T10/2002 (tr 9,10).
Quỳnh Phương (dịch): Các nhà sản xuất Mỹ nên cạnh tranh bằng trí tuệ chứ không phải bằng các rào cản- Thương mại thủy sản T12/2002 (tr 7-9).
PV: Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cửa mở cho xuất khẩu và hoà nhập thế giới- Tạp chí thủy sản T12/2002 và T1/2003 (tr 36,37).
Thái Thanh Dương: Xuất khẩu thủy sản vượt mốc 2 tỷ USD, thành tựu kỳ diệu nhưng...-Tạp chí thủy sản T2/2003 (tr10-12).
PV: Nhìn lại xuất khẩu cá của Việt Nam giai đoạn 1998-2002- Tạp chí thương mại thủy sản T3/2003 (tr 14-16).
HT (dịch): Nhập khẩu tôm đáp ứng nhu cầu của người Mỹ và tạo ra giá trị 9,8 tỷ USD- Tạp chí thương mại thủy sản T3/2003 (tr 7).
Thông cáo báo chí về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sửa chữa một phần sai sót trong quyết định sơ bộ- Tạp chí thương mại thủy sản T3/2003 (tr 2).
TP: Thủy sản thế giới năm 2001-2002 và những thách thức năm 2003- Tạp chí thương mại thủy sản T5-6/2003 (tr 58-60)
Huỳnh Thế Năng: Làm gì để xây dựng chiến lược thương hiệu cho cá tra, basa- Tạp chí thủy sản T7/2003 (15-17)
Thái Bá Hồ (dịch): Xuất nhập khẩu thủy sản năm 2002 của Trung Quốc- Tạp chí thương mại thủy sản T7/2003 (tr 28-30).
Nguyên Khải (tổng hợp): Quyết định bất công của chủ nghĩa bảo hộ lỗi thời- Tạp chí thương mại thủy sản T7/2003 (tr 17,18).
Thái Phương: Nhuyễn thể chân đầu: thị trường thế giới và xuất khẩu của Việt Nam 5 năm qua- Tạp chí thương mại thủy sản T8/2003 (tr 25-27).
Xuất khẩu thủy sản 7 tháng 2003- Thương mại thủy sản T9/2003 (tr 24).
Đức Hà: Thấy trước thị trường xuất khẩu thủy sản bất ổn- Thời báo kinh tế Việt Nam số 142, ra ngày 5/9/2003 (tr 3).
PGS.TS. Nguyễn Thiết Sơn: Một năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và những vấn đề- Châu Mỹ ngày nay T1/2003 (tr 52-68).
Khac Quang: Japan, the main market of Vietnamese seafood export- Vietnam Economic News No31/2003 (page 7).
Hoang Thi Chinh: Aquatic Product Exports to the USA, Issues and Solutions- Economic Review No3 (103)/2003 (page 18-19).
Gregory V Brown: US seafood Market- Infofish International 1/2003 (page 37,38).
Infofish monthly report -April, 2003.
Infopesca report -August, 2003.
NOAA news Releases 2002: Shrimp overtakes canned tuna as top US seafood, overall seafood consumption decreases in 2001.
NOAA news Releases 2003: Americans ate more seafood in 2002.
News media/Top ten seafoods (7/10/2003).
US trade 2002 (8/10/2003).
profile/USA. (8/10/2002).
fishery products market news (9/10/2003).
US seafood export up slightly in Jan-July 2003.
Global seafood trade largely driven by rising aquaculture production
: Quốc tế/ Các nền kinh tế/ Hoa Kỳ (8/10/2003).
: tin tức.
: trang tin tức.
Phụ lục 1: Mức tiêu thụ 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất trên thị trường Mỹ
Đơn vị: pound/người
(*: Cá ngừ đóng hộp, **:lượng tiêu thụ cá da trơn đã được tính lại để phù hợp với việc Mỹ cấm không cho nhập khẩu cá tra và basa dưới tên catfish)
Năm
Sản phẩm
1998
1999
2000
2001
2002
Tôm
2,8
3,0
3,2
3,4
3,7
Cá ngừ
3,4
3,5
3,5
2,9
3,1*
Cá hồi
1,38
1,7
1,58
2,02
2,021
Cá tuyết pôlắc
1,65
1,57
1,59
1,21
1,13
Cá da trơn
1,06
1,16
1,08
1,15
1,103**
Cá tuyết đại tây dương
0,97
0,77
0,75
0,56
0,658
Cua
0,57
0,54
0,38
0,44
0,568
Nghêu, sò
0,39
0,46
0,47
0,47
0,545
Cá rôphi
-
-
-
0,35
0,401
Cá dẹt
(chủ yếu là cá bơn)
-
0,39
0,42
0,39
0,317
Nguồn: www.nfi.org/News media- Top ten seafoods (7/10/2003)
Phụ lục 2:
Ngoại thương thủy sản Mỹ giai đoạn 1998-2002
Đơn vị: nghìn USD.
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
1998
754.735
8.173.185
-7.418.450
1999
889.559
9.013.886
-8.124.327
2000
982.035
10.054.045
-9.072.010
2001
1.163.458
9.864.431
-8.700.973
2002
1.087.823
10.121.263
-9.033.440
Nguồn:www.st.nmfs.gov/st1- US trade 2002.
Phụ lục 3:
Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ.
Mã số
hàng thủy sản
Mặt hàng
Thuế trong diện hưởng
NTR (%)
Thuế trong diện không hưởng
NTR (%)
0310
Các loại cá sống
0
0
0320
Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc philê, kể cả gan cá tươi hoặc ướp lạnh
0
2,2 cent/ kg hoặc 4,4 cent/ kg tuỳ loại.
0303
Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc philê, kể cả gan cá đông lạnh
0
2,2 cent/ kg hoặc 4,4 cent/ kg tuỳ loại.
0304
Philê cá, thịt cá đã lọc xương tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
0
Một số loại 0%, một số loại 5,5 cent/kg
0305
Cá khô, ướp muối hoặc xông khói
4 – 7
25 – 30
0306.13
Tôm các loại
0
0
0306.14/24
Thịt cua đông lạnh hoặc không đông lạnh
7,5
7,5
0307
Các loại nghêu sò
0
0
0307.06
ốc
5
5
1601-1604
Các thực phẩm chế biến từ cá, thịt
0,9 cent/kg hoặc 2,1-15%
6,6 cent/kg đến 22 cent/kg hoặc 20%-35%
1605.10.05
Cua chế biến chín 10%
20
1605.10.20
Thịt cua
0
22,5
1605.10.40
Các loại cua chế biến khác
5
15
1605.20.05
Tôm chế biến chín
5
20
1605.30.05
Tôm hùm chế biến chín
10
20
1605.30.10
Tôm hùm sơ chế có đông lạnh hoặc không đông lạnh
0
0
1605.90
Các nhuyễn thể khác (nghêu,sò,ốc)
0
20
Nguồn: www.customs.ustreas.gov
phụ lục 4:
Các rào cản TBT và SPS Mỹ áp dụng
Năm
Loại
Nhóm hàng bị áp dụng
Nội dung
1995
TBT
Không nhập khẩu sản phẩm cá ngừ
Nếu sử dụng lưới đánh bắt lẫn cá heo
1997
TBT
Không nhập khẩu tôm biển
Nếu lưới kéo không lắp thiết bị xua đuổi rùa biển.
1997
SPS
Trả hàng hoặc tiêu huỷ
Nếu phát hiện có vi sinh vật hoặc mối nguy hoá học.
1998
SPS
Doanh nghiệp không được xuất khẩu vào Mỹ
Nếu không có chương trình HACCP được FDA công nhận
2000
TBT
Cá Tra, Basa
Không cho mang tên catfish
2001
SPS
Không nhập khẩu hoặc tiêu huỷ
Nếu phát hiện có kháng sinh bị cấm
Nguồn: Tạp chí thông tin khoa học công nghệ-kinh tế thủy sản
số tháng 2/2003 (trang 6).
PHụ LụC 5:
Giá tôm xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002.
Mặt hàng
Quy cách
Giá tại Việt Nam (USD/ kg)
Giá tại ấn Độ (USD/ kg)
Giá tại Thái Lan (USD/ kg)
Tôm càng nguyên con
1-2
2-4
4-6
6-8
6,3
5,37
4,72
4,04
6,72
5,83
5,36
4,75
7,02
5,93
5,47
4,69
Tôm càng thịt
31-40
41-50
51-60
61-70
71-90
8,7
8,19
7,29
7,02
6,12
9,41
8,86
7,97
7,54
6,68
9,37
9,03
8,21
7,65
6,67
Tôm sắt thịt
70-90
90-100
100-200
200-300
300-500
6,35
4,55
3,35
2,75
2,3
6,93
5,29
3,87
3,34
2,95
7,13
5,44
4,28
3,51
3,36
Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí thương mại thủy sản
số tháng 3, tháng 4 và tháng 5/ 2002.
Phụ lục 6:
Giá thành cao nhất và thấp nhất
của cá tra và cá basa tại An Giang
(kết quả điều tra tại thời điểm 1/2/2003.)
Diễn giải
Cá tra
nuôi hầm (VND/kg)
Cá tra
nuôi bè (VND/kg)
Cá basa nuôi bè (VND/kg)
Giá thành sản xuất trung bình chung
7.279
9.707
11.439
Trong đó:
Giá thành sản xuất của 10% số hộ có chi phí nuôi cao nhất.
Giá thành sản xuất của 10% số hộ có chi phí nuôi thấp nhất
8.110
6.275
11.480
8.810
12.051
10.313
Nguồn: Tạp chí thủy sản số tháng 7/2003 (trang 15)
PHụ LụC 7: Các phương pháp tính toán
chi phí sản xuất cá tra và cá basa tại An Giang.
Diễn giải
Phương án chi phí chế biến cao nhất
Phương án chi phí chế biến thấp nhất
Cá nuôi bè (cá trắng tại cơ sở nuôi)
Giá cả nguyên liệu tại bè nuôi (VND/kg)
9.500+500
(vận chuyển)
9.500+500
(vận chuyển)
Tỷ lệ chế biến
3,1
3,1
Tổng giá cá nguyên liệu
31.000
31.000
Chi phí chế biến/1 kg thành phẩm
6.950
3.923
Tổng chi phí chế biến/1 kg thành phẩm
37.950
34.923
Phụ phẩm thu hồi
3.150
3.150
Giá thành 1 kg thành phẩm (VND)
34.800
31.773
Tỷ giá USD
15.400
15.400
Giá thành 1 kg thành phẩm (USD)
2,26
2,06
Nếu giá bán thấp nhất
2,60
2,06
Lãi công ty thu được
0,34
0,54
Tỷ lệ % nhà chế biến thu được
15,04
26,20
Cá nuôi hầm (cá vàng tại hầm)
Giá cá nguyên liệu tại hầm (VND/kg)
7.300+500
(vận chuyển)
7.300+500
(vận chuyển)
Tỷ lệ chế biến
2,75
2,75
Tổng giá cá nguyên liệu
21.450
21.450
Chi phí chế biến/1 kg thành phẩm
6.950
3.923
Tổng chi phí chế biến/1 kg thành phẩm
28.400
25.373
Phụ phẩm thu hồi
1.400
1.400
Giá thành 1kg thành phẩm (VND)
27.000
23.973
Tỷ giá USD
15.400
15.400
Giá thành 1kg thành phẩm (USD)
1,75
1,56
Nếu bán giá thấp nhất
1,8
1,8
Lãi công ty thu được
0,05
0,24
Tỷ lệ % nhà chế biến thu được
2,85
15,40
Nguồn: Tạp chí thủy sản tháng 7/2003 (trang 16,17)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dinh Hong Hanh-A9K38C.doc