Đề tài Xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản. thực trạng và giải pháp

Phải nói rằng, thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiểu quả cao, với tốc độ phát triển nhanh, góp phần vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản là một thành công to lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Bên cạnh những thành công như tốc độ tăng trưởng cao, phát triển được những mặt hàng thế mạnh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản, thì vẫn còn những yếu tố bất ổn định, ảnh hưởng đến kim ngạch và giá trị của toàn ngành. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng đông lạnh chưa qua chế biến, cộng với những biện pháp phi thuế quan (tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm) là những khó khăn mà chúng ta cần phải vượt qua. Việc nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có một ý nghĩa rất sâu sắc.

doc39 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản. thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn .Với kim ngạch tăng đáng kể qua các năm, xuất khẩu thủy sản đã đóng góp một phần rất quan trọng trong thành tựu chung đó. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,75 tỷ USD, đứng hàng thứ tư sau dầu thô, may mặc và giầy dép. Hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng, quy mô, chủng loại, cạnh tranh về giá cả nên đã có được chỗ đứng vững chắc trên một số thị trường lớn như EU, Mỹ đặc biệt là thị trường Nhật Bản rất khó tính. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản gặp không ít khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: tình hình giá cả, đòi hỏi cao của thị trường Nhật Bản Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đồng thời muốn đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, Em xin chọn đề tài: “XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Tuyết Mai đã giúp em hoàn thành đề án này. Chương I Tổng quan về xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 1. Tổng quan về xuất khẩu. 1.1. Khái niệm xuất khẩu. Có thể nói, xuất khẩu là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong ngoại thương nói riêng. Việc mở rộng xuất khẩu làm tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính, đầu tư, nhập khẩu và tạo điều kiện phát triển các cơ sở hạ tầng trong nước. Xuất khẩu là việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Ngày nay, hoạt động xuất khẩu đang rất phát triển và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trên tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế không chỉ với hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình với tỷ trọng ngày càng cao. 1.2. Vai trò của xuất khẩu. - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. - Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa nước ta sản xuất tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. - Xuất khẩu còn tác động tích cực đến việc tăng công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân. Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 2. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.1. Điều kiện tự nhiên. Nước ta là một quốc gia ven biển Đông Nam Á và rất giàu đất ngập nước. Việt Nam có 3260km bờ biển trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), trải qua 13 vĩ độ. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 26.000 km2,có khả năng tự hồi sinh cao do nằm trong khu vực sinh thái nhiệt đới và ít bị ô nhiễm; vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần đất liền. Vùng biển Việt Nam có 112 cửa sông với trên 4000 hòn đảo, trong đó có rất nhiều đảo lớn như: Phú Quốc, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Côn Đảo có dân cư sinh sống. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có rất nhiều vịnh, đầm, phá, cửa sông như: Vịnh Hạ Long, phá Tam Giang với trên 400.000 hecta rừng ngập mặn. Đây không những là những nơi có tiềm năng phong phú về phát triển du lịch mà còn là nơi có thế mạnh về công tác nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. 2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. 2.2.1. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Không chỉ với nước ta mà với tất cả các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào tính chất mùa vụ trong nước và thế giới mà còn chịu ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ. Ngày nay, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng đuợc đa dạng hóa, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tôm đông lạnh. Hiện nay, sản phẩm tôm vẫn đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực số 1 của Việt Nam. Nhưng từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mặt hàng này chỉ tăng nhẹ. Nguyên nhân chính là do sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm từ đầu năm đến nay đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước Mực và bạch tuộc đông lạnh. Đây là một mặt hàng có thị trường tương đối rộng và đầy tiềm năng với các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt hơn 200 triệu USD, tăng 35% so với năm ngoái và chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Cá. Đây là một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ đạo của thủy sản Việt Nam, đứng sau tôm với những thành tích đáng kể. Giá trị của mặt hàng này tăng nhanh qua các năm, tiêu biểu nhất là cá tra, basa. năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đạt trên 800 triệu USD, tăng 37,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD, với sức tăng trưởng 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay, giá xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương đạt khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Các loại khác. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực trên, mực khô, cá bông lau đông lạnhcũng là mặt hàng xuất khẩu đầy triển vọng của Việt Nam. 2.2.2. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam. 2.2.1. Tình hình nuôi trồng. Năm 2007 đã đánh dấu một bước phát triển mới của nuôi trồng thủy sản. sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.085 nghìn tấn, tăng 23% so với năm 2006 và là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày càng đa dạng: cá tra, cá basa, cá trình, tôm càng xanh, tôm hú, tôm hùm Phương thức nuôi cũng phát triển đa dạng với các hình thức và quy mô khác nhau: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp Phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ ở khắp các vùng từ ven biển đến đồng bằng, miền núi. Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay ở Việt Nam hiện đạt 1,05 triệu ha, tăng khoảng 10.000ha so với năm 2006. Kết quả tổng hợp hoạt động nuôi trồng thủy sản là giá trị sản xuất tăng nhanh, tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng từ 44% năm 2001 lên 50,25% năm 2007. Chính sự đa dạng về hình thức, quy mô và chủng loại thủy sản nuôi trồng đã làm nên thành tựu nổi bật của thủy sản trong thời kì đổi mới và hội nhập. Sản phẩm của các hoạt động này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước mà còn góp phần chủ yếu vào tăng trưởng xuất khẩu thủy sản. 2.2.2.2. Tình hình khai thác. Sản lượng thủy sản khai thác chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản nói chung nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn thủy sản nuôi trồng. Năm 2007, sản lượng đánh bắt đạt 2.064 nghìn tấn, tăng 3% so với năm ngoái. Nét nổi bật trong hoạt động khai thác thủy sản là việc chuyển mạnh từ phương thức khai thác nhỏ lẻ, cá thể trong các vùng biển gần bờ sang nghề cá thương mại mang tính công nghiệp, quy mô lớn, tàu thuyền công suất cao, trang bị hiện đại để khai thác vùng biển xa bờ dài ngày, gắn khai thác với bảo vệ sinh thái và tài nguyên biển. Cơ cấu sản phẩm đã có bước chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các loại hải sản đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương, cá thu, mực ống chất lượng cao 2.2.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản tăng dần theo từng năm. Nỗ lực cải thiện chất lượng và sự chủ động thị trường đã mang về một năm thắng lợi nữa cho hàng thủy sản xuất khẩu. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm ngoái và đưa Việt Nam thành một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.Thủy sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm thủy sản. Trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu chuyển từ cá sang tôm rất rõ nét và tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm năm nay đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước Bên cạnh đó, cá tra, basa cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đạt trên 800 triệu USD, tăng 37,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu cũng đạt hơn 200 triệu USD, tăng 35% so với năm ngoái và chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Còn lại, các mặt hàng thủy sản khác đều giảm cả về sản lượng lẫn giá trị. Thị trường xuất khẩu thủy sản. Thị trường xuất khẩu thủy sản trong các năm qua không ngừng đựoc mở rộng. Đến nay, sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ và EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những thị trường chính. Trong đó, đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam là thị trường EU với lượng nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 749,876 triệu USD. Tiếp theo là Nhật Bản đạt 605,467 triệu USD. Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 đạt giá trị 594,219 triệu USD. Trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản chính chiếm trên 60% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, EU có mức tăng trưởng đạt cao nhất. Mỹ tăng 6,5% - đây là mức tăng thấp, nhưng lại phản ánh tình hình khá lạc quan tại thị trường này vì 2 mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra, basa đang bị áp thuế. Nhật Bản mặc dù đứng ở vị trí thứ 2 nhưng lại giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Nhật đang tăng cường kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất dè dặt khi xuất hàng sang thị trường này. Ngoài ra một số thị trường như Nga, Hàn Quốc, ASEAN cũng tăng trưởng mạnh và là những thị trường đầy tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 1. Khái quát thị trường Nhật Bản. 1.1. Khái quát về thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) với dân số khoảng 127,4 triệu người, đứng hàng thứ 7 trên thế giới, mật độ dân số 327 người/km2. Gần đây, dân số Nhật Bản ngày càng tập trung vào khu vực Tôkyô, nơi 1/4 dân số Nhật Bản hiện đang cư trú. Năm 2004, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 4900 tỉ USD, GDP tính theo đầu người là 38.201 USD/người. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân trong thời gian qua đang ngày càng tăng lên, với 90% thuộc về tầng lớp trung lưu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỉ Yên, trong đó nhập khẩu chiếm tới 50%. Nói chung, người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi cao về chất lượng, nhạy cảm với những thay đổi giá cả hàng ngày và những thay đổi theo mùa, ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước phát triển khá tốt đẹp và mạnh mẽ trong những năm qua. Nhật Bản hiện nay đứng thứ 3 trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam và là nước có tỷ lệ thực hiện vốn cao nhất với gần 73%. Từ năm 1990 cho đến nay, Nhật Bản luôn luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam , chiếm khoảng 17% đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 1.2. Thị trường thủy sản Nhật Bản. 1.2.1. Đặc điểm tiêu dùng hàng thủy sản của Nhật Bản. Đặc điểm tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế. Người Nhật Bản thường dùng thủy sản làm thành phần chính trong bữa ăn hàng ngày của họ. Người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hình thức. Những vết xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng và ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra, người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn rất chú ý đến sự thay đổi giá cả. Người Nhật Bản còn có thói quen mua hàng ít một, vì không gian nhà ở rất hẹp và cũng để phù hợp mẫu mã mới ra đời. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên làm những lô hàng nhỏ, chủng loại phong phú đa dạng. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi. Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản, nhất là cá biển (cá nổi), tiếp theo là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm “shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món ăn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.  Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác. 1.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn là thị trường mua hàng và tiêu thụ lớn đối với ngành thủy sản. Do thiếu nguồn nguyên liệu nên Nhật Bản trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh và chế biến thủy sản. Năm 1995, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản là 17,85 tỉ USD, chiếm tới 32% thị phần thế giới. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng năm 1997, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hưởng rất lớn, Người Nhật buộc phải tiết kiệm và giảm tiêu thụ các sản phẩm thủy sản cao cấp. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản bị giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể do người tiêu dùng gia tăng sản phẩm thủy sản có giá trị trung bình. Năm 2003, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản là 13,5 tỉ USD nhưng đến năm 2004, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản đạt hơn 15,7 tỉ USD, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn sang Nhât với kim ngạch 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên năm nay kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản lại xó xu hướng giảm. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giảm đối với hầu như tất cả mọi mặt hàng. Khối lượng thuỷ sản nhập khẩu trong 10 tháng đạt 12 tỉ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái (Theo thống kê của FAO). Nguyên nhân một phần do người Nhật Bản đang thay đổi sở thích tiêu dùng của họ từ ăn thuỷ sản sang ăn thịt. Thuỷ sản quá đắt, khó chế biến, mùi khó ưa ... Bên cạnh đó Ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng bởi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới sức khoẻ, khiến cho giá thuỷ sản cao hơn và làm giảm sức mua của những nhà nhập khẩu thuỷ sản ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn đang và sẽ tiếp tục là thị trường nhập khẩu thủy sản quan trọng của nhiều nhà xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 1.2.3. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản. biểu           Nguồn: Infofish Trade New, N0.3/2006 Tôm             Tôm là mặt hàng có giá trị cao nhất (bao gồm cả tôm và tôm hùm), trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 80% (trong tôm đông lạnh tôm sú chiếm 30%), đạt 239.935 tấn, giá trị 228,96 tỷ yên (xấp xỉ 1,92 tỷ USD), chiếm 13,72% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005. Nhập khẩu mặt hàng này giảm trong 3 năm liền từ năm 1997 đến năm 1999, sau đó lại tăng từ năm 2000. Năm 2007, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã giảm so với năm 2006. Chỉ tính riêng trong tháng 10 nhập khẩu tôm của Nhật đạt 23.119 tấn, trị giá 23.381,37 triệu Yên, giảm tương ứng 2,2% về khối lượng và 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoá Cá ngừ                         Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 về giá trị, chiếm khoảng 12,99% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Năm 2005, nhập khẩu cá ngừ tươi, ướp đá đông lạnh đạt 216,77 tỷ yên (1,8 tỷ USD). Trong mấy năm gần đây, tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ cũng dao động lên xuống giống như mặt hàng tôm và không có xu hướng rõ rệt. Năm 2005 là năm đạt khối lượng nhập khẩu cá ngừ tươi, ướp đá thấp nhất trong 5 năm qua (2001-2005), đạt 50.873 tấn, giá trị 54,27 tỷ yên(454,13 triệu USD), giảm 10% so với năm 2004 và 26% so với 2001 về khối lượng. Và năm 2007 nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản cũng đã giảm, trong tháng 10 nhập khẩu đạt 9.323 tấn, giảm 2,8%, trong đó cá Ngừ vây vàng giảm 31,4% còn 5.554 tấn, cá Ngừ vây xanh giảm xuống còn 470 tấn so với 1.040 tấn của năm trước, cá Ngừ vây xanh miền nam giảm xuống còn 1.579 tấn so với 3.018 tấn năm ngoái. Cá hồi                         Cá hồi là mặt hàng đứng thứ 3 về giá trị nhập khẩu sau tôm và cá ngừ, chiếm 6,49% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, đạt 108,35 tỷ yên năm 2005(906,72 triệu USD), có xu hướng tăng về giá trị trong 3 năm gần đây, tăng 4,2% so với năm 2004. Năm 2005, khối lượng cá hồi tươi, ướp đá hoặc đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản, đạt 224.903 tấn, giảm 6,2% so với năm 2004 (239.542 tấn) và giảm 16,8% so với năm 2002 (270.157 tấn). Năm 2007 lượng nhập khẩu cá hồi cũng giảm. Tính riêng tháng 10 nhập khẩu đạt 9.323 tấn, giảm 2,8% so với cùng kì năm 2006. Cua              Cua là mặt hàng nhập khẩu có giá trị đứng thứ 4 sau cá hồi, chiếm 4,12% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Năm 2005, nhập khẩu cua tươi, ướp đá hoặc đông lạnh của Nhật Bản đạt 68,83 tỷ yên (576.012 triệu USD), giảm 14,7% so với năm 2004 (741,7 triệu USD) và giảm 14,9% so với năm 2003. Khối lượng cua nhập khẩu của Nhật Bản năm 2005, đạt 99.332 tấn, giảm 9,7% so với năm 2004, mặc dù trong 3 năm trước có xu hướng gần như ổn định. Và nhập khẩu cua giảm 21,6% xuống còn 6.643 tấn, trong tháng 10 năm 2007 Nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) Nhuyễn thể chân đầu là mặt hàng có giá trị nhập khẩu đứng sau mặt hàng cua. Năm 2005, nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá và đông lạnh chiếm 3,67% tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, đạt giá trị 61,27 tỷ yên (512.771 triệu USD), giảm 10% so với năm 2004 (569.345 triệu USD). Khối lượng nhuyễn thể nhập khẩu của Nhật Bản có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây, đạt 119.812 tấn năm 2005, giảm 5% so với năm 2004, giảm 14,3% so với năm 2003. và giảm 37,6% so với năm 200. Bột cá Bột cá là mặt hàng có khối lượng nhập khẩu cao nhất trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Sau khi đạt đỉnh cao 594.325 tấn năm 1995, khối lượng bột cá nhập khẩu có chiều hướng giảm xuống, giảm mạnh vào năm 1998 xuống mức 329.792 tấn. Năm 2005, nhập khẩu bột cá của Nhật Bản đạt 372.639 tấn, giá trị 28,36 tỷ yên (237,35 triệu USD), giảm 6,5% về khối lượng và 6,3% về giá trị so với năm 2004. Nhìn chung cả khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này đều lên xuống qua các năm theo xu hướng đồ thị hình sin. Thuỷ sản đóng hộp      Khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp của Nhật Bản không biến động lớn trong 15 năm qua, nhưng giá trị lại có xu hướng giảm. Hằng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng trên dưới 25 nghìn tấn thuỷ sản đóng hộp. Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 13 tỷ yên, giảm 29% so với mức 18,3 tỷ yên năm 1997. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do nhập khẩu quá nhiều đồ hộp cá ngừ giá rẻ chủ yếu từ  Thái Lan, Inđônêxia và một số nước khác. Các quốc gia xuất khẩu thủy sản chủ yếu vào thị trường Nhật Bản. Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ 15 nước chính sau đây, trong đó Việt Nam là nước cung cấp đứng thứ 9 với thị phần chiếm 4,65%. Biểu đồ 1: Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính cho thị trường Nhật Bản (Nguồn : Infofish Trade New, No.14/2004, Fact sheet.)       Trung Quốc là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Thị phần của nước này ở Nhật Bản đã tăng từ 13,8% năm 1998, lên 15,4% năm 2000 và 16,35% năm 2001. Năm 2003, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ nước này khoảng 635 nghìn tấn, trị giá 2,2 tỷ USD (chiếm 18,21% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản).   Mỹ Mỹ vừa là đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường nhập khẩu thế giới vừa là đối tác xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản, chiếm 15,4% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản. Về thuỷ sản,  Mỹ là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 trên thị trường Nhật Bản. Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Mỹ chiếm tỷ trọng 9,15% trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003.         Nga Nga Là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu thuỷ sản của Nga sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,78% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Nga ở Nhật Bản giảm so với năm 1998 (mức tỷ trọng là 8,02%).          Hàn Quốc Hàn Quốc là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 7 trên thị trường Nhật Bản. Năm 2004, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 155 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, giá trị 834,65 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,3% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, giảm so với mức tỷ trọng 7,2% năm 1998 và giảm so với mức 6,77% năm 2001. Hàn Quốc là nước cung cấp cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Nhật Bản.     Thái Lan Thái Lan là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 4 trên thị trường Nhật, chiếm 7,15% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003 sau Trung Quốc, Mỹ và Nga.         Inđônêxia             Inđônêxia là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản (chiếm thị phần 6,35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003), nhưng lại là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này với thị phần 22,8% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Nhật Bản. Hằng năm, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng trên dưới 150 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, trong đó tôm đông lạnh chiếm khoảng 60% tổng khối lượng xuất khẩu của Inđônêxia vào Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản cũng nhập nhiều thuỷ sản khác của nước này như các mặt hàng cá tươi, cá ngừ hộp, các thuỷ sản đóng hộp khác, đùi ếch, Việt Nam Việt Nam, tuy là một nước đầy tiềm năng về xuất khẩu thủy sản và Nhật Bản là một thị trường khổng lồ, nhưng tại thị trường này, Việt Nam chỉ là nước cung cấp thủy sản đứng thứ 9 chiếm 4,65% thị phần năm 2003. Dù vậy điều đáng khích lệ là xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản năm 2002 đã vươn lên vị trí thứ 2, chiếm 16,68% thị phần, chỉ sau Inđônêsia. Các quy định của thị trường Nhật Bản về nhập khẩu thủy sản. (xem chi tiết trên webside: Sơ lược về hệ thống thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản: Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên Chính phủ Nhật Bản buộc phải đưa ra các chính sách miễn/giảm thuế nhằm thu hút hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản. + Bốn mức thuế nhập khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng: - Mức thuế chung: Là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế quan Nhật Bản, được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với các nước thành viên của WTO) - Mức thuế tạm thời: Là mức thuế được áp dụng trong một thời hạn nhất định. - Mức thuế ưu đãi: Là mức thuế thấp, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước/ khu vực/ lãnh thổ đang phát triển. - Mức thuế WTO: Là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác. Về nguyên tắc, các mức thuế được áp dụng theo thứ tự: Mức thuế ưu đãi - Mức thuế WTO - Mức thuế tạm thời - Mức thuế chung. Tuy nhiên, nếu mức thuế tạm thời thấp hơn 3 mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời.  Qui định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm: Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản ra đời năm 1947 và được sửa đổi, bổ sung lần gần đây nhất là ngày 30/5/2003. Mục đích của Luật vệ sinh thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Luật quy định các vấn đề về: + Vệ sinh an toàn thực Phẩm + Qui định của Nhật Bản về kiểm dịch thực phẩm + Qui định của Nhật Bản về dán nhãn + Qui định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm + Qui định của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm + Qui định của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm Quy định của Nhật Bản về bảo vệ môi trường và nguồn lợi: Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: (1)      Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể) (2)      Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường (3)      Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường (hoặc gây hại rất ít) (4)      Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại: + Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng + Luật chống bán phá giá của Nhật Bản   Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu. Phải nói rằng, Nhật Bản là thị trường thủy sản khổng lồ, từ nhiều năm qua được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam quan tâm hàng đầu và coi là "thị trường truyền thống". Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều có doanh số lớn ở thị trường này. Từ năm 1998 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đã có vị trí quan trọng và đến nay trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ hai sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng đều qua các năm. Bảng 1: Kim ngạch XK thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Nguồn: Thống kê của Trung tâm tin học-Bộ Thuỷ sản (FICEN) Năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ đạt 383,07 triệu USD thì đến năm 2004, là 772,19 triệu USD, chiếm 31,9% giá trị xuất khẩu chung của toàn ngành.Và sang năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt 785,87 triệu USD. Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, tốc độ tăng trưởng hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong những năm sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện nay, hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này là tôm và mực đông lạnh. Trong những năm gần đây, sản lượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với trước. Nhiều năm trước đây, mặt hàng tôm của Việt Nam luôn xếp sau Inđônêxia, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, chiếm giữ 23-25% thị phần tại thị trường này. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm vị trí thứ nhất trong các mặt hàng sang Nhật có kim ngạch lớn nhất. Bên cạnh đó, các loại thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều có chất lượng cao và được bạn hàng yêu thích, đặc biệt là tôm và mực tươi. Giá của các loại mặt tương đối cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng và tương đối ổn định trong những năm qua. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản. Cho đến nay, hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là tôm, cá, mực và bạch tuộc đông lạnh. Bảng 2: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005                                                                                                    Đơn vị: 1000 USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tôm ĐL 221.390 215.261 240.133 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 Cá ĐL (trừ cá ngừ) 35.083 24.610 19.868 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 Mực ĐL 45.786 45.350 39.453 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc ĐL 22.246 12.151 15.996 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 Mực khô 21.922 17.121 14.997 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 3.993 3.304 2.415 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.684 3.253 2.853 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 Cá ngừ ĐL 2.614 8.345 9.685 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 Mặt hàng khác 27.058 28.142 37.673 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 382.776 357.537 383.073 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876 Nguồn: Thống kê của Trung tâm tin học-Bộ Thuỷ sản (FICEN) Theo số liệu bảng trên tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm gần đây (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Đứng sau tôm là cá ngừ, mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của VN, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản). Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc xuất khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Về chất lượng sản phẩm. Do nuôi tôm và cá ở Việt Nam chủ yếu mang tính quảng canh và quảng canh cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái Lan và Inđônêsia. Nhưng quy cách và mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng và sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp. Về quy cách sản phẩm. Tôm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Nhật Bản là loại vừa và nhỏ nhưng tôm của Việt Nam lại có kích cỡ lớn hơn nhiều. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú ý thu mua sớm hơn để tôm có kích cỡ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Giá thủy sản xuất khẩu. Giá tôm của Việt Nam 5 năm trước đây thường thấp hơn giá tôm của Thái Lan, Ấn Độ cùng một chủng loại. Nhưng nhờ uy tín và chất lượng được nâng cao nên sự chênh lệch về giá được thu hẹp, chỉ khoảng 5%. Đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêsia đều là những đối thủ nặng kí của thủy sản Việt Nam. Họ đều là những nước có tiềm năng xuất khẩu thủy sản lớn và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường Nhật Bản. Đã từ lâu, họ đã tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với những hoạt động xúc tiến thương mại vô cùng hiệu quả, đã mang lại thành công cho họ. Việt Nam cần nhìn nhận thực tế vào vấn đề để có những chính sách phù hợp với từng đối thủ cụ thể. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Cơ hội. Có thể nói, trong những năm vừa qua, nhờ quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển khá tốt đẹp, cùng với sự nỗ lực của cả hai phía nên kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt mức cao và tương đối ổn định. Hơn nữa việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại cho ngành thủy sản rất nhiều cơ hội. Đó là: + Các doanh nghiệp hưởng lợi từ việc giảm các hàng rào thuế quan và có cơ hội mở rộng thị trường    Nhờ thành quả đàm phán cắt giảm thuế quan và loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong lịch sử hơn 50 năm qua của WTO đến nay, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc xuất khẩu vào các thị trường các nước thành viên của WTO với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp. Do vậy, khi được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp, sẽ tạo điều kiện cho thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam có mức giá cạnh tranh được với những mặt hàng thủy sản tương tự của các nước khác. + Nâng cao vị thế Doanh nghiệp thủy sản trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế    Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các quy định chỉ dành cho thành viên của WTO, qua đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận bình đẳng vào các thị trường Nhật mà không bị chèn ép, đối xử không bình đẳng như khi chưa là thành viên WTO. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết tranh chấp trong thương mại, tránh bị các nước lớn chèn ép khi xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế. + Doanh nghiệp thủy sản hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước     Nhờ việc Việt Nam  tham gia vào WTO, thực thi chính sách mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, nền kinh tế trong nước đang được cải cách, mở cửa, tái cơ cấu. Lĩnh vực hành chính đang trong quá trình cải cách nhằm đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch, dễ dự đoán của "luật chơi quốc tế", làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.     Kết quả là các nhân tố nói trên sẽ tạo ra động lực quan trọng giải phóng sức sản xuất trong nước, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tiềm năng sẵn có của Việt Nam như tài nguyên, lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. + Tăng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài     Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tham gia WTO nói riêng, thực chất Việt Nam đã chấp nhận thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo lộ trình nhất định. Việc thực hiện các cam kết này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cần phải có một hệ thống luật pháp minh bạch, phù hợp với thông lệ của WTO. Hệ thống luật pháp và hệ thống cơ chế chính sách minh bạch, tiên liệu được sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của Việt Nam, làm cho nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư vào ngành thủy sản ở Việt Nam.     Sự phát triển chung của nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp ngành thủy sản. Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước noài, sự gia tăng tiêu dùng giúp tiêu thụ thủy sản cao cấp trên thị trường nội địa gia tăng, vốn đầu tư trong nước tập trung vào ngành cũng gia tăng. + Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu của nước ngoài     Khi tham gia WTO, tham gia thị trường toàn cầu, các luồng vốn đầu tư khoa học công nghệ, nguồn nhân lực trong nước có cơ hội giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Trong sự giao lưu và phân công, phân công lại mang tính thị trường như vậy, tất yếu ngành thủy sản trong nước cũng sẽ được tiếp nhận những yếu tố tiên tiến, vượt trội về khoa học công nghệ, khoa học quản lý, tiếp thị, đồng thời nguồn nhân lực trong nưước được đào tạo, được cọ xát, học hỏi tiếp thu những thành quả, tinh hoa của các nền kinh tế phát triển hơn.   Thách thức. Bên cạnh những cơ hội ngành thủy sản cũng phải đối đầu với không ít thách thức: + Thách thức từ nguồn cung cấp thực phẩm thủy sản Thực tế những năm gần đây lượng thủy sản khai thác thủy sản ngày càng tăng cao. Với trữ lượng cá biển đang ngày càng bị khai thác quá mức, nếu không có kế hoạch khai thác và quản lý phù hợp thì nguồn cung cấp thuỷ sản cho chế biết xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong tương lai không xa. + Thách thức đến từ các rào cản thương mại mà Nhật Bản đưa ra: đó là các rào cản về kỹ thuật, luật chống bán phá giá    + Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Sản phẩm thuỷ sản ngày càng được ưa chuộng vì tính bổ dưỡng. Vì vậy, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản rất cao đặc biệt là thị trường Nhật. Điều này dễ tạo ra các rào cản phi thuế quan với tất cả các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam. Ngoài ra, Nhật Bản đã thực hiện những thay đổi về chính sách kiểm soát dư lượng chất kháng sinh khiến cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhất là trong quý 1 và quý 2 năm 2007 vừa qua hàng thuỷ sản Việt nam có nguy cơ mất thị trường Nhật. Điểm mạnh. + Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ do Việt Nam là nước có dân số đông và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. + Nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có nên ít phải phụ thuộc vào nước ngoài. Điểm yếu. + Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên tình trạng sản xuất và chế biến manh mún, quy mô nhỏ. Trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và sẽ gặp khó khăn trước những đối thủ lớn. Bên cạnh đó, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở các doanh nghiệp gây tác hại cho uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp. + Do trang thiết bị lạc hậu, trình độ nhân lực thấpnên năng suất và chất lượng lao động không cao làm cho giá trị hàng xuất khẩu thấp. Ngoài ra, do thiếu về trang thiết bị nên công tác kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp còn yếu. + Sự hiểu biết của các doanh ngiệp về pháp lý quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chưa được đảm bảo nên các doanh nghiệp rất dễ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài chính lẫn uy tín khi các sản phẩm xuất khẩu bị nước ngoài phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm; trong khi nguyên nhân không phải do doanh nghiệp mà do từ các khâu trước đó gây ra. Ngoài ra, sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản hiện nay đang hoạt động dưới công suất thiết kế, nhiều nhà máy chỉ phát huy được 30-50% công suất, gây lãng phí lớn về đầu tư. Đầu tư chế biến thủy sản tăng nhanh đã kéo theo thiếu nguyên liệu trầm trọng cả về lượng và chất. + Trình độ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế nên thiếu những thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Do thiếu thông tin nên doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đổi mới công nghệ. + Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Thương hiệu cũng là một thách thức lớn nữa mà ngành thủy sản đang phải đối mặt. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít. Việc sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình thức giúp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài thì đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao. Chương III Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Về phía chình phủ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam nhằm tạo tính tương thích với những quy định của luật pháp Nhật Bản. Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm. Nhà nước hàng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện: các công việc liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh thuỷ sản vì mục tiêu sức khoẻ của ngườì tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thuỷ sản chủ lực, đào tạo về marketting). Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản giỏi trên thương trường quốc tế. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành. Về phía ngành và hiệp hội. Bộ thủy sản cần có giải pháp nhất quán và dài hạn để giải quyết sự mất cân đối rất nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và năng lực sản xuất nguyên liệu do thiếu qui hoạch và thiếu quản lí nghiêm việc thực hiện quy hoạch. Qui định bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản làm thực phẩm phải đáp ứng các qui chuẩn quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải có vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu khi lập cơ sở chế biến mới. Các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhất là việc sử dụng kháng sinh hoá chất bị cấm trong bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, kiểm soát điều kiện vệ sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, cơ sở sơ chế, có biện pháp quyết liệt chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về thị trường Nhật Bản, về chính sách xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Ngành thủy sản cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch thương hiệu quốc gia và đưa vào thực tế, phát triển. Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu. Hoàn thiện mô hình nuôi an toàn, nuôi thuỷ sản thân thiện môi trường theo GAP, CoC. Phổ biến kiến thức và tổ chức áp dụng trong cả nước. Ngành phải có quy hoạch về phát triển nguồn nguyên liệu, có chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở tính toán, cân nhắc lợi thế cạnh tranh của thuỷ sản Việt nam và xu thế nhu cầu sản phẩm trên thế giới Về phía doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ về marketting giúp họ giỏi về nghiệp vụ, am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp người công nhân làm việc có hiệu quả hơn. Đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành thủy sản qua đó nâng cao năng suất lao động giảm giá thành sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin ứng dụng thương mại điện tử vào phát triển sản phẩm và thị trường. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình và mở rộng thị trường. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn nhu cầu của thị trường và đối thủ cạnh tranh. Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra an toàn theo đúng quy định của thị trường Nhật. Bên cạnh việc phát triển thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Kết luận Phải nói rằng, thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiểu quả cao, với tốc độ phát triển nhanh, góp phần vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản là một thành công to lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Bên cạnh những thành công như tốc độ tăng trưởng cao, phát triển được những mặt hàng thế mạnh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản, thì vẫn còn những yếu tố bất ổn định, ảnh hưởng đến kim ngạch và giá trị của toàn ngành. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng đông lạnh chưa qua chế biến, cộng với những biện pháp phi thuế quan (tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm) là những khó khăn mà chúng ta cần phải vượt qua. Việc nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có một ý nghĩa rất sâu sắc. Trong tương lai, chúng ta có thể đặt niềm tin vào sự thành công hơn nữa của ngành thủy sản tại thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ thủy sản, “chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kì 2005 – 2010”. Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo điều tra, tổng kết thực hiện chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2004 Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu ở Việt Nam 2000 – 2010. Niên giám thống kê (2001 – 2005)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8407.doc
Tài liệu liên quan