PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất luợng. Ngoài ra, ngành thủy sản đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế Giới WTO – World Trade Organization. Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số Hiệp định hợp tác với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các nước. Bộ Thuỷ sản đang có gắng xây dựng Chiến lược Hợp tác quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Để hiểu rõ hơn về xuất khẩu thủy sản Việt Nam, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề Kinh Tế của mình là
“Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO”.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm qua.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam.
- Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức và Cơ hội sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo ngắn nhưng người Việt Nam có khả năng tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới.
Dân số Việt Nam năm 2003 là 80,9 triệu người, trong đó nữ 41,15 triệu người, chiếm 50,86% tổng số, nam - 39,75 triệu người, chiếm 49,14% tổng số. Trong đó có 46,2 triệu người trong độ tuổi lao động (có 5,7 triệu người thất nghiệp). Và con số này tăng lên đến năm 2006 là 48,3 triệu người (có 4,82 triệu người thất nghiệp). ( Nguồn từ Niên giám thống kê 2006).
Cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể như sau:
Tổng số lao động xã hội
1990
1995
2000
2005
Trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp
73,00%
71,10%
68,20%
56,80%
Trong ngành công nghiệp
11,24%
11,40%
12,10%
17,90%
Trong các ngành dịch vụ
15,56%
17,50%
19,70%
25,30%
Lao động trong khai thác hải sản:
Năm 2004, lực lượng lao động khai thác hải sản xấp xỉ 600.000 người. Phần lớn đều có kinh nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu được sóng gió. Tuy nhiên, thanh niên vùng ven biển đang có xu hướng không muốn theo nghề khai thác, vì cường độ lao động cao, năng suất đánh bắt thấp và thu nhập giảm. Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có trình độ và kỹ thuật khai thác xa bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ, dẫn tới nhiều nơi tàu đã đóng xong nhưng không tuyển được người có đủ trình độ ra khơi.
3.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân:
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành Thuỷ sản. Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2004 đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt 20% so với kế hoạch, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí thứ 10 trong số nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới.
Vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân :
a) Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
b) Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
c) Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
d) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
e) Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
f) Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD.
g) Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ quốc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN – XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1. Thực trạng khai thác, sản xuất – chế biến – xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam:
1.1. Tình hình khai thác, sản xuất:
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng khai thác thuỷ sản.
1.1.1. Khai thác hải sản:
Khai thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển.
Năng lực khai thác hải sản:
Tàu thuyền đánh cá:
Tàu thuyền khai thác phần lớn là loại vỏ gỗ. Các loại tàu vỏ thép, xi măng lưới thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, trong khi đó, thuyền thủ công giảm dần. Năm 2001, tổng số thuyền máy là 74.495 chiếc và thuyền thủ công là 13.267 chiếc, chiếm tỷ lệ tương ứng là 85% và 15% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản. Tổng công suất tàu thuyền máy đã đạt tới 3.497.457 CV (năm 2001), lớn gấp 4,3 lần so với năm 1991, công suất bình quân đạt gần 45CV/chiếc, tăng 2,5 lần so với 1991. Năm 2004, theo báo cáo từ các địa phương, tổng số tàu thuyền máy đã tăng lên đến 85.430 chiếc với tổng công suất 4.721.700 CV, công suất bình quân đạt hơn 55 CV/tàu. Công suất trung bình các đội tàu ở phía Nam đạt trên 90 CV/tàu và các vùng còn lại là 30 CV/tàu. Đáng chú ý là, số lượng tàu quốc doanh đã giảm còn 44 tàu vào năm 2002.
Trong giai đoạn 1991 - 2004, số lượng tàu thuyền máy tăng bình quân hằng năm 5,6%, nhưng mức tăng này có xu hướng chậm dần. Trong khi đó, mức tăng tổng công suất trung bình hằng năm là 15,8 %, chiều hướng này cũng đang giảm dần. Sự chênh lệch mức tăng giữa số lượng tàu và tổng công suất trong giai đoạn này cho thấy, trong số tàu tăng hằng năm, số tàu công suất lớn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đây là xu thế tích cực khi người dân chú trọng đóng tàu vươn khơi xa, giảm dần áp lực khai thác vùng ven bờ. Chủ trương phát triển khai thác xa bờ, ổn định khai thác vùng gần bờ của ngành thủy sản thực hiện trong nhiều năm qua cũng đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ ngư dân tham gia phát triển khai thác xa bờ. Trong những năm gần đây, trước áp lực nguồn lợi ven bờ suy giảm, các cơ quan quản lý ngành thủy sản đã có chủ trương hạn chế đóng mới các loại tàu thuyền dưới 20 CV. Do vậy, số lượng tàu nhỏ khai thác gần bờ đã giảm nhiều. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nghề nghề cá, trong đó có chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi trường đã được triển khai ở nhiều địa phương và được người dân ủng hộ..
Do đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi hải sản ở các vùng biển khác nhau nên cơ cấu nghề nghiệp ở từng địa phương cũng khác nhau:
+ Nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất ở các tỉnh Nam Bộ (37,5%), trong đó tỷ lệ này ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng là 47%, Kiên Giang chiếm 41,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 38,5%. Đây là do đặc điểm nguồn lợi ở vùng biển Đông Nam Bộ (cá đáy chiếm 60% khả năng khai thác).
+ Nghề lưới rê ở các tỉnh Bắc Bộ chiếm 26% tổng số đơn vị nghề và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chiếm 29,3% là phù hợp với nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ (cá nổi chiếm 57% khả năng khai thác).
+ Nghề ngư cụ cố định trong đó chủ yếu là nghề đáy, tập trung ở các tỉnh có nhiều cửa sông. Ví dụ : Trà Vinh 55%, Huế 31%, Tiền Giang 16%, thành phố Hồ Chí Minh 13%, Cà Mau 10%.
+ Nghề đáy cao tại một số tỉnh đã có tác động xấu đến bảo vệ nguồn lợi, vì đối tượng đánh bắt chủ yếu là các đàn cá chưa trưởng thành thường vào vùng cửa sông kiếm ăn.
1.1.2. Khai thác thủy sản nội địa
Khai thác ở hồ
Việt Nam có trên 200.000 ha mặt nước hồ, trong đó diện tích hồ tự nhiên trên 20.000 ha, còn lại là hồ chứa. Tổng sản lượng thủy sản khai thác ở hồ hằng năm khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác ở hồ tự nhiên và 5.000 tấn khai thác ở các hồ chứa.
Khai thác ở vùng trũng ngập nước
Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ không có vùng trũng ngập nước lớn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập nước theo mùa rất lớn. Ví dụ, vùng đồng Tháp Mười là 140.000 ha và vùng tứ giác Long Xuyên là 218.000 ha. Cá ở hệ thống sông Cửu Long di cư vào vùng trũng ngập nước trong mùa mưa để kiếm ăn. Đến mùa khô lại di chuyển ra sông. Nông dân ở hai vùng trũng ngập nước này hằng năm khai thác được khoảng trên 20.000 tấn.
Khai thác trên sông
Nước ta có hàng ngàn sông, rạch. Trước đây, nguồn lợi cá sông rất phong phú. Vào thập kỷ 70, trên sông Hồng có trên 70 hợp tác xã đánh cá. Sản lượng khai thác hằng năm khoảng hàng ngàn tấn cá. Do khai thác quá mức, nên nguồn cá sông đã cạn kiệt. Ngư dân phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác. Các sông ngòi ở miền Trung cũng có tình trạng tương tự.
Hiện nay, chỉ còn sông Cửu Long duy trì được nghề khai thác với sản lượng xấp xỉ 30.000 tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông. Hệ thống kênh, rạch chằng chịt ở Nam Bộ cung cấp một lượng cá nước ngọt đáng kể. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa năm 2003 và năm 2004 đã đạt khoảng 200.000 tấn, thu hút khoảng 100.000 lao động.
1.2. Tình hình chế biến và bảo quản:
Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:
Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Chế biến sản phẩm xuất khẩu
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ.
Trước những nguy cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý và tác phong làm việc; tích cực đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại để tiến hành qui trình tự động hoá sản xuất.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vận chuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông rời IQF… Tập trung chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng như mặt hàng phi lê đông lạnh, mặt hàng surimi, sản phẩm sẵn sàng để nấu hoặc sản phẩm ăn liền, nhờ đó tỷ trọng các mặt hàng này trong tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đã tăng lên.
Đoàn thanh tra Liên minh châu Âu (EU) đã có những nhận xét tốt về việc kiểm soát an toàn vệ sinh tại các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU của Việt Nam, cũng như việc sửa chữa, khắc phục lỗi của cơ sở chế biến đối với các khuyến cáo mà EU đưa ra.
Chế biến thủy sản là khâu rất quan trọng của chu trình sản xuất, kinh doanh thủy. Những hoạt động trong lĩnh vực chế biến trong 10 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thủy sản. Các khía cạnh được đánh giá cụ thể như sau:
Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thủy sản
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 2000 lượng nguyên liệu đưa vào chế biến đã chiếm tới 66% tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam. Đến năm 2004, ước tính lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chiếm xấp xỉ 70%.
Chất lượng nguyên liệu
Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít phương tiện có hầm bảo quản lạnh. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản. Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Sau khi hải sản được đánh bắt, thông qua các cảng, bến cá phần lớn chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng 30%).
Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành, song tác động của nó vào thực tiễn sản xuất còn ít, một phần do chất lượng thuỷ sản hiện thị trường còn chấp nhận một phần do những lý do kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng những công nghệ bảo quản mới này cho sản phẩm khai thác của mình.
Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt.
Các mặt hàng chế biến thủy sản chính
a. Mặt hàng đông lạnh
Đến năm 2000, lượng hàng thuỷ sản đông lạnh vẫn tiếp tục tăng mạnh (chiếm 86% về giá trị các mặt hàng thuỷ sản chế biến của Việt Nam). Trong các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh chiếm khoảng 23% về khối lượng chế biến. Mực và bạch tuộc đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình là 38,57%/năm. Năm 2000, lượng mực chế biến đông lạnh xuất khẩu lên tới 38.104 tấn, chiếm 18% khối lượng hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Mực thường được sản xuất dưới dạng đông lạnh nguyên con, đông rời hoặc gần đây là Sashimi, Seafood mix, mực trái thông v.v...
Mặt hàng cá đông lạnh những năm gần đây cũng có tốc độ tăng rất mạnh. Năm 2000 đã đạt 56.052 tấn, chiếm 19% tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Mặt hàng filet đông lạnh phần lớn được chế biến cho xuất khẩu. Đông lạnh nguyên con tăng nhanh do được tiêu thụ cho cả thị trường nội địa, thị trường Trung quốc và một phần xuất khẩu cãc thị trường khác.
Các loại đông lạnh khác: chủ yếu là các loại ghẹ, ốc, cua, sò, điệp, các mặt hàng phối chế (như ghẹ nhồi Kany boy, Kany girl, gạch ghẹ đóng bánh đông lạnh). Các sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia tăng. Năm 2000, sản lượng của các mặt hàng này tăng lên tới 77.212 tấn, đạt 26% tổng sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
b. Mặt hàng tươi sống
Gần đây cũng đã phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc loại còn tươi như thịt cá ngừ đại dương.
c. Mặt hàng khô
Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về thiết bị, công nghệ, các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rong câu khô, các loại khô tẩm gia vị.
Mực khô là mặt hàng có sản lượng tăng giảm không ổn định có thể do sản lượng khai thác không ổn định.
Rong câu khô chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công đơn giản, sản phẩm gồm 2 loại rong câu khô ngọt và rong câu khô mặn tùy thuộc vào yêu cầu của người mua hoặc thị trường tiêu thụ, ví dụ cho thị trường Nhật thường xuất khẩu rong mặn, thị trường Liên Xô (cũ) xuất khẩu rong ngọt trong bao cói 35 kg.
Rong sụn và rong mơ chủ yếu được khai thác ở miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào), lượng khai thác và sử dụng còn ít.
Các loại cá khô như cá cơm, trích, lầm... được sản xuất dưới dạng khô mặn, kỹ thuật đơn giản, sản lượng có chiều hướng giảm sút do sức tiêu thụ trên thị trường trong nước giảm dần, đòi hỏi phải được thay bằng những mặt hàng chế biến có chất lượng cao hơn.
Các mặt hàng tôm nõn khô, khô nguyên con, moi khô, cá khô tẩm gia vị sản lượng chưa được thống kê.
1.3. Tình hình xuất khẩu:
1.3.1. Mặt hàng xuất khẩu thủy sản
Cơ cấu sản lượng và giá trị theo các nhóm hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn có nhiều biến động, chỉ có mặt hàng tôm đông lạnh tương đối ổn định ở mức trên 50% thị phần. Mặt hàng mực và tuộc đông lạnh có xu hướng giảm liên tục, từ 15% năm 1997 xuống con 7% năm 2004. Mặt hàng cá đông lạnh tương đối ổn định ở mức trên 10% thị phần những năm 2004 đã tăng lên chiếm 22% thị phần. Nhóm mặt hàng thủy sản tươi sống có xu hướng tăng nhẹ. Nhóm mặt hàng thủy sản đông lạnh khác và nhóm hàng khô có sự tăng giảm thất thường, không có xu hướng rõ rệt. Hàng xuất khẩu đã qua chế biến tăng từ 201.724 tấn năm 1997 lên 516.952 tấn năm 2004, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2004 là 14,4%/năm.
Biểu đồ 1: Mặt hàng xuất khẩu thủy sản qua hai năm 1997 và 2004
Theo thống kê, hiện nay xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn do các hàng rào kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh tại hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina….
Mục tiêu xuất khẩu của cả nước năm 2007 là: 3,6 tỷ USD
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2008 khoảng 4,25 tỷ USD
( Nguồn:
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu trong những năm qua của Việt Nam
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
SL (tấn)
GT (triệu US$)
SL (tấn)
GT (triệu US$)
SL (tấn)
GT (triệu US$)
SL (tấn)
GT (triệu US$)
458.496
2216,694
518.747
2400,781
626.991
2739,000
811.510
3348,291
(Nguồn: tổng hợp theo báo cáo của Bộ thủy sản, lấy từ các sở Thủy Sản vasep.pro@vasep.com.vn)
1.3.2. Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả năm châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường lớn đầy tiềm năng. Tuy thị trường Nhật vẫn là một thị trường lớn nhưng cũng giảm dần về tỷ trọng, từ 50% thị phần (năm 1997) xuống còn 32,2% (năm 2004). Thị trường Mỹ có tốc độ phát triển khá nhanh, từ chỗ chỉ đạt 5% vào năm 1997, đến năm 2000 đã 20% thị phần và năm 2004 chiếm 25%. Thị trường châu Á (trừ Nhật Bản) chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc có xu hướng giảm, tỷ trọng năm 1997 là 31%, đến năm 2000 giảm còn 28% và năm 2004 chỉ chiếm 17,2%. Thị trường châu Âu ổn định ở mức 10% thị phần.
Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 năm 1997 và 2004
Đầu năm 2006:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản VN trong 3 tháng đầu năm 2006 đạt 332,5 triệu USD, tăng 4,48% so với cùng kì năm 2005. Trong khi xuất khẩu tới Mỹ, Nhật Bản giảm sút thì xuất khẩu tới EU tăng mạnh và EU lần đầu tiên trở thành thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của VN. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong những tháng đầu năm 2006 đạt gần 78 triệu USD, tăng 74% so với cùng kì năm trước, chiếm 23,5% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước.
Biểu đồ 3:Thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản VN trong 2 tháng đầu năm 2006
(Nguồn: Thông tin thương mại thuỷ sản số 27/3/2006)
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới các thị trường chính 2 tháng đầu năm 2006
(Nguồn: Thông tin thương mại thuỷ sản số 27/3/2006)
Bảng 2:Thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản VN trong 12 tháng năm 2007
Thị trường
Số lượng(tấn)
Giá trị(USD)
EU
162139.2
527872801
Hoa Kỳ
56240.6
413589217
Nhật Bản
64351.2
396233096
Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN)
111860.5
340631907
Châu Âu (không kể EU)
46181.3
118471273
ASEAN
39487.8
108108489
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)
20809.2
86043658
Châu Đại dương
13416.8
68820191
Thị trường khác
8030.9
30898126
Châu Phi
4993.2
13735902
Total
527510.7
2104404660
(Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản)
Thị trường EU:
Trong các năm qua EU là một thị trường thương mại quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự có chỗ đứng đáng kể trên thị trường này và EU vẫn còn là thị trường giàu tiềm năng cần khai phá. Do đó, để thâm nhập tốt thị trường này doanh nghiệp cần chú ý đến các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Hiện nay và cả trong tương lai, quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố thành công quan trọng nhất khi nhắm vào thị trường EU.
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU là nổi tiếng về mẫu mốt, thị hiếu, khác với khách hàng Việt Nam thì giá cả có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Do đó, khi các sản phẩm đạt các yếu tố về chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội hấp dẫn được người tiêu dùng ở Châu Âu. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý để thâm nhập và thành công ở thị trường này.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 116,7 triệu đôla, năm 2004 - 231,5 triệu đôla, năm 2005 - 367,3 triệu đôla. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3-0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU. Khối lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 mới đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Bảng 3: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Kim ngạch
(triệu USD)
71,8
90,7
73,7
116,7
231,5
367,3
Khối lượng
(tấn)
20.290,8
26.659,1
28.612,8
38.186,8
73.459,2
110.911,2
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản)
Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam theo thị trường EU
Thị trường
2001
2002
2003
Khối lượng
(Tấn)
Giá trị
(1000USD)
Khối lượng
(Tấn)
Giá trị
(1000USD)
Khối lượng
(Tấn)
Giá trị
(1000USD)
Eu-15
Ai Xơ Len
63.4
314.7
9.1
35.4
53.8
234.5
Bỉ
4 064.2
18 516.6
5 902.9
18 573.6
8 738.8
31 934.6
Bồ Đào Nha
173.3
324.8
115
244.3
384.5
675.6
Italy
6 841.9
13 074.7
10 048.9
17 490.8
11 589.4
23 043.2
Đức
4 896.5
20 707.6
3 834.0
11 750.0
5 383.5
18 244.8
Anh
3 028.3
14 796.2
2 519.2
6 288.1
2 653.1
14 975.9
Pháp
5 273.0
15 372.1
3 445.9
12 281.8
4 308.2
14 599.3
Tây Ban Nha
1 858.2
4 802.5
2 042.0
5 122.0
3 739.5
8 261.6
Đan Mạch
284.7
1 254.6
465
1 258.3
569.1
1 880.4
Thuỵ Điển
146.1
1 534.6
86.5
299.4
255.7
1 346.2
Các thành viên mới của EU
Séc - Czech
963.2
973
1 147.3
1 345.7
1 337.4
1 217.1
Ba Lan - Poland
50.6
130.5
157.7
335.9
568.2
1 101.5
EU-25
(Nguồn: Trung tâm Tin học)
Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU năm. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ấm đông lạnh. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong số các nhà xuất khẩu thủy sản sang Anh.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 1999-2003 tăng 149% về khối lượng, từ 2.146 tấn lên 5.383 tấn và 68% về giá trị, từ 10,744 triệu USD lên 18,244 triệu USD. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Đức là cá philê đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể và thủy sản có vỏ. Sản phẩm tiềm năng là cá basa philê đông lạnh.
Thị trường Hoa Kỳ
Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới nên cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vô cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu.
Thuỷ sản chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bảng 5: Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004
Đơn vị : Nghìn USD
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
2004
Tôm nước lợ
185,12
308,70
368,62
468,93
277,45
Cá sống
175
216
201
271
357
Cá sấy khô, ướp muối, hun khói …
374
596
722
1,005
3,549
Hải sản thân mềm, nhuyễn thể
8,17
6,16
5,82
7,44
6,18
Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)
6,80
10,22
9,23
10,70
14,71
Cá tươi (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)
9,59
16,64
24,67
23,66
25,38
Cá filê và cá thịt khác tươi, hoặc đông lạnh
32,61
41,72
69,17
56,45
78,36
(Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá.
Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.
Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là khá rộng lớn và đầy tiềm năng. Hiện nay, thị trường còn được mở rộng ra thêm. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thủy sản như: bị kiện là bán phá giá, kiểm dịch vệ sinh thực phẩm…
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh đối với ngành thủy sản ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
2.1. Thách thức:
Sau khi gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã gặp phải một vài trở ngại:
Xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Có làm tốt được điều này, năm 2008 mới có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,25 tỷ USD. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.
Bên cạnh đó, gia nhập WTO, thủy sản mất lợi thế về giá. Do vậy, chính Việt Nam lại đang tạo một thị trường tốt để cho sản phẩm các nước nhảy vào. Thủy sản Việt Nam đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, về mức sống; và các nhà máy chế biến của nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của họ. Song, hạ tầng cơ sở của nhiều nhà máy vẫn là sản xuất nông nghiệp, manh mún. Điều này có thế mạnh trong việc phát huy nội lực nhưng lại rơi vào thế yếu khi sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn.
Trước đây, vấn đề An Toàn Vệ Sinh sản phẩm thủy sản quyết định ở sản phẩm cuối nhưng nay đã khác, phải "sạch" ngay từ khâu con giống, quá trình nuôi mới đến chế biến, nếu không sản phẩm không sạch. Rõ ràng là quả bóng trong chân mình, mình phải tự quyết định.
Nhược điểm chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam là chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các giải pháp đồng bộ (tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ, độ tươi và công nghệ chế biến cao). Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khép kín từ khâu sản xuất ban đầu (từ khâu sản xuất giống và thức ăn cho thuỷ sản) đến các công đoạn nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo nguyên tắc “ từ ao nuôi tới bàn ăn” còn nhiều bất cập chưa đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của các thị trường và của người tiêu dùng hiện đại.
Tuy đã có một số tiến bộ trong việc đa dạng hóa mặt hàng, song hàng thô vẫn chiếm 60%, còn mặt hàng có giá trị gia tăng mới có 40%.
Vấn đề đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng hoá thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được đăng ký chính thức trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ tránh được nhiều rắc rối và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường.
Do chủng loại mặt hàng chế biến còn nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, hơn nữa việc tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị hầu như không có, vì vậy lượng hàng thuỷ sản thông qua chế biến được tiêu thụ rất hạn chế, chủ yếu cho người dân thành phố. Sản phẩm thuỷ sản phục vụ nhu cầu của thị trường vùng trung du miền núi chưa đáp ứng được do giá cả và chi phí vận chuyển còn cao.
2.2. Cơ hội:
Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.
Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, là họ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Thứ hai, chú ý đổi mới về phương pháp quản lý.
Thứ ba, luôn cải tiến công nghệ.
Thứ tư, thực hiện tốt việc quản lý tài chính.
Thứ năm, do sớm hội nhập nên các doanh nghiệp khá năng động trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm.
Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.
(Nguồn: Tên bài báo: Thủy sản Việt Nam hội nhập, ngày cập nhật 11/2/2008)
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1. Về phía doanh nghiệp:
3 khuyến nghị cụ thể cho các doanh nghiệp để đối phó với vấn đề kinh tế phi thị trường:
Thứ nhất: tăng cường phối hợp thông qua các hiệp hội ngành hàng. Vai trò của các hiệp hội trong đối phó và giải quyết các tranh chấp liên quan tới giá thể hiện ở hai góc độ: hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp và phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp.
Thông qua các hiệp hội, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phối hợp để tránh tình trạng tranh nhau hợp đồng dẫn đến hạ giá bán hoặc thoả thuận lượng xuất khẩu để không tạo biến động lớn trên thị trường. Khi các doanh nghiệp tại một nước kinh tế phi thị trường trở thành bị đơn của kiện bán phá giá, việc điều tra thường được tiến hành ở một loạt doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng tương tự. Các hiệp hội sẽ giữ vai trò phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để chứng minh tính chất thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất.
Thứ hai: doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng các quy định về vấn đề kinh tế phi thị trường của nước nhập khẩu. Cụ thể trong trường hợp thị trường nhập khẩu là EU, luật EU về vấn đề kinh tế phi thị trường cũng rất đa dạng bao gồm những quy định cho phép dành quy chế thị trường cho một ngành, một doanh nghiệp hoặc cho từng trường hợp cụ thể. Tuỳ từng tình huống cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU có thể vận dụng các quy định này để xin quy chế thị trường cho mình trong lúc Việt Nam vẫn đang là kinh tế phi thị trường. Mặc dù việc yêu cầu đãi ngộ thị trường không đơn giản nhưng không phải không thể.
Thứ ba: doanh nghiệp nên duy trì hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để có thể cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu cần thiết trong quá trình điều tra.
Theo Vụ hợp tác quốc tế Bộ thuỷ sản, có 7 biện pháp doanh nghiệp cần được tập trung đẩy mạnh:
Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hoá đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ.
Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.
Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Về phía nhà nước:
2.1. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 :
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nghề cá, coi trọng phát triển nguồn nhân lực để qua từng kế hoạch 5 năm đạt được các tiến bộ vững chắc, nhằm cơ bản công nghiệp hoá ngành theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Tăng cường quản lý để nghề khai thác thuỷ sản có sự tăng trưởng hợp lý gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý với phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu. Giảm thất thoát sau thu hoạch gắn liền với áp dụng hệ thống thống nhất bảo đảm an toàn vệ sinh từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế được quy hoạch cho các vùng, miền.
Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.
Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.
Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân đi biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối.
2.2. Định hướng về vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm đến năm 2020:
Hình thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
Nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có và phát triển thêm để nâng cao tổng công suất cấp đông. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.
Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta.
Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.
Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có; Vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có và phát triển thêm một số nhà máy.
3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam:
3.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ:
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì thế mối quan hệ hợp tác với các nước được mở rộng.
Điều quan trọng đối với ngành thuỷ sản hiện nay, ngoài việc tập trung khai thác chiều sâu tại các thị trường lớn (EU, Mỹ…), cần phải tiến hành nghiên cứu, đầu tư xúc tiến thương mại phát triển các thị trường mới (như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế, quảng cáo, nhiều hoạt động tìm hiểu và khai phá) để giảm thiểu những tác động xấu do quá lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường khi có biến động. Bộ Thương mại hỗ trợ trực tiếp một phần chi phí tham gia hội chợ quốc tế và xây dựng các trang web trực tiếp cho các doanh nghiệp thuỷ sản thông qua Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASEP)…Các doanh nghiệp ngành thuỷ sản cần phải quan tâm hơn đến việc phát triển các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Australia, Canada, thị trường các nước thành viên EU trong đó có các thị trường truyền thống (Đức, Tây Ban Nha, các nước Đông Âu mới gia nhập); mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước SNG, Trung Đông, châu Phi…; nâng cao và phục hồi thị phần tại các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. Một mặt, tích cực đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm bớt tỷ trọng sản phẩm tôm, tăng tỷ trọng các mặt hàng cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Đối với mặt hàng tôm cũng cần phải tiến hành đa dạng hóa các loài tôm, tăng nhanh sản phẩm có giá trị gia tăng và sản phẩm chế biến ăn liền từ tôm. Chỉ khi đa dạng hóa được thị trường; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng tốt những nhu cầu khác nhau của khách hàng, ngành thuỷ sản mới có thể phát triển bền vững; kế hoạch xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2010 đã đặt ra mới có thể trở thành hiện thực.
3.2. Hỗ trợ về tài chính:
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước để đầu tư trang bị công nghệ chế biến và bảo vệ môi trường.
Nhà nước dành vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hàng năm cho chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch vùng nuôi, xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng các trung tâm giống quốc gia, xây dựng các trạm quan trắc cảnh báo môi trường.
Vốn vay với lãi suất ưu đãi dành hỗ trợ cho nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để đầu tư phát triển công nghệ, cho dân vay để xây dựng trang trại, đóng mới tàu thuyền và phương tiện sản xuất.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ, lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta, nhằm tạo bước phát triển nhanh, hiệu quả nghề khai thác xa bờ.
3.3. Hỗ trợ thông tin:
Tạo ra nhiều kênh thông tin và cập nhật thường xuyên tới các doanh nghiệp như ấn phẩm, website, trung tâm cung cấp thông tin…
Xây dựng cơ chế hợp lí, thiết lập một kênh thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.
3.4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:
Cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kĩ thuật và công nhân kĩ thuật tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề trong các ngành nuôi trồng chế biến thủy sản. Đồng thời hợp tác với các nước đào tạo các cán bộ thương mại trẻ, các chuyên gia đầu ngành về sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới các thị trường như: EU, Mỹ, ...
Ngoài ra, Nhà nước phải có một chiến lược dài hạn về xây dựng đội ngũ chuyên môn pháp lý và thương mại chuyên sâu đặc biệt về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình đàm phán thương mại, đồng thời hỗ trợ giải quyết tranh chấp vi phạm các qui định và tiêu chuẩn môi trường.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đang tham gia tích cực vào nền kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu hóa. Chính vì thế, hoạt động xuất khẩu đang là thế mạnh nhất là xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản đã mang về cho Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều hạn chế, chưa tận dụng được hết các tiềm năng sẵn có. Với những lợi thế và ưu điểm vốn có, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang từng bước thay đổi hội nhập hòa mình vào sân chơi chung của Thế giới.
Để duy trì những kết quả đạt được, Bộ thuỷ sản và các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thuỷ sản VN còn rất nhiều việc phải làm, như:
Qui hoạch, phát triển và kiểm soát vùng nuôi thuỷ sản. Phát triển diện tích nuôi thủy sản trong vùng qui hoạch. Nâng cao chất lượng của nguyên liệu thuỷ sản.
Chế biến: Chú trọng nâng cao chất lượng – An toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển các hàng cao cấp – mặt hàng giá trị gia tăng.
Phát triển Công nghệ nuôi trồng – chế biến thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường.
Tăng cường khảo sát thị trường nhập khẩu, nhằm tiếp cận với thị hiếu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu.
Kiểm soát chất kháng sinh chặt chẽ hơn, thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh tại các vùng nuôi, đầu tư cho thuỷ lợi và cải tạo môi trường.
Bên cạnh đó, để hàng thuỷ sản tiếp tục giữ uy tín tại các thị trường lớn, ngành thuỷ sản cũng cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuỷ sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc.
Trên đây là một số đề xuất, hy vọng những giải pháp kiến nghị này được các nhà quản lý vĩ mô và các nhà doanh nghiệp kinh doanh thủy sản quan tâm nghiên cứu ứng dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Cần Thơ---Ngay tin: 11/10/2007
Báo cáo 10 tháng năm 2007 của Bộ NN&PTNT
Bản tin Thương mại thủy sản các năm từ 2002-2004
đặcbiệt trong WTO
ề giá cả, thị trường
Nguyễn Văn Nam, 2005. Thị trường xuất- nhập khẩu thuỷ sản/ - Hà Nội: NXB Thống kê, 359 trang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuat_nhap_khau_thuy_san_vn_4765.doc