Đề tài Ý nghĩa của việc thực tập và mục địch làm Báo cáo thực tập tổng hợp

- ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông của Công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. - ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ sau: Thông qua định hướng phát triển của Công ty Quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác đc quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hang năm của từng loại cổ phiếu Bầu, miễn nhiệm, thay thế thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát Quyết định đầu tư , bán tài sản Quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty Thông qua báo cáo tài chính hang năm và kiến nghị hội đồng quản trị Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty

doc21 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý nghĩa của việc thực tập và mục địch làm Báo cáo thực tập tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp, từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trong đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Vinafood 1 Thái Bình được thành lập từ việc chia Công ty CP Lương Thực Sông Hồng thành 3 công ty cổ phần theo địa giới hành chính, theo nghị quyết số: 27/NQ-CTCPLTSH-ĐHĐCĐ ngày 29/3/2006 của ĐHĐCĐ Công ty Cp Lương Thực Sông Hồng về việc chia Công ty. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp, hoạt động của Công ty có những đặc thù riêng, phụ thuốck nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận và và phát triển doanh nghiệp. Nhậm thức được vấn đề này Công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao uy tín trên thị trường, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động để Công ty ngày càng phát triện Ý nghĩa của việc thực tập và mục địch làm báo cáo thực tập tổng hợp Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen được các công việc trong hoạt động kinh doanh nói chung và các nghiệp vụ về tài chính nói riêng. So sánh giữa lý thuyết đã được học và thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty thực tập. Từ đó vận dụng những kiến thức đã đc học vào phân tích và đánh giá thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. NỘI DUNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP VINAFOOD 1 THÁI BÌNH 1.1. Tên, địa chỉ, trụ sở chính Công ty và loại hình doanh nghiệp - Tên gọi: Công ty cổ phần Vinafood 1 Thái Bình được thành lập từ việc chia Công ty CP Lương Thực Sông Hồng thành 3 công ty cổ phần theo địa giới hành chính, theo nghị quyết số: 27/NQ-CTCPLTSH-ĐHĐCĐ ngày 29/3/2006 của ĐHĐCĐ Công ty Cp Lương Thực Sông Hồng về việc chia công ty; Căn cứ quyết định số: 29/QĐ-CTCPLTSH-HĐQT ngày 30/3/2006 về việc tổ chức lại Công ty Cp Lương thực Sông Hồng. - Tên giao dịch quốc tế: THAI BINH VINAFOOD I JOINT-STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: VINAFOOD I – THAI BINH - Biểu tượng của Công ty: Là đơn vị thành viên, Công ty sử dụng biểu tượng của Tổng C.ty lương thực Miền Bắc. 2. Trụ sở chính Công ty: Số 155 Đường Lê Lợi, TP. Thái Bình, TB 3. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Vinafood 1 Thái Bình thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước. Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc, chịu sự giám sát xếp loại hàng năm của Tổng Công ty và hoạt động theo luật Doanh Nghiệp. 1.2. Mục tiêu ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty. - Mục tiêu: Công ty là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận tối đa và phát triển doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đảm bảo bình ổn thị trường lương thực, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và có lợi nhuận chia cổ tức cho cổ đông của Công ty. - Ngành nghề kinh doanh: Mua bán và xuất khẩu lương thực , nông, lân hải sản và vật tư nông nghiệp + Xay xát, chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm. + Sản xuất mua bán thức ăn gia súc, gia cầm. + Mua bán nguyên vật liệu xây dựng + Đại lý xăng dầu, gas, bếp ga, chất đốt. + Kinh doanh dịch vụ khách sạn. + Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ. + Kinh doanh khu vui chơi giải trí + Sản xuất mua bán bao bì + Đại lý mua bán ôtô xe máy, thiết bị phụ tùng phụ trợ + Mua bán rượu bia nước giải khát + Dịch vụ cho thuê văn phòng, của hàng. - Phạm vi hoạt động: Công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. - Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của Công ty bắt đầu từ khi được cấp giấy chứng nhận đăn ký kinh doanh. Việc chấm dứt hoạt động của Công ty do ĐHĐCĐ quyết định theo luất doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. - Các đơn vị trực thuộc: + Chi nhánh Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình tại Thái Thuỵ + Chi nhánh Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình tại Vũ Thư + Chi nhánh Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình tại Đông Hưng + Chi nhánh Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình tại Tiền Hải + Chi nhánh Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình tạiQuýnh Phụ Các đơn vị trực thuộc có trụ sở làm việc và con dấu riêng và đựợc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để giao dịch; đựơc chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật, chế độ tài chính-kế toán hiện hành và quy chế của chính Công ty. Nguyên tắc hoạt động của Công ty. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, công bằng và tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp Các cổ đông có quyền và nghĩa vụ theo từng loại và số lượng cổ phần của doanh nghiệp Cơ qua quyền lực cáo nhất của Công ty là ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông của Công ty. Điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty là giám đốc do HĐQT bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đc giao. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các trưởng phòng ban chức năng do giám đốc đề nghị và HĐQT phê duyệt Con dấu là tài sản của Công ty, giám đốc có trách nhiệm tổ chức quản lý sử dụng con dấu theo đúng quy định của pháp luật, con dấu phải đc bỏ quản tại trụ sở chính của Công ty. ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban kiểm soát và giám đốc Công ty sử dụng chung con dấu. 1.4. Quyền hạn và nghĩa vụ Công ty Công ty có quyền: - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Doanh nghiệp. - Chủ động lựa chọn, mởi rộng ngành nghề kinh doanh, góp vốn, lien doanh liên kết theo quy đinh pháp luật - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật - Tự chủ về tài chính, lựa chọn hình thức và phương thức huy động vốn - Tuyển chọn, thuê lao động theo nhu cầu hoạt động sxkd - Thực hiện các quyền khác theo pháp luật Nghĩa vụ: - Đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự pháp luật - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký - Xây dựng chiến lược, kế hoạt sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng của Công ty, tổ chức sx hiệu quả theo kế hoạch đề ra - Sử dụng hợp pháp lao động, tài sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế - Thực hiện nghĩa vụ khác mà pháp luật không cấm 1.5. Vốn, Cổ phần, Cổ phiếu, Cổ đông Vốn - Vốn điều lệ của Công ty do các cổ đông góp bằng tài sản theo pháp luật quy định, được hạch toán quy đổi theo đơn vị tiền tệ thống nhất tại thời điểm góp vốn là VNĐ. - Vốn điều lệ của Công ty theo nghị quyết số 27 của ĐHĐCĐ ngày 29 tháng 3 năm 2007 về việc chia công ty; vốn điều lệ của Công ty là: 11.200.000.000 VNĐ ( Mười một tỷ, hai trăm triệu đồng) - Cơ cấu vốn theo chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu nhà nước do Tổng Công ty nắm giữ : 7.891.000.000 VNĐ và bằng 789.100 cổ phần, chiếm 70,45% vốn điều lệ - Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác là: 3.309.000.000 VNĐ, bằng 330.900 cổ phần , chiếm 29,55% vốn điều lệ. - Việc tăng giảm thuế do ĐHĐCĐ quyết định và phải đc bổ sung và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Phạn vi sử dụng vốn : Mua bán máy mọc trang thiết bị và tài sản cố định khác phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất theo nhu cầu quy mô của Công ty. Mua bán nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Phát triển kỹ thuật nghiệp vụ Mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh nhằm mục đích sinh lời Các dự trữ cần thiết về bất động sản và động sản cần thiết Nghiêm cấn dùng vốn điều lệ đê chia cho các cổ đông bằng bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp ĐHĐCĐ quyết định nhưng không trái với những quy định của pháp luật Công ty không chịu trách nhiệm về nguồn gốc vốn góp của các cổ đông. Cổ phần: - Vốn điều lệ ban đầu của Công ty 11.200.000.000 VNĐ đc chia thành 1.120.000 cổ phiếu thông thường, mỗi cổ phiếu mệnh giá là 10.000 VNĐ theo quyết định lại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ - Cổ đông có thể mua cổ phần bằng đồng việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, tại thời điểm góp vốn. Cổ phiếu: - Cổ phiếu là chứng chỉ có giá do Công ty Cp Vinafood 1 Thái Bình phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty. - Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinafood 1 Thái Bình phát hành bao gồm hai loại cổ phiếu có ghi danh và cổ phiều ghi danh và cổ phiếu không ghi danh. - Cổ phiếu của Công ty CP Vinafood 1 được phát hành theo mẫu thống nhất theo hướng dẫn tại thong tư 86/2003 TT-BTC ngày 11/9/2003 của Bộ tài chính và theo quy định tại điều 85 luật doanh nghiệp. - Cổ phiếu phải có chữ ký của chủ tịch HĐTV và phải được đóng dấu của Công ty CP Vinafood 1 Thái bình mới hợp lệ. Cổ đông Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình Quy định chung về cổ đông: - Cổ đông công ty là pháp nhân, cá nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần và có tê trong sổ đăng ký cổ đông của Công ty. - Cá nhân, và pháp nhân là người nước ngoài đc mua cổ phần của Công ty theo quy định của Chính phủ. - Quyền hạn cổ đông: Theo quy định pháp luật hiện hành và Công ty. 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CP VINAFOOD I THÁI BÌNH 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty gồm: + Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ) + Hội đồng quản trị ( HĐQT) + Giám đốc và bộ máy giúp việc. + Ban kiểm soát ( BKS) 2.1.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông - ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông của Công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. - ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ sau: Thông qua định hướng phát triển của Công ty Quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác đc quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hang năm của từng loại cổ phiếu Bầu, miễn nhiệm, thay thế thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát Quyết định đầu tư , bán tài sản Quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty Thông qua báo cáo tài chính hang năm và kiến nghị hội đồng quản trị Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật - Cổ đông là tổ chức có quyền cử 1 hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo ủy quyền phải đc thông báo bằng văn bản gửi đến công ty. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông - ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường mỗi năm một lần - ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau: Báo cáo tài chính hàng năm. Báo cáo của HĐQT Báo cáo của BKS Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại Các vấn đề khác theo thẩm quyền - Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ theo quy định tại Luật doanh nghiệp và của Điều lệ công ty. - Chi phí triệu tập và tiến hành họp ĐHĐCĐ hợp lệ đc Công ty chi trả. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ - Danh sách cổ đông và đại diện nhóm cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ đc lập khi có quyết định triệu tập và dự trên sổ đăng ký của cổ đông của Công ty, danh sách này phải lập xong chậm nhất 20 ngày trước khi khai mạc ĐHĐCĐ. Chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyể chuẩn bị chương trình họp. xác định thời gian và địa điểm họp và gửi giấy mới đến các cổ đông có quyền dự họp. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ chỉ có quyền từ chối ý kiến 2.1.2. Hội đồng quản trị. HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quy định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ - HĐQT có quyền sau: Quyết định các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển trung và dài hạn và kế hoạch hàng năm của Công ty trên cơ sở định hướng chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua Kiến nghị loại bỏ cổ phần và tổng số cổ phần đc chào bán của từng loại Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đc chào bán của từng loại Quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh Bổ nhiệm khen thưởng, kỷ luật, cách chức chấm dứt hợp phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng. Giám sát, chỉ đạo giám đốc người quản lý khác trong việc điều hành công ty Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập hoặc giải tán các đơn vị trực thuộc Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm nên ĐHĐCĐ. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và uỷ quyền ĐHĐCĐ - HĐQT thông qua các quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, mỗi thành viên HĐQT có 1 phiếu biểu quyết - Trong khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật và điều lê, quyết định của ĐHĐCĐ. 2.1.3. Giám đốc và bộ máy giúp việc a- Giám đốc Công ty - Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng; Chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc Công ty. - Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật và việc thực hiện quyền hạn đc giao. - Giám đốc Công ty có quyền và nhiệm vụ sau đây Điều hanh hoạt động SX-KD hàng ngày của Công ty Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư Xây dựng phương án bổ trí cơ cấu tổ chức, quy chế khen thưởng, ký luật các chức danh quản lý Công ty trừ chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT Quyết định mức lương và phụ cấp Tuyển dụng lao động Tổ chức kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập để đánh giá lại hoạt động của Công ty Trình HĐQT quyết định: Thành lập đơn vị trực thuộc , chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn thành lập các pháp nhân khác; bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng các phó giám đốc, kế toán Công ty; Các phương án đầu tư , chiến lược phát triển Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ C.ty và quyết đinh HĐQT b- Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc Giám đốc C.ty - Phó Giám đốc Công ty Công ty có 2 phó giám đốc. Giám đốc đề nghị hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm và quyết định lương, thưởng và các lợi ích khách của phó giám đốc Quyền hạn và nghĩa vụ P.Giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc điều hành công ty hàng ngày theo sự phân công của Giám đốc Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn bổ nhiệm và ký hợp đồng tương đương với giám đốc - Kế toán trưởng Công ty Kế toán trưởng Công ty là người thực hiện công tác kế toán tài chính của Công ty Giám đốc đề nghị HĐQT Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm và quyết đinhn lương, thưởng, và lợi ích khác của kế toán trưởng Tiêu chuẩn kế toán trưởng áp dụng theo luật kế toán - Bộ máy giúp việc, đơn vị sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng chức năng chuyên môn giúp việc Giám đốc tổ chức thực hiện công việc hàng ngày theo quy định của giám đốc để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty đề ra Các đơn vị trực thuộc Công ty gồm Văn phòng đại diện và các Chi nhánh là đơn vị kinh tế hoạch toán phụ thuộc Công ty thực hiện chức năng uỷ quyền và sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch Giám đốc giao. Cơ cấu, biên chế các phòng chức năng giúp việc và đơn vị trực thuộc do Giám đốc trình HĐQT phê chuẩn. c- Quan hệ giữa HĐQT và Giám đốc - Khi HĐQT ban hành nghị quyết, quyết định thì mọi thành viên HĐQT, Giám đốc phải có nghĩa vụ chấp hành. - Khi tổ chức thực hiện nghị quyết và quết định của HĐQT, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Công ty thì Giám đốc báo cáo với HĐQT để xem xét điều chỉnh. - Trong thời gian 05 ngày kể từ khi kết thuc quý và 30 ngày kết thúc năm, Giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phương thức thực hiện kỳ tới cho HĐQT - Chủ tịch HĐQT tham dự hoặc cử người đại diện tham gia các cuộc họp giao ban, và tham gia đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp Nếu Giám đốc không là thành viên HĐQT đc mời tham dự cuộc họp của HĐQT, có quyền phát biểu tham gia ý kiến nhưng không có quyền biểu quyế - Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, về việc thực hiện quyền vè nghĩa vụ được giao. - Các thành viên HĐQT cùng phải trị trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và trước pháp luật trước những quyết định của HĐQT, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Các vị phạm được quy định của Giám đốc và HĐQT được nêu cụ thể trong điều lệ hoạt động của Công ty. 2.1.4. Ban kiểm soát Công ty Ban kiểm soát - BKS là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của HĐQT và ban điều hành công ty; BKS độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều - BKS gồm 03 thành viên do ĐHĐCĐ bầu bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp, trong đó ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán, BKS bầu 1 thành viên làm trưởng ban. - Nhiệm kỳ ban kiểm soát là 3 năm - Thành viên ban kiểm soát không đc đồng thời là thành viên HĐQT, ban Giám đốc hoặc người có liên quan. - Sau khi thành lập ban thực hiện kiểm soát từ quá trình đăng ký kinh doanh và khi hoạt động. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát - Thực hiện giám sát HĐQT, ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành C.ty và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về nhiệm vụ đc giao. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp tính trung thực và mức độ cẩn trọng về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán, thống kế , báo cáo tài chính, khen thưởng, kỷ luật. - Thẩm định báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chín hàng năm của Công ty. Trình báo cáo lên ĐHĐCĐ thường niên. - Kiến nghị ĐHĐCĐ và HĐQT các biện pháp bổ xung sửa đổi, cải tiến cơ cấu quản lý điều hành về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - BKS không đc tiết lộ bí mật của Công ty, chiuj trách nhiệm về những báo cáo và kết quả đánh giá của mình. - Các nhiệm vụ khác theo pháp luật và điều lệ hoạt động của Công ty. 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 3.1. Người lao động. - Tổng số lao động của Công ty hiện nay là: 65 Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 2 năm (2006 - 2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) 07/06 Tổng lao động 61 - 65 - 106,5 Phân theo trình độ - 100 - 100 - 1. Đại học 9 14,7% 9 13,8% 100 2. Cao đẳng 18 29,5% 21 34,4% 116,7 4. Khác 34 55,8% 35 51,8% 102,9 (Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty) - Người lao động của Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình gồm: Người lao động chuyển từ Công ty CP Lương thực Sông Hồng theo phương án chia Công ty đc ĐHĐCĐ phê duyệt. Người lao động đáp ứng nhu cầu sxkd được tuyển theo quy chế - Người lao động đc ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và thỏa ước lao động và quy chế của Công ty. - Chế độ tuyển dụng: Phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ Công ty. - Giám đốc xây dựng quy chế liên quan và HĐQT xem xét, phê duyệt. - Người lao động phải chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế kỷ luật lao động và pháp luật của Nhà nước. 3.2. Tiền lương, tiền thưởng của người lao động Chế độ tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của người lao động do Giám đốc công ty xây dựng trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước và điều lệ của Công ty , HĐQT phê duyệt. 4. CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ LẬP QUỸ. 4.1. Chế độ hạch toán kế toán: - Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, cân đối thu chi và có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn; tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Công ty thực hiện việc hạch toán kế toán theo Luật kế toán và Luật thống kê hiện hành, sử dụng đồng tiền Việt Nam làm đơn vị dùng trong kế toán -Hệ thống tài khoản sử dụng áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. -Phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ): đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn -Về cơ bản hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính của Công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp. -Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho hàng tồn kho và thực hiện đăng ký thuế theo phương pháp khấu trừ. - Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. - Kết thúc năm kế toán, giám đốc lập các báo tài chính và các tài liệu khác trình HĐQT xem xét và ĐHĐCĐ thông qua. - Sau khi đc thông qua , các văn bản đc lưu dữ tại tại trụ sở chính của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của C.ty. 4.2. Lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ: - Theo quy định về chế độ tài chính do Nhà nước ban hành với Công ty CP, lợi nhuận của Công ty gồm: Lợi nhuận chung = Tổng DT – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận chung – Thuế - Trước khi chia cổ tức cho các cổ đông phải lập các quỹ theo quy định tại điều lệ hoạt động của Công ty. - Giám đốc và HĐQT có trách nhiệm xây dựng phương án phân phối và sử dụng lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ trình ĐHĐCĐ thông qua và ra quyết định cho từng năm tài chính. 4.3. Cổ tức - Công ty chi trả cổ tức cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức, HĐQT phải lập danh sách cổ đông đc nhận cổ tức; xác nhận mức cổ tức, thời hạn và hình thức trả. Thông báo phải ghi đầy đủ các nội dung cần thiết - Cổ đông nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc danh sách cổ đông được nhận cổ tức và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển quyền đc nhận cổ tức. - Công ty trả cổ tức trong năm cho cổ đông 1 lần sau khi có nghị quyết của ĐHĐCĐ. - Trường hợp việc thanh toán cổ tức trài với quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty thì tất cả các cổ đông phải hoàn trả cho Công ty số tiền hoặc tài sản đã nhận. 4.4. Xử lý khi doanh thua lỗ: Trường hợp kinh doanh lỗ, ĐHĐCĐ có thể quyết định kịp thời các giả pháp : Trích quỹ dự phòng để bù lỗ Chuyển 1 phần lỗ sang năm sau, đồng thời ĐHĐCĐ phải quyết định các biện pháp khắc phục . 4.5. Kiểm toán: Theo quy định của pháp luật, kế quả tài chính hàng năm của Công ty hàng năm phải đc kiểm toán độc lập xác nhận khi trình ĐHĐCĐ xem xét. 4.6. Công khai thông tin - Trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Công ty phải báo cáo tài chính hàng năm đã đc ĐHĐCĐ thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. - Tóm tắt nội dung báo cáo hàng năm phải đc thông báo đến các cổ đông 5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA Năm 2006 Công ty được hành lập từ việc chia Công ty CP Lương Thực Sông Hồng thành 3 công ty cổ phần theo địa giới hành chính. Trong năm đầu tiên đi vào hoạt động Công ty đã đạt được hơn 63 tỷ đồng doanh thu với tổng lợi nhuận sau thuế đạt 550.317.865 đồng. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần về BH và c/c DV 65.386.902.692 87.269.408.331 2 Giá vốn hàng bán 61.463.688.530 82.056.373.559 3 Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV 3.923.214.162 5.213.034.772 4 Doanh thu hoạt động tài chính 52.686.570 61.716.924 5 Chi phí tài chính 716.576.389 615.412.820 6 Chi phí bán hàng 2.239.552.651 3.358.478.220 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 604.310.396 784.818.696 8 Lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh 415.461.295 516.041.960 9 Thu nhập khác 206.642.450 250.833.926 10 Chi phí khác 71.785.880 51.971.460 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 550.317.865 714.904.426 12 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - 13 Lợi nhuận sau thuế 550.317.865 714.904.426 14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 491 638 ( Nguồn : Phòng kế tóan của Công ty) Trong năm tiếp theo, doanh thu của Công ty có xu hướng tăng cao, năm 2007 doanh thu đạt trên 87 tỷ đồng tướng ứng tăng 33,46% so với năm 2006, lợi nhuận trước đạt 714.904.426 đồng tăng tương ứng 164.586.561 đồng tương ứng tăng 29,9% so với năm 2006. Sau khi chia tách thì Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. Vì vậy đã kích thích cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc tự giác và hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải luôn trong tư thế “sẵn sàng” để có thể đối phó với những biến động liên tục của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước một cách nhanh nhạy nhất. Đó cũng chính là những cơ hội và thách thức khi tham gia hội nhập đối với tất cả các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy Công ty phải linh hoạt và nhạy bén với cơ chế quản lý mới không ngừng khẳng định mình trên thương trường và tạo niềm tin với khách hàng và đối tác, đồng thời phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian qua. Qua thời gian thực tập taị Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình, tuy thời gian chưa nhiều nhưng với sự tận tình giúp đỡ của các anh chi, cô chú trong công ty em đã hiểu được phần nào về công tác kế toán hoạch toán tại Công ty. Từ đó giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5858.doc
Tài liệu liên quan