Qua 15 năm đổi mới xây dựng đất nước , nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn , nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục . Nhờ có chính sách đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nên nước ta đã dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu , rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới . Nhìn vào quá trình phát triển của nước ta , chúng ta thấy việc chuyển đổi , sử dụng nhiều tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới là một hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước , điều này được khẳng định qua các kì đại hội Đảng lần thứ VIII , IX .
Do chiến tranh kéo dài , do tiềm lực về kinh tế thấp , do tác phong làm việc chưa năng động , do các phong tục tập quán của người phương đông . nên nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp . Để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác , Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp , chính sách để đẩy mạnh tri thức khoa học của đất nước , đó là con đường ngắn nhất để thực hiện lời Bác Hồ dặn " làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh " .
Tuy nhiên , bên cạnh những mặt tích cực tri thức khoa học còn gây ra nhiều tiêu cực như : gây ô nhiễm môi trường , gây ra nhiều bệnh tật mới , làm cho xã hội phân hoá giàu nghèo . Nếu biết khắc phục các mặt tiêu cực , phát huy các mặt tích cực thì nước ta sẽ nhanh chóng phát triển , theo kịp các nước trên thế giới .
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý thức và vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện vật chất đã có , phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động , sáng tạo với ý chí , nhiệt tình cao . Con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả . Vì vậy phải phát huy tính năng động , sáng tạo của ý thức , phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan . Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ , trì trệ , thái độ tiêu cực , thụ động , ỷ lại , ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay .
Tuy nhiên cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật , của các quy luật tự nhiên và xã hội . Nếu như thế giới vật chất - với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó - tồn tại khách quan , không phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan , lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình . Chính vì vậy , Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách , không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng . Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan , nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế , lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí .
Trước Đại hội Đảng lần thứ VI , bên cạnh những thành tựu đạt được , chúng ta đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật , cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế . Chúng ta đã nóng vội muốn xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần , vi phạm nhiều quy luật khách quan . Cương lĩnh của Đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ VII đã khẳng định :" Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí , vi phạm quy luật khách quan " . Vì vậy , từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng , Đại hội lần thứ VII của Đảng ta đã rút ra bài học quan trọng là : " Mọi đường lối , chủ Đảng phải xuất phát từ thực tế , tôn trọng quy luật khách quan ". Bài học đó có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước ta . Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã tổng kết 10 năm đổi mới , đề ra những mục tiêu , phương pháp cho thời kì mới - thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước . Trong thời kì mới này phải " lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững " , chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội trong công nghiệp hoá , hiện đại hóa đồng thời phải " khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước , ý chí quật cường , phát huy tài chí của nguời Việt Nam , quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu ... "
Chương 2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc
đổi mới nền kinh tế ở nước ta .
2.1. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xã hội .
2.1.1. Tri thức khoa học
Tri thức khoa học là những kiến thức thu được qua những quá trình học tập một cách công phu .
Tri thức khoa học có các đặc trưng sau :
Tri thức khoa học là tri thức ở tầm quản lý được cái bản chất , quy luật , nguyên nhân , xu hướng của thế giới khách quan .
Tri thức khoa học là tri thức có tính hệ thống về sự vật khách quan .
Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới khách và không ngừng phải được kiểm tra và chứng minh bởi lôgic và thực tiễn .
2.1.2. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xã hội
Trên phạm vi thế giới những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới đã làm cho lợi thế so sánh của mỗi quốc gia biến đổi không ngừng , làm thay đổi mối quan hệ giữa các nước , trong đó mỗi nước đều có cơ hội to lớn để tìm ra lợi thế so sánh mới cho mình và đều đứng trước những thách thức mới . Trong điều kiện như vậy các nước phụ thuộc lẫn nhau rất mạnh mẽ .
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật thực sự góp phần không nhỏ vào quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế này , đã làm nảy sinh sự liên kết kinh tế đa dạng , nhiều chiều . Chính tiến bộ khoa học - kỹ thuật , một mặt đang làm thay đổi những quan điểm trước đây về một nền kinh tế độc lập , tự chủ , hoàn chỉnh , dẫn thế giới đến một chỉnh thể đầy mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết mới , mặt khác , dẫn đến sự cấu trúc lại nền kinh tế cả trên phạm vi thế giới lẫn trong nội bộ từng nước .
Nền kinh thế giới chuyển dần sang cơ cấu phát triển theo chiều sâu , đặc biệt là trong công nghiệp cơ cấu đó chuyển dịch khá nhanh về phía những ngành có hàm lượng khoa học , công nghệ và trí tuệ cao , cơ cấu tiêu thụ giảm theo hướng giảm các sản phẩm dùng nhiều lao động và nguyên liệu . Chính tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã làm cho vai trò của năng lượng và lợi thế so sánh của nguyên liệu và sản phẩm sơ cấp trong công nghiệp giảm dần , do vậy mà mới có tình trạng chỉ số giá cả các sản phẩm sơ cấp và nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm tới 40% so với đầu thập kỷ 80 . Cũng do sự chuyển dịch nhanh chóng đó mà hiện nay đã có tới 11 trong số 28 ngành công nghiệp chính của thế giới đang bị lu mờ , bị coi là đã xế chiều và đang bị các ngành mới ra đời lấn át hoặc thay thế hoàn toàn . Trước tình hình đó để tránh thua thiệt những nước xuất khẩu nguyên liệu và các sản phẩm sơ cấp - mà ở đây chủ yếu là các nước đang phát triển - phải tìm cách nhanh chóng nâng cao năng lực biến đổi tài nguyên thành sản phẩm tiêu dùng cao cấp , muốn như thế thì không có cách nào khác hơn là phải tìm đến tiến bộ khoa học - kỹ thuật .
Như vậy , do tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà yêu cầu phải đổi mới về mặt kinh tế , từ cơ cấu sản xuất cho đến quan hệ giữa các quốc gia , trở thành một tất yếu không thể cưỡng lại được nếu như quốc gia đó muốn tồn tại và không bị nhấm chìm .
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay , một mặt , tạo điều kiện cho sự quản lý sản xuất , quản lý xã hội nhanh nhạy và linh hoạt hơn , mặt khác nó lại cũng đòi hỏi phải có sự quản lý đối với nó nhanh nhạy và linh hoạt như vậy . Vì thế tiến bộ khoa học - kỹ thuật thực tế là mâu thuẫn với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp . Những thay đổi nhanh chóng trong kỹ thuật và trong công nghệ cũng như trong tổ chức sản xuất , trong các mặt hàng , các sản phẩm được làm ra đòi hỏi phải có cách quản lý linh hoạt , mềm dẻo có hiệu quả cao , nghĩa là để chuyển sang chất lượng mới của sự phát triển thì phải có sự đổi mới sâu sắc và căn bản trong cơ chế quản lý . Một hệ thống kinh tế bị đóng kín , bị giới hạn từ trên xuống dưới , bị hạn chế quan hệ ngang , được điều khiển bằng mệnh lệnh tập trung và quan liêu không tránh khỏi kìm hãm sự phát triển của xã hội , sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nên tất yếu phải bị thay thế .
Ngày nay việc quản lý xã hội , trong đó quan trọng quản lý kinh tế , quản lý nhà nước , thành công đến mức nào là tuỳ thuộc vào khả năng xử lý thông tin . Không theo kịp những biến đổi hết sức mới trong lĩnh vực này mà khư khư giữ lấy cách quản lý cũ , lạc hậu thì không tránh khỏi bỏ lỡ thời cơ có thể vươn lên để tiến kịp cùng thời đại và thoát ra sự trì trệ .
Cùng với những biến đổi về chất lượng trong lực lượng sản xuất , trong kinh tế và trong quản lý xã hội , tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn tạo nên những biến đổi ghê gớm trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự , trong việc tạo ra những phương tiện phá hoại và huỷ diệt sự sống , làm gay gắt những vấn đề toàn cầu của thời đại . Sức mạnh quân sự của một quốc gia lúc này không chỉ phụ thuộc vào số lượng lớn binh lính , vào những loại vũ khí thông thường có sức công phá lớn đã từng một thời làm mọi người khiếp đảm mà còn phụ thuộc rất lớn vào các vũ khí dựa trên những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhất , thậm chí có khi chỉ phụ thuộc vào một số ít người thuộc các ngành nghề khác nhau từ nhà chính trị cho đến nhà sinh học , y học chuyên nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh , từ nhà vật lý hạt nhân cho đến người điều khiển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân . Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhất được sử dụng để sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loại .
Chẳng hạn , đứng về mặt kỹ thuật mà xét thì số vũ khí hiện có đã đủ để xoá sạch hoàn toàn nhiều lần toàn bộ sự sống trên trái đất nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra . Chỉ riêng một tầu ngầm chiến lược , trong số hàng trăm tàu ngầm hiện có , cũng mang theo tiềm năng huỷ diệt tương đương với mấy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai . trong cuộc chiến tranh mới đó không ai có thể tìm thấy phần thắng . Trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới có sức huỷ diệt lớn như vậy những người đứng đầu các quốc gia buộc phải đổi mới cách đánh giá , cách nhìn nhận các quan hệ chính trị quốc tế , cách giải quyết mâu thuẫn khu vực và thế giới , đổi mới quan niệm về quốc phòng và an ninh mới . Nếu làm ngược lại chắc chắn không thể tránh được những hậu quả ghê gớm khó lường trước được .
Nhờ tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà càng ngày người ta càng tạo ra được nhiều loại nguyên liệu và vật liệu có thể thay thế những thứ từ trước đến nay chỉ có thể dựa vào sự cung cấp của thiên nhiên . Vì vậy tiến bộ khoa học - kỹ thuật đang làm cho ưu thế dưới dạng tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên trở nên tương đối .
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật một mặt tạo thời cơ thuận lợi cho các nước này thoát ra khỏi sự lạc hậu và trì trệ nếu như biết định hướng đúng , nếu có một tiềm năng nhất định nào đó về nguồn vốn và nguồn nhân lực có trình độ cần thiết để tiếp thu các công nghệ tương đối hiện đại . Khi đã có những kĩ thuật và công nghệ mới , tiến bộ thì vấn đề đặt ra tiếp theo là giải quyết việc làm cho số lao động dôi ra , tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ... Nếu giải quyết tốt chúng thì khả năng hội nhập của các nước này với trào lưu chung của thế giới là hiện thực . Song tiến bộ khoa học - kỹ thuật thời đại chúng ta còn có một mặt khác nghiệt ngã là hoàn toàn có khả năng nhấn các nước kém phát triển chìm sâu hơn trong cảnh lạc hậu và phụ thuộc , đồng thời còn tạo nên một khoảng cách còn lớn gấp bội so với khoảng cách đã từng tồn tại trước đây giữa họ và các nước phát triển nếu như họ không tìm ra con đường thích hợp hoặc cố tình duy trì cách làm ăn cũ , thói quen cũ , không thích nghi với những biến đổi của thời đại .
Như vậy , trong thế giới hiện đại vừa liên kết hợp tác , vừa chứa đầy mâu thuẫn và cạnh tranh với nhau khốc liệt , mọi quốc gia trong đó có chúng ta , nếu muốn giành cho một vị trí xứng đáng hay ít ra để không bị nhấn chìm , đều không thể cưỡng lại xu thế của thời đại là đổi mới mọi mặt trên cơ sở nhận thức , đánh giá và sử dụng đúng đắn , nhanh chóng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhất được loài người tạo ra , đồng thời biết khai thác và tạo được những điều kiện cho sự khai thác những nguồn lực khác có thể khai thác . Sự tác động hết sức to lớn của tri thức khoa học - công nghệ ngày nay đang dẫn dắt các nền kinh tế của các nước phát triển đến " nền kinh tế tri thức " . Đó chính là tiên đoán của C.Mác :" Khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ".
2.2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay .
2.2.1. Công cuộc đổi mới ở nước ta .
2.2.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước :
Thế giới và nền sản xuất của nó đang chuyển biến hết sức nhanh chóng dưới tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà đỉnh cao mới là những tiến bộ do cách mạng công nghệ , cách mạng tin học mang lại . Nhiều nước đã và đang tiến hành những cải cách rộng rãi , mạnh bạo , đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin .
Tuy nhiên cũng trong bối cảnh đó các nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào tình trạng nặng nề và rút cục bị lạc hậu về nhiều mặt . Nguyên nhân của tình trạng này là không đánh giá đúng đắn và kịp thời những tiến bộ khoa học - kỹ thuật , thiếu những điều kiện cần thiết , thiếu một môi trường dân chủ thực sự để cho con người phát huy mọi khả năng sáng tạo của mình . Có thể thấy rõ điều này qua các chỉ số so sánh cụ thể giữa Liên Xô và Mĩ .
Việt Nam tiến hành đổi mới trong bối cảnh bị cô lập tương đối về kinh tế trong một thời gian dài . Những hỗ trợ kinh tế và tài chính hầu như không đáng kể , nguồn viện trợ vay của Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu bị cắt . Sự phong toả về kinh tế , sự lôi cuốn Việt Nam vào những xung đột chính trị và quân sự đã buộc đất nước phải tiêu hao nguồn lực mà lẽ ra có thể sử dụng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội .
Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng có một số cơ may và thuận lợi : xu thế hoà bình và hợp tác kinh tế quốc tế đang mở rộng , sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại , vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế .
2.2.1.2. Công cuộc đổi mới và những thành tựu đã đạt được ở nước ta
Đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12 / 1986 ) đã đưa ra những quan điểm cơ bản trong quá trình đổi mới ở nước ta là :
_Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
_Chuyển nền kinh tế vận hành từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung , quan liêu , bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
_Mở cửa nền kinh tế , đa dạng hoá , đa phương hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới .
_Dân chủ hoá mọi mặt đời sống kinh tế xã hội , tiến tới đổi mới hành chính và xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh .
Nhìn vào một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản , chúng ta thấy những nhân tố ổn định của nền kinh tế đã đạt được hình thành :
Tổng sản phẩm trong nước tăng đều và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây . Trong gai đoạn 1986 - 1990 bình quân mỗi năm tăng 3,9% ( 1986 tăng 0,3% ; 1987 tăng 3,6 % ; 1988 tăng 6% ; 1989 tăng 4,7% ; 1990 tăng 5,1% ) . Trong giai đoạn 1991 - 1995 bình quân mỗi năm tăng 8,7 % ( 1991 tăng 6% ; 1992 tăng 8,6% ; 1993 tăng 8,1% ; 1994 tăng 8,8% ; 1995 tăng 9,5% ; 1996 tăng 9,34% ) . Tăng trưởng kinh tế năm 1996 vẫn đạt trên mức 9% nói lên sự phát triển ổn định .
Lạm phát bị đẩy lùi và được kiềm chế ở mức thấp .
Tiền đồng ổn định , tỷ giá hối đoái giao động trên dưới 11000 VNĐ/USD .
Cán cân thanh toán trong và ngoài nước được chuyển động theo hướng tích cực . Ngân sách Nhà nước có nguồn thu từ thuế và phí tăng lên .
Quan hệ xuất nhập khẩu đã có những tiến bộ , xuất khẩu hàng năm tăng dần . Năm 1995 xuất khẩu 5,2 tỷ USD , nhập khẩu 7,5 tỷ USD . Năm 1996 xuất khẩu 7 tỷ USD và nhập khẩu 11 tỷ USD . Tỷ lệ xuất so với năm 1995 đã tăng lên nhưng nhập siêu còn lớn .
Tỷ lệ tăng dân số giảm dần từ 2,33% năm 1991 xuống còn 2% năm 1995 , năm 1996 tỷ lệ này đã xuống dưới 2% nhưng tỷ lệ tăng dân số vẫn lớn nếu không kiềm chế được thì đây là cản trở lớn cho phát triển . Số người có việc làm đã tăng lên , từ 30,97 triệu người làm việc năm 1991 đến năm 1995 con số này là 34,68 triệu người . Năm 1996 số người có việc làm vẫn tiếp tục tăng lên , nhưng tỷ lệ thiếu việc làm vẫn đang còn lớn .
Mức sống dân cư được cải thiện , GDP đầu người năm 1991 là 273 USD . Năm 1996 mức sống đã tăng lên nhưng còn một bộ phận dân cư ở nông thôn và miền núi đời sống vẫn còn khó khăn .
Đổi mới , cải cách về kinh tế , nhưng không gây rối loạn về xã hội hoặc đổ vỡ về chính trị như ở nhiều nước khác . Chính sự ổn định về chính trị và xã hội là điều kiện hết sức quan trọng cho việc triển khai và đẩy tới công cuộc đổi mới về kinh tế ; ngược lại những kết quả của công cuộc đổi mới về kinh tế lại là tiền đề cho sự ổn định về xã hội và đổi mới về chính trị .
ổn định chính trị do một chính Đảng lãnh đạo thu hút được quần chúng .
2.2.1.3. Những hạn chế của công cuộc đổi mới
Công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế :
Xét trên tổng thể , nền kinh tế nước ta hiện vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng tái sản xuất giản đơn và nhiều mặt còn mất cân đối nặng nề . Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người mới đạt khoảng 200 USD .
Sự tăng trưởng kinh tế tuy đang phát triển , nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp sự tăng trưởng đang bị giới hạn , nếu không có đầu tư lớn về khoa học và công nghệ . Do thiếu sự đầu tư của khoa học - kỹ thuật nên sản phẩm nông nghiệp chất lượng thấp . Năng suất và chất lượng sản phẩm trong công nghiệp cũng chưa có sản phẩm cạnh tranh . Các sản phẩm chủ yếu tăng trưởng vừa qua ở dạng khai thác tài nguyên như dầu thô , than , đất hiếm ... Sản phẩm trong nước của ta ít , không cạnh tranh được với hàng nước ngoài và chưa có nhiều sản phẩm chế biến xuất đi các nước . Lĩnh vực dịch vụ hoạt động rất sôi động nhưng còn lộn xộn và nảy sinh nhiều mặt trái về xã hội . Mặc dầu kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể trong mấy năm qua , song nhìn chung quy mô của kinh tế đối ngoại còn nhỏ , hiệu quả còn thấp , chưa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước .
Kết cấu hạ tầng còn quá lạc hậu . Mạng lưới giao thông vận tải , thông tin liên lạc chưa được mở mang , chất lượng lại thấp . Hiện hay chỉ có 12% đường bộ được đánh giá là đường tốt , gần 50% đướng sắt không đảm bảo kỹ thuật . Sân bay bến cảng chưa đáp ứng yêu cầu .
Tình hình xã hội còn diễn biến phức tạp . Số người không có hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng . ở thành thị 6-7% số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm mà phần đông là thanh niên , ở nông thôn , thời gian lao động mới được sử dụng 60-70% , nếu quy đổi 30-40% còn lại thì có tới 8-9 triệu người thiếu việc làm . Sự phân tầng xã hội . phân hoá giàu nghèo diễn ra khá phổ biến và phức tạp ở cả thành thị và nông thôn . Công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng . Pháp luật và kỷ cương xã hội không nghiêm . Trật tự và an toàn xã hội chưa được bảo đảm , thậm chí có mặt còn xấu di , đạo đức bị xói mòn . Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác nhau như lừa đảo , trốn thuế , lậu thuế , làm hàng giả , cá cược , số đề , mê tín , dị đoan ... đang phát triển . Tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức bùng nổ , trình độ dân trí nói chung thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và so với nhiều nước khác trên thế giới . Chất lượng giáo dục và đào tạo còn chưa cao , cả nước còn khoảng 8% mù chữ .
Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Sự phát triển của khoa học chưa thực sự gắn với những nhiệm vụ thực tiễn cuộc sống đặt ra, ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ phát triển kinh tế , xã hội .
2.2.2.Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và sản xuất hiện đại, khoa học ngày càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội . Có tình hình đó là vì trong điều kiện hiện nay khoa học ngày càng tác động mạnh mẽ , sâu sắc đến sự phát triển của kinh tế - xã hội . Khoa học không chỉ phát hiện ra những quy luật của hiện thực mà còn chỉ ra những con đường khả dĩ để vận dụng các quy luật ấy vào thực tiễn cuộc sống vì lợi ích con người .
Trong lĩnh vực kinh tế ,có thể nói rằng , điều kiện khách quan cho sự liên kết giữa khoa học , kỹ thuật và sản xuất là khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp . Trong điều kiện hiện nay , sự liên kết giữa khoa học , kỹ thuật và sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với việc vận dụng có hiệu quả khoa học , kỹ thuật vào sản xuất . Điều đó là dễ hiểu bởi vì khoa học , tri thức khoa học là yếu tố chung có mặt trong mọi thành phần của lực lượng sản xuất . Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật , việc vận dụng các thành tựu của khoa học vào đời sống một mặt có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển mọi thành của lực lượng sản xuất . Mặt khác , trong điều kiện hiện nay , khoa học là sản phẩm tinh thần của sự phát triển xã hội , ngày càng tam gia tích cực vào quá trình sản xuất . Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và của tiến bộ xã hội , khoa học ngày càng biểu thị dưới dạng một thực tiễn xã hội trực tiếp nhờ quá trình biến khoa học từ lực lượng sản xuất tiềm năng thành lực lượng sản xuất trực tiếp . Tuy nhiên cần phải thấy rằng khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp dựa trên những tiền đề nhất định . Những tiền đề đó là :
1. Sản xuất phải đạt được một mức độ phát triển nhất định . Trong điều kiện sản xuất thấp kém , mối liên hệ khoa học và thực tiễn chủ yếu đi theo con đường từ khoa học đến thực tiễn , nghĩa là người ta tìm cách chủ yếu vận dụng những thành tựu khoa học đã có vào sản xuất . ở trình độ này khoa học mới biểu thị như lực lượng tiềm năng chứ chưa thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp . ở trình độ cao chính sản xuất đã đặt ra những vấn đề phức tạp đòi hỏi khoa học phải giải quyết . Như vậy ở đây chính sự phát triển của sản xuất là điều kiện cần cho sự xuất hiện của những tri thức khoa học mới , những ngành khoa học mới . Khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động mà tham gia một cách tích cực vào quá trình sản xuất . Cũng chỉ khi đó mới có điều kiện để biến khoa học thành lực lượnng sản xuất trực tiếp .
2. Tương ứng với một mức độ phát triển nhất định của khoa học - ở mức khoa học phải đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra . Chúng ta thấy rằng không thể giải quyết những vấn đề của sản xuất hiện đại chỉ trong phạm vi của một khoa học nào đó mà cần phải có sự tham gia của nhiều ngành khoa học . Vì vậy sự tương tác giữa các khoa học , sự liên kết giữa chúng tạo ra khuynh hướng tổng hợp tri thức của khoa học hiện đại là điều kiện để biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp . Rõ ràng việc khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất gắn liền với quá trình làm sâu sắc thêm tri thức về các quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội . Điều đó đòi hỏi phải có sự phát triển cao , nhịp nhàng của mọi khoa học , cũng như của bản thân khoa học như một chỉnh thể duy nhất .
3. Và cuối cùng phải thấy rằng cơ sở khách quan của sự liên kết như vậy phải dựa trên một nguyên lý cơ bản đó là nguyên lý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn . Sự hiển nhiên của nguyên lý này , theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , quy định sự thống nhất của hai loại hoạt động của con người - hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận . Trong bình diện sản xuất vật chất thì đó là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất và hoạt động khoa học .
Việc sử dụng những thành tựu của khoa học vào sản xuất là một trong những con đường cơ bản để đẩy mạnh sản xuất , nâng cao hiệu quả của lao động . Chiến lược phát triển mạnh mẽ sản xuất phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào quá trình tăng tốc và tối ưu hoá những tìm kiếm khoa học , đồng thời nó cũng quy định quá trình này . Từ đó ta thấy rằng sự liên kết khoa học và sản xuất là một tất yếu quyết định sự phát triển của cả khoa học , cả sản xuất và suy cho cùng là điều cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội .
Trong lĩnh vực công nghiệp , hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 1996-2000 đã cố gắng bám sát mực tiêu sản xuất , giải quyết các khó khăn , giúp đỡ các cơ sở nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm , đạt được nhiều kết quả phục vụ thiết thực cho phát triển các ngành sản xuất công nghiệp , phục vụ phát triển công nghiệp địa phương , phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn , phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . nhiều vấn đề mang tính định hướng , liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao , định hướng công nghệ ưu tiên phát triển đã được các tổ chức khoa học - công nghệ trong ngành công nghiệp nghiên cứu có kết quả , làm cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch phát triển kinh tế ngành , xây dựng chiến lược khoa học - công nghệ đến năm 2010 và lộ trình công nghệ đến 2005 của ngành công nghiệp . Nhiều kết quả nghiên cứu của ngành công nghiệp đã cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết định của bộ hoặc đề nghị Nhà nước ban hành chế độ , cơ chế chính sách phù hợp với các giai đoạn phát triển .
Các tổ chức khoa học - công nghệ trong ngành đã nghiên cứu có kết quả việc sử dụng hợp lý , tiết kiệm tài nguyên , năn lượng , cải thiện môi trường , phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại , xây dựng chỉ tiêuu , đổi mới áp dụng công nghệ hiện đại , chế tạo các thiết bị , dây truyền thiết bị phục vụ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao .
Các kết quả nghiên cứu của ngành công nghiệp đã tạo ra những sản phẩm hàng hoá phục vụ sản xuất công nghiệp , nông nghiệp , ngành xây dựng và giao thông vận tải . Nhiều sản phẩm được dùng trong ngành quốc phòng , có sản phẩm được sử dụng ở các xí nghiệp liên doanh , một số sản phẩm được xuất khẩu hoặc được thị trường chấp nhận thay thế hàng nhập khẩu . Từ các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ đã đưa vào áp dụng hàng trăm quy trình công nghệ , tạo ra nhiều hàng hoá , phục vụ sản xuất và đời sống .
Trong hoạt động khoa học - công nghệ đã chú trọng phát huy hiệu quả phối hợp giữa các tổ chức khoa học - công nghệ với các lực lượng khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp , các cơ quan quản lý nhà nước , tạo mạng lưới khoa học - công nghệ sâu rộng ; thực hiện thí điểm thành công các mô hình doang nghiệp Nhà nước trong các cơ sở nghiên cứu , mô hình gắn nghiên cứu với khoa học - công nghệ , với sản xuất kinh doanh của ngành và đang được Chính phủ cho thí điểm mô hình viện nghiên cứu với các công ty , " viện - doanh nghiệp ", " doanh nghiệp - viện " phát huy sự phối hợp giữa các tổ chức khoa học - công nghệ trong nước với các cơ quan khoa học - công nghệ nước ngoài , các tổ chức quốc tế để nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ .
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ được giao , các tổ chức khoa học - công nghệ đẩy mạnh sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới do kết quả nghiên cứu tạo ra , đã thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn dịch vụ khoa học - công nghệ , chuyển giao công nghệ , sản xuất máy móc thiết bị , trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống .
Nhờ vào việc áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp mà nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm đạt 13,5% trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 9,55 , công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11,5% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,8% . Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đã có chuyển dịch đáng kể , hình thành một số sản phẩm mũi nhọn , một số khu công nghiệp , khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại .
Trong lĩnh vực nông nghiệp , ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn , góp phần chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa giản , đưa nông sản thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực , đạt tỷ trọng cao , đời sống nông dân được cải thiện đáng kể . Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 5,6% hiện nay Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới , xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 thế giới . Vấn đề an ninh lương thực của đất nước được đảm bảo .
Đạt được kết quả trên là nhờ vào việc thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn , đẩy mạnh đầu tư , nhưng bên cạnh đó việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các khâu lai tạo giống cây trồng , kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh , thuỷ lợi , nuôi trồng , chế biến nông sản , tiếp thu các công nghệ giống lúa lai và giống lúa cao sản mới , triển khai kỹ thuật nuôi cấy mô . Với sự nỗ lực của các nhà khoa học , nhiều biện pháp đã được triển khai kịp thời trong sản xuất . Các giống cây trồng , vật nuôi đang có trong cơ cấu sản xuất hiện nay phần lớn là do kết quả của khoa học - công nghệ mang lại , một pjầndo các nhà khoa học tự tạo ra , một phần do cải tiến giống nhập ngoại . Việc áp dụng các giống cây lương thực , cây thực phẩm mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất từ 15-20% góp phần nâng cao sả lượng lương trong cả nước đạt trên 31 triệu tấn , đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo / năm . giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng / ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng năm 2000 .
1997
1998
1999
2000
(ước tính )
Sản lượng lương thực quy ra thóc ( triệu tấn )
30,6
31,9
34,3
35,7
Sản lượng gạo xuất khẩu ( triệu tấn )
3,6
3,7
4,5
3,5
Kim ngạch xuất khẩu gạo ( triệu USD )
899
~900
~1000
~616
Trong lĩnh vực trồng trọt , chúng ta đã đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật , thử nghiệm và ứng dụng nhanh các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái của từng địa phương . Chú ý lai tạo các giống lúa có năng suất , chất lượng cao , chống chịu sâu bệnh , chịu hạn . Các giống ngô lai năng suất cao , các giống cây lương thực , cây thực phẩm , cây công nghiệp có giá trị . Nhờ liên tục áp dụng các giống cây lương thực mới cho năng suất cao nên trong giai đoạn 1996 - 2000 sản lượng lương thực của nước ta tăng trung bình 1,2 triệu tấn / năm . Bình quân lương thực đầu người tăng trung bình 1,2 triệu tấn / năm . Bình quân lương thực đầu người tăng từ 370 kg năm 1995 lên 435 kg năm 2000 . Các cây trồng khác cũng tăng với tốc độ nhanh chóng : diện tích cà phê tăng hơn 2 lần , cao su tăng 43% , mía tăng 33% , bông tăng 30% .
Về chăn nuôi , trong thời gian qua , do tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về di truyền , khai thác có hiệu quả nguồn gen quý của vật nuôi , lai tạo các giống ngoại nhập , đã chọn tạo ra được 12 giống vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt Nam , góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi , đạt trung bình 3,5 - 5% / năm . Các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi đã mở ra một triển vọng lớn chăn nuôi gia cầm và thuỷ cầm tại các hộ gia đình , tạo nguồn thu nhập lớn cho nông dân . Đã đưa vào áp dụng công nghệ cấy truyền phôi để đàn bò giống hạt nhân và bò lai hướng sữa , xây dựng đàn bò cái hạt nhân hướng sữa cho năng suất cao , đạt 3400 - 4000 lít / chu kỳ , cao cấp 1,5 lần giống bò sữa thường , có con cho sữa cao nhất tới 6592 lít / chu kỳ , khảo nghiệm thành công các công thức lai 2-3 máu giữa lợn ngoại ( ĐạI Bạch , Landrace ) với lợn nội ( Móng CáI ) . Các công thức lai với tỷ lệ máu lợn ngoại 1/2 , 3/4 , 7/8 cho tỷ lệ nạc tương ứng là 39-43% , 44-47% , 49-52% ; hoàn chỉnh công nghệ nuôi lợn lai với các quy mô khác nhau có thể ứng dụng trong nông hộ , ứng dụng chương trình phần mềm máy tính PIGBLUP , PIG - TALES và PIGCHAMP trong đánh giá giá trị và quản lý giống lợn . Công tác bảo tồn nguồn gen được quan tâm duy trì và đẩy mạnh .
Về thuỷ lợi , trong giai đoạn 1996 - 2000 các tổ chức khoa học - công nghệ trong ngành thuỷ lợi đã có sự gắn kết , đầu tư nghiên cứu với các cơ sở địa phương , đã nghiên cứu thành công và đưa vào áp dụng nhiều thiết bị phục vụ tưới tiêu và canh tác . Đã xây dựng một số mô hình tính toán lũ các hệ thống sông lớn Việt Nam .Đã nghiên cứu các giảI pháp chống sa mạc hoá vùng ven biển miền Trung , lên phương án kiểm soát lũ ở Đồng Tháp Mười , nghiên cứu thoát lũ và biện pháp tăng cường khả năng thoát lũ bảo vệ đê điều ở đồng bằng sông Hồng ...
Trong lĩnh vực lâm nghiệp , trong giai đoạn 1996 - 2000 công tác trồng rừng , chăm sóc và bảo vệ rừng đã đạt được nhiều tiến bộ , nhiều triệu cây con đã được tạo ra để trồng rừng . Kết quả trong 5 năm đã trồng được 1,1 triệu ha rừng tập trung , bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có , khoanh nuôi tái sinh 700 nghìn ha .
1997
1998
1999
2000
Giá trị sản xuất lâm nghiệp ( tỷ đồng )
5447,8
5257,4
5624,2
5652,5
Sản lượng khai thác gỗ
( nghìn m3)
2480,0
2216,8
2122,5
2570,6
tổng diện tích rừng tập trung ( nghìn ha )
221,8
208,6
230,1
196,4
Tổng diện tích và độ che phủ rừng cả nước đã tăng lên đáng kể :
_Năm 1995 : 9 302 200 ha , chiếm 28,3% độ che phủ .
_Năm 2000 : 10 915 592 ha , chiếm 33,2% độ che phủ .
Trong giai đoạn này , đã chuyển giao nhiều biện pháp kỹ thuật , quy trình vào sản xuất như : quy trình khôi phục , chăm sóc làm giàu rừng , quy trình trồng rừng thâm canh phục vụ nguyên liệu giấy đưa năng suất từ 8 - 10 m3/ha/năm lên 18 - 20 m3/ha/năm ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc ; quy trình trồng bạch đàn ; quy trồng phi lao ; quy trình ươm thông nhựa và trồng thành công thông nhựa trên các vùng đất khô cằn và kỹ thuật trích thông nhựa ; kết quả nhân giống luồng bằng cành không sử dụng kích thích tố .
Xây dựng và áp dụng quy trình kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên , thử nghiệm trồng rừng bằng gieo bay trên quy mô lớn ở những vùng có điều kiện khó khăn ; nghiện cứu và đưa vào sản xuất thử kỹ thuật khai thác rừng trồng bằng cơ giới , sản xuất máy băm dăm di động phục vụ thu gom nguyên liệu trong trồng cây phân tán .
Đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc sử dụng cót ép thay gỗ dán và gỗ xẻ , sử dụng cọng dừa nước để thay ván ép ... ; đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất 11 loại thuốc bảo quản lâm sản được công nhận để diệt trừ mối mọt , bảo quản gỗ và đồ gỗ , thuốc chống hà cho tàu thuyền , kéo dài tuổi thọ của gỗ lên 3-5 lần .
Trong lĩnh vực ngư nghiệp , về khai thác thuỷ sản hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã đạt được một số thành tựu đáng kể , như : xây dựng Atlas ngư cụ Việt Nam , xác định các ngành nghề có năng suất cao phù hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ , đã khảo sát , thiết kế và thi công các mẫu lưới kéo đôi cho tàu 200 và 300 CV ; đã tiến hành thiết kế 3 loại lưới rê mực , đã ứng dụng thành công chà di động cho nghề vây khai thác thuỷ sản .
Về nuôi trồng thuỷ sản , đã nghiên cứu thành công mô hình nuôi tôm sú năng suất cao ( 1,5 - 2,5 tấn / ha ) ít thay nước , các mô hình nuôi cá + lúa có năng suất lúa 4,5 - 5 tấn và năng suất cá 1-1,3 tấn/ha/năm , áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất giống tôm sú , tôm rảo , tôm càng xanh , cung cấp tôm giống chủ động cho việc nuôi tôm thương phẩm . Nghiên cứu thành công và áp dụng rộng rãi công nghệ sản xuất giống cá ba sa nhân tạo , thay thế hoàn toàn và không phụ thuộc vào việc phải nhập cá giống từ Campuchia , hạ giá thành cá giống , chủ động trong việc trong sản xuất , góp phần mang tính quyết định trong việc khôi phục và phát triển nghề nuôi cá bè . Đã đạt được kết quả bước đầu trong nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản biển ( cá giò , cá song ) và cá nước ngọt ( cá chép lai , rô phi đơn tính , trê lai , cá bống , cá tra ...) ; đã sản xuất được giống cua biển , ghẹ , ốc hương , sò huyết , trai ngọc ...; đã đạt được kết quả nuôi vi tảo , luân trùng , artemia thu bào xác và sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm , cá .
Về chế biến thuỷ sản , đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP . Công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cá tạp , công nghệ chế biến nước mắm ngắn ngày sử dụng enzim có nguồn gốc vi sinh và thực vật
1997
1998
1999
2000
Giá trị sản xuất thuỷ sản ( theo giá so sánh năm 1994 , tỷ đồng )
16344,2
16344,2
18252,7
20198,3
Tổng sản lượng thuỷ sản
( nghìn tấn )
1730,4
1730,4
2006,8
2148,9
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ( nghìn ha )
498,7
504,1
524,6
535,0
Trong lĩnh vực y - dược , trong giai đoạn 1996 - 2000 các đề dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ đã thực sự đóng một vị trí đòn bẩy then chốt và là động lực để phát triển khoa học - công nghệ trong ngành y tế và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân . Các đề tài khoa học - công nghệ cấp nhà nước tập trung hướng nghiện cứu vào các lĩnh vực như : dị ứng thuốc , sức khỏe sinh sản của phụ nữ tuổi mãn kinh ; quy trình sản xuất và chuẩn hoá các sản phẩm từ huyết tương ; giải pháp phòng chống sốt rét ở một số vùng kinh tế như thuỷ điện , cao su , dâu tằm tơ , nuôi tôm nước lợ và vùng sâu , vùng sa ; xây dựng tiêu chuẩn bụi môi trường , chuẩn đoán phòng chống bụi phổi silic ; nghiên cứu mô hình sản xuất tại chỗ và cung cấp thuốc thiết yếu từ nguồn dược liệu phục vụ cộng đồng ở miền núi ; chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin sởi tại Việt Nam .
Các đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào các nghiên cứu ở mức phân tử , nghiên cứu về gen , về miễn dịch , men nhằm tìm hiểu sâu về quá trình bệnh lý , cơ chế sinh bệnh , cơ chế tác dụng của thuốc . Trong giai đoạn này , ngành y tế đã đạt được một số kết quả như sau :
_Thu nhập gần 10 000 chủng vi sinh vật , trong đó cố 9 797 chủng trong nước .
_Nghiên cứu khai thác chủng , mã hoá thông tin các chủng đang lưu giữ , thăm dò chuẩn bị khai thác chủng ở Việt Bắc .
_Mở thêm hai cơ sở bảo tồn lưu giữ gen và giống cây thuốc ở miền Nam , nâng tổng số mạng lưới lên 12 cơ quan đơn vị .
_Có khoảng 80/250 loài cây thuốc quý hiếm được bảo tồn .
_86 loài / chủng đã được bảo quản hạt trong kho lạnh .
Nhờ có những kết quả của khoa học - công nghệ cùng với những nỗ lực vượt bậc của ngành y tế nên trong 5 năm qua nước ta đã khôn xảy ra bất kì vụ dịch lớn nào , kể cả ở những vùng bão lụt . Việt Nam đã được công nhận là nước thanh toán bại liệt , tỷ lệ sốt rét mới mắc giảm dần , tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính giảm , không để xảy ra những vụ dịch lớn trong cả nước . Các kỹ thuật và công nghệ chuẩn đoán , điều trị , cũng như dự phòng đã được đổimới , nâng cấp và hiện đại hoá đáng kể . Việt Nam đã tự cung cấp được những sản phẩm thuốc thiết yếu cho xã hội , phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng , đặc biệt là đồng bào ở các vùng sâu , vùng sa , vung núi những vùng gặp khó khăn do thiên tai , lũ lụt . Đã sản xuất được 7/10 loại văcxin , 5 loại đáp ứng cho các chương trình tiêm chủng mở rộng , làm lợi cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm . Trình độ công nghệ , trình độ sản xuất ngày càng được nâng cao , một số loại văcxin có khả năng xuất khẩu , đã thanh toán 3 năm liền không có một ca bại liệt đã được quốc tế công nhận .
Tính đến cuối năm 2000 , trên 40% số trạm y tế có bác sĩ , trên 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động , 95% số xã , phường trong cả nước đã xây dựng được trạm y tế , được cung cấp trang thiết cơ bản và xây dựng được quỹ thuốc thiết yếu . Việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh và dự phòng , từng bước tiếp cận với các kỹ thuật và công nghệ tương ứng của các nước trong khu vực , góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển ngành y tế .
1997
1998
1999
2000
Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi / 1000 em
39,0
38,0
36,7
35
Tử vong trẻ em dưới 5 tuổi / 1000 em
48,5
45,2
42,0
42,0
Tỷ lệ sy sinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ( % )
40,6
38,0
36,7
34
Trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường , các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp nhà nước tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn :
_Nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa sa mạc hoá .
_Nghiên cứu biến động môi trường liên quan đến quy hoạch phát triển ngiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng , vùng Hạ Long - Quảng Ninh và vùng Tây Nguyên .
_Dự báo diễn biến môi trường phát sinh do công trình thuỷ điện Sơn La .
_Đưa ra các biện pháp nhằm khai thác tài nguyên một cách có hiệu quả , chống lãng phí .
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ , nhà nước ta đã sớm chăm lo đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật tương đối đông đảo , đã bước đầu hình thành mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và tạo những tiền đề ban đầu cho việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển công nghệ trong giai đoạn tiếp theo . Lực lượng khoa học và kỹ thuật đã chứng minh trong thực tế khả năng đáng khích lệ trong lĩnh vực thi công , lắp đặt máy móc , vận hành thiết bị công nghệ sản xuất trong những điều kiện thiếu thốn nhiều mặt ở nước ta . Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước đã được áp dụng trong thực tế và đã đưa lại những kết quả bước đầu , nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ...
Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội đã góp phần xây dựng căn cứ khoa học cho cá chủ trương và biện pháp đổi mới quản lý , phát triển kinh tế - xã hội , xác định hệ quan đIểm , hoạch định các chính sách . Nhờ đó các chính sách được hoạch định đã có tính khoa học , sát thực tiễn , khả thi và có hiệu quả rõ rệt hơn . Khoa học xã hội đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật . Trên cơ sở luận cứ do khoa học xã hội cung cấp , nhiều bộ luật , pháp lệnh , nghị định , quyết định ...được ban hành hoặc sửa đổi . Hoạt động khoa học xã hội đã có những đóng góp ta lớn cho việc xây dựng cá luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định chiến lược , quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới các cơ chế chính sách , đã tạo nên thế ổn định và phát triển về chính trị và kinh tế đất nước .
Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên tại các trường đại học , viện nghiên cứu thuộc các bộ , ngành đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giải quyết những vấn đề làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng , điều tra điều kiện tự nhiên , sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường , góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội , đã nghiên cứu một số công nghệ cơ bản tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và tiến tới làm chủ các công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn như : lĩnh vực tin học , công nghiệp phần mềm , kết cấu công trình , tạo giống cây trồng vật nuôi mới ...
Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội khác , tính năng động và chủ động xã hội của mọi người , mọi gia đình được phát huy , đời sống của đa số nhân dân được cải thiện một bước . Đầu tư của Nhà nước cho việc thực hiện các chính sách xã hội dần dần được gia tăng . Việc giải quyết một số vấn đề xã hội như công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình , tạo việc làm , đền ơn đáp nghĩa với người có công với nước , chú trọng xoá đói giảm nghèo ... đã có những chuyển biến tích cực . Giữa năm 1996 khi phân tích thành tựu của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực phát triển con người , liên hợp quốc đã xếp Việt Nam vào nhóm nước trung bình với chỉ số HDI là 0,540 , năm 1999 xếp thứ 110/174 , năm 2000 xếp thứ 108/174 với chỉ số HDI là 0,671 , năm 2001 xếp thứ 101/164 . Điều đó cho thấy mặc dù có GDP bình quân đầu người thấp nhưng nhờ quan tâm đến việc thực hiện các chính sách xã hội , Việt Nam được đánh giá là nước có năng lực tốt hơn trong xoá đói giảm nghèo .
Trong giáo dục - đào tạo , Nhà nước dành rất nhiều ngân sách để đào tạo đội nhũ nhân tài cho đất nước , áp dụng những thành tựu tiên tiến mới nhất trong công tác giảng dạy , nhất là trong các trường đại học , viện nghiên cứu . Hầu hết các thiết bị sử dụng trong các trung tâm nghiên cứu , các trường học đều được cải tiến .
Chúng ta đã xây dựng được một nền văn hoá tiên tiến , trình độ thẩm mĩ và thưởng thức nghệ thuật ngày càng nâng cao . Nhờ có tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên rất nhiều các công trình văn hoá đã được xây dựng như các thư viện , bảo tàng , nhà văn hoá , khu vui chơi giải trí , sân vận động ... Sử dụng Internet để đẩy mạnh thông tin đối ngoại , đồng thời hạn chế , ngăn chặn các hoạt động tiêu cực qua mạng .
Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng , chúng ta đã đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng , trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội , công an , tận dụng năng lực công nghiệp dân sinh phục vụ quốc phòng và an ninh . Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng , chính quy tinh nhuệ , từng bước hiện đại , có bản lĩnh chính trị vững vàng , trung thành tuyệt đối với Tổ quốc , với Đảng với dân , có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cao . Hoàn thiện hệ thống luật pháp về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc . Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng .
2.2.3. Các biện pháp nhằm vận dụng tri thức khoa học vào công cuộc phát triển nền kinh tế - xã hội nước ta .
Do nguồn lực hạn chế , nền kinh tế quốc dân không đủ súc ngay một lúc đầu tư công nghệ tiên tiến cho nhiều lĩnh vực , mà chỉ có thể đầu tư có chọn lọc , có trọng điểm . Phải xem xét các tiêu chuẩn sau đây:
_Đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đòi hỏi của thị trường quốc tế và đẩy lùi hàng ngoại trên thị trường trong nước .
_Có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của nhiều ngành kinh tế quốc dân .
_Đảm bảo yêu cầu tương hợp với quốc tế .
_Thúc đẩu việc hình thành một số ngành có hàm lượng công nghệ cao đẻ chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo .
Cần mạnh dạn thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ có chọn lọc , kết hợp hữu cơ giữa nhập công nghệ từ nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu trong nước , cần chú ý một số phương diện sau :
_Trước hết do thế giới đang ở giai đoạn chuyển vùng công nghệ , nên các nước phát triển đi trước đang muốn chuyển giao nguyên liệu gây ô nhiễm . Bởi vậy khi quyết định chủ trương nhập công nghệ cần xem xét một cách đầy đủ không nên chỉ thuần tuý cân nhắc các khía cạnh kinh tế .
_Lựa chọn những công nghệ phù hợp với hoàn cảnh của nước ta .
Trong giai đoạn trước mắt cần thực hiện cơ cấu công nghệ nhiều trình độ , nhiều quy mô , coi trọng quy mô nhỏ và vừa , kết hợp hài hoà công nghệ vật liệu , công nghệ thiết bị , công nghệ sản phẩm và công nghệ quản lý với tinh thần cơ bản là tranh thủ mọi khả năng đi thẳng vào những thế hệ công nghệ tiên tiến phù hợp .
Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho khoa học và công nghệ . Muốn đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đổi mới công nghệ , không thể không phát triển với hệ số vượt trước hợp lý cơ sở hạ tầng cho khoa học và công nghệ . Hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng đIểm quốc gia .
Tăng cường vai trò định hướng điều tiết của nhà nước ở tầm quản lý vĩ mô , thực hiện mở rộng quyền chủ động của các đơn vị khoa học - công nghệ cơ sở và của những người làm công tác khoa học -công nghệ ở tầm quản lý vi mô .
Nên lựa chọn ra những hướng , những vấn đề nghiên cứu có khả năng đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho đất nước trên cơ sở vận dụng cao nhất các thành tựu khoa học - công nghệ làm đối tượng lựa chọn ưu tiên .
Chúng ta cần khắc phục tình trạng tách rời giữa các khoa học , chủ động đẩy mạnh sự tương tác , liên kết giữa các khoa học . Trong đó cần trước hết chú trọng đến việc phát triển các khoa học liên ngành , nhất là các khoa học có mức độ liên ngành cao , chú trọng đến việc đẩy mạnh sự liên kết , hợp tác giữa các cơ quan khoa học , các nhà khoa học trong việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra .
Đầu tư để phát triển giáo dục , khoa học ít ra với tỷ lệ không thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới . Bằng mọi cách đẩy nhanh việc xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục từng bước từ thấp đến cao . Gắn khoa học với sản xuất và đời sống , có chính sách chiêu hiền đãi sĩ , trọng dụng nhân tài . Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ , đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc .
Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ , đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất , kinh doanh , quản lý dịch vụ . Coi trọng việc nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học . Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ .
Cần thực hiện tốt mục tiêu mà đại hội Đảng IX đã đề ra : coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu .
Kết luận
Qua 15 năm đổi mới xây dựng đất nước , nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn , nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục . Nhờ có chính sách đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nên nước ta đã dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu , rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới . Nhìn vào quá trình phát triển của nước ta , chúng ta thấy việc chuyển đổi , sử dụng nhiều tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới là một hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước , điều này được khẳng định qua các kì đại hội Đảng lần thứ VIII , IX .
Do chiến tranh kéo dài , do tiềm lực về kinh tế thấp , do tác phong làm việc chưa năng động , do các phong tục tập quán của người phương đông ... nên nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp . Để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác , Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp , chính sách để đẩy mạnh tri thức khoa học của đất nước , đó là con đường ngắn nhất để thực hiện lời Bác Hồ dặn " làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh " .
Tuy nhiên , bên cạnh những mặt tích cực tri thức khoa học còn gây ra nhiều tiêu cực như : gây ô nhiễm môi trường , gây ra nhiều bệnh tật mới , làm cho xã hội phân hoá giàu nghèo ... Nếu biết khắc phục các mặt tiêu cực , phát huy các mặt tích cực thì nước ta sẽ nhanh chóng phát triển , theo kịp các nước trên thế giới .
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin , nhà xuất bản chính trị quốc gia , năm 1999 .
2. Khoa học và công nghệ Việt Nam , Nhà xuất bản khoa học , công nghệ và môi trường Hà Nội , năm 2001 .
3. Nguyễn Đình Hương , " đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam " , Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội , năm 1997 .
4. Nguyễn Trọng Chuẩn , " tiến bộ khoa học kỹ thuật và công cuộc đổi mới " , Nhà xuất bản khoa học xã hội , năm 1991 .
5. Phạm Xuân Nam , " đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp " , Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội , năm 1997 .
6. Tạp chí cộng sản số 24 , năm 2000 .
7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nhà xuất bản chính trị quốc gia , năm 2001 .
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1. Nguồn gốc , bản chất và kết cấu của ý thức 4
1.1. ý thức là gì 4
1.2. Nguồn gốc của ý thức 4
1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên 4
1.2.2. Nguồn gốc xã hội 6
1.3. Bản chất của ý thức 8
1.4. Kết cấu của ý thức 10
1.4.1. Theo chiều ngang 10
1.4.2. Theo chiều dọc 10
1.5. Vai trò và tác dụng của ý thức . ý nghĩa phương pháp luận của mối quan 12
hệ giữa vật chất và ý thức
Chương 2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta 15
2.1. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xâ hội . 15
2.1.1. Tri thức khoa học 15
2.1.2. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xã hội 15
2.2.Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay 18
2.2.1. Công cuộc đổi mới ở nước ta 18
2.2.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước 18
2.2.1.2. Công cuộc đổi mới và những thành tựu đã đạt được ở nước ta 18
2.2.1.3. Những hạn chế của công cuộc đổi mới 20
2.2.2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta 21
2.2.3. Các biện pháp nhằm vận dụng tri thức khoa học vào công cuộc
phát triển nền kinh tế - xã hội ở nước ta 31
Kết luận: 33
Tài liệu tham khảo 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28251.doc