Những cách làm căn cơ
Bình luận về tiến độ đạt chuẩn Basel II theo
quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, TS.
Bùi Quang Tín, chuyên gia ngân hàng cho rằng,
việc 100% ngân hàng về đích đúng hạn của Thông
tư 41/2016/TT-NHNN là một thách thức rất lớn.
Theo đó,Basel II có ba trụ cột, bao gồm: tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu, minh bạch hóa thông tin, thay
đổi hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong đó,
trụ cột khó nhất đối với các ngân hàng Việt Nam
hiện nay là hệ số an toàn vốn (CAR). Để cải thiện
CAR, các ngân hàng có thể tăng vốn tuy nhiên cách
này khó thực hiện trong điều kiện thị trường chứng
khoán hiện nay.
Bên cạnh đó, cả 3 trụ cột đó đều phải thực hiện
trên nền tảng cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ
thông tin. Việc nâng cấp 2 nền tảng này là không
dễ dàng với các ngân hàng, đòi hỏi đầu tư lớn, có
thể tốn kém đến hàng chục triệu USD và cần phải
tiến hành đồng bộ.
Mặt khác, theo ông Tín, điều khó khăn hơn nữa
không phải chỉ nằm ở tổng vốn hay tổng tài sản
mà là vấn đề làm sao để tính toán được theo chuẩn
Thông tư 41/2016/TT-NHNN là cực khó. Tổng tài
sản có rủi ro xét tới cả rủi ro thị trường là loại rủi
ro rất khó để đo lường, đây là một hàm số đa biến.
Việc tính cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường
cũng sẽ đặt ra cho ngân hàng bài toán làm thế nào
để kiểm soát hai danh mục này, đặc biệt là danh
mục trading là nơi tiềm ẩn rủi ro thị trường, rủi ro
tín dụng đối tác.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để tăng cường thu hút FDI chất lượng cao từ EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 144 - tháng 10/2019
ñeå taÊng cöôøng tHu Huùt Fdi
cHaát löôïng cao töø eu
ThS. NGUYỄN TRầN MINH TRÍ*
*Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba, đồng thời là một trong hai thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Hiện có 24 trong số 28 nước EU đã có dự án đầu tư vào Việt Nam, với trên 2000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 25
tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế và các địa phương quan trọng của Việt
Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA
và EVIPA được ký kết hứa hẹn dòng vốn FDI từ EU sẽ có sức tăng trưởng đột phá trong thời gian tới.
Từ khóa: Các nhà đầu tư EU; FDI.
To enhance the attraction of high quality FDI from the EU
Presenting a quarter of Vietnam’s exports, the EU is currently the third largest trading partner, and is one
of Vietnam’s two largest export and trade surplus markets.
The EU is also a major investor in Vietnam. Currently, 24 out of 28 EU countries have had investment
projects in Vietnam, with over 2000 valid projects, the total registered investment capital of more than US
$ 25 billion. EU investors are present in almost all important economic sectors and localities of Vietnam,
focusing most on industry, construction and some service industries. In particular, the EVFTA and EVIPA
agreements have been signed which promise that FDI inflows from the EU will have breakthrough growth
in the coming time.
Key words: EU investors; FDI.
Trong vòng 10 năm, kể từ năm 1988 Luật Đầu tư
nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực, FDI từ EU đã
tăng 12 lần, từ 186,959 triệu USD lên 2,24 tỷ USD
năm 1997, chiếm 13,8% tổng số vốn đăng ký FDI
vào Việt Nam năm 1997. Riêng FDI từ Anh tăng
mạnh, lần lượt từ 0,99% và 0,11% năm 1995-1997
lên mức 8,43% và 19,06% tổng số vốn đăng ký từ
EU năm 1998-1999. Những năm 2000 – 2001, FDI
từ EU trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Việt
Nam, chiếm khoảng 38% tổng giá trị vốn FDI đăng
ký. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI
đăng ký từ EU đã vọt từ mức 5,41 tỷ USD vào năm
2007, lên 10,49 tỷ USD vào năm 2008, tức tăng
93,89% và chiếm 16,4% trên 64 tỷ USD tổng vốn
FDI đăng ký kỷ lục của cả năm 2008. Với 1,88 tỷ
USD tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn
mua cổ phần năm 2018, tổng cộng hiện EU có gần
25 tỷ USD của hơn 2000 dự án FDI còn hiệu lực
ở Việt Nam. Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Đức...
là nhóm các nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam
trong số các nước thành viên EU. Điểm nhấn của
các dự án FDI từ EU là đa số có chất lượng cao, tiêu
biểu trong đó có những dự án đầu tư vào công nghệ
cao từ các tập đoàn Ericsson, ABB, Bosch. Hơn nữa,
các nhà đầu tư Châu âu được đánh giá là mạnh về
dịch vụ hơn sản xuất hàng hóa, nên trong bối cảnh
các chuỗi giá trị sản xuất đang thay đổi hiện nay,
việc đón nhận vốn đầu tư FDI từ EU càng trở nên
quan trọng cho cả Việt Nam lẫn các nước EU.
Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp EU từ lâu
đã quan tâm và ngày càng coi Việt Nam là điểm đến
đầu tư ưu tiên trong khu vực. Đặc biệt, Hiệp định
thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu
tư EVIPA với tư cách là các hiệp định toàn diện và
có chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 144 - tháng 10/2019
Nam và EU, phù hợp với các quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới đã được ký kết. Nội dung
của Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA bao gồm cam
kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
với đầu tư của nhà đầu tư ở cả hai bên, với một số
ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng,
bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển
vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết
không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu
tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi
thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên
kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của
bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến
tranh, bạo loạn... đã cơ bản bảo vệ được lợi ích
của các nhà đầu tư. Nếu tuân thủ tốt và đáp ứng
được các điều kiện của EVIPA, Việt Nam sẽ không
chỉ thu hút thuận lợi dòng vốn FDI từ Châu âu,
mà còn từ nhiều đối tác khác ngoài EU. Nói cách
khác, EVIPA và EVFTA được kỳ vọng đang và sẽ
tiếp tục tạo xung lực tích cực cho cả tăng cường
thương mại Việt Nam-EU, cũng như thu hút FDI
chất lượng cao từ EU vào Việt Nam.
Quá trình thu hút FDI nói chung và từ EU nói
riêng, đã góp phần bổ sung động lực tăng trưởng
kinh tế, tăng thu NSNN, thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc nền kinh tế theo mô hình phát triển dựa trên
công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, giải
quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho hàng triệu
lao động Tuy nhiên, nguồn vốn FDI từ EU vẫn
chưa được khai thác như mong đợi. Doanh nghiệp
EU thường khó đầu tư vào các lĩnh vực mà mình
có thế mạnh, do gặp không ít hạn chế về sự minh
bạch và thuận lợi trong thủ tục nói riêng và quản
lý nhà nước nói chung về FDI, cũng như yêu cầu
về chất lượng lao động đào tạo và các điều kiện về
cơ sở hạ tầng... Hơn nữa, trước khi EVIPA có hiệu
lực, nguyên tắc giải quyết tranh chấp qua cơ chế
trọng tài khiến nhà đầu tư EU cảm thấy rủi ro hơn
khi đầu tư, do họ thường chú trọng các điều khoản
pháp lý. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua
cơ chế thường trực hai cấp được quy định trong
EVIPA sẽ tạo được sự tự tin cho các doanh nghiệp
EU tham gia đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó,
các nhà đầu tư Châu âu nói chung còn khá thiếu
thông tin về thị trường Việt Nam. Từ những vấn đề
liên quan đến cơ chế chính sách, quyền lao động và
trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, cho đến việc công nhận trong ngành ô
tô, và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm
như bia, rượu. Đây là vấn đề không chỉ về quảng
bá thông tin, mà còn do những khác biệt về cơ chế
quản lý, chính sách đã phần nào làm chùn bước các
nhà đầu tư.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Nhóm
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xây dựng chiến lược
và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 144 - tháng 10/2019
cho Việt Nam giai đoạn 2018-2030. Điểm nhấn
chính của “chiến lược thu hút FDI thế hệ mới” là
sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư
phù hợp cho “sản phẩm” của Việt Nam sang phát
triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh
doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình
đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có
thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng
của FDI.
Đặc biệt, theo tinh thần Nghị quyết 50-NQ/
TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định
hướng hoàn thiện thể chể, chính sách, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài
đến năm 2030, việc thu hút FDI vào Việt Nam sẽ
được siết chặt, chọn lọc hơn, lấy chất lượng, hiệu
quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, gắn chặt với
yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh là tiêu chí
đánh giá chủ yếu; ưu tiên dự án có công nghệ tiên
tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ
sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có
tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung
ứng toàn cầu... Cả nước phấn đấu thu hút FDI với
giai đoạn 2021 - 2025 vốn đăng ký khoảng 150 -
200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm) và vốn thực hiện
khoảng 100 - 150 tỉ USD (20 - 30 tỉ USD/năm);
giai đoạn 2026 - 2030, số liệu tương ứng là khoảng
200 - 300 tỉ USD (40 - 50 tỉ USD/năm) và khoảng
150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm). Tỉ lệ doanh
nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện
đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao
tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so
với năm 2018. Tỉ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25%
hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào
năm 2030. Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ
cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70%
vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
Với tinh thần đó, việc thu hút các dự án chất
lượng cao từ EU vào Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu
tiên và có thêm nhiều động lực mới.
Đặc biệt, để tăng cường thu hút FDI chất lượng
cao từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới, cần
thực hiện tốt một số giải pháp nổi bật sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng môi trường thể
chế, quy hoạch, quảng bá và xúc tiến đầu tư FDI
Dòng vốn FDI từ EU là động lực lớn thúc đẩy
cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam. Điều này
xuất phát từ việc doanh nghiệp EU nói chung rất coi
trọng pháp quyền và có yêu cầu về chất lượng thể
chế rất mạnh mẽ. Vì vậy, theo tinh thần Nghị quyết
50-NQ/TƯ, Nhà nước không chỉ tôn trọng, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu
tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu
tư và người lao động trong doanh nghiệp, mà còn
cần thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế,
chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng
phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và
hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng
bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh
tranh cao; Tạo lập môi trường kinh doanh và năng
lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm
2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030. Theo
đó, các ban ngành cần phối hợp trong công tác soạn
thảo và đồng bộ hệ thống pháp lý và quản lý được
hoàn thiện theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, nhiệm vụ
của các cơ quan thuộc Chính phủ là nhanh chóng
thực hiện việc hoàn thiện thể chế chính sách, pháp
luật đầu tư kinh doanh trong đó có nội dung liên
quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là yếu tố
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về thể chế và môi
trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt trong bối
cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang liên tục tìm kiếm
các thị trường mới ngoài Trung Quốc. Nền tảng
pháp lý ưu việt sẽ truyền cảm hứng cho nhà đầu tư
tin trưởng và cam kết đầu tư lâu dài.
Thời gian tới, cần khẩn trương rà soát và hoàn
thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI, với định
hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia
tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết
nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa;
gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù
hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng
suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và
công bằng xã hội. Đây là nội dung trọng tâm, cần
được phổ biến và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng
doanh nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn
của cả EU. Cơ quan xúc tiến đầu tư FDI cần được
chuyên trách hóa và đưa ra được danh mục dự án
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 144 - tháng 10/2019
thu hút đầu tư phù hợp với nhu cầu của các doanh
nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường
của họ là công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng
công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,
các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân
hàng và viễn thông, vận tải, phân phối
Để giảm sự phân bố không đồng đều của các dự
án FDI về mặt địa lý, trong chính sách ưu đãi đầu tư
cần tránh tạo khoảng cách quá lớn giữa các trung
tâm thu hút đầu tư nước ngoài với các tỉnh thành
đang khó khăn. Sửa đổi, bổ sung các quy định về
thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt
động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối
tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về
đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống
nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các
cam kết quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần
xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh
tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi
thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án
công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược,
các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành
lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D),
trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Xây dựng
cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên
kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước,
các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên
kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị
gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và
vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến
khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh
nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối
với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng
cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử
dụng lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở
các quốc gia tiên tiến. Nghiên cứu xây dựng cơ chế
ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển
cơ sở hạ tầng cho khu vực miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Cần tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp và
người lao động từ những tỉnh miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên tiếp cận được các chương trình, nguồn
lực hỗ trợ từ EU do bản thân các nhà đầu tư EU
cũng luôn quan tâm đến vấn đề xóa bỏ bất bình
đẳng xã hội và đói nghèo.
Thứ hai, kiên quyết ngăn chặn các dự án FDI
chất lượng thấp
Các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu,
xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn
mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp
bóng”; bổ sung quy định “điều kiện về quốc phòng,
an ninh” trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá trị
pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới và
quá trình xem xét, chấp thuận đối với hoạt động
đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp. Xây dựng cụ thể danh mục hạn chế,
không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với các
cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà đầu tư
nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu
tư trong nước. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để
lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy
hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa
bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến
hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động
đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến
an ninh quốc gia. Xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến
khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa
các ngành, nghề đầu tư khác nhau. Có chính sách
khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ dựa
trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện.
áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc
đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu
kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.
Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản
phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm
năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực
và thế giới. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt
động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc
hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm
dụng tài nguyên. Sửa đổi, bổ sung quy định bảo
đảm quyền, nghĩa vụ, công nhận và bảo hộ quyền
sở hữu hợp pháp về tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,
vốn đầu tư, thu nhập và lợi ích hợp pháp khác của
nhà đầu tư và chủ thể có liên quan, phù hợp với các
cam kết quốc tế. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm
các vi phạm. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật
về lao động, việc làm và tiền lương, bảo đảm hài
hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 144 - tháng 10/2019
động theo hướng minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế. Quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu
tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong
xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường
mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao... phục vụ
người lao động. Quy định rõ trách nhiệm của nhà
đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu
tư, triển khai dự án và hoạt động của doanh nghiệp
trong suốt thời gian thực hiện dự án theo quy định
của pháp luật. Rà soát, hoàn thiện các quy định về
chống độc quyền phù hợp với thông lệ quốc tế; về
đáp ứng điều kiện tập trung kinh tế theo pháp luật
cạnh tranh; về bảo đảm quốc phòng, an ninh khi
nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp tại Việt Nam. Xây dựng Luật Chống
chuyển giá và cơ quan chuyên trách bảo đảm kiểm
soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi
thành lập và trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế
phòng ngừa và giải quyết vướng mắc, khiếu nại,
khiếu kiện của nhà đầu tư. Nâng cao chất lượng,
hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực
thi. Hoàn thiện pháp luật để giải quyết có hiệu quả
những vướng mắc đối với dự án có cam kết chuyển
giao không bồi hoàn tài sản của nhà đầu tư nước
ngoài cho Nhà nước hoặc bên Việt Nam sau khi kết
thúc hoạt động và xử lý các trường hợp nhà đầu tư
nước ngoài vắng mặt hoặc bỏ trốn trong quá trình
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Nghiêm cấm việc cấp, điều chỉnh, quản lý, đàm
phán dự án đầu tư nước ngoài, ban hành quy định
ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... trái thẩm quyền, trái quy
định pháp luật. Việc đàm phán, thoả thuận các
cam kết bảo lãnh Chính phủ (GGU), ký hợp đồng
BOT, bao tiêu sản phẩm... phải thực hiện đúng quy
định pháp luật. Chấn chỉnh công tác quản lý, triển
khai dự án đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã
hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng
các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án... Bảo đảm
chặt chẽ về quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu
hồi, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư nước
ngoài theo đúng quy định pháp luật. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng
cao trách nhiệm của chính quyền địa phương
và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên
quan tới đầu tư nước ngoài. Xử lý dứt điểm các dự
án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không
hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án
không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải
quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan
đến đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, coi trọng phát triển doanh nghiệp, cải
thiện các điều kiện hạ tầng, chất lượng nhân lực và
phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác
Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động
nghiên cứu, tiếp cận các doanh nghiệp EU để hiểu
và đáp ứng nhu cầu của đối tác...
Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng
trong việc thu hút FDI từ quốc tế nói chung và EU
nói riêng. Đặc biệt, nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng
sử dụng internet lớn, phân tích dữ liệu, giỏi công
nghệ thông tin và nắm bắt nhanh các xu hướng
công nghệ mới... là những lợi thế cần tiếp tục phát
huy để thu hút hơn nữa nguồn vốn từ EU. Kịp thời
ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ
kinh tế mới, các mô hình, phương thức kinh doanh
mới... tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh
doanh của nhà đầu tư và hoạt động quản lý của
cơ quan nhà nước. Công khai, minh bạch hệ thống
thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, thị trường... Tăng cường cơ
chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp
nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt
điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan
đến các dự án đang thực hiện.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin
quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh
vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại
hối... và các địa phương. Nâng cao chất lượng công
tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác
và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phối hợp chặt chẽ
với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bình chọn,
vinh danh các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
định kỳ bình chọn, vinh danh các nhà đầu tư nước
ngoài tiêu biểu.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 144 - tháng 10/2019
ngaân Haøng
tRöôùc tHaùcH tHöùc basel ii
VIỆT ANH
Đến nay, đã có 11 ngân hàng đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương
pháp tiêu chuẩn của Basel II, có hiệu lực từ ngày
1/1/2020. Trong số đó, một số ngân hàng nhỏ hoàn
thành trước hạn, trong khi một số ngân hàng lớn
và ở trong diện thí điểm hoàn thành sớm lại đang
phải gồng mình chạy đua.
Giải pháp cho các ngân hàng không kịp
tiến độ
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã quyết định Ngân hàng trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (SHB
VN) áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Theo
đó, SHB VN chịu trách nhiệm: Thực hiện chuyển
hoạt động chính thức từ hệ thống chính sang hệ
thống dự phòng đối với hệ thống GIS/RISK theo
đúng kế hoạch; tuân thủ quy định tại Thông tư
41/2016/TT-NHNN và thực hiện chế độ báo cáo
thống kê về tỷ lệ an toàn vốn đối với Thông tư
41/2016/TT-NHNN theo hướng dẫn của NHNN...
Trước Shinhan, đã có 10 ngân hàng thương mại
trong nước đáp ứng yêu cầu này. Đến nay, có 17
ngân hàng thương mại đăng ký áp dụng Thông tư
41/2016/TT-NHNN trước thời hạn (bao gồm 15
ngân hàng thương mại trong nước và 2 ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam).
Như vậy, tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn này
đang bị chậm so với lộ trình của Chính phủ. Nghị
quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết 27/
NQ-CP của Chính phủ nêu rõ mục tiêu: “Đến năm
2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức
vốn tự có theo Chuẩn mực của Basel II, trong đó,
có ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng
thành công Basel II”.
Ngay từ năm 2013, có 10 ngân hàng được chọn
để thí điểm là những ngân hàng lớn nhất lúc bấy
giờ, bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank,
Sacombank, MB Bank, Techcombank, ACB, VIB,
Maritime Bank (MSB) và VPBank.
Đến thời điểm này, BIDV và VietinBank vẫn
chưa thể hoàn thành việc này. Trong khi đó, các
ngân hàng không ở trong diện thí điểm là OCB và
TienphongBank lại về đích trước hạn. Riêng với
BIDV, theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, tổ
chức tín dụng này đã đăng ký sẽ hoàn tất việc tăng
vốn trong quý III và về đích Thông tư 41/2016/
TT-NHNN đúng hạn.
Với các ngân hàng không thể hoàn tất việc này
theo đúng thời hạn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN,
Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/
TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã mở ra một “đường thoát”.
Theo đó, các ngân hàng này sẽ áp dụng theo quy định
tại Thông tư thay thế Thông tư 36.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quá trình
nghiên cứu xây dựng Thông tư thay thế Thông tư
36 và báo cáo của các ngân hàng về khả năng áp
dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN, một số ngân
hàng thương mại không có khả năng thực hiện
Thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 1/1/2020
do đang thực hiện quá trình sáp nhập, hợp nhất,
gặp khó khăn về năng lực tài chính, cơ cấu lại danh
mục tài sản.
Do đó, để tạo điều kiện cho các ngân hàng này,
Ngân hàng Nhà nước bổ sung điều khoản cho phép
các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được tỷ
lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN
kể từ ngày 1/1/2020 thì thực hiện tỷ lệ an toàn vốn
theo Thông tư thay thế Thông tư 36. Dự thảo Thông
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 144 - tháng 10/2019
tư thay thế Thông tư 36 cũng đặt ra các quy định
khắt khe hơn về hệ số rủi ro và đòi hỏi cao hơn về
quản trị so với quy định cũ.
Những cách làm căn cơ
Bình luận về tiến độ đạt chuẩn Basel II theo
quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, TS.
Bùi Quang Tín, chuyên gia ngân hàng cho rằng,
việc 100% ngân hàng về đích đúng hạn của Thông
tư 41/2016/TT-NHNN là một thách thức rất lớn.
Theo đó,Basel II có ba trụ cột, bao gồm: tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu, minh bạch hóa thông tin, thay
đổi hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong đó,
trụ cột khó nhất đối với các ngân hàng Việt Nam
hiện nay là hệ số an toàn vốn (CAR). Để cải thiện
CAR, các ngân hàng có thể tăng vốn tuy nhiên cách
này khó thực hiện trong điều kiện thị trường chứng
khoán hiện nay.
Bên cạnh đó, cả 3 trụ cột đó đều phải thực hiện
trên nền tảng cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ
thông tin. Việc nâng cấp 2 nền tảng này là không
dễ dàng với các ngân hàng, đòi hỏi đầu tư lớn, có
thể tốn kém đến hàng chục triệu USD và cần phải
tiến hành đồng bộ.
Mặt khác, theo ông Tín, điều khó khăn hơn nữa
không phải chỉ nằm ở tổng vốn hay tổng tài sản
mà là vấn đề làm sao để tính toán được theo chuẩn
Thông tư 41/2016/TT-NHNN là cực khó. Tổng tài
sản có rủi ro xét tới cả rủi ro thị trường là loại rủi
ro rất khó để đo lường, đây là một hàm số đa biến.
Việc tính cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường
cũng sẽ đặt ra cho ngân hàng bài toán làm thế nào
để kiểm soát hai danh mục này, đặc biệt là danh
mục trading là nơi tiềm ẩn rủi ro thị trường, rủi ro
tín dụng đối tác.
Về hiện tượng một số ngân hàng quy mô nhỏ
lại đáp ứng được các tiêu chuẩn này trong khi các
ngân hàng quy mô lớn lại chậm chân, nguồn tin
của Ngân hàng Nhà nước cho biết, một số ngân
hàng nhỏ đã năng động hơn trong việc cơ cấu lại
danh mục tài sản, rà soát lại quá trình quản lý tài
sản bảo đảm để đạt hiệu quả tốt đồng thời với việc
tăng vốn. Đây là cách làm căn cơ và mang lại hiệu
quả lâu bền cho công tác quản trị của ngân hàng.
Trong khi đó, ông Tín cho rằng, sự chuyển đổi
của ngân hàng lớn là khá khó khăn bởi họ có cơ
sở dữ liệu rất lớn, hệ thống cồng kềnh hơn. Do đó,
việc Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho các ngân
hàng chưa đáp ứng yêu cầu của Thông tư 41/2016/
TT-NHNN thì áp dụng theo Thông tư thay thế
Thông tư 36 là phù hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tang_cuong_thu_hut_fdi_chat_luong_cao_tu_eu.pdf