Câu 37: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn X.
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí
(đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa,
nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nóng. Sau phản ứng thu được một dung dịch E chỉ chứa một loại sắt sunfat và 2,688 lít SO2 (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. FeO hay Fe2O3. B. FeO hay Fe3O4. C. FeO. D. Fe2O3.
14 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 - Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/4 – Mã đề thi 01
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
(Đề thi gồm có 04 trang) Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh: ...
Số báo danh:
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. Este hóa. B. Xà phòng hóa. C. Tráng gương. D. Trùng ngưng.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước.
(b) Tính cứng của nước do các ion Ca2+ và Mg2+ gây ra.
(c) MgO, Na2O, CaO là các oxit bazơ.
(d) Quặng boxit được dùng để sản xuất nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 3: Chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa ?
A. Fe. B. FeCl2. C. Fe2(SO4)3. D. Fe2O3.
Câu 4: Trong các ion dưới đây, ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất ?
A. Ag
+
. B. Fe
2+
. C. K
+
. D. Cu
2+
.
Câu 5: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
B. Xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm sinh ra glucozơ.
C. Saccarozơ là cacbohiđrat thuộc loại đisaccarit.
D. Fructozơ không thể phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 7: Amin nào sau đây là amin bậc 2 ?
A. CH3NH2. B. CH3–NH–CH3. C. (CH3)3N. D. C6H5NH2.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được x mol NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,24. B. 0,04. C. 0,12. D. 0,08.
Câu 9: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là
A. Nước vôi trong bị vẩn đục ngay.
B. Nước vôi trong bị đục dần.
C. Nước vôi trong bị đục dần, có bọt khí xuất hiện.
D. Nước vôi trong bị đục dần, sau đó trong trở lại.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là +1 và +2.
B. Đồng là kim loại màu đỏ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
C. Đồng bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Muối đồng (II) sunfat dạng khan là chất màu trắng, tan tốt trong nước.
Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương trong môi trường kiềm ?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. HCOOCH3. D. Saccarozơ.
Mã đề thi 01
Trang 2/4 – Mã đề thi 01
Câu 12: X là một chất mà cơ thể người không thể hấp thụ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với
sức khỏe con người, là một polisaccarit rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi
hữu cơ. Chất X là
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Mì chính (bột ngọt). D. Mantozơ.
Câu 13: Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút thì thu được 1,08 gam bạc ở catot.
Cường độ dòng điện là
A. 1,6A. B. 1,8A. C. 16A. D. 18A.
Câu 14: Phân tích một loại α-amino axit Z thấy có 15,73%N về khối lượng, Z là
A. Alanin. B. Glyxin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 15: Vinyl axetat có công thức hóa học là
A. CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 16: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng ?
A. Cr + H2SO4(loãng) CrSO4 + H2↑. B. Al2O3 + 3CO
→ 2Al + 3CO2.
C. Fe2O3 + 3H2SO4(đậm đặc)
→ Fe2(SO4)3 + 3H2O. D. Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2↑.
Câu 17: Cho 7,8 gam kali vào 100 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của chất
trong dung dịch X là
A. 10,39%. B. 11,22%. C. 9,98%. D. 10,41%.
Câu 18: Hàm ý khoa học hóa học của câu tục ngữ Việt Nam: “Nước chảy đá mòn” được thể hiện
thông qua phương trình hóa học nào sau đây ?
A. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2↑.
B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
C. Mg(HCO3)2
→ MgCO3 + H2O + CO2↑.
D. Mg(HCO3)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O + 2CO2↑.
Câu 19: Trong cây thuốc phiện (cây anh túc) có chứa một chất hóa học X có tác dụng làm giảm hoặc
mất cảm giác đau đớn. Từ X có thể tinh chế được heroin, độc và dễ gây nghiện. X là
A. Cafein. B. Hassish. C. Nicotin. D. Moocphin.
Câu 20: Cho luồng khí H2 dư qua 49,2 gam hỗn hợp nung nóng gồm Fe và Fe3O4 (trong đó oxi
chiếm 26,02% về khối lượng). Hòa tan toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl
dư thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44. B. 3,36. C. 14,56. D. 7,84.
Câu 21: Trong nhà bếp có 3 dung dịch riêng biệt bị lẫn lộn: giấm ăn, rượu trắng, nước đường kính.
Bằng phương pháp hóa học, có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất các dung dịch trên bằng những
hóa chất và theo trình tự nào sau đây ?
A. Quỳ tím, Na. B. Quỳ tím, Cu(OH)2.
C. Dung dịch AgNO3/NH3; quỳ tím. D. Na, Cu(OH)2.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp metylamin và etylamin. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua
bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 26 gam kết tủa và có 2,128 lít khí (đktc) thoát ra
khỏi bình. Giá trị của m là
A. 5,23. B. 6,02. C. 6,87. D. 7,21.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH
-
tạo phức chất có màu tím.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu nâu đen.
Trang 3/4 – Mã đề thi 01
Câu 24: Loại vật liệu nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng ?
A. Cao su buna–S. B. Tơ nitron. C. PVC. D. Tơ nilon–6,6.
Câu 25: Kim loại X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo muối X(II). X không thể là
A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Mg.
Câu 26: Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả
dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27: Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí X ?
A. Là loại khí rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt.
B. Khí X được điều chế bằng phản ứng của axit với kim loại.
C. Là một trong các tác nhân khử trong sản xuất kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện.
D. Khí X bị oxi hóa trong không khí tạo thành khí màu nâu.
Câu 28: X là chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H8O2, X có thể
tác dụng với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 4. B. 8. C. 7. D. 6.
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/lít, thu
được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 30: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun nóng thì
thu được 672 ml khí H2 (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng với khí Cl2 dư, đun
nóng, hòa tan toàn bộ chất rắn sau phản ứng bằng nước cất thu được dung dịch Y, thêm từ từ đến dư
dung dịch AgNO3 vào Y thì thu được 17,22 gam kết tủa. Khối lượng Cu trong hỗn hợp X là
A. 0,96 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,40 gam.
Câu 31: Cho X và Y (MX < MY) lần lượt là hai este tạo bởi ancol etylic và hai axit thơm, đơn chức,
no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp X và Y phản ứng với một lượng vừa đủ
dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan bằng 96,7%
khối lượng hỗn hợp X và Y đã dùng. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp ban đầu là
A. 28,80%. B. 40,45%. C. 74,20%. D. 34,76%.
Câu 32: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ca(OH)2, Na2SO4.
C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. D. KHSO4, BaCl2, K2CO3.
Trang 4/4 – Mã đề thi 01
Câu 33: Một loại quặng sắt X trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hòa tan quặng này trong lượng
vừa đủ axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, đồng thời thu được dung dịch Y, cho Y tác dụng với
dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa này không tan trong axit. Cho dãy các chất:
Cu, Ag, KMnO4, CuSO4, AgNO3, Na2CO3, KI. Số chất tối đa trong dãy có thể tác dụng được với
dung dịch Y là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X (C3H10O2N2)
→ Y
→ Z
→ T.
Biết rằng X là hợp chất hữu cơ tạp chức. Phân tử khối của T là
A. 146,5. B. 142,5. C. 147,5. D. 144,5.
Câu 35: Phèn nhôm có thành phần chính là Al2(SO4)3.nH2O. Từ phèn nhôm, người ta sản xuất phèn
kép bằng cách thay thế thành phần Al3+ bằng Na+, K+, Li+ hay NH4
+,, chỉ tiêu chất lượng của phèn
được đánh giá bằng hàm lượng Al2O3. Một loại phèn kép amoni chứa xấp xỉ 15,1%Al2O3, công thức
hóa học của loại phèn kép amoni này là
A. Al1,65(NH4)0,35(SO4)3.12H2O. B. Al(NH4)(SO4)2.12H2O.
C. Al1,14(NH4)0,86(SO4)1,28.12H2O. D. Al1,5(NH4)0,5(SO4)2,5.12H2O.
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn một loại lipit X trong môi trường axit vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y
chứa duy nhất một loại axit béo và một ancol Z no (Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức và
không lớn hơn 3). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 6,42 mol khí O2, thu được 4,56 mol CO2 và
4,2 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được m1 gam
muối. Biết rằng Z có thể phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Giá trị của m1 là
A. 70,80. B. 69,36. C. 70,20. D. 72,96.
Câu 37: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn X.
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí
(đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa,
nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nóng. Sau phản ứng thu được một dung dịch E chỉ chứa một loại sắt sunfat và 2,688 lít SO2 (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. FeO hay Fe2O3. B. FeO hay Fe3O4. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 38: X là este có công thức phân tử C7H6O2; Y là muối amoni của một axit cacboxylic đơn chức;
Z là amino axit no, Y và Z có cùng công thức phân tử. Cho 0,75 mol hỗn hợp M chứa ba chất X, Y, Z
phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch KOH 1,5M thì thu được 7,84 lít khí T (đktc), cô cạn dung
dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol hỗn hợp M
thì cần dùng 136,8 gam khí O2. Nếu thể tích dung dịch KOH đã dùng là lớn nhất, giá trị của m là
A. 106,80. B. 111,05. C. 91,25. D. 97,20.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS2 trong không khí vừa đủ thì thu được
hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng tăng 0,44 gam so với ban đầu và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp Z qua bình đựng dung dịch xút dư thì thấy có 3,024 lít khí T không màu (đktc) thoát ra khỏi
bình. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và KMnO4 lấy dư. Số mol
KMnO4 đã phản ứng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 2.10
-3
. B. 1,78.10
-3
. C. 4.10
-3
. D. 3,56.10
-3
.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 pentapeptit mạch hở Y và Z (MY > MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3.
Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thì thu
được sản phẩm gồm muối natri của glyxin và valin (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1). Sau đó để điều
chỉnh pH của dung dịch về giá trị 7 cần 660 ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của m là
A. 23,46. B. 21,60. C. 21,33. D. 25,65.
---------HẾT---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Trang 5/4 – Mã đề thi 01
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
MÃ ĐỀ THI: 01
_______________________
Câu Đáp án
1 B
2 D
3 B
4 A
5 A
6 C
7 B
8 D
9 D
10 C
11 D
12 A
13 A
14 A
15 D
16 B
17 D
18 B
19 D
20 C
21 B
22 C
23 D
24 D
25 B
26 C
27 D
28 C
29 D
30 A
31 A
32 D
33 B
34 C
35 D
36 D
37 A
38 B
39 A
40 C
Trang 6/4 – Mã đề thi 01
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
MÃ ĐỀ THI: 01
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. Este hóa. B. Xà phòng hóa. C. Tráng gương. D. Trùng ngưng.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước.
(b) Tính cứng của nước do các ion Ca2+ và Mg2+ gây ra.
(c) MgO, Na2O, CaO là các oxit bazơ.
(d) Quặng boxit được dùng để sản xuất nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Các phát biểu đúng là (b), (c), (d). Phát biểu (a) sai vì Be không tan trong nước.
Câu 3: Chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa ?
A. Fe B. FeCl2 C. Fe2(SO4)3 D. Fe2O3
FeCl2 có số oxi hóa của Fe là +2, có thể giảm xuống 0 (tính oxi hóa) và tăng lên +3 (tính khử).
+2 0
Tính oxi hóa: FeCl2 + Zn ZnCl2 + Fe.
+2 +3
Tính khử: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3.
Câu 4: Trong các ion dưới đây, ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất ?
A. Ag
+
. B. Fe
2+
. C. K
+
. D. Cu
2+
.
Câu 5: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
B. Xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm sinh ra glucozơ.
C. Saccarozơ là cacbohiđrat thuộc loại đisaccarit.
D. Fructozơ không thể phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu A sai vì glucozơ và fructozơ mới là đồng phân của nhau, saccarozơ và mantozơ là đồng phân của
nhau.
Câu B sai vì xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit mới sinh ra glucozơ.
Câu D sai vì fructozơ có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, do tính chất của ancol đa
chức.
Câu 7: Amin nào sau đây là amin bậc 2 ?
A. CH3NH2. B. CH3–NH–CH3. C. (CH3)3N. D. C6H5NH2.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được x mol NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,24. B. 0,04. C. 0,12. D. 0,08.
Ta có sơ đồ nhường nhận electron như sau:
Nhường e- Nhận e-
0 +2 +5 +2
Cu – 2e- Cu N + 3e N
0,12 0,24 (mol) 0,24 0,08
Bảo toàn electron, ta có số mol e nhận = e nhường = 0,24 mol. Vậy số mol NO = 0,08 mol.
Câu 9: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là
A. Nước vôi trong bị vẩn đục ngay.
B. Nước vôi trong bị đục dần.
C. Nước vôi trong bị đục dần, có bọt khí xuất hiện.
D. Nước vôi trong bị đục dần, sau đó trong trở lại.
Trang 7/4 – Mã đề thi 01
Phản ứng xảy ra hai giai đoạn:
Lúc đầu phản ứng tạo kết tủa CaCO3 nên nước vôi trong vẩn đục:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O
Sau đó, khi CO2 dư, CO2 và H2O hòa tan kết tủa tạo dung dịch Ca(HCO3)2 trong suốt.
CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là +1 và +2.
B. Đồng là kim loại màu đỏ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
C. Đồng bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Muối đồng (II) sunfat dạng khan là chất màu trắng, tan tốt trong nước.
Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương trong môi trường kiềm ?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. HCOOCH3 D. Saccarozơ
Câu 12: X là một chất mà cơ thể người không thể hấp thụ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với
sức khỏe con người, là một polisaccarit rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi
hữu cơ. Chất X là
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Mì chính (bột ngọt). D. Mantozơ.
Câu 13: Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút thì thu được 1,08 gam bạc ở catot.
Cường độ dòng điện là
A. 1,6A. B. 1,8A. C. 16A. D. 18A.
0 +1
Ag – e Ag
0,01 0,01 (mol)
I =
= 1,6A.
Câu 14: Phân tích một loại α-amino axit Z thấy có 15,73%N về khối lượng, Z là
A. Alanin. B. Glyxin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 15: Vinyl axetat có công thức hóa học là
A. CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 16: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng ?
A. Cr + H2SO4(loãng) CrSO4 + H2↑. B. Al2O3 + 3CO
→ 2Al + 3CO2.
C. Fe2O3 + 3H2SO4(đậm đặc)
→ Fe2(SO4)3 + 3H2O. D. Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2↑.
Phương trình B sai vì nhôm oxit là oxit bền, không bị khử bởi các tác nhân khử như CO hoặc H2.
Câu 17: Cho 7,8 gam kali vào 100 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của chất
trong dung dịch X là
A. 10,39% B. 11,22% C. 9,98% D. 10,41%
2K + 2H2O 2KOH + H2↑
0,2 0,2 0,1
C%(KOH) =
.100 =
.100 = 10,41%.
Câu 18: Hàm ý khoa học hóa học của câu tục ngữ Việt Nam: “Nước chảy đá mòn” được thể hiện
thông qua phương trình hóa học nào sau đây ?
A. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2↑.
B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
C. Mg(HCO3)2
→ MgCO3 + H2O + CO2↑.
D. Mg(HCO3)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O + 2CO2↑.
Câu 19: Trong cây thuốc phiện (cây anh túc) có chứa một chất hóa học X có tác dụng làm giảm hoặc
mất cảm giác đau đớn. Từ X có thể tinh chế được heroin, độc và dễ gây nghiện. X là
A. Cafein. B. Hassish. C. Nicotin. D. Moocphin.
Trang 8/4 – Mã đề thi 01
Câu 20: Cho luồng khí H2 dư qua 49,2 gam hỗn hợp nung nóng gồm Fe và Fe3O4 (trong đó oxi
chiếm 26,02% về khối lượng). Hòa tan toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl
dư thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44. B. 3,36. C. 14,56. D. 7,84.
mO = 49,2.0,2602 = 12,8 gam nO = 0,8 mol
Vậy số mol của Fe3O4 = 0,8 : 4 = 0,2 mol = 0,2.232 = 46,4 gam
mFe = 49,2 – 46,4 = 2,8 gam nFe = 0,05 mol
Tổng số mol Fe thu được sau khi khử với H2 là 0,2.3 + 0,05 = 0,65 mol
Vậy thể tích khí H2 là 0,65.22,4 = 14,56 lít.
Câu 21: Trong nhà bếp có 3 dung dịch riêng biệt bị lẫn lộn: giấm ăn, rượu trắng, nước đường kính.
Bằng phương pháp hóa học, có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất các dung dịch trên bằng những
hóa chất và theo trình tự nào sau đây ?
A. Quỳ tím, Na. B. Quỳ tím, Cu(OH)2.
C. Dung dịch AgNO3/NH3; quỳ tím. D. Na, Cu(OH)2.
Giấm ăn chứa axit axetic CH3COOH, rượu trắng chứa etanol C2H5OH, nước đường kính chứa
saccarozơ C12H22O11.
Do đó sử dụng quỳ tím để nhận biết giấm ăn do quỳ tím chuyển sang đỏ.
Sau đó dùng Cu(OH)2 nhận biết saccarozơ do tạo phức màu xanh lam.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp metylamin và etylamin. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua
bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 26 gam kết tủa và có 2,128 lít khí (đktc) thoát ra
khỏi bình. Giá trị của m là
A. 5,23. B. 6,02. C. 6,87. D. 7,21.
Gọi x là số mol metylamin CH3NH2, y là số mol etylamin C2H5NH2.
Sơ đồ phản ứng cháy như sau:
CH3NH2 CO2 + 0,5N2
C2H5NH2 2CO2 + 0,5N2
Số mol kết tủa = số mol CO2 sinh ra = 0,26 mol
Khí thoát ra khỏi bình nước vôi trong là N2, số mol N2 = 0,095 mol
Lập hệ phương trình {
{
Vậy m = 0,12.31 + 0,07.45 = 6,87 gam.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH
-
tạo phức chất có màu tím.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu nâu đen.
Anilin là chất lỏng không màu.
Câu 24: Loại vật liệu nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng ?
A. Cao su buna–S. B. Tơ nitron. C. PVC. D. Tơ nilon–6,6.
Câu 25: Kim loại X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo muối X(II). X không thể là
A. Cu B. Fe C. Zn D. Mg
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư Fe(NO3)3 + Ag
Câu 26: Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả
dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
4 chất đó là Al, NaHCO3, Cr2O3, Cr(OH)3.
Câu 27: Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:
Trang 9/4 – Mã đề thi 01
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí X ?
A. Là loại khí rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt.
B. Khí X được điều chế bằng phản ứng của axit với kim loại.
C. Là một trong các tác nhân khử trong sản xuất kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện.
D. Khí X bị oxi hóa trong không khí tạo thành khí màu nâu.
Fe không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng mạnh với hơi nước:
3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (< 570
0
C)
Fe + H2O → FeO + H2 (> 570
0
C)
Câu 28: X là chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H8O2, X có thể
tác dụng với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 4. B. 8. C. 7. D. 6.
Các đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là:
Axit cacboxylic:
Phenylacetic acid o-toluic acid m-toluic acid p-toluic acid
Este:
Phenyl acetat Benzyl format Metyl benzoat
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/lít, thu
được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Số mol CO2 = 0,12 mol
Số mol BaCO3 = 0,08 mol
Vì số mol BaCO3 < số mol CO2 nên sản phẩm gồm 2 muối (do BaCO3 tan 1 phần)
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
0,08 0,08 0,08 (mol)
Ba(OH)2 + 2CO2 Ba(HCO3)2
0,02 0,04 (mol)
Vậy x =
= 0,04 M
Trang 10/4 – Mã đề thi 01
Câu 30: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun nóng thì
thu được 672 ml khí H2 (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng với khí Cl2 dư, đun
nóng, hòa tan toàn bộ chất rắn sau phản ứng bằng nước cất thu được dung dịch Y, thêm từ từ đến dư
dung dịch AgNO3 vào Y thì thu được 17,22 gam kết tủa. Khối lượng Cu trong hỗn hợp X là
A. 0,96 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,40 gam.
Số mol H2 = 0,03 mol; số mol AgCl = 0,12 mol số mol Cl
-
= 0,12 mol
Khi phản ứng với H2SO4 loãng dư:
Fe – 2e Fe+2 2H+ + 2e H2
0,06 0,03
Cr – 2e Cr+2
Vậy tổng số mol Fe và Cr là 0,03 mol.
Khi phản ứng với Cl2:
Fe – 3e Fe+3 Cl2 – 2e 2Cl
-
0,12 0,12
Cr – 3e Cr+3
Cu – 2e Cu+2
0,015 0,03
Tổng số mol Fe và Cr nhường là 0,03.3 = 0,09 mol.
Theo bảo toàn e vậy số mol Cu nhường là 0,12 – 0,09 = 0,03 mol, vậy mCu = 0,015.64 = 0,96 gam.
Câu 31: Cho X và Y (MX < MY) lần lượt là hai este tạo bởi ancol etylic và hai axit thơm, đơn chức,
no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp X và Y phản ứng với một lượng vừa đủ
dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan bằng 96,7%
khối lượng hỗn hợp X và Y đã dùng. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp ban đầu là
A. 28,80%. B. 40,45%. C. 74,20%. D. 34,76%.
Gọi công thức chung của hai axit thơm, đơn chức, no là ̅ ̅ .
Vậy công thức chung của X và Y là ̅ ̅ .
Khi cho X và Y phản ứng với NaOH: ̅ ̅ ̅ ̅
14 ̅ + 66 14 ̅ + 60 (gam)
Theo đề bài
̅
̅
= 0,967 ̅ =
8,27, vậy X là C8H9COONa và Y là C9H11COONa
Dùng phương pháp đường chéo xác định được tỉ lệ mol:
%mY =
.100 = 28,8%, đáp án A.
Câu 32: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ca(OH)2, Na2SO4.
C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. D. KHSO4, BaCl2, K2CO3.
X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện: 2KHSO4 + BaCl2 BaSO4↓ + K2SO4 + 2HCl
Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện: BaCl2 + K2CO3 BaCO3↓ + 2KCl
X tác dụng với Z thì có khí thoát ra: 2KHSO4 + K2CO3 2K2SO4 + H2O + CO2↑
Câu 33: Một loại quặng sắt X trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hòa tan quặng này trong lượng
vừa đủ axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, đồng thời thu được dung dịch Y, cho Y tác dụng với
dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa này không tan trong axit. Cho dãy các chất:
Cu, Ag, KMnO4, CuSO4, AgNO3, Na2CO3, KI. Số chất tối đa trong dãy có thể tác dụng được với
dung dịch Y là
Trang 11/4 – Mã đề thi 01
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Quặng X là FeS2
FeS2 + 18HNO3 Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
Dung dịch Y chắc chắn chứa Fe3+, SO4
2-
, NO3
-
, có thể có H+.
Vì thế Y có thể phản ứng với Cu, Ag, Na2CO3, KI.
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X (C3H10O2N2)
→ Y
→ Z
→ T.
Biết rằng X là hợp chất hữu cơ tạp chức. Phân tử khối của T là
A. 146,5. B. 142,5. C. 147,5. D. 144,5.
X (C3H10O2N2) là H2N-CH2-CH2-COONH4.
H2N-CH2-CH2-COONH4 + 2HCl ClH3N-CH2-CH2-COOH + NH4Cl
(Y)
ClH3N-CH2-CH2-COOH + NH4OH ClH3N-CH2-CH2-COONH4 + H2O
(Z)
ClH3N-CH2-CH2-COONH4 + NaOH ClH3N-CH2-CH2-COONa + NH3 + H2O
(T)
Phân tử khối của T là 147,5.
Câu 35: Phèn nhôm có thành phần chính là Al2(SO4)3.nH2O. Từ phèn nhôm, người ta sản xuất phèn
kép bằng cách thay thế thành phần Al3+ bằng Na+, K+, Li+ hay NH4
+,, chỉ tiêu chất lượng của phèn
được đánh giá bằng hàm lượng Al2O3. Một loại phèn kép amoni chứa xấp xỉ 15,1%Al2O3, công thức
hóa học của loại phèn kép amoni này là
A. Al1,65(NH4)0,35(SO4)3.12H2O. B. Al(NH4)(SO4)2.12H2O.
C. Al1,14(NH4)0,86(SO4)1,28.12H2O. D. Al1,5(NH4)0,5(SO4)2,5.12H2O.
Công thức phèn kép Al2-x(NH4)x(SO4)y.nH2O.
Theo bảo toàn điện tích 3(2 – x) + x = 2y y = 3 – x Al2-x(NH4)x(SO4)3-x.nH2O
Theo các đáp án đã cho n = 12, ta có: 2Al2-x(NH4)x(SO4)3-x.12H2O (2 – x)Al2O3
Vậy %Al2O3 =
= 0,151 x 0,5
Vậy công thức của phèn kép này là Al1,5(NH4)0,5(SO4)2,5.12H2O.
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn một loại lipit X trong môi trường axit vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y
chứa duy nhất một loại axit béo và một ancol Z no (Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức và
không lớn hơn 3). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 6,42 mol khí O2, thu được 4,56 mol CO2 và
4,2 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được m1 gam
muối. Biết rằng Z có thể phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Giá trị của m1 là
A. 70,80. B. 69,36. C. 70,20. D. 72,96.
Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức và không lớn hơn 3, hỗn hợp Y phản ứng được với
Cu(OH)2 nên Z chỉ có thể là C2H4(OH)2 hoặc C3H5(OH)3.
Bảo toàn mol nguyên tố oxi, ta tính được nO trong lipit = 4,56.2 + 4,2 – 6,42.2 = 0,48 mol
Khối lượng lipit X = mC + mH + mO = 4,56.12 + 4,2.2 + 0,48.16 = 70,8 gam.
*TH1: Z là C3H5(OH)3, số mol lipit X = nO : 6 = 0,08 mol.
(RCOO)3C3H5 3RCOONa + C3H5(OH)3.
1 mol X phản ứng thì khối lượng muối tăng 23.3 – 41 = 28 gam
0,08 mol X phản ứng thì khối lượng muối tăng 2,24 gam. Vậy mmuối = 70,8 + 2,24 = 73,04 gam.
*TH2: Z là C2H4(OH)2, số mol lipit X = nO : 4 = 0,12 mol.
(RCOO)2C2H4 2RCOONa + C2H4(OH)2.
1 mol X phản ứng thì khối lượng muối tăng 23.2 – 28 = 18 gam
0,12 mol X phản ứng thì khối lượng muối tăng 2,16 gam. Vậy mmuối = 70,8 + 2,16 = 72,96 gam.
Ở đây chỉ có đáp án D là hợp lý.
Trang 12/4 – Mã đề thi 01
Câu 37: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn X.
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí
(đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa,
nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nóng. Sau phản ứng thu được một dung dịch E chỉ chứa một loại sắt sunfat và 2,688 lít SO2 (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. FeO hay Fe2O3. B. FeO hay Fe3O4. C. FeO. D. Fe2O3.
2yAl + 3FexOy 3xFe + yAl2O3
Chất rắn X phản ứng với NaOH sinh ra khí, vậy X chứa: Fe, Al2O3, Al dư
Sơ đồ phản ứng như sau:
Al, FexOy X {
→ {
{
→
→
→
2
→
0,1 0,05
AlO2
-
+ H
+
+ H2O Al(OH)3
0,1 0,1
Al + OH
-
+ H2O AlO2
-
+
H2
0,02 0,03
Vậy số mol AlO2
-
do Al tan vào kiềm tạo ra là 0,02 mol, số mol AlO2
-
do Al2O3 tan vào kiềm tạo
ra là: 0,1 – 0,02 = 0,08 mol
Al2O3 + 2OH
-
2AlO2
-
+ H2O
0,04 0,08
Khi cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, có hai trường hợp xảy ra:
TH1: muối tạo thành là Fe3+ (H2SO4 đặc, nóng dư), khi đó số mol Fe là 0,08 mol (theo bảo
toàn e)
Vậy ta có
x : y = 2 : 3. Oxit sắt là Fe2O3.
TH2: muối tạo thành là Fe2+ (Fe dư), khi đó số mol Fe là 0,12 mol (theo bảo toàn e)
Vậy ta có
x : y = 1 : 1. Oxit sắt là FeO.
Câu 38: X là este có công thức phân tử C7H6O2; Y là muối amoni của một axit cacboxylic đơn chức;
Z là amino axit no, Y và Z có cùng công thức phân tử. Cho 0,75 mol hỗn hợp M chứa ba chất X, Y, Z
phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch KOH 1,5M thì thu được 7,84 lít khí T (đktc), cô cạn dung
dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol hỗn hợp M
thì cần dùng 136,8 gam khí O2. Nếu thể tích dung dịch KOH đã dùng là lớn nhất, giá trị của m là
A. 106,80. B. 111,05. C. 91,25. D. 97,20.
Số mol KOH là 0,9 mol, số mol O2 = 4,275 mol.
Y có dạng chung là RCOONH4. Do Y và Z có cùng công thức phân tử, nên Z có một nhóm NH2, 1
nhóm COOH, vậy Z là amino axit no, đơn chức. Công thức tổng quát của Y và Z là CnH2n+1O2N, cả
Y và Z đều phản ứng với KOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Lượng thể tích KOH sử dụng là lớn nhất, vậy X là HCOOC6H5, vì 1 mol chất này có thể phản ứng
với 2 mol KOH sinh ra 2 muối.
Ta gọi x là số mol HCOOC6H5; y là tổng số mol của hai chất Y và Z, ta có hệ phương trình:
{
{
Đốt cháy 0,15 mol HCOOC6H5 cần dùng 1,125 mol O2, vậy muốn đốt cháy cả Y và Z cần dùng
4,275 – 1,125 = 3,15 mol O2
Trang 13/4 – Mã đề thi 01
Sơ đồ phản ứng cháy của Y và Z: CnH2n+1O2N +
O2 nCO2 +
H2O +
N2
Ta có 0,6.(
) = 3,15 n = 4, Vậy Y là C3H5COONH4, Z là H2N-(CH2)3-COOH
Khi phản ứng với KOH, chỉ C3H5COONH4 có thể sinh ra khí theo PTHH sau:
C3H5COONH4 + KOH C3H5COOK + NH3 + H2O
Vậy số mol C3H5COONH4 = số mol C3H5COOK = số mol NH3 = 0,35 mol
Số mol H2N-(CH2)3-COOH = số mol H2N-(CH2)3-COOK = 0,6 – 0,35 = 0,25 mol
Số mol HCOOC6H5 = số mol HCOOK = số mol C6H5OK = 0,15 mol
Khối lượng muối khan thu được là: 0,35.124 + 0,25.141 + 0,15.84 + 0,15.132 = 111,05 gam
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS2 trong không khí vừa đủ thì thu được
hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng tăng 0,44 gam so với ban đầu và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp Z qua bình đựng dung dịch xút dư thì thấy có 3,024 lít khí T không màu (đktc) thoát ra khỏi
bình. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và KMnO4 lấy dư. Số mol
KMnO4 đã phản ứng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 2.10
-3
. B. 1,78.10
-3
. C. 4.10
-3
. D. 3,56.10
-3
.
Các PTHH xảy ra:
3Fe + 2O2 Fe3O4
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Do đốt cháy trong không khí nên hỗn hợp khí Z chứa SO2 và N2, N2 không bị hấp thụ trong dung
dịch xút nên số mol N2 = 0,135 mol.
Lượng không khí sử dụng là vừa đủ nên số mol O2 đã phản ứng là 0,135 : 4 = 0,03375 mol (do O2
chiềm 20% thể tích không khí, còn lại chủ yếu là N2).
Theo bảo toàn khối lượng, khối lượng chất rắn chênh lệch = = 0,44
1,08 = 0,44 = 0,64 g
= 0,01 mol
Từ các PTHH suy ra được số mol của Fe3O4 là 0,01 mol.
Khi cho Z vào hỗn hợp H2SO4 loãng dư và KMnO4, Fe3O4 tan trong H2SO4 tạo thành muối Fe(II) và
Fe(III); sau đó muối Fe(II) phản ứng với KMnO4 trong môi trường axit tạo muối Fe(III).
Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
0,01 0,01
Ta có quá trình cho nhận electron như sau:
+2 +3 +7 +2
Fe – e- Fe Mn + 5e- Mn
0,01 0,01 0,002 0,01
Vậy số mol KMnO4 đã phản ứng sẽ xấp xỉ 0,002 mol (xấp xỉ do trong không khí còn chứa 1% các
khí khác như CO2, bụi bẩn,).
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 pentapeptit mạch hở Y và Z (MY > MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3.
Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thì thu
được sản phẩm gồm muối natri của glyxin và valin (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1). Sau đó để điều
chỉnh pH của dung dịch về giá trị 7 cần 660 ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của m là
A. 23,46. B. 21,60. C. 21,33. D. 25,65.
Gọi số mol của 2 peptit lần lượt là x và 3x.
Số mắt xích Gly trong 2 peptit lần lượt là a1 và a2.
Số mắt xích Val trong 2 peptit lần lượt là b1 và b2.
Tỉ lệ số mol của Val : Gly = 1 : 3, ta có:
Do a1, a2, b1, b2 là các số nguyên và không lớn hơn 5, điều kiện thỏa mãn:
4 a1 + 3a2 20 và 4 b1 + 3b2 20
Ta lập bảng biện luận như sau:
Trang 14/4 – Mã đề thi 01
a1 + 3a2 3 6 9 12 15 18
b1 + 3b2 1 2 3 4 5 6
Loại Loại Loại Nhận Nhận Loại
Do đây là 2 pentapeptit nên tổng mắt xích a1 + a2 + b1 + b2 = 10
*TH1: a1 + 3a2 = 12; b1 + 3b2 = 4, khi đó b1 = b2 = 1.
a1 3 6 9
a2 3 2 1
Tổng mắt xích 8 10 12
Loại Loại do a1 > 5 Loại
*TH1: a1 + 3a2 = 15; b1 + 3b2 = 5, khi đó b1 = 2, b2 = 1
a1 3 6 9 12
a2 4 3 2 1
Tổng mắt xích 10 12 14 15
Nhận Loại Loại Loại
Do MY > MZ, nên Y có 3Gly-2Val; Z có 4Gly-1Val
Gọi y là số mol muối Na của Val; 3y là số mol muối Na của Gly.
Số mol HCl phản ứng với muối của Gly và Val là:
= 0,3 mol
Vậy y + 3y = 0,3 y = 0,075 mol x(b1 + 3b2) = 0,075 x = 0,075 : 5 = 0,015 mol
Suy ra giá trị m = 0,015.(3.75 + 2.117 – 4.18) + 0,015.3.(4.75 + 117 – 4.18) = 21,33 gam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_2017_274.pdf