Lĩnh vực Hoạt động17: Các chiến dịch marketing có định hướng
Các chiến dịch marketing có định hướng rõ rệt, có quan hệ hợp tác với các
doanh nghiệp du lịch, nhằm mang lại thông tin bổ ích từ các cơ quan
chuyên nghiệp, và từ đó sẽ triển khai nghiên cứu thị trường hiện tại. Các
thị trường trọng tâm được xác định sẽ dựa trên sự thành công về mặt kinh
tế tại điểm đến của thị trường khách quốc tế, mức độ kết nối và phân tích
thị trường.
Lĩnh vực Hoạt động18: Chiến dịch nội địa 2015
Được xây dựng dựa trên bài học kinh nghiệm của năm 2013, chuyển từ
chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng sang hành động của
người tiêu dùng thông qua việc tăng lựa chọn đặt vé trực tuyến, ví dụ như
thông qua hệ thống hiện đang được TCDL phát triển tại Đà Nẵng.
Lĩnh vực Hoạt động19: Thí điểm chiến dịch vùng 2015
Các chiến dịch marketing thí điểm theo vùng du lịch sẽ được thực hiện
hướng tới các thị trường: (i) Nhật Bản - Nâng cao khả năng trình bày
chuyên nghiệp của Việt Nam; (ii) Hàn Quốc, Đài Loan - Kinh doanh +
quảng bá (‘hãy ở thêm một ngày’) và chiến dịch MICE; (iii) Trung Quốc -
tung ra website bằng tiếng Trung và chiến dịch marketing điện tử hướng
tới các thành phố mà máy bay Việt Nam có thể tiếp cận; (iv) các nước
Đông Nam Á - nghiên cứu để có hiểu biết sâu hơn về thái độ của người
Thái Lan đối với những kỳ nghỉ tại Việt nam, xác định các cơ hội và nghiên
cứu về thị trường Malaysia và Singapore.
Lĩnh vực Hoạt động20: Chiến dịch quốc tế thí điểm năm 2015
Các chiến dịch marketing thí điểm tại thị trường quốc tế sẽ hướng tới: (i)
Nga - quảng bá thông điệp về thương hiệu Việt Nam, với mục tiêu bổ sung
các chuyến bay theo nhu cầu của các công ty lữ hành tại các thành phố
lựa chọn; (ii) Châu Âu - thiết kế chi tiết, chuyên nghiệp các chiến dich PR,
các chiến dịch liên quan đến triển lãm, hướng tới các báo du lịch tại ITB ở
Béc Lin và Hội chợ Du lịch Thế giới ở Luân Đôn; (iii) Bắc Mỹ - Một loạt các
cuộc giới thiệu ngắn trong bữa điểm tâm dành cho các doanh nghiệp lữ
hành, các công ty điều hành tour nằm trên dải bờ biển phía Tây sẽ được tổ
chức trước khi mở đường bay từ Việt Nam tới Bắc Mỹ; (iv) Thị trường mới
– hướng tới các hãng vận tải có đường bay thường xuyên đến Việt Namvà
các hãng chuyên mua các gói du lịch bằng đường không, nghiên cứu thị
trường Ấn Độ.
37 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020 & kế hoạch hành động: 2013-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C
h
â
u
Â
u
T
h
ị
tr
ư
ờ
n
g
m
ớ
i
T
h
ị
tr
ư
ờ
n
g
n
ộ
i
đ
ịa
V
ă
n
h
ó
a
Di sản, tour phổ thông
VH các DT thiểu số: du
lịch cộng đồng
Hành hương/tôn giáo
Phong cách sống mới
S
in
h
t
h
á
i
Khu vực được bảo vệ
Khu nghỉ dưỡng trên núi
Du lịch mạo hiểm
B
iể
n
Nghỉ ngơi ở biển
Vịnh Hạ Long
Du lịch trên sông Mekong
Du lịch tàu biển
T
h
à
n
h
p
h
ố
Nghỉ tại thành phố lớn
Nghỉ chân trong thời gian
ngắn
Q
u
a
n
tâ
m
đ
ặ
c
b
iệ
t
Tour truyền thống
Du lịch MICE
Chơi golf
Lưu ý: Những ô in đậm thể hiện các sản phẩm trọng tâm đặc biệt tại thị trường đích.
Các hoạt động xây dựng thương hiệu
Việc triển khai tổng thể chiến lược xây dựng thương hiệu cần phải có sự
kết hợp giữa thương hiệu với marketing và các chiến lược liên quan khác,
đạt được sự cam kết và quyền sở hữu thương hiệu ‘Vietnam – Timeless
Charm’ của TCDL, có được sự đồng thuận về nhận diện thương hiệu, các
giá trị và thuộc tính then chốt của thương hiệu cũng như tiếp tục hoàn thiện
chiến lược thương hiệu để thúc đẩy quy trình phát triển thương hiệu.
Cơ cấu Những hoạt động quan trọng cần hoàn thành khi hình thành thương hiệu
gồm có: rà soát lại cơ cấu tổ chức của TCDL dựa trên phương pháp chuỗi
giá trị, tăng cường năng lực cho các đối tác chính về mặt lý thuyết cũng
như phương pháp luận ẩn sau việc xây dựng thương hiệu cho một điểm
đến du lịch, hình thành một tổ công tác thương hiệu trong nội bộ TCDL,
khởi động quá trình hợp tác với ngành Du lịch, hoàn thiện các nhóm sản
phẩm có gắn thương hiệu du lịch (vai trò và chức năng).
Tính pháp lý Các vấn đề pháp lý nổi trội liên quan đến việc sử dụng lôgô, thông điệp,
hình ảnh sẽ được làm rõ và củng cố.
Tài chính Đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính cho TCDL quản lý thương hiệu theo
các mục tiêu cũng như chỉ số thành công có trong kế hoạch hành động đã
được đề xuất và thẩm định, từ đó triển khai các hoạt động tương ứng.
Nghiên cứu
& Phân tích
Hình ảnh hiện tại của thương hiệu sẽ được đánh giá với những kết quả
chính thu được từ quá trình xây dựng thương hiệu và quản lý sản phẩm.
Tóm tắt Tổng thể Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang 17
Chúng tôi cũng sẽ tiến hành đánh giá chất lượng nhu cầu thông tin cũng
như triển khai điều tra thị trường về hình ảnh của Việt nam trong lòng du
khách để tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa cho quá trình hình thành cấu
trúc và truyền thông thương hiệu.
Hình ảnh Tìm kiếm các hình ảnh đẹp về các khu, điểm đến phụ, các trải nghiệm du
lịch, những hoạt động giải trí, lựa chọn những hình ảnh có độ phân giải cao
và chất lượng tốt để tạo nguồn (từ các đối tác truyền thông). Một bộ hướng
dẫn sử dụng hình ảnh thương mại sẽ được xuất bản để cung cấp thông tin
về việc sử dụng những hình ảnh này. Cơ sở dữ liệu hình ảnh trên web
cũng sẽ được xây dựng, cung cấp hình ảnh phù hợp, có thương hiệu, cho
các đối tác chính trong và ngoài nước.
Thuyết minh Những câu chuyện nhỏ sẽ được lồng ghép vào chiến dịch marketing hiện
tại cũng như tương lai (đặc biệt được sử dụng ở chú thích bên dưới /
mạng truyền thông xã hội), cung cấp các mẫu câu chuyện cho các đối
tượng để đảm bảo tính nhất quán trong truyền thông thương hiệu.
Chiến dịch Trọng tâm của các chiến dịch thương hiệu là tập trung vào các điểm nổi
bật của thương hiệu, đặc biệt hướng tới các phân đoạn thị trường mục tiêu
khác nhau, cải tiến và sáng tạo khi truyền thông sản phẩm du lịch ở các
vùng trải nghiệm. Các hoạt động cụ thể trong chiến dịch này gồm có:
Vận hành – Ký hợp đồng với một công ty quảng cáo có tầm cỡ
quốc gia / sáng tạo hoặc một cá nhân để thiết kế các chiến dịch,
các tài liệu xúc tiến quảng bá, Điểm cung cấp Thông tin và Điểm đặt
các đơn vị Bán hàng
In ấn –Triển khai các hướng dẫn sử dụng lôgô và khẩu hiệu theo
các thông điệp hướng tới hợp tác kinh doanh cũng như hướng tới
du khách.
Trang web – Khởi động một diễn đàn trên web tập trung và bền
vững cho các đối tượng sử dụng B2C và B2B
Truyền thông xã hội – Nghiên cứu các hoạt động truyền thông xã
hội hiện đang triển khai để quảng bá cho Việt Nam như một điểm
đến du lịch, và thực hiện chiến dịch truyền thông xã hội có mục tiêu.
Bản tin – Xuất bản bản tin cho ngành du lịch trong đó đề cập đến
hầu hết các nội dung liên quan đến các hoạt động trọng tâm của
TCDL.
Băng hình – Dựng một đoạn băng hình trong đó bao gồm những
kết quả then chốt về thương hiệu (về một vấn đề).
Công tác triển khai quản lý sản phẩm
Ưu tiên các
kỳ nghỉ tại
thành phố
‘Kỳ nghỉ ngắn tại các thành phố’ được xác định sẽ là một chuỗi sản phẩm
trọng tâm để làm nổi bật vai trò của hai thành phố lớn:Hà Nội và Hồ Chí
Minh như một trải nghiệm du lịch chính tại Việt Nam.
Cơ cấu
Hình thành các nhóm quản lý sản phẩm tại các vùng (TCDL, Tổ chức
Quản lý Điểm đến, các đối tác khu vực và khu vực tư nhân), hỗ trợ phát
triển các tổ chức quản lý điểm đến chuyên nghiệp, xác định các khu vực
ưu tiên theo các điểm đến phụ và nhu cầu du lịch theo chủ đề.
Truyền
thông
Các sản phẩm truyền tải bản chất của thương hiệu ‘Việt nam – Vẻ đẹp Bất
tận’ sẽ được quảng bá trong những chiến dịch marketing, triển khai tập
huấn kỹ năng phát triển sản phẩm ở cấp vùng (như chuỗi giá trị, thu hoạch
giá trị, giới thiệu gói sản phẩm, định giá, marketing theo lối kể chuyện, xây
dựng thương hiệu), tổ chức hội thảo cải tiến sản phẩm ở các điểm đến
Tóm tắt Tổng thể Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang 18
phụ (như “tạo sản phẩm có điểm độc đáo”).
Chất lượng Khu vực ưu tiên cải thiện chất lượng sẽ được xác định theo những trải
nghiệm du lịch chính trong phạm vi điểm đến (như Vịnh Hạ Long). Nhu
cầu cải thiện chất lượng đối với sản phẩm, quy trình và quản lý sẽ được
đánh giá nhằm có được một bức tranh tổng thể, và một chương trình du
lịch quốc gia trong ngắn, trung và dài hạn sẽ được xây dựng có chất
lượng. Một Kế hoạch hành động phục vụ cho TCDL liên quan đến cách
thức lãnh đạochiến lược của chương trình này cũng sẽ được thiết kế và
triển khai.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang19
Hoàn thành các mục tiêu du lịch Việt Nam
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN
Các mục tiêu
Định vị Việt Nam như một điểm du lịch hấp dẫn, giàu bản sắc văn hóa, dễ tiếp cận cho những kì nghỉ ngắn ngày
cũng như dài ngày;
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, thu hút khách du lịch quay trở lại;
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trườngcó mức tăng trưởng
nhanh, những thị trường mới hiệu quả trong chi phí tiếp cận.
Mục tiêu chiến lược marketing đối với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 6% dựa vào các thị trường này.
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Băng hình, trang web quảng bá
thương hiệu, gian hàng triển lãm
có thương hiệu, sổ tay thương
hiệu
Phối hợp với các đối tác tiến hành quảng cáo trên
đường phố; Triển lãm thương mại du lịch; Triển lãm
khách hàng; Đặt đại diện; Công ty PR
Quan tâm đặc biệt (chơi golf,
MICE)
Trang web thương hiệu (bằng
ngôn ngữ Trung, Nhật, Hàn)
Phối hợp với các đối tác Việt Nam triển khai các
chiến dịch xúc tiến; Đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ);
Tài trợ cho các sự kiện (giải thi đầu golf)
Những người sử dụng
Internet
Trang web thương hiệu (bằng
ngôn ngữ Trung, Nhật, Hàn)
Phối hợp với các đối tác thực hiện chiến dịch
marketing điện tử
Khách hàng tại các những
thành phố lớn tiếp cận bằng
đường không
Quảng cáo thương hiệu, trang
web thương hiệu (bằng ngôn ngữ
Trung, Nhật, Hàn)
Phối hợp với các đối tác khác tổ chức chiến dịch
quảng cáo dành cho khách hàng
TRUNG QUỐC
Các mục tiêu
Định vị Việt Nam như một điểm du lịch thuận lợi, tương đồng, giàu bản sắc văn hóa và dễ tiếp cận, là điểm đến
cho các kì nghỉ ngắn ngày cũng như dài ngày;
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, thu hút khách du lịch Trung Quốc có khả năng
chi trả cao.
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường có mức tăng trưởng
nhanh, những thị trường mới có hiệu quả trong chi phí tiếp cận.
Do tổng mức tăng trưởng dựa vào thị trường Trung Quốc hiện là 40%/năm (một tỉ lệ không thể kiểm soát hiệu quả về môi
trường và xã hội), hoạt động marketing cần phải lựa chọn kỹ và tập trung hơn vào đối tượng khách du lịch có khả năng
chi trả cao để tránh sự thống trị hoặc phụ thuộc vào một thị trường nguồn
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Băng hình, trang web (bằng tiếng
Trung) quảng bá thương hiệu,
gian hàng triển lãm có thương
hiệu, sổ tay thương hiệu (bằng
tiếng Trung)
Phối hợp với các đối tác tiến hành quảng cáo trên
đường phố; Triển lãm thương mại du lịch; Triển lãm
khách hàng; Đặt đại diện;
Quan tâm đặc biệt (chơi golf,
MICE)
Trang webthương hiệu (bằng
tiếng Trung)
Phối hợp với các đối tác Việt Nam triển khai các
chiến dịch xúc tiến; Đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ);
Tài trợ cho các sự kiện (giải thi đầu golf)
Những người sử dụng
Internet
Trang webthương hiệu (bằng
tiếng Trung)
Phối hợp với các đối tác thực hiện chiến dịch
marketing điện tử
Khách hàng tại những thành
phố lớn tiếp cận bằng
đường không; Khách hàng
tại các những thành phố sâu
bên trong lãnh thổ có thể
tiếp cận bằng đường không
Quảng cáo thương hiệu; Trang
webthương hiệu (bằng tiếng
Trung)
Phối hợp với các đối tác khác tổ chức chiến dịch
quảng cáo dành cho khách hàng
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Các mục tiêu
Định vị Việt Nam như một điểm du lịch hấp dẫn, giàu bản sắc văn hóa, dễ tiếp cận, là điểm đến cho các kì nghỉ
ngắn ngày (đặc biệt là kỳ nghỉ ngắn ngày các thành phố);
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, thu hút khách quay trở lại Việt Nam.
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường có mức tăng trưởng
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang20
nhanh, những thị trường mới có hiệu quả trong chi phí tiếp cận.
Mức tăng trưởng 10% hàng năm từ thị trường du lịch Malaysia và Singapore có thể sẽ là mục tiêu hương tới. Tỉ lệ tăng
trưởng này cũng là mức mong đợi của các nước láng giềng (Lào, Campuchia). Trước mắt, Thái Lan sẽ là thị trường khó
thu hút khách du lịch hơn cả. Đối với thị trường du lịch Thái Lan và các thị trường Đông Nam Á, mức tăng trưởng cơ bản
dự kiến cho đến năm 2020 là 6%.
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Băng hình, trang web quảng bá
thương hiệu, gian hàng triển lãm
có thương hiệu, sổ tay thương
hiệu
Phối hợp với các đối tác tiến hành quảng cáo trên
đường phố; Triển lãm thương mại du lịch; Triển lãm
khách hàng; Đặt đại diện; Công ty PR
Quan tâm đặc biệt (chơi golf,
MICE)
Trang web thương hiệu, Trang
web xúc tiến thương hiệu
Phối hợp với các đối tác Việt Nam triển khai các
chiến dịch xúc tiến; Đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ);
Tài trợ cho các sự kiện (giải thi đầu golf)
Những người sử dụng
Internet
Trang web thương hiệu; Chiến
dịch quảng bá trên facebook
Phối hợp với các đối tác thực hiện chiến dịch
marketing điện tử; tạo các trang web bằng một số
ngôn ngữ trong khu vực (tiếng Thái, Malay)
Khách hàng tại các những
thành phố lớn tiếp cận bằng
đường không
Quảng cáo thương hiệu; Trang
webthương hiệu
Phối hợp với các đối tác khác tổ chức chiến dịch
quảng cáo dành cho khách hàng; Đặt đại diện (văn
phòng lễ tân và văn phòng hỗ trợ)
BẮC MỸ
Các mục tiêu
Xây dựng nhận thức về Việt Nam như một điểm đến thân thiện,giàu bản sắc văn hóa trong khu vực Đông Nam Á
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới những phân khúc thị trường có hiệu quả trong
chi phí tiếp cận.
Với các nguồn lực tăng cường, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ thị trường du lịch Bắc Mỹ có thể được nâng từ 2%/năm
hiện nay lên 3%/năm.
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Trang web thương hiệu Là thành viên và luôn trao đổi với ATTA; Điều tra báo
giới & thương mại dịch vụ; Các công ty PR đăng tải
các tin tích cực trên báo chí; kết hợp với những hãng
hàng không trong các chuyến về thăm thân
Quan tâm đặc biệt (Cựu
chiến binh)
Trang web thương hiệu; Trang
web thương hiệu ‘chào mừng các
cựu chiến binh’
Phối hợp với các đối tác Việt Nam triển khai các
chiến dịch xúc tiến
Quan tâm đặc biệt (các công
ty du lịch bằng tàu biển)
Trang web thương hiệu (thông tin
về các cửa khẩu, các điểm tham
quan); gian hàng triển lãm có
thương hiệu; sổ tay thương hiệu
Thương mại cảng biển châu Á (tháng 9 ở
Singapore); Phối hợp với các đối tác triển khai các
chiến dịch (tại các cửa khẩu, các hãng vận tải bằng
đường biển, các công ty điều hành tour); Thương
mại cảng biển tại Miami (tháng 3)
Việt Kiều Trang web thương hiệu(bằng
tiếng Việt, Anh)
Phối hợp với các tổ chức Việt Kiều sinh sống tại Mỹ,
Canada triển khai các chiến dịch xúc tiến
Những người sử dụng
Internet
Trang web thương hiệu Phối hợp với các đối tác thực hiện chiến dịch
marketing điện tử
Khách hàng từ các thành
phố ven biển phía Đông tiếp
cận bằng đường không
Trang web thương hiệu Hợp tác với các hãng hàng không
ÚC
Các mục tiêu
Xây dựng nhận thức về Việt Nam như một điểm đến thân thiện, giàu bản sắc văn hóa trong khu vực Đông Nam Á
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, khuyến khích du khách quay lại thăm quan để
khám phá sâu hơn về Việt Nam
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới những phân khúc thị trường có hiệu quả trong
chi phí tiếp cận.
Với nguồn lực tăng cường, một tỉ lệ tăng trưởng hàng năm cao hơn (10%/năm) có thể là mục tiêu đặt ra đối với thị trường
khách du lịch đến từnước Úc, một quốc gia có nền kinh tế mạnh, là thị trường du lịch quốc tế hứng thú với việc khám phá
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Trang web thương hiệu; sổ tay
thương hiệu chung; các bài báo
Kết hợp với những hãng hàng không trong các
chuyến về thăm thân; Tham dự triển lãm; Phối hợp
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang21
gắn thương hiệu; thư viện ảnh có
thương hiệu
với các đối tác tiến hành quảng cáo trên đường phố;
Các công ty PR đăng tải các tin tích cực trên báo chí;
Đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ); Mở rộng việc quảng
cáo trên đường phố
Việt Kiều Trang web thương hiệu(bằng
tiếng Việt và Anh)
Marketing điện tử
Những người sử dụng
Internet
Trang web thương hiệu Phối hợp với các đối tác thực hiện chiến dịch
marketing điện tử
Khách hàng từ các thành
phố chính
Trang web thương hiệu; Quảng
cáo thương hiệu
Chiến dịch hợp tác giữa hàng không và thương mại
du lịch
NGA
Các mục tiêu
Xây dựng nhận thức về Việt Nam như một điểm đến ở châu Á với biển, văn hóa, các thành phố và thiên nhiên
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, thu hút du khách quay lại
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới những phân khúc thị trường có chi tiêu tại chỗ
cao hơn, có hiệu quả hơn trong chi phí tiếp cận
Mục tiêu là duy trì tốc độ tăng trưởnghiện tại, góp phần sử dụng hết công suất buồng vốn đang ngày càng tăng
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Trang web thương hiệu (bằng
tiếng Nga); các bài báo gắn
thương hiệu; thư viện ảnh có
thương hiệu
Các chuyến thăm thân kết hợp với du lịch; thu thập
thông tin về thị trường để định hướng kinh doanh du
lịch
Khách hàng từ các thành
phố chínhđến bằng đường
không/công ty điều hành tour
Trang web thương hiệu (bằng
tiếng Nga); gian hàng triển lãm có
thương hiệu
Chiến dịch hợp tác giữa hàng không và thương mại
du lịch; công ty PR; đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ);
triển lãm thương mại & khách hàng (có sự tham gia
của các đối tác)
CHÂU ÂU
Các mục tiêu
Xây dựng nhận thức về Việt Nam như một điểm đến ở khu vực Đông Nam Á với văn hóa, biển, các thành phố
lịch sử và thiên nhiên
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách, thu hút du khách quay lại Việt Nam và coi đây
như một điểm đến riêng biệt
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới những phân khúc thị trường có chi tiêu tại chỗ
cao hơn, có hiệu quả hơn trong chi phí tiếp cận
Sẽ rất khó duy trì tỉ lệ tăng trưởng từ thị trường du lịch Châu Âu như hiện nay do suy thoái kinh tế liên tục, đồng Euro bị
suy yếu và giá nhiên liệu tăng cao, mặc dù giữa Việt Nam và Pháp đã có những mối liên hệ lịch sử, nhiều người rất hứng
thú với những ngày lễ Đông Dương. Tuy nhiên, thị trường Anh Quốc đang có dấu hiệu phục hồi. Yếu tố then chốt chính là
sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp làm du lịch tại những thị trường này, và Tổng cục Du lịch cần hợp tác mạnh
hơn với khu vực kinh tế tư nhân để hỗ trợ thực hiện các sáng kiến của mình.
Mục tiêu Công cụ thương hiệu cần có Xúc tiến hỗn hợp
Thương mại du lịch; báo chí
du lịch; báo chí nói chung
Trang web thương hiệu; Các bài
báo gắn thương hiệu; Thư viện
ảnh có thương hiệu
Các chuyến thăm thân kết hợp với du lịch; Thu thập
thông tin về thị trường để định hướng kinh doanh du
lịch
Khách hàng từ các thành
phố chínhđến bằng đường
không/công ty điều hành tour
Trang web thương hiệu (bằng
ngôn ngữ lựa chọn); quảng cáo
thương hiệu (bằng ngôn ngữ lựa
chọn); gian hàng triển lãm có
thương hiệu
Chiến dịch hợp tác giữa hàng không và thương mại
du lịch; công ty PR; Đặt đại diện (văn phòng hỗ trợ);
triển lãm thương mại & khách hàng (có sự tham gia
của các đối tác)
CÁC THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ KHÁC
Các mục tiêu
Xây dựng nhận thức về Việt Nam như một điểm đến thân thiện và giàu bản sắc văn hóa ở khu vực Đông Nam Á,
có biển, các thành phố lịch sử và thiên nhiên
Truyền thông hiệu quả về sự đa dạng của các sản phẩm du lịch ở Việt Nam cũng như những vùng du lịch chính;
kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu tại chỗ của du khách
Quản lý hợp tác hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới những phân khúc thị trường có hiệu quả trong
chi phí tiếp cận
Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam xác định Ấn Độ và Trung Đông là hai thị trường mới tiềm năng. Đây là những thị
trường rộng lớn và phức tạp,cần tập trung vào các khu vực thuận tiệnkết nối hàng không.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang22
Sản phẩm trọng tâm ở những thị trường này là các tour du lịch phổ thông, du lịch văn hóa, du lịch ngắn ngày tại các
thành phố kết hợp tham quan thắng cảnh. Các tour truyền thống với hành trình theo yêu cầu có xu hướng sẽ trở thành
các sản phẩm chính của thị trường này.
Xúc tiến hỗn hợp cần dựa vào nghiên cứu sâu về thị trường (có trao đổi với các doanh nghiệp du lịch). Công tác PR và
hoạt động thương mại nên giúpmở rộng nhận thức về Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Quan điểm marketing của TCDL đối với thị trường nội địa bao gồm như sau:
Địa điểm: Xúc tiến quảng bá du lịch nội địa ở cấp độ quốc gia, đặc biệt thông qua cấp vùng và cấp tỉnh. Khuyến
khích việc xây dựng thương hiệu có thiết kế chuyên nghiệp và được đầu tư mạnh từ ngân sách của các tiểu vùng
Giá: Giá của các kỳ nghỉ du lịch nội địa sẽ do thị trường quyết định và được bán bới khu vực tư nhân. TCDL sẽ
nỗ lực giảm thiểu sự rò rỉ từ nền kinh tế quốc gia sang các điểm đến khác, đặc biệt dựa vào sự tăng cường hợp
tác với các hãng hàng không, công ty vận tải, các ngành dịch vụ và khách sạn.
Quan hệ đối tác: Khuyến khích marketing và cạnh tranh giữa các nhóm tại 9 vùng du lịch. Xây dựng quan hệ đối
tác với các ngành liên quan để phục vụ công tác xúc tiến du lịch và quản lý điểm đến có trách nhiệm.
Con người: Xây dựng năng lực của các cán bộ chịu trách nhiệm marketing điểm đến ở cấp độ vùng.
Xúc tiến: Xem bảng dưới đây.
Xúc tiến hỗn hợp Nội dung & Thực hiện
Quảng cáo trên phương tiện
thông tin đại chúng ( TV, Đài phát
thanh)
Kích cầu: “Khám phá vẻ đẹp đất nước bạn”; tạo sự quen thuộc cho thương hiệu;
nhận thức về dòng sản phẩm; chiến dịch (quy mô vùng) sản phẩm cụ thể (hợp tác
với vùng); mức độ thường xuyên cao
Các hội chợ thương mại và du
lịch được chọn lọc
Xúc tiến theo các chủ đề của chiến dịch
Tạo sự quen thuộc cho sản phẩm
mới
Các tỉnh/vùng thường xuyên thực hiện
Các chuyến tham quan cho giới
báo chí
Các tỉnh/vùng thường xuyên thực hiện
Quan hệ công chúng (PR) Các chuyến công tác cho giới truyền thông: TV (chương trình về văn hóa, thiên
nhiên trên kênh VTV1,2,3; HTV...); một số tờ báo chính; tạp chí có độc giả cụ thể
(như cuốn Heritage...); kho tư liệu các bài báo và hình ảnh được cung cấp.
Các sự kiện Nếu thấy thích hợp
Marketing điện tử Chiến dịch xúc tiến trên web đối với du khách nội địa do TCDL chủ trì; Marketing
điện tử tới người sử dụng điện thoại di động, Facebook...vv
Ấn phẩm Các tập gấp giới thiệu chiến dịch và các tài liệu marketing khác bằng tiếng Việt
Quảng cáo Áp phích quảng cáo tại các thành phố lớn, đường giao thông chính; báo chí, đài phát
thanh, TV
Họp và hội nghị Chiến dịch thu hút các nguồn lực và sự chú ý của các đối tác đối với marketing du
lịch Việt Nam; điều phối giữa các vùng và tỉnh để thực hiện hoạt động marketing.
THỊ TRƯỜNG HỢP TÁC
Các mục tiêu
Nâng cao nhận thức về các sáng kiến do TCDL chỉ đạo và hiệu quả của chúng
Phổ biến kết quả nghiên cứu và thông tin về các mục tiêu marketing du lịch Việt Nam
Xây dựng niềm tự hào thương hiệu du lịch Việt Nam và cách thức tiếp cận của thương hiệu
Tăng cường hợp tác giữa tất cả đối tác và thúc đẩy sáng kiến marketing từ mua ủng hộ cho đến có chiến lược.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả của chiến lược marketing do Tổng cục Du lịch chủ trì và coi
đây như một khoản đầu tư có lợi.
Các công cụ chính, chiến dịch marketing hợp tác và hoạt động hợp tác bao gồm:
Công cụ Mô tả
Quan hệ công
chúng
Truyền thông chiến lược marketing và kế hoạch hàng nămcủa TCDL, hợp tác với ngành du lịch Việt
Nam trong việc lập quy hoạch chung và thực hiện. Kết hợp với việc xúc tiến thương hiệu và các giá trị
thương hiệu tại thị trường nội địa.
Hội nghị Tổ chức hội nghị quốc gia hàng năm về marketing để thu thập ý kiến và phổ biến kế hoạch marketing
đến các đối tác tại Việt Nam, khuyến khích hợp tác (đặc biệt là hợp tác công-tư) và hợp tác giữa trung
ương-tỉnh.
Hội thảo Phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch, các công ty điều hành tour và hãng Hàng không Quốc gia Việt
Nam tổ chức các hội thảo kỹ thuật, các khóa tập huấn để xây dựng kế hoạch marketing quốc gia. Tiến
hành tập huấn kỹ năng và các hoạt động marketing tại những thị trường mục tiêu cụ thể.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang23
Xúc tiến hỗn hợp
Internet &Marketing điện tử
Trong khi quảng bá qua Internet hiện đang phát huy hiệu quả nếu được
thiết kế phù hợp (giá trị so với chi phí có thể cao hơn cách thức quảng bá
truyền thống), thì trên thực tế hình thức này lại không hề rẻ và phụ thuộc
vào các phương pháp vận hành hệ thống để giải quyết những yêu cầu, ví
dụ như một trang web giới thiệu thông tin điểm đến được thiết kế đẹp và
phù hợp thì mới mang lại được kết quả khả quan.
Các chiến lược marketing trên internet được xem xét đến bao gồm:
Quảng cáo bằng trình chiếu trên internet: Sử dụng áp phích hoặc
các tin quảng cáo trên áp phích, bố trí chúng trên trang web của
bên thứ ba, từ đó hướng người sử dụng truy cập vào trang web cá
nhân của tổ chức du lịch nhằm nâng cao nhận thức về điểm đến
hoặc hưởng ứng chiến dịch.
Marketing thông qua công cụ tìm kiếm: Xúc tiến trang web bằng
việc nâng cao hình ảnh của mình tại các trang kết quả của công cụ
tìm kiếm dưới hình thức đặt chỗ cố định rồi trả tiền, quảng cáo theo
ngữ cảnh, quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm hoặc thông qua
các kỹ thuật tối ưu hóatrang web công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa trang web công cụ tìm kiếm: Cải thiện hình ảnh của một
trang webtrên công cụ tìm kiếm thông qua các kết quả tìm kiếm “tự
nhiên” hoặc “không phải trả tiền”.
Marketing trên mạng xã hội: Có được lượng truy cập hoặc sự quan
tâm thông qua các mạng xã hội như Facebook và Twitter.
Marketing qua thư điện tử: Quảng bá trực tiếp một thông điệp
thương mại tới một nhóm người đang sử dụng thư điện tử (như thư
điện tử gửi trực tiếp).
Marketing thông qua giới thiệu: Xúc tiến sản phẩm hoặc dịch vụ tới
các khách hàng mới thông qua những lời giới thiệu, thường là
truyền miệng (ví dụ như thông qua TripAdvisor).
Marketing chi nhánh: Khi một doanh nghiệp thưởng cho các chi
nhánh vì họ đã mang đến khách hàng hoặc du khách cho doanh
nghiệp nhờ nỗ lực marketing của bản thân chi nhánh đó
Marketing thị trường inbound (khách đến): Xây dựng và chia sẻ
rộng rãi nội dung thông tin như một cách để biến những khách
hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, và khách hàng thực
sựtrở thành khách hàng quen (như thông qua một blog quy định).
Marketing thông qua băng hình: dựng các băng hìnhthu hút người
xem vào trạng thái muốn mua hàng dựa vào những thông tin trình
bày dưới dạng băng hình, hướng họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ
(như những đoạn băng hình trên Youtube).
Marketing du kích: Marketing không theo phương thức truyền thống
như dán poster trên các bảng quảng cáo, những kiểu PR nhỏ
lẻvv, tạo sự quan tâm, kích thích suy nghĩ trên Internet để tạo tính
lan truyền, phát tán theo kiểu virus (như đoạn giới thiệu ẩm thực
Việt Nam ‘Khung ngắm: Phong vị Việt Nam’).
Đặt hàng trực tuyến: Marketing điện tử với những tổ chức trên
mạng (như Agoda, Lastminute.com), ngoài ra cũng cung cấp các
cơ hội đặt hàng trực tiếp
Trang web marketing điểm đến: Xây dựng một trang web giới thiệu
điểm đến có chất lượng cao, bằng nhiều thứ tiếng, thiết kế tinh vi
B2B và B2C dựa trên các giá trị thương hiệu.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang24
Quan hệ công chúng (PR) và các chương trình làm quen sản phẩm
Các chiến dịch PR cụ thể cần khởi động ở mỗi thị trường trọng tâm,
phản ánh các chủ đề thương hiệu chính, sản phẩm mớivà sản
phẩm phù hợp với thị trường, đặc biệt là sản phẩm du lịch biển
Cơ quan phụ trách PR tại địa phương sẽ được chỉ định để hỗ trợ
marketing thị trường nội địa. Hàng năm, cơ quan này sẽ soạn thảo
một bản báo cáo chi tiết nêu rõ các lĩnh vực và các vấn đề cụ thể
cần được giải quyết trong năm đó.
TCDL sẽ cung cấp cho các cơ quan đại diện thị trường, các công ty
kinh doanh du lịch thông cáo báo chí cập nhật các bước phát triển
mới của ngành Du lịch Việt Nam.
TCDL cũng sẽ rà soát và cập nhật các thông tin đầu vào trong toàn
bộ cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch chính cho từng thị trường
(như cuốn Rough Guide, Insight guide, Blue Guidevv). Một hệ
thống rà soát trên TripAdvisor và công cụ rà soát điện tử khác sẽ
được khởi động.
Tổ chức các chuyến công tác cho giới truyền thông đến các thị
trường chính nếu thấy có hiệu quả về mặt chi phí và nếu có sự hỗ
trợ của các hãng hàng không, hoặc các doanh nghiệp.
Triển lãm và hội chợ thương mại về du lịch
Các hoạt động chính trong triển lãm du lịch bao gồm:
Tập trung vào thương mại du lịch tại tất cả các thị trường, ngoại trừ
Việt Nam và các nước Đông Nam Á vì ở đây đã có sự tập trung vào
khách hàng. Xây dựng các mối quan hệ đối tác để các hội chợ
thương mại đều được những công ty thương mại du lịch hỗ trợ một
phần kinh phí.
Tạo dựng tính hiện diện thương hiệu một cách mạnh mẽ hơn tại
các buổi quảng bá du lịch chính (như hội chợ ITB, hội chợ du lịch
thế giới), có khả năng phải giảm bớt các hội chợ tại thị trường nội
địa và thị trường gần khu vực châu Á để đạt được hiệu ứng cao
hơn trong các hội chợ tham gia.
Các hội chợ thương mại sẽ được ưu tiên, kết hợp với các hoạt
động trong chiến dịch marketing khác (như quảng cáo, PR, hỗ trợ
thương mại du lịch).
Các hoạt động chính trong thương mại du lịch bao gồm:
Tăng cường hợp tác với Hàng không Việt Nam, các công ty vận tải
quốc gia trong các hoạt động (ví dụ như tổ chức các chuyến làm
quen với sản phẩm, các chuyến PR), đồng thời tăng cường quan
hệ đối tác với các công ty vận tải đường dài đứng đầu trên thị
trường tại các điểm đến hiện có cũng như điểm đến mới.
Hợp tác với khu vực tư nhân (dưới sự hỗ trợ của TCDL) để chú
trọng vào thương mại du lịch, các công ty điều hành tour riêng lẻ
vốn hiện đang đề cao tính cạnh tranh của các điểm đến chứ chưa
làm nổi bật thị trường Việt Nam.
Cần có sự hợp tác trực tiếp giữa các đơn vị lập hành trình cho các
hãng tàu biển với cảng biển và đại lý tàu biển.
Hợp tác chặt chẽ với các công ty điều hành du lịch đến Việt Nam
(khách inbound), công ty kinh doanh du lịch trên quốc tế, các đại
diện tại nước ngoài và các cơ quan PR để tiếp thị và quảng bá Việt
Nam.
Làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp vận tải mặt đất tại địa
phương.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang25
Chọn lọc một loạt lịch trình cho các chuyến làm quen sản phẩm đặc
biệt (ví dụ như chương trình ‘phong vị Việt Nam’), với sự hiện diện
của các nhóm chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau, như: các công
ty điều hành tour phổ thông, các công ty điều hành tour đặc biệt
(lặn biển, trekking, văn hóa), và các hãng lữ hành.
Ấn phẩm
Để đồng thời marketing điểm đến và khuyến khích du khách lưu lại
dài ngày hơn, đi du lịch nhiều hơn, các ấn phẩm du lịch có thương
hiệu, dễ nhìn, có định hướng marketing sẽ được thiết kế bởi một
công ty chuyên nghiệp, để phản ánh thương hiệu lựa chọn cũng
như các dòng sản phẩm (các ấn phẩm hiện có sẽ được thu hồi lại
hoặc hủy bỏ). Những ấn phẩm bao gồm:
o Các ấn phẩm được in: Bằng ngôn ngữ phù hợp, bao gồm phiên
bản tiếng Việt và tiếng Anh trong năm đầu tiên. Đồng thời các ấn
phẩm này sẽ được xây dựng bằng các ngôn ngữ khác để phục
vụ các hoạt động trongnhững chiến dịch thí điểm cụ thể. Các ấn
phẩm mới cần gọn nhẹ, phù hợp với công tác hỗ trợ xúc tiến
của các công ty điều hành tour. Các ấn phẩm cũ sẽ được tiêu
thụ hết hoặc thu hồi.
o Ân phẩm trực tuyến: Một loạt các ấn phẩm khác để đăng tải trên
các trang thông tin điện tử cũng sẽ được xây dựng dựa trên các
điều khoản tham chiếu chi tiết, bao gồm: sách hướng dẫn du lịch
Việt Nam bỏ túi; sách hướng dẫn du lịch Việt Nam; bản đồ du
lịch Việt Nam theo vùng; các dòng sản phẩm và áp phích quảng
cáo có mang thương hiệu Việt Nam (văn hóa, thành phố, tự
nhiên, biển); và các ấn phẩm về các loại hình du lịch đặc biệt
khác. Việc soạn thảo bằng các ngôn ngữ khác nhau cũng sẽ
dựa trên những yêu cầu cụ thể của chiến dịch tiếp thị (ví dụ như
ấn phẩm marketing chiến lược hướng tới thị trường Nga với
phiên bản tiếng Nga ‘Việt Nam: Vẻ đẹp bất tận: Kỳ nghỉ bất tận’),
với điều kiện tất cả các ẩn phẩm vẫn phải tuân thủ quy định
hướng dẫn thương hiệu mới.
TCDL sẽ lập kế hoạch và dự toán ngân sách chi phí và số lượng ấn
phẩm cung cấp cho mỗi thị trường và mỗi triển lãm dự kiến tham gia.
Số lượng dùng mỗi tháng và các thị trường cũng cần được ghi lại
Các vùng, tỉnh và các tổ chức tiếp thị điểm đến sẽ chịu trách nhiệm
cung cấp ẩn phẩm thông tin du lịch cho du khách đã có mặt tại thị
trường. TCDL có vai trò hướng dẫn cách thức thực hiện hiệu quả
nhất.
Quảng cáo
Cần hoàn tất một bộ hồ sơ quảng cáo gắn thương hiệu theo dòng
sản phẩm thông qua đấu thầu quảng cáo công khai. Các quảng cáo
có thương hiệu (in ấn, Internetvv) sẽ bao gồm: chiến dịch quảng
cáo nội địa; quảng cáo thương hiệu chung cho du lịch Việt Nam
theo chủ đềKhám phá bất tận (văn hóa, bãi biển, thành phố, thiên
nhiên); quảng cáo du lịch thành phố để sử dụng tại các thị trường
láng giềng; quảng cáo du lịch biển Việt Nam, và; các loại hình du
lịch đặc biệt khác khi các chiến dịch được triển khai (như du lịch
golf, MICE với phiên bản tiếng Anh và ngôn ngữ của châu Á).
Sẽ xây dựng nội dung quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh
cho thị trường nội địa, dựa trên hướng dẫn sử dụng thương hiệu và
chủ đề: Việt Nam: Vẻ đẹp bất tận – Đó là của bạn. Cũng nên cân
nhắc các chương trình quảng cáo thương hiệu trên truyền hình tại
các thành phố châu Á có đường bay thẳng tới Việt Nam (tùy vào
ngân sách).
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang26
CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC
Nguồn nhân lực
Cần giao trách nhiệm cụ thể cho các nhóm cán bộ công táctheo thị
trường, theo sản phẩm và theo hoạt động xúc tiến để có thể nâng
cao kỹ năng chuyên môn.
Cần thực hiện phân tích về nhu cầu đào tạo và đầu tư vào công tác
đào tạo cán bộ.
Cần thu hút những chuyên gia giỏi nhất của Việt Nam cũng như
của các nước khác để tư vấn cho Vụ thị trường du lịch thuộc TCDL
về các vấn đề như chiến lược marketing điện tử (e-marketing),
nâng cấp trang web, quan hệ công chúng, quảng cáo và thiết kế ấn
phẩm.
Nguồn lực tài chính
Nhằm thực hiện chiến lược marketing vốn sẽ đòi hỏi nhiều sự thay đổi lớn,
từ cách thức phân bổ ngân sách cho TCDL, đến cơ chế hoạt động của
TCDL, thì cần phải có sự cam kết về mặt chính trị cũng như nguồn lực tài
chính. Chúng tôi khuyến nghị tăng dần ngân sách cho TCDL tương ứng
với năng lực của TCDL và sự phát triển quan hệ hợp tác với khu vực tư
nhân (xem bảng dưới đây)
Ngân sách marketing tạm tính theo khu vực thị trường 2013-2016
Thị trường 2013
US$ 000
2014
US$ 000
2015
US$ 000
2016
US$ 000
Nghiên cứu & Phát triển thương hiệu 350 500
Bắc Á 200 500 1,000 1,500
Trung Quốc 100 500
ASEAN 200 500 1,100 1,700
Úc 20 100 800 1,000
Bắc Mỹ 20 100 550 800
Châu Âu 60 250 1,200 1,500
Các nước khác 50 350 500
Marketing trong nước 1,500 1,500 2,000 3,000
TỔNG 2,500 4,000 7,000 10,000
#Bao gồm phát triển trang web, xuất bản, các thiết kế tương tự khác
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang27
Ngân sách tạm tính cho TCDL để thực hiện xúc tiến hỗn hợp năm2016*
Hoạt động xúc tiến Quốc tế
US$ 000
Nội địa
US$ 000
Tổng
US$ 000
Internet &Marketing điện tử 1,000 500 1,500
PR 1,500 500 2,000
Triển lãm & Hội chợ Thương mại 1,000 500 1,500
Ấn phẩm 700 500 1,200
Quảng cáo 1,500 800 2,300
Đặt đại diện tại nước ngoài 800 - 800
Nghiên cứu 500 200 700
TỔNG 7,000 3,000 10,000
* Không bao gồm chi phí hành chính
Lợi tức đầu tư
Giả sử chiến lược marketing được hỗ trợ tài chính và thực hiện hoàn
chỉnh, tổng mức đầu tư tăng cường cho công tác marketing Việt Nam có
thể sẽ giúp tăng thêm 2,2 triệu lượt khách du lịch, đạt mức 7,7 triệu lượt
khách vào năm 2015 và 8,2 triệu lượt khách vào năm 2016.
Theo Quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia (bản dự thảo), vào năm 2015,
khách du lịch quốc tế sẽ có mức chi tiêu bình quân là 115 đô-la Mỹ một
ngày. Sử dụng con số này và chiếu sang dự báo của năm 2016 cho thấy
với mức đầu tư 7 triệu đô-la Mỹ cho marketing quốc tế vào năm 2016,
Chính phủ sẽ tạo thêm 253 triệu đô-la Mỹ từ chi tiêu của khách du lịch
quốc tế (2,2 triệu lượt khách du lịch x 115 đô-la Mỹ).
Nếu giả định khoảng 20% chi tiêu của khách du lịch quay trở lại cho Chính
phủ dưới hình thức thuế áp lên các chi phí của khách du lịch tại Việt nam
và là lợi nhuận của ngành Du lịch, lợi tức trực tiếp tính trên 7 triệu đô-la Mỹ
đầu tư vào marketing du lịch quốc tế chuyên nghiệp sẽ là 50,6 triệu đô-la
Mỹ, vào khoảng 7,23 đô-la lợi tức trên 1 đô-la đầu tư vào marketing quốc
tế.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang28
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Giai đoạn 1: 2013 – 2015
Năm thứ 1 Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng thương hiệu
Bộ hướng dẫn thương hiệu (sổ tay thương hiệu) sẽ được áp dụng nhất
quán trong toàn bộ công tác tuyền thông do TCDL thực hiện, được thiết kế
chuyên nghiệp bởi một đơn vị thiết kế đồ họa. Hướng dẫn này không chỉ
đề cập đến hình thức của các ấn phẩm mà còn quảng bá các thông điệp
quan trọng và các hình ảnh du lịch Việt Nam.
Hoạt động 2: Hội thảo marketing du lịch quốc gia
Để tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ đối tác giữa TCDL và Bộ VHTTDL
(MoCTS), một hội thảo 2 ngày sẽ được tổ chức để khởi động chiến lược
marketing du lịch quốc gia 2012-2013, dự thảo Kế hoạch Hành động năm
2013 cho TCDL, thông qua chiến dịch quảng bá du lịch nội vùng và quốc tế
2013, thảo luận về các sáng kiến marketing du lịch cho năm 2014, cam
kếtdu lịch có trách nhiệm.
Hoạt động 3: Thư viện ảnh truyền tải các giá trị thương hiệu
Cần phải có một thư viện ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao để truyền tải
các giá trị thương hiệu. Thư viện này sẽ được thiết lập trực tuyến trên
website thương hiệu du lịch Việt Nam trong tương lại và miễn phí cho
người sử dụng. Tối thiểu cần phải có 1000 ảnh có chất lượng cao, miễn
phí bản quyền, với chuyên đề xoay quanh sản phẩm và thông điệp chính
trong marketing.
Hoạt động 4: Chiến lược marketing điện tử
Với sự hỗ trợ của Dự án EU, TCDL sẽ phát triển chiến lược marketing điện
tử. Chiến lược này sẽ xem xét cơ sở dữ liệu hiện có của TCDL để phục vụ
cho mục đích marketing, các kênh marketing điện tử tại Việt Nam và các thị
trường mục tiêu theo chiến lược marketing. Năng lực công nghệ thông tin
của TCDL cũng sẽ được xác minh lại và đề xuất nhu cầu đào tạo.
Hoạt động 5: Các công cụ marketing chính – website thương hiệu
Cần có sự tham gia của các chuyên gia thiết kế trang web tốt nhất hiện có
tại Việt Nam trong việc xây dựng một website tiếp thị điểm đến tin cậy và
có thương hiệu. Website này phải thân thiện với người sử dụng, được thiết
kế chuyên nghiệp, đa ngôn ngữ và được cập nhật liên tục để cạnh tranh
với các cổng thông tin điện tử du lịch tốt nhất trên thế giới
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang29
Hoạt động 6: Chiến dịch du lịch nội địa
Chiến dịch marketing nội địa sẽ được hợp tác thực hiện với đối tác cấp tỉnh
để tăng số lượng, giá trị và qui mô các kỳ nghỉ lễ, khuyến khích khách du
lịch nội địa (i) đi du lịch trong nước nhiều hơn, (ii) xem Việt Nam như một
điểm đến của các kỳ nghỉ (iii) mong muốn bảo tồn môi trường du lịch.
Hoạt động 7: Nghiên cứu thị trường
Thông qua một nhóm chuyên gia hoạt động tập trung, chuyên nghiệp, cùng
với các nghiên cứu không thường xuyên khác, cần phải xác minh những
nhu cầu và mong muốn của khách du lịch tiềm năng trong tương lại ở
những thị trường cụ thể hoặc liên quan đến các sản phẩm cụ thể, mức độ
hài lòng, hiệu quả của các chiến dịch marketing. Các chủ đề được khai
thác trong năm thư 1 bao gồm: những vấn đề thích và không thích của
khách du lịch nội địa; nhận thức các vấn đề môi trường và du lịch có trách
nhiệm; hiệu quả thực hiện marketing du lịch nội địa; nghiên cứu chiến dịch
quảng bá 2014; theo dõi hoạt động của hội đồng du lịch của đối thủ cạnh
tranh.
Hoạt động 8: Tiếp tục các hoạt động xúc tiến quảng bá hiện tại của
TCDL
Hiện nay, TCDL dự kiến sẽ tiếp tục triển khai một số hoạt động xúc tiến
quảng bá như sau: (i) tham dự các sự kiện văn hóa, triển lãm và hội thảo ở
các thị trường lớn; (ii) tham dự các hội chợ du lịch quốc tế bao gồm Hội
chợ du lịch quốc tế (ITB) tại Đức và Châu Á, và Thị trường thương mại thế
giới (WTM) tại Luân Đôn; (iii) đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ PR, xuất bản các
ấn phẩm, các vật phẩm sử dụng để quảng bá xúc tiến du lịch.
Hoạt động 9: Đào tạo cán bộ TCDL
Phát triển năng lực cho cán bộ của TCDL trong những lĩnh vực: (i) hiểu
biết về xây dựng thương hiệu; (ii) phát triển quan hệ hợp tác công - tư và
kỹ năng đàm phán trong bán hàng; (iii) marketing điện tử, mong muốn của
khách hàng và quản trị website; (iv) Kỹ thuật nghiên cứu thị trường.
Năm thứ 2 Hoạt động 10: Các công cụ marketing chính – bộ ấn phẩm marketing
thương hiệu
Một bộ ấn phẩm mới, nhất quán, có chất lượng cao sẽ được giới thiệu, bao
gồm: (i) hướng dẫn chung để sử dụng tại triển lãm thương mại; (ii) sổ tay
hướng dẫn sử dụng tại các triển lãm tiêu dùng và dành cho khách du lịch;
(iii) bản đồ có nhãn hiệu; (iv) tập gấp quảng bá sản phẩm, phản ánh các
chủ đề nhãn hiệu; (v) tập gấp giới thiệu các điểm du lịch đặc biệt; (vi) sổ
tay quảng cáo theo vùng lãnh thổ khi phát triển sản phẩm; (vii) Bản tin của
TCDL.
Hoạt động 11: Các công cụ marketing chính – Video quảng bá điểm
đến
Cần sản xuất các băng đĩa hình quảng bá bao gồm các vấn đề: (i) sự đa
dạng văn hóa và các di sản văn hóa của Việt Nam; (ii) Bãi biển và các hòn
đảo tuyệt đẹp; (iii) cuộc sống náo nhiệt tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí
Minh; (iv) trải nghiệm du lịch sinh thái
Hoạt động 12: Hội thảo và chiến dịch thị trường nội địa
Tiếp nối các hoạt động của năm thứ 1, mở rộng hợp tác trong thương mại
du lịch.
Hoạt động 13: Truyền thông và Quan hệ công chúng(PR)
Các hoạt động truyền thông bao gồm: (i) tập trung và hướng dẫn cho một
số các nhà văn phù hợp hay viết về du lịch, các nhà báo có quan tâm đặc
biệt đến du lịch để viết về “Phong vị của Việt Nam’; (ii) tổ chức và hỗ trợ tài
chính cho các chuyến làm quen Việt Nam cho các nhà báo viết về du lịch
hay một số nhà báo tổng hợp được lựa chọn; (iii) Quảng cáo trên đường
phố, các hình thức xúc tiến khác hướng đến doanh nghiệp lữ hành hoặc
các nhóm khác được lựa chọn. Phối hợp truyền thông sẽ chú trọng đến
quản lý phương thức truyền thông của TCDL để đảm bảo một hình ảnh tốt
cho tổ chức này.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang30
Hoạt động 14: Xem xét các phương án đặt đại diện ở nước ngoài
Sự hiện diện tại thị trường là điều phải có bên cạnh các trang web liên
quan tới thị trường. Nhìn chung, có ba phương pháp tiếp cận: (i) TCDL
thành lập các văn phòng thị trường chuyên biệt, hoặc phòng lễ tân (mở
công khai), hoặc phòng hỗ trợ (chuyên cho các doanh nghiệp du lịch); (ii)
sử dụng các đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài, làm việc thông qua
cán bộ phát triển thương mại tại các đại sứ quán (ở các đại sứ quán có
cán bộ này); (iii) chỉ định đại diện tại thị trường đó.
Hoạt động 15: Tiếp tục triển khai các hoạt động quảng bá hiện tại của
TCDL, các nghiên cứu vv
Một số các hoạt động quảng bá do TCDL đang thực hiện sẽ được tiếp tục
triển khai, bao gồm: (i) tham dự các sự kiện du lịch văn hóa, triển lãm và
hội nghị ở các thị trường lớn; (ii) tham dự hội chợ du lịch quốc tế bao gồm
Hội chợ du lịch thế giới (ITB) ở Berlin và châu Á, và thị trường Du lịch Thế
giới (WTM) tại London; (iii) đáp ứng những yêu cầu hỗ trợ PR, ấn phẩm,
vật phẩm quảng bá và giải quyết các yêu cầu khác nhau.
Hoạt động 16: Đào tạo cán bộ TCDL
Các bộ TCDL sẽ tiếp tục được đào tạo trong các lĩnh vực sau: (1) thực
hành soạn thảo những lời văn trong du lịch và tư liệu video; (ii) thực hành
trưng bày sản phẩm chuyên nghiệp tại triển lãm và giám sát kết quả; (iii)
quản lý nhà thầu, đại lý quảng cáo và chuyên gia tư vấn PR; (iv) quản lý
chiến dịch marketing; (v) Kỹ năng trình bày, báo cáo.
Năm thứ 3 Lĩnh vực Hoạt động17: Các chiến dịch marketing có định hướng
Các chiến dịch marketing có định hướng rõ rệt, có quan hệ hợp tác với các
doanh nghiệp du lịch, nhằm mang lại thông tin bổ ích từ các cơ quan
chuyên nghiệp, và từ đó sẽ triển khai nghiên cứu thị trường hiện tại. Các
thị trường trọng tâm được xác định sẽ dựa trên sự thành công về mặt kinh
tế tại điểm đến của thị trường khách quốc tế, mức độ kết nối và phân tích
thị trường.
Lĩnh vực Hoạt động18: Chiến dịch nội địa 2015
Được xây dựng dựa trên bài học kinh nghiệm của năm 2013, chuyển từ
chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng sang hành động của
người tiêu dùng thông qua việc tăng lựa chọn đặt vé trực tuyến, ví dụ như
thông qua hệ thống hiện đang được TCDL phát triển tại Đà Nẵng.
Lĩnh vực Hoạt động19: Thí điểm chiến dịch vùng 2015
Các chiến dịch marketing thí điểm theo vùng du lịch sẽ được thực hiện
hướng tới các thị trường: (i) Nhật Bản - Nâng cao khả năng trình bày
chuyên nghiệp của Việt Nam; (ii) Hàn Quốc, Đài Loan - Kinh doanh +
quảng bá (‘hãy ở thêm một ngày’) và chiến dịch MICE; (iii) Trung Quốc -
tung ra website bằng tiếng Trung và chiến dịch marketing điện tử hướng
tới các thành phố mà máy bay Việt Nam có thể tiếp cận; (iv) các nước
Đông Nam Á - nghiên cứu để có hiểu biết sâu hơn về thái độ của người
Thái Lan đối với những kỳ nghỉ tại Việt nam, xác định các cơ hội và nghiên
cứu về thị trường Malaysia và Singapore.
Lĩnh vực Hoạt động20: Chiến dịch quốc tế thí điểm năm 2015
Các chiến dịch marketing thí điểm tại thị trường quốc tế sẽ hướng tới: (i)
Nga - quảng bá thông điệp về thương hiệu Việt Nam, với mục tiêu bổ sung
các chuyến bay theo nhu cầu của các công ty lữ hành tại các thành phố
lựa chọn; (ii) Châu Âu - thiết kế chi tiết, chuyên nghiệp các chiến dich PR,
các chiến dịch liên quan đến triển lãm, hướng tới các báo du lịch tại ITB ở
Béc Lin và Hội chợ Du lịch Thế giới ở Luân Đôn; (iii) Bắc Mỹ - Một loạt các
cuộc giới thiệu ngắn trong bữa điểm tâm dành cho các doanh nghiệp lữ
hành, các công ty điều hành tour nằm trên dải bờ biển phía Tây sẽ được tổ
chức trước khi mở đường bay từ Việt Nam tới Bắc Mỹ; (iv) Thị trường mới
– hướng tới các hãng vận tải có đường bay thường xuyên đến Việt Namvà
các hãng chuyên mua các gói du lịch bằng đường không, nghiên cứu thị
trường Ấn Độ.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang31
Tiến độ Kế hoạch Hành động với trách nhiệm cụ thể & chi phí tạm tính
Hoạt động Trách nhiệm
NĂM 1
Hướng dẫn thương hiệu Vụ Thị trường
Hội thảo marketing du lịch quốc gia Văn phòng TCDL, Dự án EU
Thư viện ảnh Vụ Thị trường
Chiến lược marketing điện tử Vụ Thị trường
Phát triển website Vụ Thị trường
Chiến dịch du lịch nội địa Vụ Thị trường
Nghiên cứu thị trường Viện NCPT Du lịch
Tiếp tục các hoạt động quảng bá của TCDL TCDL
Đào tạo *
NĂM 2
Xây dựng ấn phẩm thương hiệu mới Vụ Thị trường
Xây dựng các băng hình quảng bá Vụ Thị trường
Hội thảo marketing du lịch quốc gia Vụ Thị trường
Chiến dịch du lịch nội địa Vụ Thị trường
Truyền thông và PR Vụ Thị trường
Xem xét các phương án đặt đại diện ở nước ngoài Vụ Thị trường
Nghiên cứu thị trường Viện NCPT Du lịch
Tiếp tục triển khai công tác quảng bá của TCDL TCDL
Đào tạo *
NĂM 3
Tài liệu thương hiệu Vụ Thị trường
Hội thảo marketing du lịch quốc gia Vụ Thị trường
Chiến dịch du lịch nội địa Vụ Thị trường
Truyền thông và PR Vụ Thị trường
Tham quan văn phòng đại diện nước ngoài và báo chí trong nước Vụ Thị trường
Nghiên cứu thị trường Viện NCPT Du lịch
Chiến dịch marketing Bắc Á Vụ Thị trường
Chiến dịch marketing Trung Quốc Vụ Thị trường
Chiến dịch marketing Đông Nam Á Vụ Thị trường
Chiến dịch marketing Úc Vụ Thị trường
Chiến dịch marketing Châu Âu Vụ Thị trường
Chiến dịch marketing Bắc Mỹ Vụ Thị trường
Hoạt động marketing tại thị trường mới Vụ Thị trường
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang32
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Ngân sách US$ Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
10,000
10,000
10,000
*
300,000
1,000,000
10,000
650,000
*
200,000
20,000
10,000
1,500,000
300,000
500,000
50,000 * * * *
1,440,000
*
100,000 * * * *
10,000
1,500,000
300,000
1,000,000 * * * *
90,000 * * * *
1,000,000
500,000
750,000
750,000
750,000
250,000
*
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang33
Giai đoạn 2: 2016 – 2020
Các hoạt động thuộc Giai đoạn 2 sẽ được quyết định sau khi có bản cập
nhật Chiến lược Marketing. Bản cập nhật này có mục đích rà soát lại toàn
bộ tiến độ thực hiện trong 05 năm đầu tiên, xem xét những thay đổi diễn ra
trên thị trường.
Tóm tắt Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam & Kế hoạch Hành động: 2013 - 2020 Trang34
Ghi chú:
TỔNG CỤC DU LỊCH
80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt nam
Tel: (84 4) 3942 3760 | Fax: (84 4) 3942 4115
www.vietnamtourism.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dexuatchienluocmarketingdulichvietnamdennam2010_kehoachhanhdong2013_2015_7475.pdf