Bài báo nghiên cứu bối cảnh thực tiễn các chính sách và xu hướng KH&CN ở một số nước
trên thế giới, những phân tích cần thiết trước sự phát triển của KH&CN hiện nay. Tác giả đi sâu
đánh giá những mục tiêu định hướng về mặt chính sách vĩ mô cho sự phát triển thông tin KH&CN
trong lĩnh vực hàng hải và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ Việt Nam. Một số chính sách
tiêu biểu được phân tích theo hướng thực tiễn áp dụng trong tình hình Việt Nam đang tích cực hội
nhập hiện nay. Các mục tiêu định hướng phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, huấn luyện hàng
hải đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
Bài báo tiến hành các nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn xu hướng nhu cầu sử dụng thông tin KH&CN
của người dùng tin, của các nhà quản lý trong lĩnh vực hàng hải trong thời gian tới thông qua hệ
thống bảng hỏi. Đề xuất khung chính sách nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh
vực hàng hải Việt Nam và phân tích những ưu, nhược điểm so với các chính sách hiện hành. Tác
giả tiến hành phân tích SWOT để đánh giá những thế mạnh, thế yếu, thời cơ và thách thức của Hệ
thống thông tin KH&CN hàng hải. Đề xuất bổ sung những chính sách mới và sửa đổi hoàn thiện
những hiện có đồng thời đánh giá các tác động có thể xảy ra khi áp dụng chính sách trong thực tiễn.
Bài báo kết luận khẳng định vai trò quan trọng của các chính sách được đề xuất trong bối cảnh và
tình hình thực tiến góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược biển quốc gia.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất khung chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
1
Original Article
Proposed Policy Frame for Development for Technology
and Science Information System in Vietnam Maritime Field
Vu Huy Thang*
Vietnam Maritime University, 484 Lach Tray, Le Chan, Hai Phong, Vietnam
Received 07 November 2019
Revised 16 December 2019; Accepted 20 December 2019
Abstract: The paper will study on the reality of the policies for development for technology and
science information system in the world, the necessary discussion before the development of S&T.
The author had in-depth assessment of the macroeconomic policy-oriented goals for the
development of S&T information in the maritime sector and the development of Vietnamese science
and technology information sources. A number of typical policies have been analyzed in the
direction of practical application in the situation that Vietnam has been actively integrating with the
world. Orientations for development of science and technology, maritime training and coaching to
2025 and a vision to 2030 with the case study of Vietnam Maritime University.
The article conducted researches, surveys, and interviews on the demand trend of S&T information
use of information users and managers in the maritime field in the near future through the
questionnaire system. From that, the paper proposed a policy framework to develop the S&T
information system in Vietnam's maritime sector and analyze the advantages and disadvantages
compared to the current policies. The author conducted a SWOT analysis to assess the strengths,
weaknesses, opportunities and challenges of the Maritime Science and Technology Information
System. Proposal to supplement new policies and complete amendments to existing ones and assess
the possible impacts when applying policies in practice. The article confirms the important role of
the proposed policies in the context and the practical situation contributing to the successful
implementation of the national maritime strategy.
Keywords: Policy, Policy frame, scientific and technological information; Maritime; information,
Policy analysis.*
________
* Corresponding author.
E-mail address:
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4165
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
2
Đề xuất khung chính sách phát triển hệ thống thông tin
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam
Vũ Huy Thắng
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 484 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng, Việt Nam
Nhận ngày 07 tháng 11 năm 2019
Chỉnh sửa ngày 16 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2019
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu bối cảnh thực tiễn các chính sách và xu hướng KH&CN ở một số nước
trên thế giới, những phân tích cần thiết trước sự phát triển của KH&CN hiện nay. Tác giả đi sâu
đánh giá những mục tiêu định hướng về mặt chính sách vĩ mô cho sự phát triển thông tin KH&CN
trong lĩnh vực hàng hải và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ Việt Nam. Một số chính sách
tiêu biểu được phân tích theo hướng thực tiễn áp dụng trong tình hình Việt Nam đang tích cực hội
nhập hiện nay. Các mục tiêu định hướng phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, huấn luyện hàng
hải đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
Bài báo tiến hành các nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn xu hướng nhu cầu sử dụng thông tin KH&CN
của người dùng tin, của các nhà quản lý trong lĩnh vực hàng hải trong thời gian tới thông qua hệ
thống bảng hỏi. Đề xuất khung chính sách nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh
vực hàng hải Việt Nam và phân tích những ưu, nhược điểm so với các chính sách hiện hành. Tác
giả tiến hành phân tích SWOT để đánh giá những thế mạnh, thế yếu, thời cơ và thách thức của Hệ
thống thông tin KH&CN hàng hải. Đề xuất bổ sung những chính sách mới và sửa đổi hoàn thiện
những hiện có đồng thời đánh giá các tác động có thể xảy ra khi áp dụng chính sách trong thực tiễn.
Bài báo kết luận khẳng định vai trò quan trọng của các chính sách được đề xuất trong bối cảnh và
tình hình thực tiến góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược biển quốc gia.
Từ khóa: Chính sách, Khung chính sách, Hệ thống thông tin, Thông tin, Thông tin khoa học và công
nghệ, hàng hải, KH&CN Hàng hải, Phân tích chính sách.
1. Bối cảnh các chính sách phát triển thông tin
khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế
1.1. Chính sách và xu hướng Khoa học và Công
nghệ ở một số nước trên thế giới
________
Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email:
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4165
Có thể nói thông tin khoa học và công nghệ
là sản phẩm của hoạt động khoa học và công
nghệ và đổi mới sáng tạo trên thế giới. Chính vì
thế sự phát triển của thông tin khoa học và công
nghệ gắn bó mật thiết với sự phát triển của
KH&CN, logic và tác động qua lại 2 chiều. Tại
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
3
nhiều nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế) các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào
tài sản trí tuệ [1] Các nước tiên tiến trên thế giới
đều có chính sách gia tăng nguồn kinh phí đầu tư
cho khoa học và công nghệ trong đó có nguồn tin
KH&CN. Hoa Kỳ đã tăng đầu tư cho hoạt động
và công nghệ, Trong ngân sách năm 2013, kinh
phí dành cho công nghệ tiên tiến được tăng 19%,
đạt 2,2 tỷ USD.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đầu tư cho
NC&PT (Nghiên cứu – Phát triển) theo lộ trình
để đạt 2,5% GDP vào năm 2020 (tỷ lệ này năm
2013 đã là 2%, và năm 2014 là 2,05%, tương
đương với mức trung bình của EU28, theo số liệu
thống kê của OECD, 6/2016); nâng phần đóng
góp từ sự tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh
tế lên hơn 60%; đồng thời hạn chế sự phụ thuộc
vào công nghệ nhập khẩu không quá 30%. Bên
cạnh đó các quốc gia khác như Nga, Nhật Bản,
Hàn Quốc cũng dành nguồn kinh phí rất lớn cho
hoạt động KH&CN điều đó đồng nghĩa với việc
chỉ số đầu ra và các sản phẩm thông tin KH&CN
cần thiết là rất lớn.
1.2. Phân tích xu hướng khoa học và công nghệ
trên thế giới
Có thể thấy xu hướng chung mà các nước
phát triển và đang phát triển là tập trung đầu tư
rất lớn cho hoạt KH&CN và đổi mới sáng tạo.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm
là công nghệ trí tuệ nhân tạo vừa là động lực vừa
là áp lực lên tất cả các quốc gia, đòi hỏi các quốc
gia phải nhanh chóng thay đổi tư duy quản lý để
hướng tới việc phát triển toàn diện đất nước ở
trình độ cao hơn. Quá trình phát triển ấy tạo ra
việc liên kết các khu vực, các quốc gia trong hợp
tác nghiên cứu và trao đổi tri thức. Một nền kinh
tế tri thức toàn cầu đang dần hình thành trong đó
các tri thức của nhân loại dần trở nên là tài sản
chung giúp cho thế giới phát triển. Theo OCLC
(Tổ chức liên hợp thư viện toàn cầu) thì hiện nay
đã có hơn 70.000 thư viện tại hơn 170 quốc gia
có kết nối, chia sẻ thông tin KH&CN dưới dạng
các biểu ghi thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn
và con số này không ngừng tăng lên. Theo ước
tính của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia riêng
bộ cơ sở dữ liệu Science direct, bộ CSDLvề
KH&CN lớn nhất thế giới hiện nay có khoảng 9
triệu tài liệu chất lượng cao trong đó mỗi năm
tăng thêm ½ triệu bài viết với 2500 tên tạp chí
bao quát trên 24 lĩnh vực Khoa học. Những con
số đó là ví dụ điển hình về xu hướng và chính
sách phát triển khoa học và công nghệ của thế
giới. Nó tạo ra số lượng các công trình công bố
quốc tế khổng lồ, là những nguồn tri thức khổng
lồ và rất cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức
toàn cầu. Như vậy càng phát triển mạnh thì các
quốc gia cần có những chính sách cốt lõi như:
- Tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho
KH&CN.
- Coi thông tin KH&CN vừa là sản phẩm vừa
là nguyên liệu cho phát triển toàn diện nền kinh
tế tri thức.
1.2. Các chính sách định hướng phát triển thông
tin khoa học và công nghệ Việt Nam
1.2.1. Các dự án hội nhập quốc tế về Khoa học
và công nghệ
Trong những năm qua hoạt động hợp tác và
hội nhập quốc tế về KH&CN tại Việt Nam liên
tục được đẩy mạnh. Các nhiệm vụ hợp tác nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ với nước
ngoài tiếp tục được triển khai đồng thời với việc
xúc tiến các nhiệm vụ thuộc Chương trình hợp
tác nghiên cứu song phương, đa phương về
KH&CN đến năm 2020 và chương trình tìm
kiếm, chuyển giao công nghệ nước ngoài đến
năm 2020. Các dự án quốc tế đang được tích cực
triển khai gồm Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng
tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công
nghệ” (FIRST) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài
trợ; Dự án “Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam
- Phần Lan” (IPP) giai đoạn 2 (2014 - 2018); Dự
án “Xây dựng chính sách đổi mới và phát triển
cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” hợp tác với Vương
quốc Bỉ (BIPP); và Dự án thành lập Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc
(VKIST) hợp tác với Hàn Quốc,[2] Trong 5
năm qua số lượng công bố quốc tế của Việt Nam
đã tăng 5 lần thể hiển sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước trong việc phát triển KH&CN. Các
nguồn kinh phí đầu tư cho KH&CN không
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
4
ngừng tăng lên trong đó kinh phí đầu tư cho việc
bổ sung nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu
cũng gia tăng đáng kể. Riêng Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia kinh phí đầu tư cho việc duy
trì và bổ sung CSDL điện tử hàng năm là gần 1
triệu USD. Ngoài ra còn có các trường đại học,
các cơ sở nghiên cứu cũng không ngừng đầu tư
phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ cho công tác
nghiên cứu, đào tạo phát triển kinh tế đất nước.
Biểu đồ 1. Công bố quốc tế của Việt Nam giai đoạn
2012 – 2017 [2].
1.2.2 Các mục tiêu định hướng phát triển thông
tin khoa học và công nghệ Việt Nam.
1.2.2.1 Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày
01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học
và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”.
Ngày 01/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã
ký ban hành Quyết định số 1285/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa
học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”. [5] Mục tiêu của đề án là
tiếp tục phát triển nguồn tin khoa học và công
nghệ trên quy mô quốc gia nhằm cung cấp đầy
đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm ngưỡng an
toàn thông tin tri thức khoa học và công nghệ
trong nước và quốc tế phù hợp với chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ trong từng giai
đoạn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh của đất nước.
Kinh phí đầu tư bổ sung nguồn tin KH&CN
nhằm phát triển nguồn lực thông tin, cơ sở vật
chất, bồi dưỡng cán bộ, gia tăng các sản phẩm và
dịch vụ.
Biểu đồ 2. Đề xuất nhu cầu của người dùng tin về chính sách phát triển hệ thống TTKH&CN hàng hải trên cơ sở
475 phiếu điều tra người dùng tin.
3.143
3.702 4.04
4.471
5.735 6.362
1
2
3
4
5
6
7
2012 2013 2014 2015 2016 2017
457
463
466
499
50
347
300
91.4
92.6
93.2
99.8
10
69.4
60
0 100 200 300 400 500 600 700
Cần thiết có một hệ thống thông tin KH&CN hàng hải
Chính sách Tăng cường nguồn lực thông tin
Chính sách tăng cường cơ sở vật chất
Kết nối các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải
Tăng cường nhân lực thông tin KH&CN
Ứng dụng công nghệ thông tin cho HTTT
Áp dụng các chuẩn thông tin chung
Số lượng
Tỷ lệ
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
5
Qua khảo sát đề xuất nhu cầu của người dùng
tin về chính sách phát triển hệ thống TTKH&CN
hàng hải kết quả được phản ánh như biểu đồ trên.
Như vậy các vấn đề cốt lõi cần tập trung là:
Cơ sở hạ tầng công nghệ của các cơ quan trên
cả nước còn chưa tương thích, nhiều nơi còn lạc
hậu chưa đáp ứng chuẩn của thế giới, nhân lực
thông tin KH&CN còn mỏng cần có chính sách
phát triển phù hợp.
Sự kết nối tạo nên một hệ thống cơ sở dữ liệu
chung còn nhiều rào cản và thách thức mà người
dùng rất mong muốn sớm được hoàn thiện.
Xuất phát từ thực tiễn trên việc phê duyệt đề
án phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ là
mong muốn của các nhà quản lý nhằm tạo ra
bước phát triển đột phá về thông tin KH&CN
nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động
nghiên cứu,đào tạo và phát triển kinh tế đất nước
dựa trên nguồn nguyên liệu là thông tin
KH&CN.
1.2.2.2 Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày
18/5/2017 ngày 18/05/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển
hệ tri thức Việt số hóa”.
Ngày 18/05/2017 Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 về
việc phê duyệt Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt
số hóa”.[6]
Mục tiêu của đề án là: Xây dựng hệ tri thức
Việt số hóa thông qua việc tổng hợp, hệ thống
hóa, việt hóa, số hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức
trong mọi lĩnh vực, trước hết là hỗ trợ cho giáo
dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên
quan trực tiếp đến đời sống của người dân như
pháp luật, y tế, kỹ thuật sản xuất,
Tuy nhiên đề án cũng sẽ gặp phải những
thách thức không nhỏ về vấn đề chính sách như:
Thách thức về vấn đề bản quyền và sở hữu
trí tuệ, liệu có xung đột với luật sở hữu trí tuệ hay
không? Thách thức về chính sách đầu tư và trách
nhiệm thực hiện, quản lý và chia sẻ khi các ngành
các cơ quan đơn vị có nhu cầu, quyền và trách
nhiệm riêng. Ví dụ như: Cơ sở dữ liệu số hóa về
hàng hải do các cơ quan thuộc lĩnh vực hàng hải
cung cấp, vậy khi quản lý khai thác họ sẽ được
những gì khi quyền quản lý lại thuộc về một
nhóm do nhà nước phân công?
Thách thức về việc kiểm soát chất lượng các
sản phẩm tri thức khi nhiều năm qua nạn đạo văn
khoa học là rất lớn.
1.3 Các mục tiêu định hướng lĩnh vực hàng hải
1.3.1 Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa 12 về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tháng 10/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã thay mặt Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa 12 ký ban hành nghị Quyết số 36-
NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 [8].
Đây là một chủ trương định hướng rất quan
trong trong việc phát triển ngành kinh tế biển.
muốn phát triển ngành kinh tế biển thì đương
nhiên phải đầu tư phát triển khoa học và công
nghệ, cải thiện chính sách, tăng cường quản lý.
Bên cạnh đó công tác đào tạo và nghiên cứu khoa
học phục vụ kinh tế biển cũng vô cùng quan
trọng để biến tri thức thành công cụ phát triển
kinh tế hay nói cách khác cần tiến tới một nền
kinh tế tri thức biển.
Với nghị quyết này lĩnh vực hàng hải đã
được Nhà nước coi trọng và khẳng định là chỗ
dựa quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế
đất nước trong đó khẳng định khoa học và công
nghệ hàng hải là vô cùng quan trọng đối với
chiến lược biển của Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề
cho việc triển khai một loạt các chính sách có lợi
cho lĩnh vực hàng hải như:
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt
động khoa học và công nghệ, phát triển nhân lực
và kinh tế hàng hải.
- Tăng cường phát triển hệ thống đào tạo và
huấn luyện hàng hải
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý
nhà nước về hàng hải
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
6
- Tăng cường phát triển nguồn tin KH&CN
hàng hải
- Bố sung và hoàn thiện các chính sách nhằm
hiện đại hóa toàn diện hạ tầng hàng hải.
1.3.2 Bộ Luật Hàng hải 2015
Năm 2015 Quốc hội đã ban hành Luật Hàng
hải số 95/2015/QH13 đây là văn bản pháp luật
cực kỳ quan trọng quy định toàn diện về các hoạt
động trong lĩnh vực hàng hải từ các chính sách
của Nhà nước về phát triển hàng hải, các nội
dung quản lý nhà nước về hàng hải, trách nhiệm
quản lý nhà nước về hàng hải, các hành vi bị
nghiêm cấm và cấu trúc quản lý nhà nước về lĩnh
vực hàng hải,[7]
1.4. Các mục tiêu định hướng phát triển khoa
học công nghệ, đào tạo, huấn luyện hàng hải đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nghiên cứu
trường hợp Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
Hiện nay trong lĩnh vực hàng hải có 6 cơ sở
nghiên cứu, đào tạo huấn luyện hàng hải từ trung
cấp đến đại học và một viện nghiên cứu giao
thông. Trong đó Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam (ĐHHHVN) là đơn vị lớn nhất, và phù hợp
với chuyên ngành hàng hải thuộc Bộ Giao thông
Vận tải với trên 20.000 cán bộ, giảng viên và
người học đây có thể coi là một đơn vị xương
sống trong phát triển khoa học công nghệ, đào
tạo, huấn luyện hàng hải của Việt Nam. Bài báo
tiến hành phân tích một số chính sách cụ thể của
Trường ĐHHHVN để làm rõ định hướng phát
triển đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
1.4.1 Nghị quyết số 34/NQ-BCSĐ về định hướng,
giải pháp phát triển Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam thành trường trọng điểm quốc gia
Ngày 6/12/2013, Ban cán sự Đảng Bộ Giao
thông Vận tải đã ra Nghị quyết số 34/NQ-BCSĐ
về định hướng, giải pháp phát triển Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam thành trường trọng điểm
quốc gia.[10]
Với mục tiêu: Trong giai đoạn 2013-2020,
tầm nhìn đến 2030, xây dựng Trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam trở thành một trong
những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao hàng đầu khu vực ASEAN trong lĩnh
vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển theo lộ
trình: Phấn đấu đến năm 2020 là một trong 10
trường đại học hàng đầu Việt Nam; đến năm
2025 đạt trình độ ngang bằng với các trường đại
học hàng hải của các nước phát triển trong khối
ASEAN ( Thái Lan, Malaysia); đến năm 2030
ngang bằng với trình độ các trường đại học hàng
hải trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga);
Đây là một trong những định hướng quan
trọng giúp cho Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam có cơ hội được tiếp cận với nguồn kinh phí
đầu tư phát triển toàn diện lớn hơn, ở một tầm
cao hơn. Đặc biệt là vấn đề phát triển khoa học
và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao. Muốn làm được điều đó việc đầu tư phát
triển hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn tin
KH&CN là rất cần thiết.
1.4.2. Quyết định số 11/QĐ-ĐHHHVN của
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về việc ban
hành chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam giai
đoạn 2019 -2025 định hướng đến năm 2030.
Ngày 02/01/2019 Hiệu trưởng Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam đã ký Quyết định số
11/QĐ-ĐHHHVN về việc ban hành chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2019 -2025
định hướng đến năm 2030. [9]
Đây là một trong những chính sách quan
trọng nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước gắn với thực tiễn của
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nhằm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển khoa học và
công nghệ trong giai đoạn sắp tới.
Chiến lược đánh giá thực trạng tiềm lực khoa
học và nông nghệ của Nhà trường trong những
năm vừa qua với số lượng các công trình khoa
học, các công bố quốc tế không ngừng được tăng
lên do những chính sách đầu tư mạnh mẽ cho
phát triển KH&CN của Nhà trường.
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
7
2. Dự báo xu hướng sử dụng nguồn tin khoa
học và công nghệ hàng hải
2.1 Quan điểm của người dùng tin hàng hải
Tác giả bài báo tiến hành gửi 200 phiếu khảo
sát tới đối tượng là các cán bộ, giảng viên, nhà
khoa học, tại 05 đơn vị khác nhau trong lĩnh vực
hàng hải là những người đại diện cho người dùng
tin trong lĩnh vực hàng hải. nhằm khảo sát đánh
giá về xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN
hàng hải trong thời gian tới. Kết quả như sau:
Biểu đồ 3. Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của người dùng tin.
Trong số những người được hỏi có đến
99,5% tương đương với 199 người cho rằng nhu
cầu tin về thông tin KH&CN hàng hải tiếp tục
tăng trong thời gian tới do những yêu cầu về phát
triển KH&CN, đào tạo và huấn luyện trong lĩnh
vực hàng hải. Chỉ có 1 người không có ý kiến.
Kết quả này thể hiện xu hướng rất cao trong tìm
kiếm khai thác nguồn tin KH&CN hàng hải
trong tương lai. 82,5% số người được hỏi tương
đương với 165 người cho rằng nguồn tin điện tử,
cơ sở dữ liệu điện tử sẽ thuận lợi hơn với người
dùng trong tương lai. 99% tương đương với 198
người dùng cho rằng các cơ quan trong lĩnh vực
hàng hải nên có sự kết nối, chia sẻ thông tin
KH&CN giúp cho người dùng dễ tiếp cận và
khai thác hơn. 77% tương đương với 154 người
cho rằng cần bổ sung thêm các CSDL quốc tế với
các nguyên nhân CSDL hiện nay còn thiếu hoặc
chưa có nhiều về chuyên ngành hàng hải. 23%
còn lại cho rằng không cần thiết hoặc không có
ý kiến.
2.2. Quan điểm của nhà quản lý hàng hải
Tác giả bài báo tiến hành gửi 100 phiếu khảo
sát tới đối tượng là các nhà quản lý từ cấp phòng
trở lên tại 05 đơn vị khác nhau trong lĩnh vực
hàng hải là những người đại diện cho các nhà
quản lý trong lĩnh vực hàng hải. nhằm khảo sát
đánh giá về xu hướng sử dụng nguồn tin
KH&CN hàng hải trong thời gian tới. Kết quả
như sau:
0
50
100
150
200
250
Nhu cầu tin ngày càng
tăng
Nhu cầu sử dụng cơ sở dữ
liệu điện tử
Mong muốn các đơn vị
hàng hải kết nối chia sẻ
Cần bổ sung thêm CSDL
quốc tế
Đồng ý
Không
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
8
Biểu đồ 3. Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của nhà quản lý.
Trong số các nhà quản ý được hỏi thì có 89%
tương đương với 89 người cho rằng nhu cầu tin
trong tương lai là tất yếu sẽ tăng, 11% không trả
lời hoặc tỏ ra ít quan tâm. 70% nhà quản lý được
hỏi cho rằng có nhu cầu sử dụng nguồn tin điện
tử, 30% cho rằng ít sử dụng và thích sử dụng tài
liệu in hơn. Có 69% trả lời cần kết nối các đơn
vị hàng hải trong việc chia sẻ nguồn tin KH&CN
còn lại có đến 31% không đồng ý khi cho rằng
không cần thiết hoặc có nhiều rào cản. Bổ sung
thêm cơ sở dữ liệu quốc tế thì có 85% đồng ý và
15% không quan tâm, hoặc cho rằng nó chỉ cần
cho 1 số nhóm đối tượng.
2.3. Quan điểm của tác giả
Cùng chung một nhóm câu hỏi tuy nhiên
giữa 2 nhóm đối tượng là người dùng và nhà
quản lý lại có quan điểm khác nhau ở một số câu
hỏi trong khi đa số người dùng cho rằng nhu cầu
tin về thông tin KH&CN hàng hải ngày càng
tăng thì 11% các nhà quản lý lại cho rằng không.
Điều này có thể lý giải như sau: Do có sự khác
biệt về nghề nghiệp, trong khi người dùng đa số
là các nhà khoa học, giảng viên và người học họ
có nhu cầu cao trong việc sử dụng nguồn tin
KH&CN hàng hải làm nguyên liệu cho quá trình
nghiên cứu, giảng dạy và học tập thì một số nhà
quản lý họ không dùng do nguyên nhân công
việc quản lý ít dùng, tuổi tác và trình độ dẫn đến
việc không có nhu cầu tin hoặc ít quan tâm. Nhu
cầu sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử cũng vậy phía
người dùng có nhu cầu cao hơn, đặc biệt là các
cán bộ giảng viên khi cần sử dụng để xây dựng
các giáo án điện tử.
- Việc kết nối các cơ quan trong lĩnh vực
hàng hải là câu hỏi tạo ra sự phân hóa rõ nhất
trong khi đa số người dùng cho rằng đây là việc
làm vô cùng cần thiết để tạo ra một cơ sở dữ liệu
hàng hải thống nhất giúp người dùng tin thuận
lợi trong việc tiếp cận thông tin và khai thác nó
mà không tốn nhiều công sức, tiền bạc và thủ tục
hành chính.
- Tuy nhiên có đến 31% các nhà quản lý cho
rằng không cần thiết, một số đưa ra nguyên nhân
về sự phức tạp trong công tác quản lý nhà nước,
sự không phù hợp về chức năng, nhiệm vụ, thiếu
nhân sự. Nhưng theo quan điểm của tác giả có
thể tập trung vào những nguyên nhân sau:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Nhu cầu tin ngày càng
tăng
Nhu cầu sử dụng cơ sở dữ
liệu điện tử
Mong muốn các đơn vị
hàng hải kết nối chia sẻ
Cần bổ sung thêm CSDL
quốc tế
Đồng ý
Không
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
9
+ Do việc không muốn công khai thông tin
nội bộ, thông tin về tình hình quản lý, sản xuất
kinh doanh nên các cơ quan không muốn kết nối
chia sẻ;
+ Sự thiếu hụt về nhân sự quản lý và xử lý
thông tin, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế;
+ Thực trạng hạ tầng công nghệ không đáp
ứng được việc kết nối chia sẻ;
+ Thực trang quan liêu, ngại đổi mới tư duy,
chậm cập nhật sự phát triển của KH&CN của 1
bộ phận lãnh đạo. Cơ chế bao cấp của nhà nước
là một rào cản khi triển khai kết nối sẽ kéo theo
nhiều thủ tục hành chính.
3. Đề xuất khung chính sách
3.1. Phân tích SWOT hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam hiện
tại
Bảng 1. Ma trận SWOT của hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam hiện tại
S (Thế mạnh)
- Có chính sách phát triển thông tin Khoa học và công
nghệ tại 1 số đơn vị
- Có nguồn nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm
thực tế.
- Có nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng, đặc
biệt là nguồn tin nội sinh.
- Đã áp dụng chuẩn quốc tế trong xử lý thông tin.
- Có hệ thống cơ sở vật chất tốt, bước đầu ứng dụng
công nghệ thông tin.
- Có số lượng người dùng tin lớn.
- Có các định hướng vĩ mô quan trọng của Nhà nước
về thông tin KH&CN.
- Nguồn tin KH&CN nội sinh trong nước không
ngừng tăng lên từ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
O (Cơ hội)
- Nhà nước và các bộ ngành, đơn vị đang quan tâm,
đầu tư phát triển nguồn lực thông tin.
- Xu thế hội nhập chia sẻ thông tin KH&CN trong
nước và quốc tế
- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế biển và
đề án phát triển nguồn lực thông tin KH&CN đến
năm 2030 đã được thông qua.
- Nhu cầu của người dùng tin không ngừng tăng lên
- Ngày càng có nhiều nhân lực về công nghệ, các
chuyên gia về KH&CN
- Sự phát triển của internet và công nghệ không dây
thực sự thuận lợi cho phát triển hệ thống thông tin
KH&CN.
W (Thế yếu)
- Chưa có sự kết nối giữa các cơ quan trong hệ thống
trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin.
- Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu hàng hải chung.
- Chưa có chính sách phát triển hệ thống thông tin
khoa học và công nghệ chung theo cấu trúc quản lý
nhà nước của luật hàng hải quy định.
- Một số chính sách còn chưa hoàn thiện.
- Nguồn lực thông tin còn phân tán, thiếu tập trung.
- Nạn đạo văn còn nhiều, chất lượng các sản phẩm và
dịch vụ thông tin chưa cao.
- Nguồn lực thông tin KH&CN đặc biệt là các cơ sở
dữ liệu quốc tế còn thiếu và chưa ổn định
T (Thách thức)
- Nâng cao chất lượng nguồn tin nội sinh chống nạn
đạo văn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển hệ
thống.
- Áp dụng chuẩn quốc tế trong xử lý thông tin toàn
hệ thống.
- Đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và người dùng tin.
- Tăng cường đầu tư nguồn lực thông tin và cơ sở vật
chất hiện đại.
- Đổi mới tư duy nhà quản lý.
- Cần đầu tư nguồn lực tài chính lớn cho hệ thống
hoạt động.
- Cần hạ tầng công nghệ đồng bộ, các chuẩn xử lý
thông tin thống nhất để sẵn sàng kết nối, chia sẻ
nguồn lực thông tin
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
10
3.2 Khung chính sách đề xuất
3.2.1. Một số chính sách cần sửa đổi hoàn thiện
3.2.1.1. Các chính sách chung:
- Bổ sung việc phát triển hệ tri thức số hóa
các lĩnh vực trọng điểm quốc gia, trong đó có
lĩnh vực hàng hải vào đề án phát triển hệ tri thức
Việt số hóa và đề án phát triển nguồn lực thông
tin KH&CN Việt Nam.
- Bổ sung quy định nộp lưu chiểu với tất cả
các tài liệu nội sinh trong lĩnh vực hàng hải thuộc
khối cơ quan Bộ Giao thông Vận tải quản lý về
Thư viện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
tương tự quy định nộp lưu chiểu của Thư viện
Quốc gia. Thẩm quyền: Bộ Giao thông Vận tải
ban hành.
- Bổ sung quy định về chuẩn phân loại tài
liệu và xử lý thông tin với toàn bộ các tài liệu
được lưu trữ tại các cơ quan trong lĩnh vực hàng
hải. Tiêu chuẩn đề xuất: Bảng phân loại DDC23,
Chuẩn biên mục OCLC. Thẩm quyền: Bộ Giao
thông Vận tải ban hành. Bổ sung áp dụng chuẩn
xử lý thông tin theo chuẩn quốc tế trong thông tư
số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/05/2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về
hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ
sở giáo dục đại học để phục vụ việc chia sẻ kết
nối thông tin.
- Bổ sung quy định về chuẩn cổng thông tin
điện tử, chuẩn phần mềm quản lý, chuẩn kết nối
nhằm đảm bảo tương thích khi kết nối giữa các
cơ quan với nhau. Chuẩn kết nối phần mềm:
Z3950. Thẩm quyền: Bộ Giao thông Vận tải ban
hành.
- Giao quyền cho Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam xây dựng trung tâm khoa học và công
nghệ hàng hải trở thành đầu mối và thành trung
tâm lưu trữ, xử lý và phổ biển thông tin của Hệ
thống thông tin KH&CN hàng hải.
- Bổ sung mục phát triển hệ thống thông tin
KH&CN hàng hải trong Nghị quyết 34-BCSĐ
ngày 06/12/2013 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao
thông Vận tải về xây dựng Trường ĐHHHVN
thành trường trọng điểm quốc gia.
- Bổ sung chi tiết nhiệm vụ phát triển nguồn
tin KH&CN trong Quyết định số 11/QĐ-
ĐHHHVN về việc ban hành chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2019 -2025 định
hướng đến năm 2030.
3.2.2. Chính sách cần bổ sung mới
3.2.2.1. Chính sách kết nối các cơ quan, tổ chức
hàng hải trong chia sẻ thông tin KH&CN
- Qua nghiên cứu thực tế và khảo sát người
dùng, tác giả nhận thấy điểm yếu lớn nhất của hệ
thống thông tin KH&CN hàng hải là việc kết nối
các cơ quản tổ chức hàng hải trong việc cung cấp
và chia sẻ nguồn lực thông tin. Qua đó giúp
người dùng tin tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn
với nguồn tin KH&CN hàng hải trong một hệ cơ
sở dữ liệu hàng hải thống nhất với các chuẩn xử
lý và kết nối thông tin.
- Theo thống kê của Ringgold Consortia
Directory có tới trên 400 liên hợp tại hơn 100
quốc gia, đại diện cho hơn 26.500 đơn vị thành
viên, trong số này có khoảng 350 liên hợp có
nhiệm vụ đàm phán mua tài liệu cho các thành
viên và vai trò của liên hợp là quan trọng trong
việc đàm phán. Theo hai báo cáo của Cox & Cox
năm 2008 và Inger & Gardner năm 2013, khoảng
90% các nhà xuất bản lớn thực hiện việc cung
cấp dịch vụ cho các liên hợp các đơn vị quản lý
lưu trữ thông tin KH&CN [4].
Như vậy xu hướng liên kết thành các liên
hiệp, các hệ thống chung giữa các cơ quan thông
tin KH&CN đang phát triển mạnh trên nền tảng
công nghệ mạng. Sự phát triển của KH&CN đòi
hỏi ngày càng lớn nguồn nguyên liệu là thông tin
KH&CN được xử lý, lưu giữ dưới dạng thuận
tiện nhất để khai thác sử dụng.
“ Xu hướng phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu
quốc gia về các lĩnh vực tri thức là rất cần thiết.
Nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn
tin Khoa học và công nghệ làm nguyên liệu quan
trọng cho sự phát triển KH&CN trong nước”;
“Cần nâng cao chất lượng nghiên cứu trong nước
có kiểm soát, cần lưu trữ bảo quản tốt hơn để sẵn
sàng phục vụ người dùng tra cứu, sử dụng hoặc
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
11
đối chiếu chống đạo văn khi cần thiết”; “Trong
vòng 20 năm tới người dùng tin sẽ chuyển sang
sử dụng thư viện điện tử hoàn toàn, trong đó Cơ
sở dữ liệu khoa học là nòng cốt quan trọng. Việt
Nam muốn khẳng định sự phát triển về KH&CN
cần có nhiều công bố quốc tế hơn nữa, muốn có
các công trình nghiên cứu công bố quốc tế Việt
Nam cần có nguồn lực thông tin KH&CN vừa
phong phú, đa dạng vừa hiện đại giúp người
dùng tiếp cận một cách thuận lợi nhất”; “ Để tiết
kiệm chi phí phát triển nguồn lực thông tin và
tăng hiệu quả sử dụng việc kết nối, chia sẻ nguồn
tin KH&CN giữa các cơ quan, đơn vị trong nước
và quốc tế là rất cần thiết theo đúng mô hình
đang phát triển hiện nay là các liên hợp nguồn
tin điện tử Việt Nam đang hoạt động
(Consorsirum). Muốn vậy họ phải sử dụng hạ
tầng công nghệ tương thích và chuẩn xử lý thông
tin quốc tế”.
Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan
Thông tin KH&CN
- Đề tài đề xuất bổ sung chính sách kết nối
các cơ quan, tổ chức hàng hải theo cấu trúc quản
lý Nhà nước về lĩnh vực hàng hải mà Luật Hàng
hải 2015 quy định trong việc chia sẻ nguồn lực
thông tin theo một hệ thống, trong đó lấy Trường
Đại học Hàng hải làm trung tâm lưu trữ, xử lý và
phổ biển thông tin. Các đơn vị khác giữ vai trò là
đơn vị cung cấp như mô hình đã trình bày ở trên.
Như vậy nếu có một chính sách kết nối các
cơ quan hàng hải trong việc chia sẻ nguồn lực
thông tin lấy Thư viện Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam vừa làm đầu mối vừa làm trung tâm
của hệ thống nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
KH&CN hàng thì sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu
tin của người dùng tin, từ đó thúc đấy phát triển
KH&CN hàng hải và chiến lược biển đất nước.
3.2.2.2 Tiếp tục tăng cường nguồn lực thông tin
KH&CN hàng hải
- Bổ sung tiêu chí đầu tư phát triển hoạt động
thông tin KH&CN, và nguồn lực thông tin
KH&CN trong các lĩnh vực trọng tâm, lĩnh vực
hàng hải trong Nghị định số 99/2014/NĐ-CP
ngày 25/10/2014 của Chính phủ về quy định đầu
tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động
KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học [11].
- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực thông
tin KH&CN hàng hải trên 3 loại hình như sau:
+ Đầu tư mua bổ sung nguồn tin KH&CN có
giá trị cao trong nước và quốc tế với 2 loại hình
là tài liệu in và tài liệu điện tử.
+ Đầu tư khuyển khích việc sản xuất, phát
hành các tài liệu nội sinh có giá trị, tăng cường
kiểm soát chất lượng sản phẩm khoa học, chống
đạo văn bằng phần mềm Turnittin.
+ Tăng cường việc kết nối, chia sẻ nguồn lực
thông tin KH&CN với các tổ chức, đơn vị thông
tin KH&CN trong nước và quốc tế”. Ý kiến
phỏng vấn sâu các Nhà khoa học.
Sửa đổi bổ sung chính sách phát triển nguồn
tin KH&CN trong Nghị Quyết 34-BCS-BGT về
xây dựng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam thành
trường trọng điểm quốc gia và Quyết định số
02/QĐ-ĐHHHVN về việc phê duyệt chiến lược
phát triển giáo dục và đào tạo Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2019 -2025 định
hướng đến năm 2030.
Tăng cường kết nối hệ thống đến Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia và liên hợp các nguồn tin
điện tử Việt Nam, Liên hiệp Thư viện đại học các
khu vực trong nước và quốc tế.
3.2.2.3. Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý
thông tin chất lượng cao.
Để xây dựng được một hệ thống thông tin
KH&CN hàng hải mạnh rất cần có một đội ngũ
cán bộ chuyên sâu với các lớp như sau:
- Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn sâu
về công nghệ thông tin, xử lý thông tin, hệ thống
thông tin, thông tin thư viện. Có khả năng hoạch
định và phát triển chiến lược và tham mưu về
phát triển hệ thống thông tin KH&CN.
- Phát triển đội ngũ cán bộ đầu ngành quản
lý việc kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin với nền
tảng côt lõi là nghiệp vụ phân loại, xử lý thông
tin và trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ
cao. Có khả năng và tâm huyết sẵn sàng phục vụ
người dùng tin.
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
12
“Đổi mới công tác quản lý, tuyển dụng cán
bộ viên chức. Giao quyền cho các đơn vị quản lý
lao động trực tiếp được tuyển dụng sao cho tuyển
dụng được đúng người có năng lực thực sự, tránh
con ông cháu cha, trình độ yếu kém không đáp
ứng được công việc. Cần đổi mới công tác quản
lý nhân sự, xóa bỏ biên chế tăng tính linh hoạt
trong sử dụng nhân sự tránh việc chây ì, lười làm
việc như trường hợp của 1 bộ phận viên chức
hiện nay”.
Kết quả phỏng vấn sâu các nhà quản lý.
Áp dụng tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức
làm việc trong hệ thống thông tin KH&CN hàng
hải trong các Quy định: Luật Viên Chức số
58/2010/QH12 của Quốc Hội; Quyết định số
1576 – QĐ/BGTVT ngày 19/07/2011 của Bộ
Giao thông Vận tải về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực ngành giao thông vận tải giai
đoạn 2011-2020; Quyết định số 2136/QĐ-
ĐHHHVN ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về
việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; Trong đó
yêu cầu đảm bảo về trình độ, bằng cấp về công
nghệ thông tin và nghiệp vụ xử lý thông tin. Yêu
cầu chặt chẽ về độ tuổi và chế độ đãi ngộ theo vị
trí việc làm, hủy bỏ biên chế và chế độ hợp đồng
vô thời hạn.
4. Phân tích khung chính sách
4.1. Phân tích tác động của khung chính sách
Khung chính sách được đề xuất nếu áp dụng
sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng là
cơ quan, tổ chức, người dùng tin trong lĩnh vực
hàng hải. Chính vì thế đề tài tiến hành phân tích
các tác động có thể diễn ra nhằm mục đích đánh
giá những tác động có lợi và có hại, hiệu quả hay
không hiệu quả đến từng nhóm đối tượng khác
nhau [3].
Từ bảng phân tích ta thấy được các tác động
âm tính và ngoại biên để có phương án hạn chế
các nhược điểm của chính sách, lấy ý kiến rộng
rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi
áp dụng chính sách.
Dương tính Âm tính Ngoại biên
- Kết nối các cơ quan tổ chức Hàng
hải trong việc chia sẻ nguồn lực
thông tin Khoa học và Công nghệ.
- Thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu
hàng hải.
- Giúp người dùng tin thuận lợi trong
tiếp cận và khai thác nguồn tin
KH&CN
- Góp phần vào thành công của chiến
lược biển và đề án phát triển nguồn
lực thông tin KH&CN Việt Nam
- Khó khăn hơn trong việc kiểm
soát chất lượng nguồn tin và các
sản phẩm KH&CN.
- Khó khăn hơn trong việc tổ chức
quản lý do khối lượng các cơ quan
tham gia kết nối nhiều lên
- Đòi hỏi nâng cao trình độ cán bộ
và đầu tư nhiều hơn nhằm hiện đại
hóa cơ sở hạ tâng, ứng dụng CNTT
- Một số cơ quan sẽ che giấu thông
tin nội bộ, thông tin sản xuất kinh
doanh, giữ các bí mật trong nghiên
cứu đào tạo mà không chia sẻ hoặc
gây khó khăn cho việc tiếp cận của
người dùng tin.
- Một số người dùng tin sẽ lười
biếng trong nghiên cứu thực tiễn,
thực hành, thực tập khi sử dụng hệ
thống cơ sở dữ liệu đầy đủ sẵn có.
4.2. Phân tích ảnh hưởng của khung chính sách
Trực tiếp Nối tiếp Kế tiếp Gián tiếp
- Kết nối các cơ quan tổ
chức hàng hải.
- Kết nối các cơ sở dữ
liệu hàng hải riêng biệt thành
hệ thống thông tin thống nhất.
- Thống nhất chuẩn xử lý
thông tin trong hệ thống
- Phát triển nguồn tin nội
sinh chất lượng cao.
- Giúp người dùng tin
thuận lợi trong tiếp cận
nguồn tin khoa học và công
nghệ hàng hải.
- Tạo ra tính nghiêm
túc học thuật trong
nghiên cứu khoa học
và công nghệ hàng
hải.
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
13
- Tăng cường nguồn lực
thông tin KH&CN hàng hải.
- Hiện đại hóa hệ thống
cơ sở hạ tầng.
- Đổi mới tư duy lãnh
đạo quản lý hệ thống
thông tin KH&CN hàng
hải.
- Thuận lợi cho việc kiểm
soát đạo văn, chống sao
chép.
- Thuận lợi cho công tác
tìm kiếm, lưu trữ bảo quản
thông tin.
- Hỗ trợ thúc đẩy
nghiên cứu khoa học
và các công bố quốc
tế.
4.3. Phân tích phản ứng xã hội của khung chính sách
Nhóm ủng hộ Nhóm phản đối Nhóm thờ ơ
- Các tổ chức, các nhà quản lý, các
nhà khoa học và đại đa số người
dùng tin trong lĩnh vực hàng hải.
- Các đơn vị đào tạo nghiên cứu
khoa học Hàng hải.
- Các Nhà nghiên cứu tự do, các tổ
chức liêm chính học thuật.
- Hội liên hiệp thư viện và các tổ
chức kết nối, chia sẻ và chuẩn hóa
thông tin.
- Nhóm cơ hội, trục lợi từ việc đạo
văn, dịch vụ đạo văn.
- Nhóm kinh doanh các sản phẩm
nghiên cứu kém chất lượng.
- Nhóm các tổ chức ích kỷ muốn
giữ bí mật các thông tin nội bộ.
- Nhóm làm ăn phi pháp, kém hiệu
quả muốn che giấu thông tin sai
lệch, trốn thuế
- Một số cá nhân lãnh đạo, quan
liêu coi trọng hoạt động kinh tế hơn
hoạt động nghiên cứu khoa học và
đào tạo.
- Nhóm người dùng tin không
thường xuyên
- Nhóm các tổ chức kinh doanh đơn
thuần
- Nhóm các cán bộ, người dùng
lười biếng, chậm đổi mới, cập nhật.
5. Kết luận
Hoạt động thông tin KH&CN sẽ không
ngừng phát triển trong thời gian tới trước bối
cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Với định hướng đến năm 2030
Việt Nam trở thành một nước có nền KH&CN
biển phát triển mạnh, có nguồn lực thông tin
KH&CN đủ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế
biển của đất nước thì chính sách phát triển hệ
thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải
Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên để
có một chính sách phù hợp cũng cần có những
nghiên cứu, khảo sát kĩ lưỡng, có những đánh giá
phân tích các mặt tác động của chính sách và cần
được lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân mà chính sách tác động tới trước khi đưa
chính sách vào thực tiễn.
Tài liệu tham khảo
[1] Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia,
Khoa học và Công nghệ thế giới năm 2016, Nhà
Xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2016.
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ, Khoa học và Công
nghệ Việt Nam 2017. Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội, 2017.
[3] Chính phủ, Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày
01/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển
nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”, 2018.
[4] Chính phủ, Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày
18/5/2017 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển hệ
tri thức Việt số hóa”, 2017.
[5] Quốc Hội, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số
95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
[6] Ban chấp Hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số
36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa 12 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, 2018.
[7] Trường Đại học hàng hải Việt Nam, Quyết định số
11/QĐ-ĐHHHVN ngày 02/01/2019 về việc Ban
hành chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2019
-2025 định hướng đến năm 2030.
[8] Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải, Nghị
Quyết số 34/NQ-BCSĐ ngày 06/12/2013 về định
hướng, giải pháp phát triển Trường Đại học Hàng
V.H. Thang / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
14
hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm
quốc gia.
[9]
trien-nguon-luc-thong-tin-dien-tu-trong-cac-thu-
vien-hien-nay.html (Truy cập ngày 20/03/2019).
[10] Chính phủ, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày
25/10/2014 về quy định đầu tư phát triển tiềm lực
và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ
sở giáo dục đại học.
[11] Vũ Cao Đàm, Kỹ năng đánh giá chính sách. Nhà
Xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_khung_chinh_sach_phat_trien_he_thong_thong_tin_khoa.pdf