On the basis of analyzing the characteristics of Vietnam’s socio - political current, the authors
propose a new community approach into the development of community tourism in the Tangible
World Heritage in Vietnam. That is the emphasis on the role of local government as a important
component of the local community. On this basis, the authors proposed to build of two
community-based tourism model for two groups of tangible world heritage in Vietnam (natural
heritage and tangible cultural heritage). In this model, the operation of the system have dynamics
from the relationship of direct, supervision, cooperation, competition and profit sharing.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
161
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
Chu Thành Huy1*, Trần Đức Thanh2
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên;
2Trường Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội
TÓM TẮT
Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã
đề xuất cách tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản vật thể thế giới tại
Việt Nam. Đó là việc nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương như một hợp phần cơ hữu
của cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng hai mô hình du lịch dựa vào cộng
đồng ứng với hai nhóm di sản của thế giới tại Việt Nam (di sản tự nhiên và di sản văn hoá vật thể).
Trong các mô hình này, sự vận hành của hệ thống có động lực từ mối quan hệ về chỉ đạo, giám sát,
hợp tác, cạnh tranh và chia sẻ lợi ích.
Từ khoá: Du lịch cộng đồng, Du lịch, Cộng đồng, Di sản, Mô hình du lịch
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng
đồng là cách thức phát triển du lịch mà ở đó
người dân địa phương được tham gia trực tiếp
vào việc xây dựng, quản lý, điều hành các
hoạt động du lịch, trực tiếp tham gia cung cấp
các sản phẩm du lịch và được nhận thu nhập
từ những hoạt động đó.Việt Nam có nhiều
điều kiện để phát triển loại hình du lịch này
dựa trên nguồn tài nguyên du lịch phong phú,
đặc biệt là các di sản đã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới. Tính đến thời điểm
hiện tại (tháng 2/2013), Việt Nam đã có 2 di
sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng), 5 di sản văn hoá
vật thể (Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long, Thành nhà Hồ) và nhiều di sản
văn hoá phi vật thể đã được cộng nhận là di
sản văn hoá thế giới.
Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu
trong lĩnh vực du lịch tại những khu vực di
sản, đặc biệt là các di sản thế giới.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,đã có
nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng được
triển khai. Những dự án này đã và đang mang
lại những thành công nhất định, nhưng không
*
Tel: 0945.374.116; Email: chuthanhhuy.dhkh@gmail.com
ít trong số đó lại là những thất bại, đặc biệt
đối với các dự án do các tổ chức nước ngoài
tài trợ và chuyển giao trực tiếp cho cộng đồng
quản lý.
Trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
không thành công của các dự án phát triển du
lịch cộng đồng tại Việt Nam. Có nguyên nhân
từ sự áp dụng một cách máy móc các mô hình
du lịch cộng đồng của nước ngoài vào thực
tiễn Việt Nam. Trong khuôn khổ bài báo này,
nhóm tác giả muốn chia sẻ một số quan điểm
về du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng
đặc trưng Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân
tích mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương
và chính quyền địa phương trong các mô hình
du lịch cộng đồng của nước ngoài và khả
năng thay đổi nó để phù hợp với đặc trưng
của nước ta, nhằm mục tiêu xây dựng một mô
hình du lịch cộng đồng phù hợp hơn với đặc
điểm Việt Nam.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Lý thuyết cộng đồng và du lịch dựa vào
cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm xã hội học bao
gồm nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Tuy nhiên,
hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất hiểu
khái niệm cộng đồng trên hai phương diện.
Thứ nhất, cộng đồng là cộng đồng tính, được
hiểu là quan hệ xã hội có những đặc trưng
như: tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
162
đồng, ý thức cộng đồng... Thứ hai, cộng đồng
là cộng đồng thể, được hiểu là những nhóm
người, những nhóm xã hội có tính cộng đồng
với rất nhiều quy mô khác nhau [1].
Theo quan điểm Mác-xít, cộng đồng là mối
liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết
định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các
thành viên có sự giống nhau về các điều kiện
tồn tại và hoạt động của những con người hợp
thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động
sản xuất vật chất và các hoạt động khác của
họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín
ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản
xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng
như các quan niệm chủ quan của họ về các
mục tiêu và phương tiện hoạt động [1].
Xuất phát từ các nghiên cứu về lý thuyết cộng
đồng, cùng với những nỗ lực nhằm phát triển
cộng đồng, nâng cao đời sống của cộng đồng,
các lý thuyết về du lịch cộng đồng hay du lịch
dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu, đề
xuất và ứng dụng. Theo đó, du lịch cộng đồng
được hiểu là loại hình du lịch, trong đó cộng
đồng địa phương tham gia trực tiếp vào việc
cung cấp sản phẩm du lịch và được hưởng lợi
từ các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn
sinh sống của họ.Cũng theo các nghiên cứu
này, hầu hết các mô hình du lịch dựa vào
cộng đồng đều gồm 3 hợp phần [3,4]: Cộng
đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch và
chính quyền địa phương. Mỗi hợp phần có vị
trí và vai trò khác nhau trong tổ chức các hoạt
động du lịch.Trong khuôn khổ bài báo này,
nhóm tác giả muốn trao đổi rõ hơn về nội
hàm của khái niệm cộng đồng địa phương và
mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và
chính quyền địa phương trong các mô hình du
lịch cộng đồng đã có.
Theo các mô hình du lịch cộng đồng của nước
ngoài, cộng đồng địa phương là những người
dân sinh sống trong khu vực diễn ra hoạt
động du lịch, còn chính quyền địa phương
được hiểu là những người dân địa phương
làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước có liên quan đến hoạt động du lịch. Mặc
dù họ là người địa phương nhưng lại bị loại
bỏ ra khỏi hợp phần “cộng đồng địa phương”.
Thực tế tại các nước phát triển, trình độ hiểu
biết chung của đại bộ phận người dân là rất
tốt, do vậy khi được trao quyền quản lý, vận
hành các dự án phát triển du lịch, người dân
sẽ làm tốt. Chính quyền địa phương tại các
nước này chỉ làm nhiệm vụ quản lý chung,
định hướng và giám sát các hoạt động theo
các quy định.
Tuy nhiên, đặc trưng của xã hội Việt Nam có
sự khác biệt khá lớn với các nước phương
Tây. Xã hội Việt Nam, đặc biệt tại các vùng
nông thôn, từ xưa đến nay vẫn chịu sự chi
phối rất lớn của chính quyền địa phương, và
xem đó là một phần của cộng đồng địa
phương. Mặt khác, trình độ chung của hầu hết
các cộng đồng tại Việt Nam còn thấp, khả
năng quản lý, điều hành, kinh doanh du lịch
sẽ gặp khó khăn. Vì vậy để duy trì và phát
triển du lịch cộng đồng cần thiết phải có sự
tham gia của chính quyền địa phương như
một hợp phần hữu cơ của mô hình này. Chính
vì lý do đó, nếu tách chính quyền địa phương
ra khỏi nhóm được hưởng lợi ích trực tiếp từ
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ rất
khó duy trì sự phát triển của các mô hình du
lịch này.
Tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng tại Việt Nam
Để phù hợp với đặc trưng xã hội Việt Nam
hiện nay, cộng đồng địa phương nên được
hiểu rộng hơn, nó phải bao gồm tất cả những
cư dân sinh sống tại khu vực diễn ra các hoạt
động du lịch: các hộ gia đình làm du lịch, lực
lượng lao động địa phương phục vụ trực tiếp
hoặc gián tiếp cho các hoạt động du lịch, các
doanh nghiệp du lịch địa phương và đặc biệt
là những người địa phương làm việc trong các
cơ quan hành chính nhà nước - chính quyền
địa phương. Đây là những người có quyền lực
chính trị, thực hiện chức trách quản lý hành
chính sẽ đảm nhận trọng trách chủ yếu trong
việc tổ chức các hoạt động du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
163
Thực tế chỉ ra rằng nếu công việc tổ chức,
quản lý các dự án du lịch được giao cho
những người không có quyền lực, sẽ vấp phải
những khó khăn rất lớn trong việc triển khai
và duy trì các hoạt động. Bởi lẽ, du lịch là
một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng nếu có sự
tham gia của chính quyền địa phương như
một thành phần cơ hữu của hệ thống sẽ đảm
sự phát triển bền vững các dự án này. Đây
không phải là phát hiện mới, mà thực tế các
mô hình du lịch dựa vào cộng đồng có sự
tham gia quản lý trực tiếp của chính quyền
địa phương đã được triển khai ở Việt Nam
khá nhiều. Một trong những mô hình tiêu biểu
là mô hình quản lý du lịch tại khu du lịch
chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội).
Mặc dù còn một số tồn tại, nhưng mô hình
phát triển du lịch cộng đồng tại chùa Hương
đang mang lại những thay đổi tích cực trong
đời sống cộng đồng địa phương.
Đối với các di sản thế giới ở Việt Nam, việc
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đang
được xem như một giải pháp hữu hiệu để cân
bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế với công
tác bảo tồn di sản. Với 2 khu di sản thiên
nhiên, 5 khu di sản văn hoá vật thể, đây sẽ là
nguồn tài nguyên du lịch quý báu của đất
nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình
phát triển du lịch cộng đồng phù hợp đang là
vấn đề quan trọng nhằm đạt được những mục
tiêu đề ra. Hiện nay, tại các khu di sản thế
giới ở Việt Nam, đã có những dự án phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng, hiệu quả của
chúng là rất khác nhau. Trong khuôn khổ bài
báo này, nhóm tác giả không đi sâu phân tích
ưu, nhược điểm của các mô hình du lịch đã có
mà chỉ muốn đề xuất một số mô hình phát
triển du lịch cộng đồng trên cơ sở các phân
tích đã có ở trên nhằm mục tiêu phát triển bền
vững các di sản thế giới ở Việt Nam.
Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại các khu vực di sản thế giới ở
Việt Nam
Trên quan điểm chính quyền địa phương là
một bộ phận của cộng đồng địa phương, dựa
vào đặc điểm chính của hai nhóm di sản thiên
nhiên và văn hoá, nhóm tác giả đề xuất hai
mô hình tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng
đồng ứng với hai loại di sản.
Mô hình tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng
tại các di sản văn hoá thế giới (Mô hình A)
Các khu di sản văn hoá thường tồn tại trên
phạm vị không gian nhỏ, chúng chỉ nằm gọn
trong một xã, phường nào đó. Do vậy công
tác quản lý, khai thác có nhiều thuận lợi hơn
so với các khu di sản thiên nhiên.
Trong mô hình A (Hình 2), Ban quản lý du
lịch sẽ là đầu não của hệ thống, nhân sự của
ban này gồm những người thuộc cơ quan
chính quyền địa phương, ban quản lý di sản
và có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Ban
quản lý du lịch sẽ thực hiện quyền điều phối
tất cả các hoạt động du lịch diễn ra trong khu
vực di sản. Mối quan hệ giữa các hợp phần
được xác định như sau: Giữa Ban quản lý di
sản và Uỷ ban nhân dân xã là quan hệ phối
hợp quản lý, có tỷ lệ phân chia lợi ích phù
hợp; Giữa ban quản lý với các hộ gia đình
làm du lịch, các doanh nghiệp du lịch là quan
hệ hợp tác kinh doanh. Ban quản lý du lịch sẽ
thiết kế, xây dựng, quản lý các sản phẩm du
lịch, và thông qua các hộ gia đình, các doanh
nghiệp địa phương, lực lượng lao động địa
phương bán sản phẩm du lịch cho du khách,
đồng thời thực hiện quyền giám sát, quản lý
việc kinh doanh của hợp phần này theo quy
định; Giữa các hộ kinh doanh, các doanh
nghiệp, và lao động địa phương có mối liên
hệ hợp tác và cạnh tranh theo quy định. Mặt
trận tổ quốc địa phương là đơn vị giám sát
hoạt động của Ban quản lý du lịch, được nhận
thù lao từ Ban quản lý du lịch.
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
CÁC HỘ GIA ĐÌNH
LÀM DU LỊCH
LAO ĐỘNG ĐỊA
PHƯƠNG
CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG
DOANH NGHIỆP DU
LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
Hình 1. Mô hình cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
164
Về quan hệ phân phối thu nhập, trong mô
hình này tác giả không đề cập đến các khoản
đóng thuế theo quy định và chỉ đề cập đến
việc phân chia thu nhập từ hoạt động kinh
doanh du lịch. Ban quản lý du lịch sẽ có các
nguồn thu: trực tiếp từ du khách thông qua
việc bán vé tham quan; phí quản lý từ các hộ
gia đình, doanh nghiệp, lao động du lịch. Các
hộ gia đình, doanh nghiệp, lao động địa
phương sẽ có thu nhập từ hoạt động cung cấp
trực tiếp dịch vụ cho du khách hoặc từ chính
các hợp phần còn lại thông qua hoạt động hợp
tác kinh doanh. Ban quản lý du lịch phân phối
lợi nhuận đến các hợp phần liên quan: Uỷ ban
nhân dân xã, Ban quản lý di sản và Mặt trận
tổ quốc địa phương.
Mô hình tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng
tại các di sản thiên nhiên thế giới tại Việt
Nam (Mô hình B – hình 3)
Khác với các di sản văn hoá, di sản thiên
nhiên thường có diện tích lớn, trải rộng trên
nhiều đơn vị hành chính. Mặt khác không
gian của di sản cũng chính là không gian diễn
ra các hoạt động kinh tế của cộng đồng, trong
khi không phải tất cả cộng đồng đều tham gia
phát triển du lịch. Do vậy, muốn quản lý và
khai thác có hiệu quả đòi hỏi sự chỉ đạo thống
nhất từ cấp tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng
của các địa phương cấp dưới, đồng thời phải
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý
thức bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu
vực di sản đến toàn bộ người dân.Đối với việc
phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản
thiên cũng có sự khác biệt rất lớn. Nếu như
cộng đồng dân cư tại các di sản văn hoá là
khá đồng nhất thì cộng đồng gắn với di sản
thiên nhiên thường rất đa dạng, phân tán,
trình độ phát triển khác nhau. Hơn nữa, với
diện tích rộng, số lượng tài nguyên du lịch
phong phú việc phát huy nội lực của địa
phương để khai thác toàn diện các loại tài
nguyên là rất khó, do vậy tại các di sản thiên
nhiên cần tính đến sự có mặt của các doanh
nghiệp du lịch bên ngoài.
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
BAN QUẢN LÝ DU
LỊCH
MẶT TRẬN TỔ QUỐC,
VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG
SẢN PHẨM DU LỊCH
LAO ĐỘNG
ĐỊA PHƯƠNG
KHÁCH DU LỊCH
BAN QUẢN LÝ DI SẢN
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
HỘ GIA ĐÌNH
LÀM DU LỊCH
DOANH NGHIỆP
DU LỊCH
Hình 2. Mô hình du lịch cộng đồng tại các di sản văn hoá
Mối quan hệ công việc Dòng phân chia lợi ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
165
Đối với mô hình B, nhìn chung về cơ chế hợp
tác kinh doanh cũng giống với mô hình A,
nhưng có một số điểm khác cơ bản: Ban quản
lý du lịch chịu sự giám sát của uỷ ban nhân
dân cấp huyện; thành phần nhân sự tham gia
Ban quản lý du lịch có sự góp mặt của nhiều
xã, phường, cộng đồng địa phương, và chịu
sự quản lý trức tiếp của Ban quản lý di sản.
Đoàn thanh niên địa phương được cơ cấu
thành tổ tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi
trường và nhận thù lao từ Ban quản lý du lịch
theo quy định. Doanh nghiệp du lịch bên
ngoài đến đầu tư, kinh doanh buộc phải sử
dụng một lượng lao động địa phương phù
hợp. Các hợp phần còn lại có cơ chế vận hành
và phân phối thu nhập giống với mô hình A.
KẾT LUẬN
Du lịch là một hoạt động tất yếu tại các di sản
thế giới. Việc phát triển du lịch du lịch cộng
đồng sẽ đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu phát
triển kinh tế và bảo tồn di sản, tuy nhiên sự
thành công của các dự án phát triển du lịch
cộng đồng phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa
chọn các mô hình phát triển. Trên cơ sở phân
tích yếu tố cộng đồng trong điều kiện, chính
trị - xã hội Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề
xuất xây dựng hai mô hình phát triển du lịch
cộng đồng cho hai nhóm di sản văn hoá và
thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Các mô
hình tồn tại, vận hành thông qua các mối quan
hệ chỉ đạo, giám sát, hợp tác, cạnh tranh và
việc phân chia lợi nhuận. Trong đó đề cao vai
trò của chính quyền địa phương như hợp
thành phần cơ hữu của cộng đồng có quyền
hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh du lịch.
Hình 3. Mô hình du lịch cộng đồng tại các di sản thiên nhiên thế giới
ĐOÀN
THANH
NIÊN
CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG
SẢN PHẨM DU LỊCH
LAO ĐỘNG ĐỊA
PHƯƠNG
HỘ GIA ĐÌNH
LÀM DU LỊCH
DOANH NGHIỆP
ĐỊA PHƯƠNG
KHÁCH DU LỊCH
DOANH NGHIỆP DU LỊCH
NGOÀI ĐỊA PHƯƠNG
BAN QUẢN LÝ
DI SẢN
UBND HUYỆN
BAN QUẢN LÝ
DU LỊCH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
UBND CÁC XÃ
Mối quan hệ công việc Dòng phân chia lợi ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chu Thành Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 161- 166
166
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, (2000), Phát
triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội.
2. Lê Hồng Lý (CB), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài
Thu (2009), Quản lý di sản văn hoá với phát triển
du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Võ Quế (CB), (2006), Du lịch cộng đồng: Lý
thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
4. Bùi Thị Hải Yến (CB), (2012), Du lịch cộng
đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, (2008),
Hiện trạng tổ chức quản lý và phát triển du lịch
tại các khu di sản thế giới ở Việt Nam, Hà Nội.
SUMMARY
COMMUNITY APPROACH TO DEVELOPMENT COMMUNITY BASED
TOURISM IN THE TANGIBLE WORLD HERTAGE IN VIETNAM
Chu Thanh Huy1*, Tran Duc Thanh2
1College of Sciences - TNU
2University of Social Scienses and Humanities, Vietnam National University – Hanoi
On the basis of analyzing the characteristics of Vietnam’s socio - political current, the authors
propose a new community approach into the development of community tourism in the Tangible
World Heritage in Vietnam. That is the emphasis on the role of local government as a important
component of the local community. On this basis, the authors proposed to build of two
community-based tourism model for two groups of tangible world heritage in Vietnam (natural
heritage and tangible cultural heritage). In this model, the operation of the system have dynamics
from the relationship of direct, supervision, cooperation, competition and profit sharing.
Key words: Community tourism, Tourism, Community, Heritage, Tourism model
Ngày nhận bài: 21/02/2013; Ngày phản biện: 07/3/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trường – Đại học Thái Nguyên
*
Tel: 0945.374.116; Email: chuthanhhuy.dhkh@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phattriendulichduavaocongdong_2476.pdf