Đề xuất phiên bản 2.0 về tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu
D.3.1. Không được phép tiêu thụ, trưng bày hay buôn bancác loài động vật hoang dã khai thác từ tự
nhiên trừ khi được luật quốc gia hoặc luật quốc tế cho phép và là hoạt động được quy định nhằm
đảm bảo việc sử dụng là bền vững.
D.3.2. Không được bắt giữ các loài động vật hoang dã, trừ khi điều đó được luật địa phương hay
quốc tế quy định làmột hoạt động được cho phép. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi
những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng thích hợp;
D.3.3. Doanh nghiệp không được mang đến địa phương những loài vật lạ xâm hại đến hệ sinh thái
bản địa . Các loài động vật hoang dã bản địa có tác dụng góp phần tạo cảnh quan, đảm bảo đa dạng
sinh học.
D.3.4. Doanh nghiệp góp phần vào hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm những khu vực được
bảo vệ tự nhiên và những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao.
D 3.5. Các hoạt động tương tác với sinh vật tự nhiên phải tính đến các tác động lũy tiến.không
được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật. Cần hạn chế, phục hồi mọi
tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất phiên bản 2.0 về tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ XUẤT PHIÊN BẢN 2.0 VỀ TIÊU CHUẨN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN
CẦU
Tổ Công Tác Tiêu Chuẩn Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu hoàn thiện đề xuất
này dựa trên những ý kiến nhận được từ tháng 12 năm 2008 đên tháng 4 năm 2011 của đông đảo
quần chúng, các khách sạn, các nhà điều hành tua du lịch, và nguyên Hội đồng công nhận tiêu chuẩn
du lịch bền vững.
Tiêu Chuẩn Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu (Tiêu chuẩn GSCT) phiên bản 2.0
Lời mở đầu
Du lịch bền vững đang trên đà phát triển: nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng, các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch triển khai ngày càng nhiều chương trình du lịch xanh và chính phủ đang tạo ra những
chính sách mới để khuyến khích việc phát triển hoạt động du lịch bền vững. Nhưng ý nghĩa thực sự
của “du lịch bền vững” là gì? Du lịch bền vững được đánh giá và chứng minh như thế nào nhằm tạo
dựng lòng tin của khách hàng, thúc đẩy tính hiệu quả và đấu tranh với những yêu sách không hợp
lý?
Tiêu Chuẩn Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu là nỗ lực nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hiểu biết
chung về du lịch bền vững, và đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh du lịch nào thì đó cũng là những
tiêu chí đầu tiên cần đạt tới. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng đến 4 mục tiêu chính: quy
hoạch du lịch bền vững và hiệu quả; tận dụng tối đa hiệu quả về kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa
phương; gìn giữ di sản văn hóa; và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Mặc dù
mục đích hướng tới đầu tiên là các đơn vị điều hành tua du lịch và dịch vụ lưu trú, nhưng những tiêu
chuẩn này đều có thể áp dụng được cho toàn ngành du lịch Những tiêu chuẩn này là một phần trong
các nỗ lực của cộng đồng kinh doanh du lịch trước những thách thức toàn cầu hướng đến các Mục
Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hợp Quốc. Xóa đói giảm nghèo và môi trường bền vững –
bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu – là những vấn đề chính được đề cập xuyên suốt bộ tiêu chuẩn
này.
Bắt đầu từ năm 2007, một liên minh của 27 tổ chức- là đối tác của Tiêu chuẩn Toàn cầu về Du lịch
Bền vững đã nhóm họp để phát triển các tiêu chuẩn.. Họ đã tiếp cận với 80,000 các bên có liên quan
trong ngành du lịch, phân tích hơn 4,500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành vàcác bộ tiêu chí
tự nguyện khác, và nhận được những ý kiến phản hồi của hơn 1,500 cá nhân. Phiên bản đầu tiên của
bộ tiêu chuẩn được phát hành vào tháng 10 năm 2008 và được công bố rộng rãi để đóng góp ý kiến
cho đến tháng 4 năm 2011. Hội dồng du lịch bền vững toàn cầu đã xem qua tất cả các ý kiến bình
luận, trả lời và theo đó xem xét lại các tiêu chuẩn. Đây là bản thảo lần thứ 2 của tháng 6 năm 2011.
Bản thảo này có thể bắt đầu nhận ý kiến đóng góp n và xem xét lại từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 15
tháng 9 năm 2011. Bản cuối cùng của bản thảo lần thứ 2 này của bộ tiêu chuẩn sẽ xem xét tất cả các
ý kiến bình luận trong thời gian này và sau đó sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.Tiêu Chuẩn Du
Lịch Bèn Vững Toàn Cầu được điều hành bởi Hội Đồng Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu.
Một số ứng dụng mong đợi của bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu bao gồm như sau:
• Là những hướng dẫn cơ bản cho các loại hình kinh doanh ở mọi cấp độ để bền vững hơn và
hướng các doanh nghiệp chọn những chương trình du lịch bền vững để đáp ứng những tiêu
chuẩn toàn cầu này.
• Hướng dẫn cho các công ty du lịch lữ hành trong việc chọn nhà cung cấp dịch vụ và các
chương trình du lịch bền vững.
• Giúp đỡ khách hàng xác địnht các chương trình và các dịch vụ kinh doanh du lịch bền vững
lành mạnh.
• Là mẫu số chung cho các đơn vị truyền thông công nhận các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch
bền vững.
• Hỗ trợ cấp chứng chỉ và các chương trình tự nguyện khác đảm bảo các tiêu chuẩn đáp ứng
được những tiêu chí cơ bản đã được công nhận rộng rãi.
• Cung cấp điểm xuất phát để phát triển những yêu cầu về du lịch bền vững cho các chương
trình của chính phủ, phi chính phủ và của khối tư nhân.
• Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch ở các trường cao đẳng,
đại học, ví dụ như các trường về ngành khách sạn.
Bộ tiêu chuẩn chỉ ra điều gì nên được làm, song không chỉ ra cách thức thực hiện hay chỉ ra mục tiêu
có đạt được hay không. Vai trò này sẽ được thể hiện qua những chỉ số biểu hiện, nhưng tài liệu đào
tạo liên quan và tiếp cận các công cụ thực hiện , tất cả những điềukể trên là những yếu tố không thể
thiếu đối với tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu.
Áp dụng
Tất cả các tiêu chuẩn được đề xuât phải ứng dụng vào thực tiễn rộng rãi nhất, trừ khi xẩy ra trường
hợp đặt biệt mà một tiêu chuẩn không thể áp dụng được và phải được giải trình được hoàn cảnh .Có
thể có những trường hợp trong đó có một tiêu chuẩn không thể áp dụng được với một sản phẩm du
lịch cụ thể do các quy định tại địa phương, yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội hoặc điều kiện văn hóa.
Trường hợp các đơn vị kinh doanh du lịch cộng động làm chủ với quy mô nhỏ có ít ảnh hưởng về
môi trường, xã hội và kinh tế thì đều cho thấy hạn chế về nguồn lực có thể ngăn cản việc áp dụng
toàn diện các tiêu chuẩn này. Để có hướng dẫn chi tiết hơn của những tiêu chuẩn này, xin hãy tham
khảo bảng chú giải thuật ngữ và các chỉ số hỗ trợ đã được Hội Đồng Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu
xuất bản.
A. Cho thấy sự quản lý bền vững, hiệu quả:
A.1. Doanh nghiệp đãthực hiện một hệ thống quản lý bền vững lâu dài phù hợp với quy mô và
thực lực của mình và hệ hông quản lý này giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, văn
hóa, chất lượng, sức khỏe và an toàn.
A.2. Doanh nghiệp tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan được áp dụng tại quốc gia và
quốc tế (bao gồm, ngoài các quy định khác thì có các quy định về sức khỏe, an toàn, lao động và yếu
tố môi trường).
A.3. Tất các các nhân viên được đào tạo và hướng dẫn định kỳ về vai trò của họ trong quản lý các
áp dụng về môi trường, kinh tế xã hội, văn hóa, sức khỏe và an toàn.
A.4. Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng bao gồm các khía cạnh bền vững để có các hành
động điều chỉnh phù hợp.
A.5. Các tài liệu quảng cáo sản phẩm du lịch đúng sự thật, cam kết bền vừng và không hứa hẹn
những điều không có trong chương trình kinh doanh.
A.6. Thiết kế, xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình và cơ sở hạ tầng
A.6.1 Chấp hành những quy định , luật pháp của địa phương, quốc gia và quốc tế, các tiêu
chuẩn và các công ước đối với các di sản văn hóa cần được bảo vệ.
A.6.2 Tôn trọng những di sản thiên nhiên hoặc di sản văn hóa xung quanh trong công tác
thiết kế, đánh giá tác động.
A.6.3 Sử dụng các vật liệu và các quy định bền vững thích hợp tại địa phương, và
A.6.4 Cung cấp thông tin cho khách hàng với các nhu cầu đặc biệt nếu phù hợp
A.7. Quyền đất đai và tài sản đạt được là hợp pháp, tuân theo các quyền của người địa phương,
người bản địa và không đòi hỏi định cư khôngtự nguyện..
A.8. Thông tin và giải thích về các khu vực thiên nhiên xung quanh, văn hóa địa phương, và di
sản văn hóa được cung cấp cho khách hàng, cũng như giải thích cách ứng xử phù hợp trong khi tham
quan các vùng thiên nhiên, các hoạt động văn hóa và các di sản văn hóa.
B. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu các tác động
tiêu cực
B.1. Doanh nghiệp tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hỗ trợ phát
triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, đào tạo, y tế, vệ sinh và những vấn đề khác.
B.2. Người dân địa phương được ưu tiên công ăn việc làm tốt bao gồm cả những vị trí quản lý. Họ
được tham gia các khóa đào tạo định kỳ và tiếp tục đào tạo nâng cao.
B.3. Doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng hóa và dịch vụ có tính chất thương mại bình đẳng và sản
phẩm sản xuất tại địa phương, trừ khi các sản phẩm không phù hợp B.4. Doanh nghiệp tạo điều
kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ của địa phương phát triển và bán các sản phẩm bền vững dựa trên
các đặc thù về thiên nhiên, lịch sử văn hóa của khu vực (bao gồm thức ăn, nước uống, đồ thủ công
mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật, nông sản, )
B.5. Phát triển một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng địa phương hay dân tộc
thiểu số, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng.
B.6. Doanh nghiệp phải thực hiện chính sách chống bất kỳ hành vi khai thác và áp bức nào về
thương mại và tình dục , đặc biệt đối với trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và người dân tộc thiểu số.
B.7. Doanh nghiệp đối xử công bằng trong việc tuyển dụng các lao động phụ nữ và người dân tộc
thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời không được sử dụng lao động trẻ em.
B.8. Các quy định của luật quốc gia và quốc tế bảo vệ quyền của người lao động được tuân thủ,
và công nhân được trả tiền lương ít nhất là bằng mức lương tối thiểu.
B.9. Các hoạt động của doanh nghiệp không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như
nước, năng lượng, chăm sóc sức khỏe hay hệ thống vệ sinh của cộng đồng lân cận.
B.10. Các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương bao gồm
đất đai, các nguồn tài nguyên sử dụng, phương tiện giao thông và nhà ở.
C. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những tác động tiêu cực.
C.1. Doanh nghiệp tuân thủ các hướng dẫn hoặc quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các
điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách và tăng sự ưa thích
của du khách.
C.2. Các đồ giả cổ hoặc giả sử không được phép mua bán, kinh doanh hay trưng bày, trừ khi
được luật pháp quốc gia hoặc quốc tế cho phép.
C.3. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản quan trọng có
giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, và có ý nghĩa về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc đi lại của cư
dân địa phương
C.4. Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóa địa phương
trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực, các quầy hàng, đồng thời tôn trọng quyền sở
hữu trí tuệ của các cộng đồng địa phương
D. Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực.
D.1. Bảo tồn các nguồn tài nguyên:
D.1.1. Chính sách thương mại ưu tiên những sản phẩm bền vững, thích hợp với địa phương, thân
thiện với môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn, đồ uống và hàng tiêu dùng.
D.1.2. Việc buôn bán các hàn hóa tiêu dùng khó phân hủy cần phải được cân nhắc, nêu rõ nguồn
nếu biết và cần tìm cách hạn chế sử dụng , giảm rác thải phát sinh.
D.1.3.Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu
mức sử dụng năng lượng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh.
D.1.4. Tiêu thụ nước cần phải cân nhắc, dùng cho những nhu cầu cần thiết và có các biện pháp để
giảm nhu cầu sử dụng. Nguồn nước cung cấp đảm bảo bền vững, không ảnh hưởng đến các dòng
chảy môi trường.
D.2. Giảm ô nhiễm
D.2.1. Doanh nhiệp kiểm soát lượng khí thải nhà kính từ tất cả các nguồn tài nguyên và thay mới
các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hoặc, nếu không khả thi, bù đắp khí thải
còn lại bằng việc mua các chứng chỉ carbon1
D.2.2. Doanh nghiệp khuyến khích giảm hiệu ứng nhà kính thông qua các dịch vụ giao thông vận
tải và việc sắp xếp việc đi lại của các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
D.2.3. Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý và chỉ được tái sử dụng hoặc bỏ đi
một cách an toàn mà không gây ảnh hưởng đến cho người dân địa phương và môi trường.
D.2.4 Thực hiện các biện pháp, cơ chế giảm chất thải với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái
sử dụng hay tái chế. Những chất thải sinh hoạt có thể xử lý đượcphải bền vững.
D.2.5. Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy hồ bơi và các vật
liệu lau chùi, hoặc thay thế bằng các sản phẩm không độc hại. Q lý chặt chẽ việc dự trữ, sử dụng,
vận chuyển,, và xử lý các hóa chất
1
Dễ
thấy
nhất
đối
với
khí
thải
nhà
kính
từ
nguồn
điện
mà
doanh
nghiệp
và
vận
tải
tiêu
thụ,
cũng
như
những
khí
thải
phát
sinh
khác.
D.2.6. Doanh nghiệp áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất
gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất.
D.3.Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
D.3.1. Không được phép tiêu thụ, trưng bày hay buôn bancác loài động vật hoang dã khai thác từ tự
nhiên trừ khi được luật quốc gia hoặc luật quốc tế cho phép và là hoạt động được quy định nhằm
đảm bảo việc sử dụng là bền vững.
D.3.2. Không được bắt giữ các loài động vật hoang dã, trừ khi điều đó được luật địa phương hay
quốc tế quy định làmột hoạt động được cho phép. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi
những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng thích hợp;
D.3.3. Doanh nghiệp không được mang đến địa phương những loài vật lạ xâm hại đến hệ sinh thái
bản địa . Các loài động vật hoang dã bản địa có tác dụng góp phần tạo cảnh quan, đảm bảo đa dạng
sinh học.
D.3.4. Doanh nghiệp góp phần vào hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm những khu vực được
bảo vệ tự nhiên và những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao.
D 3.5. Các hoạt động tương tác với sinh vật tự nhiên phải tính đến các tác động lũy tiến.không
được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật. Cần hạn chế, phục hồi mọi
tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dexuatphienban2_0vetieuchuandulichbenvungtoancau_9344.pdf