Đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh trung học phổ thông

Kết quả nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh THPT đã chỉ ra các biểu hiện giá trị sống: giá trị trung thực, giá trị trách nhiệm, giá trị tôn trọng, giá trị hợp tác của học sinh THPT qua ba khía cạnh: hoạt động học tập; hoạt động bản thân; quan hệ xã hội mà các em đang hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 61-64; bìa 3 61 ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Ngọc Tú - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 12/11/2017; ngày sửa chữa: 15/01/2018; ngày duyệt đăng: 24/01/2018. Abstract: The article proposes some criteria to assess living values of high school students in current period. These criteria are applied to assess the living values of students through learning activities, daily activities and social relationships with aim to help students orient proper living values in line with the common values of society. Keywords: Value, living values, learning activities, social relationships, high school students. 1. Mở đầu Xuất phát từ quan điểm giáo dục toàn diện, mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh được phát triển một cách toàn diện, hài hòa về nhân cách. Để làm được điều này, ngoài việc đánh giá học sinh qua kết quả học tập thì cần phải đánh giá được phẩm chất và năng lực của người học nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là một thời kì biến động to lớn với những thay đổi về cơ thể, sự phát triển nhận thức cũng như đời sống tâm lí xã hội phong phú với những thay đổi trong mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ... Đây cũng là thời kì mà các em muốn khao khát, khám phá về bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại của bản thân. Vì vậy, để tìm hiểu, đánh giá một số giá trị sống của học sinh THPT được thể hiện trong hoạt động học tập, trong quan hệ với bản thân, trong quan hệ với xã hội nhằm giúp các em củng cố và phát triển định hướng giá trị sống phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội trong năm học 2015-2016, chúng tôi đã khảo sát: 490 học sinh THPT, 490 phụ huynh học sinh, 100 giáo viên THPT của 4 trường THPT thuộc TP. Hà Nội: Lê Quý Đôn, THPT Đống Đa, Nguyễn Gia Thiều, Tân Lập, Phạm Hồng Thái. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về “giá trị” Quan niệm về “giá trị” ở các tác giả, các công trình còn rất khác nhau. Nhưng trên bình diện chung nhất có thể hiểu rằng giá trị là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay tất cả những thứ được con người xem là có ý nghĩa nhất định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của con người, xã hội. Nó bao hàm cả mặt chủ quan lẫn khách quan, gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau. Bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình, sự biến đổi luôn tồn tại khách quan, nhưng nếu không có sự đánh giá của con người, không được con người xem là có ý nghĩa đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của họ thì các sự vật, hiện tượng, quá trình, sự biến đổi đó không có giá trị. Giá trị là phần cốt lõi, trục chính, căn bản của văn hóa, nhưng không thể quan niệm rằng nó là một hình thái tinh thần. Giá trị nằm ngay trong bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình, nó có khía cạnh khách quan - hay nói cách khác, nó tồn tại khách quan. Đây là điều kiện cần của mọi giá trị [1]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu giá trị sống ở các mặt: Giá trị trung thực; Giá trị trách nhiệm; Giá trị tôn trọng; Giá trị hợp tác (trên ba khía cạnh cơ bản về giá trị sống của học sinh THPT) đó là: hoạt động học tập; quan hệ bản thân; quan hệ xã hội. Ba khía cạnh này được biểu hiện qua: nhận thức, thái độ, hành vi với các tiêu chí và chỉ báo đưa ra. 2.2. Biểu hiện của ba khía cạnh cơ bản về giá trị sống của học sinh trung học phổ thông Các công trình nghiên cứu hiện nay quan tâm đến giá trị văn hóa truyền thống, hệ giá trị con người, đức tính con người... đã chỉ ra được 10 giá trị của người Việt Nam. Đó là: 1) Tinh thần yêu nước ; 2) Lòng nhân ái; 3) Anh hùng, dũng cảm; 4) Biết chấp nhận (nhẫn), tiếp thu; 5) Hiếu học; 6) Sáng tạo; 7) Cần cù; 8) Lạc quan; 9) Trọng đạo lí; 10) Ưa ổn định. Dù có những biến động nhưng các giá trị này không thể biến mất mà đang được tiếp tục củng cố, có những hình thức biểu hiện mới với những mức độ khác nhau [2]. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập giá trị sống của lứa tuổi học sinh THPT. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất về các tiêu chí và chỉ báo của các giá trị sống biểu hiện ở ba khía cạnh nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT, được thể hiện ở bảng dưới đây: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 61-64; bìa 3 62 Các mặt biểu hiện Các giá trị sống Tiêu chí Chỉ báo Giá trị sống với hoạt động học tập Nhận thức Giá trị Trung thực - Nhận thức học trung thực để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Nhận thức được nhà trường là nơi rèn luyện, phát triển nhân cách. - Không được làm những điều gian dối trong học tập. - Trung thực với thầy cô và bạn bè. - Học tập tốt cũng là yêu nước. - Phải học trong nhà trường mới có cơ hội phát triển. - Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của một người học sinh hiện nay. Giá trị Trách nhiệm - Nhận thức về các nhiệm vụ học tập một cách đầy đủ và tự giác. - Có ý thức trách nhiệm với công việc được giao, học tập nghiêm túc, tự tìm hiểu tri thức bên ngoài. - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ của lớp, trường về mình. - Hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng hạn và đạt yêu cầu. - Chủ động tiếp nhận những đánh giá của thấy cô về mình. Giá trị Tôn trọng - Nhận thức đúng đắn về sự tôn trọng trong học tập với nhà trường, thầy cô giáo. - Xác định được mục tiêu, sự cần thiết của việc học. - Tuân thủ các quy định chung của lớp, trường. - Biết lắng nghe ý kiến của người khác. -Tôn trọng chính mình là cơ sở tôn trọng người khác. - Gương mẫu chấp hành các quy định trong sinh hoạt của lớp, trường. Giá trị Hợp tác - Thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu theo một nguyên tắc chung. - Tin tưởng với bạn bè, thầy cô giáo khi cùng tham gia trao đổi những vấn đề trong học tập. - Lắng nghe ý kiến của người khác. - Cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới. - Nhìn nhận tích cực về giá trị đóng góp của mỗi người. - Thừa nhận giá trị bản thân và của đối tác đối với kết quả công việc. Thái độ Giá trị Trung thực - Tự giác, trung thực với việc học của bản thân. - Cởi mở, chia sẻ kiến thức với mọi người. - Tự nhận xét đánh giá về thái độ học tập của bản thân một cách trung thực. - Không nói dối thầy cô bạn bè. - Tự giác làm bài tập theo khả năng của bản thân, không sao chép kiến thức. - Biết nhìn nhận, đánh giá thái độ của bản thân với việc học tập. Giá trị Trách nhiệm - Chủ động tham gia vào các hoạt động chung của trường của lớp. - Thực hiện công việc, kế hoạch học tập đã đề ra một cách thấu đáo, trách nhiệm. - Dành thời gian cho các hoạt động chung của trường, của lớp. - Trách nhiệm của bản thân với công việc và học tập. Giá trị Tôn trọng - Có thái độ học tập đúng đắn, xác định được mục tiêu trong học tập. - Không làm việc riêng trong giờ học. - Tôn trọng, kính phục bạn bè có thành tích học tập tốt, không vi phạm quy định của trường, lớp. - Tôn trọng thầy cô giáo trong mọi trường hợp, hoàn cảnh. - Mong muốn được thầy cô đưa ra các yêu cầu cao trong học tập và hoạt động xã hội. - Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh với một thái độ tôn trọng. - Mong muốn được thầy cô giáo tôn trọng thừa nhận trong lớp học và nhà trường. Giá trị Hợp tác - Có thái độ làm việc nhóm với một tinh thần cùng nhau chia sẻ, thảo luận, bàn bạc vì một tiêu chung. - Không có thái độ tỏ ra hơn người khác, coi thường ý kiến của người khác trong quá trình làm việc, học tập. - Chủ động xây dựng các quan hệ hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo trong học tập. - Làm việc nhóm có kết quả. - Nhìn nhận tích cực về giá trị đóng góp của mỗi thành viên trong quá trình làm việc hợp tác. Hành vi Giá trị Trung thực - Học theo vở ghi, học thuộc lòng trong sách giáo khoa. - Trung thực trong thi cử, học thật thi thật. - Trung thực với lực học của mình, không gian dối với bản thân, bạn bè và thầy cô. Trung thực trong học tập là điều kiện cần thiết, quan trọng để đánh giá đầy đủ về năng lực của học sinh. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 61-64; bìa 3 63 - Trung thực trong việc lập kế hoạch tự học và thực hiện đầy đủ kế hoạch đó. - Sửa chữa và rút kinh nghiệm các bài tập một cách trung thực. - Không học tập theo thành tích. Giá trị Trách nhiệm - Say mê khám phá cái mới. - Chuẩn bị tốt bài tập ở nhà. - Sưu tầm và làm thêm các bài tập trong sách nâng cao và sách tham khảo. - Trao đổi và thảo luận với thầy cô về những băn khoăn, thắc mắc trong học tập. - Hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao một cách tốt nhất. Có trách nhiệm với các hoạt động học ở trường và ở nhà. Giá trị Tôn trọng - Tôn trọng những môn học trong nhà trường, không coi thường hay học lệch những môn học không thích thú. - Tôn trọng nhân cách và phẩm giá của thầy cô giáo. - Tôn trọng hình thức hay phương pháp giảng dạy, giáo dục của thầy cô trong nhà trường. - Tôn trọng các những yêu cầu về học tập của thầy cô. - Biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè trong học tập. Phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Giá trị Hợp tác - Tuân thủ nguyên tắc, luật lệ chung trong nhà trường. - Chia sẻ và hiểu giá trị của sự liên quan giữa các thành viên trong tập thể lớp. - Tin tưởng thầy cô và bạn bè trong quá trình trao đổi thông tin. - Lắng nghe ý kiến của người khác. - Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ người khác trong học tập. - Cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới của thầy cô và bạn bè. Giá trị sống thể hiện qua hoạt động của bản thân Nhận thức Giá trị Trung thực - Biết vận dụng những kiến thức học được để giải quyết các vấn đề của bản thân. - Có suy nghĩ, lời nói hành động thống nhất với nhau. - Là người dũng cảm nhận lỗi và trách nhiệm về mình khi mình làm sai. - Là người thẳng thắn phê bình khi người khác có nhận thức chưa đúng. - Là khi “nhặt được của rơi đem trả lại người mất” Có nhận thức, hành động đúng đắn để làm cơ sở hoàn thiện nhân cách bản thân. Giá trị Trách nhiệm - Mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của bản thân. - Có trách nhiệm với các công việc gia đình, với chính mình. - Hiểu được vai trò của mình đối với công việc để nỗ lực hoàn thành tới cùng. Có nhận thức, hành động đúng đắn để làm cơ sở hoàn thiện nhân cách bản thân. Giá trị Tôn trọng - Tôn trọng giá trị danh dự, nhân phẩm của mình. - Hiểu biết về phẩm chất của chính mình để mọi người yêu quý và tôn trọng. - Biết được giá trị của chính mình và tôn trọng giá trị của người khác. - Biết lắng nghe ý kiến của người khác. - Phát huy được năng lực tiềm ẩn của bản thân. - Củng cố thêm sự tự tin, ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống. - Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng người khác. - Có động lực để học hỏi những điểm tốt của người khác để hoàn thiện bản thân. Giá trị Hợp tác - Có sự bàn bạc, thảo luận, hợp sức vì một mục tiêu chung, không có thái độ tỏ ra hơn người khác, coi thường ý kiến của người khác. - Chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với người khác để thúc đẩy và hỗ trợ công việc chung. - Hiểu giá trị hợp tác để đạt hiệu quả cao nhất. - Giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. - Tin tưởng, quan hệ tốt với mọi người trong công việc. - Cởi mở và tiếp nhận các ý tưởng mới, sẵn sàng điều chỉnh các giá trị của bản thân. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 61-64; bìa 3 64 - Thừa nhận thành quả của bản thân và của người khác. Thái độ Giá trị Trung thực - Sống thật với chính mình không dối trá. - Tin tưởng và tự tin. - Tôn trọng và yêu thương. - Có thái độ thẳng thắn, trung thực với những việc đã làm. - Nói đúng sự thật. - Làm đúng với khả năng của mình. Giá trị Trách nhiệm - Tham gia các hoạt động với một tinh thần trách nhiệm cao. - Chịu trách nhiệm trước các vấn đề của bản thân. - Có hứng thú với công việc khi có tinh thần trách nhiệm. - Chủ động tiếp nhận có phân tích lời khuyên của người lớn. - Có ý thức trách nhiệm rèn luyện những phẩm chất nhân cách cho bản thân. - Biết cách sàng lọc, điều chỉnh các thông tin để điều chỉnh hành vi. - Tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giá trị Tôn trọng - Có thái độ với những hành vi của bản thân và của người khác. - Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng từ người khác. - Củng cố niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống. - Có thái độ ôn hòa, bình tĩnh trước những hành vi không đúng của bản thân. Tự xem xét, đánh giá nhìn nhận bản thân để tìm hiểu nguyên nhân khắc phục những điểm tốt và điểm xấu của bản thân. Giá trị Hợp tác - Không ích kỉ, sống hòa đồng. - Có thái độ tin tưởng, quan hệ tốt với các thành viên khác. - Lắng nghe, đóng góp, tôn trọng, biết chấp nhận ý kiến của các thành viên khi tham gia hợp tác. - Công nhận những thành quả đóng góp của từng thành viên với một thái độ hợp tác. - Thừa nhận giá trị bản thân và người khác với công việc. - Quan tâm chia sẻ, giúp đỡ người khác trong công việc. Hành vi Giá trị Trung thực - Tạo dựng được niềm tin tưởng, uy tín với người khác. - Sự bình yên trong tâm hồn, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp. - “Nhặt được của rơi trả lại người mất”. Hoàn thiện và phát triển nhân cách cho bản thân. Giá trị Trách nhiệm - Đánh giá cao quyền lợi và trách nhiệm của bản thân và của mọi người trong xã hội. - Cống hiến cho công việc chung. - Chịu trách nhiệm trước mọi người xung quanh về các vấn đề đạo đức bản thân. Nâng cao năng lực trách nhiệm và hoàn thiện phát triển bản thân. Giá trị Tôn trọng - Tôn trọng giá trị danh dự, nhân phẩm của bản thân. - Biết bảo vệ bản thân trước những hành vi xấu. - Có những hành vi tôn trọng đối với những phẩm chất tốt và chưa tốt của bản thân. - Tự tin trước mọi người và mạnh dạn làm những việc được giao. Phát huy những phẩm chất năng lực của bản thân để hoàn thiện nhân cách. Giá trị Hợp tác - Biết giúp chính mình. - Biết tập hợp sức mạnh của mỗi cá nhân để tạo thành sức mạnh chung. - Tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi khi làm việc cùng nhau. - Gắn bó với tập thể, tự tin khẳng định bản thân. Phát huy tinh thần hợp tác khi làm việc cùng nhau để hoàn thiện nhân cách. Giá trị sống biểu hiện trong quan hệ với xã hội Nhận thức Giá trị Trung thực - Hiểu được những điều nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn. - Chân thành, cởi mở, không gian dối khi thực hiện những công việc của xã hội yêu cầu. Có ý thức, mong muốn tham gia các hoạt động của xã hội một cách tự giác, trung thực để được tự khẳng định mình. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 61-64; bìa 3 Giá trị Trách nhiệm Tinh thần trách nhiệm được thông qua các mối quan hệ với mọi người trong gia đình, với bạn bè, với những người khác trong xã hội. Nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong các mối quan hệ xã hội. Giá trị Tôn trọng - Nhận thức được về sự tôn trọng trong các mối quan hệ xã hội. - Đồng tình với người lớn về việc hướng dẫn cách đối xử với người lớn ở ngoài xã hội. Lắng nghe và hiểu được các mặt của việc tôn trọng. Giá trị Hợp tác - Làm việc cùng nhau trong các hoạt động xã hội. - Hiểu giá trị của sự liên quan, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người. - Cùng nhau hướng đến mục đích chung. - Nhìn nhận tích cực về giá trị đóng góp của mỗi người. - Quan hệ tốt những người có các năng lực xã hội khác nhau. Thái độ Giá trị Trung thực Chân thật, không giả dối trong lối sống, trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội. Có thái độ tích cực qua mọi hoạt động của cuộc sống. Giá trị Tôn trọng Tôn trọng mọi người, sự sống, tài sản, môi trường. Có thái độ đồng tình, tin tưởng, chấp nhận các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Giá trị Trách nhiệm - Cởi mở, trách nhiệm với các công việc trong gia đình và ngoài xã hội. - Đánh giá cao quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội. Có trách nhiệm đầy đủ và tự giác với các hoạt động của cuộc sống. Giá trị Hợp tác - Tuân thủ luật lệ chung trong các mối quan hệ xã hội. - Tin tưởng với những người cùng làm việc hợp tác. - Luôn hành động vì mục đích chung. - Biết hành động phối hợp với mọi người trong cuộc sống. Hành vi Giá trị Trung thực - Rộng lượng, chân thành để lắng nghe ý kiến của người khác. - Giữa việc làm và lời nói phải thống nhất với nhau - Luôn có ý thức với hành vi của bản thân. - Hành vi luôn luôn phải thống nhất với suy nghĩ và lời nói. Giá trị Tôn trọng Đồng tình, tin tưởng, chấp nhận trong các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Luôn hành động vì sự tôn trọng danh dự nhân phẩm của bản thân. Giá trị Trách nhiệm - Luôn dành thời gian quan tâm đến mọi người trong gia đình. - Có ý thức trách nhiệm trong các công việc của gia đình. - Chia sẻ mọi khó khăn với bạn bè. - Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người. Luôn ý thức trách nhiệm với cuộc sống, với bản thân, hiểu được vai trò của mình với công việc để nỗ lực thực hiện. Giá trị Hợp tác - Cùng hướng đến mục đích chung, đưa ra ý tưởng, quan điểm vì mục đích chung. - Làm việc với nhau trong sự thiện chí, sự tôn trọng tình thân ái, chân thật và những mong muốn tốt lành. Luôn hành động vì mục đích chung. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh THPT đã chỉ ra các biểu hiện giá trị sống: giá trị trung thực, giá trị trách nhiệm, giá trị tôn trọng, giá trị hợp tác của học sinh THPT qua ba khía cạnh: hoạt động học tập; hoạt động bản thân; quan hệ xã hội mà các em đang hướng đến trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Minh Hạc (2010). Giá trị học cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay. NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Lương Đình Hải (2009). Những tiêu chí cơ bản của con người Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 10, tr 10-20. [3] Diane Tillman (2009). Những giá trị sống dành cho tuổi trẻ. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [4] Vũ Dũng (chủ biên, 2000). Tâm lí học xã hội. NXB Khoa học Xã hội. [5] Phạm Minh Hạc (2001). Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Vũ Thị Ngọc Tú (2013). Nhận thức của sinh viên sư phạm về giá trị sống của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lí học xã hội, tháng 11/2013, tr 15-25. [7] Vũ Thị Ngọc Tú (2014). Một số vấn đề lí luận về giá trị sống của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lí học xã hội, tháng 7/2014, tr 1-10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_tieu_chi_danh_gia_mot_so_gia_tri_song_cua_hoc_sinh_t.pdf
Tài liệu liên quan