- Bên cạnh đó, Hà Nội cần đặc
biệt quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân
lực cho du lịch trong đó coi năng lực hiểu
biết về văn hóa là một yêu cầu thiết yếu.
Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số
quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore cho thấy chìa khóa thành công
trong việc phát triển du lịch của các quốc
gia này chính là do có nguồn nhân lực làm
du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao.
Người làm du lịch đòi hỏi phải có phông
kiến thức rộng về nhiều mặt, sự nhanh nhạy,
sáng tạo, biết nhiều ngoại ngữ, lòng tự tôn
dân tộc và phải có sự hiểu biết sâu sắc về
văn hóa Thủ đô. Hiện nay, có nhiều cơ sở
đào tạo về chuyên ngành du lịch nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Do
đó, nhiều người được đào tạo trong những
chuyên ngành khác cũng tham gia hoạt
động trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, họ vừa
làm vừa tự học hỏi, rút kinh nghiệm nên tính
chuyên nghiệp không cao. Việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực cho du lịch Hà Nội
đang là một đòi hỏi cấp thiết và lâu dài. Có
nguồn nhân lực tốt, du lịch Hà Nội mới có
thể tiếp tục phát triển trong tương lai.
- Thành phố cần có sự phối hợp
với các ban, ngành liên quan đầu tư duy trì,
bảo vệ cải thiện môi trường, nâng cấp các
công trình văn hóa, di tích, danh thắng tại
Hà Nội. Mặc dù Hà Nội là địa phương có số
lượng di sản lớn nhất nước nhưng rất nhiều
di tích đang trong tình trạng xuống cấp. Vì
vậy, để biến các di sản văn hóa thành tài sản,
thành nguồn lực trực tiếp cho phát triển du
lịch thì Thành phố, sở Du lịch, sở Văn hóa
và Thể thao cần phải xây dựng các kế hoạch
dài hạn và trước mắt để đầu tư bảo tồn, tôn
tạo hệ thống di tích của Thành phố.
- Ngành du lịch cần xây dựng các
sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn dựa trên tiềm
năng văn hóa của Hà Nội. Tiếp tục khai thác
một cách bền vững các giá trị văn hóa, coi
đó là tài sản, là lợi thế của du lịch Thủ đô.
Tổ chức khảo sát, khai thác tốt các tour du
lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch tâm
linh, du lịch di tích lịch sử ở Thủ đô.
Việc khai thác tiềm năng văn hóa, biến tiềm
năng thành sức mạnh, thành nguồn lực chủ
yếu để phát triển du lịch Thủ đô là một
hướng đi đúng đắn. Đây cũng chính là giải
pháp phát huy lợi thế so sánh của Hà Nội so
với các tỉnh thành khác trong quá trình phát
triển. Việc khai thác có hiệu quả thế mạnh
văn hóa Thủ đô hướng tới sự phát triển du
lịch bền vững không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy
sự phát triển du lịch, mà ở một chiều cạnh
khác, nó góp phần cho văn hóa Thủ đô phát
triển, đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của
mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến đến
gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế,
tạo nguồn thu để tái đầu tư cho văn hóa.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 56 (06/2019) 47-52 47
DI SẢN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỦ
ĐÔ HÀ NỘI
Vũ Thị Phương Hậu*12
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/12/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/6/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/6/2019
Tóm tắt: Hà Nội là trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước, có hơn một nghìn
năm lịch sử với nhiều công trình văn hóa có giá trị. Hàng năm, có một lượng lớn khách
du lịch đến Hà Nội, một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch chính là các di sản
văn hóa tại đây. Bài viết sẽ tập trung phân tích tác động của các di sản văn hóa đến du
lịch tại Hà Nội và từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch dựa vào các di sản
văn hóa trong thời gian tới.
Từ khóa: Du lịch; Di sản văn hóa; Hà Nội
1. Vai trò của văn hóa đối với
sự phát triển du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế tổng hợp khá phổ biến
trên thế giới. Trong nhiều năm trở lại đây,
du lịch được đánh giá là ngành có tốc độ
tăng trưởng nhanh. Do đó, trong bức thông
điệp nhân ngày Du lịch Thế giới 27/9/2007,
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) đã khẳng định: “Du lịch là chìa
khóa mang lại thịnh vượng cho cả nước
giàu và nước nghèo”.
Du lịch, ngay từ khi hình thành
đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa. Một
trong những nhu cầu của người đi du lịch là
để tìm hiểu những điều mới lạ, mở rộng sự
hiểu biết của bản thân mình về các lĩnh vực,
trong đó có văn hóa. Sự khác biệt giữa các
không gian văn hóa luôn khơi gợi sự tò mò,
kích thích sự khám phá của con người.
Chính vì vậy, du lịch được coi như hành vi
thỏa mãn văn hóa và hình thành nên loại
hình “du lịch văn hóa”. Trong quá trình phát
*12Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
triển, hoạt động du lịch được coi là một hiện
tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra
những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử
của những con người tham gia hoạt động du
lịch. Bàn về mối quan hệ giữa du lịch và văn
hóa, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đã
nói đến rất nhiều. Trong phạm vi của bài
viết này, chúng tôi đề cập đến mối quan hệ
giữa du lịch và văn hóa trên các phương
diện sau:
Thứ nhất, văn hóa là nguồn lực
trực tiếp cho sự phát triển du lịch
Ba loại hình du lịch cơ bản nhất
được xác định trong Luật Du lịch 2017 là du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa cũng đều được xác định phát triển dựa
trên cơ sở các giá trị văn hóa cộng đồng, gắn
với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham
gia của cộng đồng dân cư trong tổ chức khai
thác và hưởng lợi.
Như vậy, ngành du lịch phát triển
chủ yếu dựa trên sự khai thác các nguồn tài
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa nhân
văn. Vì thế, bên cạnh các loại hình du lịch
như du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch
nghỉ dưỡng thì du lịch văn hóa từ lâu đã
trở thành một loại hình du lịch được nhiều
người lựa chọn. Đây là loại hình du lịch mà
điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn
hóa như những công trình kiến trúc nghệ
thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín
ngưỡng, ẩm thực, lễ hội, Các giá trị văn
hóa đã trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp
dẫn có chiều sâu đối với khách du lịch.
Trong những năm vừa qua, với định
hướng và giải pháp đúng đắn, ngành du lịch
Việt Nam đã chú trọng khai thác loại hình
du lịch văn hóa; du lịch văn hóa đã góp phần
làm số lượng khách du lịch không ngừng gia
tăng. Năm 2018, có 15.497.791 lượt khách
quốc tế đến Việt Nam, tăng 19,9% so với
năm 2017. Cùng với du khách quốc tế, lượt
khách du lịch nội địa cũng tăng hàng năm.
Doanh thu từ khách du lịch cũng không
ngừng tăng theo mỗi năm.
Như vậy, văn hóa đã trở thành
nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển du lịch.
Việc khai thác các giá trị văn hóa, các sắc
thái văn hóa địa phương, sắc thái văn hóa
tộc người ... đã tạo nên những sản phẩm du
lịch đặc sắc, thu hút cả khách du lịch trong
và ngoài nước.
Thứ hai, văn hóa là mục tiêu của sự
phát triển du lịch
Mục tiêu phát triển của du lịch
không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận
mà đối với sự phát triển du lịch bền vững thì
mục tiêu quan trọng nhất, mang tính bao
trùm phải là vì con người, khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên văn hóa nhân văn, đáp ứng nhu cầu
du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến
môi trường và các thế hệ tương lai. Không
chỉ khách du lịch hay doanh nghiệp làm du
lịch được hưởng lợi, mà cộng đồng địa
phương, nơi có tài nguyên du lịch cũng
được hưởng lợi. Hay nói cách khác, du lịch
bền vững phải vì con người, hướng đến mục
tiêu con người, cũng chính là văn hóa.
Thứ ba, du lịch góp phần thúc đẩy quá trình
giao lưu văn hóa
Giao lưu văn hóa diễn ra dưới
nhiều hình thức, có cả sự giao lưu văn hóa
tự nguyện, hòa bình và có cả sự giao lưu văn
hóa trong xung đột, cưỡng chế. Du lịch
chính là một kênh quan trọng để tiến hành
giao lưu văn hóa trong hòa bình. Thông qua
du lịch, con người có điều kiện để tiếp xúc,
tìm hiểu học hỏi các giá trị văn hóa từ các
vùng văn hóa, các nền văn hóa khác nhau.
Việc xúc tiến quảng bá du lịch cũng chính
là quá trình quảng bá những nét văn hóa đặc
sắc của từng vùng, miền, Ở tầm quốc gia,
việc quảng bá du lịch là cách thức để quảng
bá thương hiệu quốc gia với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng,
mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa không
chỉ biểu hiện ở những mặt tích cực, mà có
nơi, có lúc, nó còn biểu hiện cả những mặt
tiêu cực, hạn chế. Đó là khi du lịch chỉ được
nhìn nhận là một ngành kinh tế đơn thuần
chạy theo lợi nhuận, tìm kiếm lợi nhuận
bằng mọi giá, thì khi đó, nó sẽ tác động tiêu
cực tới sự phát triển văn hóa. Thậm chí, nó
còn đưa tới nguy cơ làm xói mòn, biến dạng
các di tích, các phong tục tập quán tốt đẹp,
các giá trị văn hóa Trong thực tế, đã có
trường hợp vì mải mê chạy theo lợi ích kinh
tế, người ta ngang nhiên vi phạm địa giới
của các di tích, danh thắng để xây dựng các
khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.
Thêm vào đó, những phản văn hóa cũng có
thể thông qua con đường du lịch xâm nhập
và tác động tiêu cực tới văn hóa của địa
phương, cộng đồng, quốc gia. Trước hết, nó
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 49
tác động tới lối sống, nếp sống và các thành
tố khác của văn hóa, từ trang phục tới ngôn
ngữ, từ phương thức sản xuất tới tư duy
làm mai một các di sản văn hóa. Thực tế
thông qua con đường du lịch đã xảy ra hiện
tượng chối từ, lãng quên văn hóa truyền
thống, sao chép, bắt chước một cách kệch
cỡm, lai căng văn hóa ngoại lai.
2. Thực trạng khai thác tiềm
năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch
ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm qua, ngành du
lịch Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng
đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các điểm đến,
xây dựng sản phẩm, đào tạo nâng cao trình
độ nhân lực, xúc tiến đầu tư và quảng bá du
lịch bằng nhiều hình thức và huy động từ
nhiều nguồn vốn, tạo việc làm, tăng doanh
thu xã hội từ lượng du khách trong nước và
quốc tế. Hà Nội đã chú trọng đầu tư phát
triển các điểm và các sản phẩm du lịch.
Phần lớn các đơn vị lữ hành trên địa bàn
thành phố đã tăng cường đầu tư khảo sát,
làm mới các chương trình du lịch đã ổn
định, xây dựng các sản phẩm du lịch mới
gắn với loại hình du lịch sinh thái, MICE,
thăm làng nghề cổ cùng các chương trình du
lịch liên tỉnh, liên quốc gia.
Về kinh doanh, lượng khách đến
du lịch Hà Nội ngày càng nhiều, khách lưu
trú cũng như khách lữ hành đều tăng. Đó là
kết quả của công tác đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn
Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền,
quảng bá sâu rộng của ngành du lịch Thủ
đô.
Việc đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch, từ tham quan, khám phá những di
sản văn hóa, đến các chương trình du lịch
sinh thái - làng nghề, du lịch sạch, đang và
sẽ trở thành chiến lược phát triển bền vững
của Thủ đô trong việc đưa Hà Nội trở thành
một điểm đến an toàn trong khu vực và trên
thế giới.
Ngành du lịch cũng đã phối hợp
với các ngành liên quan rà soát quy hoạch,
lập danh mục dự án đầu tư xây dựng sản
phẩm du lịch mới, tổ chức hội nghị với các
nhà đầu tư dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ
cuối tuần, tổng hợp danh mục trình Uỷ ban
nhân dân Thành phố quyết định, giới thiệu
địa điểm, đầu tư xây dựng dự án tạo sản
phẩm du lịch mới trên địa bàn.
Trong chiến lược phát triển, Hà
Nội đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù mang thương hiệu du lịch
Thủ đô trên cơ sở khai thác các tài nguyên
văn hóa, lịch sử, nhân văn của Thăng Long
ngàn năm văn hiến. Ngành du lịch Hà Nội
xác định phát triển du lịch văn hóa tham
quan di tích, lễ hội, phố cổ, làng cổ, du lịch
làng nghề, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần,
vui chơi giải trí, du lịch hội nghị, hội thảo
(MICE), du lịch ẩm thực, du lịch đường
thủy là trọng tâm. Theo các tour du lịch,
du khách có thể khám phá các đặc trưng của
phố cổ Hà Nội, thưởng thức các món ăn
truyền thống của Việt Nam như phở, bún
chả, bún ốc Du khách cũng có thể lựa
chọn các tour tham quan làng nghề như gốm
sứ Bát Tràng, luạ Vạn Phúc, mây tre đan
Phú Vinh, thêu Quất Động, khảm trai
Chuyên Mỹ, ...
Ngành du lịch Thủ đô cũng đã
tích cực triển khai các hoạt động thông tin
du lịch như: tiến hành thiết kế và nâng cấp
website du lịch Hà Nội. Xây dựng market
để in sách giới thiệu các điểm đến cho
hướng dẫn viên. Biên tập, in tập gấp kết nối
du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình -
Lào Cai - Hải Phòng. In ấn, tái bản và bổ
sung cuốn Guidebook Du lịch Hà Nội. In
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
mới và phát hành Bản đồ du lịch Hà Nội.
Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin du
lịch tại các quầy thông tin ở sân bay Nội
Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, phố Lê Thạch
và Vườn hoa Nhà hát Lớn Hà Nội. Đầu tư
các kiốt du lịch tại các khách sạn, nhà ga,
các điểm di tích lịch sử, danh thắng, trung
tâm công cộng với ngôn ngữ tiếng Anh,
tiếng Việt để cung cấp thông tin cho khách
du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội. Thành
phố Hà Nội cũng đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, phát triển các phần mềm ứng
dụng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Trong những năm gần đây, Thành phố Hà
Nội đã liên tiếp ký kết các chương trình hợp
tác tuyên truyền quảng bá về thành phố Hà
Nội trên mạng tin tức truyền hình cáp CNN
quốc tế. Thông qua chương trình hợp tác
này, bạn bè quốc tế biết nhiều hơn đến
Thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Ngành Du lịch với tư cách đại diện
cho Hà Nội đã tham gia nhiều tổ chức quốc
tế như: Liên minh các Thành phố lịch sử
(LHC), Hiệp hội quốc tế thị trưởng các
Thành phố có sử dụng tiếng Pháp (AIMF),
mạng lưới chính quyền địa phương (City
Net), Hiệp hội thế giới các đô thị lớn
(METROPOLIS) và tham gia các hội chợ
du lịch quốc tế.
Chuyên trang du lịch TripAdvisor
bình chọn Hà Nội là một trong 25 điểm đến
hấp dẫn nhất thế giới năm 2019 (Theo kết
quả bình chọn, Hà Nội đứng thứ 15/25).
Bảng xếp hạng của TripAdvisor dựa trên
hàng trieeujd dánh giá của du khách về hệ
thống khách sạn, nhà hàng và các địa danh
du lịch trong 12 tháng.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng số du
khách đến Hà Nội năm 2018 ước đạt 26,04
triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước
đạt 5,74 triệu lượt, mang lại doanh thu từ du
lịch ước đạt 75.815 tỷ đồng, tăng 11,7% so
với năm 2017. Thống kê cũng cho thấy,
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ gần 190
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khách
từ các quốc gia châu Á chiếm khoảng 60%
trên tổng số khách quốc tế đến Hà Nội,
khách từ các quốc gia châu Âu chiếm
khoảng 24%, khách từ các quốc gia châu
Mỹ chiếm 9%... Trong nhóm 10 thị trường
khách hàng đầu đến Hà Nội chiếm tỷ trọng
lớn hầu hết là từ các thị trường thuộc châu
Âu như: Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Đan
Mạch, Ý, Pháp, New Zealand, Anh, Thụy
Sỹ, Đức.
Như vậy, mặc dù kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn, nhưng lượng khách du lịch
đến với Hà Nội năm 2018 đã có sự gia tăng.
Đây là những con số rất đáng khích lệ. Bởi
vì một lần nữa, nó khẳng định hướng đi của
ngành du lịch Thủ đô là tập trung khai thác
các tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch,
thu hút khách du lịch là đúng đắn.
Với tiềm năng đã và đang có,
trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô, du lịch luôn có vị trí của một
ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tại, ngành
chức năng đang tập trung tạo bước đột phá
phát triển toàn diện du lịch Hà Nội cả về
phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm
bảo tính bền vững, đến năm 2020 đưa du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Thủ đô.
Nhìn chung, trong những năm
qua, Hà Nội đã chú trọng đầu tư mọi mặt để
phát triển du lịch. Đặc biệt, hướng khai thác
tiềm năng văn hóa phục vụ cho sự phát triển
du lịch đã mang lại hiệu quả to lớn, nâng
tầm vị trí của du lịch Hà Nội, góp phần phát
triển kinh tế của Thủ đô theo chiều hướng
tăng nhanh tỷ trọng du lịch-dịch vụ trong cơ
cấu kinh tế.
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 51
3. Một số giải pháp phát huy
tiềm năng văn hóa Thủ đô góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế du lịch
Để phát huy tiềm năng văn hóa
Thủ đô góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
du lịch Hà Nội, thiết nghĩ, cần tập trung vào
các giải pháp sau:
- Hà Nội cần xây dựng một chiến
lược du lịch Thủ đô cả tầm dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn, trong đó đặc biệt chú trọng
tới các dự án du lịch trong 10 đến 20 năm
tiếp theo, xác định rõ những dự án trọng
điểm, có tính khả thi cao. Sở Du lịch Hà Nội
phải có chiến lược du lịch hướng đến phát
triển chất lượng du khách thay vì số lượng,
làm sao thu hút du khách ở lâu hơn.
- Bên cạnh đó, Hà Nội cần đặc
biệt quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân
lực cho du lịch trong đó coi năng lực hiểu
biết về văn hóa là một yêu cầu thiết yếu.
Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số
quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore cho thấy chìa khóa thành công
trong việc phát triển du lịch của các quốc
gia này chính là do có nguồn nhân lực làm
du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao.
Người làm du lịch đòi hỏi phải có phông
kiến thức rộng về nhiều mặt, sự nhanh nhạy,
sáng tạo, biết nhiều ngoại ngữ, lòng tự tôn
dân tộc và phải có sự hiểu biết sâu sắc về
văn hóa Thủ đô. Hiện nay, có nhiều cơ sở
đào tạo về chuyên ngành du lịch nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Do
đó, nhiều người được đào tạo trong những
chuyên ngành khác cũng tham gia hoạt
động trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, họ vừa
làm vừa tự học hỏi, rút kinh nghiệm nên tính
chuyên nghiệp không cao. Việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực cho du lịch Hà Nội
đang là một đòi hỏi cấp thiết và lâu dài. Có
nguồn nhân lực tốt, du lịch Hà Nội mới có
thể tiếp tục phát triển trong tương lai.
- Thành phố cần có sự phối hợp
với các ban, ngành liên quan đầu tư duy trì,
bảo vệ cải thiện môi trường, nâng cấp các
công trình văn hóa, di tích, danh thắng tại
Hà Nội. Mặc dù Hà Nội là địa phương có số
lượng di sản lớn nhất nước nhưng rất nhiều
di tích đang trong tình trạng xuống cấp. Vì
vậy, để biến các di sản văn hóa thành tài sản,
thành nguồn lực trực tiếp cho phát triển du
lịch thì Thành phố, sở Du lịch, sở Văn hóa
và Thể thao cần phải xây dựng các kế hoạch
dài hạn và trước mắt để đầu tư bảo tồn, tôn
tạo hệ thống di tích của Thành phố.
- Ngành du lịch cần xây dựng các
sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn dựa trên tiềm
năng văn hóa của Hà Nội. Tiếp tục khai thác
một cách bền vững các giá trị văn hóa, coi
đó là tài sản, là lợi thế của du lịch Thủ đô.
Tổ chức khảo sát, khai thác tốt các tour du
lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch tâm
linh, du lịch di tích lịch sử ở Thủ đô.
Việc khai thác tiềm năng văn hóa, biến tiềm
năng thành sức mạnh, thành nguồn lực chủ
yếu để phát triển du lịch Thủ đô là một
hướng đi đúng đắn. Đây cũng chính là giải
pháp phát huy lợi thế so sánh của Hà Nội so
với các tỉnh thành khác trong quá trình phát
triển. Việc khai thác có hiệu quả thế mạnh
văn hóa Thủ đô hướng tới sự phát triển du
lịch bền vững không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy
sự phát triển du lịch, mà ở một chiều cạnh
khác, nó góp phần cho văn hóa Thủ đô phát
triển, đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của
mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến đến
gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế,
tạo nguồn thu để tái đầu tư cho văn hóa.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tưởng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định phê
duyệt“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết
định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
2. Trần Hữu Bình (10/2005), “Phát triển du lịch
Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hoá”, Báo Du lịch (1-2).
3. Nguyễn Viết Thái, Nâng cao sức hấp dẫn của
các điểm đến du lịch ở vùng tam giác tăng
trưởng kinh tế phía bắc (Hà Nội, Hải Phòng -
Quảng Ninh), Đề tài NCKH cấp Bộ B2005-39-
73
4. Hà Văn Siêu (2011), Đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch
Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020,
Viện nghiên cứu phát triển du lịch
5. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2015), Phương
pháp đo lường và kỹ thuật đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch, Đại học Thương
mại.
6. Metin Kozak, Seyhmus Baloglu (2010),
Managing and Marketing tourist destination:
Strategies to gain a competitive and edge
(Routledge advances in tourism).
Địa chỉ tác giả: Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh;
Email: hau_vtp@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- di_san_van_hoa_trong_phat_trien_du_lich_o_thu_do_ha_noi.pdf