ấn đề phát huy giá trị trong hoạt động du lịch
Những di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang Chánh không những là “gạch
nối” của quá khứ hào hùng với hiện tại, mà còn là nguồn liệu lịch sử - văn hóa quý báu có thể
phát huy trong bối cảnh hiện tại để phát triển kinh tế - xã hội. Khía cạnh quan trọng nhất của
các di tích này có thể đóng góp cho huyện Lang Chánh đó là sự khác biệt, khiến cho du lịch
cộng đồng hay du lịch sinh thái ở Lang Chánh mang được màu sắc riêng so với nơi khác đồng
dạng như Pù Luông. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thì sự khác biệt này là vốn quý
trong phát triển du lịch.Hiện nay, Lang Chánh có 3 điểm du lịch thuộc tuyến du lịch số 5 của
tỉnh Thanh Hóa, đó là: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Mèo - Danh lam thắng cảnh Thác Ma Hao -
Bản Nguyên sơ, bản Năng Cát, xã Trí Nang. Cả 3 điểm này đều chứa đựng dấu ấn độc đáo liên
quan đến thời kỳ gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn. Bên cạnh đó, những dấu tích, địa điểm
khác cũng có khả năng khai thác tốt trong hoạt động du lịch. Một số điểm cần lưu ý là:
- Các di tích gắn với khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang Chánh đều nằm lẻ tẻ ở những khu vực
xa xôi, ẩn khuất trong rừng núi. Vì vậy, để khai thác hiệu quả các giá trị độc đáo này cần kết
hợp với việc phát huy thế mạnh của Lang Chánh trong hoạt động du lịch là du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng. Việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch cần kết hợp nhiều yếu tố đặc trưng
để du khách có thể “thưởng thức cùng lúc nhiều món ăn”: được leo núi, vượt rừng, tắm thác,
được thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào, được chìm đắm trong không gian thiêng liêng của các di tích, được say sưa khám phá các nét văn hóa còn nguyên sơ đầy kỳ thú
trong các bản làng.
- Lựa chọn bản Năng Cát làm điểm du lịch trọng điểm của huyện gắn với du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng. Nói về du lịch sinh thái ở xứ Thanh ngày nay người ta hay nghĩ tới Pù
Luông bởi nơi đây có hệ sinh thái rừng và hệ động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên
đa dạng, nguyên sơ và văn hóa cộng đồng người Thái vẫn còn giữ được nhiều giá trị độc đáo.
Thực tế ở Pù Luông đã xây dựng được trung tâm thông tin du lịch, khu du lịch cộng đồng,
khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu bảo tồn động, thực vật phục vụ tham quan với diện tích được
quy hoạch lên đến gần 18.000ha. Mặc dù chưa có bề dày khai thác và nổi tiếng như Pù Luông
nhưng bản Năng Cát có những lợi thế riêng để có khả năng phát triển tốt hơn nữa trong tương
lai. Nằm dưới chân núi Chí Linh, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, có thể ví như một Sa Pa
của xứ Thanh, xung quanh có nhiều thắng cảnh đẹp, đặc biệt là thác Ma Hao. Người dân trong
bản còn lưu giữ được nhiều nếp nhà sàn truyền thống cùng với phong tục độc đáo của đồng
bào người Thái. Đặc biệt những dấu tích, truyền thuyết về Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn ở
Lang Chánh có thể quy tụ về đây để xây dựng thành một khu tưởng niệm với nhiều hạng mục:
đền thờ Lê Lợi, khu tái hiện lịch sử chống giặc Minh nhấn mạnh đến những sự kiện gian khổ
khi nghĩa quân phải ẩn nấp trên núi Chí Linh, điểm dừng chân thổi cơm của nghĩa quân Lam
Sơn, tảng đá Lê Lợi, gốc cây ngàn năm tuổi, vườn cây Bên cạnh đó, khai thác các giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào Thái để tạo thành điểm nhấn liên hoàn: tổ chức xòe Thái,
hát Khắp, biểu diễn cồng chiêng, tổ chức dệt thổ cẩm cho du khách trải nghiệm. Những nét
độc đáo trong văn hóa ẩm thực cũng cần chú trọng để tạo cho du khách một sự thích thú khi
đến đây.
- Chú trọng đến vấn đề liên kết phát triển du lịch. Liên kết các điểm có di tích gắn với
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để tạo thành một tour du lịch về nguồn; liên kết điểm có di tích với
làng bản truyền thống, suối, thác để tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú trên cùng một
tour; liên kết Lang Chánh với những điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh để tăng cường hiệu
quả khai thác.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất lang chánh và vấn đề phát huy giá trị trong hoạt động du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
89
DI TÍCH VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
TRÊN ĐẤT LANG CHÁNH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TS. Lê Thị Thảo1
Tóm tắt: Lang Chánh là một trong những địa bàn quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn thời kỳ đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa. Ở đây, nghĩa quân đã trải qua những
tháng ngày đấu tranh gian khổ trước sự truy lùng, càn quét ráo riết của quân Minh. Dưới sự
lãnh đạo tài tình của người chủ tướng Lê Lợi, sự đồng cam cộng khổ, quyết tâm của nghĩa
quân và sự đùm bọc của cộng đồng cư dân, lại dựa vào địa thế hiểm yếu của núi Chí Linh,
lực lượng khởi nghĩa đã được bảo toàn, tạo tiền đề cho bước phát triển về sau. Đồng thời,
những dấu ấn về cuộc khởi nghĩa đã được lưu lại một cách sâu đậm trong tâm thức dân gian,
để trở thành một hệ thống di tích phong phú, đặc trưng của Lang Chánh, có khả năng phát
huy trong hoạt động du lịch.
Từ khóa: Khởi nghĩa Lam Sơn, phát huy giá trị di tích, hoạt động du lịch.
1. Đặt vấn đề
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người thân tín đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai, kết nghĩa anh
em, quyết tâm đánh giặc cứu nước. Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi tự xưng là
Bình Định Vương cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân khắp nơi
đứng lên chống ách đô hộ của nhà Minh.
Trong suốt 10 năm chiến đấu gian khổ với những chiến tích hào hùng của nghĩa quân
Lam Sơn, vùng núi rừng miền Tây Thanh Hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là thành
lũy, tiền đồn, vừa là hậu phương, căn cứ địa vững chắc cho nghĩa quân Lê Lợi.
Mảnh đất Lang Chánh tuy không phải là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa, nhưng là
nơi chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai của nghĩa quân, bảo toàn lực
lượng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Có thể xem Lang Chánh là địa bàn
chiến lược để nghĩa quân trú ẩn và phát triển hùng mạnh, giành thắng lợi sau này. Nhiều dấu
tích trải qua 6 thế kỷ vẫn còn lưu lại như là những minh chứng rõ ràng cho quãng thời gian
hào hùng ấy.
2. Di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Lang Chánh
2.1. Núi Chí Linh
Chí Linh (hay Linh Sơn,Pù Rinh) là một vùng núi hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông
Chu, đỉnh cao nhất tới 1.291m so với mực nước biển, kéo dài và chiếm một khu vực khá rộng
lớn thuộc hai huyện Lang Chánh và Thường Xuân. Sự rậm rạp, hiểm yếu của núi Chí Linh đã
được ghi lại trong bài phú Núi Chí Linh của Nguyễn Mộng Tuân - người đỗ Thái học sinh
cùng khoa với Nguyễn Trãi, sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Lê Lợi tin dùng:
1 Khoa Văn hóa Thông tin - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
90
“Một dải quanh co bao bọc, không thể hình trạng; thật cũng trời dành mà đất giấu, bí
hiểm muôn vàn.
Nghìn trượng đá cao, kể cũng kim thang chốn hiểm; lưng trời vách núi, xem tày bách
nhị cửu quan.
Khen quả núi khéo chăm lo chức vụ, sắp cơ ngơi để đón rước xe loan”2
Ba lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để cố thủ năm 1418, 1419, 1422. Lựa chọn
núi Chí Linh làm căn cứ, như Nguyễn Trãi nhận định: khác nào đất Mang Đăng khi Hán
hoàng khởi nghiệp, đất Cối Kê thời Việt vương ẩn náu (Phú Núi Chí Linh, Nguyễn Trãi).
Quanh núi Chí Linh có tầng tầng, lớp lớp núi đồi, cây cối um tùm, suối sâu, vách đá cheo leo vô
cùng hiểm trở tạo thành bức tường thành thiên nhiên đùm bọc nghĩa quân trong những lúc gặp
khó khăn, chưa đủ sức để đương đầu với những cuộc vây quét quy mô của địch. Nghĩa quân đã
cắt cử người canh gác liên tục, nếu có giặc đến thì kịp thời cấp báo cho chủ tướng đối phó. Từ
đỉnh núi này có thể quan sát xung quanh, vì vậy kịp thời đối phó với sự truy sát của địch.
Tuy nhiên, sự hẻo lánh, thưa thớt dân cư cũng khiến nghĩa quân khó khăn trong việc
tiếp tế lương thực, phát triển lực lượng trong tình thế quân Minh bao vây, chặn mọi ngả
đường lên núi, xiết chặt vòng vây, đồng thời cả dụ hàng mong làm nao núng tinh thần quân
lính. Lực lượng khởi nghĩa hao mòn, lương thực cạn kiệt. Trong lần rút lên núi Chí Linh lần
thứ nhất “hơn mười ngày chỉ ăn củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn”3. Lần thứ hai
trải qua ba tháng tuyệt lương, phải tìm măng tre, nứa và các loại cây, củ có thể ăn được để
sống qua ngày. Lần thứ ba, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa và cả con ngựa của mình cưỡi
để nuôi quân. Sự gian khổ ở Chí Linh đã được thể hiện trong bài Bình Ngô Đại cáo để nói lên
những thời điểm cam go đầy thử thách của 10 năm kháng chiến:
Khi Linh sơn lương cạn mấy tuần,
Khi Khôi huyện quân không một lữ.
Tình hình của nghĩa quân vô cùng nguy khốn:
Vợ con lưu ly, quân sĩ tan tác,
Mang giáp trụ để che thân, lấy rau củ làm lương,
(Phú Núi Chí Linh- Nguyễn Trãi)
Nhưng tất cả vẫn không đè bẹp được ý chí chiến đấu, sự lạc quan tin tưởng của nghĩa
quân Lam Sơn, luôn tìm mọi cách để bảo toàn, khôi phục lực lượng:
Rồi thu tập tàn quân, nuôi vỗ ân cần,
Trong rèn chiến cụ, ngoài giả hòa thân.
(Phú Núi Chí Linh - Nguyễn Trãi)
Sự cố gắng một cách quyết liệt và khôn khéo của nghĩa quân thời kỳ ẩn mình ở núi Chí
Linh đã được sử sách ghi chép lại: Bà Chiêu Nghi - người thiếp của Lê Lợi lo chạy lương
thực; Nguyễn Nhữ Lãm trở về quê (làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay) tìm
2Hoàng Việt thi văn tuyển, bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (thế kỷ 10 - thế kỷ
17), Nxb Văn hóa, Hà Nội 1962, tr. 278.
3
Dẫn theo Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), Nxb Từ điển Bách khoa,
2010, tr.153.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
91
cách tổ chức tiếp tế lương thực và mắm muối lên Chí Linh Trong cuộc bao vây lần thứ hai,
tại núi Chí Linh đã chứng kiến câu chuyện cảm động về Lê Lai cải trang thành “chúa Lam
Sơn” liều mình cứu chúa, mà ngày nay còn lưu truyền qua câu ca: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai
Lê Lợi.
Như vậy, đối với nghĩa quân Lam Sơn, núi Chí Linh như một ngọn núi thiêng, nơi chủ
tướng đồng cam cộng khổ, là biểu tượng của tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí bền bỉ, ngoan
cường và lạc quan trong hoàn cảnh đen tối nhất. Nhờ vậy, sau ba lần phải rút lên núi cố thủ,
bộ chỉ huy Lam Sơn được bảo toàn, dẫn đến việc nghị hòa với giặc Minh năm 1423, tạo điều
kiện để năm 1424, nghĩa quân chuyển hướng chiến lược vào Nam, xây dựng căn cứ địa mới ở
Nghệ An, từ đó phát triển lực lượng, đánh thẳng ra Đông Quan, tiêu diệt toàn bộ quân địch,
giải phóng dân tộc.
Ngày nay, trên ngọn núi Chí Linh, nhân dân đã dựng một ngôi miếu đơn sơ lợp mái lá,
bệ thờ xi măng để thờ nghĩa quân Lam Sơn.
2.2. Thác Ma Hao
Thác Ma Hao nằm dưới chân núi Chí Linh, thuộc làng Năng Cát, xã Trí Nang, huyện
Lang Chánh. Đây là dòng thác lớn nhất của sông Cảy, được hợp thành bởi những dòng suối
nhỏ từ đỉnh Pù Rinh đổ xuống.
Địa danh Ma Hao gắn với truyền thuyết về những ngày nghĩa quân Lam Sơn lui về núi
Chí Linh để củng cố lực lượng, tránh sự vây quét của quân Minh. Truyền thuyết trong vùng
kể rằng, trong một lần bị bủa vây, truy sát ráo riết, Lê Lợi và quân lính mang theo một con
chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một thác cao chảy xiết,
quân giặc lại đuổi đến sát phía sau. Lê Lợi cùng quân lính phải mạo hiểm vượt thác để sang
bờ bên kia. Còn con chó do đã kiệt sức, suối lại rộng không thể qua được nên chỉ đứng ngáp.
Khi quân giặc đuổi đến, con chó đã chống trả quyết liệt quân giặc, làm chậm sự truy lùng của
chúng để nghĩa quân có thời gian thoát đi an toàn, cuối cùng lao mình xuống dòng thác. Khi
quân Minh rút đi, Lê Lợi đã cho quân lính tìm xác con chó và cho chôn cất tử tế. Để tưởng
nhớ chú chó trung thành, đầy nghĩa tình, Lê Lợi đã đặt tên dòng thác là Ma Háo, theo tiếng
Thái là “chó ngáp”, lâu dần người ta đọc chệch thành Ma Hao.
Ma Hao là một thác nước lớn còn hoang sơ. Đường đi đến thác phải băng qua một đoạn
rừng cây cối xanh tươi. Trong lòng thác là vô số các hòn cuội lớn nhỏ với nhiều hình thù khác
nhau, khiến du khách có thể tưởng tượng đến hình ảnh một đàn voi đang tắm suối, một bãi
trứng khổng lồ hay những hòn non bộ Thác tràn xuống từ vách núi trên cao tạo nên những
màn nước độc đáo khiến người ta liên tưởng tới một mái tóc dài vắt ngang qua rừng rậm xanh
thẳm. Nước suối quanh năm trong mát, lại có những vũng lớn để du khách có thể sử dụng như
hồ bơi.
2.3. Chùa Mèo và chiếc chuông thời Lê
Chùa Mèo tên chữ là Đỉnh Miêu thiền tự, có thể hiểu là ngôi chùa trên đỉnh núi Mèo
(theo dân gian, xưa kia trên đồi có nhiều mèo hoang sinh sống nên gọi là đồi Miêu, tên chùa
có thể được gọi theo đặc điểm này), hoặc ngôi chùa ở ngọn núi xanh tươi (từ “miêu” trong
tiếng Hán có nghĩa là xanh tươi). Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi ở thôn Chiềng Ban, xã
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
92
Quang Hiến. Chùa còn có tên là chùa Chu, bởi tương truyền được công chúa nhà Trần là Chu
Huyền cùng nhà Lang Mường Chếnh xây dựng.
Chùa tọa lạc trong một vùng rừng núi, sông suối hữu tình, có núi trùng điệp bao bọc
phía sau và hai bên như một chiếc ngai, có sông Âm phía trước làm minh đường. Dân gian
trong vùng vẫn còn truyền tụng câu tục ngữ: “Nhất Hương, nhì Hà, ba Chu”, coi đây là một
trong 3 ngôi chùa linh thiêng nhất xứ Thanh.
Truyền thuyết kể rằng, trong một lần Lê Lợi và nghĩa quân bị quân Minh truy sát ráo
riết phải tìm cách ẩn nấp. Lê Lợi đã vào chùa Chu, lúc này rất hoang vắng để lánh nạn. Giặc
Minh xua quân và chó săn tới vây ngay chỗ ông đang ẩn nấp, tình thế vô cùng nguy hiểm.
Bỗng dưng có một con mèo từ trong lao ra đánh lạc hướng đàn chó và quân giặc, giải nguy
cho người thủ lĩnh. Thoát kiếp nạn, Lê Lợi và nghĩa quân nán lại chùa thắp hương khấn Phật,
cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi4.
Câu chuyện về chùa Chu gắn với vị anh hùng dân tộc Lê Lợi còn có một dị bản khác
như sau: Một lần, khi hành quân qua chùa, Lê Lợi và nghĩa quân đã vào chùa thắp hương lễ
Phật cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Lê Lợi thấy trong chùa chỉ còn lại một
con mèo, sư sãi không biết đã đi lánh ở đâu. Lê Lợi cho lính bắt lấy con mèo mang theo trên
đường rút quân vào Hón Oi. Khi có tin cấp báo quân giặc đang ráo riết đuổi theo nghĩa quân,
Lê Lợi cho lính bỏ lại con mèo ở một rãnh đồi cách chùa chừng 700m, ngày nay nhân dân gọi
là Hòn Bỏ Mèo.
Chính vì vậy, ngôi chùa Chu trong tâm thức nhân dân Lang Chánh là nơi che chở, đồng
thời ghi dấu khát vọng mãnh liệt chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân lúc bấy giờ.
Đuổi giặc Minh xong, lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc chỉ đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo.
Sau này, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đại phá quân Thanh thắng lợi đã có chiếu chỉ tu sửa,
tôn tạo chùa Mèo.
Tại chùa Mèo còn có một chiếc chuông quý, hiện nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng
Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. Chuông cao 109cm, chu vi 149cm, đường kính miệng 50cm,
đường kính đỉnh 30cm5. Niên đại đúc chuông cũng được khắc rõ ràng vào ngày Tết cuối xuân
năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (tức năm 1718). Chuông có 6 núm, quai chuông được tạo hình cân
xứng, với mũi sư tử, bờm dài, tai dơi, thân phủ vây cá, móng nhọn, đuôi ngoắc vào nhau.
Đường nét được đúc một cách sắc sảo, mang phong cách thời Lê Trung hưng. Phần vai
chuông được đúc nổi 8 chữ “Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự hồng chung” (ghi chép về việc làm
chuông chùa trên đỉnh núi Mèo). Bài minh trên chuông có đoạn: “Âm vang tiếng chuông có
thể nói vào hàng đầu, vì nó có thể làm thức tỉnh được những cơn mê của đông đảo chúng
sinh”. Điều đáng lưu ý là trên thân chuông khắc dày đặc chữ Hán ghi chép về việc “nhiều bản
hội trong xứ Thanh Hoa” hưng công xây chùa, đúc chuông. Đó là đồng bào dân tộc ở động
Khang Chánh, động Lương Sơn, châu Lang Chánh, quan Thổ Tù... Cũng lại có sự góp công
của người Việt dưới đồng bằng ở thôn Trung Hòa, xã An Lãng, huyện Thụy Nguyên,
4
Theo lời kể của trụ trì Thích Nguyên Hải, đăng trên
chuyen-vua-le-thoat-kiep-nan-245792.html ngày 3/3/2018.
5
Số liệu của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
93
phủThiệu Thiên (nay là huyện Thiệu Hóa)6. Từ đó cho thấy, giá trị quý giá của chuông chùa
Mèo không chỉ ở nghệ thuật đúc chuông, nghệ thuật độc đáo mang phong cách đầu thế kỷ 18,
mà hơn hết, cả chuông và chùa ở một vùng rừng núi xa xôi miền Tây Thanh Hóa đã quy tụ
được sự hưng công xây dựng của nhân dân các dân tộc, ở khắp mọi miền xứ Thanh. Như vậy,
tuy được đúc ở thời gian về sau, cách cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 200 năm, nhưng như được
tiếp nối tinh thần lịch sử thời trước, trở thành điểm quy tụ cộng đồng, và hơn hết là biểu hiện
sự thống nhất vững chắc của dân tộc.
Ngày nay, lễ hội chính của chùa Mèo được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm
thu hút đông đảo khách thập phương đến tham gia.
2.4. Các làng bản có tên liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong những tháng ngày gian khổ chiến đấu ở vùng rừng núi miền Tây Thanh Hóa, Lê
Lợi và nghĩa quân Lam Sơn không chỉ nhận được sự đùm bọc, che chở của đồng bào các dân
tộc ở đây, mà còn được đồng bào yêu mến, sáng tạo, lưu truyền nhiều truyền thuyết đẹp. Ở
Lang Chánh, nhiều bản làng có tên gọi gắn với những sự kiện, huyền thoại về cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn7:
- Làng Chiềng Lẹn: Một lần Lê Lợi chạy trốn giặc Minh qua đây thì cả làng đóng góp
lương thảo cho nghĩa quân rồi cùng Lê Lợi chạy lên làng Húng. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn
toàn thắng, đất nước hòa bình, nhân dân mới quay về làng làm ăn sinh sống. Vì lẽ đó mà làng
có tên là Chiềng Lẹn (tức làng Chạy).
- Làng Húng: Một hôm khi bị giặc bao vây ráo riết, Lê Lợi đang tìm đường để thoát thì
từ trong rừng sâu núi thẳm âm u bỗng thấy một điểm sáng ở phía Tây Nam. Lê Lợi cùng
nghĩa quân cắt rừng nhằm hướng có điểm sáng để đi. Đến nơi, trời cứ sáng rõ dần và quả là có
đường đi để thoát. Lê Lợi đặt tên cho nơi ấy là Húng. Húng trong tiếng Thái có nghĩa là
“sáng”, được nhân dân dùng làm tên làng cho đến ngày nay.
- Làng Hiên: Một lần bị giặc truy đuổi ráo riết, chỉ còn Lê Lợi và một người lính thân
cận. Cả hai người bèn cải trang thành người nông dân vào làng xin ngủ trọ. Dân làng này vốn
hiếu khách nên chủ nhà làm cơm mời hai người ăn nhưng không có gì ngoài bát canh rau hiên
nấu với lươn. Lê Lợi không ăn được thịt lươn nên suốt buổi chỉ ăn cơm với muối trắng. Sau
hôm ấy, khi khách đã đi rồi, gia đình nọ mới biết đó chính là Lê Lợi. Họ bèn kể cho cả làng
cùng nghe, sau đó dân làng cùng thống nhất đặt tên làng mình là làng Hiên để ghi nhớ kỷ
niệm này.
- Làng Năng Cát: Trong một lần hành quân, qua đây khi trời đã về chiều, Lê Lợi cho ba
quân hạ trại, nấu cơm, quân sĩ mang nồi niêu ra khe suối để vo gạo, lấy nước nấu cơm. Vì
quân đông, lại vội vàng nên làm khe cạn, nước nấu cơm lẫn cả cát dưới khe. Khi dùng bữa,
thấy có cát dưới đáy nồi cơm, để khắc ghi dấu ấn những ngày đầu gian khổ, Lê Lợi liền đặt
tên cho vùng đất này là Năng Cát, tên ấy ngày nay vẫn được lưu giữ.
6
Theo Trịnh Sinh (2014), Dấu tích thời Lê trên đất Mường Lang Chánh, https://baomoi.com/dau-tich-thoi-le-
tren-dat-muong-lang-chanh/c/23252660.epi
7
Sự giải thích tên làng dưới đây theo tư liệu của cuốn Địa chí huyện Lang Chánh, Nxb Khoa học Xã hội,
tr.546 - 547
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
94
2.5. Các di tích khác
Gắn với bước chân của nghĩa quân Lam Sơn trên vùng đất Lang Chánh còn nhiều địa
điểm, mà ngày nay các truyền thuyết vẫn còn in đậm trong tâm thức của người dân nơi đây.
Suối Lá (Huối Vớ) ở xã Giao An, tương truyền là nơi Nguyễn Trãi, trong những ngày
“nằm gai nếm mật” đã cho người dùng mật, bôi lên lá cây dòng chữ “Lê Lợi vi vương, Lê Lai
vi tướng, Nguyễn Trãi vi thần”, sau đó, kiến rừng ăn mật, vô tình đục thủng lá cây, để lại
dòng chữ trên khiến cho quân sĩ tin tưởng đây là mệnh trời, thêm dốc lòng đánh giặc.
Cạnh suối Vớ có suối Láu, theo truyền thuyết, nơi đây Lê Lợi đã cho đổ rượu xuống
suối, cùng ba quân múc uống“hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Làng Húng (xã Giao Thiện), làng Đáy (xã Tân Phúc) đều có hòn đá vua ngồi, gắn với
sự kiện khi Lê Lợi rút quân về khu vực núi Pù Rinh để bảo toàn lực lượng, hòn đá này là nơi
ghi lại dấu tích của ông ngồi nghỉ lại.
Làng Chiềng Lẹn, làng Lằn Sổ, làng Tượt, bản Húng, hang Lòn - nơi Lê Lợi từng trú
ẩn, dấu binh lương. Hón Oi (xã Quang Hiến) tương truyền có 12 cửa trạm mà Lê Lợi đã dấu
quân, luyện tập binh mã, ở cửa trạm thứ 12 có Thác Ông - thác Lê Lợi gắn với vị chủ tướng
của cuộc khởi nghĩa.
Ở làng Năng Cát hiện nay có đền thờ Lê Lợi. Đền thờ này vốn được nhân dân dựng lên
ngay sau khi Lê Lợi mất để tưởng nhớ công ơn. Trải qua sự hủy hoại của thời gian, thiên
nhiên và con người, đền thờ cũ không còn. Gần đây, để tiếp nối lại truyền thống xưa, đền thờ
mới được xây dựng với quy mô khiêm tốn, nhưng đã trở thành nơi sinh hoạt tâm linh cho
nhân dân trong vùng.
3. Vấn đề phát huy giá trị trong hoạt động du lịch
Những di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang Chánh không những là “gạch
nối” của quá khứ hào hùng với hiện tại, mà còn là nguồn liệu lịch sử - văn hóa quý báu có thể
phát huy trong bối cảnh hiện tại để phát triển kinh tế - xã hội. Khía cạnh quan trọng nhất của
các di tích này có thể đóng góp cho huyện Lang Chánh đó là sự khác biệt, khiến cho du lịch
cộng đồng hay du lịch sinh thái ở Lang Chánh mang được màu sắc riêng so với nơi khác đồng
dạng như Pù Luông. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thì sự khác biệt này là vốn quý
trong phát triển du lịch.Hiện nay, Lang Chánh có 3 điểm du lịch thuộc tuyến du lịch số 5 của
tỉnh Thanh Hóa, đó là: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Mèo - Danh lam thắng cảnh Thác Ma Hao -
Bản Nguyên sơ, bản Năng Cát, xã Trí Nang. Cả 3 điểm này đều chứa đựng dấu ấn độc đáo liên
quan đến thời kỳ gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn. Bên cạnh đó, những dấu tích, địa điểm
khác cũng có khả năng khai thác tốt trong hoạt động du lịch. Một số điểm cần lưu ý là:
- Các di tích gắn với khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang Chánh đều nằm lẻ tẻ ở những khu vực
xa xôi, ẩn khuất trong rừng núi. Vì vậy, để khai thác hiệu quả các giá trị độc đáo này cần kết
hợp với việc phát huy thế mạnh của Lang Chánh trong hoạt động du lịch là du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng. Việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch cần kết hợp nhiều yếu tố đặc trưng
để du khách có thể “thưởng thức cùng lúc nhiều món ăn”: được leo núi, vượt rừng, tắm thác,
được thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào, được chìm đắm trong không gian
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
95
thiêng liêng của các di tích, được say sưa khám phá các nét văn hóa còn nguyên sơ đầy kỳ thú
trong các bản làng.
- Lựa chọn bản Năng Cát làm điểm du lịch trọng điểm của huyện gắn với du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng. Nói về du lịch sinh thái ở xứ Thanh ngày nay người ta hay nghĩ tới Pù
Luông bởi nơi đây có hệ sinh thái rừng và hệ động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên
đa dạng, nguyên sơ và văn hóa cộng đồng người Thái vẫn còn giữ được nhiều giá trị độc đáo.
Thực tế ở Pù Luông đã xây dựng được trung tâm thông tin du lịch, khu du lịch cộng đồng,
khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu bảo tồn động, thực vật phục vụ tham quan với diện tích được
quy hoạch lên đến gần 18.000ha. Mặc dù chưa có bề dày khai thác và nổi tiếng như Pù Luông
nhưng bản Năng Cát có những lợi thế riêng để có khả năng phát triển tốt hơn nữa trong tương
lai. Nằm dưới chân núi Chí Linh, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, có thể ví như một Sa Pa
của xứ Thanh, xung quanh có nhiều thắng cảnh đẹp, đặc biệt là thác Ma Hao. Người dân trong
bản còn lưu giữ được nhiều nếp nhà sàn truyền thống cùng với phong tục độc đáo của đồng
bào người Thái. Đặc biệt những dấu tích, truyền thuyết về Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn ở
Lang Chánh có thể quy tụ về đây để xây dựng thành một khu tưởng niệm với nhiều hạng mục:
đền thờ Lê Lợi, khu tái hiện lịch sử chống giặc Minh nhấn mạnh đến những sự kiện gian khổ
khi nghĩa quân phải ẩn nấp trên núi Chí Linh, điểm dừng chân thổi cơm của nghĩa quân Lam
Sơn, tảng đá Lê Lợi, gốc cây ngàn năm tuổi, vườn cây Bên cạnh đó, khai thác các giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào Thái để tạo thành điểm nhấn liên hoàn: tổ chức xòe Thái,
hát Khắp, biểu diễn cồng chiêng, tổ chức dệt thổ cẩm cho du khách trải nghiệm. Những nét
độc đáo trong văn hóa ẩm thực cũng cần chú trọng để tạo cho du khách một sự thích thú khi
đến đây.
- Chú trọng đến vấn đề liên kết phát triển du lịch. Liên kết các điểm có di tích gắn với
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để tạo thành một tour du lịch về nguồn; liên kết điểm có di tích với
làng bản truyền thống, suối, thác để tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú trên cùng một
tour; liên kết Lang Chánh với những điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh để tăng cường hiệu
quả khai thác.
4. Thay lời kết
Hệ thống di tích gắn với khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang Chánh là tài sản tinh thần, nhân
văn to lớn của địa phương, thể hiện truyền thống lịch sử văn hóa đáng quý và tự hào của cộng
đồng cư dân bản địa. Trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa một cách hữu hiệu đối với hệ thống di sản, di tích này là vấn đề cấp bách đang được
đặt ra. Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn với khởi nghĩa Lam Sơn ở Lang
Chánh thực hiện có hiệu quả, rất cần sự nghiên cứu chuyên sâu và chuyên nghiệp. Đặc biệt,
phải có chương trình điều tra tổng thể, toàn diện và đưa hệ thống di tích này vào công tác bảo vệ
thường xuyên cũng như hòa vào dòng chảy xã hội, để di tích tồn tại trong cộng đồng dân cư một
cách bền vững, lâu dài, phục vụ hữu ích sự nghiệp phát triển toàn diện của địa phương.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
96
IMPRINTS OF LAM SON UPRISING IN LANG CHANH DISTRICT
AND THE ISSUE OF PROMOTING ITS VALUES IN TOURISM
ACTIVTIES
Le Thi Thao, Ph.D
Abstract: Lang Chanh is one of the important areas of Lam Son insurgents during their
early operation period in the western part of Thanh Hoa province. Here, Lam Son insurgents
spent the hardest time fighting Ming troops. With the ingenious leadership of national hero Le
Loi, the uprising force was protected safely and strongly grew up. Imprints of Lam Son
uprising were deeply preserved in the folk consciousness and became Lang Chanh district’s
unique relic system which can be promoted in tourism activities.
Key words: Lam Son uprising, promoting the values, tourism activities
Người phản biện: PGS.TS. Trần Văn Thức (ngày nhận bài 08/11/2018; ngày gửi phản biện
09/11/2018; ngày duyệt đăng 05/01/2019).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- di_tich_ve_cuoc_khoi_nghia_lam_son_tren_dat_lang_chanh_va_va.pdf