Địa lí - Nhóm đất hiếm

Hiện nay, đã phát hiện được hàng trăm mỏ, tụ khoáng và điểm quặng than bùn. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Bộ và Bắc Bộ trong trầm tích Đệ tứ tuổi Holocen muộn, với trữ lượng tin cậy khoảng 1,3 triệu m3. Có 4 kiểu tụ khoáng: Kiểu đồng bằng giữa núi: phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Bộ. Tụ khoáng Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) phân bố trong thung lũng hẹp kéo dài, quy mô nhỏ. Than nâu, xốp, nằm thành lớp dày 1-3 m có các đặc tính kỹ thuật sau: độ ẩm Wpt=7,9-37 %; độ tro Akh=25,9-56,8 %; chất bốc Vch=33-55,98 %; Vcb=66,2-76,4; Schg=2,1-12,36 %; Sk=21,67-40 %; nhiệt luợng Qkh=3981-5513 kcl/kg. Trữ lượng cấp 122 đạt gần 238 ngàn m3 [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Kiểu đồng bằng núi thấp, bình nguyên: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở Thanh Hoá, Hà Tây, Hoà Bình. Chiều dày lớp than 1-3,5 m, chiều dày lớp sét phủ là 0,4-1,4 m. Kiểu đồng bằng bồi tích. Than tích tụ ở các trũng hồ, đầm lầy ven sông, chất lượng tốt, nhưng quy mô nhỏ. Lớp than có chiều dày 0,1-5 m, chiều dày lớp phủ từ 0,25 đến 5 m. Kiểu đồng bằng ven biển. Than có quy mô rất lớn, thường lộ trên mặt hoặc bị phủ bởi lớp cát mỏng, được tạo thành từ thực vật thân gỗ nước mặn và lợ gồm đước sú, vẹt, chàm bị phân huỷ từ trung bình đến rất mạnh. Trữ lượng chắc chắn riêng hai tụ khoáng U Minh Thượng và U Minh Hạ: 210 triệu m3, chiếm trên 75 % trữ lượng than bùn cả nước [Trần Văn Trị và nnk, 2000].

doc14 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí - Nhóm đất hiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
E.I.1.5. Đất hiếm và nguyên tố hiếm Kim loại hiếm ở Việt Nam mới chỉ phát hiện Ta, Nb, Li, Zr, In, Cd và một số nguyên tố khác. Ta, Nb tồn tại ở dạng khoáng sản đi kèm trong quặng thiếc vùng Pia Oăc, Sơn Kim; In, Cd là khoáng sản đi kèm của các tụ khoáng chì-kẽm, zircon là khoáng sản đi cùng sa khoáng ilmenit, có giá trị tương đương hoặc cao hơn ilmenit. 1. Đất hiếm Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng khoáng sản đất hiếm. Các tụ khoáng đất hiếm chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai. Theo nguồn gốc, tụ khoáng đất hiếm ở Việt Nam gồm 3 kiểu: quặng gốc dạng mạch nguồn gốc nhiệt dịch, quặng phong hóa và sa khoáng. - Quặng đất hiếm dạng mạch Các tụ khoáng đất hiếm dạng mạch đã được điều tra, thăm dò gồm: Đông Pao, Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Mường Hum (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái). Hầu hết phần trên các thân quặng trong các tụ khoáng nêu trên đều bị phong hóa tạo nên kiểu quặng phong hóa trên tụ khoáng dạng mạch. Tụ khoáng đất hiếm Đông Pao: đã phát hiện trên 60 thân quặng với 16 thân có khả năng đạt chất lượng khai thác. Có 2 loại quặng: quặng gốc dạng mạch và quặng phong hoá eluvi-deluvi. Quặng gốc dạng mạch có chiều dày 3-4m, chỗ dày 2-7,77m, càng xuống sâu hàm lượng càng thấp. Hàm lượng TR2O3=4,43-6,17% (đối với quặng fluorit-barit đất hiếm). Trữ lượng quặng: TR2O3: cấp 121+122+333 (C1+C2+P1) khoản 700 ngàn tấn; cấp 334b (P2) gần 1 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Tụ khoáng đất hiếm Bắc Nậm Xe: Quặng đất hiếm phân bố trong đá vôi bị biến đổi tạo dải rộng 500-600m, dài ~ 4km theo phương TB-ĐN bao gồm hàng chục thân quặng công nghiệp có chiều dày 0,5-5-6m, chiều dài từ vài chục mét đến 200-500m. Trong quặng đất hiếm có xâm tán: barit, galenit, sphalerit, pyrit, fluorit, ilmenit, chalcopyrit, limonit. Riêng galenit, sphalerit ngoài xâm tán còn có dạng ổ, mạch nhỏ. Hàm lượng åTR2O3 trung bình 4-6%; Pb=0,04-1,29%; Zn=0,008-0,18%; BaSO4=trung bình 3,258%; CaF2: trung bình 2,222%. Cường độ phóng xạ đạt 200-300mR/h (có chỗ 2000mR/h). Hàm lượng ThO2=0,023- 0,156%; U3O8=0,01- 0,041%. Trữ lượng åTR2O3 khoảng 7 triệu tấn, Pb=400.000 tấn, Zn=51.000 tấn, CaF2=1 triệu tấn và BaSO4=1,6 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Tụ khoáng đất hiếm Nam Nậm Xe: Đã phát hiện được 4 thân quặng, hàm lượng TR2O3 trung bình 10,6 %. Khoáng vật quặng: barit, baritoxelextin, parzit, basnezit, ankerit, calcit, ít pyrit, galenit, sphalerit, magnetit, fluorit. Trữ lượng TR2O3 cấp 121+122 (B+C) gần 200 ngàn tấn ; (P1) xấp xỉ 3 triệu tấn Tụ khoáng Yên Phú: Có 2 kiểu phân bố của quặng đất hiếm: quặng đất hiếm đi cùng thạch anh-magnetit, quặng đất hiếm xâm tán trong các lớp đá phiến thạch anh-serixit có felspat, đá phiến silic, phiến sét vôi với chiều dày 1-10 m. Hàm lượng quặng TR2O3=0,1- 7%, trung bình 1,12%. Tỷ lệ đất hiếm nhóm nặng cao. Trữ lượng, tài nguyên cấp 122+333 (C1+C2)=17.190 tấn TR2O3, trong đó cấp 122 (C1) hơn 6 ngàn tấn, 333 (C2) gần 11 ngàn tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Quặng đất hiếm phong hóa: Ngoài quặng phong hóa trên các tụ khoáng đất hiếm đã nêu trên, ở Việt Nam mới phát hiện kiểu tụ khoáng đất hiếm phong hóa trên các khối granitoid kiếm chứa các khoáng vật chứa đất hiếm như ortit, sfen ở Bến Đền (Là Cai). Quặng tồn tại cả trong đới sét phong hóa trên mặt và trong tầng granit bán phong hóa mềm bở. Tuy hàm lượng đất hiếm không cao (hàng trăm đến hàng ngàn ppm) nhưng theo các nhà địa chất JOGMEC (Nhật Bản) quặng thuộc loại dễ tuyển, có thể có ý nghĩa kinh tế. Quặng đất hiếm sa khoáng: gồm monasit, xenotim đi kèm trong sa khoáng titan – zircon và sa khoáng monasit aluvi. Kiểu đầu rất phổ biến nhưng hàm lượng khoáng vật chứa đất hiếm rất thấp. Hàm lượng monasit chỉ khoảng 0,1 – 0,2% tổng khoáng vật nặng có ích, xenotim rất ít. Quặng monasit trong sa khoáng aluvi chỉ mới được biết ở Điểm khoáng Bù Khạng, mới được điều tra, đánh giá, chưa được thăm dò. Tổ hợp Basnezit (Bas)-Barit(Ba)-Thạch anh (Q) trong quặng Đất hiếm Nam Nậm Xe. Ảnh Đỗ Văn Nhuận. Tổ hợp Parizit (Pari)-Calcit (Cc)-Thạch anh (Q) trong quặng Đất hiếm Nam Nậm Xe. Ảnh Đỗ Văn Nhuận. 2. Zircon Quặng zircon có ý nghĩa kinh tế mới chỉ được điều tra, thăm dò theo sa khoáng titan – zircon. Hiện đã xác định, zircon có trong tất cả sa khoáng kiểu cồn cát ven biển và trong tầng cát đỏ. Tuy nhiên, hàm lượng zircon trong quặng ở các tụ khoáng không giống nhau. Trong các sa khoáng kiểu cồn cát ven biển vùng Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hàm lượng zircon chiếm đến 13-15%, có nơi đến 20%, tổng khoáng vật nặng có ích; các sa khoáng vùng Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên có hàm lượng zircon thấp, chỉ chiếm 4-6%, cao nhất đến 8% tổng khoáng vật nặng có ích. Hàm lượng zircon trong sa khoáng titan – zircon trong tầng cát đỏ thường thay đổi trong khoảng 12-15%, cao nhất, ở vùng Hàm Tân, tới 20-25%. Tổng tài nguyên zircon trong sa khoáng đã tính được khoảng 87 triệu tấn, trong đó, chủ yếu tập trung trong tầng cát đỏ. Do ảnh hưởng của zircon, hàm lượng ilmenit quy đổi của các sa khoáng có thể lớn hơn hàm lượng tổng khoáng vật nặng có ích tới 2,0-2,6 lần. Khoáng vật zircon màu xanh nhạt trong cát đỏ ven biển Ninh Thuận. Ảnh Trần Ngọc Thái. Khoáng vật zircon không màu trong cát đỏ ven biển Ninh Thuận. Ảnh Trần Ngọc Thái. 3. Liti Ảnh 3.13. Khoáng vật lepidolit chứa lithi trong quặng thiếc-lithi mới phát hiện ở Ba Tơ, Quảng Ngãi Ảnh: Nguyễn Văn Quý Quặng liti chỉ mới được biết ở dạng đi kèm trong quặng thiếc ở vùng Pia Oắc (Cao Bằng) và La Vi (Quảng Ngãi) (ảnh 3.17). Tụ khoáng liti La Vi đã được điều tra, đánh giá, xác định có ý nghĩa độc lập. Phát hiện, khoanh định 40 thân quặng, trong đó có 16 thân quặng tính được tài nguyên cấp 333 (C2). Các thân quặng trong tụ khoáng có dạng mạch, thấu kính, ổ nằm trong các thân pegmatoid hoặc aplit. Chiều dài thân quặng lớn nhất tới 600 -700m, dày trung bình khoảng 1-2 m. Khoáng vật quặng chính là lepidolit, có nơi có casiterit. Khoáng vật không quặng gồm thạch anh, muscovit, felspat, turmalin. Hàm lượng Li trong quặng thay đổi trong khoảng 0,1 đến trên 1% LiO2. Tổng tài nguyên cấp 333 đã tính được là 4.400 tấn LiO2, 1.400 tấn Sn [Phạm Văn Thông và nnk., 2009]. Tuy nhiên, do số lượng công trình khoan còn quá ít, tài nguyên các nguyên tố có thể thay đổi nhiều sau khi thăm dò. Casiterit với lepidolit trong mạch pegmatoit vùng La Vi, Quảng Ngãi. Ảnh Dương Ngọc Tình. Lepidolit + casiterit trong pegmatit albitit - greisen (2 nicon) vùng La Vi, Quảng Ngãi. Ảnh Đỗ Văn Nhuận. I.2. Nhóm khoáng sản không kim loại I.2.1. Khoáng chất công nghiệp 1. Hóa chất và phân bón 1. Apatit Ảnh 3.14. Khai thác apatit ở vùng mỏ Lào Cai. Ảnh: Mỏ Apatit Lào Cai 45 năm xây dựng và trưởng thành Quặng Apatit ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực Lào Cai (ảnh 3.18), có nguồn gốc trầm tích-biến chất. Quặng phân bố dọc bờ phải sông Hồng từ biên giới Việt-Trung ở phía bắc đến vùng Làng Lếch (Văn Bàn) ở phía ĐN, tạo thành dải kéo dài trên 100 km, rộng trung bình 1 km, chỗ rộng nhất 3 km. Bể apatit Lào Cai được chia thành 3 khu: 1) Lũng Pô-Bát Xát, 2) Bát Xát-Ngòi Bo, và 3) Ngòi Bo-Bảo Hà, gồm các thành tạo lục nguyên-carbonat chứa phosphat biến chất thành apatit thuộc điệp Kốc San do A.F. Kalmưcov xác lập năm 1959 khi nghiên cứu, thăm dò vùng tụ khoáng apatit Lào Cai. Trong các văn liệu địa chất hiện nay chúng còn có tên gọi là hệ tầng Cam Đường tuổi Cambri sớm, dày 600-800 m. Điệp Kốc San, sau này gọi là Hệ tầng Kốc San được phân chia thành 8 tầng đá chuyển tiếp từ dưới lên, được theo dõi, phân chia đầy đủ ở khu Trung tâm của vùng tụ khoáng, trong đó các tầng KS4, KS5, KS6 và KS7 chứa quặng apatit. Quặng apatit Lào Cai được phân thành 4 loại, trong đó các loại I và III là quặng phong hóa mềm xốp; các loại II và IV là quặng apatit carbonat nguyên sinh (Hình 3.17). Quặng loại I thuộc phần phong hóa của vỉa apatit tập KS5 nằm trên mực nước dưới đất, có độ xốp cao; hàm lượng trung bình P2O5: 34-36 %. Quặng loại II là loại apatit carbonat chưa phong hóa của tập KS5 nằm trực tiếp dưới quặng loại I; hàm lượng trung bình P2O5: 23-24 %. Quặng loại III nằm trong đới phong hóa như quặng loại I, song hàm lượng apatit nghèo, thuộc tập KS4, còn được gọi là quặng thạch anh-apatit; hàm lượng trung bình P2O5: 15-17 %. Quặng loại IV là phần quặng nghèo nằm trong tập KS6, KS7; hàm lượng trung bình P2O5: 11-12 %. Quặng apatit loại I, Lào Cai. Cấu tạo dạng dải. Thân quặng số 5. Hàm lượng P205 : 28-38%. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Quặng apatit loại II, Lào Cai. Cấu tạo dạng dải.Thân quặng số 5. Hàm lượng P205 : 18-28%. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Kết quả thăm dò đã xác định tổng tài nguyên đến độ sâu 100 m từ mặt đất là 2,5 tỷ tấn. Trữ lượng và tài nguyên chắc chắn 111+211+121+212 là 900 triệu tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Hình 3.17. Mặt cắt địa chát tuyến 14 mỏ apatit Phú Nhuận 2. Barit Cho đến nay trên 50 tụ khoáng, điểm quặng barit đã được ghi nhận, trong đo 15 tụ khoáng đã được điều tra, đánh giá thăm dò, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch được chia làm 3 kiểu: barit-thạch anh, barit-đất hiếm và barit-sulfur. Barit-thạch anh (barit dạng mạch thấu kính): Ở nước ta, đây là loại hình quặng có triển vọng nhất, phân bố ở nhiều nơi, có cấu trúc địa chất khác nhau. Các thân quặng thường có dạng mạch xuyên cắt các tập cát kết, đá phiến tuổi Mesozoi và đá phiến sericit, quarzit tuổi Paleozoi sớm. Gần đây, phát hiện mới điểm barit thạch anh trong các trầm tích biến chất tuổi Proterozoi ở Ngọc Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ đã mở ra tiền đề tìm kiếm loại khoáng sản này ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong thân quặng, barit chiếm khoảng 80-85 %, thạch anh – 15-20 % và một khối lượng không đáng kể khoáng vật sulfur như galen, cinnabar, chalcopyrit. Barit loại hình này khá phổ biến, chiếm khoảng 4/5 các vùng triển vọng và các tụ khoáng đã được tìm kiếm thăm dò. Các tụ khoáng đặc trưng cho loại hình này đã được thăm dò, đánh giá như Làng Cao, Nà Ke, Sông Đáy ở Đông Bắc Bộ, Sơn Thành ở Nghệ An, Ngọc Quan ở Phú Thọ. - Tụ khoáng barit Làng Cao thuộc thôn Nguyên (Tân Yên, Bắc Giang). Quặng barit ở đây có dạng mạch xuyên cắt các lớp bột kết, cát kết màu đỏ của hệ tầng Mẫu Sơn Trias thượng. Các mạch dạng thấu kính dài 150-300 m, ở phần trung tâm dày 4 m. Các thân quặng khác đều nhỏ và biến đổi mạnh, dày 0,5-1,5 m. Hàm lượng quặng ổn định (BaSO4: 85 %, Fe2O3 <7 %, SiO2 ~ 14,2 %). Tụ khoáng Làng Cao đã được thăm dò đánh giá trữ lượng chắc chắn khoảng 320.000 tấn, trữ lượng dự báo khoảng 1,3 triệu tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Barit-đất hiếm: Loại hình này chỉ gặp ở Tây Bắc Bộ. barit tổ hợp chặt chẽ với đất hiếm. Đã phát hiện 6 mỏ, trong đó chỉ có mỏ Nặm Xe và Đông Pao có trữ lượng barit đáng kể. Thành phần rất phức tạp, gồm các khoáng vật bastnaesit, magnetit, uranopyrochlorit, pyrit, galenit, apatit, fluorit và barit. Barit thường chiếm khoảng 30 % quặng nguyên khai. - Tụ khoáng Đông Pao nằm ở huyện Phong Thổ (Lai Châu). Quặng ở mỏ này thuộc nhóm fluorocarbonat, với thành phần khoáng vật chủ yếu gồm bastnaesit, fluorit-barit, trong đó tỷ lệ fluorit và barit chiếm phần lớn. Hàm lượng BaSO4 của quặng thay đổi từ 6 đền 41 %. Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng barit của mỏ khoảng 2,9 triệu tấn. - Barit-sulfur: Loại quặng này gặp khá nhiều ở Việt Nam, mà chủ yếu là barit-chì-kẽm. Loại hình này chưa được nghiên cứu điều tra nhiều. Mỏ Húc thuộc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phân bố trong vùng đá vôi tái kết tinh xám đen, xám sáng, phân lớp mỏng, xen quarzit sericit, đá phiến sericit-thạch anh tuổi Đevon. Đá vôi bị hoa hóa, đolomit hóa, chlorit hóa. Đã xác định dược 5 thân quặng có chiều dài 100-200 m. Quặng dạng mạch, vỉa dầy 0,6-4 m. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm barit, galenit, chalcopyrit. Hàm lượng BaSO4 trung bình trên 40 %. Hàm lượng các nguyên tố khác trong quặng (%): Pb = 5,29; Sr = 1-3; Zn = 0,08; Sb = 0,24; Cu = 0,06 và Sn = 0,03. Tài nguyên dự báo (cấp 333+334) của tụ khoáng khoảng 360 ngàn tấn. Tổng trữ lượng chắc chắn và tin cậy khoảng 7,8 triệu tấn, tài nguyên khoảng trên 20 triệu tấn [Đinh Thành, 1995]. 3. Fluorit Quặng fluorit ở Việt Nam được phát hiện phần lớn là các tụ khoáng có nguồn gốc nhiệt dịch, trong đó 5 tụ khoáng đã được đánh giá thăm dò đánh giá trữ lượng và tài nguyên. Trên cơ sở các tài liệu hiện có, có thể chia ra 3 kiểu quặng fluorit gồm: Fluorit-barit-đất hiếm: liên quan đến các đá xâm nhập kiềm phức hệ Pu Sam Cáp tuổi Paleogen. Tụ khoáng Đông Pao thuộc huyện Phong Thổ (Lai Châu) được coi là điển hình của kiểu tụ khoáng này. Tụ khoáng có 15 thân quặng đất hiếm chứa đáng kể fluorit. Thành phần khoáng vật chủ yếu là barit, fluorit, đất hiếm, trong đó fluorit thay đổi từ vài đến 95 %. Quặng chủ yếu dạng khối, hạt nhỏ. Đơn khoáng fluorit có thành phần hoá học (%): CaF2=98,69; SrO=1,45; La2O3=0,0356; Ce2O3=0,01; Nb2O5 rất ít. Tụ khoáng Đông Pao có tiềm năng fluorit lớn nhất Việt Nam. Trữ lượng tin cậy (122+222+332) hơn 900 ngàn tấn, tài nguyên dự báo hơn 6 triệu tấn CaF2 [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Fluorit-thạch anh: Các tụ khoáng kiểu này có mối liên quan với các xâm nhập granit. Tụ khoáng Xuân Lãnh thuộc huyện Đồng Xuân (Phú Yên) nằm trong granitoid Trias phức hệ Vân Canh. Các thân quặng dạng mạch dài vài mét đến 180 m, dày 0,9 m. Quặng cấu tạo khối đặc sít, rắn chắc. Fluorit màu xanh lá cây nhạt thường đi với thạch anh, felspat. Hàm lượng CaF2 thay đổi lớn từ vài đến 85 %. Trữ lượng tin cậy (122+222+332) khoảng 170 ngàn tấn, tài nguyên dự tính 107 ngàn tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Fluorit trong đá carbonat: Kiểu quặng này gặp ở tụ khoáng Bình Đường thuộc xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Có 3 thân quặng phân bố trong đới dập vỡ tiếp xúc giữa đá hoa của hệ tầng Mia Lé tuổi Đevon sớm với granit phức hệ Pia Oắc tuổi Creta, trong đó 2 thân có giá trị. Quặng dạng ổ, mạch, bị phong hoá vỡ vụn. Tụ khoáng đã bị khai thác cạn kiệt. 4. Phosphorit Ở Bắc Việt Nam đã phát hiện khá nhiều điểm quặng phosphorit, nhưng quy mô nhỏ, chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn tấn P2O5. Theo thống kê cho đến nay đã ghi nhận hàng trăm điểm quặng phosphorit, trong đó 73 điểm đã được đánh giá, thăm dò vớ tổng trữ lượng và tài nguyên khoảng 4 triệu tấn. Tụ khoáng Vĩnh Thịnh có trữ lượng lớn nhất: 195 ngàn tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Có hai loại nguồn gốc thành tạo phosphorit: thấm đọng karst và phosphorit guano đảo thấp. Phosphorit thấm đọng karst: phát triển chủ yếu trong đá vôi Carbon-Permi, gặp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Kiên Giang. - Tụ khoáng phosphorit Vĩnh Thịnh thuộc huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) nằm ở sườn núi đá vôi có độ cao tuyệt đối từ 50 đến 250 m. Quặng tồn tại dưới dạng quặng gốc và bở rời. Quặng gốc là những ổ, thấu kính phosphorit lắng đọng trên mặt bào mòn của dãy phễu karst tạo thành 2 thân quặng song song cách nhau 250 m, phương á vĩ tuyến, dài 60-150 m, rộng 10-20 m. Hàm lượng (%): P2O5 = 15-20; Al2O3 = 22; SiO2 = 10; Fe2O3 = 15. Quặng bở rời là sản phẩm phong hoá cơ học từ quặng gốc, tích tụ dưới chân núi đá vôi tạo thành dải dài 380 m, rộng 150 m. Hàm lượng P2O5 thấp, xấp xỉ 5-10 %. Phosphorit guano đảo thấp: có nguồn gốc thấm đọng từ phân chim trên các đảo ám tiêu san hô vòng, phân bố rải rác trên quần đảo Hoàng Sa. Phosphorit tạo thành lớp có bề dày thay đổi 0,5-1,5 m nằm dưới lớp cát sâu từ 1 đến 3 m, có nơi lộ ngay trên mặt. Quặng dạng kết hạch hoặc phân lớp uốn lượn lẫn trong mảnh san hô, xương cá, mùn hữu cơ bị phân huỷ, có màu nâu, bở rời; hàm lượng P2O5 thay đổi, trung bình 20 %. Tổng tài nguyên khoảng 4,7 triệu tấn, trong đó tài nguyên dự tính là hơn 2 triệu tấn theo kết quả khảo sát của Đoàn Hợp tác Việt-Nhật [Trần Hữu Châu, 1974]. Ở quần đảo Trường Sa, quặng phosphat-cát-san hô-vỏ sò kết dính khá chắc hoặc dạng bột nâu đen, dày 1 m với hàm lượng P2O5 là 17-18 %. Tài nguyên dự tính 180 ngàn tấn; tài nguyên dự báo khoảng 10 triệu tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. 5. Pyrit Đến nay đã phát hiện trên 100 tụ khoáng và điểm quặng pyrit, trong đó 12 tụ khoáng đã được điều tra và thăm dò, tập trung ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Pyrit có nguồn gốc nhiệt dịch có thể chia 4 kiểu quặng hoá gồm: Nhiệt dịch trao đổi: Tụ khoáng pyrit Giáp Lai thuộc xã cùng tên, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) thuộc kiểu quặng hóa này. Tụ khoáng gồm 40 thân quặng nằm trong đá hoa dolomit, đá phiến thạch anh-mica Neoproterozoi. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit và pyrrotin. Có 2 loại quặng: phong hoá và quặng gốc. Quặng phong hoá có hàm lượng lưu huỳnh S >30 %, trong quặng sét chiếm 30-40 %. Quặng gốc chủ yếu dưới dạng xâm tán trong đá hoa, hàm lượng S <30 %. Nhiệt dịch phun trào: Thuộc kiểu này có các tụ khoáng Minh Quang, Ba Trại, Cỏ Vọ, v.v... Tụ khoáng Ba Trại thuộc xã cùng tên, huyện Ba Vì (Hà Tây) nằm trong đá phun trào hệ tầng Viên Nam tuổi Permi muộn. Tụ khoáng có 1 thân quặng chính dài 1000 m, dày 2-3 m. Quặng đặc sít, có hàm lượng S=20,77 %. Các thân quặng dạng lớp trong đá phun trào dài 800-2600 m, rộng 40-70 m, dày 0,6 -9,3 m. Kiểu quặng nhiệt dịch. Gồm các tụ khoáng Bản Gôn, Na Pheo, v.v. - Tụ khoáng Bản Gôn thuộc xã Thượng Long, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) đã được thăm dò. Quặng nằm trong đá phun trào đacit-ryolit, đá hoa, cát kết dạng quarzit hệ tầng A Vương tuổi Cambri-Orđovic sớm. Có hai loại quặng: eluvi-deluvi và quặng gốc. Có 4 lớp quặng eluvi-deluvi nằm song song với nhau. Tụ khoáng có 20 thân quặng gốc, trong đó 4 thân chứa arsenopyrit. Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, pyrrotin, arsenopyrit. Hàm lượng quặng giàu có S=20 %. Quặng pyrit chứa hàm lượng vàng từ 0,2 đến 1,8 g/tấn; bạc – 1-24,4 g/tấn. Quặng pyrit trong các tụ khoáng chì-kẽm, đồng. Kiểu quặng này được biết trong các tụ khoáng chì-kẽm Chợ Điền, Chợ Đồn (Bắc Cạn), Tòng Bá (Hà Giang), tụ khoáng đồng Sin Quyền (Lào Cai) v.v... 6. Serpentin Serpentin là sản phẩm biến đổi của đá xâm nhập siêu mafic. Đã xác định được 2 tụ khoáng serpentin là Bãi Áng (Thanh Hoá) và Thượng Hà (Yên Bái). Tụ khoáng serpentin Bãi Áng nằm ở tây nam dãy Núi Nưa, thuộc xã Tế Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hoá). Serpentin được thành tạo từ biến đổi nhiệt dịch của các đá đunit, periđotit. Dải serpentin kéo dài hàng chục kilomet tạo thành các vỉa quặng lớn, cấu tạo đặc sít. Serpentin màu xám, xám tro, xám xanh, rắn chắc. Thành phần hoá học của quặng (%): MgO=27-40; SiO2=34-52; CaO vết; Al2O3+Fe2O3=6-12. Tụ khoáng đã được thăm dò đánh giá, trữ lượng các cấp chắc chắn và tin cậy (cấp 111+122) là hơn 15 triệu tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Tụ khoáng Thượng Hà thuộc Phố Giàng (Yên Bái), cách ga xe lửa Bảo Hà 10 km. Thành phần hoá học quặng serpentin (%): MgO=22,3-37,8; SiO2=39,4-43,4; CaO=0,56-4,35; Al2O3+Fe2O2=9,71-14,32. Tụ khoáng mới được điều tra; tài nguyên dự báo (cấp 333) đạt hơn 21 triệu tấn [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. 7. Than bùn Hiện nay, đã phát hiện được hàng trăm mỏ, tụ khoáng và điểm quặng than bùn. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Bộ và Bắc Bộ trong trầm tích Đệ tứ tuổi Holocen muộn, với trữ lượng tin cậy khoảng 1,3 triệu m3. Có 4 kiểu tụ khoáng: Kiểu đồng bằng giữa núi: phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Bộ. Tụ khoáng Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) phân bố trong thung lũng hẹp kéo dài, quy mô nhỏ. Than nâu, xốp, nằm thành lớp dày 1-3 m có các đặc tính kỹ thuật sau: độ ẩm Wpt=7,9-37 %; độ tro Akh=25,9-56,8 %; chất bốc Vch=33-55,98 %; Vcb=66,2-76,4; Schg=2,1-12,36 %; Sk=21,67-40 %; nhiệt luợng Qkh=3981-5513 kcl/kg. Trữ lượng cấp 122 đạt gần 238 ngàn m3 [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. Kiểu đồng bằng núi thấp, bình nguyên: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở Thanh Hoá, Hà Tây, Hoà Bình. Chiều dày lớp than 1-3,5 m, chiều dày lớp sét phủ là 0,4-1,4 m. Kiểu đồng bằng bồi tích. Than tích tụ ở các trũng hồ, đầm lầy ven sông, chất lượng tốt, nhưng quy mô nhỏ. Lớp than có chiều dày 0,1-5 m, chiều dày lớp phủ từ 0,25 đến 5 m. Kiểu đồng bằng ven biển. Than có quy mô rất lớn, thường lộ trên mặt hoặc bị phủ bởi lớp cát mỏng, được tạo thành từ thực vật thân gỗ nước mặn và lợ gồm đước sú, vẹt, chàm bị phân huỷ từ trung bình đến rất mạnh. Trữ lượng chắc chắn riêng hai tụ khoáng U Minh Thượng và U Minh Hạ: 210 triệu m3, chiếm trên 75 % trữ lượng than bùn cả nước [Trần Văn Trị và nnk, 2000]. 2. Nguyên liệu sứ gốm 1. Sét gốm sứ Sét gốm sứ phân bố rộng rãi trên cả nước. Nhiều tụ khoáng, điểm sét gốm sứ đã được phát hiện, trong đó 29 tụ khoáng đã được thăm dò, đánh giá với trữ lượng tính được khoảng 81,7 triệu tấn cấp 111+121+122+333 (A+B+C1+C2), tài nguyên cấp 122+333 (C2+P1) khoảng 137 triệu tấn. Có hai loại nguồn gốc sét gốm sứ là trầm tích và phong hoá tàn dư. Sét gốm sứ nguồn gốc trầm tích: chủ yếu nằm trong các thành tạo Neogen-Đệ tứ. - Sét thành tạo trong trầm tích Holocen, phân bố rải rác ở các miền Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Sét quặng nằm dưới lớp đất trồng hay lớp sạn cát. Thân sét dạng thấu kính dày từ 1 đến vài mét, chiều dài thay đổi từ vài chục đến vài trăm mét. Thành phần hoá học (%): Al2O3=19-20; Fe2O2=2-4. Độ thu hồi qua rây 0,21 mm: 70-90 %. Quy mô các tụ khoáng thường nhỏ, trữ lượng thay đổi với tài nguyên dự báo từ 100 ngàn đến 1 triệu tấn. - Sét thành tạo trong trầm tích Pleistocen: phân bố rải rác ven các châu thổ, các sông lớn, trên thềm bậc 2, bậc 3, thềm biền có độ cao 5-10 m như ở Thị Cầu (Bắc Ninh), Blao (Lâm Đồng), Suối Đôi (Bình Dương), Đức Tu (Tp. Hồ Chí Minh). Thành phần hoá học (%): Al2O3=17; Fe2O2=2,7; SiO2=70. Độ thu hồi qua rây 0,05 mm: 68-80 %. Các tụ khoáng có quy mô từ nhỏ đến lớn; trữ lượng từng tụ khoáng và tụ khoáng thay đổi từ 300 ngàn đến 100 triệu tấn. - Sét thành tạo trong trầm tích Pliocen-Pleistocen, phân bố ở Đông Nam Bộ trên địa hình cao thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương. Tân Uyên là tụ khoáng được biết đến từ lâu. Các thân sét có dạng lớp dài 1-3 km, rộng 700-1000 m, dày 2-3 m. Thành phần hoá học (%): Al2O3=7; Fe2O3=2-4; SiO2=72. Độ thu hồi qua rây 0,005 mm: 23-68 %. Các tụ khoáng và tụ khoáng có quy mô từ trung bình đến lớn, trữ lượng từng tụ khoáng thay đổi từ 1 ngàn đến 100 ngàn tấn. - Sét thành tạo trong trầm tích Miocen. Các tụ khoáng sét Miocen được phát hiện ở Nà Dương (Lạng Sơn) và rìa châu thổ Sông Hồng. Tụ khoáng Việt Dân có trữ lượng 350 ngàn tấn, thành phần hoá học (%): Al2O3=17,8; Fe2O2=1,1. Sét phong hoá tàn dư, gồm các loại dưới đây: - Sét thành tạo trong vỏ phong hoá đá gabbro: Đại diện cho kiểu này là tụ khoáng Đồng Danh (Tuyên Quang). Sét gốm là sản phẩm phong hoá của đá gabbro pyroxen, gabbro norit, gabbro thuộc phức hệ Núi Chúa. Thân sét có chiều dài 100-900 m, rộng 40-500 m, dày 3-4 m. Thành phần hoá học (%): Al2O3=19; Fe2O2=4. Trữ lượng 5 triệu tấn. - Sét thành tạo trong vỏ phong hoá trầm tích lục nguyên: Các tụ khoáng Hợp Thành (Lạng Sơn), Rú Rồng (Nghệ An) là sản phẩm phong hoá từ các tập sét kết, bột kết các hệ tầng Mẫu Sơn Trias thượng và Quy Lăng Trias trung. Thân sét dạng thấu kính, dạng ổ, dài 60-1000 m, rộng 15-30 m, dày 2-4 m. Thành phần hoá học (%): Al2O3=16,2-18,5; Fe2O3=6-8; SiO2=67-70,3. Thành phần khoáng vật chủ yếu là hyđromica, kaolinit, halloysit, montmorilonit. Trữ lượng tụ khoáng Hợp Thành khoảng 370 ngàn tấn. 2. Dolomit Có nhiều điểm dolomit đã được phát hiện, trong đó 14 tụ khoáng đã được thăm dò, đánh giá với tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 122+221+333 gần 1.000 triệu tấn. Có hai loại nguồn gốc dolomit là trầm tích và biến chất trao đổi. Dolomit trầm tích: được thành tạo trong các trầm tích carbonat có tuổi từ Đevon đến Trias tập trung ở Ninh Bình, Lạng Sơn và Thái Nguyên. - Tụ khoáng dolomit Thạch Bình thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình) là một trong những tụ khoáng lớn đã được thăm dò. Tụ khoáng phân bố trong hệ tầng Đồng Giao tuổi Anisi tạo thành 4 dải hẹp. Dolomit có hàm lượng (%): CaO=30-31; MgO=20,2-21,4; Fe2O3=0,04-0,19; MKN=43,57-55. Trữ lượng cấp 221+333 là 95 triệu tấn. Dolomit biến chất trao đổi. Kiểu nguồn gốc này được phát hiện trong các tập đá vôi bị biến chất thành đá hoa và đolomit tái kết tinh của các thành tạo địa chất có tuổi từ Proterozoi đến Cambri giữa. Các tụ khoáng đặc trưng là Ngầm Bà Huỳnh, Sa Pa, Cốc San, Ngọc Lập, Làng Doi ... Kiểu này thường tạo thành các thân dạng thấu kính, dạng dải, có quy mô lớn. - Tụ khoáng dolomit Sa Pa thuộc huyện cùng tên, tỉnh Lao Cai. Đolomit nằm trong đá carbonat xen lục nguyên bị biến chất. Quặng tập trung thành dải dài 15-20 km, dày 50-200 m. Thành phần hoá học của quặng (%): CaO = 30-36; MgO = 16-22; SiO2 = 0,01-3; FeO = 0,1-0,2; Al2O3 = 0,01-0,05; SO3 = 0,02-0,04; MKN = 42-46. Trữ lượng cấp 221+333 khoảng 400 triệu tấn. 3. Felspat Ở miền Đông Bắc Bộ, quặng felspat phân bố chủ yếu xung quanh khối Sông Chảy thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Ở miền Tây Bắc Bộ, quặng felspat liên quan đến đới biến chất Sông Hồng, phân bố chủ yếu ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Lào Cai. Ở các miền Bắc và Trung Trung Bộ, quặng felspat tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Bình và Quảng Nam. Còn ở các miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mới chỉ gặp các dấu hiệu quặng felspat ở tỉnh An Giang với quy mô nhỏ, ít có triển vọng. Quặng felspat có các nguồn gốc sau đây: Quặng felspat nguồn gốc pegmatit: là nguồn cung cấp fespat chủ yếu. Quặng hoá liên quan chủ yếu đến các xâm nhập nhiều pha, có quy mô lớn xuyên cắt các đới biến chất cổ. Quặng felspat nguồn gốc aplit: mới phát hiện ở tỉnh An Giang và vùng Làng Mạ (Lao Cai). Quặng hoá thường liên quan đến các pha xâm nhập muộn của các khối magma lớn. Quy mô quặng hoá không lớn, chất lượng trung bình. Dựa trên cơ sở yêu cầu tiêu dùng của một số đơn vị sản xuất gạch men, gốm sứ, thuỷ tinh miền Nam, có thể phân loại quặng fespat như sau: 1) Quặng fespat loại A (F.1), dùng làm men gốm, sứ và phối liệu sản xuất thuỷ tinh; 2) Quặng fespat loại B (F.2), phối liệu làm xương sứ vệ sinh, gạch ceramic ốp tường; và 3) Quặng felspat loại C (F.3), phối liệu làm xương, gạch ceramic lát nền. Hiện nay đã phát hiện và khoanh định trên 50 tụ khoáng felspat, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và một phần ở Tây Nam Bộ với trữ lượng cấp 122+221+333 đạt trên 30 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung và nnk, 2002]. 4. Quarzit Đã ghi nhận được 16 tụ khoáng và điểm quặng quarzit, trong đó 2 tụ khoáng đã được thăm dò, 11 điểm được điều tra, với trữ lượng và tài nguyên đạt 1.917 triệu tấn. Quarzit phân bố chủ yếu ở Bắc Bộ gồm các kiểu sau: Quarzit trong đá biến chất Neoproterozoi-Paleozoi hạ: Quarzit loại này nằm xen trong đá phiến thạch anh-mica, tạo thành các tập dày vài chục mét, dài vài trăm mét đến một vài kilomet; chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn làm gạch chịu lửa cho ngành luyện kim. Các tụ khoáng có quy mô khá lớn. - Tụ khoáng quarzit Đồn Vàng thuộc huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phân bố ở phần trên của loạt Sông Chảy (PR3-ε1 sc) , gồm 3 vỉa nằm trong đá phiến thạch anh-mica, dài 500-1200 m, dày 22-40 m. Phần trên mặt của quarzit bị phong hoá thành cát. Thành phần hoá học (%): SiO2=77,8-97; Al2O3=1-6,7; Fe2O3=0,2-0,3; CaO=0,02-0,03. Độ chịu lửa xấp xỉ 1730°C. Trữ lượng đã tính cấp 111+121+333 khoảng 560 triệu tấn. Cát kết dạng quarzit trong đá biến chất Paleozoi hạ-trung: Các tụ khoáng quarzit đã được phát hiện ở Đông Bắc Bộ (trong các hệ tầng Mỏ Đồng, Thần Sa, Pia Phương, Đại Thị và Mia Lé); Tây Bắc Bộ (hệ tầng Bến Khế) và Bắc Trung Bộ (hệ tầng Sông Cả). - Tụ khoáng quarzit Đại Thị phân bố huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) trong trầm tích Đevon hạ-trung. Quarzit màu xám đen, dạng vỉa, xen các lớp mỏng đá phiến sericit, cát kết vôi, dày 250 m, rộng 500 m, dài 10 km. Thành phần hoá học (%): SiO2=77-97; Al2O3=1-7; Fe2O3=0,2-0,3; CaO=0,2-0,3. Tài nguyên dự báo: 540 triệu tấn. 5. Magnesit Khoáng sản magnesit đã được phát hiện ở Bản Phúng, Tây Bắc Bộ và gần đây với tài nguyên và trữ lượng lớn ở Nam Trung Bộ. Magnesit có nguồn gốc biến chất trao đổi. Tụ khoáng magnesit Kong Queng thuộc xã Xa S'Rô, huyện Kông Chrô (Gia Lai). Đã tính các tài nguyên dự báo cấp 333, 334a quặng magnesit ở 2 thân quặng (MgO=42-43 %). Thân quặng số 1 tính được là hơn 9,1 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 6,1 triệu tấn. Tài nguyên dự báo cấp 334a quặng magnesit (MgO=42,94 %) của thân quặng số 2 tính được là 5,6 triệu tấn. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp 333, 334a quặng magnesit vùng nghiên cứu là gần 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng cấp 333 là 6,1 triệu tấn. 6. Kaolin Kaolin phân bố tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai; ít hơn có ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hà Tây); Đông Bắc Bộ (Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang); Bắc Trung Bộ (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa; một ít ở Hà Tĩnh, Nghệ An); Trung Trung Bộ (Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa); Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai); Nam Bộ (Bình Dương, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Kiên Giang, An Giang). Đã phát hiện, tìm kiếm và thăm dò 217 tụ khoáng với trữ lượng 111+121+122+333 khoảng 267 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. Kaolin được thành tạo với các nguồn gốc khác nhau. Kaolin nguồn gốc phong hoá gồm các kiểu: - Phong hóa từ mạch pegmatit: tập trung phổ biến ở các vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; ít hơn có ở Tây Nguyên. Các thân kaolin rất đa dạng, chất lượng cao. Đây là một trong những kiểu tụ khoáng có triển vọng và phổ biến nhất ở vùng Tây Bắc Bộ. Trữ lượng của kiểu tụ khoáng này đã tính được là 34 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. - Phong hóa từ đá granit và từ gabbroiđ: phát triển phổ biến ở các miền Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ. Thân kaolin nằm gần ngang, chiều dày phụ thuộc vào địa hình và mức độ phong hóa. Chất lượng kaolin trung bình. Trữ lượng của kiểu tụ khoáng này đã tính được là 12 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. - Phong hóa từ đá phun trào: rất phổ biến ở các vùng có đá phun trào như Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Trung Trung Bộ, Kiên Giang v.v.Đặc điểm thân kaolin giống như kiểu phong hóa từ granit. Đây là kiểu tụ khoáng có giá trị lớn. Trữ lượng đã tính được là 52 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. - Phong hóa từ đá trầm tích: gặp ở các tụ khoáng Bắc Lý, Nam Lý (Quảng Bình) và có thể có ở một số tụ khoáng khác ở Phú Thọ, Bình Dương. Các thân kaolin có dạng nằm ngang hoặc gần nằm ngang, chiều dày lớn nhưng chất lượng kaolin ở mức trung bình. Tụ khoáng chỉ gặp trong trầm tích Neogen. Tổng trữ lượng của kiểu tụ khoáng này đã tính được là 25 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. Kaolin nguồn gốc tái trầm tích, gồm có các loại: - Trong các thung lũng giữa núi: Kiểu tụ khoáng này khá phổ biến ở Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ, và lẻ tẻ ở các nơi khác. Các thân kaolin có quy mô nhỏ, chất lượng rất khác nhau. - Trong trầm tích Đệ tứ: thuộc các hệ tầng có quy mô phân bố lớn như các hệ tầng Củ Chi, Thủ Đức. Đây là kiểu tụ khoáng có quy mô lớn và rất phổ biến ở Nam Bộ, đặc biệt là vùng Bình Dương, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh; trữ lượng của chúng chiếm hơn 1/3 tổng trữ lượng kaolin toàn quốc. Đặc điểm nổi bật của các thân kaolin nhóm tụ khoáng này là chiều dày và chất lượng ổn định, độ thu hồi thường rất cao. Chất lượng kaolin từ trung bình đến tốt. Trữ lượng các tụ khoáng trầm tích đã thăm dò là 131 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. Đây là kiểu tụ khoáng kaolin có trữ lượng lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam. 7. Pyrophyllit Ảnh 3.15. Thân quặng 2 Péc Se Lẻng mỏ kaolin pyrophyllit Tấn Mài, Quảng Ninh đang được khai thác. Ảnh: Nguyễn Văn Quý, 2001. Cho đến nay đã phát hiện trên 10 tụ khoáng pyrophyllit, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, rải rác ở Tú Lệ và Hà Tĩnh. Trữ lượng đã tính được là 69 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002]. Pyrophyllit thành tạo do các đá ryolit, ryolit porphyr và felsit bị biến chất trao đổi nhiệt dịch. Mỏ pyrophyllit Tấn Mài (ảnh 3.19) thuộc xã Quảng Đức, huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Pyrophyllit được tạo thành trong các đá trầm tích-nguồn núi lửa hệ tầng Khôn Làng và đá phun trào axit phức hệ Bình Liêu. Có 6 thân quặng, trong đó 4 thân quặng đầu có chiều dài 500-1300 m, bề rộng 10-110 m, chứa các khoáng vật chính là pyrophyllit, kaolinit, với các hàm lượng (%): Al2O3 = 17-20,5; Fe2O3 = 0,57-2,5; SiO2 = 70,3; còn 2 thân quặng 5 và 6 có quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Trữ lượng cấp 112+122+333 của mỏ Tấn Mài là 68,928 triệu tấn [Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Văn Quý và nnk, 2002], thuộc loại mỏ lớn. 8. Cát thuỷ tinh Cát thuỷ tinh phân bố chủ yếu dọc bờ biển Trung Bộ. Cho đến nay đã ghi nhận được 49 tụ khoáng cát thuỷ tinh. Trữ lượng các cấp 111+121+1221+333 đã tính đạt gần 1,3 triệu tấn. Có 3 kiểu nguồn gốc được xác định: Cát trầm tích biển-gió Holocen trung-thượng: phân bố dọc bờ biển và hải đảo, chiếm chủ yếu số lượng các tụ khoáng (40 tụ khoáng). Điển hình là các tụ khoáng sau: - Tụ khoáng Thuỷ Triều thuộc huyện Cam Ranh (Khánh Hoà). Lớp cát thuỷ tinh phân bố ở phần trung tâm, dài 4,5 km, rộng 20-25 m, chiều dày thay đổi từ 2 đến 21,5 m. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và ít ilmenit, rutil, monazit, tourmalin. Thành phần hoá học (%): SiO2 = 98,23; Fe2O3 = 0,07; CaO = 0,2-0,3; độ hạt 0,8 mm chiếm 8,61 %; 0,8-0,5mm – 13,83 %; 0,5-0,1 mm – 67 %; 0,1 mm – 10,50 %. Trữ lượng các cấp 111+121+122+333 đã tính đạt 34 triệu tấn. - Tụ khoáng Nam Ô nằm dọc bờ biển phía bắc Tp Đà Nẵng trên diện tích khoảng 12 km2 gồm 2 lớp cát trắng, dày từ 2 đến 15 m. Thành phần hóa học của cát (%): SiO2 = 98,06; Fe2O3 = 0,08; TiO2 = 0,04. Mỏ đã được thăm dò và đang khai thác, có tổng trữ lượng 6,4 triệu tấn [Lê Đức Cường và nnk., 1981]. Cát trầm tích deluvi-proluvi: quy mô nhỏ (tụ khoáng Thôn Bùng, tỉnh Bắc Ninh). Cát trầm tích bãi bồi sông: quy mô nhỏ, chất lượng kém (điểm Thành Mỹ, tỉnh Ninh Bình). 9. Diatomit Diatomit tập trung chủ yếu ở các miền Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã ghi nhận được 11 tụ khoáng và điểm diatomit, trong đó 5 tụ khoáng đã được điều tra, thăm dò, tính trữ lượng cấp C1, (C2) đạt 122 triệu m3; tài nguyên dự báo khoáng 49 triệu m3. Tụ khoáng diatomit Hoà Lộc thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) có 3 thân quặng công nghiệp nằm xen trong basalt Neogen hệ tầng Di Linh, từ dưới lên gồm: Thân 1: dài 5,5 km; dày 4,3-23,4 m, trung bình 14,63 m. Diatomit phân lớp, màu xám trắng, xám phớt vàng, xốp nhẹ, hút nước; trong diatomit, xác tảo chiếm 42-50 %, dạng bột, hình trụ, kích thước 0,01-0,001 mm; dạng opal-hình cầu chiếm 18-20%, kích thước 0,02-0,07 mm. Khoáng vật sét chiếm 20-27 %; lỗ rỗng: 30 %. Thân 2: diatomit phân lớp dày đến trung bình, màu trắng xám phớt vàng, chứa di tích thực vật bảo tồn xấu. Xác tảo chiếm 40-43 %, kích thước 0,01-1 mm; dạng opal-hình cầu, kích thước 0,01-0,001 mm; thạch anh tự do lấp đầy khoang trống xác tảo; sét: 25-30 %; lỗ rỗng: 30 %. Thân 3: diatomit dạng phân lớp dày, chiều dày lớp 21,24 m, xen lớp mỏng sét màu xám trắng, xám phớt vàng. Thành phần quặng: xác tảo=55-59 %; opal=22-25 %; sét=12-14 %; lỗ rỗng=10 %. Thành phần hoá học của diatomit (%): SiO2=65,31; Al2O3=16,66; FeO=4,47; CaO=0,3; MgO=0,71; MKN=9,36. Khoáng vật sét trong diatomit là kaolinit. Thể trọng trung bình: 1,087 tấn/m3; sấy ở nhiệt độ 105°C là 0,730 g/cm3. Trữ lượng các cấp 122+333 là 93 triệu m3; tài nguyên dự báo 334a: khoảng 30 triệu m3. Các đá bazan của hệ tầng Đại Nga bị phong hóa mạnh màu đen nằm phủ lên đá diatomit màu xám nâu. Nguồn: Nguyễn Đức Chính, 2009. Mỏ Hòa Lộc. Diatomeae dạng ống dài, đốt cắt ngang thân dạng hình tròn. Nicon (-) x50. Nguồn: Cao Thị Thúy Bình, 2009.Mỏ Hòa Lộc. 10. Disthen, sillimanit Disthen có trong các đá biến chất cao lộ ra ở hai bên sông Hồng, vùng hạ lưu sông Chảy, trong đó có các tụ khoáng La Phù, thuộc huyện Thanh Thủy và Sơn Vi thuộc huyện Lâm Thao (Phú Thọ). - Tụ khoáng Sơn Vi phân bố trong thềm cổ và deluvi có bề dày 1-5 m, hàm lượng disthen (kyanit): 20-130 kg/m3. Thành phần hóa học của quặng (%): Al2O3=37-38; Fe2O3=11,38; SiO2=40,6. Tổng tài nguyên cấp 333+334a disthen khoảng 80 ngàn tấn [Trần Văn Trị và nnk., 2000]. Sillimanit có trong các đá biến chất ở các vùng Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đã ghi nhận được 4 điểm khoáng sillimanit. - Tụ khoáng sillimanit Hưng Nhượng thuộc xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) có 4 thân quặng sillimanit 6, 9, 20, 30 đi cùng với graphit trong đá biến chất hệ tầng Khâm Đức. Các thân quặng có dạng thấu kính, dài 85-200 m, dày 1,15-2,8 m. Thành phần khoáng vật (%): thạch anh=15-40; biotit=15-60; felspat=5-8; fibrolit=0-2; sillimanit=5-10. Hàm lượng trung bình (%): Al2O3=27-29; Fe2O3=1,03-3,38. Tài nguyên đã tính cấp 333 đạt 30.500 tấn; cấp 334a – 75 ngàn tấn. 11. Vermiculit Vermiculit thứ sinh hình thành do sự biến đổi của các khoáng vật nhóm mica như phlogopit, biotit. Đến nay mới chỉ ghi nhận được 5 điểm khoáng vermiculit phân bố ở Thanh Sơn, Phong Châu (Phú Thọ), bản Phúc (Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu) và Bảo Hà (Lào Cai). Thân khoáng dạng mạch nhỏ, mạng mạch, ổ, bướu phức tạp. Vermiculit ở điểm khoáng Núi Sõng thuộc huyện Phong Châu (Phú Thọ) tạo thành mạch, chùm mạch phức tạp dày từ vài đến vài chục centimét. Đới chứa quặng dày từ vài đến 50 m; dài vài chục đến vài trăm mét. Khoáng vật quặng chủ yếu là vermiculit, vermiculit-illit-biotit. Kích thước vảy 1-27 mm. Hàm lượng vermiculit: 7-12%. Hệ số trương nở: 3-20 lần. Tài nguyên dự báo (333) đạt 29 ngàn tấn. Mẫu 1082b/14 - Đèo A (vermiculit kiểu mỏ PH2) Chưa nung. Ảnh Trần Ngọc Thái. Mẫu 1082b/14 - Đèo A (vermiculit kiểu mỏ PH2) Nung 9000C, hệ số nở 13 lần. Ảnh Trần Ngọc Thái. Mẫu 68/10 - Hoà Cuông (vermiculit kiểu mỏ PH2)-Vermiculit chưa nung. Ảnh Trần ngọc Thái Mẫu 68/10 - Hoà Cuông (vermiculit kiểu mỏ PH2)1 - Chưa nung; 2 - Nung 8500C, hệ số nở 12 lần. Ảnh Trần ngọc Thái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_dat_hiem_va_tiep_theo_9582.doc
Tài liệu liên quan