Địa lí - Nhóm nguyên liệu kĩ thuật

Đá phiến lợp là loại vật liệu xây dựng cao cấp và ít phổ biến. Trên thế giới, đá phiến lợp được khai thác và sử dụng ở các nước như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc và một số nước Châu Phi. Ở Việt Nam có mặt ở một số nơi: Lai Châu, Điện Biên, Đà nẵng. Tại Lai Châu trước đây người Pháp đã khai thác và sử dụng đá phiến phục vụ các công trình xây dựng kiên cố như ga Hàng Cỏ, Nhà Hát Lớn gần đây đá phiến lợp ở đây cũng đã được tiến hành khai thác và sử dụng cho việc cải tạo nâng cấp Nhà Hát Lớn và xuất khẩu ở quy mô nhỏ. Đá phiến lợp Nậm Ban (Sìn Hồ-Lai Châu): Được Công ty Vật liệu Xây dựng số I Lai Châu thăm dò năm 1997. Toàn mỏ đã khoanh định được 4 tập đá phiến sericit-thạch anh cắm về tây nam với góc dốc 75-80o. Các tập phiến bị nén ép chặt, phân phiến rõ ràng khá trùng với mặt lớp, trong đó có 2 tập với tổng chiều dày gần 200m chiếm trữ lượng chủ yếu mỏ. Đá bị phân phiến mạnh, tạo khả năng chẻ đá tốt, có thể dễ dàn tách chẻ thành các tấm dày 3-5mm bề mặt láng bong, bằng phẳng. có độ hút nước thấp, dung trọng khô cao, độ kháng nén, kháng uốn, kháng kéo tốt, không chứa nguyên tố phóng xạ, độ thu hồi 4,8-7,6%. Tổng trữ lượng cấp 221+333 (C1+C2) từ độ cao 250m trở lên tính được là hơn 1,3 triệu m3 [Lê Giang (1997), Báo cáo địa chất tính trữ lượng tập đá phiến lợp số II-III khu Nậm Ho-Nậm Ban, Sìn Hồ-Lai Châu,Lưu trữ Địa chất, 1997, Hà Nội]. 5. Đá vôi xi măng Đá vôi xây dựng phong phú, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra và ở vùng cực nam đất nước. Đã có trên 125 tụ khoáng và điểm đá vôi được tìm kiếm thăm dò, trữ lượng các cấp đạt trên 13 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo là 120 tỷ tấn. Có 2 loại nguồn gốc là sinh hóa và sinh vật, trong đó nguồn gốc sinh hóa là chủ yếu. Đá vôi nguồn gốc sinh hóa: tập trung ở 4 khu vực gồm: - Đông Bắc Bộ: Đá vôi có trong các thành tạo địa chất từ Cambri thượng đến Trias hạ, đại diện là các tụ khoáng Na Hen, Suối Cồ, Làng Bét, Hoàng Thạch, Uông Bí, . - Tây Bắc Bộ: Đá vôi có trong các thành tạo địa chất từ Cambri thượng đến Trias trung, đại diện là các tụ khoáng Ninh Xuân, Hoàng Long, Bút Phong, Cẩm Vân và Định Thành. - Bắc Trung Bộ: Đá vôi có trong các thành tạo từ Đevon trung đến Trias trung, đại diện là các tụ khoáng Quỳnh Xuân, Lèn Hai Vai, Cà Tang và Hạ Trang. - Nam Bộ: Đá vôi có trong các thành tạo Permi trung và thượng, đại diện là các tụ khoáng Tà Thiết, Núi Còm, Hang Tiền và Ba Hòn.

doc36 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lí - Nhóm nguyên liệu kĩ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trước Đệ tam là các trầm tích lục nguyên Creta, các trầm tích syn-rift có thể là Eocen?-Oligocen có tướng lục địa đầm hồ, tiếp theo là các trầm tích chuyển tiếp từ lục địa sang tướng biển bắt đầu từ Miocen sớm đến hiện nay với trầm tích lục nguyên ở các địa hào hẹp và cacbonat trên các địa lũy nằm xen kẹp giữa các địa hào. Các trầm tích cacbonat kết thúc sự phát triển khi có nguồn trầm tích lục nguyên từ phía Tây phủ chồng lên trên dưới dạng các nêm lấn. Về hệ thống dầu khí, bể Phú Khánh nói chung và trũng Phú Yên nói riêng có hệ thống dầu khí chư rõ ràng, chưa thể khảng định bể thiên về sinh dầu hay sinh khí và do việc minh giải móng ở bể này rất khó nên khối lượng tiềm năng sinh của đá mẹ còn sai số lớn. Tuy nhiên vẫn có thể khảng định, tại khu vực này tồn tại ít nhất hai hệ thống dầu khí, một sinh dầu, một sinh khí có kèm theo ảnh hưởng của CO2 với mức độ khác nhau. Bể Cửu Long: Là bể trầm tích khép kín, dạng rift lục địa, có diện tích nhỏ nhất, nhưng lại là bể dầu khí quan trọng nhất của Việt Nam. Bể Cửu Long có hình bầu dục, lồi về phía Đông dạng hạt đỗ thể hiện sự giao nhập của hai khối cấu trúc, Đông Bắc (có hệ thống đứt gãy ĐB-TN) và Tây Nam (có hệ thống đứt gãy Đ-T, B-N) và thể hiện pha tạo rift có hai hướng khác nhau cùng xảy ra trong Eocen?-Oligocen. Giai đoạn đầu của pha tạo rift hình thành các trũng nhỏ hẹp và cục bộ, lấp đầy bởi các trầm tích alluvi (tập địa chấn F, E), có thành phần thạch học rất khác nhau và khó xác định tuổi, tiếp theo là giai đoạn tách giãn mở rộng (Oligocen muộn) tạo thành một bể trầm tích có ranh giới bốn phía, ít chịu ảnh hưởng của biển, như là một hồ lớn, trầm tích (tập địa chấn D) có nhiều sét ở trung tâm các trũng sâu và thô dần về phía các đới cao và ven bờ. Vào cuối Oligocen, cả bể Cửu Long chịu một pha nén ép, có sự oằn võng, phân dị các đới cao thấp cùng với sự bào mòn đới cao và lắng đọng ở đới thấp (tập địa chấn C), tạo ra một bất chỉnh hợp khu vực trong toàn bể, sau đó là pha sụt lún nhiệt và bắt đầu bị ảnh hưởng của biển từ Miocen sớm (tập địa chấn B), biển tiến vào mạnh mẽ nhất vào Miocen trung, tiếp theo là biển lùi dần từ Miocen muộn đến nay. Về hệ thống dầu khí, bể Cửu Long có hệ thống dầu khí đơn giản và tối ưu nhất về thứ tự hình thành các tập sinh, chứa, chắn cũng như quá trình chôn vùi, trưởng thành nhiệt của đá mẹ so với thời điểm hình thành bẫy dầu khí. Đá mẹ là các tầng sét đầm hồ Oligocen, đá chứa bao gồm móng nứt nẻ, các đá cát kết khác nhau từ Oligocen đến Miocen trung và có tầng chắn khu vực Miocen hạ, về phía Đông Bắc bể có tầng chắn Miocen trung. Bẫy chủ yếu là dạng cấu trúc, khép kín bốn chiều, được hình thành chủ yếu kế thừa địa hình móng như những khối phân dị nhô cao trong bể kết hợp với pha nén ép vào cuối Oilgocen. Đặc điểm khác biệt nhất trong hệ thống dầu khí của bể Cửu Long là đối tượng triển vọng trong móng granotoid nứt nẻ do có ba điều kiện tiên quyết đồng thời xảy ra là khối móng có nứt nẻ (có độ rỗng, độ thấm), có tầng đá chắn hiệu dụng ngay trên nóc móng và có một khối lượng dầu lớn sinh thoát từ đá mẹ kề áp. Bể Nam Côn Sơn: Là bể trầm tích có diện tích khá lớn và về phía Đông, phía Nam không có ranh giới rõ ràng dạng rìa bể, có sự liên thông về môi trường trầm tích, về cấu kiến tạo với các bể Đông Natuna và Bắc Sarawak. Lịch sử phát triển địa chất bể Nam Côn Sơn có sự khác biệt giữa hai khu vực Đông và Tây bể. Khu vực Tây bể chỉ có một pha tạo rift trong Oligocen, còn khu vực Đông bể có hai pha tạo rift trong Oligocen và Miocen trung chồng lên nhau do bị ảnh hưởng trực tiếp của Tách giãn Biển Đông. Về cấu trúc, khu vực Đông bể lại phân dị ra thành Trũng Bắc, Nâng Mãng Cầu và Trũng Đông Nam tạo ra những không gian trầm tích khá khác nhau. Ở Trũng Bắc, do nguồn trầm tích lục nguyên khá dồi dào nên có tỷ trọng trầm tích cacbonat nhỏ và do vị trí ở phía Bắc nên ít bị ảnh hưởng của pha nén ép cuối Miocen trung. Nâng Mãng Cầu luôn nổi cao nên trầm tich cacbonat Miocen trung, muộn rất phát triển ở đây. Ở Trũng Đông Nam, vào Miocen trung, muộn, nguồn trầm tích lục nguyên chỉ dồi dào về phía Đông và thiếu vắng ở phía Tây nên tạo điều kiện cho trầm tích cacbonat phát triển trên những dải nâng. Vào cuối Miocen trung, cả Trũng Đông Nam bị nén ép nhẹ và sau đó lún chìm dần và được phủ lên trên một tập trầm tích sét Miocen muộn, tướng biển sâu, đóng vai trò tầng chắn khu vực. Từ Miocen muộn đến nay, trầm tích lục nguyên phát triển từ Tây sang Đông dưới dạng nêm lấn tạo ra thềm lục địa ở phía Tây, Sườn và biển thẳm ở phía Đông với tốc độ trầm tích cao ở khu vực thềm và sườn thềm, tốc độ trầm tích thấp ở khu vực biển thẳm, là nguyên nhân tạo ra đới áp suất cao ở dưới thềm và đới áp suất bình thường ở khu vực biển thẳm. Về hệ thống dầu khí ở Bể Nam Côn Sơn có sự phân dị khác nhau cho các đới cấu trúc khác nhau và hai nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt là đá mẹ và chế độ áp suất khác nhau trong bể. Vì Bể Nam Côn Sơn có thể coi là một tập hợp các trũng nhỏ nên đá mẹ có tính địa phương cao, rất khó nhận dạng được quy luật phân bố đá mẹ đầm hồ hay đá mẹ paralic, tuy nhiên đối với chế độ áp suất có tính quy luật cao là trong vùng dị thường áp suất cao pha của hidrocacbua là khí và condensate, còn dầu thường phân bố xung quanh đới áp suất cao và trong khu vực có áp suất bình thường. Nhóm bể Tư Chính – Vũng Mây: Là một diện tích rộng lớn thuộc lãnh hải Việt Nam nằm giữa bể Nam Côn Sơn và Quần đảo Trường Sa, hoàn toàn nằm trong vùng nước sâu. Về cấu trúc địa chất, khu vực Tư Chính-Vũng Mây bao gồm một dải nâng ở phía Bắc (gọi là Nâng Tư Chính-Phúc Nguyên và Nâng Đá Lát-đá Tây), ôm quanh đầu mũi của Tách giãn Biển Đông và một đới trũng ở phía Nam gọi là Trũng Vũng Mây. Khu vực này phần lớn nằm trên vỏ chuyển tiếp và phát triển như dạng bể rìa thụ động, vì thế hoạt động núi lửa xảy ra rất mạnh mẽ, đặc biệt trên các dải nâng, còn diện tích Trũng Vũng Mây nằm trên vỏ chuyển tiếp và vỏ lục địa. Trũng Vũng Mây có lịch sử phát triển địa chất trong điều kiện kiến tạo chung với Bể Nam Côn Sơn, có sự khác biệt là Trũng Vũng Mây có kiểu bể dạng rìa thụ động, còn Bể Nam Côn Sơn có kiểu bể dạng rift, ngoài ra, nguồn trầm tích đổ vào Trũng Vũng Mây có thêm nguồn từ phía Nam và đặc biệt Trũng Vũng Mây bị ảnh hưởng mạnh của pha nén ép cuối Miocen trung, đầu Miocen muộn tạo ra các cấu trúc nén ép rất rõ và khác biệt. Về hệ thống dầu khí, trũng Vũng Mây có hệ thống dầu khí tương tự như bể Nam Côn Sơn và các trũng khác khu vực Bắc Sarawak bao gồm đá mẹ chủ yếu là Miocen hạ, đá chứa gồm cát kết Oligocen, Miocen hạ và đá cacbonat Miocen trung, thượng; tầng chắn khu vực là các tập sét biển sâu Miocen trung, thượng và Pliocen. Các bẫy trũng Vũng Mây bao gồm bẫy cấu trúc dạng roll-over, bẫy nén ép khép kín ba chiều, reef cacbonat và địa tầng dạng turbidit. Nhóm bể Trường Sa: Là diện tích rộng lớn khu vực quần đảo Trường Sa, về cấu trúc bao gồm hai dải nâng ở hai rìa Đông (Nâng Nam Yết-Sơn Ca) và Tây (Nâng Vành Khăn-Bình Nguyên) và một đới trũng ở giữa (Trũng Nam Sinh Tồn-Bình Nguyên). Về cấu trúc địa chất, đây là phần lục địa sót trước Giãn đáy Biển Đông và nằm kề áp vào Giãn đáy Biển Đông trong đới rìa thụ động, có móng là các trầm tích lục địa tuổi Creta và bị dập vỡ tạo các bán địa hào vào Paleocen-Eocen và mở rộng giai đoạn syn-rift đến cuối Oligocen. Cuối và sau Oligocen, cả khu vực gần như cố kết thành một khối, lún chìm dưới mực nước biển và có mặt cả hai loại trầm tích cacbonat trên các đới nâng và lục nguyên tướng biển trong các trũng nhỏ hẹp. Về hệ thống dầu khí, nhóm bể này có hệ thống dầu khí chưa rõ ràng, song thiên về khả năng kém do không có tầng đá mẹ hoặc đá mẹ có khả năng sinh kém và chưa trưởng thành. Bể Mã Lai – Thổ Chu: Là diện tích trầm tích thuộc Vịnh Thái Lan nằm trong lãnh hải Việt Nam, bao gồm phần Nam của Trũng Pattani và rìa Đông Bắc của Bể Mã Lai. Trong văn liệu của Việt Nam thì phần Nam của Trũng Pattani được gọi là Đới phân dị Thổ Chu, còn rìa Đông Bắc của Bể Mã Lai được gọi là Đơn nghiêng Đông Nam. Cả hai đơn vị cấu trúc trên đều có pha tách giãn trong Oligocen và kéo dài đến Miocen sớm nhưng có trục tách giãn khác nhau, Đới phân dị Thổ Chu có trục tách giãn á Bắc-Nam, còn Đơn nghiêng Đông Nam (thuộc bể Mã Lai) có trục tách giãn TB-ĐN. Ảnh hưởng của biển bắt đầu từ Miocen sớm bắt đầu từ phía Nam, biển tiến mạnh vào Miocen trung và lùi dần từ Miocen muộn đến ngày nay. Môi trường trầm tích trong Oligocen có sự khác biệt trong hai đơn vị cấu trúc do không gian trầm tích có quy mô khác nhau cũng như khoảng cách đến nguồn trầm tích khác nhau nên trong bể Mã Lai có môi trường đầm hồ, còn trong đới phân dị Thổ Chu có môi trường alluvi và sông ngòi. Vào Miocen, các đơn vị cấu trúc riêng trong Oligocen hợp lại với nhau thành một bể trầm tích lớn, cùng chia sẻ chế độ kiến tạo và môi trường trầm tích. Về hệ thống dầu khí, bể Mã Lai-Thổ Chu bao gồm hai hệ thống dầu khí, một của bể Mã Lai sinh dầu khí và một của trũng Pattani sinh khí và condensat. Tiềm năng dầu khí Tổng tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi chưa phát hiện còn lại của các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam được dự báo khoảng 3300 triệu m3 quy dầu. Tiềm năng dầu khí trong các bể được thể hiện ở hình 3.21 và 3.22. Hình 3.21. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam Hình 3.22. Tiềm năng thu hồi dự báo chưa phát hiện ở các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam. 2.5. Tiềm năng địa nhiệt Công tác nghiên cứu địa nhiệt đã bắt đầu từ đầu những năm 60, song việc nghiên cứu có hệ thống chỉ từ năm 1982 ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn. Công tác này đã được tiến hành trong nhiệm vụ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và có sự trợ giúp của Ủy ban điều phối các chương trình địa chất ngoài khơi và đới duyên hải Đông và Đông nam Á (CCOP), Nhật Bản và Newzealand. Các bản đồ độ dẫn nhiệt, gradient nhiệt độ và dòng nhiệt các bể trầm tích bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và tài nguyên địa nhiệt của các tầng trầm tích Neogen, Paleogen và đá móng phong hoá nứt nẻ bướt đầu đã được tính toán xây dựng. 1. Hiện trạng tài nguyên địa nhiệt trong các bể trầm tích dầu khí Độ dẫn nhiệt: Độ dẫn nhiệt của mẫu lõi giếng khoan tăng dần theo độ sâu với các giá trị thay đổi trong khoảng 1,5-2,0 W/mK tương đương với độ sâu từ 1000m đến 4500m. Độ dẫn nhiệt trung bình các bể trầm tích thay đổi trong khoảng 2,28-3,37 W/mK, biểu hiện khả năng truyền dẫn nhiệt tốt từ phần sâu hơn của móng đến các bể trầm tích. Sự phân bố độ dẫn nhiệt không đều trong không gian, cao ở phía Bắc bể Sông Hồng và thấp ở phía Nam bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Ở trong mỗi bể, sự phân bố độ dẫn nhiệt cũng không đồng đều, liên quan mật thiết với sự phân bố các đá có độ hạt mịn, hạt thô, độ rỗng và mật độ và thành phần thạch hóa của đá. Các khu vực Nam bể Sông Hồng, bể Phú Khánh và phía Đông bể Nam Côn Sơn phát triển các thành tạo cacbonat có độ dẫn nhiệt đặc biệt thấp. Gradient nhiệt độ: Đặc điểm chung về gradient nhiệt độ thềm lục địa Việt Nam là có giá trị cao, thay đổi trong khoảng 2,87-3,59oC/100m và có sự phân dị theo không gian trong toàn thềm. Dòng nhiệt: Với các giá trị dòng nhiệt trung bình giếng khoan là 119 mW/m2, thể hiện chế độ địa nhiệt cao của thềm lục địa Việt Nam cao hơn khu vực biển thẳm của Biển Đông, khu vực Philipin và Thái Bình Dương và có giá trị tương đương so với các bể chứa dầu khí của Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dòng nhiệt biến đổi theo đặc điểm cấu trúc địa chất, giá trị cao ở bể sông Hồng, Nam Côn Sơn và thấp hơn ở bể Cửu Long, Malay-Thổ Chu. 2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên địa nhiệt Việt Nam Xác định tài nguyên địa nhiệt dựa trên cơ sở tính nguồn năng lượng nhiệt chứa trong nước nóng địa nhiệt (geothermal water). Trữ lượng nước nóng của tích tụ nước tại vỉa được đánh giá theo phương pháp thể tích. Do đặc điểm địa chất và điều kiện thăm dò nghiên cứu địa chất của từng vùng thềm lục địa Việt Nam nên tiềm năng tại chỗ và năng lượng địa nhiệt được tính cho từng lô trong các bể trầm tích. Diện tích mỗi lô lấy từ hệ quản trị dữ liệu địa lý GIS [2], chiều dày các tập chứa (các kết, carbonat). Trữ lượng tại chỗ của nước địa nhiệt được tính riêng cho từng bể theo các hệ Neogen, Paleogen và móng phong hóa nứt nẻ . - Tài nguyên nước địa nhiệt trong trầm tích hệ Neogen: Với bể Sông Hồng đáy Neogen khoảng từ 1000m đến 3650m và chiều dày trầm tích từ 500m tới 3000m. Với bể Cửu Long đáy Neogen từ 1700m đến 2800m với chiều dày 1200m đến 2300m. Với bể Nam Côn Sơn đáy Neogen từ 620m đến 3900 chiều dày 1400m-2700m - Tài nguyên địa nhiệt trong trầm tích hệ Paleogen Bể sông Hồng do điều kiện địa chất kiến tạo rất phức tạp, mật độ giếng khoan chưa cao nên các trầm tích Paleogen chưa được nghiên cứu kỹ. Ngược lại các bể trầm tích phía Nam thềm lục địa Việt Nam trầm tích hệ Paleogen hầu như phủ rộng khắp trên toàn bể, ở bể Cửu Long chiều sâu trầm tích hệ Paleogen từ 1850m đến 4300m với chiều dày từ 100m đến 1400m. Ở bể Nam Côn Sơn chiều sâu trầm tích hệ Paleogen từ 1850 đến 4300m với chiều dày từ 100m đến 1400m. Tầng chứa nước bao gồm các lớp cát kết, thể phun trào, trầm tích vụn núi lửa với chiều dày từ vài chục mét tới hàng trăm mét. Nhiệt độ của nước từ 80oC đến 155oC - Tài nguyên địa nhiệt trong móng phong hóa nứt nẻ. Ở bể sông Hồng móng có tuổi trước Kainozoi gặp ở một số giếng khoan. Thành phần chủ yếu của đá móng bao gồm doloimit, dolomite-cacbonat, sikiceous, limestone và trầm tích lục nguyên với độ rỗng trung bình, tổng chiều dày phần phong hóa đạt tới hàng ngàn mét. Ở bể Cửu Long móng gặp ở các đới nâng như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Ba Vì với thành phần chủ yếu là granite, grano-diorite, phung trào, núi lửa. Chiều dày khối nứt nẻ, phong hóa khoảng hơn 1500m. Do nứt nẻ trong móng có phương chủ yếu là thẳng đứng và gần như thẳng đứng nên các chất lỏng từ dưới sâu đi lên với nhiệt độ cao rất có thể hình thành những mỏ nước nóng mang tính chất địa phương ở những đới móng nhô cổ. Số liệu tính toán trữ lượng tài nguyên năng lượng địa nhiệt cho từng bể trầm tích và toàn thềm như trong bẳng sau: Trữ lượng năng lượng địa nhiệt của các bể trầm tích Việt Nam Bảng 3.4 Bể trầm tích Năng lượng địa nhiệt tại chỗ (quy đổi ra Jun) Bể sông Hồng 8.771,8 x 1018J Bể Cửu Long 1.544,2 x 1018J Bể Nam Côn Sơn 7.542,2 x 1018J Toàn thềm 17.858 x 1018J Xét về trữ lượng, bể Sông Hồng có tiềm năng hàng đầu với năng lượng, địa nhiệt tại chỗ quy đổi ra Jun đạt 87.1020J, bể Nam Côn Sơn đạt 75.1020J và bể Cửu Long ít có tiềm năng 15.10oC. Nhận xét chung Chế độ địa nhiệt ở các bể trầm tích là khác nhau. Bể sông Hồng có các chỉ số địa nhiệt cao nhất (độ dẫn nhiệt đến 4,5 W/mk, gradient nhiệt đến 4,5oC/100m, dòng nhiệt đến 150mW/m2); tiếp đến là bể Nam Côn Sơn (4.0W/mK, 4.2oC/100m, 110mW/m2) và thấp nhất là bể Cửu Long (3.4W/mK, 2.6oC/100m, 110mW/m2) . Do chế độ địa nhiệt khác nhau, sự phân bố năng lượng địa nhiệt trên toàn thềm lục địa cũng khác nhau. Tổng năng lượng đo nhiệt ở bể sông Hồng được xác định là 8.771.1018Jun, ở bể Cửu Long là 1545.1018Jun và ở bể Nam Côn Sơn là 7543.1018Jun. Phần bố năng lượng nhiệt ở các tầng Neogen và Paleogen xấp xỉ như nhau (50/50) ở các bể sông Hồng và Nam Côn Sơn, riêng ở bể Cửu Long năng lượng địa nhiệt tập trung chủ yếu ở tầng Neogen (80%). Mật độ phân bố năng lượng địa nhiệt ở bể Nam Côn Sơn cao hơn (0,1.1018Jun/km2), ở bể Sông Hồng (~ 0,08.1018Jun/km2) và bể Cửu Long (0,05.1018Jun/km2). Mặc dù vậy sự phân bố ở bể sông Hồng là không đều, mà tập trung ở phần đồng bằng sông Hồng và phần nam vịnh Bắc Bộ. Ở bể Cửu Long, nhiệt độ tăng chậm theo chiều sâu: trong khoảng 2500-4400m: 100o-140o . Ở bể Nam Côn Sơn, trong khoảng 1500-2500m, nhiệt độ tăng từ 70o-120o: trong khoảng 2500-4000m, nhiệt độ tăng chậm từ 120o đến 150o. Phần 3- TÀI NGUYÊN NƯỚC 3.1. Nước khoáng-nóng Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước khoáng (NK) và nước nóng (NN). Theo thống kê chưa đầy đủ , trên toàn lãnh thổ có khoảng 400 biểu hiện của loại khoáng sản này, trong số đó tính đến năm 2010 có 304 nguồn (kể cả những mạch lộ lên mặt đất và xuất hiện trong lỗ khoan) đã được khảo sát, thu thập đủ căn cứ định danh, phân loại nước. Dựa theo các yếu tố đặc hiệu về hoạch tính sinh học và tác dụng dược lý của nước, chúng được các nhà địa chất thủy văn phân thành 12 loại (bảng 3.5). Mỗi nguồn thuộc một loại NK nhất định (Ví dụ: NK sắt, NK carbonic,), nhưng thường khi lại được xếp vào 2-3 loại do hàm chứa đồng thời 2-3 yếu tố đặc hiệu khác nhau (Ví dụ: NK silic-fluor, NK iod-brom-bor). Các loại nước khoáng ở Việt Nam Bảng 3.1 Số TT Loại NK (1) Yếu tố đặc hiệu (hàm lượng không nhỏ hơn) Hàm lượng Min-max Thường gặp Số nguồn (2) Địa bàn phân bố chủ yếu Các nguồn tiêu biểu (trong ngoặc là hàm lượng yếu tố đặc hiệu) 1 NK carbonic 500 mg/l 500-2220 800-1200 18 Cực nam Trung Bộ, lẻ tẻ ở một vài nơi khác Vĩnh Hảo (800), Đak Mol (2000), Bản Khạng (1200), Bình Ca (2220), Mường Luân (1500) 2 NK sulfur-hydro 1 mg/l (å H2S+HS-) 1-64 6-10 11 Tây Bắc Bộ, miền núi Trung Bộ, Tây Nguyên Mỹ Lâm (2-6), Mường Lay (12), Mỹ An (64), Quế Lộc (14), Hội Vân (15), Kon Đu (12) 3 NK silic 500 mg/l H2SiO3 50-151 71-80 100 Trung và Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ Bang (98), Hướng Hóa (144), Hội Vân (136), Bình Châu (151) 4 NK fluor 2 mg/l F 2-15 3-5 50 Trung và Nam Trung Bộ Mỹ Lâm (8), Sơn Kim (2), Bang (4), Hướng Hóa (5), Thanh Tân (13), Hội Vân (15) 5 NK sắt 10 mg/l (Fe2++Fe3+) 10-12 11 2 Mới gặp 2 nguồn ở miền núi Khánh Hòa Giang Ly (11), Tô Hạp (12) 6 Nk brom 5 mg/l Br 5-61 30-40 23 Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (trong các lỗ khoan sâu) Tam Hợp (50), Quang Hanh (20), LK13 Thái Bình (60), LK100 Thái Bình (47), Kênh Gà (20), Mỏ Cày (46) 7 Nk iod 1 mg/l I 1-11 2-5 12 Đồng bằng Bắc Bộ (trong các lỗ khoan sâu) LK50 Thái Bình (11), LK51 Thái Bình (4), LK 60 Nam Định (4) 8 NK bor 5 mg/l HBO2 5-235 50-100 Đồng bằng Bắc Bộ (trong các lỗ khoan sâu) LK100 Thái Bình (55), LK101 Thái Bình (235), LK Nam Định (27) 9 NK rađi 1.10-11 g/l Ra (1,2-7,4)10-11 (1,4-1,8)10-11 7 Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Trung Bộ Tiên Lãng (6,3), Thạch Trụ (7,4), Suối Nghệ (1,8) 10 NK rađon 1 nCi/l Rn 1-5,9 4 1 Mới gặp một nguồn ở Phú Thọ La Phù (4) 11 Nk khoáng hóa (3) 1 g/l TDS 1-5 1,3-2,5 64 Đồng bằng Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ, lẻ tẻ ở miền núi Tây Bắc Bộ Thạch Khôi (1,4), Thanh Phước (3,7), Cát Tiên (1,9) 12 NK nóng (4) 30oC 30-150 40-70 92 Đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Giang Sơn (41), Đồng Nghèn (43) Ghi chú: (1) Trước đây các nhà ĐCTV còn phân thêm loại NK arsen, nhưng sau khu kiểm tra thấy chưa đủ căn cứ xác lập sự tồn tại của loại nước khoáng này nên chúng tôi tạm loại ra. (2) Một nguồn NK có thể được xếp vào 2-3 loại khác nhau do chứa đồng thời 2-3 yếu tố đặc hiệu nên tổng số nguồn trong toàn quốc lớn hơn số liệu đăng ký (304 nguồn). (3) "NK khoáng hóa" ở đây được hiểu là loại nước chỉ có TDS>1g/l, ngoài ra khóng có yếu tố đặc hiệu nào khác. (4) "NK nóng" ở đây được hiểu là loại nước chỉ có nhiệt độ là 30oC trở lên, ngoài ra không có yếu tố đặc hiệu nào khác. Trong số 304 nguồn NK kể trên, 268 nguồn có nhiệt độ cao hơn bình thường (từ 30oC trở lên), được phân cấp và liệt kê theo các miền địa lý như sau (bảng 3.6): Các nguồn nước nóng ở Việt Nam (phần đất liền) Bảng 3.2 Cấp nhiệt độ Các miền Cộng theo cấp nhiệt độ % so với toàn quốc Tây Bắc Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Ấm (30-40oC) 36 5 7 10 28 5 48 139 51,8 Nóng vừa (41-60oC) 38 2 4 14 22 1 2 83 31,0 Rất nóng (61-100o) 5 3 2 7 24 1 42 15,7 Quá nóng (>100o) 3 1 4 1,5 Cộng theo miền 79 10 16 32 74 7 50 268 % so với toàn quốc 29,5 3,7 6,0 12,0 27,6 2,6 18,6 100% Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy: xét về địa bàn phân bố thì miền Tây Bắc Bộ có nhiều nguồn NN nhất. Thứ đến là Nam Trung Bộ (kể cả dải đồng bằng ven biển và Tây Nguyên). Nhưng xét về nhiệt độ thì ở Nam Trung Bộ số nguồn "rất nóng" chiếm ưu thế rõ rệt. Đây là 2 địa bàn được xem là có tiềm năng lớn về tài nguyên NK và NN. Miền võng sông Hồng là một bồn artesi lớn bị phủ bởi các trầm tích Kainozoi rất dày, NN không có điều kiện xuất lộ nên chỉ được phát hiện trong các lỗ khoan tìm kiếm dầu khí, đạt tới 100-150oC ở độ sâu 3000-4000m. Ở đồng bằng sông Cửu Long phần lớn lỗ khoan chỉ gặp nước "ấm" (30-40oC). Với sự phong phú và đa dạng như vậy, tài nguyên NK và NN đang và có triển vọng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: 1. Chữa bệnh bằng thủy liệu pháp tại các cơ sở điều dưỡng: Hiện tại trong toàn quốc có 5 cơ sở điều dưỡng chính quy, tuy còn nhỏ bé nhưng hoạt động khá hiệu quả như Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ An (Thừa Thiên-Huế), Hội Vân (Bình Định). Ngoài ra còn có nhiều cơ sở tự phát của tư nhân. 2. Du lịch kết hợp chữa bệnh bằng NK-NN: Tại những trung tâm nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí. Hiện có khoảng 20 cơ sở đang hoạt động, hấp dẫn nhất là các khu du lịch suối khoáng U Va (Điện Biên), Cẩm Phả (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên-Huế), Tháp Bà (Nha Trang), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 3. Đóng chai làm hàng giải khát: hiện có trên 20 xí nghiệp đóng chai NK với tổng công suất thiết kế khoảng 300 triệu lít/năm, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng như Vĩnh Hảo (Bình Thuận), LaVie (Long An), Đảnh Thạnh (Khánh Hòa), Thạch Bích (Quảng Ngãi), Kim Bôi(Hòa Bình), Vital (Thái Bình), Tiền Hải (Thái Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh). Mỗi xí nghiệp sản xuất 5-10 triệu lít/năm. 4.Tách khí CO2 từ NK: đã được một Công ty tư nhân thực hiện từ năm 1986 tại nguồng NK Carbonic ĐakMol (Đak Nông), đạt sản lượng 6000 kg/ngày. Từ kết quả đó, một số đơn vị khác cũng dự kiến khai thác khí CO2 bằng công nghệ tương tự từ các nguồn NK Bình Ca (Tuyên Quang), Triệu Đại (Quảng Trị). 5. Nuôi tảo Spirulina platensis bằng nguồn NK carbonic Vĩnh Hảo (Bình Thuận) được xí nghiệp bắt đầu từ năm 1980 với sản lượng 2-3 tấn/năm (sản phẩm khô) dùng để chế biến dược phẩm và thực phẩm chức năng giàu chất dinh dưỡng bán ra thị trường. ` Nước nóng ngoài tác dụng chữa bệnh, du lịch, còn được xem là một dạng năng lượng tái tạo (địa nhiệt) đã bắt đầu được nghiên cứu thử nghiệm vào mục đích sấy khô nông sản, dược liệutại các nguồn Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Hội Vân (Bình Định), từ năm 1985 (Võ Công Nghiệp và nnk, 1987; Lại Thế Huyến và nnk, 1986; Hoàng Văn Chước, 1989). Dựa trên kết quả đó, từ năm 1987 Sở Y tế Bình Định đã xây dựng một cơ sở sản xuất muối tinh bằng phương pháp cho bốc hơi dung dịch nước muối bằng năng lượng địa nhiệt khai thác từ nguồn NN Hội Vân. Muối được trộn iod dùng để phòng chống bướu cổ. 3.2. Bùn khoáng Tại nơi xuất lộ nhiều nguồn NK thường tích tụ những đám bùn lớn, là sản phẩm lắng đọng những khoáng chất do nước mang lên từ dưới sâu, gọi là bùn khoáng. Chúng cũng có thể hình thành trong lòng đất, khi bị thấm ướt, trương nở trào lên mặt đất thành những đám lầy kích thước từ một vài mét đến hàng chục mét (hiện tượng thường thấy ở vùng đồng bằng Nam Trung Bộ, nơi có nhiều nguồn NK soda, điển hình là vụ phun trào hàng loạt đống bùn khoáng ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận hồi đầu năm 2011. Do có tác dụng dược lý nên lọai bùn này được sử dụng vào mục đích chữa bệnh bằng các liệu pháp ngâm chườm, kết hợp thủy liệu pháp, lý liệu pháp. Tiếc rằng việc điều tra nghiên cứu loại tài nguyên này chưa được chú ý đúng mức nên chưa đủ dữ liệu thống kê, đánh giá chính xác. Mặc dù vậy do nhu cầu kinh tế – xã hội, nhiều địa phương trong khi đầu tư xây dựng những trung tâm điều dưỡng và du lịch NK đã biết kết hợp sử dụng bùn khoáng (khai thác tại chỗ hoặc chở từ nơi khác đến) vào mục đích chữa bệnh rất có hiệu quả. Một số cơ sở điều dưỡng hay du lịch suối khoáng như Tản Đà (Hà Nội) Tháp Bà (Nha Trang) để mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng việc đóng thùng bùn khoáng bán ra thị trường phục vụ bệnh nhân chữa trị “tại gia”, hay chế biến thành mỹ phẩm, cung cấp cho khách hàng nữ giới làm kem dưỡng da, đắp mặt nạ.. Tóm lại trên cơ sở tài nguyên NKNN phong phú, nếu có chính sách khai thác sử dụng hợp lý và đầu tư thích đáng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tạo lập được một ngành y học thủy liệu pháp hiện đại, đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và công nghiệp dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, đem lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn cho đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Belouxov A.P., Nguyễn Đức Thắng, Bùi Phú Mỹ, Vũ Hùng, 1984. Về sự phân chia các thành tạo nguồn núi lửa Mesozoi muộn Nam Trung Bộ. ĐCKS VN, II : 92-100. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội. Bùi Đức Thắng, 1988. Konodonty i microflora z triasu polnocnego Wietnamu i ich znaczenia stratigraficzne. Tt luận án TS, Thư viện QG, Hà Nội, 32 trg.. Bùi Minh Tâm (Chủ biên), 2010. Hoạt động magma Việt Nam. Viện KH ĐC&KS, Hà Nội, 368 trg.. Bùi Phú Mỹ (Chủ biên), 1978, 2004. Địa chất tờ Lào Cai-Kim Bình. Thuyết minh tờ BĐĐC Lào Cai-Kim Bình tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục ĐC, Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Chung S.L., Jahn B.M., 1995. Plume-lithosphere interaction in generation of the Emeishan flood basalts at the Permo-Triassic boundary. Geology, 23 : 889-892. Đặng Văn Bát, Cb, 2004. Đặc điểm địa mạo đáy vịnh Bắc Bộ Việt Nam. TT BC”Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển vịnh Bắc Bộ,mã số KC 09-17. Hải Phòng, 11/2004. Đặng Văn Bát, 2005. Hoạt động phun trào Kainozoi ở thềm lục địa Việt Nam (Cenozoic volcanic activities in the continental shelf of Viet Nam). TT HNKH 60 năm Địa chất Việt Nam, 1-6. Hà Nội; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đặng Văn Bát và nnk., 2007. Các cấu trúc hình thái bể Nam Côn Sơn. Tạp chí ĐỊA CHẤT, loạt A, số 299, 3-4/2007, tr.25-30. Hà Nội; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung (Đồng chủ biên), 1995. Địa chất Việt Nam. Tập II. Các thành tạo magma. Cục ĐC VN, Hà Nội, 360 trg.. Đặng Trần Huyên, Nguyễn Đình Hồng, Vương Văn Ích, Lương Hồng Hược, 1980. Các trầm tích Đevon vùng Tân Lâm-Cù Bai, Bình Trị Thiên. TC Các KH về TĐ, 3/2 : 26-28. Hà Nội. Đinh Minh Mộng (Chủ biên), 2004. Địa chất và khoáng sản tờ Ninh Bình. Thuyết minh tờ BĐĐC Ninh Bình tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Đinh Thành, 1995. Khoáng chất công nghiệp Việt Nam. ĐC, KS và Dầu khí VN, II : 121-127. Cục ĐCVN, Hà Nội. Đinh Văn Diễn, Trần Xuân Dục, 1980. Khoáng sản miền Bắc Việt Nam. Tập III. Kim loại đen. Tổng cục ĐC, Hà Nội. Đinh Văn Diễn, Lê Văn Cự, Hoàng Sao, Nguyễn Tiến Thành, Trần Phú Thành, Lê Tòng, Lê Văn Trảo, 1982. Khoáng sản miền Bắc Việt Nam. Tập IV. Kim loại màu, quý hiếm. Tổng cục ĐC, Hà Nội, 188 trg.. Đoàn Kỳ Thụy (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Lạng Sơn. Thuyết minh tờ BĐĐC Lạng Sơn tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội, 100 trg.. Đoàn Nhật Trưởng, Tạ Hòa Phương, 1999. Tài liệu mới về trầm tích Devon thượng-Carbon hạ vùng Trà Lĩnh, Cao Bằng. TC Địa chất, A/253 : 1-9. Hà Nội. Đovjikov A.E. (Chủ biên), 1965. Geologia Severnogo Vietnama. Tổng cục ĐC, Hà Nội; Bản tiếng Việt, 1971. Địa chất miền Bắc Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội, 584 trg.. ESCAP, 1990. Atlas of mineral resources of the ESCAP region, 6. Viet Nam. United Nations, New York. Flower M., Tamaki K., Hoang N., 1998. Mantle extrusion: A model for dispersed volcanism and DUPAC-like asthenosphere in E Asia and the W Pacific. In Flower M. (Ed.). Mantle dynamics and plate interactions in E Asia. Geodynamics, 27: 67-88. Fontaine H., 1970. Note sur les régions de Hà Tiên et de Hòn Chông. VN ĐC Khảo lục, 13/2 : 113-128. Sài Gòn. Gatinski Yu.G., Đào Đình Thục, 1982. Osobennosti geologitcheskogo stroenija i razvitija paleoriftovoi zony Shongda vo V’ietname. Bjull. MOIP, Otd. Geol., 57/3 : 12-38. Moskva. Hoàng Ngọc Kỷ (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Hải Phòng. Thuyết minh tờ BĐĐC Hải Phòng tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Hutchison C.S., 2007. Geological evolution of SE Asia. Geol. Soc. of Malaysia, Kuala Lumpur, 433 pp. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1980. Các giai đoạn hoạt động magma-kiến tạo chủ yếu ở miền Nam Việt Nam dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu về tuổi tuyệt đối. Tt báo cáo HNKH ĐC kỷ niệm 25 năm ngành ĐCVN, tr. 30-31. Hà Nội. Janvier Ph. & Tong-Dzuy Thanh, 1998. The Silurian and Devonian vertebrates of Việt Nam: A new review. J. Geology, B/10-11 : 18-28. Hà Nội. La Thế Phúc, 2008. Geoheritage of Vietnam. In Geoheritage of East and SE Asia, Leman M.S., Reedman A., Pei C.S. (Eds), pp. 251-295. Lestari, Malaysia. Lacassin R., P.H. Leloup, Phan Trong Trinh, P. Tapponnier, 1998. Unconformity of red sandstones in North Vietnam: Field evidence for Indosinian Orogeny in Northern Indochina? Terra Nova, 10/2 : 106-111. Lan C.Y., Chung S.L., Trinh Van Long, Lo C.H., Lee T.Y., Mertzman S.A., Shen J.J.S., 2003. Geochemical and Sr-Nd isotopic constraints from the Kontum Massif, Central Vietnam on the crustal evolution of the Indochina Block. Precambrian Res., 122 : 7-27. Le Pichon X., Huchon P., Rangin C., Coulon O., 1995. Formation of Indochinese continental margin and of South China Sea basin: Facts and question. Abstr. of Symp. Cenozoic evol. of the Indochina Pen., p. 100-101. Hà Nội VNU and Univ. Paris 6, ENS. Hà Nội-Đồ Sơn. Leloup P.H., Lacassin R., Tapponnier P., Schaerer U., D. Zhong, X. Liu, L. Zhang, S. Ji, Phan Trong Trinh, 1995. The Ailao Shan-Red River Shear Zone: Tertiary transform boundary of Indochina. Tectonophysics, 251 : 3-84. Lepvrier C., Nguyen Van Vuong, H. Maluski, Phan Truong Thi, Vu Van Tich, 2008. Indosinian tectonics in Vietnam. C. R. Geoscience, 340 : 94-111. Lê Bá Thảo, 1998. Việt Nam, lãnh thổ và các vùng địa lý. Nxb Thế giới, Hà Nội, 607 trg.. Lê Duy Bách, Đặng Trần Quân (Đồng chủ biên), 1995. Địa chất và khoáng sản tờ Thanh Hóa. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC&KS Thanh Hóa tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC VN, Hà Nội. Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành (Đồng chủ biên), 1995. Địa chất và khoáng sản tờ Khang Khay-Mường Xén. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC&KS Khang Khay-Mường Xén tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐCVN, Hà Nội. Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành, Đặng Trần Quân (Đồng chủ biên), 1996. Địa chất và khoáng sản tờ Vinh. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC&KS Vinh tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC VN, Hà Nội. Lê Đỗ Bình, 1986. Than bùn Việt Nam, khả năng khai thác và sử dụng cho nền kinh tế quốc dân. Bản tin kinh tế ĐC & NLK, 2 : 10-13; 3 : 13-18. Viện KTĐC, Hà Nội. Lê Đức An, 1985. Địa mạo Việt Nam. Luận án TSKH. Moskva (tiếng Nga). Thư viện QG, Hà Nội, 430 trg.. Lê Đức An, 2002. Đặc điểm khái quát về địa mạo các đảo trên vùng biển Việt Nam. TC KH&CN Biển, 2/2 : 1-11. Hà Nội. Lê Hùng, 1975. Tài liệu mới về sinh địa tầng các trầm tích Paleozoi thượng ở miền Bắc Việt Nam. Tt Công trình NC về ĐT: 142-183. Nxb KH&KT, Hà Nội. Lê Thạc Xinh, Lê Đình Hữu, Trần Văn Trị, 1983. Khoáng sản miền Bắc Việt Nam, Tập V. Không kim loại. Tổng cục M-ĐC, Hà Nội. Lê Thị Nghinh, Nguyễn Xuân Huyên, Nguyễn Trọng Yêm, Trần Thị Sáu, Đào Thị Miên, 1991. Trầm tích Kainozoi đới Sông Hồng. ĐC Tài nguyên, tr. 105-114. Viện ĐC, Hà Nội. Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành (Đồng chủ biên), 1982. Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Tổng cục M-ĐC. Hà Nội. Lo C.H., Chung S.L., Lee T.Y., Wu G., 2002. Age of the Emeishan flood magmatism and relations to Permian-Triassic boundary events. Earth Planet. Sci. Lett., 198 : 449-458. Mai Thanh Tân (Chủ biên), 2003. Biển Đông. Tập III. Địa chất-địa vật lý biển. Nxb Đại học QG Hà Nội. Mai Trọng Nhuận, 2003. Tai biến môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 410 tr.. Maluski H., C. Lepvrier, Phan Thường Thị, Nguyễn Văn Vượng, 1999. Early Mesozoic to Cenozoic evolution of orogens in Việt Nam. J. of Geology, B/13-14 : 81-86. Hà Nội. Metcalfe I., 2011. Paleozoic-Mesozoic history of SE Asia. In Hall R., Cottam M.A. & Wilson M.E.J. (Eds.). The SE Asia gateway: History and tectonics of Australia-Asia collision. Geol. Soc. London Spec. Publ., 355 : 7-35. London. Nagy E.A., Maluski H., Lepvrier C., Scharer U., Phan Truong Thi, Leyreloup A., Vũ Văn Tích, 2001. Geodynamic significance of the Kontum Massif in Central Vietnam: Composite 40Ar/39Ar and U-Pb ages from Paleozoic to Triassic. Geology, 109 : 755-770. Nakano N., Osanai Y., Nguyen Thi Minh, Miyamoto T., Hayasaka Y., Owada M., 2007. Discovery of high-pressure granulite facies metamorphism in N Vietnam: Constraints on the Permo-Triassic Indochinese continental collision tectonics. C.R. Geosc., 340 : 127-138. Elsevier Sci. Publ., Washington. Ngô Thị Phượng, Trần Trọng Hòa, Hoàng Hữu Thành, Trần Tuấn Anh, 1999. Các đặc điểm thạch địa hóa của các đá magma Paleozoi đới Sông Mã, Tây Bắc Việt Nam. TC Các KH về TĐ, 21/1 : 51-56. Hà Nội. Ngô Thường San, Cù Minh Hoàng, Lê Văn Trường, 2005. Tiến hoá kiến tạo Kainozoi: Sự hình thành các bể chứa hydrocarbon ở Việt Nam. TT HNKH-CN 30 năm ngành Dầu khí Việt Nam, 1 : 87-103. Hà Nội. Nguyễn Biểu, Mai Thanh Tân, 2005. Đặc điểm địa tầng Pliocen-Đệ tứ và bản đồ địa chất tầng nông vùng ĐN thềm lục địa Việt nam. Tt Báo cáo HNKH 60 năm ngành Địa chất VN, tr. 226-241. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Nguyễn Biểu, Nguyễn Thế Tiệp, Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Lương, Dương Quốc Hùng, Nguyễn Thị Hồng Liễu, Nguyễn Văn Nhân, 2007. Địa chất quần đảo Trường Sa và kế cận. ĐC và Khoáng sản, 10 : 63-79. Viện NC ĐC&KS, Hà Nội. Nguyễn Công Lượng (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Hạ Long. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC và KS Hạ Long tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Nguyễn Công Lượng (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Móng Cái. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC và KS Móng Cái tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Nguyễn Địch Dỹ, 2005. Thành tựu nghiên cứu địa chất Đệ tứ Việt Nam trong 60 năm và phương hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới. Tt Báo cáo HNKH 60 năm Địa chất VN, tr.43-48. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Nguyễn Đình Xuyên, Trần Văn Thắng, 2005. Địa chấn kiến tạo và các vùng phát sinh động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam. Tt Báo cáo HNKH 60 năm ngành ĐCVN, tr. 263-283. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Nguyễn Đức Thắng (Chủ biên), 1999. Địa chất và khoáng sản loạt tờ Bến Khế-Đồng Nai. Thuyết minh loạt tờ Bến Khế-Đồng Nai tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC& KS, Hà Nội. Nguyễn Hiệp (Chủ biên), 2007. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội. Nguyễn Hoàng, Flower M.F., Phạm Tích Xuân, 1996. Thạch luận basalt Kainozoi muộn Việt Nam. ĐC Tài nguyên, 1 : 142-155. Viện Địa chất, Hà Nội. Nguyễn Hữu Hùng, Đoàn Nhật Trưởng, Nguyễn Đức Khoa, 1995. Địa tầng các trầm tích Devon và Devon thượng-Carbon hạ ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Địa chất KS, 4 : 17-29. Viện NC ĐC&KS, Hà Nội. Nguyễn Kim Ngọc (Chủ biên), 2003. Địa chất thuỷ văn và tài nguyên nước ngầm lãnh thổ Việt Nam. Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. Nguyễn Kinh Quốc, 1985. Hoạt động núi lửa Mesozoi sớm ở miền Nam Việt Nam. TTBC Hội nghị KHKT ĐCVN lần 2, 3 : 183-200. Tổng cục ĐC, Hà Nội. Nguyễn Kinh Quốc, Phạm Đức Lương, 1986. The great stages of volcanic activities in Vietnam. Proc. 1st Conf. Geol. Indochina, 1 : 179-190. Hà Nội. Nguyễn Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải (Đồng chủ biên), 1994. Bản đồ sinh khoáng Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Cục ĐCVN, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoa (Chủ biên), 1995. Địa chất và khoáng sản loạt tờ Đồng bằng Nam Bộ. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS loạt tờ Đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐCVN, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoa (Chủ biên), 1996. Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc-Hà Tiên. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Phú Quốc-Hà Tiên tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐCVN, Hà Nội. Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Phương, Bùi Tất Hợp, 2008. Quặng urani và khả năng đáp ứng cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. TC Địa chất, A/307 : 11-18. Hà Nội. Nguyễn Thành Vạn, 1984. Thành hệ vỏ phong hóa alit ở phần phía Nam Việt Nam và khoáng sản liên quan. ĐC và KS VN, 2 : 331-349. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Hoàn, 1985. Khoáng sản sa khoáng ven biển Việt Nam. Địa chất, 171 : 26-28. Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Thoa, 2007. Trường địa từ và kết quả khảo sát tại Việt Nam. Nxb KH&CN, Hà Nội. Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Đắc Đồng, Nguyễn Quang Hưng, Trần Thanh Hải, Đặng Trần Huyên, Phạm Nguyên Phương, 2003. Những phát hiện mới và đặc điểm của các trầm tích phun trào ở vùng Trạm Tấu đới Tú Lệ, tỉnh Yên Bái. ĐC&KS, 8 : 93-104. Viện NC ĐC&KS, Hà Nội. Nguyễn Văn Âu, 1997. Sông ngòi Việt Nam. Nxb ĐHQG HN, Hà Nội, 260 Tr.. Nguyễn Văn Chiển (Chủ biên), 1996. Atlas Quốc gia Việt Nam. Tổng cục Địa chính, Hà Nội. Nguyễn Văn Đễ, 1986. Gold mineralization in Việt Nam. Proc. 1st Conf. Geol. Indochina, p. 651-655. Gen. Dept. Geology, Hà Nội. Nguyễn Văn Hoai, Nguyễn Ngọc Anh, Trịnh Xuân Bền, Phan Văn Quýnh, 1995. Tài nguyên urani và đất hiếm Việt Nam. ĐC, KS và Dầu khí VN, 2 : 129-141. Cục ĐC VN, Hà Nội. Nguyễn Văn Hoành (Chủ biên), 1996. Địa chất và khoáng sản tờ Xiêng Khoảng-Tương Dương. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Xiêng Khoảng-Tương Dương tỷ lệ 1:200.000. Cục Địa chất VN, Hà Nội. Nguyễn Văn Liêm, 1985. Paleodoi thượng ở Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội, 532 tr.. Nguyễn Văn Thuấn, Trần Văn Thảo, 2008. Tiềm năng sa khoáng titan-zircon công nghiệp trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ở dải ven biển Nam Trung Bộ. TC Địa chất, A/308 : 18-24. Hà Nội. Nguyễn Văn Trang (Chủ biên), 1996. Địa chất và khoáng sản loạt tờ Huế-Quảng Ngãi. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS loạt tờ Huế-Quảng Ngãi 1:200.000. Cục ĐC VN, Hà Nội. Nguyễn Văn Vượng, 2007. Late Eocene metamorphism and ductile deformation age of Con Voi Range, the Red River Shear Zone: Evidence from the garnet Sm/Nd dating. J. of Asian Earth Sci., 23 : 69-75. Hà Nội. Nguyễn Vĩnh (Chủ biên), 1978, 2004. Địa chất tờ Yên Bái. Thuyết minh BĐĐC tờ Yên Bái tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục ĐC; Cục ĐC&KS, Hà Nội. Nguyễn Xuân Bao, 1977. Những tài liệu mới về địa chất ở Nam Việt Nam. Bản đồ ĐC, 34 : 3-11. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội. Nguyễn Xuân Bao (Chủ biên), 1978, 2004. Địa chất tờ Vạn Yên. Thuyết minh BĐĐC tờ Vạn Yên tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục ĐC; Cục ĐC&KS, Hà Nội. Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương, 1979. Những nét cơ bản của lịch sử kiến tạo Việt Nam và các vùng lân cận. Bản đồ Địa chất, 42 : 26-31. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội. Nguyễn Xuân Dương (Chủ biên), 1996. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ-Quảng Trị. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Lệ Thuỷ-Quảng Trị 1:200.000. Cục ĐC VN, Hà Nội. Nguyễn Xuân Huyên, Phan Đông Pha, Nguyễn Quang Hưng, 2004. Lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích Paleogen-Neogen trong mối quan hệ với đứt gãy Sông Hồng. Đới đứt gãy Sông Hồng, đặc điểm địa động lực, sinh khoáng và tai biến thiên nhiên, tr. 413-462. Nxb KH&KT, Hà Nội. Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1986. Magmatism and plate tectonics of Indochina and neighbouring regions. Proc. 1st Conf. Geol. Indochina, 3 : 1145-1164. Gen. Dept. Geology, Hà Nội. Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị (Đồng chủ biên), 1992. Thành hệ địa chất và địa động lực Việt Nam. Thuyết minh Bản đồ thành hệ-kiến trúc Việt Nam tỷ lệ 1/1.500.000. Nxb KH&KT, Hà Nội, 274 tr.. Osanai Y., Nakano N., Owada M., Tran Ngoc Nam, Toyoshima T., Tsunogae T., Kagami H., 2003. Metamorphic and tectonic evolution of Kontum Massif, Vietnam. Earth monthly, 25 : 244-251 (in Japanese). Osanai Y., Nakano N., Owada M., Tran Ngoc Nam, Miyamoto T., Nguyen Thi Minh, Nguyen Van Nam, Tran Van Tri, 2008. Collision zone metamorphism in Vietnam and adjacent SE Asia: Proposition for Trans-Vietnam Orogenic Belt. J. Mineral. Petrol. Sci., 103 : 226-241. Owada M., Y. Osanai, T. Hokada, N. Nakano, 2006. Timing of metamorphism and formation of garnet granite in the Kontum Massif, Central Vietnam: Implications for magma processes in collision zones. Gondwana Res., 12 : 428-4337. Phạm Đình Long (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Long Tân-Chinh Xi. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Long Tân-Chinh Xi tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Phạm Đình Long (Chủ biên), 2002. Địa chất và khoáng sản tờ Tuyên Quang. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Phạm Đức Lương, Đặng Trần Huyên, Đoàn Nhật Trưởng, Nguyễn Đình Hữu, Trần Hữu Dần, Nguyễn Hữu Hùng, 2005. Vị trí địa chất và tuổi của các thành tạo núi lửa phức hệ Cẩm Thủy. ĐC&KS, 9 : 110-120. Viện KH ĐC&KS, Hà Nội. Phạm Kim Ngân (Chủ biên), 2008. Hệ Cambri ở Việt Nam. Nxb KH và KT, Hà Nội. Phạm Huy Long, Cao Đình Triều, 2002. Lịch sử tiến hóa kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt nam. Địa cất Tài nguyên Môi trường Nam Việt Nam; 91-99.Tp. Hồ Chí Minh. Phạm Huy Long, Tạ Thị Thu Hoài, 2003. Lịch sử tiến hóa kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt nam và kế cận. Địa cất tài nguyên môi trường Nam Việt Nam; 17-22. Tp. Hồ Chí Minh; Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam. Phạm Quang Trung, Phan Huy Quynh, Đỗ Bạt, Nguyên Quốc An, Đặng Vũ Khởi, Đỗ Việt Hiếu, Nguyễn Ngọc, 2000. Tài liệu bào tử phấn hoa mới trong hệ tầng Nà Dương. TC Dầu khí, 7 : 18-27. Hà Nội. Phạm Quốc Tường, Trần Đy, Nguyễn Khắc Vinh, 1991. Mineral resources of Việt Nam and perspects for their development. Proc. 2nd Conf. Geol. Indochina, 1 : 5-15. GDG, Hà Nội. Phạm Văn Mẫn, Lê Văn Trảo, 1995. Tiềm năng các khoáng sản kim loại đen Việt Nam. ĐC, KS và dầu khí VN, II : 161-182. Hà Nội. Phan Cự Tiến (Chủ biên), 1989. Bản đồ địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000, kèm theo thuyết minh. Tổng cục MĐC, Hà Nội. Phan Lưu Anh, Trần Trọng Hòa, Vladimirov A.G., Trần Tuấn Anh, 1995. Điều kiện thành tạo của granitoid kiểu Hải Vân, Bà Nà trên cơ sở những tài liệu mới về nguyên tố hiếm và đồng vị. TC Các KH về TĐ, 17/4 : 151-155. Hà Nội. Phan Sơn (Chủ biên), 1978. Địa chất tờ Sơn La. Thuyết minh Bản đồ ĐC tờ Sơn La tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục ĐC, Hà Nội. Phan Trọng Trịnh, Hoàng Quang Vinh, Leloup P.H., Giuliani G., Garnier G., Tapponnier P., 2004. Biến dạng, tiến hóa nhiệt động, cơ chế dịch trượt của đới đứt gãy Sông Hồng và thành tạo rubi trong Kainozoi. Trong Đới đứt gãy Sông Hồng, tr. 7-54. Nxb KHTN &CN, Hà Nội. Phan Trọng Trịnh, Ngô Văn Liêm, Nguyễn Văn Hướng, Hoàng Quang Vinh, 2008. Sơ đồ chuyển động kiến tạo hiện đại trên biển Đông và kế cận. Trong Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững, tr. 100-107. Nxb KHTN&CN, Hà Nội. Phan Truong Thi, Trinh Long, Nguyen Ngoc Lien, 1986. Metamorphic formations and facies series map of SR Viet Nam at 1:1,000,000 scale. Proc. 1st Conf. Geol. Indochina, 1 : 191-200. Gen. Dept of Geology, Ho Chi Minh City. Polyakov G.V. (Chủ biên), 1996. Các thành tạo mafic-siêu mafic Permi-Trias miền Bắc Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội, 272 tr.. Polyakov G.V., Balykin P.A., Glotov A.I., Trần Quốc Hùng, Ngô Thị Phượng, Hoàng Hữu Thành, Bùi Ấn Niên, 1991. High-magnesian volcanites in Da River Zone. Proc. 2nd Conf. on Geology of Indochina, 1 : 247-261. Hà Nội. Rangin C., 1995. Cenozoic deformation of Central and South Vietnam. Tectonophysics, 251 : 179-196. Amsterdam. Roger F., Maluski H., Leyreloup A., Lepvrier C., Phan Trường Thị, 2007. U-Pb dating of high temperature metamorphic episode in the Kon Tum Massif (Viet Nam). J. of Asian Earth Sci., 30 : 565-572. Elsevier. Tạ Hoà Phương, l998. Upper Devonian conodont biostratigraphy in Việt Nam. J. of Geology, B/11-12 : 76-84. Hà Nội. Tạ Thị Thu Hoài, Phạm Huy Long, 2009. Các giai đoạn biến dạng ở bồn trũng Cửu Long (Deformation stages in Cuu Long basin). Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ; T. 12, S. 6. Tp Hồ Chí Minh; Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh. Tạ Việt Dũng, Đỗ Hải Dũng, Trần Tất Thắng, 1995. Tài nguyên khoáng sản một số kim loại cơ bản (Cu-Pb-Zn) Việt Nam. ĐC, KS, dầu khí VN, 2 : 31-34. Hà Nội. Tapponnier P., Lacassin R., Leloup P.H., Schärer U., Zhong D., Liu X., Ji S., Zhang I., Zhong J., 1990. The Ailao Shan-Red River metamorphic belt: Tertiary left-lateral shear between Indochina and South China. Nature, 343 : 431-437. Tống Duy Thanh, Đặng Trần Huyên, Nguyễn Đình Hồng, Nguyễn Đức Khoa, Nguyến Hữu Hùng, Tạ Hoà Phương, Nguyễn Thế Dân, Phạm Kim Ngân, 1986. Hệ Devon ở Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội, 141 tr.. Tong-Dzuy Thanh, Boucot A.J., Rong J.Y., Fang Z.Y., 2001. Late Silurian marine shelly fauna of Central and Northern Vietnam. GEOBIOS, 34/3 : 315-338. Paris. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nxb ĐHQG HN, Hà Nội. Trần Đăng Tuyết (Chủ biên), 1978. Địa chất tờ Điện Biên Phủ. Thuyết minh Bản đồ địa chất tờ Điện Biên Phủ tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục ĐC, Hà Nội. Trần Đăng Tuyết (Chủ biên), 2005. Địa chất và khoáng sản tờ Khi Sứ-Mường Tè. Thuyết minh tờ Bản đồ ĐC&KS Khi Sứ-Mường Tè tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Trần Đức Lương, 1977. Vai trò của đứt gãy sâu và kiến trúc khối tảng ở miền Tây Bắc Việt Nam. Những vấn đề về địa chất Tây Bắc Việt Nam, tr. 309-323. Nxb KH&KT, Hà Nội. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (Đồng chủ biên), 1988. Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Tổng cục Mỏ và ĐC, Hà Nội. Tran Nghi, Ngo Quang Toan, Do Thi Van Thanh, Nguyen Dinh Minh, Nguyen Van Vuong, 1991. Quaternary sedimentation of principal deltas of Vietnam. J. SE Asian Earth Sci., 2 : 103-110. Elsevier. Tran Ngoc Nam, Y. Sano, K. Terada, M. Toriumi, Phan Van Quynh, Le Tien Dung, 2001. First SHRIMP U-Pb zircon dating of granulites from the Kon Tum Massif (Vietnam) and tectono-thermal implications. J. of Asian Earth Sci., 19 : 77-84. Elsevier. Trần Ngọc Nam, Osanai Y., Owada M., Nakano N., Hoàng Hoa Thám, 2003. Một số đặc điểm thạch học và lịch sử biến chất của các granulit nhiệt độ siêu cao ở địa khối Kon Tum. TC Địa chất, A/279 : 1-7. Hà Nội. Trần Ngọc Nam, Osanai Y., Trần Văn Trị, 2007. Hoạt động biến chất siêu cao ở Việt Nam: Dấu ấn in chồng của pha kiến tạo Indosini. TC Khoa học, 38 : 57-67. Đại học Huế. Trần Tân Văn, Lương Thị Tuất, Nguyễn Đại Trung, Hồ Tiến Trung, 2010. Potential and progress of geopark development in Vietnam. The 4th Intern. UNESCO Conf. on Geoparks, Langkawi, Malaysia. Trần Tất Thắng, Trần Tuấn Anh, 2000. Những dấu hiệu về tướng granulit trong đới Sông Hồng. TC Các KH về TĐ, 22/4 : 410-419. Hà Nội. Tran Thanh Hai, 2005. Structural and tectonic evolution of NW Viet Nam. Proc. Intern. Conf. Geology, Geotechnology & Min. Res. of Indochina, pp. 455-463. Khon Kaen, Thailand. Trần Tính (Chủ biên), 1997. Địa chất và khoáng sản loạt tờ Kon Tum-Buôn Ma Thuột. Thuyết minh BĐĐC loạt tờ Kon Tum-Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. Trần Trọng Hòa, Hoàng Hữu Thành, Trần Tuấn Anh, Ngô Thị Phượng, Hoàng Việt Hằng, 1998. Các tổ hợp basaltoid cao titan Permi-Trias ở rift Sông Đà: Thành phần vật chất và điều kiện địa động lực hình thành. TC Địa chất, A/244 : 7-15. Hà Nội. Trần Trọng Hòa, Hoàng Hữu Thành, Ngô Thị Phượng, Trần Tuấn Anh, Hoàng Việt Hằng, 1999. Các đá magma kiềm kali Tây Bắc Việt Nam: Biểu hiện tách giãn nội mảng Paleogen muộn. TC Địa chất, A/250 : 7-14. Hà Nội. Trần Trọng Hòa, 2007. Hoạt động magma nội mảng và sinh khoáng miền Bắc Việt Nam. Luận án TSKH. Viện ĐC-KVH, Phân viện Sibiri, Viện HLKH Nga. Novosibirsk, 382 tr. (tiếng Nga). Tran Trong Hoa, A.E. Izokh, G.V. Polyakov, A.S. Borisenko, Ngo Thi Phuong, P.A. Balykin, Tran Tuan Anh, S.N. Rudnev, Vu Van An, Bui An Nien, 2008. Permo-Triassic magmatism and metallogeny of North Vietnam in relation to Emeishan’s plume. Russian Geol. and Geogr., 49 : 480-491. Moscow. Trần Trọng Hòa (Chủ biên), 2011. Hoạt động magma và sinh khoáng nội mảng miền Bắc Việt Nam. Viện KH&CN VN. Hà Nội, 368 trg.. Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hòa, Richter W., Koller F., 2001. Characteristics of trace element, rare earth element and isotopes of lamproites from Northwest Vietnam. J. of Geology, B/17-18 : 20-27. Hà Nội. Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hoà, Hoàng Hữu Thành, 2005. Geochemical features of Carboniferous-Permian intermediate volcanic formations in South Việt Nam. J. of Geology, B/26 : 18-27. Hà Nội. Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hòa, Ngô Thị Phượng, Phạm Thị Dung, Mai Kim Vinh, 2008. Đặc điểm địa hóa của các đá lamprophyr tuổi Trias rìa khối nhô Kon Tum. TC Các KH về TĐ, 30/3 : 210-224. Hà Nội. Trần Văn Trị (Chủ biên), 1977. Địa chất Việt Nam. Phần miền Bắc. Thuyết minh kèm theo BĐĐC VN-Phần miền Bắc 1:1.000.000. Nxb KH&KT, Hà Nội, 355 tr.. Trần Văn Trị, Nguyễn Đình Uy, Đàm Ngọc, 1986. The main tectonic features of Viet Nam. Proc. 1st Conf. Geol. Indoch., 1 : 363-376. Hà Nội. Trần Văn Trị (Chủ biên), 2000. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Cục ĐC&KS Việt Nam, Hà Nội, 214 tr. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2009. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Cục ĐC&KS, Hà Nội, 589 trg.. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Eds.), 2011. Geology and Earth resources of Việt Nam. Dept of Geology & Minerals, Hà Nội, 646 tr.. Trần Xuyên (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản tờ Bắc Quang-Mã Quan. Thuyết minh Bản đồ ĐC&KS tờ Bắc Quang-Mã Quan tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC và KS VN, Hà Nội. Trịnh Dánh, 1998. Biostratigraphy, biofacies and paleogeography of Neogene sequences in Viet Nam. J. Geology, B/11-12 : 123-135. Hà Nội. Trịnh Long, 2000. Cách nhìn mới về phức hệ granulit Kan Nack. Tóm tắt BC HNKH ĐC-KS, tr. 16. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội. United Nations, 1990. Atlas of Mineral resources of ESCAP Region. Vol. 6, Vietnam. New York. Võ Công Nghiệp (Chủ biên), 1998. Danh bạ các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam. Cục ĐC&KS, Hà Nội. Vũ Khúc, 1980. Stratigrafija Triasa Vietnama (Địa tầng Trias Việt Nam). V Geologija i poleznye iskopaemye stran Azii, Afriki i Lat. Ameriki, p. 34-44. Univ. Lumumby, Moskva (tiếng Nga). Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (Đồng chủ biên), 1989. Địa chất Việt Nam. Tập I. Địa tầng. Tổng cục Mỏ-ĐC, Hà Nội, 378 tr.. Vũ Khúc, 1993. Địa tầng các trầm tích Jura biển ở Nam Việt Nam dưới ánh sáng các tài liệu mới. TC Các KH về TĐ, 15/2 : 56-64. Hà Nội. Vũ Tự Lập, 1999. Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 346 tr.. Zeiller R., 1903. Sur la flore fossile des gîtes de charbon du Tonkin. In: Étude des gîtes minéraux de la France, 1. Min. Trav. Publics. Paris, 328 pp.. Zelazniewicz A., Tran T.H., Fanning M., 2005. Continental extrusion along the Red River Shear Zone, N Vietnam: New structural and geochronological data. Geolines, 19 : 121-122.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_nguyen_lieu_kt_den_het_8664.doc
Tài liệu liên quan