Thu hút, khuyến khích đầu tư hình thành các khu
logistics chuyên nghiệp như Khu logistics Hòa Nhơn;
Khu logistics trong Khu công nghệ cao; Khu logistics
tại khu vực phía tây cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Đẩy nhanh triển khai dự án di dời ga đường sắt ra
khỏi trung tâm thành phố, xây dựng nhà ga đường
sắt mới tại quận Liên Chiểu.
Xúc tiến, nghiên cứu lựa chọn vị trí, địa điểm quy
hoạch và xây dựng các nhà ga mới cảng hàng không
quốc tế Đà Nẵng.
Nghiên cứu phát triển kết nối các dịch vụ/ loại
hình vận tải biển với đường sắt. Hình thành liên kết,
kết nối cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng biển
Tiên Sa, nhà ga đường sắt, bến xe trung tâm với các
khu công nghiệp, khu logistics.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch vụ logistics Đà Nẵng thực trạng và định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
6 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
L ogistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, là chuỗi các hoạt động thương mại từ vận tải, kho bãi, thủ tục xuất nhập cảng, phân phối,
lưu thông hàng hóa đảm bảo cho việc vận hành sản
xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về
thời gian và chất lượng. Logistics phát triển giúp tiết
giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Hiệu quả của hoạt động này có ý nghĩa quan trọng
đối với tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại của từng địa phương và rộng hơn là mỗi
quốc gia. Tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa
Kỳ, logistics đóng góp khoảng 10% GDP, tại các nước
kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%.
Với quy mô khoảng 20% GDP của cả nước, ngành
dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong
quá trình hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, có thể thấy năng lực cạnh tranh của ngành còn
thấp, hạn chế về vốn và công nghệ, chủ yếu thực hiện
cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài
trong cả chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan,
cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, trong thời gian qua thành phố
Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2015, ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng 62,6% trong GRDP của toàn
thành phố, và tiếp tục được định hướng phát triển
đa dạng, bền vững các ngành dịch vụ chất lượng
cao, trong đó có lĩnh vực logistics. Bên cạnh đó, Đà
Nẵng có cảng nước sâu, cảng hàng không quốc tế, cơ
sở hạ tầng tương đối phát triển, mở ra nhiều cơ hội
DỊCH VỤ LOGISTICS ĐÀ NẴNG
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
? HUỳNH HUY Hòa* - ĐoÀN THị NGọc HÀ**
* TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
** ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
phát triển cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh
vực logistics. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ logistics trên
địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát
triển tương xứng với vị thế, tiềm năng của thành phố.
Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số nét
về thực trạng của dịch vụ logistics tại Đà Nẵng thông
qua cung cấp các số liệu liên quan, phân tích một số
điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức
chính, làm cơ sở trình bày những gợi mở định hướng
phát triển dịch vụ logistics của Đà Nẵng trong thời
gian đến.
1. Thực trạng dịch vụ logistics
1.1. Hạ tầng phục vụ logistics
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của
lĩnh vực logistics, hạ tầng logistics thành phố Đà
Nẵng đã có những chuyển biến tích cực.
Về kết cấu hạ tầng giao thông, từ năm 2012 đến
nay, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành 50
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
7Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
dự án, bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý khai thác
29,803 km đường xây dựng mới; 53,457 km đường
nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới 3.626md/11 cầu.
Ngành giao thông phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
Trung ương thực hiện dự án: đường cao tốc Đà Nẵng
- Quảng Ngãi1 đã hoàn thành việc giải phóng mặt
bằng; đường Hồ Chí Minh (đoạn La Sơn - Túy Loan)2
vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Bộ
Giao thông vận tải đã đồng ý mở rộng tuyến Quốc lộ
14B (giai đoạn 2) trong giai đoạn 2016 - 2020 và hiện
nay Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp làm việc với
các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tìm kiếm
nguồn vốn triển khai thực hiện trong thời gian đến.
Đầu năm 2014, UBND thành phố đã phê duyệt Đề
án “Phát triển ngành dịch vụ logistics thành phố Đà
Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”3, trong
đó có xây dựng Trung tâm Logistics 140 ha tại xã Hòa
Sơn, Hòa Nhơn huyện Hòa Vang (phía nam Quốc lộ
14B, phía tây đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi).
Thành phố cũng đã triển khai lập đề cương và dự toán
kinh phí Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành
du lịch logistics thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
Hiện nay, cảng Đà Nẵng đang lập Dự án đầu tư
Trung tâm Logistics; xúc tiến thực hiện các thủ tục cần
thiết cho dự án Trung tâm Logistics (20 ha tại huyện
Hòa Vang).4 Ngoài ra, cảng Đà Nẵng5 đã khởi công Dự
án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II (tháng
7.2016), dự báo đón 10 triệu tấn hàng vào năm 2020.
Thành phố đang tích cực kiến nghị với các Bộ
ngành Trung ương sớm triển khai các dự án hạ tầng
giao thông của Trung ương đầu tư trên địa bàn thành
phố.6 Bên cạnh đó, đã phối hợp với các đơn vị liên
quan cung cấp thông tin về Sàn giao dịch vận tải
Vinatrucking7 trong công tác tuyên truyền nhằm khai
thác hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch vận tải.
1.2. Tình hình khai thác và sản xuất kinh doanh
tại cảng Đà Nẵng, cảng hàng không, đường bộ và
đường sắt
Cảng Đà Nẵng: bao gồm 2 khu vực là cảng biển
Tiên Sa và cảng sông Hàn, với tổng diện tích bãi chứa
hàng là 125.350 m2, tổng chiều dài cầu bến là 1.647 m,
tổng diện tích mặt cầu là 27.633 m2, với năng lực bốc
dỡ hàng hóa từ 5 - 6 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng
hàng hóa qua cảng năm 2015 ước đạt 5,67 triệu tấn,
tăng bình quân 13,4% trong giai đoạn năm 2011 -
2015.8 Khu bến Tiên Sa, lượng hàng hóa chiếm trung
bình 80% khối lượng thông quan qua cảng Đà Nẵng,
trong đó tính riêng hàng container thông qua năm
2015 là 258.000 teus tương đương xấp xỉ 3,4 triệu tấn
với mức tăng trưởng khá cao.
Bảng 1: Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua
các bến cảng biển Đà Nẵng
TT Tên cảng Năm 2020
1 Tiên Sa (triệu tấn/năm) 5,5 - 5,9
Tổng hợp (triệu tấn/năm) 2,50
Container (triệu tấn/năm) 3,00 - 3,40
Container (ngàn TEU/năm) 285 - 324
2 Liên Chiểu (triệu tấn/năm) 3,3 - 4,8
3 Bến Thọ Quang (triệu tấn/năm) 1,5 - 2,0
4
Bến hàng lỏng, xăng dầu (Thọ
Quang, Liên Chiểu)
1,0 - 1,5
Nguồn: Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logistics
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020”
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện đang
là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung và
lớn thứ 3 cả nước, với tổng diện tích sân bay là 842
ha, trong đó khu vực hàng không dân dụng là 150
ha. Năm 2015, khối lượng hàng hóa qua đường hàng
không Đà Nẵng là 18.656 tấn, và đón được 6,2 triệu
lượt khách. Dự kiến đến năm 2020, ga quốc tế đón
khoảng 13 triệu khách (trong đó 4 triệu khách quốc
tế và 9 triệu khách nội địa) và có thể trên 20 ngìn tấn
hàng hóa.
Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ qua địa bàn
thành phố Đà Nẵng gồm Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B,
được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua các
địa phận thành phố Đà Nẵng. Năm 2011, tổng khối
lượng hàng hóa vận chuyển qua đường bộ là 28,718
triệu tấn. Năm 2015, con số này là 28,732 triệu tấn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân không đáng kể, giai
đoạn 2011 - 2015 là 0,012 %.
Đường sắt: tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam
đoạn chạy qua thành phố Đà Nẵng có tổng chiểu dài
khoảng 40,3 km, khổ đường 1.000 mm. Tổng lượng
hàng vận chuyển qua đường sắt năm 2011 là 2.668
tấn, đến năm 2015 là 3.276 tấn, tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2011 - 2015 là 5,3%, đặc biệt năm 2014 tăng
mạnh, đạt 3.666 tấn.
1.3. Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực logistics
Về kho bãi, so với cầu thị trường và dựa vào dự báo
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
8 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
khối lượng hàng hóa thông qua các bến cảng biển Đà
Nẵng và khối lượng hàng vận chuyển đến năm 2020
như đã đề cập ở trên thì đến có thể đánh giá đến
năm 2020 hệ thống kho bãi và dịch vụ logistics của
Đà Nẵng vẫn còn thiếu, chỉ đáp ứng được một phần
nhu cầu sản xuất và dự trữ của địa phương và vùng
lân cận, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng
hóa quốc tế ngày một gia tăng qua khu vực Đà Nẵng.
Hiện nay, doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng
kho bãi lớn nhất là Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng.
Đơn vị này chiếm thị phần lớn của thị trường dịch vụ
logistics. Còn lại, phần lớn hệ thống kho bãi của các
doanh nghiệp cổ phần, tư nhân và liên doanh dành
cho cung cấp dịch vụ logistics có quy mô nhỏ, tổng
diện tích kho chứa của các doanh nghiệp lớn trên địa
bàn thành phố chỉ có khoảng 5,1 ha
Bảng 3: Kho, bãi dành cho dịch vụ logistics của
các doanh nghiệp ở Đà Nẵng
Stt công ty
Kho
chứa
(m2)
Bãi hàng
(m2)
1
Công ty TNHH MTV
Cảng Đà Nẵng
16.979 154.181
2
Công ty Cổ phần
Logistics Đà Nẵng
12.225 29.141
3
Công ty CP DV TH cảng
Đà Nẵng
2.000 5.000
4
Công ty TNHH TM Quốc
tế
10.000 20.000
5 Công ty CP Viconsship 2.000 18.000
6
Công ty CP Vận tải và
thuê tàu
2.000
7
Công ty TNHH Logitem
Việt Nam
2.000 4.000
8
Công ty CP Giao nhận
vận tải ngoại thương
4.000 6.000
9 Cảng Sông Thu 2.000 31.500
10
KCN Thủy sản Thọ
Quang
2.080
cộng 57.284 282.822
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng
Bên cạnh đó, về lĩnh vực vận tải cũng đa phần là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng phương
tiện từ 5 đến 15 phương tiện. Theo số liệu thống kê
giai đoạn 2011 - 2014, số lượng các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi trên địa bàn
thành phố có tăng nhẹ. Năm 2011, số lượng doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa
bằng đường bộ, đường sắt và vận tải đường ống là
Bảng 2: Khối lượng hàng vận chuyển
Năm Tổng cộng Đường bộ(tấn)
Đường sắt
(tấn)
Đường biển
(ngàn tấn)
Đường sông
(ngàn tấn)
Hàng không
(tấn)
2005 21.783.180 21.005.000 2.863 662.000 107.000 6.317
2008 16.696.502 15.979.000 1.945 697.260 8.198 10.099
2009 18.534.158 17.864.000 2.085 649.000 7.000 12.073
2010 23.522.106 23.050.000 2.141 451.000 8.000 10.965
2011 29.301.299 28.718.000 2.668 565.000 4.000 11.631
2012 25.644.297 25.350.000 3.207 277.000 4.000 10.090
2013 27.030.787 26.510.000 3.373 500.000 - 17.414
2014 32.164.596 31.330.000 3.666 815.000 - 15.930
2015
(sơ bộ) 29.320.932 28.732.000 3.276 567.000 - 18.656
Dự báo năm
đến 20209 62.497.300 61.614.100 4.546 861.000 2.800
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2015;
và Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logistics thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
9Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
535 doanh nghiệp, đến năm 2014 con số này là 613
doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho
vận tải tuy có giảm số lượng trong năm 2013 so với
những năm trước, nhưng đến năm 2014 số lượng
doanh nghiệp tăng lên 186 doanh nghiệp. Số lượng
doanh nghiệp hoạt động bưu chính và chuyển phát
năm 2015 là 15 doanh nghiệp.
Phần lớn các loại hình dịch vụ của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận/hỗ trợ
vận tải biển của Đà Nẵng là đại lý giao nhận, thủ tục
hải quan, dịch vụ bốc xếp, lưu kho, và đã bắt đầu
cung cấp dịch vụ logistics. Đa số các doanh nghiệp
giao nhận, vận tải trên địa bàn đều là các doanh
nghiệp nhỏ hoặc là đại lý/chi nhánh/văn phòng đại
diện của các tập đoàn vận tải, có tiềm lực hạn chế,
chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ vận tải, giao
nhận đơn lẻ, chưa đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn
logistics nước ngoài.
2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
trong phát triển logistics Đà Nẵng
Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố, chúng tôi nhận định một
số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cơ bản
của logistics Đà Nẵng với một số điểm chính như sau:
2.1. Điểm mạnh
Vị trí địa lý đem lại lợi thế không nhỏ cho Đà Nẵng,
đặc biệt thuận lợi cho ngành logistics phát triển
nhanh chóng và bền vững. Với vị trí là trung độ của
cả nước, cửa ngõ ra quốc tế của khu vực miền Trung,
lại là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông -
Tây, đây là điểm mạnh đầu tiên cho ngành logistics
Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ.
Đà Nẵng có kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ,
hiện đại, được đánh giá cao so với tình hình chung
cả nước. Có đầy đủ các hạ tầng cơ bản để phát triển
mạnh logistics từ cảng biển, cảng hàng không, đến
đường sắt, đường bộ xuyên quốc gia.
Đà Nẵng cũng là trung tâm kinh tế, phát luồng bán
buôn cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, thương
mại nội địa phát triển nhanh chóng, quy mô đáng kể,
xuất nhập khẩu phát triển mạnh.
Hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông đầu
mối Đà Nẵng đã được kết nối trực tiếp với tuyến cáp
quang biển quốc tế với tốc độ 10GBs, sóng wifi đã
phủ kín khắp thành phố. Các công ty kinh doanh
trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, ngân hàng được kết
nối với giao dịch quốc tế.
Đà Nẵng có môi trường đầu tư, kinh doanh thông
thoáng, có sức cạnh tranh cao. Thành phố luôn nằm
trong top dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh PCI, với nhiều hoạt động thiết thực tạo môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ mặt
bằng sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho tiếp cận
hỗ trợ tài chính tín dụng, chủ động tích cực tổ chức
gặp gỡ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cùng với du lịch, thương mại, công
nghệ thông tin, logistics đang được thành phố xem
xét phát triển trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn là
một trong những yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh.
2.2. Điểm yếu
So với nhu cầu của một trung tâm logistics loại I10,
diện tích kho bãi hiện nay vẫn rất hạn chế. Các doanh
nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư kho bãi còn gặp
nhiều khó khăn.
Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực dịch vụ logistics còn non trẻ, là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hoạt động manh mún. Vì vậy, các doanh
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong vận tải, kho bãi
Năm 2011 2012 2013 2014
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, vận tải đường ống 535 560 584 613
Vận tải đường thủy 8 10 11 9
Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải 171 172 155 186
Bưu chính và chuyển phát 9 10 12 15
Tổng 723 752 762 823
Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng năm 2015
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
10 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
nghiệp mới chỉ khai thác một hoặc một số hoạt động
logistics trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến
nhất là khâu giao nhận vận tải.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo được
chuỗi cung ứng logistics hầu như không có. Bên cạnh,
nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn hóa
trong lĩnh vực logistics trên địa bàn thành phố còn
thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các quy định
của Nhà nước trên lĩnh vực tổ chức, quản lý vận tải
và công tác đánh giá, định hướng phát triển vận tải
hàng hóa của ngành còn gặp khó khăn như một số
quy định của Nhà nước về tổ chức và quản lý vận tải
tuy mới được ban hành nhưng phải bổ sung sửa đổi
nhiều lần11; khung cơ chế chính sách ưu tiên khuyến
khích phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải chưa
ban hành....
2.3. Cơ hội
Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám
nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và
đa phương như: TPP, ASEAN - AEC, ASEAN - Ấn Độ,
ASEAN - Australia/New Zealand, ASEAN - Hàn Quốc,
ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Trung Quốc, Việt Nam -
Nhật Bản, Việt Nam - Chile, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt
Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu..., sẽ trực tiếp thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu và FDI sôi động đem lại
nhiều cơ hội là ngành logistics.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhiều hơn trước, hạ
tầng giao thông thuận lợi kết nối với các vùng miền.
Hiện tại, Đà Nẵng đang chú trọng phát triển đô thị
theo hướng bền vững, đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển dịch vụ, trong đó có vai trò quan
trọng của dịch vụ logistics. Hoạt động logistics đã bắt
đầu nhận được sự quan tâm phát triển và thu hút sự
chú ý của các cấp quản lý cũng như của các doanh
nghiệp của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh các
tập đoàn kinh tế nước ngoài được quyền đầu tư 100%
vốn vào các dịch vụ logistics ở Việt Nam, mở cửa hoàn
toàn thị trường logistics.
Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp, container, du lịch
quốc tế trọng điểm ở khu vực miền Trung. Hiện nay
đang trong giai đoạn nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa,
hứa hẹn phát triển mạnh trong thời gian đến.
2.4. Thách thức
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
logistics còn quá ít với quy mô nhỏ, hầu như không có
tính liên kết tạo chuỗi cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
11Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ trong
lĩnh vực logistics còn hạn chế. Hiện tại trên địa bàn
thành phố chưa có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin,
thương mại điện tử chưa được hiệu quả, trong khi
hoạt động logistics lại là ngành dịch vụ phức tạp và
mang tính quốc tế rất cao.
3. Một số định hướng phát triển dịch vụ logistics
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Thành phố cần sớm hoàn thiện quy hoạch và
chiến lược tổng thể phát triển logistics đến năm 2020
và tầm nhìn 2030, với sự phát triển thị trường logistics
theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và
sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ logistics thành phố.
Đối với các dịch vụ về logistics
Khẳng định quyết tâm, định hướng phát triển và
xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm logistics của cả
nước và khu vực.
Cần tập trung phát triển dịch vụ giao nhận hàng
hóa, hoàn thiện hệ thống VinaTrucking12 với sự tham
gia của tất cả các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn
thành phố. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
sử dụng hệ thống định vị GPS, ứng dụng EDI trong
giao nhận vận tải, shipping, trang bị phần mềm quản
lý vận tải (TSM), phần mềm quản lý kho hiện đại
(WMS), phần mềm kế toán, khai báo hải quan
Nghiên cứu, ban hành những chính sách để thu
hút các dự án FDI có quy mô lớn nhằm phát triển các
dịch vụ logistics. Đặc biệt là các chính sách liên quan
đến hạ tầng xây dựng, ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát
triển hệ thống tổng kho bãi logistics, kho dự trữ hàng
hóa thiết yếu phục vụ cho xuất khẩu và hàng hóa nội
địa thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu
tư cơ sở hạ tầng, miễn giảm tiền thuê đất để thu hút
các nhà đầu tư.
Từng bước hình thành và phát triển các depot và
kho ngoại quan tập trung tại các khu vực cảng Tiên Sa
và cảng Liên Chiểu.
Khuyến khích phát triển nhanh doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics, sử dụng dịch vụ logistics
và đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động logistics.
Trong đó, chú ý tập trung vào phát triển các loại hình
dịch vụ có giá trị gia tăng cao như giao nhận từ cửa
tới cửa (hàng hải, hàng không), quản lý hàng hóa/nhà
vận tải, quản lý đơn hàng, gom hàng (tại kho/hoặc từ
các nơi khác nhau), quản lý dữ liệu và cung cấp dịch
vụ đầu cuối, dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hóa,
dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất, dịch vụ quét
và in mã vạch, dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ,
dịch vụ phân phối hàng, dịch vụ hải quan...
Về hạ tầng logistics
Nghiên cứu phát triển hạ tầng cảng biển, cảng
sông. Trong đó, cần tập trung hoàn thành nâng cấp
cảng Tiên Sa giai đoạn 2, cảng hành khách du lịch tại
cảng Tiên Sa; Xây dựng mới nhà ga quốc tế cảng hàng
không quốc tế Đà Nẵng. Quy hoạch cảng Tiên Sa trở
thành cảng Xanh (Green Port) chuyên về khai thác
tàu container và tàu du lịch. Đẩy nhanh tiến độ triển
khai các hạng mục đê chắn sóng, cầu cảng, bến trung
chuyển tại cảng Liên Chiểu. Quy hoạch đô thị cảng
biển quốc tế Liên Chiểu thành cảng tổng hợp, có tính
đến quy hoạch các khu logistics chuyên nghiệp và
hiện đại trong khu đô thị.
Nhanh chóng triển khai thực hiện các dự án Trung
tâm logistics 140 ha tại xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn huyện
Hòa Vang (phía nam Quốc lộ 14B, phía tây đường cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) và quy hoạch phát triển cơ
sở hạ tầng ngành du lịch logistics thành phố Đà Nẵng
đến năm 2030.
Thu hút, khuyến khích đầu tư hình thành các khu
logistics chuyên nghiệp như Khu logistics Hòa Nhơn;
Khu logistics trong Khu công nghệ cao; Khu logistics
tại khu vực phía tây cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Đẩy nhanh triển khai dự án di dời ga đường sắt ra
khỏi trung tâm thành phố, xây dựng nhà ga đường
sắt mới tại quận Liên Chiểu.
Xúc tiến, nghiên cứu lựa chọn vị trí, địa điểm quy
hoạch và xây dựng các nhà ga mới cảng hàng không
quốc tế Đà Nẵng.
Nghiên cứu phát triển kết nối các dịch vụ/ loại
hình vận tải biển với đường sắt. Hình thành liên kết,
kết nối cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng biển
Tiên Sa, nhà ga đường sắt, bến xe trung tâm với các
khu công nghiệp, khu logistics.
Với những lợi thế, tiềm năng và sự quan tâm của
chính quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người
dân Đà Nẵng, trong thời gian đến thành phố sẽ hình
thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, chủ động hội
nhập và mở rộng thị trường vận tải trong khu vực và
thế giới; từng bước trở thành một trung tâm dịch vụ
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
12 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
cHÚ THÍcH
1 Dự án có tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng, trong
đó vốn vay Tổ chức JICA (Nhật Bản) gần 16.800 tỷ đồng,
Ngân hàng Thế giới (WB) hơn 12.400 tỷ đồng, vốn đối ứng
dùng để chi cho công tác giải phóng mặt bằng gần 5.300 tỷ
đồng. Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng chiều
dài 139 km đi qua 3 tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng, Quảng
Nam và Quảng Ngãi.
2 Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan
thuộc tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh dài 77 km đi qua 2
tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng có điểm đầu là
đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan ở Km0 giao với
tỉnh lộ 14B (km4+500) tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế và điểm cuối ở Km79+800 (điểm đầu dự
án đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), thị trấn Túy
Loan, thành phố Đà Nẵng. Tổng mức đầu tư khoảng 11.500
tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2016 sẽ thông tuyến và năm
2017 sẽ đưa vào sử dụng. Giai đoạn 1 đầu tư 2 làn xe; giai
đoạn 2 hoàn thành quy mô đường cao tốc 4 làn xe.
3 Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 27.3.2014.
4 Hiện đã hoàn thành công tác giải tỏa, đền bù, san
lấp mặt bằng, đồng thời đã giới thiệu dự án (trên website,
brochure) đến các đối tác trong và ngoài nước để tìm
kiếm, huy động các nguồn đầu tư.
5 Hiện nay, cảng Đà Nẵng đã thu hút trên 20 chuyến tàu
container/tuần của 30 hãng tàu quốc tế.
6 Di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố; nâng
cấp mở rộng Quốc lộ 14G, Dự án xây dựng cảng Liên Chiểu,
nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng giai đoạn 2.
7 Vinatrucking với những tính năng sử dụng đơn giản,
các cá nhân, đơn vị vận tải, chủ hàng đều có thể tham gia
vào sàn thông qua smartphone, iPad, hoặc máy tính. Sau
khi đăng ký thành viên, chủ xe (đơn vị vận tải) hoặc chủ
hàng có nhu cầu đăng tin mua/bán dịch vụ sẽ thực hiện
theo các bước đăng tin, các đơn vị vận tải có nhu cầu giao
dịch cũng sẽ thực hiện các bước để ghi lại mã số chuyến
xe hoặc chuyến hàng lựa chọn và gửi yêu cầu, chào giá
cước. Sau khi hoàn tất, VinaTrucking sẽ tiếp nhận phản hồi
của các bên về thực hiện giao dịch, tùy theo tình huống.
Vinatrucking sẽ tham gia giải quyết cùng các bên trên tinh
thần hợp đồng đã ký. Sàn giao dịch cũng ghi rõ quy trình
đấu thầu, giải quyết khiếu nại.
8 Theo Niên giám Thống kê Đà Nẵng năm 2015.
9 Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logistics thành phố Đà
Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
10 Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định 1012/QĐ-
TTg ngày 03.7.2015.
11 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7.11.2014 của
Bộ Giao thông vận tải thay thế Thông tư số 18/2013/TT-
BGTVT ngày 6.8.2013 và Thông tư số 23/2014/TT-BGTVT
ngày 26.6.2014.
12 Vinatrucking với những tính năng sử dụng đơn giản,
các cá nhân, đơn vị vận tải, chủ hàng đều có thể tham gia
vào sàn thông qua smartphone, iPad, hoặc máy tính. Sau
khi đăng ký thành viên, chủ xe (đơn vị vận tải) hoặc chủ
hàng có nhu cầu đăng tin mua/bán dịch vụ sẽ thực hiện
theo các bước đăng tin, các đơn vị vận tải có nhu cầu giao
dịch cũng sẽ thực hiện các bước để ghi lại mã số chuyến
xe hoặc chuyến hàng lựa chọn và gửi yêu cầu, chào giá
cước. Sau khi hoàn tất, VinaTrucking sẽ tiếp nhận phản hồi
của các bên về thực hiện giao dịch, tùy theo tình huống.
VinaTrucking sẽ tham gia giải quyết cùng các bên trên tinh
thần hợp đồng đã ký. Sàn giao dịch cũng ghi rõ quy trình
đấu thầu, giải quyết khiếu nại.
TÀI lIỆU THaM KHẢo
1. UBND thành phố Đà Nẵng. “Hội thảo xúc tiến đầu tư
và phát triển dịch vụ logistics Đà Nẵng”. Ngày 21 tháng 8
năm 2015.
2. Báo cáo tổng quan dự án đầu tư xây dựng trung tâm
dịch vụ logistics địa điểm huyện Hòa Vang - Đà Nẵng, 2016.
3. Báo cáo tổng kết 04 năm Đề án “Phát triển dịch vụ
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020”, Sở Kế hoạch và Đầu tư, số 105/BC-SKHĐT. Ngày 5
tháng 2 năm 2016.
4. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch
vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2551/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 3 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng).
5. Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm
2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê
duyệt Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logistics thành phố
Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
6. Dự thảo chuyên đề “Phát triển ngành mạnh các
ngành dịch vụ logistics thành phố Đà Nẵng”. 2016.
7. Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng, Báo cáo thường niên
năm 2015. .
logistics lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và
cả nước, với hệ thống các cảng biển (Tiên Sa, Liên
Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa
ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, với
các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế.
H.H.H. - Đ.T.N.H.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dich_vu_logistics_da_nang_thuc_trang_va_dinh_huong_phat_trie.pdf